Nhận Xét Về Bài Viết

"Hiện Tượng Ngụy Tạo Lịch Sử” Của Ông Trần Gia Phụng

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/NMQ70a.php

10-Dec-2016

Phụ Trang 1

Giáo Hội La Mã và cũng là Quốc Gia Vatican mà cơ quan đầu não là giáo triều Vatican. Quốc gia này:

a.-/ Đã 3 lần vận động các chính quyền Pháp cấu kết với giáo triều Vatican xuất quân đánh chiếm Việt Nam làm thuộc đia để (1) cùng thống trị nước ta đến tháng 3/1945, (2) cùng cướp đoạt tài nguyên, và (3) cùng cưỡng bách nhân dân ta làm nộ lệ. Trong thực tế, quốc gia này đã từng là thành viên trong Liến Minh Xâm Lược Pháp – Vatican những chiến dịch quân sự tấn chiêm nước ta từ năm 1858 và đã thống trị toàn thể lãnh thổ tổ quốc ta trong những năm 1884-1945.

b.-/ Đã cấu kết với Pháp đem quân tái chiếm Đông Dương ngay sau khi Nhât đầu hàng Đồng Minh vào ngày 15/8/1945 để rồi gây nên cuộc chiến 1945-1954  vô cùng thảm khốc.

c.-/ Đã ra lệnh (có thể là khẩu lệnh) cho Giám Mục Ngô Đình Thục dẫn con chiên cuồng đạo Ngô Đình Diệm đến Hoa Kỳ trao cho Hồng Y Francis Spellman (bạn học với Ngô Đình Thục ở Rome hồi 1930) để ông hồng y này vận động với các chính khách có thế lực trên chính trường Mỹ làm áp lực với Pháp và với Bảo Đại để đưa thằng con chiên phản thần tam đại Việt gian họ Ngô này về Việt Nam cầm quyền làm tay sai cho cả Mỹ và Vatican. Xin đọc bài viết “Gíáo Hoàng Pius XII (1939-1958) Dưới Mắt Nhìn Của Một Người Dân Việt” (http://sachhiem.net/NMQ/NMQ46_Pius12.php) của người viết để hiểu rõ về bộ mặt thật vô cùng  ác độc và cực kỳ dã man của Giáo Hội La Mã.

Phụ Trang 2

Hai chính đảng Việt Quốc (Việt Nam Quốc Dân Đảng) và Việt Cách (Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội). Hai chính đảng này đã từng cấu kết với  Quốc Quân Trung Hoa trong các trường hợp  (a) theo chân các đạo quân thổ phỉ này vượt biên tràn vào Việt Nam hồi đầu trung tuần tháng 9/1945, (b) luôn luôn sát cánh kề vai với bọn thổ phỉ này trong những hành động đánh cướp chính quyền ta tại các địa phương trên đường từ Lao Cay và Lạng Sơn về Hà Nội, tác oai tác quái, nhũng nhiễu dân ta ở  các vùng chúng đóng quân.       

Việt Nam Quang Phục hay Đại Việt Phục Hưng và các chính đảng có danh xưng là Đại Việt. Các chính đảng này gồm toàn ông chính khách phòng trà, lập đảng với mục đích “tranh bá đồ vương”, nhưng lại theo chủ thuyết “há miệng chờ sung rụng”, làm tai sai cho quân xâm lăng Nhật và hoàn toàn trông cậy vào đế quốc Nhật, được Nhật nuôi dưỡng và nâng đỡ với hy vọng nếu Nhật thắng thế, thì sẽ được họ (Nhật)  đưa lên cầm quyền để đạt được cái mộng cộng hầu khanh tướng hầu thỏa mãn cái duc vọng đề hèn “vinh thân phi gia” giống như anh em con chiên nhà Ngô và tập thể con chiên cờ vàng trong những năm 1954-1963.

Phụ Trang 3

Gần 2 triệu con chiên Ki-tô vào năm 1945: Nhóm thiểu số con chiên này mang bản chất “phản quốc” truyền tử lưu tôn, luôn luôn có suy tư, thánh độ, ngôn từ cũng như hành động  tỏ ra  tuyệt đối trung thành với Giáo Hội La Mã và luôn luôn sẵn sàng triệt để tuân thủ và tuân hành những lời dạy cực kỳ lưu manh của các đấng bề trên của họ mà sách sử đã ghi lại rõ ràng như sau:

a.-/  “Các vị truyền giáo còn yêu cầu người Công Giáo Việt Nam đừng thừa nhận quyền lực Nhà Vua và luật pháp nước họ. Họ nói với các “con chiên”: Đức Giáo Hoàng ơ La Mã (Rome) mới là vị vua tối cao duy nhất của họ, họ chỉ tuân phục quyền lực Tòa Thánh Vatican.” (1)

b.-/ “Ngày 27/8/1964: Tướng Khánh đã triệu tập Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng bầu “Tam Đầu Chế” gồm: (1) Đại Tướng Nguyễn Khánh làm thủ tướng VNCH, (2) Đại Tướng Dương Văn Minh làm chủ tịch chính phủ (thực chất làm bù nhìn cho bù nhìn), (3) Đại Tướng Trần Thiện Khiêm làm chủ tịch Hội Đồng Quân Đội VNCH. Trong khi các tướng đang họp ở Bộ Tổng Tham Mưu, thì ở ngoài hàng rào BTTM, Nguyễn Khánh giật dây Linh-mục Hoàng Quỳnh (Tổng Quỳnh) xách động các phần tử cuồng tín từ các trại định cư Xóm Mới, Hố Nai, Gia Kiệm, Bùi Môn biểu tình trước Bộ Tổng Tham Mưu đòi hỏi, yêu sách phục quyền cho các phần tử Cần Lao với khẩu hiệu “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa. (2)

 

Phụ Trang 4

Học giả Phan Đình Diêm nói về bài bản tuyên truyền cùa Giáo Hội La Mã như sau:

Hàng ngàn năm, để bưng bít và che giấu bảy chương tội đối ngoại và một chương tội đối nội là tám, nghệ thuật tuyên truyền của Giáo Hội Rôma phải đạt đến chỗ cực kỳ ảo diệu, thiên biến vạn hóa, một nghệ thuật tuyên truyền thần thánh, một nghệ thuật tuyên truyền nhồi sọ tuyệt vời: Giáo Hội là Thánh, Giáo Hội là Mầu Nhiệm, Giáo Hội là Bí Tích, Giáo Hội là Hiền Thê Đức Giê-su, Giáo Hội là Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền, Giáo Hội là Vương Quốc của Thiên Chúa… Giáo Hội tự nhận cho mình hết tất cả những khái niệm cao cả thánh thiện, vừa linh thiêng siêu hình, vừa hữu hình thế tục, chẳng bỏ sót một phạm trù nào! Ngoài nghệ thuật tuyên truyền, Giáo Hội vẫn phải xây “vạn lý trường thành đức tin” và buông bức “màn sắt thần học” lên đầu đoàn chiên. Mỗi tòa giảng là cái loa tuyên truyền, dựa vào khoa thần học phù phép, ảo thuật biến “núi tội thành con chuột”, “kẻ cướp mặc áo thày tu”, và “quỷ Satan có diện mạo ông thánh.” Phan Đình Diệm, Ngàn Năm.” www.kitohoc.com/Bai/Net066.htm ngày 4/5/2000 .

Phụ Trang 5

  Tình trạng nghèo đói của họ được sử gia Kutler I Stanley ghi nhận với nguyên văn như sau:

Đối với hầu hết người dân trong các thành phố, đời sống càng ngày càng trở nên khó khăn. Vào năm 1972, có vào khỏang 800 ngàn trẻ em mồ côi lang thang trên các vỉa hè trong các đường phố ở Sàigòn và một số thành phố khác, sống bằng nghề ăn mày, đánh giầy, rửa xe, móc túi và dẫn khách làng chơi về cho chính chị gái và mẹ của chúng. Có vào khoảng 500 ngàn gái điếm và gái bán ba, trong đó có nhiều người là bà vợ của anh em quân nhân trong quân đội miền Nam. Họ phải làm cái việc ô nhục này để phụ cặp đồng lương chết đói của ông chồng không đủ nuôi cho một người. Ngoài ra, lại còn có khoảng 2 đến 3 triệu người, trong đó có những người già cả hay thương phế binh của quân đội miền Nam không thể nào tìm được công ăn việc làm. Vào năm 1974, tình trạng đói đã lan rộng ra nhiều nơi trên lãnh thổ miền Nam. Theo cuộc thăm dò của anh em sinh viên Ca-tô thì ngay trong khu vực giầu có nhất trong thành phố Sàigòn, chỉ có 1/5 tổng số gia đình có đủ ăn, một nửa tổng số gia đình cho là có thể lo được mỗi ngày một bữa cơm và một bữa cháo bằng thứ gạo rẻ tiền nhất. Các gia đình còn lại đều đói cả. Đói và thất nghiệp đưa đến tội ác, tự tử và biểu tình trong khắp các vùng do chính quyền Sàigòn kiểm soát.”Stanley I. Kutler, Encyclopedia of The Vietnam War (New York: Simon & Schuster McMillan: 1996. Pp. 600-601. [Nguyên văn: “Life became increasingly hard for most people in the urban areas of South Vietnam. By 1972 approximatly 800.000 orphans were roaming the streets of Saigon and some other cities begging, shining shoes, washing cars, picking pockets, and pimping for their sisters or mothers. There were reportedly some 500.000 bargirls and prostitutes, many of whom were wives of South Vietnamese soldiers who participated in these activities to supplement their husbands’ salaries, which were usually inadequate to buy enough rice to feed one person. In addition, there were about 2 to 3 million persons, many of them older people or disabled RVNAF veterans, who could not find work at all. By 1974 hunger had become so widespread that, according to a poll conducted by Catholic students even in the wealthiest section of Saigon, the Tan Dinh district, only one-fifth of the families had enough to eat. Half of the families could afford only one meal of steamed rice and one meal of gruel per day, the remainder went hungry. Hunger and unemployment result in an increase in crime, suicides, and demonstration throughout the areas under South Vietnamese control.”]

Phụ Trang 6

3.-/ Sử gia William J. Duiker viết:

Tin tức về cái chết của ông Hồ Chí Minh được loan truyền thì khắp địa cầu với hàng loạt nhận xét về ông. Hà Nội nhận được tới hơn hai mươi hai (22) ngàn bức điện tín từ các thủ đô lớn của 121 quốc gia trên thế giới để bày tỏ lời ca ngợi ông và chia buồn với nhân dân Việt Nam. Một số các nươc theo chủ nghĩa xã hội tổ chức buổi lễ truy điệu ông và đưa ra những lời ca tụng ông. Thủ đô Mạc Tư Khoa chính thức ca tụng ông như là “người con vĩ đại của dân tộc anh hùng Việt Nam, một người lãnh đạo xuất sắc của phong trào giải phóng dân tộc và cộng sản quốc tế, và là người bạn vĩ đại của Liên Bang Sô Viết.Các nước trong Thế Giới Thứ Ba (các nước trung lập) cũng nhận xét về ông với những lời ca tung ông như là một người bảo vệ những người bị áp bức. Một bài báo phát hành ở Ấn Độ mô tả ông như là "tinh túy của dân tộc và là hiện thân của lòng khát vọng tự do, của sự tranh đấu bền bỉ.” Những bài báo khác đề cao đức tính giản dị và thẳng thắn của ông. Một bài xã luận trong một tờ báo ở Uruguay (Nam Mỹ) ghi nhận “Ông có một tấm lòng bao la như vũ trụ và có một tình thương vô bờ bến đối vào các trẻ em. Ông là gương mẫu về đức tính giản dị và thẳng thắn trong tất cả mọi phạm vi.”

Phản ứng từ các thủ đố Tây Phương thì không biểu lộ mạnh mẽ. Tòa Bạch Ốc lặng thinh và các viên chức cao cấp trong chính quyền của Tổng Thống Nixon cũng không bình luận gì cả. Nhưng việc chú ý đến cái chết cúa ông Hồ Chí Minh đối với giới truyền thông trong các nước Tây Phương thật là mãnh liệt. Những tờ báo ủng hộ các phong trào phản chiến có khuynh hướng mô tả ông bằng những lời lẽ ca tụng ông như là một địch thủ xứng đáng và là một người bảo vệ những kẻ yếu, những người lép vế thế cô và những người bị áp bức. Ngay cả những người vẫn thường khăng khăng chống lại chế độ Hà Nội đánh giá ông bằng những lời lẽ kính trọng ông như là một người đã tận hiến cả cuộc đời cho đại cuộc chiến đầu giành độc lập và thống nhất đất nước cho tổ quốc ông, coi ông như là người phát ngôn xuất chúng cho các dân tộc bị bóc lột ở trên thế giới.” Nguyên văn:  “The news of Ho Chi Minh’ s death was greeted with a outpouring of comment from around the globe. Eulogies flowed in from major world capitals, and Hanoi received more than twenty-two thousand messages from 121 countries offering the Vietnamese people condolences for the death of their leader. A number of socialists states held memorial services of their own and editorial comment were predictable favorable. An official statement from Moscow lauded Ho as a “great son of the heroic Vietnamse people, the outstanding leader of the international Communist and national liberation movement, and a great friend of the Soviet Union.” From the Third World countries came praise for his role as a defender of the oppressed. An article published in India described him as the essence of “the people, the embodiment of the ardent aspiration for freedom, of their endurance and struggle.” Others referred to his simplicity of manner and high moral standing. Remarked an editorial in Uruguayan newspaper: “He had a heart as immense as the universe and in a boundless love for the children. He is a model of simplicity in all fields.”

Reaction from Western capitals was more muted. The White House refrained from comment, and senior Nixon administration officials followed suite. But attention to Ho’s death in the Western news media was intense. Newspapers that supported the antiwar cause tended to describe him in favorable terms as a worthy adversary and a defender of the weak and oppressed. Even thoses who had admandtly opposed the Hanoi regime accorded him a measure of respect as one who had dedicated himself first and foremost to the independence and unification of his country, as well as a prominent spokesperson for the exploited peoples of the world.” (4)

10.-/ Trong bài viết “Vài Nét về Cụ Hồ”, Giáo-sư Trần Chung Ngọc viết:

Trong tờ “Les Collections de L’Histoire”, số 23, Avril-Juin 2004, một tuyển tập về “Indochine Vietnam: Colonisation, Guerres et Communisme” có bài “Con Người Trở Thành Hồ Chí Minh” [L’Homme Qui Devint Ho Chi Minh] của Pierre Brocheux, Giáo sư Diễn Giảng Danh Dự tại Đại Học Denis-Diderot, Paris-VII. Chúng ta sẽ thấy trong đó có vài chi tiết chứng tỏ ngay cả Nga và Tàu cũng không tin tưởng ông Hồ Chí Minh là người Cộng Sản chính thống (orthodox communist). Giáo sư Brocheux viết, trang 33:

Đối với Quốc (Nguyễn Ái Quốc), chủ thuyết Mác Lênin đã đưa lên những phương tiện hành động, như là ông ta đã giảng giải nhiều năm sau: “Chúng ta phải hiểu rằng giật độc lập ra khỏi tay một cường quốc như Pháp là một nhiệm vụ rất khó khăn mà người ta không thể hoàn thành mà không có một sự ngoại viện, không cần thiết phải là một sự viện trợ vũ khí mà dưới dạng cố vấn và tiếp xúc. Chúng ta không lấy lại được độc lập bằng cách ném bom hay bằng những hành động tương tự. Đó là sự sai lầm của những nhà cách mạng lúc đầu đã phạm phải [Có lẽ ông Hồ muốn nói đến cuộc ám sát thất bại của Phạm Hồng Thái đối với Toàn Quyền Merlin]. Chúng ta lấy lại độc lập bằng sự tổ chức và tự khép mình vào kỷ luật. Chúng ta cũng còn cần đến một lòng tin, một phúc âm, một sự phân tích thực tiễn, có thể nói đến như là một thánh kinh. Chủ thuyết Mác-Lênin đã cung cấp cho tôi đường lối hành động này.” Nguyên văn: Pour Quoc, le marxisme-léninisme offre des moyens d’action, comme il l’a expliqué des années plus tard: “Vous devez comprendre qu’arracher l’indépendance à une puissance comme la France est une tâche formidable qu’on ne peut accomplir sans une aide extérieure et pas nécessairement une aide en armes mais sous la forme de conseils et de contacts. On ne gagne pas l’indépendance en jetant des bombes et par des actes de ce type. Ce fut l’erreur que les premiers révolutinaires commirent. On gagne l’indépendance en s’organisant et en se diciplinant. On a aussi besoin d’une foi, d’un évangile, d’une analyse pratique, on peut même parler d’une bible. Le marxisme-léninisme m’a fourni cette panoplie.” (11)

11.-/Một điểm đặc biệt nữa là cũng vào khi Cụ Hồ nhắm mắt đi vào cõi chết, Chủ Tịch Nhà Nước Trung Quốc có viết đôi câu đối phúng điếu cụ như sau:

“Chí khí tráng sơn hà, kim cổ anh hùng duy hữu nhất;

Minh tinh quang vũ trụ, Á Âu hào kiệt thị vô song! “ (12)

Được biết câu đói này là của chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông.

Còn nữa và còn nhiều lắm!

Phụ Trang 7

Sách Living World History viết:

"Việc xây cất cung điện này hết sức là tốn kém. Phải sử dụng tới 35 ngàn nhân công và tốn phí lên tới cả môt trăm triệu Mỹ kim (vào thới đó). Chính nhà vua đã phải hủy bỏ sổ sách để cho không có ai có thể biết nhà vua đã chi hết bao nhiêu tiền cho việc xây cất này. Việc duy trì số nhân sự quá lớn trong triều đình khiến nhà vua phải chi tới 60% tiền thuế thâu nhập. Hơn nữa, việc di chuyển triều đình ra Điện Versailles làm cho chính nhà vua và những người kế nghiệp xa rời quần chúng Pháp. Việc xa rời này gây ra những hậu quả tai hại cho những người kế nghiệp ông sau này.” Nguyên văn: "Versailles was an example of the imprudence of some of Louis' policies. For one thing, it involved enormous expense. Its construction required the labor of 35 thousand men and may have cost as much as as $ 100 million - the king himself destoyed the accounts so no one would know how much he had spent. Maintaining the large court was also a severe financial drain on France, and required approximately six out of evry ten francs collected in taxes. On addittion, by moving his court to Versailles, Louis isolated himself and his successors from contact with the French people, an isolation that had serious consequences for Louis' successors.” Arnold Schrier & T. Walter Wallbank, Living World History (Glenview, Illinois: Scott, Foresman and Company, 1974), pp.360-361.

Nước Pháp chỉ xây cất có một cái điện Versallies cũng đã làm cho ngân khố quốc gia thiêu hụt, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính khiến cho nhân dân đói khổ. Huống chi là Liên Minh Xâm Lược Pháp Vatican bòn rút tiền bạc của đât nước tavà bóc lột sức lao động của dân ta để xây cất không biết bao nhiêu ngôi thờ to lớn nguy nga tráng lệ với những tháp chuông cao chót vót lên đến lưng trời như nhà thờ Đức Bà Sàigòn, Nhà Thờ Tân Định, Nhà Thờ Long Xuyên, Nhà Thờ Thị Nghè, và hàng ngàn ngôi nhà thờ to lớn khác ở các thành phố,  tỉnh lị và ở các làng đạo rải rác khắp nơi từ ải Nam Quan đến Mũi Cà Mâu. Xin kể ra đây sơ sơ một số trong mấy ngàn ngội nhà thờ ví đại, nguy nga, tráng lệ này. Đó là  những ngôi nhà thờ ở Hà Nội,  Hải Phòng, Nam Đinh, Phát Diệm, Thái Bình, Hưng Yên, Kiến An, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Cù, Cao Mộc, Bất Nạo, Tràng Lũ, Vọng Lỗ, An Bài, Trại Táo,  Hưng Hóa, Phú Nhai, Sa Cát, Huế,  Nghệ An,  Đà Nẵng,  Nha Trang,  Phan Thiết, Vũng Tầu,  Mỹ Tho, Vĩnh Long,Vĩnh Bình, Sa Đéc, Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trang  ở  Nhà thờ Ninh Cù, và không biết bao chủng viện to lớn như Chủng Viện Sa Cát (kế bên Cầu Bo tỉnh Thái Bình), tu viện và các dinh thự làm nơi cư trú cho bọn cha cố cư ngụ. Tính ra tổng số tiền bạc, vật liệu và lao công dùng vào việc xây cất cất hàng ngàn ngôi nhà thờ, các chủng viện, tu viện và rất nhiều cơ sở khác phải nói là nhiều gấp ngàn lần số tiền, vật liệu và lao công dùng để xây cất điện Versaillles ở Pháp vào thế kỷ 17.

Chúng ta đặt ra mấy vấn đề như sau:

- Phải chăng Giáo Hội La Mã đã xuất tiền bạc của Vatican từ La Mã (Rome) đem sang Việt Nam để mua sắm vật liệu, thuê mướn kiến trúc sư vẽ hoạ đồ, thuê mướn những tay thợ chuyên nghiệp (thợ nề, thợ mộc, điêu khác gia, thợ sơn, hoạ sĩ) và thuê mướn nhân công để xây cất hàng ngàn công trình kiến trúc vĩ đại trên đây của riêng Giáo Hội La Mã tại Việt Nam?

- Phải chăng Giáo Hội La Mã đã xuất tiền của Vatican từ La Mã (Rome) đem sang Việt Nam để tậu hay mua số lượng ruộng đất trồng trọt và thiết lập các cơ sở kinh doanh ở trên toàn thể lãnh thổ Việt Nam mà Giáo Hội đã làm chủ vào thời điểm 1945, và ở miền Nam Việt Nam mà Giáo Hội làm chủ vào thời điểm 1975?

Sau khi đã đặt ra hai thắc mắc trên đây, chúng ta hay suy nghĩ

a. Nếu thấy rằng tất cả những công trình kiến trúc vĩ đại và những khoản ruộng đất kếch sù trên đây của Giáo Hội La Mã tại Việt Nam là do Giáo Hội La Mã đã lấy tiền trong kho nhà Chúa của Vatican ở La Mã (Rome) đem sang Việt Nam mua ruộng đất canh tác cũng như những khoản đất xây dựng các cơ sở, đài thọ tất cả những phí tổn về mua sắm vật liệu xây cất, về tiền thuê mướn kiến trúc sư vẽ họa đồ, thuê mướn các thợ chuyên nghiệp và nhân công phục dịch trong các công trường xây cất các kiến trúc này, giống như người Hoa Kỳ đem tiền đô la từ Hoa Kỳ sang Saigòn để đài thọ để biến miền Nam thành tiền đồn chống Cộng cũng như để đài thọ cho việc thiết lập và bảo vệ các chế độ đạo phiệt Da-tô ở miền Nam trong thời kỳ 1954-1975, thì xin miễn phải bàn luận gì hết!

b. Nếu thấy rằng Vatican đã cấu kết với người Pháp dùng bạo lực của chính quyền bảo hộ cưỡng chiếm đất đai, chiếm đoạt tài nguyên, ăn cướp của cải trong những chiến dịch hành quân, bóc lột nhân dân ta bằng chính sách thuế khoá và sưu dịch trong suốt thời kỳ 1862-1945 mới có thể xây cất được hàng ngàn công trình kiến trúc này và số lượng khổng lồ ruộng đất trồng trọt cùng tất cả các cơ sở kinh doanh như trên, chúng ta nên tìm hiểu cho đến nơi đến chốn những vấn đề đã nêu lên ở trên.

Vấn đề nạn đói của dân ta và thế lực nào là thủ phạm gây ra đã được chúng tôi ghi lại trong Mục X với Lời Nói Đầu, sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã,  cùng  các Chương 26, 27, 28, 2930, và 31.

Phụ Trang 8

Linh-mục gián điệp Dòng Tên Alexandre de Rhodes, với những thủ đoạn lươn lẹo, lắt léo cũng những thuật ngữ rất đểu các của Dòng Tên mà sách sử đã ghi lại rõ ràng như sau:  

“Mọi tự điển trên thế giới đều có chung một định nghĩa về danh từ Jesuit (tu sĩ dòng Tên) là: người ngụy biện, giả nhân giả nghĩa, kẻ xảo trá phản phúc. Ngoài ra, trong tác phẩm "German Thesaurus" xuất bản năm 1954, tác giả Đức Dornseif đã viết: "Jesuit contains a long list of synonyms, including: two faced, false, insidious, dissembling perfidious, mendacious, sanctimonious, dishonarable, incincere, dishonest, untruthful..." (Danh từ Jesuit - tu sĩ dòng Tên - bao gồm một danh sách dài của những tiếng đồng nghĩa: hai mặt phản trắc, gian trá, gieo rắc độc hại, gây chia rẽ, lừa lọc, nói dối, thương xót giả tạo, không biết trọng danh dự, thiếu thành thật, bất lương, chẳng bao giờ nói thật...) Người Pháp có câu cách ngôn rất hay: "Khi nào có hai tu sĩ dòng Tên đi với nhau, luôn luôn tạo thành ba thằng quỉ sứ" (Where two Jesuits come together, the devil always makes three).” (17)Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), tr. 299.

Phụ Trang 9

 Sách This Is America’ s Story viết:

Ít bữa sau, tướng Sherman lại dẫn quân đi tiến đánh để chẻ đôi miền Nam ra nữa. Với 60 ngàn quân, ông dẫn đi tiến chiếm Savannah, Georgia, một thành phố cách bờ biển Đại Tây Dương chừng hơn hai trăm dặm. Trên đường tiến quân từ Atlanta ra bờ biển, tướng Sherman ra lệnh triệt hạ tất cả những tài sản, nhà cửa, mùa màng của miền Nam. Dân chúng ở vùng này không bao giờ quên được hành động tàn ác của ông. Tất cả những khu đất rộng chừng 60 dặm ở hai bên đường tiến quân của ông từ Atlanta đến Savannah chỉ còn lại là một giải đất trơ trụi đầy tro tàn gạch vụn. Quân sĩ của ông đã đốt hết tất cả những nhà cửa, kho lúa, mùa màng và thành phố. Đi đến đâu họ cũng phá gỡ hết các đường rầy xe lửa, giết hết các nông súc. Cuối tháng 12 năm 1864, tướng Sherman điện về cho Tổng thống Lincoln “Tôi xin trình lên Tổng thống thành phố Savannah như là một món quà Giáng sinh”. Miền Nam một lần nữa lại bị xé nhỏ thêm hơn nữa.” Nguyên văn: “Shortly afterward, Sherman took a bold step to divide the South still further. With 60,000 men, he struck out for Savannah, Georgia, over 200 miles away on the Atlantic coast. Many southern people have not forgiven General Sherman for the frightful destruction carried out on this march “from Atlanta to the sea.” Between Atlanta and Savannah he and his men left behind them a black and desolate strip of country 60 miles wide. They burned houses and barns, town and crops. They tore up railroads and killed farm animals as they went along. Late in December, 1864, Sherman telegraphed  President Lincoln, “I beg to present you, as a Chistmas gift, the city of Sannavah .” The Confederacy had been divided again.” (18) 

Phụ Trang 10

Bài thơ “Wait for me and I’ll return” do nhà thơ Constantine Simonov sáng tác vào cuối năm 1941. Người viết chỉ biết có mấy câu trong bài thơ lịch sử này bằng tiếng Anh như sau:

 “Wait for me and I’ll return, Only just you wait…. Wait, when melancholy brings. Saffron-colored rain. Wait, when snow have fallen, Wait, when the season’s warm, Wait, when others do not wait, Forgetting bygone days. Wait, when letters fail to come From distant, far-off lands, Wait, when other waiting too. Have ceased at last to hope. (19)

Thi phẩm này được nhà thơ Tố Hữu chuyển dịch sang tiếng Viết khá dài bằng thơ theo thể 5 chữ có nhan đề là “Đợi Anh Về” và đã được một nhạc sĩ người Việt phổ nhạc:

Em ơi! Đợi anh về, Đợi anh hoài em nhé! Mưa có rơi dầm-dề, Ngày có buồn lê-thê, Thì em ơi cứ đợi.
Em ơi! Em cứ đợi Dù tuyết rơi em ơi, Bạn cũ có quên rồi Thì em ơi mặc bạn, Đợi anh hoài em nhé!
Tim anh dù vắng vẻ, Lòng anh dù tái tê, Chẳng mong chi ngày về Thì em ơi cứ đợi.
Đợi anh, anh lại về Trong tiếng cười ngạo nghễ. Ai người xưa rơi lệ Hẳn là sự tình cờ, Ai người xưa rơi lệ
Nào có biết bao giờ Bởi vì em thương nhớ, Bởi vì em ngóng trông Tan giặc phía đồng xa, Anh của em lại về, Anh của em lại về
. (Constantine Simonov, Tố Hữu dịch) 

Phụ Trang 11

Sách Encyclopedia of the Vietnam War viết:

Từ năm 1965 cho đến năm 1973, Hoa Kỳ đã dùng tới hơn 14 triệu tấn thuốc nổ thuộc loại hiện đại nhồi trong bom và đạn đại pháo để đánh phá cái diện tích bé nhỏ này. Riêng về khối lượng bom do không quân Hoa Kỳ sử dụng cũng đã lên tới hơn 7 triệu tấn, hơn gấp 3 lần tổng số bom được sử dụng trong thời Đệ Nhị Thế Chiến.Phần lớn những bom trong các trận không kích và đạn đai bác do pháo binh bắn phá (gần 12 triệu tấn) thực sự là những hóa chất có công dụng làm rụng lá cây đã sử dụng ở miền Nam Việt Nam. Mục đích của nó là hủy diệt hạ tầng cơ sở của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và cũng là để Mặt Trận mất đi sự ủng hộ của quần chúng miền Nam bằng cách đẩy họ chạy về các vùng do chính quyền miền Nam kiểm soát. Trong một buổi điều trần tại Quốc Hội vào tháng 1 năm 1966, ông Tổng Trưởng Quốc Phòng Robert McNamara đưa ra chứng cớ về sự thành công của các cuộc tấn kích bằng trọng pháo và không kích kể cả những phi vụ B.52 nhằm mục đích cưỡng bách người dân trong vùng “phải di chuyển về những nơi an toàn, khỏi phải bị tấn kích như vậy bất kể là thái độ của họ đối với chính quyền Miền Nam.” Ông McNamara nói tiếp,” làm như vậy không những phá vỡ được những hoạt động của quân du kích Việt Cộng, mà còn làm cho nền tảng kính tế của đối phương suy sụp. Tuy nhiên, tác dụng của việc sử dụng những thứ vũ khí như trên đã hủy diệt gần 1/3 ruộng đất canh tác và gần 50% xóm làng của người dân Việt. Vào năm 1972, theo bản báo cáo của tiểu ban Thượng Viện Hoa Kỳ thì bom và đạn trọng pháo của Mỹ đã làm cho cà 10 triệu người phải bỏ làng xóm đị tỵ nạn và hầu hết đã gây tổn thất cho người dân. ”Nguyên văn: “Between 1965 and 1973, the United States used more than 14 million tons of air – and artillery high explosives on the area. The bombing done accounted about 7 million tons or more than three times the tonnage used during World War II. Most of the bombs and artillery shells, and virtually all the defoliant (nearly 12 million tons), fell on the southern half of the country. The purpose to destroy the National Liberation Front revolutionaries’ infrastructure and to deprive them of popular support in the South by driving the population into areas controlled by the South Vietnamese government. In congressional testimony in January 1966, Secretary Defense Robert McNamara introduced evidence on the success of air and artillery attacks, including “the most devasting and frightening” B.52 raids in forcing the villagers “to move to where they will be safe from such attacks regardless of their attitude to the GVN.” This, Mc Namara contininued, not only disrupted Viet Cong guerrillas’ activities but also threatened” a major deterioration of their economic base. The effect, however, was to destroy nearly one third of the cropland and more than half of the hamlets. By 1972, according to a U.S. Senate subcommittee report, U.S. air and artillery attacks were responsible for great bulk of the ten million refugees and most of the civilian casualties.” (20)

Phụ Trang 12

Nói về cuộc chạy trốn của các đạo quân Xâm Lược Pháp – Vatican trong các trận đánh tiếp theo chiến dịch Lê Hồng Phong I vào đầu năm 1950, sách Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Trong Giai Đoạn Hình Thành 1946-1954 (Quân Sử 4) ghi nhận:

 “1.-/ Quân Pháp Chuẩn Bị Rút Khỏi Cao Bằng: Đối với việc rút lui khỏi Cao Bằng, ngày 16/8/1950, Tướng Carpentier, tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp đã ban hành một chỉ thị đặc biệt như sau:

“--- Để có thể phối hợp chặt chẽ việc phòng thủ toàn diện Bắc Việt và bảo vệ vòng đai phía bắc Hà Nội, tôi quyết định cho các đồn binh Cao Bằng và Đông Khê rút lui. Trước hết sẽ mở hành binh vào Thái Nguyên, khoảng đầu tháng 10, kế đó sẽ thực hiện cuộc rút lui khỏi Cao Bằng khi ta đã chiếm xong vùng Thái Nguyên. Ngày giờ khởi sự cuộc triệt thoái sẽ do vị tư lệnh vùng hành quân ấn định tùy theo tình hình, chậm lắm là ngày 15/10/1950. Quân trấn Lạng Sơn sẽ được tăng cường 2 tiểu đoàn Tabors, hoặc một tiểu đoàn Lê Dương được chuyển tới bằng đường hàng không. Triệt thoái bằng đường hàng không, theo nguyên tắc  dành cho người già, đàn bà và trẻ con để về Lạng Sơn. Còn đàn ông phải rút lui bằng đương bộ cùng với quân đội. Việc chuyển vận này cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Quân đội tại Cao bằng và Đông Khê sẽ rút bằng đường số 4. Chỉ những đồ quân dụng quý giá và nhẹ nhàng mới được chuyển vận bằng đường hàng không. Tất cả những lương thực, đạn dược đều được tiêu hủy tại chỗ. Nhà cửa và doanh trại đều được giữ nguyên vẹn.

Quân Pháp đang chuẩn bị, thì ngày 18/9/1950, trước sức tấn công mãnh liệt của Việt Minh, đồn Đông Khê của Pháp bị thất bại. Việt Minh chiếm giữ luôn đồn này khiến cho quân Pháp ở Cao Bằng bị cô lập.

Carpentier vội vã từ Sàigòn bay ra Hà Nội, rồi bay lên Cao Bằng để xem xét tình hình. Tại đây ông đã mang theo quyết định rút quân để thảo luận với viên Đại Tá Constans, tư lệnh biên thùy Đông Bắc.  Carpentier thấy cần phải rút lui càng nhanh càng tốt vì nghe tin sau trận Đông Khê, Việt Minh đang chuẩn bị đánh Cao Bằng rồi đến Lạng Sơn.

Trước hết, Carpentier cho lệnh di tản 3.500 thường dân Cao Bằng về Lạng Sơn bằng đường hàng không.. Cuộc di tản này bắt đầu từ 24/9 và trong 6 ngày liền một cầu không vận  được thiết lập giữa Lạng Sơn – Cao Bằng với loại máy bay Junkerr 52, ưu tiên dành cho thường dân đi trước và sau đó đến các máy truyền tin, vũ khí và quân dụng của bộ binh.

2.-/ Kê Hoạch Triệt Hoái của Pháp: Kế hoạch hành quân triệt thoái của quân Pháp bắt đầu từ ngày 29/9/1950. Những chính cuộc hành quân này đã được diễn tiến sớm hơn, vì sau khi Đông Khê thất thủ, viên Đại Tá Constans đã cho Binh Đoàn Lepage được lệnh hành quân ngay về phía đồn Đông Khê như có ý chiếm lại để đánh lạc hướng đối phương về một cuộc hành quân triệt thoái quy mô sắp tới và đồng thời để tìm kiếm những binh sĩ còn thất lạc. Trong cuộcc hành quân này, Binh Đoàn Lepage đã được tăng cường thêm 1 tiểu đoàn nhẩy dù và nhờ ở tiểu đoàn này, Lepage đã khám phá được một số vũ khí nặng của Việt Minh. Đó là một chiến thắng nhỏ duy nhất sau sự thất thủ của đồn Đông Khê.

Cuộc triệt thoái khỏi Cao Bằng sẽ gồm có một quân số khoảng 7.000 người, Carpentier và Constans chia lực lượng này ra làm hai cánh chính: một cánh do Lepage chỉ huy và một cánh do Đâị Tá Charton chỉ huy.

Binh Đoàn Lepage gồm có Tiểu Đoàn 1 nhẩy dù, Tiểu Đoàn 1/8 R.T.M, các Tiểu Đoàn 1 và 2 Tabors, các đơn vị pháo binh, chuyên môn với 200 nhân công khuân vác.

Binh Đoàn Charton gồm có: Tiểu Đoàn 3/3 R.E.I. khoảng 600 người đa số là quân nhân mới tới. Tiểu Đoàn 3 Tabor, 1 tiểu đoàn thân binh có quân số đày đủ, các đơn vị pháo binh, công binh và chuyên môn.

Cuộc hành quân triệt thoái được quan niệm như sau: “Từ Thất Khê, Binh Đoàn Lepage có nhiệm vụ giải tỏa Đông Khê và mở lối cho đoàn quân của Charton tại Cao Bằng rút lui. Hành quân này được đặt tên là Bayard. Điểm gặp nhau của hai đoàn quân sẽ là cây số 22 trên Quốc Lộ số 4.

Trong giai đoạn đầu, Lepage cho một cánh quân gồm 2 tiểu đoàn tiến chiếm Đông Khê, rồi từ mục tiêu này tiến đến cây số 22  để gặp các đơn vị của Charton.

Trong giai đoạn kế, cả hai đoàn quân được đặt dưới quyền chỉ huy tổng quát của Lepage để cùng về Thất Khê rồi tuần tự rút lui. Kế hoạch lui binh được mệnh danh là Thérèse.

3.-/ Diễn Tiến Cuộc Hành Quân Triệt Thoái:..…..

Mãi tới 17 giờ ngày 6/10/1950, Lepage và Charton lần đầu tiên liên lạc được bằng vô tuyến điện, những cả hai đều thật vọng vì không làm sao tiếp xúc được với nhau. Đoàn Quân của Lepage  vẫn không thể nào ra khỏi vùng đá vôi Cốc Xá. Trong khi đó, Đoàn Quân Charton bị vây hãm ở vùng Lan Hai.

 4.-/ Kết Quả Trận Đánh: Trong trận này, Pháp bị thiệt hại vừa chết và mất tích trên 7.000 người, mất 13 đại bác 105 ly, 125 súng cối, 480 quân xa, 3 chi đội thiết giáp, 940 đại liên, 1.200 trung liên và trên 3.000 súngg trường (kể cả ở trong kho).

Với tất cả số vật liệu trên, Việt Minh có thể trang bị đầy đủ cho 5 trung đoàn bbooj binh.

Kinh hoàng trước thất bại này, Pháp cho quân rút lui luôn khỏi cả Lạng Sơn, một thành phố không được dự liệu trong kế hoạch triệt thoái. Tại Lạng Sơn, Pháp bỏ lại 1.300 tấn đạn dược, quân dụng và cá tiếp tế phẩm không kịp tiêu hủy.

5.-/ Nhận Xét Trận Đánh: Trường Cao Đẳng Chiến Tranh Pháp  trong một bản nghiên cứu đã quá chủ quan khinh địch nên mới bị thất bại như thế. Một đoạn của bài nghiên cứu này đã viết như sau:

“Khi quân đội Trung Hoa Dân Quốc đầu hàng quân Trung Cộng tại Mãn Châu, các kho tại Moukden đã để lại nguyên vẹn 2.500 khẩu đại bác dã chiến và 500,000 súng trương Mỹ còn mới tinh ở trong bao. Trong tháng 9/1950, Việt Minh mở Chiến Dịch Lê Hồng Phong II đã gây thất bại nặng nề cho đoàn quân viễn chinh Pháp. Đã thế, Bộ Tư Lệnh Pháp tại Đông Dương không phải là nhà cầm quyền dân sự lại đánh giá quá thấp khả năng điều quân của các đơn vị  Việt Minh, dù đã biết rõ thành phần tổ chức cũng như các phương tiện của họ. Đáng lẽ người ta phải bối rối và lo âu, trái lại các người chỉ huy có trách nhiệm ở mọi cấp đã coi thường. Bộ Tư Lệnh Pháp lại không chú ý đến những dữ kiện thực tế, nghĩa là những tin tức xác thực liên quan đến khả năng tham chiến của Việt Minh, mà còn có thành kiến xem Việt Minh chẳng ra gì.”

Về  cuộc triệt thoái khỏi Cáo Bằng, một nhà bình luận Pháp cho rằng:

“Các cuộc triệt thoái này chỉ thiệt hai trung bình nếu viên đại tá tư lệnh khu biên thùy Đông Bắc không tuyệt đối từ chối việc xin hủy các quân xa từ trước. Cái quyết định tàn nhẫn này buộc Đoàn Quân Charton vừa di chuyển vừa sửa đường vì có nhiều cầu bị phá hủy khiến đoàn quân của Charton trong ngày đầu chỉ đi được chừng 10 cây số. Đáng lý ra, nếu không vướng xe và sửa đường, họ có thể đi nhanh gấp đối. Chính  sự trì chậm này đã làm cuộc triệt thoái thất bại thê thàm.”

 “Dư luận Pháp lúc đó còn chê Carpentier tại sao lại cho triệt thoái Cao Bằng qua ngả Đông Khê tức là rút theo Quốc Lộ 4 về Lạng Sơn vì Đông Khê đã bị Việt Minh chiếm và bộ đội của họ lại tập trung đông đảo tại đây. Bộ tham mưu quân sự Pháp lúc đó có đề nghị 3 giải pháp rút quân khỏi Cao Bằng:

a.-/ Giải pháp thứ 1 là dùng không vận để triệt thoái các đơn vị tại Cao Bằng về Lạng Sơn.

b.-/ Giải pháp thứ 2 là rút theo Quốc Lộ 3 về Thái Nguyên.

c.-/ Giải pháp thứ 3 là rút theo Quốc Lộ 4 về Lạng Sơn.

Carpentier loại bỏ hai giải pháp đầu cho rằng nếu dùng cầu không vận, thì chỉ có các đơn vị đầu tiên rút được an toàn, các đơn vị rút sau cùng sẽ bị nguy hiểm, và không thể mang theo tất cả những dân chúng muốn theo Pháp về đồng bằng. NÊU rút theo Quốc Lộ 3 về Thái Nguyên, quân đội Pháp có thể an toàn trong lúc đầu vì lực lượng Việt Minh đều tập trung tại Quốc Lộ 4, những chỉ sau 36 tiếng đồng hồ, Pháp có thể bị đuổi kịp vì không quen di chuyển bằng chân ở trong rừng và ở trong một địa thế không thuân lợi.

Carpentier chấp thuận giải pháp thứ 3 rút theo Quốc Lộ 4 vì cho rằng dựa vào một số đồn bót dựng theo lộ (quốc lộ này - NMQ) có thể yểm trợ cho việc rút quân một cách đắc lực. Việt Minh đoán biết Pháp sẽ rút theo con đường thuận lợi nhất nên đã tập trung quân đông đảo tại đây để đợi đánh.” (23)

____________________

CHÚ THÍCH

(1) Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam 1858–1897 (Saint Raphael, Pháp: TXB, 1995), tr.17.

(2) Chu Văn Trình, Văn Sử Địa (Tavares, Florida:Ban Tu Thư Tự Lực, 1989), tr. 80.

(4) William J. Duiker, Ho Chi Minh (New York: William J. Duiker, 2000), p. 562.

(11) Nguồn (http://sachhiem.net/TCN/TCNls/TCNls04.php.)

(17) Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), tr. 299.

(18) Howard B. Wilder, Robert P. Ludlum, & Harriett McCune Brown, This Is America’ Story (Atlanta GA: Houghton Mifflin Company Boston, 1974), tr 408.

(19) Donald W. Treadgold, Twentieth Century Russia (Dallas, TX: Houghton Mifflin Company/ Boston, 1981), p. 327.

(20) Stanley I. Kutler (Ed.), Encyclopedia of the Vietnam War (New York: Simon & Schuster McMillan, 1996), pp. 591-592.

(23) Phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Trong Giai Đoạn Hình Thành 1946-1955 – Quân Sử 4 (Sàigòn: Cơ Sở Đại Nam, 1972), tr 120- 125.

Trang Lịch Sử