Nhận Xét Về Bài Viết

"Hiện Tượng Ngụy Tạo Lịch Sử” Của Ông Trần Gia Phụng

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/NMQ70.php

21-Sep-2016

Vài lời đầu

Ông Trần Gia Phụng (TGP) tốt nghiệp ban Sử Địa tại Đại Học Sư Phạm Huế năm 1965, vì thế khi có cơ hội đọc được bài viết của ông, tôi có chút quan tâm. Bài viết của ông mà tôi xin được góp ý ở đây, được đăng trên tờ điện tử Dân Làm Báo (xem Bài Đính Kèm) có một số sai lầm về lịch sử.

Trong số những sai lầm của TGP trong bài viết này, có những chỗ vì vô tình hay vô ý gây nên, có những chỗ vì sự thiếu kiến thức thuộc về chủ đề đang viết, có những phán đoán thiếu tình tự dân tộc, và có những sai lầm do chủ ý. Dù vô tình hay cố ý thì hậu quả cũng là sự kiện lịch sử trong giai đoạn này bị bóp méo. Sự bóp méo này có lợi cho chính sách tuyên truyền mà ông có thể là một thành phần trong các phe đảng thù nghịch với Mặt Trận Việt Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam. Điều này chứng tỏ chính ông mới là người tạo ra "Hiện Tượng Ngụy Tạo Lịch Sử" hơn ai hết.

Mục lục:

- Ai "Bị lừa phỉnh"?

- Giàu và Nghèo.

- Vụ HCM thỏa hiệp với Pháp

- Nạn đói và vụ nông dân nổi dậy.

- Cụm từ "tổng khởi nghĩa" sai thời điểm

- Chính sách tiêu thổ kháng chiến

 

Về những phe đảng thù nghịch với Mặt Trận Việt Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam, ai cũng biết rằng đó là:

1.- Giáo Hội La Mã và cũng là Quốc Gia Vatican mà cơ quan đầu não là giáo triều Vatican. Quốc gia này (xem đoạn triển khai ->)

2.- Hai chính đảng Việt Quốc (Việt Nam Quốc Dân Đảng) và Việt Cách (Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội).  

3.- Việt Nam Quang Phục hay Đại Việt Phục Hưng và các chính đảng có danh xưng là Đại Việt. (xem đoạn triển khai ->)

Những sự kiện nêu lên trong Mục (2) và Mục (3) trên đây cũng đã được chúng tôi trình bày khá rõ ràng trong Chuơng 5 và Chương 6 có tựa đề chung là “Thực Chất Của Một Số Chính Đảng Chống Pháp Trong Những Năm 1930-1946” (Đại Việt, Lập Hiến Đông Dương, Việt Nam Quang Phục, Việt Quốc và Việt Cách), sách Chân Dung Người Việt Quốc Gia  và Lác Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. (link 1, và  link 2).

4.- Gần 2 triệu con chiên Ki-tô vào năm 1945: Nhóm thiểu số con chiên này mang bản chất “phản quốc” truyền tử lưu tôn, luôn luôn có suy tư, thái độ, ngôn từ cũng như hành động  tỏ ra  tuyệt đối trung thành với Giáo Hội La Mã và luôn luôn sẵn sàng triệt để tuân thủ và tuân hành những lời dạy cực kỳ lưu manh của các đấng bề trên của họ mà sách sử đã ghi. (xem đoạn văn trích dẫn ->)

Tập thể con chiên này được bọn cha cố gom lại sống chung với nhau trong cùng một làng biệt lập, xa lìa cộng đồng dân tộc. Các làng này được gọi là “làng đạo” hay “xóm đạo”, dân làng được đoàn ngũ hóa thành các đạo quân thập tự, ngụy trang bằng những danh xưng như Đạo Binh Đức Mẹ, Đạo Binh Xanh, Đoàn Tự Vệ, Đạo Binh Thánh Giá, Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Hội Nghĩa Binh, Hội Con Đức Mẹ, Đoàn Công Giáo Tiến Hành, Đoàn Thanh Sinh Công, Hội Thánh Giuse Lao Công, Hội Các Bà Dòng Ba, Ca Đoàn Trầm Mac, v.v… Các đạo quân thập tự này được lệnh nằm tiềm phục ở trong làng, chờ khi nhận được lệnh của các cha sở  thì vùng lên hành động.

Mặc dù ngày nay các đảng phái trên không còn giữ nguyên tên, các thân hữu và con cháu của họ vẫn nối tiếp sự hiềm khích với Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Ngày nay, các nhóm người Việt làm chính trị xôi thịt cấu kết với bọn con chiên cờ vàng đều trực tiếp hay gián tiếp nằm dưới quyền chỉ đạo của Bộ Truyền Giáo Roma. Dù không biết ông TGP thuộc nhóm nào trong các nhóm trên, bài viết của ông cũng mang nặng tính cách tuyên truyền theo bài bản của Giáo Hội La Mã như học giả Ki-tô giáo Phan Đình Diệm mô tả (xem đoạn trích dẫn ->).

Do đó, chúng tôi muốn vạch ra những thủ đoạn viết lách luơn lẹo, lắt léo, lòng vòng lưu manh trong bài viết của tác giả TGP có chủ tâm phục vụ cho mục tiêu truyền truyền cho các chính đảng nói trên. Kỳ dư, chúng tôi sẽ không bàn tới những phần khác trong bài.

Phần Nhận Xét:

Bài viết của ông Trần Gia Phụng (TGP) ghi lại ở Bài Đính Kèm dưới đây gồm 11 đoạn được chúng tôi ghi là từ A đến K cho dễ tham khảo.

1. Ai "bị lừa phỉnh"?

Trong đoạn văn G, TGP viết:

Một ví dụ nổi tiếng là chuyện nữ văn sĩ Dương Thu Hương vào đến Sài Gòn năm 1975, thì ngồi khóc bên lề đường, vì lúc đó bà mới phát hiện là thế hệ của bà bị CS tuyên truyền, lừa phỉnh cả thời thanh xuân.”

NHẬN XÉT: Tác giả TGP dùng lời tuyên bố của nữ văn sĩ Dương Thu Hương, một người  bất mãn với chính quyền hiện nay (nhất là người đó không phải là một nhà sử học) để chứng minh cho luận điệu cho rằng, “CS tuyên truyền, lừa phỉnh”, thiết nghĩ rằng không có giá trị thuyết phục.

Cứ cho là CS hay chính quyền Việt Minh đã lừa phỉnh cả thời thanh xuân của thế hệ Dương Thu Hương đi nữa, thì họ (CS hay chính quyền Việt Nam) đã hoàn thành được nhiệm vụ lịch sử  với đại công nghiệp (1) giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc từ trong tay Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican, và (2) phá tan được Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican lấy lại miền Nam đem lại thống nhất đất nước cho tổ quốc. Trong lịch sử dân tộc, chứng tôi chưa hề đọc thấy một tiền nhân nào của ta dám mở miệng nói mình "bị lừa phỉnh" khi phải hy sinh cho đại cuộc cùng với một lực lượng chống giặc xâm lăng, mang lý tưởng thống nhất đất nước và nền tự chủ của dân tộc cả. Chỉ có những người theo giặc vì những đặc lợi, đặc quyền, những lời hoa mỹ "dân chủ, tự do nhân quyền" của ngoại cường mà thực chất là ngược lại, làm hại cho tổ quốc, họ mới là những người bị lừa phỉnh.

Hòa Thượng Không Tánh, bà Bích Khương và bà Bùi Hằng

Những người được giải Nhân Quyền Việt Nam tại Westminster Civic Center trong Ngày Quốc Tế Nhân Quyền, Thứ Sáu, 11 Tháng 12, 2015

Cũng nên biết  các thế hệ tiền nhân ta nối tiếp nhau từ đầu thập niên 1860 cho đến năm 1945 đã quyết tâm liều thân suốt cả đời tranh đấu để hoàn thành nhiệm vụ lịch sử này mà chỉ thành nhân chứ không thành công.  Đây là sự thật lịch sử mà sách sử cũng như các bậc trí giả và chứng nhân đương thời đều khẳng định như vậy.

Sách Việt Sử Toàn Thư viết:

Sau hai Hòa Ước 1862, 1884, nước nhà bị Pháp thuộc luôn 80 năm ròng. Cha con tủi nhục, vợ chồng lầm than, cái thảm họa vong nô lần này hết sức não nề. Rồi cũng luôn 80 năm ấy toàn dân lại vùng lên tranh đấu. Máu đào xương trắng tràn ngập Bắc Nam. Mười năm qua (1944-1954) lợi dụng được cuộc Hoàn Cầu Đại Chiến (Đệ Nhị Thế Chiến), Việt Nam cùng thực dân Pháp đánh một canh bạc cuối cùng, liều như một mất một còn. Kết cục con cháu Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ đã rửa được cái nhục mất nước.” Phạm Văn Sơn, Việt Sử Tòan Thư (Glendale, CA: Đại Nam, 1980?), tr. 721.

Bác-sĩ Nguyễn Văn Thịnh cũng ghi nhận:

Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và tiếp đó là cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) là cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta kể từ 1858, khi quân xâm lược Pháp nổ phát súng tấn công Đà Nẵng. Lúc đó người dân Việt Nam đâu đã biết chủ nghĩa cộng sản là gì? Hết phong trào chống Pháp ở Nam kỳ lan ra tới triều đình Huế, phong trào Cần Vương, phong trào Đông Du, phong trào Duy Tân, phong trào Bãi Sậy, phong trào Đề Thám, phong trào Nguyễn Thái Học, phong trào Cộng Sản là một quá trình liên tục chống ngoại bang xâm lược. Tất nhiên, theo đà phát triển của thế giới và trong nước, mỗi thời kỳ có một màu sắc khác nhau…

Nhưng nỗi đau của mỗi dân tộc một khác. Người Mỹ đau vì trong lịch sử chưa bao giờ họ thua một nước nhỏ yếu như vậy. Với người Việt, để bảo toàn lãnh thổ và giữ gìn nền độc lập tự chủ mà dân tộc ta phải chấp nhận nỗi đau như thế!” (Nguyễn Văn Thịnh, Tam Hùng Đất Quảng Nam, sachhiem.net)

2. Giàu và Nghèo.

Trong đoạn văn H, TGP viết:

Trước năm 1975, CS Bắc VN tuyên truyền rằng dân chúng trong Nam bị “Mỹ Ngụy” kềm kẹp, nên dân chúng Nam VN đói rách xác xơ, đến nỗi dân chúng Bắc VN tin là thật. Sau ngày 30-4-1975, nhiều người miền Bắc vào Nam thăm gia đình, đem theo chiếu mền rách, gạo chắt chiu tích lũy được, để tiếp tế cho bà con miền Nam, nhưng thật không ngờ khi mới đi qua sông Bến Hải, đã phải giựt mình vì sự giàu có ở miền Nam.”

NHẬN XÉT: Xin nói rõ là tình trạng nghèo đói, chậm tiến, lạc hậu là tình trạng chung của người dân Việt Nam trong những năm 1898-1945 và những năm chiến tranh tiếp theo đó. Tình trạng nghèo đói này của dân ta có nhiều nguyên nhân:

1). Là hậu quả trực tiếp và di lụy do việc Liên Minh Đế Quốc Thực Dân xâm Lược đem “văn minh Thiên Chúa Giáo” đến Việt Nam để khai hóa cho dân ta  trong những năm 1862-1945, nhưng sự thực cụm từ “văn minh Thiên Chúa Giáo” chỉ là một chiêu bài để phỉnh gạt những người ít học hay không có khả năng để nhìn ra cái bản chất gian tham tàn ác của cái liên minh giặc này. Chính liên minh giặc này đã cướp đoạt tài nguyên của đất nước, cưỡng chiếm ruộng đất canh tác, và bóc lột dân ta đến tận xương tận tủy. Vì thế mà dân ta mới lâm vào thảm cảnh nghèo đói triền miên từ đầu thập niên 1890 mà đỉnh điểm vào đầu năm 1945.  Vấn đề này đã được tôi trình bày đầy đủ và rõ ràng trong Mục X với Lời Nói Đầu và các Chương 26, 27, 28, 29, 30 và 31, sác Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã. (xem link 1 , link 2 , link 3 , link 4, link 5, link 6, link 7).

2). Hầu như  toàn thể nhân dân cả nước ta đều hăng say lao đầu vào cuộc Kháng Chiến 1945-1954 dưới quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh để đánh đưổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc, ngoại trừ (a) nhóm con chiên Ki-tô, (b) các thành viên của các chính đảng Đại Việt, Việt Quốc, Việt Cách, và (c) tập thể những viên chức của nhà nước Bảo Hộ đã từng làm việc cho Liên Minh Đế Quốc Xâm Lược Pháp trọng những năm 1862-1954. Đây là  sự thật lịch sử không ai có thể phủ nhận được ngoại trừ mấy nhóm người thiểu số như đã nói ở trên.

Là chứng nhân cuộc chiến đánh đuổi các thế lực xâm lăng,  tôi còn nhớ khẩu hiệu của người dân trong vùng kháng chiến (gọi là hậu phương) lúc bấy giờ là “tất cả cho Kháng Chiến”, “Kháng Chiến nhất định thành công”. Gần toàn như toàn thể  nhân dân miền Bắc thời đó (1945-1954) cũng như nhân dân ở Trung Bộ và Nam Bộ nằm ở ngoài vùng giặc tạm chiếm đều phải nai lưng ra lao động sản xuất lấy tiền để nuôi quân, mua vũ khí trang bị cho quân đội đánh đuổi  giặc ngoai xâm để cho “Kháng Chiến được thành công”.

dân công chiến trườngdân công chiến trường

kéo pháo, trận Điện Biên - dân công tiếp liệu chiến trường

Sau này, trong cuộc chiến đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican (1954-1975) toàn thể nhân dân miền Bắc cũng như tất cả người dân trong vùng Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam kiểm soát cũng đều phải nai lưng ra lao động để nuôi quân mua vũ khí trang bị cho quân đội để hoàn thành nhiệm vụ lịch sử cao cả trên đây. Chính vì thế mà người dân miền Bắc và người dân ở trong các vùng Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam mới ở vào tình trạng nghèo xơ xác. Như vậy là sự nghèo đói, rách rưới tả tơi của nhân dân miền Bắc trong những năm 1945-1975 và người dân trong các vùng Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ở miền Nam trong những năm này là có lý do chính đáng.

Sự khó nghèo đó cao quí, và vô cùng cao cả. Cái nghèo của họ là do việc đóng góp tiền của và sức lao động cũng như cả sinh mạng vào đại cuộc cứu nước đem lại vinh quang cho tổ quốc và dân tộc. Nhờ vậy mà ngày nay nhân dân toàn thế giới ở khắp năm châu bốn bể đều kính nể người Việt Nam.

Thế còn người dân miền Nam Việt Nam (phía nam vĩ tuyến 17 nằm trong các vùng Liên Minh Xâm Lược Mỹ– Vatican tạm chiếm)? Nên nhớ rằng Hoa Kỳ đã bỏ ra cả mấy ngàn tỉ đô la viện trợ cho miền Nam nhưng thực ra là cho các chính quyền miền Nam vay, mà khi chính quyền Việt Nam hiện nay thiết lập bang giao với Hoa Kỳ, phải è cổ ra trả  món nợ khổng lồ này!

Câu hỏi là trong những năm 1954-1975, dân miền Nam có nghèo đói như dân miền Bắc không? Theo sự hiểu biết của người viết, thì câu trả lời có cả hai: Không (nghèo đói) và Có  (nghèo đói):

kẻ giàukẻ giàukẻ giàu

Xa xưa: Những người giàu ở miền Nam, khoảng 1898-1905 - các bức ảnh do người Pháp chụp, manhhai sưu tầm

Bờ sông Tiền ở thị xã Mỹ Tho dịp Tết 1972

Thời VNCH: Bờ sông Tiền ở thị xã Mỹ Tho dịp Tết 1972 - Những cô gái điếm miền Nam (LINK)

a.- Những nhóm người không nghèo đói: Các nhóm người này không những không nghèo đói mà còn khá giả hay trở nên giầu có. Đó là những thành phần nằm trong giai cấp thống trị ở miền Nam gồm có:

1.) Những người có quyền lực hay dựa vào thế lực của chính quyền vă quân đội miền Nam. Đây là  (a) các viên chức nắm giữ các chức vụ chỉ huy, (b) các sĩ quan trong quân đội, (c) tất cả các thành phần làm việc trong các cơ quan mật vụ, công an, cảnh sát, tình báo,  (d) tất các các thành phần trong giới tu sĩ Ca-tô mà sách sử và các chứng  nhân đương thời gọi ho là bọ “Kiêu Dân Cộng Giáo”, (e) bọn phú thương làm giầu vì  chiến tranh. Một số bộ mặt điển hình trong 7 loại người trên đây là: Đặng Văn Quang, Ngô Du, Lữ Lan, Bùi Đình Đạm, Đỗ Cao Trí, Cao Văn Viên, Trần Thiện Khiêm, Hoàng Xuân Lãm, Đồng Văn Khuyên, Vĩnh Lộc, Nguyễn Khắc Bình, Hùyng Văn Cao, Bùi Đình Đạm, Trần Văn Trung, Matthew Trần, Trần văn Trung, Trần Khắc Kinh, Trần Khắc Nghiêm, Nguyễn Thiện Dzai, v.v… Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Hữu Duệ (Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống trước kia), Linh-mục Cao Văn Luận, Trương Công Cừu, Trần Vỹ, Ngô Khắc Tỉnh, v.v… Tất cả những người này là những tên tuổi lừng danh nổi bật nhất về tham nhũng lúc bấy giờ.

2.) Nhóm người làm việc cho các sở Mỹ ở Việt Nam, có vào khoảng gần 300 ngàn người.

3.) Những người sinh nhai nhờ vào tình trạng “kinh tế giây chuyền” bằng những dịch vụ cung cấp nhu cầu di chuyền, mở quán ăn, quán giải khát, quán giải trí, cơ sở bán dâm, cơ sở xe duyên làm mai vợ chính thức và vợ giai đoạn cho người ngoại quốc và các dịch vụ khác đáp ứng cho như cầu của sự hiện diện của gần một triệu quân nhân Hoa Kỳ và các nước Đồng Minh như Tây Tây Lan, Úc Đại Lợi, Nam Hàn, Thái lan, Phi Luật Tân, Gia Nã Đại, v.v….

b.- Những người sống trong nghèo đói là đại đa số nhân dân nằm trong giai cấp bị  trị (trong vùng Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican kiểm soát) gồm có các anh em công nhân lao động làm việc trong các đồn điền cao su, cà phê, anh em nông dân, những người làm nghê đạp xích lô, tài xế lái xe đò,  xe tải , xe taxi, và những công nhân viên nhà nước thuộc cấp thấp (ngạch D = lao công, tuy phái)  và anh em quân nhân thuộc hàng binh sĩ, cô nhi, quả phụ, v.v… 

người nghèo ở miền namngười nghèo ở miền namngười nghèo ở miền nam

Xa xưa: Dân quê ở miền Nam, khoảng 1898-1905 - các bức ảnh do người Pháp chụp, manhhai sưu tầm

Trẻ em tăm giặt ngay trên vĩa hè

Một góc Sài gòn chợ đenBiên Hòa năm 1965

Thời VNCH: Trên: Trẻ em tăm giặt ngay trên vĩa hè - Nếp sống của dân đen ở thành thị - một phụ nữ đánh giày kiếm tiền - bức ảnh nổi tiếng:Anh ngủ cạnh em trong hộp giấy ở vĩa hè Sài gòn

Dưới: Một góc Sài gòn "chợ đen" trước năm 1975 - Biên Hòa năm 1965 (nguồn).

Tình trạng nghèo đói của họ được sử gia Kutler I Stanley ghi nhận với nguyên văn như sau:

Đối với hầu hết người dân trong các thành phố, đời sống càng ngày càng trở nên khó khăn. Vào năm 1972, có vào khỏang 800 ngàn trẻ em mồ côi lang thang trên các vỉa hè trong các đường phố ở Sàigòn và một số thành phố khác, sống bằng nghề ăn mày, đánh giầy, rửa xe, móc túi và dẫn khách làng chơi về cho chính chị gái và mẹ của chúng. Có vào khoảng 500 ngàn gái điếm và gái bán ba, trong đó có nhiều người là bà vợ của anh em quân nhân trong quân đội miền Nam. Họ phải làm cái việc ô nhục này để phụ cặp đồng lương chết đói của ông chồng không đủ nuôi cho một người. Ngoài ra, lại còn có khoảng 2 đến 3 triệu người, trong đó có những người già cả hay thương phế binh của quân đội miền Nam không thể nào tìm được công ăn việc làm. Vào năm 1974, tình trạng đói đã lan rộng ra nhiều nơi trên lãnh thổ miền Nam. Theo cuộc thăm dò của anh em sinh viên Ca-tô thì ngay trong khu vực giầu có nhất trong thành phố Sàigòn, chỉ có 1/5 tổng số gia đình có đủ ăn, một nửa tổng số gia đình cho là có thể lo được mỗi ngày một bữa cơm và một bữa cháo bằng thứ gạo rẻ tiền nhất. Các gia đình còn lại đều đói cả. Đói và thất nghiệp đưa đến tội ác, tự tử và biểu tình trong khắp các vùng do chính quyền Sàigòn kiểm soát.” Stanley I. Kutler, Encyclopedia of The Vietnam War (New York: Simon & Schuster McMillan: 1996. Pp. 600-601.) (xem nguyên văn Anh ngữ ->).

3. Vụ HCM thỏa hiệp với Pháp.

Trong đoạn văn I (Mục số 4), TGP viết:

Năm 1945, Hồ Chí Minh và Việt Minh cùng đảng CSĐD cướp chính quyền. Khi ra mắt chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2-9, HCM tuyên thệ cương quyết chống Pháp. Tuy nhiên, khi Pháp trở lui, HCM lại thỏa hiệp với Pháp để duy trì quyền lực. Đến khi bị Pháp áp lực nặng nề, đòi đứng ra duy trì an ninh Hà Nội, thì HCM và lãnh đạo CS đứng trước nguy cơ bị bắt. Vì vậy, muốn trốn thoát khỏi Hà Nội, HCM mới tuyên bố tổng khởi nghĩa để có lý do chính đáng chạy trốn và đổ gánh nặng chiến tranh lên vai dân tộc Việt Nam.”

NHẬN XÉT:

Xin ông cho biết rõ:

1).  "Quân Pháp trở lui" vào thời điểm nào và trở lui khỏi nơi chốn nào?

Nếu hiểu động tử “trở lui” là “trở lại” để nói về 15 ngàn quân Pháp ra Bắc vào thời điêm cuối tháng 11/1946 hay giữa tháng 12/1946 (khi ông muốn nói đến cum từ "tổng khởi nghĩa" mà chúng tôi sẽ đề cập ở Mục 5) thì không đúng với sự thực lịch sử vào lúc bấy giờ. Vì rằng, sự thực là 15 ngàn quân Pháp đã hiện diện ở Bắc Bộ (miền Bắc) từ tối ngày 6/3/1946 rồi, ngày cụ Hồ ký Hiệp Ước Sơ Bộ.

Cũng nên biết rằng trước đó một tuần, ngày 28/2/1946 Pháp đã ký với chính quyền Tưởng Giới Thạch Thỏa Hiệp Trùng Khánh trong đó a) Pháp từ bỏ những nhượng địa ở Thượng Hải, Thiên Tân, Hán Khẩu, Quảng Đông và Quảng Châu Loan. b) Trung Hoa được tự do sử dụng thương cảng Hải Phòng, c) Pháp bán đường xe lửa Vân Nam cho Trung Hoa và cải thiện quy chế Hoa Kiều cư ngụ ở Việt Nam.

Cũng vào thời điểm này, Pháp cũng đã thăm dò và chuẩn bị thương thuyết với chính phủ Việt Nam để tìm cách tránh khỏi bị chính quyền và nhân dân ta chống đối khi chúng tiến quân ra Bắc. Trong khi đó, chính quyền Việt Nam lại cũng nhìn thấy việc Pháp thương thuyết với chính quyền Tưởng Giới Thạch để thay thế gần 200 ngàn quân Tầu ở phía Bắc vĩ tuyến 16 là một cơ hội bằng vàng để giải thoát luôn cả hai hiểm họa quân Tầu cùng với hai cục bướu Việt Nam Quốc Dân Đảng (gọi tắt là Việt Quốc) và Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội (gọi tắt là Việt Cách). Vì thế, Cụ Hồ Chí Minh đã lanh tay chụp lây cơ hội này. Có thể chính vì thế, những người nằm trong các đảng trên vẫn luôn tìm cách chỉ trích Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946 của Cụ Hồ mà không hề lý đến quyết định chiến lược rất sáng suốt của ông: Chống giặc Pháp dễ hơn chống giặc Tàu. Thà tạm chấp nhận 15 ngàn quân Pháp thay vì gần 200 ngàn Quốc Quân Trung Hoa đang trú đóng tại miền bắc vĩ tuyến 16.

2). Tài liệu nào nói rằng,  “HCM lại thỏa hiệp với Pháp để duy trì quyền lực”?

3). Về câu văn ông TGP viết, “Khi ra mắt chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2-9, HCM tuyên thệ cương quyết chống Pháp”, tôi xin thẳng thắn khẳng định rằng:

a). Cụ Hồ Chí Minh cũng như Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh đã làm đúng như lời cụ đã “tuyên thệ cương quyết chống Pháp”. Lời tuyên thệ này đã được cụ thể hóa bằng Chiến Thắng Điện Biện Phủ với sự kiện Tướng De Castries phải kéo cờ trắng đầu hàng vào 17 giờ chiều ngày 7/7/1954. Chiến thắng oai hùng này đã làm cho toàn thể nhân dân thế giới khắp năm châu bốn bể  phải khâm phục kính nể người Việt Nam ta.  

b). Không có cụ Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam thì không có Mặt Trận Việt Minh. Không có Mặt Trận Việt Minh thì không có chiến thắng Biên Phủ, và Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican chắc chắn là vẫn còn tồn tại. Rồi thì chính quyền Pháp cũng không nghiêm chỉnh thương thuyết tại Hội Nghị Genève, vẫn ngoan cố  không thực sự công nhận chủ quyền độc lập của dân tộc Việt Nam và rút quân về nước, nước Việt Nam cũng không có chỗ đứng trong tổ chức Liên Hiệp Quốc với cờ đỏ sao vàng của nước Việt nam ngao nghễ tung bay tại New York như ngày nay.

Chính vì tầm quan trọng của Chiến Thắng Điện Biên Phủ như vậy, cho nên:

1). Ngay cả Đại Tá Phạm Văn Sơn, Trưởng Ban Quân Sử, Phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu mới viết trong cuốn Việt Sử Toàn Thư như sau:

Sau hai Hòa Ước 1862, 1884, nước nhà bị Pháp thuộc luôn 80 năm ròng. Cha con tủi nhục, vợ chồng lầm than, cái thảm họa vong nô lần này hết sức não nề. Rồi cũng luôn 80 năm ấy toàn dân lại vùng lên tranh đấu. Máu đào xương trắng tràn ngập Bắc Nam. Mười năm qua (1944-1954) lợi dụng được cuộc Hoàn Cầu Đại Chiến (Đệ Nhị Thế Chiến), Việt Nam cùng thực dân Pháp đánh một canh bạc cuối cùng, liều như một mất một còn. Kết cục con cháu Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ đã rửa được cái nhục mất nước.” Phạm Văn Sơn, Việt Sử Tòan Thư (Glendale, CA: Đại Nam, 1980?), tr. 721.

Với một nhà viết sử cao danh vị như Đại-tá Phạm Văn Sơn với chức vụ Trưởng Ban Quân Sử, Phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu ở miền Nam mà còn phải ghi lại đoạn văn trên đây. Ấy thế mà ông Trần Gia Phụng lại dám lớn tiếng cho rằng “Hồ Chí Minh lại thỏa hiệp với Pháp để duy trì quyền lực". Nói như vậy là tỏ ra vô ơn với vị đại anh hùng của dân tộc mà gần như toàn thể nhân thế giới, nhất là nhân dân các quốc gia thuộc địa của các đế quốc thực dân Âu Mỹ đều kính phục.

Ngoài ra, các bản văn sử dưới đây là những bằng chứng bất khả phủ bác cho sự kiện này:

2). Nhà ái quốc Huỳnh Thúc Kháng ghi nhận:

Hồ Chí Minh tiên sinh là bậc yêu nước đại chí sỹ, là nhà lịch nghiệm cách mạng đại chuyên gia, chân đi khắp năm châu, mắt trông xa vạn dặm. Nói về bằng cấp thì ông Hồ không là Tiến sỹ, Phó Bảng gì cả. Nhưng nói về tri thức và sự nghiệp cách mạng thì chắc chắn lớp chúng ta cũng như lớp trước chúng ta không ai bì kịp. Tôi đã vào loại sáng nhưng cụ Hồ lại sáng hơn tôi nhiều. Cụ Hồ rất vì đại nghĩa, là một tay cao cờ, dưới lại có đội ngũ những người giúp việc tài năng, thông minh lắm, giỏi giang lắm, tin tưởng lắm, nhất định sẽ đưa dân tộc ta đến toàn thắng. (3)

3). Sử gia William J. Duiker viết:

Tin tức về cái chết của ông Hồ Chí Minh được loan truyền thì khắp địa cầu với hàng loạt nhận xét về ông. Hà Nội nhận được tới hơn hai mươi hai (22) ngàn bức điện tín từ các thủ đô lớn của 121 quốc gia trên thế giới để bày tỏ lời ca ngợi ông và chia buồn với nhân dân Việt Nam.... (xem tiếp đoạn văn này ->)

4). Một nhân vật chống Cộng rất tích cực ở hải ngọai hiện nay là ông Vũ Thư Hiên viết về cụ Hồ Chí Minh trong cuốn Đêm Giữa Ban Ngày như sau:

“Ông (Hồ Chí Minh) mở đầu pho sử hoành tráng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chống lại chế độ thuộc địa toàn cầu, với tư cách một phong trào, chứ không phải môt cuộc đấu tranh của riêng một Việt Nam. Trận thắng Điện Biên Phủ đã thổi vào lòng các dân tộc bị trị niềm phấn khích chưa từng có, mở ra cao trào đấu tranh cho độc lập dân tộc trên thế giới, thúc đẩy sự chấm dứt chế độ thực dân, làm tan rã hệ thống thuộc địa. Thế giới biết tên ông cùng với tên đất nước (Việt Nam) nhỏ bé dám dùng gậy tầm vông chống lại vũ khí hiện đại để giành độc lập, tự do. Tượng đài cho ông, với tư cách nhân vật lịch sử, đã được đúc.” (5)

5). Trong cuốn Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm và Mặt Trận Giải Phóng, tác giả Hồ Sĩ Khuê viết về cụ Hồ như sau:

Tên tuổi, sự nghiệp ông Hồ, cả nước đều biết rõ. Ông tổ chức Việt Minh để tranh thủ chủ quyền. Ông thành lập chính quyền cách mạng, tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 ở Ba Đình. Ngày 19/12/1946, ông mang chính phủ ông vào Khu, hô hào quốc dân kháng chiến chống thực dân Pháp. Cho đến tháng 5/1954, ông thắng trận Điện Biên (Phủ), rồi tháng 7 nặm này, ông ký Hiệp Định Genève, thu hồi độc lập. Kể cả những người chống Cộng, không một ai trong nước phủ nhận được sự nghiệp ông cứu nước ra khỏi vòng ngoại trị. Ông tiếp tục cầm quyền, người trong nước xem ông là chuyện đương nhiên.”

“Ông Hồ từ năm 1945 đã xuất hiện trước thế giới là một nhà cách mạng Việt Nam lão thành, một chính khách có tầm vóc quốc tế. Trận thắng Điện Biên, Hòa Hội Genève, nêu rõ tài ông lương đống, đưa ông vào lịch sử ngay lúc còn sinh thời, và làm cho thế giới tôn vinh ông.”

“Nhân sự miền Bắc, bên cạnh ông Hồ, còn có một số lãnh tụ khác, như Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, được dư luận thế giới sắp vào hàng nhân vật quốc tế. Vai vế họ cao, tên tuổi họ vang dội, lòng họ yêu nước ai cũng thấy rõ. Cho nên thế giới chú mục vào Hà Nội. Tập đoàn này từ nay cầm quyền ở Hà Nội không vướng mắc liên hệ với thực dân, với triều đình cũ. Đại bộ phận họ là những nhà cách mạng có một quá khứ kiên trì và hiệu quả.” (6)

6). Trong cuốn Con Rồng Việt Nam, ông Bảo Đại viết về ông Hồ Chí Minh như sau:

Tôi thích thái độ của ông (Hồ Chí Minh – NMQ) hơn thái độ của các lãnh tụ Quốc Gia, thật sự là bù nhìn trong bọn Tàu. Giữa sự xáo trộn ấy, Hồ Chí Minh vẫn giữ được bình tĩnh .” (7)

7). Cụ Hòang Xuân Hãn nhận xét về cụ Hồ như sau:

Nhưng mà nói cái kết quả tức thì nước mình bây giờ có độc lập, có thống nhất, thì cái ấy là cái công của Hồ Chí Minh to lắm. Dẫu là người ta dùng chính sách gì, Cộng Sản hay Quốc Gia, thì cái ấy sau này đối với người viết sử, người ta xét lại, không khác gì đời LÊ LỢI, mà rồi quân Minh phải về. Hợp Lưu số 29, trang 83.” (8)

8). Ông Hoàng Văn Chí, một nhân vật chống công cực đoan, viết về cụ Hồ trong cuốn Từ Thực Dân đến Cộng Sản như sau:

Trong lúc người Pháp đang ngắm nghía những bức ảnh của ông Hồ và dùng viễn vọng kính để nhìn mặt ông Hồ mỗi khi ông ra mắt công chúng, thì tất cả nhân dân Việt Nam đều nhất nhất coi ông Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc, vì họ không tin được rằng trong cùng một thời đại mà một nước lại có thể sinh ra hai người có tài trí như ông Hồ. Ông Hồ nói lưu loát hàng chục thứ tiếng, và đã từng chu du khắp thế giới dưới nhiều biệt danh, nửa đời sống trong khám đường – có thể cả khám đường Soviet – và nửa đời hoạt động chính trị trong bóng tối. Ông hơn hẳn các đối thủ chính trị của ông về cả chiến thuật cách mạng lãn kinh nghiệm chính trị. Hồi thiếu thời, ông đã đọc rất nhiều cổ thư Trung Hoa, và sau đó tiếp tục học trong khi bôn ba khắp Âu Châu và Mỹ Châu. Suốt trong thời kỳ ấy, ông hoạt động, quan sát và học hỏi ở bạn bè cũng như trong sách báo. Cuối cùng, ông đã được Đệ Tam Quốc Tế huấn luyện một cách kỹ lưỡng và có quy củ. Do đó, ông đã hấp thụ được ba nguồn văn hóa khác nhau nhưng có giá trị tương đương: văn hóa Đông Phương, Tây Phương và Mác-xít. Ông nói chuyện lưu loát với bất cứ ai, dù là nông dân Việt Nam, quân phiệt Trung Hoa, triết gia Ấn Độ hay là nhà báo Tây Phương.

Trong suốt thời kỳ hoạt động chính trị trong bóng tối, ông Hồ phải dùng nhiều mánh khóe, mưu mẹo để trốn tránh cạm bẫy của công an và phá hỏng kế hoạch của kẻ thù. Nhờ sự tập dượt ấy mà ông Hồ đã trở nên một địch thủ vô song, vì qua bao nhiều năm trời, ông đã học được cái tài đánh lạc hướng bất cứ ai muốn theo dõi ông. Ông đã nhiều lần trốn thoát khỏi quốc gia Việt Nam, Trung Hoa Quốc Dân Đảng, và các cơ quan tình báo Anh, Mỹ.

Ngoài trí thông minh xuất chúng, ông Hồ còn có một nhân phẩm rất cao. Nói tóm lại, ông đã có đủ những đức tính cần thiết của một nhà lãnh tụ. Nếp sống thanh bạch, lòng nhẫn nại, ý chí sắt đá và sự tận tâm của ông đối với cách mạng là một nguồn phấn khởi cho tất cả những ai đã làm việc dưới quyền ông và phụng sự đất nước nói chung. Nhiều người cho rằng ông Hồ đã thừa hưởng tinh thần cách mạng của tổ phụ và của người đồng hương. Nhẫn nại, thanh đạm, và cần cù là những đức tính thường thấy ở người dân Nghệ An, nơi sinh quán của ông Hồ. Ông Hồ đã phát huy những đức tính của người Nghệ An, gần giống như đức tính của người Nhật Bản,…” (9)

9). Sách Việt Nam Những Sự Kiện Lịch Sử Trong Thế Kỷ 20 viết về cụ Hồ Chí Minh như sau:

Tất cả công đó là do công trạng của ông Hồ và Đảng Cộng Sản Việt Nam đứng lên lãnh đạo cuộc chiến tranh thần thánh Giải Phóng Dân Tộc, đánh đổ chế độ thuộc địa, chế độ thực dân trên toàn thế giới. Vì thế cơ quan Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa UNESCO của Liên Hiệp Quốc đã quyết định tôn vinh ông Hồ Chí Minh vào hàng danh nhân thế giới của thế kỷ 20, đồng thời chủ xướng kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhật sinh của ông Hồ tại Paris. Ngày 12/5/1990, họ tổ chức tại Mulhouse và các ngày sau tại Bordeaux, Toulouse, Lille, Marseille, Lyon. Ở Việt Nam thì tổ chức tại Quảng Trưởng Ba Đình với nhiều đại diện các quốc gia trong đó có hai người Mỹ. (10)

10). Trong bài viết “Vài Nét về Cụ Hồ”, Giáo-sư Trần Chung Ngọc trích tờ “Les Collections de L’Histoire”, số 23, Avril-Juin 2004, bài “Con Người Trở Thành Hồ Chí Minh” [L’Homme Qui Devint Ho Chi Minh] của Pierre Brocheux, Giáo sư Diễn Giảng Danh Dự tại Đại Học Denis-Diderot, Paris-VII:

Đối với Quốc (Nguyễn Ái Quốc), chủ thuyết Mác Lênin đã đưa lên những phương tiện hành động, như là ông ta đã giảng giải nhiều năm sau: “Chúng ta phải hiểu rằng giật độc lập ra khỏi tay một cường quốc như Pháp là một nhiệm vụ rất khó khăn mà người ta không thể hoàn thành mà không có một sự ngoại viện, không cần thiết phải là một sự viện trợ vũ khí mà dưới dạng cố vấn và tiếp xúc. Chúng ta không lấy lại được độc lập bằng cách ném bom hay bằng những hành động tương tự. Đó là sự sai lầm của những nhà cách mạng lúc đầu đã phạm phải [Có lẽ ông Hồ muốn nói đến cuộc ám sát thất bại của Phạm Hồng Thái đối với Toàn Quyền Merlin]. Chúng ta lấy lại độc lập bằng sự tổ chức và tự khép mình vào kỷ luật. Chúng ta cũng còn cần đến một lòng tin, một phúc âm, một sự phân tích thực tiễn, có thể nói đến như là một thánh kinh. Chủ thuyết Mác-Lênin đã cung cấp cho tôi đường lối hành động này.” (xem nguyên văn ở phần Phụ Trang 6)

11). Một điểm đặc biệt nữa là cũng vào khi Cụ Hồ nhắm mắt đi vào cõi chết, nhà lãnh đạo Trung Quốc có viết đôi câu đối phúng điếu cụ như sau:

“Chí khí tráng sơn hà, kim cổ anh hùng duy hữu nhất;
Minh tinh quang vũ trụ, Á Âu hào kiệt thị vô song! “ (12)

Được biết có người ở Nam Đàn nói là của Thủ tướng Chu Ân Lai (Trung Quốc), viếng Hồ Chủ tịch bằng câu đối đó.

Còn nữa và còn nhiều lắm! Cái nhìn về cụ Hồ Chí Minh của các nhà viết sử chân chính, của các chính khách và của các danh nhân trên thế giới với lòng trân trọng, khâm phục và kính yêu như vậy!

Chúng tôi cũng đã có dịp trình bày khá rõ ràng trong bài viếtVề Chuyện Đảo Ngược Danh Dự ông Hồ Chi Minh để độc giả thấy rằng ông Trần Gia Phụng quả thực là hết sức hỗn xược và đã tỏ ra cực kỳ vô ơn đối với một vị đại anh hùng cứu tinh của dân tộc, người đã hoàn thành được nhiệm vụ lịch sử “giành lại chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ cho dân tộc,” mà các thế hệ tiền nhân ta trong gần một thế kỷ (1860-1940) chỉ thành nhân, chứ không thành công.

Giả thử như lời tuyên bố hỗn láo này thốt ra từ của miệng của bọn quạ đen hoặc con chiên mang dòng máu phản dân tộc, phản quốc “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” thì không nói làm chi! Thế nhưng, câu nói này lại thốt ra từ cửa miệng của một người tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Huế (Ban Sử Địa) và đã hành nghề dạy lịch sử tại các trường trung học ở miền Nam Việt Nam ròng rã cả mười năm trời (1965-1975) như nhà giáo sử học Trần Gia Phụng thỉ quả thật là thất vọng. Buồn cho các em học sinh tại các trường trung học đã theo học các lớp sử do ông Trần Gia Phụng giảng dạy. Ông đã làm ô danh cho tập thể giáo viên ngành sử học tốt nghiệp tại Trường Đại Học Sư Phạm trong những năm 1995-1975.

4. Nạn đói và vụ nông dân nổi dậy.

Trong đoạn văn I, mục số 2, ông Trần Gia Phụng viết:

Năm 1930, nông dân Việt Nam bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên nghèo đói, nổi lên chống nhà cầm quyền thực dân Pháp. Trong lịch sử Việt Nam, mỗi lần lụt lội hay hạn hán mất mùa, nông dân đều nổi dậy. Đây là chuyện thường xảy ra trong lịch sử. Hồ Chí Minh lúc đó ở Trung Hoa, nghe tin nầy, liền báo cáo với CSQT rằng dân chúng Nghệ Tĩnh nổi lên chống Pháp, lập “chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh”. Đây là chuyện hoàn toàn bịa đặt. Đảng CSVN lúc đó không biết việc nầy.”

NHẬN XÉT:  Viết đoạn văn này, ông Trần Gia Phụng có chủ tâm dùng nạn khủng hoàng kinh tế xẩy ra ở Hoa Kỳ vào năm 1929 để che đậy và phủ nhận những sự thật về hậu quả của chính sách cai trị cực kỳ gian tham và vô cùng tàn ngược của nhà nước Bảo Hộ Pháp - Vatican. Với những thủ đoạn cướp đoạt ruộng đất canh tác, rừng cây, hầm mỏ cùng các tài nguyên khác của đất nước và cưỡng bách dân ta phải  đóng đủ mọi thứ thuế (thuế thân, thuê muối, thuế rượu), và góp sức lao động gần như không công cho chúng để xây cất không biết bao nhiêu công trình kiến trúc đáp ứng cho nhu cầu riêng của chúng, đặc biệt là cho lòng tham không đáy của Giáo Hội La Mã.

Sau khi bại trận ở Điện Biên Phủ, người Pháp rút về nước không mang theo được những bất động sản mà họ đã chiếm đoạt trên đất nước ta. Nhưng tài sản mà Giáo Hội chiếm đoạt trong thời Pháp thuộc, thì họ vẫn làm chủ. Đây là lý do mà chúng tôi vẫn gọi là liên minh xâm lược. Họ vẫn xem như của riêng giáo hội, và cứ lâu lâu lại hô hào con chiên tìm mọi cách đòi lại các bất động sản mà chính quyền cách mạng đã thu hồi trong những năm 1954 -1956.

Câu hỏi đặt ra là: Phải chăng Giáo Hội La Mã đã đem những vật liệu, tiền của, chuyên viên và nhân công lao động từ Vatican ở trong kinh thành Rome, hay là tất cả đều là do chúng đã cướp đoạt tài nguyên, nhân lực ở Việt Nam, để xây dựng hàng ngàn "thánh đường", các tu viện, các rạp hát, vũ trường,.. để rồi tặng cho Sài gòn một cái nhãn hiệu "Hòn Ngọc Viễn Đông" vừa lòe mắt thế giới, vừa gạt gẫm được dân chúng?

Chính vì chính sách bóc lột của liên minh Pháp - Vatican như vậy mà dân ta mới:

a). có  không biết bao nhiêu ngàn người ở miền Bắc và ở miền Trung phài tình nguyện đi làm công nhân lao động tại các đồn điền trồng cây kỹ nghệ, và tại các khu hầm mỏ ở  New Caledonia (Nouvelle Calodenie), một phương trời xa tít mù khơi, giống như bị đày đi biệt xứ. Đây là sự thực lịch sử mà các nhà viết sử cũng như các chứng nhân đương thời đều khẳng định như vậy.

b). lâm vào tình cảnh đói khổ triền miên khởi đầu từ đầu thập niên 1890 và mà cao điểm là đầu năm Ất Dậu 1945 với con số người chết đói lên đến hai triệu người.

Tham khảo các bài viết dưới đây để thấy bằng chứng kẻ tội đồ gây ra nạn đói đầu tiên chính là Pháp:

1). Sách Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4 viết:

Bọn Pháp Decoux – Morlant, từ mùa gặt cuối năm 1943 đến hai mùa gặt năm 1944, cũng trưng thâu gạo bỏ vào các kho quân đội Pháp để phòng hờ một cuộc đổ bộ Đồng Minh vào Đông Dương.” (13)

2./ Ông Hoàng Trọng Miên Viết:

Giữa thời kỳ ấy, để phòng ngừa dân miền Bắc nổi dậy, Pháp tung đám tay sai đi khắp nơi vơ vét hết thóc gạo tải về tập trung ở các kho dự trữ riêng, lấy cớ là để tiếp tế cho quân đội Nhật. Hết ép buộc mua rẻ của dân quê, Pháp lại vãi tiền ra mua thóc, ngô (bắp) bằng một giá cao để thu cho kỳ sạch ngũ cốc hiếm hoi của miền Bắc. Gạo Nam Kỳ thì không được đưa ra, lấy cớ là phi cơ Đồng Minh ngày đêm không ngừng bắn phá tàu bè, ghe thuyền, còn đường xe lửa xuyên Đông Dương thì Pháp dành cho Nhật chuyên chở quân sự. Lúa thừa ở miền Nam chất chứa đầy kho, Pháp đem đốt thay than củi ở các nhà máy điện. Dân quê ở Bắc khởi sự chết đói từ cuối năm 1944. Mùa lúa tháng Mười lại thất bát. Người có tiền ở thôn quê cũng đành nhịn ăn, vì thóc gạo đã bị lấy sạch. Tại thành phố, mỗi khẩu phần người Việt đều phải ăn gạo “bông” (phiếu mua gạo) ở trong tay chính quyền Pháp phân phát.” (14)

3). Sách Việt Nam Quốc Dân Đảng viết:

Sau 80 năm bị lệ thuộc, dân tộc Việt Nam chỉ thèm khát độc lập, và không biết gì đến khuynh hướng chính trị của phe này với nhóm khác. Người dân Việt Nam nghĩ rằng: miễn là nước được độc lập, còn đảng phái nào lãnh đạo cuộc tranh đấu giành độc lập hay cầm chính quyền cũng vậy, cốt là “Nước Việt Nam của người Việt Nam!”

 Một yếu tố khác nữa, ngót hai triệu đồng bào chết đói vừa qua, là chết để đem linh hồn thức tỉnh ý chí những kẻ còn sống cũng phải phục thù rửa hận cho toàn dân. Đó là hoàn cảnh tạo nên cuộc cách mạng âm ỷ trong đầu óc mọi người dân Việt, khác nào như một kho thuốc nổ, chỉ còn đợi người nào hoặc đoàn thể nào châm ngòi lửa là nổ bùng. Lò thuốc súng đã có người châm, ngòi đã nổ, quần chúng ùa chạy theo Việt Minh Cộng Sản.” (15)

4). Giáo-sư sử học Hoàng Ngọc Thành viết:

Ông Kawai đảm nhiệm công việc giám sát chuyển gạo từ Nam ra Bắc qua tỉnh Nam Định, đồng thời là quản lý chung vè gạo dự trữ, phân phối trong tỉnh, thấy có những nơi còn gạo chất như núi trong những kho quân đội. Không những thế, tại một nhà thờ Thiên Chúa Giáo trong tỉnh, gạo đầy ắp trong kho.. Ông đã thuyết phục các cán bộ đại sứ quán Nhật Bản mở kho phát gạo nhưng họ không nghe.” Hoàng Ngọc Thành, Công Và Tội Của CT Hồ Chí Minh Và Đảng Cộng Sản Việt Nam 1945-2006 (San Jose, CA Nghĩa Phú, 2009), tr. 179-180.

Về nạn đói này, ngoài các tài liệu hay sách sử  như trên đều nói đến, còn có một bản nhạc có có nhan đề là “Con Đò Đưa Xác” với những lời ca vô cùng áo não, bi ai nói lên nỗi đau của một ông già dùng chiếc thuyền nan chở xác người con đi chôn qua một dòng sông trong một đêm trăng vắng lạnh (https://www.youtube.com/watch?v=eb_ZbnKktNY) Vấn đề nạn đói của dân ta và thế lực nào là thủ phạm gây ra đã được chúng tôi ghi lại trong Mục X với Lời Nói Đầu, sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã,  cùng  các Chương 26, 27, 28, 2930, và 31.

Trước khi xảy ra nạn đói, đời sống dân ta ở cuối thế kỷ 19 (thời Pháp thuộc) ra sao? Vài hình ảnh dưới đây được người Pháp chụp lại trong thời gian họ đến xứ ta, mô tả cảnh sinh hoạt thường nhật của vài góc cạnh của cuộc sống.

quán cơm bình dânPhu xe kéo ở Hà Nộitrên đường phố Sài gòn

Con gái khiêng cáng ở Đồ Sơn đi lại bằng thuyền

Ảnh do người Pháp chụp: Một quán ăn - Phu xe kéo ở Hà Nội - Đời sống trên đường phố Sài gòn - phụ nữ làm phu khiêng cáng ở Đồ Sơn (kho ảnh Nguyễn Tấn Lộc) - phương tiện đi lại bằng thuyền (ảnh saigoneer)

Thời đó, dân ta còn chưa đủ ăn chưa đủ mặc, giáo hữu còn ít, địa phận lại rộng lớn, bao la, … đường sá thời đó chưa có, phương tiện đi lại chỉ là ghe thuyền ở miền xuôi, miền sông nước hoặc xe ngựa ở miền cao, thì những ngôi nhà thờ sau đây là những sự xa xỉ tột cùng.

Cũng nên biết, ở nước Pháp, trong thế kỷ 17, đời Vua Louis XIV (1638-1715) chỉ xây có một cái Điện Versailles cũng đã làm cho nước Pháp lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chánh, khiến cho nhân dân Pháp phải điêu đứng khốn khổ. (Xem trích đoạn từ sách Living World History ở Phụ Trang 7)

Verseille

bấm vào ảnh để xem link nguồn

Chỉ xây cất có một cái điện Versallies cũng đã làm cho ngân khố quốc gia Pháp thiếu hụt, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính khiến cho nhân dân đói khổ. Huống chi là Liên Minh Xâm Lược Pháp Vatican bòn rút tiền bạc của đất nước ta và bóc lột sức lao động của dân ta để xây cất không biết bao nhiêu ngôi thờ to lớn nguy nga tráng lệ với những tháp chuông cao chót vót.

nhà thờ đẹpnhà thờ đẹpnhà thờ đẹp nhà thờ đẹp nhà thờ đẹp nhà thờ đẹp

Nhà thờ Đức Bà Sàigòn, Nhà thờ Tân Định, Nhà thờ Lớn Hà Nội, Nhà Thờ Phát Diệm Nhà thờ Nha Trang Ngã Sáu, Nhà Thờ Thị Nghè, (các ảnh trên), Nhà Thờ Long Xuyên, và hàng ngàn ngôi nhà thờ to lớn khác ở các thành phố,  tỉnh lị và ở các làng đạo rải rác khắp nơi từ ải Nam Quan đến Mũi Cà Mâu.

Đại Chủng Viện Thánh Giu-se tại Sài-gòn xây từ 1863 (vừa sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ)

Xin kể sơ sơ thêm một số trong mấy ngàn ngội nhà thờ vĩ đại, nguy nga, tráng lệ như nhà thờ ở Hà Nội,  Hải Phòng, Nam Đinh, Phát Diệm, Thái Bình, Hưng Yên, Kiến An, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Cù, Cao Mộc, Bất Nạo, Tràng Lũ, Vọng Lỗ, An Bài, Trại Táo,  Hưng Hóa, Phú Nhai, Sa Cát, Huế,  Nghệ An,  Đà Nẵng,  Nha Trang,  Phan Thiết, Vũng Tầu,  Mỹ Tho, Vĩnh Long, Vĩnh Bình, Sa Đéc, Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trang,... ; và không biết bao chủng viện to lớn như Chủng Viện Thánh Giu-se tại Sài-gòn, Chủng Viện Sa Cát (kế bên Cầu Bo tỉnh Thái Bình), tu viện và các dinh thự làm nơi cư trú cho bọn cha cố cư ngụ.

nhà thờ Bác Trạchnhà thờ Bác Trạch

[Xin mở một dấu ngoặc chỗ này. Ngày nay, dù những người "chống cộng cực đoan" cứ ra rả dân ta đói nghèo, ngu dốt,... thì sự thật là điều kiện kinh tế trong nước đã khá hơn xưa gấp vạn lần. Những nhà thờ trước đây không thể so sánh với những kiến trúc hiện đại, hoành tráng tân kỳ, và diễm lệ hơn gấp bội. Xem 2 ảnh của nhà thờ Bác Trạch ở trên, mới xây năm 2006]

Trở lại hoàn cảnh nước ta thời thuộc địa, tính ra tổng số tiền bạc, vật liệu và lao công dùng vào việc xây cất cất hàng ngàn ngôi nhà thờ, các chủng viện, tu viện và rất nhiều cơ sở khác phải nói là nhiều gấp bao nhiêu lần phí tổn để xây cất điện Versaillles ở Pháp vào thế kỷ 17. Thử đặt vấn đề:

a. Sẽ không cần bàn cãi nhiều nếu Giáo Hội La Mã lấy tiền trong kho nhà Chúa của Vatican ở La Mã (Rome) đem sang Việt Nam mua ruộng đất canh tác cũng như những khoản đất xây dựng các cơ sở, đài thọ tất cả những phí tổn về mua sắm vật liệu xây cất, về tiền thuê mướn kiến trúc sư vẽ họa đồ, thuê mướn các thợ chuyên nghiệp và nhân công phục dịch trong các công trường xây cất các kiến trúc trên. Cho dù có như thế, giống như người Hoa Kỳ đem tiền đô la từ Hoa Kỳ sang Saigòn để đài thọ, để biến miền Nam thành tiền đồn chống Cộng cũng như để đài thọ cho việc thiết lập và bảo vệ các chế độ đạo phiệt Da-tô ở miền Nam trong thời kỳ 1954-1975, thì cũng đã có thể gọi là "hoành hành" trên xứ Việt rồi.

b. Nghi vấn vẫn là, Vatican đã cấu kết với người Pháp, dùng bạo lực của chính quyền bảo hộ cưỡng chiếm đất đai, chiếm đoạt tài nguyên, ăn cướp của cải trong những chiến dịch hành quân, bóc lột nhân dân ta bằng chính sách thuế khoá và sưu dịch trong suốt thời kỳ 1862-1945 mới có thể xây cất được hàng ngàn công trình kiến trúc này. Nhìn qua số lượng khổng lồ ruộng đất trồng trọt cùng tất cả các cơ sở kinh doanh như trên, chúng ta nên tìm hiểu cho đến nơi đến chốn nguồn tài nguyên nhân lực ở đâu.

5. Cụm từ "tổng khởi nghĩa" sai thời điểm

Trong đoạn văn I (Mục số 4), ông Trần Gia Phụng viết:

Năm 1945, Hồ Chí Minh và Việt Minh cùng đảng CSĐD cướp chính quyền. Khi ra mắt chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2-9, HCM tuyên thệ cương quyết chống Pháp. Tuy nhiên, khi Pháp trở lui, HCM lại thỏa hiệp với Pháp để duy trì quyền lực. Đến khi bị Pháp áp lực nặng nề, đòi đứng ra duy trì an ninh Hà Nội, thì HCM và lãnh đạo CS đứng trước nguy cơ bị bắt. Vì vậy, muốn trốn thoát khỏi Hà Nội, HCM mới tuyên bố tổng khởi nghĩa để có lý do chính đáng chạy trốn và đổ gánh nặng chiến tranh lên vai dân tộc Việt Nam.”

NHẬN XÉT: Những điều ông Trần Gia Phụng viết trên đây hoàn toàn không đúng với sự thật. TGP hầu như không biết gì hay chỉ biêt lơ mơ về lịch sử nước ta trong thời cận và hiện đại. Vì thế các sự kiện đưa ra không được xác định rõ ràng về thời điểm. Trong đoạn văn trên, nhiều sự kiện xảy ra vào năm 1946, nghĩa là sự kiện "tổng khởi nghĩa" đã xảy ra hơn một năm trước, nhưng ông lại có gian ý, nhập chung vào cùng một đoạn văn nói về các sự kiện xẩy ra vào tháng 8 năm 1945. Vì thế cụm từ "tổng khởi nghĩa" ở đây đã bị cưỡng ép vào một ý nghĩa khác.

Sự việc xảy ra là nhóm Tự Vệ Hải Phòng ngăn chặn thuyền chở hàng cho Pháp, khám xét, bắt nộp thuế Đoan, và giữ bắt vài binh lính Pháp vào ngày 20/11/1946. Hai bên dàn xếp không xong vì Tướng Molière (Tư lệnh Quân Đội Pháp ở Bắc Việt) đòi hỏi giải giới quân Tự Vệ Việt Nam, và vấn đề an ninh trong thủ đô Hà Nội phải do quân đội Pháp đảm nhận.

Vì thế mà chính phủ Việt Nam mới phải coi đòi hỏi trên đây của Tướng Molière như là một tối hậu thư bắt Việt Nam phải đầu hàng, điều mà bất cứ ai xem mình là người Việt Nam cũng không thể chấp nhận được.

Tất cả những diễn biến từ ngày 20/11/1946 cho đến ngày 19/12/1946 đã được chúng tôi trình bày với tài liệu để dẫn chứng trong bài “Liên Quân Pháp – Vatican Gây Hấn Ở Bắc Bộ Và Chiến Tranh Bùng Nổ Trên Toàn Quốc”.

Trong câu nói :

Vì vậy, muốn trốn thoát khỏi Hà Nội, HCM mới tuyên bố tổng khởi nghĩa để có lý do chính đáng chạy trốn và đổ gánh nặng chiến tranh lên vai dân tộc Việt Nam.”

Không thể dùng cụm từ “tổng khởi nghĩa” ở vào trường hợp này. Ông TGP chỉ tìm mọi cách để triệt hạ úy tín của cụ Hồ Chí Minh. TGP hầu như chỉ biết lơ mơ những sự kiện đưa đến cuộc chiến Pháp – Việt thực sự chính thức bùng nổ trên toàn thể lãnh thổ Việt Nam vào ngày 19/2/1946. Nếu đã biết rõ như vậy mà vẫn cố tình viết nhập nhằng thì ông TGP hoàn toàn không có lương tâm chức nghiệp của một nhà giáo. 

 

6. Chính sách tiêu thổ kháng chiến

Trong đoạn văn I mục số 5, TGP viết:

Sau khi chạy trốn, HCM kêu gọi toàn dân tiêu thổ kháng chiến (TTKC). Theo CS, TTKC là tự phá hủy nhà cửa, ruộng vườn, đường sá, kho tàng, cơ sở sản xuất, không cho Pháp sử dụng khi chiếm đóng. Thật ra, HCM và CSVN còn nhắm nhiều mục đích thâm độc khác: 1) Về vật chất, TTKC phá nhà cửa để dân chúng không có chỗ trở về, phải tản cư theo VM, để cào bằng kinh tế giữa người giàu với nhà nghèo theo đúng chính sách của CS. 2) Về lịch sử, TTKC phá hủy những cơ sở lịch sử, những công trình kiến trúc, nhằm xóa bỏ quá khứ. Ví dụ tháng 2-1947, ở kinh đô Huế, trong Tử cấm thành, VM đặt chất nổ phá điện Cần Chánh, Càn Thanh, Kiến Trung, cung Khôn Thái, đốt điện Thái Hòa may được Pháp cứu kịp; hoặc VM đập phá những thành trì do nhà Nguyễn xây dựng ở các tỉnh lỵ. 3) Về tinh thần, TTKC phá hủy từ đường, miếu mạo, chùa chiền, nhà thờ, là những nơi thờ phượng của dân chúng.”

NHẬN XÉT: Thú thật, đây là lần đầu tiên tôi mới nghe thấy những lời nói quái đản và lạ lùng như vậy. Tôi cũng chưa thấy một tài liệu đứng đắn nào nói như vậy. Hơn nữa, ông TGP không đưa ra một tài liệu lịch sử nào để dẫn chứng! Điều này quả thật là không thể chấp nhận được đối với một nhà giáo được đào luyện về ngành chuyên môn dạy lịch sử! Trước khi góp ý về nhận xét của TGP đối với chính sách tiêu thổ kháng chiến, xin kể thêm một câu chuyện chứng minh tình trạng "thiếu thông tin" hay dốt nát về lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại của ông TGP. Ông TGP viết:

Có một điều cần nhấn mạnh là cá nhân người nào làm thì người đó chịu trách nhiệm, đừng vì cá nhân đó theo tôn giáo này hay tôn giáo khác mà đưa vấn đề thành sự đối đầu tôn giáo rất nguy hiểm. Ví dụ tôi viết về chế độ Ngô Đình Diệm, thì chế độ Diệm có điểm tốt mà cũng có điểm không tốt. Rủi một điều là cái điểm không tốt nguy hại nhất cho chế độ Diệm chính là vụ cấm treo cờ Phật Giáo mà ai đã từng ở miền Trung, nhất là ở Huế và Đà Nẵng đều thấy và biết. Chuyện này cũng được các tác giả Ky-tô giáo viết lại, ví dụ cụ thể nhất là linh mục Cao Văn Luận. Từ cái điểm không tốt mới nẩy sinh ra đủ thứ chuyện, làm sụp đổ chế độ Diệm. Cái điểm không tốt này thuộc về trách nhiệm cá nhân hai ông Ngô Đình Thục và Ngô Đình Diệm chứ không liên hệ gì đến Ky-tô giáo cả. Phải tách bạch rõ ràng như thế để tránh những hiểu lầm đáng tiếc, những chụp mũ vu vơ.” (16)

Từ lúc ông Diệm được Ca-tô Rô-ma giáo vận động đến chính trường Mỹ, nhờ Hồng Y Spellman qua người anh Ngô Đình Thục làm trung gian, rồi tuyên thệ "tin tưởng vào quyền lực Vatican, và Chống Cộng triệt để", cho đến việc duy trì Dụ số 10 thời Bảo Đại để loại các tôn giáo khác ra khỏi vòng quyền lợi bất động sản, đến việc đàn áp Phật giáo mà cả thế giới đều hay biết, cho đến ngày chót, ở nhà thờ Cha Tam, trước khi bị đền tội, không lúc nào là ông không dính líu đến giáo hội Ca-tô Rô-ma cả. Không biết ông TGP ở đâu trong suốt thời gian này mà không biết gì cả? Ông có đọc quyển sách nào khác, hay chỉ là mấy quyển giáo khoa và luồng báo chí tuyên truyền của một bên miền Nam? Vì thế cho nên ông ta mới viết lách một cách tồi tệ và thảm thương như vậy!

Trở lại vấn đề chính sách tiêu thổ kháng chiến, nếu nói theo ngôn ngữ bình dân thì có nghĩa là “cái gì ta không giữ được hay không chiếm hữu được, được thì đừng để cho địch quân sử dụng làm phương tiện để tiêu diệt ta.”

Đọc đoan văn trong đoạn I, mục số 5 trên đây, tôi có cảm tưởng đây là  bản văn của một con chiên cuồng đạo, ảnh hưởng những lời giáo huấn của Linh-mục gián điệp Dòng Tên Alexandre de Rhodes trong cuốn “Phép Giảng Tám Ngày” (Roma: Bộ Truyền Giáo Roma, 1651, trang 94-132) (xem đoạn khai triển ở Phụ Trang 8->)

Tôi không thể nào tin được tác giả của bản văn tồi tệ trên đây lại là của ông TGP, một ông thày ngạch Giáo Sư Đệ Nhị Cấp, tốt nghiệp tại Trường Đại Học Sư Phạm Huế vào cuối niên học 1964-1965. Nội dung của bản văn này cho thấy rõ tác giả của nó không biết tí gì về quân sự, không biết tí gỉ về binh thư chiến lược mà lại dám phóng ngôn phê bình và chỉ trích sách lược quân sự của nhà lão thành cách mạng Hồ Chí Minh và vị danh tướng lẫy lừng Võ Nguyễn Giáp, những người đã được các danh nhân cũng như nhân dân thế giới, đặc biệt nhân dân các quốc gia cựu thuộc địa các đế quốc Âu Mỹ vô cùng ngưỡng mộ và hết lòng kính mến như đã được trình bày trong NHẬN XÉT 3 ở trên. Thật là hỗn láo!

Từ nhiều thế kỳ trước, chính sách tiêu thổ kháng chiến đã được các nhà chiến lược  về quân sự ở nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng để làm tiêu hao khả năng tiến quân và khả năng chiến đấu của địch quân.

Rõ ràng là TGP  đã tự phơi bày cho thiên hạ thấy rõ trình độ về lịch sử của ông ta hết sức hạn hẹp. Ông TGP không biết gì về giá trị của chính sách tiêu thổ kháng chiến của một nước tiểu nhược như Việt Nam để chống lại các đạo quân xâm lược rất hùng mạnh với những binh đoàn chuyên nghiệp, thiện chiến, vừa được vũ trang bằng những loại vũ khí tối tân hiên đại nhất, vừa được yểm trợ bằng những chiến đấu cơ, oanh tạc cơ và các hải pháo từ các chiếc tầu từ ngoài khơi. Lịch sử còn ghi lại rành rành như sau:

1). Trong cuộc nội chiến giữa miền Nam và miền Bắc (1861-1865) ở Hoa Kỳ, khi chỉ huy cuộc hành quân tiến chiếm Georgia (thuộc miền Nam), Tướng William T. Sherman, tư lệnh cuộc hành quân của miền Bắc, đã áp dụng kế sách này một cách triệt để. Sách sử Hoa Kỳ nói rõ như vậy.  (xem This Is America’ s Story ở đây ->)

2). Trong cuộc kháng chiến chống lại quân xâm lăng Đức Quốc Xã với  hàng triệu quân  cùng với hàng ngàn quân xa, chiến xa và hàng ngàn phi cơ chiến đấu đồng loạt tiến sâu vào lãnh thổ nước Nga trong năm 1941, chính quyền Liên Sô lúc bấy giờ cũng áp dụng “chính sách tiêu thổ kháng chiến” để làm tiêu hao lực lượng quân đội Đức Quốc Xã xâm lăng. Nhờ vậy mà càng tiến sâu vào lãnh thổ Nga, quân xâm lăng Đức càng bị điêu đứng vì không có nhà cửa để đóng quân, không có đủ lương thực để nuôi quân. Tình trạng này đã khiến cho mấy ngàn quân xâm lăng Đức lâm vào tình cảnh khốn cùng trong những cái lạnh vô cùng khủng khiếp trong mùa đông 1941-1942, phải phơi mình cả ngày lẫn đêm triền miên trong nhiều tuần lễ giữa trời tuyết lạnh đóng băng và không có đủ thực phẩm để ăn. Tình trạng này khiến cho quân Đức Xã phải lâm bệnh và mất hết tinh thần chiến đấu.

Trong khi đó thì quân Nga nắm ưu thế cả về thiên thời, địa lợi và nhân hòa:

Về thiên thời, cùng thời tiết giá lạnh như thế thì đối với quân dân người Nga chỉ là chuyện bình thường vì họ đã quen sống với thời tiết này từ ngàn xưa, nhưng đối quân xâm lăng Đức Quốc Xã, thời tiết như vậy thì thật là khủng khiếp, không thể nào chịu nổi, nhất là không có nơi trú ẩn, không có lò sưởi và cũng không có củi khô để sưởi ấm, đi ra khỏi nơi trú quân là bị phục kích. Tình trang này khiến chúng phải co dúm lại tại chỗ đóng quân và trần mình khứng chịu cả ngày lẫn đêm giữa trời tuyệt lạnh đóng thành băng. Bệnh tật sinh ra từ ở đó, đặc biệt là chúng lại ở trong tình trạng thiếu ăn.

Về địa lợi, người dân Nga là dân bản địa, họ thuộc lòng các ngõ ngách, những con đường, những dòng sông, dòng suối, những ngọn đồi với những đèo ngang đèo dọc xuyên qua, trong khi đó thì quân Đức Quốc Xã là quân ngoại nhập, cái gỉ ở trên đất Nga cũng xa lạ khiến cho chúng hết sức bỡ ngờ và vô cùng lớ ngớ.

Về nhân hòa cũng là về chính nghĩa, người dân Nga chiến đấu cho quyền lợi tối thượng của đât nước, cho dân tộc và cho danh dự của tổ quốc Nga. Vì thế mà họ rất hăng say liều chết chiến đấu đề bảo toàn lãnh thổ của tổ quốc họ, đặc biệt nhất là họ lại ảnh hưởng sâu nặng  bởi những lời thơ tiếng hát trong những bản nhạc tình kích động lòng yêu nước, mà tiêu biểu là bài thơ “Wait for me and I’ll return” do nhà thơ Constantine Simonov sáng tác vào cuối năm 1941. (xem chi tiết->)

3). Trong cuộc chiến chống lại Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican (1954-1975) để đòi lại miền Nam cho tổ quốc, quân giặc xâm lược cũng dùng chính sách này nhưng là để tàn phá đất nước ta một cách vô cùng dã man và cực kỳ kinh khủng. (xem Encyclopedia of the Vietnam War ở đây ->):

Khủng khiếp hơn nữa, với sự hồ hởi nhiệt liệt tán thành của Tổng Thống Ca-tô Ngô Đình Diệm, quân đội Hoa Kỳ còn sử dụng chất độc Da Cam, một thứ vũ khí hóa học cực kỳ độc hại (gây nguy hiểm cho nhiều thế hệ) để hủy diệt tài nguyên, mùa màng, rừng cây, sinh mạng mạng của cả quân nhân và  người dân ở trong các vùng nằm ngoài vùng kiểm soát của chính quyên bù nhìn Saigòn do Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican dựng nên. Sự kiện này được sách Chất Độc Da Cam ghi như sau:

Ngày 30/11/1961, Tổng Thống John F. Kennedy phê chuẩn cho quân đội Mỹ tiến hành chiến dịch khai quang đồng cỏ Việt Nam. Quyết định này được Ngô Đình Diệm, lúc đó là Tổng Thống Nam Việt Nam ủng hộ nhiệt liệt. Diệm cho rằng ông ta “biết cộng sản ở đâu” và tin rằng chiến dịch này sẽ thành công mĩ mãn.” (21)

Vì thế mà chiến dịch khai quang này được quân đội Mỹ sự dụng loại chất độc hóa học cực độc này để tàn phá tài nguyên, mùa mang rừng cây, và hủy diệt dân ta qua nhiều thế hệ. Sự kiện này đều được sách sử ghi lại rõ ràng:

“Quân đội Mỹ rải 77 triệu lít chất độc da cam xuống miền Nam và Trung Việt Nam, gây ảnh hưởng và tác hại đến môi truờng của 2,630,000 mẫu Tây và gần 5 triệu người sống trong 35,585 thôn ấp. (22)

Sao không nghe thấy ông Trần Gia Phụng lên án một câu nào trước sự thật tàn nhẫn này đã xảy ra ngay trên miền đất đã sinh ra ông và nuôi ông trưởng thành. Có lẽ vì ông đã bị chính thế lực tội phạm nhồi sọ tuyên truyền ông nhìn kẻ thù ở chỗ khác.

4). Khi Liên Quân  Xâm Lược Pháp – Vatican gây hấn tấn chiếm Sàigòn vào ngày 23/1945, chính phủ Việt Nam Dân  Chủ Cộng Hòa dưới quyền lãnh đạo của cụ Hồ Chí Minh đã không kịp thi hành chính sách tiêu thổ kháng chiến vì quá bận rộn với rất nhiều công việc phải làm, đặc biệt là lúc đó chính phủ ta vừa mới được thành lập trong hoàn cảnh đất nước mới giành được chủ quyền độc lập chưa đầy một tháng. Vì thế mà chỉ trong vòng có mấy tháng, Liên Quân Xâm Lược Pháp - Vatican đã có thể tiến chiếm hầu hết cách thành phố lớn ở Nam Bộ và kiểm soát được các trục lộ giao thông giữa Saigòn với các thành phố này.

5). Những hành động Liên Quân Pháp cố tình gây ra vụ xích mích ở Hải Phòng vào ngày 20/11/1946 và có chủ tâm làm cho thêm trầm trọng để đòi hỏi chính quyền ta phải chấp nhận những điều kiện trịch thượng do chúng đưa ra. Nếu chính quyền ta chấp nhận những điều kiện phi lý hết sức trịch thượng này của chúng, thì coi như là đầu hàng chúng.

Trong gần một tháng thương lượng với quân giặc, chính quyền Việt Minh đã nhìn thấy rõ:

a).  Dã tâm cũng như thực lực của quân giặc cướp dù chỉ có 15 ngàn quân cũng vẫn hùng mạnh hơn thực lực của quân đội ta cả trăm lần do sự kiện quân đội giặc là những đao chuyên nghiệp, tinh nhuệ, đã có nhiều năm kinh nghiêm chiến trường và được vũ trang bằng các loại vũ khí hiện đại, và lại được các phi pháo cùng những oanh tạc cơ và chiến tầu  ở ngoải khơi yểm trợ.

b). Phải thi hành chính sách “tiêu thổ kháng chiến” để làm chậm  bước tiến của địch quân và cầm chận chúng ở trong một phạm hạn hẹp nơi chúng đóng quân. Chính sách này nằm trong giai đoạn 1 trong kế sách trương kỳ kháng chiến gồm 3 giai đoạn:

Thứ nhất là giai đoạn phòng ngự .- Giai đoạn này khởi đầu từ tháng 12/1946 và sẽ kéo dài cho đến khi chính quyền VNDCCH đã tổ chức xong các đơn vị bộ đội  khả dĩ có thể  chống trả được những cuộc tấn công của địch. Trong thời kỳ này, quân đội còn ở trong giai đọan phôi thai, khả năng chiến đấu của bộ đội chính quy (Vệ Quốc Đòan) không hơn gì khả năng chiến đấu của các đơn vị du kích tại các huyện hay các tỉnh địa phương, vì rằng tất cả đều là "lính mới tự nguyện" không có tiền lương hàng tháng. Tất cả đều chưa được huấn luyện chu đáo, và chỉ được vũ trang bằng những vũ khí  thô sơ. Cũng vì thế mà Bộ Tổng Tham Mưu mới quyết định rằng chủ yếu của giai đoạn này là làm thế nào cầm chân địch khiến cho chúng  chỉ  có thể loanh quanh ở nơi đóng quân mà không thể phóng ra những cuộc hành quân tốc chiến tốc thắng như ở Nam Bộ vào cuối năm 1945.

Biện pháp hữu hiệu nhất để chặn đứng địch quân trong giai đọan này là áp dụng chính sách tiêu thổ kháng chiến như Liên Sô đã áp dụng để chống lại quân xâm lăng Đức Quốc Xã, đã nói ở trên. Cũng vì thế mà các cầu đường trên các trục lộ giao thông mà địch quân có thể sử dụng trong việc chuyền vận quân lính đều phải bị phá hủy, và các thành phố cùng các dinh thự mà địch có thể trú quân cũng phải bị phá hủy, dân cư đều được lệnh phải di tản khỏi những vùng hay làng thôn có thể bị coi như là sẽ bị quân địch chiếm đóng.  Tất cả đã làm cho quân địch đi đến đâu cũng gặp phải cảnh vườn không nhà trống tàn hoang, và tất cả đã khiến cho địch gặp phải những khó khăn về chuyển vận, di chuyển, tiếp vận, vũ khí, đạn dược và quân lương. Trong thực tế, giai đoạn này kéo dài đến  đầu năm 1948. Cái khó của giai đọan này là phải đối phó với các đạo quân thứ 5 tiềm phục ở trong hai giáo khu Phát Diệm, Bùi Chu, ở Bến Tre – Mỹ Tho, và  các xóm đạo rải rác ở khắp nơi trong toàn quốc, đáng kể nhất là các xóm đạo ở gần các đồn giặc đóng.

Thứ hai là giai đoạn cầm cự.- Giai đoạn này được khởi sự vào khi Quân Đội Kháng Chiến  tương đối đã có thực lực, được tổ chức thành những trung đoàn đủ sức đương đầu  với địch quân trong những trận đánh nhỏ, nhưng vừa đánh vừa phải bảo toàn lực lượng theo chiến lược "lấy nông thôn bao vây thành thị", triệt để áp dụng  lối đánh du kích vừa đánh vừa chạy, đánh xong phải tẩu tán liền. Trong thực tế, giai đoạn này có thể coi như khởi đầu vào đầu năm 1948 kéo dài đến đầu năm 1950.

Thư ba là giai đoạn tổng phản công.- Giai đoạn này chỉ có thể tiến hành được vào khi quân ta đã đủ mạnh. Khi đó, quân ta có thế áp dụng kế sách công đồn đả viện, vừa tiêu diệt giặc ở các đồn bót đóng chốt của giặc, vừa tiêu diệt giặc ở ngay trong  các thành trì và các nơi hậu cứ của giặc bằng những cuộc hành quân với những đại đơn vị được vũ trang bằng đầy đủ vũ khí khả dụng. Giai đoạn này bắt đầu vào thời kỳ Quân Đội Kháng Chiến Việt Minh đã được tổ chức thành những đại đoàn và được trang bị đầy đủ cả trọng pháo và súng cao xạ (phòng không) để chống lại các phi pháo cũng như các phi cơ chiến đấu và oanh tạc cơ của địch quân.

Tuy là đã có đủ khả năng đối đầu với Liên Quân Xâm Lược Pháp - Vatican, nhưng địch vẫn luôn luôn nắm ưu thế về không lực, hải lực, pháo binh và thiết giáp binh. Do đó, Quân Đội Kháng Chiến Việt Nam vẫn còn phải áp dụng triệt để lối đánh chiến tranh du kích, và chiến thuật Thập Lục Tự "Địch tiến, ta lui; địch dừng (đóng quân), ta bám (quấy phá); địch mệt, ta đánh; địch rút, ta truy".  Chiến thuật này đã được Hồng Quân Trung Hoa của Mao Trạch Đông áp dụng trong những chiến dịch quân sự đương đầu với Quốc Quân Trung Hoa vào những năm 1947-1949 ở Hoa Bắc và Hoa Nam. Nói cho rõ hơn, trong thời kỳ này Quân Kháng Chiến Việt Nam chỉ xuất hiện đối đầu đụng độ với địch khi nắm chắc phần thắng, nghĩa là phải nắm thế chủ động trên các chiến trường. Trong giai đọan này, các sách lược "bao vây",  "bám sát và quấy phá thường xuyên" được áp dụng triệt để  làm cho địch mất tinh thần, mất ăn, mất ngủ, gặp những khó khăn về tiếp vận,  rồi tập trung lực lượng công đồn  theo đúng sách lươc  "tiền pháo hậu xung", "lấy nhiều đánh ít", và  "công đồn  đả viện". Đánh xong phải tẩu tán di chuyển sang vùng khác để vừa  dưỡng quân vừa tránh không lực và pháo binh của địch truy kích. Mục đích của các cuộc hành quân này là làm tiêu hao lực lượng địch, bắt được càng nhiều quân lính của giặc bất kể là người Âu Châu, người Châu Phi hay bọn lính thuê người Việt, rồi dùng đám tù bịnh này làm áp lực với gia đình hay thân nhân của họ khiến cho các gia đình này phải đòi chính quyền Pháp phải nghiêm túc thương thuyết vói chính phủ kháng chiến và phải công nhận chủ quyền độc  của Việt Nam chúng ta. Đối với bọn tù binh lính đánh thuê người Việt, họ phải trải qua một lớp học tập rồi trả họ về nguyên quán để họ hòa minh trong nếp sinh hoạt bình thường với đại khối nhân dân hầu có thể cùng góp công góp sức vào cuộc chiến giải phóng đất nước.

Tất cả các chiến lược và chiến thuật quân sự trong ba giai đoạn trên đây đều phải được tiến hành nhằm  để hỗ trợ và phục vụ cho các sách lược chính trị và tuyên truyền, dân vận, địch vận cũng như quốc tế vận tùy theo hoàn cảnh và tùy theo giai đoạn theo đúng cẩm nang "quân sự song song với chính trị" và "tác chiến song song với dân vận và địch vận.

Mục đích chính của những chiến dịch  quân sự "công đồn đả viện"  như đã nói trên là làm cho địch phải  luôn luôn phải ở trong tình hết sức căng thẳng, mất ăn mất ngủ, phải luôn canh chừng và rơi vào thế bị động. Khi đó, tùy theo tình thế, nếu thấy rằng thuiận lợi, quân đội ta sẽ thừa thắng xông lên mở các chiến dịch bằng những trận đánh lớn, gây tổn thất nặng nề cho địch, làm cho dư luận chính quốc Pháp phải rúng động rồi biến thành phong trào đòi chính quyền Pháp phải tìm phương cách hòa giải rút quân khỏi Việt Nam.

Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày đầy đủ trong Chương 53 và Chương 54, sách Lịch sử và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã. Chương 53 có nhan đề là “Chiến Lược Và Chiến Thuật Của Quân Đội Kháng Chiến Việt Nam”, Chương 54 có tựa đề là “Quân Đội Việt Nam Tiến Sang Trong Giai Đoạn Tổng Phản Công”. Cả hai chương sách này đều đã được phổ biến trên Faceboook Nguyễn Mạnh Quang và sẽ được phổ biến trên mạng sachhiem.net và sachhiem.org trong một ngày gần đây.

Giai đoạn tổng phản công (trong thời kháng chiến 1945-1954) được khởi phát vào ngày 7/2/1950 với chiến dịch Lê Hồng Phong I. Chiến dịch này mở màn cho các trận đánh giải phóng các tỉnh vùng ven biên Việt Hoa theo sâu đó, khiến cho Liên quân xâm lược Pháp – Vatican phải co giò bỏ chạy giống như:

- Hàng hàng lớp Quốc Quân Trung Hoa thổ phỉ của Tưởng Giới Thạnh trốn chạy trước sức tấn công như vũ bão của Hồng Quân Trung Hoa vào hai năm 1948-1949.

- Các đạo quân đánh thuê người Việt cho Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican chạy trốn trước sức tiến công  của quân đội miền Bắc Việt Nam trong mấy tuần lễ  từ ngày 11/3/1975 đến ngày 30/4/1975.

Xin xem Phụ Trang 12 nói về cuộc chạy trốn của các đạo quân Xâm Lược Pháp – Vatican trong các trận đánh tiếp theo chiến dịch Lê Hồng Phong I vào đầu năm 1950, sách Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Trong Giai Đoạn Hình Thành 1946-1954 (Quân Sử 4).

Nhờ đã thi hành chính sách trường kỳ kháng chiến mà quân dân ta đã hoàn thành được hai nhiệm vụ lịch sử trọng đại (1) đánh bại được liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican, đòi lại chủ quyền độc lập cho dân tộc, và (2) sau đó lại đại thắng được cuộc chiến thống nhất đất nước 1954-1975, buộc Hoa Kỳ phải rút quân về nước để cho người Việt Nam giải quyết vấn đề Việt Nam. Cuối cùng giang sơn hình chữ S đã được nối liền vào ngày 30/4/1975.

Nếu đem so sánh:

- Chính sách tiêu thổ kháng chiến của nhân dân Liên Sô chống lại quân xâm lăng Đức Quốc Xã trong những năm 1941-1942,

- Chính sách tàn phá của Tướng Sherman ở các nơi ông hành quân từ Atlanta đến Savannah trong cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ (1861-1865), và

- Số lượng bom đạn cũng như khối lượng chất độc Da Cam mà quân đội Hoa Kỳ và các chính quyền Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu đã sử dụng để tàn phá đất nước Việt Nam và tàn sát dân ta trong những năm 1961-1975,

thì

“Chính sách tiêu thổ kháng chiến”   trong cuộc chiến chống xâm lăng của Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican trong những nămi 1945-1954  của nhân dân ta, thì đó chỉ là hạt muối trong Biển Thái Bình Dương.

Hy vọng ông Trần Gia Phụng sẽ nhận thức được giá trị và sự hữu hiệu của chính sách tiêu thổ kháng chiến trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền độc lập của một nước nhà trong thế kỷ vừa qua.

KẾT LUẬN

Tôi muốn nói với ông TGP rằng:

Là một người được huấn luyện về ngành chuyên môn dạy lịch sử và công dân, rồi viết sử, mà lại gia nhập những phe phái làm tay sai cho các thế lực ngoại thù để chống lại một tổ chức đã có công hoàn thành được nhiệm vụ lịch sử, đánh đuổi được các thế lực ngoại xâm, đòi lại chủ quyền độc lập cho dân tộc, và đem lại thống nhất cho tổ quốc, thì các bài viết lịch sử của ông còn có giá trị gì nữa không?

Mong ông suy nghĩ về những điều tôi trình bày ở trên. Trước đây tôi đã từng viết "Thế Nào Là Viết Sử Trung Thực, Khách Quan?" trong đó xác định vai trò và vị trí của người viết sử đối với cuộc chiến chia rẽ dân tộc vừa qua. Xin mời đọc ở http://sachhiem.net/NMQ/NMQ62.php. Đó là những gì mà tôi cho là đúng. Tuy nhiên, nếu có điều chi sai sót, xin được mọi người chỉ giáo.

Nguyễn Mạnh Quang

1/11/2016

__________

CHÚ THÍCH

(3) [Cụ Huỳnh và Bác Hồ của TS Phan Văn Hoàng] Nguyễn Văn Thịnh, Tam Hùng Đất Quảng, sachhiem.net. Ngày 3 tháng 2 năm 2016  (http://sachhiem.net/VANHOC/N/NguyenvThinh_11.php)

(5) Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1997), tr. 461- 462.

(6) Hồ Sĩ Khuê, Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm và Mặt Trận Giải Phóng (Wesminster, CA: Văn Nghệ,1992), tr.215 và 216.

(7) Bảo Đại, Con Rồng Việt Nam (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1990), tr.214.

(8) Cửu Long Lê Trọng Văn, Việt Nam Những Sự Kiện Lịch Sử Trong Thế Kỷ 20 (San Diego, CA: Mẹ Việt Nam, 1997), tr.267.

(9) Hoàng Văn Chí, Từ Thực Dân đến Cộng Sản (Tokyo, Japan: Tổ Chức Người Việt Tự Do – Tổ Hợp Xuất Bản Việt Nam – Cơ sở Nhật Bản, 1980?), tr. 55-57.

(10) Cửu Long Lê Trọng Văn, Sđd., tr. 201.

(12) Nguồn:. http://www.nhandan.org.vn/tinbai/?top=43&sub=80&article=139782.

(13) Hoàng Cơ Thụy, Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4 (Paris: Nam Á, 2002), tr. 1970.

(14) Hoàng Trọng Miên, Đệ Nhất Phu Nhân - Tập 1 (Los Alamitos, CA: Việt Nam, 1989), tr 79-80.

(15) Hoàng Văn Đào, Việt Nam Quốc Dân Đảng, (Saigon: TXB, 1970), tr. 255-256.

(16) Trần Gia Phụng (phungtrangia@yahoo.com).  Viết Cho Sự Thật.” Ngày 24/11/2009. Phổ biến trên các điễn đàn điện tử ngày 25/11/2009.

(21) Nguyễn Văn Tuấn, Chất Độc Màu Da Cam và Cuộc Chiến Việt Nam (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2005), tr. 35

(22) Nguyễn Văn Tuấn, Sđd., tr 171.

Nguyễn Mạnh Quang

_____________________________

Bài Đính Kèm

Hiện Tượng Nguỵ Tạo Lịch Sử

Trần Gia Phụng

10/17/2016 - 50 Comments

http://danlambaovn.blogspot.com/2016/10/hien-tuong-nguy-tao-lich-su.html#more

(Trình bày tại Lễ Khai mạc Trại Việt 2000-16, Dallas tối 14-10-2016)

A.- Lịch sử là quá khứ của loài người. Không ai có thể trở lui quá khứ để sửa đổi chuyện đã qua, nên để phục vụ mưu tính riêng, có người ngụy tạo lịch sử. Việc ngụy tạo lịch sử có thể chia thành hai nhóm: nhóm cá nhân và nhóm chính sách.

B.- Nhóm cá nhân ngụy tạo. Ví dụ tại Anh, vào đầu thế kỷ 20, nhà khảo cổ Charles Dawnson phát hiện tại Piltdown (East Sussex), hộp sọ một sinh vật được xem là gạch nối giữa vượn và người, mà lúc đó rất quý hiếm. Theo thuyết tiến hóa của Darwin, con người từ con vượn đi lên. Những nhà khảo cổ cho rằng như thế, trong lòng đất phải có bộ xương của loại sinh vật giữa người và vượn. Phát hiện của Dawnson đáp ứng đúng cái chủng người đó. Giống người có hộp sọ do Dawson phát hiện được đặt tên là “Homo-Dawnsonis”. Về sau, có người dùng phương pháp Carbon C14, đo phóng xạ của hộp sọ, thì thấy rằng đó là đồ giả tạo. Người ta không còn dùng chữ Homo-Dawnsonis, mà gọi là “Piltdown man”, và xem đây là trò lừa bịp lịch sử, do một cá nhân hiếu danh bày ra. Nhóm cá nhân ngụy tạo lịch sử đó không đông lắm và trước sau gì cũng bị phát hiện.

C.- Nhóm chính sách ngụy tạo: là nhóm do nhà nước độc tài chủ trương, điển hình là nhà nước cộng sản (CS). Ai cũng biết, hiện nay Việt Nam đang do cộng sản (CS) cai trị. Dưới chế độ CSVN, nền giáo dục nhập cảng từ Liên Xô, là “giáo dục phục vụ chính trị”, phục vụ chế độ, phục vụ đảng CS. Riêng trong bộ môn lịch sử, CS sử dụng duy vật sử quan, dựa trên những yếu tố vật chất, yếu tố kinh tế, những quan hệ sản xuất, để diễn giải tiến trình lịch sử nhân loại, tức nhìn lịch sử bằng con mắt đỏ. Đây là một sai lầm quan trọng.

D.-  Ngoài ra, CS còn không ngần ngại ngụy tạo, sửa đổi, bóp méo lịch sử một cách bài bản, có hệ thống, bịa ra những sử liệu giả để lừa dối quần chúng, xây dựng thành loại lịch sử theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm phục vụ chế độ CS, phục vụ đảng CS, nghĩa là cố tình sai lầm lần thứ hai.

E.- Để lừa dối quần chúng, CS dùng phương pháp “lộng giả thành chân”, tức nói dối nhiều lần, sẽ có lúc người ta tin là thật. Những thông tin do CS bịa đặt được lập lại nhiều lần, học tập nhiều lần, nhồi sọ nhiều lần, đến một lúc nào đó, người ta bị nhập tâm và tưởng là sự thật, rồi cuối cùng tin là sự thật.

F.- Một ví dụ nổi tiếng là chuyện nữ văn sĩ Dương Thu Hương vào đến Sài Gòn năm 1975, thì ngồi khóc bên lề đường, vì lúc đó bà mới phát hiện là thế hệ của bà bị CS tuyên truyền, lừa phỉnh cả thời thanh xuân.

G.- Một ví dụ nổi tiếng là chuyện nữ văn sĩ Dương Thu Hương vào đến Sài Gòn năm 1975, thì ngồi khóc bên lề đường, vì lúc đó bà mới phát hiện là thế hệ của bà bị CS tuyên truyền, lừa phỉnh cả thời thanh xuân.

H.- Một ví dụ khác mà hy vọng nhiều người lớn tuổi từng có kinh nghiệm: Trước năm 1975, CS Bắc VN tuyên truyền rằng dân chúng trong Nam bị “Mỹ Ngụy” kềm kẹp, nên dân chúng Nam VN đói rách xác xơ, đến nỗi dân chúng Bắc VN tin là thật. Sau ngày 30-4-1975, nhiều người miền Bắc vào Nam thăm gia đình, đem theo chiếu mền rách, gạo chắt chiu tích lũy được, để tiếp tế cho bà con miền Nam, nhưng thật không ngờ khi mới đi qua sông Bến Hải, đã phải giựt mình vì sự giàu có ở miền Nam.

I.- Vì dựa trên duy vật sử quan, toàn bộ lịch sử Việt Nam do CS ngụy tạo đều cần minh bạch trở lại, từ thuở bình minh của đất nước cho đến ngày hôm nay. Ở đây, chỉ xin nêu ra vài sự kiện điển hình.

1). Trước hết là những câu chuyện nhồi sọ trẻ em, thiếu niên như chuyện Kim Đồng, Lê Văn Tám, Phan Đình Giót (lấy thân mình lấp lổ châu mai)… Tác giả Trần Huy Liệu đã tự thú trước khi chết là chính ông ta sáng tác chuyện Lê Văn Tám, và nhờ tác giả Phan Huy Lê cải chính giùm. Thế mà cho đến nay, trong sách vở CS vẫn ca tụng Lê Văn Tám, các tỉnh thành vẫn còn trường Lê Văn Tám, đường Lê Văn Tám …

2). Thứ hai cần phải bạch hóa những câu chuyện bịa đặt bao quanh nhân vật Hồ Chí Minh, kẻ nhập cảng chủ nghĩa CS, làm điêu đứng dân tộc Việt Nam cho đến ngày nay.

3).  Thứ đến cần giải mã một số chuyện được CS đưa vào lịch sử như chuyện Xô Viết Nghệ Tĩnh. Năm 1930, nông dân Việt Nam bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên nghèo đói, nổi lên chống nhà cầm quyền thực dân Pháp. Trong lịch sử Việt Nam, mỗi lần lụt lội hay hạn hán mất mùa, nông dân đều nổi dậy. Đây là chuyện thường xảy ra trong lịch sử. Hồ Chí Minh lúc đó ở Trung Hoa, nghe tin nầy, liền báo cáo với CSQT rằng dân chúng Nghệ Tĩnh nổi lên chống Pháp, lập “chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh”. Đây là chuyện hoàn toàn bịa đặt. Đảng CSVN lúc đó không biết việc nầy. (Tài liệu của Nguyễn Minh Cần), Về sau, chính HCM phải trả giá cho sự bịa đặt của mình, bị kiểm điểm ở Liên Xô.

4). Năm 1945, Hồ Chí Minh và Việt Minh cùng đảng CSĐD cướp chính quyền. Khi ra mắt chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2-9, HCM tuyên thệ cương quyết chống Pháp. Tuy nhiên, khi Pháp trở lui, HCM lại thỏa hiệp với Pháp để duy trì quyền lực. Đến khi bị Pháp áp lực nặng nề, đòi đứng ra duy trì an ninh Hà Nội, thì HCM và lãnh đạo CS đứng trước nguy cơ bị bắt. Vì vậy, muốn trốn thoát khỏi Hà Nội, HCM mới tuyên bố tổng khởi nghĩa để có lý do chính đáng chạy trốn và đổ gánh nặng chiến tranh lên vai dân tộc Việt Nam.

5). Sau khi chạy trốn, HCM kêu gọi toàn dân tiêu thổ kháng chiến (TTKC). Theo CS, TTKC là tự phá hủy nhà cửa, ruộng vườn, đường sá, kho tàng, cơ sở sản xuất, không cho Pháp sử dụng khi chiếm đóng. Thật ra, HCM và CSVN còn nhắm nhiều mục đích thâm độc khác: 1) Về vật chất, TTKC phá nhà cửa để dân chúng không có chỗ trở về, phải tản cư theo VM, để cào bằng kinh tế giữa người giàu với nhà nghèo theo đúng chính sách của CS. 2) Về lịch sử, TTKC phá hủy những cơ sở lịch sử, những công trình kiến trúc, nhằm xóa bỏ quá khứ. Ví dụ tháng 2-1947, ở kinh đô Huế, trong Tử cấm thành, VM đặt chất nổ phá điện Cần Chánh, Càn Thanh, Kiến Trung, cung Khôn Thái, đốt điện Thái Hòa may được Pháp cứu kịp; hoặc VM đập phá những thành trì do nhà Nguyễn xây dựng ở các tỉnh lỵ. 3) Về tinh thần, TTKC phá hủy từ đường, miếu mạo, chùa chiền, nhà thờ, là những nơi thờ phượng của dân chúng.

6). Một ví dụ gần đây để mọi người dễ nhận thấy: Năm 2012, xuất hiện phim “Mậu Thân 1968”, do bà Lê Phong Lan đạo diễn. Đây không phải là phim truyện xi-nê bình thường, mà là do CS cố tình giải thích lại lịch sử Tết Mậu Thân bằng hình ảnh, nhằm bào chữa cho tội ác của CS trong biến cố nầy. Trong phim, CS cho rằng “Mỹ ngụy” mới là tác giả của những nấm mồ tập thể (?). Những ai đi du lịch Huế đều bị nghe các hướng dẫn viên nói lại như thế, vì họ bị bắt buộc phải nói như thế. Chứng nhân Tết Mậu Thân còn đó, tài liệu sách vở, hình ảnh Mậu Thân còn đó, mà CS thay trắng đổi đen trắng trợn thật lộ liễu.

J.- Chính sách ngụy tạo, bóp méo lịch sử nhằm phục vụ đảng CS không thể trình bày hết được ở đây trong một thời lượng ngắn. Hiện tượng ngụy tạo lịch sử làm lạc hướng lịch sử dân tộc, rất nguy hại cho tương lai đất nước. Vì vậy, chúng ta cần phải thường xuyên khảo chứng cẩn thận sử liệu của CS, nhằm bạch hóa lịch sử, xóa bỏ nhiễu xạ, trả lại sự thật cho lịch sử. Hiện tượng ngụy tạo lịch sử do chủ trương, chính sách của CS chỉ chấm dứt khi chấm dứt chế độ CS độc tài đảng trị.

K.- Trước khi kết thúc, xin chú ý một điều là CS chủ trương ngụy tạo lịch sử để che giấu tội lỗi đã gây ra cho dân tộc. Vì vậy, bạch hóa hồ sơ CS là việc làm cần thiết để làm cho lịch sử trong sáng, đúng như quá khứ đã xảy ra, nhằm duy trì truyền thống dân tộc và giáo dục các thế hệ thanh thiếu niên trong tương lai, chứ không có nghĩa là vu khống, bôi lọ hay nói xấu CS. Trên đất nước tự do nầy, ai muốn hòa giải hòa hợp thì tùy người đó, nhưng xin mọi người đừng quên, xin đừng bao giờ quên những kinh nghiệm lịch sử, vì quên kinh nghiệm lịch sử, thì người Việt có thể lầm đường lần nữa; và cũng xin đừng bao giờ quên những tội ác, nhất là tội ác diệt chủng và phản quốc của CS, vì quên tội ác sẽ làm cho tội ác tái diễn và gia tăng.(Dallas, 14-10-2016)

Trần Gia Phụng

danlambaovn.blogspot.com