Đối Thoại Với Giáo Hoàng John Paul II

nhiều tác giả

http://sachhiem.net/DOITHOAI/GiaodiemDT4.php

20-Aug-2014

ĐẠO NÀO XUẤT THẾ TIÊU CỰC? ĐẠO NÀO NHẬP THẾ TÍCH CỰC?

Nguyễn Hoài Vân

CHA TAO, CHA MÀY

Tôi rất ngán thái độ chia rẽ con người với con người bằng cách dán cho tôn giáo này nhãn hiệu này, tôn giáo khác nhãn hiệu khác, rồi phong cho cái này là tốt, là đúng, chê bai cái kia là thấp kém, là lầm lạc. Thái độ ấy cũng vô lý và đáng thương như câu chuyện mấy đứa trẻ mồ côi đập nhau chí tử, để tranh cãi rằng: “Cha tao giàu hơn cha mày, mạnh hơn cha mày, v.v…”, mà không biết rằng chúng đều là anh em ruột cùng chung cha mẹ!

Thông thường, người ta hay bảo Ky Tô Giáo, Khổng Giáo, là “tích cực, nhập thế”, còn Phật giáo, Lão Giáo là “tiêu cực, xuất thế”. Để dẹp bớt cái luận điệu tào lao này, tôi sẽ nêu lên một số tính chất tiêu cực và xuất thế trong tư tưởng Ky Tô Giáo, rồi nhìn qua vài khía cạnh tích cực, nhập thế của Phật giáo. Tôi cũng có thể viết một bài tương tự với Khổng và Lão Giáo, nhưng đó không phải là chủ đề của bài viết này.

VÀI MẶT TIÊU CỰC TRONG TƯ TƯỞNG KITÔ GIÁO

Xin chọn vài thí dụ, lấy từ thần học của Thánh Augustin (354-430), được coi như một cột trụ của Giáo Lý Ky Tô Giáo. Vị thánh này là người đã “sáng chế” ra “tội Tổ Tông” hay “tội nguyên thủy” (péché originel), để chống lại quan điểm “nhân chi sơ, tính bổn thiện” của Thầy Tu Pélage (mất năm 418). Trong khi Pélage cho rằng con người có tự do, và có thể tích cực chọn lựa giữa làm việc thiện hay làm việc ác, thì Augustin quả quyết con người chỉ có thể làm việc ác, và chỉ khi nào được hưởng nhờ Hồng Ân Thiên Chúa con người mới biết làm việc thiện, để hy vọng được cứu rỗi. Quan điểm này hoàn toàn tiêu cực, nhất là khi Augustin nhấn mạnh là Thiên Chúa chỉ ban phát Hồng Ân của Ngài cho một số người được chọn lọc (praedestinati), theo những tiêu chuẩn riêng của Ngài mà không ai có thể hiểu nổi. Tuy nói vậy, nhưng Augustin cũng vẫn “bật mí” cho chúng ta biết một tiêu chuẩn trọng yếu: đó là số người được hưởng nhờ ơn Chúa, và được giải thoát, phải bằng với con số Thiên Thần bị giáng chức và bị tống cổ ra khỏi Thiên Đàng. Những người còn lại, thuộc về tập thể bị loại trừ (massa perditionis), sẽ bị thiêu đốt đời đời trong Hỏa Ngục. Ý kiến “tiền định” tương tự cũng có thể được nhận thấy trong Thánh Thư của Thánh Phao Lô (gửi tín hữu La Mã 8:28-30).

Như vậy, bạn đọc thân mến, tôi rất hân hạnh được báo cho bạn biết, nếu bạn chưa biết, rằng trên nguyên tắc, bạn là một tên tội lỗi, hèn hạ, xấu xa, dơ dáy, ác ôn, độc địa. Một tên… phản động, phản cách mạng! Tương lai tốt đẹp nhất mà bạn có thể mơ ước là sự thiêu đốt đời đời trong Hỏa Ngục giữa một bầy ác quỷ vô cùng kinh tởm. Tuy nhiên, giả sử trong muôn một, có một anh Thiên Thần ấm ớ nào đó bị đuổi khỏi Thiên Quốc, và bạn lọt được lên trên ấy để thế vào chỗ của anh ta, thì đó là do Ơn Chúa, được ban phát cho bạn, chứ chẳng phải vì bạn xứng đáng chi cả. Vả lại, bạn cũng chẳng thể làm được điều gì xứng đáng, vì bản thân của bạn là xấu xa, tội lỗi. Nói cách khác, bạn hoàn toàn bó tay và chỉ có thể trông nhờ nơi Ơn Chúa. Mà Ơn Chúa có ban phát hay không ban phát cho ai thì lại đã được định đoạt từ ngàn đời trước rồi! Tôi gọi đó là một tư tưởng tiêu cực, bạn nghĩ sao?

Nếu từ lập luận này mà tôi bảo Ky Tô Giáo là tiêu cực, thì nhiều người sẽ trích dẫn một triệu lẻ một kinh điển ra để minh chứng ngược lại, rằng Ky Tô giáo rất tích cực, và họ có lý. Điều này cho thấy không thể từ một số suy tưởng cục bộ mà dán một nhãn hiệu lên cho một tôn giáo!

VÀI KHÍA CẠNH TÍCH CỰC TRONG TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO

Phật giáo coi bản tánh của mọi chúng sanh đều là Phật. Chỉ cần bỏ những mù quáng, mê chấp, thì nhận ngay ra mình là Phật. Không ai bị bỏ rơi, không có “massa perditionnisi” vì mọi người đều là Phật, bỏ sao được? Đó là một điểm tích cực quan trọng. Mặt khác, cũng không cần sự cứu rỗi từ bên ngoài vì Phật ở sẵn trong mình rồi, chứ nào có ở đâu trên mây trên gió mà phải nhào tới cứu độ mình? Tức là mỗi người cần tích cực đi tìm giải thoát, với sự soi sáng tự nhiên của Phật Tính nơi mình, để thay đổi cách nhìn của mình về sự vật, về mình, và để tìm thấy chính mình.

Trên con đường tu tập, Phật giáo dạy phải thực nghiệm, chẳng nên tin vào giáo điều lý thuyết chi cả. Tức là phải tích cực tìm hiểu, chứ không thụ động tin theo ông thần này hay ông thánh nọ, để rồi mù quáng tiêu cực loại bỏ những gì không nằm trong “giáo lý” của mình.

Đối với vấn đề thiện ác, Phật giáo có một nhãn quan đặc biệt tích cực. Khi sự ác được chấp nhận như hậu quả của lẽ nhân duyên, thì không còn có thái độ tiêu cực loại bỏ. Kẻ sát nhân, người nham hiểm, chẳng qua cũng chỉ là nạn nhân của nghiệp báo chập chùng, nhân duyên trùng điệp, chứ trong bản tánh họ vẫn là Phật kia mà! Biết đâu chính vì những hành động tàn ác kia mà họ ý thức, giác ngộ và trở thành bậc Chánh Giác? Với tinh thần ấy, người ta thông cảm, tìm hiểu những nhân duyên của một hành động tàn ác, và tìm cách nâng đỡ, chứ không loại trừ cá nhân làm việc ác ấy. Nếu có phê phán, thì người ta phê phán hành động chứ không phê phán con người. Điều này rất tích cực, vì nó không bao giờ loại bỏ khả năng hướng thiện dù trong bất cứ tình huống nào.

Nói: Anh “” xấu xa, như trong ngôn ngữ Tây phương thông thường (you are bad), rất khác với: “anh đã làm một việc xấu xa”. Câu nói thứ hai có ý nghĩa tích cực quan trọng. Tương tự như vậy, trong trị liệu, tôi thường cố gắng nói với bệnh nhân: “Vous avez une dépression” (anh hay chị đang mắc chứng suy nhược thần kinh), thay vì: “Vous êtes déprimé” (anh chị “” suy nhược thần kinh). Với câu nói ấy, tôi cố gieo một chủng tử tích cực, hướng tâm lý người bệnh về một hướng tích cực, thuận lợi cho sự lành bệnh.

Những quan điểm vừa nêu có phải là đặc thù của Phật giáo hay không? Hoàn toàn không. Chẳng hạn dưới một hình thức khác, những quan điểm ấy đều hiện hữu trong tư tưởng Ky Tô giáo. Thật vậy, tôi có thể tìm thấy tất cả những gì tôi vừa nói về Phật giáo trong Thánh Kinh. Vậy, đạo nào tích cực? Đạo nào tiêu cực?

TƯ TƯỞNG XUẤT THẾ TRONG KITÔ GIÁO

Chúng ta có thể dựa vào một số lời nói của chính Đức Ky Tô để nhận ra một khuynh hướng xuất thế rất đậm nét trong Kitô giáo.

- Trong Phúc Âm thánh Gioan (15:19), Đức Ky Tô nói rất rõ với các môn đệ, tức là với tất cả những Ky Tô hữu: “Các con không thuộc về thế gian, thầy đã đặt các con ra ngoài thế gian”. Và khi toàn quyền La Mã Pilatô tra vấn Ngài, Ngài cũng tuyên bố: “Vương quốc của Ta không thuộc về thế gian” (Gio-An.18:36).

- Thật ra, Đức Ky Tô không những chủ trương đứng ngoài thế gian, mà Ngài còn coi thế gian là nguồn của sự dữ, là vương quốc của Ác quỷ, là sự chống phá lại công trình của Ngài. Ngài nói: “Thế gian thù ghét Ta vì Ta chứng minh được rằng những công trình của thế gian đều xấu xa” (Gio-an 7:7). Một lúc khác, trong lời cầu nguyện với Thiên Chúa, Ngài nói: “Con đã truyền cho họ (các môn đệ) lời nói của Cha và thế gian đã thù ghét họ, vì họ không thuộc về thế gian, như chính con cũng không thuộc về thế gian.” (Gioan 17:14). Rõ rệt hơn nhất, trong Gioan 12:31, Ngài gọi Ác quỷ là “Vua của thế gian” và trong Gioan 12:30, Ngài phán: “Từ nay, Ta không còn nói chuyện với anh em được nữa, vì Vua của thế gian này đã đến”.

Bây giờ tôi xin bạn chú ý đến một câu chuyện được kể lại trong tất cả các bộ Phúc Âm trừ Phúc Âm Gioan. Đó là chuyện Ác quỷ cám dỗ Đức Kitô: Trước khi Đức Kitô thu nhận môn đệ và bắt đầu giảng dạy, Ngài đã vào sa mạc tĩnh tâm một thời gian. Lúc ấy, Ác quỷ đến cám dỗ Ngài. Có ba sự cám dỗ, sau khi Đức Kitô đã vượt qua hai sự cám dỗ đầu tiên, thì Ác quỷ đưa Ngài lên một đỉnh núi cao và chỉ cho Ngài thấy tất cả thế gian với những vương quốc giàu mạnh, vinh quang, những lâu đài lộng lẫy, những thú vui vô số và bảo Ngài phải khuất phục nó, thì thế gian sẽ thuộc về Ngài. Đương nhiên là Đức Ky Tô lại khước từ thêm một lần nữa, với câu nói bất hủ: “Vade retro, Satanas” (Satăng, hãy cút đi!). Đức Thích Ca cũng đã từng bị Quỷ Vương cám dỗ một cách tương tự.

Qua câu chuyện này, chúng ta thấy Ác quỷ Satăng chính là Vua của thế gian, và Đức Ky Tô với quyền năng của Ngài, cũng có thể ngự trị trên thế gian, y hệt như Ác quỷ. Mặc dầu vậy, Đức Kitô đã chọn khước từ thế gian, thậm chí sau này còn chấp nhận cho thế gian giết chết mình…

Thật ra quan điểm xuất thế đã hiện hữu trong tư tưởng Do Thái, đặc biệt từ khi dân tộc này bị lưu đày vào năm 538 tới 587 trước Công Nguyên. Khi ấy trong nổi buồn tha hương, vong quốc, đất nước hoàn toàn bị phá hủy, người Do Thái chỉ còn biết ngước mắt kỳ vọng nơi một quê hương trên trời. Quê hương thật, đất nước thật của họ, từ đó, chính là Nước Trời, chứ không còn là một mảnh đất nào trên cõi thế nữa. Thánh Phao Lô, trong Thánh Thư gửi người Do Thái (11:14), cũng đã nhắc lại niềm tin này.

Một tư tưởng khác rất phổ thông trong Ky Tô giáo, là sự xác quyết sẽ có một ngày tận thế. Tất cả những gì con người xây dựng được nơi thế gian đều sẽ bị hủy diệt. Đức Ky Tô, trong các đoạn Phúc Âm Mát-Thêô 24, Mác-cô 13 và Lu-ca 21 đã nói về vấn đề này. Tức là sẽ không có một thế gian tốt đẹp, viên mãn, trường cửu như con người thường ước mong. Lịch sử sẽ không phải là giòng sông đưa nhân loại đến bờ hạnh phúc, hay con đường xa lộ dẫn cái xã hội mà ta đang sống đến với Thiên Chúa như Hegel từng quan niệm. Nước Chúa sẽ không phải là sự nối dài của cái xã hội mà ta đang sống, đang chăm lo bồi đắp. “Tất cả đều sẽ bị hủy diệt” đó là lời Chúa!

Nhiều người sẽ nói: đó là chuyện xa vời, ngay bây giờ, vẫn phải chăm lo cho gia đình, cho xã hội, cố sức xây dựng bình an hạnh phúc, v.v.. Đó là những ý tưởng rất chính đáng của đại đa số con người. Nhưng Đức Ky Tô nghĩ sao?

Về gia đình, Ngài bảo với các môn đệ, với tất cả chúng ta, rằng phải bỏ hết tất cả những ràng buộc gia đình, để theo Ngài: “Nếu kẻ nào đến với ta mà không từ bỏ cha mẹ mình, vợ con mình, và cả chính đời sống của mình, thì người ấy không thể là môn đệ của ta” (Lu-ca 14-26). Khi có môn đệ xin được về nhà từ giã gia đình trước khi lên đường theo Ngài, Đức Kitô từ chối ngay tức khắc và nạt rằng: “Kẻ nào đã bắt tay vào cày ruộng (tức là đã theo Ta) mà còn nhìn về phía sau, thì kẻ ấy không xứng đáng vào Nước Chúa!” (Lu-ca 9-26). Một môn đệ khác xin về chôn cất cha mình vừa mới qua đời, ngài cũng từ chối rằng: “Cứ để người chết chôn người chết, phần anh hãy đi rao giảng nước Trời” (Lu-ca 9:59-60). Phải nói là Chính Đức Ky Tô cũng đã hoàn toàn từ bỏ gia đình mình. Trong Phúc Âm, không khi nào thấy Ngài gọi mẹ Ngài là “mẹ”, mà chỉ nói “Bà kia”. Và một ngày nọ khi   đang ở giữa đám đông, thì có người đến báo tin cho Ngài biết rằng: “ Mẹ anh và các em anh đang tìm anh ngoài kia”. Đức Ky Ttô rảo mắt nhìn quanh cử tọa, rồi nói: “Đây là mẹ ta, đây là anh em ta, tất cả những ai hành động theo thánh ý Chúa, đều là mẹ và anh em ta”. (Mác-cô 3:32-35).

Còn đối với xã hội? Đức Ky Tô nói rất rõ: “Đừng lầm tưởng rằng ta đến để mang lại hòa bình trên trần thế, ta không đến để đem lại bình an, mà chính là để đem lại gươm đao, cho người con trai nổi lên chống lại cha mình, người con gái chống lại mẹ mình, người con dâu chống lại mẹ chồng, người trong một gia đình đối nghịch lại với nhau” (Mát-Thêô 10:34-35). Trong Phúc Âm Lu-ca, Ngài cũng nói một câu tương tự (Lu-ca 12:51-53). Việc “đem lại gươm đao” cũng được nhắc đến ở đọan Phúc Âm Lu-ca 22-36, khi Đức Ky Tô nói với các môn đệ: “Ai chưa có võ khí thì hãy bán áo choàng của mình đi mà mua lấy một thanh gươm”.

Đương nhiên là thái độ này của Đức Ky Tô không mấy gì là “politically correct”, và nhiều người “thông minh” hơn Ngài đã phải lập tức giải thích rằng: Ngài nói vậy nhưng phải hiểu khác, phải hiểu rằng, thì, mà, là… ngược lại! Cũng như khi Ngài dạy phải bỏ hết tiền bạc, tài sản, hay cho rằng “Người có của vào nước Trời còn khó hơn con lạc đà chui qua lỗ kim”. Những lời nói ấy làm rộn sự “bình an” hưởng thụ của nhiều người. Họ không thể nào chấp nhận chúng được. Vì thế, họ phải dạy khôn Đức Ky Tô, bảo Ngài phải hiểu những lời Ngài nói một cách khác, hợp với những nếp suy tư trưởng giả và những ham muốn thường tình của họ hơn. Đừng quên, người đương thời đã đem Chúa Kitô ra đóng đinh trên thập giá, thậm chí ngay chính những kẻ trong gia đình Ngài cũng đã muốn bắt giữ Ngài, vì họ cho rằng: “Nó đã mất trí!” (Mác-cô 13:21)

PHẬT GIÁO VÀ KHÁI NIỆM NHẬP THẾ

Phật giáo không phân biệt thế gian với “ngoài thế gian”. Tất cả đều là tâm (vạn Pháp quy tâm). Vậy thì chỉ có Tâm. Nếu chỉ có Tâm mà thôi, thì xuất thế phải ra ngoài Tâm. Khi ấy, thử hỏi cái gì sẽ ra ngoài Tâm? Có phải cũng là tâm hay không? Tâm làm sao phải ra ngoài Tâm được? Vậy, Phật giáo không xuất thế!

Một cách nói khác: Tất cả chúng sinh đều có Phật tính, vậy thì Phật ở đầy trong thế gian này, nhìn đâu cũng thấy Phật, Phật làm sao mà xuất thế được? Đây cũng là một cách giải thích nghệ thuật của Phật giáo, đặc biệt là của Thiền Tông, với những bài thơ hay những bức họa đầy tình thân ái, mô tả những cảnh vật nhiều khi rất nhỏ nhoi, những con người nhiều khi rất bé mọn, những động tác nhiều khi rất tầm thường, diễn đạt niềm cảm thông sâu sắc với tất cả những gì chung quanh. Nhất định là các nghệ sĩ và Thiền sĩ ấy không khước từ thế gian, không coi thế gian là hiện thân của sự Ác… sự Ác có chăng thì chỉ là kết quả của vô minh, chứ dưới tấm màn vô minh ấy, vẫn luôn tiềm tàng Phật tính. Có khác với tư tưởng của Đức Ky Tô hay không? Tôi nghĩ là không khác, mặc dù những gì tôi vừa viết ở đoạn trên còn cần được trình bày rõ ràng hơn. Xin hẹn bạn dịp khác.

Một loại lập luận khác có thể được nêu lên là: hạnh nguyện Bồ Tát, từ chối sự giải thoát cho riêng mình khi còn bất cứ chúng sinh nào chưa được giải thoát, chính là một tư tưởng nhập thế triệt để. Phật giáo Mật Tông cũng tin ở Phương Đông có một vị Phật tên là Aksobhya (A Súc Bệ), tượng trưng cho sự nhập thế, cứu độ, đi từ vô biên vào thế giới hữu hạn để thực hiện sự cứu độ và đi từ hữu hạn đến vô biên để thực hiện sự giải thoát…

DANH HIỆU CỦA QUỶ VƯƠNG

Trong truyền thống Do Thái, Ky Tô và Hồi Giáo, người ta gọi Ác Quỷ là Satăng. Bạn có biết chữ ấy có nghĩa gì không? Trong tiếng Do Thái cổ, chữ ấy được dùng để chỉ người có trách nhiệm lên án trong một phiên tòa, như một loại Công Tố Viên ngày nay vậy. Nói rộng ra, tất cả những kẻ lên án người khác, đều có thể được gọi là Satăng! Và khi chúng ta lên án bất cứ ai, thì đó chính là tiếng nói của Quỷ Vương trong chúng ta. Vì thế, Đức Kitô mới nói: “Đừng lên án, để khỏi bị lên án”. Và nhất là đừng lên án cả một tập thể, cả một cộng đồng, thậm chí cả một phần nhân loại, vì tín ngưỡng của họ. Bạn có thể nghĩ được rằng tất cả những người không cùng tôn giáo với bạn, trong đó có bạn bè của bạn, thậm chí ông bà tổ tiên của bạn đều đáng bị liệng xuống địa ngục nào đó hay không? Phải chăng họ đều là những ác quỷ, hay những “chuẩn ác quỷ”? Dù cho bạn có thuộc về tôn giáo nào đi chăng nữa, thì bạn cũng vẫn là thiểu số trong toàn nhân loại. Vì thế lên án những người khác tôn giáo với mình, chính là tự đặt mình vào một địa ngục ngay từ bây giờ với vô số “ác quỷ” nhan nhản chung quanh mình!

Thật ra, có những sự lên án gay gắt, nhưng cũng có những chê bai lịch sự, tuy không kém phần trịch thượng, kiểu như: Đạo ấy chưa hiểu tới, hay chưa đạt đến trình độ này, trình độ khác. Tôi  nói thái độ này cũng vẫn là một sự lên án, vì ta không thể biết nó sẽ trở thành gay gắt lúc nào, và vì nó có thể gợi lên những phản ứng gay gắt nơi những anh em bị mình chỉ trích. Thái độ ấy cũng vẫn là thái độ của Satăng, của Ác Quỷ.

Hơn lúc nào hết, cần đi tìm những điều giống nhau trong các tôn giáo, các giòng tư tưởng hơn là đào sâu những khác biệt. Riêng trong sự tìm hiểu những điều cốt lõi của Ky Tô giáo và Phật giáo, thì tôi có thể xác quyết với bạn rằng: Quả thực, tôi không hề thấy điều chi mâu thuẫn giữa hai tôn giáo này.

THƯ NGỎ GỬI GIÁO HOÀNG JOHN PAUL II

Vũ Trọng Minh

Hoa Kỳ, ngày 15-3-1995

Kính gửi: Giáo Hoàng John Paul II

Tòa Thánh Vatican

La Mã

Kính thưa Ngài,

Người được hân hạnh viết thư này gởi đến Ngài là một Phật tử Việt Nam tỵ nạn tại Hoa Kỳ đã mười sáu năm; Sau khi đọc cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng của Ngài, do ông Hoàng Quý dịch ra Việt ngữ, thấy cần phải lên tiếng trình bày với Ngài một vài điều ngộ nhận để góp ý kiến phê phán và sửa chữa.

Trước hết vì dịch giả là một trí thức Công giáo, tổng thư ký nguyệt san Hiệp Nhất, hẳn phải là một tín hữu thuần thành, do đó tôi tin rằng bản dịch này không có gì thiếu sót hoặc sai lầm trong việc chuyển ngữ, và phản ảnh trung thực những ý tưởng của Ngài nên tôi căn cứ vào đó mà viết thư này.

Điều thứ hai là những vấn đề mà Ngài nêu ra cho các giáo hữu Kitô toàn thế giới, có ít hoặc không có liên hệ đến Phật tử chúng tôi thì xin miễn bàn đến. Tôi chỉ nêu lên một vài điểm ở chương “Đức Phật Thích Ca” từ trang 104 đến trang 109 của bản dịch, nói về Phật giáo. Sau hết, tôi không phải là trí thức hay học giả, mà chỉ là một người thường dân trung bình, nên tôi không đi vào lý luận trừu tượng, tối tăm mà chỉ nói đến những sự việc có thực, nhiều người biết, đã và đang xảy ra tại nước tôi hoặc nơi khác, nhất là những việc tôi đã nhìn thấy bằng mắt, nghe thấy tận tai đối chiếu với lời nói thành văn của Ngài.

Trăm nghe không bằng một thấy” là câu tục ngữ quen thuộc của người Việt chúng tôi. Cũng như Ngài đã hiểu rõ Cộng sản bằng thực tế xảy ra ở quê hương Ba Lan của Ngài, tôi cũng hiểu đạo Chúa bằng thực tế xảy ra tại nước tôi. Vậy thì trong cả hai trường hợp ấy, sách vở đâu có giá trị bằng cái biết trực tiếp, mà nhiều khi sách vở chỉ là văn chương phù phiếm, hoặc lý luận quanh co để che dấu những sự thật chẳng tốt đẹp gì.

Thưa Ngài, ở đầu chương này (trang 105 của bản dịch) Ngài viết rằng:

Giáo lý của Phật giáo về ơn cứu độ tạo thành tâm điểm hoặc đúng hơn là một điểm duy nhất trong hệ thống này. Tuy nhiên, cả truyền thống Phật giáo lẫn những phương pháp khơi nguồn từ đó đưa ra một nền thần học cứu rỗi hầu như độc hữu tiêu cực.

Nói ngắn gọn hơn nữa, Ngài khẳng định: “Giáo lý, truyền thống, phương pháp của Phật giáo đều là tiêu cực cho nên thần học cứu rỗi của Phật giáo đều là tiêu cực”. Nếu đó là ý kiến của Ngài thì tôi xin nói ngay là Ngài đã sai lầm nghiêm trọng, nếu không muốn nói là Ngài cố tình xuyên tạc với hậu ý không lương thiện.

Trước hết, ý niệm cứu rỗi hàm ý có một vị thần linh toàn năng, toàn triệt, cao cả nhất (tức là Thượng Đế hoặc Chúa) ban ân huệ cho các tín đồ bằng cách xóa bỏ các tội lỗi của họ, như ông quan tòa tha tội cho các phạm nhân. Ý niệm ấy không có trong Phật giáo vì đó chỉ là một ảo tưởng do con người bịa đặt ra để dọa dẫm và lừa dối nhau mà thôi. Cả mấy ngàn năm qua, chưa có ai thấy Thượng Đế mặt mũi ra sao, chưa có ai nhìn thấy Thiên Đường ở đâu. Người nhút nhát, sợ hãi nghe vậy vội vàng lễ lạy ngày đêm, dâng cúng phẩm vật tiền bạc, ruộng đất nhà cửa, làm giàu cho các tu sĩ và Giáo hội cho nên họ mới có tài sản đồ sộ hàng trăm, hàng ngàn tỷ, mà Ngài thừa biết, là tài sản của Tòa Thánh Vatican.

Phật giáo bác bỏ ý niệm ấy vì nó không có thực, nó phi lý, nó làm ngu tối con người. Phật tử không bao giờ tin là có một ông hay bà Thượng Đế nào có quyền năng như vậy cả. Những hành động xấu xa, ác độc, của một cá nhân tạo ra, trở thành nghiệp quả xấu cho chính cá nhân đó. Muốn tháo gỡ nghiệp quả đó thì chính bản thân người ấy phải nỗ lực để tự cải thiện, làm điều lành, tránh điều dữ, tu tỉnh lại và thay đổi lối sống, lối suy nghĩ, hướng về cái tốt, cái lành trong đời sống, yêu thương súc vật cho đến cây cối. Có như vậy mới mong giảm thiểu hoặc chuyển đổi được nghiệp quả đó chứ không có một ông thần, bà thánh nào can thiệp được cả. Không cần phải lễ lạy đêm ngày, không cần phải cúng tiền, hiến ruộng, hiến thân cho ông tu sĩ nào hết.

Chỉ với đoạn văn trên của Ngài, tôi cũng biết là Ngài chưa bao giờ đọc một cách kỹ lưỡng về Phật giáo, hoặc nếu có thì chỉ coi mấy bản tường trình tóm tắt của các cận thần phụ tá. Tiện đây xin nói thêm rằng kinh điển Phật giáo rất nhiều, quá nhiều nữa - không có một tôn giáo nào trên thế giới này có nhiều kinh điển như Phật giáo, không phải vài ba chục cuốn như Công giáo, Tin Lành, Do Thái, Hồi Giáo... mà có hàng ngàn bộ kinh, đọc cả đời chưa chắc đã hết.

Ngay cả mấy bộ kinh quan trọng như kinh A Hàm, kinh Lăng Già, kinh Hoa Nghiêm, kinh Thủ Lăng Nghiêm... có muốn đọc hết cũng phải hàng chục năm. Mà có đọc chăng nữa, cũng không chắc gì hiểu nổi, nếu chưa tuần tự tu hành (vừa tu tập vừa hành động) theo đúng phương pháp để đạt được một trình độ tâm linh sung mãn. Dù Ngài có muốn đọc đi nữa, thì ở ngôi vị Giáo Hoàng, vừa làm chính trị toàn cầu, vừa quản trị một Giáo hội lớn như Vatican, làm sao Ngài có thì giờ, trong khi biết bao vấn đề cấp bách cần phải giải quyết vì Giáo hội đang trên đà xuống dốc như hiện nay.

Ngoài ra, những điều Ngài phê bình là tích cực hay tiêu cực, dù có định nghĩa trong tự điển, cũng chỉ là những khái niệm tương đối và trừu tượng.

Ta không thể nhìn thấy, không thể nghe thấy, không thể đo lường được những khái niệm ấy, mà phải cụ thể hóa nó bằng sự việc rõ rệt. Hơn nữa, cùng là một khái niệm tiêu cực hay tích cực thì mỗi người, mỗi tập thể có thể hiểu một cách khác nhau, tùy theo trình độ hiểu biết, ước vọng và quyền lợi xa hoặc gần của tập thể ấy chi phối nhận định của họ.

Như Ngài đã biết, trong Thế chiến II (1939-1944) khi Hồng quân Liên Xô tràn vào nước Balan quê hương của Ngài, họ đã giết chết cả ngàn sĩ quan Balan và chôn xác họ ở rừng Katyn, thì đối với chúng ta, đó là một tội ác man rợ, đáng ghê tởm, nhưng đối với những người cộng sản Liên Xô và Balan, thì đó là một hành động tích cực, quyết liệt, để  diệt trừ mầm phiến loạn còn trong trứng nước, để họ yên tâm xây dựng một xã hội Balan mới theo mô hình cộng sản mà họ chủ trương.

Cũng hệt như vậy, ở nước tôi, vào những năm đầu của chế độ Đệ I Cộng Hòa, khi ông Tổng Thống Công Giáo là Ngô Đình Diệm cùng với mấy em là các ông Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn (đều là Cố vấn chính trị của ông Diệm) chủ trương tiêu diệt những người Quốc gia chống Cộng hăng say, nhưng không cùng một tôn giáo với họ, như ông Nguyễn Bảo Toàn (Hòa Hảo) và ông Hồ Hán Sơn (Cao Đài) bằng cách bắt cóc bí mật, trói chặt họ rồi đút vào bao bố, lấy dao nhọn và lưỡi lê đâm cho đến khi chết hẳn rồi buộc đá nhấn chìm xuống sông Nhà Bè Saigon (ông Nguyễn Bảo Toàn) hoặc vứt xuống giếng khô rồi lấp lại (ông Hồ Hán Sơn). Nhân chứng hãy còn sống đây, sau hơn 30 năm mới dám viết sách ở Hoa Kỳ tố cáo những việc man rợ này. Các kẻ sát nhân này chắc hẳn nay cũng ở Hoa Kỳ, vẫn sống ung dung phè phỡn và ngày nào mà chẳng đến nhà thờ cầu nguyện Chúa cho lên Thiên Đàng. Đối với Phật tử chúng tôi thì đó là một đại trọng tội, một hành động man rợ, nhưng đối với tập thể Công giáo tôn thờ anh em ông Diệm và Giáo hội Công giáo thì chắc hẳn họ coi đó là một hành động tích cực, vì Chúa, vì Giáo hội để mở mang nước Chúa. Bằng chứng là hơn ba chục năm nay họ ngậm miệng, coi như không có việc gì xảy ra. Còn Phật tử chúng tôi, sau khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ, chúng tôi chưa hề truy lùng bọn sát nhân đó để bắt đền tội. Thái độ đó lại được coi là tiêu cực sao?

Cũng vẫn chế độ Công giáo trị của Ngô Đình Cẩn ở miền Trung Việt Nam, đã thủ tiêu và tàn sát cả chục ngàn người dân, gán cho họ là Cộng sản (theo bảng tổng kết của Ủy Ban Điều tra tội ác của chế độ Nhu Diệm, sau khi họ bị sụp đổ) thì theo ý Ngài đó là hành động tích cực chăng? Vì Chúa, vì Giáo hội mà giết người như vậy thì Tòa Thánh có cho rằng đó là công lao tích cực mở mang nước Chúa không? Nếu có, thì Tòa Thánh còn đợi gì mà chưa phong Thánh cho mấy anh em ông Diệm, Nhu, Thục, Cẩn?

Nêu lên mấy sự kiện lịch sử cận đại của nước Việt Nam, tôi muốn nhấn mạnh rằng việc xác định thế nào là tích cực hay tiêu cực là một việc hoàn toàn có tính cách chủ quan, cho nên không thể nào hồ đồ, không nên dùng cách chơi chữ, mượn những từ ngữ mập mờ đánh lận con đen, lộn sòng thiện và ác để che dấu những việc xấu xa, tàn ác, man rợ để trốn tránh trách nhiệm hoặc để tự tô vẽ cho mình. Cách tốt hơn cả là phải đối chiếu lời nói với việc làm, mới tìm ra sự thật.

Điều thứ hai Ngài viết rằng đạo Phật “đòi hỏi sự đoạn tuyệt với những ràng buộc nối liền chúng ta với thế giới bên ngoài... để thành thản nhiên trước những gì thuộc về thế giới đó” và “không đề cập đến Thượng Đế hay Trời Đất (vô thần).” ở trang 105 của bản dịch.

Đọc đoạn này tôi thật sự ngạc nhiên thấy Ngài khẳng định những điều về Phật giáo mà chẳng hiểu gì về giáo lý đạo Phật cả. Tôi sẽ không dài dòng, mà chỉ xin vắn tắt như sau: Nếu chủ trương của Đức Phật chỉ là đoạn tuyệt với thế giới bên ngoài, thì sau khi thành đạo, tại sao Đức Phật không ngồi yên ổn ở một đạo tràng hoặc một khu rừng nào đó, an nhàn thư thả, chứ tại sao lại phải dầm mưa đội nắng, du phương khất thực, truyền đạo suốt 49 năm trên gần khắp miền Bắc nước Ấn Độ thời đó, từ làng này qua làng khác, dạy dỗ từng người, từ các quốc vương tới người hành khất, cả người hạ tiện gánh phân giữa đường, có khi bị kẻ mưu hại, bị kẻ công kích đả phá và âm mưu ám sát nữa?

Rồi Ngài Bồ Đề Đạt Ma, vị Tổ thứ nhất của Thiền tông ở Viễn Đông, tại sao lại lặn lội từ Ấn Độ qua Trung Hoa thời Lương Vũ Đế? Tại sao 13 thế kỷ trước đây, pháp sư Huyền Trang, một mình mà dám liều mạng lặn lội từ thành Trường An (tây Trung Hoa) đi bộ suốt hai ba năm trời, vượt qua mười vạn dặm đường, để đi thỉnh kinh ở Ấn Độ, rồi lại trở về cặm cụi dịch kinh, dạy dỗ tín đồ? Nói như Ngài “cắt đứt mọi ràng buộc với thế giới bên ngoài” thì hai vị nói trên họ có khùng hay không mà làm những việc nguy hiểm đến tính mạng như thế?

Ngài nói rằng Phật giáo không đề cập đến Thượng Đế (Trời và Đất) là vô thần. Tôi yêu cầu Ngài, vì sự thật, vì sự lương thiện của một vị chủ chiên một tôn giáo lớn mà hỏi ngay các nhà trí thức, học giả người Âu Châu và Mỹ Châu, hiện nay có cả ngàn người, hỏi họ coi tại sao họ lại bỏ đạo Công giáo của ông cha họ đã hai ngàn năm rồi mà đi theo Phật giáo vô thần. Phật giáo không phải vô thần (như Ngài đã nói về Cộng Sản, mà bây giờ lại dùng cho Phật giáo với dụng tâm đó), Phật giáo chỉ không tin có cái gọi là Thượng Đế mà đạo Giatô (Công giáo) đã bày đặt ra và trang trí cả hai ngàn năm nay để làm giàu cho Giáo hội, cho các tu sĩ cao cấp.

Lịch sử Giáo hội Công giáo còn là lịch sử của tiền bạc thừa mứa, ăn chơi trác táng của các Giáo Hoàng, Giáo Chủ, của những âm mưu đen tối tranh giành, cướp phá, giết hại lẫn nhau. Chúng tôi đã đọc nhiều rồi. Các tài liệu, văn bản đều do người Giatô viết ra, chứ không có một “tên ngoại đạo” nào biết được mà viết cả. Ngài muốn biết tôi nói đúng sự thật hay không, xin đọc cuốn Vicars of Christ - the Dark Side of the Papacy (tạm dịch: Triều Đại Dâm Loạn của các Giáo Hoàng) do nhà Crown Publishers Inc xuất bản năm 1988, các thư viện lớn đều có. Tác giả là Tiến sĩ Peter de Rosa, Tổng Giám Mục giáo sư thần học của chủng viện Westminster và là giáo sư Niên trưởng của môn Thần học tại Corpus Christi College ở Luân Đôn, tức là một đại trí thức Thiên Chúa giáo và là thầy dạy cao cấp của các Linh mục, giám mục. Đọc xong, các độc giả trí thức Công giáo sẽ thấy rõ sự thật về Giáo hội tốt đẹp hay xấu xa như thế nào, khỏi cần bàn cãi nữa.

Đọc hết 6 trang trong chương nói về Đạo Phật Thích Ca (của bản dịch), sau khi   đả phá Phật giáo (lẽ dĩ nhiên) Ngài đề cao Công giáo bằng những từ nghe rất kêu: suy niệm thần bí, ngọn lửa nồng nhiệt của Tình yêu, nhận thức về sự dữ, mặc khải của Chúa Hằng sống, công đoàn của đức tin, đức cậy và đức mến, giải phóng toàn triệt, bẻ gãy uy quyền của Thần Dữ, duy trì chủ nghĩa hoàn thiện trần gian, v.v... Tôi dám đánh cuộc rằng số tín đồ Công giáo ở một số vùng quê nước tôi như Hố Nai, Gia Kiệm, Phát Diệm, Bùi Chu, dù có đọc thì cũng chẳng hiểu gì. Nhưng đã là lời Đức Thánh Cha thì đương nhiên họ khâm phục và nhắm mắt mà tin.

Tôi xin tình nguyện giúp họ thấy một phần của sự thật bằng những kinh nghiệm bản thân tôi đã trải qua từ lúc còn nhỏ cho đến ngày nay, với tư cách là một nhân chứng quan sát sự việc có thực xảy ra để đối chiếu với mớ danh từ mơ hồ, ai hiểu sao cũng được, mà Ngài đã dùng. Sự đối chiếu này chỉ để chứng minh một quy luật “kinh tế”: cứ nhìn phẩm chất của một sản phẩm thì biết giá trị của “hệ thống” sản xuất ra nó.

Năm 1930, hai anh em tôi mới 9, 10 tuổi, theo người chị sang làng Kẻ Sặt (huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) chỉ cách làng tôi gần 3 cây số để coi rước lễ. Ở thôn quê nghèo, đâu có gì giải trí như ở thành phố, nên đâu có đám ma, đám rước là cũng đi coi. Kẻ Sặt là một làng Công giáo rất đông dân, có chợ Sặt lớn nhất vùng đó. Trên bến dưới thuyền, có phố chợ, nhiều Hoa kiều ở từ lâu đời. Lúc đó là mùa hạ (chắc là lễ Phục sinh) chúng tôi ghé một nhà Hoa Kiều quen biết, lên lầu coi cho đỡ chen chúc. Đám rước đi qua lúc trời đã tối, tôi đang mãi coi hai hàng mấy trăm bà sơ, mặc toàn đồ trắng rất đẹp mắt, cầm mỗi người một cây nến, vừa đi vừa cầu kinh. Rồi đến một ông cha Tây, mũi lỏ da trắng hồng, cũng mặc toàn đồ trắng. Ông cha to béo, bệ vệ, râu rậm và dài chấm ngực, bốn người lớn đi bốn góc nâng cái phương du (mùng) lụa trắng, có nóc và bốn mặt riềm thêu hoa trắng. Lại có cả chục đứa bé, cở tuổi tôi, vừa nhảy múa vừa hát, vừa đập phách chung quanh ông Cha Tây. Tiếng trống tây, kèn tây vang dội khắp phố. Đang mãi coi thì có tiếng trẻ con la hét và khóc ở hai bên phố, phía sau - thì ra kiệu Chúa sắp đến, những thanh niên trong ban trật tự điều hành đám rước (không phải là lính hay cảnh sát, ở các huyện nhỏ này làm gì có cảnh sát) họ dùng roi đánh những đứa trẻ con (ngoại đạo) đứng coi hai bên đường, bắt chúng phải quỳ xuống đón kiệu Chúa. Đứa nào không quỳ, bị đòn, phải quỳ xuống hết, còn những đứa đứng phía sau không chịu quỳ, chạy vào các nhà bên đường. Những người cũng đứng trên lầu nhìn xuống như chúng tôi thì họ dùng sào tre dài thọc vào cửa sổ, bắt phải xuống đường không được nhìn từ trên cao xuống kiệu Chúa. Chị tôi vội vàng kéo chúng tôi lùi vào phía trong cho họ khỏi thấy. Từ đó chúng tôi không bao giờ đi coi rước Chúa nữa, nhưng hình ảnh này không bao giờ quên được. Đó là lần đầu tiên tôi được biết đến đạo Chúa.

Lần thứ Hai, cách đó hai năm, tôi học ở trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, gần dinh Tri huyện và cũng ở sau lưng Phố Sặt, trọ ở nhà người quen trong phố. Gặp ngày nghỉ, tôi đi bộ về làng. Ra khỏi làng Sặt, tôi gặp một cố đạo Tây khác - ông đang ngồi trên một chiếc xe caosu (như xe xích lô nhưng không có người đạp mà kéo bằng hai càng dài phía trước) chắc ông đi hóng mát vì xe đi chậm. Có một đứa con trai chắc hơn tôi mấy tuổi vì tôi chỉ đứng bằng vai nó, đang đứng gần đó. Gặp xe ông cố đạo đi tới, nó giơ hai tay chắp vào nhau lên cao quá đỉnh đầu, vái xuống sát đất, vừa vái lạy vừa nói: "Muôn lạy Cha ạ". Điều tôi lấy làm lạ là cách nó vái chào. Chúng tôi chào ông bà, cha mẹ, thầy giáo hay người già cả thì chỉ chắp tay cúi đầu một chút là đủ. Sao thằng bé này (dân đạo Chúa) nó lại lạy từ trên trời xuống tận đất như vậy. Bốn chục năm sau tôi mới hiểu được rằng do các cha cố thực dân dạy dỗ, chúng chỉ tôn thờ Chúa (thực dân), ngoài ra không còn tuân lệnh ai hết.

Lần thứ Ba tôi gặp đạo Chúa, cũng lại ở làng Kẻ Sặt. Hôm đó được nghỉ, tôi đi bộ về làng. Đường từ phố Sặt về làng tôi phải đi qua trước cửa nhà thờ. Chẳng biết vì sao mà người làng kéo đến rất đông ở sân nhà thờ, ồn ào, lại có tiếng khóc nữa. Tò mò, tôi đi đến cổng, dưới lầu chuông nhìn vào. Thấy giữa đám đông là một khoảng trống như sân khấu, người ta dựng cây thập ác trên có hình nộm Chúa bị đóng đinh, giống y như người thật, có cả máu me nữa. Dưới chân thập ác là 5, 6 chục các bà đang khóc. Có mấy bà tóc bạc phơ, còn phần đông ở lớp tuổi mẹ tôi chừng trên dưới 40 tuổi. Khi mấy bà khóc to, tiếng khóc thật thiểu não, nức nở nghe thương tâm vô cùng. Từ lúc còn nhỏ, tôi đã được coi mấy đám ma ở làng, con cái khóc bố chết hay mẹ chết, lúc quan tàn hạ huyệt, không còn bao giờ thấy bố mẹ nữa, cố nhiên là khóc. Nhưng không có đám ma nào có thể khóc với lòng thương xót, tiếc nuối, đau khổ đến cùng cực như các bà đi đạo này. Tôi không hiểu được tại sao theo “đạo” lại khóc một ông Tây hơn cả người ta khóc cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng mình từ khi trứng nước.

Rồi cũng phải mấy chục năm sau nữa, tôi mới hiểu được rằng: các cha cố Tây uốn nắn tín đồ đạo Chúa thành  những kẻ cuồng tín, không biết cái gì hơn là Chúa và Giáo hội, từ đó đến chỗ phản lại Tổ quốc của họ theo thực dân (nước Chúa) chỉ còn gang tay.

Lần thứ Tư là năm 1935 - 1936, tôi học lớp nhì năm thứ nhất (cours moyen première année) tại trường tiểu học tỉnh lỵ Hưng Yên, trọ học tại phố Hiến cổ, cuối làng Mậu Dương. Ngày rước thần làng năm đó tôi đi theo coi. Đám rước đi từ đình làng, sát với phố Hiến, lên đền Thiên Hậu, nằm trên bờ Hồ Bán Nguyệt, nhìn sang tư dinh của quan Công sứ (Tây) bên kia hồ. Đám rước đi dọc theo bờ hồ, từ dinh Bố Chánh, đến Vọng Cung (nơi vua sẽ ở khi ra kinh lý) rồi tới dinh Tuần phủ (tỉnh trưởng người Việt). Vừa tới Vọng Cung thì chiêng trống, thanh la, đàn sáo im bặt, đám rước thành ra đám người đi chợ, không ai nói một lời nào. Chẳng hiểu vì sao, tôi chạy lại hỏi mấy người khiêng trống lớn sao không đánh trống thổi kèn nữa. Người ấy chỉ tay về phía dinh Tuần phủ, bảo: “Quan Tuần cho lính ra cấm không cho đánh trống thổi kèn đi qua cửa dinh”. Thế là từ đó về đến Đền Thiên Hậu (chỉ còn độ bốn, năm trăm mét nữa), cả đám rước hơn bốn trăm người lửng thửng đi như một đàn chó bị cắt đuôi, chẳng ai nói lời nào, im lặng, nhẫn nhục chịu đựng… Ông Tuần phủ ấy là một người theo đạo Chúa, tên là Nguyễn Văn Thư mới đổi về ít lâu. Hai năm sau, ông Lê Đình Trân đổi về thay, tôi có học cùng với hai người con của ông là Lê Hồng Giang và Lê Duy Kỳ ở lớp nhất (cours supérieur) niên học 1937 - 1938 mà sau này khi kết bạn với nhạc sĩ Phạm Duy, khi nhạc sĩ làm con nuôi ông bà Lê Đình Trân (coi hồi ký Phạm Duy).

Lần thứ Năm, tôi ở Sư đoàn Bộ Binh 23 mới thành lập cuối năm 1958 đóng ở Dục Mỹ, phía bắc Nha Trang trên con đường từ quận Ninh Hòa (quốc lộ 1) lên Ban Mê Thuột. Lúc tôi đến, Sư đoàn còn đang xây dựng doanh trại, tiếp sau đó là dựng nhà thờ và trại gia binh nhưng không làm một cái chùa nào cả. Ngân khoản do Quân nhu cấp bao nhiêu không ai biết, nhưng binh sĩ phải lên rừng cưa cây, xẻ gỗ làm kèo cột, lấy lá lợp mái và tre nứa làm vách. Mỗi ngày đại đội tôi phải cử một tiểu đội (từ 10 đến 12 người) ra làm nhà thờ. Tính ra hơn cả trăm người mỗi ngày làm không công cho đạo Chúa. Quân số Sư đoàn lúc đó có khoảng 7.000 người mà cả sĩ quan và binh sĩ theo đạo Chúa chưa đầy 250 người với 2 cha tuyên úy, còn lại toàn là Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo và đạo Ông Bà, nghĩa là Công giáo chỉ có một nhóm nhỏ xíu, nhưng nắm tất cả quyền hành. Tư lệnh Sư đoàn là Trung tá Trần Thanh Phong (bà con với Tướng Trần Văn Đôn) sau lên Thiếu Tướng rồi tử nạn máy bay.

Trong vụ làm nhà thờ và trại gia binh này không hiểu quý vị Trung đoàn trưởng và các Cha tuyên úy kiếm được bao nhiêu, chỉ biết các binh sĩ có gia đình phải ký nhận đã lãnh mỗi người 2000đ (lúc đó mỗi lượng vàng giá 3000đ) để hưởng căn nhà mà chính tay họ đổ nền, lên rừng lấy cây, lấy lá dựng nhà, lợp mái, nghĩa là do họ làm ra, nay phải nhận đã lãnh 2000đ để làm nhà mà thật sự chẳng được đồng nào. Có đến ba bốn chục binh sĩ không ký, dọa dẫm họ cũng không ký. Sau các quan lớn phải bắt nhân viên phòng kế toán mạo chữ ký của họ nạp hồ sơ lên Quân Nhu mà không dám làm gì mấy chú lính bướng bỉnh này, e vỡ lỡ câu chuyện. Mấy kẻ bẩn thỉu trong chuyện này toàn là Công giáo. Ông Thiếu tá Trung đoàn 1 (tên Võ VC) và Trung đoàn 2 (Nguyễn V Tr.) đều là người Công giáo, riêng ông Nguyễn V Tr. còn là Bí thư Đảng bộ Cần lao của Sư đoàn, nên ông Tư lệnh Sư đoàn cũng phải kiêng nể. Mà cái ông Tr. này chỉ là Trung Úy, được lên Đại úy tạm thời, và khi thành lập sư đoàn thì đeo lon Thiếu tá giả định (fictif). Đem sĩ quan loại đó, bẩn thỉu như thế mà đòi đánh Cộng sản, hèn chi chẳng chạy như đàn vịt.

Lần thứ Sáu, muốn biết người Công giáo nghĩ gì về Quốc gia, dân tộc, xin Ngài và độc giả nghe câu chuyện này: Đầu năm 1960, tháng 2 tức là Tết Việt Nam, Cộng sản đánh úp đồn Trảng Sụp ở Tây Ninh, đoạt toàn bộ vũ khí giữa đêm 30 tết mà chúng không thiệt một người nào. Sau khi binh sĩ nhảy dù càn quét quanh Tây Ninh chỉ lấy lại được một số rất nhỏ súng đạn Cộng sản bỏ lại khi di chuyển trong rừng, Trung đoàn tôi được lệnh lên Tây Ninh càn quét tiếp. Suốt từ cuối tháng 2/1960 đến tháng 5 năm đó, Trung đoàn ra thông báo gởi xuống cho các đơn vị. Thông báo dài choán hết trang đánh máy nghe vui tai lắm, nhưng kết quả thu được sau 3 tháng hành quân với một Trung đoàn đầy đủ quân số, chỉ có 2 khẩu súng lục và 30 bao lúa mà Cộng sản bỏ lại ở một trạm trong rừng - cho đến hôm đó là ngày lãnh lương cuối tháng, có xe Trung đoàn đến phát lương - chúng tôi đóng trên một ngọn đồi thấp, sát đường lộ Tây Ninh đi Kà Tum, ở một nơi gọi là Giếng Thí, cách Tây Ninh chừng 15 hoặc 18 cây (không còn nhớ rõ) có tất cả 4 anh em hạ sĩ quan cùng ngồi với ông Đại đội trưởng.

Tất cả đều băn khoăn về tương lai cuộc chiến, nếu cứ ấm ớ thế này mãi, nếu Việt cộng nó thắng thì mình chạy đi đâu, còn chỗ nào nữa. Dù có nước nào giúp, thì chẳng lẽ bỏ đất đai, Tổ quốc lại mà chạy sao? Đang nói thì có một ông Trung sĩ ở Trung đoàn theo xe lương xuống, tên là Thức (hoặc Chức vì tôi không quen) ghé vào tham gia câu chuyện. Ông này làm y tá và cũng là một người Công giáo quan trọng trong đảng Cần lao của Sư đoàn, là tai mắt của ông Trung đoàn trưởng nữa. Ông Thức này phát biểu một câu đáng ghi nhớ để đời. Xin Ngài và quý độc giả cho phép tôi nhắc lại nguyên văn như sau: “Xin lỗi Trung úy (Đại đội trưởng) và quý ông, người Công giáo chúng tôi đéo cần Tổ Quốc!

Bốn anh em chúng tôi ngơ ngác nhìn nhau, không nói gì. Cả ông Đại đội trưởng của chúng tôi cũng không dám nói, lẳng lặng đưa mắt nhìn chúng tôi có ý bảo nên giữ miệng. Rồi ông chăm chú nhìn ông Thức như có ý thắc mắc muốn nghe thêm. Thấy mọi người im lặng, ông Thức nói tiếp như giải thích: “Tổ quốc là cái gì? Tổ quốc chỉ là một mảnh đất do Chúa sinh ra. Tất cả đất đai, sông núi, cây cỏ này, cả vũ trụ này đều là Chúa sinh ra. Nếu mất mảnh đất này Chúa lại sinh ra chỗ khác cho mà ở, cần gì”.

Đến đây thì bọn chúng tôi lấy cớ ra xe lãnh lương, đứng dậy, không muốn nán lại, nếu chẳng may ngứa miệng tranh luận với ông ta thì nguy hiểm. Thời đó, quyền uy của Công giáo và gia đình Tổng Thống Diệm ghê gớm lắm, nếu kẻ nào dại dột nói cái gì bị nghi là có ý chống Công giáo thì tàn đời ngay, dại gì mà vuốt râu hùm. Hôm đó là ngày 30 tháng 8 năm 1959. tôi nhớ được là vì ngày lãnh lương và đúng một tháng sau đó, tôi thuyên chuyển đi đơn vị khác. Từ ngày nghe câu nói bất hủ đó đến hôm nay tôi viết thư này, vừa đúng 35 năm 6 tháng và 15 ngày tôi còn nhớ như in.

Tôi rất cám ơn ông Thức về chuyện này. Nhờ ông nói ra tôi mới hiểu tâm địa thầm kín của người Công giáo Việt Nam. Điều đó giải thích được bao nhiêu là thắc mắc của tôi mà không tìm ra nguyên nhân. Tại sao Công giáo lại theo Tây cướp nước mình, tại sao họ lại làm tay sai cho Tây suốt đời Pháp thuộc, tại sao họ lại giết các nhà ái quốc mà không phải là Cộng sản, và tại sao đàn bà, con gái của họ ngủ chung với các cha Tây đẻ ra cả lô con lai, mà họ vẫn không hề ngượng ngùng, lại còn hãnh diện nữa. Con của các cha Tây thì cũng do ý muốn của Chúa chứ sao. Các Cha đã dạy rằng: một sợi tóc rụng, một giọt mồ hôi chảy ra cũng là do ý Chúa mà!

Lần Thứ Bảy, để hiểu về tinh thần đoàn kết của Công giáo ở Mỹ này, các cha cố đang ra sức mở chiến dịch đoàn kết tôn giáo để chống Cộng. Có mấy nhà sư không hiểu chính trị là gì và chưa bao giờ hiểu tâm địa thật sự của người Công giáo, nhất là các cha cố của họ, còn phần đông uất ức vì Cộng sản tàn ác đã gây ra mối thù bất cộng đái thiên, nên họ thành công được bề mặt, lập được một vài tổ chức tượng trưng gọi là có, nhưng thực lực chẳng có gì. Đa số vẫn đứng ngoài, vì đã có kinh nghiệm với Công giáo thế nào rồi. Muốn biết tâm địa thực sự của Giatô (tức Công giáo) đối với các tôn giáo Đông Phương, nhất là Phật giáo họ khinh bỉ ra sao, xin vui lòng nghe câu chuyện này:

Năm 1934, một ngày đẹp trời, một vị cố đạo Tây mũi lõ tóc quăn đi dạo buổi sáng. Gặp một ngôi chùa ở vùng Hậu Giang (Nam phần Việt Nam), ông sồng sộc đi thẳng vào chánh điện chùa. Lúc đó chỉ có một ông thầy 60 tuổi và một chú sa di (chú tiểu) hơn 10 tuổi. Trong chùa có pho tượng Phật lớn nhất thì ông ta biết rồi, còn hai tượng bồ tát ở hai bên có lẽ ông chưa thấy bao giờ. Chẳng cần chào hỏi ai cả, ông cầm ba toong chỉ vào một pho tượng hỏi trống không:
- Thằng này tên gì?
Chú tiểu vừa tức, vừa sợ không dám lên tiếng, nhưng vị sư già thản nhiên đáp:
- Tên nó là Văn Thù (Bồ Tát Văn Thù tượng trưng cho Trí huệ siêu việt)
Ông cố đạo Tây lại chỉ sang pho tượng bên kia:
- Còn thằng này tên gì?
Vị sư già cũng vẫn điềm đạm trả lời:
- Tên nó là Phổ Hiền (Bồ Tát Phổ Hiền tượng trưng cho Từ Bi)
Đến đây ông có đạo Tây sắp sửa ra về thì vị sư già nói tiếp ngay:
- Ấy, chúng nó có ba anh em tất cả, nhưng một thằng bỏ chạy đi đâu mất nên chỉ còn hai đứa này thôi.
Ông Tây cố dạo quay lại hỏi:
- Thằng chạy đi ấy tên gì?
Vị sư già đáp liền:
- Tên nó là Giêsu.

Vị sư già ấy chết đã lâu, nhưng chú tiểu hồi đó còn sống, nay là một nhà sư bảy mươi tuổi. Tôi không nói tên ngôi chùa và địa điểm vì tôi muốn tránh cho vị sư có thể gặp phiền nhiễu do câu chuyện tôi được nghe. Nếu Đức Thánh Cha muốn biết tường tận xin cho tôi biết tôi sẽ ghi pháp danh và địa chỉ của vị sư này (đã sang Mỹ từ hơn mười năm nay và hiện cũng ở California).

Lần thứ Tám, cũng trong chương này, Ngài viết rằng “... những vị Tiến sĩ Hội thánh này không chủ trương tách rời khỏi thế giới...” (trang 106 của bản dịch). Câu ấy đúng quá, tôi thiết nghĩ Ngài khỏi cần nhắc, các vị chức sắc Hội Thánh, các vị cha xứ ở nước tôi đã làm từ lâu rồi. Chắc chắn các vị ấy không bao giờ mơ tưởng Niết Bàn hay Thiên Đường đâu mà cứ khư khư ôm chặt lấy thế giới này đấy. Mà thế giới là gì? Là đất đai, vườn ruộng, nhà cửa và con người, đàn ông và đàn bà con gái, nhất là tài sản của Giáo hội đã nắm trong tay. Tôi xin đưa ra một thí dụ rõ rệt xảy ra gần nơi tôi ở và nhiều người được nghe, được thấy:

Năm 1968 tại Saigon, quân đội Cộng sản tổng công kích (đợt hai) vào khoảng tháng 5/68. Lúc đó tôi đang ở Đồng Ông Cộ, thuộc Gia Định, gần Ngã Năm Bình Hòa và đang làm thuê cho hãng Denis Frères ở đường Tự Do Saigon. Từ gần sáng đã nghe tiếng súng từ Cầu Sơn. Đến khi sáng rõ, thấy tình hình nguy quá vợ chồng tôi dẫn bảy đứa con chạy khỏi nhà, lếch thếch dìu dắt mấy đứa nhỏ, theo đoàn người đông đảo chạy loạn, xe cộ, đồ đạc vứt đầy đường, tính xuống Bàn Cờ ở nhờ nhà quen. Xuống tới chợ Bà Chiểu (Gia Định), chúng tôi định đi xuống Cầu Sắt vào Sài Gòn, thì gặp ở phía tay trái ngay bên đường lộ một ngôi nhà thờ lớn và ngọn tháp chuông rất cao (tôi quên tên nhà thờ đó rồi) nhưng nó chỉ cách chợ Bà Chiểu chừng 400 mét là nhiều ngay sát đường lộ. Nhìn những chân tường nhà thờ dầy có lẽ tới vài ba mét, tôi nghĩ nếu có đạn lớn nhỏ bắn từ đâu tới thì cứ núp quanh đây cũng chẳng hề hấn gì. Còn Cộng sản có bắn súng cối thì tường dày cũng chẳng đổ được. Thế là chúng tôi theo người ta kéo vào sân nhà thờ mỗi lúc một đông. Ba mặt nhà thờ lại mới xây trường học ba tầng bao quanh, hình chữ U, như vậy yên tâm chờ ở đây, nếu yên thì trở về nhà cũng gần, còn nguy lại chạy tiếp lên Sài Gòn cũng hợp.

Người ta theo nhau vào sân nhà thờ mỗi lúc một đông, cho đến tối thì sân đầy người, đàn bà con gái già trẻ lớn bé chẳng biết nằm đâu, ngủ đâu. Có hai người đàn bà bụng to có lẽ gần đến ngày sanh, phải nằm trên đất vì cửa nhà thờ đóng kín, các lớp học dưới đất và trên lầu đều khóa chặt, mà chẳng có ai để hỏi han hoặc xin ngụm nước uống. Lần mò vào bên hông nhà thờ thấy một khoang trống không có cửa, nền xi măng, có lẽ là nơi để xe đạp của học sinh, nên hơn trăm người chen chúc trong đó có gia đình tôi, giải áo và mền nằm tạm qua đêm. Trời tối hẳn thì bóng đèn điện duy nhất trên trần nhà sáng lên, mọi người đang sửa soạn cho con cái ngủ, thì một vị linh mục (áo chùng đen, cổ áo khoanh trắng bên trong) bước vào cùng với một người chắc là phụ tá. Ông nói gì không nghe rõ, vì ồn ào quá. Mãi sau, ông vỗ tay la lớn: “Im lặng nghe đây, im lặng nghe đây” thì tiếng ồn mới hạ xuống dần dần. Ai nấy đoán rằng ông là cha xứ ở nhà thờ hoặc là hiệu trưởng của ngôi trường này với gần 5, 6 chục lớp học, chắc ông sẽ lên tiếng an ủi đồng bào gặp nạn phải bỏ nhà cửa chạy lấy thân, hoặc sẽ nói về sự cần giúp của Giáo Hội, và kỷ luật, trật tự cần phải có trong lúc này. Nhưng không, ông chỉ nói thế này: “Im lặng, tôi nói cho mà nghe, ai có cái gì thì giữ lấy mà ăn, ở đây chúng tôi không có gì cả”.

Thấy mọi người chỉ nhìn mà không ai nói gì cả, ông nói thêm cho rõ: “Tôi nhắc lại, ai có gì thì giữ lấy mà ăn, ở đây chúng tôi không có gì cả”, nói xong ông đi ra luôn. Lũ người tị nạn nhìn nhau không ai nói lời nào. Đáng chú ý là ông Cha này không gọi chúng tôi là anh em, không gọi là đồng bào mà cũng không gọi là bà con cô bác gì hết, ông chỉ nói trống không. Tôi đoán là ông thấy đám người chạy loạn này là bọn Phật giáo đáng khinh bỉ (vì tôi không thấy ai chào ông “Lạy Cha” hay “Muôn lạy Cha ạ” như người Công giáo thường nói khi gặp các vị chăn chiên).

May sao đêm ấy không có đánh nhau lớn nên ngủ được. Đến khi trời sáng rõ hẳn, mọi người sửa soạn ra đi. Gia đình tôi ra đến ngoài sân nhà thờ thì đã thấy bốn chiếc xe vận tải GMC của quân đội chỡ phẩm vật cứu trợ của Sở Xã Hội Đô Thành đem xuống phát cho dân di tản như chúng tôi. Chắc chắn 100% là các cha đã gọi điện thoại lên Sở Xã Hội từ ngày hôm trước, vì khi xe vừa tới thì đã có sẵn hơn chục người của nhà thờ ra xe khuân đồ vào như: mùng, mền, chiếu, gạo, bánh mì, nồi niêu, chén bát, v.v... còn cả ngày hôm trước chẳng thấy bóng dáng một ai. Những người bỏ đi sớm vì hôm qua cha đã nói là “ai có gì giữ lấy mà ăn, ở đây chúng tôi không có gì cả” thì còn nán lại làm gì. Còn lại lúc đó không quá ba chục người, mà cũng chẳng có ai ở lại lấy cái gì cả. Có một người khoảng 36, 37 tuổi, người miền Nam đứng trên đống đá, nói thật to: “A ha! hôm nay nhà thờ trúng mối!” Cả bọn chúng tôi đều cười ồ rồi kéo nhau ra đi, chẳng ai thèm lấy cái gì hết. Nhà thờ trúng mối lớn quá thật - chẳng phải tốn phí xu nào, chẳng tốn một ngụm nước máy cho ai uống mà được 4 xe vận tải phẩm vật thì còn gì phát tài bằng.

Kính thưa Đức Thánh Cha,

Trên đây là một việc làm tiêu biểu cho tinh thần bác ái, giúp đỡ người nghèo, người bị nguy khốn của đạo Chúa của Ngài, của các cha cố và cả tập thể Công giáo Việt Nam của Ngài đấy.

Câu chuyện thứ Chín, là tinh thần tích cực làm tiền của các cha cố ngay tại Sài Gòn mà cả nước ai cũng biết. Khi thực dân Pháp chiếm xong Nam Kỳ (miền Nam nước Việt) thì họ cho một công ty Pháp mở một đồn điền trồng cao su, chạy dài 14 cây số từ cổng trường bay Tân Sơn Nhất xuống đến Chợ Lớn. Năm 1954, Pháp bị Cộng sản đánh bại, phải rút khỏi Việt Nam, họ liền bí mật bán cho nhà Chung, không ai biết bao nhiêu nhưng chắc chắn là rẻ mạt vì Hiệp định Genève đang tiến hành trước sau cũng mất. Đất bán cho nhà Chung cứ để y nguyên nên ai cũng tưởng là đất của chánh phủ lấy lại của Tây. Đến năm 1970, nhà Chung Công giáo chia lô làm nhà ra bán cho người ta mua làm nhà vì dân số đô thành lúc đó tăng gấp năm lần, nhà bán chạy như tôm tươi. Mỗi lô bán trung bình hai trăm năm mươi ngàn đồng lúc đó. Số tiền bán nhà đất thu về sơ sơ cả mấy trăm triệu không biết có gởi về nhà băng Tòa Thánh hoặc các ngân hàng không?

Chỉ biết một phần số tiền đó các ngài mở ngân hàng Đại Nam, trước ngày Cộng sản thống nhất toàn bộ đất nước có lẽ các Ngài biết rõ tình hình sắp sụp đến nơi nên thu vốn lại, không rõ đem đi đâu vì ngân hàng Đại Nam không kèn không trống biến mất tiêu trước ngày 30/4/1975. Thế là đất nước Việt Nam bị kẻ cướp thực dân lấy khai thác chán chê rồi bán cho bạn chí thiết của kẻ cướp là Giáo hội Công giáo. Chưa ai thấy ơn cứu rỗi của Chúa và Giáo hội Công Giáo đâu cả, chỉ thấy tài sản đất đai nước tôi chuyển từ tay bọn ăn cướp ngày là thực dân sang tay bọn cướp đêm là công ty bán vé cứu rỗi của quý Ngài.

Cũng chuyện đất đai, năm 1925 một nhóm Cách mạng Việt Nam ở Pháp, trong đó có mấy người nổi tiếng như các ông Nguyễn Thế Truyền và ông Nguyễn Ái Quốc (tức Hồ Chí Minh sau này) viết nhiều sách báo tố cáo những tội ác của thực dân Pháp. Tôi được đọc ngay tại Sài Gòn một cuốn của ông Nguyễn Ái Quốc (Le Procès De La Colonisation Francaise), vào tháng 2 năm 1955 tại một phòng thông tin của Pháp (lúc đó chưa rút hết) khi lần đầu tiên tôi đến thành phố này. Phòng thông tin đó nằm trên đường Lê Văn Duyệt (tên cũ) ở trong tòa nhà lớn gọi là Nhà Kiếng (sau chính phủ Diệm cấp trụ sở cho Tổng Liên Đoàn Lao Công của ông Trần Quốc Bửu (lãnh tụ công giáo) làm trụ sở). Tôi còn nhớ cuốn sách mỏng độ hơn 100 trang, tố cáo thực dân Pháp nhiều việc. Tôi chỉ còn nhớ một việc là thực dân Pháp cho Giáo hội Công giáo 200 ngàn mẫu tây (ha) đất ở tỉnh Vĩnh Long. Trải qua hai triều đại Công giáo Diệm và Thiệu, số đất đó vẫn được miễn thuế. Tuy chính quyền Diệm và Thiệu theo lời khuyến cáo của Mỹ có cải cách ruộng đất tất cả 2 lần, nhưng không ai dám đụng đến số 200 ngàn mẫu ruộng đó của Giáo Hội. Sách xuất bản giữa Paris, vào thời thịnh đạt của đế quốc Pháp và Paris là trung tâm chính trị lớn nhất Âu Châu. Nếu họ nói sai sự thật, giáo hội Công giáo có tinh thần tự trọng phải lên tiếng cải chính rằng đó là chuyện vu cáo, không có, người ta bịa đặt ra để nói xấu. Sao từ đó đến nay là 70 năm rồi, quý vị cứ “ngậm miệng ăn tiền” như vậy? Quý vị đã bòn rút được bao nhiêu của cải của đất nước tôi gần một trăm năm đem về La Mã.

Ngoài số 200 ngàn mẫu đất ruộng này ở Vĩnh Long, Giáo hội còn đầu tư bao nhiêu vốn vào hàng trăm công ty lớn nhỏ khai thác tài nguyên nước tôi, chỉ kể ra đây ba công ty thôi:

- Công ty trồng cao su Đông Dương (Société des plantations d’hévéas de l’Indochine).

- Công ty Mỏ than Bắc kỳ (Société des charbonnages du Tonkin).

- Nhà băng Đông Dương (Banque de l’Indochine).

Còn bao nhiêu công ty khai thác mỏ vàng, mỏ bạc, đồng, thiếc, kẽm, chì, wolfram, tungsten, nước suối... và xuất nhập cảng ở khắp nước không kể hết được. Tòa Thánh và Giáo hội Công giáo Việt Nam đã đầu tư lấy lời bao nhiêu máu mủ của đất nước tôi đem về La Mã, không ai biết cả. Chỉ có một người Pháp, viên thanh tra chính trị phủ Toàn quyền, ông Aurousseau (?), đã viết rằng tài sản của Giáo hội Công giáo ở Việt Nam (khi cuộc đô hộ Việt Nam vừa mới vững chân) còn lớn hơn là tài sản của Chánh phủ Đông Pháp (gồm nước Việt-Miên-Lào). Quý vị cứu rỗi được bao nhiêu linh hồn? Không ai thấy. Quý vị đem tiền bạc cướp được đó cứu giúp được những ai đang sống? Không ai thấy cả.

Còn mấy cái Viện mồ côi mà chánh phủ thực dân Pháp bỏ tiền ra xây, trợ cấp hàng tháng hoặc hàng năm, giao cho các cha, các bà sơ trông nom để kiếm thêm tín đồ vì quá ít người theo đạo. Họ cho số cô nhi này học đạo trước khi học chữ, thế là vừa được tiếng làm phước lại vừa mở rộng đường đạo. Trong việc truyền giáo thâu lợi đó quả là tích cực hết chỗ nói, thưa Ngài, nhớ lại thời cổ (thế kỷ thứ 8), khi người Ả Rập Hồi giáo chiếm được Tây Ban Nha công giáo, bắt cả triều đình vua quan, hoàng hậu, phi tần và thu hết vàng bạc châu báu, đàn bà con gái, binh lính và dân phu từ Tây Ban Nha vượt eo biển Gibraltar, và đi suốt từ Maroc qua Algérie, Tunisie, Ai Cập sang bán đảo Á Rập mất mấy tháng mới về tận triều đình của họ ở Bagdad (Irag ngày nay). Đoàn người dài cả trăm cây số, giữa ban ngày cả thiên hạ đều biết là một vụ cướp lớn lao, nhơ nhớp để tiếng xấu trong lịch sử, ai cũng biết.

Thời đại mới này, quý vị lãnh đạo Công giáo khôn ngoan, tính toán giỏi hơn họ nhiều. Tài sản cướp được ở các nước thuộc địa, xuống tàu chở về Âu Châu bán nguyên liệu sống (như than đá, cao su, quặng kim khí) hoặc chế biến rồi lại xuất cảng bán cho cả thế giới, làm sao người ta biết nổi khi gởi tiền vào các nhà băng, chia chác nhau trên giấy tờ, rồi lại chuyển tới các nhà băng giữ, đâu có cái gì lọt ra cho bên ngoài thấy. Cách chiếm đoạt và phân tán ấy thật là kính đáo tuyệt hảo, hơn người Ả Rập cả trăm lần. Dân chúng thuộc địa, như các tín đồ Công giáo của Ngài, là loại dân chỉ biết làm ruộng, đánh cá, làm muối ở ven biển nước tôi, hầu hết là mù chữ, làm sao mà hiểu nổi, cho nên từ đời ông cố, ông sơ cho đến cha mẹ họ và họ ngày nay, vẫn tin rằng Giáo hội và các chức sắc trong Đạo của họ là đạo đức là thánh thiện lắm.

Từ khi các cha cố đầu tiên đến nước tôi, đã ngoài 400 năm, quý vị và con chiên đã làm được gì để đóng góp xây dựng đất nước này? Cách đây 50 năm, học giả Đào Duy Anh viết cuốn sách nổi tiếng Việt Nam Văn Hóa Sử Cương đã phê bình rằng : Sự đóng góp của người Giatô tức Công giáo vào văn hóa Việt Nam cho đến nay (tức 1940) không có gì đáng kể. Từ đó đến nay, thêm  50 năm nữa cũng chẳng có gì hơn.

Đời họ từ trong bụng mẹ ngoài việc đi lễ ở nhà thờ đã nghe cầu kinh từ tờ mờ sáng, từ đêm khuya, ngắm rồi nguyện tới mỗi đàng. Kết quả là tầm mắt của họ không nhìn được cái gì cao hơn nóc nhà thờ, không thấy cái gì xa hơn cổng nhà thờ, không thấy ai trên đời này giỏi bằng ông cha xứ, không tuân lệnh ai ngoài cha xứ, quanh năm suốt tháng không đọc sách vở nào ngoài cuốn kinh bổn với những câu như: Lạy Cha chúng tôi ở trên trời, xin tha cho chúng tôi là kẻ có tội hoặc là xin cho chúng tôi đồ ăn đủ ngày v.v... Tôi hiểu được tâm địa của họ qua những hành động và lời nói của những người Công giáo mà tôi đã thấy trong thời Pháp thuộc và thời Diệm - Thiệu.

Chuyện thứ Mười: Làng Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên (nay gọi là tỉnh Hải Hưng) có đền thờ Tướng quân Phạm Ngũ Lão, một danh tướng nước tôi đời nhà Trần (thế kỷ 12) có công lớn chống giặc Nguyên, vẫn được các triều đại sau đó phong thần. Ngôi đền này ở đầu làng Ủng chỉ cách làng Kẻ Sặt (Công giáo) có hơn hai cây số. Vì mẹ tôi là người làng Ủng và có ít ruộng ở đó, nên năm nào tôi cũng thường qua chơi và ở luôn nhà ông cậu suốt tháng giêng, đền mở hội hàng năm. Người ta đổ về hội Ủng lễ bái rất đông không chỉ tháng Giêng mà suốt năm, từ các tỉnh xa như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sơn Tây. Cho đến năm tôi 25 tuổi, vì chiến tranh tôi mới rời khỏi vùng này. Suốt mấy chục năm như vậy, tôi chưa hề thấy một người Công giáo nào ở làng Kẻ Sặt đến coi (chưa nói là đến lễ bái làm gì), dù họ hàng ngày vẫn đi qua đó mua lúa về bán cho các tiệm Tàu và thuyền buôn, hoặc xay giã thành gạo bán ở chợ Sặt.

Đường đi vào làng Ủng sát ngay sân đình, tôi đã để ý nhiều lần, lần nào cũng vậy, họ không hề ngó vào đình, không hề bước vào sân đình, chứ đừng nói đến vào lễ. Tôi còn nhớ được tên mấy người làng đó thường qua lại mua lúa của ông cậu tôi là bà Ba Lẹm, khá giàu, mua lúa có khi cả mấy trăm thùng một lúc (mỗi thùng 10 kilôgram). Người ít vốn hơn như bà Lệ (gọi theo tên anh con trai là anh Lệ). Năm 1956, 57, chúng tôi còn gặp anh này ở khu Bàn Cờ Saigon khi anh từ Hố Nai xuống thăm nhà quen, và còn một người nổi tiếng ở làng Kẻ Sặt là ông Lý Kiệm, làm lý trưởng làng Kẻ Sặt có lẽ đến hai chục năm liền. Tôi có biết, thấy và gặp ông này tháng 6 năm 1952, khi một đoàn quân Pháp hành quân, tiểu đoàn ba thuộc trung đoàn 1 Maroc (1er Régiment des Tirailleurs Marocains) đóng tại làng Sặt và bộ chỉ huy đóng ngay tại nhà ông ta. Vì quân Pháp rất tin cậy người Công giáo, nên chẳng đề phòng như khi đến các làng khác, cả bộ chỉ huy ở đó mà chỉ có một người lính Marốc đứng gác, lúc đó đang trò chuyện rất vui vẻ với các cô gái làng Sặt bán trái cây và quà bánh cho họ, còn các sĩ quan Pháp thì đi ăn tiệc với các cha, cho nên có lần đó năm tù nhân làm phu khuân vác của tiểu đoàn (Prisonniers internés militaires, viết tắt là PIM), lẩn vào dân đi chợ và trốn luôn, trong đó có một người làng tôi, anh Nguyễn Văn Mai nay còn sống. Tình quân dân giữa lính Tây Maroc và dân làng công giáo thật là nồng hậu, thắm thiết, cho nên suốt 9 năm chống Pháp, quân đội kháng chiến không bao giờ dám đóng ở một làng Công giáo nào cả.

Chắc hẳn cũng do dân làng Kẻ Sặt chỉ dẫn, nên đền thờ làng Phù Ủng, thờ vị anh hùng dân tộc Phạm Ngũ Lão bị pháo binh Tây bắn nát vụn không còn gì, chủ ý là họ phá ngôi đền chơ vơ ở đầu làng. Còn lính Tây thì họ đâu có biết lịch sử nước tôi, ông Phạm Ngũ Lão là ai, có công gì với dân Tây đâu. Đến khi hòa bình trở lại, đền mới được trùng tu, xây nhỏ hơn đền cũ. Ngài có biết ai đứng ra trùng tu ngôi đền này không? Thưa rằng do chính phủ Cộng sản mà người Công giáo vẫn chửi bới là vô thần, vô Tổ quốc đó!

Tôi không hiểu người Công giáo nghĩ thế nào, vì mấy người tôi quen biết trên đây, những khi họ đến nhà dân chúng tôi mua lúa, gặp khi có kỵ giổ cúng ông bà tổ tiên, mời họ ăn một miếng họ cũng không ăn, dù họ gánh lúa từ sáng đến xế chiều chưa kịp ăn gì. Có lần bà Ba Lẹm (đã nói ở trên) đến kiếm ông cậu tôi để nói về chuyện mua lúa hoặc trả tiền nong gì đó, ông cậu đang ở ngoài chùa, tôi phải đưa bà ra chùa. Đến cổng chùa, bà ta nhất định không vào bắt tôi vô gọi ông cậu ra nói chuyện. Các chùa ở thôn quê rộng rãi như một xóm nhỏ, đâu có chật hẹp như các chùa ở thành phố. Trước khi đến chùa thờ Phật, còn nhà khách, nhà kho, nhà bếp, còn chùa ở xa đó, riêng một nơi.

Nhưng đối với người Công giáo, thì bất cứ cái gì liên quan đến chùa, đến Bụt là ma quỷ, họ sợ phải đi xưng tội với các cha Tây vì đụng chạm hoặc đến gần ma quỷ. Đã sống trong thời Pháp thuộc, tôi hiểu được ý nghĩ thật sự của người Công giáo, toàn là những ý nghĩ phản dân tộc. Cho nên ngày nay, thấy họ hô hào đoàn kết hòa đồng tôn giáo để chống Cộng, tôi chỉ thấy buồn cười!

Thư đã quá dài, tôi xin phép tạm dừng bút. Tôi rất quý trọng Ngài ở điểm kêu gọi các tín đồ Giatô (nay gọi là Công giáo) hãy thống hối các tội ác hợp tác với thực dân mà trở thành đám phản quốc. Nếu họ không muốn con cháu họ sau này đời đời bị người ta coi rẻ, nhìn bằng nửa con mắt thì họ nên thành thật hối lỗi, đừng dở trò bịp bợm như hiện nay nữa, không ai mắc lừa lâu đâu.

Cuối thư xin kính chúc Ngài thêm nhiều sức khoẻ, sống lâu để làm việc công ích thật sự cho nhân loại và nhất là thay đổi được tư duy và hành động của số người Công giáo cuồng tín ở Việt Nam (là đám Cần lao Nhu-Diệm), kéo họ ra khỏi vũng bùn lâu đời: phản quốc và phản dân tộc.

Kính thư.

Vũ Trọng Minh

Falls Church.VA. 4/95

PHẬT GIÁO CÓ PHỦ ĐỊNH CUỘC SỐNG
VÀ THẾ GIỚI HAY KHÔNG?

Minh Chi

Đọc bài Giáo Hoàng Jean Paul II trả lời câu hỏi: “Phải chăng Phật giáo sẽ thay thế cho Kitô giáo?”, tôi bất giác nhớ tới cuốn Les Grands Penseurs De L’Inde (Những tư tưởng gia lớn của Ấn Độ) của Albert Schweitzer viết và xuất bản từ năm 1936, tức là cách đây gần 60 năm.

Ngay trong chương I của cuốn sách, Albert Schweitzer đã so sánh hai lối tư duy của phương Tây, “khẳng định cuộc sống và thế giới” (affirmation de la vie et du monde), và lối tư duy của Ấn Độ “phủ định cuộc sống và thế giới” (négation de la vie et du monde) (Trang 11 cuốn sách đã dẫn).

Ngay sau khi cuốn sách của Albert Schweitzer ra đời, nó đã bị nhiều nhà bác học có tên tuổi phê phán. Sự phê phán này không lẽ các nhà thần học của Vatican lại không biết. Tôi muốn giới thiệu một trong những phê phán sớm nhất mà cũng là triệt để nhất: tức là các bài giảng đầu tiên của Tiến sĩ S.Radhakrishnan tại bộ môn “Tôn giáo và đạo đức phương Đông” (Eastern Religions and Ethics) ở trường Đại học Anh Oxford trong các năm 1936-1938, cũng là năm xuất bản cuốn sách Tôn Giáo Phương Đông Và Tư Tưởng Phương Tây (Eastern Religion and Western thought) do Oxford University Press xuất bản. Tôi tin là thư viện của Vatican có quyển sách này, và các nhà thần học ở Vatican có thể tham khảo những lời phê phán của Giáo sư S. Radhakrishnan (ông này về sau làm Tổng Thống Ấn Độ), ở chương 3 của cuốn sách, đặc biệt là ở trang 76, trong đó S.Radhakrishnan lần lượt đề ra 8 điểm sai lầm của Albert Schweitzer và lần lượt phân tích từng điểm một. Tôi đề nghị các nhà thần học của Vatican hãy đọc kỹ trang đó và các trang tiếp theo cho tới hết trang 114, kết thúc chương : “Chủ nghĩa huyền bí và đạo đức trong tư tưởng Ấn Độ” (Mysticism and ethics in Indian thought).

Tôi tin rằng, nhận thức của Giáo Hoàng Jean Paul II có chính xác và cập nhật hay không đối với đạo Phật, phần lớn là tùy thuộc vào công phu thông tin khoa học khách quan và chính xác của quý vị các nhà thần học chủ chốt ở Vatican. Ở đây, vì khuôn khổ có hạn, tôi chỉ dừng lại một điểm, có thể là điểm trung tâm của sự phê phán của Giáo Hoàng đối với đạo Phật. Tức là điều mà Giáo Hoàng gọi là:

Một phương pháp giải thoát hầu như hoàn toàn tiêu cực, giải thoát có nghĩa là hoàn toàn cắt đứt với thế giới, nguồn gốc của tội ác… Niết Bàn, một thái độ bàng quan hoàn toàn đối với thế giới. (Xem cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng (bản Việt dịch) hay là trang 142 bản Pháp văn Entrez dans l’espérance).

Trướt hết, tôi muốn nhắc lại nhận xét từ ban đầu của tôi là những tư tưởng trên của Giáo Hoàng không có gì là mới mẽ, mà chỉ là sự nhắc lại rất đại khái nội dung cuốn sách đã dẫn của Albert Schweitzer.

Điểm thứ hai tôi muốn nhấn mạnh, là nếu thế gian này thật sự tốt đẹp, xứng đáng để các tín hữu đạo Thiên Chúa gắn bó trọn đời kiếp với nó, thì các tín hữu đó cũng sẽ không cần được Chúa Kitô cứu rỗi, công việc cứu rỗi và cả vương quốc của Chúa cũng trở thành vô nghĩa. Thiên đàng cũng vô nghĩa và địa ngục cũng trở thành vô nghĩa.

Do đó có thể nói, khoảng 5 thế kỷ sau Phật Thích Ca, Chúa Giêsu cũng không nói điều gì mới lạ, bất quá sự khác nhau giữa Kitô giáo và Phật giáo là ở chỗ, đối với Kitô giáo, con người chỉ có thể giải thoát khỏi tội ác, nhờ điều thiện đến từ Thượng Đế (Giáo Hoàng viết là: “à travers le bien qui vient de Dieu” (trang 142 bản Pháp văn đã dẫn), còn đối với đạo Phật thì con người chỉ có tự mình giải thoát khỏi tội ác bằng một nổ lực đạo đức lớn lao, khiến cho mình trở thành hoàn thiện, từ bỏ ba độc tham, thân, si. Tôi muốn nhấn mạnh là vấn đề không phải là từ bỏ thế giới hay từ bỏ cuộc sống như Giáo Hoàng nói, mà là từ bỏ ba độc tham, sân, si.

Vì vậy mà có sách Phật định nghĩa Niết Bàn là từ bỏ tham, thân, si (định nghĩa Niết Bàn của Huyền Trang, vị cao tăng nổi tiếng đời nhà Đường). Phật giáo không bao giờ định nghĩa Niết Bàn như là một thái độ bàng quan hoàn toàn đối với thế gian như Giáo Hoàng nói trong cuốn sách của Ngài (Le Nirvana, c’est à dire une indifference totale envenrs le monde) (trang 142 bản Pháp văn đã dẫn). Niết Bàn là từ bỏ tham, thân, si, là nổ lực tối đa để con người trở thành hoàn thiện, trở thành bậc Thánh ngay tại thế gian này, chứ không phải ở một thế giới nào khác, tại một tương lai xa xôi nào khác. Phật giáo luôn luôn khẳng định: Niết Bàn là ở đây và trong hiện tại.

Tất nhiên, trong Phật giáo Trung Hoa và Việt Nam hay Nhật Bản có một tông phái đặc biệt, gọi là Tông Tịnh Độ đặt vấn đề tu pháp môn niệm danh Phật A Di Đà, tức là cõi Cực lạc ở phương Tây. Trong Phật giáo vùng Đông Á, thật sự có một tông phái như vậy, thậm chí đó là một tông phái rất phát triển và có rất nhiều tín đồ. Chứng cớ là ở Việt Nam các tăng ni Phật tử thường chào nhau bằng câu “Nam mô A Di Đà Phật” hay gọn hơn “A Di Đà Phật”.

Vấn đề này nên hiểu như thế nào cho phải? Vua Trần Nhân Tôn đời Trần sau khi xuất gia, trở thành vị Tổ sáng lập ra phái Thiền Trúc Lâm. Trong bài phú “Cư trần lạc đạo”, Trần Nhân Tôn đã giải thích “Bí mật của Tông Tịnh Độ” bằng hai câu khá rõ nghĩa:

Tĩnh Độ là lòng trong sạch chớ còn ngờ hỏi tới Tây phương,
Di Đà là tính lặng soi mụa phải nhọc tìm về Cực lạc.

("Cư Trần lạc đạo phú". Bản dịch của Hoàng Xuân Hãn. Tập san Khoa học xã hội số 5, trang 27, Hội khoa học xã hội Việt Nam tại Pháp xuất bản).

Tôi thấy không có gì mâu thuẫn giữa sự hoàn thiện mình và nỗ lực đạo đức, sao lại phê phán nỗ lực đạo đức của Phật giáo là tiêu cực? Thế thì hoàn thiện mình bằng cách cầu xin Thượng Đế cứu rỗi là tích cực hay sao?

Vâng! Đạo Phật xác nhận thế gian này là có nhiều tội ác, bắt nguồn từ ba độc tham, sân, si. Nhưng đạo Phật không dừng ở nhận định này. Đạo Phật còn  tiến thêm một bước thứ hai nữa là phân tích thế gian này vì sao lại có nhiều tội ác, bắt nguồn từ tham, sân, si? Đó là vì con người si mê (sách Phật gọi là vô minh), không nhìn thấy sự vật đúng như nó tồn tại là vô thường, biến đổi trong từng giây phút một, mà sở dĩ mọi sự vật đều như thế, là vì chúng vô ngã. Vô ngã không có nghĩa là không có gì hết mà chỉ là không tồn tại độc lập, không phải tồn tại tự nó, phụ thuộc vào nhiều điều kiện mà sách Phật gọi chung là nhân duyên.

Mọi sự vật và hiện tượng trong thế gian này đều là vô thường, vô ngã. Đó là một thực tế mà bất cứ người nào, miễn có đầu óc tỉnh táo và có con mắt biết nhận xét, đều phải công nhận. Chúng ta cần đến những sự vật đó và sử dụng chúng, thế nhưng chúng ta quyết không tham đắm chúng, và tuyệt đối càng không vì chúng mà phạm tội ác, tạo nghiệp ác để cho trong đời này và đời sau phải chịu khổ. Do đó, đạo Phật tiến thêm một bước nữa vạch ra cho mọi người một con đường thoát lìa tội ác. Đó là con đường Bát Chánh Đạo mà hầu như sách Phật nào cũng nói tới. Sách Anh ngữ thường gọi là: “The Eightfold Path”, dịch sát nghĩa là “Con đường Đạo tám nhánh”, và nếu dịch theo chữ Hán là “Bát chánh đạo” dịch sát nghĩa là “Tám con đường Đạo”.

Nội dung của Tám con đường Đạo không có gì là huyền bí, mà ở trong tầm thực hiện của tất cả mọi người, không kể là tăng hay tục, nam hay nữ, thậm chí cũng không kể mình là theo Đạo Phật hay theo các đạo giáo khác.

Nội dung của tám con đường đạo chỉ là:

1. Sống đạo đức.

2. Thân tâm được an tịnh.

3. Trí tuệ chiếu sáng.

Nhờ sống đạo đức cho nên thân tâm được an tịnh (định tâm), nhờ thân tâm an tịnh cho nên trí tuệ bừng sáng và con người được giác ngộ và giải thoát.

Ở đây, nếu có một điều bí mật và khó hiểu là điều này: trí tuệ đó không phải do Trời Phật nào ban cho chúng ta, mà chúng ta vốn có như vậy, nhưng vì ngu si cho nên chúng ta không tự biết đó mà thôi. Cũng như nhà triệu phú có kho vàng trong nhà mà không biết, cứ đi ăn xin hết nhà này sang nhà khác. Nói chung ta giác ngộ là giác ngộ về cái trí tuệ vốn có sẵn trong mỗi chúng ta. Đức Phật không đem cho chúng ta cái trí tuệ đó. Đức Phật chỉ làm mỗi việc là chỉ cho chúng ta thấy cái trí tuệ đó là ở trong chúng ta, cho nên phải hướng nội mà tìm, không thể cầu ở bên ngoài mà được. Cũng vua Trần Nhân Tôn trong bài phú “Cư trần lạc đạo” đã dẫn chứng, viết bốn câu đầy ý nghĩa:

Bụt ở trong nhà,
Chẳng phải tìm xa,
Nhân khuấy bổn nên ta tìm Bụt,
Chỉn mới hay chính Bụt là ta.
” (1)

Vâng, chính Bụt là ta, là chúng ta. Thật tôi chưa thấy một tôn giáo nào đề cao giá trị của nhân sinh, của con người đến như vậy. Bài của tôi trả lời Giáo Hoàng nên kết thúc bằng bốn câu phú tuyệt vời đó.

GHI CHÚ:

(1) khuấy bổn = quên mất gốc.

chỉnh mới hay = chính mới hay

PHỤ ĐÍNH:

Albert Schweitzer tác giả cuốn Les grands penseurs de l’Inde là tiến sĩ triết học, tiến sĩ y khoa và tiến sĩ thần học. S.Radhakrishnan trong cuốn sách của ông Eastern Religions And Western Thought đã tóm tắt nội dung phê phán của Schweitzer đối với triết học Ấn Độ (bao gồm cả triết học Phật giáo) thành 8 luận điểm mà Radhakrishnan lần lượt giới thiệu cụ thể và phản bác trong suốt chương “Mysticism and Ethics in Hindu thought” (Chủ nghĩa huyền bí và đạo đức trong tư tưởng Ấn Độ). Sau đây, tôi chỉ giới thiệu 8 luận điểm của Schweitzer:

1. Trong tư   tưởng Ấn Độ, có xu hướng cường điệu niềm vui siêu thế (ecstasy). Xu hướng này tất nhiên dẫn tới phủ định cuộc sống và thế giới này.

2. Tư tưởng Ấn Độ chủ yếu hướng tới một thế giới khác với thế giới cõi người này. Đó là điều không thể cùng tồn tại với một nền đạo đức nhân bản, nền đạo đức của con người, vì con người.

3. Chủ thuyết Ấn Độ về Maya (ảo ảnh), tuyên bố cuộc sống chỉ là ảo ảnh, tất nhiên có hàm ý phủ định thế giới này và cuộc sống này.

4. Đối với người Ấn Độ, nguồn gốc của thế giới này chỉ là một trò chơi của Thượng Đế (a game played by God).

5. Con đường giải thoát là jnana hay là tự mình tìm hiểu mình. Đó không phải là con đường phát triển đạo đức, do đó tôn giáo Ấn Độ không phải là tôn giáo đạo đức.

6. Mục tiêu của mọi cố gắng của con người là giải thoát, chứ không phải là hòa hợp (ý Schweitzer nói hòa hợp với Thượng Đế). Đó là sự giải thoát tâm linh khỏi những ràng buộc hữu hạn, chứ không phải là sự biến đổi của cái hữu hạn thành một bộ phận hay một biểu hiện của cái vô biên. Tôn giáo chỉ là nơi né tránh cuộc sống và các vấn đề của cuộc sống. Con người không có chút hy vọng gì về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

7. Con người lý tưởng của tôn giáo Ấn Độ siêu việt lên trên cái thiện và cái ác, tức là lên trên mọi phân biệt đạo đức.

8. Tư tưởng Ấn Độ nhấn mạnh một nền đạo đức hoàn thiện nội tâm, điều này mâu thuẫn với một nền đạo đức năng động và tình thương rộng mở đối với người sống bên cạnh mình.

(Giới thiệu tóm tắt từ trang 76 của cuốn sách Tôn Giáo Phương Đông và Tư Tưởng Phương Tây của S. Radhakrishnan).

Thật ra, tư tưởng của Schweitzer trong bài tựa của cuốn sách đã tỏ ra uyển chuyển hơn nhiều so với trong nội dung của cuốn sách của ông, và đặc biệt là không cứng nhắc một chiều như bài phát biểu của Giáo Hoàng Jean Paul II.

Schweitzer viết trong bài tựa:

Tôi luôn luôn có một cảm tình đặc biệt đối với nền đạo đức Ấn Độ, bởi vì nó không chỉ quan tâm tới mối liên hệ giữa con người và đồng loại và với xã hội mà cả tới thái độ của con người đối với tất cả mọi loài”.

Kỳ lạ thay, một nền đạo đức rộng mở và bao la như vậy sao gọi là tiêu cực được. Đó là một nền đạo đức bao gồm trong tình thương rộng lớn của nó (sách Phật gọi tình thương đó là lòng từ và lòng bi), tất cả mọi loài, tất cả thiên nhiên chứ không phải riêng đối với loài người. Đạo Phật phản đối khái niệm về vị trí trung tâm của loài người trong vũ trụ, bởi lẽ một thái độ như vậy bật đèn xanh cho sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên không hạn chế, và giết hại mọi loài vật và súc vật khác một cách không thương tiếc.

Vì vậy, có thể khẳng định, nền đạo đức Phật giáo là đỉnh cao nhất của cái mà các triết gia hiện tại gọi là nền đạo đức môi trường (Environmental Ethics). Một nền đạo đức tuy không đặt mục tiêu cứu kính là con người hòa hợp với Chúa, nhưng vẫn là nền đạo đức tích cực nhất và hơn nữa hiện đại nhất. Peter Singer, trong cuốn “The Expanding Circle”(Vòng tròn mở rộng, Oxford Clarendon Press, 1981) viết:

Phong trào sinh thái (ecology movement) đã nhấn mạnh là chúng ta không phải là loài vật độc nhất trên hành tinh này, và chúng ta không được đánh giá mọi vật theo quan điểm vật ấy có ích lợi đối với loài người hay không…

Đó là về mặt đạo đức của vấn đề. Tôi nghĩ rằng trong chủ đề đạo đức, Schweitzer có một lối tư duy uyển chuyển hơn quan điểm một chiều của Giáo Hoàng, vốn cho rằng sự hoàn thiện bản thân “là không đủ để hòa hợp với Chúa” (La purification ne suffit pas à produire l’union à Dieu…” (Xem “Entrez dans l’Espérence” trang 143 - bản Pháp văn).

Ngay khi nói về thái độ phủ định và tiêu cực đối với thế giới về cuộc sống, Schweitzer cũng tỏ ra uyển chuyển hơn khi ông khẳng định trong bài tựa cuốn sách là:

Theo các triết gia (phương Tây, bắt đầu từ Schopenhauer…) thì tư duy Ấn Độ hoàn toàn bị ngự trị bởi tư tưởng phủ định thế giới. Thế nhưng, tôi lại nhận thấy rằng, trong tất cả mọi thời điểm, tư duy đó cũng bao hàm cả những yếu tố khẳng định. Và sự cùng tồn tại của cả hai yếu tố khẳng định và phủ định thế giới tạo ra nét độc đáo của lối tư duy đó và quyết định sự diễn biến của nó”.

Or, j’ai constaté que de tout temps, elle a renfermé aussi des élémens d’affirmation. Cette coexistence de l’affirmation et de la négation du monde constitue précisément son originalité et determine son évolution. Xem cuốn Les grands penseurs de l’Inde - Albert Schweitzer - Preface – Page 9.

Đọc đoạn văn trên của Albert Schweitzer, chúng ta suy nghĩ như thế nào về nhận định của Giáo Hoàng Jean Paul II, khi Giáo Hoàng nhận định là Phật giáo cung cấp một phương pháp giải thoát hầu như hoàn toàn tiêu cực?

MINH CHI

NÓI CHUYỆN VỚI NỬA PHẦN HỒN CỦA TÔI

Hoàng Nguyên Nhuận

Đạo làm cho người gần nhau, người theo đạo làm cho người xa nhau. Đó là cảm nghĩ của tôi khi đọc xong quyển Crossing The Threshold of Hope (Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng) của Giáo Hoàng John Paul II do thư xã Alfred Knopf, Hoa Kỳ, dịch ra tiếng Anh và Random House, Australia ấn hành năm 94.

Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng dù Giáo Hoàng là tác giả, không phải là một Giáo Điệp hay Tông thư có giá trị như một mệnh lệnh nội bộ tuyệt đối từ một người mà tín lý xác quyết là không thể sai lầm. Đây là một tác phẩm thần học tung vào đời dưới hình thức thương mại, và đương nhiên thu hút không chỉ cố gắng hiểu biết, cảm thông, mà cả ý hướng đối thoại. Tôi ghi lại ý nghĩ của tôi trong ý hướng đó.

Hiện có hai bản dịch tiếng Việt nhưng cả hai đều thiếu sót khi dịch những đoạn nói về Cộng sản (Dân Chúa, 4.95). Không biết bản tiếng Việt của Trần Thái Đỉnh do Info Art, Sydney ấn hành hồi cuối năm ngoái có phải là một trong hai bản này không? Xin tạm thời dựa vào bản tiếng Anh trong khi chờ đợi một bản dịch tiếng Việt được chính thức công nhận.

Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng dành nhiều đoạn bàn về Do Thái giáo, Hồi giáo, Ấn giáo, Khổng giáo, Lão giáo và Phật giáo. Ba tôn giáo được đặc biệt chú trọng là Hồi giáo, Do Thái giáo và Phật giáo. Trừ phần dẫn khởi và thư mục, quyển sách dày 236 trang này dành trọn chương 14 dài 7 trang cho Phật giáo với tựa đề Buddha. Ngoài ra Phật giáo còn được nói đến trong các trang 42, 43, 80, 81, 82 và 83. So với các tôn giáo khác, Phật giáo quả đã được chú ý hơi nhiều đúng như lời tác giả xác nhận là: “... cần thiết phải đặc biệt chú trọng Phật giáo” (sđd.tr.84).

Chỉ có sóng sau lấn đẩy sóng trước, không đời nào sóng trước hồi kích sóng sau. Phật giáo đã đến với đời hơn 500 năm trước khi Kitô giáo thành hình ở Jerusalem và hòa hợp với dân Việt Nam cả ngàn năm trước khi Vatican nghĩ đến chuyện xin phép tháp tùng người Bồ Đào Nha đếnViệt Nam để tìm kiếm “hạt tiêu và các linh hồn” (Phan Phát Hườn - Việt nam Giáo Sử I - Cứu Thế Tùng Thư, Saigon, tr.25). Phán luận, phê bình, chống đối nhân danh tôn giáo là việc của người theo đạo chứ không phải chủ trương của các Giáo Chủ. Hậu thế vẫn dùng lời Giáo chủ để điều hướng hành động và ý nguyện sống đạo của mình. Nhưng cũng có khi hậu thế phải đi ngược lời Giáo Chủ để duy trì hành động và ý nguyện đương hành. Hãy lấy một ví dụ... “Giáo Hoàng” là cách chuyển Việt của chữ Pope, nguyên nghĩa Hy lạp là Cha, bởi vậy Giáo Hoàng có khi còn được gọi là Thánh Cha. Các Linh mục cũng được gọi là Cha. Ở Việt Nam, các Cha cao niên bản xứ được gọi là Cụ, các Cha ngoại quốc già trẻ đều được đặc cách thang hai bậc thành Cố thay vì một bậc là Ông Nội. Nhưng Thánh Kinh lại cũng ghi rành rành lời Đức KiTô nghiêm cấm: “Chớ gọi ai trên trái đất này là cha ngươi, ngươi chỉ có một Cha trên trời” (Matthew đoạn 23, câu 9). Khi được Vittorio Messori tham vấn về điều nghịch lý đó, Giáo Hoàng giải thích rằng đó là lời xưng hô bắt rễ từ truyền thống lâu đời. (Sđd tr.8). Nghĩa là dùng riết rồi quen dù là nghịch ý đấng Tối Cao.

Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng cho rằng, Phật giáo, theo một quan điểm riêng nào đó, cũng như Thiên Chúa giáo, là một tôn giáo giải thoát. Tuy nhiên, “cần phải nói ngay rằng lý thuyết giải thoát trong Phật giáo và Thiên Chúa giáo là đối nghịch nhau.” (sđd. tr. 84-85). Vì Phật giáo là “hoàn toàn tiêu cực” (sđd. tr.85), giác ngộ theo Phật giáo là “thuần túy tiêu cực” (sđd. tr.87) và Phật giáo đa phần là một “hệ thống vô thần” (sđd. tr. 86).

Đức tin, theo Thiên Chúa giáo, là ý nghĩ tối hậu đặt tín hữu giáp mặt với bức tường cao dày mênh mông, không còn gì để phân vân, khao khát, kén chọn. Đức tin làm đông đặc không gian, thời gian, suy tư, hy vọng. Tín hữu chỉ còn hai con đường lựa chọn, hoặc quay lưng lại với bức tường tuyệt đối đó, hoặc đi thụt lùi. Cho nên không thể hỏi: Tại sao tin như thế? Mà chỉ có thể hỏi: Tin như thế rồi thì sống thế nào với anh em đồng loại? Lòng tin đó đã giúp ích gì cho mình, cho đời? Khác với tinh thần nhìn mặt trăng chứ không nhìn ngón tay chỉ mặt trăng của Phật giáo, khác với tinh thần cả tin vào sách vở thì thà đừng có sách vở còn hơn của Nho giáo, mỗi chữ mỗi câu của các giáo quyền Kitô giáo đều là tín lý bất di bất dịch. Với các đồng hương Kitô hữu Việt Nam của tôi thì tinh thần này lại còn kiên định hơn nữa vì “không ai có thể nghi ngờ tấm lòng trung kiên vâng phục quyền giáo huấn chính thức của các Giáo hội đã ăn sâu vào hàng giáo sĩ Việt Nam” (Nghi Thanh – Nhìn lại 20 năm Ly hương Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, Tivi Tuần San 26-4-95). Nói như thế, giáo quyền Việt Nam chỉ tuân lệnh Vatican và Kitô hữu Việt nam thì “trước đây 20 năm, không ai nói đến chuyện... một lối sống đức tin khoáng đạt hơn” cả (Nghi Thanh, sđd). Cho nên tôi phân vân không biết các đồng bào Kitô hữu của tôi đã nghĩ gì, phản ứng như thế nào khi đọc những đoạn Giáo Hoàng nói về Phật giáo?

Một tín hữu Kitô giáo có thẩm quyền là linh mục Nguyễn Hồng Giáo nghĩ rằng: “... trình bày của Đức Thánh Cha không phải là sai nhưng hình như Ngài chỉ biết đến giáo lý “nguyên thủy” của Đức Phật, và ngay giáo thuyết này cũng có vẻ như được cường điệu cho phù hợp với ý định của Ngài. Ý định đó là “muốn biện hộ cho Kitô giáo để cảnh cáo những Kitô hữu ở phương Tây đang có xu hướng chạy theo Phật giáo”. Linh mục Nguyễn Hồng Giáo cũng trích lời của Linh mục Aloysius Pieris, nhà thần học nổi tiếng của Sri Lanka cho rằng “Rôma vẫn duy trì cái nhìn bảo thủ của mình xưa nay về các tôn giáo.” (Công Giáo và Dân Tộc, Xuân Ất Hợi 1995, tr.7).

Vì thấy rằng những điều Giáo Hoàng nói về Phật giáo chỉ là cường điệu, bảo thủ, tấn công để phòng thủ chứ “không phải là sai” nên Linh mục Nguyễn Hồng Giáo cũng như Linh Mục Aloysius Pieris đã không kịp ghi nhận sự khác biệt căn bản giữa hai khung cửa giải thoát mà Kitô giáo và Phật giáo mở ra cho tín hữu. Khung cửa hy vọng của Kitô giáo được lắp ráp bằng Bảy Mối Tội Đầu và Mười Điều Răng và xây trên cái nền tín lý kiên định rằng con người không thể tự mình thực hiện chân hạnh phúc mà phải trông cậy hoàn toàn vào Tình Thương của Thượng Đế Tạo Hóa và vào quyền lực của Giáo Hội là cơ chế đại diện Thượng Đế ở trần gian. Khung cửa giải thoát của Phật giáo được lắp ráp bằng Tham Sân Si và xây trên cái nền của lòng tự tín tự quyết. Người Kitô hữu phải đi vào ngưỡng cửa của tín lý mới mong về nước Thiên Đàng. Người Phật tử phải vượt qua Tham-Sân-Si với quyết tâm tự lực giải thoát mới mong đạt Niết Bàn. Để được cứu rỗi, Kitô hữu phải lắng nghe tiếng gọi từ ngoài để xông thẳng vào cái CÓ, người Phật tử phải lắng nghe chính mình để nhảy vào cái KHÔNG. Thấy được điều khác biệt uyên nguyên đó thì khỏi cần nói chuyện đúng sai, phải trái. Đã là tin thì chỉ có khác biệt. Đúng sai, phải trái không tùy thuộc nội dung của đức tin mà tùy thuộc vào việc đem nội dung ấy ra áp dụng vào đời sống của mình và tương giao giữa mình với cuộc đời.

Linh mục Nguyễn Hồng Giáo và tờ Công Giáo và Dân Tộc tả khuynh phê phán cái nhìn bảo thủ của Giáo Hoàng về Phật giáo nhưng không hẳn Linh mục (có thể bị một số đồng đạo kết án là “quốc doanh thân cộng”) đã thoát được áp lực của cái nhìn bảo thủ đó khi nói đến “những Kitô hữu ở phương Tây đang có xu hướng chạy theo Phật giáo”. Không thấy vị linh mục này nói rõ việc chạy theo Phật giáo này có gì khác việc chạy theo Pháp, chạy theo Mỹ hay chạy theo Cộng sản không?

Nếu không nhờ Pháp, Kitô giáo ở Việt Nam không thể nào thu hoạch được ngót 10 phần trăm dân số, cũng như không nhờ Hoa Kỳ thì làm thế nào một thế lực chỉ chiếm 10 phần trăm dân số lại có thể chiếm luôn cả hai chức Tổng Thống Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, nắm trọn vận mệnh của một phần đất trong đó 90 phần trăm là “kẻ ngoại đạo” trong những giai đoạn sinh tử nhất của đất nước: chiến tranh phát khởi thời Đệ Nhất Cộng Hòa và kết thúc thời Đệ Nhị Cộng Hòa! Chưa kể trước đó Kitô giáo cũng đã cung cấp những rường cột chống đỡ một triều đình bù nhìn đổ nát với Nguyễn Hữu Bài, Ngô Đình Khả và Nam Phương Hoàng Hậu. Nếu nước có quyền nước, dân có quyền dân thì thực trạng mất quân bình chính trị đó có thể xảy ra được không? Có phải là tự do dân chủ không? Có bao nhiêu đồng hương Kitô hữu đã tự hỏi như vậy sau bao nhiêu biến cố đảo điên, nhất là sau khi Saigon thất thủ 1975 và cuộc đời ăn nhờ ở đậu xứ người kể từ ngày đó?

* * *

Bi quan! Tiêu cực! Vô thần! Sáu mươi năm là một thời gian dài, lịch sử có thể đi vạn dặm. Nhưng sáu mươi năm cũng có thể chỉ là chớp mắt nhanh đến độ người ta không thể đi hết một bước. Thật vậy, hơn sáu mươi năm trước cũng đã có những Kitô hữu nói về Phật giáo bằng những lời lẽ như “Chính Thích Ca cũng không muốn biết Tạo Hóa” (San Đình – Vì Chúa, 6.5.38). Và: “Cái lầm to (của Phật giáo) là chỉ nói chúng sinh mà không nói Tạo Hóa... Phải chi hiểu nghĩa Thiên Chúa thì không đến đổi sai lầm như vậy” (J.M. Thích – Vì Chúa,  11.6.37): chưa kể “Ngoài việc niệm kệ, tụng kinh, đúc chuông, tô tượng, (Phật giáo) chẳng có một sự nghiệp gì để hầu bổ ích cho đời.” (Hương Trai – Vì Chúa, 1.7.38). Đó là những câu Trần Văn Giàu trích dẫn từ một cơ quan truyền bá Kitô giáo ở Huế hơn nửa thế kỷ trước đây (Trần Văn Giàu. Sự Phát Triển của Tư Tưởng Việt Nam, tập 2, NXB TP.HCM, 93, tr.386, 387 và 390).

Những người theo Marx như Trần Văn Giàu, lúc bấy giờ, chỉ có cái nhìn của một viên chức nhìn tôn giáo như thuốc phiện nên không nhận thấy rằng duy vật biện chứng và duy vật sử quan của Marx chỉ là bản sao bất toàn chủ trương bám lấy cuộc đời như một giá trị thiêng liêng của Thượng Đế ban cho để làm khởi điểm giải thoát. Họ có lẽ cũng không nhận thấy rằng về phương thức thực hiện, lối kết nạp Đảng viên, khố⮧ chế tinh thần Đảng viên bằng học tập, bằng tự phê, tự kiểm, bằng khai trừ của Đảng Cộng Sản chỉ là bản sao bất toàn lối rửa tội, học Đạo bằng Sách Bổn, tín hữu không được đọc nguyên bản Thánh Kinh cũng như lối xưng tội, kiểm duyệt sách báo, biện pháp cảnh cáo, dứt phép thông công mà Kitô giáo đã áp dụng cả ngàn năm trước Lenin.

Bởi có những điểm tương đồng như thế nên sáu mươi năm trước một nhà lý luận Mác-xít như Hải Triều đã tố Phật giáo là “đạo của những dân tộc lười, tôn thờ chủ nghĩa vô vi... chủ nghĩa vô vi là tự sát” (Nguyễn Lang – Việt Nam Phật giáo Sử Luận, tập 3, Lá Bối, San Jose 87, tr.28) thì hôm nay tác giả của Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng cũng đã phụ họa nguyên văn rằng “Phật giáo là hoàn toàn tiêu cực”, “thuần túy tiêu cực”. Cải hai đã không giải thích tại sao một tôn giáo lười biếng, vô vi, tiêu cực như thế lại có thể tồn tại được hơn 25 thế kỷ, và tại Việt Nam, lại có thể động viên cả một dân tộc đứng lên dựng nước và giữ nước từ Ngô, Đinh, Lê, đến những thời đại huy hoàng Lý, Trần?

Ở Việt Nam, Cộng sản và Kitô giáo có thể khác nhau như mặt trăng, mặt trời, nhưng cả hai đều đứng cùng chiến tuyến khi đối diện với Phật giáo. Như Ngô Đình Diệm năm 1963 và Lê Duẫn năm 75. Cộng nghiệp lịch sử là một gọng kềm kẹp cứng Phật giáo. Một bên là độc thần, một bên là vô thần; một bên hữu khuynh cực đoan nhân danh tự do, một bên cực tả nhân danh cách mạng giải phóng; một bên sẵn sàng hy sinh đất nước cho tín ngưỡng, một bên sẵn sàng hy sinh dân tộc cho giai cấp. Đó là diễn biến thê thảm của lịch sử Việt Nam từ ngày chủ quyền quốc gia rơi vào tay Pháp.

Nho giáo là ý thức hệ trị loạn hữu hiệu đã giúp Nguyễn Gia Long ổn định đất nước triền miên rối loạn từ Trịnh - Nguyễn phân tranh. Nhưng Nho giáo cũng là cái cùm giữ chân xã hội không cho tiến tới bằng cách đẩy tầng lớp lãnh đạo vào vũng lầy nệ cổ, độc thiện, hình thức. Tiếng súng đại bác từ các chiến thuyền Pháp ngoài khơi vọng vào cho tầng lớp lãnh đạo thức tỉnh thì đã muộn. Việt Nam trở thành vùng đất hoang màu mỡ cho thực dân khai thác kinh tế và tẩy não tâm linh. Thế dựa triều đình gãy đổ dưới áp lực ngoại thuộc. Nho giáo bị chụp cho cái mũ thoái hóa, ngoan cố và phản loạn. Nhà Nho hết lớp này đến lớp khác thay nhau ra pháp trường hay vào tù cho đến ngày ý thức hệ Nho giáo hoàn toàn tan rã khi các khoa thi bị bãi bỏ và chữ “quốc ngữ” chính thức thay thể cả chữ Nho lẫn chữ Nôm của Việt nam.

Kitô giáo bộc phát trong buổi chợ chiều chính trị đó để rồi chẳng bao lâu nhận ra rằng Phật giáo mới chính là kẻ thù yên lặng... Mũi dùi chính từng chĩa vào Nho giáo đã quay lại chĩa vào Phật giáo với ba “tội trọng” là mê tín dị đoan, tiêu cực và vô thần. Kinh Tin Kính của Kitô giáo ở Việt Nam có câu: “Cầu cho những kẻ thờ lạy bụt thần ma quỷ, tín mê Hồi giáo”. Đó là một cách nhận diện đối tượng cho chiến dịch truyền giáo ở vùng thuộc địa mới này.              

Thất bại của Nguyễn Thái Học đã khai tử luôn khuynh hướng dĩ ngoại trị ngoại ôn hòa mà các cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là đại diện chính và tạo điều kiện nảy nở cho phong trào dĩ ngoại trị ngoại cực đoan của những kẻ theo Đệ Tứ Quốc Tế và Đệ Tam Quốc Tế. Nhưng Đệ Tứ Quốc Tế dần dần đi vào đấu tranh nghị trường nên ảnh hưởng đã bị giới hạn ở Nam Phần trong vũng lầy dân chủ hình thức hữu hạn Pháp bày ra để ru ngủ những kẻ cả tin vào giải pháp Pháp - Việt đề huề.

Đệ nhị Thế chiến bùng nổ. Sự thảm bại của Pháp ở chính quốc châm ngòi cho tinh thần chống Pháp ở thuộc địa bùng lên. Nhưng những cuộc đàn áp kềm kẹp liên miên của Pháp từ sau vụ Yên Bái đã triệt hết các khuynh hướng ôn hòa nên mặc nhiên nhường vai trò lãnh đạo đấu tranh chính trị cho những người Cộng sản Đệ Tam dĩ ngoại trị ngoại, cực đoan trên chiến lược nhưng uyển chuyển đa diện về chiến thuật. Nhật cướp quyền đô hộ của Pháp nhưng vì áp lực hoàn cảnh Nhật đã hành xử như một thứ chánh quyền bảo hộ nối dài nên chẳng giúp gì cho khuynh hướng dân tộc phát triển, ngay cả trên căn bản liên minh Đông Á chống Tây Phương như chính Nhật cổ súy.

Mùa thu năm 45, Nhật đầu hàng, Pháp chưa kịp trở lại. Cách mạng Việt Nam bùng lên như một đám cháy trong cách đồng hoang hạn hán chính trị vì không có một thành phần nào đủ thực lực lãnh đạo toàn dân. Thành phần thượng tầng trí thức trưởng thành dưới chiếc dù bảo hộ của Pháp đa số chỉ là những cộng tác viên ngoan ngoãn trong guồng máy thư lại bản địa. Trong khi những người Cộng sản chớp được thời cơ lãnh đạo kháng Pháp lại vội vàng vớ lấy tư tưởng Mao và Staline làm giáo điều. Đỉnh cao của hành động “rửa tội” ý thức hệ này là chiến dịch Chỉnh Huấn và phong trào Cải Cách Ruộng Đất đã băm nát dân tộc ra làm ba thành phần rõ rệt là phe cực tả giáo điều vô sản chuyên chính, phe cực hữu cuồng tín “thà chết hơn tam vô” và đại khối dân tộc chỉ muốn ấm no tự quyết, không thích xanh mà cũng chẳng ham đỏ.

Pháp thất bại ra đi, nhường cho Mỹ thế chân ở Nam Phần. Vì nhu cầu đối kháng trong Chiến Tranh Lạnh, Mỹ đã gấp rút và tận tình tái võ trang tinh thần cho tập đoàn thư lại bản địa bằng ý thực hệ hữu khuynh cực đoan và biến họ thành những Dũng Sĩ của Tự Do chống lại Quỷ Đỏ Tam Vô. Trong khi ở Bắc Phần, Cộng Sản loay hoay thí nghiệm xã hội chủ nghĩa để một đàng, cướp thời cơ đối kháng của những thành phần cựu kháng chiến đang bị chiến dịch Tố Cộng cuồng nhiệt của Ngô Đình Diệm đẩy vào đường cùng và đằng khác, để đáp ứng lời hiệu triệu của Nga đẩy mạnh phong trào giải phóng dân tộc chống đế quốc toàn thế giới.

Chiến tranh Việt Nam bị biến thành một cuộc thánh chiến ý thức hệ giữa hai nhóm thiểu số lãnh đạo cực hữu và cực tả. Đệ Nhất Cộng Hòa của Ngô Đình Diệm và Đệ Nhị Cộng Hòa của Nguyễn Văn Thiệu là đại diện chân chính của ý thức hệ hữu khuynh cực đoan. Trong khi giới cộng sản ở Bắc Phần cứ bám cứng Mao và Staline như những chiếc phao cứu mạng mà không cần biết những chủ nghĩa này thực sự giúp ích gì cho đất nước và dân tộc. Cuộc kháng chiến chống ngoại thuộc chính là cơ hội ngàn năm giúp họ khỏi phải trả lời với dân chúng tại sao phải có sự sùng bái ý thức hệ ngoại lai đó.

Ý thức hệ hữu khuynh cực đoan đã chết trên đất nước từ ngày 30-4-75. Số sống sót phải di tản và tàn lụi dần cho đến ngày Mỹ bỏ lệnh cấm vận. Trong khi đó, người Cộng sản từng ôm riết chủ nghĩa Mao-Staline ngót 30 năm giờ mới thực sự có cơ hội hăm hở đem ra thí nghiệm toàn triệt. Người dân Nam Phần, hết là nạn nhân của đám cực hữu, giờ lại trở thành nạn nhân của đám cực tả! Điều này giải thích tại sao phong trào vượt biên lại lên cao như vậy sau khi Cộng sản bắt đầu đẩy mạnh công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Nam Phần. Cộng sản đã vấp té vỡ mặt trong khi hồ hởi “tiến nhanh, tiến mạnh tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” và phải ì ạch “đổi mới” để sửa sai...

Phật giáo đã không chạy theo đám hữu khuynh cực đoan và cũng không thỏa hiệp xu phụ đám tả khuynh ngông cuồng quá khích. Cũng vì thế Thích Thiện Minh vào tù của Ngô Đình Diệm năm 63, tù của Nguyễn Văn Thiệu năm 69 và chết trong tù của Lê Duẫn năm 78. Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ vào tù năm 63 của Đệ Nhất Cộng Hòa và tiếp tục vào tù sau năm 75 của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa.

* * *

Đà phát triển của Kitô giáo thường nghịch biến với đà phát triển chính trị, kinh tế, xã hội và trí thức. Trong khi ở Tây Phương phồn vinh tiến bộ Thiên Chúa giáo đang rút lui nhường đất cho Phật giáo phát triển như chính sự lo ngại của Giáo Hoàng xác nhận (sđd. tr. 85) thì từ năm 78 đến năm 92, Kitô giáo ở Á Châu khó nghèo, chậm tiến đã tăng từ 58 triệu lên 92.5 triệu. Năm 78 cũng là năm đăng quang của Giáo Hoàng đương nhiệm (Dân Chúa, 4.95). Đây là lý do tại sao trước sau vẫn duy trì cái nhìn “bảo thủ” về đủ mọi mặt, kể từ chuyện Linh mục lập gia đình, chuyện nữ tu được thụ phong Linh mục, chuyện hạn chế sinh sản, chuyện Phật giáo và các tôn giáo phương Đông. Vì nhu cầu ổn định nội bộ giáo  quyền nên khi lên tiếng, Giáo Hoàng không nhắm vào giáo dân hay người dân thường còn ngoại đạo mà đích thực là nhắm vào giáo quyền các cấp, nhắc cho họ biết họ đang đứng ở đâu, phải nghe ai, phải làm gì. Dù sao đi nữa thì những mệnh lệnh “bảo thủ” này sẽ không tránh cho Kitô giáo gặp những phản lực trên đường phát triển. Đụng độ lớn có thể xảy ra ở Á Châu không phải là giữa Kitô giáo với các tôn giáo Đông phương như Ấn giáo, Hồi giáo, Phật giáo mà là giữa Kitô giáo với Tin Lành, nhất là ở Phi Luật Tân nơi đang có một Tổng Thống Tin lành nhất quyết đối đầu với những áp lực Công giáo bảo thủ đã bị mang tiếng là đã quá gần gũi với tập đoàn Marcos bao nhiêu năm cho đến ngày dân chúng không còn chịu đựng được nữa.

Không ai có thể phủ nhận trách nhiệm lớn lao của đồng bào Kitô hữu trong cuộc chiến tranh 45 - 75. Điều này giải thích tại sao số đồng hương Kitô hữu lưu vong đã chiếm 25 phần trăm tổng số người di tản vượt biên - nghĩa là cứ bốn người tỵ nạn thì có một Kitô hữu, trong khi ở Việt nam tỷ lệ đó chỉ là 10 phần trăm (Tivi Tuần San, 26.4.95). Đa số thành phần lãnh đạo các tổ chức đoàn thể - cũng như cá nhân, hoạt động sôi nổi ồn ào nhất trong các cộng đồng Việt Nam lưu vong là các đồng hương Kitô hữu. Chẳng phải chỉ cay cú thua đậm, chỉ buôn bán hận thù, chỉ ồn ào chạy tội khi có quyền trong tay mà để “mất nước”, mà còn vì một kế hoạch hai mặt lâu dài nhằm bảo vệ những gì đang còn giữ được, tranh thủ vị thế độc lập chính trị công khai hợp pháp, tạo điều kiện chuyển đảo kiểu Ba Lan với tổ chức công đoàn Đoàn kết do Walesa lãnh đạo mặt nổi. Cũng vì vậy, trong khi hàng giáo phẩm cao cấp của Vatican vẫn thường xuyên “đối thoại” với chính quyền cộng sản ở trong nước để cố phục hồi uy quyền của Vatican trong sinh hoạt Kitô giáo ở Việt nam - qua quyền tấn phong Linh Mục, Giám Mục, Hồng Y và quyền bổ nhiệm các vị chánh xứ, thì một số tín hữu Kitô người Việt ở hải ngoại lại tảo tần vận động liên kết đồng hương các tôn giáo khác để chống Cộng một cách ồn ào náo nhiệt (Dân Việt, 20.4.95). Mục tiêu chính của chiến dịch hai mặt này là gây áp lực đối ngoại để mặc cả với chính quyền Cộng sản về việc cấp cho Vatican tái lập quyền uy tối thượng đối với Giáo hội Kitô Việt Nam hầu cản bước Giáo Hội này biến thành một Giáo Hội độc lập với Vatican như Kitô giáo Trung Hoa. Giáo Hội Kitô ở Việt Nam cho đến bây giờ vẫn là Giáo Hội Công Giáo Tại Việt Nam chứ chưa bao giờ được tự nhận là Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cả.

Các đồng hương Kitô hữu đang thành tâm đấu tranh cho tự do tôn giáo ở quê nhà có khi nào nghĩ đến chuyện người Việt đang có đến 234 ngàn giáo dân dưới sự chăn dắt của khoảng 470 Linh Mục Việt Nam ở Mỹ và Úc Đại Lợi thế nhưng vẫn chưa hề có được Giám Mục - dù chỉ là Giám Mục phụ tá, chưa hề được một giáo xứ hay một họ đạo chính thức dù số người xem lễ ngày Chủ Nhật đông gấp trăm lần giáo dân Mỹ hay Úc nơi địa phương liên hệ. Giáo dân Việt Nam muốn làm lễ bằng tiếng Việt thì phải bỏ tiền ra thuê nhà thờ. Một đôi giáo xứ đơn phương mở rộng vòng tay đón nhận các sắc tộc khác tạo nên một không khí sống đạo “đa văn hóa” như nhà thờ Trái Tim Đức Mẹ ở San Diego thì liền bị các giáo dân Mỹ chính cống tẩy chay bỏ đi họ đạo khác (Nghi Thanh, sđd). Đâu là tinh thần giáo hội hoàn vũ đã có lúc được đẩy mạnh đến độ khiến cho một số đồng hương Kitô hữu nghĩ rằng “Thà mất nước không thà mất Chúa” khi họ được điều động lên Dinh Gia Long biểu tình chống Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu năm 65 để mở đường cho Nguyễn Văn Thiệu làm Tổng Thống?

Đối với đa số đồng hương Kitô giáo, biến cố 75 rồi tiếp đó là những kinh nghiệm đắng cay về chuyện đổi đời cũng như sống đạo nơi xứ người cũng là cơ hội giúp họ nếu không cảm nghiệm sâu xa hơn những chuyện đất nước, dân tộc, đồng bào thì ít ra cũng cho họ cơ hội đến gần hơn với nếp sống đạo cởi mở, bao dung, công bằng, vị tha hơn là nếp sống vâng phục Cha xứ, Cha xứ chỉ biết ngoan ngoãn với Bề Trên, và Bề Trên thì chỉ biết có Giáo đình Vatican và Giáo Hoàng.

Chung quanh các họ đạo, giáo xứ còn có làng nước, hàng xóm láng giềng. Phần cao quý của những gì “Công Giáo Tại Việt Nam” gầy dựng được trong 80 năm ngoại thuộc và 30 năm chiến tranh chắc hẳn vẫn còn : Lòng Kính Chúa Yêu Người. Đó là điều không ai có thể hủy bỏ được trừ chính người đã được ơn trên soi sáng để ấp ủ lòng kính yêu đó. Và đó cũng có thể là Ngưỡng Cửa Hy Vọng của Kitô giáo Việt Nam khi đất nước bước vào thế kỷ 21 vậy.

nhiều tác giả

Nguồn Bản electronic do Hồng Quang gửi cho SH

________________________

Trở về đầu sách đối thoại hoặc các tác giả khác:

 1   2   3   4   5

Trang Thời Sự