icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=770 >

Câu Hỏi Cho Người Công Giáo VN Chống Cộng - Nhân chuyến thăm Vatican của TT Nguyễn Tấn Dũng

Subject: Câu Hỏi Cho Người Công Giáo V N Chống Cộng
From: "qtran"
Date: Sun, October 19, 2014 5:27 am

Câu Hỏi Cho Người Công Giáo VN Chống Cộng


Kính thưa quí độc giả,

Như chúng ta được biết hiện nay Tòa thánh Vatican đang cố gắng thiết lập bang giao với CHXHCN VN, vậy tôi xin được đặt ra một câu hỏi cho người Công Giáo VN hiện đang hăng say chống Cộng rằng:

Nếu, và cái “nếu” này trước sau gì cũng sẽ xảy ra, Vatican thiết lập được quan hệ ngoại giao với CHXNCN VN, nghĩa là họ xem một quốc gia Cộng sản là bạn bè thân thiết, có thể hợp tác trong mọi lĩnh vực, thì người Công giáo VN chúng ta có còn tiếp tục chống Cộng nữa không?Người Công giáo VN sẽ phải chống Cộng như thế nào khi mà các Chúa thứ hai của họ, những người mà chúng ta tin đang đại diện cho Thiên Chúa để cầm buộc dưới đất cũng như trên trời, không còn muốn chúng ta chống Cộng nữa? Điển hình là vụ Vatican ép GM Ngô Quang Kiệt phải nghĩ việc sớm trong vụ đòi đất tòa khâm sứ mấy năm về trước.

Cũng nên nhớ rằng chính Hội thánh Công giáo đã từng ra vạ tuyệt thông cho tất cả những người Công giáo nào cộng tác với Cộng sản. Nhưng ngày nay, Giáo hội Công giáo lại đang có những nổ lực thiết lập bang giao, hợp tác với Cộng sản. (The Decree against Communism is a 1949 Catholic Church document (by Pope Pius XII) which excommunicates all Catholics collaborating in communist organizations. The document resulted in one of the largest formal excommunications in the history of the Catholic Church (it could include more than several million Catholics). Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Decree_against_Communism

Thêm nữa, trong cuốn Giáo Hội La Mã: Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác, chương 50 bàn về VATICAN CẤU KẾT VỚI PHÁP THI HÀNH CHÍNH SÁCH CHIA ĐỂ TRỊ, VÀ ĐƯA TÍN ĐỒ DA TÔ LÊN NẮM CHÍNH QUYỀN, tác giả Gs. Nguyễn Mạnh Quang có trích dẫn hai tài liệu, một của Lm. Trần Tam Tỉnh, và một của Quang Toàn & Nguyễn Hoài, như sau (Nguồn:http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH50.php):
Ngoài việc dồn nỗ lực vào việc đẩy mạnh chiến dịch vừa hù dọa vừa cấm giáo dân Việt Nam không được tham gia kháng chiến chống lại Liên Minh Thánh Pháp – Vatican xâm lược, Giáo Hội còn kêu gọi các tu sĩ Ca-tô bản địa tổ chức và võ trang giáo dân nổi lên chống lại chính quyền Kháng Chiến Việt Nam. Sự kiện này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi lại như sau:

Ngoài việc dồn nỗ lực vào việc đẩy mạnh chiến dịch vừa hù dọa vừa cấm giáo dân Việt Nam không được tham gia kháng chiến chống lại Liên Minh Thánh Pháp – Vatican xâm lược, Giáo Hội còn kêu gọi các tu sĩ Ca-tô bản địa tổ chức và võ trang giáo dân nổi lên chống lại chính quyền Kháng Chiến Việt Nam.  Sự kiện này  được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi lại như sau:


"Một tài liệu của Vatican  được đưa ra lúc đó gây tác động, dầu muốn dầu không, cũng có lợi cho quân Pháp. Ngày 1 tháng 7 năm 1949, trả lời những thắc mắc liên quan đến chính trị thuần nội bộ của riêng nước Ý, Thánh Bộ Đức Tin tuyên bố rằng: "Những người Cộng Sản đương nhiên bị vạ tuyệt thông tức khắc, rằng tất cả những ai hợp tác với Đảng Cộng Sản, hoặc bỏ phiếu cho Cộng Sản, hoặc đọc, xuất bản, phân phối báo chí Cộng Sản, hoặc giúp đỡ bất kỳ cách nào cho Đảng Cộng Sản, đều bị khai trừ khỏi các bí tích". Lập tức, quân Pháp đã làm những trận mưa truyền đơn mang nội dung đó của Thánh Bộ, rải hàng triệu (tờ truyền đơn) xuống các làng công giáo. Người ta biết rằng vốn liếng thần học của các linh mục và giáo dân Việt Nam thời đó  rất sơ sài, nên họ phải hoang mang giao động trước chỉ thị đó của Vatican. "Roma đã phán dạy, vậy ai cũng phải tuân theo", họ nói với nhau như thế. Đàng khác, hàng giáo sĩ vốn đã quen đóng khung giáo dân trong cái rọ trí thức được bảo vệ rất chắc bởi sách giáo lý Công Đồng Tridetinô và bởi không tìm ra được những lời đáp thỏa đáng cho những vấn đề do chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa thuần thế và chủ nghĩa Mã-xít đặt ra, nên họ đã cảm thấy lo sợ trước cuộc Cách Mạng Xã Hội được Phong Trào Việt Minh đề xướng. Thấm nhiễm giáo lý của Sắc Lệnh "Marari vos" (Chống lại Tân Phái) mà mỗi linh mục khi chịu chức phải thề tuân thủ, các linh mục và nhất là giáo dân đều bị lôi cuốn vào cuộc thánh chiến chống Cộng, bắt đầu là về mặt tư tưởng, tiếp đến là cả bằng quân sự, do chính quân Pháp tuyên truyền cho." (16)


Đồng thời, Giám-mục Lê Hữu Từ cũng cho phổ biến một thư luân lưu đề ngày 12/5/1949 nhắc nhở giáo dân không được tham gia kháng chiến và đe dọa rằng nếu bướng bỉnh, không "vâng lời bề trên" thì sẽ bị vạ tuyệt thông. Dưới đây là nguyên văn lời lẽ trong bức thư này:


"Riêng  về đảng Cộng Sản, tôi tưởng không cần nhắc lại cho anh em nhớ rằng hội thánh đã vạ tuyệt thông cho ai vào đảng ấy, đã cấm người có đạo không được kết bạn với họ."(17)


Dưới đây là mẫu in phạt vạ tuyệt thông có in sẵn của Giáo Khu Phát Diệm để trừng phạt những giáo dân tham gia kháng chiến:


"Ta  Fr. Tađêô Lê Hữu Từ ơn Đức Chúa Trời và do quyền tòa thánh làm giám mục coi sóc địa phận Phát Diệm và quyền nhiếp chính địa phận Bùi Chu.


Ta đã điều tra đắc thực về tên _____ đã gia nhập hội bí mật. Ta chiếu theo bộ luật hội thánh khoản 2.335 mà ra vạ tuyệt thông cho tên ấy.


Ta tuyên bố cho mọi người giáo hữu biết từ giây phút này, tên của tên ấy phải xóa bỏ đi khỏi hội thánh và hội thánh kể tên ấy không còn được hưởng quyền lợi gì của người công giáo nữa.


Ta chúc dữ cho tên ấy như Caiin và Giuda đã bị chức dữ vậy.


   "Phát Diệm ngày.......     Lê Hữu Từ" (18). (Hết trích).


Ngoài ra, cũng cùng trong bài trích dẫn ở trên, Gs. Nguyễn Mạnh Quang còn trưng ra một tài liệu khác của tác giả Chính Đạo như sau:


Triệu tập các giám-mục tại Đông Dương nhóm họp khẩn cấp để hợp soạn một lá thư chung với nội dung vừa ra lệnh, vừa kêu gọi tín đồ Da-tô Việt Nam phải từ bỏ hàng ngũ kháng chiến và mạnh bạo đứng về hàng ngũ Liên Minh Thánh Xâm Lược Pháp – Vatican chống tại tổ quốc Việt Nam. Đây là một trong những muôn ngàn hành động của Vatican chống lại  dân tộc và tổ quốc Việt Nam một cách vô cùng trắng trợn và hết sức thổ bỉ. Sự kiện này đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách Việt Nam, Niên Biểu 1939-1975 (Tập B: 1947-1954) ghi lại sự kiện này như sau:


“5/11/1951 : SÀIGON: Khai mạc Hội Nghị Các Giám Mục Đông Dương [cho tới ngày 10/11/1951].


9/11/1951: HÀ NỘI: Hội Nghị Các Giám Mục Đông Dương, dưới sự chủ tọa của của John Dooley:


Ra một thư chung, với chữ ký của 14 tổng giám mục và giám mục: Dooley, Jean Baptiste Chabalier (Pnom Penh), Thục (Vĩnh Long), Jean Cassaigne (Sanh, Sàigòn), Marcel Piquet (Lợi, Qui Nhơn), Jean Marie Maze (Kim, Hưng Hóa), Anselme Taddé Từ (Phát Diệm), Pierre Marie Chi (Bùi Chu), Jean Baptiste Urrita (Thi, Huế), Dominique Hoàng Văn Đoàn (Bắc Ninh), Joseph Marie Trịnh Như Khuê (Hà Nội), Fr. Felice Pérez (Hiên, Hải Phòng), Fr. Bernard Illomera (Yên, Thái Bình), Paul Renaud (Ái, Kontum).


Đức Thánh Cha của chúng ta đã tuyên bố rằng tuyệt đối không bao giờ có thể vừa theo Cộng Sản vừa theo Ki-tô giáo được, và người Ki-tô giáo nào gia nhập đảng cộng sản thì thực tế tách rời khỏi giáo hội. Chẳng những Thánh Cha cấm các bạn không được gia nhập đảng cộng sản mà còn không thể cộng tác với họ hay dưới bất kỳ hình thức nào giúp đỡ họ nắm chính quyền.(23) (Hết trích).


Trên đây tất cả đều là những sự kiện lịch sử bất khả phủ bác. Như vậy, người Công giáo VN đang hăng say chống Cộng phải hành xử như thế nào để không bị bắt tội “chống cha là chống Chúa”để còn được vào nước thiên đàng? Nếu chúng ta cứ tiếp tục chống Cộng thì có phải là cũng đang chống lại lập trường hòa giải của Giáo hội Công giáo? Như vậy thì còn gì là “vâng lời trong tuân phục”? Và hệ quả đương nhiên chắc chắn là chúng ta sẽ bị đày xuống địa ngục đời đời kiếp kiếp. Hay chúng ta phải thay đổi thái độ, từ bỏ việc hăng say chống Cộng để cùng với Giáo hội Công giáo làm bạn với CHXHCN VN, một chính quyền mà chúng ta cứ luôn luôn chống chết bỏ, chống cho Chúa đã từ mấy chục năm nay? Tại sao Giáo hội Công giáo là mẹ của Thiên Chúa có thể thay đổi lập trường, nhưng còn riêng chúng ta, những người tín hữu Công giáo VN, lại không thể thay đổi?

Rất mong được sự góp ý của quí độc giả.

Trân trọng,

Trần Tiên Long



Ghi chú:
(16)Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr. 85.
(17)Quang Toàn & Nguyễn Hoài, Sđd., trang 19.
(18) Quang Toàn & Nguyễn Hoài, Sđd., tr. 19.
(23) Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 - Tập B: 1947- 1954 (Houston, TX: Văn Hóa, 1997), tr. 265-66.