Hành Trình Đi Tìm Ông Trương Vĩnh Ký (Nguyễn Thái An)

Hành Trình Đi Tìm Ông Trương Vĩnh Ký

(Nguyễn Thái An)

http://sachhiem.net/LICHSU/N/NguyenThaiAn.php

21 tháng 5, 2009

LTS: Tác giả Nguyễn Thái An là giáo sư dạy Kiến Thức Xã Hội (Sử Địa) của trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức ở Sài gòn (1965 - 1975). Ông có kiến thức rất rộng rãi và uyên thâm, nhờ vào thói quen đọc sách, đọc báo, và đi du lãm nhiều nơi. Ông đọc rất nhiều, tuy nhiên, ít khi viết hay tham dự tranh luận trên bất cứ diễn đàn nào, dù là diễn đàn riêng của trường. Theo lời tâm sự của giáo sư, có lẽ đây là lần đầu tiên ông lên tiếng sau những lá thư "xúc cảm" về Trương Vĩnh Ký. Sachhiem.net rất hân hạnh được phép đăng lá thư này, không những vì giá trị lịch sử, mà còn là giá trị văn chương và cái nhẹ nhàng mà sâu sắc nhưng cũng không thiếu phần cương quyết và thẳng thắn trong lập luận. Phần nội dung đối luận của các lá thư đề cập có thể nhìn thấy khi đọc bài viết của Giáo sư. Lá thư chỉ chép lại tài liệu của Wilkipedia thì không cần chép ra đây nữa. Tất cả các lá thư đã được công bố trên diễn đàn trường KMTD. (SH)


 

tượng Trương Vĩnh Ký

Thưa Quí Vị,

Khi tôi ở tuổi 14, 15 đang học ở trường Petrus Trương Vĩnh Ký tôi cùng một vài bạn khác có tham vọng to lớn là thu thập tài liệu để viết về ông Ký, về ngôi trường của tôị đầu tiên là những chuyện huyền bí, một người sai dịch già làm công tác quét dọn đã thề thốt sống chết là nhiều đêm trong những năm trước 1945 ông ta thấy bóng một người mặc quần áo đại triều, như ông Petrus Ký mặc hồi làm quan ở Huế, đi ở hành lang nhà trường. Và chuyện cha của người bạn tôi đánh một ông giáo sư Pháp vì ông này đã mắng học trò Việtnam là sale race (tạm dịch là giống dân dơ dáy), tất nhiên người thiếu niên anh hùng này bị tống cổ ra khỏi trường. Rồi những mẫu chuyện về bực đàn anh của tôi như Phạm Thiều, Lưu Hưũ Phước, Trần Văn Khê, Trần Thượng Thủ và Trần Văn Ơn. Cho đến năm 1954 trường Trương Vĩnh Ký được coi là ổ kiến lửa chính tri..

Tôi đã lặn lội đi đến viếng nhà và hai ngôi mộ của ông bà Trương Vĩnh Ký ở gần góc đường Trần Hưng Đạo, còn được gọi là đường xe lửa giữa và Nancy (sau đó là Cộng hoà và nay là Nguyễn Văn Cừ). Vào thời đó khu vực này là ngoại ô của hai thành phố Saigon và Chợ Lớn. Một vùng yên tĩnh thích hợp cho một nhà trí thức khi sống cũng như khi nằm xuống. Ở ngôi mộ của ông Ký có một hàng chữ Latin lúc đó tôi không hiểu ý nghĩa là gì nhưng về sau có một bài nghiên cứu cho biết đó là 'Hãy để cho tôi yên'. Tôi cũng không biết phải giải thích thêm ra sao. Cũng nên nhắc lại rằng chữ Petrus, là chữ Latin, không có dấu sắc. Và thưa chị BH những năm tháng cuôí đời của ông Ký không có nghèo túng đói rách như Chị nghĩ đâu.

Gần đây tôi có trở lại nơi này thì được thấy lại một cảnh tang thương. Hai ngôi mộ không được chăm sóc chu đáo. Gần đó là nơi rửa chén cho một quán ăn, có dây phơi quần áo và hình như có một cái cầu tiêu dã chiến.

Dòng chính của họ Trương Vĩnh đã đi Pháp. Ngôi nhà thờ họ này hoặc là do dòng phụ chủ trì, hay là bán cho người ngoài hay là đã bị tịch thu.

Từ bến xe Chợ Lớn đi xe đò về Mỹ Tho, rồi đi xe ôm ra bến phà Rạch Miễu, đi phà Rach Miễu qua sông Tiền Giang. Nay thì không cần đi phà vì đã có Cầu Rach Miễu mới khánh thành. Phà sẽ chạy qua trung tâm tu tập của ông Đạo Dừa, vị lãnh đạo tinh thần của tôi. Xuống phà ở bên kia sông đi xe ôm, xe lôi, xe đò để vào thành phố Bến Trẹ Đoạn đường này vào thời chinh chiến được coi là nơi hồi hộp, nay thì phía tay trái có Lăng Nguyễn Thị Định. Tiếp tục đi về phía tây và phải dùng phà qua sông Hàm Luông để vào thị xã Mõ Cầy. Từ đây đi ngược theo hướng Tây Bắc dọc theo sông Cổ Chiên đi về Cái Mơn, quê hương của ông Petrus Trương Vĩnh Ký. Đoạn đường này vắng vẻ, cây cối xanh tươi dân chúng chuyên về nghề vườn tược. Đến Cái Mơn tôi phải hỏi thăm một vài người để được hướng dẫn đến tấm bia người Pháp dựng lên đánh dấu nơi sanh của ông Trương Vĩnh Ký. Di tích lịch sử này cũng không được dân địa phương chăm sóc kỹ lưỡng, nhiều cỏ dại và một vài cái bao plastic. Họ ơ hờ với người con nổi tiếng nhất của Cái Mơn. Người lái xe ôm ngạc nhiên hỏi tôi. "Ông có phải là người Công Giáo không mà đi tìm đến nơi sanh trưởng của ông Trương Vĩnh Ký?" Xin đáp "Tôi đi tìm đến đây là vì ở một thời xa xưa Ông ta là thần tượng của tôi." Rời Cái Mơn đi Chợ Lách.

Vượt qua sông Cổ Chiên bằng phà vào thành phố Vĩnh Long. Rồi đi xe đò dọc quốc lộ 1A về Saigon. Qua Cái Bè nơi mà năm 1865 Trần Bá Lộc được bổ làm chủ quận đầu tiên, hàm tổng đốc lúc 26 tuổi. Trần Bá Lộc là một người thông minh, đa taì, phục vụ hết mình cho thực dân trong việc bình định, chém giết không nương tay nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực và Thủ khoa Huân. Như Hoàng Cao Khải ở Bắc, như Nguyễn Thân ở Trung. Khi làm chủ quận ở Cái Bè, Ông điều khiển việc đào mấy chục cây số kinh đào để tháo nước ở Đồng Tháp Mười. Dân nghèo bị bắt đi theo làm xâu. Và ông đăng ký sở hữu 2000 mẫu đất.

Thói thường có tài là có tật, tật tự phụ. Ông coi thường một vài xếp Tây tất nhiên họ cho ông ta ngồi chơi nước, làm chủ quận Cái Bè 30 năm cho đến khi chết. Và trong vòng mười năm sau đó thằng con phá gia chi tử Trần Bá Thọ bán mất luôn 2000 mẫu đất, cuối cùng Trần Bá Thọ tự tử như bị xúi bẩy bởi những oan hồn nghĩa quân.

Rời Cái Bè đi Cai Lậy nơi này trong thời chiến tranh Việt-Pháp có Hùm Xám Nguyễn Văn Tâm. Một nhân vật tay sai khác của thực dân Pháp nhưng ở bên ngoài tầm nhắm của cuộc đi chơi. Và về đến Tân An thì có Lăng Nguyễn Huỳnh Đức.

Một cuộc đi chơi dã ngoại sáng ra đi chiều về nhà, tôi được đi qua nhiều di tích lịch sử.

Khi bắt đầu nghiên cứu tôi nhìn Trương Vĩnh Ký như một thần tượng, và sau 45 năm và sau vài chục quyển sử, hồi ký, địa phương chí, bình luận tôi đã đi đến kết luận được tóm tắt trong e-mail của tôi đã gửi lên diễn đàn trước đây (1).

Thầy Hoài (2) thật là may mắn hơn tôi vì chỉ đọc một tài liệu trên Wikipedia mà đã có cái nhìn chính xác về ông Trương Vinh Ký. Người tây phương có thói quen rất sợ, rất kính nể những người chỉ đọc có một quyển sách. Trước khi bàn tiếp về ông Ký thì tôi xin minh xác rằng tôi chưa hề đọc những bài viết của ông Trần Chung Ngọc, và cũng không hoàn toàn đồng ý với tất cả những gì ông Stephano Nguyễn Manh Quang viết. Và cũng đừng gài bẩy tôi bằng cách hỏi tôi về liên hệ giữ HCM và Phan Bội Châu. Xin quí vị đi kiếm sách của Sophie Quinn-Judge mà đọc nếu có thời giờ và nhiều tò mò.

Trở lại chuyện ông Trương Vĩnh Ký thầy Hoài không thấy có những cái hư, những cái thổi phồng, nhũng cái bịa đặt bên cạnh những cái thực trong tài liệu nói trên. Trong suốt cuộc đời làm việc với người Pháp Ông Ký được mô tả là làm việc miễn cưỡng, không thực tâm, tiêu cực. Như khi làm hiệu trưởng hai ngôi trường đạo tạo cán bộ trung cấp và cao cấp của thực dân Pháp. Liệu Đảng Cộng Sản VN có giao nhiệm vụ đào tạo cán bộ của họ tại Trường Đảng cho một người mà tim óc không hoàn toàn đỏ.

Và tài liệu đó đưa ra những lời phê bình tốt của hai ông Sơn Nam và Vương Hồng Sển để bào chữa cho ông Ký. Theo ông Sơn Nam thì dân miền Nam không ghét mà còn ưa ông Ký. Đúng vì ông Ký đâu có ra đứng đường hạch sách, đòi tiền hối lộ, chiếm đất của dân nghèo. Ông Ký ở thượng từng lãnh đạo của thực dân Pháp. Họ không biết tiếng Pháp để đọc những bài khảo cứu của ông Ký, và có bao nhiêu người Việt biết chữ Quốc Ngữ lúc đó? Còn những người Việt đi tìm đọc công báo Gia Định Báo là để đọc nghị định bổ nhiệm, thang ngạch, thuyên chuyển, những thông cáo đấu thầu... Và rồi tiện thể đọc chơi chuyện giải buồn của ông Ký.

Sau thời ông Ký công báo thời Pháp thuộc, thời Bảo Đại, thời VNCH I và II đâu có còn phụ trang chuyện giải buồn. Người dân Miền Nam chỉ biết đến ông Trương Vĩnh Ký khi ngôi trường Petrus Trương Vinh Ký mở cửa. Ông ngoại ông nội đưa cháu đi thi nhập học. Rồi đến mùa nghỉ hè, thằng con, thằng cháu về quê kể cho gia đình những chuyện sôi nổi ở Trường. Và rồi người cha, người ông đi khoe chòm xóm là thàng con, thằng cháu của họ học ở Pa Tac Ký.

Ông Vương Hồng Sển, người thầy cũ của tôi, cho biết ông Ký không vào quốc tịch Pháp và mặc áo dài đi làm. Chuyên lo chuyện đạo lý.. Gần bùn mà chảng hôi tanh mùi bùn... Trước 1975 Ông Bùi Diễm có vào quốc tịch Mỹ đâu? Ông ta đã thi hành đúng đắn chinh sách của người Mỹ ở VN, và người Việt hải ngoại (chứ không phải bọn CS) đã tặng ông ta cái danh hiệu là Bùi Xịa (3). Còn cái áo dài. Well, ai cũng biết là cái áo không làm nên thầy tu. Nói theo danh từ thời thượng ông Ký là quả chuối bên ngoài vỏ màu vàng, bên trong ruột là màu trắng. Ông ta có thấy số tiền lương rất lớn của ông hôi tanh mùi bùn không? Hay là những huy chương ông đeo trên ngực có hôi tanh mùi bùn không? Chị BH không thích phương pháp phân tích lịch sử của tôi, lạnh lùng như lưỡi dao của bác sĩ mổ.

Để thay đổi không khí xin mượn thầy Hoài vài dụng cụ về kiểm toán, cost-benefit analysis, quản trị rêu rao là ông Ký không đóng góp một chút nào vào việc củng cố và bành trướng thuộc địa mà vẫn lãnh lương cao thì kiểm toán phải rà xét ở phòng lương bổng, phòng nhân viên, sở tài chánh, sở ngân sách xem có cái gì sai trái không? có cái gì mờ ám không? Với số lương đó ông Ký phải làm việc trên 40 giờ một tuần và không lãnh phụ trội, sáng ra đi con chưa thức dậy, rời sở về đến nhà con đã đi ngủ. Lãnh lương cao mà lạn (nghĩa đen hay nghĩa bóng) để đi học thêm sinh ngữ, lạn để viết các bài khảo cứu, lạn để đi lo chuyện đạo lý. Thì một nhà quản trị tốt, xếp của ông Ký, phải đặt vấn đề là có nên thay thế ông Ký không hay là có nên cắt bỏ luôn cái chức vụ (position) đó không. Không biết người Pháp có thành ngữ nào tương tự như "no pain, no gain" không.

Ông Huỳnh Tịnh Của có thể chuyên lo chuyện đạo lý vì ông ta không có chức vụ quan trọng và không lãnh lương cao. Chị LTL ơi, lâu lâu chị có thể lạn một vài giờ để đi mua sắm ở Macýs thì OK nhưng lạn hoài thì sẽ được ban khen thưởng màu hường.

Có hai tập hợp độc lập :

1. Tập hợp của người VN học giỏi, bằng cấp cao, bác học , thông thái như Hoàng Cao Khải, Phan Thanh Giản, Petrus Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Đình Chiểu...

2. Tập hợp của người VN yêu nước tích cực như Trương Công Định, Phan Đình Phùng, Cao Thắng, Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân... Yêu nước bằng mồm không tính kể ở đây.

Câu hỏi của tôi là những người học giỏi có nhất thiết phải là những người yêu nước không?

Anh Trần Nam Bình có thích trả lời câu hỏi này không?...

Ông Trương Vĩnh Ký có phải là một nhà bác học không? peut-etre, perhaps, maybe, cũng được. I buy that.. (SH: có thể, có lẽ, tôi cũng chấp nhận)...

Ông Trương Vĩnh Ký có phải là một người yêu nước tích cực như Trương Công Định không? a BIG NO (SH: một số không to tướng)

Cha tôi là một công chức hạng gần chót ở Bưu Điện Saigon, và không bao giờ có một hành động nào được coi là chống chính quyền Pháp. Và không một ai trong gia đình tôi nói khác đi. Như tôi đã nói trong e-mail trước ông Trương Vinh Ký là một bộ mặt sáng lạn trong đám collabo thời đó (Theo một tự điển Pháp, chữ collabo có nghĩa là "Aide à l'ennemi de 1940-1945" tạm dịch là tay sai cho quân thù, Pháp gian). Một ông Thiện giữa một bầy ác ôn. Nhưng những người ủng hộ đã nói quá, đã bôi bóng ông ta đến mức lố bịch.

Nếu vẫn tiếp tục khẳng định Ông Trương Vĩnh Ký là không phản quốc, không bán nước thì chúng ta phải đánh giá lại Trương Công Định như một tên bất lương, một tên ăn cướp, một tên phá rối trị an!!

Tôi thích ông Tôn Thọ Tường hơn vì ông ta không đóng góp nhiều vào sự nghiệp thực dân của người Pháp nên không cần ai biện hộ mạnh mẽ dùm ông ta.

Ai về nhắn vơi Châu Công Cẩn,

Thà mất lòng anh được bụng chồng.

(Tôn Thọ Tường)

Đến đây thì tôi cũng phải kéo cờ trắng đầu hàng, không muốn bàn luận thêm nữa. Tất cả các vị đã lên tiếng về ông Trương Vĩnh Ký đều đúng và tôi thì sai. Tại sao? Vì có lẽ tôi chẳng còn luận cứ mới mẻ nào để phản bác lạị Và vì tiếp tục qua một vài e-mai nữa tôi sẽ được gọi là thằng An, như là thằng Thiệu, như là thằng Bùi Bảo Đồng. Có ai đã sãn sàng đi order một cái nón cối chưa ? Nhớ hỏi tôi vòng đầu để tôi đội nón cho vừa vặn.

Còn bắt tôi phải chấp nhận tất cả những gì đang trong Wikipedia thì là một điều khổ tâm cho tôi, thưa Anh Hoài. Ai lại muốn dạy những xảo thuật mới cho một con chó già?

Thân mến,

Nguyễn Thái An

21 tháng 5, 2009

 

Bài liên quan:

- Thư Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh (Nguyễn Mạnh Quang)

- Bây giờ mới thấy đúng (Trinh Nữ Kiếm) - thư ngày 17 tháng 7, 2022


Chú thích của SH:

(1) Thư viết ngắn trả lời cho một số emails của DDKM groups về Trương Vĩnh Ký:

From: An Nguyễn
To: kieumauthuduc@googlegroups.com;
Subject: [kieumauthuduc] Cậu chuyện ông Nguyen Hien Lê
Date: Fri, 8 May 2009 19:53:13 -0700

Kính gửi thầy Quang,

Anh Vien Pham và chi. Buu Hiep,

Cậu chuyện sách ông Nguyen Hiến Lê bị kiểm duyệt được ông Lê kể lại trong quyển hồi ký của ông ta. Hiện tại tôi đang đi bụi đời xa nhà không thể trưng bàng cớ được. (Tôi phải dùng máy điện toán của khách sạn để gửi thư naỳ.) Khi nào tôi về nhà tôi sẽ scan một vài trang về câu chuyện này gửi cho quí vị đọc chơi.

Về chuyện ông Petrus Ký thì rõ ràng là ông ta là tay sai đắc lực nhất của thực dân Pháp. Ông lãnh lương lớn thứ ba sau 2 người Pháp trong nền cai tri thuộc địa Nam Kỳ. Ông là hiệu trưởng hai trường chuyên đào tạo tai sai thông ngôn và đốc phủ sứ cho thực dân Pháp. Ông ta là Ông Thiện bên cạnh một Ông Ác là Trần Bá Lộc của thuộc địa Nam Kỳ. Ông là tay sai người công giáo bên cạnh ông Phạm Quỳnh tay sai đắc lực khác, người không công giáo. Xin Chị BH tìm đọc bài khảo cứu của ông Nguyen Van Trung về Trương Vĩnh Ký và Phạm Quỳnh (tôi chỉ đọc được bài tóm tát về bài nghiên cứu này.)

Những người muốn bào chữa cho Petrus Ký tìm cách bôi vẽ đẹp đẽ nên tặng ông cái danh hiệu nhà bác học. Và theo họ là nhà bác học thì không thể nào là người phản quốc. Có thật ông ta là nhà bác học không? Có thật ông ta biết thông thạo 26 thứ tiếng không? Có thật ông ta là nhà bác học thứ 18 của thế giới của thế kỷ 19 không? Cơ quan nào làm cái việc sắp xếp thứ tự đó. 17 nhà bác học trước ông ta là ai? Có Darwin không? Lịch sử VN đầy những nhà trí thức lớn và bán nước như Lê Tác, Hoàng Cao Khải, Phạm Quỳnh....

Cái việc người Pháp đặt tên trường Petrus Ký không phải là để vinh danh công trình sáng tác bác học của ông ta mà là đề cao một thuộc hạ tận tâm. (Tôi cũng xin nói ngay tôi là học sinh của trường này.)

Thân chào

Ông Đạo

(2) Giáo sư dạy Doanh thương của trường, phản đối việc gọi ông Trương Vĩnh Ký là "Việt gian", viết thư biện hộ (Ngay 17/05/2009).

"... Ve truong hop ong Truong Vinh Ky,  cung duoc hai giao su Nguyen Manh Quang va Nguyen Thai An buoc toi la Việt gian, toi cung xin dua vao tai lieu cua bach khoa toan thu Wikipedia (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%C6%A1ng_V%C4%A9nh_K%C3%BD) va sau do vao quyen sach "Truong Vinh Ky, Cuon So Binh Sanh" cua ong Nguyen Sinh Duy, mot nha van C.S. de trinh bay nhung suy luan cua toi ve nhan vat lich su nay....

... Voi nhung danh gia va nhung nhan xet o tren,  toi xin khang dinh la ong Truong Vinh Ky, neu khong la người  thương dan, thương nuoc thi cung khong the la mot Việt  gian, mot người phan quoc"

(3) Chữ Xịa là do tiếng CIA, cơ quan tình báo Mỹ.

___________________

Mời đọc các bài đối luận về Trương Vĩnh Ký:

- Trương Vĩnh Ký Phản Bội Tổ Quốc, Sao Lại Gọi Là Yêu Nước? (Bùi Kha) http://sachhiem.net/BUIKHA/BuiKha25b_TVK.php

- Hành Trình Đi Tìm Ông Trương Vĩnh Ký Nguyễn Thái An)
http://sachhiem.net/LICHSU/N/NguyenThaiAn.php

- Đắc Lộ, Trương Vĩnh Ký & Chữ Quốc Ngữ của Tác Giả Minh Vân (Bùi Kha) http://sachhiem.net/BUIKHA/BuiKha25a.php

- Ngắn Gọn Về Thầy Thông Ngôn Trương Vĩnh Ký (Nguyễn Thái An) http://sachhiem.net/LICHSU/N/NguyenThaiAn04.php

- Trương Vĩnh Ký, Yêu Nước? Đối Luận với ông Trần Hữu Tá (Bùi Kha) http://sachhiem.net/BUIKHA/BuiKha19.php

- Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh Trường Kiểu Mẫu Thủ Đức Hiền tài hay Việt gian? (Nguyễn Mạnh Quang) http://sachhiem.net/NMQ/NMQ011.php

- Đổi Mới Sử Học Không Có Nghĩa Là Tô Đen Thành Trắng (BS. Nguyễn Văn Thịnh) http://sachhiem.net/VANHOC/N/NguyenvThinh_05.php

- "Trương Vĩnh Ký phản bội Tổ quốc, sao lại gọi là yêu nước ?"

___________________

Các bài của GS sử học Nguyễn Thái An: link http://sachhiem.net/LICHSU/N/ListNTA.inc.php