Thực Hư ĐH Fulbright Là Ổ Nuôi Cấy Việt Gian Tay Sai Cầm Đầu Cách Mạng Màu Tại Việt Nam? Sharma Rachana http://sachhiem.net/XAHOI/S/SharmaRachana_FUV.php Cách đây mấy ngày Đại học Fulbright đã phải ra Thông cáo lên án những ý kiến chỉ trích, tẩy chay tổ chức này là "tuyên bố sai lệch và gây kích động" đồng thời chụp mũ, dán nhãn các chỉ trích là "thông tin sai lệch với mục đích thao túng." Làn sóng chỉ trích rầm rộ đến mức Fulbright đã phải khóa bình luận, ẩn số lượng tương tác mà phần lớn là biểu tượng phẫn nộ. Một tổ chức đào tạo sinh viên theo tư tưởng Mỹ, tôn trọng tự do ngôn luận hơn nữa chủ đề trong buổi lễ tốt nghiệp mới nhất của Fulbright là "Lớp học không sợ hãi" lại đi khóa bình luận và ẩn số lượt tương tác vì sợ hãi trước làn sóng chỉ trích thì quả là điều hết sức kỳ lạ. Tại sao lại có hiện tượng này? Đâu là nguyên nhân thực sự đằng sau làn sóng chỉ trích trên. Bài viết không chỉ cung cấp các thông tin chi tiết và các ví dụ minh họa điển hình trong chiến lược không chỉ của Fulbright mà còn cả của chế độ Washington sẽ giúp bạn đọc có được câu trả lời cho các vấn đề trên mà còn chỉ ra đâu là mục tiêu thực sự đằng sau các chương trình huấn luyện "chuyên gia kinh tế" của Mỹ dành cho các quốc gia mục tiêu trong đó có Việt Nam. Chi tiết xem phần bình luận. Ngày 08/06/2024, Đại Học Fulbright tổ chức khóa tốt nghiệp cử nhân cho lứa sinh viên với tên gọi Lớp học không Sợ hãi, tiếng anh gọi là Class of The Fearless. Tại thời điểm tổ chức này tổ chức lễ tốt nghiệp này ngoài những người có mối liện hệ trực tiếp thì buổi lễ này không thu hút nhiều sự chú ý từ dư luận. Tuy nhiên, gần đây một làn sóng chỉ trích, tảy chay trường ĐH này đột nhiên bùng lên trên mạng xã hội từ facebook đến youtube với sự hưởng ứng mạnh mẽ từ dư luận. Đây quả là một điều kỳ lạ và hiếm thấy khi mà tại Việt Nam quốc gia Cộng sản cựu thù từng bị Mỹ tiến hành các cuộc thảm sát, ném bom rải thảm và bị đầu độc bằng chất độc da cam nhưng sự thù ghét gần như không xuất hiện trên truyền thông chính thống thay vào đó là giáo dục Mỹ, văn hóa Mỹ, lối sống Mỹ và nhiều thứ khác của Mỹ đều được coi là chuẩn mực và văn minh là suy nghĩ thường thấy của nhiều tầng lớp trong xã hội. Thế nhưng làn sóng tảy chay và chỉ trích đột nhiên lại xuất hiện nhằm vào một tổ chức giáo dục do Mỹ thành lập, hoạt động bằng tiền Mỹ, dạy theo chương trình Mỹ và tất nhiên là tư duy kiểu Mỹ nơi mà các tội ác của lính Mỹ sẽ hoặc là giấu nhẹm đi hoặc là sẽ được giải thích theo một cách khác khiến sinh viên Việt Nam cũng phải “rơi lệ” trước sự “đau khổ” mà lính Mỹ phải chịu đựng trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam. Một cuộc chiến mà ngay cả các thế hệ ông/bà hoặc cha/mẹ của các học sinh rơi lệ cho lính Mỹ này cũng có thể đã từng là nạn nhân của bom đạn Mỹ. Trước làn sóng chỉ trích mạnh mẽ, ngày 14/08/2024 trường ĐH Fulbright đã phải ra thông cáo lên án, dán nhãn cho các chỉ trích là "thông tin sai lệch" và "gây kích động". Đồng thời thông cáo cũng chụp mũ gọi các tuyên bố chỉ trích là các những “thông tin sai lệch với mục đích thao túng” nhưng không nói rõ đó là các tuyên bố gì. Thông cáo của ĐH Fulbright trước làn sóng chỉ trích, tảy chay. Theo quan sát của người viết thì các tuyên bố chỉ trích Fulbright đại đa số là các cáo buộc rằng đây là ổ huấn luyện cách mạng màu cho thanh niên và những người đã hoặc có tiềm năng lọt vào bộ máy quyền lực của nhà nước từ đó biến Việt Nam thành một quốc gia chư hầu chịu sự chi phối và sai khiến của Mỹ. Nói cách khác thông qua các phần tử tay sai Việt gian đã được huấn luyện kỹ lưỡng, trực tiếp ngay trong nội địa, Mỹ có thể tiến hành thay đổi thể chế, chế độ chính trị tại Việt Nam một cách kín đáo, ít rủi ro và khả năng thành công cao hơn so với một cuộc chiến xâm lược quy mô lớn đã khiến Mỹ nhận lấy sự cay đắng và thất bại ô nhục gần 50 năm trước. Các cáo buộc loại này không phải là mới mà nó đã có ngay từ những ngày đầu thành lập cái trường ĐH nhiều tai tiếng này. Một trong số đó là bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Kiều Dung tốt nghiệp tại Mỹ với tựa đề “Sự thật về Đại học Fulbright” đăng trên thư viện sách hiếm. Làn sóng chỉ trích Fulbright bùng lên gần đây được cho là có ảnh hưởng từ cuộc bạo động tại Bangladesh khiến chính phủ đương nhiệm của bà Sheikh Hasina phải từ chức và thay vào đó là Muhammad Yunus một nhân vật thân Mỹ đặc biệt từng được nhận Huy chương tự do của Tổng thống Mỹ năm 2009 và Huy chương vàng của Quốc hội Mỹ năm 2010. Đặc biệt nhất là Yunus cũng từng nhận được học bổng Fulbright lúc 25 tuổi vào năm 1965. Cựu tổng thống Mỹ Barak Obama đeo huy chương tự do cho Muhammad Yunus năm 2009 Trước khi Yunus lên nắm quyền, ông này không chỉ nhận được huy chương của chính quyền Mỹ, học bổng Fulbright mà còn nhận được sự hỗ trợ từ các nhân vật có máu mặt trong chính trường Mỹ cùng sự bảo kê đặc biệt của chế độ Washington trước các cáo buộc như tham nhũng, trốn thuế và rửa tiền. Năm 2023 trước các cáo buộc tham nhũng nhằm vào Muhammad Yunus, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton đã đứng ra kêu gọi chính quyền Mỹ và nhiều nhân vật máu mặt phương tây hoặc thân phương tây lên tiếng bảo vệ ông ta.
Hillary Clinton kêu gọi bảo vệ Muhammad Yunus tháng 08/2023 Trong số đó có cả cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, cựu Tổng thống Ireland Mary Robinson, cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Moon, cựu Tổng thống Mexico Vicente Fox, cựu Mỹ Phó Chủ tịch Al Gore và cả Jimmy Wales người sáng lập Wikipedia. Ngoài ra còn có sự góp mặt của Tổng thống Đông Timor Jose Ramos-Horta một quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á có vẻ không có gì liên hệ đến sự kiện ở Bangladesh nhưng bạn đọc sẽ thấy sự liên quan của quốc gia này khi đọc hết bài viết. Tổng cộng có khoảng hơn 160 nhân vật có máu mặt của Mỹ, phương tây hoặc thân phương Tây lên tiếng bảo vệ Muhammad Yunus. Ngày 07 tháng 08 năm 2024, một ngày trước khi Muhammad Yunus lên nắm quyền, tay cựu đại sứ Mỹ tại Pakistan và Bangladesh đã tuyên bố lên án Chính phủ của bà Sheikh Hasina là chế độ độc tài và kêu gọi thế giới cũng như người dân Bangladesh ủng hộ Yunus lên nắm quyền. Toàn văn tuyên bố như sau: Tuyên bố của tay cựu đại sứ Mỹ tại Pakistan và Bangladesh được đăng trên trang Tổ chức Quyền Tự do Tạm dịch: Quyền TỰ DO Tuyên bố của Đại sứ (đã nghỉ hưu) William B. Milam Chủ tịch, Tổ chức Quyền Tự do Cùng với nhiều người bạn của Bangladesh trên khắp thế giới, chúng tôi tại Tổ chức Quyền Tự do đã theo dõi với sự ngưỡng mộ khi người dân Bangladesh giành lại nền dân chủ của họ trong tuần này. Chúng tôi thương tiếc những mất mát về sinh mạng trong những ngày gần đây và vẫn lo ngại về các báo cáo về tình trạng bạo lực đang diễn ra. Trong tương lai, những người chịu trách nhiệm về tình trạng bạo lực phải chịu trách nhiệm về hành động của họ. Chúng tôi tin rằng một cuộc điều tra quốc tế công bằng về những sự kiện bi thảm này có thể hỗ trợ cho vấn đề này. Chúng tôi hoan nghênh thông báo rằng Giáo sư Mohammad Yunus, người đoạt giải Nobel, đã đồng ý lãnh đạo một chính phủ lâm thời và sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 8 tháng 8. Chúng tôi không nghĩ ra ai phù hợp hơn để lãnh đạo Bangladesh tiến tới tương lai mới này. Chúng tôi hy vọng tất cả các thành phần của xã hội Bangladesh và cộng đồng quốc tế sẽ ủng hộ Giáo sư Yunus và chính phủ của ông khi họ đảm nhận trọng trách to lớn này. Các chính phủ lâm thời trước đây ở Bangladesh có thành tích hỗn hợp. Mặc dù trách nhiệm chính của chính phủ lâm thời là tổ chức các cuộc bầu cử tự do, công bằng và toàn diện, nhưng điều này không thể thực hiện được cho đến khi có một môi trường thuận lợi. Chính phủ sẽ cần giải quyết những thách thức kinh tế quan trọng trong ngắn hạn của Bangladesh trong khi cũng phải xóa bỏ tàn dư của chế độ độc tài mà họ sẽ thay thế. Nhiệm vụ cải cách hành chính, tư pháp và dịch vụ an ninh của Bangladesh sẽ mất nhiều năm, nhưng phải bắt đầu một cách nghiêm túc càng sớm càng tốt. Trong khi lực lượng vũ trang của Bangladesh sẽ có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chính phủ lâm thời, nguyên tắc tối cao của dân sự phải được tôn trọng. Các chính phủ lâm thời trước đây đã không ưu tiên tôn trọng nhân quyền, lựa chọn sự tiện lợi của chế độ khẩn cấp. Trước sự hy sinh của những người lãnh đạo cuộc đấu tranh chống lại chế độ độc tài Hasina, chính phủ mới không được lặp lại những sai lầm trong quá khứ này. Để vinh danh những người đã hy sinh mạng sống của mình, các chính quyền tương lai (bắt đầu từ chính phủ lâm thời) phải kiên định trong cam kết tôn trọng các quyền cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội. Những người bị buộc tội phải được hưởng quy trình tố tụng hợp pháp và không phải chịu hình phạt tàn ác và bất thường. Chúng tôi tại Tổ chức Quyền Tự do sẽ tiếp tục làm phần việc của mình để hỗ trợ người dân Bangladesh khi họ nắm bắt cơ hội lịch sử này. Ký tên Willion B Milam Đại sứ (đã nghỉ hưu) Chủ tịch, Tổ chức Quyền Tự do 1101 Pennsylvania Avenue NW Suite 300, Washington, DC 20004 Điện thoại: +1 202 990 8051 | Email: ed@rtof.org | www.rtof.org Như vậy có thể thấy con đường sự nghiệp và thăng tiến của Muhammad Yunus từ lúc ông này còn là sinh viên nhận học bổng Fulbright năm 25 tuổi cho đến khi nhậm chức ngày 08/08/2024 lúc 84 tuổi sau cuộc bạo động đầy bạo lực phế truất bà Sheikh Hasina có liên hệ mật thiết đến chế độ Washington trong một lộ trình kéo dài tận 59 năm! Thế nhưng chế độ Washington lập bức bác bỏ mọi cáo buộc dính líu vào cuộc lật đổ chính phủ tại Bangladesh để đưa nhân vật thân Mỹ lên nắm quyền. Sau khi bị phế truất bà Hasina tuyên bố: Tôi đã từ chức, để không phải chứng kiến cảnh từng đoàn người chết. Tôi có thể vẫn nắm quyền nếu từ bỏ chủ quyền của đảo Saint Martin và cho phép Mỹ kiểm soát Vịnh Bengal. Tôi cầu khẩn người dân đất nước tôi, xin đừng để bị những kẻ cực đoan thao túng. Không chỉ cấu kết chặt chẽ với các nhân vật có máu mặt trong chính trường Mỹ, đặc biệt là Ngoại trưởng Hillary Clinton và cựu Tổng thống đảng Dân chủ Barack Obama, kênh The Sunday Guardian của Ấn Độ còn tiết lộ rằng Muhammad Yunus còn có mối liên hệ kéo dài hàng thập kỷ với George Soros - ông chủ của Quỹ xã hội mở Open Society một trong những tay trùm sò của các cuộc cách mạng màu trên toàn cầu. Bài viết có đoạn: Tháng 2 năm 1999, Yunus đã nhận được một khoản vay từ Quỹ Phát triển Kinh tế Soros và Viện Xã hội Mở, do doanh nhân gây nhiều tranh cãi George Soros điều hành - người nổi tiếng với việc can thiệp vào các quốc gia để mang lại những thay đổi phù hợp với mục tiêu của mình - để mua 35% cổ phần của Grameenphone Ltd., với các điều kiện gắn liền với sự kiểm soát của Ngân hàng Grameen. Lưu ý: cả tập đoàn viễn thông di động Grameenphone Ltd., và Ngân hàng Grameen đều thuộc sở hữu của Muhammad Yunus. Không chỉ có vậy, bài báo còn cho biết: Trong cuộc họp đêm ngày 25 tháng 05, chỉ ba tháng trước khi cuộc đảo chính xảy ra cựu Thủ tướng Bangladesh, Sheikh Hasina, đã tiếp xúc với lãnh đạo của 14 đảng trong một cuộc họp kín tại Ganabhaban, nơi ở chính thức của Thủ tướng Bangladesh, tại đó bà đã cảnh báo họ với tư cách là một nhắc nhở bản thân về một “âm mưu” đang diễn ra nhằm loại bỏ bà. Các nguồn tin trong nhóm của bà cho biết âm mưu nói trên là do một quốc gia nước ngoài dàn dựng. Họ đã thể hiện rõ thông qua một loạt hành động và tuyên bố rằng họ không hài lòng với việc bà trở lại nắm quyền trong cuộc bầu cử tháng 1 năm 2024. Trong cuộc họp kéo dài đến tận đêm, bà nói với họ rằng các đại diện của đất nước (một người da trắng) đã gặp bà như thế nào trước cuộc bầu cử và tuyên bố rằng bà sẽ có một cuộc tái tranh cử suôn sẻ và một cuộc tranh cử Thủ tướng suôn sẻ hơn nếu bà chấp nhận một số điều kiện nhất định. Chúng bao gồm cho phép thành lập “một quốc gia Thiên chúa giáo như Đông Timor” với một phần lãnh thổ của Bangladesh(Chattogram*) và Myanmar, và bước đầu tiên là cho phép họ xây dựng một căn cứ không quân trên Đảo Saint Martin ở Vịnh Bengal. Theo các nguồn tin, vào đêm hôm đó, Hasina đã nói về việc bà tin rằng mình sẽ bị lật đổ và có thể phải đối mặt với hậu quả tương tự như cha của bà, Bangabandhu Sheikh Mujibur Rahman**. Các nhà lãnh đạo của Liên đoàn Awami và các nguồn tin thân cận với Hasina tin rằng các quan chức tại Bộ Ngoại giao Mỹ là nhân vật chính đằng sau việc loại bỏ Hasina. Họ nói, việc bà quyết định chia sẻ mối đe dọa và lời đề nghị của chính quyền Mỹ với những người ngoài vòng tròn thân cận của mình vào ngày 24 tháng 5 là một dấu hiệu cho thấy bà nhận ra mình đang tham gia vào một cuộc chiến khó khăn để bảo vệ vị trí mà bà đã giành được sau khi tuân theo chính sách quá trình bầu cử hợp pháp. (*) Chattogram theo cách gọi tiếng Bengal hay Chittagong thành phố cảng phía Đông Nam của Bangladesh, bên sông Karnaphuli, gần Vịnh Bengal. Thành phố là trung tâm thương mại cho vùng nông nghiệp xung quanh sản xuất đay, trà và da sống. Thành phố có Đại học Chittagong. (**) Bangabandhu Sheikh Mujibur Rahman được coi là cha đẻ của Bangladesh độc lập tổng thống đầu tiên của Bangladesh, ông bị ám sát cùng với hầu hết các thành viên trong gia đình vào sáng sớm ngày 15 tháng 8 năm 1975. Trước khi tiến hành loại bỏ cựu Thủ tướng hợp hiến Sheikh Hasina, để đưa tay nhân thân cận Muhammad Yunus lên nắm quyền thì một trong những bước đi qua trọng là phải bảo vệ uy tín tuyệt đối cho nhân vật này. Cũng theo bài báo trên kênh The Sunday Guardian Năm 2017, Charles E. Grassley, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ, đã viết một bức thư gây chấn động gửi cho Rex W. Tillerson, lúc đó là Ngoại trưởng, trong đó ông vạch ra cách cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton (tháng 1 năm 2009) - Tháng 2 năm 2013 dưới thời chế độ Barack Obama) đã gây áp lực buộc chính phủ Bangladesh, bao gồm cả Thủ tướng Hasina, chấm dứt cuộc điều tra tham nhũng đối với Yunus. Bức thư nói thêm rằng các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ đã đe dọa con trai của Hasina, Sajeeb Wazed, bằng một cuộc kiểm toán IRS nếu anh ta không tìm cách thuyết phục mẹ mình chấm dứt cuộc điều tra. Bức thư của Tillerson nói rằng chính Hasina đã xác nhận rằng Hillary Clinton đã gọi cho bà vào tháng 3 năm 2011 và yêu cầu Yunus được khôi phục chức vụ chủ tịch Ngân hàng Grameen.
Đến đây có lẽ ai đó sẽ thắc mắc tại sao chế độ Washington quyết tâm loại bỏ cựu Thủ tướng Bangladesh, Sheikh Hasina người được bầu cử một cách hợp hiến chỉ vì cự tuyệt 2 đề nghị cho phép thành lập “một quốc gia Thiên chúa giáo như Đông Timor” với một phần lãnh thổ của Bangladesh ở Thành phố Chittagong và một phần lãnh thổ Myanmar, và bước đầu tiên là cho phép Mỹ xây dựng một căn cứ không quân trên Đảo Saint Martin ở Vịnh Bengal. Câu trả lời đó chính là lợi ích địa chính trị. Nhìn trên bản đồ bạn sẽ thấy rằng Bangladesh, một quốc gia nằm án ngữ vịnh Bengal kẹp giữa Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á. Hiện nay cả Nga và Trung Quốc đều đang tích cực hiện diện tại quốc gia này. Đối với Nga đó là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên - dự án hạ tầng lớn nhất Bangladesh, đặc biệt đối với Trung Quốc thì đó là dự án vành đai con đường. Tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Kolkata thuộc sáng kiến vành đai con đường của Trung Quốc Nhìn bản đồ trên bạn sẽ thấy một tuyến đường dài 2800Km từ Côn Minh của Trung Quốc qua Myanmar, Bangladesh rồi đến Kolkata của Ấn Độ. Đây được gọi là Hành lang kinh tế Bangladesh-Trung Quốc-Ấn Độ-Myanmar (BCIM-EC) là một sáng kiến tiểu vùng nhằm hợp tác kinh tế giữa bốn quốc gia nhằm phát triển kết nối đa phương thức nối liền Đông, Đông Nam và Nam Á. Hành lang kinh tế, được gọi là Con đường tơ lụa phía Nam, còn được biết đến là một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), sáng kiến khu vực hóa quy mô toàn cầu lớn nhất do Trung Quốc tiên phong và ủng hộ. Đây cũng có thể xem lối thoát ra biển của Trung Quốc khi cả khu vực biển Đông Bắc Á và Đông Nam Á đang bị hạm đội 7 của Mỹ khống chế. Điều này cũng giải thích tại sao khi Trung Quốc đầu tư kênh đào Phù Nam tại Campuchia lại thu hút sự quan tâm đặc biệt của Mỹ. Và nếu tìm hiểu kỹ bạn sẽ thấy dư luận phản đối kênh đào này tại Việt Nam cũng có nguồn gốc từ các nghiên cứu của Mỹ hoặc những kẻ do Mỹ huấn luyện. Có dịp tôi sẽ viết chi tiết hơn về chủ đề này. Sơ đồ bố trí các hạm đội khống chế các đại dương trên toàn cầu của Mỹ Ngoài ra trong bản đồ hành lang kinh tế ở trên bạn còn thấy vị trí thành phố Chittagong khu vực mà Mỹ muốn thiết lập một quốc gia đạo ki tương tự như Đông Timo để thiết lập sự ảnh hưởng của Vatican tại một khu vực mà có gần 90% dân số theo đạo Hồi. Như vậy có thể thấy dã tâm của Washington trong việc lợi dụng con bài tôn giáo để đẩy khu vực vào cảnh nồi da xáo thịt và xung đột tôn giáo bất tận. Một thủ đoạn chia để trị cổ xưa nhưng vẫn vô cùng hiệu quả trong thời hiện đại. Tỉ lệ các tôn giáo tại Chittagong theo thống kê năm 2022 Do đó, bất chấp các nổ lực của Trung Quốc trong việc xây dựng hành lanh kinh tế kết nối các nước trong khu vực. Sau khi Myanmar rơi vào bất ổn không biết khi nào chấm dứt thì nay đến lượt Bangladesh thúc thủ phải quy phục dưới trướng Washington. Dự án Con đường tơ lụa phía Nam của Trung Quốc đối mặt với viễn cảnh bị bóp chết ngay từ trong trứng nước. Nếu đưa bản đồ khu vực ra xa và đặt Bangladesh vào một bức tranh lớn hơn thì bạn có thể hiểu được sở dĩ có viễn cảnh trên là vì hiện nay chế độ Washington đã thiết lập một vòng cung bao vây Trung Quốc bằng đường biển từ Nhật Bản cho đến tận Pakistan. Trung Quốc trong vòng bao vây phong tỏa của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Do đó bất kỳ quốc gia nào trong khu vực muốn thoát khỏi sự thao túng và kiểm soát của chế độ Washington đều phải đối mặt với nguy cơ bất ổn chính trị mà Bangladesh đang trải qua. Bên cạnh đó, Ấn Độ dù đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc nhưng nước này vẫn cùng Trung Quốc và Nga ủng hộ trật tự thế giới đa cực, một quan điểm tư tưởng không tương thích với lợi của Mỹ, quốc gia từ chối chấp nhận rằng họ không còn là siêu cường duy nhất thúc đẩy chương trình nghị sự toàn cầu. Mối quan hệ thân thiện của New Delhi với Nga và việc nước này kiên quyết tránh xa thái độ thù địch đối với Moscow khi bị phương Tây lôi kéo đã trở thành điểm xích mích lớn giữa Ấn Độ và Mỹ. Gần đây, New Delhi kêu gọi Washington rời khỏi căn cứ quân sự Diego Garcia ở Ấn Độ Dương với lập luận rằng quần đảo Chagos rộng lớn hơn mà Diego Garcia là một phần thuộc về Mauritius. Bản đồ quần đảo Chagos nơi có căn cứ quân sự Diego Garcia của Mỹ ở Ấn Độ Dương Trước viễn cảnh bị Ấn Độ trục xuất khỏi khu vực thì thái độ “cứng đầu” của bà cựu Thủ tướng Bangladesh trong việc cự tuyệt các yêu sách của Mỹ trở thành cái gai khó ưa buộc Washington phải tìm cách loại bỏ bà bằng thủ đoạn chụp mũ, dán nhãn cho bà là “nhà độc tài”. Một chiêu bài cũ rích đã tái đi tái lại nhiều lần với nhiều nạn nhân ở các quốc gia khác nhau như Milosevic(Liên Bang Nam Tư cũ - 2000), Saddam Hussein(Iraq - 2003), Gaddafi(Lybia - 2011) nhưng vẫn tiếp tục hiệu quả. Cựu Thủ tướng Bangladesh, Sheikh Hasina và vị trí đảo Saint Martin ngoài khơi vịnh Belgan Tất cả sự kiện trên cho thấy Washington có đủ động cơ và bằng chứng để tiến hành lật độ chính phủ hợp hiến tại Bangladesh để đưa phần tử tay sai dễ bảo hơn lên nắm quyền thông qua cuộc bạo động đường phố mà phải gọi chính xác là một cuộc cách mạng màu. Từ đó biến nước này thành một quốc gia chưa hầu phục vụ cho các lợi ích địa chính trị của Mỹ trong khu vực. Để phân tích kỹ hơn sự nhúng tay của Mỹ cũng như cách Mỹ đã đứng sau giật day, đạo diễn như thế nào trong cuộc đảo chính tại Bangladesh bạn đọc có thể tham khảo bài viết có tựa đề “Did the US Deep State connive with Islamists for regime change in Bangladesh” tạm dịch là “Liệu Nhà nước ngầm của Mỹ có thông đồng với những phần tử Hồi giáo để thay đổi chế độ ở Bangladesh” Việc sử dụng các phần tử tay sai được huấn luyện trở thành “chuyên gia kinh tế” để tiến hành lật đổ các chế độ không tương thích với lợi ích của Washington không phải là điều gì mới mẻ, mà thủ đoạn này đã từng được sử dụng thành công tại Chile để lật đổ Salvador Allende - một Tổng thống dân cử hợp hiến theo đường lối Xã hội Chủ nghĩa, để dựng lên chế độ độc tài quân sự Augusto Pinochet với những cuộc thanh trừng cực kỳ sắc máu và tàn bạo, nhưng bản thân tên này chưa bao giờ bị đem ra xét xử vì những tội ác của y trong giai đoạn cầm quyền sau khi lật đổ Tổng thống Salvador Allende. Mười mấy năm trước khi cuộc đảo chính quân sự của Pinochet diễn ra, người Mỹ đã cho ra đời “Dự án Chile”. Từ 1957 đến 1970, chính phủ Mỹ chi tiền để đào tạo kinh tế cho rất nhiều trí thức người Chile tại trường đại học Chicago. Những người này, được gọi là “los Chicago Boys”, sau đó trở thành hạt nhân để đào tạo cho hàng ngàn sinh viên khác tại quê nhà, biến ĐH Công giáo Chile thành 1 trường Chicago thu nhỏ trong lòng Santiago. Tất cả các chính sách của Chile được đem ra soi dưới kính hiển vi và bị đánh giá là không hiệu quả. Học viên được dạy coi khinh những nỗ lực xóa đói giảm nghèo của đất nước. Hệ thống giáo dục, y tế của Chile - thuộc hàng tốt nhất lục địa bấy giờ – được xem là “nỗ lực ngu xuẩn”. Chân dung Chicago Boys - những tên tay sai đắc lực của chế độ Washington vào thập niên 70 dưới vỏ bọc “chuyên gia kinh tế”, đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch lật đổ Chính phủ Tổng thống dân cử Salvador Allende Khi Allende, một người cánh tả, được bầu làm tổng thống Chile, tổng thống Mỹ bấy giờ là Nixon đã lệnh cho giám đốc CIA Richard Helms rằng: “Hãy làm cho nền kinh tế này khóc thét lên”. Các tập đoàn Mỹ đang chiếm lĩnh thị trường ở Chile sau khi thất bại trong việc cản trở Allende lên làm tổng thống đã chuyển sang chiến lược mới nhằm bảo đảm Allende “không thể điều hành đất nước quá 6 tháng”. Một kế hoạch đảo chính quân sự được triển khai cùng lúc theo 2 hướng: quân đội âm mưu thủ tiêu Allende và những người ủng hộ ông, còn các “chuyên gia kinh tế” âm mưu tận diệt tư tưởng của họ. Letelier, đại sứ Chile tại Mỹ thời đó, cho biết: “Các Chicago Boys” đã thuyết phục các vị tướng rằng họ sẵn sàng bổ sung cho sự bạo tàn của quân đội bằng tài sản tri thức họ còn thiếu. Là một phần của “Dự án Chile” tên tiếng Anh là Chile Project, 26 sinh viên Chile đã được đào tạo tại Đại học Chicago từ năm 1956 đến năm 1964, với nhà kinh tế học Arnold Harberger của Đại học Chicago là người hướng dẫn học thuật và cố vấn cá nhân của nhóm sinh viên này. Từ khi những sinh viên Chile đầu tiên đến Mỹ đào tạo để trở thành các “chuyên gia kinh tế” vào năm 1956 đến khi lật đổ Tổng thống dân cử Salvador Allende trong cuộc đảo chính quân sự năm 1973 để dựng lên chế độ độc tài Augusto Pinochet chỉ 17 năm. Chân dung giám đốc CIA Richard Helms giai đoạn 1966 - 1973 Ngoài Muhammad Yunus ở Bangladesh và Chicago Boys ở Chile thì Mỹ còn có một điển hình thành công khác trong chiến lược dùng các “chuyên gia kinh tế” do Washington huấn luyện để thay đổi chế độ. Đây có thể xem là một điển hình thành công vượt thời đại mà di chứng và hậu quả của nó vẫn còn ám ảnh đến tận ngày nay khiến cho nước Nga phải tiếp tục đổ máu trong cuộc chiến tại Ukraina hiện nay. Đó chính là trường hợp Alexander Yakovlev, kiến trúc sư trưởng chương trình cải cách cùng với Mikhail Gorbachev đã đẩy Liên Xô - cường quốc một thời xuống cái hố suy thoái và sụp đổ. Sự sụp đổ của Liên Xô còn kéo theo sự tan rã của khối Xã hội Chủ nghĩa tại Đông Âu và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Alexander Yakovlev (đeo kính) và Mikhail Gorbachev ở điện Kremlin năm 1989 Liên Xô từ một quốc gia hùng mạnh, anh cả của khối Xã hội Chủ nghĩa, chỉ qua một đêm bị biến thành kẻ bại trận, gần như mất hết tất cả danh dự, bạn bè, thậm chí ngay cả các quốc gia đồng minh, anh em từng trong khối Liên Bang Xô Viết cũng ngoảnh mặt quay lưng và phản bội. Trong khi đó Mỹ - đối thủ của Liên Xô hầu như không mất một viên đạn nào đã đoạt lấy tất cả, không chỉ tài sản, tiền của, tài nguyên mà còn cả danh tiếng, bạn bè, đồng minh cùng sự bành trướng sức ảnh hưởng ra toàn cầu để vươn lên thành siêu cường thống trị thế giới đến tận ngày nay. Đặc biệt hơn Mỹ có được tất cả những điều trên một lần nữa lại nhờ vào một chuyên gia kinh tế được đào tạo tại Mỹ bằng học bổng Fulbright, không ai khác đó chính là Alexander Yakovlev vào năm 1958. Thời điểm ông này theo học chương trình Fulbright của Mỹ cho đến khi Liên Xô sụp đổ năm 1991 kéo dài 33 năm. Qua 3 trường hợp trên có thể thấy chiến lược xuyên suốt của Mỹ là bỏ ra một số vốn ban đầu để huấn luyện các “chuyên gia kinh tế” người bản địa ở các quốc gia mục tiêu thông qua học bổng Fulbright hoặc các chương trình tương tự. Sau đó mượn tay các phần tử này tiến hành phá hoại ngầm từ bên trong sau đó là lật đổ các chế độ không biết vâng lời hoặc không chịu tương thích với lợi ích của Washington. Và trong số hàng chục, hàng trăm các phần tử tay sai đã được huấn luyện hàng năm thành “chuyên gia kinh tế” thì chỉ cần một trường hợp tiến hành đảo chính thành công để thâu tóm quyền lực và quy phục dưới trướng Mỹ thì chế độ Washington có thừa khả năng không chỉ thu hồi số vốn đã đầu tư “cấp học bổng” ban đầu mà con thu lại những món lợi kếch xù không chỉ về kinh tế mà còn là lợi ích địa chính trị được tính bằng nhiều thế hệ và không thể đong đếm. Muhammad Yunus, Chicago Boys hay Alexander Yakovlev dù khác nhau về quốc tịch nhưng tất cả các trường hợp này đều có thể được xếp vào những điển hình thành công trong chiến lược cổ xưa gọi là buôn vua. Chiến lược buôn vua đã có lịch sử hàng ngàn năm. Trường hợp đầu tiên được sử sách ghi nhận là Lã Bất Vi, một thương buôn sống dưới triều đại nhà Tần ở Trung Quốc vào năm 235 năm trước công nguyên. Nhưng cho đến nay không một quốc gia nào có thể vận dụng thuyết buôn vua của Lã Bất Vi với thành công vượt trội hơn Mỹ. Tại Việt Nam đám Fulbright boys ngoài các tai tiếng đưa một tên thảm sát dân thường lên làm chủ tịch, dạy sinh viên khóc thương cho quân xâm lược Mỹ thì chưa thấy đám này làm nên cơm cháo gì. Trong đợt Covid vừa qua Tổ tư vấn chống dịch do Fulbright Boy Vũ Thành Tự Anh một “chuyên gia kinh tế” đứng đầu đã đạt thành tích hóa kiếp cho hơn 4 vạn dân đen thế nhưng cho đến nay không một cá nhân hay tổ chức nào phải chịu trách nhiệm cho thành thích trên. Từ tất cả các bằng chứng và sự kiện đã nêu, rõ ràng dư luận có lý do chính đáng để nghi ngờ rằng trong số các sinh viên tốt nghiệp ĐH Fulbright liệu ai dám đảm bảo rằng sau này sẽ không xuất hiện các Muhammad Yunus, Chicago Boys hay Alexander Yakovlev phiên bản Việt Nam? Việc xuất hiện làn sóng tảy chay, nghi ngờ động cơ thực sự của chế độ Washington trong dự án ĐH Fulbright là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy dư luận đã trưởng thành hơn, không còn dễ dàng bị xỏ mũi bằng những lời bơm thổi, các tuyên bố mị dân của dám lưu manh chính trị mà bọn điếm truyền thông ra rả nhồi sọ mỗi ngày. Tuy nhiên, liệu niềm vui này có thể kéo dài được bao lâu khi đám chóp bu 3đình mới là những kẻ cổ súy cho ĐH Fulbright mạnh mẽ và nhiệt tình nhất. Chiều 18/03/2022, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Thomas Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard và các chuyên gia Đại học Fulbright Việt Nam. Tại buổi tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao đóng góp của ông Thomas Vallely trong việc thành lập Đại học Fulbright Việt Nam và chúc mừng Đại học Fulbright đạt nhiều kết quả tích cực về đào tạo và nghiên cứu. Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục quan tâm, tạo thuận lợi để Đại học Fulbright vươn lên trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam. Thậm chí ngay cả ông cố Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, nhân vật được nhiều người xếp vào hàng vĩ nhân Việt Nam ngang hàng với các bậc khai quốc, công thần như Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng ủng hộ Fulbright không kém ngài Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Mỹ tiếp tục tạo thuận lợi để tăng số lượng du học sinh Việt Nam tại Mỹ, hoan nghênh việc xây dựng Đại học Fulbright Việt Nam trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao ở khu vực. https://vnexpress.net/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-dien-dam-voi-tong-thong-my-biden-4586954.html Đến đây có thể có người sẽ cho rằng các phát ngôn của Phạm Minh Chính hay Nguyễn Phú Trọng chỉ mang tính ngoại giao. Liệu các phát ngôn này có phải là ngoại giao hay chủ trương, quyết sách nhất quán từ hàng ngũ đám chóp bu 3đình thì cần có thời gian để kiếm chứng. Nhưng trước mắt qua các phát ngôn trên, ĐH Fulbright đã có được danh chính, ngôn thuận để công khai chiêu dụ và huấn luyện những mầm mống Muhammad Yunus, Chicago Boys hay Alexander Yakovlev tiềm năng phiên bản Việt Nam trực tiếp ngay trong nội địa mà không cần đưa ra nước ngoài. Không chỉ vậy ĐH Fulbright còn có được danh chính ngôn thuận để lợi dụng pháp luật Việt Nam trừng trị thích đáng những ai dám làm phương hại đến uy tín và lợi ích của nó. Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển giao thế hệ lãnh đạo, trong đó những lãnh đạo từng được thử lửa qua chiến tranh, được đào tạo tại Liên Xô, những người đã giúp đất nước đánh thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược giành độc lập và giữ vững sự ổn định chính trị trong hàng chục năm qua, nhưng nay đã dần trở thành thế hệ lịch sử và sẽ dần bị thay thế bằng những lãnh đạo thấm nhuần văn hóa Mỹ, tư duy kiểu Mỹ như Fulbright Boys hay ít nhất cũng đang có con du học Mỹ hoặc các nước phương Tây. Việt Nam lại đang nằm ở trung tâm khu vực địa chính trị trong vòng cung bao vây khống chế Trung Quốc của Mỹ, lại là quốc gia thực thi chính sách 4 không khiến cho việc triển khai căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực trở nên bất khả ở thời điểm hiện tại. Ngoài ra dư luận còn được chứng kiến sự hậm hực, lồng lộn và cay cú của Washington khi Hà Nội tiếp Tổng thống Nga Putin trong dịp ông sang thăm Việt Nam theo lời mời của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hồi tháng 06/2024. Tất cả sự khó chịu trên đối với Washington có thể được chấm dứt chỉ sau một đêm nếu Washington đưa được một trong các Fulbright Boys thâu tóm quyền lực tại Việt Nam như cách đã từng làm dưới thời con ki Ngô Đình Diệm. Washington phải đầu tư với lộ trình 59 năm đối với Muhammad Yunus ở Bangladesh, 17 năm đối với Chicago Boys ở Chile và 33 năm đối với Alexander Yakovlev ở Liên Xô mới thu hồi vốn. Vậy con số này đối với Fulbright Boys ở Việt Nam sẽ là bao nhiêu? ___________________ Bài viết cùng chủ đề: 2. Chương Trình Fulbright Và Ngoại Giao Công Chúng Hoa Kỳ (Sharma Rachana) 3. “Sự thật về Đại học Fulbright” (TS Nguyễn Kiều Dung) Nguồn: FB Sharma Rachana ngày 16 Aug 2024 Trang Xã Hội |