Nhận Xét Về Cái Gọi Là “Mạn Đàm Lịch Sử” Với ông Nguyễn Văn Y

Nhận Xét Về Cái Gọi Là “Mạn Đàm Lịch Sử” Với ông Nguyễn Văn Y

Trần Quang Diệu

http://sachhiem.net/LICHSU/TR/TQD_DT60.php

21-Sep-2019

... Nguyễn Văn Y là gia nô của nhà Ngô bịa chuyện cách trơ trẽn nhằm chạy tội cho Ngô Đình Diệm, nhất là đối với vụ đàn áp khốc liệt vào Phật giáo, thanh trừng ông Hòa Hảo Lê Quang Vinh – bác đơn xin ân xá bằng án tử – và ám sát ông Cao Đài Trịnh Minh Thế (TQD)...

From: Tran Quang Dieu
Sent: Saturday, September 21, 2019 2:06 PM

Nhận Xét Về Cái Gọi Là “Mạn Đàm Lịch Sử” Với ông Nguyễn Văn Y?

https://youtu.be/2w_lphlF5P4?t=2274

(1) Mạn Đàm Lịch Sử Với Cựu Đại Tá QLVNCH Nguyễn Văn Y

KÝ TẾ Published on May 8, 2014

Cái youtube này mà gọi là “MẠN ĐÀM LỊCH SỬ” – làm tôi có cảm giác là vô cùng nhục nhã đối với Ngô Đình Diệm và ngay cả ông Đại tá VNCH Nguyễn Văn Y.

Y là gia nô của nhà Ngô bịa chuyện cách trơ trẽn nhằm chạy tội cho Ngô Đình Diệm, nhất là đối với vụ đàn áp khốc liệt vào Phật giáo, thanh trừng ông Hòa Hảo Lê Quang Vinh – bác đơn xin ân xá bằng án tử – và ám sát ông Cao Đài Trịnh Minh Thế… một cách ác liệt.

Nhưng rồi, cái kênh “Win Win - WWVN” – ở VN ngắt phần trước chuyển phần sau và đặt chủ đề là:

“Cựu Đại tá VNCH: Cái vụ đó cái thằng Mỹ là chủ động:

https://www.youtube.com/watch?v=tToKxnHxp8E (2)

Kênh Win Win chỉ muốn nhắm đến vấn đề người Mỹ dàn dựng chế độ và rồi hay nhúng tay phá đám vào những chuyện nội tình tại Nam Việt Nam trước đây mà thiếu nhận xét tổng hợp về những điều đểu cáng cách bất lương mà ông Nguyễn Văn Y phịa ra cách hết sức trơ trẽn đối với lão già làm bộ móc họng (phỏng vấn…?), với chủ tâm là chạy tội cho Ngô Đình Diệm.

Sau khi kênh Win Win chuyển tiếp thì có nhiều Comments phê phán, lên án nội dung nơi cái gọi là cuộc “mạn đàm lịch sử” đó của lão già phỏng vấn và lão già Trần Văn Y “trả lời”. Mà đầu tiên là ông "Dao quang Dan" đã mắng là "TÊN TAY SAI PHẢN QUỐC, XUYÊN TẠC LỊCH SỬ, NÓI BẬY BẠ." Ông "Cuong Tran …” thì nêu “thắc mắc” rằng “Sao Win Win VN đưa clip xạo như vậy mà ko có bình luận gì là sao?” (Xin xem kỹ những phần Comments tại kênh "WWVN" đã được tôi đánh ký hiệu số “2” ở trên!)

Để trở lại, rằng, tại sao tôi nói là nhục nhã?

Mặc dù ông Nguyễn Văn Y ngày nay đã qua đời. Nhưng những nội dung gọi là cuộc “mạn đàm lịch sử” với ông Y là những nội dung mà công luận, lịch sử cần phải phán xét. Và đấy là lý do không thể không nói đến.

Thực chất, cái đó, giữa người hỏi và ông Nguyễn Văn Y "trả lời" vô hình trung Nguyễn Văn Y tự vả vào mặt mình thân phận vong nô phản quốc làm giày dép cho ngoại bang từ Pháp cho đến Mỹ (rồi lại giở trò ra dáng điệu đàng hoàng nhưng thủ thuật là tung hỏa mù rằng cái gì cũng do Pháp do Mỹ chứ Diệm thì cứ việc mà "anh minh"...?) chứ là gì khác?

Nguyễn Văn Y là một sĩ quan do thực dân Pháp đào tạo rồi leo lên tới cấp bậc Đại úy trong quân đội gọi là “Liên hiệp Pháp” sau khi người Pháp quay lại với cuồng vọng tái chiếm và cai trị Việt Nam, Đông Dương nói chung. Lúc bấy giờ Nguyễn Văn Y đi lính do Pháp đào tạo như thế là để đánh ai, nếu không phải là đánh những người Việt Nam yêu nước đang nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc “dậy mà đi hỡi đồng bào ơi” trong công cuộc kháng chiến chống Pháp nhằm giành lại nền độc lập, thống nhất và quyền tự chủ cho quê hương đồng bào sau gần 100 năm vong quốc mà chính Nguyễn Văn Y đã thuật lời của ông Dương Văn Minh cũng nói như vậy – tai ách thực dân Pháp – tại youtube vào những phút đầu tiên mà không nhục nhã sao được?

Do đó, với thực tế lịch sử mà mọi con dân Việt Nam đều hay biết chứ không cần “mạn đàm” là: Vào chiều ngày 7 tháng 5 năm 1954 (lúc ông tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm còn đang lưu vong ở nước ngoài và đi tu sống đời nhàn hạ trong mấy nhà thờ Cato Roma ở Mỹ, ở Bỉ) khi quân viễn chinh xâm lăng Pháp và lính đánh thuê Lê Dương buông súng, giương cờ trắng, lũ lượt kéo nhau giơ tay đầu hàng vô điều kiện với người Việt Nam tại chiến trường Điện Biên Phủ (trả được nỗi hờn gần 100 năm vong quốc mà các thế hệ tiền nhân yêu nước đã chiến đấu, đã ngồi tù, và đã ngã xuống…) thì Nguyễn Văn Y đang ngồi lau súng ở đâu, để “đánh giặc” gì, và như thế nào khi ông Y đến xin ông Đại tá Lê Văn Tỵ để được đi “đánh giặc” chứ không thì “ngồi ở nhà buồn” (lời của ông Y)?

Tại cuộc “mạn đàm lịch sử” của mấy ông ấy, tôi không nói đến những chuyện “chiến dịch Hoàng Diệu” (còn “chiến dịch “Thoại Ngọc Hầu” là tru diệt Hòa Hảo ở miền Tây…), là Bình Xuyên, Rừng Sát - Bảy Viễn “tám gần” (vùng cầu chữ Y – cũng là tên của ông “Y” – thuộc quận 8, "gần" Sài gòn) đánh nhau giữa các ông trong cùng hoàn cảnh “quân trường” do thực dân xâm lăng Pháp đào tạo, cung cấp súng ống, quân trang quân dụng bởi “đạo dụ bán con cho giặc” từ Quốc trưởng bù nhìn với tên gọi “Quốc gia Việt Nam” (cho nên mới có tên gọi là “người Việt Quốc gia”?) mà năm 1955 chính Ngô Đình Diệm đã khai tử và cho gia nô làm vè dè bĩu, mạt sát, lăng nhục, tố cáo “là quân ăn hại”. Đúng không? Có như vậy hay chăng?

Chúng tôi chỉ phản bác những chuyện gian xảo mà ông Nguyễn Văn Y đã dối trá đối với nạn nhân của nhà Ngô, đó là Phật giáo Việt Nam và các nhà sư. Mà thực ra, đâu phải nhà Ngô Đình Diệm tam đại Việt gian chỉ đàn áp khốc liệt vào Phật giáo? Nhà Ngô cũng đã tiêu diệt xong Cao Đài và Hòa Hảo như chính những người Cao Đài và Hòa Hảo đã nêu ra, rằng:

“ĐẠO CAO ĐÀI BỊ NHÀ NGÔ ĐÀN ÁP RA SAO?” – Hãy bấm vào đây:

http://hoangnamgiao.blogspot.com/2013/02/ao-cao-ai-bi-nha-ngo-ap-ra-sao-tran-van.html

“PHẬT GIÁO HÒA HẢO BỊ NHÀ NGÔ ĐÀN ÁP RA SAO ?” – Hãy bấm vào đây:

http://hoangnamgiao.blogspot.com/2013/02/phat-giao-hoa-hao-bi-nha-ngo-ap-ra-sao.html

Những cảnh tượng như thế “cũng do Mỹ nữa” hay sao?

Những ai có can đảm thì ngày nay ở Mỹ cứ việc mà “tự do ngôn luận” với nhà chức trách Hoa Kỳ, nếu có thể!

Trở lại chuyện Phật giáo bị nhà Ngô đàn áp, rồi “hoài Ngô” và cựu Cần Lao nhân viên đảng giở trò yêu mị cái gì cũng “do Mỹ”, “cũng Mỹ nữa”, hoặc đổ vấy cho “VC” là xong chuyện? Là xóa bỏ được tội ác của nhà Ngô tam đại Việt gian đã đối xử rất ư tệ hại đối với Phật giáo VN (cái nơi đã từng và lúc bấy giờ hiện đang gìn giữ giùm lư hương bát nước của “Cụ Cố Ngô Đình Dinh” – ông Cố của Ngô Đình Khôi, Thục, Diệm, Nhu, Cẩn, Luyện), đối với Cao Đài, Hòa Hảo, và đối với tuyệt đại đa số các thành phần dân tộc Việt Nam?

Cái câu “do Mỹ”, đúng 100% là ở chỗ những người Cato Roma Mỹ đã theo lịnh của giáo phiệt thành Rome Vatican làm “bà mụ” đẻ ra Ngô Đình Diệm tại Nam Việt Nam (sau thời gian Diệm lưu vong) nhằm xé bỏ Hiệp ước Genève theo đó lẽ ra Việt Nam đã được bầu cử thống nhất, trở thành “Nam Bắc một nhà” vào năm 1956, chứ không có “tồi tệ”, không có “ác liệt” như nó đã diễn ra, đưa gần 60.000 thanh niên Hoa Kỳ và 3,4 triệu nhân mạng đồng bào VN xuôi tay lao vào hỏa ngục:

- "NGÔ ĐÌNH DIỆM TRONG LIÊN MINH Mỹ-VATICAN" - Nguyễn Mạnh Quang

- Vietnam Why Did We Go? The Religious Beginnings of an Unholy War

- Tổng thống Donald Trump: Chiến tranh Việt Nam "là một cuộc chiến tồi tệ!"

Nó là như thế, chứ không phải cái gì cũng Mỹ, “do Mỹ nữa” trong những hành động độc ác tày đình mà anh em nhà Ngô (chủ yếu là Thục, Diệm, Nhu, Cẩn) đã nhẫn tâm đối với Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh, với Tổ đình Phật giáo Hòa Hảo ở Châu Đốc, và đến giữa năm 1963 đối với Phật giáo Việt Nam, mà cao điểm từ 20.8.1963 trở đi là trên toàn cõi đất nước (Chứ không phải chỉ tại chùa Xá Lợi – Sài gòn).

Những điều đó là do anh em Ngô Đình Diệm chứ không phải “do Mỹ”. Mỹ lúc bấy giờ, với sách lược cần phải “được lòng dân” để may ra họ mới có thể hy vọng thành công trong việc mà họ gọi là “ngặn chận làn sóng đỏ…” người ta không có điên dại gì xúi chính phủ nhà Ngô làm chuyện mất lòng dân như thế. Tuy nhiên, anh em nhà Ngô vì cuồng tín quá cỡ cho nên đã đâm ra mù quáng quá sức, chỉ hút đầu vào “nước Chúa” hư ảo, vào “tòa thánh” “thống trị hoàn vũ” (Vatican), và vào “Thiên đàng” mù, song song với vô số những hành động thanh trừng đảng phái, thủ tiêu đối lập và tiêu diệt các đạo giáo dân tộc. Đặc quyền lợi gia đình thành cha thiên hạ (“độc tài gia đình trị”) v.v… Cho nên, cũng chính người “Công giáo” nhưng các ông Tổng thống Mỹ như John F. Kennedy, Lyndon B. Johnson đã phải chửi rủa anh em nhà Ngô là “Bọn chó đẻ”, là “thằng nhãi”:

- Johnson gọi Diệm là “Thằng Nhãi” - Lê Xuân Nhuận

- Pháp Nạn Phật Giáo 1963 Nguyên Nhân, Bản Chất Và Tiến Trình

Tôi cho rằng người Mỹ khi bảo vệ nhà sư Thích Trí Quang tỵ nạn tại Tòa Đại sứ của họ từ đêm 20.8 đến sau 1.11.1963 là họ muốn gởi “thông điệp” đến cho cộng đồng PGVN và toàn thể người dân Nam Việt Nam lúc bấy giờ rằng họ không dính vấp gì đến những hành động đàn áp Phật giáo mà nhà Ngô đã ra tay. Ngược lại, sau đêm 20.8.1963, người Mỹ còn hành động như thế này:

“Chính quyền của Tổng Thống Kennedy đã cử Phái Đoàn McNamara đến tận Dinh Gia Long vào ngày 29/9/1963 để trực tiếp ra lệnh cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm phải

(1) lập tức hủy bỏ thi hành chính sách bách hại Phật Giáo,

(2) Phải phóng thích hàng ngàn học sinh, sinh viên và Phật tử ra khỏi các nhà tù,

(3) phải chịu trách nhiệm và giải quyết những rắc rối gây ra bởi những ngôn từ và hành động thiếu văn hóa của con Rồng Cái Trần Lệ Xuân, và

(4) phải dân chủ hóa chính quyền. [Xin đọc Chương 20: Cây Muốn Lặng Gió Chẳng Chịu Đừng, Sách Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư, (Houston, TX: Văn Hóa, 2000) tác giả Nguyễn Mạnh Quang]” -

https://sachhiem.net/NMQ/NMQ63.php

Phản bác vài chi tiết mà Nguyễn Văn Y bắt đầu nói đến Phật giáo tại phút 38 trở đi trong youtube

https://youtu.be/2w_lphlF5P4?t=2272

Về đêm “chiến dịch nước lũ” 20 tháng 8 năm 1963 –

A) Khi trả lời câu hỏi cho ông già ngồi đối diện về tình hình Phật giáo, và “tin đồn đảo chánh”, ông Nguyễn Văn Y nói “Cái vụ đó thằng Mỹ nó chủ động”?

“Thằng Mỹ nó chủ động” bằng cách như chính lời ông Y thuật lại rằng “Cái “dụ” Phật giáo đó, thì cái bữa đó là thằng Tung, rồi tôi, “dí” lại quân đội bao vây chùa Xá Lợi, bao vây 2, 3 lớp vậy đó, vì có tin bữa nay là tất cả các thầy đều về họp ở đó. Rồi Thích Trí Quang cũng có họp ở đó. Thì tất nhiên là tôi bao vây để bắt một mình Thích Trí Quang thôi, chứ còn không phải là bắt mấy ông thầy. Khi tới đó chờ “quài chờ quỹ” không thấy Thích Trí Quang “dô. Tới giờ chót (giờ chót là giờ nào? – tqd) Thích Trí Quang mới “dô”. Rồi… Nguyễn Văn Y “thắt chặt vòng vây”…?

Vậy thì, sau khi Thích Trí Quang đã vượt thoát được nanh vuốt “thắt chặt vòng vây” của tay chân bộ hạ nhà Ngô tam đại Việt gian, trong đó có Nguyễn Văn Y, và được tòa đại sứ Hoa Kỳ cho tỵ nạn thì thôi chứ sao lại bắt toàn bộ những tăng ni chùa Xá Lợi trong đêm 20.8 như vậy? Sau vài giây ưỡm ờ, ông Y nói “chúng tôi đưa mấy ông thầy vô Phủ đặc ủy (tình báo? – tqd), cho họ ăn uống tử tế”. “Không để ở ngoài vì sợ mấy ổng biểu tình” ?

“Tự do tín ngưỡng”, “tự do tôn giáo” dưới thời Ngô Đình Diệm là như vậy hay sao?

Ông Nguyễn Văn Y nói láo rất nhiều chuyện, chứ cả 1000 tăng ni Phật tử vùng Sài gòn bị tay chân nhà Ngô bắt trong đêm 20.8 thì Phủ đặc ủy nào mà chứa cho hết. Phải chăng tại chỗ ông Nguyễn Văn Y là tay chân nhà Ngô này chỉ giữ Hòa thượng Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam Thích Tịnh Khiết mà thôi.

Hãy theo dõi những đoạn sau đây của một nhân vật quyền chức cao hơn ông Nguyễn Văn Y rất nhiều khi nhân vật đó mô tả về biến cố đêm 20.8.1963 cho đến lúc nhà Ngô bị lật đổ mà tôi là một trong những người đã từng thường hay chuyển đi nhắc lại để chia sẻ với công luận thời đại:

Trung Tướng Trần Văn Đôn, quyền Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH dưới thời ông Diệm, qua hồi ký “Việt Nam Nhân Chứng”, Xuân Thu, USA, 1989, từ trang 168 đến 179, ông viết trong lúc mà hầu như mọi Tướng Lãnh quân nhân QLVNCH đều còn sống và phần đông là có mặt tại Hoa Kỳ:

“Đại Tướng Lê Văn Tỵ (Tổng Tham Mưu trưởng QLVNCH – tqd) đi Mỹ chữa bệnh. Đến ngày 19 tháng 8 năm 1963, ông Diệm chỉ định tôi chức quyền Tổng Tham Mưu Trưởng, rồi ông Nhu ra lịnh tấn công chùa để cho tôi và quân đội chịu trách nhiệm. Dĩ nhiên sự việc đó làm cho dư luận trong và ngoài nước kết án quân đội mà người đứng mũi chịu sào là tôi (Trần Văn Đôn – tqd).

Chiều ngày 20 tháng 8, ông Ngô Đình Nhu mời tôi, quyền Tổng Tham Mưu Trưởng, Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, Tham Mưu Trưởng, Thiếu Tướng Tôn Thất Đính, Quân trấn Sài gòn, và Đại Tá Nguyễn Văn Y, Tổng giám đốc Công an Cảnh sát, đến dinh Độc Lập ra lịnh: “Tối nay sẽ bắt các sư sãi cộng sản.” (Chứ không phải “chỉ bắt một mình Thích Trí Quang thôi” như ông Y đã gian dối với lịch sử! - tqd).

Đêm 20 tháng 8, lợi dụng lịnh giới nghiêm, dinh Độc Lập ra lịnh riêng cho Đại Tá Lê Quang Tung, chỉ huy trưởng Lực Lượng Đặc Biệt cùng Cảnh Sát Đặc Biệt của Dương Văn Hiếu, Mật vụ và Cảnh sát chiến đấu của ông Trần Văn Tư, Giám đốc Cảnh sát Đô thành bao vây tấn công các chùa trong đô thành để bắt các Thượng tọa, Đại đức, Tăng ni và Phật tử.

Lực Lượng Đặc Biệt là một tổ chức của quân đội, được thành lập từ năm 1956 gồm gần 10 Đại Đội (mỗi đại đội 120 người), võ trang súng ống tối tân nhất, được huấn luyện kỹ như Nhảy Dù, bơi lội, đột kích sau lưng địch… Một số ít chiến sĩ Lực Lượng Đặc Biệt này đã từng nhảy dù ra Bắc để hoạt động, vì vậy nên được lựa chọn rất kỹ, đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn. Đại Tá Lê Quang Tung chỉ huy lực lượng này.

Nghe lịnh tấn công chùa như vậy, chúng tôi biết là việc này sẽ làm suy sụp thêm cho chế độ nhưng không thể can gián được. Đêm đó, tôi và Trần Thiện Khiêm theo dõi tại bộ Tổng Tham Mưu trên máy riêng Motorola của Cảnh sát nên chúng tôi biết cuộc tấn công này do Đại Tá Lê Quang Tung chỉ huy tổng quát.

Tôi và ông Khiêm lấy xe đến chùa Xá Lợi vào khoảng 1 giờ khuya. Đến nơi tôi thấy đèn còn bật sáng, cảnh sát còn đi qua lại. Bước vào chính điện, tôi giở mũ, ông Khiêm cũng giở theo. Lính cảnh sát thấy vậy cũng giở mũ và đứng im. Tôi hỏi:

- Quý Thầy đâu hết rồi?

Họ nói dẫn qua Phú Nhuận, còn Hòa thượng Thích Tịnh Khiết thì được đưa về cơ quan tình báo (Phủ Đặc ủy mà ông Y nói trong youtube - tqd) của Đại Tá Nguyễn Văn Y.

Tôi ra lịnh họ tắt đèn đóng cửa lại, đừng làm mất trang nghiêm nơi thờ phượng. Dặn xong chúng tôi ra về, đến cơ quan của Đại Tá Y. Ông Y cho biết Hòa thượng rất mệt, mai sáng phải cho vô bịnh viện quân sự Cộng Hòa. Chúng tôi trở ra đi thẳng đến dinh Gia Long. Lúc đó khoảng 3 giờ sáng. Gặp ông Nhu, ông ta bảo ra lịnh thiết quân luật. Lịnh này ban ra là có ý đổ trách nhiệm tấn công chùa cho quân đội, tôi hiểu ý của ông Nhu nhưng im lặng thi hành.

Lúc 5 giờ sáng, ông Diệm tập hợp Nội Các chánh phủ để trình bày sự việc. Ngay trong phiên họp đó, Ngoại Trưởng Vũ Văn Mẫu từ chức để phản đối sự đàn áp Phật giáo của anh em ông Diệm. Sự từ chức nầy của ông Mẫu làm thế giới xôn xao, Phật tử xúc động, dân chúng cảm phục một người đã thẳng thắn từ bỏ chức vụ để phản đối hành động bất công và tàn bạo.

Lúc đó ông Trần Văn Chương đang là Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Mỹ, bà Chương là Quan sát viên cho Việt Nam Cộng Hòa tại Liên Hiệp Quốc, nhận thấy anh em Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo, con gái mình tiếp tay phát ngôn hỗn xược mà mình không thể can ngăn được nên cả hai ông bà đều từ chức.

Sự từ chức của ông Mẫu và ông bà Trần Văn Chương là những ngọn đòn đau đớn cho anh em nhà họ Ngô.

Giới nghiêm là hạn chế sự lưu thông về đêm, còn Thiết quân luật là phải đem quân đội ra đường canh gác. Mỗi thứ phù hợp với một tình trạng mà Thiết quân luật chỉ áp dụng khi thật sự nguy hiểm cho nước nhà. Bởi vậy nghe lịnh Thiết quân luật, các tướng ngơ ngác.

Ngày 21 tháng 8, đài VOA loan tin quân đội nghe theo lịnh Tổng Thống đi tấn công chùa. Tôi không biết làm sao cải chính tin đó với đài VOA nên tôi cho Đại Úy Lê Văn Khấn, sĩ quan tùy viên của tôi đi mời ông Conein, sĩ quan CIA quen tôi từ năm 1946 ở Hà Nội hiện đang ở góc đường Công Lý và Nguyễn Đình Chiểu đến Bộ Tổng Tham Mưu gặp tôi đêm đó. Ông Conein sợ tôi gài bẫy nên mang theo súng tùy thân.

Chín giờ tối, ông Conein lại, chúng tôi cho biết quân đội không tham gia trong việc tấn công các chùa như đài VOA đã loan tin để ông Conein về trình lại đại sứ Mỹ. Ông Conein hỏi: “Các tướng lãnh Việt Nam có ý định đảo chánh không?” Tôi trả lời: “Chuyện này rất quan trọng sẽ nói sau.” Rồi ông Conein ra về.

Hai hôm sau đài VOA cải chính, nói rõ là quân đội Việt Nam không tấn công chùa. Ông Nhu nghe tin cải chính nầy rất tức giận, buộc mấy ông tướng phải họp lại (cái này thì quả nhiên là độc tài gia đình trị chứ còn gì nữa? – tqd), tuyên bố đứng sau lưng Tổng Thống và tôi phải ra nhật lịnh nói rằng quân đội có tham gia việc đó. Tôi phải tuân lời. Tuân lời ra nhật lịnh kêu gọi quân đội xiết chặt hàng ngũ sau lưng Ngô Tổng Thống thì được, nhưng nói làm sao cho anh em quân nhân và đồng bào hiểu mình đang tìm cách hạ một chính quyền đang bị dân oán hận! Tôi ra lịnh cho Đại Úy Phạm Văn Túy, tín đồ Thiên Chúa giáo đang làm việc ở văn phòng tôi thảo nhật lịnh. Cùng tâm trạng như tôi và hiểu ý tôi nên Đại Úy Túy viết đoạn chót mà tôi rất hài lòng:

- Cuộc chiến đấu rất nhiều gian khổ, thử thách lòng hy sinh của chúng ta cho chính nghĩa và Tổ quốc. Chúng ta phải cương quyết giữ vững ý chí, chủ động trên khắp các lãnh vực đấu tranh. Tôi (“Tôi” ở đây là Trung Tướng quyền Tổng Tham Mưu Trưởng Trần Văn Đôn – tqd) luôn luôn ở bên cạnh các anh em. Hãy tuyệt đối tin tưởng ở thắng lợi cuối cùng.

Báo chí lúc ấy bất bình hành động của ông Ngô Đình Diệm và vợ chồng Ngô Đình Nhu có mấy tờ in đậm câu chót trong nhật lịnh nên nhiều người đọc tinh ý sẽ hiểu câu: “Hãy tuyệt đối tin tưởng ở thắng lợi cuối cùng.

(…)

Việc một nữ sinh (Quách Thị Trang – tqd) bị bắn chết (sáng ngày 25.8.1963 trước chợ Bến Thành, Sài gòn – tqd) làm cho chúng tôi thấy hổ thẹn với quần chúng khi khoác áo quân nhân ra đường. Việc Phật tử bị giam cầm làm cho tôi có mặc cảm tội lỗi. Nói làm sao cho dân chúng hiểu được rằng chúng tôi không làm việc đàn áp đó, chúng tôi không chủ trương giết người biểu tình bất bạo động, chúng tôi không đồng ý bắt giam người như vậy? Nhưng chúng tôi cúi đầu nhẫn nhục chờ ngày không xa chúng tôi sẽ trả lời với mọi người bằng hành động.”

Ngày 22 tháng 8, tôi đến thăm Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết. Với giọng nói mệt nhọc, ngài hỏi:

- Tại sao lại đánh chúng tôi?

Nghe hỏi tôi xót xa quá, nhưng không biết trả lời sao!

Vì thiết quân luật, chúng tôi ở trong trại không về nhà, nhiều anh em cũng như tôi nhận những cú điện thoại trách móc của vợ, không những chỉ các gia đình theo đạo Phật mà người phụ nữ thuộc các tôn giáo khác cũng có người trách chồng sao lại tham gia vào việc đàn áp Phật giáo… Đại Tá Trần Ngọc Huyến, một tín đồ Thiên Chúa giáo, người ủng hộ ông Diệm hết tình cũng chống vấn đề đàn áp Phật giáo đó của anh em ông Diệm.

Những gì chúng tôi nung nấu từ đầu năm 1960 (chứ không phải chỉ sau biến cố nhà Ngô đàn áp Phật giáo mà khởi sự là vụ cấm treo cờ PG bằng “Công điện 9195” và tàn sát Phật tử biểu tình ở Huế đêm 8.5.1963 mà chứng nhân thuyết phục nhất là Bs Erich Wulff người Cộng hòa Liên Bang Đức lúc bấy giờ – tqd) đến nay đã đến lúc phải bộc phát. Những độc tài, bất công, đàn áp của chính quyền mà suốt mấy năm trời chúng tôi bất bình đến nay phải bùng nổ. Những chuẩn bị từ lâu nay đến lúc phải thi hành.” (bằng vào 1 giờ 30 chiều ngày 1.11. 1963 – tqd).

“Ông Nhu đã tỏ vẻ coi thường khi nhận được báo cáo đầu tiên về những đoàn quân tiến về dinh Tổng Thống. Ông tin rằng việc tấn công nầy nằm trong chiến lược của ông nhằm phát giác và tiêu diệt những người đối nghịch của ông.

Theo kế hoạch của ông Nhu thì vài đơn vị trung thành của ông sẽ chiếm vài nơi trọng yếu tại thủ đô. Lúc đó ông và ông Diệm sẽ bay ra Vũng Tàu. Chỉ vài ngày sau, tình trạng lộn xộn và không luật lệ đó sẽ mở ngõ cho kẻ thù của chính quyền vào. Các đơn vị trung thành với chế độ đánh chiếm lại. Lúc đó quân phản loạn của Mỹ sẽ bị sập bẫy chết trong đô thị nầy (Sài Gòn – tqd).

Một việc không may cho anh em nhà Ngô là ông Nhu đã nhờ Tướng Tôn Thất Đính thực hiện kế hoạch nầy. Trước đó (cũng trong chiều ngày 1.11.1963 - tqd) ông Nhu có điện thoại cho ông Đính nhưng không gặp. Sau đó ông ta có liên lạc với vài tướng lãnh mà ông nghĩ trung thành với chế độ, nhưng cũng không gặp ai cả. Lúc đó, ông mới biết là đảo chánh có thật” - (Trần Văn Đôn, Sđd, tr 270).

Đến 3 giờ 30 chiều ngày 1 tháng 11, Tổng Thống Ngô Đình Diệm điện thoại cho tôi lần đầu tiên và hỏi:

- Các anh làm gì đó?

- Thưa cụ, quân đội đứng lên đáp lại lòng mong mỏi của dân. Chúng tôi yêu cầu Cụ từ chức vô điều kiện. Chúng tôi sẽ lo cho Cụ và gia đình đi ngoại quốc.

Ông Ngô Đình Diệm hỏi tiếp:

- Tại sao các anh làm như vậy?

- Vì chúng tôi yêu cầu đã nhiều lần mà Cụ không chịu thay đổi gì hết. Xin Cụ cải tổ chính phủ, chấm dứt đàn áp Phật giáo và ngày hôm qua tôi có gặp Cụ thì Cụ cũng cương quyết không thay đổi.

- Nói vậy chứ tôi định ngày nay tuyên bố cải tổ chính phủ. - (Y như con nít? – tqd).

- “Thưa Cụ muộn quá rồi.” - Cuộc Tấn Công Các Chùa Đêm 20-8-1963:

https://thuvienhoasen.org/a17967/cuoc-tan-cong-cac-chua-dem-20-8-1963

Như vậy, ông Nguyễn Văn Y thì nói “cái vụ đó thằng Mỹ nó chủ động” “chỉ bắt một mình thích Trí Quang thôi” chứ không phải:

“Chiều ngày 20 tháng 8, ông Ngô Đình Nhu mời tôi (Trần Văn Đôn – tqd), quyền Tổng Tham Mưu Trưởng, Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, Tham Mưu Trưởng, Thiếu Tướng Tôn Thất Đính, Quân trấn Sài gòn, và Đại Tá Nguyễn Văn Y, Tổng giám đốc Công an Cảnh sát, đến dinh Độc Lập ra lịnh: “Tối nay sẽ bắt các sư sãi cộng sản” ?

B) Tài liệu này ra đời ngay trong năm 1964, cho thấy sự gian xảo của Nguyễn Văn Y về đêm 20.8.1963. Nó phản bác chuyện ông Y nói rằng tại chùa Xá Lợi “vì có tin bữa nay là tất cả các thầy đều về họp ở đó. Rồi Thích Trí Quang cũng có họp ở đó”. Nhưng, với “thời danh” (…) thì đấy là “chiến dịch nước lũ” trên toàn cõi Nam Việt Nam mà anh em nhà Ngô đã nuốt lời, đã xem chữ ký của Diệm “không đáng ba xu” khi ông ta đưa tay ký vào bản “Thông Cáo Chung” giữa Ủy ban Liên bộ (Phủ Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ, Bộ Quốc phòng Nguyễn Đình Thuần và Bộ Nội vụ Bùi Văn Lương) của chính phủ và Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo (gồm 11 tập đoàn, giáo phái PGVN) vào giờ đầu (1am) ngày 16.6.1963 cách sau ngọn lửa của Ngài Quảng Đức 5 ngày:

“Mở đầu cuộc "dàn xếp" xảy ra vào lúc 9 giờ sáng ngày 14 tháng 6 năm 1963 cho đến 1 giờ đêm ngày 16 tháng 6 năm 1963 thì hai bên đã thỏa thuận đưa ra được "Thông Cáo Chung". "Thông Cáo Chung" có đệ lên cho Tổng thống duyệt y (duyệt và ký, thông qua, cho thi hành). Bên Phật giáo cũng có chữ ký đồng thuận của Hòa thượng Hội chủ Tổng Hội Phật giáo Việt Nam Thích Tịnh Khiết.

"Thông Cáo Chung" đó đã thông qua được năm điều:

"I: Về Quốc kỳ và Đạo kỳ.

II: Về Dụ số 10. (2)

III: Vấn đề bắt bớ và giam giữ Phật giáo đồ.

IV: Tự do truyền đạo và hành đạo.

V: Trách nhiệm và trợ giúp." (3)

5 điều nêu trên chưa ráo mực. Anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm chỉ hứa cuội cho qua búa rìu dư luận trong lúc lòng người đang phẫn uất lên cao độ về cái chết của nhà văn Nhất Linh và ngọn lửa của Hòa thượng Thích Quảng Đức. (4) “https://sachhiem.net/LICHSU/TR/TQD01.php thì “chiến dịch nước lũ” được ông Nhu ra lịnh cho Lê Quang Tung, Nguyễn Văn Y,… “siết chặt vòng vây” để gọi là “bắt các sư sãi cộng sản” (nhưng ông Y trong youtube thì nói “chỉ bắt Thích Trí Quang thôi” ngay khi cũng chính miệng ông ta nói tiếp là“đưa mấy ông sư về phủ đặc ủy” cùng lúc Tòa Đại sứ Mỹ đang bảo vệ “sư sãi cs” Thích Trí Quang? Làm cho Diệm và tay chân không vung được móng vuốt ra để “tố cộng” vào thân thể nhà sư Thích Trí Quang - một trong những linh hồn tranh đấu để bảo vệ Phật giáo lúc dầu sôi lửa bỏng bởi nhà Ngô - như những cảnh tượng hải hùng trong đây đối với “những người kháng chiến cũ”: https://www.sachhiem.net/index.php?content=showemail&id=2444 ?:

Nhà Ngô Đàn Áp Phật Giáo Đêm 20 tháng 8 năm 1963:

"Tối hôm đó, 20.8.1963, nếp sinh hoạt thường nhật của chùa Xá Lợi có thay đổi đôi chút (1). Khác với mọi khi, đêm nay, mới 9 giờ giữa lúc các thiện tín, sau khi lễ Phật xong còn đang đứng nói chuyện trước sân chùa, trao đổi tin tức và chờ tin giờ chót để về phổ biến cho bà con xóm phường được rõ, thì một Đại Đức tới nhủ họ ra về. Thấy ý các thầy như vậy họ chỉ nghe theo không cần biết lý do và cũng không thắc mắc đến việc trái với thường lệ là 11 giờ đêm mới tới giờ tín đồ buộc phải ra về để chư Tăng nghỉ ngơi.

Thời gian cứ chậm chạp trôi qua, tới 10 giờ đêm thì nếp sinh hoạt nhộn nhịp sôi nổi của ngày thường đã biến đi, trả lại sự tĩnh mịch cho chùa Xá Lợi. Cổng chùa, mặt tiền, bên hông đều được đóng lại kỹ lưỡng. Ngoài đường, người qua lại bắt đầu thưa thớt, thỉnh thoảng mới có một chiếc xe hơi hoặc gắn máy lướt nhanh trên đại lộ, phát ra những tiếng nổ ròn tan rồi chìm trong đêm vắng.

Trong sân chùa, trái với thường lệ, về khuya, các ngọn đèn thường được tắt bớt; nhưng hôm nay, ánh sáng đèn néon như rực rỡ hơn. Giữa màn đêm u tịch, chùa Xá Lợi tỏa ra muôn ánh hào quang, làm cho mảnh trăng non thành phố mờ đi như ánh sao mai trong buổi bình minh.

11 giờ đêm, thời gian vẫn lặng lẽ trôi. Trên gác, các Thượng tọa hầu hết đã vào phòng riêng an nghỉ. Thỉnh thoảng mới có một Đại đức lướt nhanh qua hành lang hướng về phòng Thượng tọa Thích Tâm Châu, nơi duy nhất còn tiếng máy đánh chữ nhè nhẹ.”

(…)

“Đồng hồ thư viện điểm 12 tiếng, âm thanh văng vẳng ngân dài trong đêm thanh vắng. Mọi hoạt động đều ngừng, ánh điện quang chùa Xá Lợi sáng chói lên. Trên đại điện, dưới nhà hậu, chư Tăng Ni đều đã đi nghỉ. Riêng một số thanh niên Tăng sĩ trong ban trật tự còn ngồi gác sau hai cổng chùa. (2)

Theo lệ thường của chùa Xá Lợi, ban trật tự này chia làm 6 chúng. Đêm nay, chúng 5 phụ trách trong khoảng từ 1 đến 3giờ 15.

Khi chúng 5 vừa tới thay phiên gác và ngồi trông chừng hai mặt cửa chùa được độ 3 phút, thì trên đường phố đang vắng lặng, bỗng xuất hiện một toán người mặc áo sơ mi bỏ ngoài quần tây. Họ ngồi trên xe đạp, từ từ lượn quanh, ngó vào chùa dò xét...

Thế rồi, trong giây lát, một hồi còi ré lên và một đoàn trên 200 người, tay lăm lăm súng cắm lưỡi lê ào tới bao vây quanh chùa. Đoàn người này mặc đồ trận rằn ri, mũ sụp xuống lấp trán. Họ thi nhau xông tới phá hai cổng chùa. Trong chốc lát, các cổng đều bật tung và đoàn người võ trang hùng hổ tràn vào chùa. Họ cúi lom khom, lủi nhanh, núp vào các gốc cây, bờ tường, giống như đoàn quân thiện chiến đang xung kích trên trận địa sống chết với kẻ thù.”

____

1) Vì chùa Xá Lợi đã nhận được tin "mật" vào lúc 5 giờ chiều ngày 20.8.1963 cho biết rằng "đêm nay chính quyền Ngô Đình Diệm sẽ tấn công , tàn phá các chùa". Như vậy, rõ ràng đã có người ngay trong những tay chân được nhận lệnh chuẩn bị tấn công chùa đã không nỡ, nên họ đã lén mật báo cho Ủy ban Liên Phái Bảo vệ Phật giáo biết chuyện này.

2) Nếu không gác, canh, trông chừng, thì tài liệu giả VC sẽ được mang vào thảy đâu đấy rồi cho người hô lên đặng tóm bắt "CS".

https://sachhiem.net/LICHSU/TR/TQD33_danap.php

C) Phúc trình của LHQ về đàn áp Phật giáo tại Việt Nam năm 1963

1- BỐI CẢNH

Sau cuộc tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức ngày 11-6-1963 làm rúng động lương tâm nhân loại, và sau cuộc tự tử bi hùng nhưng đầy thách đố của văn hào Nhất Linh Nguyễn Tường Tam vào đúng ngày Song Thất 7/7/1963, chính quyền Ngô Đình Diệm (mà quyền bính quốc gia lúc bấy giờ đã hoàn toàn thuộc về vợ chồng ông bà Cố vấn Ngô Đình Nhu-Trần Lệ Xuân) quyết định dẹp tan phong trào đòi hỏi bình đẳng tôn giáo của Phật giáo, dù ngoài mặt vẫn ru ngủ Phật giáo và dư luận thế giới với một Thông Cáo Chung do chính tay ông Diệm ký từ ngày 16-6-1963.

Đêm 20-8-1963, ông Nhu ra lệnh cho một đơn vị quân đội là Lực Lượng Đặc Biệt của Đại tá Lê Quang Tung và Cảnh sát Dã chiến tổng tấn công các chùa trên toàn quốc. Đặc biệt tại Sài Gòn, lực lượng võ trang nầy mà giáo sư Buttinger xem không khác gì nhóm xung kích của Nazi (Nazi stormtrouper) đã bắt giam 1,426 Tăng Ni và Cư sĩ Phật giáo (xem Điện văn số 274 của Tòa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn gửi cho Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 24-8). Toàn bộ thành phần lãnh đạo Phật giáo coi như bị tê liệt, nhường lại cuộc đấu tranh chống độc tài giáo trị và gia đình trị cho sinh viên thanh niên, trí thức, và các đảng phái quốc gia, …

(…)

Toàn bộ Tài liệu A/5630 (Document A/5630) được đăng lại trong Đề mục Thảo luận số 77 (Agenda Item 77)

Lập trường chính phủ do Tướng Trần Tử Oai trình bày. Phái đoàn còn gặp các ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Nguyễn Ngọc Thơ, Bùi Văn Lương, Nguyễn Đình Thuần, Vũ Văn Mẫu và một số viên chức tại Huế. Lẽ dĩ nhiên, chính phủ khăng khăng cho rằng không có kỳ thị tôn giáo, không có ưu đãi Công giáo, không có ngược đãi Phật giáo…. điều mà thực tế 9 năm cầm quyền của ông Diệm đã phủ bác hết. Đến nỗi Linh mục Lê Quang Oánh đã phải nhân danh Khối giáo sĩ Đồng Tâm lên án “tội bất công” (của ông Diệm) đã giết hại đồng bào vô tội. Thật là tàn bạo, dã man, phản dân chủ, phản tự do, phản đạo đức, làm nhục cho quốc thể Việt Nam , trong lá thư gửi Hòa Thượng Hội chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam ngày 12-5-1963 ngay sau biến cố ở Huế. Thậm chí khi ông Ngô Đình Thục qua Vatican ngày 7-9-1963, ông còn không được Giáo hoàng Paul 6 cho gặp mặt để “giải độc”. Nguồn: http://tongiaovadantoc.com/c1036/20130706160912876/phuc-trinh-cua-lhq-ve-dan-ap-phat-giao-tai-viet-nam-nam-1963.htm

Về vụ tự thiêu của nhà sư Thích Quảng Đức

A) Ông Nguyễn Văn Y bắt đầu nói tại phút 43.30 rằng:

-“Thích Quảng Đức tụi Mỹ nó dùng thuốc” ?

-“Thích Quảng Đức mà ra ngồi ở chỗ đó là một cái thây không hồn”?

Nếu nói “Thích Quảng Đức mà ra ngồi ở chỗ đó” - ngả tư đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt, Sài gòn (nay là Tp HCM, đường Cách Mạng Tháng Tám và Nguyễn Đình Chiểu” – “đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”!) mà là “một cái thây không hồn” thì Nguyễn Văn Y quả là kẻ cực kỳ táng tận lương tâm, và quá cỡ lố bịch trước nhãn quan quần chúng xã hội, nhân chứng thông tấn truyền thông và, nói chung là lịch sử.

Có ai điên khùng ở đâu mà có thể chấp nhận được luận điệu trơ trẽn của ông Nguyễn Văn Y khi một con người từ trên xe hơi bước xuống, chân bước đi bình thường, và khi đến một địa điểm giữa ngã tư đường, ung dung ngồi xuống, đưa hai chân lên đùi trong tư thế các nhà sư ngồi thiền. Đoạn sau khi tự tay bật lửa rồi lập tức đưa tay lên trước ngực để bắt ấn Cam Lồ (theo truyền thống Phật giáo Mật Tông). Rồi cứ như thế ngồi thẳng lưng cho ngọn lửa cứ việc cháy có đến trên 10 phút mà bảo là “một cái thây không hồn” lúc “ra ngồi ở chỗ đó” thì nghiệp vụ công an tình báo theo kiểu ông Nguyễn Văn Y là vô cùng nguy hiểm đối với xã hội.

Sao cuộc “mạn đàm lịch sử” ông Nguyễn Văn Y không đề cập luôn gần chục tăng ni và Phật tử (như quân nhân Phật tử Nguyễn Thìn tại Vũng Tàu cũng hiến thân làm đuốc nhằm tố cáo nhà Ngô …) khác tự thiêu (phần nhiều bị tay chân nhà Ngô cướp xác mang đi, và mất tích vĩnh viễn…?) cũng bị “tụi Mỹ nó dùng thuốc” hay sao? Đặc biệt là vụ tự thiêu cuối cùng trước khi nhà Ngô bị đả đảo (bị đánh ngã) ngày 27.10.1963 trước “nhà thờ Đức bà” Sài gòn của Đại Đức Thích Thiện Mỹ mà cảnh sát cuống quýnh lên dùng mền tẩm nước dập xuống rồi giựt ngã nhà sư ra, nhưng hồn chưa lìa khỏi xác cho nên ý chí ông cương quyết gượng ngồi dậy để cho ngọn lửa tiếp tục cháy, và cuối cùng tay chân nhà Ngô đưa xác ông lên xe và, cũng như nhiều người khác, thân xác nhà sư trẻ bi hùng nầy mất tích bởi mảng đen nhà Ngô tam đại Việt gian (ba đời làm Việt gian – NĐNiệm, NĐKhả, NĐDiệm – kể từ lúc thực dân Pháp xâm lăng nước ta) kể từ đó -https://www.sachhiem.net/index.php?content=showemail&id=19 ?

B) Gọi là “mạn đàm lịch sử”? Ở đây, Nguyễn Văn Y thì nói “Thích Quảng Đức tụi Mỹ nó dùng thuốc” ? Thế nhưng, tại sao trong “xấp giấy lộn” năm 1984, gọi là “người tỵ nạn không tên” (nghĩa là hồn ma bóng quế?) ngồi “nghiến răng kẹt kẹt” (hận thù đến thế thì hành động nanh vuốt dã thú vung ra như thế này là chuyện dễ hiểu – lập lại: 1- https://www.sachhiem.net/index.php?content=showemail&id=2444 ? 2- "Thật vậy, dưới trào nhà Ngô, người ta đã nhân danh "chống Cộng" mà giết đi không biết bao nhiêu "chiến sĩ". Đó là vết nhơ bỉ ổi nhất trong lịch sử tranh đấu sinh tồn của dân tộc chúng ta vậy" (Chu Bằng Lĩnh)https://www.sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=5002) ở đâu đó bên xứ lạnh Canada, kể cho Trần Trung Quân nghe (rồi viết “cảm ơn” người “giúp dàn dựng cốt truyện” – lời của Trần Trung Quân) những chuyện gọi là “Trong Lòng Địch” thì:

“Bảy giờ sáng ngày 20 thánh 4 năm 1963 (ngày âm lịch) (dương lịch ngày 11-6-1963)…, Ngay từ lúc 4 giờ sáng, Huỳnh Văn Thạnh (người mà kẻ “giúp dàn dựng cốt truyện” cho “người tỵ nạn không tên” nằm “Trong Lònh Địch” do Trần Trung Quân đứng tên nói là “VC Nguyễn Công Hoan”) đã vô giường thày Quảng Đức, lật mông thày lên để chích cho thày một mũi Trenxenne mà hắn thỏ thẻ thưa là thuốc trợ tim để thày mau bình phục sức khoẻ. Thày Quảng Đức ngủ mê man, ngủ say sưa như một đứa trẻ thơ trong nôi, sau khi đã no sữa, ống thuốc Trenxenne thấm. Cơ thể thày Quảng Đức bỗng mềm nhũn, ngắt, véo thày cũng không biết đau.

Lúc ấy Huỳnh Văn Thạnh mới ra dấu cho đàn em hắn chạy vào lau mình mẩy cho thày, và thay cho thày bộ áo cà sa mới toanh. Thế là VC đã chuẩn bị xong để đưa thày Quảng Đức ra cúng tổ … Các Mác!” (Trần Trung Quân, “Trong Lòng Địch”, Văn Hữu 1984, tr 115).

Như thế? Nguyễn Văn Y thì nói “tụi Mỹ nó dùng thuốc.”?

Còn “người tỵ nạn không tên” (nghĩa là “ma tỵ nạn”?), do người khác “giúp dàn dựng cốt truyện” cho Trần Trung Quân đứng tên thì nói là “VC Huỳnh Văn Thạnh Nguyễn Công Hoan” “lật mông thày lên để chích cho thày một mũi Trenxenne”. Thày Quảng Đức ngủ mê man, ngủ say sưa như một đứa trẻ thơ trong nôi, sau khi đã no sữa, ống thuốc Trenxenne thấm. Cơ thể thày Quảng Đức bỗng mềm nhũn, ngắt, véo thày cũng không biết đau." ?

Vậy thì giữa “người tỵ nạn” ma cho nên “không tên” không tuổi “đã kể” cho “Trần Trung Quân nghe” (nhưng phải có người khác “giúp dàn dựng cốt truyện” như chính Trần Trung Quân đã thú nhận ngay từ đầu xấp giấy lộn) với ông Nguyễn Văn Y ai là kẻ nói “thật” đây? “Mỹ” hay “VC”?

Cả hai vị trí – Nguyễn Văn Y và “người tỵ nạn không tên” đều là lưu manh, đều là “ma giữa ban ngày” như nhau đối với quang cảnh nhà sư Thích Quảng Đức từ trên xe hơi bước xuống, chân bước đi bình thường, tay lần tràng hạt, và khi đến một địa điểm giữa ngã tư đường, nhà sư ung dung ngồi xuống, đưa hai chân lên đùi trong tư thế các nhà sư ngồi tham thiền. Nhờ người phụ tẩm xăng. Đoạn sau khi tự tay bật lửa rồi lập tức đưa tay lên trước ngực để bắt ấn Cam Lồ (theo truyền thống Phật giáo Mật Tông). Rồi cứ như thế ngồi thẳng lưng cho ngọn lửa cứ việc cháy có đến trên 10 phút. Và rồi, tại nơi đây (ngả tư Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng cũ), năm 1967 thời Đệ nhị VNCH đã xây lên một tháp vọng, và ngày nay vẫn còn, để ghi dấu một hình ảnh bi hùng mà chính Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy khi nhìn thấy đã phải thảng thốt: "Không bức ảnh báo chí nào trong lịch sử lại gây ra nhiều cảm xúc trên khắp thế giới như thế".

 

Bức ảnh mà nhiếp ảnh gia nhân chứng tại chỗ Nguyễn Văn Thông đặt tên là "Vị pháp thiêu thân" sau khi tráng film rửa ra hình.

C) Đây là ký giả Malcolm W. Browne và báo chí quốc tế đã viết mà ông Bùi Kha đã sưu tập:

“Những bức hình mà tôi chụp về cái chết của HT. Quảng Đức đã trở thành một sở hữu vật mà người ta gởi đi cùng khắp thế giới. Những bức hình đó mang nhiều ý nghĩa tùy theo cái nhìn và mục đích xử dụng của mỗi người.

Một người quen ở Lisbon gởi thư cho tôi biết rằng những bức hình về cái chết của ngài Quảng Đức được thành phần diều hâu bày bán khắp cùng ngõ hẻm. Một nhóm giáo sĩ nỗi tiếng người Mỹ cũng dùng một trong những bức hình nầy để tạo sự Chú ý cho những trang quảng cáo của họ trên Nữu Ước Thời Báo (New York Times) và báo Hoa Thịnh Đốn (Washington Post) với hàng chữ “Chúng ta cũng phản đối: We, too, protest”. Sự phản đối của họ là nhắm vào việc người Mỹ ủng hộ chế độ Diệm.” Malcolm W. Browne, The New Face Of War, Revised Edition, The Bobbs-Merrill Company, Inc. Indianapolis-New York,1968, Tr. 261-262. Xin xem thêm Christian G. Appy, Patriots The Vietnamese War Remembered From All Sides, tr. 60-65).

http://img.tongiaovadantoc.com/2018/01/10/13/51/Tong-thong-kennedy.jpg

Malcolm W. Browne (trái) John F. Kennedy (phải)

b. Trung Hoa: “Hình tự thiêu của ngài Quảng Đức được Hoa Lục in ra hằng triệu bản (printed millions of copies). Một trong những bức hình đó đã gởi cùng khắp các quốc gia Á-Phi với hàng chữ lớn “Một tăng sĩ Phật Giáo hy sinh thân mạng để chống chủ nghĩa đế quốc Mỹ-Diệm.”

Hình tự thiêu của HT. Quảng Đức cũng là một ấn tượng ảnh hưởng đến tòa Bạch-ốc. Tôi (Browne) được biết rằng lúc ông Henry Cabot Lodge đến gặp cố Tổng Thống Kennedy về việc được bổ nhiệm chức đại sứ tại Việt Nam, Kennedy cũng đã có một bức hình tự thiêu của HT. Quảng Đức trên bàn giấy. Cái chết của ngài Quảng Đức có lẻ là một trong những yếu tố chính để cuối cùng Bộ Ngoại Giao và Toà Bạch-ốc chống đối chính phủ Diệm, đang đổi hướng lịch sử Việt Nam” [...Quang Duc’s death probably was one of the factors that finally turned the State Department and White House against Diem, altering the course of Vietnamese history to some extent (Malcolm W. Browne, The New Face of War, tr. 263).

c. Báo Le Monde, Pháp ngày 13.6.64 viết: “Trước hành động tự sát để đấu tranh, kẻ tàn bạo nhất cũng phải chùn bước.” (Minh Không Vũ Văn Mẫu (cựu Bộ trưởng Ngoại giao ngay thời Diệm - tqd), Sáu Tháng Pháp Nạn 1963, bản Ronéo 1984, tr.320)

d. Báo La Gazette de Lausanne tại Thụy sĩ: Viết những lời rất cảm động về cuộc tự thiêu của HT Quảng Đức như sau:

Sự hy sinh rất khích động của vị tăng sĩ thiêu sống ngay tại Sài Gòn buộc người ta phải kính trọng. Sự hy sinh vì Chính Pháp của ông khiến chúng ta liên tưởng tới những người Gia Tô đầu tiên và sự liên tưởng nầy càng làm cho chúng ta cảm thấy oái oăm.” (Hoành Linh Đỗ Mậu, Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi, Hồi Ký Chính Trị, Hoa Kỳ 1986, tr. 640).

e. Báo Journal de Genève: Là một tờ báo khác ở Thụy sĩ có ảnh hưởng lớn trên thế giới nhận định:

“Người ta có thể tuyên truyền rằng đó chỉ là cuộc nỗi loạn của phe đa số khắc khổ kiếm chuyện vì chính phủ chỉ là một thiểu số bó kết chặt chẻ với nhau mà bộ tịch lại vênh váo và cứng nhắc. Nhưng việc phải hy sinh vì Chánh Pháp của Hòa Thượng Thích Quảng Đức lại cho thấy rằng Phật Giáo Việt Nam đang phải bảo vệ nếp sống và tư tưởng của họ.” (Đỗ Mậu, sách đã dẫn, tr. 641).

g. Chính Phủ Ngô Đình Diệm: Sau vụ tự thiêu chấn động dư luận của HT. Quảng Đức, Ngô Đình Diệm thực sự bối rối nên ông qui trách người khác thiếu căn cứ:

Ông Diệm vu khống nhiếp ảnh gia Browne đã hối lộ các nhà sư Phật giáo để giết một nhà sư đồng nghiệp.

Diem’s reaction was to accuse Browne of bribing the Buddhist monks to murder their fellow monk. (Grace Sevy, sách đã dẫn, tr.112).

Bà Ngô Đình Nhu: Lúc trả lời cuộc phỏng vấn đài truyền hình MỸ, ký giả Mecklin viết rằng bà Nhu nói:

Tất cả những việc mà Phật Giáo đóng góp cho đất nước từ trước đến nay không có gì ngoài việc thiêu sống một nhà sư”... và “Ông Thích Quảng Đức bị chích thuốc và bị cưởng bách thiêu sống, nhưng về sau bà Nhu đã tìm cách từ chối một số các phát biểu thiếu trách nhiệm nầy.

All that the Buddhists have done for the country is to barbecue the monk...She claimed that Thích Quảng Đức had been drugged and burned against his will. She later tried to deny having made some of her cynical comments. (Joseph Buttinger, Vietnam: A Dragon Embattled, Volum II Vietnam at War, Frederick A. Praeger, Publisher, New York, 1967, tr .1184)."

Việc bà Nhu về sau muốn cải chính những phát biểu bồng bột và thiếu suy nghĩ của bà, như ông Buttinger cho biết, cũng đáng để chúng ta cảm phục và quí mến. Tin nầy cũng phù hợp với TIN QUAN TRỌNG SAU ĐÂY:

Tôi (Bùi Kha) có người quen ở Orange County cho biết, cách đây gần hai mươi năm, ông Ngô Đình Trác, con trai của bà Ngô Đình Nhu ở tại Pháp, cùng với nhà thơ Du Tử Lê đến chùa Việt Nam Los Angeles, California lúc 2 giờ sáng để gặp Hoà Thượng Thích Mãn Giác. Hòa Thượng tiếp đón vui vẻ. Sau khi thắp hương và lễ Phật, ông Ngô Đình Trác thưa rằng “Mạ con biểu con qua gặp Hòa Thượng và xin Hoà Thượng trình lại với giáo hội Phật Giáo là mẹ con và thay mặt gia đình xin sám hối những lời nói và việc làm trước đây đối với tăng ni và Phật-tử Việt Nam...” Hòa Thượng Mãn Giác rất xúc động, quí mến nghĩa cử của bà Nhu, và an ủi ông Ngô Đình Trác rằng “Lúc đó bà còn nhỏ tuổi và không ai cố vấn...”(HT. Thích Mãn Giác hiện sống tại Los Angles và nhà thơ Du Tử Lê hiện ở Orange County, California)." (Thời điểm mà tác giả Bùi Kha khi chấp bút bài viết thì HT. Thích Mãn Giác còn sống - tqd) -

Nguồn: Ngọn lửa Quảng Đức và biến cố Phật giáo 1963 dưới tầm nhìn của thế giới:

http://tongiaovadantoc.com/c1036/20180110135234731/ngon-lua-quang-duc-va-bien-co-phat-giao-1963-duoi-tam-nhin-cua-the-gioi.htm

D) Đây là Hồi ký của nhân vật hoàn toàn nằm trong cuộc suốt mấy tháng Pháp nạn đến với PGVN bởi ông Da tô Ngô Đình Diệm:

“ông Diệm đã cho lệnh bố ráp các chùa và bắt giam tất cả Tăng Ni trên toàn quốc kể cả các vị lãnh đạo Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo Việt Nam tại chùa Xá Lợi Sài Gòn vào đêm 20/8/1963. Tuy vậy, vào 17 giờ cùng ngày, David Halberstam, ký giả báo New York Times đã đích thân lái xe riêng tới chùa Xá Lợi và cấp báo rằng:

- Đêm nay (20/8/1963) ông Diệm sẽ cho quân lính và cảnh sát đặc biệt vào khám chùa và bắt các Tăng Ni đấy. Vậy ông (Thích Đức Nghiệp) có muốn thì đi ngay với tôi.

Tôi nói :

- Làm ơn chờ tôi 10 phút để hỏi ý kiến mấy vị lãnh đạo xem sao!

Tôi liền gặp các vị Thượng tọa Tâm Châu, Trí Quang và Thiện Minh hiện cùng ở trong chùa Xá Lợi (Và đó là lúc "17 p.m" ngày 20.8.1963 chứ không phải "giờ chót thì Thích Trí Quang mới đến" gì cả như ông Nguyễn Văn Y nói - tqd). Các vị đều cương quyết trả lời : "Không đi đâu hết, cứ ở đây, sống chết cùng Tăng Ni và các Phật tử".

Ngay sau đó, tôi đi ra gặp lại anh nhà báo nước ngoài:

- Xin cảm ơn anh. Tôi không đi.

Thế rồi, đúng 12 giờ 5 phút đêm 20/8/1963, sự việc khám chùa Xá Lợi và bắt tất cả Tăng Ni về trại giam của công lực ông Diệm xảy ra đúng như lời nhà báo Mỹ đã nói. Duy chỉ có hai Tăng Sĩ là trốn thoát sang sở USOM bên cạnh chùa Xá Lợi và sau đó riêng Thượng tọa Trí Quang xin tị nạn tại tòa Đại sứ Mỹ. Còn chúng tôi Ủy ban Liên phái thì bị đưa về trại giam của Đại tá Lê Quang Tung, trên đường nằm giữa tổng tham mưu quân đội và phi cảng Tân Sơn Nhất.”

Nguồn: https://kienthuc.net.vn/thien/nhung-dieu-chua-ke-vu-tu-thieu-cua-bo-tat-quang-duc-219457.html (Những điều chưa kể vụ tự thiêu của Bồ tát Quảng Đức)

E) Bổ sung để phản bác những luận điệu xuyên tạc của nhóm "hoài Ngô", hòng tấp lỗi vào nạn nhân, nhằm chạy tội cho nhà Ngô Cato Roma giáo Ngô Đình Diệm tam đại Việt gian:

- Ngụy tạo và xuyên tạc về cuộc tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức - Tại sao ?

http://tongiaovadantoc.com/c1053/20111126110306830/nguy-tao-va-xuyen-tac-ve-cuoc-tu-thieu-cua-hoa-thuong-thich-quang-duc-tai-sao-.htm

- Clip Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu diễn lại từ điểm nhìn chuyên môn:

https://thuvienhoasen.org/a13434/clip-hoa-thuong-thich-quang-duc-tu-thieu-dien-lai-tu-diem-nhin-chuyen-mon-minh-thanh

- Tập Ảnh Tư Liệu Lịch Sử Ngày 11-6-1963:

https://thuvienhoasen.org/a17129/anh-hoa-thuong-thich-quang-duc-tu-thieu

- Nguyên nhân và ý nghĩa tự thiêu của Bồ tát Thích Quảng Đức:

https://phatgiao.org.vn/nguyen-nhan-va-y-nghia-tu-thieu-cua-bo-tat-thich-quang-duc-d11007.html

(Còn tiếp)

Kỳ tới sẽ có nói về điều mà ông Nguyễn Văn Y đã vu khống trơ trẽn rằng: "thằng cha Thích Trí Quang nó giả nó bận đồ nhà binh mình đó, giả rồi nó xé cờ Phật giáo" (sic) .

Và....

Trần Quang Diệu

__________________________________

Subject: Re:_Nhận_Xét_Về_ Cái_Gọi_Là_ ...

From: Nghi Pham

Date: Sat, September 21, 2019 12:06 pm

Cám ơn vi hữu Trần Quang Diệu đã tóm lược và lướt qua hàng ngàn trang tài liệu có giá trị của Phật Giáo. Các nhân chứng lịch sử như Trần văn Đôn, Vũ Văn Mẫu, Ông bà Trần văn Chương... chưa nói đến các nhân chứng số một là cố Trung Tướng Tôn thất Đính, cố Thiếu tướng Đỗ Mậu v.v... thì mười lăm Đại Tá Y có nói láo cũng không che lấp được SỰ THẬT LỊCH SỬ.

Riêng cuộc tự thiêu làm rung động con tim thế giới của Bồ Tát Thích Quảng Đức thì nói thêm một chút về chuyện bọn tàn dư đã tìm mọi cách để xuyên tạc bôi bẩn ý nghĩa sự hy sinh cao cả đó. Bao nhiêu năm tại hải ngoại bọn tàn dư cố khai thác sự bất đồng của HT Thích Tâm Châu với Giáo Hội PG Thống Nhất, để triệt hạ ý nghĩa cuộc tự thiêu lịch sử, nhưng thiên bất dung gian, trước khi Ngài Tâm Châu viên tịch một vài năm, Ngài đã có lần về chùa của cố Hòa Thượng Quảng Thanh (Nam Cali) và đã thu một băng ghi hình nói rõ đầu đuôi cuộc tự thiêu và nhận trách nhiệm chính Ngài đã đồng ý chấp thuận cho Ngài Quảng Đức đạt được ý nguyện. Nếu quí vị coi lại cuốn băng tự thiêu do ký giả ngoại quốc thực hiện, thấy các chư tăng đứng bao vây thành một vòng tròn , quí vị sẽ thấy một nhà sư gầy ốm đứng thẳng ,bất động như một pho tượng, đó chính là Hòa Thượng Thích Tâm Châu . Từ khi HT Thích Tâm Châu cho phát hành cuốn băng hình nhận trách nhiệm nói trên, bọn tàn dư hầu như tắt tiếng.

Thêm chút nữa, trong một căn phòng nhỏ tại ngoại ô thành phố Luân Đôn, ba bốn người bạn thân một thời tranh đấu 1963 ngồi chuyện trò nhâm nhi chén trà nóng, kẻ viết bài này được nghe một nhân chứng khả tín kể lại chính anh là người đã chứng kiến Ngài Quảng Đức (lúc đó còn là một Thượng Tọa) vào hầu thăm Hòa Thượng Thích Thiện Minh (lúc đó là Phó Chủ tịch Ủy Ban Liên Phái cư ngụ trong một căn phòng hẹp của chùa Ấn Quang), Ngài Quảng Đức quì xuống tác bạch dâng bức thư xin tự thiệu .Nhân chứng đang thăm viếng HT Thiện Minh phải đứng bật dậy bước qua một bên. Đó là ngày (9-6-1963) 2 ngày trước khi Ngài Quảng Đức tự thiêu! Có lẽ đó là lần thỉnh nguyện cuối cùng của Hòa Thượng Quảng Đức muốn đạo đạt lên Ủy Ban Liên Phái chí nguyện của mình!

Riêng về tập sách "Trong lòng địch", tôi đã nói nhiều lần, đó là một mớ giẻ rách , không đáng để chùi ...đ. Nó ấu trĩ và nhảm nhí đến độ mọi người đều khinh bỉ tự hỏi; Không lẽ trình độ tuyên truyền của bọn tàn dư chế độ gia đình trị nó tệ hại, non kém đến như vậy hay sao?!!!

Sau cùng ,trong phần trích tác phẩm của Trần văn Đôn, xin sửa lại một lỗi chính tả: Dr WULFF viết nhầm là Wilff.[SH - đã chỉnh]

Phạm Nghi