Phản Ứng Đối Với Bài Viết Về Pestrus Ký Từ Chối Làm Công Dân Pháp

Phản Ứng Đối Với Bài Viết

Về Thư Pestrus Ký Từ Chối Làm Công Dân Pháp

Công Luận

http://sachhiem.net/DOITHOAI/Diendan02.php

15-Mar-2019

LTS: Mới đây, hôm 14 tháng 3, 2019, báo Người Việt ở California có đăng một bài viết về Petrus Ký tựa đề là: TRƯƠNG VĨNH KÝ TỪ CHỐI VÀO QUỐC TỊCH PHÁP, tác giả Phạm Phú Minh (link https://www.nguoi-viet.com/dien-dan/ ..., được chép lại ở phần Phụ Đính dưới đây) và cũng được chia sẻ trên các nhóm thư tín.

Cuối ngày, người ta đã thấy môt số lá thư không đồng tình với ẩn ý của tác giả trong bài viết. Chúng tôi có đưa một ý kiến phản hồi trên báo Người Việt, nhưng bị xóa mất. Do đó tòa soạn xin đăng các lá thư ngắn đó ở trang nhà cho rộng đường dư luận . (SH)

On Thursday, March 14, 2019, 4:56:02 PM PDT, Van C <..> wrote:

Thưa anh,

Cám ơn anh rất nhiều. Có vẻ như bài báo muốn ca ngợi Pestrus Ký chỉ vì ông ấy không muốn vào quốc tịch Pháp và phân tích văn hóa truyền thống người Việt.

Nhưng ông ấy đã vào quốc tịch Vatican rồi, đó là 1 loại "siêu quốc tịch."

Chưa chắc ông linh mục Trần Lục đã vào quốc tịch Pháp. Ông Ngô Đình Diệm cũng không phải là công dân Mỹ.

Các ông GM Ngô Quang Kiệt, Nguyễn Thái Hợp, các linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Duy Tân... cũng không hề là công dân Pháp hay công dân Mỹ.

Rồi sao? Tất cả các con chiên lớn này đều muốn dâng nước Việt Nam cho Vatican, vì họ đều là công dân của Vatican, quốc tịch Vatican trên Giấy Rửa Tội.

Trái lại, nhiều người chúng ta ngày nay định cư ở hải ngoại, đã thành công dân Pháp, công dân Mỹ, vẫn yêu nước như thường, đóng góp chất xám, từ thiện, giúp xây nhà tình thương, vui với những gì đem lại vinh quang cho dân tộc, âu lo khi đất nước bị ngoại cường dòm ngó,... và chống lại những ai làm lợi cho nước ngoài.

Vài hàng suy nghĩ.

____________

Thursday, March 14, 2019, 5:50:50 PM PDT, K Lan..<...> wrote:

Cái nhìn của C soi sáng cho tôi về 1 vấn đề mà tôi đã thắc mắc.

Vào thời của ông PTVK, Vatican đã cho phép con chiên thờ cúng ông bà chưa? Nếu chưa cho phép, thì vị thế của ông PTVK rất mâu thuẫn với đạo CG là không cho phép con chiên thờ cúng ai ngoài ông giáo chủ Jesus.

K L

____________

Thursday, March 14, 2019, 12:27:50 PM PDT, Van C.<...> wrote:

Bài viết của ông Phạm Phú Minh không có mục tham khảo, chẳng có nguồn tài liệu nào, chỉ trừ một phóng ảnh duy nhất mấy hàng của ông Pestrus Ký. Các đoạn cho là bài dịch cũng chẳng có nguồn gốc, bài tựa là gì, đăng ở đâu, hoặc trong sách nào, dịch từ nguồn tài liệu nào, lấy từ đâu,...

Tóm lại, bài viết này trên báo Người Việt thiếu tính cách nghiên cứu khoa học nghiêm túc, thật khó mà tin cậy được.

Van C

______________

Sent: Thursday, March 14, 2019 6:03 PM

Trần Quang Diệu phản bác:

Bộ "Báo Người Việt", rồi "hội thảo" đem chuyện Trương Vĩnh Ký "từ chối vào quốc tịch Pháp" là có thể xóa được vết tích ô nhục khi họ Trương làm Việt gian phản quốc hay sao? Chưa nói đến chuyện một khi mà họ Trương gia nhập quốc tịch Pháp rồi thì làm sao có tư cách làm quan trong triều đình An Nam? Dân Pháp (quốc tịch Pháp) mà làm quan trong triều đình An Nam thì nghĩa là gì?

Bộ Trương Vĩnh Ký hồi đó ngu hay sao mà không biết chuyện đó?

Vào quốc tịch giặc rồi thì làm sao mà đóng tuồng làm nội gián cho giặc như những hành tung mà chính Trương Vĩnh Ký đã kể ra: (https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr...)

-“Khi trở lại đời sống tư, lòng tôi luôn luôn thuộc về nước Pháp, và những công việc phục vụ nhỏ mọn của tôi cũng thuộc về nước Pháp... Người bề tôi tận tâm và vâng lời.” ?

-“Tôi càng tỏ ra biết ơn nước Cộng Hòa (Pháp) không những đã công nhận tôi là con nuôi mà còn cho tôi nhiều vinh dự và nhất là rất tin tưởng tôi.” (Trương Vĩnh Ký).

"Pétrus Ký đề nghị Paul Bert cho huấn luyện và cấp vũ khí cho các đơn vị lính người Việt, dùng các đơn vị này để trấn áp các cuộc nổi dậy của phong trào Cần Vương. Ông cũng cho rằng: về phương diện chính trị và kinh tế, nước Pháp là người đi đồng hóa, còn người An Nam là kẻ chịu đồng hóa. Ông tin rằng việc người Pháp tấn công Việt Nam là một "sứ mệnh mà Thiên Chúa giao phó", và người Pháp với tư cách là "chủ nhân", cần giảng dạy người An Nam những tư tưởng và khái niệm cần thiết cho việc cải tạo người An Nam." (...).

Tóm lại, cũng như Linh mục Trần Lục, không ai có thể viện lẽ bằng bất cứ lý do gì để có thể chạy được tội phản quốc của Trương Vĩnh Ký! Cụ thể nhất là giặc Pháp lúc bấy giờ đã ban thưởng "huy chương Đệ Ngũ Đẳng Bắc Đẩu Bội Tinh," cho ông ta !

Hãy nghiệm những đoạn sau đây về Trương Vĩnh Ký:

“... Nhưng tôi nhân danh là người đại diện cho tín hữu Ki-tô kính dâng lên Ngài lời cầu xin của chúng tôi... Các ngài là những vị giải phóng chúng tôi và bàn tay của kẻ thù đã chạm đến chúng tôi rồi... Tất cả chúng tôi chắc sẽ chịu chết nếu Ngài không kịp đánh đuổi kẻ thù của chúng ta (chỉ quân nhà Nguyễn)...” [6]

(…)

“Khi trở lại đời sống tư, lòng tôi luôn luôn thuộc về nước Pháp, và những công việc phục vụ nhỏ mọn của tôi cũng thuộc về nước Pháp... Người bề tôi tận tâm và vâng lời.”

(…)

“Năm 1876, Thống đốc Nam Kỳ Duperré cử ông ra Bắc Kỳ tìm hiểu tình hình miền Bắc. Khi về Sài Gòn, ông viết cuốn Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876). Trong đó, ông mô tả về tài nguyên ở Bắc Kỳ, đồng thời kêu gọi Pháp nên giành lấy xứ này như đã làm với Nam kỳ: "Và tất nhiên, xứ sở chẳng thiếu tài nguyên, đất đai mà tôi dám quyết rằng có thể sánh với thổ nhưỡng của nước Pháp, ít ra là đối với Algérie, chất chứa nhiều của cải đủ để làm nên tài sản cho một quốc gia. Đất này tiện lợi cho những vụ trồng trọt các mùa thay đổi khác nhau. Những cuộc thí nghiệm trồng nho và gieo lúa mì cho thấy những kỳ vọng chắc chắn... Tôi chưa nói tới ở đây những tài nguyên khoáng chất, người ta bảo là bao la, và tôi xin được phép nói rằng dân của xứ này đã chết đói trên một chiếc giường đầy vàng."

Trong chuyến đi này, Petrus Key được tiếp xúc rất nhiều người, ví dụ như linh mục Trần Lục, Chánh xứ Phát Diệm, cánh tay bản xứ của Giám mục Puginier – người tuyển mộ cho Francis Garnier từ 12.000 tới 14.000 lính đánh thuê (đa số là giáo dân Công giáo) trong cuộc xâm chiếm Bắc kỳ của Pháp năm 1873. Ông cũng mô tả việc mình đã tán dương uy thế của Pháp trước các quan lại nhà Nguyễn ở Bắc Kỳ:

"Quý vị (quan quân nhà Nguyễn) phải hiểu rằng quí vị là những kẻ yếu, thật sự quá yếu, cần sự giúp đỡ của một ai đó để gượng dậy. Và tốt hơn, chi bằng quí vị chỉ nên tin tưởng vào những bạn đồng minh tiếng tăm của quí vị và phải dựa vào họ một cách thành thật để đứng lên, nhưng phải thẳng thắn, phải không hậu ý, phải không mưu tính kín đáo, dang cả hai tay ra với họ, chứ không phải một cái chìa ra còn bàn tay kia thì giữ lại. Bằng ngược lại, mệt trí vì những do dự của quí vị, nước Pháp buộc lòng phải ngưng che chở và bỏ mặc quý vị với số phận... Tổng quát, tất cả đều tin chắc rằng không thể chống lại người Pháp và nếu nước Pháp muốn lấy xứ này, có thể làm mà không phải mất nhiều khó khăn và tốn kém".

Năm 1877, ông là hội viên duy nhất và đầu tiên người Nam, được cử làm Ủy viên Hội đồng cai trị Sài Gòn. Trong thư gửi cho một bác sĩ người Pháp, Alexis Chavanne, đề ngày 6/8/1887, Trương Vĩnh Ký bày tỏ lòng cảm kích với những ưu đãi mà chính quyền thực dân Pháp ban cho ông:

“Tôi càng tỏ ra biết ơn nước Cộng Hòa (Pháp) không những đã công nhận tôi là con nuôi mà còn cho tôi nhiều vinh dự và nhất là rất tin tưởng tôi.”

(…)


Paul Bert (1833 - 1886)

“Năm 1886, Paul Bert (nghị sĩ, hội viên Hàn lâm, bác học gia sinh vật học) được cử sang Đông Dương làm Khâm sứ Trung Kỳ và Bắc Kỳ), trong bối cảnh sau khi Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi làm cuộc binh biến chống Pháp thất bại. Vốn là bạn từ trước, nên Paul Bert mời Trương Vĩnh Ký ra Huế giúp việc. Khoảng đầu tháng 6 năm ấy, Pétrus Ký ra Huế, được vua Đồng Khánh cho lãnh chức trong Cơ mật viện Tham tá, sung Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ.

Trong vai trò này, Pétrus Ký chủ trương người Việt không thể chống lại Pháp được, mà phải tuân theo họ, nhất là sau khi cuộc nổi dậy của vua Hàm Nghi thất bại. Pétrus Ký coi những người tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp chỉ là đám phiến loạn không hiểu thời cuộc, ông cho rằng rằng tinh thần ái quốc của họ chỉ là do sự hận thù đối với các con chiên Công giáo cộng tác với người Pháp (Theo Pháp thì quân Cần Vương đã sát hại hơn 20.000 giáo dân trong thời kỳ này khiến giáo dân phải tự vệ bằng cách chuyển sang ủng hộ quân Pháp[10]) Pétrus Ký đề nghị Paul Bert cho huấn luyện và cấp vũ khí cho các đơn vị lính người Việt, dùng các đơn vị này để trấn áp các cuộc nổi dậy của phong trào Cần Vương. Ông cũng cho rằng: về phương diện chính trị và kinh tế, nước Pháp là người đi đồng hóa, còn người An Nam là kẻ chịu đồng hóa. Ông tin rằng việc người Pháp tấn công Việt Nam là một "sứ mệnh mà Thiên Chúa giao phó", và người Pháp với tư cách là "chủ nhân", cần giảng dạy người An Nam những tư tưởng và khái niệm cần thiết cho việc cải tạo người An Nam.

Năm 1886, Paul Bert được Trương Vĩnh Ký tư vấn, ép vua Đồng Khánh nhượng cho Pháp khu đất nằm giữa trấn Bình Đài và Linh Hựu Quán để Pháp xây dựng thêm doanh trại, đồn bốt, nhà thương, kho hậu cần... Linh Hựu Quán bị triệt giải từ đó. Và cũng từ đó người dân ở Huế gọi khu nhượng địa mới này là Mang Cá Lớn, khu Trấn Bình Đài cũ là Mang Cá Nhỏ.

Trấn Bình môn - cửa dẫn từ Mang Cá Nhỏ sang Mang Cá Lớn và nội thành

Pétrus Ký đề ra nhiều chính sách có lợi cho Pháp, nên Toàn quyền Paul Bert cho rằng sẽ rất có lợi cho Pháp nếu giữ Pétrus Ký làm việc lâu dài ở triều đình nhà Nguyễn. Ông này viết[11]:

Tôi nhận thấy ở Huế, ông Trương Vĩnh Ký đã tận lực làm tròn sứ mạng công việc trong triều đình và ít nhiều ảnh hưởng trên nhà vua. Trong những điều kiện đó, tôi tin rằng sẽ có lợi cho người Pháp hiện thời nếu giữ ông ta ở lại Huế trong một thời gian tôi không dám xác định, nhưng chắc chắc cũng khá lâu

Pierre Vieillard thì nhận xét: "Petrus Ký có nhiệm vụ thuyết phục nhà vua và triều đình hợp tác một cách thẳng thắn và trung thành với Pháp. Petrus Ký hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cực kỳ tinh tế này và hòa bình yên ổn được thiết lập ở An Nam trong vòng 60 năm"

Trương Vĩnh Ký phục vụ đắc lực cho lợi ích của Pháp nên được tưởng thưởng rất hậu hĩnh. Ông được chính phủ Pháp ban tặng huy chương Đệ Ngũ Đẳng Bắc Đẩu Bội Tinh, và được chính phủ thuộc địa bỏ tiền mua sách, cấp cho tiền lương mỗi năm là 13.800 quan (kể cả tiền dạy học). Để so sánh, lúc đó lương của Thống đốc Nam Kỳ cũng chỉ có 18.000 quan, lương của ông Tổng thư ký là 15.000 quan. Như vậy lương của Trương Vĩnh Ký đứng hàng thứ ba, chỉ sau hai viên chức cao cấp nhất người Pháp.

Nhưng ngày 11 tháng 11 năm đó, Paul Bert bất ngờ bị bệnh chết. Mất người bảo hộ, Trương Vĩnh Ký bị nhóm thực dân Pháp không cùng cánh bỏ rơi, bạc đãi; và bản thân Pétrus Ký sau đó cũng bị triều đình Huế nghi kỵ và trù dập nên ông lấy cớ đau phổi xin từ chức về lại Sài Gòn dạy học tại trường Hậu Bổ, trường Thông ngôn và viết sách...”

Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Trương_Vĩnh_Ký

____________

From: Tran Quang Dieu

Sent: Friday, March 15, 2019 5:45 PM

Tôi nghĩ Trương Vĩnh Ký một khi đã là "thần dân của thành Rome" thì quốc tịch Pháp chỉ là chuyện "ria mép" (của con cọp) cho nên họ Trương đâu cần (...?)

Trần Quang Diệu

______________

From: K Lan.. <..>
Sent: Saturday, March 16, 2019 12:36 AM
To: Tran Quang Dieu
Subject: Re: Bài viết mới về Petrus Ky trên Người Việt 14-March 2019

Thưa anh,

Họ Trương đâu cần Quốc tịch Pháp vì muốn bỏ quốc tịch nầy theo quốc tịch khác chỉ là chuyện thủ tục giấy tờ.  Nhưng "quốc tịch Vatican" thì lại là một chuyện khác. Hoàn toàn khác. Vì Vatican, ngoài tư cách là một vương quốc có nguyên thủ, có bộ ngoại giao, có quân đội, có đại sứ, ... mà còn có căn cước nhị trùng của thủ đô một tôn giáo, như Mecca của Hồi giáo, mà tất cả các con chiên phải hướng về để tuân lệnh. Cứ nhìn Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt đang rất ồn ào chống nhà nước bỗng nhiên im bặt trong 1 dòng tu kín thì sẽ hiểu quyền lực của Vatican mà ngay cả chính quyền độc tài Cọng sản cũng chưa bằng quyền lực kiểm soát con chiên của Vatican. Vì vậy mà Trương Vĩnh Ký chỉ cần có quốc tịch Vatican.

Còn nói phải xét TVK trong thời kỳ của ông ta  thì lại càng tệ hại hơn vì "thời kỳ của ông ta" là thời kỳ gì? Đó là thời kỳ mà thực dân Pháp và các giáo sĩ Thiên chúa giáo Pháp bắt tay chặt chẽ với nhau để thiết lập một nền đô hộ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá lên toàn dân tộc Việt. Vì vậy mà đó là thời kỳ toàn dân chống ngoại xâm: Từ vua Hàm Nghi đến các sĩ phu của phong trào Cần Vương đến Trương Công Định trong Nam, đến Phan Bội Châu ở Trung, đến Nguyễn Thái Học ngoài Bắc. Trong một thời kỳ như vậy thì Trương Vĩnh Ký (và linh mục Trần Lục) được Pháp thưởng huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh!

Về phương diện chiến thuật thì PTVK không vô dân Pháp sẽ giúp được nhiều hơn cho chính sách đô hộ VN của thực dân Pháp.

K L..

____________

From: Long

To: friends

Mar 15 at 2:04 PM

1- Vatican vừa có thần quyên vừa có thế quyền, là một quốc gia trên cả hai nghĩa bang giao quốc tế, vừa theo nghĩa chính trị. Tín đồ CG do đó, có hai quốc tịch: Một quốc tịch gốc (Việt chẳng hạn), một quốc tịch chính trị (Đức Mẹ vào Nam chẳng hạn). Quốc tịch khi sinh ra (by birth) và Quốc tịch chọn lựa (by choice.)

Quốc tịch được xác định khi anh phục vụ phe nào khi hai phe đó có mâu thuẫn (conflict.)

2- Về vấn đề Petrus Ký, chỉ hỏi một vài câu:

Vì sao có tượng Petrus Ký?

Vì sao Petrus được Bảo Quốc Huân Chương?

Vì sao được lãnh lương Thông ngôn?

Vì sao được tiếp cận với Toàn quyền, ... mà Phan Bội Châu thì KHÔNG được?

Phải phục vụ cho chính quyền/ chánh sách Pháp thì Petrus Ký mới được những đặc quyền đặc lợi đó chứ?

Long

 

_______________

Bài đọc thêm:

- Trương Vĩnh Ký phản bội tổ quốc, sao gọi là nỗi oan thế kỷ? http://tongiaovadantoc.com/c1036/20170109104824781/truong-vinh-ky- ... !?

- Những Ngộ Nhận Về Ông Trương Vĩnh Ký: https://sachhiem.net/index.php? ..


 

PHỤ ĐÍNH

(Bài viết trên báo Người Việt)

Trương Vĩnh Ký Từ Chối Vào Quốc Tịch Pháp

Phạm Phú Minh

Những dòng cuối bức thư Trương Vĩnh Ký từ chối vào quốc tịch Pháp

Trong khi tìm kiếm tài liệu để thực hiện cuốn Kỷ Yếu cho cuộc hội thảo về Trương Vĩnh Ký tổ chức vào ngày 8 Tháng Mười Hai năm 2018 tại Nam California, chúng tôi được GS Phạm Lệ Hương, quản thủ thư viện của Viện Việt Học, trao cho một tài liệu rất quý vừa tìm được: đó là bản chụp bức thư 18 trang viết tay của ông Trương Vĩnh Ký, ghi ngày gửi là Tháng Mười, năm 1881, người nhận là ông Blancsubé, đại biểu Nam Kỳ, là người đã đề nghị ông Trương Vĩnh Ký vào quốc tịch Pháp. Nội dung bức thư là từ chối đề nghị của ông Blancsubé.

Bức thư viết bằng tiếng Pháp này, theo ý chúng tôi, là một văn kiện quan trọng giải thích cho giới chức người Pháp, và rộng hơn, giải thích chung cho tất cả mọi người hiểu tại sao mình không thể vào quốc tịch Pháp, bằng những lý luận và phân tích rất chặt chẽ dựa trên văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Ông viết (theo bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Bích Thu):

“Cách tốt nhất để đo lường tầm quan trọng của sự cân nhắc của thành phần An Nam không theo Thiên Chúa Giáo là nhắc nhở đến những căn bản của định chế gia đình An Nam.

Tóm lại có 3 điểm chủ yếu như sau:

1- Tầm quan trọng của tổ tiên

2- Quyền uy của người cha

3- Lòng hiếu thảo của con cái

Ba điểm này liên quan mật thiết với nhau đến mức là việc xóa bỏ bất cứ một điểm nào cũng sẽ hủy diệt toàn bộ cấu trúc xã hội.”(Người trích làm đậm một số câu)

Trương Vĩnh Ký đã có một cái nhìn rất sâu xa về phong tục thờ cúng tổ tiên mà ông gọi là một niềm tin (tín ngưỡng), từ đó bàn đến quan niệm quốc gia xã hội của người Việt Nam. Tục thờ cúng tổ tiên, do quá quen thuộc với người Việt Nam nên mọi người vẫn tự nhiên coi là một cách bày tỏ lòng kính trọng, tưởng nhớ ông bà cha mẹ, và việc cúng kiếng thì là một tập tục “xưa bày nay làm,” nhưng đọc Trương Vĩnh Ký, có thể đây là lần đầu tiên chúng ta nghe lời lý giải có tính cách triết lý, gần như một “lý thuyết” cho tầm quan trọng của tổ tiên.

Người An Nam tin là linh hồn con người bất diệt và như thế họ tin vào thế giới bên kia; sau khi chết, linh hồn của tổ tiên được thánh hóa vì cái chết đã đem lại cho họ một sức mạnh siêu nhiên; tổ tiên chỉ được hạnh phúc hoàn hảo ở thế giới bên kia nếu được con cháu sùng bái. Việc thờ cúng ông bà tổ tiên là một tín ngưỡng mà mọi gia đình chúng tôi đều tuân theo một cách nghiêm ngặt. Người con trai cả, nhân danh các em, có nhiệm vụ cúng lễ cha mẹ và tất cả tổ tiên vào những dịp định kỳ. Không làm nhiệm vụ này là tội bất hiếu tối đa, giống như tội giết cha mẹ và tất cả tổ tiên trong gia đình. Lơ là hoặc không làm đều đặn việc thờ cúng sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc của người quá cố, làm cho họ mất quyền lợi; ngược lại sức mạnh và phúc ấm của tổ tiên tăng lên với sự cúng kiếng, giỗ tết và các nghi thức tưởng niệm; vị tổ tiên trở thành một loại thần thánh bảo vệ và cứu vớt con cháu bằng sự tốt đẹp và sức mạnh của mình. Như vậy người sống cũng như người chết không thể không có nhau. Họ luôn luôn giúp đỡ lẫn nhau do đó các thế hệ trong một gia đình liên đới chặt chẽ với nhau thành một khối kết hợp và vững bền.”

Điểm chủ yếu thứ hai là quyền uy của người cha. Người cha là gia trưởng, người giữ gìn tất cả giềng mối của đơn vị gia đình như một tế bào lành mạnh vững chắc cho xã hội. Với cái nhìn của Trương Vĩnh Ký mỗi quốc gia đều được thành lập với hình ảnh của một gia đình phóng lớn, với người đứng đầu vừa có quyền uy vừa có tình thương các thành viên của mình. Nhiệm vụ và quyền uy của ông vua chính là hình ảnh của người cha.

“Theo những định chế và luật lệ của các nước, quốc gia chỉ có thể là hình ảnh phóng đại và trung thành của gia đình dưới quyền uy của người gia trưởng; mối liên hệ giữa vua và dân cũng dựa trên những luật lệ bất biến như thế.”

Nhưng riêng trong gia đình Việt Nam, Trương Vĩnh Ký còn lưu ý đến vai trò quan trọng của người mẹ, chứng tỏ sự tôn trọng nữ giới của người Việt:

“Khi người cha vắng mặt, người mẹ được giữ quyền uy và khi người cha mất đi, quyền uy này hoàn toàn về tay người mẹ.”

Di ảnh Trương Vĩnh Ký. (Hình: Internet)

Điểm chủ yếu thứ ba là lòng hiếu thảo của con cái, Trương Vĩnh Ký viết:

“Những luật gia đầu tiên đã tuyên bố là lòng hiếu thảo của người con là nền tảng của vương quốc và hạnh phúc của xã hội. Lễ Kí (禮 Lễ kí) nói rằng: nếu muốn xây dựng tình cảm lẫn nhau trong nước, hãy bắt đầu bằng cách yêu thương cha mẹ và như thế dậy cho dân chúng hòa hợp và liên kết.”

Tình cảm tự nhiên trong gia đình là lòng yêu thương giữa cha mẹ và con cái. Nhưng người Việt Nam rất coi trọng lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Thông thường chúng ta thấy tình thương của cha mẹ đối với con cái rất vững chãi, lớn lao và không điều kiện, như “núi Thái Sơn, nước trong nguồn,” và gọi đó là “tình thương xuống,” tức thế hệ trên thương yêu thế hệ dưới. Nhưng đối với thế hệ dưới thì cần phải nhắc nhở dạy dỗ việc thương yêu và kính trọng thế hệ trên như một đạo lý phải theo, và nếu đạo lý ấy được giữ gìn trọn vẹn thì sẽ tạo nên một xã hội lành mạnh và vững chắc.

Với ba yếu tố căn bản vừa kể mà Trương Vĩnh Ký coi như là những đặc điểm chính yếu xây dựng nên tinh thần nền tảng của Việt Nam, ông kết luận một cách vững chắc lý do ông không thể vào quốc tịch Pháp (hoặc bất cứ quốc tịch nào khác ngoài Việt Nam):

“Như vậy ta thấy: ngày mà người cha trở thành dân Pháp, những phong tục cổ nhất, những luật lệ thiêng liêng nhất, những giáo điều bất khả xâm phạm nhất, những thực hành đã ăn sâu vào tâm thức của con người sẽ bị suy yếu từ trên xuống dưới. Gia đình An Nam sẽ mãi mãi bị giải thể.”

“Một lời chót: hãy theo dõi dân An Nam trong lịch sử của họ. Trung Hoa, nước láng giềng ghê gớm của An Nam, sau khi chiếm đất An Nam có phải đã tìm đủ mọi cách để đồng hóa chúng tôi, và bắt dân chúng gia nhập quốc tịch? Và chuyện đó đã diễn ra nhiều lần khác nhau, từ năm 111 trước Thiên Chúa đến năm 39 sau Thiên Chúa, tức 149 năm dưới nhà Tây Hán (西漢Tây Hán); từ năm 43 đến năm 186 sau Thiên Chúa tức 144 năm dưới nhàĐông Hán (東漢Đông Hán); từ năm 226 đến năm 540 tức 314 năm dưới nhà Ngô, Ngụy, Tấn, Tống, Tề, và Lương; từ năm 603 đến năm 939 tức 336 năm dưới nhà Tùy, Đường và Lương; từ năm 1418 đến năm 1428 tức 10 năm dưới sự đô hộ của nhà Minh. Trung Hoa, sau bao nhiêu cố gắng, đã thành công trong việc áp đặt chữ viết, văn chương, tôn giáo và luật pháp lên trên chúng tôi; nhưng người An Nam dù thua trận không bao giờ bằng lòng theo kẻ thắng trận hay thay đổi tên của nước mình.”

“Như vậy, lòng yêu nước sống mạnh trong người An Nam, và dù cho rằng người An Nam đồng ý giải tán gia đình, lòng yêu nước sẽ có tiếng nói to để chống đối việc gia nhập quốc tịch Pháp.”

Đọc đoạn văn trên đây, chúng ta có cảm tưởng Trương Vĩnh Ký viết một Tuyên Ngôn về người Việt Nam, một tuyên ngôn đầy kiêu hãnh là người Việt Nam, đầy lý luận súc tích cho thấy đâu là nền tảng luân lý, đạo đức của người Việt Nam, với giọng văn mạnh mẽ dứt khoát của một người hiểu rõ giá trị của đất nước và dân tộc mình.

Ngày nay, đọc lại bức thư này, chúng ta càng thấy đây là một bài học mà mọi con dân Việt Nam phải học thuộc.

(Tháng Ba, 2019)

*Những đoạn tiếng Việt dịch thư của Trương Vĩnh Ký trong bài này đều được lấy từ bản dịch của Nguyễn Bích Thu.

Nguồn https://www.nguoi-viet.com/dien-dan/truong-vinh-ky-tu-choi-vao-quoc-tich-phap/

__________

Bài liên quan:

- Video Về Lá Thư Pestrus Ký Từ Chối Làm Công Dân Pháp (Đề tài 21)

- Những Chiếc Lông Ngỗng Cho Pháp (Bài Học Từ Lịch Sử Việt Nam Dành Cho Tín Đồ Công Giáo La Mã) Trần Hải Âu ngày 20 tháng 3, 2019

 

Trang Thời Sự