NGUYỄN TRƯỜNG TỘ- b- Vấn Đề Cộng Tác với Pháp (Bùi Kha)

NGUYỄN TRƯỜNG TỘ

TRONG CHIÊU BÀI CANH TÂN

Bùi Kha

http://sachhiem.net/BUIKHA/BuiKha01b_NTT.php

  bản in     ¿   toàn bộ NTT 10 tháng 1, 2008

 

PHẦN HAI -

Dựa vào các bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ và những sử liệu mà đa số là các tài liệu mật để nhận định tư tưởng chính trị và những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ qua ba bản Di Thảo quan trọng nhất nói trên.

 

Chương 1

NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
VÀ VẤN ĐỀ CỘNG TÁC VỚI PHÁP.

 

Một trong ba Di Thảo quan trọng nhất của Nguyễn Trường Tộ là bài Thiên Hạ Dại Thế Luậnmà qua đó chúng ta sẽ thấy sự sai lầm và hậu ý của Nguyễn Trường Tộ lúc ông kêu gọi dân Việt nam nên hòa và hợp tác với Pháp.

Nhận định bản Di Thảo số 1 Thiên Hạ Đại Thế Luận (Bàn về những tình thế lớn trong thiên hạ). Viết khoảng tháng 3-4-1863.

Chúng ta biết rằng Đà Nẵng bị mất ngày 1-9-1858 vì cuộc viễn chinh xâm lăng của quân đội Pháp do Đô đốc Rigault de Genouilly chỉ huy. Ngày 21-6-1859 triều đình đành phải chấp nhận thương thuyết với Pháp. Tháng 3, 1860 Pháp rút khỏi Đà Nẵng và vào Sài Gòn để chiếm ba tỉnh miền Đông Nam kỳ. Với Hòa ước 1862 giữa Pháp, Tây Ban Nha và Việt Nam, Pháp được thỏa mãn tất cả những gì mà họ đòi hỏi như : nhường cho Pháp ba tỉnh phía đông Nam Bộ: Biên Hòa, Gia Định và Định Tường, thừa nhận quyền tự do truyền đạo của các phái bộ Gia Tô (Công giáo)...

Tình hình dân Việt Nam lúc bấy giờ chia làm hai phe: Quần chúng thì chủ chiến, còn triều đình thì chủ hòa mà đứng đầu và tích cực nhất của phe chủ hòa nầy là Phan Thanh Giản.

Trong bối cảnh lịch sử ấy, Nguyễn Trường Tộ viết bản Điều Trần số 1 Bàn Về Những Tình Thế Lớn Trong Thiên Hạ (Thiên Hạ Đại Thế Luận) gởi cho triều đình Tự Đức vào tháng 3-4 năm 1863. Lồng nội dung bản Điều Trần của Nguyễn Trường Tộ vào tình hình chính trị và quân sự của đất nước lúc bấy giờ, chúng ta có thể đánh giá khá chính xác về tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ trong bài Điều Trần nầy.

Nguyễn Trường Tộ viết:

Tôi là Nguyễn Trường Tộ, bề tôi nước Đại Nam đã từng trốn ra nước ngoài xin đem những điều mà tôi đã biết và thấy một cách chính xác về sự thế trong thiên hạ, mạo tội kính bẩm.

Trộm nghĩ việc trong thiên hạ chỉ có Thế mà thôi. Chữ thế là nói bao gồm cả thiên thời nhân sự. Cho nên người biết rõ thế thì không trái trời không mất thời, không hại người, không hỏng việc.

Hãy nói về thiên đạo trước. Khí đất là từ Bắc đến Nam, vận trời từ Tây sang Đông, theo Hà đồ thì thủy ở về phương Bắc, hỏa ở về phương Nam, kim ở về phương Tây, mộc ở về phương Đông. Thủy thì diệt hỏa, kim diệt mộc, ấy là lẽ tự nhiên của trời đất luôn luôn như vậy.

Ngày nay các nước phương Tây, đã bao chiếm suốt từ Tây Nam cho đến Đông Bắc, toàn lãnh thổ Châu Phi cho tới Thiên Phương, Thiên Trúc, Miến Điện, Xiêm La, Tô Môn Đáp Lạp, Trảo Oa, Lữ Tống, Cao Ly, Nhật Bản, Trung Quốc và các đảo ở ngoài biển, kể cả Tây Châu, không đâu là không bị họ chẹn họng bám lưng. Nước Nga thì từ Tây Bắc đến Đông Nam gồm tất cả các nước Đại Uyển, Cốt Lợi Cán, Mông Cổ và các xứ ở phía Bắc Mãn Châu, không đâu là không chiếm đất và nô dịch dân những nơi đó. Ở trên lục địa, tất cả những chỗ nào có xe thuyền đi đến, con người đi qua, mặt trời mặt trăng soi chiếu, sương mù thấm đọng thì người Âu đều đặt chân tới, như tằm ăn cá nuốt, ở đâu thuận với họ thì phúc, chỗ nào trái với họ thì họa; ai hòa với họ thì được yên, ai cự lại thì dùng binh lực giao tranh; trong thiên hạ không ai dám kháng cự lại họ. Như thế, nếu đó không phải là ý trời định, địa thế xoay vần, thì sao không lấy số đông của bốn đại châu mà kháng cự lại người Tây phương? Huống hồ nước Việt ta là một nước bé nhỏ, tại sao lại muốn trái đạo trời mà làm những việc thiên hạ khó làm được?

Đến như địa thế Trung Hoa chiếm 1 phần 3 Đông phương nhân số đến 360 triệu, uy thế lẫy lừng, ai cũng phải thần phục họ cả, thế mà từ thời Minh về sau, người Tây phương vượt biển sang Đông, hai bên đánh nhau, thây chất thành đống, sau phải giảng hòa không biết bao nhiêu lần. Còn như ta là một xứ nóng, gần kề Quế Hải, là trạm nghỉ chân của người Tây phương trên đường sang Đông. Con giao long khi thấy đầm vực thì nghĩ cách đầm mình chứ không thể nào chịu bỏ mà đi.

Mới đây người Pháp thừa thế đánh xong tỉnh Quảng Đông, đã đưa quân tinh nhuệ xuống phía Nam, làm Đà Nẵng thất thủ. Khi ấy giả sử ta có 10 vạn quân, cũng không đánh nhau được với họ. Phàm việc binh cốt ở thần tốc, họ đã biết rõ rằng quân ta mới nghe thanh thế họ đã phách lạc hồn xiêu rồi".

Nhận định về đoạn văn nêu trên của Nguyễn Trường Tộ.

1.- Tại sao Nguyễn Trường Tộ trốn ra nước ngoài?

Nguyễn Trường Tộ đã phạm trọng tội gì đến nỗi phải trốn ra nước ngoài, trong lúc toàn dân đang cùng nhau nổi lên chống Pháp xâm lược để giữ gìn giang sơn? Nếu trả lời rằng vua quan nhà Nguyễn hẹp hòi, kỳ thị tôn giáo, giết người theo đạo Gia Tô thì phải tự hỏi tại sao tín đồ các tôn giáo khác ở Việt Nam thời bấy giờ, như tín đồ đạo Khổng, đạo Lão, đạo Phật, không bị giết mà chỉ có tín đồ đạo Gia Tô bị? Ngay cả tín đồ đạo Gia Tô thời đó, không phải ai cũng bị giết? Nếu không nói là chỉ có những người đạo Gia Tô làm Việt gian cho Pháp mới bị giết hay bị trừng phạt mà thôi, còn những người Gia Tô hiền lành vì dân vì nước đâu có bị nạn gì nguy hiểm mà phải trốn ra nước ngoài. Lịch sử đã cho thấy điều đó. Như thế Nguyễn Trường Tộ tự nhận là đã từng trốn ra nước ngoài ắt hẳn phải có lý do thật quan trọng mà chúng ta sẽ thấy trong bài viết nầy.

2.- Tàu diệt Việt, Pháp diệt Đông Dương

Lúc viết Thủy ở về phương Bắc, hỏa ở về phương Nam, kim ở về phương Tây, mộc ở về phương Đông. Thủy thì diệt hỏa, kim diệt mộc, ấy là lẽ tự nhiên của trời đất luôn luôn như vậy. Theo nội dung và tư tưởng cũng như dụng tâm của Nguyễn Trường Tộ trong bài Di Thảo nầy, chúng ta có thể đoán mà không sợ sai rằng Nguyễn Trường Tộ muốn ám chỉ: Trung Hoa (thủy, phương Bắc) diệt Việt Nam (hỏa, phương Nam), và Pháp (kim, phương Tây) diệt Đông Dương (mộc, phương Đông), trong Đông Dương có Việt Nam. Nguyễn Trường Tộ dùng một định luật ngũ hành của Đạo Học đã được công nhận như một tiền đề để biện minh cho một lý luận chính trị. Nhưng thực tế sai lầm qua một số dẫn chứng sau đây:

Thật vậy, nước dập tắt được hỏa, nhưng lửa cũng làm cho nước bốc hơi khô cạn sông ngòi. Kim và mộc cũng thế. Vàng sợ gì củi nhưng củi đun nóng cũng làm cho vàng chảy hết.

Trên cơ sở sử học cũng thế. Đọc sử Việt chúng ta đều thấy Ngàn năm bị đô hộ giặc Tàu, nhưng nhân dân ta đã dũng mãnh nổi lên dành lại độc lập. Suốt thời Lý Trần, quân Nguyên Mông chiếm cứ cả thiên hạ, nhưng lúc qua Việt Nam họ không những thua trận một lần mà thua trận đến ba lần. Nhà học giả Phan Khôi nhận định nhận định: "... vào thuở nhà Lý nhà Trần đạo Phật tràn ngập cả nước. Chùa chiền khắp nơi, thầy tu làm dân tráng, nhưng nước nhà chưa hề có cái vẻ tích nhược như thời Lê trung hưng hay Nguyễn thống nhất là cái thời đại Nho học thịnh hành. Trái lại, nhà Lý, nhà Trần mạnh lắm, dân khí còn hăng lắm, mấy phen giặc Tàu sang chúng ta đuổi đi như đuổi vịt (Dẫn theo Nguyễn Lang), Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, tập 3, Lá Bối xuất bản, Paris, 1985, trang 29).

Một cuộc chiến thắng phương Bắc (Trung Hoa) khác, trước thời Nguyễn Trường Tộ, là vua Quang Trung Nguyễn Huệ đã đuổi 20 vạn quân Thanh về Tàu vào năm 1789. Đó là bằng chứng trong vô số chứng cớ qua lịch sử cho thấy làm gì có chuyện Tàu diệt Việt (Thủy diệt Hỏa) như Nguyễn Trường Tộ khẳng định. Và nếu Tàu diệt được Việt thì có lẽ không có được một Nguyễn Trường Tộ ra đời trên mảnh đất Việt để viết bài hù dọa đồng bào mình.

Còn Kim diệt Mộc hay Pháp diệt Á đông trong đó có Việt Nam, là thêm một nhận xét khác thiếu cơ sở sử học của Nguyễn Trường Tộ.

Qua lịch sử, chúng ta hẳn còn nhớ, lúc Pháp chiếm Việt Nam có một số không ít chạy theo ngoại bang rước voi dày mả tổ, nhưng hầu hết đại bộ phận dân tộc đã kháng Pháp quyết liệt dưới mọi hình thức, mọi phương tiện Người có dao, giết giặc bằng dao, có gậy chống giặc bằng gậy….. Toàn dân vùng lên chống Pháp, và trận Điện Biên Phủ năm 1954 đã kết thúc chính sách thuộc địa gần 100 năm của Pháp, và thực dân đã phải đầu hàng để trả lại chủ quyền đất Việt cho người Việt. Rồi đến cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc mà cuối cùng Hoa Kỳ cũng phải rời bỏ Việt Nam tháng 4, 1975, dẫu sự rời bỏ nầy dưới tình thế nào. Qua một số sử liệu, trích dẫn dưới đây, ta thấy nếu năm 1858 Pháp đánh Đà Nẵng và lúc Pháp mới chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ năm 1860 nếu triều đình Tự Đức không giảng hòa với Pháp, và hô hào toàn dân kháng chiến thì Pháp đã thua trận và rút về nước ngay từ đầu. Như thế không những không có sự lý luận hoang đường Kim diệt Mộc hay Pháp diệt Việt Nam mà trái lại, Mộc diệt Kimhay Việt nam diệt Pháp. Sau đây là dẫn chứng:

a.- Ngày 4-1-1859 Đô đốc Rigault de Genouilly gởi cho viên Thượng-thư Bộ Hải Quân một văn thư bi thảm như sau:

... Quả thật tôi thấy cần thiết và hết sức đau đớn xác nhận với ngài về tình trạng tồi tệ về sức khỏe chung. Thiếu tá Levêque, Đại úy Hải quân Virot, phó kỹ sư Delautel đều đã đi Ma-cao và chắc phải đưa về Pháp. Tôi không biết phải đối phó thế nào với các lỗ trống đó. Mỗi ngày lại có nhiều người chết, và thời tiết xấu mà các nhà truyền giáo bảo là sẽ chấm dứt vào đầu tháng 12 vẫn tiếp tục với những trận mưa dầm dề không tưởng tượng nỗi. Chỉ nội sự kiện đó, ngài cũng có thể đánh giá về các tin tức đang đến với tôi về mặt này và lòng tin tưởng của tôi đối những cuộc hành quân phải thực hiện.

Dù thế nào đi nữa, thưa ngài Thượng Thư, chúng ta đang nhanh chóng tuột dốc đến kiệt quệ và đến lúc phải bất động tại Đà Nẵng. Mọi phương cách để cải thiện tình trạng quân sĩ đều đã được sử dụng hết và không kết quả. Các y sĩ trước tình trạng bệnh tật đã kết luận là người Âu không nên làm việc gì trong khí hậu nầy, nhưng làm sao được khi ở đây, phải làm những việc cần thiết cho sự phòng vệ, xây cất bịnh viện, lều trại v.v... Đó là một cái vòng lẩn quẩn khiến chúng ta phải điên đầu. (Thư Khố Quốc Gia, tài sản Hải Quân, B 84769, dẫn theo luận án tiến sĩ của Cao Huy Thuần Christianisme et Colonialisme au Viet Nam 1857 - 1914 (Đạo Gia Tô và Chủ Nghĩa Thực Dân Pháp Tại VN, 1857-1914 Paris, France, 1968, bản ronéo, trang 108).

Nguyên văn tiếng Pháp:

...Je dois en effet et bien malheureusement confirmer à Votre Excellence l'état déplorable de la santé générale. M. le Commandant Lévêque, M. le Lieutenant de Vaisseau Virot, M. le S. Ingénieur Delautel vont à Macao et devront être probablement renvoyés en France. Je ne sais plus comment faire face à tous ces vides. Chaque jour amène de nombreux décès et les mauvais temps, qui d'après les missionnaires, devaient finir avec le décembre, continuent avec une abondance de pluies qui dépasse toute idée. Par ce seul fait, Votre Excellence peut juger de la valeur des renseignements qui me viennent de ce côté, et de la foi que je puis leur accorder, pour les opérations à entreprendre avec la division. Mais quoiqu'il en soit, Monsieur le Ministre, nous descendons par une pente rapide vers l'impuissance radicale et le moment où il faudra demeurer immobile à Tourane. Tous les moyens d'améliorer la situation des troupes et des équipages ont été épuisés et sans succès. Les médecins vaincus par la maladie, arrivent à cette conclusion que les Européens ne doivent faire dans ce climat aucun travail, mais alors comment s'y établir, pourvoir aux nécessités de la défense, des constructions d'hôpiteaux, de baraques etc... C'est un cercle vicieux contre lequel on viendrait se briser la tête. (Archives Nationales (Fonds marine) BB4769 CHT, SĐS. trang 108).

b.- Trước tình hình nguy ngập như trên, ngày 8-4-1859 một chỉ thị khác của Bộ Hải Quân và Thuộc Địa gởi cho Đô đốc R. de Genouilly như sau:

Vì thế Hoàng Thượng tin cậy ở kinh nghiệm và sự sáng suốt của Ông trong mọi quyết định, với lực lượng dưới quyền Ông điều khiển, có nên theo đuổi việc thiết lập nền bảo hộ trên Vương quốc An Nam không; hay chỉ nên cưỡng bức Chính phủ họ, nhờ vào việc chiếm đóng Đà nẵng và nhiều cứ điểm khác mà Ông đã chiếm hay sẽ chiếm được. Cùng với việc phong tỏa một hay nhiều cảng ở Nam Kỳ để đi đến sự ký kết một hiệp ước trên nền tảng kế hoạch 25-11-1857; hay cuối cùng là chúng ta đành bỏ các vị trí mà chúng ta chiếm đóng và từ bỏ hẳn mọi mưu toan rõ ràng ngoài tầm các phương tiện hoạt động mà Ông có. (Chỉ thị của Thượng thư Bộ Hải Quân và Thuộc Địa 8-4-1859, Thư Khố Quốc Gia, Tài Sản Hải Quân, BB4 1045. CHT, SĐD, trang 118 & 119).

Nguyên văn tiếng Pháp:

Sa Majesté s'en rapporte donc à votre expérience et à votre sagacité pour décider si avec les forces placées sous votre commandement, il convient de poursuivre l'établissement de notre protectorat sur l'Empire annamite; s'il est préférable de se borner à peser sur son gouvernement par l'occupation de Tourane et de tels autres points dont vous avez pu ou vous emparer, ainsi que par le blocus d'un ou de plusieurs ports de Cochinchine, pour arriver à conclure un traité sur les bases du projet du 25 Novembre 1857; ou enfin s'il faut nous résigner à abandonner les positions que nous occupons et à renoncer complètement à une entreprise, décidément hors de proportion avec les moyens d'action dont vous disposer”. (Instruction du Ministre de la Marine et des Colonies 8-4-1859, Archives Nationales, Fonds Marine, BB4 1045).

c.- Sau khi Phan Thanh Giản và Lê Duy Hiệp đại diện triều đình Huế ký Hòa ước Nhâm Tuất 1862 với Pháp bị dân chúng lên án là hai kẻ phản quốc. Như thế triều đình Huế đã bỏ rơi phong trào kháng Pháp. Nhưng toàn dân Nam Kỳ đã kháng cự kịch liệt dưới sự điều khiển của Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương, Thủ Khoa Huân v.v... và đã làm cho quân Pháp vô cùng khốn đốn. Sau đây là một đoạn trong bản báo cáo của Bonard đề ngày 18-12-1862 như sau:

Các tàu tôi hiện có, trừ hai chiếc Forbin và Cosmao, đều không thể ra khơi... Đoàn quân viễn chinh bị bệnh tật, chết chóc, sự giảm quân làm cho yếu kém, đang bị sử dụng quá sức: Tôi hoàn toàn bị tê liệt về các phương tiện hành động; tàu bè thì thiếu và bị hư... Tình trạng thảm hại đó nếu không sửa chữa sẽ đưa thẳng chúng ta đến một tai họa không xa! Tôi thấy có bổn phận phải báo cho ngài biết... Thật là đau đớn, sau bao cố gắng quá sức con người mà tôi đã làm từ 15 tháng nay, bây giờ thì mọi thứ đều phải xem xét lại, do sự bỏ rơi các vấn đề của Nam Kỳ... các cuộc khởi nghĩa đồng loạt nổi lên khắp nơi... Tôi bị đẩy vào thế tự vệ, không có phương tiện để lập một đoàn quân chỉ 200 người... Tôi yêu cầu Đô đốc Jaurès gửi ngay cho một số viện quân. Nếu lực lượng tăng viện đến ngay, tôi có thể làm chủ được tình hình, nếu không thì đành bất lực. (Thư khố Bộ Ngoại Giao Châu Á, kỷ yếu và tài liệu, tập 28 trang 221-224. Dẫn theo CHT, trang 170).

Nguyên văn tiếng Pháp:

Les vieux bâtiments dont je dispose sont, à l'exception du Forbin et du Cosmao, incapables de prendre la mer... Le personnel du corps expéditionnaire affaibli par les maladies, les morts et les congédiements, est surmené: Je suis complètement paralysé dans mes moyens d'action; mes navires sont insuffisants et en trop mauvais état... Cet état déplorable, si l'on n'y porte un prompt remède, nous mène droit à une catastrophe qu'il est de mon devoir de signaler à Votre Excellence comme imminente... Il est pénible, après les efforts surhumains que je fais depuis 15 mois, de voir tout remis en question, par suite de l'abandon dans lequel sont laissées les affaires de Cochinchine... L'insurrection a éclaté partout à la fois... Je suis réduit à la défensive, n'ayant pas les moyens de former une colonne de 200 hommes... Je demande à l'amiral Jaurès instamment de m'envoyer quelques renforts. Si ces renforts arrivent promptement, je pourrai me rendre maitre de la position, si non, non”. (Dépêche du 10, 12, 1862, Archives du Ministère des Affaires Étrangères Asie, Mémoires et Documents, vol. 28, fol. 221-224).

d.- Ngày 27-1-1863 Bonard cũng than thở:

Lực lượng chúng ta giảm dần vì chết, vì bệnh, vì rút quân, đang bị đuối sức từng ngày, rõ ràng không thể tiếp tục trong sáu tháng một chiến trận như thế này. Chúng ta thiếu Bộ binh, thiếu Hải quân, thợ máy, phương tiện chuyên chở, tất cả trang bị Hải quân chúng ta hoàn toàn cũ mèm mà không có phương tiện sửa chữa; sự vận tải trên đất cũng thành vô hiệu, vì thiếu tài xế cho xe bộ binh, thiếu xe cứu thương, thiếu thực phẩm v.v... (Văn thư 27.1.1863 trang 295 và 318).

Nguyên văn tiếng Pháp:

Notre effectif réduit par les morts, les maladies, les évacuations est accablé de fatigue; chaque jour il diminue; il est matériellement impossible de continuer 6 mois une pareille campagne. Nous manquons d'hommes, de marins, de mécaniciens, de moyens de transport; tout notre matériel naval est complètement usé, et sans que nous ayons les moyens de pouvoir les réparer; les transports par terre sont aussi radicalement anéantis, faute de conducteurs pour le train d'artillerie, les ambulances, les vivres etc..." (Dépêche du 27-1-1863, fol. 295 et 318, CHT, SĐD, trang 170 & 171).

Qua bốn chứng liệu của các viên chức cao cấp trong bộ Hải Quân và Thuộc Địa, chúng ta thấy rõ triều đình Huế đã không nắm vững tình hình của Pháp, bằng không, thì Pháp đã bị bại trận từ đầu.

Trong lúc số phận của quân thực dân Pháp sắp cáo chung đến nơi, như chúng ta thấy ở trên, thì Nguyễn Trường Tộ lại viết:

Nay các nước phương Tây, đã bao chiếm từ Tây Nam cho đến Đông Bắc,... ở đâu thuận với họ thì phúc, chỗ nào trái với họ thì họa, ai hòa với họ thì được yên,... Từ đó, Nguyễn Trường Tộ dõng dạc khuyên dân Việt Nam:

Huống hồ nước Việt Nam ta là một nước nhỏ bé, tại sao lại muốn trái đạo trời mà làm những việc thiên hạ khó làm được.

Nói cách khác, theo Nguyễn Tr. Tộ, thuận với đạo trời (Thượng Đế, BK) thì nên dâng tổ quốc cho giặc Pháp, chống làm gì cho thêm họa. Nguyễn Trường Tộ còn viết tiếp: Con giao long (người Pháp, BK) khi thấy đầm vực (Việt Nam) thì nghĩ cách đầm mình chứ không thể nào chịu bỏ mà đi. Câu quả quyết chắc nịch nầy của ông có một giá trị nào không? Qua vài dẫn chứng ở trên và sau nầy, và qua trận Điện Biên Phủ, 1954, chúng ta đã thấy được câu trả lời rồi.

3.- Lính Việt Nam hèn nhát, chưa đánh đã chạy.

Nguyễn Trường Tộ đánh giá quân đội Việt Nam rất thấp lúc viết:

Quân ta mới nghe thân thế họ đã phách lảng hồn xiêu rồi...

... Nếu họ dùng súng trường từ xa bắn suốt tới, thì quân ta chưa xáp trận mà gươm giáo đã tan tành. Khi họ đến gần thì dùng lưỡi lê xung phong một người đương được cả 100 người, xông lên như nước chảy xiết. Lúc ngừng lại thì như núi dựng, xông vào chẳng qua cũng như chuồn chuồn lay cột đá mà thôi.

Không biết Nguyễn Trường Tộ căn cứ vào đâu mà đánh giá quân đội ta một cách tồi tệ bi thảm hóa tình hình và quá sai lạc như thế. Sau đây là vài bằng chứng.

Văn thư đề ngày 21-9-1859, Đô đốc R. de Genouilly viết:

Càng đi sâu vào tình hình Vương Quốc An Nam, các bức màn càng vén lên, những lời khẳng định dối trá (của các giáo sĩ, BK) càng tan biến, không thể không thừa nhận rằng cuộc chiến tranh chống lại xứ nầy còn khó hơn cuộc chiến tranh chống lại thiên triều...

Nguyên văn tiếng Pháp:

... à mesure que l'on pénètre dans la situation de l'Emprire annamite, que les voiles se lèvent, que les assertions mensongères disparaissent, il est impossible de ne pas reconnaitre qu'une guerre contre ce pays est plus difficile qu'une guerre contre le Céleste Empire. (Trích trong Dépêche de l'Amiral Rigault de Genouilly, Archives Nationals, Fond Marine # BB4 769: Dẫn theo CHT, trang 117-118).

Bonard cũng lo âu kêu cứu:

Người An Nam đã tỏ ra dày dạn chiến đấu, họ đã làm đảo lộn vai trò, giờ đây họ tấn công chúng ta ngay những vị trí của chúng ta (Poyen - Notice sur l'Artillerie de la Marine en Cochinchine - Paris 1893 - tr. 81-82. Dẫn theo Thái Hồng trong Nguyễn Trường Tộ với vấn đề canh tân đất nước, SĐD, trang 263). Hai dẫn chứng vừa nêu, cho thấy sự đánh giá tệ mạt của Nguyễn Trường Tộ về tình hình chiến đấu của dân Việt Nam là hoàn toàn sai, và hình như có mục đích nhằm cứu vãn tình thế nguy ngập của quân đội Pháp.

4.- Giết giáo sĩ, xin một miếng đất, nếu thỏa mãn Pháp sẽ đi.

Nguyễn Trường Tộ viết: Hơn nữa, người Pháp đến đây, một là hỏi ta vì sao giết hại giáo sĩ, hai là hỏi vì sao không chịu giao thiệp, ba là xin ta cắt cho một vài chỗ để làm đường giao thương như các nước thường làm. Lúc đầu họ không có ý đi cướp nước người. Nếu những yêu sách của họ được thỏa mãn, họ sẽ chấm dứt những hành động gây hấn như đã ước định chứ đâu đến nỗi dây dưa lan rộng như thế. Cũng ví như nước lụt, người hiểu biết thì thuận theo thế nước mà cho chảy xuôi, để nước chảy về sông về biển thì hết, nếu ngăn đọng lại thì úng núi ngập gò, tắc lại thì trôi nhà trôi cửa. Cho nên người khéo trị lụt, thì việc làm hết sức đơn giản."

Qua đoạn văn ấy chúng ta thấy Nguyễn Trường Tộ nêu ra mấy vấn đề: Vì sao giết giáo sĩ, sao không chịu giao thiệp, xin ta cắt cho một vài chỗ, họ không có ý đi cướp nước, nếu yêu sách thỏa mãn họ sẽ chấm dứt... Rồi Nguyễn Trường Tộ khuyên rằng, nay đã lỡ rồi, không nên cản ngăn cho sinh họa, nên buông vận mạng quốc gia cho Pháp: như nước chảy về sông về biển thì hết, ngăn lại thì úng núi ngập gò.

Trước lúc đưa ra những dữ kiện để cho thấy cái sai lầm của Nguyễn Trường Tộ, tôi muốn dựa trên cái lý để nêu ra vài câu hỏi: Tại sao giáo sĩ bị giết? Quốc gia Việt Nam có hay không, quyền không giao thiệp, quyền không cắt nhượng giang sơn?

Lồng các nhận định của Nguyễn Trường Tộ nêu trên vào khung cảnh nước nhà lúc bấy giờ, và trước lúc Nguyễn Trường Tộ viết bản Di Thảo nầy vào giữa năm 1863 các sử liệu sau đây cho thấy lý do tại sao giáo sĩ bị giết.

4.1.- Giáo sĩ Dòng Tên Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) 1593-1660 đã có chương trình dẫn thực dân Pháp vào chiếm đất nước ta. Trong cuốn Hành Trình Và Truyền Giáo", trang 263 & 264, phần Việt ngữ. Hồng Nhuệ dịch, Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo xuất bản, TP Hồ Chí Minh 1994). Nguyên văn chính A. De Rhodes chứ không ai khác đã viết như sau:

Tôi tưởng nước Pháp là nước đạo đức nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi nhiều chiến sĩ để chinh phục toàn cõi Đông Phương đưa về qui phục chúa Ki Tô và nhất là tôi sẽ tìm được các giám mục, cha chúng tôi và thầy chúng tôi trong các giáo đoàn. Với ý đó tôi rời Rôma ngày 11-9-1652 sau khi tới hôn chân Đức Giáo Hoàng.

Tôi đi qua Marxây và Lyon rồi tới Paris, theo tôi thì Paris là thu gồm hay đúng hơn là bản mẫu tất cả những gì đẹp nhất tôi đã thấy ở khắp trái đất nầy.

"Trên đường từ Lyon tới Paris tôi nghiệm thấy có sự quan phòng rất đặc biệt của Chúa tôi vẫn coi như kim chỉ nam và mẫu mực. Để ra mắt ở Pháp tôi cần có thiên thần hộ vực để đưa tôi lọt vào triều đình vua cao cả nhất hoàn cầu. Thế là tôi gặp ở Roanne đức Henri de Maupa, giám mục thành Puy, tu viện trưởng Saint Denis, đệ nhất tuyên úy của hoàng hậu. Ngài có nhã ý cùng đi với tôi trong cuộc hành trình nhỏ bé này. Trong mười lăm ngày, tôi thấy nơi ngài rất nhiều nhân đức và thương yêu suốt đời tôi, tôi quí mến công ơn và sẽ đề cao hội ngộ may mắn nhất trong suốt các cuộc hành trình của tôi.

Tôi chưa công bố thánh chiến chống mọi địch thù của đức tin ở Nhật, ở Trung Quốc, ở Đàng Trong, ở Đàng Ngoài và ở Ba Tư thì lập tức đã có một số đông con cái thánh Inhaxu, đầy tinh thần đã đưa thánh Phanchicô Xavie tới ba trăm quốc gia, các ngài đã bừng bừng ao ước vác thánh giá Thầy và đem đi cắm ở những nơi cùng kiệt cõi đất.

Tôi nhận được vô vàn thư của các cha dòng chúng tôi tự nguyện xung phong trong đoàn binh vinh quang. Tất cả năm tỉnh dòng ở Pháp đều có nhiều người quảng đại ghi tên. Các ngài viết thư về Rôma, các ngài cầu nguyện, các ngài thỉnh cầu bề trên và bề trên đã chọn hai mươi người để trẩy đi trong ít ngày sắp tới...

Nguyên văn tiếng Pháp:

J'ai cru que la France estant le plus pieux Royaume du monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conqueste de tout l'Orient, pour l'assujettir à Jésus-Christ, & particulièrement que j'y trouuerois moyen d'avoir des Euesques, qui fussent nos Pères, & nos Maistres en ces Églises, je suis sorti de Rome à ce dessein le vinziesme Septembre de l'année mil six cents cinquante deux après avoir baisé les pieds au Pape.

Je suis venu par Marseille, & par Lyon jusques à Paris qui est, à mon aduis, l'abrégé ou plutost l'original de tout ce que j'ai veu de beau dans tout le reste du monde.

C'est en ce chemin de Lyon jusques à Paris ó j'ai encore experimenté vne sset très particulier de la Prouidence qui m'a toujours seruy de guide, & de mère, il me falloit pour paroistre en France, auoir vn Ange tutelaire, qui me donnast vne entrée fauorable dans la Cour du plus grand Monarque de toute la terre .J'eus la rencontre à Roiiane du Puy de Monseigneur Henry de Maupas Euesques, Abbé de Saint Denys, premier Aumônier de la Reyne, il eut la bonté de me tenir en sa compagnie, pendant ce petit voyage, je vis en ce grand Prélat pendant onze jours tant de vertus, & tant de bonté, que je cheriray toute ma vie le souvenir de son mérite, & seray estat que cette rencontre est l'une des plus heureuses de tous mes voyages.

Je n'eus pas plutost publié cette belle Croisade, contre tous les ennemis de la Foy qui sont dans le Japon, dans la Chine, dans le Tunkin, la Cochinchine, & la Perse, qu'aussit-tost vn grand nombre d'enfants de Saint Ignace, animez du mesme esprit, qui a porté Saint Francois Xauier en trois cens Royaumesse sót embrazés de désir, pour prendre la Croix de leur maistre, & l'aller arborer à ces extremites de la terre.

J'ai reccu vn nombre infini de lettres de nos Pères, qui me demandoient d'etre enrollez en cette glorieuse milice, toutes nos cinq Prouinces de France ont suplies de ces genereus pretendants, ils ont escrit à Rome, prié Dieu, solicité nos Superieurs, ils en ont choisi vingt entre plusieurs qui vont partir dans peu de jours. (Đây là loại tiếng Pháp thế kỷ 17).

Đó là một bằng chứng rõ ràng mà chính Linh mục Dòng Tên A. de Rhodes xác nhận là chính ông ta đã vận động triều đình Pháp đánh chiếm Việt Nam.

Chỉ với một thí dụ trên thôi, chúng ta thấy chính Đắc Lộ và ngay cả Giáo hoàng La Mã (người mà Đắc Lộ hôn chân trước lúc đi Pháp) đã âm mưu vận động chính phủ Pháp Cướp nước (chữ Nguyễn Trường Tộ dùng) Việt Nam từ năm 1625, tức là hơn 200 năm trước lúc Nguyễn Trường Tộ ra đời.

4.2.- Lời phê bình của Đô đốc R. De Genouilly:

Để cho vấn đề được vô tư hơn, và để thấy ngay các hành động mà giáo sĩ đạo Gia Tô La Mã đã tác hại cho đất nước Việt Nam, xẩy ra lúc mà Nguyễn Trường Tộ vào khoảng 30 tuổi, chúng ta nên nghe lời than phiền của Đô đốc Rigault de Genouilly về hành động mà họ gọi là kẻ tử đạo.

"Không một nền cai trị nào, dù là phục vụ cho đạo Gia Tô, lại có thể dung thứ cho sự xâm phạm thường xuyên và ngu xuẩn vào các vấn đề chính trị, dân sự, và quân sự vốn không được và không phải thuộc quyền hạn của họ (các giáo sĩ, BK). Nếu cũng vì những yếu tố buộc tội đó mà Giám mục Pellerin bị nhà cầm quyền An Nam trục xuất thì báo chí của người truyền đạo lại kêu la om sòm là họ bị bạo hành”.

(Fut - elle au service de l'intérêt chrétien, ne pouvait tolérer leur intrusion permanente et insolente dans les affaires politiques, civiles et militaires qui ne sont et ne doivent pas être de leur ressorts. Si l'expulsion du Mgr Pellerin avait été prononcée, pour les mêmes chefs d'accusation, par une autorité Vietnamienne, la presse des missionnaires aurait crié partout persécution. (Văn thư 29-1-1859, dẫn theo CHT, SĐD, trang 113).

Đó là hai dữ kiện lịch sử cho chúng ta thấy Giáo hoàng và các giáo sĩ có âm mưu gây tang tóc cho dân tộc Việt Nam hay không? Và qua sự kiện đó chúng ta cũng thấy được nguyên nhân của các vụ trục xuất và đàn áp giáo sĩ cũng như con chiên. Thế mà Nguyễn Trường Tộ, một nhà thông thái, đã thực sự không biết, hay muốn xuyên tạc lịch sử để nói rằng: Lúc đầu họ không có ý cướp nước người.

Nguyễn Trường Tộ nhận định thêm rằng Nếu những yêu sách... được thỏa mãn, họ sẽ chấm dứt những hành động gây hấn. Để đánh giá lời phát biểu nầy, chúng ta nên biết qua một vài sử liệu dưới đây:

4.3.- Bản tường trình của Đô Đốc Bonard:

Sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông ở Nam Kỳ là: Biên Hòa, Gia Định, và Định Tường, Việt Nam ký với Pháp Hòa-ước 1862, Đô đốc Bonard gởi cho chính phủ ông một bản tường trình bằng cách đặt bốn câu hỏi, mà câu hỏi thứ tư như sau:

Bằng lòng với ba tỉnh đang chiếm được, tổ chức lại để đảm bảo an ninh và tự do buôn bán dưới ngọn cờ của nước Pháp ư? Đặt câu hỏi như thế, rồi chính Bonard tự trả lời câu hỏi ấy như sau:

Giải pháp thứ tư, đòi hỏi phải có những hy sinh mới, nhưng có thể dẫn đến kết quả là tổ chức và xử dụng được cái xứ rộng lớn mà vũ khí đã may mắn đặt nó vào tay chúng ta. Những hy sinh nầy rất cần thiết để duy trì những ảnh hưởng tốt của chúng ta ở Viễn Đông, bằng không sẽ còn phải thêm bao nhiêu máu và tiền bạc, đổ ra nữa mà không có gì hy vọng trước mắt hoặc trong tương lai.

Nguyên văn tiếng Pháp:

"Se contenter des trois provinces acquises, les organiser, y assurer la sécurité commerciale sous le drapeau Francais?”

“La quatrième combinaison exige de nouveaux sacrifices, mais elle peut amener à organiser et à utiliser le vaste pays que les chances de la guerre ont mis entre nos mains. Ces sacrifices sont indispensables pour maintenir très haut l'influence que nous avons conquise dans l'Extrême Orient, sous peine de voir tout les sang et l'argent dépensés venir s'ajouter à celui tout à fait perdu qu'il faufra pour subvenir aux demi-mesures, desquelles il n'y a rien à espérer ni dans le présent, ni dans l'avenir..”. (Trích trong “Correspondance de Cochinchine, Tom VI,pp. 130 à 147. Archives du ministère de la France - Outremer, Paris: Thư quan hệ giữa Nam Kỳ, tập 4, trang 130- 147. Lưu trử Bộ Ngoại giao Pháp, Paris. Dẫn theo Nguyễn Xuân Thọ trong cuốn Histoire de la Pénétration Francaise Au Vietnam" (1858-1897. Trung tâm văn hóa Linh Sơn xuất bản, Hawaii, 1993, trang 91-92).

Qua ý kiến của Đô đốc Bonard như trên, chúng ta thấy Pháp thỏa mãn với Hòa Ước 1862 sau khi đã ký kết với triều đình vua Tự Đức, nhưng sau đó không lâu, tháng 6, 1867 Pháp chiếm trọn cả Nam Kỳ, Phan Thanh Giản tự tử. Đến ngày 20-11-1873, sau khi Nguyễn Trường Tộ chết khoảng 2 năm, Pháp lại chiếm luôn Bắc Kỳ, anh hùng Nguyễn Tri Phương bị thương và sau đó cũng uống thuốc độc tự tử.

Như thế, lời khuyên của Nguyễn Trường Tộ: Nếu những yêu sách của họ được thỏa mãn, họ sẽ chấm dứt những hành động gây hấn là một đề nghị chỉ có lợi cho Pháp mà thôi.

5.- Chiến là đổ thêm dầu vào lửa, hòa là thượng sách

Nguyễn Trường Tộ viết:

Hiện nay quân Pháp đã chỉnh cư thành Gia Định và các phủ huyện thuộc hạt, họ đào kinh đắp lũy trù kế lâu dài để tỏ ra không chịu đi, như hổ đã về rừng, rồng đã xuống biển. Bây giờ như ta muốn cố thủ thành trì đợi cho họ tê liệt thì thật chẳng khác nào muốn quét sạch lá rừng, tát cạn nước biển. Không hòa mà chiến, khác nào cứu lửa đổ thêm dầu, không những không cứu được mà còn cháy nhanh hơn nữa.

Tôi thường nghiên cứu sự thế trong thiên hạ mà biết rằng hòa với Pháp là thượng sách.

Nếu như ngày kia Pháp đưa quân đến thì việc vượt biển cũng như đi trên đất bằng, trèo non như đi trên đường bộ. Nước ta tựa núi kề biển, địa thế như một con rắn dài. Nếu họ dùng hỏa thuyền chia nhau đánh cắt các tỉnh dọc bờ biển, lại cho các tàu đậu ngoài cửa sông lớn để triệt sự vận tải đường biển của ta, lại cho một đạo quân đóng giữ ở Hoành Sơn để chận đường tiếp tế bằng đường bộ và cắt đường qua lại của đội quân Cần Vương, rồi lại đổ bộ tiến đánh các chỗ xung yếu, gấp rút truyền hịch khắp Nam Bắc, chiêu mộ bọn giặc cướp ẩn náu dùng làm bọn dẫn đường, thì thủy binh của ta sẽ trở thành vô dụng.

Suy nghĩ về 2 đoạn trong bản Điều Trần của Nguyễn Trường Tộ nêu trên, được gởi cho triều đình Tự Đức khoảng tháng 3-4,1863, và một tối hậu thư đề ngày 28-2-1863 của đại diện toàn quyền chính phủ Pháp và Tây Ban Nha gởi cho Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, chúng ta thấy có những ý tứ và những chữ dùng trùng hợp nhau như sau:

Nếu chấp thuận (phê chuẩn hiệp ước) thì dân chúng và vương quốc An Nam sẽ không còn những khốn khổ.

Nếu không, thì Vương quốc ông sẽ không còn nữa, vì điều đó sẽ dẫn đến sự tham dự của những người nổi loạn miền Bắc và sự chiếm đóng tức thời ba tỉnh phía Nam. Như thế vương quốc của ông sẽ mất đi cùng lúc cả Nam Kỳ và Bắc Kỳ.

Nguyên văn tiếng Pháp:

Oui, c'est la fin des malheurs du peuple et du royaume d'Annam.

Non, c'est la ruine de ce royaume, car il entrainera nécessairement l'assistance aux insurgés du Tonkin et la prise immédiate des trois provinces du sud: Votre royaume perdra donc, du même coup le Nam Ky et Bac Ky. (Archives du Ministere des Affaires, Asie, Mémoires et Documents, Tome 28, pp.403 - 404: Trích trong CHT, SĐD, trang 171. Thư khố Bộ ngoại giao, Á Châu, kỷ yếu.)

Sở dĩ có sự hăm dọa như trên vì vua Tự Đức một mặt kiếm cớ trì hoãn sự phê chuẩn hiệp ước, mặt khác vận động chuộc lại các tỉnh đã mất.

Như thế, Nguyễn Trường Tộ có đi đêmvới Pháp hay không? Quí độc giả đọc lại lời Nguyễn Trường Tộ khuyên triều đình và những lời hăm dọa hỗn xược của thực dân, như đã nêu trên, rồi tự tìm cho mình câu trả lời.

6.- Nên nhường đất cho lính nghỉ, giáo sĩ chỉ mở rộng đạo không tranh giành đất.

Nguyễn Trường Tộ viết: Nay có đánh họ cũng không đi, hòa họ cũng không đi. Họ chỉ xin mình miếng đất mà thôi, nếu cứ kiên quyết không cho, họ sẽ lập mưu cướp hết...

Không thấy một nước Trung Hoa to lớn là thế mà còn phải cắt đất cầu hòa... Việc cống nạp của Tống (nước Tống bên Tàu thời xưa nộp tiền và hàng hoá cho nước khác, BK), tất cả đều lấy việc không đánh là hơn...

Theo cách ngày nay thì nên để cho quân lính nghỉ ngơi, rồi làm theo chước Hán Cao Tổ ngày xưa cắt Quan Trung cho hạng Võ (*) để họ giữ bờ cõi cho mình, như có hổ báo trong rừng thì chồn cáo không dám bén mảng tới...

Còn như các giáo sĩ thì họ chỉ lấy việc mở rộng đạo giáo chống lại gian tà, làm trách nhiệm, chẳng liên quan gì đến những việc tranh thành tranh đất cả...

Trong lúc Tổ-Quốc lâm nguy bị thực dân Pháp cướp nước, toàn dân nổi lên chống Pháp khắp nơi. Người có gậy đánh bằng gậy, người có dao chém kẻ thù bằng dao, người dân nghèo nàn đói khổ thì bỏ nhà ra đi bất hợp tác với quân xâm lăng, thế mà Nguyễn Trường Tộ khuyên quân lính nên nghỉ ngơi, không đánh, nhường đất để họ giữ bờ cõi cho mình... tôi xin nhường sự đánh giá này cho độc giả.

Riêng phần tôi xin góp thêm hai ý kiến như sau:

Một, qua các sử liệu mà chúng ta đã thấy, nếu triều đình vua Tự Đức biết được tình hình rối loạn của địch và thấy được thế mạnh của ta, thì quân xâm lược bị chôn xác xuống lòng đất ngay từ những tháng đầu của việc chiếm đóng.

Hai, triều đình Vua Tự Đức muốn giảng hòa với Pháp khi ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ đã mất, nhưng vấn đề đó không thể thực hiện được một cách có lợi cho quốc gia Việt Nam, vì những kết quả tốt đẹp có được tại bàn hội nghị sẽ tùy thuộc vào những chiến thắng quân sự tại chiến trường. Còn không, thì Việt Nam là người đi xin mà Pháp là kẻ bố thí. Người xin chỉ được những gì mà người cho phế thải ra mà thôi.

Thật vậy, trước lúc phái bộ Phan Thanh Giản vào Nam Kỳ để thương thuyết với Pháp, cuối buổi tiệc khoản đãi phái bộ trước khi lên đường, vua Tự Đức nói với các đình thần những lời cảm động như sau:

Đất nước hôm nay đang bị dồn vào ngõ cụt khó khăn; muốn đưa nó thoát ra, chỉ có bàn tay của những người tôi trung tài năng và tận tụy. Có hai điểm cơ bản các khanh cần luôn luôn ghi nhớ: vấn đề nhường đất và vấn đề hành đạo Cơ Đốc giáo. Về hai điểm quan trọng hàng đầu ấy, các khanh đừng nhẹ dạ trong việc ký kết. Đừng vì một sự yếu đuối hay vội vàng nào đó mà làm thiệt hại đến vận mệnh và danh dự của cả giang sơn đang được giao phó vào tay các khanh. Các khanh phải xác định đinh ninh như vậy và dù bất cứ vì lý do nào và bất cứ giá nào cũng đừng đi trệch cái chương trình đã vạch. Các khanh đi! Và cầu cho những lời ước nguyện của Trẫm luôn luôn theo bước các khanh! Cầu mong cho các khanh được sớm trở về, đầy vinh quang vì đã bảo vệ danh dự của non sông và giữ gìn được sự vẹn tròn lãnh thổ. Đây là lời cầu chúc duy nhất của Trẫm cho các khanh trước lúc lên đường.

Nhưng: Ngày 7. 6. 1862, các sứ thần Việt Nam rời Sài Gòn trở về Huế tường trình về nhiệm vụ của sứ bộ: Kết quả đáng buồn, chẳng đáp ứng được bao nhiêu với những ước vọng của nhà vua.

Đất nước bị cắt mất ba tỉnh miền Đông: Gia Định, Định Tường, Biên Hòa, người Pháp bắt một nước đã bị xơ xác vì bao nhiêu nạn chiến tranh và chiếm đóng, phải trả một số chiến phí quá nặng nề: 4 triệu đồng bạc tức khoảng 2.800.000 lượng bạc. Sau nữa, là chuẩn y mười hai điều khoản liên quan đến vấn đề hành đạo Ki Tô và mở cửa đất nước cho việc buôn bán đối ngoại. Dĩ nhiên là trong bữa tiệc tiễn đưa sứ đoàn, tuy có vẻ lạc quan bên ngoài, triều đình chẳng ai hy vọng họ sẽ về với những thắng lợi lớn. Nhưng không ai có thể nghĩ rằng họ sẽ ký kết một hòa ước tai hại như vậy.

Tự Đức khi đọc văn bản hòa ướùc ấy chỉ còn biết thở dài:

Than ôi! Nào Trẫm có làm nên tội tình gì cho đến nỗi nhân dân phải chịu một số phận tàn khốc đau thương như vậy đổ xuống trên đầu?

Còn các khanh, những sứ thần khốn khổ, các khanh đã làm gì? Các khanh đã hoàn thành nhiệm vụ của mình như vậy đó sao?

Chao ơi! Các khanh không chỉ là những người mang trọng tội dưới triều đại của Trẫm mà các khanh sẽ phải chịu hậu quả nặng nề về tội lỗi của mình trước lịch sử muôn ngàn đời!. Nguyễn Xuân Thọ Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam (1858-1897), tác giả xuất bản, Hoa Kỳ, 1995, trang 66, 67, 68).

Do đó, ý kiến của Nguyễn Trường Tộ: nên cho quân lính nghỉ ngơi để Pháp giữ bờ cõi cho mình, là một ý kiến nhằm có lợi cho Tây.

Riêng câu nói Còn như giáo sĩ thì họ chỉ lấy việc mở rộng đạo giáo chống lại gian tà, làm trách nhiệm, chẳng liên quan gì đến việc tranh thành tranh đất cả.

Dưới đây tôi nêu ra hai thí dụ nhỏ trong muôn ngàn thí dụ để thấy cái sai lầm mà hầu như cố ý của nhà thuyết khách Nguyễn Trường Tộ.

Một đoạn trong mật thư đề ngày 24-7-1862, Đô đốc Bonard gởi cho Chasseloup Laubat như sau:

Ai (các giáo sĩ, BK) cũng ôm ấp lý tưởng trở lại thời kỳ mà Giá-mục Bá Đa Lộc được xem như ông vua thực sự của xứ An Nam, thời kỳ mà mọi việc chỉ có thể được thực hiện theo lời khuyến cáo của ông giám mục nầy, hoặc được ông cho phép. Để đạt mục đích đó, các nhà truyền giáo đã dùng kế hoạch sau đây: nếu những ai nối vị vua Gia Long mà không theo ý của các ông giáo sĩ, thì họ sẽ tìm cách phủ nhận tính chính thống của vua nầy, và khi lật đổ được triều đình hiện tại thì sẽ bầu lên một ông vua khác theo ý họ.

Nguyên văn tiếng Pháp:

"Tous caressent l'idée de revenir au temp où l'Évêque d'Adran était le véritable souverain du royaume d'Annam, temps où rien ne se faisait que par ses conseils ou sa permission. Pour parvenir à ce but voici quels moyens ils ont employés: les unes et les autres, ne trouvant pas que les successeurs de la dynastie de Gia Long obtempérassent assez à leurs désirs, ont contesté la légitimité de ceux-ci et ont cherché à mettre en avant un candidat qui, s'il renversait la dynastie régnante, leur offrit plus de garanties pour arriver à leurs fins. (Trích trong Archives du Ministère des Affaires Étrangères, Asie, Mémoires et Documents, Vol, 28, Fol.85 - 88: Thư khố Bộ Ngoại giao, Á châu, kỷ yếu và tài liệu, tập 28, trang 85-88. Dẫn theo CHT, SĐD trang 150). Đoạn thư của Bonard nói trên mô tả về âm mưu của các linh mục, giám mục người Pháp. Và một đoạn khác trong thư đó viết về hành động của các giáo sĩ dòng tu Đô-Mi-Níc người Tây Ban Nha như sau:

Còn tu sĩ dòng Dominique Tây Ban Nha thường chiếm cứ nhiều vùng miền Thượng Du Bắc Việt, họ lại còn bất trị hơn: hăng hái và quá cuồng tín, đa số trong bọn nầy phát xuất từ các đoàn du kích và phe Carlistes, họ rời bỏ Tây Ban Nha và sẵn sàng mang gươm, súng và thánh giá chữ thập dốc toàn lực tham dự vào các cuộc nổi loạn gây tai họa cho xứ Bắc Kỳ.

(Quant aux Dominicains espagnols qui occupent généralement le haut Tonkin ils sont beaucoup plus ingouvernables: ardents et fanatiques au dernier degré, un assez grand nombre d'entre eux sortant des bandes de guérillas et de carlistes ayant abandonné l'Espagne portent assez volontiers le sabre et le mousquet avec la croix et sont mêlés, et de coeur et le corps, aux révoltes qui affligent le Tonkin. (CHT, SĐD, trang 152).

Hai dẫn dụ nêu trên, đã cho thấy Nguyễn Trường Tộ bênh vực và đánh giá sai về vai trò của các giáo sĩ Công Giáo La Mã.

Trên đây là vài nhận xét thuộc lãnh vực chính trị của Nguyễn Trường Tộ đối chiếu với các sử liệu chính xác không thể chối cãi. Những sai lầm nghiêm trọng, những lời khuyên, cố vấn và nhận xét hoàn toàn sai lạc về tình thế về lịch sử mà Nguyễn Trường Tộ viết trong bản Điều Trần, giả sử ông không có hậu ý giúp Pháp, thì ông cũng nên được lịch sử phê phán cho đúng mức vì đề nghị sai chỉ có lợi cho Pháp mà thôi. Sau đây là nhận xét về chương trình cải cách của Nguyễn Trường Tộ trong lãnh vực có nhiều tính kinh tế qua một số bản Điều Trầnkhác.

Đi từ nhận định rằng vai trò của kinh tế trong việc làm cho dân giàu nước mạnh, và rằng lúc quốc gia đã mạnh thì có thể giải quyết được mọi vấn đề. Và từ cơ sở Việt Nam là một nước nghèo nàn. Bộ máy hành chánh có thể hoạt động được chỉ nhờ vào các khoản thuế mà nhân dân đóng góp chứ không biết khai thác các nguồn lợi thiên nhiên như hầm mỏ, cây rừng, canh tác nông nghiệp và xử dụng máy móc để phát triển kinh tế. Từ đó, Nguyễn Trường Tộ viết một số bản Điều Trần để đề nghị công cuộc cải cách kinh tế. Bản Điều Trần số 5 Kế Hoạch Làm Cho Dân Giàu Nước Mạnh(Dụ Tài Tế Cấp Bẫm Từ) và Di thảo 27 "Tám Việc Cần Làm Gấp (Tế Cấp Bát Điều).

 

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP LÀM CHO DÂN GIÀU NƯỚC MẠNH
VÀ CỘNG TÁC VỚI NGOẠI BANG.

 

Bản Di Thảo số 5 sẽ cho chúng ta biết ý tưởng của Nguyễn Trường Tộ về vấn đề làm cho dân giàu nưóc mạnh như thế nào.

Nhận định bản Di Thảo số 5 Kế Hoạch làm Cho Dân Giàu Nước Mạnh. Cũng gọi là Lục Lợi Từ viết ngày 18-7-1864. Nguyễn Trường Tộ bắt đầu bằng ngững lập luận có tính truyền giáo sau đây:

1.- Tạo Vật (Thượng Đế) sinh ra vạn vật cách đây 7.000 năm.

Nguyễn Trường Tộ rất khôn khéo khi, dùng chữ Tạo Vật thay chữ Thượng Đế để tránh màu sắc đạo Gia Tô, hoặc cách đây 130 năm người Gia Tô (*) Việt Nam thay vì gọi Thượng Đế họ gọi là Tạo Vật chăng?

Mở đầu bản Điều Trần nầy, Nguyễn Trường Tộ lồng sự hiểu biết của mình vào Kinh Thánh:

"... Tạo Vật sinh ra muôn vật để cho con người sử dụng mà không tiếc một thứ gì... Kể từ khi có loài người, loài vật đến nay đã gần 7.000 năm (bảy ngàn năm)....

Đây không phải là bài viết về tôn giáo, nhưng vì ông Nguyễn Trường Tộ đã tin theo những điều sai lầm trong Kinh Thánh lúc nói rằng kể từ khi có loài người, loài vật đến nay đã gần 7.000 năm... và những sai lầm khác mà chúng ta sẽ thấy trong các bài Điều Trần có tính tôn giáo. Vì thế, tôi sẽ trích dẫn một số sai lầm trong vô số những điều phản tiến hóa, phản khoa học của Kinh Thánh để độc giả rộng đường dư luận, và đồng thời để thấy cái kiến thức của ông Nguyễn Trường Tộ đến đâu mà ông tự khoe là cái gì cũng có học hết.

1.1.- Con người và vũ trụ:

Nếu dựa vào Kinh Thánh thì quả đất và con người do Thượng Đế tạo dựng cách đây từ 6.000 - 10.000 năm. (6 - 10 ngàn năm).

Nhưng khoa học chứng minh rằng quả đất có hằng triệu năm về trước. Thái dương hệ cũng như sinh vật hiện diện trên quả địa cầu nầy được tóm lược như sau:

- Thái dương hệ, gồm mặt trăng, mặt trời và quả đất... xuất hiện cách đây hằng tỉ năm.

- Các sinh vật dưới nước như cá tôm... xuất hiện cách đây 600 triệu năm.

Như thế thì Thánh Kinh đúng hay Khoa Học đúng?

1.2.- Nước đá, sấm chớp và mây:

Theo Kinh Thánh, cuốn Gióp (Job), chương 37, đoạn 10 và 18, Chúa Trời mô tả về quyền năng của ngài như sau:

Nước đá có được bởi hơi thở của đức Chúa Trời... Job, chương 37, đoạn 10.

Ngài chứa nước đá trong mây và ngài giăng bủa các tia chớp. Nhờ Đức Chúa Trời dắt dẫn nên mây bay khắp tứ phương (Gióp, chương 37, đoạn 10-12). Mây làm những gì mà Chúa Trời biểu phải làm cùng khắp mặt đất" (Gióp, chương 37, đoạn 10-12).

Nguyên văn Anh ngữ: By the breath of God frost is given: And the breath of the water is straitened.

Also by watering he wearieth the thick cloud: he scattered his bright cloud:

And it is turned round about by his counsels: that they may do whatsoever he commandeth them upon the face of the world in the earth. (Job, 37:10-12).

1.3.- Quả Đất đứng yên, mặt Trời chuyển động vòng quanh (Quả Đất).

Đời nầy trôi qua, đời khác lại đến, nhưng quả đất muôn đời đứng yên.

Mặt trời mọc, và mặt trời lặn, và rồi mặt trời di chuyển về chỗ cũ" (Kinh Thánh: Cuốn Truyền Đạo, Chương 1, đoạn 4 và 5).

Nguyên văn Anh ngữ:

One generation passeth away, and another generation cometh:but the earth abideth for ever.

The sun also ariseth, and the sun goes down, and hasteth to his place where he arose.(Eclesiastes; or, The Preacher, 1:4-5).

Thánh Kinh mô tả: nước đá, sấm chớp, mây, mặt trời, quả đất... sai lầm và nhảm nhí đến như thế mà ông Nguyễn Trường Tộ lại tin rằng Tạo Vật sinh ra muôn vật để cho con người xử dụng.

Sau khi thuyết giảng một vài điều trong Thánh kinh chứa đựng những kiến thức sai lầm về khoa học, Nguyễn Trường Tộ đưa ra nhiều sự kiện sai về lịch sử rất có lợi cho ngoại bang:

2.- Tân thế giới:

Cũng Di Thảo số 5 Nguyễn Trường Tộ viết:

Cho đến thời Minh, bước tiến Âu Tây ngày một lên cao vùn vụt, đến nỗi không có chỗ để thử cái tài dũng của họ nữa. Do đó, họ chuyển dần về phía Tây, và bỗng nhiên tìm được Tây Châu (tức là Tân Thế Giới) và chiếm lấy làm đất của mình, khai thác vùng đất đai mấy ngàn năm hoang vu, cải tiến phong tục tập quán mấy ngàn năm hủ lậu. Lúc đầu người dân bản xứ còn xem họ như thù địch, dần dần đã chịu gần gũi và ngày càng trở nên thân thiết, những người dân ở đây đã học được hết những cái kỷ xảo của người phương Tây, cho nên không đầy 100 năm sau đã đuổi được người phương Tây ra khỏi đất mình. Những nước phụ thuộc phương Tây xưa kia nay trở thành những nước thân phương Tây. Các nước ấy đã nhờ phương Tây mà thay đổi những tập quán cũ để trở thành giàu mạnh, người phương Tây cũng nhờ vào nguồn lợi ở đó để chu cấp cho mình. Xưa thì nghiến răng căm thù, nay đã thành tình nghĩa anh em tốt đẹp bền bỉ (TBC, SĐD, trang 136-137).

Vì giáo sĩ Nguyễn Trường Tộ được nhiều người ca tụng là một nhà thông thái nên tôi muốn có vài nhận định tổng quát về đoạn văn nêu trên.

Tân Thế Giới mà Nguyễn Trường Tộ muốn nói, là Hoa Kỳ ngày nay. Nếu đúng như thế, thì sự cấu tạo dân Hoa Kỳ, cách đây hơn 200 năm, không phải như Nguyễn Trường Tộ mô tả.

Tổng quát, chúng ta có thể nói rằng kể từ lúc Columbus (Kha Luân Bố) tìm ra Châu Mỹ năm 1492 * (Tân Thế giới = Hoa Kỳ = Hiệp Chủng Quốc) cách đây hơn 500 năm thì vùng đất nầy là của thổ dân người da đỏ, đất hoang vu, trù phú, có nhiều mỏ vàng, nhất là bang California (Golden State). Dân Hoa Kỳ được hợp thành bởi các đợt di dân như sau:

a.- Thành phần đầu tiên là các thổ dân da đỏ, gọi là American Indians, đã sống từ lâu trên mảnh đất hoang vu và trù phú nầy.

b.- Thứ hai, là thành phần phạm pháp ở các quốc gia khác bị chính phủ họ đuổi ra khỏi nước cho đỡ gánh nặng. Một số thì thất nghiệp, khổ cực ở các nước Âu Châu đến đây lập nghiệp.

c.- Thành phần thứ ba, có đầu óc phiêu lưu, mạo hiểm và thích làm giàu, từ Âu châu đi tìm vàng và khai thác tài nguyên trù phú trên vùng đất mới.

d.- Thành phần cuối, là những người bỏ xứ ra đi để tránh sự ngược đãi tôn giáo hoặc chính trị. Họ lo buôn bán, tạo lập sự nghiệp với mục đích thoát khỏi khuôn khổ cũ của xã hội mà họ đã sống trước đây.

Với khoảng bốn triệu người mới, trên vùng đất lạ trù mật, họ phải chiến đấu với thiên nhiên và hoàn cảnh để tự sinh tồn. Lúc đầu trong những năm đói khát, họ được người bản địa cứu giúp. Vì vậy mà hằng năm người Hoa Kỳ tổ chức một ngày lễ long trọng vào tháng 11. Đó là ngày lễ Tạ Ơn (Thanksgiving 27-11 hằng năm).

Phải chinh phục thiên nhiên để tồn tại và phát triển. Ra đi không lẽ trở về không. Vì thế, số người mới nầy rất tích cực giúp đỡ những ai có sáng kiến chế tạo được máy móc, hoặc có phương pháp để cải tiến cuộc sống của họ. Nhờ thế mà vùng Tân Thế Giới ngày càng có nhiều nhân tài qui tụ.

Về mặt chính trị, số người mới trên vùng Tân Thế giới (Hoa Kỳ ngày nay) dần dần tách rời ra khỏi sự thống trị của người Anh. Sau những năm chiến tranh, người Hoa Kỳ nhờ sự giúp sức của Pháp và Hòa Lan, nên họ đã thắng Anh Quốc và tuyên bố độc lập vào ngày 4-7-1776 đến nay đúng 222 năm. (Xin xem thêm Nguyễn Hiến Lê, SĐD, trang 444-446).

Qua đoạn sử rõ ràng nêu trên, chúng ta đã thấy không có trường hợp những người dân ở đây đã học được hết những cái kỷ xảo của người Phương Tây, cho nên không đầy 100 năm sau đã đuổi được người phương Tây ra khỏi xứ mình.

Mục đích của Nguyễn Trường Tộ dẫn sai lịch sử như thế, là với hậu ý khuyên triều đình Tự Đức và dân Việt hãy bỏ súng xuống, gần gũi và thân thiết với thực dân Pháp để học cái kỷ xảo của họ rồi cuối cùng đuổi họ về xứ. Nguyễn Trường Tộ đã lạc dẫn lịch sử và khuyên những điều hay thật là hay dễ như trở bàn tay! Độc giả đã thấy cái tai hại của một giải pháp thỏa hiệp với Pháp, để rồi Phan Thanh Giản biết mình lầm nên phải tự tử để tạ tội với quốc dân. Chúng ta cũng sẽ thấy cái tai hại của sự thỏa hiệp trong bài nầy ở phần Sáu Điều Lợi mà Nguyễn Trường Tộ đề nghị.

3.- Năm miền Ấn Độ:

Nhằm hậu ý thuyết phục dân Việt Nam cọng tác với Pháp, Nguyễn Trường Tộ cũng đã dẫn sai thêm sử liệu lúc viết rằng: năm miền Ấn Độ đã gần có dấu hiệu bắt đầu, sắp đánh bại phương Tây để đưa ra một nhận định sai lầm khác:

Lấy cái lợi vô cùng chưa dùng của núi sông chúng ta mà đổi lấy cái trí của họ, thì họ là kẻ vỡ hoang mà ta thì hưởng cái thành quả như các nước Tây Châu vậy. Nguyễn Trường Tộ nói như thật! Thực dân Pháp đâu có khờ đến nỗi họ là kẻ vỡ hoang mà ta thì hưởng cái thành quả.

Thật ra, chính sách thực dân của Pháp, cụ Phan Bội Châu, một nhà cách mạng lão thành đã nhận định rất đúng:

Họ coi mình như trâu như chó,

Họ coi mình như cỏ như rơm.

Cỏ thì nhổ cỏ trâu làm thịt trâu.

Chứ làm gì có được cái thiên đàng, họ là kẻ vỡ hoang mà ta thì hưởng cái thành quả!

Như tôi đã nhận định trong đoạn đầu. Những bản Điều Trần của Nguyễn Trường Tộ luôn luôn đi song hành với tình hình chính trị của Pháp lúc bấy giờ. Thật vậy, Nguyễn Trường Tộ viết bài Điều Trần nầy vào tháng 6 năm 1864, là lúc mà dân Nam Kỳ xử dụng kế hoạch nhà không đồng vắng, không chịu hợp tác với Pháp. Còn triều đình thì sau khi ký hòa ước 1862 nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp, nhưng vua Tự Đức cố trì hoãn không chịu phê chuẩn hiệp ước. Đoạn trích dẫn ở mục 5 (Chương 1) trước đây cho thấy Pháp muốn gì từ phía Việt Nam, và đoạn trích dẫn dưới đây sẽ cho thấy dân Việt đã tỏ thái độ như thế nào đối với Pháp. Từ đó chúng ta sẽ thấy lợi hay hại lúc Nguyễn Trường Tộ khuyên nên thỏa hiệp. Phải chăng đó là một sự đi đêm hay trúng kế thực dân? Chúng ta hãy đọc đoạn sử liệu dưới đây của Chesneaux trong cuốn Đóng Góp Vào Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam để thấy rõ tình hình ở Nam Kỳ rồi đối chiếu với lời khuyên của Nguyễn Trường Tộ:

Ngay khi vừa phê chuẩn, triều đình Huế đã cho biết, bằng những tư liệu rất chính xác, rằng triều đình không thừa nhận việc nhượng ba tỉnh Nam Kỳ là dứt khoát, vĩnh viễn.

Còn dân chúng Việt Nam, họ cũng không có thái độ ôn hòa hơn sau khi hiệp ước được phê chuẩn, hoặc sau những lời hứa hoa mỹ của ông Đô đốc toàn quyền. Họ không chấp nhận chế độ thực dân. Với sự đồng ý ngầm ngày càng rõ rệt, mặc dầu lặng lẽ của triều đình Huế, những phong trào nổi dậy chống thực dân Pháp tại Nam Kỳ ngày càng phát triển.

Nông dân vẫn thù địch với Bonard và những người thay chân ông. Phần lớn các quan lại từ chối hợp tác với chế độ mới. Họ bỏ ra đi dần, mặc dầu Bonard đã cố gắng nhiều để xoa dịu họ và giữ lại một phần lớn các phong tục tập quán địa phương, vì những cố gắng đó mà ông Đô đốc toàn quyền bị các tên thực dân và các giáo sĩ phê trách quyết liệt. Theo như nhà sử học Cultru nói, Tầng lớp có khả năng cai trị thì, hoặc vắng mặt, hoặc xấu bụng. Đó là cuộc ra đi hàng loạt của các bậc sĩ phu và của dân chúng, rời bỏ các tỉnh miền đông Nam kỳ bị người Pháp chiếm đóng, để về vùng tự do, ở miền Tây, và tổ chức kháng chiến.

Thái độ bất hợp tác chung khắp nơi đó buộc các Đô đốc toàn quyền, muốn duy trì bộ máy hành chính Pháp tại Nam kỳ, chỉ còn xử dụng được một số tối thiểu những công chức Việt Nam (phiên dịch, thư ký...) mà thôi. Và duy chỉ có những phần tử kém hạnh kiểm nhất trong dân, tình nguyện đứng ra phục vụ cho những ông chủ mới...

Đề Đốc Rieunier, về sau, nói rằng "Chúng tôi chỉ có những giáo dân và bọn du thử du thực".

Bọn lang bạt bị trục xuất khỏi làng vì đói rét hoặc vì tội phạm, đại tá Bernard viết, Xô về đây với cái lưng mềm dễ uốn, họ tham sống sợ chết; họ hoàn toàn hững hờ với cuộc đấu tranh của dân tộc, sẵn sàng phụng sự bất cứ những ông chủ nào... Người ta sẽ tuyển dụng, trong số họ, tất cả nhân viên hành chính cần thiết cho nhà nước, hoặc những người giúp việc gia đình: làm đầy tớ, làm khuân vác, làm người chạy giấy, và cả những tên phiên dịch, hoặc những người ghi chép, được đào tạo thô sơ qua các nhà trường của Hội truyền giáo, chính là qua sự tiếp xúc với những kẻ khốn nạn này mà bọn thực dân và công chức, vừa mới đổ bộ lên, làm quen với dân tộc Việt nam...(4)

Nhà sử học Cultru kết luận:

Hoàn toàn hời hợt về cái gọi là giáo dục phương Tây mà họ đã được tiếp thu, những thanh niên Việt Nam này đã trở thành những ông thông, ông phán, ông ký, kiểm soát, phiên dịch... ấy, lập thành tại xứ sở thuộc địa một tầng lớp những người tha hóa, chuyên lợi dụng địa vị chính thức của chúng để, nhân danh chính phủ Pháp, lúc này không đủ biện pháp cai quản họ, để áp bức, đục khoét dân chúng buộc lòng phải nhờ đến sự trung gian của họ..." (5).

"... Tại Nam Kỳ, chính là từ trong những người Công Giáo An Nam mà người ta tuyển chọn những kẻ giúp việc cho chính phủ Pháp, Phạm Quỳnh đã viết. Họ có tài cán gì?... Phần lớn chỉ là những tay dạy giáo lý Cơ đốc, vì hạnh kiểm kém mà bị các giáo chủ đuổi về, và dưới một cái tên Latin (bởi vì họ nói lõm bõm tiếng Latin), là đại diện sơ lược của thủ đoạn, của sự vô trách nhiệm, và sự thoái hóa của Châu Á (6).

"Những phong trào cách mạng lớn tiếp tục, chú ý nhất là các phong trào Quản Định, Thủ Khoa Huân, Thiên Hộ Dương, Quản Lịch, Quản Thanh, không ngừng giương cao ngọn cờ kháng chiến, và gây nhiều khó khăn cho bọn chiếm đóng. Những sĩ phu và quan lại từ chối làm việc với Pháp, những nông dân rời bỏ vùng quê bị giặc chiếm; chẳng ai ngạc nhiên khi thấy ở vùng tự do tất cả những người kháng chiến đó đều được nhân dân ủng hộ nhiệt tình.

Đọc đến đây chắc hẳn độc giả đã thấy rõ rằng, Nguyễn Trường Tộ khuyên nên hợp tác với Pháp là đi ngược lại ý muốn của toàn dân Việt Nam từ triều đình đến quần chúng, và rất có lợi cho chương trình ổn định tình hình và kiện tòan guồng máy cai trị của kẻ xâm lăng.

Nguyên văn tiếng Pháp:

Dès la ratification, la Cour de Huế fit savoir, à l'aide de documents très nets, qu'elle ne considérait pas la cession des trois provinces comme définitive.

Quant au peuple Vietnamien, il n'est pas mieux disposé après la ratification, ni après les belles promesses de l'amiral gouverneur, et n'admet pas sa colonisation. Avec le consentement de plus en plus net, quoique tacite, du gouvernement de Huê, les mouvements de révolte et d'insurrection contre les colonisateurs, dans le Sud, vont s'amplifiant.

Les paysans restent hostiles à Bonard et à ses successeurs, les mandarin refusent massivement à se rallier au nouveau régime, ils disparaissent, en dépit des efforts de Bonard pour les amadouer et pour maintenir une partie des coutumes et traditions - efforts qui, par ailleurs, vaudront à l'amiral gouverneur les violents reproches des colonialistes et des missionnaires. Selon le mot de l'histoire Cultru, “la classe capable d'administrer était absente ou malveillante”. Cest l'exode en masse des lettrés et de la population, abandonnant les provinces de l'Est-Cochinchinois, occupées par les Francais, pour s'installer en zône libre, dans l'Ouest, et y organiser la résistance.

L'attitude générale de non-coopération contraint les amiraux-gouverneurs, pour le fonctionnement de cette administration francaise en Cochinchine, à l'emploi d'un minimum de personnel Vietnamien (interprètes, secrétaires, ets...). Et seuls les éléments les moins recommandables de la population s'offrent de servir le nouveau maitre:

“Nous n'avions avec nous”, déclarera plus tard l'amiral Rieunier, “que des chrétiens et des coquins...” (3)

“Les vagabonds”, écrit le colonel Bernard, “chassés de leur village par la misère ou le crime, arrivaient, l'échine souple; pris de l'âpre désir de vivre, insoucieux de la lutte nationale, prêts à servir tous les maitres. C'est parmi eux que l'on recruta tout le personnel nécessaire à l'administration ou aux besognes domestiques: boys, coolies, plantons, et aussi des interprètes et des copistes, grossièrement formés dans les écoles de la mission. C'est au contact de ces misérables que les colons ou les fonctionnaires fraichement débarqués firent connaissance avec le peuple d'Annam...” (4)

“Très vains du semblant d'éducation européenne qu'ils avaient recu”, conclut l'historien Cultru, “ces jeunes Annamites devenus secrétaires, lettrés d'inspection ou interprètes, constituaient dans la colonie une caste de déclassés, abusant de leur position officielle pour pressurer, au nom de l'autorité francaise, incapable de les surveiller, la population qui était obligée de recourir à leur intermédiaire...” (5)

“... C'est parmi les Annamites chrétiens que se recrutèrent, en Cochinchine, les premiers auxiliaires de l'administration francaise, écrit Phạm Quỳnh, Que valaient-ils?... Ce n'étaient pour la plupart que des catéchistes renvoyés par leurs évêques pour inconduite, et qui, sous un nom latin (car ils parlaient vaguement latin), représentaient un abrégé de la ruse, de la prévarication et de la corruption de l'Asie...” (6)

Les grands mouvements de révolte continuaient, notamment ceux de Quan Dinh, Thu khoa Huân, Thiên Hô Duong, Quan Lich, Quan Thanh, ne cessèrent de tenir haut le drapeau de la résistance, et de créer de nombreuses difficultés à l'occupant. Lettrés et mandarins qui refusent de servir la France, paysans qui quittent la région occupée, nul ne s'étonnera qu'en zône libre, tous ces résistants trouvent un appui considérable. (3, 4, 5, 6 cité par J. Chesneaux Contribution, à l'Histore de la Nation Vietnamienne, p.115 (NXT, SĐD, tr. 126 & 127).

4.- Phương pháp làm Hột nổ và Khai thác mỏ than.

Bằng một hàng chữ lớn trong bản Điều Trần nầy, Nguyễn Trường Tộ viết:

Xin Kê Ra Các Phương Pháp Làm Hột Nổ Và Đúc Súng, Đúc Kim Loại, Cùng Các Môn Quang Học, Cơ Học, Hóa Học, Khai Thác Mỏ Than.

Với hàng chữ lớn như thế, người ta cảm thấy sung sướng vì hy vọng rằng sau khi đọc xong đoạn nầy (dài khoảng 1.800 chữ) là có thể biết được, ít ra là lý thuyết, về "phương pháp làm HỘT NỔ VÀ ĐÚC SÚNG... nhưng không, chẳng thu thập được gì qua sự trình bày các phương pháp nói trên của Nguyễn Trường Tộ. Chính ông cũng đã cho thấy điều đó lúc viết rằng:

Việc học tập và sắm khí cụ phải thực hiện đồng thời, không thể thiếu một. Nếu đã được học qua loa như tôi mà không có khí cụ khi gặp khó khăn lại không có người chỉ vẽ thì cũng chỉ biết lý thuyết và công dụng mà thôi, và cũng khó đem ra thực hành được. Lúc xác nhận, chính mình cũng chỉ mới học qua loa* thế thì không nên trình bày làm gì cho phí phạm thì giờ vô ích.

Thực ra, chúng ta không thể lấy kiến thức về khoa học của một người ngày hôm nay để so sánh với kiến thức khoa học của một người đồng dạng cách đây 130 năm. Nhưng điều tôi muốn nói là lúc đã hô hào nên theo lối học thực dụng thì chính người hô hào phải nắm vững vấn đề ít ra là trên lý thuyết, để sự trình bày được rõ ràng, dễ hiểu, có thể ứng dụng ngay, còn không, tốt hơn là không nên nói một điều gì mà mình không biết rõ về cái mà mình muốn nói: chính mình đã chưa hiểu làm sao trình bày cho người khác hiểu được.

Do đó, đoạn văn Xin kê ra các phương pháp làm Hột Nổ..., dài 1.800 chữ chỉ là sáo ngữ vô ích.

5.- Việc làm cho Nước Nhà Giàu Có.

Đoạn chính thứ hai trong bài Điều Trần nầy Nguyễn Trường Tộ viết:

Sau đây tôi xin đưa ra một khoản về việc làm sao cho nước nhà giàu có để cứu giúp lúc khẩn cấp:"

"Một là nguồn lợi về biển. Về biển thì không có nguồn lợi nào lớn bằng cá với muối.

Hai là nguồn lợi về rừng. Rừng thì không có gì lớn bằng gỗ.

Ba là nguồn lợi về đất đai. Đất đai thì không có gì lớn bằng tơ gai.

Bốn là nguồn lợi về mỏ. Về mỏ thì không có gì lớn bằng đồng và thiếc.

Bốn nguồn lợi ích ấy, ngoài việc tùy theo thổ nghi mà thu thuế ra, còn phải nghĩ những phương pháp hay như của Tây Âu để thu nhiều sản vật. Sau đó cho tàu bè nhà nước chở ra bán cho các nước, rồi lại chở về nước mình những hàng cần dùng mà nước mình không có. Cái lợi bán mua qua lại như thế thường được gấp ba."

Đó là một nhận định sai. Vì Việt Nam là một nước nông nghiệp, đất để trồng lúa gạo cho đủ ăn là vấn đề chính, nếu gạo còn dư thừa thì xuất cảng. Còn tơ lụa là phụ chứ không thể chính được.

Còn hầm mỏ thì nếu có được mỏ bạc, mỏ vàng chắc chắn sẽ quí hơn mỏ đồng, mỏ thiếc chứ không thể ngược lại. Còn lúc nói biển có cá, muối, rừng có gỗ, đất trồng dâu nuôi tằm có tơ lụa, đất có quặng mỏ ai lại không biết các điều đó.

Tuy nhiên, điều mà chúng ta bị thất vọng là, Nguyễn Trường Tộ đã không đưa ra một phương pháp nào để có được nhiều cá, nhiều muối, vừa dùng vừa bán. Làm thế nào để có nhiều gỗ quí để dùng và sản xuất? Làm thế nào để khai thác được hầm mỏ mà không bị ngoại bang chi phối trong một hoàn cảnh đất nước đang bị Pháp xâm lăng đô hộ?

Trái lại, Nguyễn Trường Tộ đã xử dụng ba trang trong 16 trang của bài Điều Trần nầy để phát biểu những lời nói thiếu lịch sự, thuyết minh về tạo vật (Chúa Trời) và cuối cùng là nịnh triều đình vài câu rồi khuyên nên theo Pháp chống lại phong trào kháng chiến. Nguyễn Trường Tộ viết:

... Những nhà nho câu nệ không khéo biến hóa, thường hay uốn lưỡi múa mồm, sau khi sự thành bại đã rõ như gương chiếu rồi mới bàn luận anh hùng.

... Cho nên Tạo Vật khi chưa sinh ra người đã sinh ra muôn vật...

Bởi vì Tạo vật yêu người nên thầm dạy những việc cấp thiết trước...

Những cái mà tạo vật làm ra đó đều khiến vua nắm quyền để mở mang sắp đặt.

Vì rằng, tạo vật quí trọng sự sống vô cùng, đã cho ta địa lợi tốt, lại cho ta nhân vật tốt, ắt sẽ giúp ta thịnh vượng để hợp thành ra sự đẹp tốt lớn trong vũ trụ. Vậy ta nên thuận theo Chúa tạo vật đã mở đường chỉ lối mà biết lo lắng để chuyển tai họa thành hạnh phúc, chuyển thất bại thành thành công, đem hết cái trí khôn trời cho để khai thông mọi cái bí mật trên trời dưới đất. Kẻ hủ Nho sao không biết thời thế biến chuyển, cứ câu nệ vào nghĩa lý sách vở, nói bừa bãi rằng: Triều đình mở cửa ngõ đón kẻ cướp vào. Sao không biết rằng: Lúc thời thế đã đến, không thể ngăn được, lúc thời thế đã đi, không thể chận được. Tạo vật đã sắp đặt như vậy sao ta không biết liệu cách tạm thời lưu thông với họ, để tự phấn đấu cho hợp với ý của Tạo vật? Cửa bể của khắp các nước phương Đông Tạo vật đã khai thông cả thì tại sao một mình nước ta lại có thể đóng kín được? Huống chi, việc lợi ích của một nước, quyền lực hành vi do vua nắm, và cùng với quốc dân chia sẻ mọi sự vui buồn. Mà trên đã có tạo vật thầm sai khiến, vua chỉ cần theo ý trời để làm mọi việc. Những việc lớn như lấy đi hay là cấp cho, biết đâu chẳng phải do Tạo vật ngấm ngầm sắp đặt. Tạo vật đã nhân ái đối với vua để từ đó mở rộng đến muôn dân. Thế mà trước mắt, hơi thấy việc bất bình thì kẻ hủ nho biết gì mà dám chê bai trách cứ? (Di Thảo số 5, TBC, SĐD trang 142-144).

Xin nhường sự phán xét trên cho độc giả, nhất là cái tư tưởng nhảm nhí của Nguyễn Trường Tộ cho rằng, Tạo Vật đã sắp đặt như vậy, sao không lưu thông với họ! Tạo Vật nhân ái! Còn ý kiến của tôi thì quí vị đã thấy trong đoạn trước (Phần B Lục Lợi Từ) và sẽ thấy trong Phần Hai: Nhận định về Tôn Giáo và Phần Tổng Luận.

6.- Sáu Điều Lợi Lớn Cần Làm Gấp:

Như quí độc giả đã thấy, bài Điều Trần số 5 này có tên là Kế Hoạch Làm Cho Dân Giàu Nước Mạnh cũng gọi là Dụ Tài Tế Cấp Bẫm Từ hay là Lục Lợi Từ (sáu điều lợi) viết ngày 18-7-1864.

Sở dĩ tôi nhắc lại tháng năm Nguyễn Trường Tộ viết bài nầy, vì thời gian rất quan trọng. Bối cảnh chính trị của thế giới trong giai đoạn nầy sẽ giúp chúng ta đánh giá đúng mức Sáu Điều Lợi Lớn mà Nguyễn Trường Tộ khuyên nên áp dụng. Sáu điều lợi đó là:

6.1.- Nhờ nước Anh để ngăn chận Pháp:

Anh và Pháp xưa nay vốn thù hằn nhau. Vì: - Anh đày vua bác của Pháp ra tận đảo xa xôi. - Pháp giúp Hợp Chủng Quốc làm cho Anh bại trận.

Do đó nên nhờ Anh giúp và qua Anh nhờ thông báo với Nga và Áo để nhờ các nước giải quyết giúp ta.

6.2.- Xúi Anh gây sự với Pháp:

Nước ta phải dùng lời lẽ thật từ tốn và tiền bạc thật hậu sang nước Anh, nói hết những điều sai trái của Pháp... Nay người Anh đến giúp chúng tôi một tay khôi phục lại, chúng tôi sẽ vui lòng nhường quí quốc một thương cảng lớn, ký thác vĩnh viễn và sống như anh em với nhau...

6.3.- Nhờ Anh để ly gián Pháp:

Anh và Pháp xưa nay vẫn ghen ghét nghi ngờ nhau, tuy tạm thời cọng tác nhưng Anh vẫn giành phần hơn.

Pháp hay đa nghi Nay nếu ta năng đi lại với người Anh, hoặc thăm viếng hoặc mua bán... thì người Anh cũng sẽ đối xử với ta một cách xứng đáng... Pháp thấy vậy ắt sinh nghi..."mà xa lìa người Anh. Ta sẽ lợi dụng tình trạng đó, mà xoay trở công việc.

6.4.- Nhờ các nước và Giáo-hoàng lấy danh nghĩa mà áp chế Pháp:

Ngày nay nếu ta biết qua lại giao thiệp với các nước lớn phương Tây, gây được mối tình cảm, rồi dùng cái xảo kế để ly nước nầy, hợp với nước kia. Người Pháp dù muốn thừa cơ hội nhưng nếu các nước chịu tuyên bố giúp ta một lời thì người Pháp cũng sẽ lo sợ... Rồi ta lại qua nước La Mã thông hiếu với Giáo hoàng... Nếu Giáo hoàng cho việc giúp ta là phải, thì mọi người đều vui lòng thực hiện, ta không lo người Pháp không nghe...

6.5.- Nhờ Anh và Nga đề phòng nước Pháp:

Nếu ngày nay ta biết giao hảo với người Anh trước để đề phòng đường biển, sau sẽ thông thương với nước Nga để đề phòng đường bộ. Cho dẫu sau nầy tình thế biến đổi thì trước kia người Anh đã lấy cái việc người Pháp tìm cớ cướp nước ta cho là trái lẽ, mà nay lại thủ tiêu tình bạn bè để cướp nước ta mà cho là phải hay sao?. Đối với nước Nga cũng thế.

6.6.- Dùng số người Anh lưu vong ở hải ngoại để đánh Pháp:

...Chiêu mộ những người Anh sống lưu vong ở hải ngoại, cho họ tiền của, cư xử tốt để được lòng họ, rồi nhờ họ huấn luyện binh lính quân ngũ cho ta. Binh Pháp của người Anh rất giỏi. Những người này không suy nghĩ gì viễn vông cả, hễ được thỏa thích là họ xông lên, không như quân ta sợ trước ngó sau.

Nguyễn Trường Tộ kết luận:

Đã thực hiện được sáu điều lợi rồi, dần dần có cơ hội, tôi xin đem các điều ngấm ngầm làm tổn hại địch trong bài TẾ CẤP LUẬN ra thực hiện dần dần thì sẽ như lấy trăm kim mà chích làm cho họ nằm ngồi không yên. Sau đó bồi cho một nhát dao thì thế nào cũng chết.

Nguyễn Trường Tộ viết tiếp: Vậy muốn áp dụng kế nầy phải gấp rút khai thác các nguồn lợi và nhờ người khác giúp sức... Còn như sẽ làm theo đường lối nào và sử dụng ngôn ngữ gì thì tôi sẽ cùng với ông Nguyễn Hoằng (Linh Mục, BK) xin hết sức làm để giúp muôn một. (Điều Trần số 5, TBC, SĐD, trang 145-151).

Đọc Sáu Điều Lợi của Nguyễn Trường Tộ đề nghị trên, nếu không lồng chúng vào trong bối cảnh lịch sử của các phong trào đi chiếm thuộc địa, và không thấy được hoàn cảnh của nước Việt Nam thời bấy giờ, người đọc sẽ có những nhận định sai lạc, ngay cả có thể kết luận rằng Nguyễn Trường Tộ là một chiến lược gia, một người có lòng yêu nước thực sự. Nhưng nếu đem sáu đề nghị nầy đối chiếu với tình thế lúc bấy giờ, chúng ta sẽ thấy sáu đề nghị của Nguyễn Trường Tộ không những là vô ích mà còn tai hại nữa.

7.- Nhận định sáu điều lợi:

Chúng ta nên tìm hiểu tình hình các phong trào đi chiếm thuộc địa để thấy cái sai của Nguyễn Trường Tộ.

Vùng Phi Châu.

Như chúng ta đã biết, đầu thế kỷ 19, Phi Châu là một vùng hầu như bí mật chưa ai để ý tới vì rừng quá già, khí hậu quá nóng. Sa mạc rộng, người Âu Châu chỉ biết một giải đất nằm theo Địa Trung Hải tức là vùng Maroc, Algerie, Tunisie, Lybie, Ai Cập và vùng trên bờ Đại Tây Dương.

Một số người Âu Châu nặng tình với khoa học và tôn giáo, nên cố gắng tìm tòi vùng đất bí mật nói trên. Năm 1840, Livingstone tới Phi Châu để nghiên cứu y học thám hiểm cả một vùng mênh mông từ Congo tới Mũi Hảo Vọng. Pháp, Đức cũng sai người thám hiểm như thế.

Dần dần họ vẽ các bản đồ sơ sài trên vùng đất nầy, và căn cứ vào bản đồ đó mà chia nhau đất. Như Anh bàn với Pháp lấy con sông nầy, dãy núi nọ làm ranh giới. Pháp đồng ý nên đem binh vào đánh thổ dân. Thổ dân chưa từng nghe tiếng súng bao giờ, cứ tưởng là sấm sét đua nhau chạy tán loạn. Do đó, vùng Phi Châu trở thành thuộc địa của Anh và Pháp một cách nhanh chóng và dễ dàng. (Lịch Sử Thế Giới, Nguyễn Hiến Lê, Văn Nghệ xuất bản, Hoa Kỳ, 1994, trang 610).

Trái lại, lúc chiếm thuộc địa ở Á Châu thì khó khăn hơn nhiều và bị đổ máu. Người Âu theo Gia Tô giáo và quá cuồng tín. Họ nghĩ rằng đất là của Chúa Trời tạo ra, là của chung không thuộc vào túi một ai, và nghĩ rằng họ có bổn phận đi khai hóa các vùng khác để truyền tín ngưỡng cho các xứ đó. (NHL, SĐD, trang 611 & 612).

Từ ý nghĩ cuồng tín và sai lầm nầy mà chúng ta thấy Nguyễn Trường Tộ cũng diễn dịch như thế ở một đoạn trước. Thực ra, phong trào chiếm thuộc địa đi song hành với việc truyền đạo Gia Tô và xử dụng tín ngưỡng như là một khí cụ sắc bén tiên khởi.

Tại Ấn Độ:

Công ty Ấn không phải là của dân chúng Anh hoặc của chính Phủ Anh quốc, mà chỉ do một số người phiêu lưu xảo quyệt lập công ty Ấn. Họ dần dà dùng vũ lực chiếm hết Ấn độ, một quốc gia có số dân gấp 10 lần Anh quốc. Để bảo vệ quyền lợi, công ty nầy đã dùng quân đội và ngoại giao dồn người Pháp vào năm thành phố: Pondichéry, Chandernagor, Yamon, Karikal và Mahé, rồi cướp hết quyền hành của vua Ấn, bắt dân Ấn đi lính, đóng thuế và tự ý gởi đại sứ qua các nước Á Châu, Công ty tổ chức chính phủ nhưng không chịu mệnh lệnh của Anh hoàng.

Năm 1857, vì sự vụng về của quân nhân Anh đã đưa cho lính Ấn những gắp đạn có thoa mỡ bò. Lính Ấn cho rằng đó là một sự nhục mạ họ vì người Ấn thờ bò. Vì vậy, lính Ấn nổi lên chống.

Sau hai năm tàn sát đẫm máu, chính quyền Anh mới nhảy vào dẹp được loạn rồi tước quyền của công ty Ấn. Từ đó, Ấn Độ là thuộc địa của Anh hoàng Victoria, quyền cai trị giao cho một phó vương người Anh.

Chính sách của Anh là dùng người Ấn để cai trị người Ấn và xúi người Ấn theo đạo Hồi chống lại người Ấn theo đạo Bà La Môn. Tổng số dân Ấn lúc bấy giờ là 300 * triệu.

Ấn là thuộc địa quí nhất của Anh. Để bảo vệ, Anh chiếm các xứ xung quanh. Tuy nhiên, phía Tây họ chỉ chiếm được Bélontchista, mà không lấn được A Phú Hãn vì sợ đụng độ với Nga. Phía Bắc, Anh chiếm một phần Tây Tạng, còn phần kia thì chia quyền lợi với Trung Hoa. Phía Đông, Anh chiếm Miến Điện (NHL, SĐD, trang 614).

Sau khi bị hất ra khỏi Ấn, Pháp tìm cách chiếm Việt Nam (năm 1862), Cao Miên và Lào, làm chủ cả bán đảo Đông Dương. Còn Xiêm (Thái Lan) trở thành vùng trái độn chịu ảnh hưởng của Pháp lẫn Anh (NHL, SĐD, trang 615).

Phi Luật Tân:

Nguyên là thuộc địa của Y Pha Nho (Spain) từ năm 1527. Chữ Philippines (tiếng Pháp) có nghĩa là những hòn đảo của vua Philippe nước Y Pha Nho. Người Phi bị cưỡng bức theo đạo Gia Tô như người Y Pha Nho (NHL, SĐD, trang 620).

Nói về thế trận và phân chia ranh giới lúc bấy giờ, chúng ta nên để ý thêm một chi tiết khác về Nga, Pháp và Anh:

... Nga chỉ lăm le xâu xé Thổ để kiếm đường thông ra biển. Coi bản đồ Châu Âu, ta sẽ hiểu chính sách của Nga. Bắc Băng Dương suốt năm đầy băng và tuyết, hoàn toàn vô dụng rồi. Trên biển Baltique có hạm đội của Đức, Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan; Nga khó mà len ra được, dẫu có được thì tới Bắc Hải cũng đụng đầu với Hải quân Anh mạnh nhất thế giới. Vậy Nga như bị vây hãm, chỉ có hai đường thoát ra ngoài: Một là tiến qua Đông, chiếm trọn Tây Bá Lợi Á, vươn tới Thái Bình Dương, đường đó đã xa mà lại chạm trán với Nhật; hai là do Hắc Hải mà thông ra Địa Trung Hải, đường này tiện nhất, nhưng cửa ngõ Hắc Hải là Constantinople do Thổ gác, nên Nga nhất định phải diệt Thổ.

Anh không chịu vậy, vì nếu Nga chiếm Constantinople thì hạm đội Nga tung hoành trên Địa Trung Hải mà con đường của Anh qua Ấn sẽ lâm nguy. Vì thế Anh tìm cách kéo Pháp về phe mình để chống Nga và bênh Thổ, chẳng thà để Constantinople cho Thổ vì Thổ yếu không làm hại mình được, chứ không chịu để cho Nga.

Nã Phá Luân đệ tam (Pháp) thích chiến tranh, hoan nghênh ý của Anh, vua Sardaigne hùa theo và cả ba nước tuyên chiến với Nga. Hai bên chém giết nhau ghê gớm trong hai năm (1854-1856) trên bán đảo Crimée. Nga hùng dũng chống cự kịch liệt, nhưng sau thua và Thổ vẫn làm chủ Constantinople.(NHL,SĐD, tr. 626 & 627).

Tình Hình Trung Hoa Và Hồng Kông:

Năm 1838, triều vua Đạo Quang, Tổng Đốc Lâm Tắc Từ, chém một số người nghiện thuốc phiện và đem đổ xuống biển tất cả các thuốc phiện tịch thu được của các thương gia ngoại quốc như Bồ, Pháp, Hòa Lan. Qua vụ nầy, Anh Quốc chống lại Trung Hoa, Năm 1840, quân Anh tấn công Chiết Giang, tiến lên Trực Lệ rồi thẳng vào Thiên Tân, quân Lâm Tắc Từ thua. Triều đình Trung Hoa hoảng sợ, cách chức Lâm Tắc Từ để nghị hòa với Anh, ký hiệp ước Nam Kinh, chịu bồi thường số nha phiến bị tiêu hủy, mở năm cảng: Quảng Châu, Hạ Môn, Phúc Châu, Ninh Ba, Thượng Hải cho người Anh và cắt đứt Hương Cảng (Hồng Kông) tặng cho Anh (NHL, SĐD trang 641).

Sau hòa ước Nam Kinh, đảng Thái Bình Thiên Quốc lập ở Quảng Đông, người cầm đầu là Hồng Tú Toàn, một người Gia Tô. Ông tự xưng là con thứ của Thượng Đế, còn Giê Su là con trưởng, dân nghèo theo rất đông.

Năm 1850, Tú Toàn dấy binh chiếm được vài huyện, quân sĩ tôn ông làm Thái Bình Vương. Ông dựng nước, gọi là Thái Bình Thiên Quốc, được nhiều tướng tài giúp sức, tiến lên Hồ Nam, Hồ Bắc, chiếm Nam Kinh để dựng đô rồi công hãm Tô Châu, Hàng Châu, sau cùng phái binh lên đánh phương Bắc, song thất bại.

... Hồng Tú Toàn bài xích Khổng, Phật, gây ác cảm trong giới tu sĩ. Tăng Quốc Phiên người chỉ huy quân Thanh lợi dụng ngay chỗ yếu đó, truyền hịch khắp nước, tố cáo tội khi lễ nghĩa, nhân luân của Hồng, nào là điển tắc mấy ngàn năm của Trung Quốc đương bị giày đạp, nào là miếu từ của Khổng Tử, Quan Võ, Nhạc Phi sắp bị đốt phá. Gây nên một luồng oán giận, căm hờn Tú Toàn trong quần chúng.

Lại thêm, nội bộ Thái Bình lủng củng, nên quân Thanh đến đâu thắng đó. Biết thế nguy, Hồng uống thuốc độc tự tử. (NHL, SĐD, trang 642 & 643).

Vừa dẹp xong loạn Thái Bình Thiên Quốc, nhà Thanh phải đương đầu với Âu Châu trong một trận chiến tranh nha phiến thứ nhì (1856-1860). Sau khi ký điều ước Nam Kinh:

"... Anh lại càng chở nhiều thuốc phiện vào Trung Hoa, bắt buộc nhà Thanh cho phép bán nha phiến công khai, mở thêm hải cảng để thông thương và tiếp đãi sứ thần Châu Âu tại Bắc Kinh. Nhà Thanh không chịu.

Nhân ở Quảng Đông, nhà cầm quyền bắt thuyền buôn của người Trung Hoa có treo cờ Anh, và ở Quảng Tây nhiều giáo sĩ Pháp bị hại, Anh Pháp tổ chức liên quân, tấn công Quảng Châu, Thiên Tân, vào tận Bắc Kinh đốt phá."

"Thanh đình bối rối, Nga đứng ra điều đình. Trung Hoa phải ký điều ước Bắc Kinh, mở thêm bảy thương khẩu, cho phép các giáo sĩ và thương nhân Châu Âu tự do lưu thông khắp nơi, cho thuốc phiện được bán công khai và cho Âu Mỹ hưởng quyền lãnh sự tài phán, nghĩa là kiều dân Âu Mỹ ở Trung Hoa không chịu pháp luật Trung Hoa chi phối, mà chỉ do lãnh sự nước mình phân xử theo pháp luật nước mình.

"Nga sở dĩ đứng ra điều giải, chẳng phải yêu gì Trung Hoa mà chính là để kể công với Trung Hoa rồi rút rỉa của Trung Hoa. (NHL, SĐD, trang 644).

"Khi thấy nhà Thanh suy, Nga thừa cơ chiếm Hắc Long Giang, cho binh kéo vào đóng ở bắc ngạn sông đó. Thanh đình phản kháng nhưng vô hiệu, đành chịu ép, vạch lại ranh giới, nhường hết bắc ngạn Hắc Long Giang cho Nga.

Từ đó, Nga một mặt kinh doanh ở Mãn Châu, một mặt theo đuôi Anh, Pháp, hễ Anh Pháp cướp được quyền lợi gì ở Trung Hoa thì Nga cũng đòi quyền lợi đó.

... Nhật Bản lúc đó đã bắt đầu duy tân, đứng bên nhìn người Âu chia nhau miếng mồi mà thèm thuồng, cũng nhảy vào đòi cắt.

Trong đời Quang Tự, Nhật Chiếm Lưu Cầu, Pháp nuốt Việt Nam, Anh chia Miến Điện, rồi Nhật lại đòi Đài Loan, Triều Tiên, Đức nắm Giao Châu Loan, Nga thuê Lữ Thuận, Anh thuê Uy Hải Vệ, Pháp thuê Quảng Châu.

... Duy có Ý chậm chân tới sau, đòi mượn một nơi ở Phước Kiến, không được, bẽn lẽn rút lui.

Họ thuê đất mà còn bắt chủ đất ký giao kèo không cho nước khác thuê những miếng bên cạnh. Chẳng hạn, khi thuê Quảng Châu Loan, người Pháp yêu cầu nhà Thanh không được đem đảo Hải Nam và các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam nhường cho nước nào khác. Anh cũng xin không được nhường các tỉnh hai bờ sông Dương Tử cho ai. Tóm lại họ chiếm căn cứ địa để cắt xẻ Trung Hoa thành nhiều phạm vi thế lực, như Mãn Châu thuộc phạm vi Nga, Sơn Đông thuộc Đức, Phúc Kiến thuộc Nhật, lưu vực Dương Tử của Anh, Hoa Nam của Pháp.

Trong mỗi phạm vi, họ đòi đủ quyền lợi; khai mỏ, đặt đường xe lửa... Trong lịch sử, chưa từng thấy vụ nào mà các cường quốc đồng lõa với nhau để hút máu, rút xương nước khác một cách trân tráo và có tổ chức như vậy!

Hoa Kỳ đứng ngoài nhìn thị trường mênh mông đó lọt vào tay người cũng nóng ruột, tự nghĩ nếu nhẩy vào đòi chia thì chắc sẽ bị đẩy ra như Ý, bèn khôn khéo, phát biểu bản tuyên ngôn chủ trương bỏ chính sách chia phạm vi thế lực, để mỗi nước được bình đẳng về công thương trên đất Trung Hoa, một mặt duy trì chủ quyền Trung Hoa trong phạm vi các nước đã chia. Tóm lại Hoa Kỳ bảo các cường quốc: Các anh phải ngưng lại đi, không được mở mang thêm phạm vi nữa mà cũng không cướp thêm quyền của nhà Thanh nữa. Các cường quốc ôm đã quá nhiều, lo khai thác xong khu vực của mình cũng đủ mệt, không muốn bành trướng thêm nữa, e sẽ xung đột nhau, bèn gật đầu tán thành. (NHL, SĐD, trang 644,645, 646 & 647).

Qua đoạn tóm lược tình hình chiếm thuộc địa của các nước Âu Châu như trên, cho chúng ta vài nhận xét sau đây:

a.- Anh quốc đã thỏa mãn những gì họ muốn nhờ cuộc chiến tranh Nha phiến thứ nhất (1839), sau đó lại tạo chiến tranh Nha phiến thứ 2 (1856-1860).

Các cường quốc đua nhau chia phần để xâm lấn Trung Hoa nhưng không đụng độ nhau bằng vũ lực. Trung Hoa đi từ nhượng bộ nầy đến nhượng bộ khác và hầu như không bao giờ thỏa mãn lòng tham không đáy của các nước đi chiếm thuộc địa. Do đó bất cứ một giải pháp thỏa hiệp nào bất cứ ở đâu, xem ra cũng không thực tế.

b.- Trong các quốc gia đi chiếm thuộc địa, Anh Quốc kiếm được nhiều nhất: Từ Phi Châu, đến Ấn Độ, Tây Tạng, Miến Điện, Hồng Kông và nhiều phần đất quan trọng của Trung Quốc. Do đó, người ta có lý để nói rằng Mặt trời không bao giờ lặn trên đất Anh.

c.- Với số thuộc địa quá rộng lớn như thế, Anh Quốc chưa đủ thì giờ để khai thác, cần gì phải xen vào Việt Nam để phải đổ máu vô ích với Pháp. Do đó, bốn điều Nguyễn Trường Tộ viết trong bản Điều Trần:

Nhờ Anh để ngăn chận Pháp.

Nhờ Anh gây sự với Pháp.

Nhờ Anh để ly gián Pháp.

Nhờ Anh và Nga để đề phòng Pháp.

Là những đề nghị không thực tế, không hiểu và không đúng với bối cảnh lịch sử thời bấy giờ.

Đó là chưa nói đến tình trạng nếu Anh bằng lòng giúp thì Việt Nam sẽ gặp phải cảnh "đuổi chó sói ra đàng trước, rước cọp vào ngã sau.

Còn kế hoạch thứ 6: Dùng người Anh lưu vong ở hải ngoại để huấn luyện quân đội Việt Nam đánh Pháp cũng là một giải pháp ngây thơ khác. Thực vậy, thuộc địa của Anh quá tràn ngập quá béo bở, dân Anh hưởng thụ dư thừa, dại gì phải đi giúp một nước Việt Nam đã bị Pháp chiếm để mang họa vào thân? Vả lại người Anh lưu vong ở hải ngoại cũng phải chịu sự chi phối điều hành của chính phủ họ, ngoại trừ thành phần người Anh trong các băng đảng, trong các nhóm loạn trí, ăn xin. Chẳng lẽ Nguyễn Trường Tộ khuyên triều đình Tự Đức dùng loại người Anh nầy chăng?

Còn nước Nga thì quá xa xôi đối với Việt Nam, hơn nữa, chúng ta cũng đã thấy cách đối xử của họ với Trung Hoa qua đoạn trích dẫn trên: rất khắng khít với nhau để chia quyền lợi.

8.- Thông hiếu với Giáo Hoàng:

Đây là chủ đích chính trong bản Điều Trần của Nguyễn Trường Tộ còn 5 đề nghị kia chỉ là hoa lá cành, là củ cà rốt trống ruột không ăn được, nhằm che đậy hậu ý khuyên triều đình bang giao với Vatican để thực hiện sách lược Gia Tô hóa Việt Nam. Điều đó cũng có nghĩa là làm cho Pháp dễ cai trị nếu tất cả người Việt đều trở thành Gia Tô. Đây là kế sách thâm độc giống như khuyên cha mẹ gởi con cho cọp. Sau đây là một số dẫn chứng :

Một người thông minh như Nguyễn Trường Tộ chắc chắn đã biết rõ việc Pháp chiếm Việt Nam là do Giáo Đoàn Hải Ngoại Pháp và Y Pha Nho, mà chỉ thị hoặc ít ra là đã được Giáo- hoàng khuyến khích và đồng ý, vài dẫn chứng sau đây sẽ cho thấy điều đó.

a.- Như độc giả đã thấy ở phần trước, giáo sĩ A. de Rhodes (tên Việt Nam là Đắc Lộ). Sau khi hôn chân Giáo hoàng và từ giã Roma ngày 11-9-1652 để đi Pháp vận động chính phủ Pháp chiếm Việt Nam.

Chúng ta nên để ý rằng giáo hội Gia Tô (Công giáo) là một tổ chức theo đẳng cấp tuyệt đối. Giáo Hoàng là người đại diện Chúa ở trần gian, ông có quyền cách chức, bổ nhiệm, cấm đoán hoặc cho phép các Hồng y, Giám mục, Linh mục, con chiên thi hành các công tác đức tin và công tác trần thế. Do đó, chúng ta hiểu rằng A. de Rhodes đã được Giáo hoàng đồng ý và cho phép qua Pháp vận động triều đình đánh chiếm Việt Nam. Một linh mục, giám mục không làm điều gì khác nếu không được Giáo hoàng chấp thuận. Như thế, việc vận động một thế lực chính trị ngoài Vatican để xâm chiếm Việt Nam đã có từ 1652 do Giáo hoàng chỉ thị cho ông A. de Rhodes (xin xem thêm bài Góp ý với giáo sư Chương Thâu về Linh mục A. De Rhodes và chữ quốc ngữ trong cuốn Kitô Giáo Từ Thực Chất Đến Huyền Thoại. (Văn Hóa Cali xuất bản, Hoa kỳ, 1996).

b.- Gần hơn, cùng thời với Nguyễn Trường Tộ, chúng ta có thêm chi tiết sau đây:

"Bí thư của phái đoàn Pháp ở Trung Quốc, theo lệnh của Hoàng đế muốn tập trung tài liệu về các phái bộ truyền giáo ở Đông Dương, đã tiếp xúc với các đại diện Giáo Hoàng ở Thái Lan, Việt Nam và Kampuchia. Căn cứ vào các tin tức do những người này cung cấp, chính phủ Pháp đã quyết định phái Montigny thực hiện sứ mệnh trong vùng này. Nhưng đây là các vận động được hỗ trợ bằng sự can thiệp của các nhân vật quan trọng như Tổng Giám Mục Bonnechose ở Rouen và của chính Hoàng Hậu, bà này đã thuyết phục được vua, dù lúc đó vua không có kế hoạch thực dân nào rõ rệt. Các vận động này được thực hiện bởi hai người truyền giáo: Linh Mục Huc, hội viên Hội thánh Lazare, cựu đại diện Giáo Hoàng ở Trung Quốc, tác giả cuốn Đạo Thiên Chúa ở Trung Quốc, Tartarie và Tây Tạng cùng nhiều tác phẩm khác về Trung Hoa, và Giám mục Pellerin đại diện Giáo Hoàng tại Bắc Nam Kỳ."

Nguyên văn tiếng Pháp:

En 1855, de Courcy, secrétaire de la légation de France en Chine, sur l'ordre de l'empereur qui voulait réunir des documents sur les missions d'Indochine, s'était mis en rapport avec les vicaires apostoliques de Siam, du Viet Nam et du Cambodge; c'est d'après les renseignements fournis par ceux-ci que le gouvernement francais avait décidé d'envoyer Montigny en mission dans ces régions.

Mai ce sont ldescendons par une pente rapide vers l'impuissance radicale et le moment où il faudra demeurer immobile à Tourane. Tous les moyens d'améliorer la situation des troupes et des équipages ont été épuisés et sans succès. Les médecins vaincus par la maladie, arrivent à cette conclusion que les Européens ne doivent faire dans ce climat aucun travail, mais adescendons par une pente rapide vers l'impuissance radicale et le moment où il faudra demeurer immobile à Tourane. Tous les moyens d'améliorer la situation des troupes et des équipages ont été épuisés et sans succès. Les médecins vaincus par la maladie, arrivent à cette conclusion que les Européens ne doivent faire dadescendons par une pente rapide vers l'impuissance radicale et le moment où il faudra demeurer immobile à Tourane. Tous les moyens d'améliorer la situation des troupes et des équipages ont été épuisés et sans succès. Les médecins vaincus par la maladie, arrivent à cette conclusion que les Européens ne doivent faire dans ce climat aucun travail, mais alors ns ce climat aucun travail, mais alors lors es démarches appuyées par l'intervention de personnages importants comme l'archevêque de Rouen, Mgr de Bonnechose (2), et par l'impératrice elle-même, qui avait romani convaincre l'empereur, bien qu'il n'eut à ce moment, aucun plan Colonial établi. Ces démarches avaient été entreprises par deux missionnaires: le Père Huc, membre de la Congrégation de Saint Lazare, ancien missionaire apostolique en Chine, auteur du Christianisme en Chine, en Tartarie et au Thibet et d'autre ouvrages sur la Chine, et Mgr Pellerin, vicaire apostolique de la Cochinchine septentrionale (Theo CHT, SĐD, trang 65 & 66.)

c.- Linh Mục Huc và đặc biệt là Giám mục Pellerin vận động ráo riết với triều đình Pháp, ông trình bày với ủy ban thuộc địa, và sau ngày 21-5-1857, ông được vua Napoléon tiếp kiến. Đến tháng 11-1857 ông đi Rôma và được Giáo Hoàng Pie IX tán thành đường lối của ông. Dưới đây là sử liệu về vấn đề nầy:

Đến Pháp vào đầu tháng 5, ngày 16-5 ông trình bày trước Ủy ban và ngày 21-5 trao cho họ một bản trần tình chi tiết trước khi được Napoléon III tiếp kiến. Giám mục đã cho chúng ta thấy vài chỉ dẫn đáng lưu ý về cuộc hội kiến trong một bức thư gửi cho một người truyền giáo tại Tây Tạng: Nhà vua đã tiếp tôi rất niềm nở và còn ban cấp cho tôi nhiều hơn những điều tôi xin. Hoàng thượng hết sức sẵn lòng giúp đỡ các phái bộ và ý ngài muốn rằng các nhà truyền giáo Pháp phải được tự do khắp nơi, cần phải cầu nguyện Thượng Đế giữ lại người của Chúa ở lại trên ngôi. Các phái bộ của Ngài, ở Cao Ly, Nhật Bản, cũng sắp được tự do nay mai, phải hy vọng điều đó. Nước Pháp sẽ đứng vững tại các xứ đó và rồi sẽ không còn có sự đàn áp nữa.

Nhưng sự việc hình như cứ kéo dài mãi, giám mục sốt ruột thấy là nên nhắc lại vấn đề với Napoléon III. Xin Chúa thượng, người ta đọc trong thư đề ngày 30-8-1857 của ông. Cho phép thần lại nói đến các người mới theo đạo khốn khổ ở xứ Cochinchine và các nhà truyền giáo ở nước An Nam, hiện giờ máu họ đang đổ và tình cảnh họ còn kinh khủng hơn từ cuộc vận động sau chót của nước Pháp. Nếu bây giờ người ta vẫn không làm gì cho bọn thần cả, e rằng đạo Thiên Chúa bị tận diệt ở tại các vùng hình như sẵn sàng tiếp đón lợi ích của đạo Thiên Chúa và nền văn minh. Thần đến xin Chúa Thượng đừng bỏ rơi bọn thần. Điều bệ hạ làm cho bọn thần sẽ khiến cho ân phúc cuả Chúa ban xuống cho bệ hạ và triều đại huy hoàng của bệ hạ...

Kế đến tháng 11, Giám mục Pellerin đi Rôma, Giáo Hoàng Pie IX tán thành các vận động để giúp đỡ cho các phái bộ truyền giáo."

Nguyên văn tiếng Pháp:

Arrivé en France au début de mai, il fut entendu le 16 mai par la commission et lui remit un mémoire détaillé le 21 mai, avant d'être recu par Napoléon III. L'évêque nous donne quelques indications intéressantes sur cette entrevue dans une de ses lettres à un missionnaire du Thibet: “L'empereurs m'a très bien accueilli et m'a accordé plus même que je n'avais demandé. Sa Majesté est parfaitement disposé pour les Missions, et son intention est que les missionnaires francais soient libres partout; il faut prier Dieu de conserver sur le trône l'homme de la providence. Vos Missions, celles de la Corée, du Japon seront aussi bientôt libres, il faut l'espérer. La France va s'établir solidement dans ces pays, et alors il n'y aura plus de persécution possible”. (1)

Mais l'affaire semblait trainer. L'évêque, impatient, crut devoir rappeler la question à Napoléon III. “Je prie votre Majesté, lit-on dans sa lettre du 30 aout 1857, de me permettre de lui parler encore de nos pauvres néophytes de la Cochinchine et des missionnaires francais qui sont dans le royaume d'Annam; leur sang coule à l'heure qu'il est et leur condition est devenue encore plus horrible depuis la dernière démarche tentée par le France. Si maintenant on ne refait rien pour nous, il est à craindre que le christianisme ne soit anéanti dans ces contrées qui semblent cependant si disposées a recevoir les bienfaits de la religion chrétienne et de la civilisation... Je viens supplier Votre Majesté de ne pas nous abandonner. Ce qu'elle fera pour nous attirer sur Elle et sur son auguste Dynastie les bénédictions de Dieu... (2)

Mgr. Pellerin se rendit ensuite à Rome, en Novembre, où le pape Pie IX lui donna son approbation pour les démarches entreprises en faveur des Missions.


(1) Archives Missions Entrangères - lettre à Mgr Thonuire - Desmazures, 30-7-1858, cité par Franchini, Ouv. cité.

(2) Archives du ministère des Affaires Étrangère Vol. 27 (CHT, SĐD, trang 67 & 68).


Qua một tài liệu khác, chúng ta cũng thấy vai trò quan trọng của Giám mục Pellerin trong việc vận động Pháp xâm lăng nước ta. Và đã được Giáo hoàng La Mã Pie IX chấp thuận:

Lợi dụng lý do truyền giáo, cấm đạo tại Việt Nam, thực dân Pháp qua trung gian Giám mục Pellerin đã đệ trình đề án kế hoạch xâm lược Việt Nam lên Giáo hoàng Pie IX và đã được La Mã chấp thuận. (Xem A. Delvaux, Mgr. Pellerin, Nazattreth, Hồng Kông, 1937, tr. 54, nguyên văn Une des facteurs qui influèrent favorablement sur la mise en campagne de l'expédition de Cochinchine fut l'avis favorable de Pie IX qui avait approuvé pleinement les démarches de Mgr Pellerin lors de son voyage à Rome (Phần tiếng Việt lẫn tiếng Pháp, trích trong cuốn Phong Trào Nghĩa Hội Quảng Nam, tác giả Nguyễn Sinh Duy, nhà xuất bản Đà Nẵng, 1996, trang 17).

Đến đây, có lẽ không ai có thể phủ bác được vai trò của nhiều Giáo Hoàng La Mã trong việc tán thành và hỗ trợ các vận động để Pháp xâm lăng Việt Nam ngay từ thời Linh mục A-lê-xăng-đờ-rốt, 1652. Thế mà nhà thông thái giáo sĩ Nguyễn Trường Tộ lại viết bản Điều Trần khuyên triều đình vua Tự Đức qua La Mã vận động Giáo Hoàng giúp. Do đó, tôi nói khuyên gởi con cho cọp có lẽ không sai ?

Với nhận định và chứng minh bằng những sử liệu chính xác như trên, chúng ta có thể nói rằng bản Điều Trần Lục Lợi Từ của Nguyễn Trường Tộ nên đổi thành Lục Hại Từ mới đúng?

Phần tiếp theo kính mời độc giả tìm hiểu một bản Điều Trần quan trọng khác của Nguyễn Trường Tộ. Đó là Di Thảo số 27 Tám Việc Cần Làm Gấp, được viết ngày 15-11-1867; 56 trang, dài nhất trong tất cả 58 bản Điều Trần.

 

Chương 3

NGUYỄN TRƯỜNG TỘ VỚI VIỆC MỞ TRƯỜNG
KỶ THUẬT VÀ HỌC THỰC DỤNG

 

Bản Điều Trần số 27 dưới đây sẽ cho thấy phần lớn cái chiêu bài canh tân của Nguyễn Trường Tộ:

Nhận định bản Điều Trần số 27 Tám Việc Cần Làm Gấp (Tế Cấp Bát Điều).

Tổng quát, đây là một trong ba bản Điều Trần có tầm vóc. Giọng văn điêu luyện có tính thuyết phục và nhiều đoạn rất thực tế đã mô tả được một số bệnh trạng của đất nước ta thời bấy giờ. Cách trình bày, chúng ta thấy Nguyễn Trường Tộ dường như có thành tâm thiện chí đối với nước nhà.

Để đánh giá bản Điều Trần nầy được chính xác, chúng ta nên lồng nó vào bối cảnh lịch sử nước nhà và vào thời kỳ mà giáo sĩ Nguyễn Trường Tộ viết bản Điều Trần này vào tháng 11, 1867. Để dễ theo dõi, tôi chia bản Điều Trần làm nhiều đoạn.

1.- Phần mở đầu - gồm 6 trang mô tả tình hình chung của các nước lúc bấy giờ.

Phần nầy chúng ta cũng thấy Nguyễn Trường Tộ đưa ra nhiều nhận xét chí lý chí tình như:

Vận hội trong thiên hạ cũng thế. Những việc làm thời xưa chỉ đủ đem lại những nhu cầu cần thiết cho nhân loại, nhưng chưa đủ tập họp để làm nên công dụng hay ho gì. Những việc sửa sang giúp đời trị thế, cũng chẳng qua thời thế lúc bấy giờ phải như vậy, mới đủ dùng được như vậy mà thôi. Nhưng đến đời sau xem lại, những việc làm ấy không khác nào trò nghịch đất khi còn bé (Tế Cấp Bát Điều, TBC, SĐD, trang 225).

Hoặc: Chỉ vì nay ta không thể phát huy vũ lực ra các nước xung quanh, nên mới bị các nước mang binh đến ta. Dù ta không chủ tâm đánh ai, nhưng cũng phải sửa sang biên thùy, siết chặt hàng ngũ trong nước, để có một lực lượng có thể đánh được người ta, nhưng chỉ chờ ai đến thì đánh mà thôi. Như vậy mới khỏi hoạn nạn. (Bản Di Thảo đã dẫn, TBC, trang 226).

Đọc đoạn mở đầu nầy, độc giả sẽ tìm thấy những ý tưởng hay và những thích thú khác mà tôi chỉ đơn cử hai thí dụ.

Tuy nhiên, về phương diện tình thế và sử liệu có rất nhiều chỗ sai, mặc dầu có lẽ không quan trọng lắm cho bài Điều Trần nầy, nhưng tôi vẫn nêu ra vài điểm để độc giả rõ thêm và tránh những dẫn chứng sai lầm nếu ai có xử dụng đến.

Thí dụ 1: Nguyễn Trường Tộ đặt nghi vấn: "Người Anh đã xin nhà Thanh cho lập một quân cảng ở Quỳnh Châu là ý muốn gì?"

Chúng ta nhớ rằng Nguyễn Trường Tộ viết bản Điều Trần nầy vào năm 1867, nghĩa là 27 năm sau khi quân Anh tấn công Chiết Giang (năm 1840) lên Trực Lệ rồi thẳng vào Thiên Tân, quân Trung Hoa thua phải ký hòa ước Nam Kinh... mở năm cảng: Quảng Châu, Hạ Môn, Phúc Châu, Ninh Ba, Thượng Hải, cắt đứt Hương Cảng tặng cho Anh. Xin xem lại đoạn Tình hình Trung Hoa và Hồng Kông trong phần nhận định Di Thảo số 5 Lục Lợi Từ.

Và sau chiến tranh Nha phiến thứ II (1856-1860), Trung Hoa thua, nhà Thanh mở thêm bảy thương khẩu khác cho Anh và Pháp (đã trình bày trong Tình Hình Trung Hoa và Hồng Kông). Do đó, câu hỏi của Nguyễn Trường Tộ nêu ra ở trên không cần thiết và không đúng.

Thí dụ 2: Nguyễn Trường Tộ viết:

Người Pháp đang còn tính ngược sông Cửu Long chiếm Tây Tạng rồi sau đó phía đông sẽ xuôi dòng Kim Sa xuống Tứ Xuyên vào giữa lòng Trung Quốc... (TBC, SĐD, trang 227).

Sai, như đoạn trước về Tình Hình Trung Hoa và Hồng Kông mà chúng ta đã biết, chiến tranh Nha phiến II (1856-1860), Anh và Pháp hợp tác với nhau để đánh Trung Hoa, nhà Thanh thua phải mở thêm 7 cửa khẩu. Còn Tây Tạng ở giữa Ấn và Trung, là một quốc gia bị tuyết phủ, hầu như quanh năm, Pháp chiếm Tây Tạng làm gì? Chỉ có Trung Hoa nhất là Anh chiếm Tây Tạng để tránh sự dòm ngó của các nước vào thuộc địa Ấn Độ của Anh.

Tôi chỉ nêu hai trong nhiều điểm mà Nguyễn Trường Tộ đã lạc dẫn lịch sử.

2.- "Tám điều cần phải làm gấp" của Nguyễn Trường Tộ đề nghị:

2.1.- Điều thứ nhất: "Xin gấp rút việc sửa đổi võ bị".

Cũng như đoạn mở đầu bản Điều Trần, Nguyễn Trường Tộ dường như có nhiều ý kiến hay. Nhưng nếu đọc cuốn "Tôn Ngô Binh Pháp, chúng ta thấy hầu như Nguyễn Trường Tộ lấy ý trong cuốn sách nầy. Đã vậy, ý của Nguyễn Trường Tộ so ra còn kém xa. Sau đây là một số dẫn chứng.

a.- Nguyễn Trường Tộ viết: "Cái khó của môn học nầy là người học võ học các sách binh thư đồ trận. Học sách xong phải thể nghiệm tập tành. Học cái gì tập luyện cái đó. Óc sáng suốt, cái nhìn nhanh như thần mới nắm được cốt cách mau lẹ..."

Tôn Ngô Binh Pháp:

Việc binh, lấy trá mà thành. Lấy lợi mà động. Lấy hợp tan làm biến hóa. Nhanh như gió. Thong thả như rừng. Lấn cướp như lửa. Bất động như núi. Khó biết như mây. ("Tôn Ngô Binh Pháp", Ngô Văn Triện dịch, trang 121& 122).

b. Nguyễn Trường Tộ:

"Kẻ học võ học các phép động tĩnh đánh đấm đúng chân truyền mới không sai khi ứng dụng..."

Tôn Ngô Binh Pháp:

Tính giỏi thì biết cái thế đắc thất. Tác động để biết cái động tĩnh. Nghiên cứu địa hình để biết sống chết. So đọ để biết chỗ thiếu thừa (TNBP, trang 108 &109).

c.- Nguyễn Trường Tộ:

"Kẻ học võ đối với những nơi hiểm yếu có tính cách sinh tử, những hình thể có tính cách quyết định thắng bại, phải giả tạo hiện địa, lập trận đồ đích thân luyện tập (Binh pháp phương Tây như thế) mới thể nhận được rõ ràng..."

Tôn Ngô Binh Pháp:

Ứng biến về địa thế: "Tránh chỗ bằng, đón chỗ nghẽn, lấy một đánh mười đâu bằng chỗ nghẽn, lấy mười đánh trăm đâu bằng chỗ hiểm, lấy trăm đánh nghìn đâu bằng chỗ ngẵng" (TNBP, trang 281).

d.- Nguyễn Trường Tộ:

"Kẻ học võ quan sát đồn bót xem mặt nào có thể đánh được giữ được, hướng nào có thể ra được vào được, phải chính mắt xem xét rõ ràng hình thế địa lý và ghi nhớ trong lòng (Võ quan phương Tây như thế).

Tôn Ngô Binh Pháp:

"Người giỏi đánh quân địch không biết đâu mà giữ, người giỏi giữ quân địch không biết đâu mà đánh" (TNBP, trang 89).

e.- Nguyễn Trường Tộ:

"Con nhà võ khi ra trận tên đạn trước mặt, gươm giáo sau lưng, tiến lên thì chết vào tay giặc, thoái lui thì luật nước không cho. Lệnh xuất quân đã ban thì quên nhà, trống thúc quân đã giục thì quên mình..."

Tôn Ngô Binh Pháp: Ra đến cửa như thấy quân địch, khi lâm trận không nghĩ đến sự sống, phá được quân địch mới tính chuyện ra về (TNBP, trang 278).

g.- Nguyễn Trường Tộ:

"Con nhà võ biết bắc cầu đắp đường, dựng đồn lập lũy. Công việc của họ làm thiên biến vạn hóa. Nương theo địch mà tìm cách thắng địch, tùy theo địa thế mà lập cách phục binh, xuất quỉ nhập thần không theo một phương thức sẵn có hay một khuôn khổ nhất định. Cho nên cái kỳ diệu của nhà binh không thể báo trước được."

Tôn Ngô Binh Pháp: Việc dụng binh hễ được thế thì mạnh mất thế thì yếu. Mạnh thì hăm hở, yếu thì rụt rè (TNBP, trang 89). Dọa phía Đông, đánh phía Tây, nhử phía trước đánh úp đằng sau, biến hóa không cùng. (TNBP, trang 98). Tiến mà họ không chống được bởi ta xông vào chỗ thực, lui mà họ không đuổi kịp vì ta nhanh chóng mà họ không thể theo (TNBP, trang 100).

Tránh lúc địch hung hăng, đánh úp lúc chúng trễ biếng. "Lấy gần đợi xa, lấy nhàn đợi nhọc, lấy no đợi đói." (TNBP, trang 128 & 129). Mồi nhử chớ ăn, giặc cùng chớ bách (trang 133 & 134).

Sáu đoạn so sánh trên có lẽ đã cho chúng ta biết ý kiến về võ bị của Nguyễn Trường Tộ phát xuất từ đâu. Vậy mà ông luôn luôn cổ võ theo lối học thực dụng, tổ chức theo kiểu Tây. Hai trong sáu thí dụ nêu trên Nguyễn Trường Tộ còn chú thích "binh Pháp Tây phương như thế" (mục c) và quan võ phương Tây như thế" (mục d). Theo tôi Nguyễn Trường Tộ không đọc được tiếng ngoại ngữ thông thạo ngoại trừ chữ Nho. Do đó, lúc nói rằng "phương Tây như thế" là nói cho oai, chứ thực tế cũng cần xét lại.

Thay vì đề nghị thiếu chuyên môn và không có gì mới về việc chỉnh trang võ bị như trên, Nguyễn Trường Tộ nên đề ra một phương pháp kháng chiến mới: đánh theo lối du kích như thế nào? Cướp khí giới Pháp để dùng làm kiểu mẫu đúc súng mới, toàn dân bất hợp tác, con chiên không nên hỗ trợ giặc Pháp v.v... Nếu Nguyễn Trường Tộ có tâm hồn vì dân vì nước, nhất là hơn ai hết, Nguyễn Trường Tộ là người ít ra am hiểu tình hình và chương trình đồng hóa của Pháp, vì ông là người thông minh, du lịch nhiều, ở Pháp nhiều năm, và gần gũi các linh mục, giám mục, nhất là Giám mục Ngô Gia Hậu, (Gauthier) là một tên gián điệp, mà quí vị sẽ thấy ở đoạn kế tiếp.

Còn đoạn đề nghị sau đây của Nguyễn Trường Tộ chúng ta nên dè dặt:

Giờ đây trong số các quan viên văn võ có những vị nào quê ở lục tỉnh Nam Kỳ, triều đình phải đặc biệt ưu ái họ. Cho họ thường xuyên về thăm anh em họ hàng. Phải đãi ngộ họ thân mật nồng nàn hơn trước, khuyên bà con họ hàng của họ không nên dời nhà cửa đi nơi khác, đừng lánh đi xa. (Di Thảo số 27, TBC, SĐD, trang 239).

Lý do cần dè dặt vì, sau khi chiếm Nam Kỳ, hầu hết dân chúng tại đó không chịu ra hợp tác với Pháp, người thì theo kháng chiến, kẻ theo chiến dịch Đồng không nhà trống làm cho chính quyền Bonard bối rối (xin xem đoạn cuối, phần trước). Vậy, lời khuyên của Nguyễn Trường Tộ như trên xem ra vô tình hay cố ý trúng kế và làm lợi cho Pháp.

2.2.- Điều hai: Xin hợp tỉnh, huyện để giảm bớt số quan lại và khóa sinh.

Chúng ta không có dữ kiện về số dân trong mỗi tỉnh, huyện thời bấy giờ để nên hợp hai hoặc ba tỉnh làm một nhằm giảm bớt số quan lại và nhân viên làm việc. Hoặc, nếu có tỉnh, huyện dân số quá đông, thì nên chia ra để công việc hành chánh được thực hiện nhanh chóng khỏi bắt dân phải đợi chờ phiền toái. Do đó, không nhất thiết phải hợp tỉnh, huyện mà có nơi phải phân chia.

2.3.- Điều ba: Gây tài chính bằng cách đánh thuế xa xỉ. Điều thứ 5: Điều chỉnh thuế ruộng đất. Điều thứ 6: sửa sang lại cương giới. Điều thứ 7: Nắm rõ dân số.

Các đề nghị trong điều thứ 3, 5, 6 và 7 nói trên, tôi thấy rất cần thiết, và bất kỳ ở hoàn cảnh nào cũng có thể thực hiện được. Những đề nghị đó không những thích hợp cho thời xưa mà còn cho ngày nay nếu các chính phủ, nhất là trong các quốc gia còn lạc hậu.

Tuy nhiên, chúng ta cũng đừng nhìn vào bốn đề nghị vừa nêu trên của Nguyễn Trường Tộ để nghĩ rằng, lúc bấy giờ và các triều đại trước đó không qui định các thứ thuế, không đo đạc ruộng đất và không kiểm kê dân số. Thật vậy, theo cụ Trần Trọng Kim trong "Việt Nam Sử Lược quyển 2, Bộ giáo dục, Trung Tâm Học Liệu xuất bản, 1971. Đại Nam, Hoa Kỳ in lại, từ trang 173-177 cho chúng ta một vài chi tiết về thời Gia Long như sau:

a.- Việc tài chánh:

Thuế đinh, thuế điền đều định lại cả. Thuế điền thì chia ra làm 3 hạng: nhất đẳng điền mỗi mẫu đồng niên nộp thóc 20 thăng; nhị đẳng điền 15 thăng; tam đẳng điền 10 thăng. Còn thứ ruộng mùa đồng niên phải nộp 10 thăng.

Thuế đinh thì lệ định: từ Nghệ An ra đến nội ngoại Thanh Hóa, mỗi suất đồng niên phải chịu:

Thuế thân 1 quan 2 tiền

Mân tiền 1 tiền

Cước mễ 2 bát

5 nội trấn Bắc Thành và phủ Phụng Thiên mỗi suất đinh đồng niên phải chịu thuế…

Lệ giảm thuế: Thuế lệ tuy định như vậy, nhưng năm nào ở đâu mất mùa, như là bị hoàng trùng, đại hạn hay là nước lụt, v.v... thì nhà nước chiếu theo sự thiệt hại nhiều ít mà giảm thuế cho dân.

Đinh bạ: Lệ định 5 năm một lần làm sổ đinh, trong làng từ chức sắc cho đến quân dân, đều phải vào sổ. Kể từ 18 tuổi trở lên, 59 tuổi trở xuống, đều phải ghi vào sổ.

Điền bạ: Các làng, hoặc ruộng mùa, hoặc ruộng chiêm, hoặc ruộng hai mùa, hoặc có đất hạng nào, bao nhiêu mẫu, sào, thước, tấc, tọa lạc tại đâu, đông tây tứ chi phải thưa cho rõ ràng. Mỗi làng phải làm 3 quyển sổ, cứ 5 năm làm một lần để vào bộ đóng dấu kiểm, rồi một bản lưu lại bộ, để phòng khi xét đến, còn hai bản giao về tỉnh, tỉnh để một bản lưu chiếu, còn một bản giao trả dân xã lưu thủ.

Thuế các sản vật: Năm Gia Long thứ hai (1803), định lệ các quế hộ ở Nghệ An, đồng niên phải nộp các hạng quế 120 cân. Ở Thanh Hóa phải nộp 70 cân, và đều được miễn trừ thuế thân cả. Những người tìm được cây quế, phải trình quan để cấp cho văn phòng mới được đẵn. Đẵn xong rồi một nửa nộp quan, một nửa cho người người tìm được.

Năm Gia Long thứ tư (1805), định lệ những người đi lấy yến sào ở các đảo về hạt Quảng Nam, mỗi người đồng niên phải nộp thuế yến 8 lạng và được tha việc binh lính.

Còn những thuế hương, thuế sâm, thuế chiếu, thuế gỗ, đều có lệ riêng, định cho nộp bằng tiền hay là bằng sản vật.

Vua Thế Tổ lại định lệ đánh thuế những thuyền các nước vào buôn bán, cứ do thuyền lớn nhỏ mà định số thuế phải nộp.

Những mỏ đồng, mỏ thiếc, mỏ kẽm, cũng cho người Tàu khai thác để đánh thuế.

Đúc tiền: Năm Gia Long thứ hai (1803), mở sở đúc tiền ở Bắc thành, để đúc tiền đồng và tiền kẽm; lại đúc ra nén vàng, nén bạc, lượng vàng, lượng bạc, để cho tiện sự giao thông buôn bán trong nước.

Thước đo: Vua Thế Tổ chế tạo ra kiểu thước đồng đo ruộng một mặt khắc 7 chữ Gia Long cửu niên thu bát nguyệt, một mặt khắc 10 chữ ban hành đạc điền xích, công bộ đường kính tạo. Chuẩn định lại các thước vuông đo ruộng khi trước, chế tạo ra thước đồng, một mặt khắc 7 chữ Gia Long cửu niên thu bát nguyệt, một mặt khắc 12 chữ ban hành đạc điền cựu kinh xích, công bộ đường khâm tạo.

b.- Công vụ: Vua Thế Tổ lại sửa sang những đường sá, xoi đào các sông ngòi, đắp các đê điều, để cho việc làm ăn của dân gian được tiện lợi.

Đường quan lộ: Đường sá trong nước là sự khẩn yếu cho việc chính trị, vậy nên vua Thế Tổ mới định lệ sai quan ở các doanh, các trấn phải sửa sang đường quan lộ, bắt dân sở tại phải đắp đường làm cầu, lệ cứ 15.000 trượng đường thì phát cho dân 10.000 phương gạo.

Lại từ cửa Nam quan (thuộc Lạng Sơn) vào đến Bình Thuận, cứ độ 4.000 trượng phải làm một cái trạm ở cạnh đường quan lộ, để cho quan khách đi lại nghỉ ngơi. Cả thảy 98 trạm.

Còn từ Bình Thuận trở vào phía Nam đến Hà Tiên thì đi đường thủy.

Sông ngòi và đê điều: Những sông ngòi và đê điều, đều là sự khẩn yếu cho việc canh nông, bởi vậy vua Thế Tổ truyền cho quan ở các trấn phải xoi đào sông ngòi và các cửa bể, và nhất là ở Bắc Thành phải giữ gìn đê điều cho cẩn thận; chỗ nào không có thì đắp thêm, chỗ nào hư hỏng thì phải sửa lại. Ở các trấn lại đặt ra kho chứa thóc gạo, để phòng khi mất mùa đói kém thì lấy mà phát cho dân.

Vì là một cuốn sử lược, nên không cho chúng ta biết thêm một số chi tiết cần thiết khác về các vấn đề thuế, dân số, biên cương. Có lẽ trong bộ Việt Sử Tân Biên của Phạm Văn Sơn, đầy đủ hơn, nhưng hoàn cảnh của tôi không thể có được lúc viết bài nầy. Về quốc phòng cũng thế, Bộ Quân Sử Việt Nam, từ thời đại phong kiến đến 1968 do TTM/QLVNCH soạn, sẽ giúp chúng ta đối chiếu một số điểm về võ bị mà ông Nguyễn Trường Tộ có nêu như đã bàn ở phần trên.

Một điểm khác, cần thảo luận thêm là, các thứ xa xỉ phẩm cách đây 131 (1998-1867 =131 năm) sẽ không có nhiều như ngày nay. Lúc đó không có thuốc ba số 5, thuốc Dunn Hill, rượu Henessy Cognac, dầu thơm Lancôme Pháp, áo bằng da, bằng lông cừu v.v... Về thuế du hí như xem hát mà Nguyễn Trường Tộ có vẻ cay cú lúc viết Trong dân gian có người bỏ ra hàng chục hằng trăm quan tiền để xem hát, nhất là dân thành thị. Vì vậy những phường vô lại du đảng không chịu chăm lo làm ăn chuyên dựa vào nghề nầy để kiếm tiền, ế ẩm thì sinh trộm cướp vì không có nghề nào nuôi sống (TBC, SĐD, trang 246).

Nhận xét như thế, tôi nghĩ không đúng, vì cầm, kỳ, thi, họa (Ca hát, xướng họa, thi phú) cũng là những môn giải trí lành mạnh. Hát bội, hát chèo, hò, vè ngày xưa không những là môn giải trí lành mạnh cho tinh thần mà còn là những mãng văn hóa cần thiết của xã hội.

Việc tế thần, cúng thần v.v... cũng thế, nghĩa là đừng thái quá để sa vào vòng cuồng tín, mê tín dị đoan. Nhưng đừng quên rằng tín ngưỡng dân gian cũng đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề làm cho con người tránh bớt phạm pháp. Thí dụ: Một bà mẹ vùng quê cảnh cáo con rằng Mầy ở ác, coi chừng thần hoàng vặn cổ mầy. Phải chăng câu nói ấy, có một tác dụng tâm lý quan trọng trong cách xử thế của người con? Do đó, không nên nhìn tín ngưỡng dân gian dưới nhãn quan Gia Tô giáo. Và chính cái nhãn quan ấy mới cuồng tín và sai lầm.

2.4. Điều bốn - Xin sửa đổi học thuật, chú trọng thực dụng."

Nguyễn Trường Tộ chỉ trích một cách đúng đắn khi cho rằng xưa nay chúng ta chú trọng đến loại tầm chương trích cú, học những chuyện xưa của Tàu, không ích gì cho đời nay. Ông đề nghị nên có bốn khoa học thiết thực như:

a.- Khoa nông chính: nghiên cứu các loại đất, khí hậu, giống, phương pháp canh tác để thu hoạch nhiều hoa lợi.

b.- Khoa thiên văn và khoa địa lý: gấp rút duyệt lại khoa thiên văn địa lý từ trước đến nay, chọn những gì hợp với thiên thời địa thế nước ta. Tham khảo các khoa thiên văn địa lý Tây phương để rút tỉa những điều hay của họ.

c.- Khoa công kỹ nghệ: Tìm trong sách Nho cũng như sách Tây thu thập những gì cần thiết hằng ngày như nguồn lợi khoáng sản v.v...

d.- Khoa luật học: bất cứ dân hay quan cũng đều học luật nước nhà để dân thì biết luật mà giữ, quan thì biết luật mà theo.

c.- Dùng quốc âm: lấy chữ Hán đọc ra quốc âm thì khi đọc lên ai cũng hiểu có phải vừa dễ dàng vừa bớt được bao nhiêu phiền phức không?

Nguyễn Trường Tộ rất thẳng thắn để nói một cách cương trực rằng:

Còn văn sách thì cứ nói mãi những chuyện Hán tự tạp bá, Đường trị vi thuần. Tạp bá, vi thuần của người ta mặc kệ người ta. Mình hãy nói chuyện trị nước của mình ngày nay ra sao thôi. Nước chưa giàu, sao không đặt kế hoạch để giàu? Binh chưa mạnh sao không chăm lo võ bị cho mạnh? Dân chưa khôn sao không đem đạo lý ra giáo dục? Nhân dân đói khổ sao không lập kế mưu sinh để cứu? v.v... (TBC, SĐD, trang 254).

Đó là những lời phê bình thẳng thừng không vị nể, để mang cái học thực tế vào áp dụng cho tình thế hôm nay. Đây là những chỉ trích ích lợi, cần thiết để xây dựng một nền học thuật mới mẻ cho nước nhà. Có thể nói, những đề nghị nầy của Nguyễn Trường Tộ rất đáng được ca tụng.

Tuy nhiên tôi muốn nêu một vài thắc mắc để cùng thảo luận với độc giả như sau:

Nguyễn Trường Tộ hô hào nên học thực dụng, nhưng chúng ta không thấy tác giả đã thực hiện được điều thực dụng nào trong suốt cuộc đời của ông như, dịch vài cuốn sách khoa học, kỹ thuật phương Tây để dân ta tìm hiểu, hoặc tổ chức một lớp học hay một khóa hội thảo về kỹ thuật để cho tuổi trẻ Việt Nam được mở mang kiến thức khoa học tân tiến. Trong cuộc đời Nguyễn Trường Tộ chúng ta thấy ông thực hiện được một số việc như sau:

2.4.1.- Viết được 58 bản Điều Trần, mà một số bài quan trọng chúng ta đã và đang tìm hiểu. Qua các bản Điều Trần nầy, như sự phân tích trên cho thấy, hầu hết đều lạc dẫn, không tưởng. Ngay có nhiều đề nghị nếu áp dụng, sẽ tạo ra tai họa không thể lường được như đã phân tích trong Di Thảo số 1 Thiên Hạ Đại Thế Luận; Di Thảo số 5 Lục Lợi Từ; Di Thảo số 27 Tế Cấp Bát Điều. Ngay trong Di Thảo Tế Cấp Bát Điều nầy chúng ta cũng thấy Nguyễn Trường Tộ đưa ra một đề nghị khác hết sức không tưởng và tai hại. Đó là đào một con kênh từ Hải Dương, gần Hải Phòng, đến kinh đô Huế, dài khoảng 8-9 trăm km.

Với khí cụ tối tân ngày nay, chúng ta quả quyết rằng không thể làm được huống hồ là 130 năm trước đây, dụng cụ chỉ là tay chân và mấy cái cuốc cán bằng tre.

Với kỹ thuật của cuối thế kỷ thứ 20 và dường như có sự tài trợ hoặc cho vay tiền của Ngân Hàng Thế Giới (World Bank), để làm một đoạn đường quốc lộ 1 từ Vinh vào Đông Hà (Quảng Trị) khoảng 300 km. Dự án đã có nhiều năm qua mà vẫn chưa thực hiện được. Đó là con đường đã có sẵn bằng đất và đá, chỉ làm cho rộng và hiện đại thêm mà đã khó lòng. Dân số Việt Nam ngày nay gần 80 triệu, có nguyên liệu để xuất cảng như lúa gạo, hải sản v.v..., và nền kinh tế thị trường mà chưa làm được. Huống hồ 130 năm về trước, dân số gần 20 triệu *, nền kinh tế nông nghiệp. Đào kênh lại phí tổn gấp cả trăm lần so với làm đường bộ. Thật là một đề nghị hết sức phi lý. Đó là chưa nói đến tình trạng loạn chày vôi, chỉ mới đào hào để làm lăng tẩm cho nhà vua mà dân chúng kinh thành đã nổi loạn, không biết Nguyễn Trường Tộ có nghe hai câu vè:

Vạn niên là vạn niên nào,

Thành xây xương lính hào đào máu dân.

Nếu đào kênh như đề nghị của Nguyễn Trường Tộ, chắc chắn dân chúng cả nước đều nổi lên chống triều đình. Cảnh thù trong: dân chúng nổi loạn, giặc ngoài: Pháp thừa cơ hội tấn công và chiếm toàn lãnh thổ một cách nhanh chóng hơn.

2.4.2.- Xây nhà thờ: Nguyễn Trường Tộ xây được hai cái nhà thờ. Một là xây Nhà Chung Xã Đoài. Hai, xây tu viện Phao Lồ ở Sài Gòn. Lúc nầy có phần khác, nhưng thời buổi Pháp chiếm Việt Nam, có thể nói đây là hai nơi trú ẩn cho bọn gián điệp để xâm lăng Việt Nam. Một trong những người trú ngụ tại Nhà Chung Xã Đoài do Nguyễn Trường Tộ xây cất là Giám Mục Ngô Gia Hậu tức là Gauthier (người Pháp), thầy của Nguyễn Trường Tộ, là người luôn luôn sát cánh với Nguyễn Trường Tộ trong tất cả các việc làm, ngay cả có thể (?) sát cánh trong việc viết 58 Di Thảo nầy. Chúng ta có thể khẳng định rằng Giám mục Gauthier (tên Việt Nam: Ngô Gia Hậu) là một tên gián điệp qua phần thảo luận và dẫn chứng sau đây.

2.4.3.- Trường kỹ thuật:

Theo tờ trình của Giám mục Gauthier đề tháng 3, 1868 nạp cho triều đình Tự Đức chúng ta thấy có nhiều máy dụng cụ, sách, tự điển v.v... cũng như phí tổn các thứ ấy mua từ Pháp về do phái bộ Giám mục Gauthier và Nguyễn Trường Tộ thực hiện để mở trường kỹ thuật.

Tờ tấu của Cơ Mật Viện ngày 4-3-1868, gồm có 7 đại thần đề nghị nhà vua nên ban thưởng cho cả phái bộ và 4 thầy dạy học mà Gauthier và Nguyễn Trường Tộ được vua Tự Đức nhờ đi mướn từ Pháp về. Trong 4 thầy có 3 vị là linh mục người Pháp. Bảy đại thần nói trên gồm có: Nguyễn Tri Phương, Đoàn Thọ, Vũ Trọng Bình, Trần Tiển Thành, Nguyễn Văn Phong, Phan Huy Vịnh và Phạm Phú Thứ. Vua Tự Đức đồng ý lời đề nghị của các đại thần, sai ban thưởng rất hậu. Điều đó chứng tỏ triều đình nhà Nguyễn rất muốn canh tân. Nhưng công việc không thành mà chúng ta sẽ thấy lý do ở đoạn sau.

Tóm lược các máy móc và dụng cụ mua từ Pháp và lộc vua ban thưởng:

a.- Máy và dụng cụ: Sách nói về quặng sắt, về địa chất, về mỏ than, về bách nghệ cơ xảo, về quặng đồng, thước tam giác, bản đồ địa lý, địa chất, hai bộ thủy thư, một bộ kỷ hạn nghi (dùng đo vĩ độ...). Sách thiên văn, sách về chính trị nước Pháp, nhiều loại thước và tự điển tiếng Pháp. Cọng chung tốn hết 1.266 quan.

Tiền mua một số dụng cụ khác chưa đem về được. Phí tổn: 1.055 quan.

Tiền ăn ở của hai phái viên của Nguyễn Trường Tộ và Giám mục Gauthier cọng với tiền chuyên chở khuân vác và đóng thùng: 2.799,148 quan.

Tổng cọng cả ba khoản trên là: 5.120,148 quan.

(Lược trích trong TBC, SĐD, trang 467 & 468).

b.- Những vật dụng vua ban thưởng cho phái bộ đi mua máy và bốn giáo chức.

Kê khai:

- Xin xét cấp cho Ngô Gia Hậu các vật hạng như sau:

Một tấm Ngũ phúc kim tiền nặng 5 đồng cân (có tua).

Mười tấm Ngân tiền (Hạng Song Long: đại, trung, tiểu mỗi thứ một tấm; hạng Triệu dân: đại, trung, tiểu mỗi thứ một tấm; hạng Ngũ phúc, Tam thọ mỗi thứ một tấm), cọng lại nặng ba lượng, năm đồng cân, năm phân.

Một cuộn tố đoạn bằng năm loại tơ màu đen để may áo dài chật tay (Có một đoạn lụa bóng màu lục để lót trong).

Một xấp huyền lương sa Bửu lam nam hoa.

Một xấp sa có vân Nam tố tuyết bạch

Một xấp lụa Tuyết bạch.

- Xin xét cấp cho Nguyễn Trường Tộ các vật hạng như sau:

Một tấm Tứ mỹ kim tiền nặng bốn đồng cân (có tua).

Năm tấm ngân tiền (Hạng Sứ dân: đại, trung, tiểu mỗi thứ một tấm; hạng Ngũ phúc, hạng Tam thọ mỗi thứ một tấm), cọng lại nặng một lượng năm đồng cân năm phân.

Một cuộn tơ lông màu lam để may áo dài chật tay (Có một đoạn lụa màu xanh để lót trong).

Một xấp lương sa Bửu lam nam tố.

Một xấp trừu Tuyết bạch nam hoa.

Một xấp lụa Tuyết bạch.

- Xin xét cấp cho ba tên: Đạo trưởng tên Điều, đạo đồ tên Hoằng và tên Vị như sau:

Nhị thắng kim tiền mỗi tên một tấm, mỗi tấm nặng hai đồng cân (có tua).

Ngân tiền mỗi tên bốn tấm (hạng sứ dân: đại, trung, tiểu mỗi thứ một tấm, hạng Ngũ phúc, hạng Tam thọ mỗi thứ một tấm) mỗi phần cọng lại nặng một lượng ba đồng cân năm phân.

Nam tố lương sa màu đen, mỗi tên một xấp.

Tơ lông màu lam (Châu phê: Hoặc màu đen huyền cũng được) mỗi tên một đoạn (thành một cái áo tay chật, có một đoạn lụa xanh lót trong).

Lụa Bạch tuyết mỗi tên một xấp.

Một xấp vải tây dày mịn Bạch tuyết hạng nhì (Chia làm ba mỗi tên một đoạn).

- Xin xét cấp cho ba tên linh mục giáo sĩ:

Tam thọ kim tiền mỗi tên một tấm (Châu phê: Cấp cho tên Ca Xanh ba tấm ngân tiền nầy. Châu phê: Cấp cho ba người ngân tiền hạng Sứ dân: đại, trung, tiểu mỗi thứ một tấm) mỗi tấm nặng ba đồng cân (có tua).

- Xin xét cấp cho bọn tùy tùng của Ngô Gia Hậu bốn tên, mỗi tên một tấm Long văn ngân tiền hạng nhỏ (mỗi tấm nặng ba đồng cân).

(Tờ tấu của Cơ Mật Viện triều Tự Đức ngày 4-3-1868, TBC, SĐD, trang 459-460).

Qua sự khao thưởng như trên mà tôi trích dẫn dài dòng để thấy, triều đình Tự Đức cũng biết chiêu hiền đãi sĩ. Ngay cả việc vua Tự Đức đồng ý đề nghị của Giám mục Gauthier và Giám mục Sohier xây dựng trường sở trên hai mẫu đất nằm giữa nhà thờ Kim Long và tòa Giám mục Huế, theo thư của Giám mục Gauthier viết ngày 31-3-1868 (TBC, SĐD, trang 50).

Nhưng việc mở trường chưa bao giờ được thực hiện. Lý do, theo Linh mục Trương Bá Cần là bị Nguyễn Tri Phương và Vũ Trọng Bình, hai vị quan có thế lực trong triều ngăn cản. Cũng theo Linh mục Trương Bá Cần (SĐD trang 52) ngày 31-3-1868, Giám mục Gauthier gởi thư cho bộ truyền giáo có đoạn như sau:

Công việc sẽ tiến triển nhanh hơn nếu không có việc cử phái bộ đi Pháp và những sự chậm chạp của xứ nầy... Trong các quan thượng thư có hai vị cựu trào tìm cách cản trở quyết tâm của nhà vua.

Linh Mục Trương Bá Cần nêu lý do trên để kết luận vì thế mà trường không mở được. Theo tôi lý do nầy không đúng.

Thứ nhất, trong tờ tấu của Cơ Mật Viện, ngày 4-3-1868 mà chúng ta đã thấy ở trên, có Nguyễn Tri Phương và Vũ Trọng Bình đề nghị ban thưởng cho phái bộ và 4 giáo chức. Điều đó cho thấy, nếu hai vị nầy có ý cản trở thì họ đã không đề nghị vua Tự Đức ban thưởng như vậy.

Thứ hai, thư của Giám mục Gauthier gởi cho bộ truyền giáo, đề ngày 31-3-1868, nghĩa là 27 ngày sau khi bảy vị đại thần đề nghị ban thưởng cho phái bộ Gauthier.... Thư cho biết, vua Tự Đức đồng ý dùng hai mẫu đất để xây trường sở. Sự đồng ý của vua Tự Đức không thể không có sự tham khảo với các đại thần trong đó có Nguyễn Tri Phương và Vũ Trọng Bình. Hơn nữa Trần Tiển Thành mới là nhân vật chính trong Triều (chức phụ chính) sau vua Tự Đức chứ không phải Nguyễn Tri Phương hoặc Vũ Trọng Bình.

Thứ ba, Linh mục Trương Bá Cần trích dẫn chỉ có một đoạn thư gởi cho bộ truyền giáo" như trên, không nói lên được điều gì cho thấy hai vị thượng thư đó cản trở. Việc trích dẫn như vậy không rõ ràng, không chứng minh được luận điểm mà Linh mục Trương Bá Cần muốn nói.

Theo tôi, những lý do chính để việc mở trường không thành vì triều đình Tự Đức quá tin tưởng Giám mục Gauthier và Nguyễn Trường Tộ, trái lại hai ông nầy thì lừa dối triều đình có hậu ý: kẻ thì ngu muội chạy theo ngoại bang, người thì khoác áo chùng thâm để làm gián điệp.

Sau đây là một số bằng chứng.

a.- Thầy giáo không có khả năng: Trong việc mở trường (huấn nghệ, kỹ nghệ) yếu tố quan trọng hàng đầu sau trường sở, dụng cụ... là phải có quyết tâm, thứ hai giáo chức phải có bằng cấp hoặc kiến thức chuyên môn về ngành mà mình được mời dạy. Theo tờ phúc trình của Giám mục Gauthier ngày 23-2-1868 gởi cho vua Tự Đức thì các vị giáo chức có bằng cấp chuyên môn để dạy huấn nghệ, kỹ nghệ. Nhưng theo Hội truyền giáo Paris thì mấy vị nầy không có các bằng cấp hoặc khả năng mà Giám mục Gauthier mô tả. Nguyên văn:

Theo một tờ phúc trình của Giám mục Gauthier ngày 30 tháng 2 năm Tự Đức 21 (23-2-1868):

- LM. Thông, (tức Montrouzies) biết phép toán, bản đồ các nước thiên hạ, in bóng (quang học), điện khí, phân ngũ kim; biết nói có thứ đất thứ đá ấy thì có những giống chi. Nhưng theo ký sự của Hội Truyền giáo Paris, thì Linh mục Montrouzies trước khi nhập Hội Truyền giáo Paris, ngày 1-5-1867 đã đậu cử nhân văn chương.

- Linh mục Đồng (tức Renauld) biết phép toán, thiên văn, đo độ số mặt trời mà họa đồ bản, đo thiên xích cho được đi biển, biết phép cầu cao cầu viễn, biết đo đất cho biết nơi nào cao nơi nào thấp, biết bản đồ các nước thiên hạ, biết dùng truyền tin thẳng, biết làm thu lôi trụ.

Nhưng cũng theo ký sự của Hội Truyền giáo Paris thì sau khi học xong chủng viện, Linh mục Renauld gia nhập Hội Truyền Giáo Paris 14-10-1866 và theo học một khóa đặc biệt về kiến trúc và họa đồ một năm trước lúc lên đường sang Việt Nam.

- Giáo sĩ (tức bác sĩ Hernaiz) không phải linh mục hay tu sĩ mà chỉ là một nhân sĩ tôn giáo nên gọi giáo sĩ như Nguyễn Trường Tô cũng được gọi là giáo sĩ, thì không dạy học trò được vì nặng tai, nhưng cũng giúp Linh mục Thông mà phân tích các tính ngũ kim ngũ hành. Lại biết làm thuốc. Nhưng tới Việt Nam chưa được mấy ngày giáo sĩ nầy do bệnh cũ tái phát đã xin về Pháp trở lại.

- Còn Ca Xanh (nguyên tên là Ca sa nhi) là một người thợ máy, trước đã giúp việc tàu Thuận Thiệp, có lẽ do giám mục gặp ở Sài gòn đem về giới thiệu với triều đình, nhưng Ca xanh đòi lương quá cao (320 đồng/tháng, tính ra tiền là một ngàn, bảy trăm sáu chục quan) và đòi hỏi nhiều điều kiện, nên không dùng. (TBC, SĐD, trang 49 & 50). Các đối chiếu nên trên chứng tỏ Vua quan triều Tự Đức bị thầy trò Nguyễn Trường Tộ dối trá lừa bịp có hậu ý.

b.- Giám mục tình báo: Giám mục Sohier, nhất là Giám mục Gauthier, thầy đỡ đầu và sát cánh với Nguyễn Trường Tộ là một tên gián điệp phục vụ cho quyền lợi của Pháp chứ đâu có tấm lòng muốn giúp triều đình Tự Đức mở trường để canh tân xứ sở, mà bảo giám mục không lừa dối triều đình.

Thật vậy, nếu kể theo thứ tự thời gian, chúng ta thấy rằng Giám mục Gauthier cùng Nguyễn Trường Tộ đến chào mừng quân Pháp đổ bộ lên Đà Nẵng năm 1858. Và năm 1861, theo lời yêu cầu của phó Đô đốc Charner, thầy trò Gauthier về Sài Gòn, để mở rộng vùng chiếm đóng. Quý độc giả sẽ thấy sử liệu ở Chương 2, bản Điều Trần số 17 Dùng Giám Mục, Linh Mục Vào Việc Canh Tân(trang 163).

Sau khi hiệp ước 1862 ký giữa Việt Nam, Pháp và Tây Ban Nha, triều đình vua Tự Đức kiếm cách chuộc lại ba tỉnh đã mất. Trong chiều hướng nầy, một người Gia Tô cuồng nhiệt là Trung Tá hải quân Aubaret vận động, được bộ ngoại giao Pháp và vua Napoléon III đồng ý. Vì thế một hiệp ước mới (thế hiệp ước cũ 1862) được bộ ngoại giao và bộ hải quân soạn thảo theo quan điểm của vua Napoléon III, và được ký tại Huế ngày 15-1-1864.

Theo hiệp ước nầy, ba tỉnh bị chiếm trong năm 1862 được trả lại cho Việt Nam, ngoại trừ thành phố Sài Gòn, Mỹ Tho, Vũng Tàu và Côn Đảo. Để đổi lại việc trả 3 tỉnh nầy, Pháp có quyền bảo hộ 6 tỉnh Nam bộ, ba hải cảng Đà nẵng, Ba Lạt và Quảng Nam...

Theo hiệp ước 1864, Aubaret chủ trương chiếm Nam Kỳ bằng con đường tôn giáo và thương mại, chứ không phải Aubaret có lòng tốt gì đối với dân Việt Nam đâu (CHT. SĐD, trang 174, 175). Trong triều đình Pháp chia làm hai phe, phe ủng hộ và phe chống. Phe chống khuyên vua đừng phê chuẩn hiệp ước.

b1.- Gauthier theo phe Aubaret:

Về phía các nhà truyền giáo cũng chia làm 2 phe, phe chống, phe bênh. Chúng ta cũng nên lưu ý rằng chống hoặc bênh cũng cùng một mục đích là đồng hóa dân Việt Nam nhưng theo cách nầy hay theo đường khác mà thôi. Trong phe ủng hộ có Giám mục Sohier và Giám mục Gauthier hai người có liên hệ đến việc mở trường nói trên. Thư của Giám mục Lefèbre viết cho Linh mục Pernot, cho chúng ta thấy điều đó:

Hiệp ước Aubaret bị dìm, đó không phải là điều rủi ro. Chỉ có Giám mục Sohier và Giám mục Gauthier là tán đồng hiệp ước, nhưng đứng trên quan điểm chính trị thực sự và quyền lợi của hội truyền giáo chúng ta, việc trả lại ba tỉnh để lấy tiền thật là một sự ngu ngốc kỳ lạ. Vấn đề bây giờ là phải lấy luôn ba tỉnh phía Nam: Đó là ý đồ của chính phủ và của toàn thể Bộ Tham Mưu chúng ta, nhưng cần phải có một nguyên cớ nghe được, vì cần phải có tôn trọng công lý và tôi không biết từ khi hiệp ước được ký kết với Bonard, người An Nam có cố tình phá vở hiệp ước hay không; vì không có gì rõ ràng là triều đình Huế không tôn trọng, dù có nhiều vi phạm ở địa phương mà họ có thể quy trách nhiệm cho dân chúng và quan lại, là những người, dĩ nhiên, không mấy sẵn sàng chấp nhận bất cứ hiệp ước nào với nước ngoài, nhất là ở Bắc Kỳ. Chắc Cha đã gặp Giám mục Sohier, người theo phe Aubaret, nhưng bất đồng ý kiến với tôi. Ông Aubaret đã trở lại Xiêm, hết sức xấu hổ về việc thất bại ngoại giao của ông, sự thất bại tôi đã cho ông thấy trước, khi ông ghé Sài gòn.

Nguyên văn tiếng Pháp:

Le traité Aubaret est enfoncé et ce n'est pas un malheur. Il n'y avait que Mgr. Sohier et Mgr. Gauthier qui en paraissaient partisans, mais au vrai point de vue politique et dans les intérêts de notre Mission, la reddition des trois provinces pour de l'argent était une absurdité révoltante... Il s'agit maintenant de prendre les trois autres provinces méridionales: c'est l'intention du gouvernement et de tout notre État-Major, mais il faudrait pour cela une raison plausible, car il faut bien observer la justice et ne sais si, depuis le traité conclu avec M. Bonard, les Annamites ont donné lieu obstensiblement à une rupture du traité; car il n'est pas évident que la Cour de Huế n'en ait pas observé les conditions, malgré beaucoup d'infractions locales, qu'elle peut rejecter sur les populations et les mandarins, naturellement peu disposés à accepter aucun traité avec une puissance étrangère, surtout au Tonkin. Vous avez du voir Mgr. Sohier, qui s'est fait aussi le partisan de M. Aubaret, mais dans un autre ordre d'idées que moi. M. Aubaret est retourné à Siam, tout confus de son échec diplomatique, que je lui avais fait entrevois lors de son passage à Saigòn”.

(Lettre de Mgr. Lefèbre au Père Pernot, datée du 27-9-1864, citée par Taboulet, Bulletin de la Société des Études Indochinoise 1943, tom XVIII, N" 4, 4ème trimestre. Mgr. Sohier et Mgr. Gauthier sont respectivement évêque de Huế et évêque du Tonkin méridionnal. (Dẫn theo CHT, SĐD, trang 181).

b2. Gauthier được mời họp mật:

Năm 1872 tàu Bouragne chở trung tá hải quân Senez ra Bắc kỳ để dò xét tin tức cho một cuộc chiếm cứ vùng nầy. Trong thư báo cáo của hạm trưởng Senez gởi cho Đô đốc Dupré chúng ta thấy có mời Giám mục Gauthier họp mật với vị sĩ quan Senez nầy:

... Vừa lên bờ tôi gửi ngay thư cấp tốc cho Giám mục Gauthier cách đó lối mười cây số và hẹn gặp ở trong làng. Chúng tôi sống suốt ngày giữa đám dân Thiên Chúa giáo, họ rất niềm nở với chúng tôi... Lúc 4 giờ chúng tôi thấy một nhà truyền giáo, Cha Frichot đến nói chuyện với chúng tôi vì Giám mục đi vắng. Cha xác nhận lại những gì mà chúng tôi biết lúc sáng do sự tiết lộ của những phái viên: loạn lạc ngày càng bành trướng, từ các tỉnh Lạng sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang lan đến Sơn Tây, Bắc Ninh, Quảng Yên, Hải Dương và những người khởi nghĩa làm loạn, trộm cướp, đã làm những điều cực kỳ táo bạo.

Cha xứ vùng Phát Diệm xác nhận các tin tức đó ngoại trừ vấn đề chính thống và tôn giáo của người dòm ngó ngôi Vua, về hai điểm này có những ý kiến mâu thuẫn nhau. Nhưng sự kiện chắc chắn là cầm đầu cuộc nổi loạn này có một người đang dòm ngó ngôi vua Bắc Kỳ, dù thuộc dòng chính thống hay không.

Nguyên văn tiếng Pháp:

... Aussitôt débarqué, j'envoyai un exprès à Mgr. Gauthier qui habite à 10 ou 12 km et donnai rendez-vous au village. Nous passâmes la journée au milieu de cette population chrétienne qui fut très gracieuse envers nous... Vers 4 heures nous vimes arriver un missionnaire, le père Fricot qui en l'absence de Monseigneur venait causer avec nous. Il confirme ce que nous avions déjà appris le matin par l'indiscrétion des envoyés du Département: c'est que l'insurrection s'étendait de plus en plus et que des provinces de Lạng Sơn, Cao Bang, Thai Nguyen, Tuyen Quang, elle avait gagné celles de Sơn Tay, Bac Ninh, Quang Yen, Hai Dương et que les insurgés, rebelles ou pirates commettaient les plus grande atrocitées.

Le curé de Phat Diem confirma ces renseignements à l'exception cependant de la légitimité du prétendant et de sa religion, sur lesquelles circulent des versions contradictoires. Mais le fait certain est qu'à la tête de cette insurrection existe un prétendant légitime ou illégitime à la couronne du Tonkin...” (Rapport sur le voyage du Bourayne de Saigon au Nord du Tonquin, par le Commandant Senez, 16-2-1872, Archives du ministère de la Marine, BB4. 964 CHT, SĐD, trang 242-243).

b3.- Giám mục Gauthier viết: triều đình Huế chỉ nghe tiếng nói của đại bác mà thôi.

Trong thư đề ngày 12-2-1873, 19-2-1873 gởi cho Đô đốc Dupré, Giám mục Gauthier viết:

Cuộc chiến nầy làm hao mòn tài chánh và giết hại những tinh hoa của dân tộc(dĩ nhiên là dân tộc Pháp, BK). Giám mục Gauthier viết như vậy và còn than phiền về những việc sách nhiễu con chiên. Theo tôi (giám mục Gauthier) khi nói đến triều đình Huế và quan lại. Các người đó chỉ có nghe theo tiếng nói của đại bác, còn thì điếc hẳn không nghe gì khác. (Tức là Giám mục khuyên không nên nghe triều đình Huế về một giải pháp ở Bắc kỳ mà phải chiếm nhanh, BK).

Nguyên văn tiếng Pháp:

Cette guerre ruine les finances et décime l'élite de la population, écrivait Mgr. Gauthier qui se plaignait en outre des vexations dont ses chrétiens étaient victimes. Il compte pour mois, poursuivait l'évêque, en parlant de la cour de Huế et de ses madarins - que ces gens n'entendront jamais que la voix du canon et resteront sourds à tout le reste. (Mgr. Gauthier à Dupré, 12-2-1873, et 19-2-1873, CHT, SĐD, trang 250).

b4.- Gauthier muốn có một chính phủ

Gia Tô tại Bắc Kỳ.

Bằng những sự phóng đại đó, các kẻ truyền đạo cố lôi cuốn các viên chỉ huy quân sự Pháp vào các cuộc chinh chiến và họ tin rằng một khi sự xung đột tái diễn thì nhất định Pháp sẽ mắc kẹt trong guồng máy chiến tranh.

Tôi tin rằng Giám mục Gauthier và Giám mục Puginier, nhất là ông thứ nhì, không chịu nỗi ý kiến một giải pháp hòa bình cho vấn đề: Giải pháp này sẽ phá tan hy vọng của họ mong muốn thấy một chính phủ riêng biệt, chính phủ này có lẽ sẽ là một chính phủ Công giáo. Các tín đồ Công giáo lại càng phóng đại hơn nữa các ý tưởng đó và xúi giục các linh mục, các người chăn dẫn họ để đưa đến một sự đổ vỡ mới giữa hai chính phủ... Suốt ngày, chúng tôi nhận tới tấp các báo cáo và các lời yêu cầu đem quân chinh phạt các tỉnh đó.

Nguyên văn tiếng Pháp:

Par ces exagérations, les missionnaires s'efforcaient d'entrainer les chefs militaires francais dans des expéditions, convaincus qu'une fois que les hostilités recommencaient, les Francais seraient fatalement pris dans l'engrenage de la guerre.

“Mrg. Gauthier et Mgr Puginier, celui-ci surtout, je le crois, ne peureusement supporter l'idée d'une solution pacifique de la question: cette solution est la ruine des espérances qu'ils nourrissaient de voir créer au Tonkin un gouvernement particulier, lequel serait un gouvernement catholique. Les chrétiens exagèrent encore ces idées et poussent leurs prêtres et leurs pasteurs pour amener une nouvelle rupture entre les deux gouvernements... Toute la journée, nous recevons rapports sur rapports et demandes d'expédition dans ces provinces”. (Philastre à Dupré, dépêche du 15-1-1874 précitée. CHT, SĐD, trang 306).

b5.- Tại sao giám mục Gauthier muốn có một chính phủ Gia Tô tại Bắc Kỳ?

Trả lời: Sẽ dễ dàng biến người Bắc Kỳ trở thành Gia Tô giáo hoàn toàn. Có ích gì lúc người Bắc Kỳ trở thành Gia Tô? Giám mục Puginier trả lời thế cho chúng ta:

Tôi xác nhận rằng, khi nào Bắc Kỳø trở thành Gia Tô, thì nó cũng trở thành một nước Pháp nhỏ, hoàn toàn giống như các đảo Philippines đã thành một nước Tây Ban Nha nhỏ... Giám mục Puginier viết tiếp:

Nếu chính phủ hiểu rõ quyền lợi thực sự của nước Pháp mà ủng hộ chúng tôi một cách thật sự dù che đậy đôi chút để tránh đụng chạm dư luận, tôi quả quyết rằng trong sứ mệnh của tôi, mỗi năm chúng ta có thể thu về cho nước Pháp khoảng 20.000 người bạn bằng cách cải đạo, chắc chắn tỉ lệ nầy sẽ gia tăng hàng năm, và có đủ lý do mạnh để hy vọng rằng sau 30 năm, gần hết xứ Bắc Kỳ đều trở thành Gia Tô, nghĩa là trở thành người Pháp hết.

Nguyên văn tiếng Pháp:

J'affirme que du moment où le Tonkin deviendra chrétien, il deviendra aussi la petite France de l'Extrême-Orient, absolument comme les iles Philippines sont une petite Espagne...”.

“Si le gouvernement comprenant les intérêts de la France, à leur vrai point de vue, nous favorisait d'une facon réelle quoique un peu voilée pour éviter de choquer l'opinion, j'affirme que dans ma mission nous pourrions, chaque année, gagner à la France environ vingt mille amis en les faisant chrétiens sans la moindre pression. Cette proportion irait certainement en augmentant tous les ans, et il y a fortes raisons d'espérer que d'ici à trente ans, à peu près tout le Tonkin serait chrétien, c'est-à- dire Francais. (Lettre de Mgr. Puginier au ministre de la Marine et des Colonies, 6-5-1887. Archives du ministère de la F.O.M., AOO (30) ou N.F.541, CHT, SĐD, p. 421 & 422).

Tất cả các giám mục linh mục Pháp đều là những tên thực dân cuồng nhiệt. Trong số đó, Giám mục Puginier được xếp hạng nhất, Giám mục Gauthier, thầy của Nguyễn Trường Tộ đứng hạng nhì. Là hai kẻ đắc lực và nguy hiểm nhất trong chủ trương biến Bắc Kỳ thành một nước Pháp nhỏ và độc lập khỏi triều đình Huế. Giám mục Puginier đã uổng công đích thân đến Sài Gòn (Từ Bắc Kỳ, BK) để bàn trực tiếp với Đô đốc Dupré, nhưng Dupré vẫn cương quyết không can thiệp vào những vấn đề của nội bộ Bắc Kỳ.

Biến Bắc Kỳ trở thành một nước Pháp nhỏ sau khi đã đổi đạo dân Bắc, chủ trương nầy cũng được Đô đốc Dupré chỉ trích là quá nguy hiểm. Trong thư gởi cho Bộ Trưởng Hải Quân và Thuộc Địa ngày 30-12- 1874 cho chúng ta thấy điều đó:

Dupré viết: Những lần tôi nói chuyện với Giám mục Puginier. Trước khi ông rời Sài Gòn, lòng tôi vẫn không thay đổi: vì thế tôi vẫn giữ nguyên các nhận xét mà tôi đã trình bày với ngài, dù vị giám mục nầy đã khổ công khuyến cáo rằng hãy bỏ cái chính nghĩa đã tạo cho dân chúng (An -Nam) có cảm tình với nước Pháp và theo con đường mà ông Garnier, một anh hùng bị kết án, đã vạch sẵn, nhưng người ta đã không biết những khó khăn của tình thế, do viên sĩ quan khốn nạn nầy để lại mà chúng ta phải gánh chịu.

Giám mục Gauthier cũng thuyết phục, nhưng Dupré cũng không thay đổi ý kiến:

Chắc chắn tôi sẽ không làm vừa lòng hoàn toàn Giám mục Gauthier được, ông ta quá hăng say và trong nhiều trường hợp tôi nhận thấy thật sự quá nguy hiểm nếu nhắm mắt nghe lời của ông giám mục nầy.

Nguyên văn tiếng Pháp:

Mgr. Puginier avait beau venir en personne à Saigon pour discuter directement avec Dupré, celui-ci restait ferme dans sa position de non-ingérence dans les affaires intérieures du Tonkin.

“Les conversations que j'ai eues avec ce prélat avant son départ de Saigon, écrivait Dupré à son ministre, n'ont pas modifié ma conviction: Je maintiens donc les observations que je me suis permis de vous présenter, quelque pénible qu'il soit de conseiller l'abandon d'une cause qui éveille en France nombreuses sympathies, et l'adoption d'une ligne de conduite que condamneront ceux pour lesquels M. Garnier est un héros, et qui ignorent les difficultés la situation que nous a léguée ce malheureux officier”. (Dupré au ministre de la Marine et des Colonies, 30-12-1874, Archives ministère de la F.O.M. A 30 (25) carton 13. CHT. SĐD, trang 366).

Mgr. Gauthier ne pouvait non plus changer les idées de Dupré:

Il me sera certainement impossible de donner une entière satisfaction à Mgr. Gauthier; son ardeur est extrême, et en maintes circonstances, j'ai pu reconnaitre combien il serait dangereux d'accepter sans réserves les appréciations de ce prélat.

(Dupré au ministre de la Marine et des Colonies, 26-7-1876, Archives du ministère de la F.O.M. A 30 (26) carton 14. CHT, SĐD, trang 367).

Qua sáu dẫn chứng nêu trên, chúng ta có thể quả quyết rằng, đưa ra miếng mồi Mở Trường Kỹ Thuật là một mưu chước đã được bàn luận kỹ lưỡng giữa Giám mục Gauthier và Nguyễn Trường Tộ để thăm dò và phỉnh gạt triều đình. Do đó, nên nói: Việc Mở Trường Kỹ Thuật không bao giờ có chứ không phải vì thế mà thất bại. Giả sử triều vua Tự Đức, hoặc ai đó, có điều kiện để Mở Trường Kỹ Thuật nhằm Canh Tân Xứ Sở cho dân giàu nước mạnh thì chính Gauthier và Nguyễn Trường Tộ là hai người sẽ đập phá trước hết vì nếu Việt Nam được giàu mạnh thì kế hoạch muốn đồng hóa và biến Bắc Kỳ trở thành một nước Pháp nhỏ để dễ cai trị của Gauthier bị thất bại sao? Tôi hy vọng Linh mục Trương Bá Cần, Tiến Sĩ Sử Học và độc giả sẽ đồng ý sự nhận xét của tôi qua các sử liệu chính xác đã trích dẫn?

Và qua đó chúng ta cũng thấy rõ thêm cái tư tưởng chẳng thà mất nước chứ không thà mất Vatican của Nguyễn Trường Tộ. Cũng thế chúng ta mới hiểu rõ tại sao mà Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình Dùng giám mục linh mục vào việc canh tân, Những việc Giám mục Gauthier có thể giúp, Thương lượng với Giám mục Croc v.v... Vài ý kiến ngắn gọn:

* Tội nghiệp cho vua quan nhà Nguyễn, không có cơ quan tình báo gì cả. Nuôi ong tay áo, nhận giặc làm con.

* Giám mục Gauthier, người mà Nguyễn Trường Tộ đã mang ơn dìu dắt, việc đi đứng nằm ngồi, ăn ở bên cạnh nhau hơn mười năm. Có thật Nguyễn Trường Tộ không biết kế hoạch hỗ trợ cuộc xâm lăng Việt Nam của thầy mình? Ít nhất là trước lúc Nguyễn Truờng Tộ chết.

Kế hoạch mở trường dĩ nhiên là không thể xảy ra, và đó cũng là một điều tốt để thầy trò Nguyễn Trường Tộ ít có cơ hội tới lui triều đình vua Tự Đức với mục đích thu thập tin tức cho quân đội viễn chinh Pháp.

2.5.- Điều thứ tám trong 8 điều Nguyễn Trường Tộ đề nghị phải làm gấp là lập Viện Dục Anh và Trại Tế Bần. Nguyễn Trường Tộ dẫn điển tích vua Nghiêu vua Thuấn nhờ giúp đỡ hạng người nghèo khổ, người cô độc nên được thiên hạ ca tụng là người đạo đức. Cách trình bày của Nguyễn Trường Tộ rất hợp nhân đạo lúc nuôi dưỡng những trẻ mồ côi. Nhưng cái dụng tâm của Nguyễn Trường Tộ trong đề nghị nầy là gì? Trả lời:

Nếu triều đình cho rằng việc nầy nên làm thì sẽ nhờ các giám mục mời người đến mở mỗi tỉnh một nhà nuôi trẻ, không bao lâu sẽ thấy kết quả ngay. (Tế Cấp Bát Điều, TBC, SĐD, trang 276).

Kết quả được những gì? Xin mời độc giả xem phần Nhận Xét dưới đây:

Nếu đứng ở vị trí lịch sử đất nước Việt Nam ngày nay để xét, thì các hội từ thiện có người phương Tây nhúng tay vào không có nhiều âm mưu (trồng người) như thời Nguyễn Trường Tộ, vì thời đó Việt Nam bị Pháp đô hộ, không có chủ quyền. Người nước ngoài ngay cả thường dân họ cũng được Trị ngoại pháp quyền, chính phủ Việt Nam không có quyền xét xử, lúc họ vi phạm luật pháp. Còn các linh mục giám mục lại có quyền đặc biệt hơn nữa. Nhất là núp dưới chiếc áo chùng thâm và viện dẫn lý do tôn giáo để bắt chẹt triều đình vua Việt Nam, mà chúng ta đã thấy các linh mục giám mục ngoại quốc đến Việt Nam với các nhiệm vụ tình báo, và muốn biến Việt Nam trở thành một nước Pháp với linh hồn Vatican như đã trình bày ở đoạn trước. Ngay cả Linh mục Việt Nam như Nguyễn Hoằng, Nguyễn Điều, Trương Vĩnh Ký cũng là những kẻ bồi Tây mà lịch sử đã cho thấy.

Do đó, nếu mỗi tỉnh có một Viện Dục Anh do các giám mục người Tây phương điều khiển (hay cử người điều khiển cũng thế) sẽ tạo nên một màng lưới gián điệp toàn cõi Việt Nam. Và lúc đó thì kế hoạch đồng hóa của Puginier và của Gauthier thầy của Nguyễn Trường Tộ rất dễ đạt được kết quả, và vấn đề Pháp hóa người Việt cũng sẽ được rút ngắn thời gian. Đó là chưa kể tình trạng các linh mục giám mục hay bà sơ điều khiển các Viện Dục Anh (viện mồ côi, nhà giữ trẻ) nầy dựa vào thế lực của Pháp để phản loạn qua hai dẫn chứng dưới đây:

Thí dụ 1: Vụ Xuân Hòa của Linh mục Ân (người Việt Nam) đã dựa vào chức linh mục và dựa thế người Pháp cho phép những kẻ mới theo đạo ở làng Xuân Hòa (Huế) thuê giáo dân các làng bên cạnh tự tiện gặt các thửa ruộng đang tranh chấp.

Vài ngày sau bữa gặt lúa, gần 1.000 dân không đạo, võ trang gậy gộc đến giật lại lúa hiện đang chứa ở đình; bị giáo dân chống cự, sau một trận ẩu đả họ đã chạy trốn, bỏ lại 20 người bị bắt… (Xin xem luận án của Cao Huy Thuần, bản dịch tiếng Việt Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam. Hương Quê xuất bản, Hoa Kỳ, 1988, trang 325).

Theo luật pháp hiện hành của Việt Nam thời bấy giờ, Linh mục Ân sẽ bị đánh bằng roi hoặc bằng gậy vì có lỗi nhưng ông được sự che chở của Pháp. Do đó:

…Sự vụ kéo dài ba năm. Cuối cùng được kết thúc bằng sự nhượng bộ triều đình Huế do áp lực của các văn thư hăm dọa của soái phủ Saigòn cương quyết đòi Một linh mục không bao giờ có thể bị đánh bằng gậy, dù như là phương pháp tra hỏi, hoặc như hình phạt chính hay phụ. (CHT, SĐD, trang 330).

Thí dụ 2: Thiên Tân giáo án

Năm 1869 một số bà sơ người Pháp lập một Cô Nhi Viện cạnh nhà thờ tại Thiên Tân Trung Hoa, nhưng không có bao nhiêu người chịu đem trẻ mồ côi giao cho Cô Nhi Viện của người nước ngoài. Vì vậy, mấy bà sơ thưởng tiền cho những ai đem trẻ em đến. Hành động nầy làm cho dân chúng nghi là có việc mua bán trẻ con.

Ngày 21-6-1870, quan địa phương Trung Hoa đem kẻ tình nghi đến Cô Nhi Viện để đối chất cho rõ sự tình. Sự việc chỉ có thế, nhưng viên lãnh sự Pháp tại Thiên Tân là Henri Fontanier cùng với người bí thư là Tây Mông đến gặp quan đại thần Trung Hoa là Sùng Hậu, với thái độ xấc xược bắn súng dọa nạt và hạch sách Sùng Hậu.

Trên đường về, bọn Fontanier lại dùng súng bắn vào đám đông người Hoa và viên tri huyện Thiên Tân là Lưu Kiệt, khiến một người tùy tùng của viên tri huyện chết.

Đám quần chúng uất hận không dằn được nên đánh chết Fontainier, Tây Mông và đồng bọn 20 người, đồng thời đốt nhà thờ và lãnh sự quán của Pháp. Sau đó, Pháp, Anh, Mỹ, Nga, Đức, Bỉ và Tây Ban Nha, tất cả bảy nước liên hiệp với nhau đem quân vây Thiên Tân, dọa gây chiến. Triều đình nhà Thanh phải chịu xin lỗi, bồi thường tiền cho nước Pháp, cách chức và giáng viên tri phủ và tri huyện Thiên Tân xuống làm lính, đồng thời phạt 20 người và phải xử tử 20 người Hoa khác để làm vừa lòng Pháp và các nước. (Theo The New Encyclopedia Britannica, Helen Hemingway Benten, Publisher 1973 - 1974. Cuốn 7, trang 770. Đây là cuốn Bách Khoa Đại Tự Điển bằng chữ Nho, nên tôi chỉ nhờ người quen lược dịch nhưng không viết nguyên văn vào đây được. Trong cuốn Tăng Quốc Phiên Trí Mưu Toàn Thư, quyển hạ, chương Thanh Sử Cảo, Quyển 40, Quốc Phiên Truyện, trang 1016 cũng tường thuật vụ Thiên Tân nói trên, nhưng số người bị xử tử là 17 người thay vì 20 như trong cuốn Bách Khoa Đại Tự Điển.

Vụ Cô Nhi Viện Thiên Tân chỉ có giản dị như thế, quan địa phương Trung Hoa có quyền đến Cô Nhi Viện để điều tra cho rõ thực hư về tin đồn mua bán trẻ con, là một việc làm cần thiết không có gì sai trái cả. Còn việc quần chúng uất hận đánh chết người là ngoài ý muốn chứ không phải triều đình nhà Thanh chủ trương.

Nhưng qua đó, chúng ta thấy số phận của một quốc gia mất chủ quyền, và cũng thấy thế của kẻ mạnh lúc nào cũng đúng cả!

Hai dẫn chứng cho thấy, hoặc vô tình hay cố ý, nhà thông thái Nguyễn Trường Tộ đề nghị mỗi tỉnh lập một nhà nuôi trẻ do Giám Mục tình báo Gauthier cử người điều khiển, là một kế hoạch vô cùng nguy hiểm. Không những tạo thế hợp pháp cho các giáo sĩ nước ngoài, mà còn trải rộng mạng lưới tình báo khắp toàn quốc để cho Pháp và Vatican dễ dàng và nhanh chóng thống trị và đồng hóa dân tộc ta.

Song song với sự tai hại trên, các nhà nuôi trẻ cũng là kế hoạch trồng người, một mặt thì cải đạo con người từ nhỏ và mặt khác là để chọn người tu.

Hậu ý của Nguyễn Trường Tộ sau bức màn của bản Điều Trần nầy là gì?

Ông đi vòng vo tam quốc giả vờ đề nghị chỉnh trang cái nầy, cải cách cái nọ, giọng văn nhiều chỗ trông có vẻ thành khẩn giống như có lòng yêu Tổ Quốc thực sự. Nhưng chủ tâm không phải cái đó, mà thâm ý là đề nghị triều đình mời hoặc bổ nhiệm mỗi tỉnh một ông linh mục hay giám mục, để thực hiện chương trình Gia Tô Giáo và Pháp hóa đất Việt theo kế hoạch của Puginier và của Gauthier (thầy và cố vấn của Nguyễn Trường Tộ). Kế hoạch nầy núp dưới chiêu bài Viện Dục Anh và Trại Tế Bần.

Nguyễn Trường Tộ lại bồi thêm một nhát dao chí tử khác vào cơn bệnh trầm kha của triều đình bằng cách, đề nghị đào một con kênh từ Hải Dương vào kinh đô Huế để phu dân phục vụ khổ cực thì sẽ có một Loạn Chày Vôi khác chống lại triều đình. Kế hoạch ba mặt giáp công vua quan Việt Nam làm sao chống đỡ nổi: Bên ngoài Pháp đánh vào, bên trong phu đào kênh đánh ra. Tại các tỉnh, linh mục giám mục hô hào con chiên nổi dậy chiếm các công sở, xử dụng khí giới tối tân của thực dân mặc sức tha hồ cướp của giết người. Đây là trọng tâm chính của bản Điều Trần Tám Điều Lợi Cần Làm Gấp của Nguyễn Trường Tộ.

Tóm lược vài điểm chính của Phần Hai qua ba bản Điều Trần quan trọng nhất của Nguyễn Trường Tộ.

1.- Nguyễn Trường Tộ trốn ra nước ngoài: vì sợ triều đình vua Việt Nam trị tội. Lý do là ông cùng nhiều giám mục, linh mục ngoại quốc đến ủng hộ cuộc đổ bộ của Pháp chiếm Đà Nẵng. Quí độc giả sẽ thấy rõ thêm chi tiết trong phần sau của bài nầy.

2.- Qua sử liệu chúng ta đã thấy ngay từ đầu, nếu quân dân Việt Nam đánh mạnh, thì không những Pháp rút khỏi Đà Nẵng mà ngay cả ba tỉnh bị chiếm tại Nam Kỳ.* Trong lúc đó Nguyễn Trường Tộ viết Điều Trần khuyên quân dân Việt Nam Ở đâu thuận với họ thì phúc, chỗ nào trái với họ thì họa... Huống hồ nước Việt Nam là một nước nhỏ bé, tại sao lại muốn trái đạo trời. Là một đề nghị để quân Pháp có thì giờ dưỡng sức mà chiếm các tỉnh khác.

3.- Năm 1863 Nguyễn Trường Tộ viết, người Pháp chỉ xin ta cắt cho một vài chỗ, họ không có ý đi cướp nước, nếu yêu sách thoả mãn họ sẽ chấm dứt. Mặc dầu vua Tự Đức đã thỏa mãn những gì Pháp đòi hỏi, nhưng năm 1867 Pháp cướp trọn cả xứ Nam Kỳ và năm 1873 cướp luôn Bắc Kỳ.

4.- Nguyễn Trường Tộ nêu câu hỏi tại sao giết giáo sĩ. Chúng ta đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy, các giáo sĩ nướùc ngoài đến Việt Nam đã được Giáo Hoàng La Mã khuyến khích và đồng ý với các kế hoạch hỗ trợ chính phủ Pháp xâm chiếm và đồng hóa dân tộc ta. Đến nỗi Đô đốc Genouilly cũng lên án rằng không một nền cai trị nào, dù là phục vụ cho đạo Gia Tô, lại có thể dung thứ cho sự xâm phạm thường xuyên và ngu xuẩn vào các vấn đề chính trị, dân sự và quân sự không được và không phải thuộc quyền hạn của các giáo sĩ.

5.- Trong bản Điều Trần Lục Lợi Từ (Sáu Điều Lợi cần làm), Nguyễn Trường Tộ dẫn chứng sai sử liệu với hậu ý là khuyên người Việt Nam hợp tác với Pháp và nhờ Giáo hoàng La Mã giúp đỡ. Nhưng qua sử liệu chúng ta đã chứng minh rằng một giải pháp hợp tác chỉ có lợi cho Pháp và nhờ Giáo hoàng La Mã giúp thì cũng giống như khuyên cha mẹ gởi con vào chuồng cọp mà thôi. Do đó, Sáu Điều Lợi của Nguyễn Trường Tộ đề nghị sẽ trở thành Sáu Điều Hại rất nguy hiểm cho quốc gia.

6.- Bản Điều Trần Tế Cấp Bát Điều (Tám điều cần phải làm gấp). Nguyễn Trường Tộ cổ vỏ cải đổi võ bị, thu hợp các tỉnh nhỏ, điều chỉnh các thứ thuế, đo đạc ruộng đất, thống kê dân số, học thực dụng, âu hóa khoa học kỹ thuật và mở Viện Dục Anh ở mỗi tỉnh.

a.- Nhưng về binh pháp thì Nguyễn Trường Tộ không có sáng kiến gì mới, không có gì gọi là âu hóa mà hầu hết là lấy ý trong cuốn Tôn Ngô Binh Pháp. Các vấn đề thuế, đo lại ruộng đất và kiểm kê dân số, thì thời Gia Long (từ năm 1802) đã làm rồi.

b.- Nguyễn Trường Tộ, Giám mục Sohier (địa phận Huế) và Giám mục Gauthier (địa phận Bùi Chu Phát Diệm) đã dối gạt vua quan triều Tự Đức trong việc mở trường kỹ thuật và huấn nghệ tại Huế, năm 1868.

Chúng ta cũng đã thấy những chứng liệu không chối cãi được rằng, Giám mục Gauthier, thầy của Nguyễn Trường Tộ, là một tên tình báo nguy hiểm.

c.- Nguyễn Trường Tộ đề nghị đào một con kênh từ Hải Dương đến Huế là một việc làm rất tai hại vì toàn dân sẽ nổi loạn chống triều đình, và Pháp sẽ thừa cơ hội để chiếm toàn cõi Việt Nam cho chóng dứt điểm.

d.- Nguyễn Trường Tộ cũng đề nghị mỗi tỉnh lập một Viện Dục Anh và Trại Tế Bần do giám mục chỉ định người coi sóc. Chương trình nầy sẽ giúp cho Gia Tô hóa và Pháp hóa đất nước một cách nhanh hơn.

Ngắn gọn, ba bản Điều Trần mà chúng ta vừa nhận xét, là cốt tủy tư tưởng chính của Nguyễn Trường Tộ và rất được nhiều người trích dẫn từng đoạn nhỏ rồi ráp lại với nhau: mà ca tụng ông ta là Một nhà canh tân vĩ đại của đất nước vào hậu bán thế kỷ thứ 19. Nhưng nếu lồng các đề nghị của ông vào bối cảnh lịch sử quốc tế, quốc nội thời bấy giờ chúng ta đã thấy: Ông và các bản Điều Trần của ông chỉ là công cụ của một chiến lược xâm lăng, nhằm hỗ trợ cho Pháp và Vatican dễ dàng xâm chiếm nước ta. Một trong những kẻ Lưng mềm dễ uốn, chạy theo chủ mới là Nguyễn Trường Tộ, lúc đầu ông làm phiên dịch cho Tây Soái sau đó ông viết những bản Điều Trần, đưa ra những nhận định sai lầm về lịch sử cùng những đề nghị hoặc không tưởng hoặc có lợi cho Pháp và Vatican trong kế hoạch sớm kết thúc cuộc chiếm đóng, và thực hiện nhanh chương trình đồng hóa dân tộc ta .

Phần tiếp theo sẽ bàn về ý kiến của Nguyễn Trường Tộ trong lãnh vực tôn giáo.

 

bài trước \ bài kế