●   Bản rời    

Khám Phá Mới Về Rắn Và Kinh Cựu Ước (Thiên Lôi)

Khám Phá Mới Về Rắn Và Kinh Cựu Ước

Thiên Lôi

http://sachhiem.net/THLOI/TG/ThienLoi002.php

10 tháng 2, 2009

 

I. Chuyện Rắn Cổ:

Mới đây tin tức quốc tế đã lan truyền chuyện các nhà khảo cổ Jonathan Bloch thuộc trường đại học Florida và Carlos Jaramillo ở Toronto đã tìm thấy di vật hóa thạch của loài rắn vĩ đại chưa hề biết đến, với chiều dài ước tính hơn 40 feet (khoảng 12m - 14m), 10 feet vòng thân nơi lớn nhất, tại một khu rừng ở đông bắc Colombia.

Họ còn bảo nó dài bằng một chiếc xe bus và nặng 1.140 kg, phá kỷ lục nặng nhất của loài trăn Anacondas (khoảng 250 kg), và dài nhất của loài trăn Reticulated pythons (khoảng 10m).

Ảnh minh họa loài trăn khổng lồ Titanoboa cerrejonensis.

Theo tạp chí Nature số ra ngày 5 tháng 2 thì các nhà khoa học đã đặt tên cho loài trăn này là Titanoboa cerrejonensis, sống cách đây 50-60 triệu năm, sau thời kỳ khủng long tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm. Những con rắn đầu tiên xuất hiện trên trái đất cách nay khoảng 99 triệu năm.

Loài trăn Titanoboa đã từng tung hoành ở vùng rừng rậm cực nóng Paleocene ở Nam Mỹ, và con mồi chúng thường săn là cá sấu. Kích thước của loài rắn tỷ lệ thuận với nhiệt độ khí hậu ở vùng chúng sinh sống.

David Polly thuộc Indiana University bảo vết tích con trăn tìm được quả có một thân hình đồ sộ khủng khiếp và đoán nhiệt độ của quả đất lúc bấy giờ phải là cao lắm. Carlos Jaramillo của Smithsonian Tropical Research Institute và Jason Head, nhà cổ sinh vật học thuộc trường đại học Toronto tính toán ra con số là khoảng tử 30°C to 34°C lúc bấy giờ; trong khi nhiệt độ hiện nay trong vùng chỉ còn là 27°C.

II. Rắn của Cựu Ước

Đọc đến đây làm ta liên tưởng đến chuyện con rắn biết nói trong sách Sáng Thế Ký. Ngộ thiệt, hay con rắn Titanoboa cerrejonensis là con cháu mấy chục nghìn đời của con rắn tổ phụ trong cuốn Cựu Ước? Nhưng thiệt ra hổng phải, vì con này hình như không biết nói. Rắn mà biết nói tiếng người, chắc là tiếng Do thái? Ghê bỏ mẹ. Vậy mà cũng có giống người, à không, giống “chiên” giống “cừu” tin là có thật; không thấy đó là chuyện ngụ ngôn, vẫn ra rã bảo Thánh Kinh là những lời mạc khải của Thượng đế, nên không thể sai lầm (sau này Lenin và Mao cũng dùng y chang một giọng: ‘Đảng là lãnh đạo tối cao, không thể sai lầm’). 

Nếu ai có đọc cuốn truyện tếu nhi đồng giành cho người lớn Ki-tô có tựa đề là ‘Kinh Thánh’ thì đều phải bò lăn ra cười bởi những tuồng tích ngố đếch chịu được. Vì thế nó đã trở thành nguồn cảm hứng cho những đề tài tiếu lâm nhân dân tự vận bấy lâu nay.

Từ khi cuốn Cựu Ước ra đời, bọn ngu dân ở vùng Trung Đông rồi cả châu Âu đã trót bị nhồi sọ tin như chết mà chìm trong tăm tối hơn cả mấy chục thế kỷ. Tưởng đã qua rồi thời kỳ sơ khai, nhưng nó lại lan sang Á châu làm cho đám Ki-tô hữu da vàng mũi tẹt cũng bị ngấm thuốc và nghiện đạo mù lòa không kém dù lúc nhỏ cũng có cắp sách đến trường học chút cách vật trí tri. Từ đó từng nhóm dân trên địa cầu cứ giành nhau ông trời xanh thành Chúa tao Chúa mày mà tiếp tục giết nhau liên miên bất tận không chán.

Tạm bỏ qua mấy cái chuyện ngô nghê mở màn như anh Dê-Hô-Va độc thân (bởi chẳng nghe nói gì đến chị Dê cả!) ngồi buồn ‘gải háng dái lăn tăn’ (chôm thơ của cụ Trần Văn Hương khi ngồi tù dưới chế độ Ngô Đình Diệm) tạo ra vũ trụ và trời đất trong vòng 6 ngày, rồi anh tự cho phép mình nghỉ xả hơi ngày thứ 7 cho nó đủ một tuần (mà lãnh lương y chang như ngày nay) bởi Chúa Dê-Hô-Va, từ nay ta gọi là Chúa Dê cho gọn, cũng mệt phờ râu lắm chứ bộ, sau mấy ngày lao động vất vả làm chuyện tầm phào. Hay thiệt à nghen, thuở trời đất còn hổn mang mà anh Dê đã biết chia 7 ngày thành một tuần rồi, khỏi cần đợi đến sau này có lịch ta mới biết. Sau một ngày thư giản đi ‘mát-da’, Chúa Dê mới táy máy lấy đất sét nặn ra mọi sinh vật, chỉ cần chàng hà hơi một cái là mọi vật nhúc nhích ngay, trong đó có “tổ phụ loài người” là Adam và cái sườn của chàng là Eva.

Bây giờ ta thử đọc vài đoạn trong chương 3 nói về con rắn (bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ - Taiwan, mà tiếng Anh lại ghi là Vietnamese Missionaries in Asia; bà con cứ copy hàng này rồi paste vào ô search của browser là nó hiện ra ngay.) Phần ghi chú nghiêng trong ngoặc thẳng [...] là lời bàn của người viết.

1. Rắn là loài xảo quyệt nhất trong mọi giống vật ngoài đồng, mà Ðức Chúa là Thiên Chúa đã làm ra. Nó nói với người đàn bà [bằng tiếng Hebrew]: "Có thật Thiên Chúa bảo: "Các ngươi không được ăn hết mọi trái cây trong vườn không?
2. Người đàn bà nói với con rắn: "Trái các cây trong vườn, thì chúng tôi được ăn”.
3. Còn trái trên cây ở giữa vườn, Thiên Chúa đã bảo: "Các ngươi không được ăn, không được động tới, kẻo phải chết." [Rõ ràng là Chúa nói láo ngay từ đầu truyện]
4. Rắn nói với người đàn bà: "Chẳng chết chóc gì đâu!” [Con rắn còn thật thà lương thiện hơn Chúa nữa]
5. “Nhưng Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác."
6. Người đàn bà thấy trái cây đó ăn thì ngon, trông thì đẹp mắt, và đáng quý vì làm cho mình được tinh khôn. Bà liền hái trái cây mà ăn, rồi đưa cho cả chồng đang ở đó với mình; ông cũng ăn. [Vậy là người nữ khôn hơn người nam và con người khôn hơn Chúa]
7. Bấy giờ mắt hai người mở ra [thế lâu nay đui à?], và họ thấy mình trần truồng, họ mới kết lá vả làm khố che thân.
8. Nghe thấy tiếng Ðức Chúa là Thiên Chúa đi dạo trong vườn lúc gió thổi trong ngày, con người và vợ mình [thế Eva là con vật à? đúng ra phải dich là ‘người nam’] trốn vào giữa cây cối trong vườn, để khỏi giáp mặt Ðức Chúa là Thiên Chúa.
9. Ðức Chúa là Thiên Chúa gọi con người và hỏi: "Ngươi ở đâu?”
10. Con người thưa: "Con nghe thấy tiếng Ngài trong vườn, con sợ hãi vì con trần truồng, nên con lẩn trốn."
11. Ðức Chúa là Thiên Chúa hỏi: "Ai đã cho ngươi biết là ngươi trần truồng? [làm ta không còn dịp được xem porno nữa! Thiệt là con rắn đáng chết quá mà!] Có phải ngươi đã ăn trái cây mà Ta đã cấm ngươi ăn không?"
12. Con người thưa: "Người đàn bà Ngài cho ở với con, đã cho con trái cây ấy, nên con ăn."
13. Ðức Chúa là Thiên Chúa hỏi người đàn bà: "Ngươi đã làm gì thế?” Người đàn bà thưa: "Con rắn đã lừa dối con, nên con ăn."
14. Ðức Chúa là Thiên Chúa phán với con rắn: "Mi đã làm điều đó, nên mi đáng bị nguyền rủa nhất trong mọi loài súc vật và mọi loài dã thú. Mi phải bò bằng bụng, phải ăn bụi đất mọi ngày trong đời mi. [Thế trước đó con rắn đi hai chân và hút xì-gà à?]
15. Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó." [thế là ăn miếng trả miếng, huề cả hai nhé!]
16. Với người đàn bà, Chúa phán: "Ta sẽ làm cho ngươi phải cực nhọc thật nhiều khi thai nghén; ngươi sẽ phải cực nhọc lúc sinh con. Ngươi sẽ thèm muốn chồng ngươi, và nó sẽ thống trị ngươi."
17. Với con người, Chúa phán: "Vì ngươi đã nghe lời vợ và ăn trái cây mà Ta đã truyền cho ngươi rằng: "Ngươi đừng ăn nó", nên đất đai bị nguyền rủa vì ngươi; ngươi sẽ phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngươi, mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra.
18. Ðất đai sẽ trổ sinh gai góc cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ ngoài đồng.
19. Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn, cho đến khi trở về với đất, vì từ đất, ngươi đã được lấy ra. Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất." [Mẹ kiếp! chỉ ăn có một quả táo để khôn ra biết điều thiện điều ác lại bị Chúa Dê rủa xả kiểu này thế mà … bầy cừu bảo là Chúa Nhân Từ là có uống lộn thuốc không vậy?]
20. Con người đặt tên cho vợ là E-và, vì bà là mẹ của chúng sinh [chỉ dịch ẩu, chẳng hiểu nghĩa “chúng sinh” là gì; đúng ra chỉ dịch là ‘nhân loại’ thôi].
21. Ðức Chúa là Thiên Chúa làm cho con người và vợ con người những chiếc áo bằng da [da cọp hay da rắn?] và mặc cho họ.
22. Ðức Chúa là Thiên Chúa nói: "Này con người đã trở thành như một kẻ trong chúng ta, biết điều thiện điều ác. Bây giờ, đừng để nó giơ tay hái cả trái cây trường sinh mà ăn và được sống mãi."
23. Ðức Chúa là Thiên Chúa đuổi con người ra khỏi vườn Ê-đen để cày cấy đất đai, từ đó con người đã được lấy ra.
24. Người trục xuất con người, và ở phía đông vườn Ê-đen, Người đặt các thần hộ giá với lưỡi gươm sáng loé, để canh giữ đường đến cây trường sinh. [Chúa lại còn sợ con người ăn thêm cả trái cây trường sinh nữa thì Chúa sẽ trở thành hết … toàn năng; con người sẽ bằng Chúa thì còn ai sợ ai nữa].

Lạ thật, truyện không chọn con nào trong đám súc vật Chúa Dê nặn ra mà lại chỉ chọn có mỗi con rắn đóng tuồng, mà lại rắn biết nói tiếng người để Adam và Eva khỏi phải thuê thông dịch viên cho đở tốn tiền. Giống như ngày nay phim không gian của Hollywood, người hành tinh khác khi mới tiếp xúc là nói toàn tiếng Anh ngay. Thiệt là gọn à nghen! Chúa muốn gì được nấy cứ như lấy từ trong óc tưởng tượng ra khỏi cần thắc mắc logic làm gì.

Và cũng lạ thật, 24 câu của truyện kể lảm nhảm trên trong Cựu Ước lại trở thành hòn đá tảng của nền Thần học Thiên Chúa giáo: Tội Tổ tông! Tui gọi là “hòn đá tảng” vì không có Tội Tổ tông thì sau nầy chàng Do Thái lêu bêu Dê-su sẽ jobless, không “giáng sinh” để bị đóng đinh chuộc tội (Tổ tông) cho … chúng sinh được. Mà Dê-su không thi hành được “sứ mạng lịch sử” chuộc tội nầy, thì lấy gì cho cha cố mục sư bịp được đám chiên cừu!

Trong câu 20 ghi “Con người đặt tên cho vợ là E-và, vì bà là mẹ của chúng sinh.” Tui hổng có chịu chỗ này, và tui hổng có dính dáng gì tới Eva tí nào à. Bởi vì nếu đọc tiếp cuốn Sáng thế ký đến lõ mắt thì ta vẫn thấy Adam Eva chỉ sinh ra có hai tên đực rựa là Cain và Abel, mà thằng anh gian ác mới tập tành ra tuồng đã cho thằng em đi tàu suốt về chầu Chúa Dê rồi.

Này nhé: “Cain chỉ biết trồng trọt tạo hoa màu, còn Abel thì lo chăn nuôi. Cả hai lấy sản phẩm của mình để dâng lên Thiên Chúa nhưng Thiên Chúa chỉ chấp nhận các món của Abel thôi, đó là “những con chiên đầu lòng của bầy chiên cùng với mỡ của chúng” (St 4, 4) [Rõ chán, Thiên Chúa chỉ biết ham mê thịt và mở cừu thôi hay sao? Mà Thiên Chúa thì cần gì phải ‘ăn’ nhỉ; chỉ vì miếng thịt chút mở cừu mà gây nên cảnh anh em sát hại lẫn nhau; Có đáng không?] Cain tức tối và giết chết em mình, khi Thiên Chúa hỏi về Abel, Cain trả lời rằng: “Tôi không biết. Tôi nào phải là người giữ em hay sao?” (St 4, 9). Thiên Chúa nổi giận với Cain: “Ngươi có canh tác đất đai, nó cũng không còn cho ngươi hoa màu của nó nữa. Ngươi sẽ lang thang phiêu bạt trên mặt đất” (St 4, 12) và Ngài làm dấu trên Cain để ông khỏi bị giết.”

Bổng câu chuyện chuyển màn cái rụp: “Cain đi xa về xứ Nod để khuất mặt Thiên Chúa. Dòng dõi Cain gồm: Enoch, Irad, Mehujael, Methushael, Lamech Seth - được coi là dòng dõi thay thế cho Abel.”

Không thấy nói Chúa Dê nặn ra cái hĩm nào khác thì lấy đâu mà có sự tăng trưởng nhân loại hay … “chúng sinh”. Nhiều người tếu ngụ ý đến cái hĩm duy nhất trong truyện là Eva. Ấy chết tui không dám có ý loạn luân phạm thượng ấy à! Thiện tai, thiện tai. Hay là người dịch Mít trong ‘Vietnamese Missionaries in Asia’ đã giải được chỗ bế tắc bằng cách dùng chữ ‘chúng sinh’ là có ý nói Cain đã ăn nằm với súc vật mới ra … bầy chiên bây giờ? Cái này tây gọi là beastiality sex đấy. Khôn bỏ mẹ!

Hoặc giả dụ Cain sống sót được mà “đi xa về xứ Nod …” rồi sinh con đẻ cái mà đám “chiên cừu Mít” hãnh diện là giòng dõi thì rõ ràng là “Kinh chẳng thánh” bịp thiên hạ quá trời; bởi vì ở xứ Nod đã có con người sinh sống từ trước khi Chúa Dê ngồi nặn đất sét mà chơi rồi. Láo toét.

III. Rắn nào cổ hơn?

Theo khoa học hiện đại có khảo nghiệm kiểm chứng thì đại khái vũ trụ đã được hình thành khỏang 15 tỷ năm trước đây; mặt trời và quả đất có mặt khỏang gần 5 tỷ năm trước. Con người như hiện đại (homo erectus) chỉ xuất hiện vào khỏang 1.5 triệu năm trước, sau thời kỳ đóng băng tòan cầu khác. Con người biết dùng dụng cụ đã xuất hiện khoảng 276.000 năm trước.

Ấy vậy mà có anh Giám mục cà quỷnh James Ussher (1581-1656) ở Armagh, [Giám mục chính hiệu con nai vàng à nghen!] dựa trên một số tài liệu lịch sử, về niên đại của Vua Nebuchadnezzar II, và tuổi của các Tổ Phụ trong Thánh Kinh, đã tính toán rất kỹ và khẳng định là Chúa Dê đã sáng tạo ra thế giới này vào ngày 23 tháng 10, năm 4004 trước Công nguyên (TCN). Nếu cộng với 2009 năm theo Tây Lịch thì nay ta có con số là … 6013 năm ! Có nghĩa là quả đất và muôn loài chỉ mới có mặt khoảng hơn 6 ngàn năm thôi; trong khi ấy thì các nền văn minh cổ của nhân loại như Ai Cập hay Indus vv… đã có mặt rồi. Thế thì kinh “thánh” cái chỗ nào? Chỉ toàn bịp. Nhiều học giả khác thì cho là chuyện ‘sáng thế ký’ được dân Do thái kể lúc… đang hút cần sa mơ màng đâu khoảng 3 ngàn 2 trăm năm trước, khi mới lập quốc; và đã được mấy giáo sĩ chép xuống lần đầu khoảng ba ngàn năm trước. Vậy thì ai tạo dựng ra ai?

Như vậy thì loài trăn Titanoboa cerrejonensis, sống cách đây 50-60 triệu năm phải là tổ phụ mấy chục ngàn đời của con rắn trong vườn địa đàng mới phải chớ. Mà sao bấy giờ nó không chịu nói tiếng Columbia mà phải đợi đến gần 60 triệu năm sau con cháu mới nói được tiếng Do thái?

Quả là toàn bộ cuốn Cựu Ước toàn là chuyện nhãm, mất cả thì giờ tìm hiểu.

IV. Vậy chứ Cựu Ước Kinh là cái quái gì?

Sách Sáng thế ký là sách đầu tiên trong cuốn Cựu Ước của đạo Do Thái nói riêng (mà họ gọi là Ngũ Kinh - Pentateuch hay Books of Moses hay Torah, vì không chấp nhận Tân Ước), cũng như Kinh Thánh nói chung. Nội dung của Sáng thế nói về nguồn gốc của vũ trụ, nhân loại và đặc biệt là dân tộc Israel. Các học giả cho rằng nhiều truyện chép trong Cựu Ước, bao gồm những ký thuật về Abraham, Moses, Solomon, và một số nhân vật khác, thật ra đã được ghi chép lại lần đầu bởi những giáo sĩ Do thái khoảng 1000 - 950 TCN, dưới thời vua David (xem "Who Wrote the Bible?", Jonathan Cape, London 1988 của Richard E. Friedman).

Trong giới thần học thì bảo rằng cuốn Cựu Ước là một số truyện cổ tích khẩu truyền gom lại trong khoảng tử 1280 TCN đến 1250 TCN, trong thời gian Moses dẫn dân Do-thái ra khỏi Ai cập; nhiều người lại gán cho Moses hay kẻ thừa kế là Joshua, là tác giả.

Ngày nay, theo giáo sư Israel Finkelstein và Neil Asher Silberman trong bài viết “Unearthing the Bible” cho thấy những phát hiện khảo cổ không hổ trợ cho điều này. Thomas L. Thompson, một giáo sư về Kinh Thánh khảo cổ học trong cuốn “The Early History of the Israelite People” còn đi xa hơn, khẳng định rằng 10 cuốn đầu của Cựu Ước đều là giả tưởng, Abraham, Moses, vua David và vua Solomon đều là hư cấu, chẳng hề có thật.

Vào thế kỷ 18, có 3 trí thức châu Âu hành nghề mục sư, bác sĩ và học giả đã nghiên cứu kỷ càng về Cựu Ước một cách độc lập nhưng đưa đến những kết luận giống nhau và nhất trí không tin Moses là tác giả duy nhất mà có ít ra có 4 lối biện ký khác nhau vì có khá nhiều điều bất cập:  

Trong truyện Sáng Thế Ký lại có 2 bản chửi bố lẫn nhau, ta tạm gọi Gen. 1 và Gen. 2: Trong Gen. 1 thì Chúa Dê tạo ra cây cỏ trước rồi đến súc vật, xong mới đến người nam và người nữ.  Trong Gen. 2 lại bảo Chúa Dê tạo ra người nam trước rồi mới đến cây cỏ, súc vật; khi thấy người nam không kiếm được bạn trong bầy súc vật bèn lấy cái xương sườn của hắn trong khi hắn ngủ mê để tạo ra người nữ.

Trong Gen. 1 thì gọi thần linh là Chúa (Elohim) đến 35 lần. Trong Gen. 2 thì gọi đích danh tên thần linh là Yahweh (hay Y-H-W-H) 11 lần. Cuốn Gen. 1 thì không hề nhắc đến Yahweh, và cuốn Gen. 2 thì chẳng đá động gì đến Elohim. Đến câu truyện Hồng thủy thì cũng thế; hình như có hai đoạn khác nhau bị ráp lại vì có đoạn chỉ gọi Elohim và có đoạn chỉ gọi Yahweh; Trong chuyện Abraham gặp Chúa Dê cũng có đến 2 bản cũng mắc cùng một lỗi. Bà con tín hữu Mít chỉ biết đọc kinh tiếng Việt thì không thể nào thấy những sự khác biệt này vì các bố già Ki-tô Mít đã lươn lẹo dịch thành chỉ một chữ là ‘Thiên Chúa’ hết ráo thành bù trất, không thể nghiên cứu học thuật gì được cả. “Phúc cho ai không thấy mà tin. Amen!“

Vài chuyện được lập lại với nhân vật và tầm quan trọng khác nhau (được gọi là song hàng hay hàng hai – doublets). Ví dụ có 2 truyện sáng thế khác nhau như kể trên; có 3 truyện về chàng Moses đã 75 tuổi còn nghe lời xúi dại của Chúa Dê mò đến Ai-cập, rồi sợ chết vì có vợ đẹp [có ai tin được không?], bèn bảo vợ là Sarai nói dối tự nhận là em gái của chàng khi bị xét hỏi. Chàng hèn chịu núp bóng ‘quần hồng’ của vợ, nên rốt lại được vua Phraoh bố thí cho chiên, dê, bò, lừa, tôi trai tớ gái, lừa cái, lạc đà.” Chuyện thế này mà bảo là ‘thánh’ là cái quái gì?; có 2 truyện Moses đập gậy vào tảng đá để lấy nước; có hai bản về ‘Mười điều răn’, một trong Exodus (Xuất hành), một trong Deuteronomy (Đệ Nhị Luật) với lời lẽ khác nhau. Nhiều nội dung đầy mâu thuẩn: Trong truyện hồng thủy số đếm súc vật Noah đem lên tàu thực rối rắm, có đoạn nói “một cặp cho mỗi loại súc vật, có đoạn lại viết bảy cặp súc vật sạch [dùng cho tế lễ như … con chiên] và một cặp súc vật bẩn [như sư tử, không xài được]”; số ngày lụt cũng chẳng chịu thống nhất, có chỗ bảo một năm (370 ngày), có chỗ nói 40 ngày đêm thôi; chuyện Noah thả chim cũng lôi thôi, có nơi bảo thả con quạ, có chỗ lại nói con chim bồ câu. Ngọn núi “thiên khải” khi thì gọi là Sinai, khi thì gọi là Horeb; Tổ phụ Joseph bị bán làm nô lệ khi thì cho dân Ishmaelites khi thì cho dân Midianites chỉ cách nhau vài câu ngắn; cha vợ của Moses khi thì gọi là Yitro, khi thì gọi là Ruel vv và vv. Kinh thánh là lời Thiên Chúa gì mà loạn cào cào như thế này. Thế lày nà thế lào?

Người liều mạng nổ phát pháo đầu tiên về việc nghi ngờ cuốn Cựu Ước là mục sư người Đức Henning Bemhard Witter vào năm 1711. Ban đầu, sự khám phá của ông bị dìm đi cho mãi đến 1924 mới được biết đến. Người kế tiếp là Jean Astruc, một giáo sư y khoa người Pháp và là thầy thuốc của vua Louis XV. Ông dùng ẩn danh [vì ngán Vatican cho người của giòng Tên đi kiếm tí huyết ngay] để xuất bản những khám phá của ông lúc 70 tuổi ở Brussels, rồi tại Paris vào năm 1753. Cũng giống như Witter, sách của Astruc chẳng được ai chú ý cho mãi đến khi có người thứ ba là một học giả người Đức tên là Johann Gottfried Eichhorn ấn hành những khám phá tương tự vào năm 1780 thì mới trở thành tiếng đại bác làm giao động niềm tin bấy lâu của đám con chiên mù lòa. Ông đã đặt tên những chuyện trong đó tác giả gọi Chúa Dê là El hay Elohim là tuyển tập “E”; còn các chuyện gọi Yahweh là tuyển tập “J” (vì âm tiếng Đức giống như Y). 

V. Khám phá mới ngày nay:

Gần đây, tiến sĩ Richard E. Friedman, giáo sư về Do thái học tại Đại học Georgia trong cuốn sách nổi tiếng "Who Wrote the Bible?" nói trên, đã tiếp nối con đường khám phá của 3 vị tiền bối và rọi sáng thêm nhiều điều về cuốn Cựu Ước, và cho thấy rằng cuốn Cựu Ước mà ta đọc bây giờ là đã được xào nấu lại từ vô số tác giả khác, ít ra là có đến 4 tuyển tập khác nhau, chứ chẳng phải là truyền xuống một lèo từ Moses thành một cuốn cho là lời Chúa Dê phán theo sự nhồi sọ, tuỳ theo tình hình chính trị của dân Do-thái qua lịch sử cổ đại, và tuyển tập cuối là do Ezra viết khoảng 450 TCN mà ta thấy ngày nay. Friedman đã khéo léo diễn giải sự kiện qua một bản tóm lược niên kỷ về dân Do thái như sau:

1250 - 1000 TCN: Cộng đồng Israel được hình thành qua một liên minh lỏng lẻo giữa các bộ tộc sinh sống ở vùng Canaan. Chuyện kể về các bộ tộc Abraham, Isaac, Jacob, Joseph, và Moses được khẩu truyền [đại khái như tổ tiên ta nói chuyện ‘con rồng cháu tiên’ vậy].

Khoảng 1000 - 950 TCN: Các bộ tộc được thống nhất bởi vua David, sinh sống ở xứ Judah hay Judaea, có kinh đô là Hebron. Các câu chuyện khẩu truyền được ghi lại bởi nhóm tác giả, tạm gọi là “J”. (Yahweh theo Eichhorn hay Judah theo Friedman). Các chuyện này nói về sáng thế và nguồn gốc các họ dân Do thái. Điều nầy cho thấy khái niệm về thần Yahweh hay Chúa Dê ban đầu chỉ được các bộ lạc bán khai Do Thái truyền tụng.

920 - 722 TCN: Sau khi vua Solomon chết (khoảng 920 TCN), vương quốc Israel bị chia làm hai kình địch nhau, [tựa như Trịnh Nguyễn phân tranh ở nước ta ở thế kỷ 17]. Judah phía nam đóng đô tại Jerusalem, dùng con bê vàng (golden calf) để trang trí và tượng trưng cho bệ vua [vì thế có người bôi bác bảo rằng gốc gác Ki-tô là đạo thờ bò], và Israel/ Ephraim phía bắc dùng hình tượng thiên đồng tử vàng (golden cherubs) làm bệ vua, vùng này còn có những đền thờ quan trọng tại Shechem và Bethel.

Các chuyện do nhóm “J” chỉ chú trọng đến giòng David ở phía nam, vai trò của Jerusalem, Aaron (còn được gọi là Aaron the Levite, em của Moses và là thầy cả đầu tiên của dân Do thái), và giới tu sĩ và xoay quanh chuyện tế lễ. Abraham và Zadok, thầy cả của David, đã từng sống ở Hebron. Trong “giao kèo” với Abraham, Chúa Dê hứa tặng cả vùng đất từ sông xứ Ai-cập đến sông Euphrates.” (Gen 15:18); hóa ra đây cũng là ranh giới của vùng đất mà vua David cai trị.

Ở phía bắc dưới triều vua Jeroboam cũng xuất hiện đồng thời vài câu chuyện viết bởi nhóm tác giả khác, tạm gọi là “E” (El hay Elohim theo Eichhorn hay Ephraim theo Friedman) cũng nói đến tế lễ và hạ bệ Aaron, lại tôn sùng Moses. Cũng là Do thái mà có bên nào chịu bên nào đâu.

722 TCN: Israel phía bắc bị Assyria xâm lăng đô hộ; 10 bộ tộc phía bắc bị tãn mác lưu vong, một số chạy sang tị nạn ở Judah ở phía nam mang theo mấy tập truyện của nhóm “E”. Vì nhu cầu chính trị, một nhóm tu sĩ khác gom cả hai lại làm một, ta tạm gọi là tuyển tập “JE”. Vì Judah đang tồn tại và chứa chấp dân tị nạn từ phía bắc nên trong tuyển tập “JE” quan điểm của “J” lấn áp quan điểm của “E”. Âu cũng là bài học của “di tản… chiến thuật”. Trong “JE” lần đầu đề cập đến “thiên thần” và “súc vật có thể nói được”. Có lẽ quan điểm này đi vào chuyện con rắn trong Eden biết nói tiếng Hebrew đã kể trên.

770 TCN - 600 TCN: Một nổ lực thứ ba viết lại Ngũ kinh hình thành bởi nhóm tu sĩ, tạm gọi là tuyển tập “P” (Priestly tribe) áp đặt quan điểm của giới tu sĩ quyền hành của Do Thái lúc bấy giờ, chú trọng nhiều vào phổ hệ, nghi thức cúng kiến, tế lễ, áo lễ. Tuyển tập “P” đề cao Aaron (vì Aaron xuất phát từ giới tu sĩ) để chống lại xu hướng phù Moses (chính trị) và chống-Aaron của nhóm “E”. Trong “P” bảo chỉ có giòng giõi của Aaron (thuộc bộ lạc Levite) mới đáng được làm giáo sĩ. Do đó mà ta thấy trong tuyển tập “JE” thì ghi Chúa Dê nói với Moses, còn tuyển tập “P” lại viết là Chúa Dê nói với Moses và Aaron.

640 TCN - 609 TCN: Triều vua Josiah hay Joshiyahu của Judah, có tiếng đã cải cách Do Thái giáo. Trong sách “Các Vua II” thì cho là khi dọn dẹp Đền Solomon vào năm 622 TCN, thầy cả Hilkiah đã tìm thấy một cuộn kinh cổ thất lạc của Moses, nhà vua liền ra lệnh cho thầy cả san định lại cuốn Cựu Ước và bắt dân Do Thái chỉ được tôn thờ một Chúa Yaweh (tức Chúa Dê) mà thôi và ra lệnh dẹp bỏ các đền đa thần. Các học giả ngày nay cho rằng cuốn kinh san định đó là cuốn Đệ Nhị Luật (Deuteronomy) vào giai đoạn có sự liên kết chặt chẽ giữa phe tu sĩ và Josiah muốn lợi dụng lòng mê tín của dân trí Do Thái lúc bấy giờ mà củng cố quyền lực của mình. Thế là ta có thêm tuyển tập “D” (Deuteronomy) của giai cấp tu sĩ mới, muốn hạ bệ giai cấp “P” cũ để thâu tóm của cải tài lực. Người ta thấy trong 4 cuốn đầu của Ngũ Kinh là Sáng thế, Xuất hành, Lê vi và Dân số (Genesis, Exodus, Leviticus, và Numbers) của các tuyển tập J, E, và P đều sử dụng chung một thứ tư liệu; nhưng ở cuốn thứ 5 là Đệ Nhị Luật thì văn phong hoàn toàn khác hẳn các cuốn trước; không hề nói đến những diễn giải thần học theo “P”. Deuteronomy được xem như đẩy Moses vào quá khứ.

Có điều mỉa mai là vào năm 609 TCN vua Josiah cả tin cho rằng Chúa Dê đứng về phía mình khi xuất quân chống liên minh của hai cường quốc Ai-cập/Assyrian, rốt lại bị vua Necho II của Ai cập (610 TCN – 595 TCN) giết chết trên đồi Megiddo. Ô hô, chắc lúc ấy Chúa Dê bận việc chạy tìm … mấy con dê non mà bỏ rơi thằng con đã từng hết mình vinh danh Chúa. Vậy thì Chúa Dê có toàn năng khỉ mốc gì đâu? Mẹ kiếp! có anh vua nào không nói Trời đứng về phía mình?

Như thế, đến thời kỳ này đã có đến 3 bộ truyện khác nhau về sau trở thành Cựu Ước là JE, P, và D. Tuyển tập “E” xem như bị quẳng vào xọt rác từ lâu vì không có đất cắm dùi. Rõ ràng là chẳng thấy Chúa chiếc gì ở đây, thánh với chả thánh, chỉ toàn là trò ma mị xảo thuật chính trị mạnh được yếu thua từ bao đời của nhân loại mà thôi.

587 TCN -  450 TCN: Xứ Judah bị vua Nebuchadnezzar của Babylon thôn tính vào năm 587 TCN. Đền Solomon linh thiêng của dân Do thái bị phá hủy. Sau khoảng 50 năm lưu vong, dân Do Thái mới được tân hoàng đế của Babylon là Cyrus II, vốn theo Bái hỏa giáo (Zoroastrianism) cởi mở hơn, cho phép trở về xứ Judah khoảng 458 TCN và sữa lại đền Solomon ở Jerusalem để tái lập tín ngưỡng đã bị suy tàn của họ. Những nhóm khác đã bị đồng hóa vào dân khác. Tám năm sau, vua Artaxerxes của đế quốc Persia ủy cho Nehemiah cai quản xứ Judah và Ezra làm thầy cả (tương tự như Pontius Pilate và Caiapha vào thời Dê-su) với toàn quyền thi hành giáo luật. Judah bấy giờ chỉ là một phiên trấn của đế quốc Persia. Ezra mang về quê chiếu chỉ của vua cho phép dạy dân chúng “luật Chúa của các ngươi trong tay ngươi” và bộ “torah của Moses”. Bộ torah ấy chính là các toàn tập 5 quyển ghi trong các bộ “JE”, “P” và “D”.

Lúc này thì Do Thái giáo đã chịu ảnh hưởng lớn của Bái hỏa giáo. Các học giả đã thấy ảnh hưởng này qua chương 1 của cuốn Sáng thế ký, vốn được viết vào khoảng 458 TCN. Ezra và Nehemiah có lưu lại tuyển tập đề cao niềm tin phục hồi nước Do Thái, mà về sau ở thời cận đại được dân Do Thái lưu vong tán tụng.

Khoảng 450 TCN: Trước nguy cơ tan rã của dân tộc Do thái, một ‘tổng biên tập… báo Nhân Dân’ (gọi là the Redactor) nào đó trong bộ phận tu sĩ quyết canh tân và làm sống lại niềm tin cho dân Do thái đã gom các bộ truyện JE, P, và D và cắt dán ráp cho thành một cuốn trôi chảy rồi gán cho tên “Ngũ Kinh của Moses” và dùng tuyển tập “P” làm sườn, và từ đó cuốn Cựu Ước không còn sữa đổi nữa cho đến nay.

Nhiều học giả không còn nghi ngờ gì nữa về vai trò “tổng biên tập … báo Nhân dân” cuối cùng của cuốn Cựu Ước; đó chính là Ezra vì vai trò giáo sĩ trưởng đầy uy quyền với sự bao che của hoàng đế Persian lúc bấy giờ và tài văn chương của ông. Nên nhớ là vào giai đoạn ấy, xứ Judah không có vua nên vai trò của thầy cả và đám giáo sĩ trở nên lãnh đạo tối cao của xã hội Do Thái và có rất nhiều quyền lực do sự ủy nhiệm của hoàng đế Persian.

Trong bộ Cựu Ước, Ezra và Moses được xem là hai nhà ban (giáo) luật mà dân Do Thái luôn ngưỡng mộ. Vì Moses đã gặp được chúa Dê, nên hậu duệ về sau (khoảng 200 TCN đến 200 TL) đã viết “Cuốn sách thứ tư của Ezra“ trong bộ Pseudepigrapha bảo là Chúa Dê nói với Ezra từ trong bụi cây để nâng cao giá trị cho Ezra. Thiệt là khỏe re! Muốn “thánh” thì có “thánh” ngay chỉ có mấy chữ!

VI. Hậu quả của các khám phá mới:

Việc khám phá mới về nguồn gốc Cựu Ước hay Kinh thánh Do Thái càng gây thêm xung đột giữa Do Thái giáo và Ki-tô giáo. Từ lâu, bộ Torah của Moses vốn bắt nguồn từ 4 nguồn tư liệu khác nhau, như được biết mới đây, nhưng đối với dân Do Thái đã bao đời tin rằng đó là những lời mặc khải của Thiên Chúa cho Moses và được Moses làm “giao kèo” với Chúa Dê và truyền lại lời Chúa không hề “biên tập”, dù bên sau đã được một người “tổng biên tập … báo Nhân Dân” Ezra thông minh khéo léo trộn lẫn nhuần nhuyển quá. Nay bổng có ông mục sư và con chiên lạc đàn nào đó nói toạc nó ra một cách đầy chứng cớ thuyết phục nên đã làm lòng tin tôn giáo của đạo độc thần gốc bị lung lay trầm trọng.

Trong toàn bộ Cựu Ước, ta thấy các tổ phụ (giáo sĩ) Do Thái luôn kêu gọi “hy sinh, hy sinh và hy sinh và dùng sinh vật để tế cho Chúa Dê” (regular sacrifice, holiday sacrifice, sacrifices of vows, and individual sacrifices for sin through error…) Vì sao? Vì đó là phản ảnh tâm trạng bất an của một dân tộc nhỏ luôn bị vây khổn, lo sợ với hoạ diệt vong; ngoài hy sinh và hiến mình cho Chúa và cầu khẩn Chúa để có niềm tin và hy vọng sống còn, không có con đường chọn lựa nào khác.

Như thế là chuyện Sáng thế của Chúa Dê đã được sáng tác ra sau khi trời đất vũ trụ đã nằm chình ình ra trước mắt từ tám mươi đời vương nào rồi; có nghĩa là anh Chúa Dê đã được con người Do Thái tưởng tượng ra mà dựng lên, chứ chẳng phải anh Chúa Dê dựng lên con người như sách đã viết nhãm. Sở dĩ những chuyện vớ vẫn này có ảnh hưởng cho đến ngày nay chỉ vì thủ đoạn lợi dụng tôn giáo đi kèm với bạo lực chính trị của hoàng đế Constantine ở thế kỷ thứ 4 Tây Lịch, cho dựng ra giáo hội Công-giáo La-Mã, thu mua ve chai sách báo cũ hằm bà lằng trong Cựu và Tân Ước gom thành một bộ gọi là Thánh Kinh để phục vụ việc bành trướng đế quốc La-Mã, và bắt mọi con chiên cũ và mới đọc tụng hằng ngày như mọi người đã biết nên nhập tâm và trở thành truyền thống. Uy quyền của Constantine còn ghê gớm xa hơn cả Chúa Dê nên … “who cares” ba cái chuyện “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia” để mua vui cũng được một vài trống canh. Chỉ có tụi có đầu óc đần độn mới ôm khư khư “Thánh Kinh là những lời mạc khải của Thượng đế, nên không thể sai lầm.” 

Qua đó, ta cũng thấy rằng mấy cái đạo độc thần luôn phải dựa vào quyền lực chính trị tàn độc mới có thể tồn tại và bành trướng theo được. Một khi mất chỗ dựa này thì chúng sẽ rã như giấy mã gặp mưa. Chính quyền trong nước và dân tộc Việt phải luôn nhớ bài học này.

Vậy nên có lời khuyên cho tín hữu Ki-tô rằng thì là mà nếu có đọc Thánh Kinh thì chỉ đọc như truyện Hồng Lâu Mộng hay Truyện Tấm Cám để giải trí chớ không nên tưởng thật mà bị đọa trong bóng tối suốt đời hay chết cả lũ. Hãy để chuyện Sáng thế hay giòng họ Abraham hay Moses hay David hay Soloman gì gì đó cho bọn Do thái hãnh diện chứ mình ăn cái giải gì vào ba cái thứ linh tinh ấy.

Thiên Lôi

Xuân 2009