Phạm Xuân Nguyên Dốt Ngang Nguyễn Thị Liên Hằng
Đông La
http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuD/DongLa10.php
29-Oct-2024
Ngày 10-10 là ngày “tiếp quản” Thủ đô đồng nghĩa với ngày “giải phóng”, bởi để có ngày “tiếp quản” đó, VN phải thắng Pháp trong cuộc xâm lược VN mà trận đánh quyết định là Điện Biên Phủ. ...
Trên trang fb của Cựu chiến binh Luật sư Hồ Ngọc Thắng, Việt kiều Đức, hôm nay 11-10-2024, viết:
“Phê phán quan điểm sai lầm của Phạm Xuân Nguyên về Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10" (bài chép lại của trang mạng Tre Làng)
Lâm Trực@
Hà Nội, 10/10/2024 – Gần đây, nhà văn Phạm Xuân Nguyên và một số người đồng tư tưởng đã đưa ra quan điểm rất sai lầm rằng, “Ngày 10/10 không phải là ngày giải phóng Thủ đô mà chỉ là ngày tiếp quản“, với lý do rằng quân đội Pháp tự rút lui theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, còn quân đội Việt Nam chỉ đơn giản vào tiếp quản chính quyền”.
Phạm Xuân Nguyên là Nhà Phê bình Văn học, từng là Chủ tịch Hội Nhà Văn Hà Nội. Hội Nhà Văn Hà Nội có thời cứ đại hội là bầu Phạm Xuân Nguyên làm Chủ tịch, nhưng Phạm Xuân Nguyên lại là người luôn có quan điểm chống phá, lật sử, luôn ủng hộ những kẻ phạm pháp và sai trái như Nguyễn Quang Lập, Huy Đức, Trương Duy Nhất, Nhã Thuyên, Phương Uyên, v.v… Nhưng rồi Lãnh đạo Hà Nội đã “có mắt”, đã cấm cửa Nguyên ứng cử, và Nguyên đã nhanh nhẩu “từ chức” để kích động dư luận chống phá.
Viết như trên, Phạm Xuân Nguyên đã dốt nát ngang với Nguyễn Thị Liên Hằng, GS Sử học bên Mỹ, hiện có trong ban Lãnh đạo Trường Fulbright VN, khi nói rằng: “Cộng sản miền Bắc đã đánh bại cường quốc lớn nhất thế giới lúc đó, là Hoa Kỳ, thực sự bằng cách giành được thắng lợi trên sân khấu ngoại giao”.
***
Tôi viết họ dốt vì họ chỉ nhìn sự kiện lịch sử bằng con mắt thịt chứ không phải bằng con mắt của tư duy, theo triết học là chỉ nhìn thấy hiện tượng mà không thấy bản chất. Ngày 10-10 là ngày “tiếp quản” Thủ đô đồng nghĩa với ngày “giải phóng”, bởi để có ngày “tiếp quản” đó, VN phải thắng Pháp trong cuộc xâm lược VN mà trận đánh quyết định là Điện Biên Phủ. Chuyện ký Hiệp định là văn bản hoá kết quả của cuộc chiến, những sự kiện thực hiện Hiệp định tiếp theo, “tiếp quản Thủ đô”, đều là kết quả của cuộc chiến.
Với Mỹ, Mỹ cũng chỉ chịu ký Hiệp định Paris như buộc phải ký sau khi bị thua trong trận muốn dùng B52 rải bom huỷ diệt HN. VN đã chiến thắng kỹ thuật điện tử của Mỹ khi gây nhiễu cho các máy bay mà chủ yếu là cho “Pháo đài bay B52”. Bộ đội ta bằng chiến thuật “Vạch nhiễu tìm thù”, với các phương pháp: “Bắn đón nửa góc”, “bắn 3 điểm”, thay đổi tần số và tăng công suất của sóng ra đa, cải tiến Ra đa K860 dùng cho pháo cao xạ sang dùng cho tên lửa, hoá giải tên lửa Shrike không đối đất, v.v… đã bắn B52 và các loại khác “rụng như sung.”
Vì vậy, cái giải Nobel thật ngớ ngẩn khi đã trao cho Kissinger, làm như ông ta đã có công mang lại hoà bình cho VN. Nguyễn Thị Liên Hằng đã được giáo dục bằng cái nhìn xuyên tạc sự thật, trái đạo lý như thế, nên mới có chuyện mang danh Giáo sư mà bi bô như con nít. Nếu vậy, ông McNamara, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ đã không phải thú nhận “chúng tôi đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp”; và ông Đại tướng Maxwell D. Taylor, cố vấn đặc biệt của Tổng thống Johnson, đã không kết luận:
“Tất cả chúng ta đều có phần của mình trong thất bại của Mỹ ở Việt Nam và chẳng có gì là tốt đẹp cả. Chúng ta (nước Mỹ) không hề có một anh hùng nào trong cuộc chiến tranh này mà toàn là những kẻ ngu xuẩn. Chính tôi cũng nằm trong số đó”. (We all have a share in it, and none of it is good. There are no heroes, just bums. I include myself in that.)
11-10-2024
ĐÔNG LA
Nguồn FB Nguyễn văn Hùng ngày 10 tháng 10, 2024