LTS: Bài này trích từ Chương 63 NGÔ ĐÌNH DIỆM: CON NGƯỜI VÀ TỘI ÁC trong tập sách LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC. Chương 63 đã đăng từ ngày 02 tháng 11, năm 2007. Hôm nay đăng lại nhân 60 năm kỷ niệm đảo chánh chế độ Ngô Đình Diệm (SH)
Về phẩm từ “bạo chúa”:
Tác giả Nigel Cawthorne trong sách "Tyrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators" đã quy liệt Ngô Đình Diệm vào trong cuốn sách 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại. Kết luận này cũng căn cứ vào những việc làm bạo ngược của ông trong kế họach Ki-tô hóa nhân dân miền Nam bằng bạo lực. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã tàn sát tới hơn 300 ngàn những người đã theo kháng chiến chống lại Liên Quân Xâm Lăng Pháp – Vatican trong những năm 1945-1954 và những lương dân vô tội.[i] .
Về phẩm từ “phản thần”:
Thiết tưởng hành động phản thần của Ngô Đình Diệm đã quá rõ ràng. Ông Ngô Đình Diệm đã từng được Quốc Trưởng Bảo Đại mà ông Diệm gọi là Hòang Thượng bổ nhậm làm thủ tướng, rồi sau đó ông ta lại dùng quyền lực của chức vụ thử tướng này để lật đổ ông Bảo Đại. Như vậy là không ai có thể phản bác được cái từ “phản thần” ghép vào cái tên Ca-tô Ngô Đình Diệm. Xin xem lá thư 5 trang của Thủ tướng Ngô Đình Diệm gửi Quốc trưởng Bảo Đại. (Nguyên văn sau đây được đăng trên web dongsongcu. wordpress.com như sau)
Kính gửi Hoàng Thượng Bảo Đại: Quốc trưởng Việt Nam.
Kính thưa Ngài,
Tôi thật vô cùng cảm kích trước những lời tin cậy và khích lệ đầy thương mến mà Ngài đã chỉ thị cho bào đệ Ngô Đình Luyện truyền lại cho tôi.
Ngài đã biết rõ sự bất vụ lợi và lòng trung thành của dòng họ chúng tôi, trong quá khứ, đã phục vụ Tổ quốc và Hoàng triều như thế nào. Xin Ngài hãy tin tưởng rằng đến lượt tôi, tôi sẽ cố gắng tiếp tục phục vụ với tất cả sức lực và tâm hồn để xứng đáng với lòng tin cậy thân yêu mà Ngài đã dành cho.
Trong lúc có những giải thích đầy xuyên tạc của dư luận về sự mở rộng thành phần Nội các đã gây cho tôi quá nhiều phiền muộn, tôi muốn nói lên đây lòng tri ân của tôi về sự tín nhiệm của Ngài vẫn dành cho tôi.
Thật ra hoài bảo thân thiết nhất của tôi là nhận được sự chấp thuận của Quốc trưởng trong các đại sự của Quốc gia, về Binh bị, Ngoại giao, Xã hội, Tài chánh hay Hành chánh.
Chỉ có sự chỉ đạo khôn khéo và chỗ dựa vững chắc ở Quốc trưởng, tôi mới có thể thực thi được những quyền lực đầy đủ để giải quyết tất cả vấn đề có tầm vóc liên quan đến sự sống còn và tương lai của đất nước.
Những cải cách về Hiến pháp và Dân chủ phải được nhanh chóng thực thi theo đúng những lời tuyên bố của Ngài khi Ngài trở về sau chuyến lưu vong.
Nhưng quyền lực của Hoàng triều phải thật sự cứng rắn để bảo đảm trật tự và công bằng xã hội, kỷ luật quân đội, tôn trọng quyền lợi và tự do của dân.
Trình Ngài, chính trong tinh thần nầy mà tôi đã nhờ bào đệ Luyện thỉnh cầu Ngài hồi loan càng sớm càng tốt, miễn là không trở ngại đến việc chữa bệnh của Ngài ở Pháp.
Tiếc thay khi được tin nầy thì những xáo trộn những âm mưu chính trị không tránh được khi đất nước bị chia cắt, đã tăng lên gấp bội, vì những tham vọng và quyền lợi riêng tư đó đã lo sợ sự hiện diện của Hoàng thượng và sự củng cố chánh quyền của Ngài.
Là người chủ xướng sự hồi loan nhanh chóng của Ngài, thế mà tôi phải đau lòng thỉnh cầu ngài dời hoãn ngày về nước để cho tôi có đủ thời gian cần thiết để san bằng những trở ngại khó khăn và đánh tan một vài thái độ mâu thuẫn.
Sự mong đợi chuyến về của Hoàng thượng càng lớn khi tôi cần dựa vào sự minh triết của Hoàng thượng để giúp tôi, ngoài những việc khác, tái tổ chức và phát triển Hoàng Triều Cương Thổ mà Hoàng thượng đã tức thời quyết định cho sát nhập về với Việt Nam. Việc nầy đã được sự tán thành của toàn dân.
Tôi nghỉ rằng, thật ra các miền Cao nguyên đó, từ lâu đã được sự chăm lo ưu ái của Hoàng thượng, rồi đây sẽ được hưởng những lợi ích to lớn về một tổ chức xã hội, kinh tế và quân sự mà các ngành Hành chánh cao cấp sẽ được chính phủ bổ nhiệm sau khi được sự chấp thuận của Ngài.
Để kết thúc, tôi xin đươc phép nhắc lại sự cảm tạ của tôi về sự tiếp tục tín nhiệm mà Ngài đã dành cho.
Tình trạng đất nước, bị xâu xé và tàn phá bởi cuộc chiến lâu ngày nầy đã gây quá nhiều lo âu cho tôi, vì vậy những bằng chứng về lòng tin tưởng thương yêu của Hoàng thượng sẽ là một niềm khích lệ vô giá đối với tôi.
Xin được phép nhắc Ngài rằng khi nhận chức Thủ tướng chính phủ, tôi đã có xin Ngài hứa cho là trong trường hợp chính sách của tôi, nếu xét có bằng chứng có thể phương hại cho Tổ quốc, thì Hoàng thượng sẽ không để những tình cảm tốt đẹp dành cho tôi chi phối, mà sẽ cương quyết chối từ chính sách đó để cứu quốc dân.
Xin phép Ngài cho tôi được tin vào lời hứa đó, vì tôi phải có một chính sách cứng rắn và dũng cảm để đối phó với các sự xáo trộn chính trị và các liên hệ chằng chịt quá phức tạp của những quyền lợi lớn của cá nhân hay ngoại quốc gây ra.
Tôi sẽ làm chuyện nầy với lương tâm thanh thản vì tôi biết trước, nếu trường hợp gặp thất bại, Ngài sẽ sẵn sàng điều chỉnh tay lái khi cần.
Tôi trao thư nầy cho bào đệ Luyện để đệ trình lên Ngài với lòng trung thành tôn kính và thâm sâu của tôi.
Sài gòn, ngày 10 tháng 11 năm 1954
Ngô Đình Diệm”
Trang cuối lá thư 5 trang viết tay của ông Ngô Đình Diệm gởi Quốc trưởng Bảo Đại:
Quan Thượng Thư Ngô Đình Diệm khi còn là bầy tôi của Quốc Trưởng Bảo Đại
Về cụm từ “tam đại Việt gian”:
Ở thế hệ thứ nhất của gia đình ông Diệm - trong lá thư đề ngày 21/8/1944 gửi cho Toàn Quyền Jean Decoux, Giám-mục Pierre Martin Ngô Đình Thục khẳng định rằng thân phụ ông, tức là ông Ngô Đình Khả “đã phục vụ nước Pháp ngay từ khi Pháp mới đến An Nam, và đã nhiều lần đưa mạng sống cho nước Pháp trong các cuộc hành quân mà cha tôi cầm đầu, dưới quyền của Nguyễn Thân, chống lại các kẻ nổi loạn do Phan Đình Phùng chỉ huy, tại Nghệ An và Hà Tĩnh.” Xin xem lá thư của Giám Mục Ngô Đình Thục gửi Tòan Quyền Decoux kèm theo đây.
Một linh mục từ bổn Tòa được phái đi Sài Gòn để lo việc cho chủng viện vừa cho tôi biết rằng hai người em của tôi đang bị truy tố tại Huế. Vì đã lâu không nhận được tin tức gì từ Huế, tôi không biết là điều tôi vừa được báo cáo có đúng sự thực hay không.
Tuy nhiên, nghĩ đến nỗi đau đớn và sự bất nhẫn rất đúng mà chắc là Đô Đốc đã cảm thấy – nếu sự truy tố các em tôi là có thật, tôi vội viết thư này để bày tỏ với Đô Đốc nỗi đau đớn lớn lao của tôi về việc này.
Nếu hoạt động của hai em tôi được chứng tỏ là có hại cho quyền lợi nước Pháp thì – với tư cách của một Giám mục, của một người An-nam, và với tư cách là người con của một gia đình mà thân phụ tôi đã phục vụ nước Pháp ngay từ khi Pháp mới đến An-nam, và đã nhiều lần đưa mạng sống cho nước Pháp trong các cuộc hành quân mà cha tôi cầm đầu, dưới quyền Nguyễn Thân, chống lại các kẻ nổi loạn do Phan Đình Phùng chỉ huy, tại Nghệ-an và Hà-tịnh – tôi, tự đáy lòng, không chấp nhận [hoạt động của các em tôi].
Thưa Đô Đốc, tôi tuyên bố như vậy không phải với mục đích bảo toàn địa vị cá nhân của tôi: bởi vì nếu xét rằng cá nhân hèn mọn của tôi có thể phương hại đến quyền lợi của đạo [Thiên Chúa], tôi sẽ vui vẻ rời khỏi Tòa Giám mục nầy ngay.
Lời tuyên bố của tôi chỉ có mục đích là tỏ cho Đô Đốc thấy rằng lòng tin tưởng trìu mến của Đô Đốc [đối với tôi] đã không bị đặt vào một kẻ bất xứng hay vô ơn.
Thưa Đô Đốc, tôi chưa bao giờ tiếc là đã xa Huế như thế nầy. Giá có mặt ở đấy thì tôi đã có thể khuyên răn các em tôi tốt hơn, và khi chuyện xẩy đến tôi đã có thể chống lại các chủ đích của các em tôi, nếu quả thật các em tôi có nghĩ đến những dự định có thể gây hại cho quyền lợi nước Pháp.
Có thể tôi lầm, tuy nhiên, thưa Đô Đốc, tôi xin thú thực là không tin – cho đến khi được chứng minh ngược lại – rằng các em tôi đã phản lại truyền thống của gia đình chúng tôi đến như thế, một gia đình đã tự mình gắn liền với nước Pháp từ lúc ban đầu, trong khi ông cha của những quan lại bây giờ hầu hết đều chống lại Pháp và chỉ quyết định thiên về Pháp khi thấy có lợi.
Ngay chính các em tôi đã từng liên tục đưa mạng sống ra vì nước Pháp, trong cuộc nổi loạn của Cộng Sản. Diệm, người em kế tôi, suýt đã phải ngã gục dưới những phát súng của một Hoa kiều Chợ Lớn được phái đến Phan-rang với mục đích hại Diệm, Phan-rang là nơi mà Diệm đã mãnh liệt chống giữ lối xâm nhập vào An-nam của các cán bộ Cộng Sản từ Nam Kỳ phái đến.
Lẽ tất nhiên, sự tận tụy của các em tôi trong quá khứ không phải là điều nêu ra để làm cớ mà biện hộ cho hoạt động bất cẩn của họ ngày hôm nay, nếu sự bất cẩn nầy được chứng tỏ là điều đã gây nên tội. Tuy nhiên, tôi không nghĩ là tôi đã làm chuyện vô ích khi kêu gọi đến sự khoan hồng đầy xót thương của Đô Đốc hầu xét với hảo ý trường hợp các em tôi. Đô Đốc không phải là người chỉ xét đến hiện tại mà lại bỏ quên đi quá khứ. Tôi nêu ra điều nầy khi xét thấy rằng thân phụ tôi là Ngô Đình Khả đã từng được vinh dự phục vụ nước Pháp dù sinh mạng bị hiểm nguy, và khi xét đến quá trình lâu dài của các em tôi, một quá trình được hình thành bằng lòng tận tụy vô bờ của các em tôi đối với nước Pháp, mà không sợ phải hy sinh mạng sống của mình cho nước Pháp.
Thưa Đô Đốc, một lần nữa bày tỏ với Đô Đốc tất cả niềm đau đớn của tôi trong vụ nầy, tôi xin Đô Đốc vui lòng nhận nơi đây lời kính chào trân trọng nhất của tôi.
NGÔ ĐÌNH THỤC
Sang thế hệ thứ hai, Ngô Đình Khôi là đứa con đầu lòng của Ngô Đình Khả cũng làm quan cho liên minh giặc Pháp - Vatican đến chức Tuần Vũ Quảng Ngãi vào năm 1926, Tổng Đốc Quảng Nam vào năm 1930, và từ năm 1933 được thăng lên chức Kinh Lược các tỉnh miền Nam Trung Kỳ.
Riêng bản thân Ngô Đình Diệm được quan thày Pháp – Vatican cho nắm giữ chức tri huyện huyện Hải Lăng vào năm 1922. Năm 1928, ông được thăng lên chức Tuần Vũ Bình Thuận, và năm 1933, ông được thăng lên chức Lại Bộ Thượng Thư tại triều đình bù nhìn Huế.
Thế hệ thứ ba còn có Ngô Đình Huân, con trai của Ngô Đình Khôi làm mật vụ đắc lực cho giặc Nhật và được cho làm bí thư cho Đại Sứ Nhật Yokoyama tại Huế. [ii]
Một sự kiện cần phải biết là lịch sử đã khẳng định rằng (2) Liên Minh Pháp – Vatican là một thế lực xâm lăng cưỡng chiếm nước ta làm thuộc địa, và (2) nhân dân ta đã liên tục nổi lên tổ chức những lực lượng nghĩa quân để đánh đuổi liên minh giặc xâm lăng này từ năm 1858 cho đến năm 1954. Như vậy, những người Việt Nam làm việc hay làm quan cho quân giặc xâm lăng này đều bị lên án là phản quốc và gọi là Việt gian.
Hoàng Gia Mô làm tri huyện Vĩnh Bảo (Hải Dương) bị Việt Nam Quốc Dân Đảng dưới quyền lãnh đạo của nhà ái quốc Nguyễn Thái Học lên án là phản quốc và gọi là Việt gian. Tên Việt gian này và bị xử tử vào đêm ngày 15/2/1930.
Không phải chỉ có một mình Hoàng Gia-Mô mới bị lên án là phản quốc và gọi là Việt gian, mà tất cả những người làm quan hay làm việc đắc lực cho giặc như Trần Bá Lộc, Lê Hoan, Ngô Đình Khả. Linh-mục Trần Lục, Hoàng Cao Khải, Lê Phát Đạt, Đỗ Hữu Phương, Hoàng Trọng Phu, Nguyễn Duy Hàn, Petrus Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Bá Tòng, Nguyễn Hữu Bài, Cung Đình Vận, Vi Văn Định, v.v… đều bị người Việt Nam và lịch sử lên án là phản quốc và gọi là Việt gian.
Nhìn vào thành tích làm tay sai cho liên minh giặc xâm lăng Pháp – Vatican và giặc Nhật của ông Ngô Đình Khả, các con của ông Khả là Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, và người cháu của ông ta là Ngô Đình Huân, chúng ta có thể khẳng định rằng gia định họ Ngô Đình có tới ba đời nối tiếp nhau làm Việt gian bán nước cho quân cướp ngoại thù. Cho dù các văn nô và gia nô dưới trướng trong thời đại của ông có tôn kính ông Diệm với bao nhiêu mỹ từ đi nữa, với những thành tích lưu xú vạn niên kể trên, ông Diệm cần phải được nhắc đến với đại danh từ "tên" hay "thằng." Cho nên, đối với lịch sử dân tộc, Ngô Đình Diệm phải chịu mang tiếng là thằng “tam đại Việt gian”.
Chú thích
[i]
Nigel Cawthorne, Tyrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturus, 2004), tr. 167-168
[ii] Hòang Ngọc Thành & Thânh Taị Nhân Đức Sđd., (Ấn bản 1994, tr. 24, ấn bản 1999 tr. 22. )