Việt Nam Quang Phục hay Đại Việt Phục Hưng là một đảng Ki-tô được Vatican hay Giáo Hội La Mã ngầm khuyến khích giáo dân Ki-tô ủng hộ với mục đích để có một thế lực đối đầu với các lực lượng ái quốc của nhân dân ta
Giáo triều Vatican cướp đoạt quyền lực chính trị tại các quốc gia mục tiêu từng bước một theo sách lược như sau:
Bước 1: Đòan ngũ bọn cha cố và con chiên bản địa thành những đội ngũ (có thể có vũ trang) nằm tiềm phục trong các họ đạo. Khi quân đội viễn chinh của một cường quốc Âu Mỹ cấu kết với Vatican tiến đến thì sẽ vùng lên làm nội ứng tiếp tay cho đoàn quân viễn chinh tấn công quân đội phòng thủ của chính quyền bản địa.
Bước 2: Vatican vận động một trong các cường quốc thực dân xâm lược để xuất quân đánh chiếm quốc gia mục tiêu.
Bước 3: Sau khi đã chiếm đóng và thiết lập được bộ máy cai trị, Vatican sẽ dùng bọn cha cố và tập thể con chiên bản địa “phát động cuộc chiến tranh đánh đuổi cường quốc Âu Mỹ đã cấu kết với Vatican trước đó” để gọi là giành quyền độc lập cho quốc gia bản địa, nhưng thiết lập chế độ đạo phiệt Ki-tô nằm dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của giáo triều Vatican.
Các bước sách lược trên đây đã được Vatican áp dụng uyển chuyển tùy hoàn cảnh chính trị ở Châu Phi, Trung Nam Mỹ, ở Nhật Bản, Việt Nam và ở East Timor.
Tại Châu Phi, các quốc gia nhỏ bé (các đảo) và ở Châu Mỹ, không cần bước 1, trong khi đó thì ở Nhật Bản, ở Việt Nam và ở East Timor, Vatican đều sử dụng bước 1.
Lịch sử cho thấy, tại các quốc gia Trung và Nam Mỹ, Vatican cấu kết với Tây Ban Nha đánh chiếm các quốc gia ở đây từ đầu thế kỷ 16. Sau khi đã Ki-tô hóa toàn thể nhân dân các quốc trong vùng này, đầu thế kỷ 19, bắt mạch được dư luận chính quyền Hoa Kỳ chuẩn bị đưa ra Chủ Thuyết “Châu Mỹ của Người Mỹ Châu” (sau đó, thuyết này trở thành sự thực vào năm 1823 trong thời Tổng Thống Monroe), Vatican liền sử dụng bọn cha cố và con chiên bản địa phát động chiến dịch vùng lên làm cách mạng đánh đuổi bọn thực dân xâm lược Tây Ban Nha để thiết lập các chính quyền độc lập theo chế độ phiệt Ki-tô dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của giáo triều Vatican, giống như chế độ đạo phiệt Ki-tô Ante Pavelic ở Croatia trong những năm 1941-1945:
"Ante Pavelic, người lãnh đạo mà cũng là người chủ mưu và tạo nên quốc gia Croatia độc lập theo đạo Gia Tô. Ông ta đã dùng chính sách khủng bố cũng như tinh thần cực đoan về chính trị và lòng cuồng đạo với tất cả những sự tàn bạo hơn cả hai nhà độc tài bảo trợ cho ông ta là Benito Mussolini và Adolf Hitler. Trước khi nước Nam Tư bị phân hóa, ông ta là người chủ mưu trong vụ ám sát vua Alexander (của nước Nam Tư) và các vụ giết hại các nhà chính trị khác. Nhờ vậy mà ông ta đã tạo nên được quốc gia Ustashi Croatia độc lập siêu Gia Tô giáo và thiết lập một chế độ độc tài siêu hơn cả chế độ độc tài Đức Quốc Xã. Ông ta được Giáo Hoàng Pius XII che chở và giúp đỡ bằng các phương tiện ngoại giao và tài chánh nhằm để đạt được cứu cánh của Giáo Hội La Mã. Khi quốc gia Ustashi Croatia sụp đổ (vào đầu năm 1945), Pavelich chạy vào ẩn trốn ở trong Tòa Thánh Vatican, rồi giả dạng như là một tu sĩ. Sau đó, ông ta trốn sang nước Á Căn Đình." (1)
Tại Việt Nam, Vatican cũng thi hành chính sách gồm cả 3 bước như nói trên.
Cũng nên biết rằng dù là Vatican và Pháp cấu kết với nhau thànhLiên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Vatican-Pháp đánh chiếm và thống trị Đông Dương, nhưng Đế quốc Vatican và Đế Quốc Pháp là hai kẻ đồng sàng nhưng dị mộng. Tuy là liên kết với nhau để cùng đánh chiếm và thống trị Việt Nam, nhưng hai đế quốc này lại không ưa nhau nếu không muốn nói là thù ghét lẫn nhau. Phần đóng góp của Đế Quốc Vatican trong công cuộc đánh chiếm Việt Nam là công lao thu thập các tin tức tình báo chiến lược, móc nối với những người Việt Nam mang quốc tịch Vatican để thành lập đạo quân thứ 5 chờ sẵn để tiếp ứng vào khi đoàn quân viễn chinh Pháp – Vatican từ ngoài khơi tiến vào, và tìm những người Việt mang quốc tịch Vatican cung ứng cho nhu cầu làm tay sai tai mắt cũng như cung ứng cho bộ máy đàn áp và cai trị nhân dân ta.
Phần đóng góp của Đế Quốc Pháp là bỏ tiền ra bao giàn cho cuộc chiến, cung ứng quân đội và hoạch định kế hoạch hành quân tấn chiếm Việt Nam. Rõ ràng là Pháp và Vatican hùn hạp với nhau như là một công ty hợp doanh để đánh chiếm Đông Dương để cùng thống trị, cùng khai thác và cưỡng bách nhân dân ta làm nô lệ. Theo quy luật hùn hạp, thế lực nào chi tiền thì thế lực đó nắm quyền chỉ huy (làm chính sách cai trị). Cũng vì thế mà Đế Quốc Pháp nắm quyền chỉ đạo trong việc đặt nền thống trị tại Việt Nam đúng theo quy luật này.
Về phía Vatican, Tòa Thánh Vatican vẫn giữ vững quan niệm bảo thủ là phải thực thi đúng theo tinh thần sắc chỉ Romanus Pontifex được ban hành vào ngày 8/1/1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1454) như đã nói ở trên.
Theo tinh thần sắc chỉ này, Thái Tử Henri Le Navigateur, Bồ Đào Nha (xin hiểu người Âu Châu và là tín đồ của Giáo Hội La Mã) có quyền “bắt thổ dân những vùng đất mới khám phá được làm nô lệ”:
“Khi tiếp xúc với người da đen Phi Châu, người Âu trong tay có sẵn súng đồng, không đè nổi lòng tham. Họ tổ chức lại công việc buôn bán nô lệ mà từ thế kỷ thứ 10 họ đã bỏ cho người Hồi giáo làm. Năm 1452 Giáo Hoàng Y Pha Nho Callixtus III ký sắc lệnh cho Henri Le Navigateur bắt thổ dân ở những vùng đất khám phá được làm nô lệ. Ngày ký sắc lệnh này là ngày ảm đạm nhất trong lịch sử chế độ thực dân.” (2)
Có một chút không đúng về thời điểm và niên hiệu vị giáo hoàng khi ban hành sắc lệnh dã man trên đây. Nếu sắc lệnh này được ban hành vào năm 1452 thì năm này là thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1454). Nếu các sắc lệnh ăn cướp này được ban hành trong thời Giáo Hoàng Caliste III (1455-1458), thì thời điểm ban hành không phải là năm 1452.
Cũng theo đúng tinh thần của sắc chỉ này, Giám-mục Puginier, người đại diện của Hoàng Đế Vatican tức Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878) tại Bắc Việt vào thập niên 1860 trong thời vua Tự Đức đã đúc kết thành một sách lược mà sau này các nhà viết sử gọi là Kế Hoạch Puginier.
Theo kế hoạch này, Vatican đã có chủ trương diệt tận gốc, trốc tận rễ các nền văn hóa tam giáo cổ truyền của dân tộc Việt Nam, trong đó nền đạo lý Khổng Mạnh và giai cấp Nho sĩ bị liệt kê vào hàng kẻ thù số 1, vì rằng phong trào kháng chiến đánh đuổi quân xâm lăng Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican lúc bấy giờ phần lớn đều do giới Nho sĩ lãnh đạo.
Cũng theo kế hoạch này, nước Việt Nam phải được xé ra làm nhiều tiểu quốc theo biên giới sắc tộc thiểu số và theo biên giới địa lý Bắc Trung Nam. Sau đó, họ sẽ tìm kiếm những người Việt Nam mang quốc tịch Vatican làm quốc vương (thủ lãnh) để thiết lập một chế độ đạo phiệt làm tay sai của Vatican. Rồi từ đó, các chính quyền này sẽ ban hành những luật lệ chuyên chính áp đặt đạo Ki-tô làm quốc giáo và cưỡng bách nhân dân ta phải theo đạo Ki-tô giống như Hoàng Đế Constantine I (306-337) và Hoàng Đế Theodosius I (379-395) của Đế Quốc La Mã đã làm vào thế kỷ thứ 4. (3)
Về phía Pháp, ngay từ hồi Cách Mạng 1789 đang tiến hành:
“Quốc Hội Pháp có nhiều người chịu ảnh hưởng tư tưởng của các triết gia có khuynh hướng chỉ trích và lên án Giáo Hội La Mã.“ (4)
Họ thù ghét chính sách Ki-tô hóa vì chính sách này quá ư bạo ngược. Họ ghê tởm chính sách ngu dân và nhồi sọ của Vatican với mục đích làm cho tín đồ trở thành cuồng tín, hiếu chiến, luôn luôn có thái độ trịch thượng và hợm hĩnh với ý tưởng hão huyền là “dân Chúa”, “con Chúa”. Hậu quả lả tín đồ Ki-tô không còn lý trí, mất hết cả lương tâm, nhân tính, mất cả tinh thần vô tư, hiếu hòa, thường hay có thái độ hợm hĩnh và trịch thượng, khó có thể hòa mình vào cuộc sống với những người khác tôn giáo trong cộng đồng quốc gia và nhân loại. Trong lịch sử Pháp quốc, từ đầu thập niên 1870, các nhân vật chính trị thắng thế trên sân khấu chính trị tại Pháp quốc cũng như các vị tướng lãnh chỉ huy đoàn quân viễn chinh tiến chiếm Việt Nam và các nhân vật được chính quyền Pháp gửi sang Đông Dương nắm giữ các chức vụ Toàn Quyền Đông Dương, Khâm Sứ Trung Kỳ, Thống Sứ Bắc Kỳ và Thống Đốc Nam Kỳ, hầu hết đều là những người có tinh thần chống Giáo Hội La Mã. Chúng ta thấy tại chính quốc Pháp thì có những nhân vật như Jules Ferry, Léon Gambetta, Léon Blum, các nhân vật quân sự như Đô Đốc Page, Đô ĐốcBonard, Đô Đốc Rieunier, Đại Tá Bernard cho đến các chính trị gia nắm quyền chủ chốt trong bộ máy cai trị Đông Dương như Paul Beau, Paul Bert, Pierre Pasquier, v.v… cũng đều là những người hăng say chống Giáo Hội La Mã và thường tỏ ra khinh rẻ các ông tu sĩ hoạt động cho Giáo Hội tại Đông Dương vào thời bấy giờ. Sách Các Vua Cuối Nhà Nguyễn - Tập 2 viết:
“Paul Bert là đảng viên “Cộng Hòa” từng bị phe cực hữu và bảo thủ kết án như kẻ chống Giáo Hội một cách điên cuồng,” và “kẻ thù quyết liệt của Giáo Hội.” Tội lỗi lớn nhất của Bert là khi giữ ghế Bộ Trưởng Giáo Dục trong chính phủ Ferry, Bert đã cổ võ và phát động một chính sách giáo dục quốc gia phi tôn giáo. Theo Bert, nước Pháp không còn trách nhiệm hoằng dương hay rao giảng một tôn giáo nào, và cũng không công nhận một tôn giáo nào làm quốc đạo. Ra trước Hạ Viện Pháp, Bert tuyên bố: “Tôi muốn chinh phục dân An Nam bằng bàn tay mở rộng và thanh gươm đeo bên hông.” (5)
Cũng vì thế mà những người Việt Nam mang quốc tịch Vatican dù là linh mục, dù là những người làm tay sai tai mắt đắc lực cho chính quyền Bảo Hộ như bọn Trần Bá Lộc, Linh-mục Trần Lục, Huyện Sĩ, Ngô Đình Khả, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Cố Ân, v.v… cũng đều bị quan thày thực dân Pháp khinh rẻ họ đến cùng độ của khinh rẻ. Sự kiện này được sách sử nói rõ như sau:
“Chúng tôi chỉ có với mình”, Đô Đốc Rieunier sau này nói, “những giáo dân và bọn du thủ du thực”. “Bọn lang bạt bị trục xuất khỏi làng vì đói rét hoặc vì tội phạm,” Đại Tá Bernard viết, xô về đây với cái lưng mềm dễ uốn, họ tham sống sợ chết; họ hoàn toàn hững hờ với cuộc đấu tranh của dân tộc mình, sẵn sàng phụng sự bất cứ những ông chủ nào… Người ta sẽ tuyển dụng trong số họ tất cả nhân viên hành chính cần thiết cho nhà nước, hoặc những người giúp việc gia đình: làm đầy tớ, làm khuân vác, làm người chạy giấy và cả những tên phiên dịch, hoặc những người ghi chép được đào tạo thô sơ qua các nhà trường của Hội Truyền Giáo. Chính là qua sự tiếp xúc với những kẻ khốn nạn này mà bọn thực dân và công chức, vừa mới đổ bộ lên, làm quen với dân tộc Việt Nam …”
Nhà sử học Cultru kết luận:
“Hoàn toàn hời hợt về cái gọi là giáo dục phương Tây mà họ đã được tiếp thụ, những thanh niên Việt Nam này đã trở thành những ông thông, ông phán, ông ký, kiểm soát, phiên dịch. ấy lập thành tại xứ sở thuộc địa một tầng lớp những người tha hóa, chuyên lợi dụng địa vị chính thức của chúng để nhân danh chính phủ Pháp, lúc này không đủ biện pháp cai quản họ, để áp bức, đục khoét dân chúng, buộc lòng phải nhờ đến sự trung gian cuả họ.”
“Tại Nam kỳ, chính là từ trong những người Công Giáo Annam mà người ta tuyển chọn những kẻ giúp việc cho chính phủ Pháp, Phạm Quỳnh đã viết, “Họ có tài cán gỉ? … Phần lớn là những tay dạy giáo lý Cơ Đốc, vì hạnh kiểm kém mà bị các giám mục đuổi về, và dưới một cái tên La Tinh (bởi vì họ nói lõm bõm tiếng La Tinh), là đại diện sơ lược của thủ đoạn, của sự vô trách nhiệm, và sự thoái hóa của Châu Á.” (6)
Vì thế mà hai thế lực Pháp và Vatican luôn luôn không ưa nhau, hục hặc với nhau và tìm đủ mọi cách để giành thế thượng phong, chiếm ưu thế hầu có thể thi hành chính sách cai trị của phe mình. Cũng may cho dân tộc Việt Nam là phe thực dân Pháp luôn luôn thắng thế, luôn luôn cầm trịch trong bộ máy cai trị tại Đông Dương, và chỉ để cho Vatican một số quyền lợi về kinh tế cùng những ưu thế trong xã hội và việc tuyển dụng người vào làm việc do thám chỉ điểm trong bộ máy đàn áp nhân dân ta. Nhờ vậy mà Kế Hoạch Puginier của phe Vatican không được Phe thực Dân Pháp chấp thuận toàn bộ, chỉ tiến hành việc hủy bỏ dùng chữ Hán trong các công văn giấy tờ hành chánh, và thay vào đó bằng chữ Pháp và chữ Quốc Ngữ. Ngày nay, các tài liệu này đã được giải mật khiến cho người ta mới biết rõ bộ mặt thật ghê tởm về cái Tin Mừng và Hồng Ân Thiên Chúa của các nhà truyền giáo của Giáo Hội La Mã mang đến cho dân tộc Việt Nam.
Càng về sau phe Cấp Tiến càng thắng thế ở cả chính quốc Pháp cũng như ở Đông Dương và muốn loại bỏ hết quyền lực của Vatican ra khỏi sân khấu chính trị tại Việt Nam. Vì thế đảng Việt Nam Quang Phục hay Đại Việt Phục Hưng Hội (với Vatican ở hậu trường) được Giáo Hội La Mã và các nhà truyền giáo ở Việt Nam triệt để ủng hộ và kêu gọi giáo dân tích cực tham gia. Sự kiện này được sử gia Vũ Ngự Chiêu ghi nhận trong bài viết Sự Hình Thành Phong Trào Quốc Gia Mới: Từ Trung Quân Đến Ái Quốc (tiểu mục C: Sự Chuyển Hướng Của Hội Truyền Giáo) như sau:
"Thời gian này (từ 1890 trở về sau), Hội truyền giáo đã phát triển và củng cố tổ chức chặt chẽ theo hàng dọc, từ các giáo phận xuống giáo xứ, họ đạo. Hầu hết các họ đạo tại các xã thôn đều do các giáo mục (curé) bản xứ trông nom. Mỗi giáo phận là một tiểu vương triều tự trị, với những luật lệ riêng. Dưới sự hướng dẫn của các linh mục, giáo dân trở thành kiêu dân, hoành hành bất kể luật pháp. Alphonse Louis Klingler ở Nghệ An và Martin ở Thanh Hoá chỉ là những thí dụ tiêu biểu.
Không những chỉ lấn áp dân chúng, đập phá chùa chiền, cướp đoạt ruộng đất, công điền công thổ tại các xã lẫn lộn người Lương và giáo dân, “thập tự quân” còn kéo nhau đi làm tiền cả thân nhân Từ Dụ Thái Hoàng Thái hậu, hay cựu Phụ chính Ðại thần Trương Quang Ðãn, vì tư gia họ đã dùng gỗ lim, mới bị ra lệnh cấm đẵn để dành độc quyền cho các nhà khai thác.
Các quan lại chẳng ai dám phản ứng, vì phạm lỗi với các giáo sĩ hay linh mục bản xứ sẽ lập tức bị cách chức, hay quở phạt.
Trước viễn ảnh rạn nứt khó tránh giữa chế độ Bảo hộ Pháp và Hội truyền giáo – đồng thời, để tạo áp lực với các viên chức “rối đạo” – các giáo sĩ tìm cách móc nối, ăn rễ vào Hoàng tộc và những phong trào kháng Pháp. Một mặt, giới quan lại xuất thân thông ngôn được yểm trợ ngày một thăng tiến nhanh trong triều đình, hầu gây ảnh hưởng với vua và Hoàng tộc. Mặt khác, một số tìm cách liên kết với tổ chức Duy Tân Hội của Phan Bội Châu và Cường Ðể, dòng dõi duy nhất của Hoàng tử Cảnh. Sự ủng hộ của số giáo sĩ, giáo dân từ Vinh tới Quảng Nam–kể cả nhóm Ngô Ðình Khả, Nguyễn Hữu Bài, Mai Lão Bạng, v.. v...– liên hệ không nhỏ với bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh giữa Giáo hội và phe tả khuynh Pháp.
…. Sau gần nửa thế kỷ được Pháp “giải phóng” (nói theo ngôn ngữ của Petrus Key năm 1859), giáo mục và giáo dân Việt vẫn bị xếp loại tín hữu hạng nhì. Triều đình Ki-tô Ðông Dương vẫn do các “cha triều” Pháp thống trị. Chưa một “linh mục triều” người Việt nào được lên chức Giám mục. Nói cách khác, Hội truyền giáo Pháp tự nó cũng là một tiểu vương triều “trắng” bảo hộ tiểu vương quốc Ki-tô “vàng.” Hội truyền giáo cũng không chỉ có con chiên người Việt. Các giáo sĩ bắt đầu mở mang họ đạo tới những vùng sơn cước ở Trung và Bắc Kỳ. Từ thập niên 1900, toàn thể Ðông Dương đã chia làm 7 giáo phận. Tại Bắc Kỳ, thêm giáo phận “Haut Tonkin” (Ðàng Ngoài Cao), để lo việc Ki-tô hoá dân thiểu số. Tại Trung Kỳ, hai giáo phận Ðông Ðàng Trong và Tây Ðàng Trong nỗ lực Ki-tô hoá các sắc tộc Ê-đê, Gia-rai, Sê-đăng, v.v... trên cao nguyên.” (7)
Cũng trong thời gian này, con chiên Ngô Đình Khả được cả Pháp và Vatican cho nắm giữ chức Superintendent de Palais (Tổng Quản Cấm Thành) và giao cho ông nhiệm vụ theo dõi Vua Thành Thái. Nhiệm vụ của ông Ngô Đình Khả phải theo dõi ông vua gỗ Thành Thái được ông Lữ Giang ghi lại trong cuốn Những Bí Ẩn Lịch Sử Đng Sau Cuộc Chiến Việt Nam Quyển I với nguyên văn như sau:
“Lúc đó, Pháp đã nắm hết quyền hành nên Thành Thái chỉ lo ăn học và giải trí. Cụ Ngô Đình Khả được cử làm Phụ Đạo và Cố Vấn cho vua Thành Thái. Năm 1904, cụ được cử làm Tổng Quản Cấm Thành, trông coi tử Cấm Thành…
"Khi đưa cụ Ngô Đình Khả vào làm Phụ Đạo cho Vua Thành Thái, người Pháp muốn cụ theo dõi các hoạt động của vua và báo cáo cho Pháp biết những ý định phản nghịch của vua để có biện pháp kịp thời.” (8)
Ngô Đình Khả được Pháp giao cho nhiệm vụ theo dõi vua Thành Thái, nhưng Ngô Đình Khả lại thuyết phục vua Thánh thái đi theo Vatican chống lại người Pháp như Vatican đã làm ở các nước Trung và Nam Mỹ trong thế kỷ 19. Thế nhưng, việc làm này của Ngô Đình Khả bị người Pháp biết rõ. Vì thế mà vua Thánh Thái bị người Pháp bắt đem đi đày ở Vũng Tầu, rồi sau đó lại bị đưa đi đày ở Châu Phi. Còn Ngô Đình Khả thì bị bãi chức. Sự kiện này được tài liệu sử nói rõ như sau:
“Năm 1905 ông (Ngô Đình Khả) thăng chức Tổng quản Cấm thành, bảo vệ vua Thành Thái. Năm 1907, lúc ông đương kim phụ chánh tại triều, vua Thành Thái có hành vi chống Pháp nên bị chính quyền Bảo hộ dưới sự vận động của khâm sứ Ferdinand Lévecque đòi truất vua Thành Thái và đày vua Thành Thái sang châu Phi, lấy cớ nhà vua bị bệnh tâm thần. Lúc đó tại triều hầu hết các đại thần đều ký vào thỉnh nguyện đó. Chỉ riêng có quan phụ đạo đại thần Ngô Đình Khả nhất quyết không chịu ký tên. Vì vậy dân gian có câu truyền: "Đày vua không Khả. Đào mả không Bài."
Sau biến cố này, Ngô Đình Khả bị người Pháp nghi ngờ đứng sau vua Thành Thái với sự ủng hộ cho Kì Ngoại hầu Cường Để, Việt Nam Quang phục hội của Phan Bội Châu. [Chính vì thế, chính quyền thực dân Pháp đã tạo cớ, buộc Ngô Đình Khả nghỉ hưu sớm mà không được nhận tiền hưu dưỡng.” (9)
Trong bài "Kỳ Ngoại Hầu Cường Để (1882 - 1951) Mặc hoàng bào dù chẳng được làm vua!" đăng trên mạng Lưu Trữ Wayback Machine, tác giả Trần viết Ngạc cho biết:
"tài liệu mật của Pháp (*) (9a) cho biết từ khi Pháp đặt nền bảo hộ, có một giao ước ngầm giữa một số người trong hoàng tộc và giới tín đồ Thiên Chúa giáo nhằm đưa một người thuộc dòng dõi Đông cung Cảnh lên ngôi vua!
[Hoàng tử Cảnh là người được rửa tội theo đạo Chúa].
Khi tìm người thay vua Thành Thái, một vị thượng thư trong triều đình đã đề nghị với người Pháp rước minh chủ Duy Tân hội Cường Để đang lưu vong ở Nhật về làm vua. Vị thượng thư đó là Nguyễn Hữu Bài. Tài liệu mật ghi thêm:
"Trong các đề nghị, đề nghị của thượng thư bộ Công người Thiên Chuá giáo là đáng chú ý nhất. Trong số các đồng sự, ông ta là người duy nhất đã minh bạch đề nghị là cần ưu tiên cho Cường Để hiện đang tị nạn tại Nhật lên ngôi vua."
Bàn tay của Giáo hội La Mã tiếp tục như thế nào?
Ngày 14.8.1950, Ngô Đình Diệm cùng anh là Giám mục Ngô Đình Thục từ Rome sang Tokyo, hội kiến với Cường Để. Komatsu Kiyoshi có mặt trong buổi hội kiến đó kể lại:
"Buổi hội kiến đã nâng đỡ tinh thần Cường Để ngoài sức tưởng tượng. Vừa mới thấy Cường để, Ngô Đình Diệm liền quỳ xuống và phát biểu: "Tâu Hoàng thượng, Ngài phải làm vua!" và Cường Để đã tuôn hai giòng lệ cảm kích!" (9b)
Như vậy, Đảng Việt Nam Quang Phục hay Đại Việt Phục Hưng chỉ là công cụ của Vatican với mưu đồ sử dụng Cường Để để thiết lập chế độ đạo phiệt Ki-tô rồi Ki-tô hóa Việt Nam từ trên xuống dưới bằng bạo lực của chính quyền. Cũng vì dã tâm đó, cho nên khi không được người Nhật cho làm thủ tướng, Ngô Đình Diệm quay ra đòi nắm giữ Bộ Nội Vụ để có thể bổ nhậm bọn đàn em (cũng là tín đồ Ca-tô) làm tỉnh trưởng. Thế nhưng, "già néo thì đứt giây". Sự kiện này được Cụ Hoàng Cơ Thụy ghi lại trong Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4 như sau:
"Đại Việt Phục Hưng Hội của nhóm Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm (ông Diệm sinh ngày 3/1/1901) thành lập từ năm 1942 liên lạc với Hoàng Thân Cường Để ở bên Nhật (coi VSKL/8 tr. 1842).
Sau vụ làm thủ tướng hụt cuối tháng 3/1945, một phái đoàn 5 người của "Ủy Ban Kiến Quốc" là Vũ Văn An, Vũ Đình Dy, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Xuân Chữ, Lê Toàn sang Nhật tham dự Hội Nghị Đại Đông Á tại tỉnh Kudan hồi đầu tháng 5/1945. Cuối tháng ấy và hai tháng 6 và 7/1945, có tin đồn rằng Cường Để sắp được Nhật đưa về nước để giúp cháu là vua Bảo Đại và sẽ giữ chức vụ chủ tịch Hội Đồng Tư Vấn đang dự bị thành lập.
Theo lời bác sĩ Hồ Tá Khanh kể với chúng tôi (tháng 3/1992) thì hồi cuối tháng 7/1945, Vũ Văn An có vào Huế đề nghị với cụ Trần Trọng Kim để cho Ngô Đình Diệm tham gia nội các. Khi ấy còn khuyết mấy bộ trưởng là các bộ Công Chính (Lưu Văn Lang từ chối, Hoàng Xuân Hãn tạm kiêm nhiệm) và Y Tế (Vũ Ngọc Anh vừa chết vì bom Mỹ hôm 23/7/1945), nên cụ Kim đề nghị (cho ông Diệm giữ) một trong hai bộ đó. Song Vũ Văn An đòi cho ông Diệm (giữ) bộ Nội Vụ để có thể bổ báng bọn đàn em làm tỉnh trưởng. Vì bộ này đã có Trần Đình Nam (nắm giữ), nên cụ Kim không thể nhận lời." (10)
Phần trình bày trên đây cho thấy rõ chủ trương của Việt Nam Quang Phục hay Đại Việt Phục Hưng là chủ trương của Vatican muốn liên kết với người Nhật trong Phe Trục với hy vọng nếu Pháp bị hất ra khỏi Đông Dương, thì Nhật sẽ đưa Cường Để lên làm vua để họ cùng với Nhật thống trị Đông Dương Đông, giống như Vatican đã liên kết với Đức Quốc Xã ở Âu Châu để củng cố quyền lực của chế độ đạo phiệt Francisco Franco ở Tây Ban Nha và chế độ đạo phiệt Ante Pevalic ở Croatia.
Như vậy, ta có thể nói, Việt Nam Quang Phục hay Đại Việt Phục Hưng là một đảng Ki-tô được Vatican hay Giáo Hội La Mã ngầm khuyến khích giáo dân Ki-tô ủng hộ với mục đích để có một thế lực đối đầu với các lực lượng ái quốc của nhân dân ta nếu Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican phải lùi bước trước sức mạnh trỗi dậy của các dân tộc da vàng dưới quyền lãnh đạo của Nhật Bản.
Thiết tưởng rằng khát vọng của toàn dân Việt Nam là làm thế nào tống cổ được Liên Minh Xâm Lươc Pháp – Vatican và Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican ra khỏi đất nước để giành lại chủ quyền cho dân tộc và thống nhất đất nước. Khi đó, Việt Nam sẽ
- Không còn bị thống trị bởi người ngoại bang,
- Nền văn hóa cổ truyền không còn bị chà đạp,
- Không còn bị cưỡng bách phải theo đạo Ca-tô, khi kết hôn với tín đồ Ki-tô .
- Ruộng đất canh tác của Việt Nam và các tài nguyên khác của đất nước sẽ không còn bị cướp đoạt để làm của nhà Chúa nhà Chung,
- Miếu, đình, đền, đài, chùa chiền không còn bị đập phá để lấy đất xây nhà thờ và các cơ sở của Vatican,
- Dân ta không còn bị coi như là dân man ri, mọi rợ, không còn bị áp bức, bị bóc lột, bị đày đọa và bị dồn vào thảm cảnh đói khổ triền miên để rồi phải theo đạo lấy gạo mà ăn. Và sẽ không rơi vào thảm cảnh chết đói như hồi mùa Xuân năm Ất Dậu 1945.
Đó là ước vọng của Việt Nam kể từ khi bước chân của con cáo Vatican đi vào đất nước từ mấy thế kỷ trước cho tới nay./.
CHÚ THÍCH
(1) Avro Manhattan, Vietnam: why did we go?(Chino, CA: Chick Publication, 1984), page 125. Nguyên văn “Ante Pavelich, the inspirer, creator and leader of the independent Catholic state of Croatia. He employed terrorism, political extremism and religious fanaticism with such ruthlessness as to outsmart even his two main fascist protectors, Beneto Mussolini and Adolf Hitler. He was the brain behind the assassination of King Alexander and other political murders which preceded the disintegration of Yugoslavia and thus the erection of his super-nazi, super-Catholic independent Ustashi Croatia. He enjoyed the protection of Pope Pius XII, who helped him via diplomatic and monetary means to achieve his ultimate objective. When Ustashi Croatia collapsed, Pavelich hid in the Vatican, then, disguised as a monk, fled to Argentina."
(2) Nguyễn Hiến Lê, Lịch Sử Thế Giới (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1994), tr. 349.
(3) Độc giả có thể tìm đọc Kế Hoạch Puginier ở trong cuốn Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam (Los Angeles, CA: Hương Quê, 1988, tr. 377-414) của Tiến-sĩ Cao Huy Thuần.
(4) Carlton J. H. Hayes, Modern Times – The French Revolution to the Present (New York: Macmillan Publishing Co., Inc., 1893), tr. 35. Nguyên văn: “The Assembly, many of whose members were influenced by the philosophes, tended to be highly critical of the church.”
(5) Chính Đạo, Các Vua Cuối Nhà Nguyễn – Tập 2 (Houston, TX: 2000), tr. 471.
(6) Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam 1858-1897 (St. Raphael, Pháp, 1995), tr. 101-102.
(7) Vũ Ngự Chiêu, “Sự Hình Thành Phong Trào Quốc Gia Mới: Từ Trung Quân sang Ái Quốc.” Nguồn: chuyenluan.net Tháng 6/2006.
(8) Lữ Giang, Những Bí Ẩn Lịch Sử Đàng Sau Cuộc Chiến Việt Nam - Quyển I (Garden Grove, CA: TXB, 1999) tr. 395.