●   Bản rời    

Chúng Tôi Đã Phát Minh Ra Chúa Giê-Xu Cứu Thế

Thuyết Âm Mưu Về Chúa Giê-Su

Lời Thú Tội Cổ Xưa Được Tìm Thấy:

"Chúng Tôi Đã Phát Minh Ra Chúa Giê-Xu Cứu Thế"

VORJACK/ T.L. dịch

http://sachhiem.net/THLOI/TG/ThienLoi014.php

06-Feb-2022

Bài luận cho rằng câu chuyện về Chúa Giê-su là một câu chuyện hư cấu được tạo ra bởi triều đại Flavian của các hoàng đế La Mã với sự hỗ trợ của sử gia Do Thái / tay sai La Mã Josephus

Học giả Kinh thánh người Mỹ Joseph Atwill sẽ xuất hiện trước công chúng Anh lần đầu tiên tại London vào ngày 19 tháng 10, 2013 để trình bày một khám phá mới gây tranh cãi: những lời thú nhận cổ xưa được phát hiện gần đây đã chứng minh, theo Atwill, rằng Tân Ước được viết vào thế kỷ thứ nhất bởi giới quý tộc La Mã và rằng họ bịa đặt toàn bộ câu chuyện về Chúa Giê-su Cứu Thế. Bài thuyết trình của ông ấy sẽ là một phần của hội nghị chuyên đề kéo dài một ngày mang tên “Covert Messiah” (Đấng Cứu Thế Ẩn Giấu) tại Conway Hall ở Holborn, Anh .

Tác phẩm vừa qua của Atwill trong năm 2005 là “Đấng Cứu Rỗi Của Caesar: Âm Mưu Của Người La Mã Phát Minh Ra Chúa Giê-Su” (Xin xem phần trích từ Wikipedia bên dưới). Luận văn cho rằng câu chuyện về Chúa Giê-su là một câu chuyện hư cấu được tạo ra bởi triều đại Flavian của các hoàng đế La Mã với sự hỗ trợ của sử gia Do Thái / tay sai La Mã Josephus. Như câu chuyện kể, sau cuộc chiến đầu tiên của người Do Thái, Hoàng đế La Mã quyết định rằng lòng nhiệt thành của người Do Thái cần phải giảm xuống một nấc, và vì vậy ông đã ủy thác cho việc dựng ra một câu chuyện về một đấng cứu thế hư cấu sẽ thu hút người Do Thái theo chủ nghĩa hòa bình.

Việc khám phá thích thú nhất của Atwill xảy đến khi ông đang nghiên cứu cuốn “Các Cuộc Chiến Tranh Của Người Do Thái” (Wars of the Jews) của Josephus [tài liệu lịch sử duy nhất còn sót lại của chứng nhân về Judea vào thế kỷ thứ nhất] cùng với Tân Ước. “Tôi bắt đầu nhận thấy một chuỗi tương đồng giữa hai văn bản,” ông kể lại. “Mặc dù đã được các học giả Cơ đốc công nhận trong nhiều thế kỷ rằng những lời tiên tri của Chúa Giê-su dường như được ứng nghiệm bởi những gì Josephus đã viết về cuộc chiến Do Thái-La Mã lần thứ nhất, nhưng tôi đã thấy hàng chục điều nữa. Điều mà nhiều học giả có vẻ đã né tránh là trình tự các sự kiện và địa điểm của mục đoàn của Chúa Giê-su ít nhiều giống với trình tự các sự kiện và địa điểm của chiến dịch quân sự của [Hoàng đế] Titus Flavius như Josephus đã mô tả. Đây là bằng chứng rõ ràng về một mô hình được xây dựng có chủ ý. Tiểu sử của Chúa Giê-su thực sự được xây dựng, từ đầu đến đuôi, dựa trên những câu chuyện trước đó, nhưng đặc biệt là về tiểu sử của một Caesar La Mã.”

Vì vậy, bằng chứng của Atwill , bấy giờ và ngày nay, chốt lại ở những điểm song đối (boils down to parallels). “Lời thú nhận” của ông ta là lập luận rằng những điểm song đối cộng lại thành một thiết kế có chủ đích, một câu đố hóc búa có thể được ghép lại với nhau để cho thấy cách Triều Flavians và Josephus đã phát minh ra nhân vật Chúa Giê-su. Câu đố này quá rõ ràng một khi bạn biết cách đọc nó, và khó có thể xảy ra một cách tình cờ, nó giống như một lời thú nhận.

Các vấn đề là rõ ràng. Những điểm tương đồng luôn mang tính chủ quan, và lập luận rằng chúng không thể là vô tình (tức là ai đó nhầm câu chuyện về Chúa Giê-su này với câu chuyện khác) lại càng mang tính chủ quan. Chắc chắn sẽ xuất hiện lời buộc tội về chứng cuồng song đối và như Ian trong cuốn “Irreducible Complexity” (Sự Phức Tạp Không Thể Làm Giản Đơn) đã chỉ ra, đó là một cuộc thảo luận khó có thể có được. Cuối cùng, tất cả những điểm song đối đó cộng lại với nhau để làm gì? Trong bài đánh giá của mình về “Ceasar’s Messiah” (Đấng Cứu Rỗi của Ceasar), Robert Price - một người mê say sự song đối - lập luận rằng tổng số còn ít hơn tổng cộng các phần của nó:

Theo Atwill , “có lẽ người đọc cần hiểu rõ tác phẩm văn học châm biếm phức tạp nhất từng được viết” (trang 169). Nhưng sự châm biếm được hình dung của Atwill có vẻ phức tạp đến mức không mạch lạc. “Chúa Giê-su” không chỉ là viết tắt của Tiberius [GCCND: Tiberius Caesar Augustus (42 TTL - 37 TL) là hoàng đế La Mã thứ hai. Ông trị vì từ năm 14 cho đến năm 37 sau Công nguyên, kế vị cha dượng của mình, hoàng đế La Mã đầu tiên Augustus], mà còn là một nhà lãnh đạo giả định của Zealot tên là Eleazar, người cũng xuất hiện trong Tân Ước với tên gọi Lazarus. Mary Magdalene là tượng trưng cho một số phụ nữ khác nhau, Atwill đoán, "Mary" là một thuật ngữ để chỉ bất kỳ người phụ nữ nổi loạn Do Thái hoặc cảm tình viên Do Thái nào. Simon Peter và Peter không giống nhau. Hai cuốn gia phả phúc âm, một cuốn sách “la Rudolf Steiner”, đại diện cho hai người Giê-su riêng biệt. Trong tay Atwill, mọi thứ có nghĩa là mọi thứ khác. Và, cuối cùng, bạn biết điều đó có nghĩa là gì.

Phụ Chú:

Giáo sư Bruno Bauer, trong tác phẩm năm 1877 "Christ and the Caesars", tuyên bố rằng ông đã kết luận rằng người La Mã là tác giả của Tân Ước và Flavius Josephus là người phát minh ra Chúa Giê-su.

Tiếp theo, James Ballantyne Hannay viết về quyền tác giả của người La Mã đối với Tân Ước trong tác phẩm năm 1925 "Sự trỗi dậy, suy tàn và sụp đổ của tôn giáo La Mã (Cơ đốc giáo)."

Abelard Reuchlin đã tìm thấy chìa khóa để làm sáng tỏ tác giả thực sự là ai, và các tác giả được tìm thấy trong gia đình Roman Piso, những người thuộc triều đại Piso / Flavian. Ông là tác giả của một tập sách xuất bản năm 1979 và hiện có trên Trang chủ Piso của La Mã .

Năm 2003, Joseph Atwill phát hiện ra rằng hoàng đế La Mã Titus Flavius, làm việc với Flavius Josephus và các tác giả khác trong di sản của ông đã viết Tân Ước. Atwill đã suy luận điều này bằng cách so sánh 'Cuộc chiến tranh Judean' với Tân Ước. 'Cuộc chiến tranh Judean', được viết bởi Flavius Josephus, ban đầu là một phần của Kinh thánh Cơ đốc, và đã bị xóa bỏ vào khoảng năm 1100 CN. Cuốn "Nguồn gốc La Mã của Cơ đốc giáo", được phát hành với tên gọi "Đấng cứu thế của Caesar" của Joseph Atwill ghi lại việc tạo ra Tân Ước như một trò châm biếm của người La Mã nhằm thu phục những người bất đồng chính kiến ở Judea (Giu-đe) bằng cách lừa họ tin rằng hoàng đế Titus Flavius Vespasiani là Chúa Giê-su! Tôi biết, nghe có vẻ lạ, nhưng có vẻ như đó là cách mà nó đã từng xảy ra. Titus rất vui khi tự gọi mình là "người lừa đảo vĩ đại nhất trong lịch sử".

Phần Trích Từ Wikipedia

Đấng Cứu Rỗi của Caesar (Caesar's Messiah)

Caesar's Messiah là một tác phẩm phi hư cấu năm 2006 của Joseph Atwill , lập luận rằng các Phúc âm Tân Ước được viết như một thứ tuyên truyền thời chiến của các học giả có liên hệ với triều đình La Mã của các hoàng đế Flavian: Vespasian, Titus Domitian . Theo Atwill , mục đích chính của họ khi tạo ra tôn giáo là để kiểm soát sự lây lan của Do Thái giáo và kiểm soát độc lực chính trị của nó. Những người nhiệt thành theo chủ nghĩa dân tộc Do Thái Zealots đã bị đánh bại trong Chiến tranh Do Thái-La Mã lần thứ nhất năm 70 sau Công nguyên, nhưng Do Thái giáo vẫn là một phong trào có ảnh hưởng khắp vùng Địa Trung Hải. Atwill lập luận rằng nhân vật trong Kinh thánh Chúa Giê-xu Ki-tô là một đại diện điển hình của Hoàng đế La Mã Titus.

Lý thuyết của Atwill mâu thuẫn với quan điểm lịch sử chính thống , [1] cho rằng trong khi các sách Phúc âm bao gồm nhiều yếu tố thần thoại hoặc huyền thoại, đây là những chi tiết tôn giáo được thêm vào tiểu sử của một Chúa Giê-su lịch sử sống ở Palestine thuộc La Mã (Judea ) vào thế kỷ thứ nhất, [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] được rửa tội bởi John the Baptist bị đóng đinh theo lệnh của Thống đốc La Mã Pontius Pilate . [9 ] [10] [11]

Một số nguồn tin cho rằng gia đình Flavian rất sớm quan tâm đến Cơ đốc giáo. Một số người trong số họ được cho là đã cải đạo sang tôn giáo, bao gồm cháu trai của Vespasian là Titus Flavius Clemens và vợ của ông là Flavia Domitilla . [12] [13] Theo Công vụ huyền thoại của các Thánh Nereus Achilleus thế kỷ thứ sáu , Giáo hoàng Clement I là con trai của Titus Flavius Sabinus , lãnh sự 82 . [14] [15] [16] Trong Thư đầu tiên của Clement , thư của Clement gửi cho những người theo đạo Cơ đốc ở Corinth , Atwill lập luận, Giáo hoàng Clement mô tả mình giống như một vị tổng trấn La Mã , ra lệnh cho những người lính của mình mà ông mong đợi được tuân theo ( 1 Clem. 37: 2-3 ). [17] [18] Atwill phỏng đoán rằng Thánh Veronica có thể là cùng một người với Berenice, tình nhân của Hoàng đế Titus, [19] nhưng Gary Carson nói rằng bằng chứng sớm nhất về giáo phái Veronica có từ thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên. [20] Trên cơ sở giả định rằng ít nhất một số nếu không phải tất cả thông tin liên kết người Flavians với Cơ đốc giáo sơ khai này là đúng, Atwill chỉ ra rằng những mối liên hệ ban đầu này rất khó giải thích nếu Cơ đốc giáo là một phong trào cơ sở đấu tranh bắt nguồn từ Judea. Ông nói rằng các bí tích của nhà thờ Cơ đốc giáo sơ khai, Hội đồng Giám mục và tước hiệu của người lãnh đạo (Giáo hoàng) đều dựa trên truyền thống của người La Mã, chứ không phải theo truyền thống của Do Thái giáo. [21] Acharya S , trong một đánh giá về công việc của Atwill, nói rằng những người Flavians này là người Chrestians , không phải Cơ đốc giáo; và người Chrestians chỉ là một trong một số giáo phái được kết hợp vào Cơ đốc giáo La Mã sau này. [22]

Sự Thể Hiện Điển Hình Của Hoàng Đế Titus Trong Các Sách Phúc Âm

Cựu Ước thường được nhắc lại trong Tân Ước , trong một mối quan hệ trong đó mô hình Cựu Ước được gọi là ‘Dạng’ (Tpe) và phần diễn lại của Tân Ước được gọi là ‘Tiền Dạng' (Antetype). Nghiên cứu về 'dạng' và 'tiền dạng' này được gọi là Phân dạng học (Typology) . Atwill tuyên bố rằng các mối quan hệ điển hình tương tự đan xen các Phúc âm và các tác phẩm của Flavius Josephus . [23 ] [24] [25]

Atwill lưu ý rằng theo trường phái Preterist, trường phái chuyên giải thích Kinh thánh, những lời tiên tri của Chúa Giê-su và Daniel đã được ứng nghiệm khi thành Giê-ru-sa-lem bị tàn phá vào năm 70 sau Công Nguyên. Ông gợi ý rằng đây là bằng chứng cho thấy các sách Phúc âm (bao gồm cả những lời tiên tri về sự xuất hiện của Con Của Con Người (Son of Man) thực sự được viết sau cuộc chiến tranh của người Do Thái, và các sách Phúc âm sau đó có thể được hiểu một cách mỉa mai là tiên đoán rằng Titus là 'Con Người được dự đoán trước'. Tuy nhiên, như Atwill thừa nhận, phân tích của anh ấy (cũng như phân tích của Preterist ) không đồng ý với cách giải thích chính của Cơ đốc giáo về lời tiên tri trong Kinh thánh về Chúa tái lâm . [26]

Hơn nữa, ông lập luận rằng sứ mệnh của Chúa Giê-su báo trước chiến dịch quân sự của Titus ở xứ Giu-đê. Theo Atwill , điều này cho thấy rằng các tác giả Phúc âm muốn báo hiệu rằng nhân vật Chúa Giê-su Cứu Rỗi, như ứng nghiệm của những lời tiên tri về Đấng Cứu Rỗi trong kinh thánh tiếng Do Thái, là đại diện của Titus Flavius. [27]

Những người nhiệt thành Do Thái và người Sicarii cũng mong đợi một Đấng Cứu Rỗi, nhưng họ mong đợi người hùng của họ sẽ đánh bại người La Mã. Thay vào đó, như được mô tả trong các sách Phúc âm, Chúa Giê-su chỉ trích gay gắt chức tư tế Do Thái , và người Do Thái bị đổ lỗi vì đã giết Đấng Cứu Rỗi này, theo các bản văn Phúc âm. Hơn nữa, Atwill nói rằng câu chuyện của Josephus trong Cuộc chiến Do Thái , được xây dựng xung quanh ý tưởng rằng lời tiên tri của Daniel đã được ứng nghiệm bởi cuộc chinh phục Jerusalem của Titus và sự phá hủy của Đền thờ thứ hai . Atwill coi đây là một sự kết hợp đầy mỉa mai của các sự kiện, khi Titus Flavius (với tư cách là Vị thần tái lâm được tiên tri trong các sách Phúc âm chống lại ký hiệu của các sách Phúc âm ) đã phá hủy Đền thờ và chinh phục Jerusalem, và giao nó cho người La Mã. [28]

Học giả Kinh thánh theo trường phái thần thoại Robert M. Price nói quan điểm của Atwill rằng cuộc chinh phục của Titus là sự ứng nghiệm lời tiên đoán của Chúa Giê-su về sự sụp đổ của Jerusalem, là "một trong những gợi ý hấp dẫn nhất của Atwill ." Ông đồng ý rằng các sách Phúc âm dựa trên Josephus, nhưng nói rằng 'Con Người' ám chỉ loài người nói chung. [29]

Quan Điểm Châm Biếm Của Josephus Về Cơ Đốc Giáo

Cuộc tranh luận của học giả về kiến thức của Josephus về Cơ đốc giáo đã tập trung vào hai đoạn văn rõ ràng trong cuốn “Cổ vật của người Do Thái: Lời chứng thực Flavianum ” (the Antiquities of the Jews: the “Testimonium Flavianum”  Ant. 18.3 ) và một đoạn văn có đề cập đến James là anh trai của Jesus ( Ant. 20.9 ). Atwill lập luận rằng ngoài những đoạn ngắn đó, Josephus đã viết một số châm biếm ác ý về tường thuật Tin Mừng và đức tin Cơ đốc, cho thấy rằng ông rất quen thuộc với các nguyên lý của nó, nhưng cũng khinh thường. [30]

Lần đầu tiên xảy ra trong cuốn “Cuộc Chiến Tranh Do-Thái” (The Jewish War) 3.10, nơi Josephus mô tả một cuộc tấn công của Titus chống lại những kẻ nổi loạn Do Thái (do một người tên là Jesus cầm đầu) tại hồ Gennesareth , trong đó những kẻ nổi loạn bị chết đuối và bị thương như cá. Biển Ga-li-lê (một thuật ngữ khác của hồ Gennesaret ) là hồ mà Chúa Giê-su nói với các môn đồ rằng họ sẽ trở thành “những kẻ đánh cá người” (fishers of men) trong Lu-ca 3:21. Josephus mô tả một cách bí ẩn hồ Gennesereth là 'một nhánh  của sông Nile', nơi ' cá Coracin ' phát triển. “Chorazain” là một thị trấn nổi dậy ở Galilea, bị Chúa Giê-su nguyền rủa Matt. 11:21. Atwill lập luận rằng cả hai sự kiện, đều được xây dựng trên câu chuyện "những kẻ đánh cá người", phải được đọc cùng nhau để hiểu ý nghĩa châm biếm của các tác giả. [31]

Trong Wars 4.7, thủ lĩnh của phiến quân John được mô tả là bị một loại bệnh viêm nhiễm hoặc rối loạn tâm thần. Nhóm của anh ta gặp Vespasian tại Gadara, nơi quân nổi dậy bị đánh đuổi vào sông Jordan. Đoạn văn chứa đựng nhiều câu song đối bằng lời nói với mô tả trong Phúc âm về việc Chúa Giê-su gặp bầy ác quỷ tại vùng đất của dân Gadarenes, kẻ chứa một binh đoàn các linh hồn ô uế nhập vào bầy lợn và sau đó dìm mình xuống biển. Theo Josephus, người La Mã đã bắt được một 'con mồi hùng mạnh' gia súc, nhưng không có lợn. Atwill phỏng đoán rằng không có con lợn nào bị bắt vì tất cả chúng đã lao mình xuống sông. [32]

Các tường thuật Phúc âm của Luke 10: 38-42 và John 12: 2-3 mô tả một bữa ăn tối ngay sau khi Lazarus sống lại từ cõi chết. John nói: “Họ đã làm cho anh ấy một bữa ăn tối, và “Mary đã chọn phần ngon.” Atwill coi đây là một lối nói ẩn ý hai nghĩa (double entendre) về chuyện giết người để ăn thịt rùng rợn, và song đối với Wars 6.3 , trong đó Josephus mô tả một người phụ nữ tên là Mary, kẻ bị nạn đói xé người. Bà nướng đứa con trai cưng của mình như thể nó là một con cừu tế lễ Vượt Qua, ăn một nửa của nó rồi để dành "một phần rất tốt" để ăn sau này. “Hãy đến, ăn thức ăn này,” bà nói, bằng những từ mà ( Atwill lập luận) gợi nhớ đến bánh thánh của Công giáo . [33]

Wars 6,5 mô tả số phận của một “Giê-su, con trai của Ananus ”. Giê-su này than khóc "Một tiếng nói từ phương đông, tiếng nói từ phương tây, tiếng nói từ bốn ngọn gió, tiếng nói chống lại thành Giê-ru-sa-lem và nhà thánh, tiếng nói chống lại các chàng rể và các cô dâu, và một tiếng nói chống lại toàn dân này!" Dù có bị đòn roi nặng nề đến đâu, Giê-su này cũng chỉ lặp đi lặp lại rằng: “Khốn nạn, khốn nạn cho Giê-ru-sa-lem.” Cuối cùng ông ta nói, “cũng khốn nạn cho tôi”, và anh ta bị giết bởi một viên đá từ pháo binh La Mã. Trong những phân đoạn này, Atwill thấy câu nói của Chúa Giê-su nhại lại trong Mathiơ. 23: 13-33 , 24: 27-25: 1 Lu-ca 11: 43-52 . [34]

Atwill tuyên bố đã khám phá ra một sự châm biếm lan rộng khác trong các sách Phúc âm và Josephus, mà ông gọi là “Rễ và nhánh mới”. Atwill viết: "Mục đích của sự châm biếm đặc biệt này là để ghi lại rằng 'gốc rễ' và 'nhánh' của dòng dõi thiên sai Do Thái giáo đã bị phá hủy và một dòng dõi La Mã đã được 'ghép' vào vị trí của nó." [35]

Theo nhà thần thoại học Richard Carrier đã phân tích tất cả những điểm song đối bị cáo buộc này, và tuyên bố rằng chúng có thể được giải thích là sự trùng hợp, bản dịch sai, hoặc tham chiếu đến các nguồn hoặc câu chuyện cổ tích trong Cựu Ước. [36]

Lời Chứng Flavian Và Câu Đố Decius Mundus  (The Testimonium Flavianum and the Decius Mundus puzzle)

Atwill lập luận (trái ngược với nhiều học giả) rằng " Lời chứng Flavianum ”( Ant. 18.3 ) là chân thực bởi vì ông coi nó như phần mở đầu cho một bộ ba mãnh văn học (a literary triptych) . Ngay sau khi Testimonium Flavianum là câu chuyện về Decius Mundus, người đóng giả thần Anubis để lừa một người phụ nữ tên là Paulina quan hệ tình dục. Atwill coi tên của Decius là một cách chơi chữ của Publius Decius Mus , một anh hùng hy sinh của Cộng hòa La Mã. Khi câu chuyện tiếp tục, chồng của Paulina là Saturninus đồng ý rằng việc Paulina quan hệ tình dục với Thần không có gì là tội lỗi. Vì vậy, Paulina và Decius Mundus ngủ cùng nhau, nhưng Mundus trở lại vào ngày thứ ba để khoe khoang rằng anh ta không phải là Thần. Atwill lập luận rằng sự trở lại của Mundus là một sự bắt chước về sự phục sinh của Chúa Giê-su, và những người thờ phượng ngài là Paulina và Saturninus rõ ràng đã bị lừa. [37]

Albert Bell, trong bài báo của mình “Josephus the Satirist?” (Josephus, Kẻ Châm Biếm), [38] đã suy đoán rằng bản chất trào phúng của câu chuyện Decius Mundus đã được hiểu vào thế kỷ thứ 4: theo Bell, tác giả của pseudo-Hegesippus (Hegesippus Giả) có thể đã giải thích thêm về trò đùa bằng cách khiến Paulina có thể mang thai bởi Anubis, do đó khiến cô bắt chước Trinh Nữ Maria.

Tác giả

Khi còn trẻ, Joseph Atwill học tiếng Hy Lạp, tiếng Latinh và Kinh thánh tại Học viện Quân sự St. Mary, một trường học do Dòng Tên ở Nhật Bản điều hành. Ở trường đại học, anh theo học ngành khoa học máy tính và là đồng sáng lập của một loạt công ty phần mềm bao gồm Ferguson Tool Company và ASNA. Sau năm 1995, ông trở lại nghiên cứu Kinh thánh. [39] Làm việc với Robert Eisenman , ông là tác giả của một bài báo về niên đại cac-bon phóng xạ của các Cuộn Biển Chết. [40] Năm 2014, Atwill tự xuất bản một cuốn sách khác, Đấng Cứu Rỗi Bí Mật của Shakespeare. [41]

Xuất Bản Và Tiếp Thị

Năm 2006, Caesar's Messiah (Đấng Cứu Rỗi Của Caesar) được xuất bản bởi Ulysses Press. Cuốn sách có sự chứng thực từ Robert Eisenman , người đã viết: "Thử thách và khiêu khích ... Nếu những gì Joseph Atwill đang nói chỉ đúng một phần, chúng ta đang nhìn xuống vực sâu". Tác phẩm cũng được Rod Blackhirst và Jan Koster tán thành . [42] Trong một bài đánh giá luận văn của Atwill tại The Village Voice, Eisenman giải thích với phóng viên Edmund Newton rằng từ lâu ông đã tin rằng các văn bản Phúc âm đã bị "viết quá tay" để tạo cho chúng một khuynh hướng ủng hộ La Mã. Với những khám phá của mình, "Atwill có thể đã tiến thêm một bước." [43] Năm 2008, cuốn sách được xuất bản bằng tiếng Đức với tên Das Messias Raetsel , [44] đã nhận được một số đánh giá trên các ấn phẩm chính thống của Đức. [45] [46] [47] Năm 2012, cuốn sách được sử dụng làm cơ sở cho một bộ phim của đạo diễn Fritz Heede và nhà sản xuất Nijole Sparkis , với các cuộc phỏng vấn với Atwill , Eisenman , Kenneth Humphreys, Timothy Freke và Dorothy Murdock. [24]

Năm 2013, hội nghị “Đâng Cứu Rỗi Giấu Mặt” (Covert Messiah) được tổ chức tại London để thảo luận về bộ phim và luận án của cuốn sách. [48] Hội nghị đã thu hút sự quan tâm đáng kể, [49] [50] [51] [52] nhưng cũng là một bài phê bình từ Richard Carrier. [36] Atwill đã đăng một phản hồi cho Carrier trên trang web của mình. [53]

Cuốn sách năm 2014 của Shakespeare's Secret Messiah [41] đã mở rộng luận điểm về quyền tác giả của người La Mã đối với Tân Ước, để gợi ý rằng các Thư tín và Khải Huyền của Pauline được viết trong hoặc sau thời kỳ trị vì của Domitian.

Sự Tiếp Nhận:

Nhà Thần Thoại Học Kinh thánh Robert M. Price nói rằng Atwill "tự cho mình giấy phép để thưởng thức màn biểu diễn bệnh cuồng song đối kỳ lạ nhất từng thấy." Price thừa nhận rằng Tân Ước có "khuynh hướng ủng hộ La Mã dai dẳng", nhưng nói rằng điều này được thực hiện "vì những lý do biện hộ, để tránh bị ngược đãi." [29] Nhà thần thoại Richard Carrier cũng tuyên bố tương tự rằng tất cả các điểm song đối cáo buộc của Atwill có thể được giải thích là sự trùng hợp, bản dịch sai, hoặc tham chiếu đến các nguồn hoặc câu chuyện cổ tích trong Cựu ước. Tuy nhiên, Carrier cũng đồng ý rằng Tân Ước có những khía cạnh ủng hộ La Mã. Theo Carrier, "Cơ đốc giáo có lẽ được xây dựng để 'chuyển hướng thù địch và hiếu chiến của người Do Thái thành một tôn giáo theo chủ nghĩa hòa bình, ủng hộ – và tuân phục sự cai trị của La Mã', nhưng không phải bởi người La Mã, mà là những người Do Thái bực tức như Paul." [36]

Học giả kinh thánh Bart Ehrman nói "Tôi biết sinh viên năm thứ hai đại học có thể xé nó ... thành vụn" và chỉ ra rằng Atwill "không được đào tạo trong bất kỳ lĩnh vực liên quan nào." [54]

 

Tài liệu tham khảo (Xin tham chiếu trên Wikipedia)

[The Jesus Conspiracy Ancient Confession Found: ‘We Invented Jesus Christ’ ]

TL dịch