●   Bản rời    

Thư Ngỏ Gửi Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Kiều Linh

Thư Ngỏ Gửi Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Kiều Linh

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/NMQ120.php

22-Jan-2022

LTS: Theo lời giới thiệu của trang asa.ucdavis.edu, Tiến sĩ Kiều-Linh Caroline Valverde là Phó Giáo sư về Nghiên cứu Người Mỹ gốc Á tại Đại học California, Davis. Cô Kiều Linh có bằng cử nhân về Khoa học Chính trị và Tiến sĩ về Nghiên cứu Dân tộc tại Đại học California, Berkeley. Các lãnh vực yêu thích của cô Kiều Linh trong việc giảng dạy, và nghiên cứu bao gồm: lịch sử người Mỹ gốc Đông Nam Á và các vấn đề đương đại, lý thuyết về chủng tộc và giới tính, giáo dục cấp cao, các phong trào xã hội, thời trang, mỹ học quốc gia, lĩnh vực tâm linh, những người tha hương, và các nghiên cứu xuyên quốc gia.

Được biết Tiến sĩ Kiều-Linh có nhiều cố gắng để tìm hiểu về văn hóa Việt Nam, và soạn quyển sách đầu tay tựa đề “Transnationalizing Vietnam” (Xuyên quốc gia Việt Nam). Chúng tôi cũng được xem video chương trình "Ngày Trở Về" do đài truyền hình Việt Nam VTV phát sóng. Lá thư sau đây của GS Nguyễn Mạnh Quang được viết để góp ý với TS Kiều Linh trong video đề tài "Ngày Trở Về Tiếng Gọi Quê Hương" trên kênh VTV 4 ngày 22/02/2015.

Thưa Giáo Sư,

Là một người rất quan tâm đến giai đoạn lịch sử Việt Nam thời cận và hiện đại, vì thế tôi, Nguyễn Mạnh Quang, thường xuyên theo dõi  các tác phẩm nói về giai đoạn lịch sử này. Hôm nay, khi nghe Tiến sĩ Phó Giáo Sư Kiều Linh nói trong video: "Ngày trở về, Tiếng gọi quê hương” trên kênh VTV 4 ngày 22/02/2015, tôi thấy có một điều cần góp ý. Để thuận tiện và tự nhiên trong câu chuyện tiếp theo dưới đây, xin phép được gọi Tiến sĩ Phó Giáo sư Kiều Linh bằng "cô" trong tính cách thân thương.

Trong clip trên đây, cô có nói về vài vị vua triều Nguyễn. Cũng như cô, tôi rất kính trọng và khâm phục tinh thần và hành động yêu nước của Vua Hàm Nghi và Vua Duy Tân. Nhưng những điều cô nói về tinh thần và hành động yêu nước của Vua Thành Thái chưa đúng, và cần được tham khảo thêm sự nghiên cứu mà chúng tôi đã trình bày khi phản biện nhà báo Lữ Giang (1) nơi các trang 653-688  trong Chương 19 [sách Thực Chất Lịch Sử Cúa Giáo Hội La Mã  - Quyển 2 (Tacoma, WA: TXB,1999)].  Dưới đây, tôi xin trình bày thêm về vấn đề này:

Về bối cảnh lịch sử ông Bửu Lân được người Pháp đưa lên ngai vàng lấy vương hiệu là Thành Thái và những hành động bất thường cũng như bất xứng của ông vua này được sách Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chí nói rõ như sau:

28/1/1889 [27/12 Mậu Tí]: Đồng Khánh chết.

1/2/1889: Rheinart lập Bửu Lân, con trai Phế Đế Dục Đức lên ngôi. (Levecque, năm 1906, cho rằng thoạt tiên Rheinart muốn lập con nhà vua lên ngôi, nhưng Diệp Văn Cương can thiệp, nên đã chọn “Bửu Lân tức Thành Thái; Phần Đồng Khánh bị coi như “bệnh não;” Aix, GGI:9577).

Vua Thành Thái mới lên ngôi.

(Thông ngôn Lê Duy) Hinh từng viết báo tố Cương thông dâm với mẹ Bửu Lân (Thành Thái) nên đưa Lân lên ngôi. Phần Cương, gốc Hải-nam, xuất thân chăn trâu ở miền Nam, rồi lấy con gái chủ. Ra Huế lấy công chúa Thiện Nguyện làm vợ nhỏ”.

15/9/1893: Thành Thái phải vào Hồ Tịnh Tâm sám hối (Aix, Indo, GGI:9618). Việc triều chính do Từ Dụ Hoàng Thái Hậu tạm thời quản lý. Việc học vẫn bình thường.

18/12/1893: Thành Thái được trở lại cung (GGI: 9618).

4/1/1894 [28/11/ nguyệt lịch]: Thành Thái ra dụ về việc ra khỏi chỗ Tịnh Tâm. Thứ hai,

26/5/1894: Thành Thái sai một thái giám đi mua đạn; không được, phạt roi trọng thương.

29/5/1894: Thánh Thái đánh đòn một cung nữ già uống rượu mà lại say. Đánh cả người hầu bị dở hơi. Tỏ vẻ khoái trá khi nghe nạn nhân la hét vì đau đớn (Báo cáo của Millot; GGI:9619).

7/6/1894: Một bé gái bị chết vì trò chơi của Thành Thái (GGI:9619).

19/6/1894: Millot báo cáo với Khâm Sứ Pháp về những hành vi của Thành Thái trong thời gian Boulloche đi vắng: Từ đầu tháng 5/1894, Thành Thái lại trở về tính tình cũ năm trước. Không đến thăm Hoàng Thái Hậu…

Dụ thành lập trường Quốc Học để thay thế trường Hành Nhơn [thông ngôn] của Thương Bạc. (Được phê chuẩn bằng Nghị Định ngày 18/11/1896 của Toàn Quyền Pháp).

Thứ Năm, 24/9/1900: Nhật báo Le Mékong et le Courrier Saigon de Réunis  đăng bài “Gamineries d’un  empereur” của Fudès nói về Thành Thái. “Than-Tai est un jeune homme mal élevé, poussant le vice jusqu’à là cuauté et aimant la femme jusqu’au point que lui ouvrir le ventre pour savoir ce qu’il de dans.” Kêu gọi phải hạ bệ Thành Thái….

Vua Thành Thái lúc trưởng thành

21/4/1902: Thành Thái du ngoạn thành phố với xe hơi, có khoảng 30 phụ nữ cưỡi ngựa hộ tống. Gây những chuyện đáng tiếc với hai phụ nữ Pháp, và một lính Pháp (Paul Le Bachelier) tấn công vào ngực vợ thứ 5 của vua là Thị Tiệp Như (Báo cáo của Hauser, Cảnh Sát Trưởng Tourane: GGI:9620).

22/4/1902: Khâm Sứ cho lệnh Thành Thái về Huế gấp.

30/7/1902 Beau cho lệnh Khâm Sứ cấm túc Thành Thái (CĐ số 1706; GGI:9620).

29/8/1902: Luce báo cáo về phiên họp Cơ Mật Viện liên quan đến hành vi của Thành Thái. Có người đề nghị cấm Thành Thái rời cung. Người đòi truất phế (GGI:9620).

6/9/1902 XLTV Toàn Quyền báo cho Bộ Trưởng Thuộc Địa về anh em, họ hàng Ưng Lịch (DDI:9620).

29/9/1902: Doumergue đòi Hà Nội báo cáo về tính hạnh Thành Thái.

8/2/1905. Thành Thái cùng các đại thần qua Tòa Khâm chúc Tết (GG0).

3/9/1907: Thành Thái thoái vị: điền tên Vĩnh Sang (1000-1945) vào bản chiếu đã soạn sẵn.

17/10/1907: Rời Huế, mang theo 4 vợ, 10 con, 20 người hầu (Aix, Gouga, 9578).

23/10/1907: tới Bà Rịa. 1916: Bị đầy qua Réunion. Có những dư luận sai lầm cho rằng Thành Thái chống Pháp hay muốn làm cách mạng. Thực ra, cuộc đời Thành Thái là một chuỗi những hành động mà có viên chức Pháp gọi là “tổng hợp những tật tội của phương Đông và phương Tây.” (2)

Đoạn cuối của bản văn trên gần như phủ định quan niệm cho rằng "Thành Thái chống Pháp hay muốn làm cách mạng."

Vẫn là kế hoạch của giáo triều Vatican

Đến đây, thiết tưởng cũng nên biết về kế hoạch cố hữu của giáo triều Vatican thôn tính các quốc gia mục tiêu làm thuộc địa theo từng bước một như sau:

Bước 1: Dùng những tin tức tình báo chiến lược do bọn điệp viên chuyên nghiệp dưới lớp vỏ bọc giáo sĩ truyền giáo đã thu thập được tại quốc gia bị chiếu cố (nạn nhân) để vận động một trong các chính quyền đế quốc Âu Châu cấu kết với giáo triều Vatican xuất quân đánh chiếm quốc gia nạn nhân đó làm thuộc địa để cùng cướp đoạt tài nguyên, cùng cưỡng bách người dân bản địa làm nô lệ và bóc lột họ đến tận xương tận tủy.

Bước 2: Biến người dân bản địa thành con chiên “làm tôi tớ hèn mọn cho giáo triều Vatican” bằng trăm phương ngàn kế như: Dụ khị bằng những miếng mồi vật chất, mua chuộc bằng các chức vụ trong chính quyền, cưỡng bách nạn nhân phải theo đạo bằng luật hôn nhân, giúp đỡ những người bất hạnh bị lâm vào cảnh lao lý thoát khỏi cảnh tù tội với điều kiện phải theo đạo để đền ơn, v.v...

Bước 3: Ngay sau khi đã đánh chiếm và thiết lập xong bộ máy cai trị tại các quốc gia đối tượng, giáo triều Vatican liền dùng bọn giáo sĩ và tín đồ bản địa làm lực lượng xung kích, chờ thời cơ thích hợp thì phát động chiến dịch quân sự loại bỏ quyền lực của phe tư bản thực dân Âu Châu (đã cấu kết với Vatican) để giành chiếm độc quyền thống trị tại thuộc quốc gia này.

Kế hoạch này đã được giáo triều Vatican triệt để thi hành ở Mỹ Châu La-tinh vào giữa thập niên 1820 khi Tổng Thống Hoa Kỳ Monroe công bố học thuyết “Mỹ Châu của người Mỹ Châu”:

“Học thuyết Monroe là một chính sách của Hoa Kỳ được trình bày vào ngày 2, tháng 12 năm 1823 bởi tổng thống Mỹ James Monroe trước quốc hội. Theo đó những nỗ lực trong tương lai của các nước Âu châu để lập thuộc địa hay can thiệp vào nội bộ của các nước ở Bắc hay Nam Mỹ sẽ bị xem là những hành động xâm lược, và như vậy đòi hỏi sự can thiệp của nước Hoa kỳ.[1] Học thuyết này cũng chú giải là Hoa kỳ không những sẽ không can thiệp vào những thuộc địa hiện thời của các nước Âu châu mà cũng sẽ không xía vào nội bộ các nước Âu châu. Học thuyết này được đưa ra vào lúc hầu hết các thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tại châu Mỹ Latin đã giành được độc lập ngoại trừ CubaPuerto Rico. Hoa kỳ, với sự đồng ý của Vương quốc Anh, muốn bảo đảm là sẽ không có cường quốc Âu châu nào can thiệp vào các vấn đề Mỹ châu.” (4)

Nhờ vậy mà giáo triều Vatican đã thành công loại bỏ quyền lực của đế quốc Tây Ban Nha ra khỏi các chính quyền các quốc gia Châu Mỹ La-tinh và biến các chính quyền tại các quốc gia này thành các chế độ đạo phiệt Ca-tô La-mã giống y hệt như chế độ đạo phiệt Ca-tô La-mã ở Croatia trong những năm 1941-1945.

Trở lại chuyện ông Lữ Giang nói trong mệnh đề “Nhưng cụ Ngô Đình Khả đã hướng Thành Thái đi một hướng khác” ở trên. Mệnh đề này có nghĩa là Ngô Đình Khả đã hướng vua Thành Thái theo phe Vatican chống lại phe Tư Bản Thực dân Pháp vào lúc đó. Đây là thời điểm thích hợp cho giáo triều Vatican tiến hành bước 3 trong kế hoạch nói trên. Lý do là  tình hình chính trị và xã hội Việt Nam lúc đó đã được ổn định vì Liên Minh giặc Pháp – Vatican đã thiết lập xong bộ máy đàn áp dân ta. Vấn đề này được TS sử học Vũ Ngự Chiêu nói rõ trong bài viết ”Sự Hình Thành Phong Trào Quốc Gia Mới: Từ Trung Quân Đến Ái Quốc.” với nguyên văn như sau:

"SỰ CHUYỂN HƯỚNG CỦA HỘI TRUYỀN GIÁO:

Từ năm 1890, nếu không phải sớm hơn, một hiện tượng đặc thù xảy ra là sự rạn nứt giữa Hội Truyền Giáo và chính quyền thực dân Pháp, đưa đến những tranh chấp không ngừng, có thể gọi là “chiến tranh lạnh.”

Cuộc chiến tranh lạnh này đã khởi đầu từ ngày chủ nghĩa Cộng Hòa và khuynh tả thống trị chính giới Pháp, và chỉ tạm hòa hoãn trong giai đoạn 1895-1899, thường được biết như thời kỳ “ralliement”–tức chiêu hồi hay liên kết giữa hai phe Ki-tô và Cộng Hòa trung dung, để ngăn chặn ảnh hưởng phe tả khuynh. Từ năm 1899, Quốc Hội Pháp trực diện tấn công Giáo hội bằng các Sắc luật năm 1901, 1904 và 1905, chính thức giải thoát xã hội Pháp khỏi sự kềm tỏa của thần quyền Ki-tô từ nhiều thế kỷ. Dưới thời chính phủ Emile Combes (1902-1904) của Khối Tả phái (Bloc des Gauches), tinh thần chống Giáo hội ngày càng mạnh. (19)

Tại Đông Dương, những nhân vật Cộng Hòa hay tả khuynh cũng không ngừng đả kích Hội Truyền Giáo cùng chủ trương thống trị, “Ki-tô hoá và đồng hoá.” Đối lại, Hội Truyền Giáo, giới quân sự và các nhóm viên chức thuộc địa bảo thủ cũng tạo thành một liên minh đánh phá Jean de Lanessan, đưa đến việc triệu hồi viên Toàn quyền này, dù thái độ của de Lanessan với Hội Truyền giáo khá thân mật. Năm 1893, chẳng hạn, khi tờ Le Courrier d’Haiphong cho đăng một loạt bài có vẻ đả kích chủ trương thống trị và đồng hoá mà Hội Truyền Giáo theo đuổi, các giáo sĩ không chịu yếu thế. Họ quyết dùng báo chí để phản công, xuất vốn mua tờ L’Avenir du Tonkin (Tương lai Bắc Kỳ) ở Hà Nội. Ngày 18/7/1893, de Lanessan phải viết thư cho Giám mục P. Gendreau–mới thay Puginier ở Tây Đàng Ngoài–khuyên Gendreau đừng nên dính líu vào những cuộc bút chiến trên báo chí. Trong thư trả lời ngày 23/7/1893, Gendreau khẳng định rằng báo chí là phương tiện duy nhất để tự vệ.( 20)

Ít lâu sau, tới cuộc bút chiến giữa Linh mục J. B. Guerlach và Camille Pâris, một cựu viên chức bưu điện ở Tourane, sau chuyển sang khai thác đồn điền ở cao nguyên Trung Kỳ thuộc khu vực dân Sê-đăng [Sedang]. Pâris tố cáo Hội Truyền Giáo đã che chở cho tay phiêu lưu “Hầu tước de Mayréna” chiếm đoạt đất của dân Sê-đăng để thành lập một vương quốc với Giáo sĩ Ki-tô làm quốc sư. (118) Guerlach–một trong những cựu thủ lãnh “thập tự quân”–truy tố Pâris ra tòa về tội mạ lỵ. Tuy nhiên, Pâris được trắng án. Cuộc tranh chấp chỉ chấm dứt sau cái chết bí ẩn năm 1908 của Pâris tại đồn điền.

Các báo thuộc nhóm “Radical” (Cấp tiến) hay “Lodge” (Tam Điểm) khác như L’Indépendence tonkinoise (Độc Lập của Bắc Kỳ) của Alfred Levasseur, và Le Mékong (Cửu Long) của Ulysse Leriche cũng mở nhiều đợt tấn kích Hội Truyền Giáo. Trong số báo ra ngày 22/5/1897, chẳng hạn, Le Mékong loan tin một trong 10 nữ tu y tá đã bỏ tu hành nghề mãi dâm. Ngày 12/6/1897, Jean Marie Depierre, Giám mục Tây Đàng Trong–người đã tổ chức quyên góp dựng tượng Pigneau de Béhaine ở Sài Gòn–khởi tố với Tổng Biện lý Assaud ở Sài Gòn. Trước đó, ngày 25/5/1897, Depierre còn viết thư cho Leriche, cáo buộc Le Mékong dối trá khi bình luận rằng Hội Truyền Giáo là “ổ chống đối sự thống trị của Pháp.”

Ngoài ra, các nhà in Rey, Curiol, và Francois H. Schneider cũng có lập trường chống Hội Truyền Giáo, đặc biệt hai tờ L’Univers (Vũ Trụ) và La Croix (Thập Tự Giá), cơ quan ngôn luận của Giáo hội.

Các nhóm tả khuynh còn vận động việc ban hành nghị định áp dụng ba đạo luật 1901, 1904 và 1905 tại Đông Dương; nhưng Beau–trước sự đe dọa của các Giáo sĩ, và vì quyền lợi thuộc địa–không dám trực diện Hội Truyền Giáo. Thời gian này Hội Truyền Giáo đã phát triển và củng cố tổ chức chặt chẽ theo hàng dọc, từ các giáo phận xuống giáo xứ, họ đạo. Hầu hết các họ đạo tại các xã thôn đều do các giáo mục (curé) bản xứ trông nom. Mỗi giáo phận là một tiểu vương triều tự trị, với những luật lệ riêng. Dưới sự hướng dẫn của các linh mục, giáo dân trở thành kiêu dân, hoành hành bất kể luật pháp. Alphonse Louis Klingler ở Nghệ An và Martin ở Thanh Hoá chỉ là những thí dụ tiêu biểu.”(5)

Tư cách bất xứng của vua Thành Thái:

Tư cách bất xứng của vuaThành Thái được thể hiện ra qua những lời lẽ cực kỳ hèn hạ do chính ông ta viết trong bức thư gửi Toàn Quyền Đông Dương tại Hà Nội vào ngày 17  tháng 11 năm 1914. Nguyên văn lá thư này như sau:

Ngày 17 Novembre1914

Quan Toàn Quyền Đông Dương Hà Nội

Bẩm Quan lớn,

Nguyên hồi 2 nhà nước bảo tôi vô đất Nam Kỳ, thì monseur le Resident Supérieur en Annam nói cùng tôi rằn(g), hãi gắng mà tuân lệnh hai nhà nước đặn(g) được vô xứ Nam Kỳ tránh tiếng ít lúc đã, làm chi lâu ngày thì hai nhà nước cũng suy nghĩ lại cho mà về Huế làm chúc Hoàn Phụ vậy.

Từ ngày ấy đến nay kể đã có tám năm rồi, khi đời monsieur Klobukowski thì tôi có kêu nài một lần rồi, mà ông ấy nói rằn(g) để thong thả đã, kẻo nay còn ít ngày lắm cho chưa được; từ hồi đó tới nay cũng đã có 5 năm rồi, nên nay tôi dám xin kêu nài một lần nữa, xin nhờ quan lớn xin cho tâu cùng Đức Giám Quốc ra ơn cho tôi trở về xứ tôi làm một prince như các ông prince khác vậy chớ tôi không dám ước ao chuyện gì hết cho khỏi đau đớn, kẻo tôi ở xứ Nam Kỳ hay đau đớn cực khổ lắm, vả lại sa majesté Duy Tân cũng thường buồn rầu than khóc với tôi hoài, nói rằn(g) con một đường cha một ngả khốn khổ lắm, vậy xin Đức dám quốc ra lòng công bình nhơn đức tha tội cho tôi đặn(g) về xứ sở tôi kẻo tôi bị đầy biệc xứ đã tám năm rồi mà tôi vẫn dữ phép tắc luôn luôn trung với mẫu quốc luôn luôn, trăm lậy quan lớn xin quan lớn làm cái ơn mọn nầy cho tôi với thì tôi cam đức quan lớn cho tới cùng. Theo đây tôi cũng có nhờ quan lớn làm phước trao dùm cái phong thơ chữ nhu mà tôi gởi cho Triều Đình Annam đặn tôi xin về Huế. Trăm lạy quan lớn xin tha tội mà nhậm lời xin của tôi.

Nay muôn kính (Ký tên Bửu Lân)(6)

Dù là một ông vua bù nhìn đi nữa thì cũng phải biết giữ thể diện cho cá nhân, dân tộc và đất nước. Nhưng ông vua bù nhìn Thành Thái lại không biết điều tối quan trọng này. Vì thế mà ông ta mới viết lá thư “ô nhục” và “những hành động thiếu văn hóa” như trên.

Về mối quan hệ giữa Ngô Đình Khả và Vua Thành Thái: 

Xin mời cô nghe ông Lữ Giang (một tác giả Ki-tô giáo) nhận xét về mối quan hệ đặc biệt giữa ông Ngô Đình Khả, lúc đó là quan Thượng Thư Bộ Lễ, và Vua Thành Thái (lúc đó khoảng 26 tuổi) như sau:

“Khi đưa cụ Ngô Đình Khả vào làm Phụ Đạo cho vua Thành Thái, người Pháp muốn cụ theo dõi các hoạt động của vua và báo cáo cho Pháp biết những ý định phản nghịch của vua để có biện pháp kịp thời. Nhưng cụ Ngô Đình Khả đã hướng Thành Thái đi một hướng khác.”(3)

Ngoài ra, Tiến sĩ Sử học Vũ Ngự Chiêu, người lương, cũng viết:

"Năm 1905 Ngô Đình Khả làm nhiệm vụ Tổng quản Cấm thành, chuyên theo dõi vua Thành Thái. Khả nuôi tham vọng biến Thành Thái thành một vua theo Ki-tô giáo đầu tiên" [Xem Vũ Ngự Chiêu “Các vua cuối nhà Nguyễn 1883-1945” 3 tập, Houston: Văn Hóa, 1999-2000)

Cuộc Đời Của con chiên  Ngô Đình Khả:

Nói về cuộc đời của ông con chiên này, “Bảo Tàng Viện Quốc Gia” nói rõ như sau:

“Ông Ngô Đình Khả sinh năm 1857 trong một gia đình công giáo ở làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ngô Đình Khả có tên đạo là Micae. Ngô Đình Khả lúc bé được cha đẻ là Giacôbê Ngô Đình Niêm cho đi giúp lễ với một vị linh mục Pháp ở họ đạo Mỹ Duyệt Hạ.

Do có khả năng ngoại ngữ tốt nên Ngô Đình Khả được linh mục chính xứ Phú Cam là Eugène Marie giới thiệu cho công việc thông dịch tài liệu tiếng Latinh và tiếng Pháp cho lính Pháp.

…..

Sau khi vua Thành Thái lên ngôi, Ngô Đình Khả mới tiếp tục bắt đầu sự nghiệp làm quan của mình. Với danh tiếng của một người có học, lại đã từng học trong trường dòng ở nước ngoài nên Ngô Đình Khả đã được giao giữ các chức vụ liên quan đến giáo dục trong đời vua Thành Thái.

Năm 1896, Ngô Đình Khả làm Quản giáo Quốc gia học đường - đây là trường trung học Pháp Việt đầu tiên ở Trung Kì dạy từ tiểu học đến bậc tú tài chuyên khoa. Chức vụ này của Ngô Đình Khả tương đương với vị trí hiệu trưởng của Trường Quốc Học Huế.

Chính quyền thực dân Pháp cũng ủng hộ việc Ngô Đình Khả đảm nhận chức vụ hiệu trưởng của trường quốc học Huế vì Ngô Đình Khả vốn được đào tạo văn hóa và theo đạo Thiên Chúa.

………

Ngô Đình Khả được thăng chức Tổng quản Cấm thành, bảo vệ vua Thành Thái. Năm 1907, lúc ông đương kim phụ chánh tại triều, vua Thành Thái có hành vi chống Pháp nên bị thực dân bày trò các đại thần triều đình kí thỉnh nguyện thư yêu cầu viện Cơ mật và Pháp truất quyền và đày vua Thành Thái sang châu Phi, lấy cớ nhà vua bị bệnh tâm thần.

Lúc đó tại triều hầu hết các đại thần đều ký vào thỉnh nguyện đó. Chỉ riêng có quan phụ đạo đại thần Ngô Đình Khả không biểu đồng tình bí vào tờ biểu đó. Cũng chính vì thế mà sau này, dân gian mới có câu: “Đày vua không Khả, Đào mã không Bài”.

Sau biến cố này, Ngô Đình Khả bị người Pháp nghi ngờ đứng sau vua Thành Thái với sự ủng hộ cho Kì Ngoại hầu Cường Để, Việt Nam Quang phục hội của Phan Bội Châu.

Chính vì thế, chính quyền thực dân Pháp đã tạo cớ, buộc Ngô Đình Khả nghỉ hưu sớm.” (7)

Đối với đất nước và dân tộc Việt Nam, Ngô Đình Khả là một tên tội đồ phản quốc với rất nhiều tội danh. Một trong những tội danh của hắn là hành động đào mả cụ Phan Đình Phùng, lấy hài cốt đốt thành tro, lấy tro trộn với thuốc súng, bỏ vào súng thần công bắn xuống dòng sông Lam để trả thù theo đúng như truyền thống trả thù người chết trong Ki-tô giáo. Sự kiện này được  sách sử nói rõ như sau:

“Năm 1895, Nguyễn Thân lĩnh chức Khâm mạng tiết chế quân vụ, đem ba ngàn quân ra Hà Tĩnh lùng diệt cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng lãnh đạo. Khi đó Ngô Đình Khả làm Phó tướng cho Nguyễn Thân, Ngô Đình Khả đã theo lệnh Nguyễn Thân đào mả, lấy hài cốt Phan Đình Phùng trộn với thuốc súng, bỏ vào súng thần công bắn xuống dòng sông Lam. Một số nguồn sử liệu[ cho rằng, Ngô Đình khả phải chịu trách nhiệm chính trong việc thực dân Pháp biến khu vực Trấn Bình Đài ở Huế thành nhà thờ Công giáo.” (8)

Nói về tình trạng “đồng sàng nhưng dị mộng” trong Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican tại Việt Nam trong thời gian 1885-1945, cá nhân tôi cũng đã nói rõ như sau:

“11.-/ Trong thời Việt Nam (1885-1945) bị Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Vatican-Pháp đánh chiếm và thống trị, Đế quốc Vatican và Đế Quốc Pháp là hai kẻ đồng sàng nhưng dị mộng. Tuy là cùng đánh chiếm và thống trị Việt Nam, nhưng hai đế quốc này lại không ưa nhau nếu không muốn nói là thù ghét lẫn nhau. Công lao của Đế Quốc Vatican trong công cuộc đánh chiếm Việt Nam là công lao thu thập các tin tức tình báo chiến lược, móc nối với những người Việt Nam mang quốc tịch Vatican để thành lập đạo quân thứ 5 năm hờ chờ sẵn để tiếp ứng vào khi đoàn quân viễn chinh từ ngoài khơi tiến vào, và tìm những người Việt mang quốc tịch Vatican cung ứng cho nhu cầu làm tay sai tai mắt cũng như cung ứng cho bộ máy đàn áp và cai trị. Công lao của Đế Quốc Pháp là bỏ tiền ra bao giàn cho cuộc chiến và cung ứng quân đội và hoạch định kế hoạch hành quân tấn chiếm Việt Nam. Cũng vì thế mà Đế Quốc Pháp nắm quyền chỉ đạo trong việc đặt nền thống trị tại Việt Nam đúng theo quy luật “Ai chi tiền và xuất quân thì người đó nắm quyền chỉ đạo”

Về phía Vatican, Tòa Thánh Vatican vẫn giữ vững quan niệm bảo thủ là phải thực thi đúng theo tinh thần hai sắc lệnh do Giáo Hoàng Martin V và Calixte III ban hành vào năm 1449 và năm 1452. Theo tinh thần sắc lệnh 1454 thì “Đất đai thuộc về Chúa Kitô và người đại diện của Chúa Kitô có quyền sử dụng tất cả những gì không do tín đồ của Chúa chiếm hữu, những kẻ ngoại đạo không thể là kẻ chiếm hữu hợp lý bất cứ một mảnh đất nào…” (5). Theo Tinh thần sắc lệnh 1452 thì Henri Navigateur (xin hiểu người Âu Châu và là tín đồ của Giáo Hội La Mã) có quyền “bắt thổ dân những vùng đất mới khám phá được làm nô lệ” (6). Theo đúng tinh thần của hai sắc lệnh trên đây, Giám-mục Puginier, người đại diện của Hoàng Đế Vatican tức Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878) tại Bắc Việt vào thập niên 1860 trong thời vua Tự Đức đã đúc kết thành một sách lược mà sau này các sử gia gọi là Kế Hoạch Puginier. Theo kế hoạch này, Vatican chủ trương diệt tận gốc, trốc tận rễ các nền văn hóa tam giáo cổ truyền của dân tộc Việt Nam, trong đó nền đạo lý Khổng Mạnh và giai cấp Nho sĩ bị liệt kê vào hàng kẻ thù số 1 vì rằng phong trào kháng chiến đánh đuổi quân xâm lăng Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican lúc bấy giờ phần lớn đều do giới Nho sĩ lãnh đạo. Cũng theo kế hoạch này, nước Việt Nam phải được xé ra làm nhiều tiểu quốc theo biên giới sắc tộc thiểu số và theo biên giới địa lý Bắc Trung Nam. Sau đó, họ sẽ tìm kiếm những người Việt Nam mang quốc tịch Vatican làm quốc vương (thủ lãnh) để thiết lập một chế độ độc tài chuyên chế làm tay sai của Vatican. Rồi từ đó, các chính quyền này sẽ ban hành những luật lệ chuyên chính áp đặt đạo Gia Tô làm quốc giáo và cưỡng bách nhân dân ta phải theo đạo Gia Tô giống như Hoàng Đế Constantine I (306-337) và Hoàng Đế Theodosius I (379-395) của Đế Quốc La Mã đã làm vào thế kỷ thứ 4. (Độc giả có thể tìm đọc Kế Hoạch Puginier ở trong cuốn Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam từ trang 397-414, do Hương Quê xuất bản và phát hành – Địa chỉ Hương Quê P.O Box 4294, Los Angeles, CA 90051).

Về phía Pháp, ngay từ hồi Cách Mạng 1789 đang tiến hành, “tại Quốc Hội đã có nhiều người chịu ảnh hưởng các tư tưởng của các triết gia có khuynh hướng chỉ trích và lên án Giáo Hội La Mã [The Assembly, many of whose members were influenced by the philosophes, tended to be highly critical of the church] ” (9)

Họ (người Pháp) thù ghét chính sách Kitô hóavì chính sách này quá ư bạo ngược. Họ thù ghét chính sách nhồi sọ để làm cho tín đồ trở thành cuồng tín, hiếu chiến, luôn luôn có thái độ trịch thượng và hợm hĩnh với ý tưởng hão huyền là “dân Chúa”, “con Chúa”, khiến cho họ không còn lý trí, mất cả lương tâm, mất cả nhân tính hiếu hòa, mất cả tinh thần vô tư, thường hay có thái độ hợm hĩnh và trịch thượng, khó có thể hòa mình vào cuộc sống với những người khác tôn giáo trong cộng đồng quốc gia và nhân loại. Trong lịch sử Pháp quốc, các nhân vật chính trị thắng thế trên sân khấu chính trị tại Pháp quốc cũng như các vị tướng lãnh chỉ huy đoàn quân viễn chinh tiến chiếm Việt Nam và các nhân vật được chính quyền Pháp gửi sang Đông Dương nắm giữ các chức vụ Toàn Quyền Đông Dương, Khâm Sứ Trung Kỳ, Thống Sứ Bắc Kỳ và Thống Đốc Nam Kỳ hầu hết đều là những người có tinh thần chống Giáo Hội La Mã. Chúng ta thấy tại chính quốc Pháp thì có những nhân vật như Jules Ferry, Léon Gambetta, Léon Blum, các nhân vật quân sự như Đô Đốc Page, Đô Đốc Bonard, Đô Đốc Rieunier, Đại Tá Bernard cho đến các chính trị gia nắm quyền chủ chốt trong bộ máy cai trị Đông Dương như Paul Beau, Paul Bert, Pierre Pasquier, v.v… cũng đều là những người hăng say chống Giáo Hội La Mã và thường tỏ ra khinh rẻ các ông tu sĩ hoạt động cho Giáo Hội tại Đông Dương vào thời bấy giờ. Sách Các Vua Cuối Nhà Nguyễn viết:

Paul Bert là đảng viên “Cộng Hòa” từng bị phe cực hữu và bảo thủ kết án như :kẻ chống Giáo Hội điên cuồng,” và “kẻ thù quyết liệt của Giáo Hội.” Tội lỗi lớn nhất của Bert là khi giữ ghế Bộ Trưởng Giáo Dục trong chính phủ Ferry, Bert đã cổ võ và phát động một chính sách giáo dục quốc gia phi tôn giáo. Theo Bert, nước Pháp không còn trách nhiệm hoằng dương hay rao giảng một tôn giáo nào, và cũng không công nhận một tôn giáo nào làm quốc giáo.”.(10)

Cũng vì thế mà những người Việt Nam mang quốc tịch Vatican bất kể người đó là  linh mục hay con chiên bạch đinh đều là những người làm tay sai tai mắt đắc lực cho nhà nước Vatican và cho nhà nước Bảo Hộ Pháp – Vatican. Tiêu biểu những người như Trần Bá Lộc, Linh-mục Trần Lục, Huyện Sĩ, Ngô Đình Khả, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Thục, Cố Ân, Lê Hữu Từ, Phạm Ngọc Chi, Hoàng Quỳnh, v.v…Tất cả đều là nhưng người có học những vô văn hóa, hèn hạ, bất lương, gian trá, xảo quyệt, vô liêm sỉ đế cùng độ của vô liêm sỉ. Chính vì thế mà dù chúng đã tỏ ra hết lòng phục vụ cho giặc Pháp, những vẫn bị quan thày thực dân Pháp khinh rẻ công khai, không cần phải giữ ý. Vấn đề này sẽ được nói rõ ở sau.

Phần trình bày trên đây cho thấy rõ là  phe thực dân Pháp và giáo triều luôn luôn không ưa nhau, hục hặc với nhau và tìm đủ mọi cách để giành thế thượng phong hầu có thể loại bỏ nhau để nắm độc quyền cai trị đất nước Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung. Cũng may cho dân tộc Việt Nam là phe thực dân Pháp luôn luôn thắng thế, luôn luôn cầm trịch trong bộ máy cai trị tại Đông Dương, và chỉ để cho Vatican một số quyền lợi về kinh tế cùng như ưu thế trong xã hội và việc tuyển dụng người vào làm việc do thám chỉ điểm trong bộ máy đàn áp nhân dân ta. Nhờ vậy mà Kế Hoạch Puginier do phe Vatican chủ xướng không được Phe thực Dân Pháp chấp thuận và bị cho vào văn khố xếp xó. Ngày nay, các tài liệu này đã được giải mật khiến cho người ta mới biết rõ bộ mặt thật của Giáo Hội La Mã hay Ki-tô giáo La Mã cực kỳ ghê tởm và dã man đến cùng độ của dã man.

Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết.

Tình trạng “đồng sàng nhưng dị mộng” giữa hai phe như vậy đã làm cho nhóm người Việt mang quốc tịch Vatican và nhóm người Việt mang quốc tịch Pháp thường hay ganh ghét với nhau và nhiều lần phải lao-đao khốn đốn, mất ăn mất ngủ, chìm nổi với quan thày. Như trên đã nói, phe Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp luôn luôn thắng thế và cầm trịch trên sân khấu chính trị tại chính quốc Pháp cũng như  trong bộ máy cai trị tại Đông Dương. Sự kiện này khiến cho bọn Việt gian làm tay sai, tai mắt đắc lực cho Đế Quốc Vatican cũng phải bị lép vế. Bọn Việt gian này, vì cuồng tín quá hóa thành ngu xuẩn, không nhận thức được cái thân phận làm đầy tớ cho hai ông chủ, mà lại còn tỏ ra "La Mã hơn cả La Mã," cho nên mới bị quan thày Pháp không những đuổi cổ về vườn, mà còn trừng phạt gắt gao, không một chút tiếc thương. Sự kiện này đã được Cụ Phan Bá Kỳ nói rõ như sau:

Ai biết chút ít về lịch sử cũng phải hiểu rằng chính sách, nhân sự ở Đông Dương hồi Pháp thuộc là do nơi ba thế lực chính: Thực Dân, Giáo Hội (Vatican), Tam Điểm (Free Mason), tùy theo tình hình chính quốc. Khi ở Pháp phe Tam Điểm thắng thế thì thực dân ở Đông Dương về phe Tam Điểm. Khi phe Công Giáo lên chân thì thực dân về phe Giáo Hội. Việc ông Diệm bị cách tuột hết mọi thứ có thể là đang có một sự tranh chấp giữa Tam Điểm và Giáo Hội, mà ông ta ngu ngơ, dại dột đi vâng phục quá đáng cái thế lực thất thế vào thời điểm đó. Cứ tìm xem Khâm Sư Léon Thibaudeau và Toàn Quyền Pierre Pasquier thuộc nhóm nào là ra ngay. Chứ Bảo Đại, Phạm Quỳnh, ngoài chuyện thừa hành, làm gì có quyền để trừng phạt oan ức một người… đáng quí như ông Diệm…” (11)

NHẬN XÉT:

1.- Các ông vua bù nhìn như Đồng Khánh, Thành Thái, Khải Định và Bảo Đại đều do liên minh giặc Pháp – Vatican chọn lựa trong đám hoàng tử của vương triều nhà Nguyễn với tiêu chuẩn có đặc tính “dễ sai khiến” và thích ăn chơi đàng điếm có những hành động sa đọa thiếu văn hóa để đưa lên ngai vàng làm tay sai cho chúng.

2.- Đa phần bọn quan lại trong bộ máy cai trị  của chính quyền Bảo Hộ tại Việt Nam là do giáo triều Vatican tuyển mộ và đào tạo phải tuyệt đối trung thành với Giáo Hội La Mã. Tiêu biểu cho bọn Việt gian phản quốc này là các con chiên như Trần Bá Lộc, Huỳnh Công Tấn, Đỗ Hữu Phương, Huyện Sĩ, Ngô Đình Khả, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Hữu Bài,  Linh-mục Trần Lục (được phong đến chức Phó Vương), Lê Hoan, Lê Hữu Tư, Phạm Ngọc Chi, Lê Hữu Từ,  v.v….

Tất cả những người trong hai nhóm 1 và nhóm 2 trên đây đều là hạng người vong thân, vong bản, phản quốc, phản dân tộc, sâu dân mọt nước, mất hết nhân cách, vô liêm sỉ đến cùng độ của vô liêm sỉ, làm nhục quốc thể.

Vì thế mà dù cho đã hết lòng cúc cung phục vụ làm tai mắt đắc lực trong bộ máy đàn áp nhân dân ta, chúng cũng vẫn bị bọn quan thày thực dân Pháp vẫn coi như là “những phường lưu manh vôlại”, những quân vong bản “cõng rắn cắn gà nhà”. Sự kiện này đều được sách sử ghi lại đầy đủ như sau:

Chúng tôi chỉ có với mình”, Đô Đốc Rieunier sau này nói, “những giáo dân và bọn du thủ du thực”. “Bọn lang bạt bị trục xuất khỏi làng vì đói rét hoặc vì tội phạm,” Đại Tá Bernard viết, xô về đây với cái lưng mềm dễ uốn, họ tham sống sợ chết; họ hoàn toàn hững hờ với cuộc đấu tranh của dân tộc mình, sẵn sàng phụng sự bất cứ những ông chủ nào… Người ta sẽ tuyển dụng trong số họ tất cả nhân viên hành chính cần thiết cho nhà nước, hoặc những người giúp việc gia đình: làm đầy tớ, làm khuân vác, làm người chạy giấy và cả những tên phiên dịch, hoặc những người ghi chép được đào tạo thô sơ qua các nhà trường của Hội Truyền Giáo. Chính là qua sự tiếp xúc với những kẻ khốn nạn này mà bọn thực dân và công chức, vừa mới đổ bộ lên, làm quen với dân tộc Việt Nam …”

Nhà sử học Cultru kết luận:

“Hoàn toàn hời hợt về cái gọi là giáo dục phương Tây mà họ đã được tiếp thụ, những thanh niên Việt Nam này đã trở thành những ông thông, ông phán, ông ký, kiểm soát, phiên dịch.. ấy lập thành tại xứ sở thuộc địa một tầng lớp những người tha hóa, chuyên lợi dụng địa vị chính thức của chúng để nhân danh chính phủ Pháp, lúc này không đủ biện pháp cai quản họ, để áp bức, đục khoét dân chúng, buộc lòng phải nhờ đến sự trung gian cuả họ…” Tại Nam kỳ, chính là từ trong những người Công Giáo Annam mà người ta tuyển chọn những kẻ giúp việc cho chính phủ Pháp, Phạm Quỳnh đã viết, “Họ có tài cán gỉ? … Phần lớn là những tay dạy giáo lý Cơ Đốc, vì hạnh kiểm kém mà bị các giám mục đuổi về, và dưới một cái tên La Tinh (bởi vì họ nói lõm bõm tiếng La Tinh), là đại diện sơ lược của thủ đoạn, của sự vô trách nhiệm, và sự thoái hóa của Châu Á”.(12)

Kết luận:

Qua những tài liệu trình bày ở trên, mong cô Kiều Linh đồng ý rằng Vua Thành Thái không xứng đáng đứng chung danh sách yêu nước với các Vua Hàm Nghi và Vua Duy Tân.

Đến đây xin chào tạm biệt cô Kiều Linh. Chúc cô luôn có những ngày tháng tươi đẹp và sống mãi trái tim hồng hướng về quê hương Việt Nam của chúng ta.

Trân trọng.


Nguyễn Mạnh Quang

- Ngày 14/01/2022

CHÚ THÍCH

(1) Nguyễn Mạnh Quang, Thực Chất Của Giáo Hội La Mã – Quyển 2 (Tacoma, WA: TXB, 1999),

(2) Nguồn: Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chí (Houston, TX: Văn Hóa, 1997), tr. 497-504.

(3) Lữ Giang, Những Bí Ẩn Lịch Sử Đằng Sau Cuộc Chiến Việt Nam - Quyển I (Garden Grove, CA: TXB, 1999), tr. 395.

(4) Nguồn: Học Thuyết Monroe (https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8Dc_thuy%E1%BA%BFt_Monroe)

(5) Nguồn: Vũ Ngự Chiêu: Sự Hình Thành Phong Trào Quốc Gia Mới: Từ “trung Quân” Sang “ái Quốc” (Tạp Chi Hợp Lưu: 18939 Magnolia St. Fountain Valley,CA 92708- USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail tapchihopluu@aol.com (https://hopluu.net/a753/vu-ngu-chieu-su-hinh-thanh-phong-trao-quoc-gia-moi-tu-trung-quan-sang-ai-quoc.)

(6) Xin theo dõi thêm để có thể đọc bản chụp của lá thư:
a.-/ Nguyễn Mạnh Quang, Thực Chất Của Giáo Hội La Mã – Quyền Hai (Tacoma, WA: TXB, 1999), tr. 681-984.
b.-/ Thế Nào Là Hèn Vói Giặc – Ác Với Dân (http://sachhiem.net/NMQ/NMQ75.php), tác giả Nguyễn Mạnh Quang.
c.-/ “Clip “những Bức Thư HÈN VỚI GIẶC trong lịch sử gần nhất  – Phần 2 và hết” (https://www.youtube.com/watch?v=3T1aWSJbCdE).

(7) Nguồn: Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia: “Cuộc Đời Nhiều Công Lắm Tội Của Thân Sinh Ngô Đình Diệm” (http://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3096/12528/cuoc-djoi-nhieu-cong-lam-toi-cua-than-sinh-ngo-djinh-diem.html).

(8) Nguồn: Ngô Đình Khả (https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_%C4%90%C3%ACnh_Kh%E1%BA%A3)

(9) Cartton J. H. Hayes, Modern Times – The French Revolution to the Present (New York: Macmillan Publishing Co., Inc. 1983), tr 35.

(10) Vũ Ngự Chiêu, Các Vua Cuối Nhà Nguyễn (Tập 2). Houston, TX: Văn Hóa, 1999, tr. 471

(11) Phan Bá Kỳ. “Sửa Sai”. Nguyệt San Người Dân số 77. Thánh 1/1997, trang 7-8.

(12) Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam 1858–1897 (Saint Raphael, Pháp: TXB, 1995), tr.101-102.

 

Nguyễn Mạnh Quang

______________

Bài đọc thêm:

- TIỂU SỬ CỦA ÔNG NGÔ ĐÌNH KHẢ