Những vết nhơ này là những ngôi nhà thờ Ca-tô đủ cỡ lớn nhỏ với những tháp chuông cao chót vót đến tận lưng trời, vết nhơ này cũng chính là nảy sinh một hạng người mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gọi là "một bọn lai căng, một lũ bội tình."
Mục XII dưới đây nằm trong Phần IV (Xã Hội Và Chính Tình Việt Nam Vào Đầu Thập Niên 1885) gồm 4 chương như liệt kê dưới đây. Các chương này mô tả các giai cấp trong xã hội đã bị thay đổi trong thời kỳ Tây Phương tràn vào nước ta.
MỤC XII
Xã Hội Việt Nam Vào Đầu Thập Niên 1885 Với Một Vài Giai Cấp Mới.
Chủ đề của mục này nói về giai cấp xã hội Việt Nam trong thời trăm năm nô lệ giặc Tây trong đó có một vài nhóm người mới xuất hiện. Những nhóm người mới này là do đạo Ca-tô Rô-ma và nền văn hóa độ thị của Âu Châu sinh sản ra hay du nhập vào. Hầu hết hay đa số những người trong các nhóm người mới xuẩt hiện trong thời bảo hộ sẽ có khuynh hướng đi theo Liên Quân Xâm Lăng Pháp – Vatican khi liên minh này đem quân tái chiếm Đông Dương để chống lại cuộc Kháng Chiến 1945-1954 của dân tộc ta. Mục này gồm có:
Chương 34: Sơ lược về xã hội cổ truyền trước khi giang sơn đổi chủ.
Chương 35: Hai giai cấp quan lại và phú hào .
Chương 36: Các giai cấp bần cố nông và lao động.
Chương 37: Nhóm thiểu số tín đồ Ca-tô Rô-ma.
Chương 38: Giai cấp thị dân và nhóm thiểu số trưởng giả học làm sang..
CHƯƠNG 34
Sơ Lược Xã Hội Cổ Truyền Trước Khi Giang Sơn Đổi Chủ
● Dẫn Nhập
● Xã Hội Tứ Dân Cổ Truyền Của Dân Ta Trước Khi Giang Sơn Đổi Chủ
Dẫn Nhập
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có câu hát "Một ngàn năm nô lệ giặc Tầu, một trăm năm đô hộ giặc Tây", để than vãn số phận của nước nhà cứ mãi rơi vào các tay đế quốc. "Một trăm năm độ hộ giặc Tây" là nói về thời kỳ (1862-1945) khi Liên Minh Thánh Pháp - Thập Ác Vatican đô hộ nước ta. Đây là thời kỳ "giang sơn ta đổi chủ", một thời kỳ đau buồn và tủi nhục nhất trong lịch sử nước nhà vì rằng những vết nhơ này còn để lại trên đất nước ta. Những vết nhơ này là những ngôi nhà thờ Ca-tô đủ cỡ lớn nhỏ với những tháp chuông cao chót vót đến tận lưng trời. Những vết nhơ này cũng chính là nảy sinh một hạng người mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gọi là "một bọn lai căng, một lũ bội tình." Nhóm người đó còn tồn tại và có chiều hướng phát triển trở thành vấn nạn Ki-tô hay nhóm thiểu số tín đồ cuồng tín với tinh thần “giữ đạo, chứ không giữ nước.” Họ sẵn sàng nghe theo lệnh truyền của Vatican để đánh phá chính quyền của nhân dân ta bằng muôn hình vạn trạng hầu phục hồi quyền lực cho Vatican.
Nhìn lại suốt trong chỉều dài lịch sử dựng nước, mở nước và chống giặc giữ nước, dân tộc ta đã trải qua không biết bao nhiêu lần "giang sơn đổi chủ" với những lần như Nhà Tiền Lê lên thay thế Nhà Đinh, Nhà Lý thay thế nhà Lê, Nhà Trần thay thế Nhà Lý. Hồ Quy Ly cướp ngôi Nhà Trần lập nên Nhà Hồ, nhà Minh mang quân sang tiêu diệt Nhà Hồ và đặt nước ta dưới quyền đô hộ của Nhà Minh, ông Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa đánh đưổi giặc Minh lập nên Nhà Lê. Mạc Đăng Dung tiếm ngôi Nhà Lê lập ra Nhà Mạc, Nguyễn Kim và Trịnh Kiểm đánh đuổi Nhà Mạc lập nên chế độ Vua Lê Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn hùng cứ ở phia Nam sông Gianh, rồi đến Nhà Tây Sơn và sau cùng là Nhà Nguyễn thay thế nhà Tây Sơn.
Ngoại trừ một thời gian ngắn 20 năm dưới ách thống trị của Nhà Minh, tất cả nhữngsự đổi chủ này đều là sự thay đổi giữa một gia đình người Việt này sang tay một gia đình người Việt khác, còn lại các nếp sống văn hóa, văn chương, văn tự, tập tục cổ truyền, niềm tin tôn giáo, tiêu chuẩn đạo lý, cơ cấu xã hội, mọi họat động kinh tế, hệ thống đo lường, tất cả đều không thay đổi và cũng không bị ai cưỡng bách phải thay đổi.
Dân Việt là một dân tộc vốn sống theo truyền thống hướng nội (hướng vào nội tâm) để "chính tâm, tu thân,.." không cầu lụy vào sức mạnh của người ngoài. Người tốt, người chính trực, là người có đầy đủ năm đức tính, được gọi là "ngũ thường" ("nhân, nghĩa, lễ, trí, tín") đối xử với mọi người sao cho vừa mắt ta ra mắt người ("kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân.") Luật pháp thì theo tinh thần vô tư, gọi là "pháp bất vị thân".
Đầu năm 1858, Đô đốc Charles Rigault de Genouilly tiến quân để đánh chiếm Đà Nẵng để buộc triều Nguyễn phải chấp nhận cho các nhà truyền đạo Pháp độc quyền giảng đạo tại Đại Nam.
Trái lại, trong những năm 1862-1945 này, không những dân ta phải rơi vào thảm cảnh nô lệ và bị khinh rẻ như là một thứ dân "dã man", "mọi rợ", và "vô đạo", mà cả xã hội tứ dân cổ truyền đã bị biến đổi đến tận gốc, mà cả đến nền đạo lý cổ truyền và nền văn hóa tam giáo đồng nguyên của dân tộc ta cũng bị chà đạp, bị lăng nhục là "tà đạo" một cách vô cùng thô bạo và hết sức trắng trợn. Kinh tởm và ghê gớm hơn nữa, bọn chủ nhân mới của đất nước còn có mưu đồ hủy diệt nền đạo lý cổ truyền của dân tộc.
Liên Minh Thánh Pháp – Vatican đem một tôn giáo mới lạ là đạo Thiên Chúa giáo La Mã, hay Ca-tô bao gồm cả hệ thống đạo lý mới và văn hóa mới với chủ trương đòi hỏi người dân phải:
1.-/ Hướng ngoại. Hướng về Tòa Thánh Vatican, tự xưng là đại diện duy nhất của ông Thượng Đế Thiên Chúa Giáo.
2.-/ Nhắm mắt tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa. Đó là một hệ thống tín lý quái đản nặng tính cách phỉnh nịnh, lừa bịp bằng những bánh vẽ "thiên đường" cùng những "ân sủng" của Thượng Đế. Giáo lý của họ chứa đầy những mưu mô xảo quyệt luôn luôn hăm dọa, khủng bố tinh thần và sẵn sàng phá hủy uy tín, danh tiếng, tài sản, công ăn việc làm, hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình, an ninh cá nhân và thân nhân ruột thịt của những người nào không chịu theo đạo hay khuất phục Giáo Hội La Mã mà đại diện là nhà thờ Ca-tô tại địa phương.
Nói cho rõ hơn, cái tôn giáo mới cũng là nền văn hóa mới. Đó là một thứ văn hóa lạy lục, van xin và cầu nguyện, lấy mánh mung phỉnh gạt, lừa bịp và bạo lực làm phương tiện để đạt được mục đích và thỏa mãn tham vọng nô lệ hóa nhân loại và súc sinh hóa con người. Con người bị điều kiện hóa giống như con chó của trong phòng thí nghiệm của nhà bác học Pavlov mà nhà văn Ca-tô Rô-ma Nguyễn Ngọc Ngạn ghi nhận trong cuốn Xóm Đạo với nguyên văn như sau:
“Toàn trại này, dường như ai cũng sùng đạo như nhau, và sự sùng đạo ấy được thể hiện qua việc cầu nguyện và đi lễ. Buổi sáng, năm giờ chuông đổ lần thứ nhất, họ đã lục tục đánh thức cả nhà cùng dậy. Việc đầu tiên khi chưa bước chân xuống đất, là phải làm dấu thánh giá và đọc vài kinh nhật tụng. Sau đó, đánh răng rửa mặt, thay quần áo đi lễ. Trên đường đến nhà thờ, họ không bỏ phí thì giờ, lấy tràng hạt ra vừa lần chuỗi vừa cầu xin. Vào nhà thờ đọc kinh chung cả tiếng đồng hồ rồi mời tham dự thánh lễ mà dường như vẫn chưa thấy đủ, họ còn quì nán lại đọc kinh thêm cho đến lúc tới giờ đi làm. Buổi trưa, đúng giờ ngọ, chuông nhà thờ lại cất lên, nhắc họ dù đang làm gì, dù đang ở đâu, cũng phải tạm ngưng tay để làm dấu thánh giá và cầu nguyện. Tối về, cơm nước xong lại vội vã đến nhà thờ. Và khoảng 9 giờ tối, trước khi đi ngủ, mọi gia đình đều tụ tập trước bàn thờ để đọc thêm một loạt kinh nữa trước khi lên giường! Nói chung, một ngày không biết bao nhiêu lần nhớ đến Chúa. Ăn củ khoai cũng làm dấu thánh giá. Nửa đêm mất ngủ cũng ngồi lên lần tràng hạt! Vui cũng cám ơn Chúa, mà buồn cũng coi là thánh giá Chúa trao cho mình gánh vác! Niềm tin mãnh liệt như thế, cho nên chẳng lạ gì…”(1)
Xã Hội Tứ Dân Cổ Truyền Của Dân Ta Trước Khi Giang Sơn Đổi Chủ
Trước khi nói đến những lớp người mới do chính quyền Liên Minh Thánh Pháp- Thập Ác Vatican tạo nên, thiết tưởng cũng nên nói sơ qua về xã hội tứ dân cổ truyền của dân tộc ta. Nói về xã hội tứ dân cổ truyền của dân tộc ta, ông Vũ Tam ích viết trong luận án tiến sĩ “A Historical Survey of Educational Development in Vietnam” của ông như sau:
"Xã hội cổ truyền Việt Nam được chia làm 4 giới hay tầng lớp: (1) kẻ sĩ (2) nông, (3) công và (4) thương. Ngoài ra, còn có các tu sĩ Phật giáo, tu sĩ đạo Lão và phù thủy sống rải rác khắp mọi nơi trong nước Những người này không được xếp loại thành một giới người trong xã hội dù rằng họ có thể có ảnh hưởng lớn đối với nhân dân. Tương tự như vậy, các nhà quý tộc và những người thuộc trong họ nhà vua cũng không tạo thành một giơi người rõ ràng trong xã hội Việt Nam. "(2)
Cũng nói về xã hội tứ dân cổ truyền của dân tộc ta, sử gia Trần Trọng Kim viết trong Việt Nam Sử Lược với nguyên văn như sau:
“Người trong nước chia ra làm bốn hạng dân là: sĩ, nông, công, thương:
Sĩ : Sĩ là hạng người chuyên nghề đi học, hoặc để thi đỗ ra làm quan, hoặc để đi dạy học, làm thày thuốc, thày địa lý, thày bói, thày tướng, thày số, v.v… là những nghề phong lưu nhàn hạ.”
Nông: Nông là hạng người chuyên nghề làm ruộng. Dân Việt Nam ta thường thì ai cũng có ít ra là vài ba sào ruộng để cày cấy, nghĩa là nghề làm ruộng là nghề gốc của mình. Nhưng trừ những nơi ruộng nhiều người ít và đất lại phì nhiêu như đất ở Nam Việt, còn thì đất xấu và lại vì khí hậu không điều hòa, nắng mưa thất thường, việc cày cấy gặp nhiều nỗi khó khăn. Dân ở nhà quê, phần nhiều ăn nhờ về ruộng nương, hễ năm nào mưa hòa gió thuận, mùa màng tốt thì năm ấy dân được no ấm, nhưng năm nào mưa lụt hay hạn hán, mùa màng mất hết, thì dân đói khổ.
Công: Công là hạng người làm thợ hoặc làm một công nghệ gì để lấy lời. Những vì nước ta khi xưa chỉ có những tiểu công nghệ, như quay tơ, dệt vải, dệt lụa, làm chài lưới, lăm mắm muối, v.v…, chứ không có đại công nghệ làm giầu như các nước khác. Đại công nghệ đã không có thì những người làm thợ, ai chuyên tập nghề gì thì lập thành phường, như thợ mộc, thợ nề, thợ rèn, thợ đúc, thợ gốm v.v… Mỗi phường có thợ cả, thợ phó và thợ, và phường nào có tục lệ của phường ấy. Những người làm nghề thợ thường là những người ít học, quanh năm ngày tháng đi làm thuê làm mướn chỉ được đủ ăn mà thôi.
Công nghệ như thế, buôn bán như thế, bảo nước mình phú cường làm sao được? Rút cục lại chỉ có nghề nông và nghề sĩ là trọng yếu hơn cả.
Thương: Thương là hạng người làm nghề buôn bán. Song việc buôn bán của ta ngày xưa kém cỏi lắm. Người thiên hạ đi buôn nước này, bán nước nọ, xuất cảng, nhập cảng, kinh doanh những công việc to lớn kể hàng ức hàng triệu. Người mình cả đời không đi đến đâu, chỉ quanh quẩn ở trong nước, buôn bán những hàng hóa lặt vặt, thành ra bao nhiêu mối lợi lớn về tay người ngoài mất. Thỉnh thoảng có một ít người có mươi lăm chiếc thuyền mành chở hàng từ xứ nọ đến xứ kia, nhưng vốn độ năm bẩy vạn quan tiền, thì đã cho là hạng cự phú.(3)
Như vậy là sự phân chia tầng lớp xã hội Việt Nam từ đời vua Tự Đức trở về trước không khác gì sách The Ageless Chinese - A history viết về xã hội tứ dân ở Trung Hoa:
“Theo thói quen, khi nói về các thành phần trong xã hội, người Trung Hoa nói rằng xã hội Trung Hoa gồm có bốn tầng lớp: Sĩ, nông, công, thương. Sĩ được xếp hạng vào bậc cao nhất vì rằng họ được quần chúng coi như là những người thực hiện một chức năng quan trọng nhất trong xã hội. Chức năng đó là truyền đạt những di sản của tiền nhân và là hiện thân cho đạo đức hay những đức tính tốt. Kế đến là nông dân. Nông dân được xếp vào hàng thứ nhì vì rằng họ là những người sản xuất ra cái ăn cái mặc cho đất nước. Thứ ba là thành phần thợ thủ công. Thợ thủ công là những người chế biến những gì mà nông dân sản xuất thành những sản phẩm đắc dụng và chức năng của họ trong xã hội không được coi là quan trong như chức năng của nông dân. Thương gia hay người làm nghề buôn bán bị xếp vào hạng chót vì rằng họ bi coi như là những người bóc lột, kiếm lời từ những sản phẩm của những người khác sản xuất và bản thân họ không đóng góp đựoc gì cho xã hội. Thường có thêm hai giới người nữa ở trong xã hội tứ dân này. Thứ nhất là giới lính tráng mà vai trò của họ thường thường là đốt nhà và giết người, những việc làm mà người Trung Hoa rất ghê tởm vì rằng giới người này thường cướp đoạt những gì có giá trị trong xã hội. Cũng vì thế mà họ bị xếp loại vào thứ hạng thấp kém hơn giới người buôn bán. Trong thời cận và hiện đại, cái nhìn của người Trung Hoa đối với họ cũng vẫn không thay đổi, nhất là vào thời kỳ này bọn lính đánh thuê tràn vào Trung Hoa. Một giới người khác nữa gọi là “tiện dân” gồm những thành phần nô bộc trong các gia đình, gái điếm, ca kỹ và những thành phần làm những nghế thấp kém như thợ cạo (hớt tóc).”(4)
Bản văn trên đây cho chúng ta thấy rõ lý do TẠI SAO trong bài thơ kẻ sĩ, cụ Nguyễn Công Trứ đã viết bốn câu thơ như sau:
Tước hữu sĩ cư kỳ liệt,
Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên.
Có giang sơn thì sĩ đã có tên,
Từ Chu Hán vốn sĩ này là quý.
Trên đây là xã hội tứ dân ở Việt Nam trước khi giang sơn ta đổi chủ vào hậu bán thế kỷ 19. Ở chương tới, chúng tôi sẽ bàn đến hai giai cấp quan lại và phú hào.
______________
CHÚ THÍCH:
(1) Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh: Tân Văn, 2003), tr. 148.
(2) Vu Tam Ích, A Historical Survey of Educational Development in Vietnam (Lexington, Kentucky: University of Kentuxky, 1959), p 22. Nguyên văn:."Basically, the Vietnamese society was divided into four classes: 1) the scholars or Si, 2) the farmer or Nong, 3) the artisans or Cong, and 4) the merchants or Thuong. Needless to say, there were scattered groups of Buddhist monks, Taoist priest, sorcerers, and the like, who did not have any definite social status, although they might excersise a great influence over the people. Simiarily, noblemen and members of the royal family did not constitute a distinct class in the Vietnamese society.")
(3) Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lượcn (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin, 206), tr. 518-519.
(4) Dun J. Li, The Ageless Chinese - A history (New York: Charles Scribers's Sons, 1978), p 354. . Nguyên văn: Customarily the Chinese spoke of their society as composed of four classes: The scholars, the farmers, the artisans, the merchants. The scholars were given the highest status because they performed what the Chinese regarded as the most important function: the transmission of an ancient heritage and the personification of Chinese virtues. The farmers 'standing was second only to the scholars because they were primary producers, feeding and clothing the nation. The artisans processed what the farmers had produced, and their function was not regarded as so essential as that of the farmers. At the bottom of the social scale were the merchants whom the Chinese regarded as outright exploiters, making profits from what others had produced or possessed and contributing nothing themselves. Two other classes were often added to the four described above. One was soldiers, whose expected role of burning and killing was very distasteful to the Chinese. Inasmuch as they took away the most valuable things from society, their standing in society was inferior to that of the merchants. Their image in the eyes of the public was not improved during the modern times when the idle and adventurous swarmed to their ranks as mercernaries. The other class was the so-called “mean people” (chien min), consisting of domestic slaves, prostitutes, entertainers, and members of lowly professions such as barbers… ")