●   Bản rời    

Xét Lại Vụ Đánh Cuộc Của Pascal - 4 Biện Chứng Về Chúa Của Pascal, Pascal Qua Lăng Kính Của Voltaire

Xét Lại Vụ Đánh Cuộc Của Pascal - 4

(dẫn nhập vào văn hóa & tôn giáo thời Phục Hưng)

Trần Trọng Sỹ

http://sachhiem.net/TTS/VH/TranTrongSy_vh7_Pascala.php

13-Sep-2019

Vào thời đại của Pascal ở Âu châu, ai không theo Kytô giáo còn lập tức bị rơi vào tuyệt lộ nghèo đói và ít hy vọng sống sót hơn cả người theo Kitô giáo tại các quốc gia Hồi giáo cực đoan như Parkistan hay Afghanistan của ngày nay

IV – BIỆN CHỨNG VỀ CHÚA của PASCAL

Pascal là một nhà toán học, và đồng thời là một triết gia. Nhưng đọc những biện hộ (apologie) cho Thiên Chúa mà Pascal viết trong tư tưởng (pensées), tôi lại thấy nó chả có nét siêu hình học hay bản thể luận thường thấy nơi các triết gia, một ông triết gia thiếu hoàn toàn l'esprit critique (tinh thần phê phán) và tinh thần khoa học mà thế kỷ Ánh Sáng đề cao.

Ông nhìn con người thật thảm thương bi đát, con người càng thảm thương bi đát bao nhiêu, thì ông dành hết ánh sáng cứu rỗi con người vào tay Thượng Đế mà chính ông, cũng không thể chứng minh được cái gì là Thiên Chúa. Ảnh chụp ngắn gọn nhất mà ông nói về con người, chỉ trong hai mệnh đề, đã hạ bệ hình ảnh Thiên Chúa (L'homme créé à l'image de Dieu) xuống bùn đen: l'homme est un monstre incompréhensible dont il est difficile de démêler cet embrouillement (con người là một "con quỷ phức tạp" mà thực khó "tháo gỡ đống bùi nhùi này"), và để có chỗ cho Thượng Đế gỡ đống bùi nhùi, ông thêm cho loài người tí ưu điểm vào phút chót mà ông gọi là le paradox à soi-même (mâu thuẫn nội tại), một lưỡng tính mà bản chất vừa hèn mọn, vừa cao cả (une dualité vient du fait qu'il est à la fois misérable et grand).

Hãy thử đặt câu hỏi: Do đâu mà con người đau khổ?

Ông thản nhiên trả lời: Con người được ghi dấu bằng tính hư vô của nó, đó là hậu quả của tội tổ tông di truyền từ Adam (L'homme est marqué par son néant, conséquence du péché originel qui se transmet depuis Adam).

Đến đây tôi có thể bỏ bút mà kết luận rằng Blaise Pascal không phải là triết gia đúng danh nghĩa một triết gia, ông chỉ là nhà toán học và thần học, rất tiếc ông không xin được mặc áo dòng. Nếu tôi cùng ông sinh đồng thời, tôi sẽ nói nhẹ với ông rằng, này nhà thiên tài toán học, làm sao chứng minh bằng toán học rằng tội tổ tông được di truyền từ Adam?

Nói thế không có nghĩa là toàn bộ cuốn pensées của ông hoàn toàn tiêu cực, khi nói về nổi khổ của con người, ông có cái nhìn rất minh triết, mang dấu ấn của đạo Phật, do ông tự quán chiếu mà ngộ ra hoặc cũng có thể do ông đọc được ở đâu đó nhưng không nói ra, vì thời ấy đã bắt đầu có sự giao lưu giữa văn hóa Á Đông và Tây Âu. Ông viết:

Sự vắng mặt của hiện tại: hư vô đến từ sự liên hệ với thời gian; loài người không ngừng lúc thì quăng mình vào quá khứ (từ các hoài niệm), lúc vào tương lai, vì «chúng ta không bao giờ biết nắm lấy phút giây hiện tại'». Từ đó, cũng như hiện tại, hạnh phúc không thể định hình «chúng ta chẳng bao giờ sống, mà chúng ta chỉ ước mong sống, luôn trong tư thế chuẩn bị chờ hạnh phúc nên đương nhiên là ta không có nó». Sự bất ổn trong thời gian lại liên hệ đến không gian, trong một chuỗi «hành động không ngừng» khiến con người không bao giờ được ngơi nghỉ và ngăn chặn hắn gặp gỡ phút giây hiện tại. Con người lỡ mất chuyến xe cuộc đời bỏi vì đã quá lo cho quá khứ hoặc cho tương lai.

(Le présent introuvable: son néant vient aussi de son rapport au temps; l'homme ne cesse de se projeter tantôt dans le passé (par le souvenir), tantôt dans l'avenir, car «nous ne nous tenons jamais au temps présent». Ainsi, comme le présent, le bonheur est-il impossible à fixer «nous ne vivons jamais, mais nous espérons de vivre, en nous disposant toujours à être heureux il est inévitable que nous ne le soyons jamais». Cette instabilité dans le temps correspond, dans l'espace, au «mouvement perpétuel» qui ne laisse jamais l'homme en repos et qui l'empêche de vivre dans le présent. L'homme rate donc sa vie à cause de sa trop grande préoccupation du passé et de l'avenir.)

Luận về hiện tại, thì không ai có thể qua mặt được các thiền sư cả ngày ngồi quán chiếu tâm, họ không suy tư như Pascal, họ xem tâm như là một đối tượng khách thể nên chắc chắn không ai sống trong hiện tại nhiều như các thiền sư nhà Phật. Khi Pascal loay hoay sống trong các biện luận vệ Chúa thì các thiền sư chan hòa hạnh phúc ngay giây phút hiện tiền, cái mà Pascal chỉ thấy qua giấc mơ disposant toujours à être heureux. Lúc ấy có ai đến đập vào tượng Phật hay thóa mạ, thì các thiền sư vẫn an nhiên bất động.

Pascal bàn rất nhiều về tình trạng đáng thương của con người, về thân phận tội lỗi từ di truyền tính mà loài người phạm phải từ khi ăn trái cấm. Ông nhắc đi nhắc lại tội tổ tông làm như sợ chúng ta quên rằng chúng ta phải chịu sinh, lão, bệnh, tử (sự dữ nói theo cách thần học) là từ khi cãi lời Chúa:

Con người được đánh dấu bằng tính hư vô của nó, là kết quả của tội lỗi nguyên thủy truyền từ Adam, hắn đã bị Thượng Đế trừng phạt khiến cho loài người bị lệ thuộc vào sự điên cuồng.(L'homme est marqué par son néant, conséquence du péché originel qui se transmet depuis Adam; il subit donc «l'ordre de Dieu qui pour la punition des hommes les a asservis [aux] folies»)

Hoặc:

Con người chẳng thể nào tiếp cận với sự thực. Đây chính là căn nguyên bị hư hoại do tội tổ tông để lại và tội này cũng làm cho trí năng của loài người bị thui chột.

(l’homme est incapable de vérité. Ceci, il le tient de sa nature corrompue par le péché originel qui a corrompu aussi sa raison.)

Chỉ cần so sánh với các trường phái triết học cổ đại Hy Lạp trước Tây lịch, ta cũng thấy triết gia Hy Lạp có cái nhìn khoa học hơn Pascal trong nhận thức luận về vũ trụ và con người, chẳng hạn trường phái Stoicism cho rằng vũ trụ được cấu tạo bởi vật chất và khí lực, và Thượng Đế giống như lửa và khí hỗn hợp lại, ngài không tách biệt khỏi vũ trụ (ngự trên Thiên Đàng) mà ngài tham dự cùng chúng ta và là một thành phần của chúng ta. Các tư tưởng gia Khắc Kỷ nhìn vũ trụ như là một chuỗi sinh thái nối kết với nhau bằng lý nhân quả không gián đoạn (The Stoics viewed the cosmos as a livinng entity in which all is connected together by an unalterable chain of causation). Người Stoic cho rằng sống đạo đức (virtue) là sống hạnh phúc.

Còn trường phái épicurisme thì cho rằng vũ trụ được hình thành từ các nguyên tử (atom) tựa như hạt giống generative seeds có khả năng biến hóa ra mọi thứ trong vũ trụ, không chấp nhận linh hồn vĩnh cửu, mà cho rằng nó dính liền với thân xác. Nếu có một Thượng Đế, thì vị này không can thiệp vào chuyện của loài người.

Nhắc nhở trên cho thấy rằng Pascal cách những triết gia Hy Lạp gần 2000 năm, nhưng nhận thức của ông, do bị ảnh hưởng thần học chi phối, đã có cái nhìn lệch lạc về vũ trụ và con người so với tiền nhân thời Thượng Cổ.

Ông cho rằng Thiên Chúa phạt khiến trí năng (raison) của loài người bị thui chột (corrompu), và vì vậy, con người bị ba thứ lừa dối: trí tưởng tượng (imagination), bề ngoài (apparence) và sự giải trí (divertissement).

Trí tưởng tượng (imagination), theo Pascal, là maîtresse d'erreur et de fausseté (sai lầm cốt lõi, dối trá lường gạt), là superbe puissance ennemie de la raison (kẻ thù siêu mạnh của trí năng); còn bề ngoài (apparence) theo ông là những thứ phát sinh từ tưởng tượng, có khả năng che bít sự thực khiến loài người không có khả năng thấy được Thiên Chúa, chính bề ngoài khiến ta tin vào các khoa học tưởng tượng, những thứ mà các y sĩ và các quan tòa cần dựa vào danh tiếng và y phục của mình để được tin tưởng (celles donnent crédibilité aux «sciences imaginaires», celles des médecins et des juges qui doivent compter sur le prestige de leur habit pour avoir quelque crédit). Con người vĩnh viễn sống trong ảo vọng hão huyền, bị chiếc lưới của tưởng tượng chụp bắt nên mất khả năng thấy được sự thực. (Mais si l'homme est perpétuellement dans le faux, pris dans les filets de l'imagination, c'est que «rien ne lui montre la vérité»); và cuối cùng, giải trí (divertissement) là cái khiến ta tìm quên trong các thú vui giả tạm, do chính ta tự biến chế và ẩn trú vào chúng. Con người vốn không thể chế ngự được cái chết, sự khổ đau, và sự ngu dốt, họ đã tìm cách ẩn trốn trong niềm hạnh phúc [bằng cách] dừng nghĩ đến các thứ này («Les hommes n'ayant pu guérir la mort, la misère, l'ignorance, ils se sont avisés pour se rendre heureux, de n'y point penser»).

Tôi có cảm tưởng Pascal đang đưa ra 5 ấm (hoặc uẩn ) gồm sắc (apparence), thọ (divertissement) tưởng (imagination) của đạo Phật nếu Thượng Đế mà Pascal nói đến không phải là ông được mô tả trong Sáng Thế Ký. Còn hành, thức tương ứng với tính cao cả (grandeur) tư tưởng (pensée). Những phạm trù này không bao giờ được tìm thấy trong thánh kinh Kytô giáo, nơi chứa đầy những chém giết, hăm dọa, hoặc khoe khoang phép lạ. Nếu Pascal không bị những cái filets de Dieu nhốt chặt thì có lẽ tên tuổi ông sẽ được sánh ngang vai vế với Voltaire, Diderot, hai tượng đài của Kỷ Nguyên Ánh Sáng mà nước Pháp luôn hãnh diện với thế giới.

Cái lúng túng của bất kỳ triết gia bảo vệ thần học nào là sự vấp phải những mâu thuẫn nội tại từ chính các giáo điều Kytô giáo, giáo điều này phủ bác và phản biện lại giáo điều kia.

Khi Adam chưa ăn trái cấm, anh ta và Eva chưa biết phân biệt, vậy lý trí của hai người này là gì? Ta còn nhớ rõ trong Sách Sáng Thế, Chúa bảo “Này con người đã trở thành như một kẻ trong chúng ta, biết điều thiện điều ác. Bây giờ, đừng để nó giơ tay hái cả trái cây trường sinh mà ăn và được sống mãi” (l'homme est devenu comme l'un de nous, pour la connaissance du bien et du mal. Empêchons-le maintenant d'avancer sa main, de prendre de l'arbre de vie, d'en manger, et de vivre éternellement).

Trước khi ăn trái cấm, Adam chả biết điều thiện và điều ác, sau khi ăn, liền biết thiện ác, vậy từ khi phạm tội tổ tông thì con người có trí năng phân biệt, Pascal lại cho rằng trí năng của con người bị Thiên chúa làm thui chột sau khi phạm tội. Hoặc là Pascal không đọc kinh Thánh, hoặc ông nghĩ rằng sẽ chả ai được quyền đọc trực tiếp vào Thánh kinh, nên ông tha hồ vẽ tranh tự do bằng ngôn ngữ nửa triết học nửa toán học?

Mệnh đề «Này con người đã trở thành như một kẻ trong chúng ta, biết điều thiện điều ác» xác minh con người có khả năng tương đương với Thiên Chúa. Chúa sợ con người ăn luôn cây sự sống thì sẽ ngang hàng với ngài, nên ngài đuổi con người vào sự dữ, tức là ngài xô loài người vào sinh, trụ, dị, diệt.

Chúa cho người rào chắn cây sự sống, sợ con người ăn được sẽ không bị sinh lão bệnh tử.

Chúa chả rào chắn cây táo, lại còn để con rắn phục kích khiến con người khởi tâm phân biệt, nói theo ngôn ngữ nhà Phật cho dễ hiểu, rồi vịn vào cớ ấy mà đẩy con người vào khổ đau.

Sự thật rành rành được Sáng Thế Ký viết, lời văn cũng chả có gì khó hiểu, thế mà triết gia, toán học gia, cứ đẩy đưa câu chuyện vốn rất chất phác thực thà biết sao nói vậy của kinh Thánh, thành những thứ thần học xa vời, nào là Thiên Chúa Nhân Ái, Thiên Chúa Yêu Thương, Thiên Chúa Ban Phúc, Thiên Chúa Quyền Năng, so với đống loạn thạch trong bất kỳ hang động thiên nhiên thạch nhũ nào cũng không khác, chỉ cần tí xíu óc tưởng tượng, là có thể nhìn thấy bất kỳ cái gì mình muốn, từ trăng sao, đến cả điện thoại di động 4G của thế kỷ XXI trong hang thạch nhũ.

Tín đồ càng khen ngợi Chúa, ta càng hiểu rõ được bản chất của ngài.

Cũng không khác con dân các quốc gia độc tài và khát máu chưa hề dám lên tiếng chỉ trích lãnh tụ của chế độ. Càng giết chóc và tra tấn đánh đập, địa vị và danh tiếng của vị chúa tể càng được con dân ca tụng tâng bốc.

Với tinh thần nô lệ và vâng phục vô điều kiện đó, Pascal đã cho rằng, con người chẳng phải là một sự cần thiết, đã may mắn được thụ tạo bởi tình yêu của Thiên Chúa, và giống như cái xe do vị kỹ sư chế tác, NGÀI kỹ sư có toàn quyền muốn xử dụng hay phá hủy chiếc xe như mình muốn, cho nên con người tuyệt đối phải khiêm cung trước Thiên Chúa, và đó là cái đức hạnh tối thiểu nhất để được đến với ngài - L'homme doit donc prendre conscience qu'il n'est «pas un être nécessaire». Ce qui invite à l'humilité, qualité indispensable pour parvenir à Dieu. 

Con người là con vật phức tạp, không phải là khám phá mới của Pascal, mà đó là nhiên tính. Pascal phân tích tâm lý con người là một đống bùi nhùi lưỡng tính, một phần là sự hèn mọn khổ đau misère, phần kia là sự vĩ đại cao cả grandeur (une dualité à la fois misérable et grand).

Cuối cùng thì Pascal cho rằng, con người cần tìm về với Thiên Chúa để chấm dứt khổ đau, nhờ có tính vĩ đại cao cả mà tìm về với Thiên Chúa, nhưng Pascal lại mâu thuẫn và lúng túng với triết lý Đức Tin của Kytô giáo.

Để đưa con người trở về với Thiên Chúa, Pascal rất vòng vo, ta cái cảm tưởng ông khác với các giáo sĩ truyền giáo, ông không nói phúc cho ai không thấy mà tin như đa số gắn vào miệng ông mặc dù họ cũng không sai lệch bao nhiêu. Lúc thì ông bảo dẹp bỏ lý trí, lúc ông lại nói không có lý trí thì con người chả có một giá trị gì. Cuối cùng ông xài cả hai, và ngụy biện như thế này: Con người có lý trí, nhưng ít chịu rộng mở trái tim, lại có khả năng mở rộng cửa cho Thượng Đế. Chính cái khả năng này Pascal gọi là «tư tưởng» là cái mà khiến cho loài người thành người: «tôi không thể nào khái niệm một con người không có tư duy. Đó là cục đá hay khúc gỗ». Con người có trong hắn khả năng vượt qua sự «thấp hèn » , «con người vượt qua chính mình» và tìm thấy «sự thật ẩn chứa trong Thiên Chúa». --- (l'homme doté de raison, mais surtout susceptible d'ouvrir son cœur, est capable de s'ouvrir à Dieu. C'est cette capacité que Pascal nomme la «pensée» et qui fait son humanité: «je ne puis concevoir l'homme sans pensée. Ce serait une pierre ou une brute». L'homme a en lui le pouvoir de dépasser sa «misère» «L'homme passe l'homme», et de trouver «la vérité [qui] loge dans le sein de Dieu).

Cũng nên mở một dấu ngoặc nhỏ về sự vượt qua được Pascal nhấn mạnh. Tôi theo dõi những cuộc tranh luận trên mạng khi quần chúng bàn về sự giết người của Thiên Chúa trong kinh Thánh, thì đa số tín đồ Kytô giáo cho rằng kẻ bị giết vì đã gây tội ác khiến Chúa phẫn nộ trừng phạt, phía vô thần đưa bằng chứng từ kinh Thánh cho thấy Chúa tàn sát ngay cả trẻ con vô tội, và cho phép hãm hiếp phụ nữ yếu đuối, thì các tín đồ Kytô lại lập luận rằng Thiên Chúa có toàn quyền muốn giết ai thì giết, vì nhân loại là thụ tạo của ngài, tựa như ông kỹ sư có quyền phá nát chiếc máy mà ông ta vừa chế tạo. Tôi kinh khiếp cho loại biện luận này, nó còn tồi tệ hơn tư tưởng hủ Nho của thời Hậu Hán, phụ xử tử vong tử bất vong bất hiếu.

Cũng may, trí thức của con người đã vượt qua thời kỳ ấu trĩ của chính mình, vượt qua khái niệm về Thiên Chúa sáng tạo và loài người thụ tạo. Nói cách khác, khái niệm nhân loại là sinh vật không cần thiết như cách suy nghĩ nô dịch của Blaise Pascal (L'homme doit donc prendre conscience qu'il n'est «pas un être nécessaire») cần được liệt vào danh sách tư tưởng ấu trĩ và lỗi thời, tệ hại hơn cả thuyết phụ xử tử vong tử bất vong bất hiếu của Trung Quốc phong kiến.

Từ khi có bản tuyên ngôn nhân quyền, con người đã vượt qua chính mình và lên trên cả Thượng Đế, đó là tư tưởng thiên nhân sư (thầy của trời và người) mà đạo Phật đã tuyên thuyết cách chúng ta hơn 2600 năm mà nghe thì rất khó tin, nhưng hoàn toàn ăn khớp với sự thực: từ khi tuyên ngôn nhân quyền được loài người trân trọng, sinh mạng của con người và sự tự do của con người được triệt để tôn trọng hơn bất kỳ nguyên nhân nào, không ai còn có thể nhân danh Thượng Đế để giết người nữa. Tôi định nghĩa con người là con vật luôn muốn vượt khỏi chính nó. Và kẻ giết người, dù đó là thần linh, cũng sẽ bị nhân loại lên án.

Tôi đề nghị Liên Hiệp Quốc nên tôn xưng Thích Ca Mâu Ni Phật là thánh tổ của bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế, là cha đẻ của tư tưởng vượt lên trên nhân và thiên, xem sinh mạng và tự do của con người là tối thượng cao qúy. Mỗi năm, vào ngày kỷ niệm mà Liên Hiệp Quốc dành cho ngày Nhân Quyền, nên để thánh tượng của Phật ngay trung tâm, để mọi người biết rằng, chính Thích Ca Mâu Ni là người xóa tan mọi giai cấp, xóa bỏ mọi màu da, nam nữ bình đẳng, hạnh phúc và sinh mạng bình đẳng, không thần linh nào hơn được loài người và sự tự do của con ngưòi, ngay cả môi trường và mạng sống của các loài khác cũng được Phật bảo vệ tối đa, vì giết bỏ các loài khác cũng là tiêu hủy môi sinh của chính con người. Ngài đúng là Thiên Nhân Sư, vượt lên trên Trời và người, vì Trời còn giành quyền sinh sát, ngài vượt lên trên, đem sự thực cao cả của nhân loại dạy cho họ, trả lại cho họ giá trị của chính họ.

Các triết gia thường nâng cao vai trò của tư duy và trí năng, nhưng ngõ cụt của Pascal ở đây là ông không thể chứng minh Thiên Chúa đồng nghĩa với sự thật, ông chỉ còn cách kêu gọi dẹp bỏ lý trí khi tìm đến Ngài, và ông đã thốt lên sự thất bại của chính mình như sau: Chính trái tim cảm nhận được Thiên Chúa chứ chẳng phải lý trí (« C'est le cœur qui sent Dieu et non la raison.»)

Ngày nay ta thấy các linh mục thường dạy tín đồ: người ta không thể ngửi màu sắc, không thể thấy mùi vị; Thiên Chúa đối với lỗ mũi là màu sắc, đối với đôi mắt là mùi vị; nhưng ai có trái tim (bằng Đức Tin viết hoa) đều có thể đánh hơi (sentir) được cả mùi lẫn vị của Thiên Chúa.


Victor Hugo

Văn hào Victor Hugo đã đưa ra nhận định phản ảnh chính xác nền giáo dục nhồi sọ ngu dân của Kytô giáo như sau: “Nền văn minh, ánh sáng này, có thể bị tiêu diệt đi bằng hai cách nhận chìm, (hoặc) hai cách xâm lăng nguy hiểm đối với nó: sự xâm lăng của quân lính và của linh mục; của quân lính đe dọa mẹ chúng ta, [nói cách khác] là tổ quốc; của linh mục đe dọa con cái chúng ta,[nói cách khác] là tương lai.” (La civilisation, cette lumière, peut être éteinte par deux modes de submersion, deux invasions lui sont dangereuses, l’invasion des soldats et l’invasion des prêtres. L’une menace notre mère: la patrie; l’autre menace nos enfants: l’avenir)

Hugo không cảnh cáo sự cáo chung của nhân loại, mà nhấn mạnh vào sự cáo chung của văn minh, ánh sáng, và tổ quốc mà con người phải trải biết bao cay đắng, xương máu đấu tranh mới có được.

Pascal chỉ lươn lẹo ở chỗ làm chết cả lý trí, khi cố tình dẫn lý trí đi vào hoài nghi cho có vẻ tư duy theo lối trí thức Cạc-tê-ziêng (Cartésien), rồi ông giết chết hoài nghi của lý trí, làm cho lý trí bị tê liệt trước đức tin mù quáng vào Thiên Chúa của ông. Điều này đã được trình bày kỹ trên phần I.

Công thức triết lý sặc mùi Kytô của Pascal là: «Il faut avoir ces trois qualités, pyrrhonien, géomètre, chrétien soumis» (Cần có ba phẩm chất, hoài nghi, đo đạc tính toán, và Kytô hữu ngoan đạo). Nói cách khác, nhờ có hoài nghi, ta mới biết suy nghĩ, đắn do, tính toán; sau khi tính toán, ta phải biết đặt niềm tin vào đúng chỗ. Tiến trình biện chứng của ông được chính ông dịch sang ngôn ngữ triết học như sau «Il faut savoir douter où il faut, assurer où il faut, en se soumettant où il faut.» (Cần nên biết hoài nghi đúng chỗ, cân nhắc sự chuẩn mực đúng chỗ, và hiến mình vào đúng chỗ).

Thực ra chủ nghĩa hoài nghi (pyrrhonisme) mang tên triết gia cổ Hy Lạp Pyrrhon cùng với Sextus Empiricus đã có mặt từ vài thế kỷ trước Công Nguyên. Chủ nghĩa này hoài nghi tất cả, cho rằng không gì có thực, ngay cả chính sự hoài nghi. Chủ nghĩa này gần như tuyệt tích mãi đến thời kỳ kỷ đẫm máu tại Âu châu do các cuộc Thánh chiến làm nảy sinh Giáo Phái Phản Thệ và phong trào Phục Hưng, được tiếp nối bởi Kỷ Nguyên Ánh Sáng. Chủ nghĩa hoài nghi đã ảnh hưởng mạnh mẽ trên các triết gia như Montaigne, Descartes, Pascal, Leibniz, sau đó David Hume, đến Nietzsche và kéo dài đến hết thế kỷ thứ XIX với triết gia trứ danh Bertrand Russell cho tới ngày nay.

Học giả Phật học Adward Conze nhấn mạnh sự tương cận giữa tư tưởng Phật giáo đại thừa với chủ nghĩa Hoài Nghi, đặc biệt là Trung Quán Tông của Nagarjuna.

Ta thấy trong tác phẩm Esquisses pyrrhonniens, Sextus Empiricus phủ định mọi hiện tượng hữu (être, being) hay phi hữu (non-être, non-being), không gì có tự tướng, và tất cả mọi sự nhận thức về hiện tượng chỉ thuần túy là quy ước. Trong cùng nhận thức tổng quát như vậy thì Phật giáo cũng chủ trương hoài nghi tất cả, quán sát nhứt thiết pháp giai thị hư vọng, do các duyên hợp lại mà tạo ra sanh diệt, và ngay cả sự sanh diệt cũng chỉ là giả tướng.

Cái khác giữa Phật giáo với Hoài Nghi thuyết là: Phật giáo sử dụng nghi tình để vây bắt chân lý, buộc chân lý hiện ra, đạt đến cái Chân Không của vạn hữu (la vacuité, Śūnyatā), cái không do hoài nghi vây quanh cũng bị phủ định,  và tận cùng của mọi phủ định sẽ khiến sự giác ngộ bùng vỡ. Chính vì vậy Hoài Nghi chủ nghĩa dù rất giống với Phật giáo, lại chưa hoàn toàn thoát ra khỏi 10 kiết sử bao gồm: tham, sân, si, mạng, nghi, thân kiên, biên kiến, tà kiến, kiến thủ và giới cấm thủ. Sextus Empiricus vượt qua 6 kiết sử căn bản bao gồm tham, sân, si, mạng, thân kiến và giới cấm thủ nhưng vẫn chưa ra khỏi nghi tình.

Để làm chậm sự phát triển của Chủ Thuyết Hoài Nghi, rất nguy hiểm cho thần học và Giáo Hội trong giai đoạn khủng hoảng, Pascal đã đi tiên phong đưa ra biện chứng ba phẩm chất bao gồm  biết hoài nghi đúng chỗ => cân nhắc sự chuẩn mực đúng chỗ => hiến mình vào đúng chỗ, như đã đề cập ở trên, để đi trước một bước, làm lệch hướng sự phá sản của Kytô giáo vốn đã rạn nứt sau sự ly khai của Martin Luther trước đó một thế kỷ, mục tiêu chính là mong muốn con người lấy lại niềm tin tưởng vào Thiên Chúa. Leibniz cũng nằm chung trường hợp của Pascal, cũng gia nhập nhóm Kytô hữu trí thức Biện Thần (théodicée) tìm đủ biện pháp để cứu vãn một niềm tin đang lung lay, một sự khó giải thích vì sao mọi sự dữ, chiến tranh, bệnh hoạn, chia rẽ, chết chóc làm suy sụp Âu châu, cứ sờ sờ bày ra trước mặt  Đấng Toàn Thiện Công Chính  Thiên Chúa như đang thách thức ngài? (Il sait que l’existence du mal sous un Dieu bon et juste constitue des difficultés...)

Như vậy thì đã quá rõ hoàn cảnh nào thúc đẩy Pascal sáng tạo ra vụ đánh cuộc vào Thiên Chúa tưởng chừng rất vô tư và chỉ thuần túy nằm trong phạm trù triết học, như thị kiến thông thường, là một lầm lẫn thực đáng lưu ý.

 

V – PASCAL QUA LĂNG KÍNH CỦA VOLTAIRE

Voltaire (tên thật là François-Marie Arouet) nhỏ hơn Pascal 69 tuổi, nghĩa là tầm nhìn của ông về tiền nhân không xa quá để vói không tới, hoặc gần quá để có thể bị cận thị.

Câu đầu tiên mà ông nói về cuốn Pensées của Pascal: Je n'ai jamais trouvé personne de ma vie qui n'ait admiré ce livre - [Cả đời tôi chưa hề thấy ai thưởng thức cuốn sách này!]

Khi viết cuốn les dictionnaires phylosophiques gồm 25 lá thư, và in cuốn sách này lén lút tại Luân Đôn, Voltaire phê bình nhiều đề tài trong đó có tôn giáo, khoa học, chính trị, và triết lý.

Tôi đồng quan điểm với ông rằng đạo Anglican so với Công giáo Rôma, tuy đều chả tốt lành gì cho nhân loại, nhưng vẫn có chỗ dễ thương hơn khuôn mặt đầy máu tanh của Rôma trong lịch sử. Ta thấy Anh đô hộ nước nào, thì sau khi Anh ra đi, nền văn hóa của nước ấy hoàn toàn không bị tổn thương, như Ấn Độ, Miến Điện, Mã Lai, Hongkong, thậm chí người Anh còn có công rất lớn trong việc sưu tầm, khai quật và tu chỉnh các di tích lịch sử của Phật giáo bị chiến tranh tàn phá, bị chôn vùi, như xá lợi của Đức Phật, hoặc Thánh tích Bồ Đề Đạo Tràng..., còn Pháp tới đâu thì ở đó có sự huấn luyện đào tạo linh mục truyền giáo cho Rôma và mưu toan đồng hóa người bản địa đến đấy như tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu đem Pháp so với Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, thì Pháp còn nhân đạo hơn thập bội, vì bất kỳ nơi nào có văn hóa Công giáo Tây Bồ, nơi ấy không bị diệt chủng thì bị diệt nguồn, đặc biệt và điển hình là Mỹ Châu La Tinh, đến nỗi ngày nay, chính quyền Mexico còn đòi Tây Ban Nha phải xin lỗi nhân dân nước ấy (http://www.francesoir.fr/actualites-monde/le-mexique-demande-des-excuses-pour-les-abus-coloniaux-lespagne-refuse ). Tuy Tây Ban Nha từ chối tội ác của mình, cũng như TQ từ chối tội ăn cắp sản phẩm trí tuệ, sự từ chối không mang ý nghĩa là họ không phạm tội trước lịch sử.

Voltaire đặc biệt khinh bỉ tôn giáo nói chung, hay chính xác hơn, ông khinh bỉ sự cuồng tín thống trị của các tôn giáo độc thần, ông nói: Làm sao trả lời với kẻ mà hắn nói với bạn rằng hắn phục tùng Thượng Đế hơn phục tùng con người, và vì vậy hắn sẵn sàng cứa cổ bạn để được lên thiên đàng?

(Que répondre à un homme qui vous dit qu'il aime mieux obéir à Dieu qu'aux hommes, et qui en conséquence est sûr de mériter le ciel en vous égorgeant? )

Để giới thiệu một cách vô tư về tư tưởng bài trừ Kytô giáo của Voltaire, tôi xin phép trích dẫn một đoạn của văn sĩ học giả nổi danh người Pháp đoạt nhiều giải thưởng văn học, ông Philippe Sollers, viết về sự dị ứng của Voltaire đối với Công giáo Rôma như sau:  

[...] Ông miệt mài nghiên cứu cuốn kinh thánh, đó là mục tiêu thường trực của ông. Không ai đọc Kinh thánh nhiều như Voltaire. Từ sự nghiên cứu đó, ông phóng ra một sự phê bình xoáy vào cốt lỏi, ông giải thích được các nguyên tắc chỉ ám chỉ mà không nói rõ ra, như nguyên tắc khẳng định rằng: "Đồ quái vật, mày không theo tôn giáo của tao, vậy thì mày là đứa vô đạo". Ông cũng đã làm hình thành một suy tư tiên phong cho chủ nghĩa thế tục: "Những người này tin rằng rằng Chúa Thánh Thần thâm nhập vào họ thì đứng trên luật pháp". Ông nhắc lại những lầm lạc của người Kitô hữu trong các cuộc Thập tự chinh, "căn nguồn của sự giảm sút dân số châu Âu", và những vụ thảm sát vào ngày Saint-Barthélemy,''khi mà thị dân Paris lao vào người đồng bào không đi lễ thánh của mình tàn sát họ, cứa cổ họ, quăng họ qua cửa sổ, chặt họ ra từng khúc". Hãy tự hỏi mình là chúng ta có thể sống lại được một ngày như vậy ở Pháp nữa không? Ông còn cống hiến công thức đáng ngưỡng mộ cần được phân phối ở khắp mọi nơi mà không chỉ trong số các tín đồ: "Họ biến mình thành kẻ sùng đạo vì sợ mình không là gì cả." Bạn có biết rằng cả đời ông, để thể hiện sự giận dữ của mình chống lại "kẻ dị hợm", Voltaire đã ngủ vùi vào mỗi ngày kỷ niệm lễ Thánh Barthélémy.

[...] Il étudie avec passion ne serait-ce que la Bible, qui est sa cible constante. Personne n'a lu autant la Bible que Voltaire. Il dégage de ses lectures une critique de fond, il en explique les principes implicites, comme celui d'affirmer: «Monstre, tu n'as pas ma religion, tu n'as donc point de religion.» Il développe aussi une réflexion qui annonce la laïcité: «Ces gens-là sont persuadés que l'Esprit saint qui les pénètre est au-dessus des lois.» Il rappelle les égarements des chrétiens pendant les croisades, «qui dépeuplèrent l'Europe», et les massacres de la Saint-Barthélemy, «quand les bourgeois de Paris coururent assassiner, égorger, jeter par les fenêtres, mettre en pièces leurs concitoyens qui n'allaient pas à la messe». Pourrait-on revivre cela un jour en France? On peut se le demander. Il a encore cette formule admirable qu'on devrait distribuer partout et pas seulement chez les croyants: «Ils se sont fait dévots de peur de n'être rien.» Savez-vous que toute sa vie, pour manifester sa fureur contre «l'infâme», Voltaire s'est mis au lit à chaque anniversaire de la Saint-Barthélemy.

Câu Họ biến mình thành kẻ sùng đạo vì sợ mình không là gì cả. (Ils se sont fait dévots de peur de n'être rien.) là sự mỉa mai đặc trưng rất Voltaire. Cái nhìn của ông lột vào da thịt mê tín của Kytô giáo Âu châu của thời đại không theo thì giết. Làm chó làm mèo còn là một thứ gì đó (être quelque chose), còn không theo đạo thì không là gì cả (être rien). Con vật, theo Kytô giáo không có linh hồn, nên giết chúng không có tội. Người, không theo Kytô giáo, còn thua cả con vật (être rien) thì chúng ta biết rằng sinh mạng kẻ đó được đánh giá thế nào? Dân số thế giới theo Kytô giáo áp đảo dân số các tôn giáo khác, theo tôi là một sỉ nhục; chứ không phải là điều để hãnh diện, nó là dấu vết của gần hai thiên niên kỷ uống máu ngoại đạo hoặc dị giáo. Voltaire đã làm chứng điều tôi nói qua các hình ảnh mà nhà văn Pháp Philippe Sollers đưa ra ở trên: tàn sát, cứa cổ, quăng ra cửa sổ, chặt từng khúc...nhưng hai hình ảnh mà cứ mỗi khi nghĩ đến là tôi rùng mình kinh khiếp, tự nhủ, dù người ta có giết tôi, tôi cũng không thể đập đầu đứa trẻ vào đá; dù người ta có lột da tôi, tôi cũng không thể lột truồng một phụ nữ, cột bằng dây kéo lơ lửng trên không, rồi đâm 1 cái xiên từ dưới hạ bộ lên tới cần cổ nạn nhân, trong các tòa án dị giáo tại Âu châu.

Chắc chắn các tín đồ Kytô giáo khi đọc những giòng này, sẽ cho rằng tôi đang lải nhải chuyện đã xưa như trái đất, hơn nữa, giáo hội không trực tiếp giết ai cả, các trào lưu chính trị Âu châu nhân danh giáo hội để gây tội ác, không liên quan gì đến giáo hội.

Kytô giáo có truyền thống chối cho đến khi nào không chối được, lúc ấy mới quanh co chạy tội. Giáo hoàng Gioan Phaolồ II xưng thú các tội lỗi của giáo hội không phải là tội thật, ngài chỉ giả vờ xưng thú, để làm gương thánh cho nhân loại mà thôi, để các con chiên đánh bóng và tôn ngài làm Thánh. Những núi tội kinh khiếp đáng phỉ nhổ như vậy, ai biết cũng sợ hãi ghê tởm, nhưng bực Thánh Công Giáo thản nhiên nhìn nhận và sám hối trước nhân loại. Ta thấy rõ việc xưng thú bằng văn bản của Gioan Phaolồ với hành động của giáo hội từ khi xưng thú không có gì thay đổi. Ngày xưa thì tàn sát, bắt đưa ra tòa án Dị Giáo, sẵn sàng đem đội quân thập tự đến bất cứ nơi nào có thể để tàn sát và san thành bình địa vì Đức Tin, ngày nay là các khẩu hiệu "hòa bình, liên tôn, nhân quyền, tự do, bình đẳng, nhân ái, thương xót", tóm lại, bất kỳ điều gì tốt đẹp nhất thế gian đều được gom vào bao tải của Kytô giáo; cái gì xấu, như ấu dâm trẻ em, hiếp dâm các bà sơ, gian lận tiền bạc, thì đó là sự can thiệp và xúi giục của Satan, giáo hội hoàn toàn vô can. Chiến tranh ngày nay là chiến tranh giữa các quốc gia Âu Mỹ, Do Thái, đối với các thế lực tội ác Hồi giáo, chứ Kytô giáo hoàn toàn chủ trương hòa bình. Tuy vậy cũng nên có một chú thích rất nhỏ, là Kytô giáo luôn luôn ủng hộ và cầu nguyện cho các chiến sĩ nhân danh tự do và nhân quyền, sẵn sàng làm phép và cầu nguyện cho các vũ khí tân tiến của Âu Mỹ luôn trúng đích. (http://www.pravmir.com/the-church-and-weapons/)

Ta cũng thấy giáo hoàng Gioan Phaolồ II và Phanxicô thừa nhận thuyết tiến hóa, nhưng các sách báo của Kytô giáo giáo vẫn không ngừng châm biếm Charles Darwin, và rất nhiều tín đồ Công giáo sẵn sàng sử dụng tài liệu của Pháp Luân Công để phản bác thuyết tiến hóa hơn là chấp nhận lời của giáo hoàng. Vào thế kỷ 21 mà thái độ của người Công giáo còn bài xích khoa học đến mức độ cuồng tín như vậy, thì thử hỏi khi Galilée cho rằng trái đất quay quanh mặt trời, ông đã bị nguyền rủa kinh khiếp như thế nào!

Ngôn và hành của Công giáo rất thường trái chiều nhau tùy theo tình hình và nhu cầu chính trị. Cảm giác hổ thẹn là sự cần thiết để con người tiến đến chân thiện mỹ, nhưng cảm giác này hình như không cần thiết cho người theo Công giáo.

Thượng Đế của Voltaire thực ra chỉ là một giá trị siêu nhiên do lý trí tạo ra, và đối với ông hạnh phúc tột cùng là sự tiến bộ. Còn đối với Pascal thì Thượng Đế là một giá trị nội tại do Đức Tin mà có, và theo ông thì hạnh phúc tột đỉnh chính là Ân Sủng của Thiên Chúa. (Voltaire croit en un Dieu transcendant donné par la Raison. Pour lui, le souverain bien est le Progrès. Pascal croit en un Dieu immanent, donné par la Foi seule. Pour lui, le souverain bien, c’est la Grâce.)

Ta dịch nôm cho dễ hiểu rằng, trong thế giới quan của Kytô giáo, hay của Pascal, không thể có sự vượt thoát khổ đau do loài người tự tìm thấy được mà phải do Chúa ban tặng, còn với Voltaire và triết lý của Kỷ Nguyên Ánh Sáng hay của đạo Phật, thì chính con người phải tự tạo ra hạnh phúc trần thế.

Do định nghĩa Thượng Đế là một cái gì nội tại imminent nên có người cho rằng Pascal đứng trên lăng kính siêu hình học, còn Voltaire đứng trên lăng kính duy lý. Tôi không mấy chia sẻ điều này với đa số người Pháp, tôi có cảm tưởng họ lẫn lộn chữ nghĩa khi nói về Thiên Chúa. Thiên Chúa trong kinh thánh được định nghĩa như một thực tại có thực ngoài hành tinh của chúng ta, ngài đến từ một thiên giới mà chúng ta không thể vói tới trừ phi ngài cho phép, nơi ngài ở là một cõi vĩnh hằng thực sự vật chất mà theo thánh kinh là chỉ có hạnh phúc và hoàn toàn vắng bóng sự dữ. Ta thấy triết lý Kytô giáo sợ loài người hiểu sai lạc chỉ xem Thương Đế như là một giá trị siêu hình mang tính tâm linh thuần túy Imminent, nên mới có việc Giêsu sống lại và bay về trời bằng thân xác, và mẹ của ngài, bà Maria cũng bay về trời bằng thân xác, sự việc hai thân xác bay về trời hoàn hoàn vật lý chứ không phải chỉ là biểu tượng tâm linh, do vậy Thiên Chúa không phải là một thực tại siêu hình, mà là một thực tại vật lý có thực theo đức tin Kytô giáo.

http://giaoxuhungyen.org/a2787/Bai-Giang-le-Duc-Me-Hon-xac-len-troi-Le-Vong-.aspx

(Ảnh của giaoxuhungyen.org)

Ngoài ra, ta còn thấy kinh Tin Kính dạy như sau:

<<Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng, Ðấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình.Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, Sinh bởi Ðức Chúa Cha từ trước muôn đời. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh Sáng bởi Ánh Sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Ðức Chúa Cha: nhờ Người mà muôn vật được tạo thành. Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria, và đã làm người. Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta, thời quan Phongxiô Philatô; Người chịu khổ hình và mai táng, ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh Kinh. Người lên trời, ngự bên hữu Ðức Chúa Cha, và Người sẽ lại đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết, Nước Người sẽ không bao giờ cùng.

Tôi tin kính Ðức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Ðấng ban sự sống, Người bởi Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Con mà ra, Người được phụng thờ và tôn vinh cùng với  Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Con: Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy.

Tôi tin Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền.

Tôi tuyên xưng có một Phép Rửa để tha tội.

Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau.

Amen.>>

Bài kinh trên cho chúng ta toàn bộ cái nhìn hoàn toàn vật lý của mọi cấu trúc Kytô giáo,  từ sự sinh ra cho đến lúc chết, được Chúa cha cho Phục Sinh và cho bay về trời, mẹ là Vô Nhiễm Nguyên Tội và hoàn toàn trinh nguyên... tất cả những chi tiết ấy không hề có gì nói với chúng ta rằng cần phải hiểu theo cách siêu hình cả.

Để nhấn mạnh tính vật lý, người Kytô giáo còn phải luôn thực hành Đức Tin qua phép Bí Tích Thánh Thể, nghĩa là phải ăn bánh thánh, rượu thánh do tay vị linh mục biến bánh và rượu thành thịt và máu chúa nhờ câu thần chú La Tinh: “Hoc est enim corpus meum. Hic est enim calix sanguinis mei”. - “Đây là (Hoc) Thịt Ta”, “Đây là (Hic) Máu Ta” .

Theo tôi, ai hiểu rằng Thượng Đế hay Thiên Đàng nơi ngài ngự chỉ là biểu tượng của tâm, thượng đế trong tâm, thiên đàng trong tâm, là duy tâm luận, là ngoại đạo, hoàn toàn xa lìa cốt lõi của thần học Kytô.

Khổ nỗi muốn đến với Thượng Đế lại không thể dùng lý trí, đúng với lập luận của Pascal. Cho nên ta cũng có thể kết luận rằng, Pascal hoàn toàn hiểu sai Kytô giáo! Rồi ngày nay, giáo hoàng Phanxicô lại cho rằng thiên đàng và hỏa ngục đều ở trong tâm - a state of mind, bởi vì ngoài tâm, ta chẳng thể tìm thấy Thiên Chúa ở đâu cả. Vậy thì xác thịt Chúa Giêsu bay về đâu? Một thân xác vật lý không thể bay chui vào một trạng thái của tâm được!

Đó chính là những mâu thuẫn của thần học, đắp kín đầu thì hở chân, đắp kín chân thì hở đầu.

Cũng có thể hiểu thuộc từ Imminent biểu đạt nội tính của Thiên Chúa, ngài tự hữu mà không cần bất kỳ một ngoại lực nào. Nghĩa là Thiên Chúa là một thực tại hiển nhiên không cần viện dẫn bất kỳ một biện chứng cho sự hiện hữu của ngài. Nhưng điều này đi ngược lô gích Pascal: nếu ngài tự hữu hiển nhiên, thì Pascal đâu cần phải đưa ra vụ đánh cuộc. Vụ đánh cuộc đã vô tình chứng minh Thiên Chúa không tự hữu – Imminent.

Rất nhiều tín đồ Kytô giáo cho rằng Voltaire là kẻ vô thần chống Chúa.

Và như đã trình bày, Voltaire không những không chống Chúa, mà còn cho rằng, Thượng Đế là một sự cần thiết cho xã hội. Nếu không có Thượng Đế, thì nên tạo ra ông ta.(Si Dieu  n'existait pas, il faudrait l'inventer).

https://www.france-pittoresque.com/spip.php?article7857

Voltaire, bản in của Pierre-Michel Alix theo bức tranh của Jean-François Garneray

Cả đời Voltaire là một sự chạy trốn, bởi ông có những câu văn thọc vào màng nhĩ của lương tâm nhân loại, những câu văn mà người đeo thập giá chỉ muốn nhai xương uống máu ông, bằng chứng ông là người của thế kỷ thứ XVIII nhưng ngày nay những câu chuyện xấu kể về cái chết của ông vẫn luôn được truyền thông Kytô giáo không ngớt rao kể để hăm dọa ai nói xấu hay nói thật về đạo Chúa. Nhưng không có cái chết nào thảm bằng cái chết của Giêsu trên thập giá, hoặc của thánh Phêrô. Tác giả Nguyễn Hy Vọng, đã thu thập chẳng biết từ đâu, những chuyện kể về sự chết dữ dành cho những ai dám hỗn láo với Kytô giáo, mà đặc biệt là về Voltaire, như sau:

Voltaire là kẻ chống Thiên Chúa và đánh phá Hội Thánh Công Giáo rất quyết liệt. Không một lời gian dối và vu oan nào mà ông tởm gớm. Ông chiêu tập một nhóm lấy tên là “Beelzebub” (tên của tướng quỷ ). Năm 1753 ông đã lên án Thiên Chúa: "20 năm nữa Thiên Chúa về hưu, vì không còn ai phục vụ Ngài."

20 năm sau, năm 1773, Voltaire tắt thở trong cái chết thê thảm. Ông thấy những hình ảnh làm ông run sợ, ông hét lên: "Một bàn tay đang kéo tôi đến với Thiên Chúa...Qủy băt tôi...Tôi trông thấy hỏa ngục." Ông tru tréo như thú vật hung dữ. Ông lấy móng tay cấu xé thịt mình ra từng miếng. Một bà gìa thường giúp người hấp hối; sau khi chứng kiến cái chêt của Voltaire, đã nói:

"Khi ấy tôi ở gần giường của Voltaire đang hấp hối, tôi không muốn nhìn thấy một người vô đạo chêt nữa.”

Một người khác cũng chứng kiến cái chêt của Voltaire, nói:

"Nếu quỷ có thể chết được, cũng không chêt dữ như Voltaire."

(http://www.sudiepchuaden.com/2015/02/cai-ket-cuc-tham-khoc-cua-nhung-ke-dam.html)

Tôi đọc về cái chết của Voltaite được viết trong sách sử của người Pháp như bên dưới đây:

“Khi viện trưởng Gautier, người đã làm lễ xưng tội cho ông (Voltaire) hai tháng trước, với cha xứ vùng Saint-Sulpice, cùng vào nhà ông, người nhà đã thông báo với ông, ông bắt họ chờ một tí trước khi mở miệng; Cuối cùng ông bảo: "Hãy tiếp đón họ long trọng". Vị linh mục đi đến bên ông và nói với ông những lời thật rõ thế này: "Này ngài Voltaire, ngài đang ở phút cuối cuộc đời; ngài có chấp nhận thánh ân của Chúa Giêsu Kitô không? Người hấp hối lặp lại hai lần: Jesus Christ, Jesus Christ! và vói bàn tay của mình, đẩy lùi vị linh mục: Hãy để tôi chết trong bình an. Vị linh mục nói một cách ngoan ngoãn với vị giáo sĩ rửa tội: "Cha có thấy ông ta thật cứng đầu không" , rồi cả hai đi ra ngoài. Người bảo vệ của ông tiến về phía giường của ông, ông  lớn giọng nói với người ấy và chỉ vào hai linh mục đang đi ra: "Tôi đã chết!" và sáu giờ sau ông tắt thở.”

«Lorsque l’abbé Gautier, qui l’avait confessé il y a deux mois, et le curé de Saint-Sulpice, entrèrent chez lui, on les lui annonça: il fut quelque temps avant que d’entendre; enfin il répondit: Assurez-les de mes respects. Le curé s’approcha, et lui dit ces propres paroles: M. de Voltaire, vous êtes au dernier terme de votre vie; reconnaissez-vous la divinité de Jésus-Christ? Le mourant répéta deux fois: Jésus-Christ, Jésus-Christ! et étendant sa main, et repoussant le curé: Laissez-moi mourir en paix. — Vous voyez bien qu’il n’a pas sa tête, dit très sagement le curé au confesseur, et ils sortirent tous deux. Sa garde s’avance vers son lit: il lui dit avec une voix assez forte, en montrant de la main les deux prêtres qui sortaient: Je suis mort, et six heures après il expira.

(https://www.france-pittoresque.com/spip.php?article7857)

Bản Pháp ngữ cho ta thấy một văn hóa rất thường được áp dụng trong Kytô giáo, đó là tìm mọi cách rửa tội cho những ai có danh tiếng ngay phút họ hấp hối. Đây là chiêu đánh địch lúc địch thủ yếu đuối nhất, và 100 vụ thì xác xuất có đến 99,9 vụ thắng cuộc. Có khi họ đè đầu người hấp hối mà rửa tội, bất kể người ta có tự nguyện hay không, như qua vụ một người nữ tu tại gia (mà đạo Chúa đưa lên báo thổi phồng là ni cô) bị bệnh ung thư không còn sự sáng suốt và cả sức chống cự, khi bị nhét bánh thánh vào miệng.  https://thuvienhoasen.org/a9453/boc-tran-su-that-ve-su-co-tru-tri-chua-quan-am-cai-dao-theo-thien-chua-giao

Nhưng qua câu chuyện kể về Voltaire, ông vẫn rất sáng suốt khi người ta thông báo có hai vị linh mục đến, ông bắt họ chờ, không phải ông làm cao, mà để giữ khoảng cách và tính độc lập cùng với tinh thần rất sáng suốt của mình, sau đó ông cho lệnh tiếp đón họ một cách long trọng và lịch sự. Khi hai ông cha nhà thờ hăm dọa là đến phút chót rồi, có chịu ơn thánh của chúa Giêsu không, ông gọi tên Giêsu hai lần như một dấu hiệu thách đố, rồi hất tay vị linh mục ra, và nói hãy để ông bình yên. Cử khỉ dứt khoát của công chứng tỏ rằng, sự bình yên chỉ có thể có khi không có các thứ bùa mê cháo lú làm con người bận bịu khi sắp bước chân ra đi. Ông chết trong bình an, sáng suốt, can đảm, và hoàn toàn là một sự tắt nghỉ supernova của một vì sao chói lọi chứ chả đau khổ ma quái như lời kể đầy thêu dệt hèn hạ.

Đối với Voltaire, người là con vật sẵn có tố chất mê tín. Muốn duy trì trật tự xã hội, cần có các biểu tượng siêu hình để duy trì trật tự cho xã hội, ordre social, vì vậy, thượng đế, đại diện cho sự trừng phạt siêu hình cần phải được lý trí sáng tạo để răn đe - Dieu s’impose par la raison. Chính vì vậy mà có rất nhiều biểu tượng siêu nhiên được con người tạo ra và thổi phồng, lâu dần biến thành một thứ cháo lú độc quyền cho từng nơi, từng vùng, và cuối cùng thì một hoàng đế La Mã đã biết khai thác nồi cháo lú ấy làm phiên bản độc quyền của đế quốc và công dân La Mã. Ông thần, hay luật lệ, là lưỡi gươm bén để trấn giữ sự ổn định xã hội, là biện pháp đối với kẻ gian, kẻ vô học, còn đối với người lương thiện, đôi khi luật lệ hay thần linh chỉ tạo thêm phiền nhiễu. Lô gích này chứng tỏ Voltaire hoàn toàn không chống Thượng Đế, ông chỉ chống sự cuồng tín (fanatique) vào khái niệm này. Vì thượng đế là một sản phẩm văn hóa của lý trí, nó nên phục vụ cho nhân loại, tạo phúc cho nhân loại, chứ không thể bắt nhân loại phải chịu bao thảm họa để tôn thờ một khái niệm do chính mình chế ra. Thượng đế chỉ nên là một biểu tượng của đạo đức, nó không nên là bất động sản của bè nhóm nào; và đã là biểu tượng, thì nó không nên có biên giới, thượng đế ở đâu làm cho đất đai xứ sở ở đó có hạnh phúc, thì nó màu vàng hay màu đỏ chả có gì quan trọng. Ta không thể chế ra chiếc xe, rồi đem chiếc xe ấy để lên 10 người khiêng với một lòng tôn kính, dù có người không đủ sức chống lại sức nặng của của xe và bị nó đè bẹp, thì lại phải thay thế kẻ chết bằng một tên phu khuân khác với sợi dây chuyền thập giá thật to đeo trước ngực. Hình ảnh tôi vừa nêu diễn dịch được tư tưởng sau đây của Voltaire: Nhân Loại chế biến ra tôn giáo là rào cản to lớn làm nguy hại đến hạnh phúc - Les religions, fabrication de l’Homme, sont une entrave au bonheur.

Ông viết như sau về Pascal:

Đối với tôi, khi tôi nhìn vào Paris hoặc London, tôi thấy không có lý do gì để đi vào niềm tuyệt vọng mà M. Pascal diễn tả; Tôi thấy một thành phố trông chả giống tí nào một hòn đảo hoang vắng, nhưng đông dân, sang trọng, văn minh và là nơi con người hạnh phúc nhiều như bản chất lạc quan của mình. Ai là người khôn ngoan sẽ đầy tuyệt vọng vì hắn không biết bản chất sự suy nghĩ của hắn, vì hắn chỉ biết một vài thuộc tính của vật chất, vì Thiên Chúa đã không tiết lộ bí mật của hắn với chính hắn? Sẽ thật tuyệt vọng nếu không có bốn chân và hai cánh. Tại sao lại làm kinh tởm đời sống của chính chúng ta? Sự tồn tại của chúng ta không đau khổ như người ta khiến chúng ta lầm tin như vậy. Nhìn vào vũ trụ như một ngục tối, và tất cả loài người như những tội phạm cần phải đem xử chết, là ý tưởng của kẻ cuồng tín. Tin rằng thế giới là một nơi vui chơi mà người ta chỉ cần hưởng thụ, đó là giấc mơ của một tên ủy mị xa hoa. Nghĩ rằng trái đất, con người và các sinh vật, cùng chia sẻ chan hòa trong Thiên Phúc của thiên nhiên, theo tôi, đó là người khôn ngoan.

(Pour moi, quand je regarde Paris ou Londres, je ne vois aucune raison pour entrer dans ce désespoir dont parle M. Pascal ; je vois une ville qui ne ressemble en rien à une île déserte, mais peuplée, opulente, policée, et où les hommes sont heureux autant que la nature humaine le comporte. Quel est l’homme sage qui sera plein de désespoir parce qu’il ne sait pas la nature de sa pensée, parce qu’il ne connaît que quelques attributs de la matière, parce que Dieu ne lui a pas révélé ses secrets ? Il faudrait autant se désespérer de n’avoir pas quatre pieds et deux ailes. Pourquoi nous faire horreur de notre être ? Notre existence n’est point si malheureuse qu’on veut nous le faire accroire. Regarder l’univers comme un cachot, et tous les hommes comme des criminels qu’on va exécuter, est l’idée d’un fanatique. Croire que le monde est un lieu de délices où l’on ne doit avoir que du plaisir, c’est la rêverie d’un sybarite. Penser que la terre, les hommes et les animaux, sont ce qu’ils doivent être dans l’ordre de la Providence, est, je crois, d’un homme sage.)

Đoạn văn trên cho thấy cái nhìn của Voltaire về Pascal có sự xem thường và thương hại.

Nhiều người thường cho triết lý của đạo Phật là bi quan, yếm thế, nhưng đạo Phật nhận chân sự khổ đau để vượt qua nó trong giáo lý Tứ Đế, còn ở đây, ta thấy cái nhìn của  Pascal cũng rất bi quan, nhưng là bi quan trong tuyệt vọng, bi quan vì mất Thiên Chúa, và từ đó nhìn đời bằng cặp mắt chỉ thấy có khiếm khuyết, tội lỗi, đến thậm chí vũ trụ như một ngục tối, và tất cả loài người như những tội phạm cần phải đem xử chết. Tư tưởng này chỉ là minh họa lại việc Thiên Chúa tạo ra Đại Hồng Thủy để giết toàn bộ nhân loại trong Sáng Thế Ký chứ không phải thổi phồng.

Như vậy, Phật giáo nhận chân sự khổ để dạy cách vượt lên trên, còn Kytô giáo đồng hóa khổ đau là sự chán nản vì đánh mất Thiên Chúa, chính là tội phạm cần bị tru diệt. Hay nói cách giản dị dễ hiểu hơn, Phật giáo tìm cách loại bỏ vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể con người, còn Kytô giáo tìm cách tiêu diệt con người nào mang vi khuẩn hay mầm bệnh. Lại càng dễ hiểu hơn là khi ai thóa mạ hình tượng Phật, tín đồ Phật giáo có khó chịu, có rủa thầm, cũng chỉ mong họ sẽ bị quả báo để họ hoán cải, nhưng không ai mong kẻ kia bị thảm sát hoặc tìm cách giết chết kẻ ấy như bên tín đồ Kytô. Chuyện kể về John Lennon và Voltaire qua lời văn của Nguyễn Hy Vọng nói lên tư tưởng này. Lennon bị bắn chết vì lý do gì? Nguyễn Hy Vọng không kể ra rằng một con chiên cuồng tín đã bắn, chỉ đơn giản vì Lennon tuyên bố rằng nhóm Beatles của anh còn nổi danh hơn cả Giêsu, chưa kể những lời nhạc của John mang đậm tư tưởng không tin vào Chúa. Những viên đạn mà Mark David Chapman bắn vào John Lennon có thể được xem như sự đập đổ đền đài tượng tích, văn hóa, văn nghệ dị giáo vào thời mà Giáo Hội còn làm mưa làm gió tại Âu châu và tại các thuộc địa, ngăn cấm mọi nền văn hóa khác, ngay cả văn hóa La Mã trước Kytô giáo cũng không ngoại lệ. Lennon, một icon âm nhạc của thập niên 60, 70, bị kẻ cuồng chúa tàn sát không do dự là sự thương tiếc, đồng thời là một mất mát lớn của cả nhân loại. Đây không phải là hành động cá nhân, mà là một biểu tượng rất tập thể, là sự tồn đọng của cả lịch sử 1700 năm tàn sát và tiêu diệt các nền văn hóa dị biệt của Kytô giáo được khuyến khích rất rõ trong thánh kinh.

May thay giáo sư Trần Chung Ngọc đã qua đời rất bình ổn và sống thượng thọ ngay trong thế kỷ 21, chứ nếu ông sống cách đây 1 thế kỷ thì chắc cũng sẽ có người bắn, và Nguyễn Hy Vọng cũng sẽ không ngần ngại bịa ra một cái chết kinh khiếp nào đó dành cho ông.

 

VI – LĂNG KÍNH TRIẾT LÝ PHỔ QUÁT

Triết lý, hay Philosophia, có gốc từ căn ngữ Hy Lạp mang nghĩa tình yêu (philo) chân lý (sophia) - love of wisdom, là môn học nhằm mục đích truy tìm sự thực, không chịu sự đóng khung trong bất kỳ rào chắn nào. Pythagore là người đầu tiên tự cho mình là triết gia, không phải ông tự cao, mà ngược lại, ông tự cho là người yêu chân lý, sẵn sàng hạ mình để truy cầu chân lý, và nếu đúng nghĩa là triết gia, ông sẵn sàng chết vì chân lý hay có thể tử đạo trên đường đi tìm chân lý.

https://www.nationalgeographic.com/culture/people/reference/socrates/

Vào năm 399 trước Tây lịch, Socrate đã 70 tuổi. Ông bị hội đồng thành phố Athens kết cho hai tội: thứ nhất là không tin vào các đấng thần linh mà cả nước đang thờ phụng, thứ hai là đã làm băng hoại giới thanh niên (refusing to recognize the gods recognized by the state" and of "corrupting the youth). Socrate thản nhiên chấp nhận án tử hình. Cái chết của ông được đánh giá là đã chết cho chân lý và công lý (Truth and justice), chân lý là căn bản của triết học, còn công lý, trong ý nghĩa của Socrate, là sự hài hòa của nội tâm trước con người và thiên nhiên, hoàn toàn không mang ý nghĩa một định chế chính trị hay lề thói xã hội. Người sống trong công lý là không thẹn với đồng loại, cây cỏ chim muông, và nhất là không thẹn với chính mình. Một người sống thường trực bất mãn với chính mình, hoặc bất mãn với ngoại cảnh, là người không sống trong công lý. Người thường cau có với chính mình khó thể sống hài hòa với người chung quanh, dễ tạo ra hỗn loạn cho gia đình hay xã hội. Vô hình chung, Socrate đưa ra một triết lý sống tâm an lạc, rất gần với nghệ thuật sống thiền. Trong tự điển của Socrate, hạnh phúc không phải là cái gì cần phải cầu lụy nơi thần linh, hạnh phúc chân chính là cái gì không bao giờ có thể được tiếp nhận từ một bàn tay của ai đó, và cuối cùng, chỉ có người sống với công lý mới có thể nắm giữ các vai trò luật pháp. Công lý và chân lý là hai phạm trù tách biệt, rất thường hỗ trợ cho nhau, và thỉnh thoảng lại mâu thuẫn với nhau. Một kẻ trộm không ai nhìn thấy hoàn toàn không bị luật pháp truy tố, nhưng sẽ không dám ngẩng mặt nhìn công lý. Một pháp quan biết rằng người kia là kẻ giết người, nhưng lại thiếu bằng chứng lập án, đành phải tuyên bố hắn vô tội, vì nếu ông kết án hắn ông lại rơi vào tình trạng chẳng dám ngẩng mặt nhìn công lý.

Là một triết gia tử đạo vì chân lý và công lý, ông lại rất khiêm tốn với câu nói: tôi biết chắc một điều, đó là tôi chẳng biết gì cả (I know one thing, that i know nothing).

Điều mà loài người không biết luôn rất chắc chắn, còn điều mà loài người biết, quả thực không có gì chắc chắn, ngay cả những kiến thức khoa học. Sự thực của ngày xưa đã không còn giá trị cho hôm nay, và sự thực của bây giờ, chưa chắc sẽ trụ vững trong vài thập niên sắp tới.

Trong cách trình bày của Pascal, ta không thấy các giá trị triết lý phổ quát này.

Khi ông không thể chứng minh có Thượng Đế, Pascal đã nói thẳng là lý trí bất lực trước mặt xấp hay mặt ngửa của đồng xu.

Nhưng ông lại lập luận tiếp theo là nếu chọn phía tin vào Thượng Đế, ta chẳng mất mát gì cả, hoặc là ta huề, hoặc ta thắng.

Với đầu óc mộ đạo kiên cố, Pascal thực khó có thể hình dung được sự tồi tệ mà loài người phải chịu đựng kể từ khi có sự góp mặt chính trị của Kytô giáo trên sinh hoạt mặt đất. Văn hóa Hy Lạp và La Mã đang rực rỡ phát triển đều bị dập tắt khi Constantine cầm gươm giơ cao ngọn cờ Kytô trên đế quốc của mình, mà tội nghiệp cho ông là gần 4 thế kỷ sau, con cháu của ông đành ngậm bồ hòn nhượng nửa đế quốc phía tây cho cây thập giá của những người đại diện của tôn giáo từng bị ruồng bỏ khinh rẻ mà cha ông họ đã cứu vớt cưu mang rồi đặt lên ngai tâm linh cách đó 4 thế kỷ.

Đế quốc La Mã lúc rộng lớn nhất ở thế kỷ thứ 2, năm 117.

Đế quốc La Mã chia làm hai vào thế kỷ thứ 3 (năm 285).

Đế quốc La Mã dần dần bị tiêu diệt, nhưng đế quốc thập tự vẫn vững mạnh và còn to lớn hơn cựu đế quốc La Mã xưa kia cả trăm lần. Chiến tranh liên tục, mà đặc biệt là chiến tranh nhân danh Chúa. Giết người hàng loạt và dĩ nhiên khi giết với số lượng đông hằng vạn, hằng triệu, cũng chỉ có thể vì danh Chúa. Tra tấn dã man chưa từng thấy trên mặt địa cầu cũng được thi hành dưới danh nghĩa của Chúa, đến nỗi về sau, vừa khi có đôi chút tự do, nhà văn Alfred de Musset đã thốt lên như sau:

L'hypocrisie est morte; on ne croit plus aux prêtres;

Mais la vertu se meurt, on ne croit plus à Dieu.

[Sự giả dối đã chết; người ta chẳng còn tin vào linh mục;

Đạo đức đã tiêu ma, người ta chẳng còn tin vào Thiên Chúa.]

Một Giáo Hội nhân danh Thiên Chúa gây lắm khổ đau cho nhân loại như vậy không thể không gây hận, mà lòng thù hận không thể được chôn kín mãi mà không bùng nổ, nên đỉnh cao của lòng thù hận ấy chính là cuộc Cách Mạng Pháp đã đưa lên máy chém 4 vạn chiếc đầu của tăng lữ Công giáo, ngay cả đầu các bà sơ.

Nhưng Pascal đã đi ngược trào lưu, sợ rằng người ta nghi ngờ về Lòng Thương Xót Chúa, về tính thực hữu của ngài, về lòng lành của ngài, về sự cứu rỗi của ngài, nên ông không ngần ngại lập ra vụ xấp ngửa tâm linh, với hy vọng dùng uy tín của mình để cứu vãn tình huống. Nhưng nỗi thống khổ của tầng lớp bị bóc lột quá nặng so với triết học hoa hòe hoa sói màu mè của ông, nên cuộc Cách Mạng vẫn xảy đến và phong trào bài trừ Kytô giáo vẫn diễn ra, dù sau đó cuộc Cách Mạng đã thất bại về mặt chính trị, nhưng cho đến ngày nay thì nó vẫn được nước Pháp tôn làm ngày Quốc Khánh, và nó vẫn là biểu tượng văn hóa mà cả nhân loại dùng làm gương soi.

Đánh cuộc vào mặt ngửa hay mặt có Thiên Chúa thực hữu, là chấp nhận vĩnh viễn làm tôi đòi cho Thiên Chúa, điều mà ngày nay ta thấy các linh mục luôn bảo tín đồ phải ca ngợi một điều xin làm tôi tớ, hai điều xin làm thụ tạo, ba điều xin hoàn toàn tín thác vào tay Chúa; còn tồi tệ hơn cả vật nuôi đối với chủ nuôi, cho dù có làm nạn nhân tình dục  của các vị đại diện Chúa thì vẫn phải một lòng thờ phụng ngài, và xem mọi khổ đau chỉ là thử thách, biến cuộc đời của con người thành một lò sản xuất thụ tạo để đáp ứng mọi ca tụng và hiến dâng cho Chúa, cho một giá trị mơ hồ mà chỉ ai chết đi mới biết được.

Trong khi triết học hay khoa học đứng trên lập trường nhân bản (anthropocentic) mà phát triển để mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại ngay trong cuộc sống ngắn ngủi và hữu hạn, thì ngược lại thần học Kytô lại đứng trên lập trường thiên bản (christocentric) mà tìm cầu một thứ hạnh phúc vĩnh cửu xa xôi, thắt lưng buộc bụng mua chiếc vé số đắt đỏ bằng giá cuộc đời để hy vọng trúng lô độc đắt chỉ dành cho xác chết.

Tôi hình dung Thiên Chúa giống như ngọn đèn sáp ở giữa vùng quê, và tín đồ của ngài như bầy thiêu thân cuồng nhiệt, ai cũng ao ước được dâng mình vào ánh sáng huyền ảo đẹp lung linh của ngài. Nhưng kẻ lao vào phải dâng hiến cho ngài đôi cánh, chịu mất hoàn toàn khả năng bay lượn tự do.

Vào thời đại của Pascal ở Âu châu, ai không theo Kytô giáo còn lập tức bị rơi vào tuyệt lộ nghèo đói và ít hy vọng sống sót hơn cả người theo Kitô giáo tại các quốc gia Hồi giáo cực đoan như  Parkistan hay Afghanistan của ngày nay. Cho nên, điều mà Pascal khuyến cáo cũng không thể nói là phi lý, tuy nhiên, nó lại không thể được đánh giá là một quan điểm triết học, nó chỉ nên là một quan điểm hợp lý cho một hoàn cảnh ngặt nghèo. Câu nói rất triết học của Pascal: Bên này dãy Pyrénées là chân lý, bên kia là tà thuyết, ta cũng có thể dịch nôm ra thế này: Ở Âu châu thì Kytô giáo là chân lý, ở Á Đông là tà thuyết. Nếu nhân loại Âu châu thời Trung Cổ có cái nhìn triết gia như câu danh ngôn này, thì ít nhất máu đã chảy bớt đi một nửa trong lịch sử nhân loại.

Thượng Đế căn để không phải là một khái niệm tà ngụy, nó chỉ tà ngụy khi khái niệm ấy tạo ra cục bộ, đoàn nhóm, gian manh, phân biệt, chiến tranh, đau khổ, cướp bóc, thống trị, đổ máu, tàn sát và tiêu diệt.

Hẳn rằng đối tượng thuyết phục của Pascal không phải là tầng lớp bình dân ít học, mà là tầng lớp biết đọc chữ, biết suy tư và biết hoài nghi, tức là tầng lớp trí thức. Nhưng tầng lớp trí thức thì họ lại trăn trở qua lịch sử khổ đau của cả hằng ngìn năm truyền thống với Đức Tin vào Thiên Chúa, nếu Đức Tin này đem đến cho họ hòa bình, tự do, ngay thẳng chân thật, tin yêu, không phân biệt, không có sự bóc lột, không có sự cấu kết giữa tăng lữ với qúy tộc ngồi mát ăn bát vàng trong xã hội, thì làm sao dẫn họ đến tình trạng hoài nghi? Và nếu đã là tầng lớp trí thức, thì làm sao Pascal có thể khiến họ thay đổi tư duy? Còn tầng lớp thấp kém thì tác phẩm pensées (tư tưởng) cũng chả liên quan gì đến họ, vì họ mù chữ!

Vậy phải chăng, vụ đánh bạc tâm linh, lại chính là sự tự thú về nỗi băn khoăn của chính Pascal, cần được chính mình tự trấn an mình, chính mình tự nguyện làm vệ quân cho Thiên Chúa đang bị bão tố xô xấp lật ngửa trong nội tâm của mình?

Suy cho cùng, biện luận của Pascal gút lại, chỉ là tiếng nói nội tâm hoài nghi và tuyệt vọng của chính ông.

Vì sao là tuyệt vọng?

Vì chính niềm tuyệt vọng đã khiến ông bày ra trò vui để đùa cợt với chính mình, biến Thiên Chúa thành một cuộc đánh bạc xấp ngửa, khôi hài hóa niềm tin bị đánh mất.

Nguyễn Du khi không thể làm gì khác hơn cho nhà Lê, đành tự ví mình như thân Kiều, chịu làm gái giang hồ, lưu lạc truân chuyên, thi sĩ nhà Nho cuối cùng nhảy xuống dòng sông Tiền Đường thoát kiếp, và quay đầu về cửa Không của nhà Phật, đạt được cội phúc.

Pascal kêu lên tiếng kêu hoài nghi tuyệt vọng trên chiếu bạc tâm linh, ông kém may mắn hơn Nguyễn Du, vì nhân duyên của đạo Phật chưa lan tỏa tới Âu châu vào thời đại của ông, thế là ông chết trong canh bạc, chẳng biết sau khi nằm trong hòm, cái vé số đánh bằng giá cuộc đời có rơi trên ngực áo không? Hay vẫn chỉ là tiếng vọng hão huyền của đêm dài phủ trùm ngày Trung Cổ?

Sự lựa chọn của Pascal có thể dẫn ta đến nơi vĩnh hằng bên Thiên Chúa – chân lý – hay không thì ngay Pascal cũng mù tịt, nhưng chắc chắn nó cảnh báo được sự nguy hiểm họa sát thân cho ai nghi ngờ về tính thực hữu của Thiên Chúa trong thời đại mà chỉ cần một tơ hào sai lạc với Giáo Hội, người ta có thể bị tống vào ngục, sống không được, chết không xong, và sự thống khổ của tra tấn e rằng còn kinh khiếp hơn hỏa ngục được diễn tả trong Tân Ước.

Thái độ của triết gia thì khác, cho dù phải đổi mạng để có được vài tia sáng của chân lý, triết gia sẽ không do dự.

Nguyễn Du, tuy chẳng ai gọi ông là triết gia, ông lại có cái nhìn rất minh triết giữa cái chết và chân lý với hình ảnh con bướm thà chết trong trang sách hơn là bị say mê theo những cánh hoa tuy đẹp nhưng đầy tính phù du, ảo mộng:

聞 道 也 應 甘 一 死                 Văn đạo dã ưng cam nhất tử

淫 書 猶 勝 爲 花 忙                  Dâm thư do thắng vị hoa mang

Đạo lý sớm nghe chiều chết thỏa,

Hoa sao bằng chữ dám cưu mang.  (Quách Tấn dịch)

Cuộc đời của Nguyễn Du chứng minh một điều: có thể khuất thân, không thể khuất tâm.

Khổng Tử, triết gia được phong thánh của văn hóa Trung Quốc, đã phát biểu không do dự trong Luận Ngữ rằng, sáng nghe được lẽ đạo, chiều chết cũng được vui:

朝 聞 道,夕 死 可 矣 . Triêu văn đạo, tịch tử khả hỉ.

Khi Triết gia Diogenes ở Cynic gặp đại đế Alexandre (A Lịch Sơn), đại đế hỏi ông có ước muốn gì cần hoàn thành không, ông thản nhiên bảo vua tránh sang một bên, đừng đứng che ánh sáng mặt trời của ông. ("Stand a little out of my sun". Legendary reply of Diogenes the Cynic, when Alexander the Great asked him if he had any wish he desired to fulfil.)

Một tia sáng của mặt trời cũng không thèm đem đổi với bao ân điển của vị đại đế đầy quyền uy và giàu sang bực nhất địa cầu, thì sá gì cái tấm vé số mà chỉ sau khi chết mới biết có trúng hay không!

Trần Trọng Sỹ (Paris 2019)