NHỮNG HÀNH ĐỘNG DÃ MAN CỦA
QUÂN LÍNH LIÊN HIỆP PHÁP VÀ LÍNH ĐẠO
Quân Đội Liên Minh Pháp - Vatican trong thời kỳ 1948-1954 còn được gọi là Quân Đội Liên Hiệp Pháp). Ngoài quân đội này còn có những đạo quân thập tự Việt Nam (gọi tắt là lính đạo). Trong cuộc chiến chống lại dân tộc Việt Nam kéo dài từ năm 1858 đến cuối tháng 7/1954, các nhà viết sử đều ghi nhận rằng quân đội này và lính đạo Việt Nam là một thứ quân đội ăn cướp, đi đến đâu cướp phá đến đó, gặp đàn ông thì bắn giết, gặp đàn bà con gái thì hãm hiếp, gặp cái gì cũng muốn đốt phá và hủy diệt, gặp cái gì muốn lấy và có thể mang đí thì lấy mang đi. Trong cuốn Hell In A Very Small Place – The Siege Of Dien Bien Phu, sử gia Bernard B. Fall nói về sự kiện này bằng câu vắn tắt như sau:
“Quân lính Việt Nam (lính Bảo Đại) trong cuộc thử lửa đầu tiên (ở Liên Khu V) hoặc là đã có những thành tích tồi tệ hoặc là cướp đoạt của cải. Theo sau là các viên chức hành chánh đổ tới vùng mới chiếm được lại còn tệ hơn cả đám quân lính (Liên Hiệp Pháp)”.(1)
Các xóm đạo đã được đoàn ngũ hóa từ trước, giờ đây lại được võ trang và trở thành những đạo quân thập tự địa phương vừa đóng vai trò giống như một ổ gián điệp để thâu thập tin tức tình báo tại địa phương, vừa rình chờ cơ hội chắc ăn thì kéo nhau tới tấn công các làng bên để đánh phá, giết người, đốt nhà, đọat của, cưỡng hiếp đàn bà con gái, giống như những hành động dã man của quân lính trong các đoàn quân Thập Ác trong thời Trung Cổ khi tiến vào vùng Tiểu Á và miền Nam nước Pháp. Nói phải có sách mách phải có chứng. Phần chứng minh dưới đây sẽ gồm có (1) một phần là những tài liệu trích ra từ các sách sử, (2) một phần là do những chứng nhân của thời cuộc kể lại những câu chuyên có thật trong đó cả nạn nhân và thủ phạm hiện nay đều là người Việt hải ngọai đang sinh sống ở Hoa Kỳ mà độc giả có thể kiểm chứng được, (3) một phần là do chính bản thân người viết chứng kiến, và (4) một phần là những bản văn trích ra từ các tập hồi kỳ có giá trị lịch sử và có liên hệ đến cuộc chiến đánh đuổi Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp - Thập Ác Vatican.
I.- Những Chuyện Theo Tài Liệu Lịch Sử
Trong một chương sách trước đây, độc giả đã thấy bọn lính đạo Ca-tô người Việt và người Âu (quân Thập Ác) trong thời 1858-1945 tham tàn và dã man đến độ chính quan thày người Pháp của chúng cũng phải ghê tởm và khinh bỉ ra mặt. Trong phần này, quý vị sẽ thấy bọn lính đạo Ca-tô người Việt còn tham tàn và dã man gấp ngàn lần nếu so với mức độ tham tàn và dã man của những tên lính đánh thuê người Âu Phi trong các cuộc hành quân tấn công hay tiến vào các làng thôn mục tiêu trong những năm 1945-1954. Nếu ai đã từng sống ở những làng bên cạnh các làng đạo đều biết rõ sự thật này và thảm cảnh của những người dân Lương trong vùng chung quanh các làng hay xóm đạo trên đây. Trong thời kỳ này, giáo dân Ca-tô trong các xóm đạo hay làng đạo nào tiếp cận được liên quân giặc Pháp - Vatican thì làng đạo đó được giặc vũ trang và trở thành một đơn vị tiền phong canh chừng cho đồn giặc và tiếp tay cho giặc trong những chiến dịch càn quét và đánh phá các làng lương bên cạnh. Vì thế mà bọn lính đạo ở trong các làng đạo này mới có cơ hội làm những việc làm ghê tởm hơn cà các quân lính Da-tô trong các đạo quân thập tự trong thời Trung Cổ khi chúng tiến vào các vùng mục tiêu ở Trung Đông và miền Nam nước Pháp.
Phải nói rằng trong lịch sử nhân lọai, chưa có quân linh nào lại tàn ác và dã man bằng bọn lính đạo Ca-tô người Việt Nam trong thời Kháng Chiến 1945-1954. Không một hành động tội ác nào mà chúng không làm: Đốt làng, phá chùa, phá miếu, thiêu hủy mùa màng, tàn sát đàn ông, đánh đập trẻ em, hãm hiếp đàn bà con gái, cướp đọat của cải và tóm thâu vơ vét tất cả những gì chúng muốn chiếm đọat rồi bắt chính nạn nhân phải khuân vác đem về xóm đạo cho chúng. Tình trạng này đã được các nhà biên khảo, các chứng nhân và nạn nhân kể lại. Những bản văn dưới đây cho chúng ta thấy rõ tệ trạng này.
Thứ nhất: Linh-muc Trần Tam Tỉnh ghi lại trong cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm như sau:
"Từ năm 1950, nhiều làng Công Giáo vùng đồng bằng được vũ trang, nhận súng ống của Pháp, dưới quyền chỉ huy trực tiếp của các linh mục. Đội quân vũ trang của Phát Diệm gồm 10 ngàn người, ở dưới quyền chỉ huy của Giám-mục Lê Hữu Từ, còn quân Bùi Chu thì do Giám-mục Phạm Ngọc Chi điều khiển.. Vai trò của đội quân tự vệ vượt qua tư cách gọi là chỉ để tự vệ khi bị Cộng Sản tấn công, bởi vì nó được tung ra các hoạt động chủ yếu là hành quân càn quét, có khi bao trùm cả vùng, có lúc chỉ ở địa phương nhỏ. Chẳng hạn trong trận Ký Con ở Nam Định, một bộ tham mưu liên quân gồm có Trung Tá Candou ở Nam Định, Trung Đoàn Trưởng Mollat đồn Phát Diệm và Linh-mục Hoàng Quỳnh, tổng tư lệnh đội quân Công Giáo, đã thành công loại khỏi vòng chiến cả tiểu đoàn Việt Minh ở đây. Lính Công Giáo có lúc tham dự các cuộc hành quân gồm nhiều tiểu đoàn của Pháp.
Nhưng ở cấp địa phương, quân lính Công Giáo mới là đội quân hung hăng nhất. Nhằm lo cho các xứ được bảo vệ hữu hiệu hơn, bọn chúng tổ chức ruồng bố liên tiếp các làng lương chung quanh, bắt giam hoặc giết chết, khỏi cần tòa án, tất cả các chiến sĩ du kích và những ai bị tình nghi là Việt Minh. Theo gương lính Pháp, chúng cướp bóc các làng, lấy trộm, tàn sát, thiêu rụi tất cả những gì bị coi là ổ kháng chiến. Nực cười hết cỡ, có những linh mục - đại úy nghĩ rằng giờ đem cả nước theo đạo Kitô đã tới: Họ ra lệnh cho lính đi cướp phá các chùa Phật Giáo, mang hết các tượng Phật về làm củi chụm, rồi cắm thánh giá lên chùa hay là đặt Đức Mẹ vào trong đó. Thật phải rùng mình, khi nhắc lại tên tuổi của một số linh mục như Khâm, Tôn, Luật...
Các bản tin về những vụ Cộng Sản tàn sát Công Giáo do báo chí Pháp hoặc hãng thồng tấn Fides (của Tòa Thánh Vatican) đưa ra phải được đặt trong bối cảnh lịch sử nói trên. Chẳng hạn Beena Phan, trích dẫn tờ báo tiếng Pháp Viễn Đông xuất bản tại Sàgòn, đã viết; "Người ta kể lại rằng tại Cao Mại, 180 người Công Giáo, gồm nam nữ và trẻ con bị thiêu sống trong nhà thờ làng theo sau vụ một đồn lính Pháp cạn đó không chịu đầu hàng."
Tác giả Nguyễn Mạnh Quang thăm nhà thờ giáo xứ Cao Mại năm 2017
Sự thật lịch sử hoàn toàn khác thế. Cao Mại là một làng thuộc huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, ở 5 km cách sông Hồng, nơi chia đôi Thái Bình với Nam Định, và cũng là ranh giới giữa hai địa phận Thái Bình và Bùi Chu. Cao Mại có hai thôn, một Công Giáo và một Phật Giáo. Đang là mùa xuân 1950, giáo dân Bùi Chu lúc đó đã được võ trang, còn Thái Bình thì quân Pháp chỉ đóng ở thành phố và những vùng lân cận. Một hôm Cha Luật, chính xứ Cao Mại, tiếp một bạn người Bùi Chu sang thăm, có mấy tiểu đội mang vũ khí tháp tùng. Bọn lính này đi lùng sục các làng chung quanh, bắt các du kích quân và cán bộ Việt Minh bất ngờ gặp được và giết chết mấy người.
Được báo động, du kích toàn vùng đó kéo về hướng Cao Mại. Bọn lính Công Giáo vừa đánh vừa rút lui, có chừng 50 thanh niên Cao Mại và các linh mục tham gia. Khi thấy quân du kích kéo tới, giáo dân Cao Mại hoảng sợ, chạy vào nhà thờ đóng cửa lại, chờ cha xứ trở về mang theo tiếp viện. Du kích tổ chức bao vây, đòi phải thả các đồng chí bị bắt ra. Đám người bị bao vây cứ cầm cự. Khi đêm về, nhà thờ bốc cháy và những người bị nhốt trong đó chết thiêu. Người ta loan tin rằng vụ hoả hoạn đó là do nhóm người bao vây gây ra, hay chỉ là một chuyện rủi ro. Sau đó, cha Luật và quân lính của ông trở về, ông chỉ còn biết khóc trước đống tro tàn của nhà thờ và cái tang của dân chúng. Ông quyết định trả thù cho giáo dân. Cuộc báo thù hết sức kinh khủng. Các du kích quân bị lính của cha bắt được đều bị chôn sống trước nhà thờ. Từ đó, Cao Mại trở nên một nơi kinh hoàng cho cả vùng.
"Cao Mại là một trường hợp điển hình trong thảm kịch Việt Nam hồi đó. Máu đổi máu, những cuộc thanh toán tiếp theo những vụ trả thù. Vì không biết nghệ thuật quân sự và chiến lược của Kháng Chiến - do chính phủ Hồ Chí Minh vạch ra từ năm 1940 - quá tự tin vào những thắng lợi lúc đầu, người Công Giáo cứ đi bố ráp tại các làng không Công Giáo, thường đâu có chống cự lại họ." (2)
Thứ hai: Hai nhà biên khảo Quang Toàn và Nguyễn Hoài ghi lại trong cuốn Những Họat Động Của Bọn Phản Động Đội Lốt Thiên Chúa Giáo với nguyên văn như sau:
"Quỳnh Lang Đẫm Máu: Quỳnh Lang là một thôn thuộc xã Quỳnh Lâm (Toàn Thắng), huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình. Dân số trong thôn có hơn 1.000 người, phần lớn theo đạo Thiên Chúa. Thôn này ở về phía Tây Bắc huyện Quỳnh Côi. Giữa thôn có một nhà xứ (nhà thờ) thường gọi là nhà thờ Quỳnh Lang. Nhà thờ thường có hai cha cố (linh mục) bẩy thày giáo và một số cô mụ.
Ngay từ ngày đầu sau thắng lợi của cuộc Cách Mạng tháng Tám năm 1945, bọn phản động đội lốt Thiên Chúa Giáo đã ngấm ngầm tổ chức hoạt động chống lại chính quyền dân chủ nhân dân. Đứng đầu bọn này là tên Anvarê Cao, người Tây Ban Nha. Là Linh-mục chánh xứ, Anvarê Cao đã cai quản nhà xứ Quỳnh Lang từ năm 1941-1942. Khi chính quyền về tay nhân dân, chúng đã lợi dụng tòa giảng của các nhà thờ và các lớp giáo lý để tuyên truyền xuyên tạc mọi chủ trương chính sách của chính phủ ta. Khi kháng chiến bùng nổ, chúng ngấm ngầm tổ chức những đội "Thanh Niên Diệt Cộng" trong các họ thuộc xứ, dưới những hình thức "Đội Âm Nhạc", "Đội Chầu"...
Năm 1948, 1949, quân Pháp đánh rộng ra Hải Dương, Hưng Yên thì Anvarê Cao tổ chức "Liên Đoàn Thanh Niên Công Giáo" toàn xã Quỳnh Lang. Ban chấp hành của Liên Đoàn này do Anvarê Cao đứng đầu và mỗi họ (đạo) này được cử một đại biểu vào ban đó. Từ đó, bọn phản động đội lốt Thiên Chúa Giáo hoạt động ngày càng ráo riết hơn, có kế hoạch và tổ chức hơn. Anvarê Cao còn chọn một số tay sai đắc lực đưa vào Quốc Dân Đảng như tên Mậu tức Ái (Quỳnh Lang), Tuyên (Tân Mỹ).... để nắm lấy tổ chức này.
Sau đó, bọn này đi tuyên truyền phát triển đảng viên. Tên nào tổ chức được một đảng viên thì được thưởng 100 đồng Đông Dương. Dần dần chúng thu hút được những tên Ruy, Trị, Rẫn... (Quỳnh Lang)... Những tên này đều trở thành tay sai đắc lực của bọn Thiên Chúa Giáo phản động ở đây.
Tháng 11 năm 1949, giặc Pháp đem quân về đóng ở Bến Trại và La Tiên (bắc sông Luộc), gần Quỳnh Lang. Anvarê Cao bèn tập họp thanh niên Thiên Chúa Giáo ở các thôn Đông Châu, Tân Mỹ, Quỳnh Lang bí mật cho đi kiểm soát khu tứ xã. Y cho một thanh niên sang liên lạc với giặc Pháp ở Bến Trại và La Tiên, cử tên Luân (Tân Mỹ) sang Bến Trại cầu cứu Pháp cho quân về càn đồng bào Thiên Chúa Giáo đi tản cư. Y còn dùng thị Hồng người Việt Yên (gái điếm) liên lạc với giặc Pháp ở Hưng Yên và La Tiến.
Tháng 1 năm 1950, giặc Pháp từ Bến Trại vượt sông Luộc về dẫn đồng bào theo đạo Thiên Chúa ở khu tứ xã tản cư. Khi giặc đến, Anvarê Cao ra lệnh cho các trùm trưởng các họ ở ba thôn Quỳnh Lang, Đông Châu và Tân Mỹ phải tập họp giáo dân đến Tân Mỹ. Tên Ký Giáp và Trùm Vĩ vâng lệnh Anvarê Cao doạ nạt giáo dân: "Đồng bào tới đây sẽ có quân Pháp đón và theo cha xứ đi tản cư, chứ ở nhà Việt Minh đến đánh nhau, đồng bào không chạy được thì nó cắt tiết (Tài liệu của Ty Văn Hoá Thái Bình).
Dưới mũi súng hỗ trợ của giặc, Anvarê Cao cùng bọn trùm trưởng đã dẫn hơn 1.000 giáo dân sang Bến Trại (Hải Dương). Hơn một tháng ở đó, Anvarê Cao bắt giáo dân đi càn quét cướp phá thóc gạo, lợn gà của nhân dân quanh vùng về tập trung. Hàng ngày y ra lệnh phát từng bơ (lon) gao, miếng thịt cho từng gia đình. Gia đình nào bị chúng tình nghi có liên lạc với kháng chiến thì lập tức mất khẩu phần thịt gạo, cho nên nhiều gia đình rất khốn khổ.
Sau hơn 30 ngày sống bằng của cướp giật của nhân dân quanh vùng Bến Trại, gây tội ác đã nhiều, Anvarê Cao cho giáo dân chuyển sang làng Tranh (Ninh Giang), cũng vẫn luận điệu lừa bịp: "Sang đây sẽ có nhà cửa ruộng vườn cầy cấy". Ở đây, y bắt giáo dân đi càn quét, cướp bóc của cải, trâu, bò lợn, gà của nhân dân quanh vùng. Những người không đi càn quét thì phải đi phu gánh gạch, gánh cát xây bốt cho giặc ở Ninh Giang.
Để chuẩn bị kéo về Quỳnh Lang lập tề, ngụy, Anvarê Cao nài xin giặc Pháp vũ trang và huấn luyện quân sự cho hơn 60 thanh niên Thiên Chúa Giáo. Đồng thời, y tổ chức bầu các ban quản trị, xã uỷ.
Tháng 2 năm 1950, địch đánh rộng ra Thái Bình, Anvarê Cao đưa lực lượng vũ trang về Quỳnh Lang lập bốt (đồn). Bốt Quỳnh Lang chiếm một khu đất rộng ngay trước cửa nhà thờ. Chúng cho xây nhiều lô cốt và hàng rào dây thép gai vây quanh. Trong bốt có trên 100 vệ sĩ do tên đồn trưởng Bùi Hữu Lùn chỉ huy. Y là tay sai đắc lực của Anvarê Cao. Mọi việc của đồn đều do Anvarê Cao quyết định. Hàng ngày, chúng bắt vệ sĩ đi càn quét các vùng lân cận như Bương Hà, Hỷ Hà, Đông Quynh để giết người, cướp của nhằm phá vỡ cơ sở kháng chiến của nhân dân ta.
Ngày 16/3/1950, Pháp cho thêm một tiểu đoàn về đóng ở Quỳnh Lang. Nhân dịp đó Anvarê Cao xin thêm súng đạn của giặc, vũ trang cho thanh niên Thiên Chúa Giáo ở Tân Mỹ và Đông Châu để làm tiền đồn án ngữ cho vị trí Quỳnh Lang. Lực lượng được tăng cường, chúng chiếm đóng khu tứ xã, càng ra sức hà hiếp các thôn xung quanh hòng bình định cả khu vực này. Chúng lập trại giam, tổ chức phòng mật thám, cho vệ sĩ hàng ngày đi lùng bắt cán bộ và nhân dân.
Quỳnh Lang, ngay từ những ngày đầu lập bốt, đã khét tiếng về những hành động giết người man rợ. Suốt trong nửa năm đầu 1950, mỗi buổi chiều tà lại có một chiếc xe ca-mi-ông chở hàng chục người vô tội ra bến đò La Tiến. Tới bến, những người yêu nước bị dồn thành hàng, những lưỡi kiếm sáng loáng vung lên, hàng loạt thân người ngã gục và bị hất xuống dòng nước. Có hôm, dùng kiếm để giết đã chùn tay, chúng trói những người bị bắt lại thành từng xâu (có xâu tới 24 người), rồi dùng tiểu liên bắn xả vào họ. Cũng như mọi lần, xác họ bị hất xuống sông. Man rợ hơn nữa, có lần chúng bắt hàng chục người xếp dọc theo thành bể (hồ chứa nước) thả cá giống, rồi dùng súng tiểu liên bắn chết, xác họ đổ gục chồng chất trong bể.
Chúng tra tấn những người bị bắt cực kỳ dã man. Một trong những cách tra tấn đó là: nạn nhân bị lột trần truồng, ngồi gọn trong một cái hố đất đào sẵn cạnh sân nhà thờ, rồi chúng thi nhau dội nước sôi vào đầu vào lưng... Nhiều nạn nhân đã chết ngay sau một hồi giẫy giụa. Có lần chúng lôi người bị dội nước sôi chưa chết hẳn lên sân nhà thờ để mặc cho quằn quại rên la. Trước cảnh thê thảm đó, Anvarê Cao chỉ buông ra một câu cộc lốc: "Chúa chưa cho nó đi khỏi"!
Những tội ác kinh khủng và ghê rợn ấy cũng chưa phải là tột cùng. Dã man nhất và cũng là điều dã man cho bốt Quỳnh Lang trở thành nổi tiếng khắp miền là vụ thảm sát hàng trăm người trong một hầm người dưới đáy lô cốt.
Tác giả Nguyễn Mạnh Quang thăm nhà thờ giáo xứ Quỳnh Lang năm 2017
Một ngày tháng 8 năm 1951, bọn phản động Thiên Chúa Giáo Quỳnh Lang cho quân đi vây làng Bường, làng Hia và những làng lân cận. Chúng dồn dân các làng ra đình để nghe "quan về hiểu dụ". Khi đình đã chật người, chúng liền kéo trên 200 thanh niên trai tráng trói lại thành từng xâu giải về bốt. Đến bốt, trời đã xế chiều. Không cần xét hỏi mộtcâu, chúng dồn tất cả xuống một cái hầm ngầm dưới đáy lô cốt. Chiếc hầm kiên cố mỗi bề rộng bốn mét, sâu bằng một người với, cửa hầm dài, rộng gần một mét, có nắp gỗ kín mít. Những người bị bắt, vẫn nguyên dây trói, bị đẩy lộn cổ xuống hầm. Người đè người. Đã có người chết ngay lúc đó . Hầm đầy quá rồi, những người sau không thể lọt vào được nữa, chúng liền dùng báng súng nhồi (đẩy) túi bụi vào hầm để dồn cho kỳ hết. Nắp hầm đóng lại. Chỉ một lát sau, trong hầm, người nghẹt thở, nhốn nháo. Họ kêu gào, van xin, mặc (kệ)! Thấy van xin vô hiệu, họ gào thét chửi rủa ầm ĩ. Anvarê Cao liền sai tên Nhự, chỉ huy quân sự của đồn, đến hé nắp hầm và chĩa súng liên thanh bắn xả vào. Tiếng kêu thét lắng dần rồi tắt hẳn. Một đêm dài nặng nề trôi qua, người tiếp người lả đi, chồng chất lên nhau mà chết. Khi mở nắp hầm, vừa kịp rút được then cài, thì nắp hầm bật tung lên vì tử khí thoát ra. Người trong hầm chết hầu hết. Mấy xác người hấp hối ở sát miệng hầm được kéo lên, có bảy người tỉnh lại. Lúc này, nhân dân chung quanh đã kéo đến nên ý định thủ tiêu nốt của chúng không thực hiện được. Chính bảy người thoát chết này lại phải xuống hầm lôi những xác chết lên đem đi chôn cất.
Một tuần lễ "trả thù cho đồng bào bị giết hại ở bốt Quỳnh Lang" được tổ chức rầm rộ ở khắp tỉnh. Bọn phản động Thiên Chúa Giáo ở Quỳnh Lang rất sợ hãi. Anvarê Cao được bọn cầm đầu Giáo Hội Thiên Chúa Việt Nam cho phép đổi đi nơi khác!
Năm 2017, tác giả Nguyễn Mạnh Quang tìm thăm nghĩa địa của các nạn nhân ở phía bên kia nhà thờ Quỳnh Lang
Từ đó bọn vệ sĩ Quỳnh Lang cũng ít dám thò ra ở ngoài cướp phá. Các đồn bốt quan trọng của địch trong tỉnh liên tiếp bị tiêu diệt, khu du kích được mở rông, bốt Quỳnh Lang bị cô lập. Nửa đêm 4/4/1953, bốt Quỳnh Lang bị bộ đội và du kích ta tiến đánh. Sau gần sáu giờ chiến đấu ác liệt, bốt Quỳnh Lang bị hạ. Tên đồn trưởng Bùi Hữu Lùn và 78 vệ sĩ bị ta bắt sống. Ta thu được 7 trung liên, 2 moóc chi-ê và hơn 100 súng trường cùng nhiều đạn dược trong trận này.” "(3)
Thắp nhang tại một ngôi miếu cạnh nghĩa địa
Trên đây chỉ là môt vài trong muôn ngàn chuyện tương tự nói về tội ác dã man của bọn tu sĩ và tín đồ Ca-tô "sống đạo theo tinh thần Kitô" ở các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Việt trong thời Kháng Chiến 1945-1954. Nếu kể ra cho hết thì phải dùng đến cả mấy ngàn trang giấy cũng không nói hết.
II.- Theo Chứng Nhân Và Nạn Nhân Kể lại
Phần này là những câu chuyện do chính chứng nhân và nạn nhân kể lại về những hành động ăn cướp và giết người một cách vô cùng dã man của bọn lính đạo Ca-tô Việt Nam và bọn lính Việt trong Liên Quân Pháp - Vatican.
Chuyện thứ nhất: ăn thịt đồng loại - Đây là một chuyện bắt người bừa bãi rồi tra tấn và sát hai nạn nhân một cách vô cùng man rợ. Chúng đem nạn nhân trói chặt vào một cái cọc, lấy dao rạch bụng, banh ra, moi lấy mật hòa với rượu đế, và móc lấy gan đem nướng chín để nhậu nhẹt hả hê với nhau. Chuyện này được ông Cửu Long Lê Trọng Văn kể lại. Dù là bài viết khá dài, chúng tôi cũng xin ghi lại đầy đủ để quý vị có cái nhìn rõ hơn về tình cảnh đất nước ta lúc bấy giờ và nhìn thấy rõ bộ mặt thật ghê tởm của những người hằng ngày vẫn xưng danh là "con Chúa", "dân Chúa" và "sống đạo theo đức tin Kitô". Dưới đây là một câu chuyện có thật do chính chứng nhân Lê Trọng Văn kể lại trong cuốn "Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng Hay Đến Bờ Ảo Vọng" với nguyên văn như sau:
"Khu tự trị Phát Diệm đã là một thành lũy của Pháp xây dựng để chống lại Việt Minh và cũng là tiền đồn ngăn chặn Việt Minh ở Liên Khu Tư. Sau đây là một chuyện hãi hùng xẩy ra đã mấy chục năm qua làm tôi không thể nào quên được khi nhớ lại chuyện :"Liên Tôn Diệt Cộng" mà người Gia Tô An Nam nhúng tay vào.
"Hồi ấy nhiều vùng ở Nam Định và Ninh Bình, phần nhiều những làng có dân Gia Tô cư ngụ người Pháp đến tuyển mộ lính "Partisan, commandos", tổ chức và phát súng ống để chống lại Việt Minh. Nhiều làng ban ngày thì Hội Tề kiểm soát, ban đêm thì Việt Minh kiểm soát. Việc đi lại của dân chúng rất khó khăn, thường hay xẩy ra bắt bớ. Nếu ai không chứng minh được giấy tờ hay lý lịch thì bị làm khó dễ, nếu không bị lính của Tây bắt nhốt trong đồn thì cũng bị Du Kích của Việt Minh bắt giữ và giam lỏng tại trụ sở Ủy Ban Hành Chính. Thật là cảnh ly loạn do thực dân Pháp mang đến làm khổ dân tình. Vì tình trạng xẩy ra như vậy cho nên người dân, nhất là những người đi buôn bán ở những vùng xôi đậu đều phải thủ giấy tùy thân trong người. Có người có đến hai giấy tờ của cả hai bên. Còn những người khôn khéo rộng xã giao có khi chẳng cần lận một thứ giấy tờ gì trong người mà ải nào qua cũng lọt. Khổ nhất là người dân ở vùng xôi đậu bị một cổ hai tròng vì nhà cửa, ruộng vườn, mồ mả ông cha cho nên khó bề mà bỏ đi đâu được. Nhất là những ngày Pháp hành quân. Phần tôi, gốc gác ở Liên Khu Tư, có vóc dáng học sinh trắng trẻo và lại cũng biết chút tiếng Pháp. Phần khác, gia đình tôi quen rất nhiều cha cố và các công chức làm việc cho Pháp ở vùng Tề nên sự đi lại của tôi lúc bấy giờ không mấy lo ngại.
Hôm ấy nhằm những ngày gần cuối năm. Tuy súng vẫn nổ cắc bùng mà ở vùng nào dân mình cũng chuẩn bị ăn Tết Nguyên Đán. Gia đình tôi cũng sửa soạn Tết. Vì biết tôi gan dạ nên Mẹ tôi đưa tiền tôi vào vùng Pháp chiếm đóng để sắm Tết và luôn thể thăm những người thân. Tôi đang đi ở vùng Tề thì đột nhiên nghe nhiều tiếng súng nổ một cách khác thường. Ngay sau đó là những toán lính Sénégalais rạch mặt đi đường ruồng bố. Không may cho tôi, có mây tên người Việt thám báo nghi ngờ tôi là liên lạc viên của Việt Minh bèn bắt giữ tôi lại. Chúng dẫn tôi về Phòng Nhì để giao lại cho viên sĩ quan Pháp. Nhờ nhanh trí, khi gặp viên sĩ quan Phòng Nhì Pháp, tôi bình tĩnh nói tôi là học sinh, muốn đi học lại nên muốn đến Ninh Bình liên lạc với người bà con hiện làm ở Tòa Án để thu xếp việc dời đổi nơi ở. Không hiểu vì cảm tình nghe tôi nói tiếng mẹ đẻ của hắn hay vì một lý do nào khác, tên Trung Úy Phòng Nhì này không làm khó dễ gì tôi, mà còn cấp cho tôi một giấy chứng nhận tôi là học sinh. Thế là tôi thoát nạn. Từ nay có bửu bối trong mình nên được tự do đi lại trong vùng Pháp chiếm đóng.
Vì có cuộc hành quân của Pháp ở dọc đường nên làm trễ nải việc đi bộ của tôi đến Ninh Bình. Đi quá Nho Quan đã xa, đi mãi thỉnh thoảng gặp những toán lính Pháp gốc Phi Châu hành quân dọc đường. Một lần nữa tôi bị một toán lính Phi Châu chặn lại hỏi giấy. Vừa may, lúc ấy có một sĩ quan Pháp đến. Tôi liền móc túi lấy giấy vừa được cấp, trình ngay cho viên sĩ quan Pháp. Hắn bảo tôi: "Gần tối rồi. Đừng đi nữa. Nhà binh đang hành quân". Tôi chỉ gật đầu tỏ vẻ cung kính, nói: "Oui, mon lieutenant". Chắc hắn tội nghiệp tôi vì thấy tôi có dáng nho nhã học sinh. Hắn liền gọi tên trưởng đồn người Việt lại, rồi bảo tên này: "Nhà mày rộng. Xếp cho anh này một chỗ nằm đêm nay". Rồi hắn quay lại nói với tôi: "Đi theo Trưởng Đồn về nhà hắn ngủ. Nhớ sáng mai có đi cũng đừng đi sớm. Nhà binh đang hành quân. Nguy hiểm lắm!" Tôi cảm ơn hắn rồi đi theo tên trưởng đồn về nhà.
Nhà tên trưởng đồn ở ngay sát cạnh đồn. Tối hôm ấy, vì lạ chỗ tôi không ngủ được. Phần vì ở ngay bên cửa sổ buồng tôi ngủ, có những tiếng quát tháo om xòm và những tiếng kêu la thất thanh vọng đến như đập vào tai tôi. Hình như có nhiều người đang bị tra tấn, đánh đập ngay ở bên kia đồn và cứ liên tục cho đến gần sáng. Sáng lại, có mấy chiếc xe nhà binh chở những người võ trang của Cha Tổng mà sau này tôi mới biết là Cha Tổng Hoàng Quỳnh cùng toán lính tự vệ của ông ở Phát Diệm đến vào nhà tên trưởng đồn. Bên này, tôi nghe cuộc nói chuyện giữa Cha Tổng và tên trưởng đồn không mấy rõ, tiếng được, tiếng mất. Hình như Cha Tổng ra lệnh bắn bỏ mấy tên Việt Minh vừa bị bắt, giết xong thì chặt đầu rồi bêu ở ngõ ra vào làng để làm gương và để hù dọa những người theo Việt Minh. Thế rồi, chỉ một lúc sau là Cha Tổng và toán lính ra về.
Sau đấy, tôi định ra chào tên trưởng đồn nói cám ơn, nhưng tên này đã đi sang đồn rồi. Tôi liền ra chợ gần đấy tìm mua xôi ăn để tiếp tục lên đường. Lúc ra đến chợ thì thấy mấy tên lính Commandos giải ba người bị trói ra phía trước chợ. Những người bị bắt đầu tóc bù xù, quần áo tả tơi, mình dính đầy máu. Có một người đi không nổi, bị bọn lính kéo lê lết. Có tiếng kêu xin của một người tù: "Tôi đâu có tội tình gì, chỉ đi mua gà lợn để về bán Tết. Các ông cứ hỏi người trong làng này đều biết tôi là người buôn bán, chứ không là Việt Minh gì hết. Xin các ông tha cho. Tôi còn vợ, còn con ở nhà trông đợi!". Mặc cho lời kêu xin, họ vẫn bị lôi đi xồng xộc.
Lúc đó, chợ đã họp đông. Đi sau mấy người tù là mấy tên lính giải tù cùng viên thiếu úy trưởng đồn. Cùng đi hộ tống viên trưởng đồn, có một tên mang lon cai xếp (hạ sĩ nhất). Đôi mắt tên cai xếp đỏ ngầu, không hiểu đỏ vì rượu hay đỏ vì say máu người. Đến một cái bệ xây bằng xi măng thì tên cai xếp hô: "Chúng bay quỳ xuống". Có một hai người tù hình như cưỡng lại, không chịu quỳ. Tên cai xếp đến bên lấy báng súng đánh cái chát vào đầu gối. Người tù kêu ối một tiếng rồi quỵ xuống. Mấy tên lính lôi ba người tù đặt quỳ thành hàng ngang. Tên cai xếp lại nói: "Bọn bay muốn được các ông tha để về ăn Tết với vợ con, khôn hồn thì hô theo chúng ông". Tức thì tên cai xếp hô: "Đả đảo Việt Minh! Đả đảo Hồ Chí Minh!" Hình như chỉ có một người hô theo một cách yếu ớt. Hai người còn lại cứ trơ ra. Tên cai xếp bước đến trước mặt một người tù rồi nói to: "Mày là tên đầu xỏ. Cứng đầu thì ông cho một nhát dao về chầu ông bà, ông vải bây giờ. Khôn hồn thì hô theo ông, hô mau đi: "Đả đảo Việt Minh! Đả đảo Hồ Chí Minh!" Người tù này như vận dụng hết sức mình, bèn hô lớn: "Đả đảo bọn Việt gian bán nước! Việt Nam Độc Lập muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm!"
Có tiếng lao xao của một vài người đàn ông trong chợ: "Đập bỏ mẹ chúng nó đi". Lại có tiếng hét to: "Cứ giết hết bọn đi lương". Các lời xúi giực như dầu đổ vào lửa, làm tên trưởng đồn tức giận. Hắn rút con dao găm đeo bên hông, bước lại trước mặt người tử tội vừa hô đả đảo, vung dao lên, đâm một nhát, nghe cái "bóp", rồi rút dao ra đâm tiếp thêm mấy nhát, máu ở ngực người tử tội đỏ lòm tuôn ra xối xả. Người tử tội ngã vật xuống nền chợ như cây chuối bị tróc gốc. Tên cai xếp tiến đến thưa với tên trưởng đồn: "Thiếu Úy đi rửa tay đi. Để chúng nó đấy cho em". Tên cai xếp quay sang một tên lính đứng bên, nói như ra lệnh: "Mày chạy đi kiếm cái thau, mau đi!" Tên lính nghe thấy thế liền ba chân bốn cẳng chạy vào chợ. Phút chốc, hắn mang đến một cái thau nhôm nhỏ. Tên cai xếp gật đầu rồi đến bên người tử tội, hắn cúi xuống, đưa dao lên cao rồi đâm mạnh một nhát vào giữa bụng người tử tội. Người tử tội không nhúc nhích, hình như đã chết vì mấy nhát dao của tên trưởng đồn. Tên cai xếp nắm chặt cán dao, rạch một đường dài ở bụng nạn nhân. Đoạn, hắn thò cả hai bàn tay hộ pháp dùng sức mạnh banh toạc da thịt chỗ bụng nạn nhân mà hắn vừa mới rạch, rồi thò tay vào lôi ra một lá gan bầy nhầy còn bám cả máu đỏ tươi. Những tế bào của gan bị va chạm và đứt lìa khỏi thân thể nạn nhân nên lớp màng của lá gan trồi lên, trụt xuống tựa hồ như con ếch đang thở. Hắn bỏ lá gan vào trong cái thau nhôm, rồi quay lại hỏi tên trưởng đồn bằng một giọng nịnh bợ: "Còn hai tên kia Thiếu Úy Trưởng Đồn tính xử cách nào?" Tên trưởng đồn chưa kịp trả lời thì vợ hắn ở đâu không biết chạy đến bên, nói như hét vào tai hắn: "Giê-su-ma! Các ông giết người dã man như thế không sợ sa hỏa ngục hay sao?" Phần tôi, tôi cảm động rơm rớm nước mắt. Tôi như cảm thấy một cái lạnh từ sau ót chạy dài xuống xương sống và thấy nằng nặng ở nơi lồng ngực. Vợ tên trưởng đồn nói tiếp: "Muốn xử tử người ta thì bắn một phát cho người ta chết. Đừng làm bậy mà phải tội". Nói xong, chị ta lườm nguýt anh chồng một cái rồi bỏ đi một mạch. Không biết vì sợ lời nói phải của vợ hay vì sợ tội sa địa ngục, tên trưởng đồn ra lệnh cho đàn em mang hai người tử tội còn lại ra ngoài đầu làng để bắn. Rồi hắn bỏ đi, để mặc cho tên cai xếp và bọn lính còn lại muốn làm gì thì làm.
Hai người tử tội được ba tên lính dẫn đi. Sau khi tên trưởng đồn đi khỏi, tên cai xếp ra vẻ ta đây làm lớn. Hắn đằng hắng lên giọng: "Thằng nào đi lấy cho tao chai rượu và mượn một cái lò than của chị bán bánh đa mang lại đây mau". Hai tên lính đứng gần đấy có vẻ mặt dữ tợn. Một tên có cái sẹo lớn nơi má, hình như là lốt chém. Tên kia thì mắt lác. Cả hai tên cùng chạy vào chợ. Chỉ một thoáng, một tên cầm trên tay hai chai rượu trắng, tên kia bê cái thau có than hồng đang cháy, bên trên có cái vỉ sắt, rồi đặt trên cái sạp gỗ trống. Mặt tên cai xếp lúc ấy trông rất cô hồn. Hắn vẫn tỉnh táo, chứ chưa say vì lúc đó hắn chưa uống một ngụm rượu nào. Hắn lấy con dao găm lẻo cái gan ra thành nhiều miếng, đặt lên chiếc vỉ sắt rồi ra lệnh cho một tên lính quạt cho than cháy đỏ. Còn cái mật người, hắn khẽ lấy mũi dao dí dí cho thủng lỗ rồi nhét cái mật vào chai rượu. Rồi hắn dùng một tay vừa bịt miệng chai vừa xóc xóc chai cho nước mật bắn tung ra. Màu đen của mật hòa lẫn với rượu trắng biến chai rượu thành một thứ màu xám không ra xám, xanh không ra xanh, đen không ra đen. Mặt hắn vênh vênh, váo váo. Hắn thản nhiên xem làng nước không ra gì vì ở đây không ai lớn bằng Cha Tổng của hắn. Cha đã xuống lệnh giết thì hắn có quyền muốn giết bằng cách nào là tùy ý ở bọn hắn, miễn là giết chết được Việt Minh thì thôi! Ngoài Cha Tổng và tên trưởng đồn ra, lúc này hắn không còn kiêng sợ ai nữa. Hắn đưa chai rượu lên uống ừng ực. Mắt hắn đỏ hơn trước. Hắn gọi bọn đàn em lại uống với hắn, nhưng chỉ có hai tên vừa rồi đến để uống chia sẻ chiến công của bọn hắn. Uống xong, bọn hắn bốc mấy miếng gan người bỏ vào mồm nhai ngấu nghiến như con cá sấu nuốt mồi. Mùi khét lẹt của gan người tanh nồng trải ra làm tôi muốn nôn, nhưng phải ráng nuốt cái nước chua chua ở cổ họng xuống, sợ bọn đầu trâu mặt ngựa kiếm chuyện vì chúng đang say máu người. Không chịu nổi cảnh tượng vừa xẩy ra, tôi từ từ rút lui. Ra khỏi làng bỗng nghe nhiều tiếng súng. Tôi tự nhủ thầm: "Lại thêm hai mạng người vô tội gục ngã. Tôi những tưởng bọn hắn sẽ tha cho người hô đả đảo theo bọn hắn. Không ngờ chúng giết tất cả, không chừa một ai". Ba bốn hôm sau, trên đường trở về, đi qua làng thì thấy ba cái đầu lâu người được xuyên vào ba cái sào tre được cắm ngay bên vệ đường. Ruồi nhặng đã bắt đầu bu lại. Tôi cắm đầu bước nhanh, đi cho khuất cảnh tượng hãi hùng đó. Ôi! Thật là dã man! Không còn tình người nữa. Lương tâm con người ở đâu? Đức Chúa Trời của họ dạy nhân từ, bác ái, thương người bằng cách ấy hay sao? Lòng lành của những người Gia Tô là như vậy đó!"(4)
Cảnh tượng giết người lấy mật hòa với rượu đế và lấy gan đem nướng rồi ngồi nhậu nhẹt hả hê với nhau quả thật là hành động mất hết nhân tính. Cảnh tượng này làm cho chúng ta nhớ lại những hành đông dã man đến tột cùng dã man của bọn quân lính Da-tô trong thời Trung Cổ.
“Một vụ tàn sát người tập thể tương tự như vậy cũng xẩy ra ở Ái Nhĩ Lan vào năm 1641. Bọn tín đồ Gia-tô chủ mưu chọn ngày 23 tháng 10 là ngày kỷ lễ niệm Ignatius Loyola, người sáng lập ra Dòng Tên: Chúng dự trù một cuộc tổng nổi dậy trong toàn quốc. Tất cả những người theo đạo Tin Lành đều phải bị giết ngay tức thì. Để làm cho những người Tin Lành không chú ý đến việc làm của chúng, chúng tỏ ra rất là tử tế với họ. Sáng sớm ngày vùng dậy, bọn chủ mưu đều có võ trang đi lùng bắt những người Tin lành. Gặp người nào là chúng giết người đó, không một chút thương xót. Những người Tin Lành này chưng hửng trong kinh hoàng. Họ đã sống trong yên bình từ nhiều năm. Giờ đây, gặp cảnh ngộ như vậy, họ không biết phải chạy trốn đi đâu. Những kẻ tàn sát họ lại là những người láng giềng, bạn bè và bà con của họ. Phụ nữ bị trói vào cọc (cột) lột trần đến thắt lưng, vú bị cắt đứt ra để cho máu chẩy cho đến chết. Những đàn bà mang thai thì bị trói và treo vào cành cây. Chúng mổ bụng nạn nhân lấy thai nhi ra để cho chó ăn. Trong khi đó thì những ông chồng của nạn nhân bị cưỡng bách phải đứng nhìn những cảnh dã man như vậy.”(5)
Trong thời Đê Nhị Thế Chiến, quân thập tự Da-tô (lính đạo) trong chế độ đạo phiệt Da-tô ở Croatia cũng những hành động dã man ghê tởm như vậy. Chuyện này cũng do tác giả sach Smokescreens kể lại như sau:
"Nạn nhân của bọn mật vụ Ustachi (đạo phiệt Gia-tô Croatia trong thời bạo chúa Ante Pevalich) không những bị tra tấn tàn nhẫn về thể xác, mà còn bị hành hạ đau đớn về tinh thần và lương tâm nữa. Một trường hợp vô cùng dã man và tàn ác chưa từng thấy như trường hợp dưới đây đã được ghi lại và phối kiểm qua nhiều nhân chứng có tuyên thệ: "Tại Nevesinje, bọn mât vụ Ustachi càn bắt hết tất cả cha mẹ (vợ chồng) và bốn người con của một gia đình người Serb (theo đạo Chính Thống). Người cha bị giam riêng ở một chỗ khác, người mẹ và 4 người con bị giam ở một chỗ khác. Suốt trong 7 ngày giam giữ, chúng không cho nạn nhân ăn uống gì hết. Rồi thì chúng mang đến cho người mẹ và 4 đứa con mỗi người một miếng thịt nướng khá lớn và nước uống thừa thãi. Sau nhiều ngày không được ăn uống, những người bất hạnh này ăn hết sạch miếng thịt nướng đó. Sau khi ăn xong, bọn mật vụ Ustachi mới nói với gia đình nạn nhân rằng đó là thị người cha của họ."(6)
Những sự kiện trình bày trên đây cho chúng ta thấy rõ, vào bất cứ vào thời đại nào, quyền lực của Giáo Hội La Mã đi đến đâu thì nhân dân ở nơi đó sẽ trở thành những nạn nhân khốn khổ như trên.
Linh mục Hoàng Quỳnh
Những câu chuyện tàn ác và dã man của lính đạo Việt Nam ở các bốt (đồn) Quỳnh Lang, và ở Phát Diệm của ông Linh-mục Hòang Quỳnh trên đây chỉ là một vài trường hợp trong hàng trăm hàng ngàn chuyện tàn ác và dã man tương tự đã xẩy ra trong các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Phủ Lý, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Dương, Kiến An và nhìeu nơi khác ở Bắc và Trung Việt trong những năm 1947-1954. Xin kể ra đây một số những làng hay xóm đạo lừng danh như Quỳnh Lang, Trại Táo (Phụ Dực, Thái Bình), Ninh Cù (Thụy Anh, Thái Bình), Thân Thương (Kiến Xương, Thái Bình), Phương Xá (Đông Quan, Thái Bình), Cao Mại (Kiến Xương, Thái Bình), Đông Xuyên (Tiên Lãng, Kiến An), Phúc Nhạc (Yên Khánh, Ninh Bình), v.v... Trong gần 9 năm trời kháng chiến 1945-1954, ở đâu có xóm đạo được vũ trang là nhân dân ta ở các làng kế cận đều phải gánh chịu những thảm cảnh đau thương khốn khổ như trên.
Chuyện thứ hai: chuộc tội sát nhân vì cuồng tín của cha tôi - Chuyên này do một giáo dân đạo gốc là ông Chalie Nguyễn kể lại trong lá thư đề ngày 8 tháng 3 năm 2001, gửi một người bạn tên là Giản. Lá thư này đăng trong cuốn Công Giáo Huyền Thọai Và Tội Ác, trong đó có mấy đọan với nguyên văn như sau:
"Nguyên nhân sự "nổi loạn" của tôi là vào năm 1949, tôi đã chứng kiến thảm cảnh của những người "bên lương" bị Cha tôi và các cha xứ cùng quê Ninh Cường hợp tác với Tây tiêu diệt họ. Có người bị cháy như con chó thui ở tiệm "Cầy Tơ" nhe răng ghê rợn. Có người bị trói thúc ké để chờ bị giao lên đồn Tây. Có người bị đốt nhà và bị bắn thả trôi sông. Một vài bạn học của tôi lúc còn bé tí là con của những người đó. Trong số những bạn tôi hồi còn nhỏ, có những đứa chế nhạo tôi: "Đi đạo ăn gạo té re, ăn chè té rỏng, ăn xôi thủng ruột". Cũng có đứa quỳ xuống mặt trước mặt tôi, chắp tay và đọc kinh:
Lạy ơn Chúa Giê -xu Nằm trong hang đá thò cu ra ngoài Con chó nó tưởng củ khoai Nó đớp một cái đứt b.... Giê-xu.
Lúc đó tôi ghét chúng vô cùng. Tôi đã đánh nhau với chúng nó vì chúng nó dám xúc phạm đến Chúa của tôi. Chúng nó đã phạm những tội mà tôi có thể giết chúng như giết quỉ. Tôi sẵn sàng tử chiến với chúng để "bảo vệ đức tin"! Nhưng rồi, thời gian trôi qua, tôi dần dần nhận ra những "người bên lương" đó mới là những đồng bào yêu nước. Cha tôi và bọn cha cố mà tôi trước đây hết lòng kính mến thực ra là Việt gian. Đó là nguyên nhân đã làm tôi chuyển hướng tâm linh từ cực này sang cực khác lúc nào không hay. Cái mà tôi sẵn sàng chết cho nó trước đây là "Đức Tin Công Giáo" thì nay lại là cái mà tôi chỉ muốn "ôm bom" để hủy diệt. Khẩu hiệu của tôi từ năm 1996 đến giờ là "Christian by birth, anti-Christ by choice".
Tôi tự nguyện dùng mạng sống của mình để làm cái giá chuộc tội sát nhân vì cuồng tín của cha tôi. Những nạn nhân của cha tôi và của các cha cố Việt gian hầu hết đều là những dân lành vô tội. Họ là những người yêu nước với tinh thần Phật Giáo thanh cao, tôi vô cùng ngưỡng mộ. Tôi coi mọi bài viết chống Kitô Giáo của tôi là những nén hương lòng của tôi dâng lên hương linh của họ..."(7)
Cho đến nay khi qua đời (1/3/2005), ông Charlie Nguyễn đã biên soạn được khá nhiều sách và bài viết. Những tác phẩm này là các cuốn Công Giáo Huyền Thọai Và Tội Ác, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm, Thực Chất Đạo Công Giáo Và Các Đạo Chúa, và nhiều bài viết có giá trị đăng trong tờ Đông Dương Thời Báo phát hành tại thành phố Houston, Texas do ông Phạm Hữu Tạo (một tín đồ Ca-tô thuộc lọai đạo gốc đã thức tỉnh), làm chủ bút, đăng trong tờ Giao Điểm và trong mạng http://www.giaodiem.net hay giaodiemonline.com, và sachhiem.net Trong những tác phẩm này, có một bài viết với nhan đề là "tâm sự với các bạn cũ", trong đó ông trình bày sơ qua về những sai lầm cùng những tội ác của Giáo Hội La Mã, ông bác bỏ những luận cứ nặng tính cách giáo điều của những người bạn đồng song của ông ở chủng viện Ninh Cường vào những năm 1950-1952 (đăng trong cuốn Thực Chất Đạo Công Giáo Và Các Đạo Chúa), và có một lá thư gửi một người bạn tên Giản đăng trong cuốn (Công Giáo Huyền Thoại Và Tội Ác) mà chúng tôi đã trích đăng một đọan như trên.
Chuyện thứ ba: Trại Táo- Dưới đây là câu chuyện đã xẩy ra tại quê hương người viết. Do gia đình người viết là nạn nhân trực tiếp trong các cuộc ruồng bố và hành quân của các ông lính đạo từ xóm đạo Trại táo gần kế bên tiến đến. Câu chuyện như sau:
Trước ngày 19/8/1945, Tổng Tô Xuyên gồm có các làng Tô Xuyên, Tô Đê, Tô Hồ, Tô Đê, Tô Đàm, Tô Trang, Tô Hải, Thanh Mai, Thủ Nghĩa và xóm đạo Trại Táo. Xóm đạo này có vào khoảng trên gần 100 gia đình) Về phương diện địa lý, các làng Tô Hồ, Tô Đê, Tồ Đàm và Tô Xuyên chụm lại chung quanh một ngôi đinh chung gọi là Đình Tò (thờ 4 vị thần được truyền tụng là 4 anh em). Các làng khác và xóm đạo Trại Táo ở gần 4 làng này và cách nhau bằng một cánh đồng dài khỏang từ 3 đến 4 cây số. Làng Tô Trang ở tận cùng về phía nam của tổng Tô Xuyên và cũng là tận cùng về phía Nam của huyện Phụ Dực, giáp ranh với làng đạo Ninh Cù ( còn gọi là làng Hệ) thuộc huyện Thụy Anh (Thái Bình). Xóm đạo Trại Táo nằm ngay trên con đê chạy theo ven sông Hóa, cách làng đạo Ninh Cù bằng môt giải đồng ruộng dài vào khoảng từ 5 đến 6 cây số. Về phương diện hành chính, xóm đạo Trại Táo thuộc làng Tô Hồ, nghĩa là cùng nằm dưới quyền của một ông lý trưởng với các viên chức phó lý, thư ký và chưởng bạ. Nhưng về phương diện địa lý, xóm đạo Trại Tạo biệt lập với làng Tô Hồ và các làng lương khác khoảng chừng từ hai đến 3 cây số. Về phương diện an ninh, xóm đạo Trại Táo có quản tuần và phu tuần riêng vi xóm đạo của họ biệt lập.
Sau ngày 19/8/1945, Việt Minh lên nắm chính quyền. Tổng Tô Xuyên được đổi tên là xã Tô Công. Danh xưng của các làng vẫn giữ nguyên, không thay đổi, nhưng từ (chữ) "làng" được sửa lại là "thôn". Trại Táo cũng trở thành một thôn, không còn phụ thuộc và thôn Tô Hồ nữa.
Tháng 2/1950, Liên quân Pháp - Vatican từ Kiến An tiến qua Quý Cao vào Ninh Giang đánh xuống Phụ Dực, chếm huyện lỵ thuộc làng Dục Linh (Lày), đóng đồn với khoảng một đại đội linh Bắc Phi và Lê Dương cùng với khỏang hai đại đội lịnh phụ lực người Việt gọi là Patisans hay Commandos. Hầu hết những lính người Việt này là tín đồ Ca-tô. Song song với chiến dịch tấn công và chiếm đóng huyện lỵ Phụ Dực, địch tiến quân về phía Nam đánh vào xã Tô Công, rồi chiếm làng Ninh Cù và đưa thêm quân đến đóng đồn ở đây với quân số khoảng chừng một đại đội Bắc Phi và Lê Dương cùng với khoảng một đại đội lính phụ lực người Việt. Giặc vừa chiếm đóng Ninh Cù được độ hai tuần lễ, không biết bằng cách nào, linh mục quản nhiệm làng đạo Ninh Cù tiếp xúc với các ông trùm xóm đạo Trại Táo và thành lập xong Hội Tề gồm có 1 lý truởng, 1 phó lý, 1 thư ký và một toán lính đạo (gọi là đội quân tự vệ). Một tín đồ Da-tô trong xóm đạo là ông Nguyễn Văn Tụ (truớc năm 1945 đã từng làm Phó Lý làng Tô Hồ, lúc đó vào khỏang 50 tuổi), được đưa lên làm Chánh Tổng tổng Tô Xuyên. Xóm đạo Trại Táo được đoàn ngũ và vũ trang với khỏang chừng 40 tay súng MAT 36 và lựu đạn Mỹ, người chỉ huy toán lính đạo này tên là Nguyễn Văn Tr, con trai của ông Chánh Tổng Nguyễn Văn Tụ. Làng đạo Ninh Cù cũng lập Hội Tề theo giặc và thanh niên làng này cũng được vũ trang giống như xóm đạo Trại Tao.
Kể từ đó cho đến đầu năm 1954, các làng Thanh Mai, Thủ Nghĩa, Tô Hồ, Tô Đê, Tô Xuyên, Tô Trang và Tô Đàm, không mấy ngày là không bị lính đạo từ Trại Táo tiến vào đôt làng, cướp của, giết người, hãm hiếp đàn bà con gái, và vơ vết đồ đạc của dân làng. Lúc đó, dân quân du kích của các làng này không thể nào chống lại nổi toán lính đạo Trại Táo vì toán lính đạo này được võ trang bằng súng Tây, lựu đạn Mỹ và đạn dược dồi dào. Các đội tự vệ và du kích xã Tô Công chỉ được vũ trang bằng lựu đạn chày (nội hóa), mã tấu cùng với tên nỏ (giống như cung) lại không được huấn luyện chu đáo và thiếu kinh nghiệm chiến đấu, cho nên không thề trực diện đối đầu với toán lính đạo Trại Táo. Cũng vì thế mà trong thời gian này, bọn lính đạo này mặc sức tung hoành, gieo tai giáng họa cho nhân dân các làng thôn trong xã Tô Công. Phần lớn nạn nhân là các ông già và phụ nữ hay các bà hoặc bị kẹt vì con thơ hoặc vì chậm chân không chạy kịp. Riêng làng Tô Xuyên, có tới hơn mười người con gái bị hiếp (trong đó có một người vì bị nhục quá mà quyên sinh), một số người bị chúng sát hại và nhiều nạn nhân khác bị chúng đánh đập tra tấn tàn nhẫn. Tất cả những hành động tham tàn, độc ác và dã man trên đây là những việc làm rất bình thường của các làng đạo được vũ trang trong thời Kháng Chiến 1945-1954.
Gia đình bà Trần Phủng thuộc lọai giầu có, ở ngay đầu làng Tô Đê, chỉ cách xóm đạo Trại Táo có một cánh đồng ruộng độ hơn một cây số đường chim bay. Vì thế mà gia đình bà là cái đích cho toán lính đạo Trại Táo để nhòm ngó. Tính ra có tới hơn hơn 3 lần toán lính này hành quân vào gia đình bà hôi của. Thôi thì, trâu, bò, gà, lợn, bàn ghế (thứ gỗ gụ), sạp gụ, đồ cổ, bắt gặp cái gì mang đi được là chúng tóm hết mang đi. Thậm chí cả vôi ở một cái hố ở ngòai vuờn, chúng cũng moi lên rồi dùng quang gánh gánh về Trại Táo (Thời đó, ở vùng Việt Minh kiểm soát, không có xi măng, người ta dùng vôi trộn với cát để xây cất.) Là nạn nhân nhiều lần, Bà Trần Phủng nhớ mặt và biết rõ người chỉ huy toán lính này là anh Nguyến Văn Tr, con trai đầu lòng của ông Chánh Tụ và biết rõ tên của từng thành viên của tóan lính đạo Trại Táo này.
Thế rồi, thời thế đổi thay. Cả gia đình bà Trần Phủng và gia đình ông Nguyễn Văn Tr đều di cư vào Nam, và sau năm 1975, cả hai gia đình này đều đến định cư ở tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Trớ trêu là vào khỏang năm 1993, Bà Trần Phủng, tuổi gần 80 và cô con gái út của bà tuổi gần 50 đến tận nhà thăm gia đình ông Nguyễn Văn Tr. để nhìn lại người đồng hương của ngày nào đã từng dẫn toán lính đạo đến nhà của bà dọn đồ đạc và vơ vét của cải đem về làm giầu cho xóm đạo Trại Táo. Không biết cái giờ phút "Tha hương ngộ cố nhân" của những người này sẽ ra sao? Người con gái của bà Trần Phủng nói lại với người viết rằng:
"Chú ơi, trái đât tròn, nhận được tin gia đình ông Nguyễn Văn Tr. (con Chánh Tụ) ở Dallas, má cháu bắt cháu phải dẫn đến để gặp lại ông ấy xem có khác gì ngày xưa không. Cháu thấy ông ấy có vẻ như bối rối ngường ngượng sượng sùng lắm!"
Những hành động toán lính đạo Trại Táo trên đây cũng giống như những hành động của những toán lính đạo của hàng trăm xóm đạo khác trong vùng đồng bằng Bắc Việt trong thời Kháng Chiến 1945-1954. Vốn sẵn có máu tham được Giáo Hội La Mã khơi động và nuôi dưỡng từ thuở mới chào đời, giáo dân Ca-tô trong các làng đạo khi được võ trang tức khắc trở thành những toán quân thổ phỉ, hung hãn và dã man hơn cả đám quân lính Thập Ác trong các Cuộc Thập Tự Chiến trong thời Trung Cổ như đã nói trước đây. Người dân trong các làng Lương ở bên cạnh các làng đạo này trở thành mục tiêu cho bọn chúng tiến đến đốt nhà, cướp của, hãm hiếp đàn bà con gái, và bắn giết bất kỳ người nào chẳng may bị chúng bắt gặp. Người dân trong các làng kế bên đồn Đông Tạ, (huyện Vĩnh Bảo) hẳn là không bao giờ quên được những thành tích tàn ngược và dã man của hai tên hung thần Bang Tá Nguyễn Cao và tên Cai Đen trong những năm 1950-1954. Hy vọng những nạn nhân hay thân nhân của những nạn nhân của các đạo quân thập tự (lính đạo) sẽ kể lại cho mọi người biết những kinh nghiệm đau thương mà họ đã phải gánh chịu trong những năm tai kiếp này.
Qua mấy câu chuyện trên đây, chúng ta thấy rằng, một khi có súng hay quyền lực trong tay, tín đồ Ca-tô trở thành xấc xược, ngược ngạo, tàn ác và dã man đến cùng độ của dã man. Người Việt Nam thường nói, "bạc như dân, bất nhân như lính", xin sửa lại là "bạc như dân, bất nhân như lính đạo".
Nhận Xét
Quân đội Mỹ đang chiến đấu tại Iraq từ tháng 3 năm 2003 cho đến nay cũng như quân đội Mỹ chiến đấu ở miền Nam trong những năm 1954-1975, quân Liên Minh Thánh Pháp – Vatican có mặt ở Việt Nam trong suốt thời kỳ từ năm 1858-1954, quân đội Nhật trú đóng ở Việt Nam trong những năm 1940-1945 cũng như quân đội Anh và Quốc Quân Trung Hoa hiện diện ở Việt Nam trong thời gian 9/1945 - 6/1946 đều là quân đội ngoại nhập, đúng hơn quân lính xâm lăng. Tất cả các quân lính xâm lăng đều có những đặc tính của một thứ quân đội đánh thuê. Quân đội đánh thuê của bất kỳ thế lực nào cũng đều có những thú tính như là tàn sát dân bản địa, cướp của, giết người bừa bãi, đốt nhà, phá hoại mùa màng và hãm hiếp đàn bà con gái. NẾU quân đội này có đặc tính Ca-tô, THÌ nó còn có tinh thần thập tự quân, nghĩa là có những đặc tính như là đốt nhà, đốt đình, phá miếu, phá chùa, đập nát tượng Phật và tàn sát dân lành giống như họ đã làm khi họ tiến vào Jerusalem và miền Nam nước Pháp trong thời Trung Cổ. Tinh thần thập tự quân này đã được thánh kinh dạy dỗ, rồi khi ban hành Sắc Chỉ Romanus Pontifex vào ngày 8 tháng 1 năm 1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455), Giáo Hội La Mã cũng đã ra lệnh cho tín đồ và quân lính thập tự phải hành động dã man như vậy để “làm sáng danh Chúa”. (8)
Cứ xem như nước Mỹ là nước văn minh nhất trên thế giới đã từng đuợc tuyên xưng là “Land of Freedom”, nổi tiếng về lòng “nhân ái, bao dung và tiến bộ” nhất trên thế giới. Ấy thế mà khi chiến đấu ở miền Nam Việt Nam và ở Iraq, họ còn hành động dã man như các tài liệu và tin tức loan truyền hàng ngày qua các cơ quan truyền thông, nói chi là quân đội Liên Minh Pháp – Vatican ở Việt Nam trong thời kỳ 1858-1954 và Quốc Quân Trung Hoa ở Việt Nam từ Quy Nhơn trở ra Bắc trong thời gian từ tháng 9/1945 cho đến tháng 6/1946. Những kẻ nào bào chữa hay chạy tội cho những hành động dã man này của quân đội Liên Minh Pháp – Vatican và Quốc Quân Trung Hoa ở Việt Nam như đã nói ở trên là những kẻ không biết gì về những hành động của các đạo quân ngoại nhập và càng không biết gì về cái bản chất tham tàn bạo ngược của các đạo quân lính xâm lăng, và nếu quân lính đó là tín đồ Ca-tô của Giáo Hội La Mã thì cái cường độ tham tàn và bạo ngược của chúng quả thật là siêu đẳng. Siêu đẳng như thế nào, thiết tưởng những câu chuyện trên đây trong chương sách này cũng đủ nói lên được phần nào.
CHÚ THÍCH
(1) Bernard B. Fall, Hell In A Very Small Place – The Siege Of Dien Bien Phu (Cambridge, MA: Da Capo Press, 1985), p. 47. Nguyên văn: “The Vietnamese troops who were to receive their baptism of fire in the beachhead either gave a poor account themselves or settles down to looting. The Vietnamese civil administrators who began to pour into the newly liberated areas were, if anything, worse than the military units.”
(4) Lê Trọng Van, Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng Đến Bờ Ảo Vọng (San Diego, CA: Mẹ Việt Nam, 1996), tr. 188-192.
(5) J.P.T. Smokescreens (Chino, CA: Jack T. Chick, 1983), p.17. Nguyên văn: "A similar massacre occurred in Ireland in 1641. The conspirators picked October 23, the feast of Ignatius Loyola, the founder of the Jesuit Order. They planned a general uprising for the whole countrỵ All Protestants would be killed at oncẹ To throw them off guard while the plan was being made, extra acts of kindness were shown to the Protestants. Early in the morning the conspirators were armed and every Protestant they could find was immediately murdered. They showed no mercỵ From children to the aged, they were killed. Even invalids were not spared. They were caught by complete surprisẹ They had lived in peace and safety for years and now find no place to run. They were massacred by neighbors, friends, and even relatives. Death often was the least they had to fear. Women were tied to posts, stripped to the waist, their breast cut off with shears and left to bleed to death. Others who were pregnant were tied to tree branches, their unborn babies cut out and fed to the dogs while the husbands were forced to watch.")
(6) J.P.T. , Ibid., p. 32. Nguyên văn: "The atrocities of the Ustachi far surpassed mere physical torture. Their victims were tormented emotionally as well. An example of the unprecedented brutality is recorded by the sworn testimony of several witnesses regarding the following incident. At Nevesinje, the Ustachi arrested one whole Serbian family consisting of father, mother and four children. The mother and children were separated from the father. For seven days they were tortured by starvation and thirst. Then they brought the mother and children a good-sized roast, and plenty of water to drink. These unfortunates were so hungry that they ate the entire roast. After they finished, the Ustachi told them that they had eaten the flesh of their father.")
(7) Charlie Nguyễn. Công Giáo Huyền Thoại Và Tội Ác (Garden Grove, Calofornia: Giao Điểm, 20
01), tr 324-326.