●   Bản rời    

Lịch Sử Truyền Đạo Chúa Vào Thái Lan

Lịch Sử Truyền Đạo Chúa Vào Thái Lan

Thi Nguyên

http://sachhiem.net/TONGIAO/FB/FBThiNguyen02.php

07-Apr-2019

Sử gia Loraine Boettner:

“Khi là thiểu số, Giáo Hội La Mã là con CỪU, khi ngang số, nó là con CÁO, khi chiếm đa số, nó là con CỌP." (Rome in the minority is a lamb, Rome as an equal is a fox, Rome in the majority is a tiger).

Thánh kinh Phục Truyền luật lệ ký (12:2-7) dạy: “phải vằm nát và đốt tất cả những nơi thờ tự của những kẻ ngoại đạo, phá bỏ tất cả những ông thần mà họ thờ” . Đó là lời Chúa!

Phật giáo là quốc giáo của Thái lan. Trong lịch sử, Vatican đã từng truyền đạo vào quốc gia này và gây khủng hoảng trầm trọng, xáo trộn về chính trị, xã hội tưởng chừng quốc gia Phật giáo này không vượt qua.

Công giáo có mặt ở Thái lan lần đầu vào năm 1550 do một giáo sỹ dòng Francis người Pháp tên Bonferre đi trên chiếc tàu Bồ Đào Nha vào truyền giáo trong 3 năm nhưng không có hiệu quả. Năm 1554, hai giáo sỹ Bồ Đào Nha dòng Dominican vào truyền giáo phát triển 3 giáo phận, cải đạo được khoảng 1500 người.

Theo sách "Vietnam, Why did we go?" chương 17 (1), vào đầu thế kỷ 17, Pháp dòm ngó sang các nước châu Á bằng cách gửi Đoàn Đông Ấn Pháp (French East India Company) sang Ấn Độ với mục tiêu thương mại và đồng thời truyền bá Kitô giáo được thực hiện bởi các giáo sỹ thừa sai. Tuy nhiên ở Ấn Độ, Pháp gặp sự kháng cự của thực dân Anh, do vậy Pháp bèn chuyển hướng sang Đông Nam Á, đặc biệt là Xiêm (Thái lan). Những giáo sỹ thừa sai Công giáo được gửi đến dưới sự cho phép và khuyến khích của Tòa thánh Vatican. Với vỏ bọc tôn giáo, những giáo sỹ này đã khảo sát tiềm năng thương mại, chính trị, chiến lược đại diện cho Đế quốc Pháp.

Giáo sỹ dòng tên Alexandre de Rhodes đã đặt chân đến Đông Nam Á vào năm 1610. Chỉ một thập niên sau, ông đã gửi về Vatican và Pháp một bản mô tả rất chính xác về tiềm năng chiến lược chính trị, thương mại. Những giáo sỹ dòng tên người Pháp khác cũng được cử đến để giúp Rhodes trong công việc hai mặt: cải đạo Công giáo và bành trướng thương mại. Vatican và Pháp đã xem những hoạt động này là không thể tách rời để cuối cùng chiếm đóng bằng quân sự và chính trị.

Những giáo sỹ này rất thành công đến nỗi vào năm 1659, vùng đấy ĐNÁ là khu vực chuyên biệt của hoạt động thương mại của Pháp và hoạt động truyền giáo. Kết quả là, hoạt động này đã lan rộng sang các nước Miến Điện, Campuchia, Việt nam và Thái lan. Chính Thái lan chẳng bao lâu đã trở thành bệ phóng để tấn công tôn giáo và chính trị cho cả vùng.

Kế hoạch tấn công Thái lan rất đơn giản: Đoàn Đông Ấn Pháp giao dịch thương mại, Chính phủ Pháp dùng quân sự, Vatican sử dụng giáo sỹ để cải đạo.

Khi các căn cứ thương mại và những tổ chức Công giáo của các giáo sỹ đã được thiết lập vững vàng, chính phủ Pháp bắt đầu gây áp lực thiết lập quan hệ thương mại cấp quốc gia với Thái lan. Đồng thời Vatican tập trung vào mở rộng ảnh hưởng của Công giáo không phải bằng cách cải đạo dân chúng mà tập trung vào cải đạo một người quan trọng nhất, đó là vua Thái lan. Nếu điều này thành công, các giáo sỹ sẽ thuyết phục vị vua Công giáo này cho phép quân đội Pháp đồn trú ở những thành phố quan trọng như Bangkok, Mergui để tạo thanh thế cho Công giáo.

Tháng 10 năm 1685, Vua Thái Phra-Naraï đã ký hiệp ước với Pháp, cho phép các giáo sỹ thừa sai truyền đạo khắp Xiêm la và chỉ định một viên quan chuyên trách dàn xếp những mâu thuẫn giữa con chiên và những người theo tôn giáo khác.

Hai năm sau đó, vua Thái và nhiều quan lại đã cải đạo sang Công giáo. Nhóm Công giáo lãnh đạo này bắt đầu thực thi bộ máy cai trị theo kiểu Công giáo và gây áp lực trên dân chúng Phật giáo. Luật lệ phân biệt đối xử và đàn áp Phật giáo được ban hành trong khi biệt đãi nhóm thiểu số Công giáo với nhiều đặc quyền. Nhà thờ Công giáo được dựng lên khắp nơi trong khi nhiều chùa chiền bị đập phá hoặc đóng cửa. Trường học Công giáo thay thế cho trường Phật học. Chẳng bao lâu, Công giáo trở thành tầng lớp nắm quyền hành, giàu có và có nhiều đặc lợi.

Tầng lớp cai trị giống như thời Ngô Đình Diệm đã đã trở thành một tổ chức Mafia chính trị, tôn giáo với quyền hành tuyệt đối. Những cuộc nỗi dậy bị đàn áp khốc liệt bằng thế lực hỗ trợ Công giáo như quân đội Pháp nằm vùng ở các thành phố lớn như Bangkok, Mergui và bằng những thuyền chiến Pháp ngoài khơi.

Giống như chế độ Diệm, đại chúng Phật giáo sau nhiều cuộc nỗi dậy riêng lẽ cuối cùng cũng tập hợp thành một lực lượng có tổ chức do Phra-phret-racha lãnh đạo cho dù nó bị đàn áp khốc liệt.

Chẳng bao lâu, phong trào bài Công giáo đã lan rộng khắp đất nước. Nhà thờ bị tấn công và phá hủy, con chiên bị săn lùng và chẳng bao lâu phong trào lan rộng vào triều đình với sự ủng hộ của giới quan lại. Kết quả là thủ tướng Thái bị giết, vua Phra-Naraï bị phế truất, giáo sỹ Công giáo, viên chức Pháp cũng như con chiên Công giáo bị bắt giữ hoặc tống xuất và tất cả các hoạt động Công giáo đều bị chấm dứt. Chẳng bao lâu, thiểu số công giáo bị kết tội là khủng bố và bị xét xử. Hoạt động thương mại với Pháp cũng như hoạt động truyền giáo bị chấm dứt hoàn toàn.

Âm mưu của liên minh Pháp-Vatican là lũng đoạn chính trị, tôn giáo ở Thái Lan bị chấm dứt vào năm 1688. Từ đó, Thái lan cấm cửa Công giáo và Pháp trong suốt 150 năm sau đó.

Hiện nay, Giáo hội Công giáo ở Thái có 292.000 người Công giáo, chiếm 0,46% tổng dân số với 11 giáo phận, 436 giáo xứ và 662 linh mục.

Chao Phraya Doesayen kết hôn với Tong Kee (Thao Thong Kip Ma). Họ có 2 đứa con với nhau. Somdej Phra Petra lên ngôi, chiếm đoạt quyền lực, ra lệnh bắt giữ và xử tử Chao Phraya Vichit bởi vì họ tin rằng người nước ngoài muốn lạm dụng ảnh hưởng vào Vương quốc của họ.
Ảnh https://www.tnews.co.th/contents/418782

_____________________

Nguồn https://www.facebook.com/...

______________________

SH ghi chú:

- (1) “Viet Nam: Why Did We Go?” Tác giả: Avro Manhattan - Chương 17: Lịch Sử Ban Đầu Của Quyền Lực Ca-tô tại Xiêm (Thái Lan) và Trung Quốc