●   Bản rời    

Điểm Báo - TT Ngô Đình Diệm: Kẻ Sĩ Cuối Cùng của Phạm Phong Dinh

Điểm Báo- "TT Ngô Đình Diệm: Kẻ Sĩ Cuối Cùng" của Phạm Phong Dinh

Lê Xuân Nhuận

http://sachhiem.net/LICHSU/LEXNHUAN/LeXNhuan18.php

31-Oct-2017

LTS: Một sự vật hay sự việc trên đời này thường chỉ có thể biến hóa theo chiều hướng tự nhiên: từ tươi đến héo, từ chắc chắn đến rỗng mục, từ đậm đến nhạt. Một cái nhà mới xây thì chắc chắn, sáng sủa, nhưng trăm năm sau nó sẽ tàn tạ, mục nát, nước sơn sẽ bể nát rời rã,... Một anh hùng mới làm việc nghĩa thì thiên hạ khấp khởi reo vui, ca ngợi tung hô, nhưng lâu dần sự hồ hởi trong lòng người đối với vị anh hùng đó cũng vơi đi nhiều, chỉ còn lại trong những đền thờ, trên những bức tượng vô tri hay trong những trang lịch sử mỏng dần để nhường cho những anh hùng khác mới hơn.

Nhưng sự kiện ông Ngô Đình Diệm thì ngược lại. Thời của ông chẳng làm gì được dân chúng ca ngợi, mà chỉ là gượng gạo bắt buộc như bài hát kèm sau quốc ca "Ai bao năm..." Đến lúc chết thì chết thảm, dân chúng lại tuôn ra đường, mừng vui chấm dứt một giai đoạn độc tài. Thế nhưng, mấy chục năm sau lại có một nhóm người đem ra tô vẽ lại, hết sơn hồng lại sơn xanh,... để ca tụng. Như vậy, thế lực nào đó chỉ là muốn sơn lên mảnh gỗ mục, vậy lớp sơn này có thể dính hay không, xin mời đọc bài điểm báo rất nhẹ nhàng dưới đây của tác giả Lê Xuân Nhuận. (SH)

Dân chúng vui mừng sau ngày lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm

Từ mươi năm nay, nhất là ở Hải-Ngoại, tháng 10 dương-lịch là thời-điểm nhiều người nhắc/viết nhiều nhất về cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm (và nền Đệ-Nhất Việt-Nam Cộng-Hòa) để chuẩn-bị cho dịp kỷ-niệm ngày mất của TT. Diệm và Cố-Vấn Ngô Đình Nhu 54 năm trước đây vào ngày 2-11-1963.

Năm nay, 2017, tôi thấy có bài-viết của Ô. Phạm Phong Dinh, nhan đề “Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Kẻ Sĩ Cuối Cùng” là tổng-lược được các sự-kiện lịch-sử liên-quan tương-đối đầy-đủ nhất.

Nguồn: http://vnthuquan.net/mobil/...

Tuy nhiên, trong bài-viết dài bằng một cuốn sách mỏng này, tôi gặp phải một số chi-tiết không đúng Sự Thật, xin nêu lên đây để rộng đường dư-luận (theo thứ-tự trước sau trong nguyên-văn).

I

Quân Pháp rời khỏi Việt-Nam

I.1/ Nguyên-Văn:

Ô. Phạm Phong Dinh viết:

Chỉ với hai bàn tay trắng cùng một tấm lòng son sắt, ông đã tống khứ được đạo quân viễn chinh 150,000 quân Pháp vĩnh viễn ra khỏi Việt Nam.

I.2/ Ý-Kiến:

Đây chỉ là một đoạn văn tuyên-truyền (SH- cho ông Diệm) trong thời-điểm đó mà thôi, chứ sau này mà đem nó ra diễn-tả như một thắng-lợi lịch-sử của một cá-nhân thì không còn có giá-trị gì. Lí-do:

I.2.1) Tổng-Thống Hoa-Kỳ Franklin Roosevelt ngay trong Đệ-Nhị Thế-Chiến, đã khởi-xướng vấn-đề trả tự-do cho tất cả các quốc-gia bị ngoại-quốc thống-trị trên khắp thế-giới, ghi rõ trong “Hiến-Chương Đại-Tây-Dương (The Atlantic Charter), nhất là thuyết-phục thành-công để Thủ-Tướng Winston Churchill của Liên-Hiệp Anh (một đại-đế-quốc mà lãnh-thổ hồi đó được mô-tả là “mặt trời không bao giờ lặn trên đất nước Anh”) đồng-thuận kí tên vào để chấp-hành Hiến-Chương ấy (vào ngày 14-8-1941).

I.2.2) Sau Tổng-Thống Franklin Roosevelt, Tổng-Thống Harry Truman đã đưa nội-dung Hiến-Chương Đại-Tây-Dương vào “Tuyên-Ngôn Liên-Hiệp-Quốc” vào ngày 1-1-1942 trong đó nhấn mạnh là “mọi quốc-gia thành-viên Liên-Hiệp-Quốc [trong đó Hoa-Kỳ là nước chủ-xướng việc giải-phóng các nước nô-lệ] phải tham-gia một cuộc chiến chung, chống lại việc sử-dụng các lực-lượng dã-man tàn-bạo để chiếm-ngự các nước khác trên thế-giới”. Các lực-lượng “dã-man tàn-bạo” đó chính là quân-đội của các nước đế-quốc & thực-dân (trong đó có Liên-Hiệp Pháp). (Tham-Chiếu)

[Chú thích của SH:

Đây chỉ là những lời tuyên bố, không có ý nghĩa, và cũng không có ảnh hưởng gì, trong khi thực tế thì chính Mỹ lại theo lời đề nghị của Vatican, đưa ông Ngô Đình Diệm về Nam Việt Nam để xây dựng ảnh hưởng, chia cắt đất nước Việt Nam, dùng miền Nam làm thị trường cho họ bán khí giới thừa thải từ Đệ Nhị Thế Chiến. Mời xem bài viết và bài nói chuyện của Nguyễn Mạnh Quang "Về luận điệu không cần đánh, sớm muộn gì Pháp cũng trả độc lập cho Việt Nam" - Phần 1/2, và Phần 2/2]

I.2.3) Hiệp-Định Geneva 1954 “dẫn đến chấm dứt sự hiện diện của quân đội Pháp trên bán đảo Đông Dương, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương (trong đó có Việt-Nam)”.

Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/ Hiệp_Định_Genève,_1954

I.2.4) Tuyên Bố cuối cùng của Hiệp Định Geneva 1954 có 13 Điều, mà Điều 10 là:

10. “Hội nghị ghi nhận tuyên bố của chính phủ Pháp về việc sẵn sàng rút quân khỏi lãnh thổ Việt Nam, Lào và Campuchia theo yêu cầu của chính phủ những nước liên quan trong thời gian do các bên lựa chọn.”

Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/ Hiệp_Định_Genève,_1954 (Xem phần "Tuyên Bố Cuối Cùng")

I.2.5) Phàm làm việc gì thì ai cũng cần có ngườitiền, chứ chỉ có “tài” và “chí/tâm” không thôi thì không làm nên được gì (nói ngay bản-thân TT. Ngô Đình Diệmcũng thế, trước khi được Đức Quốc-Trưởng Bảo Đại cử làm Thủ-Tướng, thì chỉ là một chính-khách lưu-vong). Chính trong bài-viết của Ô. Phạm Phong Dinh cũng đã có những đoạn văn (trong ngoặc kép) như sau:

I.2.5.a. Về phần TT. Ngô Đình Diệm: “Cùng với 15 cộng sự viên, ngân khố trống rỗng, nhân lực thiếu thốn trầm trọng, quân đội thất tán, lòng người còn ngơ ngác hoang mang”, “chỉ với vỏn vẹn 12 người lính bảo vệ”, “ngay cả lực lượng bảo vệ trong những năm đầu làm tổng thống của ông cũng không có”, bị xem là một con người xa lạ “LL các giáo phái Hòa Hảo, Cao Đài, chẳng lẽ sau bao nhiêu năm gian khổ chiến đấu [đánh cả cộng-sản lẫn thực-dân], giờ đây lại buông súng quy hàng một con người xa lạ là Thủ Tướng Ngô Đình Diệm”….

I.2.5.b. Về phần các lực-lượng vũ-trang chống đối: “Hoa Kỳ đã cắt ngân khoản, Pháp không có tiền trả lương cho quân Bình Xuyên”; “dưới sức ép của ngườiMỹ lên người Pháp, Quốc Trưởng Bảo Đại ra chỉ dụ bãi chức Trung Tướng [Nguyễn Văn] Hinh”; “Các tướngLâm Thành Nguyên, Nguyễn Giác Ngộ của Hòa Hảochùng chình nửa muốn nửa không, chờ xem những đề nghị quyền lợi do Đại Tá CIA [Edward] Lansdale đứng giữa móc nối”, “Những tướng lãnh chịu quy phục nhưTrần Văn Soái, Tổng Thống Diệm trọng dụng và tưởng thưởng vật chất xứng đáng (Sử liệu của người Mỹ viết rằng CIA đã giúp Tổng Thống Diệm 12 triệu mỹ kim trong việc này)”; về việc “chinh phạt lực lượng võ trangCao Đài. Với sự giúp sức của CIA Mỹ, qua trung gian của Đại Tá Lansdale, Thiếu Tướng Trình Minh Thế, Thiếu Tướng Nguyễn Thành Phương chịu quy thuận vớinhững thăng thưởng cấp bậc và vật chất rất hậu từ phía chính phủ (sử liệu Mỹ tiết lộ CIA đã giúp 1 triệu mỹ kim)”….

I.2.5.c. “Hoa Kỳ trong tháng 10.1954 gửi công hàm báo cho người Pháp biết, Hoa Kỳ sẽ viện trợ trực tiếp cho Việt Nam [tức chính-quyền TT. Diệm] không qua trung gian Pháp nữa.” và “Kết quả, có 800 ngàn người dân Miền Bắc đã được tàu biển và máy bay của Pháp,Mỹ vận chuyển vào Nam cùng với 300 ngàn binh sĩ và gia đình thuộc Quân Đội Quốc Gia Việt Nam.”

I.2.5.d. Về phần quân đội Pháp: “[Mỹ] chẳng còn thiết tha đến viêc giúp người Pháp… ở Điện Biên Phủ. Người Pháp phải ra đi để nhường sân khấu chính trị lại cho người Mỹ. Không nhận được viện-trợ đầy đủ củaHoa Kỳ, quân Pháp đành cam chiến bại tại chiến trường này, đánh dấu chấm hết một thế kỷ đô hộ Việt Nam, bằng Hiệp Định Đình Chiến Geneva có hiệu lực từ ngày20.7.1954”; “ngân khoản tài trợ của Hoa Kỳ đã cắt đứt, người Pháp thấy không còn hy vọng gì, những người lính Pháp cuối cùng đã lục tục xuống tàu về nước ngày28.4.1956”….

II

TT Diệm có bao nhiêu anh+chị+em

II.1/ Nguyên-Văn:

“Người vợ lớn cụ [Ngô Đình] Khả mất sớm, bà cụKhả là người vợ sau sinh cho ông chín người con, trong đó có bảy trai Khôi, Thục, Diệm, Nhu, Cẩn, Luyện.” Tức là hai gái.

II.2/ Ý-Kiến:

Sự Thật là sáu trai (kể tên như trên) và ba gái.

III

Ô. Ngô Đình Khôi

III.1/ Nguyên-Văn:

“Năm 1945, Việt Minh đã chôn sống quan tuần phủQuảng Ngãi Ngô Đình Khôi và người con trai của ông, vì cái ‘tội’ tuyên bố chống cộng đến kỳ cùng.”

III.2/ Ý-Kiến:

Ông Ngô Đình Khôi lần-lượt làm tri huyện Phù Cát(Bình Định), tri phủ Tuy-An (Phú Yên), án sát tỉnh Phú Yên, bố chánh Bình Định, tuần vũ Quảng Ngãi. Đến năm 1930 làm Tổng đốc Quảng Nam cho đến năm1945.

Nguồn: http://www.vansu.vn/viet-nam/ viet-nam-nhan-vat/1165/ngo- dinh-khoi

“Tội” của Ô. Khôi không phải chỉ là tuyên bố chống cộng đến kỳ cùng (vì trong thời Pháp-thuộc, ông đãthực-sự nặng tay với cộng-sản rồi), mà là:

Khi Việt Minh mới nổi lên, Ô. Ngô Đình Khôi bí-mật khuyên Hoàng-Đế Bảo Đại đừng thoái-vị, để quân-độiNhật giúp đánh chiếm Miền Trung, giữ vững ngai vàng cho vua; vì con trai ông, Ngô Đình Huân, là người đượcNhật tin-cậy, và ông đã có liên-lạc trước với Nhật rồi. (Đồng-thời, có một cấp chỉ-huy quân-đội Nhật cũng ngỏ ý với vua Bảo Đại như thế; nhưng Bảo Đại hỏi là cóđánh nhau đổ máu hay không, người Nhật nói là không thể tránh khỏi, nên Hoàng-Đế Bảo Đại không chấp-thuận). Đổng-Lý Ngự-Tiền Văn-Phòng của Bảo Đại là Ô. Phạm Khắc Hòe, lại là “tay trong” của Việt Minh, nênViệt Minh biết chuyện ấy, và Ô. Ngô Đình Khôi cùng con là Ngô Đình Huân bị giết về “tội” mưu-toan cản-trở, chống lại cuộc “Cách Mạng Tháng Tám” năm 1945.

Nguồn: http://www.vietnamdaily.com/? c=article&p=83759

IV

Ông Ngô Đình Diệm làm thơ

Ô. Phạm Phong Dinh chép lại bài thơ “Nỗi Lòng” cho là của Ô. Ngô Đình Diệm làm năm 1953.

Thật ra, đó là bài thơ “Vô Đề” của Cụ Nghè Nguyễn Sĩ Giác, in trong cuốn sách “Chơi Chữ” xuất-bản ở Sài-Gòn vào năm 1961. (Tham-Chiếu)

V

Charles Degaulle ca ngợi Ngô Đình Diệm

Là một Winston Churchill của Á Đông

V.1/ Nguyên-Văn:

“Đến như Charles Degaulle, con người từng bôn ba xứ người tìm cách phục quốc như ông Diệm, dù ở tư thế đối đầu chính kiến với ông, cũng đã thành thật ca ngợi ông Diệm là một Winston Churchill của Á Đông.”

V.2/ Ý-Kiến:

V.2.1) Tổng-Thống Charles de Gaulle của Phápkhông bao giờ “thành thật ca-ngợi” Tổng-Thống Ngô Đình Diệm của Việt-Nam Cộng-Hoà là “Winston Churchill cuả Á Đông” (lớn hơn Đông-Nam Á-Châu). Ô.Phạm Phong Dinh đã biết và viết là vị kia ở tư thế đối đầu chính kiến với vị này, thì lấy đâu ra câu nói kia?

V.2.2) Sự Thật là Phó Tổng-Thống Lyndon Johnsoncủa Hoa-Kỳ, lúc qua thăm Việt-Nam, vào ngày 11-5-1961, đã gọi Tổng-Thống Ngô Đình Diệm là “theWinston Churchill of Southeast Asia” (một nhân-vật [có tầm cỡ như] Winston Churchill, ở Đông-Nam Á-Châu).

V.2.3) Về câu nói này, L. Fletcher Prouty, tác-giả cuốn sách “JFK: The CIA, Vietnam, and the Plot to Assassinate John F. Kennedy” (Kennedy: cơ-quan CIA,Việt Nam, và Âm Mưu Ám Sát TT. Kennedy), do Skyhorse Publishing ở New York ấn-hành năm 2011, ở trang 53, đã viết:

http://lexuannhuan.tripod.com/KeSiCu1.jpg

Ngay cả Ngô Đình Diệm cũng là một phần của vấn-đề. Có lẽ Lyndon Johnson đã phát-biểu đúng nhất, vào năm 1961, khi trả lời cuộc phỏng-vấn của Stanley Karnow, tác-giả cuốn sách “Việt-Nam: Một Lịch Sử” rằng: “Cục cứt! Diệm chỉ là thằng nhóc duy-nhất mà chúng ta vớ được ở đó. ”

V.2.4) Cũng về câu nói đó, Seth Jacobs, tác-giả cuốn sách “Cold War Mandarin: Ngo Diem Dinh and the Origins of America's War in Vietnam, 1950-1963” (Ông Quan thời Chiến Tranh Lạnh: Ngô Đình Diệm và các Nguyên Nhân gây ra cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam), do Rowman and Littlefield Publishers ở New York ấn-hành năm 2006, đã viết ở trang 124:

http://lexuannhuan.tripod.com/KeSiCu2.jpg

Trước ngày lên đường qua Việt Nam, Johnson đã nhận được các văn-bản chỉ-thị ông “hãy trình-bày khúc-chiết với Tổng-Thống Diệm về lòng tin-tưởng của chúng ta rằng ông ấy là một con người có danh-tiếng tuyệt-vời.” Và ngài phó tổng-thống đã thi-hành nhiều hơn cả nhiệm-vụ ấy. Johnson ca-ngợi Diệm trong mọi dịp, ví Diệm với George Washington, Andrew Jackson, Woodrow Wilson, và Franklin Roosevelt. Trong buổi tiệc chia tay, Johnsonhoan-hô Diệm là “Winston Churchill cuả Đông Nam Á Châu.” Stanley Karnow, lúc ấy đang thu-thập dữ-kiện để tường-thuật về các sự-kiện quan-trọng ở Việt Namđể đăng lên tờ Saturday Evening Post, hỏi Johnson rằng các lời tán-dương TT. Diệm như thế có thành-thật hay không, thì ngài phó tổng-thống cười điệu, yêu-cầu đừng ghi âm, và thú-nhận: “Cục cứt! Bạn ơi, hắn là thằng nhóc duy nhất mà chúng ta vớ được ở bên ngoài đấy!

VI

Giải Thưởng Magsaysay

VI.1/ Nguyên-Văn:

“Nước Phi có giải thưởng Tổng Thống Magsaysaydành trao tặng cho những vị nguyên thủ quốc gia tài năng của châu Á, năm 1960 đã tặng giải này cho Tổng ThốngNgô Đình Diệm của Việt Nam Cộng Hoà, bởi những thành tích sáng chói mà ông cùng chính phủ của ông đã tạo được. Tổng Thống Diệm đã làm một nghiã cử cao đẹp, khi ông hiến tặng số tiền thưởng 15,000 mỹ kim cho ngân quỹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma cứu giúp ngườiTây Tạng vượt biên sang cư ngụ tại Ấn Độ.”

VI.2/ Ý-Kiến:

Vụ này đã được kết-luận từ lâu là không hề có(tham-chiếu), nhưng Ô. Phạm Phong Dinh vẫn chưa biết được Sự Thật ấy.

Riêng về thời-điểm nói là giải thưởng Magsaysay được trao cho Tổng-Thống Ngô Đình Diệm thì Ô. Dinhviết là năm 1960, là một điều mới+lạ -mới+lạ trong câu chuyện phịa - vì người khác viết là năm 1959 hoặc 1962! (Tham-Chiếu)

VII

Mao Trạch Đông muốn bang-giao cấp Đại-Sứ

Với Đệ-Nhất Việt-Nam Cộng-Hòa

VII.1/ Nguyên-Văn:

“Mao Trạch Đông, Chủ Tịch Trung Cộng bấy giờ có lần tìm cách liên lạc với Việt Nam Cộng Hòa đề nghị hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ, nhưng Tổng Thống Diệm đã thẳng thắn từ chối.”

VII.2/ Ý-Kiến:

Đây là một chuyện “động trời” mà nay mới nghe Ô.Phạm Phong Dinh đề-cập lần đầu.

Không lẽ Ô. Dinh “cướp công” của Đại-TướngDương Văn Minh năm 1975 đem gán cho Tổng-ThốngNgô Đình Diệm năm 1963:

“Một điều nữa cũng nên nói ra ở đây là trongnhững ngày hấp hối của miền Nam, có một chuyện lạ kỳ là Trung Cộng đã tìm cách liên lạc với chính phủ Dương văn Minh với ý định muốn viện trợ cho miền Nam chống lại sự tấn công của Cộng sản miền Bắc. Trong một cuộc nói chuyện thân mật với anh em sinh viên ở Phápsau khi định cư ở Pháp, tướng Dương văn Minh có kể lại chuyện này và cho biết ông từ chối đề nghị giúp đỡ của Trung Cộng vì nghĩ rằng Trung Hoa là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt. Ông Minh cho rằng chuyện nhận viện trợ của Trung Cộng là một chuyện làm không có lợi cho đất nước Việt Nam. Cựu dân biểu VNCH Lý quý Chung (vốn là bộ trưởng thông tin trong chính phủDương văn Minh) trong cuốn sách “ Hồi ký không tên “xuất bản ở Việt Nam mới đây cũng có nói đến chuyện này nhưng ông Chung không dám nêu đích danh Trung Cộng mà chỉ nói đến một cách bóng gió (1). Lý do là mối quan hệ giữa Việt Cộng và Trung cộng đang hồi thắm thiết hữu nghị nên ông Trung không dám nêu đích danh Trung Cộng là kẻ đã tìm cách viện trợ cho chính phủ Dương văn Minh của Việt Nam Cộng Hòa nhằm cứu vãn sự sụp đổ của miền Nam trước sự tấn công của miền Bắc.”

Nguồn: https://vietcongonline.com/ 2016/04/24/loi-phan-tran-cua- tuong-duong-van-minh-ve-ngay- 30-thang-4-nam-1975-2/

VIII

Trưng-Cầu Dân Ý truất-phế Bảo Đại

VIII.1/ Nguyên-Văn:

“Một cuộc Trưng Cầu Dân Ý đã được tổ chức trong ngày 23.10.1956 do Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng gồm nhiều nhân sĩ của các đảng phái và giáo phái ủng hộ Thủ Tướng Diệm đề xuất. Bản thân Thủ Tướng cũng khôn glường được sự tiến triễn bất ngờ của tình thế, ông đã vô cùng sửng ost khi buổi chiều ngay 20.4.1956, sau 7 tiếng đồn ghồ thảo luận căng thẳng, Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng đã mời ông Diệm đến thông báoquyết định truất phế Quốc Trưởng Bảo Đại.”

VIII.2/ Ý-Kiến:

Sự-việc này xảy ra vào ngày+tháng đó, nhưng năm1955 chứ không phải 1956.

Chính Ô. Dinh, liền sau câu đó, đã viết:

“Ngày 26.10.1955, ông Diệm tuyên thệ nhậm chức tổng thống, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Cộng Hòa

(mặc dù mãi đến ngày 26.10.1956, một năm sau, mới cóHiến-Pháp và do Hiến-Pháp mới có chức-vụ tổng-thống và quốc-hiệu Việt-Nam Cộng-Hòa!)

IX

Chiếc thùng phuy đựng tiền của Bình Xuyên

IX.1/ Nguyên-Văn:

“Đại Tá Dương Văn Minh, tự Minh Cồ (Big Minh), người hùng trong chiến dịch càn quét Rừng Sát, đã tìm thấy một thùng phuy giấy bạc Đông Dương của Bình Xuyên. Minh được vời về Sài Gòn cho vinh thăng Thiếu Tướng, đảm nhiệm chức vụ Tổng Trấn Sài Gòn, dẫn đầu đoàn quân trong buổi duyệt binh chiến thắng rất hùng tráng tại thủ đô. Minh dấu nhẹm chuyện chiếc thùng phuy, nhưng tin phong phanh đến tai chính phủ ông Diệm, nhưng Tổng Thống Diệm cho xếp hồ sơ.

IX.2/ Ý-Kiến:

IX.2a) Vụ này cũng đã được nêu ra thảo-luận trên Mạng từ lâu.

Xin trích một đoạn trong bài-viết về Đại-Tướng Dương Văn Minh:

VÀNG BẠC CỦA BÌNH XUYÊN

Cựu Đại-Tướng Dương Văn Minh đã bị Luật-Sư Nguyễn Văn Chức (và Tiến-Sĩ Lâm Lễ Trinh) vu-khống là “trong thời kỳ dẹp loạn Bình Xuyên, ĐT Minh đã tịch thu được rất nhiều vàng bạc và tiền mặt của Bình Xuyên, nhưng ĐT đã không giao số chiến lợi phẩm này cho chính phủ Ngô Đình Diệm, mà lại tẩu tán làm của riêng”.

a) Trong năm 1971, khi Đại-Tướng Dương Văn Minh vừa mới thu-thập đủ chữ ký giới-thiệu của số lượng Dân-Biểu và Thượng-Nghị-Sĩ theo luật định, để ra tranh-cử Tổng-Thống, thì báo “Hoà Bình” của Linh-Mục Trần Du loan tin như trên. Ông Trịnh Bá Lộc, nguyên Sĩ-Quan Tuỳ-Viên của Đại-Tướng Dương Văn Minh, đã tìm ra được xấp cùi mà trong một cùi có ghi trị giá của nó, và bên cạnh có ghi rõ-ràng như sau: “số tiền bán vàng tịch thu của Bình Xuyên, Tổng Thống (Ngô Đình Diệm) cho Cô Nhi Viện Quốc Gia Thủ Đức”. Luật-Sư Võ Văn Quan, đại-diện ĐT Minh, liền can-thiệp, và báo “Hoà Bình” đã đăng ngay bài đính-chánh, kèm theo phóng-ảnh cùi chi-phiếu nói trên. Báo “Công Luận” của Thượng-Nghị-Sĩ Tôn Thất Đính cũng có phổ-biến việc này.

Thế mà vừa rồi, sau khi Đại-Tướng Dương Văn Minh qua đời, báo “Con Ong” ở Houston, Texas, là nơi cư-ngụ của Ông Nguyễn Văn Chức, lại đăng lại bài vu-khống của VIP KK tức Luật-Sư Nguyễn Văn Chức với nội-dung như đã từng đăng trên báo “Hoà Bình” trước khi bị buộc phải đính-chính Sự Thật vào năm 1971 (37 năm trước đó). Cùng lúc, tiến-sĩ Lâm Lễ Trinh cũng viết tương-tự trong cuốn “Về Nguồn”. Thật là hết nước nói.

(Xin xem chi-tiết ở Mục “Luật-Sư Nguyễn Văn Chức”)

Trong tháng 7 năm 2008, Ông Trịnh Bá Lộc đã làm sáng-tỏ lại vụ này, đồng-thời nhắc-nhở các kẻ vu-khống, nhất là tín-đồ Ky-Tô-Giáo, rằng việc nguỵ-tạo sử-sách tức cũng là “làm chứng dối”, vi-phạm điều răn của Đức Chúa Trời (Exodus 20:16 và Deuteronomy 5:20).

b) Ông Đoàn Thêm, cựu viên-chức cao-cấp tại Phủ Thủ-Tướng và Phủ Tổng-Thống thời Đệ-Nhất Cộng-Hoà, trong cuốn “Hai Mươi Năm Qua - Việc Từng Ngày - 1945-1954”, xuất-bản tại Sài-Gòn vào năm 1965 (là một tài-liệu lịch-sử khách-quan) ở các trang 191-192 đã viết:

<<3.3.1956 – Thiếu-Tướng Duơng-văn-Minh họp báo nói về các chiến-dịch miền Tây và sự hợp tác của Tướng Trần Văn Soái. Tướng Minh cho biết trongchiến-dịch Hoàng-Diệu, đã tịch thâu 20 kí vàng và 16 triệu ½ bạc, số tiền này sẽ dùng để xây cất một Cô-Nhi-Viện Quốc-Gia.>>

c) Rốt cuộc là vì không còn có thể tiếp-tục vu-khống Đại-Tướng Dương Văn Minh về vụ tài-sản Bình-Xuyên để bôi nhọ vị tướng cầm đầu cuộc chính-biến 1-11-1963, nên các phần-tử hoài-Ngô phải kiếm thêm những chuyện khác. (Tham-Chiếu)

IX.2b) Lâu nay đã có nhiều người đòi đọc những bài viết theo lý-tính, chống việc viết theo cảm-tính.

Vậy, theo lý-tính thì ta thấy gì trong vụ chiến-lợi-phẩm Bình-Xuyên này?

a. Cả một chính-phủ, nhất là tổng-thống anh-minhNgô Đình Diệm và cố-vấn kỳ-tài Ngô Đình Nhu, mà không làm gì được Dương Văn Minh, để lấy lại tài-sản của quốc-gia (vì chiến-lợi-phẩm phải được sung vào công-quỹ, trở thành tài-sản quốc-gia), tức là bất-tài.

b. Không trừng-trị “kẻ gian”, tức là dung-túng,đồng-lõa với kẻ gian….

X

Học-Thuyết Đại Đông Á của Nhật

X.1/ Nguyên-Văn:

Khi quân Nhật đảo chánh Pháp ngày 9.3.1945, người Nhật đưa ra chiêu bài “Đại Đông Á”.”

X.2/ Ý-Kiến:

Quân Nhật đã vào Đông-Dương, nhất là Việt-Nam, từ năm 1940. “Ngày 22.6.1940, Pháp ký thỏa thuận ngừng bắn với Đức Quốc xã, Chính phủ Vichy được thành lập, thừa kế hầu hết các vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp, bao gồm cả Đông Dương. Ngày 5 tháng 9 năm 1940, Nhật Bản thành lập Đông Dương phái khiển quân để đồn trú tại Đông Dương.” (tham-chiếu)

Học-thuyết “Đại Đông Á” ra đời năm 1940 để tiếp-nối các chủ-trương trước đó, đánh chiếm Trung-Hoa, Mãn-Châu, v.v…

Tại Việt-Nam, Nhật đã mở các trung-tâm văn-hóa dạy tiếng Nhật, phổ-biến phim+ảnh, sách+báo, tuyển-dụng binh-lính (có một số người Việt-Nam là sĩ-quan trong quân-đội và Hiến-Binh Nhật)… chậm nhất là từ năm 1940 chứ không phải đợi đến khi Nhật đảo-chínhPháp ngày 9.3.1945 mới đưa ra chiêu-bài Đại Đông Á.

XI

Ai Ném Chất Nổ ở Đài Phát-Thanh Huế

XI.1/ Nguyên-Văn:

“Sau năm 1975, James Scott, cựu Đại Úy quân độiMỹ, từng là cố vấn Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 3, Sư Đoàn 1 Bộ Binh của VNCH, có nhiều liên hệ với CIA, công bố một bức thư thú nhận chính anh ta đã được lệnh gàimột trái bom nổ chậm để gây ly gián giữa Phật tử và chính quyền.”

XI..2/ Ý-Kiến:

Vụ này cũng đã được bàn-cãi trên Mạng từ lâu, mà không có kết-luận chắc-chắn.

XI.2a) Người thì nói là lựu-đạn, kẻ thì nói là chất nổ, nay theo Ô. Dinh thì là trái bom nổ chậm.

XI.2b) Làm sao biết trước được là Đài Phát-ThanhHuế tối đó sẽ không cho phát đi cuốn băng ghi-âm buổi lễ sáng đó trên Chùa Từ-Đàm khiến thính-giả Phật-Tử thắc-mắc kéo đến Đài tìm hiểu, rồi mới có chuyện kêu-gọi nhau từ nhiều nơi (mất nhiều thì-giờ) đến tập-trung trước trụ-sở Đài để biểu-tình. Làm sao biết chắc đúng giờ/phút nào thì cho bom nổ để gài kim đồng-hồ cho chính-xác.

XI.2c) Người thì nói là “anh ta” tiết-lộ với một bạn thân, kẻ thì nói là “anh ta” đăng bài lên báo; nay theo Ô.Dinh thì “anh ta” công bố một bức thưnhưng không biết đăng báo nào, tên gì, ở đâu, số mấy, ngày nào; và điều đáng nói hơn hết là chính tiểu-đoàn “anh ta” cố-vấn cũng không có ai nhớ ra là đã có một cố-vấn mang tên và cấp-bậc như “anh ta”!

XI.2d) Đây là công-tác tình-báo thuộc loại tối-mật, phải do nhân-viên (dù là khế-ước nhất-thời, hữu-hạn cũng là nhân-viên) chứ không khơi-khơi chỉ là “có nhiều liên hệ với CIA”, vì các nhân-viên điện, nước, bưu-điện,điện-thoại, v.v… cũng đều “có nhiều liên hệ với CIA” mà họ có phải là nhân-viên (điệp báo) của CIA đâu.

XI.2e) Một điều quan-trọng hơn hết là mọi nhân-viên CIA đều bị tuyệt-đối cấm tiết-lộ những việc mà mình đã làm. Ông Frank Snepp, tác-giả cuốn sách “Decent Interval” đã bị rắc-rối với cơ-quan này (tham-chiếu); và bà gì đó, người Việt, làm việc cho cả FBI lẫn CIA, cũng gặp lôi-thôi với CIA về cuốn hồi-kí của bà. Anh chàng gọi-là “đại-úy James Scott” và cái-gọi-là “bức thư thú nhận” hẳn chỉ là một giả-tưởng trong đầu của một số người.

XII

Anh+Em Lê Quang Tung & Lê Quang Triệu

XII.1/ Nguyên-Văn:

“Bộ Chỉ Huy Lực Lượng Đặc Biệt bị tràn ngập. Hôm trước, vị Chỉ Huy là Đại Tá Lê Quang Tung đã bị hạ sát bằng súng lục tại nghĩa trang sau khuôn viên Bộ Tổng Tham Mưu cùng với anh ôngTrung Tá Lê Quang Triệu.”

XII.2/ Ý-Kiến:

Lê Quang Tung là anh của Lê Quang Triệu, và Lê Quang Triệu là thiếu-tá.

“Cẩn thận hơn, ngay ngày nổ ra cuộc đảo chính, các tướng lĩnh cầm đầu còn dẫn dụ bắt giữ ông [Lê Quang Tung] và em ông là Thiếu tá Lê Quang Triệu tại Bộ Tổng Tham mưu. Cả hai anh em ông đều không thể ngờ lệnh triệu tập này là bản án tử hình của mình.”

Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/ Lê_Quang_Tung

XIII

Cố-Vấn Ngô Đình Nhu bị đấm vào mặt

XIII.1/ Nguyên-Văn:

“Đến Nhà Thờ Cha Tam, Đại Úy Nhung thô bạo chỉa súng vào Tổng Thống Diệm và ông Nhu buộc lên xe thiết giáp. Ông Nhu phản đối, đòi Nhung phải lễ độ với vị nguyên thủ, Nhung sừng sộ đấm ông Nhu một cái vào mặt, xô hai anh em ông vào lòng xe, rồi dùng dây thô bạo trói quặt tay hai người ra phía sau lưng.”

XIII.2/ Ý-Kiến:

Tôi đã đọc nhiều bài-viết cũng như bài-báo kể về những gì xảy ra trước cổng Nhà Thờ Cha Tam, nhưng đây là lần đầu tiên đọc thấy Ô. Phạm Phong Dinh viết rằng: “Nhung sừng sộ đấm ông Nhu một cái vào mặt.

XIV

Mission Accomplie

XIV.1/ Nguyên-Văn:

“Khi đoàn xe chạy vào Bộ Tổng Tham Mưu, nơi đặt bản doanh của bộ chỉ huy đảo chánh, Đại Úy Nhung bước ra đứng nghiêm chào Tướng Minh đang nôn nóng đứng chờ: “Mission accomplie” (sứ mạng hoàn thành).

XIV.2/ Ý-Kiến:

Tôi chưa hề đọc thấy ai viết là Đại-Úy Nguyễn Văn Nhung báo-cáo lên Trung-Tướng Dương Văn Minh bằng câu “Mission Accomplie”.

Trung-Tướng Dương Văn Minh chỉ-định Thiếu-Tướng Mai Hữu Xuân và Đại-Tá Dương Ngọc Lắm đi đón nhị vị Diệm+Nhu, vậy khi hoàn-thành nhiệm-vụ trở về thì không lí gì Đại-Úy Nguyễn Văn Nhung lại dám vượt quyền và vượt hệ-thống quân-giai mà báo-cáo thẳng lên Trung-Tướng Xuân, lại dùng tiếng Pháp!

Không hiểu Ô. Phạm Phong Dinh căn-cứ vào chứng-liệu nào mà viết như thế.

XV

Tôi Chết, Hãy Trả Thù Cho Tôi

Mở đầu thiên biên-khảo “Tổng Thống Ngô Đình Diệm: Kẻ Sĩ Cuối Cùng” này, tác-giả Phạm Phong Dinhđã nhắc lại lời trối-trăng của TT. Diệm:

Tôi tiến, hãy theo tôi;
Tôi lùi, hãy bắn tôi;
Tôi chết, hãy trả thù cho tôi.
(có người chép lại, phổ-biến trên một số diễn-đàn Mạng đã sửa câu chót, thành ra “hãy nối chí tôi.” (tham-chiếu)

Vì thế, Ô. Dinh thực-hiện tác-phẩm này để trả thùcho cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm, nên ông kết-thúc bằng đoạn sau đây:

Thời gian đã trả xong mối thù cho Tổng ThốngDiệm, một mối hận không phải được vun tưới bằng bạo lực hay bằng máu, mà chỉ đơn thuần được bón bằng sự thật. Sự thật cao hơn tất cả mọi sự hận thù…”

Ông Phạm Phong Dinh đã muốn trả xong mối thù, bằng cách trả lại Sự Thật trong công-trình tổng-hợp này.

Tiếc thay, Sự Thật thì không phải là bánh mì (bởi vì bánh mì dù không phải là cả ổ mà chỉ một phần cũng là bánh mì). Tập sách của ông quả đã trả lại một phần Sự Thật (vì còn vấp phải một số khuyết-điểm mà tôi nêu trên) nên nó chưa phải 100% Sự Thật. Sự Thật mà mới một phần thì chưa phải là Sự Thật.

Cho nên mối thù vẫn chưa trả xong.

Lê Xuân Nhuận