●   Bản rời    

Những Chuyện Kể Của PHGV -Tập 12: Chuyện Hiếu Nữ - Hai Sắc Hoa Ti Gôn

Những Chuyện Kể Của PHGV

Tập 12: Chuyện Hiếu Nữ - Hai Sắc Hoa Ti Gôn

Phượng Hoàng GV

http://sachhiem.net/LICHSU/P/PhuongHoang11.php

06-Nov-2015

Tập 12: Chuyện Hiếu Nữ - Hai Sắc Hoa Ti Gôn

From: Phuong Hoang
Sent: Fri, September 30, 2016 11:26 pm
Subject: Hai_sắc_hoa_Ti_gôn_là_gì_?__Hoa_Hiếu_Nữ_Antigone_flower_.

Vừa rồi có một vị gửi lên Diễn đàn một bài ca Hai Sắc Hoa Ti Gôn do ca sĩ Hoàng Oanh hát. Nhiều người khen hay, nhưng chưa rành về sự tích Hai Sắc Hoa Ti Gôn nầy.

Nay Tôn Ông Gò Vấp review lại, tặng quý vị nào thích thơ của T.T.KH và sự tích Loài Hoa Hiếu Nữ .

Hoa Ti Gôn

Bài ca Hai Sắc Hoa Tigon của ca sĩ Hoàng Oanh đã làm nhiều trái tim dân làng lưới Netters rung động.
Bài thơ nầy, thơ mới - có lẽ được nhiều người Việt nhớ nhiều nhất, rung động nhiều nhất sau truyện Kiều thơ vần Đường luật. Thơ phổ nhạc lừng danh nầy, được nhạc sĩ Trần Trịnh (1958) , Trần Thiện Thanh (T.T.Thanh soạn tân nhạc, Viễn Châu vọng cổ : Bạch Tuyết- Hùng Cường), nhưng nhạc sĩ Anh Bằng thì hay nhất. Hầu hết những ca sĩ tài danh miền Nam VN đều có hát bài nầy. Riêng nữ ca sĩ Hoàng Oanh thì hay nhất vì có giọng ngâm thơ trong đó (thơ ngâm do tác giả Hà Phương)

“Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi ! Người ấy có buồn không ?
Có thầm nghĩ đến loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng”

Đây là câu chuyện tình có thật tại Hà Nội vào thời 1940 còn Pháp thuộc. Nhà văn Thanh Châu (ký giả tuần báo “Tiểu thuyết Thứ Bảy”) có người yêu là cô Trần Thị Vân Chung. Hai người thề non hẹn biển, tình cảm mặn nồng. Nhưng lúc đó một luật sư trẻ người Việt, vừa tốt nghiệp luật từ Pháp về Hà Nội (con Tổng đốc Thanh Hóa) thấy cô Vân Chung quá xinh đẹp bèn nhờ người xin cưới.

Dĩ nhiên gia đình đàng gái thấy chàng trai luật sư từ Pháp về, tương lai sáng rỡ hơn chàng văn sĩ nghèo Thanh Châu, nên cho cưới.

Đau khổ vì hận tình, khi người yêu đi lấy chồng, Thanh Châu viết một truyện ngắn mang tên “Hoa ti gôn” đăng trong tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy. Thì chừng 3 tuần sau thì tòa soạn tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy nhận được liên tiếp 3 bài thơ. Bài thơ thứ nhất mang tên “Hai Sắc Hoa Ti Gôn”, bài thơ thứ nhì mang tên Bài Thơ Thứ Nhất và bài thơ thứ ba mang tên Bài Thơ Cuối Cùng. Tác giả 3 bài thơ chỉ ký tên là T.T.KH… rồi bặt tin từ đó.

Bài thơ “Hai Sắc Hoa Ti Gôn” của T.T.KH quá hay, chấn động Hà Nội. Người ta dịch bài thơ nầy ra Pháp ngữ mang tên “Deux Couleurs de Antigone Fleur” đăng lên báo Pháp, cũng làm chấn động thanh niên Paris thời ấy. Nhất là đám sinh viên Việt du học tại Pháp thời ấy.

Hoa Ti Gôn

Thế là tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy nhận hàng trăm bài thơ của nhiều độc giả bốn phương trời gời đến mong được đăng tải trên báo. Mọi người đều thắc mắc tên tác giả T.T. KH là ai, nhiều nhà văn thời danh ấy đoán mò người nầy, người kia. Tất cả mong T.T. KH xuất đầu lộ diện. Ngay cả sự treo giải thưởng bài thơ hay nhất nước của tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy mà tác giả vẫn bặt vô âm tín.

Hoa Antigone tên khoa học là “Antigonon Leptopus” (danh từ bình dân là “Coral Vine”), nguồn gốc nguyên thủy của loài hoa dại nầy từ Vùng Địa Trung Hải (Mediterranean Sea, nơi hoa dại nầy mọc nhiều nhất là xứ Hy Lạp Greek ). Sau nầy được cấy giống làm nhiều loại hoa màu hồng đỏ hay trắng tuyết, không còn 2 màu hoa nữa.

Hoa Antigone được người Pháp nhập vào trồng tại các biệt thự trong khu vực Pháp kiều ( dân Việt gọi là Phố Tây) tại Việt Nam và tại Thượng Hải Trung Hoa (vùng tô giới của Pháp, Ý và Anh tại Trung Hoa) cùng chung với loài Hoa Biện Lý (chúng tôi sẽ kể lai lịch hoa Biện Lý nầy kỳ sau nhé). Dân Việt gọi là Hoa Nho, còn người Trung Hoa gọi là “Hoa Hiếu Nữ”. Còn gọi thêm nhiều danh từ bình dân quen thuộc như: “chain-of-love flower”, “Hearts on a Chain Flower”, “Love Vine”, “Antigone à Pied Grête”, “Liane Antigone” ... Ta gọi là “Hoa Nho” vì nhìn xa xa như cây Nho, nhưng đây là loại hoa leo bờ rào.

Hoa Nho chỉ nở hoa chớ không ra trái. Lá xanh màu lục nõn... chịu được nắng hạn và í mưa... Trồng bờ dậu thì hoa che kín hàng rào. Kỳ ra hoa nhìn xa xa rất đẹp hai màu, trắng và hồng.

Thật sự hoa Antigone chỉ có 1 loài hoa mà thôi, khi còn non chưa ra nụ thì màu trắng, khi nở ra nụ thì màu hồng. Cho nên nhà văn Thanh Châu ví người yêu của mình là Hoa Tigôn, chưa chồng thì màu trinh trắng, khi có chồng thì màu hồng.

Tác giả T.T.KH viết bài thơ tạ tình “Hai Sắc Hoa TiGôn” đáp trả mối tình thanh xuân của mình (xin trích dịch một vài đoạn ngắn trong bài thơ khá dài của T.T.KH)

“Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuốm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ đến với yêu đương

Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng: “Hoa dáng như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi”

Thuở ấy nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly
Cho nên cười đáp : “Màu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biến suy”...

Từ đấy thu rồi thu lại thu
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy cho nên vẫn hửng hờ .

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạnh lẽo của chồng tôi
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng một người
.....

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi ! Người ấy có buồn không ?
Có thầm nghĩ đến loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng”

Dân Việt gọi hoa Tigone là “Hoa Nho” vì lá nó giống cây nho, mọc leo bờ dậu, vách tường...nhưng người Hoa gọi hoa Antigone nầy là “Hoa Hiếu Nữ ” thì trúng căn nguyên cội nguồn của nó.

Tại sao gọi chữ Hiếu Nữ ?

Đây thuộc điển tích huyền thoại của thơ truyền kỳ tại Hy Lạp của nhà thơ - Sophocles - thời xưa rất xưa (trước trận chiến Marathon – the Battle of Marathon – khoảng thế kỷ 5 BC). Sophocles là một trong 3 nhà thơ truyện lừng danh nhất Hy Lạp chuyên về viết thơ truyện thuộc sự “bi thảm“ ( tragedy), kết cục bi thảm hay nhất thời đó.

nhà văn Sophocles
Văn hào Sophocles (497/496 BC)

Ông có viết 120 bài thơ truyền kỳ (y như thơ truyện Kiều Việt Nam vậy), nhưng hậu thế chỉ còn lưu lại chừng 7 bài thơ truyện kỳ như: Ajax, Antigone, The Women of Trachis, Oedipus the King, Electra, Philocetes and Oedipus at Colonus .

Nhưng thơ truyện Oedipus King and Antigone là hay nhất, bi thảm nhất .

Tựa đề bằng chữ Hy Lạp là “Oedipus Tyranus” được người La Mã (Roman) chuyển dịch là “ Oedipus Rex” (tại Saigon trước 75 có rạp hát chiếu phim ngoại quốc lớn nhất, sang nhất Saigon là rạp Rex, của ông hoàng tộc nhà Nguyễn- Ưng Thi - làm chủ)

Trở lại nhà thơ truyện ký Sophocles – bài thơ truyện ký của ông được chọn vào chương trình Cử nhân 4 năm tại các đại học công lập Hoaky, trong phần English Literature (Classic and Modern). Sinh viên 4 năm phải lấy trọn môn English Literature (Cổ văn và Tân Văn).

Câu truyện dính líu đến Hoa Sắc Hoa Ti Gôn hay Hoa Hiếu Nữ nằm trong vở kịch “Theban Plays”... Tạm diễn dịch cho ngắn trong bài viết nầy... Thebes Plays ... story King Oedipus hay Oedipus Rex...

Thành đô Thebes Hy Lạp trong triều đại Vua Oedipus (đây là vai chánh trong vở kịch bi thương nầy của Sophocles, sách trường học gọi là “protagonist”...có chữ Gony = thống hối đời đời = Agony).
Thành đô Thebes do vua Laius cai trị và hoàng hậu kiều diễm trẻ trung Jocasta rất yên bình thạnh trị . Khi vợ mang bầu, Vua đồng ý cho nàng lên đền thờ tại Delphi hỏi cô đồng bà cốt (oracle) xem đứa con của mình trai hay gái và tương lai nó ra sao .

Nhập thần linh của đền Delphi, bà đồng cốt nói trong khói nhang mờ ảo... rằng đứa bé nầy sẽ là đứa con trai, rất đẹp trai, khỏe mạnh... nhưng nó sẽ giết cha ruột nó và lấy mẹ nó làm vợ ... rồi thần linh Delphi thăng biến. Bà vợ Jocasta kinh hoàng, té xỉu...về nhà nói tự sự với Vua Laius chuyện kinh thiên nầy.

Vua có kế riêng, không nói cho vợ biết... Khi người vợ vừa sinh được hài nhi vài ngày, thì có một người bịt mặt leo tường vào, bồng đứa bé đem đi mất. Vợ khóc xỉu... Thì ra Vua Laius do cận vệ đến bắt đứa bé bảo đem vào rừng giết, rồi đem bằng chứng về cho Vua xem.

Cận vệ bồng đứa bé đỏ hỏn và dễ thương chạy biến vào rừng sâu ngày đêm, định giết nhưng không nỡ...tên nầy bèn đặt đứa bé trước nhà một tiều phu đốn củi trong núi sâu, rừng thẳm. Núi nầy mang tên Mt. Cithaeron. Rồi ông ta giết một con nai con, lấy trái tim nhỏ đem về trình cho Vua thành đô Thebes làm bằng chứng.

Vua Laius hài lòng ... nhưng sau đó Vua cho người giết tên nầy để diệt nhân chứng chót. Vợ chồng người tiều phu nhận lấy đứa bé, nghĩ rằng duyên Trời xếp đặt... nuôi như con ruột.

Đứa bé lớn lên, khỏe mạnh và làm nghề chăn dê cừu vùng đó... Vào một ngày nọ, chàng trai trẻ cùng bầy cừu đang băng ngang qua con đường mòn ven núi, thình lình có một chiếc xe ngựa (carriage) từ xa chạy vùn vụt đến.

Xe đụng phải bầy cừu, chàng trai trẻ xông đến hỏi người lái xe hà cớ sự gì mà chạy nhanh thế, đến nỗi cán chết con cừu của chàng.

Trên xe một quan gia gương mặt hầm hầm, không nói gì cả mà từ trên xe quất rọi xuống đầu chàng trai nhiều nhát roi mạnh. Chàng trai ấy chụp được ngọn roi, giật mạnh và làm vị quan gia ấy té xuống đất. Quan gia bèn rút gươm đâm mạnh vào chàng trai trẻ ấy, không nói không rằng gì cả. Chàng trai né được lưỡi gươm của quan gia, anh bèn trở ngược cấn gươm và vô tình sốc gươm vào ngực quan gia. Thế là tự nhiên chàng trai trẻ ấy giết người. Nhưng lỗi ấy hoàn toàn là do vị quan gia ấy gây ra trước. [Vị quan gia ấy chính là Vua Laius.]

Chàng trai ấy tên Oedipus. Vua Laius bị con trai mình giết chết. Lời sấm “oracle” của nữ đồng cốt tiên đoán thành sự thật . Chàng trai trẻ chăn cừu ấy – vô tình giết cha mình.
………..

Đoạn hai :

Đây nói đến con ác quỷ huyền thoại xưa đó.

The Sphinx (thân mình là con sư tử, có gương mặt người đàn bà, có 2 cánh chim ưng cực lớn – tại sa mạc Ai Cập có tượng Nhân Sư – Sphinx nầy, gọi là Great Sphinx of Giza, ở Tây Ngạn sông Nile thung lũng Giza...mà xứ Ai Cập xem là thần hộ mạng cho quốc gia Ai Cập)

Một thời gian sau đó, tại kinh thành Thebes, con quỷ dữ Sphinx xuất hiện thình lình nhiều nơi. Thình lình tại góc phố, thình lình tại hẽm núi, thình lình tại giếng nước của dân làng…Sphinx hiện ra và hỏi đố một câu….không ai trả lời được….thế là Sphinx xé xác nạn nhân và ăn mất trái tim… Mọi người kinh hoàng. Thành đô Thebes hoang vắng vì không ai dám ra đường để gặp ác quỷ Sphinx rồi bị giết chết.


Thần Sphinx

Vua lân bang – xứ Corinth treo giải thưởng cho ai mà giết được quỷ dữ Sphinx thì Vua sẽ cho một phần đất đai cùng thành đô Thebes và em gái của Vua Corinth làm vợ.

Không ai lãnh được giải thưởng nầy cả, vì khi gặp Sphinz thì đều không trả lời được câu đố sát nhân ấy… Thành đô Thebes hầu như trở thành hoang địa, vắng bóng người. Chợ búa không còn nữa, trường học không có học trò và thầy giáo…

Khi chàng trai trẻ chăn cừu ấy- Oedipus - ngày kia lên kinh đô Thebes để bán bầy cừu của chàng. Vô tình không biết chuyện kinh hoàng do quỷ dữ đầu người mình thú – Sphinx – đang gây chuyện kinh thiên động địa, ăn thịt người dân Thebes.

Oedipus đang đi trên con đường nhỏ dẫn vào cổng thành Thebes. Thình lình quỷ dữ Sphinx hiện ra đón đường. Sphinx với chiều cao gần cổng thành, lớn gần bằng cái núi. Sphinx hiện ra làm chàng trai khá sợ hãi. Sphinx quát tháo: “Nếu nhà ngươi trả lời được câu đố của Ta, thì Ta sẽ tha mạng và không hiện ra nữa. Còn nếu không trả lời được, thì Ta sẽ giết nhà ngươi như hàng trăm người trước kia.” Oedipus không còn con đường nào chọn nữa, đành phải gật đầu mà thôi.

Sphinx hỏi:

- Con gì mà ban sáng đi bốn chân, đến trưa thì đi bằng hai chân, về chiều thì đi bằng ba chân ? Giải thích cho Ta nghe đi nào ?

- Con người. Sáng đi bằng bốn chân…vì lúc đó nó là đứa bé, phải bò bằng 2 tay và 2 chân, nên gọi là bốn chân. Còn trưa thì nó trở thành người lớn, phải đi bằng 2 chân, còn khi về chiều thì nó trở thành ông già lão, phải đi bằng gậy, nên gọi là đi bằng ba chân.

Sphinx gầm lên một tiếng long trời lở đất, rồi biến mất. Dân chúng đang đứng lấp ló gần đó, bèn hoan hô chàng trai. Họ xé bảng treo giải thưởng của Vua xứ Corinth, rồi công kênh Oedipus vào thành.

Giữ lời hứa, Vua xứ Corinth cắt đất và thành Thebes cho Oedipus, đồng thời Vua gả em gái của mình cho Oedipus về làm vợ. Vua Corinth này, thời gian trước, gả em gái là Jocasta cho Vua Laius xứ Thebes.

Nhắc lại sau khi Vua Thebes Laius bị ai đó giết trên con đường hang vắng hẽm núi….thì bà vợ Jocasta khóc lóc thảm thiết. Thương em mất chồng vô cớ, Vua Corinth đem Jocasta về xứ, ở chung hoàng thành với nhau.

Thế là tự dưng ngày đó, Oedipus được ngai vàng thành đô Thebes và người vợ vô cùng xinh đẹp. Vua và hoàng hậu hưởng hạnh phúc, họ sanh được 4 người con. Hai trai và hai gái .

Ngày kia Vua Oedipus Rex đang tắm rửa…người vợ bước vào…rồi chạy ra ngoài mà khóc thảm thiết. Vua Oedipus ngạc nhiên hỏi. Người vợ mới nói thật :

- Em chính là mẹ của chàng. Vì nhìn thấy gót chân có vệt chàm đỏ mà ngày xưa em từng cho nó bú.. nên em nhận ra chàng chính là con trai của em và Vua Laius.

Sét đánh bên tai. Vua Oedipus Rex té xỉu… Tỉnh dậy, không còn ai bên mình. Oedipus Rex căm hờn . Như vậy mình lấy mẹ mình làm vợ, còn 4 đứa con như vậy là em mình và là con mình hay sao ?
Sau đó Oedipus Rex hối hận….chàng tự móc đôi mắt thành mù… rồi lẽn ra cổng thành mà đi lang thang, áo rách…tránh những nơi đông người.


Oedipus tự móc đôi mắt thành mù.

Vì đui mù nên khi đi ăn xin thường bị người đời né tránh không cho cơm. Bữa đói bữa no… nhưng một điều lạ là không đi ăn xin mà bên mình vẫn có chén cơm nóng kế bên.

Lúc đầu Oedipus không biết ai lén đem cơm cho mình ăn. Chàng bèn làm bộ ngủ…rồi nghe tiếng người rón rén đem cơm đến bên mình, Oedipus bèn chụp được người bí mật cho cơm ấy. Thì ra một cô gái, gặng hỏi nhiều lần thì mới biết con gái ruột của mình theo dõi mình từ khi mình rời kinh thành, đui mù và ăn xin. Biết cha đui mù, khó lòng đi ăn xin được, nên cô gái ấy phải đi xin cơm mà nuôi cha mù lòa.

Cô gái ấy tên là Antigone, con út của Vua Oedipus Rex.

Antigone và em gái
Antigone và em gái

Ông lão mù Oedipus bỗng nhiên nổi giận, lấy gậy đánh Antigone. Cô gái khóc và chạy khỏi sự nổi giận của cha, không hiểu lý do gì mà mình bị cha lấy gậy đánh đau đớn, xua đuổi mình như vậy. Nhưng cô gái ấy vẫn âm thầm xin cơm cho cha ăn khi thấy cha ngủ say bên ven đường.

Vào một buổi sáng mai….Antigone kinh hoàng khi thấy cha mình treo cổ chết trên cây. Khóc lóc thảm thiết vì cô từ nay mất người cha tội nghiệp ấy… Cô mai táng người cha gần một góc núi đồi hoang vắng. Rồi cô nhịn ăn mà chết theo cha xuống suối vàng. Dân làng chôn cô gái kế bên ngôi mộ cha ruột của cô.

Thời gian sau, dân làng thấy bên cạnh ngôi mộ của ông lão có một loài cây thật lạ, thật đẹp, lá như lá nho, trổ một loài hoa hai màu sắc, đọt non quấn quít khắp nơi. Hoa non màu trắng, hoa nở nụ thành màu hồng.

Loài người từ nay có loài hoa hai màu sắc: Hoa Antigone hay Loài Hoa Hiếu Nữ. Antigone chết vì cha già ăn xin Oedipus Rex. Loài hoa quấn quít quanh ngôi mộ không rời. Rồi từ đó loài hoa nầy mọc khắp nơi trên trái đất.

Hoa Nho – Hoa Antigone – Loài hoa hai màu sắc thật nhẹ nhàng và thanh khiết trước gió ven đồi.

Viết xong ngày 30 tháng 9 năm 2016 tại tư gia của Tôn Ông Gò Vấp gần gần xa xa New Port Beach…

_______________

Nhận xét của SH:

Dù có vài điểm vô lý về cấu trúc câu chuyện nhưng về đại cương (sẽ nêu sau), các tình tiết đã gây xúc động cho người đọc nhờ đặt trên các giá trị tuyệt đối về luân lý. Bên cạnh đó, điểm chính yếu mà tác giả muốn nói lên là sự an bài của số mệnh như một cái lưới trời bao trùm tất cả, cho dù mọi quyết định là do ý chí của con người. Tránh thằng con trở thành nghịch tử nên Vua Laius đã sai người giết nó. Vì nó lớn lên không biết cha mẹ ruột nên rốt cuộc lại đi đến cảnh éo le: giết cha và lấy mẹ như số phận đã định sẵn!

Nhân vật chính đã cho biết quan niệm xã hội lên án và căm ghét sự loạn luân và nghịch tử đến đỗi tự hủy hoại đôi mắt của chính mình. Sự hiếu thảo của cô gái đã diễn ra một cách tế nhị trong khi người cha đang muốn chạy trốn tất cả mọi người trong gia đình vì xấu hổ trước sự oan trái của liên hệ huyết thống. Sự hiếu thảo đi đến tột đỉnh khi cô con gái đã chết theo cha dù người cha đã đánh đập vì cô đã làm hỏng sự trốn chạy của ông.

Cũng như những tuyệt tác để lại nhiều xúc động cho người đọc, giá trị đạo đức thường được biểu dương một cách nổi bậc trong hàng loạt những bối cảnh tiêu cực đến tệ hại:

1- Tên cận vệ giết con nai để "lấy trái tim nhỏ đem về làm bằng chứng" cho Vua? Ông vua nghĩ gì khi thấy người cận vệ này không những giết được đứa bé mà còn moi tim của đứa bé tội nghiệp của ông? Thật không thể tưởng tượng được một bằng chứng quái ác như thế!

2- Cái vô lý trong bi kịch: "Trên xe một quan gia gương mặt hầm hầm, không nói gì cả mà từ trên xe quất rọi xuống đầu chàng trai nhiều nhát roi mạnh". Vị quan gia ấy chính là Vua Laius. Đã là vua thì luôn có tùy tùng đi theo, nếu thằng bé chăn cừu có kiếm chuyện gì thì đoàn tùy tùng đã xử nó trước, chứ sao lại Vua phải ra tay, để rồi lãnh cái chết oan nghiệt như thế?

Còn một điều vô lý cổ điển và hơi buồn cười: Bà vợ ở với chồng đến 4 mặt con rồi mới "thấy gót chân có vệt chàm đỏ" và nhận ra ông chồng chính là con trai của mình ngày trước!

Nhưng rốt lại, ấn tượng của câu chuyện này vẫn là lòng hiếu của cô gái út Antigone. Tại sao chúng ta không đem vào dịp lễ Vu Lan sắp tới, trang hoàng một nơi nào đó để nhắc cho nhau nghe câu chuyện cảm động của cô nàng?


Các chuyện kể của Phượng Hoàng Gò Vấp: link http://sachhiem.net/LICHSU/P/ListPHGV.inc.php