●   Bản rời    

Bài "Hai Nhà Cách Mạng Khả Kính" của Ô. Phạm Đình Lân Có Nhiều Điều Không Ổn

Bài "Hai Nhà Cách Mạng Khả Kính" của Ô. Phạm Đình Lân

Có Nhiều Điều Không Ổn

Nguyễn Thái An

http://sachhiem.net/LICHSU/N/NguyenThaiAn06.php

09-Sep-2015

LTS: Ba lá thư ngắn dưới đây của GS Nguyễn Thái An để nhận xét bài "Hai Nhà Cách Mạng Khả Kính" của ông Phạm Đình Lân. Tác giả Phạm Đình Lân nói là để tưởng nhớ hai nhà chí sĩ họ Phan: Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu, nhưng thật tình là để vu cáo Nguyễn Tất Thành bán Phan Bội Châu cho Pháp để lấy tiền, một loại tuyên truyền rập khuôn của giới chống cộng. Bài nhận xét của GS An gửi cho một số bạn hữu, gồm 3 kỳ thư cho 3 đề tài liên hệ, tuy ngắn gọn nhưng cũng đủ cung cấp nhiều thông tin hiếm quý, để từ đó bạn đọc suy nghĩ thêm về các sự kiện, tư liệu về giai đoạn rất phức tạp trong lịch sử cận và hiện đại của VN. (SH)

__________________

I. Nhiều Điều Không Ổn

From: An Nguyen
Sent: Sunday, September 6, 2015 8:38 AM
Subject: Phan Boi Chau

Hi Các Bạn,

Theo Bạn Phạm Đình Lân thì năm 1925 Cụ Phan Bội Châu dự định đi Quảng Châu nhưng đến Tô Giới Pháp ở Thượng Hải thì bị bắt.

Từ năm 1915 sau rời Nhật Bản Cụ Phan định cư ở Hàng Châu, và nhiều lần đi Quảng Châu (Canton). Mục đích là vận động đảng viên Quang Phục Hội cũ qui tụ về VN Quốc Dân Đảng do Nguyễn Hải Thần cầm đầu.

Lúc đó Ng Hải Thần được coi là đại diện và người thừa kế tài sản chính trị của cụ Phan.

Lần cuối cùng Cụ Phan đến Quảng Châu vào năm 1924 trước khi Nguyễn Tất Tha`nh đến Quãng Châu (tháng 11 năm 1924).

Bài viết vừa rồi của Bạn Lân có nhiều điều không ổn.

1). Thượng Hải,  Hàng Châu và Quảng Châu.

Các Bạn có biết Hàng Châu ở phía nam và cách Thương Hải độ 125 dậm (miles); và Quảng Châu ở về phía nam và cách Thượng Hải độ 950 dậm.

Tại sao cụ Phan muốn đi về Quảng Châu phía Nam mà không lên xe lửa ở một ga ở Hàng Châu mà lại đi ngược lên Thượng Hải phía Bắc?

Dự định đi Quảng Châu của cụ Phan có thể được nhiều người thân cận biết nhưng chuyện Cụ Phan và người thợ ký đi vòng lên phía Bắc là quyết định bất ngờ và giờ chót, chỉ có Cụ Phan và người thơ ký biết mà thôi. Và cảnh sát, phòng Nhì của người Pháp ở Thượng Hải.

2). Lâm Đức Thụ và Nguyễn Tất Thành từ ở Quảng Châu không có di động, không có GPS để có thể biết chính xác từng chi tiết, từng đoạn đường đi của cụ Phan.

3). Khi bị đưa ra xử cụ Phan khai trước tòa là chuyện Cụ bị bắt là lỗi của người phụ tá. Vô tình hay cố ý.

Cụ Phan đã lập lại nhiều lần cáo buộc kể trên trong những năm bị giam lỏng ở Huế cho đến khi chết

Lâm đức Thụ
Ông Lâm Đức Thụ

II. Subject: Lâm Đức Thụ

Sent: Monday, September 7, 2015 2:23 PM

1. Toàn Cảnh Chống Pháp ở Quảng Châu cuối năm 1924

Những người ngoại quốc nghiên cứu về Lịch sử VN trong giai đoạn này rất bối rối vì có rất nhiều đảng phải VN ở Quảng Châu.

Tên tương tự giống nhau. Đảng đông nhất có độ 30 người. Và Tâm Tâm Xã ngoài Phạm Hồng Thái, Lê Hồng Phong , Hồ Tùng Mậu liệu có một đảng viên thứ tư không?

Những nhà cách mạng lưu vong nầy căm thù người Pháp vì người Pháp đã dầy xéo đất nước và giết chết họ hàng của họ .

Có những vị đã đi ra khỏi VN hơn 20 năm không còn nằm vững tình hình ở VN.

2. Khi Nguyễn Tất Thành đến Quảng Châu cuối tháng 11, 1924, và đến ở nhà của Lâm Đức Thụ. Lúc đó LD Thụ đã mang tiếng là làm 'điểm chỉ' cho Pháp. Tại sao?

- LD Thụ là con một người đã từng là học trò của Cụ Phó Bảng ở Huế,

- LD Thụ cũng như một vài người khác đăng ký làm 'điềm chỉ' cho Pháp  để được trả tiền công hậu hĩnh, nhưng làm báo cao phịa , báo cáo những chuyện vô hại.

Do đó ông ta có nhà của rộng rãi để tiếp rước học viên đến thụ huấn với Nguyễn Tất Thành - Đảng Thanh Niên  .

Dần dần tình báo Pháp biết và ép buộc LD Thụ phải sản xuất khá hơn.

- LD Thụ có hobby nhiếp ảnh, thích chụp hình bạn bè và đồng chí. Và sau này người ta tìm được những bức ảnh này trong hồ sơ tình báo của Pháp ở SPCE - Aix -en-Provence, và một số người có trong ảnh bị bắt.

- Riêng con cáo già Nguyễn Tất Thành tìm mọi cách né tránh những dịp chụp hình đó.

- Năm 1927 Nguyễn Tất Thành trốn khỏi Quảng châu vì bi truy nã;

- Bắt đầu từ năm 1929 Đảng Thanh Niên loại dần LD Thụ ra khỏi các vai trò quan trọng của Đảng.

Khi PB Châu bị bắt tháng 7 năm 1925, Cụ PB Châu cáo buộc người phụ tá , người thơ ký là đã đưa Cụ vào tay người Pháp ở Thượng Hải. Người nầy quay lại đổ lỗi cho LD Thụ.

Nhưng tìm trong hồ sơ tình báo rất dầy của LD Thụ ở SPCE -  Aix-en-Provence không thấy có chi tiết nào về vụ bắt bớ ở Thượng Hải, không nhắc đến tên người thư ký đó, và cũng không nhắc đến tên Nguyễn Tất Thành.

Một món quà  bất ngờ rơi vào tay cảnh sát ở Thượng Hải.

Phan bội Châu
Cụ Phan Bội Châu

III. Subject: Phan Boi Chau

Sent: Tuesday, September 8, 2015 6:07 PM

1. Hồ Học Lãm

Ở vào thời điểm 1925, hai vị trưởng thuợng của Phong trào Đông Du là Hồ Học Lãm và PB Châu. Vì là một đại tá trong quân đội Trung Hoa Quốc Dân Đảng (TH QDD) phai xê dịch theo công vụ Cụ Hồ Học Lãm không hoạt động nhiều cho cách mạng VN tuy nhiên nhà cửa của Cụ lúc nào cũng mở rộng đón tiếp những nhà cách mạng VN đi công tác CS hay không CS. Hơn nữa Cụ đã hành động như một tay 'nằm vùng' thu thập tin  tình báo liên quan đến chánh sách của TH QDD đối với VN Cộng sản hay không Công Sản và chuyển đến các phe liên hệ.

Địa chỉ cuối cùng của Cụ là ở Quế Lâm – Quảng Tây, và mất năm 1942, hai năm sau PB Châu.

2. Phan Bội Châu và Nguyễn Tất Thành.

Trước khi Nguyễn Tất Thành đến Quảng Châu thì Phan Bội Châu đã sống ở Hàng Châu, và cử Nguyễn Hai Thần làm đại diện tại Quảng Châu. Và coi như là người sẽ thừa hưởng tài sản chính trị của Cụ PB Châu. Mà tài sản đó cũng chẳng còn bao nhiêu.

Nguyễn Tất Thành đến Quảng Châu tháng 11 năm 1924.

Cụ PB CHâu bị Pháp bắt tại Thượng Hải tháng 7 năm 1925.

Họ không có dịp gặp mặt nhau. Chỉ trao đổi thư từ.


Dr. Sophie Quinn-Judge

Căn cứ vào thư từ đó, lưu trữ tại SPCE (Phòng báo chí quân đội Viễn chinh, gọi tắt là SPCE) ở Aix-en-Provence, bà Sophie Quinn-Judge cho biết đã có một thoả thuận sơ khởi xáp nhập hai nhóm; nhóm của cụ Phan và nhóm của Nguyễn Tất Thành. Theo đó Cụ Phan Bội Châu trở thành một figurehead, một loại Chủ Tịch Nước, tương tự như vài trò của Hồ Chí Minh đóng trong những năm cuối cùng của Ông ta.

Tất nhiên Nguyễn Hải Thần không lấy gì làm thích thú lắm. Từ đó có sự kèn cựa giữa Nguyễn Hải Thần và Nguyễn Tất Thành.

3. Bán Chúa,

Năm 1947 tại Hanoi có một tờ báo đăng tin:

Năm 1925 Nguyễn Tất Thành bán Phan Bội Châu cho Pháp lấy một số tiền 10,000 Đồng Bạc Đông Dương...

Vào thời đó số tiền này rất lớn có thể dùng để mua biệt thự, mua ruộng đất. Lương công chức trung cấp độ 30$; lương bác sĩ người Việt ở bịnh viện công độ 100$.

Xuớng xuất này,  tố cáo này  có vượt qua được những thủ tục kiểm ngân không?

- Người Pháp đã đưa tiền này cho ai: Nguyễn Tất Thành hay ai khác?

- Ở đâu: Thượng Hải, Hàng Cháu, Quang Châu..

- Người Pháp có đòi biên lai, cuốn mandate..    ?

- Người Pháp có chụp được một vài vi-ảnh không?

 Người ta không tìm được một dấu vết gì, một tài liệu gì về câu chuyện bán Phan Bội Châu ở kho sử liệu VN ở Aix-en-Provence

Cần nhắc lại trước đó phe QDD đó Nguyễn Hải Thần cầm đầu đã bị phe CS loại trừ ra khỏi Hanoi, ra khỏi Bắc Việt. Và chấm dứt cuộc đời chính trị của Nguyễn Hải Thần.

Và rồi Chính phủ Hồ Chí Minh bỏ Hanoi chạy ra khu...(năm 1946)

Chuyên Bán Phan Bội Châu cho Pháp lấy tiền chỉ là tiểu xảo để trả thù cho hả dạ mà thôi.

4. Những ngày giam lỏng

Từ khi bị giam lỏng ở Huế cho đến khi chết, PB Châu vẫn cáo buộc người phụ tá đã đưa Cụ vào tay người Pháp. Vô ý hay cố tình.

Mặt khác người Pháp đã xử tử Nguyễn Thái Học, Minh Khai; đã nhốt Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Trần Phú, Nguyễn An Ninh cho đến chết. Họ đã đầy Nguyễn thế Truyền đi Madagascar, và để cho cụ Phan thông thả. Có nghĩa là họ không còn coi Cụ Phan nguy hiểm cho nền cai trị của thực dân Pháp.

Và những đồng chí, những thủ hạ của Cụ có nghĩ đến việc giải cứu Cụ Phan ra khỏi cảnh tù tội không?

Cụ có thù ghét cộng sản đã bán Cụ cho Pháp không? Xin thưa, con rể của Cụ là Vương Thuc Oanh là cán bộ CS cao cấp.

Hơn nữa Ông Khiêm, anh Nguyễn Tất Thành, mỗi lần từ làng Sen đi đến Huế đã được Cụ Phan tiếp đón từ tế, đã được giới thiệu đến tạm trú tại nhà của đại gia đình Nguyễn Chí Thanh.

Để chấm dứt một bài viết khô khan, xin được phép kể lại một chuyện tình ướt át. Không bảo đảm chính xác 100%. Ông Khiêm là cha không chính thức của Nguyễn Chí Thanh.

An

__________________

Bài liên hệ:

- "Hai Nhà Cách Mạng Khả Kính" của Phạm Đình Lân

http://hon-viet.co.uk/PhamDinhLan_HaiNhaCachMangKhaKinh.htm

___________________

Các bài của GS sử học Nguyễn Thái An:

http://sachhiem.net/LICHSU/N/ListNTA.inc.php