●   Bản rời    

40 Năm Hải Ngoại Được Mất Những Gì? - Góp Ý Với Bài Ba Tầu Tự Sự

40 Năm Hải Ngoại Được Mất Những Gì?

Góp Ý Với Bài Ba Tầu Tự Sự

Cao Hữu Tâm

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgC/Caohtam27.php

30-Jan-2015

Không lẽ đã 40 năm mà chúng ta chỉ nghe những hô hào lật đổ chính quyền, và tôi dám nói 40 năm nữa cũng không khác gì đâu, vì tình trạng của chúng ta là "năm cha ba mẹ". Cụ có thấy đã tụ họp được bao nhiêu nhân lực chưa? (CHT)

1.

Subject: Về bài viết "Ba Tầu Tự Sự" - lúc đầu người Việt bị chê là lũ "gook"
From: "Tam Cao" <caohuutam1939@gmail.com>
Date: 2/11/15 1:14 pm

Bài viết "Ba Tầu Tự Sự" của Arjen Nguyen (do Paul Osieck, nghegiaochituthan@gmail.com phổ biến) là một bài viết phân tích công phu về cộng đồng người Hoa ở Việt Nam, nhất là Chợ Lớn. Trước hết phải nhận là phân biệt kỳ thị ở đâu cũng có, nhiếu ít, hay trong giới hạn của luật pháp. Chẳng hạn khi người Việt mới sang Mỹ đã bị chê bai bài bác là lũ "gook", Khi hỏi nghĩa về chữ gook là gì, cô bạn Mỹ vì tế nhị đã trả lời chính cô cũng không hiểu. Sau nhiều lần dò hỏi, chúng tôi mới biết đại khái thôi vì không có chữ nào tương đương, như là bọn khùng, bọn cà chớn, bọn ma đói ma khát vv ... Ngay báo chí ở Cali cũng lên tiếng chống di dân ta hơn nơi nào hết trên đất Mỹ. Vì vậy sự kỳ thị là chuyện không tránh khỏi. Có thể người Việt kỳ thị người Tầu hay ngược lại. Mà nếu chống lại người Tầu thì mục tiêu nào dễ nhắm đến hơn là Chợ Lớn, thủ đô của người Tầu ở Việt Nam.

Phải nói ngay dù VN bị chia làm hai, nhưng cả Bắc lẫn Nam đều có kỳ thị người Tầu, nhiếu nhất là ở miền Bắc. Khi có chiến tranh Trung-Việt năm 1979, dĩ nhiện người Tầu ở VN, hay ở miền Bắc là đối tượng nặng nhất của chính sách bài Hoa. Dù hai nước CS Trung-Việt, là đồng chí, song các đồng chí VN không ưa gì các đồng chí Trung Cộng. Mặc dầu có 16 chữ vàng hay bốn chữ tốt, là chính sách ngoại giao với nhau, nhưng thực tế Việt Cộng còn dị ứng Trung Cộng rất nhiều, vì có chính sách đối xử tống khứ người Hoa. Còn ở miền Nam, nếu có đố kỵ thì cũng giữa hai sắc dân với nhau thôi, chính quyền miền Nam không có chính sách bài Hoa. Do đó, mãi cho đến thời Nguyễn văn Thiệu, người Tầu đã len lỏi vào các cơ quan công quyền ta, ngay cả quốc hội nữa. Vì chiến cuộc, ai có tiền, không kể người Hoa mà không tìm cách vảo những đơn vị, nha sở an toàn, nhất là ở Saigon hay các tỉnh. Khi còn ở đơn vị tại Saigon, tôi đã có những đồng đội đọc tên lên là thấy sặc mùi chệt như Lý Tô Háng, Mã Quang vv... Thậm chí lên đơn vị mới ở Dalat, chúng tôi cũng thấy những sĩ quan gốc Chợ-lớn, mà không phải là nơi kham khổ nguy hiểm gì, vì là đơn vị không tác chiến, nhưng lại lọt vào làm ở thư viện, thời loạn, ai bảo những chỗ đó không an toàn, trừ một lần Dalat bị pháo kích các tuyên uý Phật Công giáo vv ... đều lãnh thẹo.

Chuyện bên lề là các tuyên uý Công giáo đang nằm núp thị bị các tuyên uý Phật giáo chạy pháo kích nằm đè lên. Sau "cơn binh lửa" các "ngài" mới tâm sự là lúc biến có những tấm bia đỡ đạn, muốn gì hơn? Trở lại chuyện Ba Tầu Tự Sự, chống hay kỳ thị Tầu có từ nguồn gốc của một ngàn năm đô hộ giặc Tầu. Ngay từ lúc còn nhỏ tôi thường nghe người lớn nói về hoạ xâm lăng. Đó chẳng qua là bản năng tự vệ của một nước nhỏ nằm sát một nước lớn. Vì thử năm ngủ cạnh con voi, không cảnh giác là trông thấy ... ông bà ông vải rồi.

Sự khác biệt giữa di dân Tầu và Việt Nam, trước hết là nước Tầu đông dân có nạn tha phương cầu thực là sự bó buộc. Còn người Việt Nam không có truyền thống tha phương, nhiều lắm là cuộc di cư từ Bắc vào Nam, nhưng vẫn chỉ trong vòng biên cương của đất nước.

http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/san-kich-tet-ron-tieng-cuoi-2009012111210727.htm

Ảnh minh họa, trích "Sàn kịch Tết: Rộn tiếng cười" của nld.com.vn
Nghệ sĩ Hữu Châu và Vũ Đình Toàn trong vở "Quan thích... làm quan"

Cũng phải đồng ý, là người Tầu tha phương cầu thực rất chịu khó kiếm sống, và họ buôn bán ở khắp nước Việt, thượng vàng hạ cám, cái gì làm để sống được là họ làm. Ngược lại người Việt vốn coi thường chuyên buôn bán, do tâm trạng thích làm quan (để cả họ được nhờ!), nhiều nhất là làm công chức, quan quyền, và nắm những chức vụ như thế, rất dễ cho người Tầu mua chuộc. Nên không ngạc nhiên gì khi thấy người Tầu mua chuộc được từ cao xuống thấp. Vì họ làm ra tiền, lấy tiền mua chuộc, rồi lại trả cho họ những số tiền phải đóng hụi chết ... Chẳng qua do luật pháp của nước ta, nhất là miền Nam nhiều sơ hở và lỏng lẻo, nên có người bán đương nhiên có người mua. Là định luật cung cầu mà thôi.Hơn nữa ai không dám bảo có tiền mua tiên cũng được? Nhưng cũng nên trở lại chính sách thực dân của người Pháp ở VN. Trừ nước Lào mà số dân chúng không đáng kể, còn Việt Nam và Campuchia có số dân đông phải cảnh giác. Nên Pháp khuyến khích vùng Chợ Lớn phát triền, mạnh trong khi ở Pnom Penh (?) Pháp để một cộng đồng Việt Nam cũng chẳng khác gì Chợ lớn. Tuy cùng là hai sắc tộc thiểu số, nhưng cùng sinh tồn giữa những người khác giống, nên phải cộng tác với Pháp và cần sự bảo đảm cho đời sống của họ, khi biết trông cậy ai ngoài Pháp.

Đa số dân Tầu sang Việt Nam tha phương cầu thực phải làm ăn lam lũ, vì mưu sinh, họ chấp nhận gian lao, và muốn vào làm công nhân viên chính quyền, nếu có một số rất ít, còn phần nhiều phải tự lực cánh sinh. Từ căn bản đó họ vùng lên và trở thành đoanh nhân, dần dần năm giữ hết những nguồn kinh tế của Việt Nam (như VNCH) là các đặc quyền về lúa gạo. Dịch vụ buôn bán từ trên xuống dưới hay ngược lại, bởi vì chằng có cách nào khác. Mấy ai trong họ trở thành Phan Thanh Giản hay Trần Tiến Thành? Dù sau này có ông Trần Thành, một bang trưởng (?) chợ lớn, khai thác đối nghich giữa tướng Kỳ và tướng Thiêu đã công khai bỉ mặt tướng Kỳ bằng cách ủng hộ tường Thiệu. Một bằng chứng rõ ràng của một cách "chia để trị" trong chính trường miền Nam. Mà cũng do ông Kỳ bốc quá, như vụ Tạ Vinh, mà hai ông bà xuất hiện tại toà án để làm áp lực trước cho bản án tử hình. Bản án bị phản đối của Giáo hoàng La mã, Đài loan và cộng đồng Tầu khắp thế giới, và đó cũng là một thất bại của ông Kỳ khi bị tẩy chay của quá nhiều nơi, mà công luận lên án việc tử hình có sắp đặt, nhưng không có kết quả.

Cách hành xử như vậy là một hình thức bài Hoa tiêu cực, đến sau này khi các thủ hạ của ông Kỳ bị trực thăng bắn lầm ở trường Tiểu Học Chợ Lớn, số phận chính phủ của dân nghèo đã chấm hết từ đó. Ông Kỳ cũng như ông Thiệu hay các chính quyền trước đều không có căn bản (Đầu phiếu) của quốc dân, nên sự sắp đặt của CIA là chủ yếu, khi không còn nữa, các chính phủ do CIA bầu đều không trụ, nhất là chính quyền Nguyễn văn Thiệu, còn ai hơn phó đại sứ trùm CIA ở Saigon la Thomas Polgar, triệt để ủng hộ, nhưng chính sách Mỹ thay đổi, Polgar chỉ còn một cách là khuyên tướng Thiệu từ chức. Điều nổi bật nhất của bài viết là người Tầu không chia phe nhóm của Tầu CS hay Tầu quốc gia, mà chỉ có một loại người Tầu rất hãnh diện về một nước Trung Hoa tuyệt vời của họ.

Trong khi đó người Việt Nam ở hải ngoại nhất định cố chấp chống Cộng "chết bỏ" .Bất cứ cái gì của VN ngày nay còn CS là xấu phải huỷ diệt đi (bằng cách nào, triệt để chống Cộng như bà SGN sao?) Người Việt hải ngoại nhất là ở Mỹ chia rẽ cùng cực. Nhân lực không có, quân lực không có, tài lực cũng không có luôn. Nên chỉ còn bài quốc ca và quốc kỳ, chỉ là nhiều khi bám chặt lấy, chẳng qua, chỉ là chiến thắng rỗng (hollow victory). Chưa đánh đã thua, nên chỉ còn ồn ào bốc đồng, mà vu cáo chụp mũ của bà HDT cho tờ NV đã đánh dấu một biến chuyển lớn, nghĩa là đến lúc, dù đã chậm, phải thay đổi con bài chụp mũ, mà cũng đồng hành với đồng bào đông đảo về thăm quê hương cũng như gởi đô-la về nữa. Đó chính là sự tiếp sức nuôi dưỡng tổ quốc Việt Nam hữu ích nhất, thiết thực nhất, hơn là chống Cộng bằng mồm. Khi ngay cả bà KHG/DNA dậy bảo phải bảo vệ chính nghĩa quốc gia, mà có lẽ bà cũng chẳng biết chính nghĩa quốc gia là gì? Nên kêu gọi của bà cũng chỉ là tiếng loãng đi trong sa mạc của sự thờ ơ lãnh đạm!

caohuutam1939@g,ail.com

2. ___________________________

Subject: Góp ý với bài Ba Tầu tự sự - 40 năm nữa cũng không khác gì đâu
From: "Tam Cao" <caohuutam1939@gmail.com>
Date: 2/23/15 9:45 pm

Đầu bài tác giả Arjen Nguyễn đã viết về sự kỳ thị người Tầu" của người VN băng cách gọi miệt thị nào là "thằng Chệt" hay "ba Tầu". Đúng vậy, sự kỳ thị đã có từ lâu, ngày từ khi các người VN đã kêu gọi đả đảo hàng hoá Tầu, không biết rõ từ bao lâu, nhưng trước thế chiến II. Đương nhiên là do sự ghen ghét và ghen tức so với sự thành công của người Tầu (nhất là đối với Chợ lớn), hoặc các nơi nào khác. Thật vậy, người Tầu không làm quan chức hay các công chức, nên đường quen thuộc của họ là kinh doanh. Vì thế chúng ta thường nghe nói phi thương bất phú.

Vấn đề là chống Tầu không phân biệt Cộng sản hay Quốc gia, và điều đó như ngấm vào xương tuỷ người Việt. Vì khi nói đến họ liên tưởng đến thời thuộc Tầu cả ngàn năm. Hơn nữa, có thể cùng chung nền văn hoá Á Đông, cùng chung đạo ông bà tổ tiên, rất kiêng kỵ việc giết người, đứng đầu trong ngũ gới của Phật giáo, nên chúng ta không có nạn diệt chủng như cáp duồn của Cam-bốt.

Đương nhiên người Tầu biết thứ tự công dân hạng hai của họ, vì hiển nhiên họ không phải là đa số VN. Những lý do của sự tập trung Hoa kiều ở Chợ lớn có nguyên nhân là thực dân Pháp muốn đặt một số đông dân Tầu trước cổ họng Saigon. Chẳng khác gì họ đã để một cộng đồng người Việt ở Phnom Penh (Cam-bốt). Trong thời Pháp hay Ngô đình Diệm, người Tầu Chợ lớn mua hết tất cả độc quyền, và khi họ hối lộ cho các tham quan VN, các quan chức VN biết chắc họ không bao giờ bị lộ ra. Coi như ăn hối lộ rất an toàn, thiệt hại là dân VN, vì người Tầu cộng số tiền hối lộ với tổng số tiền kinh doanh và dân VN chia số tiền hối lộ đó tính trên đầu người. Ngay cả khi ông Ngô đình Diệm ký sắc lệnh cấm 11 nghề người Tầu cũng không được làm. Họ vẫn làm vì căn cước mang tên VN của họ, không làm thay đổi máu Tầu của họ, và mãi đến sau này, người Tầu ở VN nổi tiếng là mua chuộc được từ dưới lên trên. Đúng ra là mua bên trên, chứ bên dưới chẳng có gì phải mua.

So sánh khắc biết một trời một vực là người Tầu sang VN phải lam lũ lao động, đi nhặt ve cai hay buôn bán vặt. Trong khi người VN sang Mỹ, là con số lớn nhất từ trước đến nay, được nước Mỹ giầu có với chế độ an sinh rộng rãi trợ cấp, nên số người Việt không đi làm mà ăn trợ cấp thoải mái hơn.

http://diendancuachungta.com/2014/04/11/cong-dong-nguoi-viet-hai-ngoai-bieu-tinh-phan-doi-ket-nghia-voi-tp-nha-trang-vi-vi-pham-nhan-quyen/

Một nhóm người Việt biểu tình phản đối kết nghiã với TP Nha Trang. Ảnh diendancuachungta.com

Vì vô công rỗi nghề, không vất vả đổ mồ hôi nên họ đâm ra chống đối nhau. Và lá bài thấp nhất là chụp mũ CS, hay chê bai nước VN đủ các thứ tội, nghĩa là dù họ thấy thế nào khi về nước, nhưng ở ngoài họ vẫn phải chống đối và không gì dễ hơn là vu khống VC, như nhà báo nối tiếng HDT vu khống ls Phan H. Đ., là có tiền của VC để đúng tên tờ báo Người Việt. Cũng thế, bà mang đời tình ái của bà Hoàng V., ra bới móc, dù điều đó chẳng ăn nhằm gì với việc bà chống Cộng, mà lại chống triệt để đồng hành với 30 hội đoàn, mà chính bà cũng không biết thực lực, thực chất và khả năng tụ tập hay tài chánh, cho nên bà chỉ cần số nhiều càng đông càng vui (the more the merrier).

Đúng như bài viết của Arjen Nguyễn, hình như người Việt chỉ muốn vùi dập tổ quốc của họ, trong khi người Tầu không có. Thậm chí các thương buôn về kinh doanh tại các thủ hú khác nhau bên Tầu đã được bảo đảm: "hãy yên tâm, nếu chính phủ quịt, chúng tôi vẫn chịu trả như thường." Một việc người Việt hải ngoại không có, bất cứ ai về VN hay làm ăn buôn bán đều bị chụp mũ CS và dùng mọi ngôn ngữ tồi tệ bệ rạc nhất để chửi, vì vốn liếng của họ không có, nên con đường cùng là chụp mũ thôi. Khi nói đến các tiệm Tầu so với tiệm VN, thì tiệm Tầu sống còn, còn tiệm VN bị dẹp tiệm. Vì không có thống kê chính xác, nên không biết biết bí ẩn bên trong. Sự thật thì người Tầu có vốn hơn, hay họ có những thủ đoạn nào của giới con buôn, mà chúng ta không biết. Nhưng chỉ có tiệm Tầu là lấn đất và tiệm Việt Nam bỏ chạy.

Còn nói về mối thù chung, thì dân Tầu Chợ lớn hay dân ta đều gánh chung số phận, hoặc người Tầu chịu khổ hơn vì họ là mục tiêu trước mắt và họ có tiền mua chuộc. Chung chung với mấy đời ở VN, người Tàu đã bám rễ, những kêu than khi có nạn trục xuất người Hoa, người Hoa về nước đã bị mang đi làm còn lam lũ hơn khi ở lại VN. Họ bị tung đi các miền hẻo lánh như Tân Cương, Tây tạng, Mông Cổ vv... vì dân Tầu ở chính quốc cũng vấp phải cạnh tranh, còn dân mới hồi cư về tổ quốc họ cũng chẳng khác gì người ngoại quốc trên quê hương họ, hay còn tệ hơn! Người Việt chưa bao giờ di cư ra ngoài nhiều như sau 1975, mà đa số lại ở nước Mỹ. Còn như ở Pháp, Úc hay Âu châu mực sống kinh tế đều cao, và cứu trợ gia đình nhiều người, có thể không muốn đi làm, hay dành dụm đủ tiến vốn ra mở tiệm buôn v.v. ... khác xa với người Tầu sang VN phải lao động lam lũ.

Thật ra không biết chính quyền VN hiện nay đối phó với Trung quốc ra sao, nhưng dòng máu bài Tầu có cả ngàn năm, không dễ phai nhạt trong huyết quản.. Chính quyền có thể làm luật cấm đoán, ngăn chặn, nhưng tình cảm yêu ghét không làm thành luật được.

Năm 1979, Đặng Tiểu Bình gây chiến dậy cho VN một bài học, hai bên đều kịch liệt giết nhau, mỗi bên đều mất ngang nhau 60,000 lính chưa kể nạn nhân chiến cuộc hai bên, chậm chân bị kẹt giữa hai làn đạn. Có một điều là về ngôn ngữ, miền Nam và miền Bắc khác nhau rất xa. Nếu miền Nam còn dùng chữ Hán việt thì miền Bắc đã dùng tiếng Việt chay. Tỷ như miền Nam dùng "quốc gia", miền Bắc dùng chữ "nhà nước" hay "nhu liệu" là "phần mềm" của Hanoi.vv ... Dù sao cũng là làm giầu cho ngôn ngữ VN. Dần dần đường ranh sẽ mất đi, mà chúng ta có thêm từ ngữ mới cho tiếng Việt!

Đã bốn mươi năm qua, chúng tôi thấy người CS hay người quốc gia không còn nữa, mà chỉ còn người Việt Nam thôi. Đó mới là thống nhất và hoà bình.

Thẹn non sông rửa sạch lầu lầu!

caohuutam1939@gmail.com

3. ______________________

Subject: Kính gởi cụ Góp gió - ý nghĩ "lá rụng về cội" linh thiêng lắm cụ ơi!
From: "Tam Cao" <caohuutam1939@gmail.com>
Date: 3/24/15 10:27 pm
To: "Gop gio" <gopgionews@yahoo.com>

Khi viết cái thư vừa rồi, tôi biết sẽ có nhiều phản ứng khó chịu. Tuy nhiên tôi chỉ có một tâm tư là sự thật, không chối cãi, là đất nước đã có hoà bình và thống nhất. Tôi đã về nước nhiều lần và rõ ràng là trăm nghe không bằng một thấy. Nhiều người vẫn còn hận CS, vì coi như họ xâm lăng miền Nam. Nhưng người trong một nước không thể xâm lăng nhau được, và bên nào được, bên nào thua, hoàn toàn ở ngoài tầm tay hay phản ứng của mỗi cá nhân chúng ta, như trường hợp của cụ và của tôi.

Tình trạng đất nước có thể còn nhiều điều mà người ta không vừa lòng, nhưng không thể đi hia bẩy dậm được. Ít ra 40 năm qua, chúng ta không còn nội chiến nữa, đồng bào cùng máu mủ không còn gây chiến với nhau và nhất là không còn nạn đói nữa.

Ở bên Mỹ, chúng ta được sống đầy đủ dư thừa, nên rất dễ buộc tội chế độ hiện nay. Nhưng một câu hỏi là nếu ở trong tay chúng ta, chúng ta đã làm được gì? Nhất là lúc này đều mang thân phận của những kẻ lưu đầy xa xứ! Vì thế chẳng biết nói sao để vui lòng cụ, nhưng chỉ xin bầy tỏ tấm lòng là mỗi cá nhân chúng ta quá nhỏ bé trước thời cuộc. Người hải ngoại hay người trong nước cũng đều chung một tâm trạng là không làm được gì khác hơn. Vì vậy tôi bỏ qua việc trách mắng chế độ, vì chẳng những vượt khỏi tầm tay của chúng ta.

Hiện nay chúng ta đều cùng xa quê hương đất nước, suy tư thật như bão tố, nhưng bình tâm thật sự chúng ta đều bất lực trước thời cuộc. Bốn mươi năm qua, biết bao bạn hữu của tôi đều nói lời vọng động, song trên thực tế, họ đều là những kẻ xa quê hương tổ quốc.

Văn hào Chateaubriand nói, mỗi người xa quê hương đều mang theo đôi chân mình tình yệu thương tổ quốc, nhưng đó chỉ là cảm tình lưu luyến theo mỗi bước chân lưu vong thôi, mà thực tế không làm được nên chuyện gì hết.

Không lẽ đã 40 năm mà chúng ta chỉ nghe những hô hào lật đổ chính quyền, và tôi dám nói 40 năm nữa cũng không khác gì đâu, vì tình trạng của chúng ta là "năm cha ba mẹ". Cụ có thấy đã tụ họp được bao nhiêu nhân lực chưa? Có quyên góp được bao nhiêu tiền chưa hay lại vào túi riêng của mặt trân như đã xẩy ra. Trong khi đồng bào gởi tiền vầ cho thân nhân bằng cón số chóang váng, Vê thăm bằng con số chóng mặt. Vậy phải hỏi bằng cách nào chúng ta động viên được con số kỳ diệu như thế! Cụ biết là không làm được. Tôi biết là không làm được, Vì vậy tại sao chúng ta cứ buông thả cho giấc mộng Nồi Kê Chưa Chín?

Hẳn cụ cũng thấy như thế rồi! Để nói chắc, như đinh đóng cột, là cụ tôi và đa số lưu vong không làm gì nên chuyện đâu. Nếu không về thì chôn thân nơi đất khách, dù gọi là đất tạm dung. Nếu về, ở tuổi già, là lá rụng về cội, còn hạnh phúc nào hơn lúc cuối đời được chôn thân nơi quê cha đất tổ. Ý nghĩa của lá rụng về cội linh thiêng lắm cụ ơi!

Tôi xin xác nhận dẫu tôi có ủng hộ chế độ này, chắc gì họ đã cần tôi. Còn nếu tôi âm mưu đánh phá chế độ, (như thế nào?) tôi sẽ làm được gì? Cụ biết câu trả lời rồi phải không thưa cụ!

Kính chào cụ, và kính chúc khoẻ mạnh luôn.

caohuutam1939@gmail.com

______________________

Phụ đính:

Ba Tàu Tự Sự

40 Năm Hải Ngoại Được Mất Những Gì?

Arjen Nguyen

http://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=6283