●   Bản rời    

Giáo Hoàng và Bờ Vực Thẳm

Giáo Hoàng và Bờ Vực Thẳm

The Pope and the Precipice

Ross Douthat

Nguyễn Ri dịch

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgN/NguyenRi_04.php

29-Oct-2014


Ross Douthat

Để nắm bắt các lý do sự kiện tại sao những biến cố trong tháng này ở Rome – các Hồng Y thù nghịch công khai, văn bản lưu hành và sau đó vất bỏ - rất đáng ghi nhận trong bối cảnh lịch sử Thiên Chúa Giáo hiện đại, chúng ta cần hiểu một số khía cạnh thực tiễn của học thuyết Giáo Hoàng không thể lầm lẫn.

Trên giấy tờ, học thuyết đó có vẻ trao quyền lực phi thường cho Giáo Hoàng – bởi vì ông ta không thể sai lầm, Công Đồng Vatican I tuyên bố vào năm 1870, khi ngài "định nghĩa một học thuyết nào liên quan đến đức tin và đạo đức phải được Giáo Hội nắm giữ."

Dù vậy, trong thực tế, nó có những giới hạn hữu hiệu trên quyền lực của Giáo Hoàng.

Những giới hạn này được thiết lập, một phần bởi sự khiêm tốn của con người bình thường: "Tôi chỉ không sai lầm nếu tôi nói không sai lầm, nhưng tôi sẽ không bao giờ làm điều đó", Giáo Hoàng Gioan XXIII đã nói như vậy, theo tường thuật. Nhưng chúng cũng được thiết lập bởi sự trói buộc vào sức mạnh của học thuyết hiện hành, mà một Giáo Hoàng không thể đảo ngược hay mâu thuẫn mà không cần chứng minh chính văn phòng của ông, có thể sai lầm – thực sự hủy hoại chính cái thẩm quyền mà các quyết định của Giáo Hoàng dựa vào đó.

Bởi vậy, không có gì lạ, các giáo hoàng thường rất cẩn thận. Hai chuyện xảy ra mới nhất, khi một vị Giáo Hoàng định nghĩa giáo lý đức tin, về một chủ đề - sự thánh thiện của Trinh Nữ Maria – mà một số ít người Thiên Chúa giáo mộ đạo đã nghĩ là đáng tranh cãi. Trong thời đại mới đây của cuộc cải cách giáo hội sâu rộng, Công đồng Vatican II, các Giáo Hoàng không còn là thủ lãnh trí tuệ, và các cuộc tranh luận của hội đồng - trong lúc gay cấn - đã hướng sự đồng thuận (có Giáo Hoàng chấp thuận) là: Các văn bản có vẻ như phát triển về học thuyết, về tự do trong tôn giáo và Do Thái giáo, được thông qua với ít hơn một trăm phiếu bất đồng trong tổng số hơn 2.300 lá phiếu.

Nhưng một cái gì đó rất khác thường đang xảy ra dưới triều đại Giáo Hoàng Francis. Trong lời nói và cử chỉ của ông ta trước công chúng, qua những người ông ta được cất nhắc, và các cuộc tranh luận ông ta được khuyến khích, Giáo Hoàng này đã nhiều lần báo hiệu một mong muốn phải suy nghĩ lại các vấn đề mà giáo ly Thiên Chúa rõ ràng căng thẳng với đời sống xã hội phương Tây - quan hệ tình dục và hôn nhân, ly dị và đồng tính luyến ái.

Giáo Hoàng Francis và Hội Đồng các Giám Mục trong phiên họp về gia đình tại Vatican tháng mười 9, 2014 (CNS ảnh / Paul Haring)

Và trong Thượng Hội Đồng về chủ đề gia đình, kết thúc một tuần trước đây tại Rome, các giám mục phụ trách điều hành – Những người được lựa chọn cẩn thận bởi Giáo Hoàng - chính thức đề xuất sự tái xét lại , ban hành văn bản cho thấy sự thay đổi tổng quát trong thái độ của giáo hội đối với các mối quan hệ ngoài hôn nhân và một sự thay đổi cụ thể, chấp nhận ly dị và tái hôn, được chịu phép bí tích, điều đó xung đột mạnh với lịch sử giảng dạy của giáo hội về hôn nhân bất khả phân ly.

Từ đó bắt đầu có sự hỗn loạn. Các báo cáo từ bên trong Thượng Hội Đồng có một cảm giác thời trung cổ - các chức sắc giáo hội nhiếc móc nhau, tung các cáo buộc gây ảnh hưởng, các cuộc nổi loạn bắt đầu sôi động. Bên ngoài ngưỡng cửa đạo Thiên chúa giáo, các sự rạn nứt đã được phơi bày: về tính cách địa lý (các vị người Đức kình chống các vị Phi Châu, Ba Lan kình chống Ý), tính cách thế hệ (thế hệ những năm 1970 tìm cách thích hợp với văn hóa bảo thủ, và giới trẻ hơn,thời đại Gioan Phaolô II tìm cách chống lại truyền thống) và trên hết là về thần học.

Cuối cùng, những đoạn gây tranh cãi trong bản văn đã lùi bước. Dù vậy, thay vì đồng thuận theo phong cách của Vatican II, thượng hội đồng lại chia rẽ, với một số lượng lớn bỏ phiếu chống lại thậm chí đối với ngôn ngữ nhẹ nhàng hơn chung quanh vấn đề ly dị và đồng tính luyến ái. Một số trong các lá phiếu đó thể là do những người cấp tiến bị thất vọng. Tuy nhiên, hiệu quả là nhiều người khác bỏ phiếu chống lại Giáo Hoàng.

Trong tuần kể sau đó, nhiều người Thiên Chúa Giáo đã làm nhẹ sự gay gắt của những gì đã xảy ra, hoặc giảm thiểu vai trò của Giáo Hoàng. Người bảo thủ đã nghĩ rằng các nhà tổ chức hội nghị đã gian xảo bằng một cách nào đó, rằng quan điểm riêng của Giáo Hoàng FrancisFrancis đã không được thảo luận, rằng các tín hữu chính thống không nên lo lắng. Nhiều người Thiên Chúa Giáo theo khuynh hướng tự do đã lập luận rằng thực ra không có sự hỗn loạn - chỉ là cuộc tranh luận phóng túng, theo kiểu Dòng Tên mà Francis đã kỳ vọng - và rằng Giáo Hoàng chắc chắn không có gánh chịu thất bại gì đáng kể.

Không có lý luận nào thuyết phục. Vâng, Francis đã không đảm đương một vị trí chính thức nào về các vấn đề hiện đang tiến hành. Nhưng tất cả việc làm của ông hướng tới đổi thay- và nó đơn giản là bất chấp sự tin tưởng rằng người được Giáo Hoàng bổ nhiệm có thể khởi xướng các vấn đề gây tranh cãi mà không có sự đồng ý của Francis.

Nếu đúng như vậy, thượng hội đồng phải được hiểu như là một ngụ ý khiển trách đến địa vị Giáo Hoàng. Giáo Hoàng mong muốn có các hành động này, các nhà quản lý thượng hội đồng đề nghị như vậy. Với những gì Giáo Hội đã luôn luôn dạy, nhiều người tham gia thượng hội đồng đáp lời, Giáo Hoàng và chúng tôi không thể.

Rốt cuộc, câu trả lời của phe bảo thủ có biện luận hay hơn... Không nhất thiết về mọi vấn đề: lấy ví dụ, thái độ của giáo hội đối với người đồng tính Thiên Chúa giáo, thường là trừng phạt và hận thù hơn, so với phương pháp mục vụ dành cho những sự luyến ái khác giống, đang sống trong những tình huống mà giáo hội cho là tội lỗi, và rõ ràng là có những cách Giáo Hội có thể tỏ ra hiểu biết thông cảm hơn về thánh giá (gánh nặng) mà các tín đồ đồng tính Thiên Chúa Giáo phải mang.

Nhưng đi xa hơn sự đón chào các mối quan hệ ngoài hôn nhân nói chung, như các văn bản của Thượng Hội Đồng dường như đang làm, có thể mở ra sự khác biệt giữa sự giảng dạy chính thức và thực tế ngoài đời quả là quá rộng lớn khó mà duy trì. Còn về phép Thánh Thể cho người tái hôn, sự việc không thể tranh cãi được.

Giáo hội Thiên Chúa giáo đã sẵn sàng để mất vương quốc Anh, và mở rộng tới thế giới nói tiếng Anh, chỉ vì nguyên tắc là cuộc hôn nhân đầu tiên mới có giá trị, còn lần thứ hai là ngoại tình, một trường hợp bắt nguồn từ những lời của Chúa Jesus. Để thay đổi về vấn đề đó, cho dù vấn đề đó được diễn đạt như thế nào, sẽ không được triển khai; nó sẽ là sự mâu thuẫn và đảo ngược.

Sự đảo ngược đó sẽ đặt Giáo Hội trên bờ vực thẳm. Dĩ nhiên nó sẽ được chào đón bởi một số người Thiên Chúa Giáo tiến bộ và báo chí thế tục ca ngợi. Nhưng nó sẽ làm các giám mục của giáo hội và nhà thần học ở vào vị trí không thể cai quản hay chống đỡ, và nó sẽ gieo hoang mang trong tín đồ chính thống của giáo hội - khuyến khích nghi ngờ và bỏ đạo, tin tưởng vào tiên tri tận thế và hoang tưởng (xin nhớ có một vị giáo hoàng khác vẫn còn sống!) Và thậm chí là ly giáo.

Đúng là những tín đồ đó là thiểu số - đôi khi một thiểu số nhỏ - trong số tự xác định là người Thiên Chúa Giáo ở phương Tây. Nhưng họ là những người đã thực hiện nhiều nhất để giữ cho Giáo Hội sống còn trong thời đại Giáo Hội suy thoái: những người đã đặt cả năng lượng, thời gian và tiền bạc trong một thời đại mà Giáo Hội được nhuộm bởi bê bối, người đã phải vật lộn để nuôi sống gia đình và sống theo đòi hỏi của Giáo Huấn, người đã tham gia vào chức linh mục và đời sống tu trì trong một thời đại khi những ơn gọi không được vinh dự như trước đây. Họ đã giữ được đức tin trong bối cảnh vô đạo đức của các nhà lãnh đạo của họ; họ không đáng chịu một sự phản bội thần học.

http://static01.nyt.com/images/2014/10/26/sunday-review/26ROSS/26ROSS-articleLarge.jpg

Đó là lý do tại sao Giáo Hoàng này có động lực để bước trở lại từ bờ vực – như lời phát biểu bế mạc của Ngài tại Thượng Hội Đồng, với mục đích là sự cân bằng giữa các phe phái của giáo hội.

Francis lôi cuốn, nổi tiếng, được yêu thương. Cho đến thời điểm này, ông đã phải đối mặt với những lời chỉ trích mạnh mẽ chỉ từ truyền thống ngoại vi của giáo hội, và sắp đặt để đoàn kết hầu hết người Thiên Chúa Giáo trong sự ngưỡng mộ đối với sứ vụ của mình.

Có nhiều cách mà Giáo Hoàng có thể cải cách Giáo hội mà không đụng đến tín lý, và con đường Giáo Hoàng có thể khai phá (thí dụ cụ thể, cải cách hủy bỏ hôn ước) có thể sẽ mang nhiều người trở lại các phép bí tích mà không có một cuộc khủng hoảng nào. Ông có thể là, như ông rõ ràng muốn, một Giáo Hoàng tiến bộ, một Giáo Hoàng của công bằng xã hội - và ông  ta không phải phá vỡ Giáo Hội để làm điều đó.

Nhưng nếu như ông ta lựa chọn con đường nguy hiểm hơn - nếu ông tái phân công các nhà phê bình tiềm ẩn trong hệ thống, nếu như ông sắp xếp cho thượng hội đồng kế tiếp bằng những người ủng hộ một sự thay đổi sâu rộng - khi đó những người Thiên Chúa Giáo bảo thủ sẽ cần phải mở mắt để hiểu tình thế.

Họ chắc chắn có thể tồn tại qua sự mâu thuẫn này trong niềm tin rằng Thiên Chúa quan phòng Giáo hội. Nhưng họ có lẽ nên xem xét khả năng rằng họ có một vai trò phải làm, và rằng ông Giáo hoàng này chỉ có thể được bảo toàn khỏi lỗi lầm nếu Giáo Hội chống lại ông.

Nguyễn Ri dịch

Nguồn http://mobile.nytimes.com/2014/10/26/opinion/sunday/ross-douthat-the-pope-and-the-precipice.html?_r=1 OCTOBER 25, 2014 

__________________

Các bài của Nguyễn Ri: link http://sachhiem.net/TONGIAO/tgN/ListRiNguyen.inc.php