Ngắn Gọn Về Thầy Thông Ngôn Trương Vĩnh Ký
Nguyễn Thái An
http://sachhiem.net/LICHSU/N/NguyenThaiAn04.php
11-Aug-2014
LTS: Thỉnh thoảng trên siêu chợ mạng lại có trưng bày một sản phẩm "sính Tây". Sính Tây có nhiều cách, như sính nhạc cổ điển, sính thời trang thanh lịch, sính điện ảnh,... chẳng có gì là tội cả. Nhưng có loại sính những người hoạt động đắc lực cho Tây, nói một cách không đẹp là "nô lệ", đó mới là chuyện. Thời Pháp, giới "thầy thông ngôn" là một trong những giới quan chức có nhiều "hoàn cảnh tốt" để làm "nhiều việc xấu" với dân tộc đàng sau những thành tích "mở mang khai trí". Việc vinh danh những người này, ngoài thế lực, dòng dõi, gia tộc, còn được tăng cường bởi những người có liên hệ tinh thần như học sinh của trường hay đồng đạo với họ, hoặc những "nhà nghiên cứu" trong hoàn cảnh không đủ sách vỡ, tài liệu.
Phải chăng người Pháp là quan khách chính
trong lễ khánh thành tượng Pétrus Ký?
Ngày nay với phương tiện tiếp cận các dữ liệu dễ dàng, tác giả Bùi Kha đã lên tiếng xác nhận và chứng minh những trường hợp Việt gian bằng những bài viết bất khả phủ bác (*). Nhưng số người lợi dụng những từ ngữ "đổi mới", "hòa giải" để tân trang các hình tượng này đương nhiên là không ít, vì những lý do kể trên. Trở về tình trạng ảnh hưởng thế lực thời thuộc địa chăng? Dù sao cũng có người không thể im lặng được nữa. Và đây là trường hợp Giáo sư sử học Nguyễn Thái An (xin xem tiểu sử ở bài "Hành Trình Đi Tìm Ông Trương Vĩnh Ký"). Ông gửi ra bài viết ngắn gọn này sau khi đọc bài Pétrus Trương Vĩnh Ký gửi ra diễn đàn thư tín. (SH)
Từ ngày Quan Lớn về Tây,
Cô Ba ở lại lấy Thầy Thông Ngôn.
(Ca Dao Miền Nam)
Ông Trương Vinh Ký làm thông ngôn cho người Pháp:
1. Lần thứ nhất : Hoà Ước 1862,
Ông T.V.Ký ở trong phái đòan Pháp đối mặt với ông Phan Thanh Giãn và Lâm Duy Tiếp của Triều đình VN. VN phải mất 3 tỉnh Miền Đông Nam Kỳ cho Pháp,
2. Lần thứ hai: Đi Pháp năm 1863,
Ông cầm đầu 1 phái đoàn 10 người trong đó có Tôn Thọ Tường, đi Paris làm thông ngôn cho triều đình Pháp, rồi đi Madrid làm thông ngôn cho triều đình Tây Ban Nha. Cùng đi trên 1 chuyến tàu (tàu Europeen) với Phái Đoàn VN của ông Phan Thanh Giãn và Phạm Phú Thứ và do Aubaret đạo diễn. Do đó có chuyện phịa là ông làm thông ngôn cho ông Phan Thanh Giàn.
Đến Paris tháng 9 lúc đó nhà vua Pháp đang đi nghỉ hè . Cả hai phái đoàn phải ngồi chơi xơi nước .
Ông T.V.Ký có hơn 1 tháng để 'giao lưu, để móc nối, để networking với giới văn học và chính trị của Paris như Victor Hugo, như Paul Bert.. Paul Bert là một lý thuyết gia về cai tri thuộc địa.
Ông T.V.Ký được nhận làm hội viên thứ 18 của hội 'Savants du Monde - Toàn Cầu Bác Học Danh Gia' do đó T.V.Ký có danh hiệu Nhà Bác Học (Thông Thái) thứ 18. Xin thưa , đây là 1 cái hội rởm. (các bạn muốn biết thêm vê cái hội này, về các hội viên khác xin lên internet Wikipedia).
3. Lần thứ 3 với Paul Bert ở Huế 1885-1886.
Không thấy nói có giao lưu đều đặn giữa T.V.Ký và Paul Bert từ 1863 đến 1885. nhung khi Paul Bert vớ chức Khâm Sứ Trung Bắc Kỳ đến Huế để làm việc thì ông ta chọn T.V.Ký làm thông ngôn.
Các bạn có biết Paul Bert và T.V.Ký đến Huế vào dịp nào không?
Pétrus Ký trong triều phục.
Ảnh thu nhỏ của chuacuuthe.com
Xin thưa sau khi Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi làm cuộc binh biến thất bại ; họ phải bỏ kinh thành chạy ra Tân Sở (Quảng Tri). Vua Đồng Khánh được đưa lân làm vua. Ngườì Pháp can thiệp sâu đậm hơn vào chuyện triều chính VN. Họ đòi tham dự vào Cơ Mật Viện (tương tợ như Hội Đồng Nội Các thời VNCH, như Quân Ủy Trung Ương của CS). Paul Bert cần T.V.Ký làm thông ngôn ở đây . Và T.V.Ký được phong chức Tham Tá, đệ tam phẩm, tương đương với chức thứ trưởng (Bạn có thấy hình T.V.Ký mặc quần áo đại triều không?), để có đầy đủ tư cách tham dự Cơ Mật Viện.
Theo thông tin phịa thì T.V.Ký muốn tạo một sự thông cảm giữa nhân dân VN và thực dân Pháp, để người dân VN không đi theo Phong Trào Cần Vuong, Văn Thân và bọn ăn cướp Phan Dinh Phùng.
Nhưng sự gắn bó giữa T.V.Ký và Paul Bert rất ngắn . Paul Bert chết năm 1886. Nguời kế nhiệm không dùng T.V.Ký. Ông T.V.Ký phải trở về Saigon.
Họa vô đơn chí.
Người chủ cũ Pháp ở Saigon không dùng T.V.Ký nữa ; họ cần những tài năng mới, những máu mới (new blood) cho hoàn cảnh mới. Như Ngô Đình Khả (Cha của Ngô Dinh Diem), như Nguyễn Hữu Bài (Cha vợ của Ngô Đình Khôi) như Trần Văn Thông (Ông nội của bà Nhu) và Diệp Văn Cương. Và Ngô Đình Khả có đóng góp vào việc đánh dẹp giặc Phan Đình Phùng.
Có hai điều đáng ghi nhớ về T.V.Ký từ ngày về hưu cho đến khi chết:
1. Bài thơ.
“Quanh quanh quẩn quẩn lối đường quai,
Xô đẩy người vô giữa cuộc đời.
Học thức gởi tên: con mọt sách,
Công danh rốt cuộc cái quan tài.
Dạo hòn, lũ kiến mau chơn bước,
Bò xối, côn trùng chắt lưỡi hoài.
Cuốn sổ bình sanh công với tội
Tìm nơi thẩm phán để thưà khai "
T.V.Ký muốn tìm một ai để phân trần công tội?
- Nguyễn Đình Chiểu ? Nguyễn Trung Trực ? hay,
- Tổng Đốc Đỗ Hữu Phương? Trần Bá Lộc?
hay
- Chasseloup Laubat ?
2. T.V.Ký có sống những năm cuối cùng trong cảnh nghèo khó không?
Xin thưa là không. Bạn có bao giờ đến thăm ngôi nhà và cái nhà mồ ở Trần Bình Trọng- Trần Hưng Đạo lần nào chưa. Sau hơn 120 nam nó vần còn vững chắc.
Ông T.V.Ký có người con nuôi (Trương Minh Ký) có chức Đốc Phủ sứ, và nguời con ruột cũng có chức Đốc Phủ sứ. Đốc Phủ sứ là giới quí tộc mới của Nam Kỳ thời thuộc địa. Và hậu duệ như Trương Vĩnh Tống, Trương Vĩnh Lễ cũng có một đời sống rất phong lưu.
Xin hết.
PS.
1. Tôi đã chờ nhiều ngày tự hỏi xem coi có nên viết về ông T.V.Ký như đóng góp thêm cho e-mail của Bạn Lộ Công Muoi Lam. Tất cả những gì tôi viết ở trên đều được kiểm chứng từ những nguồn sử liệu vô tư. Tôi biết sẽ nhận được những lời phản bác mạnh mẽ. Xin viết những lời phản bác đó căn cứ trên những sử liệu đứng đắn.
2. Tôi có cái hân hạnh là:
-đã đến thăm sinh quán của ông T.V.Ký ở Cái Mơn,
-đã đến thăm nhà ở và nhà mồ của hai vợ chồng ở Chợ Quán, và
-cuối năm 2013 đi du lich ở đão Pinang/Penang, có đến tham tu viện công giáo College General (Seminari Tinggi Katolik).... nơi tu học của Trương Vinh Ký , Ngô Đình Khả và Huỳnh Tịnh Của (?). Tôi không có thời giờ và tư cách để xin vào thư viện nghiên cứu thêm.
Đính kèm là hình chụp trước cửa tu viện này.
Sau khi người Pháp chiếm xong Nam Kỳ thì Dòng Truyền Giáo Paris (M.E.P hay M.P) đã đem các hoạt động truyền giáo, huấn luyện linh mục về Saigon khu Luro/Cuong De/Ton Duc Thang.
3. Tôi hi vọng sẽ viết một bài về Trường Trung Học Trương Vĩnh Ký trong ngaỳ sắp tới căn cứ trên hồi ký, ký ức của Trần Thượng Thủ, của Lưu Hữu Phước, của Lưu Khôn ...
___________________
(*)
Mời đọc các bài đối luận về Trương Vĩnh Ký:
- Trương Vĩnh Ký Phản Bội Tổ Quốc, Sao Lại Gọi Là Yêu Nước? (Bùi Kha)
http://sachhiem.net/BUIKHA/BuiKha25b_TVK.php
- Hành Trình Đi Tìm Ông Trương Vĩnh Ký Nguyễn Thái An)
http://sachhiem.net/LICHSU/N/NguyenThaiAn.php
- Đắc Lộ, Trương Vĩnh Ký & Chữ Quốc Ngữ của Tác Giả Minh Vân (Bùi Kha)
http://sachhiem.net/BUIKHA/BuiKha25a.php
- Ngắn Gọn Về Thầy Thông Ngôn Trương Vĩnh Ký (Nguyễn Thái An)
http://sachhiem.net/LICHSU/N/NguyenThaiAn04.php
- Trương Vĩnh Ký, Yêu Nước? Đối Luận với ông Trần Hữu Tá (Bùi Kha)
http://sachhiem.net/BUIKHA/BuiKha19.php
- Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh Trường Kiểu Mẫu Thủ Đức Hiền tài hay Việt gian? (Nguyễn Mạnh Quang)
http://sachhiem.net/NMQ/NMQ011.php
- Đổi Mới Sử Học Không Có Nghĩa Là Tô Đen Thành Trắng (BS. Nguyễn Văn Thịnh)
http://sachhiem.net/VANHOC/N/NguyenvThinh_05.php
- "Trương Vĩnh Ký phản bội Tổ quốc, sao lại gọi là yêu nước ?"
___________________
Thư của học sinh gửi Thầy An:
- Bây giờ mới thấy đúng (Trinh Nữ Kiếm) - thư ngày 17 tháng 7, 2022
___________________
Các bài của GS sử học Nguyễn Thái An: link http://sachhiem.net/LICHSU/N/ListNTA.inc.php