●   Bản rời    

VATICAN:CH57 - Những Lợi Điểm Và Bất Lợi Của Hai Phe - Trong Cuộc Chiến Pháp-Việt 1945-1954

GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH57_Dienbien.php

11-Oct-2013

CHƯƠNG 57


Những Lợi Điểm Và Bất Lợi Của Hai Phe - Trong Cuộc Chiến Pháp-Việt 1945-1954


Những điểm lợi và bất lợi của hai phe lâm chiến là những yếu tố hết sức quan trọng để quyết định thắng bại của mỗi bên trong một cuộc chiến. Trong cuộc chiến 1945-1954, một bên là phe xâm lăng gồm có Pháp liên kết với các nhóm thiểu sô tín đô Ca-tô bản địa, tàn dư phong kiến triều đình Huế và nhóm thiều số lưu manh xu thời với danh nghĩa là các đảng phái Quốc Gia và một bên là tuyệt  đại khối nhân dân Việt Nam dưới quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh.

I.- Phe Pháp _ Vatican

A.- NHỮNG ƯU THẾ:

Qua chứng kiến trong thời đại và qua các tài liệu lịch sử nói về cuộc  Kháng Chiến Việt Nam 1945-1954, người viết nhận thấy rằng liên quân giặc Pháp - Vatican không những đã có ưu thế hơn Quân Đội Kháng Chiến về quân số, mà còn có ưu thế hơn cả về tổ chức, binh chủng, trang bị, và phương tiện.

1.- Về tổ chức.-  Liên Quân Pháp – Vatican được tổ chức hoàn hảo với  đầy đủ các quân binh chủng, không quân, hải quân, thiết giáp, công binh, truyền tin, quân vận, quân cụ, v.v.. hết sức là chu đáo.

2.-  Về trang bị.- Liên Quân Pháp – Vatican được trang bị bằng những vũ khí tối tân hiện đại vào  lúc bấy giờ do chính Pháp và Mỹ sản xuất.

3.- Về không lực, Liên Quân Pháp – Vatican có  605 phi cơ đủ các lọai như trên được tổ chức thành các phi đoàn chiến đấu cơ (F: Fighters), Oanh tạc cơ (B: Bombers), và L. 19 (thám thính cơ) trú đóng tại các phi trương Tân Sơn Nhứt (Sàigòn), phi trường Biên Hòa, phi trường Nha Trang, phi trường Đà Nẵng, phi trường Huế, phi trường Hải Phòng (Cát Bi), phi trường Hà Nội (Gia Lâm và Bạch Mai). Trong khi đó, Quân Đội Kháng Chiến Việt Nam hoàn toàn không có một chiếc phi cơ quân sự và dân sự nào cả.

C-119
Quân Pháp nhảy dù từ chiếc C-119

2.- Về hải quân, liên quân giặc có cả một lực lượng hải quân hùng hậu với 498 chiến tầu  vũ trang bằng những trọng pháo và đại liên. Một trong những chiến tầu này đã tham dự vào trận chiến đánh chiếm thành phố Hải Phòng vào những ngày 22-24/11/1946. Việc chuyển vận quân đội từ Bắc vào tham dự  các cuộc hành quân Pélican đánh vào  Khoa Trường và các khu kế cận vùn ven Biển Thanh Hóa trong những ngày 16/10/1953 - đến đầu tháng 11/1953, cuộc hành quân Atlante (20/1 -20/7/1954) ở Liên Khu V, v.v… đều do các chiến tầu của Hải Quân Pháp đảm nhận. Trong khi đó, Quân Đội Kháng Chiến Việt Nam hoàn toàn không có  một chiến tầu nào cả.

3.- Về thiết giáp binh, Liên Quân Pháp - Vatican có  binh chủng thiết giáp với nhiều tiểu đoàn thiết giáp  trang bị bằng những súng đại liên và các loại súng cối bắn trực xạ tham dự các trận đánh trong các cuộc hành quân và nắm thế chủ động trên toàn thể lãnh thổ Đông Dương trong suốt chiều dài cuộc chiến.

Xe tăng hạng nhẹ M5 "Stuart" M5 501 RCC (Chasseurs à Cheval Trung đoàn), liên kết tại Hà Nội vào năm 1946

Xe tăng hạng nhẹ M5 501 RCC tập trung tại Hà Nội vào năm 1946

Trong khi đó, Quân Đội Kháng Chiến Việt Nam   hoàn toàn không có một chiêc xe thiết giáp nào cả.

4. Về phương tỉện chuyển vận,  liên quân giặc  có rất nhiều phương tiện chuyển vận như phi cơ quân sự và  hàng không dân sự (có thể trưng tập hay sử dụng được), tầu thuyền của hải quân, hỏa xa, và quân xa để chuyển quân lính, quân lương, quân nhu, quân dụng và vũ khí. Trong khi đó, Quân Đội Kháng Chiến Việt Nam, không có gì hết. Tất cả  chỉ trông cây vào sức người khuân vác và đi bộ.

5.- Về công binh  xây cất doanh trại, thiết lập cầu đường, liên quân giặc có các tiểu đoàn công binh đảm nhiệm các công việc này với những phương tiện được cơ giới hóa và rất hiện đại. Trong khi đó, Quân Đội Kháng Chiến Việt Nam hoàn toàn không có những phương tiện như vậy, và tất cả đều được làm bằng sức lao động của bộ đội và của nhân dân trong các đoàn dân công.

6.- Về tiền lương quân lính và phụ cấp cho vợ con, quân lính và sĩ quan trong liên quân giặc được trả lương và phụ cấp vợ con hàng tháng. Tiền lương và phụ cấp vợ con của quân lính  được phân loại theo sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ. Binh sĩ là bình nhì, binh nhất, hạ sĩ  và ha sĩ nhất. Ha sĩ quan là những quân lính từ trung sĩ đến thượng sĩ nhất, và sĩ quan từ thiêu úy trở lên. Về  tiền lương và phụ cấp vợ con hàng tháng, từ hạ sĩ trở xuống tới binh nhì được trả lương ít nhất. Tuy là ít nhất, nhưng với đồng lương và tiền phụ cấp  gia đình  hàng tháng, họ cùng đủ chi phí cho cuộc sống hàng ngày một cách phong lưu.

B.- NHỮNG ĐIỂM BẤT LỢI

1.- Không có  chính nghĩa hay không có lý tưởng.-  Quân đội Liên Minh Xâm Lược  Pháp Vatican thực sự bị coi là quân xâm lăng hay lính đánh thuê. Toàn thể nhân thế giới đều lên án như vậy, ngoại trừ những tín đồ Ca-tô người Việt và bọn lưu manh xu thời giả danh là những người Việt Quốc Gia đi theo chúng.  Những người Việt Nam trong hãng ngũ Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đều bị coi là Việt gian phản quốc, hay là lính ngụy. Vì thế mà nhân dân Việt Nam rất căm thù và khinh bỉ họ.

2.- Có những hành động thổ phỉ.- Vì  không có lý tuởng và lả quân xâm lăng hay lính đánh thuê hoặc lính ngụy, quân lính Liên Minh Xâm Lược Pháp- Vatican thường có những hành đồng bắn giết người bừa bãi, hiếp dâm đàn bà con gái, đốt nhà, đốt đình, đốt chùa, phá miếu,  phá đền, cướp của, bắt gà bắt vịt của dân mang đi. Vì thế người dân gọi  chúng là lính  “bắt gà”.

3.- Không thích nghi với các vùng rừng núi. - Vì trong cậy vào sự yểm trợ của không quân và chiến tầu, vì các phương tiện chuyển vận được cơ giới hóa, cho nên quân lính Liên Minh Pháp - Vatican gặp rất nhiều bất lợi trong truờng hợp giao chiến ở những vùng rừng núi, có nhiều rừng cây (không thuận lợi cho những hoạt động của phi cơ), đường xá nhỏ hẹp, quanh co rất bất lợi cho việc chuyển quân và tiếp liệu, chỉ có suối rạch nhỏ và nông cạn không thuận lợi cho các hoạt động của chiến tầu và giang thuyền.

4.- Bất lực vào ban đêm.-  Vì là quân xâm lăng nên bị nhân dân thù ghét, Liên Quân Xâm Lược Pháp - Vatican không thể hoạt động hữu hiệu hay bất lực vào ban đêm hay khi trời tối. Từ khoảng 5 giờ chiều đã phải  co giúm lại trong thế bị động và phòng thủ.

5.- Khó có thể sử dụng lối đánh bất ngờ như du kích chiến.- Cũng vì là quân ngoại nhập, mỗi khi di chuyển, Liên Quân Pháp – Vatican dễ dàng bị các đội thám báo của Quân Đội Kháng Chiến phát hiện qua hệ thống lấy tín tức của nhân dân tại địa phương dưới sự điều khiển của điệp viên chuyên nghiệp.

6.- Bất công về lương bổng và phụ cấp vợ con.- Trong quân đội Liên Minh Thánh Pháp – Vatican được phân chia những đẳng cấp ngạch trật giống như tổ chức quân đội của các quốc gia khác ở trên thế giới, những cung cách đối xử với nhau vừa nặng tính cách phong kiến, vừa có tính kỳ thị trong quy chế lương bổng và phụ cấp vợ con.  Quy chế này vẫn còn được áp dụng trong chính quyền và quân đội miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, dù rằng trong năm 1964 thay đổi chút ít về lương bổng từ cấp ha sĩ trờ xuống, còn tất cả những tác phong phong kiến, coi quân lính dưới quyền như bọn tôi tớ hoặc gia nô hầu hạ trong gia đình vẫn giữ nguyên như trước.

Dưới đây là  quy chế lương bổng trong quân đội Liên Minh Pháp – Vatican từ năm 1948 cho đến năm 1954 và quân đội miền Nam từ năm 1954-1964: 

Từ hạ sĩ xuống tới binh nhì:

a.- Tiền lương hàng tháng: Binh nhì:  916 mỗi tháng, khấu trừ tiền cơm rồi còn được 516 đồng,  Binh nhất  lĩnh  hơn lương binh nhì khoảng 30 đồng. Hạ sĩ lĩnh cao hơn binh nhì khoảng 100 đồng.

b.- Phụ cấp vợ con:  Từ binh nhì đến hạ sĩ đồng hạng như nhau: Vợ được phụ cấp mỗi tháng 30 đồng, mỗi đứa con  mỗi tháng được 100 đồng (đồng đều). Năm 1961, một ha sĩ không quân không bị khấu trừ tiền cơm ăn trong trại, có vợ 3 con, mỗi tháng lĩnh được 1430 đồng.

Từ hạ sĩ nhất tới cấp thượng sĩ:

a.- Lương từ hạ sĩ I lên đến thượng sĩ I  độc thân (không bị khấu trừ tiền cơm)  vào  khoảng từ 2.400 đến 3.100 một tháng.

b.- Phụ cấp vợ con: Vợ được trả phụ cấp vào khoảng 400 đồng một tháng, và con từ 400 đến 600 một tháng cho một đứa con.

c.- Sĩ quan từ cấp chuẩn úy cho đến đại úy:

- Lương độc thân của sĩ quan từ cấp chuẩn úy (3.450 đồng), thiếu úy vào khỏang 3,700,   trung úy  khỏang 4,000 một tháng, và đại úy khoảng  4300 đồng một tháng.

- Phụ cấp vợ con: Vợ  sĩ quan câp uý được trả phụ cấp vào khoảng  800 đồng, và  tiền phụ cấp hàng tháng mỗi đứa con vào khoảng 600 đồng trở lên. Tiền phụ cấp cho  các con không đồng đều. Có sự khác biệt  về tiền phụ cấp giữa đứa thứ nhất và những đứa kế tiếp. Tiền phụi cấp hàng tháng của đứa con thứ ba lên tới 1300 đồng.

d.- Sĩ quan từ cấp Thiếu Tá trở lên. Trong quân đội sĩ quan cấp tá trở lên được gọi là ngạch sĩ quan cao cấp (officiers superieurs). Do đó, tất cả các khoản tiền như lương bổng hàng tháng, phụ cấp vợ con, phụ cấp vãng lai đều được hưởng quy chế cao hơn ngạch sĩ quan cấp úy. 

Tiền lương mỗi tháng cho một người binh sĩ quân dịch (trong thời ông Ngô Đình Diêm cầm quyền) được qui định theo quy chế "120 đồng, một tháng, không có phụ cấp vợ con." (Thời điểm lúc đó là những năm 1957-1960). Sau thời hạn 12 tháng, lính quân dịch được hưởng quy chế của binh nhì hiện dịch. (Nên nhớ là một tô phở lúc đó là 5 đồng, môt ly cà phê đen là 2 đồng. Như vậy, tiền lương một ngày của một anh lính quân dịch không đủ mua một tô phở.)

Qua phần trình bày trên đây, chúng ta thấy là có sự chênh lệch quá lớn về lương bổng giữa hàng binh sĩ, hạ sĩ quan và sĩ quan trong quân đội. Tại sao lại có sự bất công này? Phải chăng là do bản chất đế quốc thực dân và phong kiến mới có tình trạng này.

7.- Bất công hay bất bình đẳng trong ăn uống.- Ngoài những tệ trạng kể trên, quân đội Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican còn có tệ trạng  bất công hay kỳ thị về ăn uống nữa. Xin kể ra đây một sự thât về sự bất bình đẳng về ăn uống trong Tiểu Đòan 73 Công Binh  Liên Hiệp Pháp (73 ème Bataillon du Génie).

Tiểu đoàn này có nhiệm vụ thiết lập các cầu dã chiến, lái những chiếc bateaux chở lính qua  sông,  phá núi  để lấy đá làm đường và sửa đường bị phá họai.  Tiểu Đòan Bộ nằm trong một căn biệt thự gần Đò Bính Hải Phòng. Tiểu Đòan này có 4 đại đội (compagnies) là:

Đại Đội 21 đóng tại thành phố Kiến An. Đây là đại đội tổng hành dinh, phần lớn là các chuyên viên có kiến thức chuyên môn giống như một cán sự trong một ngành chuyên môn. Đa số là lính Lê Dương gồm nhiều quốc tịch như Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, Algerie, v.v.... Các chuyên viên truyền tin  người Việt của tiểu đòan dù là làm việc ở các đại đội khác cũng vẫn được coi như là người của đại đội này, sổ lương hay tất cả quyền lợi thăng thưởng đều do văn phòng đại đội này quản lý.

Đại Đôi 1 đóng ở Núi Đèo (huyên Thủy Nguyên, cách bến Đò Bính, Hải Phòng khỏang 6 Km): Gồm đa số là người Việt xuất thân từ các làng đạo trong tỉnh Kiến An, phần lớn từ làng đạo Đông Xuyên (huyện Tiên Lãng). Đại Đội Trưởng là một đại úy người Pháp, Phụ tá đại đội trưởng là một trung úy người Pháp, các trung đội trưởng, trung đội phó và các tiểu đội trưởng là người Pháp, chánh văn phòng kiềm trưởng phòng phát lương là một trung sĩ I người Pháp, trưởng phần vụ nấu ăn là một trung sĩ người  Pháp. Trưởng phòng truyền tin là một trung sĩ người Pháp  có hai người Việt phụ tá. Những người chuyên môn khác như y tá , đả tự viên,  lính nấu bếp và tất cả lính ở các trung đội là người Việt. Trưởng phòng sửa quân xa là một trung sĩ I người Pháp.

Đại Đôi 2 đóng ở An Dương trên đường số 5 Hải Phòng - Hải Dương, cách Hải Phòng độ 10 cây số, có thành phần chủng tộc và tổ  chức y hệt như Đại Đội 1. Trước khi được gửi đi học lớp sĩ quân Đà Lạt Khóa 7 (hay 8, người viết không nhớ rõ) Tướng Phạm Văn Phú phục vụ ở Đại Đội 2 này từ lúc còn là binh nhì vào cuối năm 1950 cho đến khi được thăng cấp trung sĩ và được gửi đi  theo học Trường Võ Bị Đà Đà Lạt vào đầu năm 1953.

Đại Đội 3 đóng ở Uông Bí, có  tổ chức giống như Đại Đội 1 và Đại Đội 2, nhưng hầu hết  lính bản địa (autochtones) là người Nùng quê quán ở Tân Yên (Hải Ninh).

Cả trong bốn đại đội này đều cho một chính sách ăn uống giống nhau:

a.- Sĩ quan cấp tá và cấp úy (thực ra không có sĩ quan cấp tá ở các đại đội), ngồi ăn trong phòng riêng và có hai người lính bồi bàn. Trong phòng ăn có đủ mọi thứ rượu Tây đắt tiền. Người Pháp không những sành các món ăn mà sành cả các thứ rượu đắt tiền.  Phần ăn của sĩ quan là những miếng thịt ngon nhất trong những miếng thịt đưa về đại đội và bất cứ món ăn nào của sĩ quan cũng đặc biệt hơn  các món ăn của các hạ quan và binh lính.

b.- Hạ sĩ quan người Âu Phi (Âu Châu và Phi Châu) từ thượng sĩ trở xuống tới trung sĩ, ngồi ăn chung trong một phòng ăn lớn, có mấy em bé người thiểu số quê quán ở cao nguyên Nam Trung  Bộ làm bồi bàn. Hàng tháng các em bé được các hạ sĩ quan cho tiền thưởng (tip). Không biết làm sao các em bé này phiêu bạt vào mấy đại đội này. Thức ăn cũng rất ngon lành và phong phú như sĩ quan, nhưng những miếng thịt chắc chắn không phải là thứ thịt ngon nhất trong khối lượng thịt nhà bếp lĩnh về. Tại đây, họ được phân phối rượu vang ít nhất mỗi người một cái cốc lớn. Ăn xong, họ không phải dọn bàn và rửa chén, đã có mấy chú bồi hầu bàn lo hết.

c.- Binh lính người Âu Phi từ hạ sĩ I tới binh nhì, phải xếp hàng, mang gamelle riêng của mình đến cửa sổ nhà bếp  để lãnh đồ ăn do anh nuôi (người nấu bếp) phân phát và tự động rót rượu vang từ trong thùng vào cái ca cá nhân bằng nhôm  (giống y như sinh viên nội trú tại các trường đại học ở Hoa Kỳ) rồi đi ra nơi bàn ăn tập thể, kiếm chõ nào trống ngồi ăn. Ăn xong phải dọn dẹp và mang gamelle và ca nhôm đi rửa, chứ không có người giúp việc.

d.- Tất cả các lính bản địa từ thượng sĩ trở xuống binh nhì theo một quy chế chung về ăn uống là cơm với một món thịt bò phần lớn là những miếng thịt có nhiều bạc nhạc nấu với khoai tây hoặc là nấu với đậu.

Trên đây là hai bữa ăn  trưa và chiều. Buổi sáng thì lính Âu hay Phi Châu được phân phối phần ăn là bánh mì với cá hộp hay Paté hoặc Jambom và café với đường. Về  café với đường và bánh mì thì lính bản địa cũng được phân phát dư thừa, nhưng Jambom hay Paté hoặc cá hộp thì hạn chế.

Đây là những ngày làm việc bình thường ở đại đội. Nếu đi trận (hành quân) mà đem theo được nhà bếp thì cũng phải theo quy chế ăn uống như vậy. Nhưng nếu không có hoàn cảnh nấu nướng và lành đồ hộp thì các phần ăn của lính người  Âu Phi hay lính bản địa đều giống nhau.

8.- Tác phong phong kiến và sử dụng những ngôn từ mất dạy.-  Trong quân đội Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và Quân Đội miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, các sĩ quan hay cấp trên đối xử với quân lính dưới quyền còn tệ hơn là đối xử với đầy tớ trong gia đình. Họ thường dùng những ngôn ngữ thiếu văn minh đối với quân lính dưới quyền hay cấp dưới. Người trên làm gương cho kẻ dưới. Vì thế, những ngôn từ thiếu văn hóa rất được các ông sĩ quan và binh lính trong quân đội ưa thích sử dụng ở trong bất cứ trường hợp nào, ngoại trừ trường hợp đối với cấp trên.

Trước hết xin nói về ngôn từ nói chuyện hay đối đáp giữa các binh lính đồng đẳng với nhau. Không biết có phải cái loại ngôn ngữ  mở miệng ra là "Đ.M." này  có từ bao giờ hay nó chỉ  mới được liên quân giặc Xâm Lược  Pháp - Vatican nhập cảng vào Việt Nam từ cuối thập niên 1850. Có một điều chắc chắn là  nó đã được sử dụng từ trước khi Tướng Jean de Lattre de Tassigny ra lệnh cho chính quyền bù nhìn Bảo Đại ban hành lệnh động viên  vào ngày 15/7/1951 nhằm  cưỡng bách thanh niên trong vùng liên quân giặc tạm chiếm phải đi lính chết thay cho giặc, các binh lính người Việt trong hàng ngũ liên quân giặc đã sử dụng cái lọai ngôn từ mất dậy này rồi. Dĩ nhiên là trước ngày 15/7/1951, binh lính người Việt trong hàng ngũ liên minh giặc Pháp - Vatican đều là những người tình nguyện. Đây là trường hợp các tướng Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên, Đỗ Cao Trí, Đặng Văn Quang, Hoàng Xuân Lãm, Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Ngọc Oánh (Không Quân), v.v… Hầu hết những ông lính người Việt tình nguyện này NẾU không phải là những giáo dân Ca-tô từ trong các làng đạo, THÌ CŨNG LA những quân hạ lưu đầu trộm đuôi cướp, sinh vô gia cư, tử vô địa táng ở trong các thành phố và những bọn cướp đường cướp chợ tìm cách đi lính cho giặc để khi đi hành quân có cơ hội giết người, hôi của và hãm hiếp đàn con gái.

Cái lọai ngôn từ mất dạy này cũng được giới sĩ quan người Việt sử dụng khi nói chuyện và đối đáp với những thuộc hạ và nhiều khi cũng được sử dụng khi nói chuyện  với những người đồng cấp bậc với nhau. Có rất nhiều sĩ quan và hạ sĩ quan người Việt trong hàng ngũ liên quân giặc Pháp - Vatican trong thời Kháng Chiến 1945-1954, sau năm 1954, vào miền Nam trở thành sĩ quan cấp tá và cấp tướng. Mặc dù đã trở thành cấp tá và cấp tướng ở trong Quân Đội miền Nam Việt Nam,  nhưng những  thói quen suy tư, tác phong, cung cách hành xử và  những ngôn từ mất dạy mà họ sử dụng trước đó vẫn không thay đổi. Những trường hợp như  Anh Cả Trường Sơn Vĩnh Lộc, Quế Vương Tướng Quân Nguyễn Văn Toàn, Chuẩn Tướng Nguyến Ngọc Oánh (Không Quân) là những  bằng chứng hùng hồn nói lên sự kiện này.

Nếu ai có dịp quan sát  trong quân đội liên minh giặc Pháp - Vatican (thường gọi là Liên Hiêp Pháp) vào khi một cấp dưới đến gặp cấp trên để báo cáo về một việc gì, họ đều có thái độ khúm núm, run sợ. Mỗi khi phải tiếp xúc hay diện kiến với cấp trên, họ đều lo sợ rằng lỡ có một cử chỉ hay ngôn ngữ nào thất thố làm mích lòng cấp trên  thì hậu quả khó có thể lường được, hoặc là sẽ bị trừng phạt tù quân, hoặc là có thể  sẽ bị mất chức hay giáng cấp. Cũng vì thế mà khi đến gặp cấp trên, họ không dám đỉ thẳng người trước măt cấp trên của họ. Khi nói chuyện với cấp trên thì mặt cúi xuống mất hết tự nhiên, một điều "Dạ, trình Thiếu Úy", "Dạ, trình Trung Úy",... "Dạ, trình Đại Tướng". Khi nói chuyện với cấp dưới, họ xưng là "tao" và gọi cấp dưới là "mày" hay "thằng này", "thằng nọ". Nếu ai đã từng là hạ sĩ quan hay binh sĩ Không Quân tại Căn Cứ Số 3 TSN và đã có dịp tiếp xúc với ông Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Oánh giữ chức vụ chi huy trưởng căn cứ Không Quân này vào những năm 1958-1960  thì sẽ thấy rõ tình trạng này. Được biết vào tháng 4/1975, ông  Thiếu Tá này mang cấp bậc chuẩn tướng và  đến tị nạn ở Hoa Kỳ từ tháng 5/1975.

Hầu hết các hạ sĩ quan và sĩ quan người Việt trong quân đội liên minh giặc Pháp - Vatican  trong thời Kháng Chiến 1945-1954 đều có tác phong mất dạy như ông Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Oánh. Chính bản thân ông Nguyễn Ngọc Oánh. cũng là một trong những sĩ quan ở trong hàng ngũ liên minh giặc Pháp - Vatican trong thời Kháng Chiến 1945-1954 cho nên mới có tác phong mất dạy như vậy.

Người viết đã tìm hiểu về cung cách hành xử của những sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính trong Quân Đội Liên Minh  Pháp Vatican, trong các toán lính đạo ở Bắc Bộ trong thời Kháng Chiến 1945-1954 và trong Quân Đội miền Nam trong những năm 1954-1975, kết quả cho thấy rằng trong các quân đội này, quân lính đối xử với nhau rất lả tồi tệ giống như những tổ chức hải tặc sơn tặc với những thái độ và ngôn ngữ vừa nặng tính cách  phong kiến vừa nặng tính cách anh chị của những phường du côn, du thủy, du thực, kẻ trên xưng là "tao" và gọi cấp dưới là "mày" hay "thằng này", "thằng nọ", không có  một chút gì gọi là tinh thần “huynh đệ chi binh” và “tương thân tương ái” cả.

Dưới đây là cách đối xử với cấp dưới của một sĩ quan Việt Nam  trong quân đội liên minh giặc Pháp - Vatican trong thời Kháng Chiến 1945-1954 và sau năm 1954 trở thành một sĩ quan cấp tướng trong Quân Đội Miền Nam được nhà biên khảo Nguyễn Đình Tiên ghi lại như sau:

"Vào mùa hè năm 1972, lúc đó gã làm chỉ huy trưởng Trường Cao Đằng Quốc Phòng ở Sàigòn. Một hôm gã ngồi nghe nhạc cassette với cô vợ bé là ca sĩ Minh Hiếu. Sau đó xẩy ra chuyện ghen tuông cãi vã gì đó. Minh Hiếu vốn là một cô ca sĩ có nhiều giai thọai về đời sống riêng tư. Vào giờ cơm trưa, chú lính ngụy cần vụ bưng cơm lên nhưng thấy ngài trung tướng đang to tiếng nên rụt rè chưa dám bưng vào.

Vô đi! Lại đây... bưng lại đây! Món canh sườn heo có nóng không? Cặp mắt soi mói, gã trung tướng đứng phắt dậy tiến lại gần chú lính ngụy cần vụ khốn khổ đang bắt đầu run rẩy, khi thấy các món xào bốc hơi nghi ngút, nhưng tô canh sườn heo...  rủi thay ...chỉ hơi âm ấm.

Dạ, trình trung tướng, con thấy trung tướng bận nói chuyện với bà...

Đừng nói lạc đề vô duyên! Gã trung tướng ngụy giận dữ gầm lên - Sao? Mi nói đi! Canh nguội hỉ?

Trình trung tướng - Chú lính ngụy cần vụ cất tiếng run run và tự nhiên nói lắp bắp - Cho... cho... cho phép con... hâm ... hâm lại.

Hâm!

Gã trung tướng ngụy xô mạnh chú lính cần vụ ra ngoài cửa. Và, thuận tay, hất cả mâm cơm vào mặt, cộng thêm mấy đòn ba-toong tới tấp vào đầu, vào mặt dính đầy thức ăn, và nhày nhụa máu của chú lính ngụy bất hạnh. Và khi cơn nóng giận bất tử nổ ra, mặc cho cô ca sĩ bần thần nhìn vũng thức ăn pha lẫn máu tung tóe trên sàn nhà, gã cứ xoay tít chiếc ba-toong ra phía trước mặt, cố moi móc từ cái kho tiếng Pháp, tiếng Anh - vốn được đánh giá là uyên bác và lịch thiệp  - những từ thô lỗ nhất ra chửi rủa, không rõ gã muốn nói cạnh nói khóe bà trung tướng ngụy không rành ngọai ngữ, hay thực sự xỉ vả chú lính ngụy đáng thương. Rồi vừa chửi rủa vừa giải khát bằng rượu mạnh, giải khát rồi chửi rủa, nửa giờ sau, gã bấm chuông gọi viên sĩ quan tùy tùng mang bản đồ tác chiến đến làm việc với gã,

Mở bản đồ ra, tìm cho tôi một điểm nóng ở mặt trận Cao Nguyên... Đây đây.. ông điều tức khắc thằng lính cần vụ ra Play-cu - Gã dằn giọng - Ông nghe rõ chớ, tôi nhắc lại, điều ngay tức khắc!

Da, trình trung tướng - Viên sĩ quan tùy tùng ngập ngừng...

Sao? Tôi không hỏi ý kiến ông - Gã đập bàn quát - Nó không biết nấu canh sườn heo cho nóng thì nó phải ra đó để cho đối phương... nướng chả!" [1]

Tóm lại,  những (1) sự bất công trong chế độ lương bổng và phụ cấp vợ con, (2) sự bất công về ăn uống giữa những quân lính trong cùng một đơn vị, (3) tác phong phong kiến trong cung cách đối xử giữa các cấp với nhau,  khi gặp cấp trên thì tỏ ra sợ sệt, khúm núm hèn hạ, và (4)  tác phong  xưng hô và ngôn ngữ của cấp trên đối với cấp dưới thì tỏ ra hách dịch, trịch thượng một cách hết sức mất dạy, tất cả cho chúng thấy rằng trong quân đội Liên Minh Pháp – Vatican không có một chút gì là "huynh đệ chi binh", tất cả thể hiện ra như là một tổ chức của một băng đảng ăn cướp. Thực sự, đây là băng đảng của quân cướp nước của danh hiệu là “Liên Minh Thánh Pháp – Vatican (The Franco - Vatican Holy Alliance)”.

Vì quân lính trong quân đội liên minh  Pháp - Vatican và quân thập tự Việt Nam có những tác phong mất dạy và ăn cướp như vậy, cho nên nhà viết sử thường gọi chúng là “bọn lính đánh thuê”. Nhân dân Việt Nam gọi lính người Việt trong Liên Quân Pháp – Vatican là lính ngụy hay những quân thổ phỉ. Riềng về lính đạo còn được gọi là “quân thập ác”. Có gọi như thế mới nói lên cái bản chất của quân đội Liên Minh  Pháp - Vatican và lính đạo Việt Nam. Thực vậy, mỗi một người lính trong hàng ngũ Liên Quân Pháp - Vatican hay môt tên lính đạo trong các đạo Thập Tự Quân của các giáo khu Bùi Chu, Phát Diệm hay các làng  đạo đều là một tên ăn cướp, một tên phá đình, phá miếu, đốt nhà, một tên sát nhân, và một tên hiếp dâm đàn bà con gái.

Thành tích tội ác này của chúng đều được các chứng nhân, nạn nhân của chúng và các nhà viết sử ghi lại đầy đủ. Đây cũng là một sự thật không những đã xẩy ra trong cuộc chiến 9 năm từ cuối năm 1945 đến cuối tháng 7 năm 1954, cũng là sự thật trong các cuộc thập tự chiến trong thời Trung Cổ tai các vùng Palestine và miền Nam nước Pháp, trong các cuộc hành quân của quân Ca-tô chống nhau với quân Tin Lành ở Âu Châu, trong các cuộc chiến xâm lược do Giáo Hội La Mã chủ mưu như các cuộc hành quân của Liên Quân Bồ Đào Nha - Vatican trong các thế kỷ 16 & 17 ở Châu Phi và nhiều nơi khác, các cuộc hành quân của liên Quân Tây Ban Nha - Vatican  trong các thế lỷ 16 bà 17 ở Châu Mỹ La Tinh và Phi Luật Tân, và các cuộc hành quân của đạo quân thập tự của chế độ đạo phiệt Ca-tô  Ante Pavelich ở Croatia trong thời Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945). Vì là tinh thần của những quân xâm lăng và ăn cướp, cho nên chúng rất  tham lam và tàn ác.

Kinh nghiệm cho biết rằng những kẻ tham lam ích kỷ, có máu bốc hốt và ăn cướp, cũng là những kẻ có bản chất “úy tử tham sinh”, ham sống để hưởng thụ những chiến lợi phẩm mà chúng đã ăn cướp được. Vì ham sống sợ chết, chúng trở thành những kẻ nhát gan. Chúng chỉ tỏ ra hăng say mạnh bạo vào khi chúng ở thế mạnh, nắm chắc phần thắng và sẵn sàng bỏ chạy để bảo toàn sinh mạng khi gặp phải tình trạng gay go quyết liệt hay buông súng đầu hàng. Hình ảnh thê thảm của các đạo quân thập ác  Phát Diệm và Bùi Chu hốt hoàng chạy trốn vào mấy ngày vừa mới hay tin quân Pháp rút lui khỏi vùng này vào  tháng 6/1954, và hình ảnh những người lính miền Nam bỏ hàng ngũ để chạy thoát thân trong những ngày 16/3/1975 - 30/4/1975  là những bằng chứng bất khả phủ bác cho sự thật này.

 

II.- PHE QUÂN ĐỘI KHÁNG CHÍÊN

A.-  NHỮNG ƯU THẾ

So với Liên Quân Pháp – Vatican, ngoài những lợi thế về thiên thời (vốn quen với thời tiết và khí hậu), địa lợi (quen thuộc với địa hình, địa thế, đường đi nước bước) và nhần hòa (được toàn dân nhiệt liệt ủng hộ vă hăng hái tích cực tham gia), Quân Đội Việt Minh có những lợi thế sau đây:

1.- Thành phần lãnh đạo.- Những người lãnh đạo Mặt Trận Việt Minh và Quân Đội Kháng Chiến Việt Nam gồm toàn những nhà cách mạng chuyên nghiệp đã quyết tâm dấn thân và hiến mình cho đại cuộc cứu nước từ thuở thiếu thời. Họ là những người đã nắm thấu hiểu lịch sử thế giới, nhận diện được kẻ thù chính và kẻ thù phụ, đã học hỏi được những kinh nghiệm lịch sử của các cuộc Cách Mạng Pháp 1789, Chiến Tranh Cách Mạng Hoa Kỳ (1776-1783), Cách Mạng Pháp và Ba Lê Công Xã 1848, Cách Mạng Mexico 1857, Cách Mạng Nga 1917, Cách Mạng Trung Hoa 1911 và những bài học trong cuộc chiến Quốc - Cộng tại lục địa Trung Hoa trong những năm 1945-1949. Họ đều là những người lãnh đạo có tài tận tâm vì nước vì dân, không có tinh thần tự tư, tự lợi, tham ô, thối nát. Cho đến ngày nay, không có một tài liệu nào nói về  các nhà lãnh đạo Việt Minh  thời đó có tỳ vết gì về tham nhũng hay lạm quyền để làm giầu cho gia đình, thân nhân, và cũng không có tài liệu nào nói đến tài sản của những người lãnh đạo Việt Minh có bao nhiều tiền gửi nhà ngân hàng ngoại quốc hay tậu mãi bất động sản. Các ông Hồ Chí Minh, Võ Nguyễn Giáp, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn,  Hoàng Minh Giám, Huỳnh Thúc Kháng, v.v… đều là những người không hề bị tố cáo về tội lợi dụng quyền lực làm giầu cho cá nhân và gia đình.    

 2.- Giai cấp cán bộ trung cấp và thừa hành cũng đều là những nhà cách mạng chuyên nghiệp đã quyết tâm dấn thân và hiến mình cho đại cuộc cứu nước. Họ là những người có trình độ hiểu biết về lịch sử thế giới, kinh nghiệm học hỏi về các cuộc cách mạng của các nước trên thế giới như các nhà lãnh đạo của họ,  và cũng đã từng dấn thân hiến cả cuộc đời cho cách mạng ngay từ thuở thiếu thời hay từ khi đất nước trở mình vào năm 1945, và đều quyết tâm bền chí chiến đấu cho đến ngày Kháng Chiến thành công.

3.- Bộ đội và cán bộ chỉ huy các cấp đều có lòng nhiệt thành yêu nước và tinh thần chiến đấu dũng cảm.-  Quân Đội Kháng Chiến Việt Nam được võ trang bằng lòng yêu nước cho nên họ mới quyết tâm liều chết chiến đấu cho nền độc lập của tổ quốc và sự trường tồn của dân tộc. Sự kiện này được sách Quân Sử 4 đã ghi  nhận rõ ràng như sau:

Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng, quân đội Việt Minh dưới chiêu bài “quân giải phóng” đã quy tụ hầu hết những người yêu nước nên đánh rất hăng.” [2]

Ngoài sách Quân Sử 4 trên đây, các sách sử khác cũng đều ghi nhận là bộ đội và cán bộ của Mặt Trận Việt Minh đều là những người có lòng yêu nước thiết tha. Sách Việt Nam Quốc Dân Đảng của tác giả Hoàng Văn Đào ghi rõ sự thật này ở nơi các trang 255-256, sách Việt Nam 1945-1995 của tác giả Lê Xuân Khoa cũng nhấn mạnh đến sự kiện này trong các trang 73-74, 189-190, 206 và 210, v.v...

Cũng nên biết, trong Quân Đội Kháng Chiến, chỉ những bộ đội chính quy hay chủ lực khu, chủ lực tỉnh và bộ đội huyện là những chiến sĩ toàn phần (full time) mới được nuôi ăn đầy đủ hàng ngày, hàng tháng và hàng năm, tiền phụ cấp chi tiêu vặt rất là hạn chế, không đủ mua kem đánh răng, xà phòng và diêm thuốc hay cà phê. Những  chiến sĩ du kích và dân quân hoạt động tại địa phương (xã hay làng thôn) không được phụ cấp gì hết. Họ là những người ăn cơm nhà lo việc nước.  Vợ con của  bộ đội không những đã không có phụ cấp hàng tháng như quân lính trong quân đội Liên Minh Pháp – Vatican và quân đội của chính quyền bù nhìn Bảo Đại, mà còn phải cố gắng tăng gia sản xuất để có tiền, có gạo đóng góp cho Kháng Chiến nuôi quân đánh giặc, nuôi sống gia đình và dành dụm tiền bạc gửi cho chồng con đang ở trong quân ngũ.  Chính vì thực trạng này mà mối liên hệ giữa Quân Đội Kháng Chiến Việt Minh và người dân vô cùng thân mật.  Sự kiện này được thể hiện ra trong suốt chiều dài cuộc Kháng Chiến 1945-1954 qua tinh thần phục vụ của người dân thi hành nhiệm vụ dân công phục vụ chiến trường. Câu chuyện do chính Đại Tướng Võ Nguyên Giáp kể lại trong cuốn Điện Biên Phủ - Điểm Hẹn Lịch Sử  nói lên sự kiện này:

“Đã đến chiếc cầu bắc ngang sông Nậm Rốm, nối liền khu Đông với Trung Tâm Mường Thanh. Chiếc cầu mới xuất hiện sau ngày quân địch nhẩy dù. Đây là sản phẩm của Mỹ mà bộ đội ta sẽ gặp nhiều trong những năm chiến tranh sau này. Dưới chân cầu, dòng sông Nậm Rốm đục ngầu, cây cối đổ ngổn ngang và phủ đầy giây thép gai. Đầu cầu những chiếc lô cốt há miệng châu mai đen ngòm. Địch đã cố gắng bảo vệ cái cầu này cho tới buổi chiều, cách đây hai hôm, các chiến sĩ ta  nhanh chóng băng qua, và sau đó, bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm cùng với quân lính từ khu Trung Tâm lũ lượt kéo ra, qua đây với những lá cờ trắng.

Một anh dân công còn trẻ, đứng đợi bên kia cầu. Anh chìa tay ra và nói: “Đề nghị anh… cho em bắt tay một cái” Tôi (Đại Tướng Võ Nguyên Giáp) vui vẻ bắt tay anh, và biết quê anh ở Thanh Hóa, một tỉnh đã cung cấp nhiều nhất về người, cũng như lương thực phục vụ chiến dịch. Tôi rẽ vào nói chuyện với một số bà con dân công, có cả đồng bào miền xuôi và đồng bào ở địa phương đang ngồi đường. Trước chiến thắng vẻ vang của dân tộc, mỗi người có góp phần của mình, đều cảm thấy tự hào. Riêng trong chiến dịch này, nếu thiếu tấm lòng rộng lớn của nhân dân, chẳng quản gian lao, không sợ hiểm nghèo, chăm lo từng viên đạn, hạt gạo, thì bộ đội ở nơi tiền tuyến xa xôi này không thể nào chiến thắng quân giặc. Nhiều người chạy tới biến cuộc gặp thành một “mít tinh” nhỏ.” [3]

Cuộc mít tinh nhỏ này là cuộc họp mặt vô cùng thân mật giữa những người dân thi hành nhiệm vụ dân công đang phục vụ chiến trường Điện Biên Phủ chuyện trò thân mật với một vị Đại Tương Tổng Chỉ Huy Quân Đội Kháng Chiến Việt Nam. Cuộc mít tinh nhỏ này và cung cách xưng hô trong lời yêu cầu “Đề nghị anh… cho em bắt tay một cái” của một người dân công “bạch đinh” nói với Đại Tướng Võ Nguyên Giáp cho chúng ta thấy rõ cái cái đặc tính “tương thân tương ái” giữa những người  quyền cao chức trọng đối với những dân thường và tinh thần “huynh đệ chi binh ở trong  Quân Đội Kháng Chiến. Sự kiện này được nhà báo người Tiệp Khắc nhận xét và nói lại với Đại Tướng Võ Nguyên Giáp như sau:

"Quân đội của các đồng chí thật lạ! Tôi không thấy có sự cách biệt nào giữa vị tướng với người lính! Rồi anh (nhà báo này) kể lại, sáng hôm nay khi lội dọc suối vào sở chỉ huy, đã nhìn thấy đồng chí Tổng Tham Mưu Phó nhường ngựa cho một chiến sĩ đau chân, xách giày trong tay, cùng lội suối với mọi người.

Quân đội chúng tôi như vậy. Quan hệ giữa chúng tôi trước hết là quan hệ giữa những người đồng chí, những người bạn chiến đấu." [4] .

Ngoài lòng yêu nước mãnh liệt như trên, anh em bộ đội trong Quân Đội Kháng Chiến Việt Nam còn được võ trang bằng lòng uất ức và căm thù đối với Liên Minh Thánh Pháp - Vatican. Lý do rất dễ hiểu. Hầu hết, họ là nạn nhân hay thân nhân ruột thịt của nạn nhân của chính quyền bảo hộ  Pháp – Vatican 1858-1945. Họ là những người tự nguyện gia nhập bộ đội và mang theo một lý tưởng  đánh đuổi quân thù xâm lược, đòi lại đất nước cho dân tộc, đòi lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân.


Cảnh tượng cảm động nhất ở trận Điện Biên Phủ: cảnh kéo pháo qua đèo

Họ là những người cương quyết không để cho đất nước Việt Nam còn có kẻ nào ngang tàng, hống hách, phách lối hợm hĩnh tự xưng là "dân Chúa" và khinh  miệt dân ta là những quân "tà giáo", "tà đạo", những phường ""vô đạo",  "dã man", "mọi rợ".  Họ là những người quyết tâm không để cho cái thảm họa chết đói như đã xẩy vào mùa Xuân Ất Dậu 1945 tái diễn được nữa. Sự kiện này được tác giả Hoàng Văn Đào ghi  nhận xét trong cuốn Việt Nam Quốc Dân Đảng như sau:

Sau 80 năm bị lệ thuộc, dân tộc Việt Nam chỉ thèm khát độc lập, và không biết gì đến khuynh hướng chính trị của phe này với nhóm khác. Người dân Việt Nam nghĩ rằng: miễn là nước được độc lập, còn đảng phái nào lãnh đạo cuộc tranh đấu giành độc lập hay cầm chính quyền cũng vậy, cốt là “Nước Việt Nam của người Việt Nam!”

Một yếu tố khác nữa, ngót hai triệu đồng bào chết đói vừa qua, là chết để đem linh hồn thức tỉnh ý chí những kẻ còn sống cũng phải phục thù rửa hận cho toàn dân. Đó là hoàn cảnh tạo nên cuộc cách mạng âm ỷ trong đầu óc mọi người dân Việt, khác nào như một kho thuốc nổ, chỉ còn đợi người nào hoặc đoàn thể nào châm ngòi lửa là nổ bùng. Lò thuốc súng đã có người châm, ngòi đã nổ, quần chúng ùa chạy theo Việt Minh Cộng Sản.” [5]

Hầu hết, họ là những thanh thiếu niên lớn trong các vùng nông thôn và một số rất nhỏ là dần thành thị. Dù là thành thị hay nông thôn, dù là thuộc gia đình khá giả hay bần cố nông,  tất cả đều là những người nằm trong giai cấp bị trị, bị áp bức, bị bóc lột đến tận xương tận tủy và bị khinh rẻ như là những quân "tà giáo", những quân "man di",  "mọi rợ", bị cưỡng bách phải sống kiếp đời nô lệ làm tôi đòi cho người Pháp, cho bọn Cha cố thập ác Ca-tô và bọn Ca-tô Việt gian. Họ là con em hay thân nhân của những nạn nhân đã chết đói trong mùa Xuân năm Ất Dậu 1945, là những lao nô ở trong các đồn điền cao su ở miền Nam hay ở trong các công trường khai thác than đá ở miền Bắc, là những thanh niên trong các làng lương đã từng bị quân lính thập ác từ các làng đao kế bên thường xuyên kéo đến đốt nhà, phá đình, phá chùa, cướp của, giết người và hãm hiếp đàn con gái.

Những (1) hình ảnh của  những người cai phu hung dữ, tay cầm roi lúc nào cũng lăm lăm như muốn quất lia lịa lên thân xác những lao nô dưới quyền ở (a)  trong các đồn điền cao su, (b) trong các công trường xây cất nhà thờ và các dinh thự của Giáo Hội La Mã, (c) trong các công trường khai thác than đá, (2) hình ảnh của những người chết đói nằm la liệt ở trên khắp các nẻo đường đất nước, từ đầu đình góc chợ, trên các phố phường cho đến các đường hẻm ở trong các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Kiến An, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, v.v. .., (3)  hình ảnh những tên lính đạo thập ác tiến vào làng, đằng đằng sát khí, hung hăng dữ tợn, gặp cái gì đốt được thì đốt,  gặp cái gì cũng cướp đoạt, gặp cái gì mang đi được thì lấy mang đi, cái gì không mang đi được thì phá nát, gặp ai cũng bắn giết, gặp đàn bà con gái thì hãm hiếp, và (4)  hình ảnh những tên cố đạo xấc xược ngược ngạo như  Cố Anton, cố Giăng, tất cả như lúc nào cũng hiện lên rõ ràng trong trí nhớ của họ. Tất cả những sự kiện này đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Dưới đây là một trong muôn ngàn cảnh tượng bọn cha cố thập ác áp bức và khinh rẻ dân ta và được  linh mục Trần Tam Tỉnh ghi lại như sau:

"Phải nói rằng các cố thừa sai, do mầu da và chiếc áo chùng thâm của họ, họ đứng ở một vị trí rất cao trên chiếc thang xã hội. Người ta phải cung kính họ ngang với các quan đầu tỉnh (gọi là công sứ tại hai miền Trung và miền Bắc). Và nhiều ông đã lợi dụng vị trí của họ như thế để cai quản theo kiểu bạo chúa. Một vài thí dụ, Cố Antôn đi qua một làng lương, trên người mang áo chùng thâm và các áo phép. Một số thiếu niên người lương thấy cố ăn mặc kỳ cục thì cười diễu, có vài trẻ dám chửi rủa cố. Trở về nhà cố tức giận, tập hợp giáo dân lại, ra lệnh cho họ đi ruồng qua làng lương kia, trừng phạt đích đáng mấy đứa có tội, nghĩa là đánh đập tất cả những người họ bắt gặp ngoài đường. Họ tung hoành trong làng ấy như đối với quân thù vậy. Các cụ bô lão trong làng lương bèn gửi đơn khiếu nại lên huyện. Và thật là ngỡ ngàng khi thấy quan huyện bắt họ phải mua lễ vật, theo phong tục Việt Nam mà đến sắp mình lạy trước mặt cố, xin tha thứ cho những gì đã xúc phạm cố. Quan huyện còn nói thêm: Đó là bản án còn nhẹ đấy, bởi đây là lần đầu tiên dân tụi bay đã phạm lỗi như thế. Chớ quên rằng, nếu còn tái phạm, thì bô lão sẽ vào tù, còn phạm nhân thì sẽ bị tử hình”.

Cố Giăng, nằm trong một cái cáng do 2 giáo dân khiêng đi tới một thành phố cách nhà 18 kilomet. Vừa ra khỏi xứ đạo, một trong hai người khiêng cáng thưa rằng mình bị bệnh, xin cố kiếm ai thay thế. Cố bảo: Cứ bắt được ai thì bắt! Có một người đi qua, cố kêu: Bớ anh kia, đến khiêng ta đi tỉnh! Người kia lắc đầu: “Không, tôi không thể và tôi không muốn”. – Thằng xấc láo, mày không muốn hả? Thằng giặc! Người kia vẫn không chịu khiêng: “Tôi là lý trưởng, tôi không thể khiêng được”. Đứng trước sự khước từ dứt khoát như thế, ông cố xuống khỏi cáng, cầm gậy nhẩy bổ tới đánh đập viên lý trưởng, miệng nguyền rủa:… “Lý với không lý, liệu mà khiêng cáng cho tao. À thằng giặc Cộng Sản! Mày sẽ biết tay tao!”

Hôm đó, cố Tây đến nhà quan đầu tỉnh và tố cáo rằng làng bên lương cạnh xứ đạo của ông đang nổi loạn mà chính tên lý trưởng cầm đầu. Qua ngày hôm sau, viên lý trưởng bị cách chức và bị tống vào ngục. Không hiểu cố Tây có tạ ơn Chúa cho mình chiến thắng tên ngoại đạo kia chăng, nhưng chắc cố phải rất thích thú thấy rằng phong trào chống giáo sĩ bên chính quốc Pháp chưa được du nhập sang các vùng thuộc địa” [6]

Chính những hình ảnh tàn ác, hãi hùng và ghê tởm trên đây đã làm cho ngọn lửa căm thù cho dân ta đối với liên minh giặc Pháp - Vatican và bọn tu sĩ Da-tô lúc nào cũng hừng hực sôi sục trong lòng, quyết tâm lên đường đòi lại công lý, đòi lại quyền làm người và đòi lại núi sông cho dân tộc. Bài thơ Lên Đường dưới đây của nhà thơ  Nguyễn Tố Chi nói lên sự kiện này:

Trong mắt tôi đã thấy,
Dân tôi:
Người trước nối người sau,
Tay trong tay kết chặt một vòng,
Đi đòi lại núi sông trong tay giặc
"Thế giặc mạnh lấy gì mà chống đỡ?"
Lời Diên Hồng vạn tiếng quyết tâm.
Phải trải xương,
Phải đỏ máu với quân thù
Phải đoàn kết triệu bước chân dấn bước,
Từ sông Hồng xuôi về sông Cửu,
Từ đồng bằng nối mãi tới Trường Sơn.
Khắp non sông vang dội bước quân hành
Tay giáo mác và con tim sôi máu.
Trong ánh mắt triệu niềm tin rực sáng
Buổi quân về giải phóng Việt Nam.
Quê hương tôi hôm nay đã thấy
Những mẹ già chị gái
Làm hậu cần nuôi quân,
Những thanh niên hôm nay
Đã làm anh kháng chiến,
Những em bé mười lăm
Gánh vai trò liên lạc.
Cả nước đồng một lòng
Đứng lên tiêu diệt giặc.
Lời réo gọi của non sông đất nước:
Các anh
Xin đứng dậy
Lên đường!

Cũng vì những "con tim sôi máu"  mà họ tự nguyên đến với nhau và kết hợp thành một đại gia đình bộ đội và đối xử với nhau trong tình "huynh đệ chi binh", không hề có chuyện cấp trên gọi cấp dưới là "thằng" là "mày", là "mi" và xưng "tao" với cấp dưới. Và cũng vì "con tim sôi máu" nung nấu ý chí diệt thù đi đòi lại núi sông cho dân tộc, cho nên mới có những anh hùng  như Hoàng Văn Nô [7] lăn xả vào địch, dùng lưỡi lê đâm địch rồi ôm chặt lấy địch cùng chết với địch để cho đồng đội tiến lên hòan thành nhiệm vụ, như Tô Vĩnh Diện, Nguyễn Văn Chức nhào ra nằm xuống lấy thân xác làm sức cản bánh xe súng cao xạ để khỏi rơi xuống vực sâu trong khi chuyển súng tới nơi bố trí, mới có Trần Oanh lao vào sát tường lô cốt gắn bộc phá, giật sập ổ súng đại liên của địch, mới có  Phan Thành Giót trườn lên dưới làn đạn tiến tới ném lựu đạn vào lỗ châu mai, làm tê liệt hỏa lực đối phương để mở đường cho đồng đội xung phong, như Trần Cừ [8] liều thân lao mình vào bịt họng súng đại liên của địch cho đồng đội tiến lên, như La Văn Cầu đã bị thương gẫy một cách tay mà còn ôm bom chạy nhào tới  tới mục tiêu để hoàn thành nhiệm vụ.


Cảnh dân công tiếp tế cho chiến trường Điện Biên Phủ

Không những phải liều chết khi tác chiến đối đầu với hỏa lực của kẻ thù hay trong lúc giáp công, mà ngay cả những  công việc chuẩn bị công sự chiến đấu, những "con tim sôi máu" cũng phải cố gắng đem hết cả khối óc, cánh tay và bắp thịt ra lao động quần quật cả ngày lẫn đêm, có khi tới 18 giờ  một ngày để phục vụ cho Kháng Chiến với niềm hy vọng Kháng Chiến sớm thành công. Sự kiện này được sách Điện Biên Phủ Điểm Hẹn Lịch Sử ghi lại như sau: 

"Phải có một thời gian biểu hoàn toàn mới cho bộ đội. Buổi sáng là giờ ngủ. Khoảng cách sau bữa cơm trưa  với bữa cơm chiều là thời gian chuẩn bị vật liệu xây dựng trận địa, lên rừng đốn gỗ, chặt lá ngụy trang. Suốt đêm là thời gian đào trận địa. Bộ đội phải lao động cật lực từ 14 tới 18 giờ mỗi ngày. Những đêm giá rét, đào trận địa mồ hôi vẫn tuôn chẩy. Gặp những chỗ đất rắn hay nhiều sỏi đá, bàn tay các chiến sĩ  phồng rộp, rớm máu. Nhưng khổ nhất vẫn là khi gặp ruộng lầy. Mọi người phải ngụp trong bể bùn, dùng tay, dùng xẻng, mũ sắt, có lúc cả áo mưa để đựng bùn đổ đi. Sau đó, lại phải đóng cọc, chèn phên hai bên thành hào phòng sụt lở. Những đêm mưa, ở nơi đất trũng, nước đổ vào đường hào, mọi người bì bõm giữa bùn nước. Nước mưa chảy tràn trên mặt, những vần không ai ngừng tay....

Khi đường hào đã kéo dài hàng chục kilômét trên cánh đồng thì không còn cách nào ngụy trang để che mắt quân địch. Mỗi tấc đất chiến hào phải trả bằng máu. Pháo địch bắn suốt đêm ngày vào những đường hào mà chúng đã phát hiện ban ngày. Máy bay liên tiếp thả đèn dù phát hiện  những mục tiêu mới cho những trận oanh tạc. Địch ném bom napan, bom 1.000 pound xuống trận địa. Ban ngày địch đưa quân ra những trận địa ở gần, đánh bật bộ phận canh gác, san lấp những đoạn hào, gài mìn ngăn bộ đội ta đào tiếp." [9]

Kinh nghiệm lịch sử nhân lọai cho thấy rằng những người đã từng bị áp bức và cưỡng bách phải làm những điều mà họ không muốn, đã từng bị đối xử bất công, đã từng bị bóc lột đến tận xương tận tuỷ, đã từng bị khinh rẻ như một thứ dân mọi rợ hay hạ đẳng, đềunhững  "con tim sôi máu" với khát vọng phải thoát khỏi những cảnh bất công, áp bức, bóc lột và khinh miệt như trên, đều là những người không sợ chết, không úy tử tham sinh, đều coi cái chết nhẹ như lông hồng, đều bền lòng chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn để vươn lên cho đến khi khát vọng của họ được thành công. Quân Đội Việt Minh Kháng Chiến gồm toàn những người như vậy.

4.- Lương bổng và ăn uống gần như bình đẳng.-  Trong thời kỳ Kháng Chiến 1945-1954,  bộ đội trong Quân Đội Việt Minh không có phụ cấp cho vợ con. Thường thường từ cấp tiểu đoàn  trưởng trở xuống là những người sống chung với quân lính dưới quyền (gọi là chiến sĩ hay bộ đội) có tiêu chuẩn phụ cấp chi phí diêm thưốc và tiêu vặt gần như nhau. Tiêu chuẩn thực phẩm ăn uống  cho tất cả  các cấp bậc chỉ huy (sĩ quan) và quân lính bình đẳng giống nhau. Đặc biệt là hàng ngày, họ sống chung và ăn uống chung với nhau, cùng sinh hoạt chính trị và giải trí chung với nhau. Tác giả bộ sách "2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi" thường hay tâm tình với người viết về cuộc Kháng Chiến 1945-1954. Anh ghi lại chế độ lương bổng, đời sống và tinh thần quân lính trong Quân Đội Việt Nam Kháng Chiến trong thời kỳ này như sau:

"Với khẩu hiệu tự lực cánh sinh, tự cung tự cấp, nên bộ đội vừa đánh giặc vừa tăng gia sản xuất lúa gạo hoặc làm cá mắm để ăn. Ví dụ, đến mùa làm ruộng, các đơn vị phải chiết ra các phân đội để làm ruộng luân phiên với nhau.

Hệ thống cung cấp lúa gạo cho các đơn vị bộ đội tùy theo nguồn thu nhập được ở mỗi địa phương:

Xã lo cho hệ thống chánh quyền cấp xã của mình và dân quân tự vệ.  Huyện lo cho địa  phương quân  của huyện. Tỉnh lo cho bộ đội tập trung của tỉnh (cấp tiểu đoàn ở mỗi tỉnh). Bộ đội chủ lực của khu (như Tiểu Đoàn 307 của miền Tây hay Tiểu Đòan 303 của miền Đông thì do hậu cần của mỗi khu cung cấp).

Ở mỗi cấp xã, huyện, tỉnh, sau khi được qui định số lương để lại cho địa phương, số tồn dư phải báo cáo về cấp trên và tồn trữ số lương thực đó để cung cấp cho lực lượng của khu.

Về quân trang, quân dụng cũng không có chế độ qui định cấp phát hàng năm mà tùy thuộc nếu có thì phân phát.

Không có chế độ tiêu chuẩn ăn uống và tiền ăn, chỉ có gạo, thông thường mỗi ngày một lít (khoảng 800 gram) cho một đầu người. Nhiều khi địa phương chỉ cung cấp lúa. Mỗi đơn vị tự phải xay lúa thành gạo để ăn.

Không có chế độ phân biệt ưu đãi cấp trên hay dưới hoặc thương bệnh binh.

Tuy nhiên,  ở các cấp khu và Trung Ương Cục Miền Nam, các ủy viên cao cấp đều sinh họat riêng bao gồm cả vợ con có nhà riêng, bếp riêng, tiền ăn uống của họ không rõ, nhưng không có chế độ hưu bổng chánh thức được ban hành.

Ở mỗi đơn vị tác chiến, thường thường ăn riêng từng tiểu đội, tự lực đóng ở nhà dân, dựa vào dân để xin mắm, muối, vân vân. Còn gạo thì được cung cấp. Cán bộ các cấp đều ăn chung tiêu chuẩn với binh sĩ. (Tùy thuộc sự cải thiện của mình và sự giúp đỡ của nhà (gia đình) đóng quân.

Trong bộ đội ở cấp khu như Khu Trưởng, các trưởng phòng tham mưu, chính trị, hậu cần thì có nhà riêng (nhưng không rõ chế độ cung cấp bao nhiêu). Còn ở văn phòng, các cấp trưởng ban đều ăn bếp chung với nhân viên cấp dưới.

Các đơn vị tác chiến, từ cấp tiểu đòan trở xuống đều ăn chung với chiến sĩ. Không có tiền (phụ cấp) sinh họat hàng tháng, toàn xin của dân hay gia đình giúp đỡ.

Trong thời gian Kháng Chiến, thông thường các Bộ Chỉ Huy Tiểu Đòan hay Trung Đòan thường đóng quân ở những nhà rộng rãi (tòan thành phần địền chủ) để được đãi ngộ." [10] .

5.- Tình đồng đội rất là thân thiết và khắng khít vơi nhau:  Sự gần như  bình đẳng về lương bổng và ăn uống  trong quân đội trở thành một chất keo sơn gắn bó khiến cho tình đồng đội của họ càng trở nên khắng khít. Đây là tinh thần hăng say chiến đấu trong Quân Đội Việt Nam Kháng Chiến lúc bấy giờ.

Nói về cái  khí thế quyết chiến trong nhân dân sau khi  lệnh toàn quốc kháng chiến được ban hành và loan truyền đi toàn quốc vào đêm tối ngày 19/12/1946, nhiều người cho rằng cái khí thế bừng bừng quyết chiến của dân ta lúc bấy giờ chẳng khác gì cái khí thế của dân ta trong những ngày quyết chiến đánh đuổi quân Nguyên trong thập niên 1280. Có lẽ hai cuộc kháng chiến này có nhiều điểm giống nhau về:

a.- Sự bất cân xứng của hai phe đối địch,

b.-Tinh thần quyết chiến của toàn quân toàn dân Việt Nam, và

c.- Tài năng và đức độ của  hai vị Tướng Tổng Chỉ Huy Quân Đội Kháng Chiến Việt Nam là Đại Nguyên Súy Trần Hưng Đạo và Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.

d.- Cả hai vị Tướng Tổng Chỉ Huy Quân Đội Việt Nam chống xâm lăng này đều được Viện Khoa Học Hoàng Gia Royal Society chọn để tôn vinh và danh sách trong số 10 vị tướng soái kiệt xuất trong lịch sử nhân loại.

(Chỉ có một điểm khác biệt là trong cuộc chiến chống quân Nguyên của dân ta thời nhà Trần vào thế kỷ 13, không có đạo quân thứ năm nào đóng chốt ở trong nước làm nội ứng cho giặc và cũng không có một nhóm dân nào võ trang chống lại dân ta. Trong khi đó thì cuộc kháng chiến 1945-1954, có tới gần hai triệu tín đồ Ca-tô vong bản đã được đoàn ngũ hóa,  tổ chức thành cơ ngũ và được võ trang đầy đủ để vừa đóng chốt ở trong các xóm đạo chống lại dân ta, vừa tiếp tay cho giặc làm những công việc đưa đường, dẫn lối, thám báo, chỉ điểm và đi lính cho giặc, vừa tham gia các cơ quan công an, mật vụ và các cơ quan khác trong chính quyền bù nhìn tay sai của giặc.) 

Như vậy, Đức Trần Hưng Đạo đời nhà Trần trong thế kỷ thứ 13 cũng như Đại Tướng Võ Nguyên Giáp trong thời Chiến Tranh Giải Phóng Dân Tộc 1945-1954 và Chiến Tranh Thống Nhất Đất Nước 1954-1953 đều không những là hai vị anh hùng của dân tộc Việt Nam, mà còn làm cho cả nhân dân thế giới vô cùng ngưỡng mộ và hết sức kính phục. Sự ngưỡng mộ và kính phục của nhân dân thế giới đối với hai vị anh hùng dân tộc Việt Nam này đã làm cho người Việt Nam có thể ngẩng mặt lên hãnh diện và tự hào là người Việt Nam. 


Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Cụ Hồ

Dưới đây là tài liệu nói về Quyết Định của Hội Hòang Gia Anh vào tháng 2 năm 1984 do ông Tạ Xuân Ninh sưu tầm và công bố trên tờ Kiến Thức Số 147 tháng 8/1994 ở Hà Nội:

VIỆT NAM CÓ NHỮNG VỊ ANH HÙNG
LỪNG DANH THẾ GIỚI QUA NHIỀU THỜI ĐẠI

Lâu nay đã có những lời truyền miệng về  một số vị tướng nổi danh trên thế giới được các nhà khoa hoc lịch sử quân sự lựa chọn. Nay chúng tôi mới sưu tầm được một tài liệu nói rõ về sự kiện trên. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Tháng 2/1984, Hội Đồng Hòang Gia Anh (tức Viện Khoa Học Hoàng Gia Royal Society) đã tổ chức một phiên họp để lựa chọn các tướng soái lừng danh thế giới qua các thời đại, từ thời cổ đại đến trung đại, cận đại và hiện đại. Việc làm này nhằm để chuẩn bị cho việc xuất bản cuốn Bách Khoa Tòan Thư nước Anh.

Trong phiên họp, 478 nhà khoa học về lịch sử quân sự các nước đã có mặt. Họ đề cử để lập một danh sách gồm 98 thống soái của các nước trên thế giới từ thời cổ đại cho đến ngày nay. Cũng ngay tại phiên họp này, các nhà viết lịch sử quân sự và phần đông cũng là những nhà quân sự có vai vế của thế kỷ, đã bầu ra 10 vị tướng soái kiệt xuất trong lịch sử nhân loại.

Trong số 10 vị thống soái này, có hai (2) vị là tướng soái của dân tộc Việt Nam. Đó là Hưng Đạo Trần Quốc Tuấn (cháu vua Trần Nhân Tông, đời nhà Trần), một danh tướng kiệt xuất đã 3 lần thống lĩnh quân đội chống lại quân xâm lược Nguyên Mông thiện chiến nhất thế giới ở thế kỷ 13 đã từng chinh phục cả phần lớn châu Á và châu Âu. Người thứ hai là Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, người anh hùng đã chiến thắng quân Pháp xâm lược ở Điện Biên Phủ và đã là Tổng Tư Lệnh Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đánh bại thực dân Pháp trong kháng chiến 9 năm (1945-1954).

Từ số phiếu bầu trong Hội Nghị dành cho mỗi người trong số 10 người, chúng ta có thể so sánh để thấy rõ tầm vóc và vị trí  trong lịch sử nhân loại của mỗi vị.

Thời cổ đại:  có 3 vị tướng soái được bình chọn: Aniban (Hy Lạp), Cesar (La Mã), A. Macedoine (Nam Tư cũ). Cả 3 vị đều được 100% số phiếu.

Thời trung đại: Chỉ có Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được chọn với 100% số phiếu. Trong số phiếu này có ghi thêm Trần Quốc Tuấn là người đã đánh thắng kẻ thù mạnh nhất thế giới là quân Nguyên-Mông.

Thời cận đại: có 4 vị tướng được chọn: Cromwell (Anh) 70%, Pierre Đại Đế (Nga) 71%, Napoleon (Pháp) 100%, Cutujov (Nga), 72% số phiếu.

Thời hiện đại: có 2 vị tướng được chọn là Jukov (Liên Xô cũ) 100% số phiếu và Võ Nguyên Giáp (Việt Nam) được 100%.” [11]

6.- Về địa lợi và nhân hòa:   Là những người từ nhân dân, sống với nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng, thương mến, triệt để ủng hộ, đùm bọc và che chở để chiến đấu cho nhân dân, cho nên Quân Đội Kháng Chiến Việt Nam biết rõ hết những địa hình, địa vật hay cảnh vật ở của đất nước. Chính vì vậy Quân Đội Kháng Chiến có sở trường về chiến thuật lẩn khuất, tránh né giao chiến trực tiếp lúc ban ngày, rồi quay trở lại tập kích vào ban đêm.

7.- Về vị trí đóng quân thời gian hoạt động: Quân Đội Kháng Chiến Việt Nam đồn trú tản mát trong các gia đình trong làng thôn, chỉ xuất hiện và hoạt động mạnh vào đêm. Ban đêm là thời kỳ tốt đẹp tạo nên lợi thế cho những chiến thuật của Quan Đội Kháng Chiến Việt  Nam.

8.- Về chiến thuật hay lối đánh.  Do những lợi điểm 6 và 7 trên đây, Quân Đội Kháng Chiến Việt Nam rất giỏi về các lối đánh du kich, đánh công kiên, đánh  tập kích và đánh giao thông.

Đánh du kích là lối đánh thông dụng nhất  để chống lại các lực lượng ngọai xâm của bất kỳ dân tộc nào bị xâm lăng, chứ không phải chỉ có Quân Đội Kháng Chiên Việt Nam mới áp dụng. Theo lối đánh này, bộ đội  không xuất đầu lộ diện đối đầu với địch quân, mà lẩn vào trong dân hay nơi kín đáo chờ khi trời tối hay khi có cơ hội thuận lợi thì tập trung lực lượng đánh bất ngờ vào mục tiêu, đánh mau, đánh mạnh, đánh xong  rồi tẩu tán và di chuyển đến vùng an toàn để dưỡng quân. Cái lợi thế đánh du kich của Quân Đội Việt Minh được Đại Tướng Võ Nguyên Giáp ghi nhận như sau:

Tuy nhiên, bên cạnh bộ đội chủ lực và địa phương, trên cả nước ta đã có khoảng hai triệu dân quân và du kích. Đây là lực lượng nửa vũ trang, chủ yếu bám sát các làng xã, thị trấn, thành phố ở vùng bị tạm chiếm và vùng tranh chấp, đối phó với bộ máy và lực lượng đàn áp, kìm kẹp của địch, chống càn, hỗ trợ đắc lực cho bộ đội chủ lực trong mỗi trận đánh cũng như trong các chiến dịch. Theo lời Bác, đây chính là bức tường sắt mà kẻ địch nào đụng vào cũng phải tan.  Lực lượng này còn là nguồn bổ xung vô cùng quý giá cho đội quân chủ lực.

Sự chênh lệch về quân số, vũ khí, trang bị không hoàn toàn phản ảnh sức mạnh của đôi bên trong cuộc chiến. Địch tuy có ưu thế vượt trội về binh lực, nhưng chiến tranh nhân dân của ta đã làm cho quân địch phải phân tán trên khắp các chiến trường. Không những chúng không thể tập trung toàn bộ ưu thế đó vào một trận đánh quyết định, mà cũng chưa đủ lực lượng mở một cuộc tấn công lớn vào các đại đoàn chủ lực ta trên miền Bắc. Trong tổng số 267 tiểu đoàn của địch, thì 185 tiểu đòan đã phải trực tiếp làm nhiệm vụ chiếm đóng, chỉ còn 82 tiểu đòan làm nhiệm vụ cơ động chiến thuật và chiến lược. Già nửa lực lượng cơ động địch, 44 tiểu đoàn phải tập trung trên miền Bắc để đối phó với chủ lực ta. Vào thời điểm này,  nếu tính chung trên chiến trường Bắc Bộ, lực lượng ta mới bằng 2/3 lưc lượng địch (76 tiểu đoàn/112 tiểu đoàn), nhưng tính riêng lực lượng cơ động chiến lược, thì  lực lượng ta vượt hơn địch về số tiểu đoàn (56/44) [Ta có sáu đại đòan bộ binh: 304, 308, 312, 316, 320, 325 và hai tiểu đòan của trung đoàn 246 trực thuộc Bộ]. Điều này rất có ý nghĩa trước khi bước vào mùa khô tới." [12]

B.- NHỮNG ĐIỂM BẤT LỢI

Dưới đây là những điểm bất lợi trong Quân Đội Kháng Chiến Việt Nam.

1.- Dân nước ta nghèo cho nên các chiến sĩ không được trả lương hàng tháng, không được cung cấp lương thực, quân nhu đầy đủ khiến cho đời sống của anh em bộ đội thiếu thốn và phải chịu đựng quá nhiều gian khổ và thử thách.

2.- Không có không lực và phương tiện chuyển vận bằng đường hàng không.

3.- Không có hải lực và phương tiện chuyển vận bằng tầu thuyền được cơ giới hóa.

4.- Các phương tiện chuyển vận và di chuyển quân đội không được cơ giới hoá, hoàn toàn trông cậy vào sức người và đi bộ.

5.- Không có thiết giáp binh.

6.- Không tiếp nhận được nhiều ngoại viện như Liên Minh Pháp – Vatican.

7.- Không được trang bị bằng những vũ khí hiện đại như quân đội Liên Minh Pháp – Vatican cho nên không thể lúc nào cũng có thể đối đầu với những trận đánh giàn trận giống như các trận đánh giữa hai phe Trục Đức,  Ý,  Nhật  và phe Đồng Minh Anh, Mỹ, Nga, Trung Hoa trong thời Đệ Nhị Thế Chiến.

 

CHÚ THÍCH

[1] Nguyễn Đình Tiên, Chân Dung Tướng Ngụy (Sàigòn: Quân Ðội Nhân Dân, 2002), trang 15-17.

[2] Phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu, Sđd., tr. 103.

[3] Võ Nguyên Giáp,  Điện Biên Phủ - Điểm Hẹn Lịch Sử (  Hà Nôi: QÐND, 2002), tr. 381-382.

[4] Võ Nguyên Giáp. Sđd.,trang 96.

[5] Hoàng Van Đao,  Việt Nam Quốc Dân Đảng (Sàigòn: TXB, 1970), tr. 255-256.

[6] Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr. 51-52.

[7] Võ Nguyên Giáp, Sđd., trang 168 nói về truờng  hợp của chiến si Hoàng Van Nô, trang 217 nói về trường hợp chiến sĩ Phan Thành Giót, trang 112 nói về trường hợp của hai chiến si Tô Vinh Diện và Nguyễn Văn Chức.

[8] Nghiêm Kế Tổ, Việt Nam Máu Lửa (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1978 (?), tr. 206. 

[9] Võ Nguyên Giáp, Sđd, tr. 240-241.

[10] Lời ghi lại của tác giả Dương Đinh Lôi trong buổi nói chuyện với người viết vào buổi sáng ngày Thứ Sáu 25/7/2000 tại nhà riêng của tác giả.

[11] Tạ Xuân Ninh. “Việt Nam Có Những Anh Hùng Lừng Danh Thế Giới Qua Nhiều Thời Ðại”.Kiến Thức Số 147 [Hà Nội] tháng 8/1994.

[12] Võ Nguyên Giáp, Sđd, tr. 15-16.