Cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam trong việc đánh đuổi liên quân giặc Pháp - Vatican kéo dài từ cuối năm 1945 đến ngày 20/57/1954. Trong thời gian này, có khá nhiều biến cố ở Âu Châu, Á Châu cũng như dư luận nhân dân Pháp đối với cuộc chiến và những kỳ bầu cử Quốc Hội và Tổng Thống Hoa Kỳ vào cuối năm 1952 đều có ảnh hường rất mạnh vào cuộc kháng chiến gay go này của nhân dân ta.
Theo quyết định của Hôi Nghị Yalta (một địa điểm nghỉ mát ở trên bở biển Hắc Hải, nằm trong bán đảo Crimea thuộc Liên Sô, nhóm họp vào tháng 2/1945), ngòai việc bồi thường những thiệt hại chiến tranh cho các quốc gia Đông Minh (Anh Nga Mỹ Pháp), lãnh thổ nước Điức còn bị chia ra 4 vùng cho các quốc gia Mỹ, Anh, Nga, và Pháp chiếm đóng như sau:
A.- Quân đội Hoa Kỳ sẽ chiếm đóng miền Đông Nam gồm Munich, Nuremberg, Frankfurt và khu vực hai bên con sông Weser kể cản vùng đất Bremen.
B.- Quân đội Anh sẽ chiếm miền Tây Bắc gồm Hamburg, vùng Rhur và Cologne, ngọai trừ vùng xung quanh Bremen thụộc Hoa Kỳ.
C.- Quân đội Nga sẽ chiếm đóng vùng Đông Bắc dọc theo hai con sông Oder và Neisse, gồm Leipzig, Dresden, Chemnitz, Halle, Eisenach và Magdeburg, ngọai trừ kinh thành Bá Linh.
D.- Quân đội Pháp sẽ chiếm đóng vùng lưu vực sông Rhine, khu phía nam Cologne gồm hạt Saar. Vùng này tương đối nhỏ hơn nếu so với các vùng Anh, Mỹ, Nga chiếm đóng. Nhưng đây là vùng quan trọng đối với nước Pháp.
Kinh thành Bá Linh hoàn toàn nằm trong khu vực Nga chiếm đóng cũng bị chia ra là bốn khu vực ảnh hưởng của Anh, Mỹ, Pháp ở phía Tây và khu vực thuộc về Liên Sô ở phía Đông.
Ba vùng thuộc Anh, Pháp, Mỹ hoàn toàn nằm ở phia Tây của nước Đức. Sau này, từ cuối năm 1946 cho đến giữa năm 1948, tam cường Anh, Mỹ và Pháp họp liên miên để tìm cách thống nhất ba miền lại gọi là Tây Đức và đồng ý để cho nhân dân Đức tổ chức tổng tuyển cử chọn người lãnh đạo chính quyền Tây Đức với mục đích phục hồi nền kinh tế Đức. Có như vậy thì Đức mới có tiền bồi hoàn chiến tranh cho các nước Đồng Minh. Như vậy, nghiễm nhiên, Tây Đức theo thể chế dân chủ tự do thực sự, giống như ở Nhật, Pháp, Anh , Gia Na Đại và Hoa Kỳ. Trong khi đó thì Liên Sô lại để cho Cộng Đảng Đông Đức tổ chức chính quyền theo mô hình độc tài Cộng Sản.
Ba khu vực của ba nước Anh, Mỹ, Pháp nằm ở phía Tây kinh thành Bá Linh cũng được thống nhất thành Tây Bá Linh và cũng được tổ chức tuyển cử tự do để chọn người vào hội đồng lập pháp và chọn thị trưởng theo thể chế dân chủ tự do. Trong khi đó, Đông Bá Linh thuộc Nga hoàn toàn theo chế độ Cộng Sản.
Điều trớ trêu là kinh thành Bá Linh hoàn toàn nằm trong lãnh thổ Đông Đức cách lằn ranh phân chia Đông và Tây Đức vào khỏang 170 cây số (hơn 100 miles). Theo Thỏa Hiệp Potsdam (một địa điểm ở ngoai ô kinh thành Bá Linh, nhóm họp từ 17/7 đến 2/8/1945), Liên Sô phải dành cho các Cường Quốc Tây Phuơng một quy chế lưu thông, di chuyển từ các vùng Anh, Pháp và Hoa Kỳ chiếm đóng (Tây Đức) đến các khu vực không thuộc quyền kiểm sóat của Liên Sô ở trong kinh thành Bá Linh (Tây Bá Linh).
Tây Đức và Tây Ba Linh vừa theo chế độ dân chủ tự do vừa được Hoa Kỳ viện trợ kinh tế để phục hồi xứ sở. Những tiến bộ về chính trị và kinh tế của Tây Đức và Tây Bá Linh khiến cho Liên Sô lo sợ và quyết tâm "thọc gậy bánh xe", bằng cách ra lệnh phong tỏa Tây Bá Linh. Việc này được sách Đệ Nhị Thế Chiến và Chiến Tranh Lạnh ghi lại như sau:
"Ngày 23/8/1948, các vị thống đốc quân sự Tây Phương loan báo đồng Deutschemark sẽ được du nhập và lưu hành trong các vùng Tam Cường Anh, Pháp và Hoa Kỳ chiếm đóng ở trong thành phố Bá Linh. Ngày hôm sau, nhà cầm quyền Liên Sô, lấy lý do vì trở ngại kỹ thuật, chặn hết các trục giao thông hỏa xa nối liền Bá Linh với các vùng Anh, Mỹ và Pháp chiếm đóng đã được thống nhất thành Tây Đức. Đồng thời, các thủy lộ mà các cường quốc Tây Phương dùng để tiếp tế cho Bá Linh cũng bị ngăn chặn. Liên Sô đã thực sự bao vây kinh tế các khu vực thuộc các cường quốc Tây Phương kiểm sóat ở trong thành phố Bá Linh.
Kinh thành Bá Linh lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Hai triệu 300 ngàn dân Bá Linh thuộc khu vực Tây Phương thiếu bột mì và thực phẩm cùng tất cả những đồ thiết dụng. Các nhà máy kỹ nghệ trong thành phố thiếu nhiên liệu và nguyên liệu " [1].
Đứng trước tình trạng này, một mặt, Tam Cường Tây Phương phải thiết lập cầu hàng không để chuyển vận hàng hóa, thực phẩm, nhiên liệu và nguyên liệu vào kinh thành Bá Linh. Mỗi ngày có tới hàng trăm phi cơ thi hành các phi vụ tiếp tế này. Tính ra cứ trung bình hai phút thì lại có môt phi cơ mang hàng hóa hay thực phẩm đáp xuống phi trường Bá Linh.
Tuy nhiên, những cố gắng vượt bực trên đây cũng không đáp ứng được nhu cầu của hơn hai triệu dân trong thành phố này. Các nhà máy kỹ nghệ trong thành phố vẫn ở trong tình trạng thiếu nguyên liệu và nhiên liệu. Hai triệu 300 ngàn dân Bá Linh vẫn phải sống trong cảnh khan hiếm thực phẩm và các đồ thiết dụng. Mùa đông tới, không có than, dân Bá Linh phải đốn cây ở hai bên vỉa đường thành phố để cho vào lò sưởi. Mặt khác, cả ba nước Anh, Mỹ và Pháp cùng gửi đại diện đến Mạc Tư Khoa để thương thuyết trực tiếp với Liên Sô, nhưng cũng không đạt được kết quả gì.
Vào cuối tháng 9/1948 tam cường Anh, Mỹ và Pháp phải đưa nội vụ ra Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, nhưng cũng không thành công.
Sau nhiều tháng trời phong tỏa, thấy rằng các cường quốc Tây Phương vẫn kiên trì củng cố cầu không vận tiếp tế cho Tây Bá Linh, ngày 25/5/1949 Liên Sô ra lệnh bãi bỏ lệnh phong tỏa, và yêu cầu các Anh, Mỹ và Pháp cùng đồng ý thương thuyết với Liên Sô để bàn về tòan bộ tình hình của hai nước Đức và Áo. Cuộc khủng hoảng phong tỏa Tây Ba Linh chính thức chấm dứt.
Việc phong tỏa Bá Linh là một hành động vi phạm Thỏa Hiệp Yalta đã được ký kết hồi tháng 2 năm 1945. Hành động này chứng tỏ Liên Sô không từ bỏ tham vọng gây hấn để mở rộng vùng ảnh hưởng. Song song với hành động gây hấn này, Liên Sô lại còn vi phạm những điều mà Stalin đã long trọng cam kết không can thiệp vào các nước nằm sát biên giới với Liên Sô, rằng ông ta sẽ để cho nhân dân các nước Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, Lỗ Ma Mi và Bảo Gia lợi được tự do tuyển chọn người thành lập chính quyền.
"Đồng thời, Stalin cũng long trọng cam kết là không xía bào nội bộ các nước Đông Âu có chung biên giới với nước Nga. Ông nói rằng ông sẽ để cho các nước Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung gia Lợi, Lõ Ma Ni và Bảo Gia Lợi bầu cử tuyền chọn chính quyền của họ." [2]
Thế nhưng, lời cam kết này không được Liên sô tôn trọng. Những sự kiện trên đây cùng với nhiều hành động hiếu chiến khác của Liên Sô khiến cho Hoa Kỳ vừa không tin tưởng vào những gì Liên Sô đã cam kết với các quốc gia Đồng Minh, vừa lo ngại rồi đây rất có thể dựa vào sức mạnh quân sự để bành trướng ảnh hưởng ra ngoài biên giới các nước Đống Âu trên đây. Chính vì lẽ này mà Hoa Kỳ mới quyết tâm thương thuyết với các quốc gia Tây Âu và Canada nhằm thành lập một liên minh quân sự để chuẩn bị đương đầu với những bất trắc có thể xẩy ra.
Kết quả là Hoa Kỳ, Cannada và 10 nước Tây Âu như Pháp, Anh, Bỉ, Hòa Lan, Na Uy, Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Lục Xâm Bảo, Ý Đại Lợi, và Iceland cùng đồng ý thành lập Tổ Chức Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (The North Atlantic Treatty Organization NATO). Tổ chức này chính thức được ký kết vào tháng 4/1949.
Tổng thống Hoa-kỳ Truman đang ký kết thành lập Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Phòng Bầu dục trước mặt các đại biểu các quốc gia thành viên trong đó có Đại sứ Henri Bonnet của Pháp
Nhìn vào các nước trong lục địa Âu Châu lúc bấy giờ thì chỉ có nước Pháp là mạnh thế và có trọng lượng trọng hơn cả. Chính vì vậy mà Hoa Kỳ phải cố gắng bằng mọi cách để thuyết phục nước Pháp gia nhập vào tổ chức này.
Lúc bấy giờ phe Bảo Thủ thân Giáo Hội La Mã đang nắm thế thượng phong trên sân khấu chính trị ở nước Pháp, không bỏ lỡ cơ hội này. Họ bèn đòi Hoa Kỳ phải tích cực ủng hộ chính sách tái chiếm Đông Dương của Pháp, đồng thời còn yêu cầu viện trợ cho Pháp tăng cường khả năng chiến đấu ở Đông Dương. Lời yêu cầu này được Hoa Kỳ cứu xét theo thủ tục khẩn cấp (trong một thời gian rất ngắn) để làm hài lòng Pháp. Nói về khỏan tiền viện trợ này, sử gia Joseph Buttinger ghi lại như sau:
"Trong cuốn Giải Phóng Đông Dương nơi các trang 416-417, tác giả Donald Lancaster căn cứ vào tờ York Times số ra ngày 3 tháng 11 năm 1950 cho thấy là Hoa Kỳ tăng viện cho Pháp không phải chỉ ở trong phạm vi kinh tế và quân sự như là một phương cách để giải quyết sự thiếu hụt trả nợ của Pháp trong vùng ảnh hưởng của Mỹ kim, mà còn viện trợ quân sự bằng những món đồ nào mà Pháp không có sẵn hay không sản xuất. Tác giả Donald Lancaster còn cho biết tờ Le Monde số ra ngày 2 tháng 6 năm 1950 loan báo "Số tiền viện trợ của Hoa Kỳ cho lực lượng Pháp đang chiến đấu ở Đông Dương trong tài khóa 1950-1951 (chấm dứt vào cuối tháng 6/1951) là 23 triệu rưỡi Mỹ kim, tương đối là khiêm tốn." Năm tháng sau, Hoa Kỳ quyết định đóng góp từ 300 đến 400 triệu Mỹ kim cho Quân Đôi Pháp và Quân Đội Liên Hiệp Pháp (có nghĩa là Liên Quân Pháp - Thập Ác Vatican)" trong thời hạn hai năm. Theo bản tường trình của tờ New York Times số ra ngày 25/11/1950, ước lương tới cuối tháng 6 năm 1952, số tiền của Hoa Kỳ viện trợ cho Pháp sẽ chiếm tới 33 phần trăm tổng số chi phí, và nửa năm kế tiếp, số tiền này sẽ tăng lên đến 40 phần trăm tổng số chi phí cho cuộc chiến ở Đông Dương. Tính bằng đồng Franc, số tiền này lên tới 569 tỷ (francs)." [3]
Như vậy là Pháp đã lợi dụng và khai thác ý muốn thành lập Tổ Chức Minh Ước Bắc Đại Tây Dương để yêu sách Hoa Kỳ phải triệt để ủng hộ và viện trợ tài chánh cho Liên Minh Pháp - Vatican theo đưổi cuộc chiến tái chiếm Đông Dương. Sự kiện này đã làm Liên quân xâm lược Pháp có đủ khả năng cầm cự chống lại quân đội Việt Minh Kháng Chiến đang lớn mạnh nhờ có quân viện ồ ạt của tân chính quyền Trung Quốc dưới quyền Mao Trạch Đông.
Tổ Chức Minh Ước Bắc Đại Tây Dương vừa mới ra đời vào tháng 4 năm 1949, thì cuối tháng 9 năm đó, tại Á Châu, Quốc Quân Trung Hoa bị thảm bại trước sức tấn công như vũ bão của Hồng Quân Trung Hoa và phải cuốn gói chạy trốn ra Đài Loan ẩn thân, để lại cho Cộng Đảng Trung Hoa làm bá chủ Hoa Lục. Ngay sau đó, tân chính quyền Trung Hoa quân viện ồ ạt cho Việt Nam. Nói về sự kiện này, sách Quân Sử 4 viết:
"Tình Hình Biến Chuyển : Tháng 1/1950,- Các đồ tiếp tế vũ khí của Trung Cộng bắt đầu tới Bắc Việt đều đặn. Các cố vấn Trung Cộng tới Bắc Việt. Quân đội Viêt Minh được đưa sang Hoa Lục huấn luyện. Các sư đoàn đầu tiên số 304 và 308 của Việt Minh được thành lập, Việc thành lập này được kết hợp bởi các trung đoàn chủ lực tại Bắc Việt và Bắc Trung Việt. Cũng từ đầu năm, nhiều đơn vị chính quy khác được kết hợp với những đơn vị địa phương để sẵn sàng thành lập đại đơn vị."...
"Nói chung vào cuối năm 1950, trên tòan quốc từ dân quân du kích tới các đơn vị địa phương, chủ lực khu, chính quy, Việt Minh có tới 220.000 (220 ngàn) người võ trang.
Trở lại quá trình thành hình của quân đội Việt Minh từ năm 1946. Trong năm này, bộ đội Việt Minh chỉ mới tổ chức những đại đội độc lập, lấy chiến tranh du kích làm nền tảng và kể từ năm 1947, những đại đội này họat động sau lưng địch để làm hao mòn tiềm lực đối phương. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng quân đội Việt Minh dưới chiêu bài "quân đội giải phóng" đã quy tụ hầu hết những người yêu nước nên đánh rẩt hăng. Ngòai ra, những đội dân quân tự vệ và dân quân du kích mọc lên khắp nơi, được các ủy ban hành kháng địa phương huấn luyện nhanh chóng về chiến thuật du kích, cách phá họai, v.v... Cuối năm 1948, Việt Minh đã tổ chức được các trung đòan nhưng sự thật chỉ là những tiểu đòan được tăng cường. Người ta nhận thấy trong vùng Phúc Yên, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Cao Bằng có 6 trung đòan - trong vùng Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên có 8 trung đòan - hữu ngạn sông Hồng có 11 trung đòan - giữa Thanh Hóa và Vinh có 5 trung đòan. Tất cả các đơn vị chính quy có một quân số không quá 40.000 người. Năm 1949-1950 Việt Minh thu được một vài chiến thắng như trận đánh trên đường số 4 và lưu vực sông Mã, tiêu diệt đồn Châu Sơn và chiếm lại tỉnh Bắc Kạn và gần hết tỉnh Cao Bằng.
Với những thành tích kể trên, bộ đội Việt Minh được tổ chức mỗi ngày một chu đáo và các binh chủng truyền tin, pháo binh, công binh bắt đầu xuất hiện. Các đơn vị nhỏ được tập trung lại để thành lập các đại đơn vị. Phía Bắc với Trung Đoàn 308 là nòng cốt và tại Thanh Hóa với Trung Đoàn 304 để thành lập ra các Đại Đoàn 308 và 304." [4]
Nhờ vào sự quân viện ồ ạt của tân chính quyền Trung Quốc mà quân đội Việt Minh mới có thể phát động những chiến dịch quân sự tiêu diệt các đồn binh liên quân Pháp - Vatican tại các tỉnh Cao Băng, Bắc Kạn và Lạng Sơn mở đầu cho giai đọan Tổng Phản Công. Sự kiên này chứng tỏ rằng chiến thắng của Mao Trạch Đông và Cộng đảng Trung Hoa đã làm nghiêng hẳn cán cân lực lương ở Đông Dương về phía Quân Đội Kháng Chiến Việt Nam .
(Hầu hết phần này được trích ra từ một tiểu mục Chiến Tranh Triều Tiên trong cuốn Đệ Nhị Thế Chiến Và Chiến Tranh Lạnh của cùng tác giả (Tacoma, Washington: Tacoma Public Schools, 1994)
Nước Cao Ly còn có hai quốc hiệu khác nữa là Triều Tiên và Đại Hàn. Với diện tích là 220 ngàn cây số vuông (bằng 2/3 diện tích Việt Nam) và dân số (lúc đó) chưa đầy 25 triệu, Cao Ly là một tiểu quốc nằm sát nách nước Trung Hoa khổng lổ (có diện tích là 9,556,100 cây số vuông và dân số trên một tỷ người) ở phia Tây và Bắc, và phía Đông là đại cường Nhật Bản (có diện tích là 377,801 cây số vuông và dân số lúc đó đã lên tới gần 100 triệu), chỉ cách Eo Biển Cao Ly rộng không quá 50 cây số. Vị thế và tình trạng của Cao Ly nằm giữa hai cương quốc này y hệt như vị thế và tình trạng của nước Ba Lan nằm giữa hay đại cường Đức và Nga, và y hệt như tình trạng Cao Mên nằm giữa Việt Nam và Thái Lan.
Trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, Nhật Bản chiếm đóng Cao Ly. Theo quyết định của Hội Nghi Yalta và Potsdam thì việc tước giới quân đội Nhật tại ở Cao Ly được trao cho Liên Sô phụ trách từ vĩ tuyến 38 trở lên phía Bắc, và Hoa Kỳ đảm nhiệm từ vĩ tuyến 38 trở xuống phía Nam.
Mãi tới ngày 8/9/1945, quân đội Hoa Kỳ mới đổ bộ vào Nam Hàn để thi hành sứ mạng giải giáp quân đội Nhật, trong khi đó thì Hồng Quân Liên Sô đã tràn vào Bắc Hàn từ ngày 8/8/1945 (trước Mỹ 31 ngày). Chỉ trong vòng ba tuần lễ quân đội Liên Sô đã thủ tiêu xong các cơ cấu chính trị, hành chánh thân Nhật và thiết lập xong bộ máy hành chánh cai trị nhân dân tai Bắc Hàn. Tháng 12/1945, Ủy Ban Lâm Thời và Mặt Trận Dân Chủ Thống Nhất được thành lập tại Bình Nhưỡng (thủ đô Bắc Hàn). Thanh niên và anh em nông dân được huy động gia nhập các tổ chức quân sự do sĩ quan Liên Sô huấn luyện. Ruộng đất của người Nhật và của giai cấp địa chủ bị tịch thu để quân phân cho giai cấp bần cố nông. Tất cả các nhà ngân hàng cùng các cơ sở xí nghiệp và các hệ thống giao thông chuyển vận đều được quốc hữu hóa.
Theo quyết định của Hội Nghị Mạc Tư Khoa vào hồi tháng 12/1945, Hoa Kỳ và Liên Sô sẽ thỏa thuận với nhau để tìm một giải pháp trao trả độc lập cho Cao Ly, nhưng tới năm 1947 hai đại cường này cũng vẫn chưa đạt được một thỏa hiệp nào để thực hiện quyết định trên đây.
Tháng 9/1947, Hoa Kỳ đề nghị tổ chức một cuộc tổng tuyển cử đặt dưới quyền giám sát của Liên Hiệp Quốc để bầu quốc hội và chính phủ lâm thời cho cả hai miền Nam Bắc Triều Tiên, nhưng bị Liên Sô bác bỏ. Hoa Kỳ bèn đưa đề nghị này ra Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Trong khi đó, Liên Sô đưa ra một đề nghị khác, theo đó thì vào năm 1948 cả Hoa Kỳ và Liên Sô cùng triệt thóai quân đội ra khỏi Nam và Bắc Hàn. Liên Hiệp Quốc bác bỏ đề nghị của Liên Sô và quyết định chấp thuận việc thành lập chính phủ lâm thời cho cả hai miền Nam Bắc Triều Tiên. Liên Sô phản đối và tuyên bố sẽ không tiếp nhận đại diện Liên Hiệp Quốc tại Bắc Hàn.
Ngày 10/5/1948, chính quyền Nam Hàn tổ chức tổng tuyển cử và đặt dưới quyền giám sát của Liên Hiệp Quốc để bầu cử quốc hội lập hiến. Sau đó, Lý Thừa Vãn được bầu làm tổng thống nước Cộng Hòa Triều Tiên. Hoa Kỳ loan báo sẽ viện trợ kinh tế cho chính quyền Nam Hàn. Tháng 10/1948, Liên Sô loan báo sẽ triệt thoái toàn bộ Hồng Quân Liên Sô ra khỏi Bắc Hàn vào cuối năm 1948. Đầu năm 1949, Hoa Kỳ cũng loan báo sẽ triệt thoái quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Nam Hàn vào cuối tháng 6 năm 1949, và chỉ để lại một phái bộ cố vấn quân sự ở trên phần đất này.
Như vây, việc chia Triều Tiên ra làm hai miền Nam và Bắc qua vĩ tuyến 38 đã được mặc nhiên công nhận. Kể từ đó, Triều Tiên trở thành hai quốc gia theo hai chế độ chính trị khác hẳn nhau và đối nghịch nhau. Tuy nhiên, cả hai chính quyền Nam và Bắc Hàn đều không thỏa mãn với tình trạng chia cắt này và cùng tuyên bố rằng chủ quyền của họ bao trùm lên tòan thể bán đảo Triều Tiên.
Sau khi quân đội Hoa Kỳ vừa triệt thóai khỏi Nam Hàn, không tuyên chiến, quân đội Bắc Hàn thường xuyên vượt vĩ tuyến 38 tấn công Nam Hàn. Người ta tin rằng rồi đây một trong hai chính quyền Nam Bắc Triều Tiên sẽ tìm cách thống nhất đất nước bằng võ lực. Có nhiều yếu tố khiến cho người ta tin rằng Bắc Hàn sẽ mạnh bạo tấn công Nam Hàn truớc.
Các đơn vị xe tăng Bắc TT sẵn sàng để ra trận. Ảnh http://tranhung09.blogspot.com/
Ngày 25/6/1950, đại quân Bắc Hàn với sự yểm trợ của không lực và thiết giáp binh ào ào vượt vĩ tuyến 38 tràn vào lãnh thổ Nam Hàn, tiến thẳng xuống tận thủ đô Hán Thành. Quân đội Nam Hàn không chống cự nổi, phải tháo chạy xuống phía Nam. Cũng trong ngày 25/6/1950, ngay khi vừa nhận đuợc tin này, Tổng Thống Truman đưa việc quân đội Bắc Hàn xâm lăng Nam Hàn ra trước Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Chiều hôm đó, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc nhóm phiên họp khẩn cấp và lến án Bắc Hàn xâm lăng Nam Hàn, đồng thời kêu gọi Bắc Hàn hãy chấm dứt những hành động thù nghịch chống lại Nam Hàn và lui binh về phía Bắc vì tuyến 38.
Trong khi Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc biểu quyết lên án chính quyền Bắc Hàn xâm lăng Nam Hàn thì đại biểu Liên Sô tẩy chay cuộc họp, bỏ phòng nhóm ra ngòai. Vì thế mà quyết định của Đại Hội Đồng can thiệp vào cuộc chiến không bị Liên Sô phủ quyết. Ngay khi đó, các đại biểu của các đại cường đều tiên đoán rất có thể Liên Sô và Trung Cộng sẽ nhẩy vào vòng chiến bên cạnh Bắc Hàn nếu các nước Tây Phương nhẩy vào cứu Nam Hàn. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Tây Phương lại cho rằng thà liều chết tích cực chặn đứng quân Bắc Hàn ngay lúc đó còn ít nguy hiểm hơn là để mặc cho Cộng Sản hành động trên phần đất này.
Ngày 26/6/1950, Hoa Kỳ ra lệnh cho hải, lục và không quân Hoa Kỳ tại Viễn Đông phải hỗ trợ cho quân đội Nam Hàn chống lại quân Bắc Hàn. Hạm Đội số 7 được phái đến đến vùng biển Đài Loan để đề phòng có những biến cố bất ngờ do đối phương gây ra. Tổng Thống Tưởng Giới Thạch cũng được khuyến cáo là phải chấm dứt mọi hành động quân sự chống lại Trung Hoa lục địa. Nói một cách khác, Hoa Kỳ đã trung lập hóa hải đảo Đài Loan.
Ngày 27/6/1950, Hội Đồng Bảo An lên tiếng kêu gọi các quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc hãy tích cực gửi quân tham chiến cứu Nam Hàn. Trong khi đó, quân đội Nam Hàn bị dồn về phía nam Hán Thành.
Ngày 29/6/1950 Tướng Doughlas MacArthur, Tư Lệnh Tối Cao Lực Lượng Đồng Minh tại Viễn Đông, báo cáo về Hoa Thịnh Đốn từ khi Bắc Hàn khởi sự xâm lăng (25/6/1950), quân đội Nam Hàn đã bị thiệt hại tới 50%. Bộ Tham Mưu Hoa Kỳ quyết định phải dùng biện pháp mạnh. Ngay khi đó, các chiến tầu và các chiến đấu cơ của Hoa Kỳ được lệnh oanh tạc các căn cứ quân sự của Bắc Hàn. Lục quân Hoa Kỳ tại Nam Hàn được lệnh phải triệt để bảo vệ hải cảng Phú Sơn (Pusan). Hai sư đòan của Hoa Kỳ tại Nhật Bản được lênh di chuyển cấp tốc tới Nam Hàn. Tướng Doughlas MacArthur được chỉ định giữ chức vụ Tổng Tư Lệnh Lực Lượng Liên Hiệp Quốc tại Triều Tiên. Các nước Anh, Pháp, Bỉ, Columbia, Ethiopia, Gia Na Đại, Úc Đại Lợi, Hy Lạp, Hòa Lan, Tân Tây Lan, Thái Lan, Liên Bang Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Phi Luật Tân lần lượt gửi quân đến tham chiến dưới cờ Liên Hiệp Quốc.
Tướng MacArthur đã đánh giá quá thấp quân đội Bắc Hàn. Những tuần lễ đầu, quân đội Liên Hiệp Quốc bị Hồng Quân đánh bại và bị dồn xuống tới tận Phú Sơn, mũi cực nam của bán đảo Triều Tiên. Ngày 15/9/1950, 50 ngàn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đổ bộ vào Inchon. Nhờ có viện quân này, quân Liên Hiệp Quốc chuyển sang thế công, và ngày 25/9/1950 tái chiếm được Hán Thành.
Đến cuối tháng 9/1950, Cộng quân bị quét sạch tại miền Nam vĩ tuyến 38. Trên đà chiến thắng, Quốc Hội Nam Hàn yêu cầu quân đội Liên Hiệp Quốc vượt vĩ tuyến 38, tiến lên đánh sâu và lãnh thổ Bắc Hàn. Vấn đề đặt ra là nếu quân đội Liên Hiệp Quốc KHÔNG vượt vĩ tuyến 38, truy kích Hàn Cộng, tức là giúp cho chính quyền Bắc Hàn có cơ hội củng cố lực lượng để chuẩn bị một cuộc xâm lăng khác. Trái lại, nếu quân đội Liên Hiệp Quốc vượt vĩ tuyến 38, truy kích Cộng quân thì Cộng Sản sẽ lấy cớ đó mà tố cáo Hoa Kỳ chủ trương thi hành chính sách đế quốc, và nguy hiểm hơn nữa là có thể Trung Quốc sẽ đem đại quân từ Mãn Châu nhẩy vào vòng chiến.
Trong lúc Liên Hiệp Quốc còn đang thảo luận có nên dừng lại ở vĩ tuyến 38 hay tiến lên truy kích Cộng quân thì quân đội Nam Hàn vượt vĩ tuyến 38, tiến vào lãnh thổ Bắc Hàn, chiếm thủ đô Bình Nhưỡng vào ngày 20/10/1950, dồn quân Bắc Hàn tới tận bờ sông Áp Lục (Yalu River), biên giới Mãn Châu và Triều Tiên.
Dọc theo ven sông Áp Lục ở phía Mãn Châu, có nhiều nhà máy điện hỗn hợp của hai chính phủ Trung Hoa và Bắc Hàn. Đây là các nhà máy cung cấp điện cho các nhà máy than thép và luyện nhôm ở Mãn Châu. Dĩ nhiên là Trung Hoa Cộng Sản không thể khoanh tay ngồi nhìn để cho các nhà máy điện này lọt vào vòng kiểm sóat của quân đội thù nghich với Bắc Hàn. Ngay khi đó, các nhà lãnh đạo Trung Cộng tuyên bố rằng họ sẽ dùng sức mạnh để bảo vệ quyền lợi của họ tại khu vực ven sông Áp Lục.
Không quan tâm đến lời tuyên bố của chính quyền Trung Cộng, ngày 24/11/1950, Tướng MacArthur loan báo rằng Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Liên Hiệp Quốc sẽ tung ra một cuộc hành quân đại quy mô để chấm dứt cuộc chiến. Ngay sau đó, như cả một biển người trùng trùng điệp điệp từ Mãn Châu vượt qua sông Áp Lục tràn vào Bắc Hàn. Hàng hàng lớp lớp Hồng Quân Trung Hoa đã có mặt tại lãnh thổ Triều Tiên để chống lại quân đội Liên Hiệp Quốc.
Trước sức tấn công như vũ bão của Cộng quân, quân Liên Hiệp Quốc bị đẩy lui và lui dần về phía Nam. Lại một lần nữa, Cộng quân chiếm được thủ đô Nam Hàn khiến cho chính phủ Nam Hàn lại phải chạy xuống Phú Sơn.
Tháng 2/1951, viện quân Hoa Kỳ chuyển tới. Tướng MacArthur phản công. Cộng quân bị chặn lại. Thừa thắng, quân Liên Hiệp Quốc đánh mạnh, tái chiếm Hán Thành. Ngày 14/3/1951, Cộng Quân bị đẩy lui tới vĩ tuyến 38.
Trong khi quân Liên Hiệp Quốc đang đại thắng Cộng quân thì lại có sự bất đồng chính kiến giữa Tổng Thống Truman và Tướng MacArthur, Tổng Tư Lệnh Quân Đội Liên Hiệp Quốc tại Triều Tiên. Tổng Thống Truman muốn rằng cuộc chiến phải giới hạn trong lãnh thổ nước Triều Tiên, rằng sự kiên quyết chiến đấu của Liên Hiệp Quốc là cốt để cho Cộng Sản thấy rằng việc tiếp tục xâm lăng các nước không Cộng Sản là vô ích, và cũng là để cho họ (Cộng Sản) thấy rằng tốt hơn là nên đến bàn hội nghị để mưu tìm một giải pháp hòa bình cho Hàn quốc. Việc dùng không lực không kích Trung Hoa hay Mãn Châu là phiêu lưu mở rộng chiến tranh, và nguy hiểm hơn nữa là có thể đưa đến chiến tranh thứ ba.
Tướng MacArthur cảm thấy những giới hạn trên đây đã gây nhiều trở ngại cho ông ở ngòai mặt trận. Mặc dầu Tổng Thống Truman đã chỉ thị cho ông không được tuyên bố hay bàn cãi gì về chính trị với chính phủ Hoa Thịnh Đốn, nhưng ông vẫn công khai chỉ trích chính phủ Hoa Kỳ về những chiến lược đang được thi hành chống lại Cộng quân ở Triều Tiên. Vì vậy mà ngày 11/4/1951, Tổng Thống Truman chỉ định Tướng Matthew Bunker Ridgeway, Tư Lệnh Đệ Bát Quân Đòan Hoa Kỳ tại Hàn Quốc lên thay thế ông. Việc thay thế tư lệnh ngòai mặt trận đã ảnh hưởng mạnh đến tình hình quân sự. Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn cố gắng giữ thế chủ động tại chiến trường và gây cho Cộng quân tổn thất nặng nề. Nhờ vậy mà các nhà lãnh đạo Cộng Sản phải chấp nhận thương thuyết.
Sau nhiều cuộc thăm dò, ngày 10/7/1951, đại diện hai phe đối nghịch đến nhóm họp tại Kaesong để bàn về việc ngưng bắn. Tuy nhiên, tại hội nghị, Cộng Sản lại không tỏ ra sốt sắng tiến đến một thỏa hiệp đình chiến. Cuộc thương thuyết kéo dài hết năm này qua năm khác trong khi ngòai mặt trận quân Liên Hiệp Quốc vẫn tiếp tục ác chiến với Cộng quân. Súng vẫn nổ, bom đạn vẫn rền vang thi nhau tàn phá đất nước Triều Tiên, khói lửa vẫn mịt mù và nam nữ thanh niên vẫn thi nhau ngã ngục ngòai chiến trận. Ông già, bà cả cùng những bà mẹ lếch thếch, tay xách, nách mang, bồng ẵm con thơ, dắt dìu nhau chạy trốn cảnh binh đao, lang thang trên khắp các ngả đường, xó chợ, sống cò bơ cò bất không biết đâu là chỗ an toàn. Cho mãi tới tháng 7 năm 1953, hai bên mới đạt được thỏa hiệp đình chiến, theo đó thì lệnh ngưng bắn sẽ được thi hành vào 10 giờ đêm ngày 27/7/1953. Tính ra cuộc thương thuyết đã kéo dài hai năm 17 ngày, và cuộc chiến kéo dài 3 năm 1 tháng 2 ngày.
Theo thỏa hiệp đình chiến thì quân đội hai bên cùng phải rút ra cách xa vĩ tuyến 38 là 2 cây số để thành lập khu phi quân sự. Cả hai bên cùng đồng ý hạn chế việc tăng cường quân lực và hạn chế việc thiết lập phi trường. Một ủy ban trung lập được thành lập để thi hành việc kiểm sóat lệnh ngưng bắn. Tù binh của hai bên muốn trở về quê quán sẽ được cho hồi hương ngay tức thì. Những tù binh chưa được hồi hương sẽ được trao cho một ủy ban trung lập đảm nhiệm việc trông coi. Một hội nghị cao cấp sẽ nhóm họp trong vòng 90 ngày để bàn về vấn đề triệt thoái quân đội ngọai quốc ra khỏi Triều Tiên.
Ngày 26/10/1953, đại diện Hoa Kỳ và đại diện của phe Cộng Sản nhóm họp tại Bàn Môn Điếm để tìm một thỏa hiệp cho nước Triều Tiên. Nhưng ngay khi vừa thảo luận, hội nghị đã gặp nhiều sóng gió. Cả hai bên đều có những quan điểm khác biệt về tất cả mọi vấn đề. Tới tháng 12/1953, sau khi Cộng Sản bác bỏ đề nghị của Hoa Kỳ, đại diện Liên Hiệp Quốc ngưng họp và hội nghị tan vỡ.
Bàn Môn Điếm
Đầu năm 1954, hội nghị ngọai trưởng của các đại cường tại Bá Linh quyết định rằng các vấn đề về Triêu Tiên và Chiến Tranh Đông Dương sẽ được đem ra bàn cãi và giải quyết bởi một hội nghi nhóm tại Genève vào tháng 4/1954. Tất cả các nước tham chiến tại Triều Tiên và Đông Dương đều được mời tham dự.
Tại Hội Nghị Genève, khi bàn về vấn đề thống nhất Triều Tiên, đại biểu Nam Hàn đề nghị nên tổ chức một cuộc tổng tuyển cử ở Bắc Hàn và đặt dưới quyền giám sát của Liên Hiệp Quốc. Trái lại, đại biểu Bắc Hàn muốn rằng phải tổ chức tổng tuyển cử trên toàn thể lãnh thổ Triều Tiên mà không có sự kiểm sóat hay can thiệp từ bên ngòai. Hoa Kỳ ủng hộ đề nghị của Nam Hàn. Đại biểu Anh Cát Lợi đề nghị tổng tuyển cử trên toàn thể lãnh thổ Triều Tiên và đặt dưới quyền kiểm soát của Liên Hiệp Quốc. Đề nghị này của Anh bị phe Cộng Sản bác bỏ. Việc thống nhất Triều Tiên lâm vào ngõ bí. Cho đến ngày nay Triều Tiên vẫn còn ở trong tình trạng chia đôi. Quân đội hai miền Nam Bắc vẫn còn hăm nghênh nhau qua vĩ tuyến 38.” [5]
Chiến Tranh Triều Tiên đã ảnh hưởng đến cuộc chiến Đông Dương rõ rệt. Về phía Hoa Kỳ, chúng ta thấy rằng siêu cường này quá bận tâm với chiến tranh Triều Tiên. Vì thế, Hoa Kỳ đã để mặc cho Liên Quân Pháp - Thập Ác Vatican vật lộn với quân đội Kháng Chiến Việt Nam dù là trong thời gian này Đế Quốc Vatican đã đem con bài Ngô Đình Diệm sang Hoa Kỳ ăn chực nằm chờ từ tháng 10 năm 1950, dù là Vatican đã ra lệnh cho Hồng Y Francis Spellman khai thác "tinh thần sống đạo theo Đức tin Kitô" của đám tín đồ Ca-tô đang có thế lực trên sân khấu chính trị Hoa Kỳ phải triệt để ủng hộ lá bài Ngô Đình Diệm.
Tình trạng bất đồng chính kiến giữa Tổng Thống Truman và Tướng McArthur đưa đến việc thay thế ông tướng này bằng Tướng Matthew Bunker Ridgeway. Việc Hoa Kỳ bận tâm với cuộc chiến Triều Tiên dù sao cũng có lợi đối với phe Kháng Chiến Quân Việt Nam. Binh Thư Tôn Tử đã dạy rằng, "Tri kỷ, tri bỉ, bách chiến bách thắng". Hiểu rõ như vậy mà các nhà lãnh đạo chính quyền Kháng Chiến Việt Nam có thể hoạch định những chiến lược quân sự thích ứng với tình trạng này. Về phía Trung Quốc, quốc gia này vẫn tiếp tục ồ ạt viện trợ quân trang, quân cụ và vũ khí cho quân đội Kháng Chiến Việt Nam chống lại Liên Quân Pháp - Vatican. Như vậy là Chiến Tranh Triều Tiên đã làm nghiêng hẳn cán cân về phía Kháng Chiến Quân Việt Nam.
Cuộc chiến Triều Tiên không những đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình ở Đông Dương trong khi đang tiếp diễn, mà ngay cả khi nó đã chấm dứt rồi cũng vãn còn ảnh hưởng đến cuộc chiến ở Đông Dương và ảnh hưởng mạnh mẽ hơn nữa. Người ta gọi đây là hội chứng của cuộc chiến Triều Tiên. Cũng vì cái hội chứng này mà Hòa Kỳ dù có muốn trực tiếp nhảy vào cứu liên quân Pháp - Thập Ác Vatican thoát khỏi thảm bại tại Điên Biên Phủ cũng phải do dự, suy đi tính lại, rút cuộc vẫn không thể nhẩy vào được. Nguyên do là vì vừa có sự bất đồng chính kiến giữa các nhân vật cao cấp trong chính quyền Hoa Kỳ, vừa có sự bất đồng chính kiến giữa các nhà lãnh đạo tam cường Anh - Mỹ - Pháp, sợ rằng sẽ phải đối đầu với Trung Hoa Lục Địa như trong cuộc chiến Triều Tiên 1950-1953 vừa mới chấm dứt cách đó mấy tháng. Có rất nhiều nhà viết sử ghi lại sự kiện này trong các tác phẩm của họ. Sự kiên này cũng được Đại Tướng Võ Nguyên Giáp trình bày khá đầy đủ trong cuốn Điện Biên Phủ Điểm Hẹn Lịch Sử. Vì tính cách quan trong của nó, chúng tôi xin ghi lại nguyên văn như sau:
"Các quan chức Mỹ trao đổi nhiều lần, tìm cách giải nguy cho Diện Biên Phủ. Có ý kiến đề xuất 8 sư đòan chiến đấu, 35 tiểu đoàn công binh...và phương tiện bảo đảm pháo binh, hậu cần, đổ bộ vào châu thổ sông Hồng. Nhưng kế họach này bị gạt bỏ vì lục quân Mỹ chưa sẵn sàng, và Mỹ có kinh nghiệm đưa bộ binh vào Bắc Triều Tiên. Ratpho (Admiral Arthur W. Radford) nghiêng về ý kiến dùng không quân chiến lược Mỹ ném bom, phù hợp với chiến lược "trả đũa ồ ạt".
Trong hồi ký, "Không có thêm Việt Nam mới" (No more Vietnams, Nichxon (Richard Nixon) viết: "Đô Đốc Rátpho (Radford), chủ tịch Hội Đồng Tham Mưu Liên Quân, đề nghị chúng ta dùng 60 máy bay ném bom loại B.29 ở Philippines mở các cuộc đột kích vào ban đêm để tiêu diệt các vị trí của Việt Minh. Và đặt ra kế họach mang tên "Cuộc Hành Binh Chim Kền Kền (Operation Vantour) nhằm đạt mục tiêu với ba quả bom nguyên tử chiến thuật nhỏ". Một số tài liệu khác còn cho thấy Kế Họach Radford được Hội Đồng Quốc Gia phê chuẩn, và "trong thực tế, Mỹ đã có quyết định tạm thời về việc tham chiến ở Đông Dương vào ngày 25/3/1954", và "trên văn bản của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia có ba chữ D.D. E. (Dwight D. Eisenhower) phê chuẩn.
Ngày 29/3/1954, sau khi Êly (Paul Ély) từ Mỹ về, Thủ Tướng Pháp Lanian (Joseph Laniel) triệu tập cuộc họp thu hẹp Hội Đồng Chiến Tranh, gồm các tham mưu trưởng và các thành viên trọng yếu bàn về dự kiến một cuộc ném bom của không quân Mỹ ở Điện Biên Phủ. Không phải không có sự phân vân. Liệu một cuộc hay vài cuộc ném bom có đủ để tiêu diệt lực lượng Việt Minh đang bao vây hay không? Biết đâu nó lại dẫn tới sự can thiệp ồ ạt của Trung Quốc vào Đông Dương như ở Triều Tiên! Nó có làm tiêu tan hy vọng về một giải pháp hòa bình chiến tranh Đông Dương tại Hội Nghị Genève sẽ mở vào ngày 26/4/1954 không? Laniel và Hội Đồng Chiến Tranh quyết định cử Đại Tá Brôhông (Brohon), người đã tháp tùng Ély sang Mỹ, đi gặp tổng chỉ huy Nava (General Henri Navarre) để hỏi về tác dụng của một cuộc ném bom của không quân chiến lược Mỹ xuống Điện Biên Phủ.
Những phần tử "diều hâu" ở Washington cũng xúc tiến kế họach. Ngày 3 tháng 4 năm 1954, Bộ Trưởng Bộ Ngọai Giao Đalét (John Foster Dulles) và Đô Đốc Radford họp với tám nghị sĩ có thế lực trong Quốc Hội thuộc cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, phổ biến ý định của Tổng Thống muốn có một nghị quyết cho phép sử dụng lực lượng không quân và hải quân Mỹ ở Đông Dương. Dulles nhấn mạnh Đông Dương sụp đổ có thể dẫn tới mất toàn bộ Đông Nam Á, Hoa Kỳ cuối cùng sẽ bị đẩy về quần đảo Haoai (Hawaii). Nếu Mỹ không giúp Pháp thì hậu quả là Pháp phải từ bỏ chiến tranh Đông Dương.
Radford trình bày tiếp một kế họach ném bom ồ ạt xuống Điện Biên Phủ, được gọi là cuộc Hành Binh Chim Kền Kền (Operation Vantour). Cuộc hành binh này sẽ do hai tầu sân bay Essex, Boxer và những máy bay của không quân Mỹ ở Nhật Bản và Philippines thực hiện. Người Pháp thấy cần huy động 60 máy bay ném bom hạng nặng B.29, mang ít nhất 450 tấn bom. Nhưng theo những quan chức Mỹ, nhiệm vụ chính phải được hòan tất với ba sư đoàn không quân ném bom, hai ở Okinawa (Nhật) và một ở Clark Field (Phi Luật Tân), tổng cộng là 98 siêu pháo đài bay B.29, một chiếc mang 14 tấn bom. Để đề phòng máy bay Mic ở những sân bay của Trung Cộng gần biên giới Việt - Trung, phải có thêm 450 máy bay tiêm kích phản lực bảo vệ cho máy bay ném bom.
Cử tọa đặt một câu hỏi về hậu quả của hành động này. Radford trả lời không giấu giếm nó có thể dẫn Hoa Kỳ vào chiến tranh, và nếu cuộc ném bom thứ nhất không đủ để giải tỏa cho tập đoàn cứ điểm, sẽ phải tính đến những cuộc ném bom bổ sung. Nhiều người bắt đầu ngãng ra. Họ nói Mỹ đã phải chi phí tới 92% chiến phí trong chiến tranh Triều Tiên, một hành động đơn phương của Mỹ trong thời gian này không thể được Quốc Hội (Mỹ) chấp thuận. Riêng Rituê (General Mathiew Ridway), Tham Mưu Trưởng Lục Quân, nguyên Tư Lệnh Quân Đội Mỹ ở Triều Tiên, nói: "Dù kế họach "Chim Kền Kền" có được thực hiện chăng nữa thì những cuộc ném bom bừa bãi xuống vùng rừng núi bao la đó vẫn không thể nào giải tỏa được cho quân lính của de Castries vẫn sống trong cảnh "thú săn bị sập bẫy", sau khi ném bom, phải cần thêm vài chục vạn quân Mỹ mới có khả năng can thiệp thành công bằng quân sự".
Cuộc họp đi tới kết luận: Cuộc Hành Binh Chim Kền Kền, hay những hành động tương tự, chỉ có thể được Quốc Hội (Mỹ) cho phép với 3 điều kiện: 1) Hoa Kỳ tham gia như là một trong những nước tự do ở Đông Nam Á cùng với Vương Quốc Anh, 2) Người Pháp đồng ý xúc tiến chương trình trao trả độc lập cho các quốc gia liên kết. 3) Nước Pháp cam kết không rút khỏi cuộc chiến.
Ngày 4 tháng 4, Brohon từ Đông Dương quay lại Paris cho biết Navarre lo ngại cuộc Hành Binh Vantour sẽ dẫn tới những phản ứng của không quân Trung Quốc. Nhưng ngay tối hôm đó, Ély lại nhận được bức điện khẩn của Navarre: "Cuộc can thiệp mà Brohon nói với tôi chỉ có thể có hiệu quả quyết định nếu được thực hiện trước cuộc tiến công [cuối cùng] của Việt Minh". Theo (sử gia) Bernard Fall thì chính đợt tiến công của bộ đội ta vào năm (5) quả đồi ở phía đông đã làm cho Navarre thay đổi thái độ. René Pleven (Bộ Trưởng Bộ Chiến Tranh Pháp Quốc - War Minister) lập tức mời Đại Sứ Mỹ tới trình bày tình hình nghiêm trọng của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, chỉ có sự can thiệp bằng máy bay hạng nặng của Mỹ mới có khả năng lọai trừ pháo binh Việt Minh ở những quả đồi chung quanh để cứu nguy cho quân đồn trú. Ély cũng điện cho Tướng Valluy, đang có mặt ở Lầu Năm Góc (Ngũ Giác Đài), thông báo ngay cho Radford để có những biện pháp quân sự thật khẩn trương.
Cũng trong ngày 4 tháng 4, Eisenhower viết một bức thư khá dài gửi riêng cho Thủ Tướng Churchill, với tư cách là một người bạn chiến đấu chống phát xít trong Thế Chiến Thứ Hai: "...[Nếu] Đông Dương rơi vào tay cộng sản, tác động chủ yếu đối với chiến lược toàn cầu của chúng tôi và các ngài cùng với sự thay đổi trong cán cân quyền lực do nó gây ra ở khắp Châu Á và Thái Bình Dương có lẽ sẽ thảm khốc... Điều đó dẫn chúng tôi đến kết luận không thể bác bỏ được là tình hình Đông Nam Á đòi hỏi chúng ta một cách khẩn cấp phải có những quyết định nghiêm chỉnh và có tầm xa...". Một trong những quyết định đó chính là sự thành lập liên minh gồm Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Niu Zuilơn (New Zealand), Thái Lan và ba nước Đông Dương (ngụy quyền) [Minh Ước Phòng Thủ Đông Nam Á Châu - SEATO - South East Asia Treaty Organization]. Eisenhower viết tiếp: "Điều quan trọng là liên minh đó phải mạnh mẽ và sẵn sàng tham gia vào trận chiến nếu cần."
Vị thủ tướng 85 tuổi (Churchill) của nước Anh không vội vàng phúc đáp. Anh (quốc) vẫn còn giữ một hòn đảo của Trung Quốc là Hồng Công, không muuốn bỏ lỡ cơ hội cải thiện quan hệ với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa tại Hội Nghị Genève sắp họp nay mai.
Mười ngày sau, Navarre lại điện cho Ély đề nghị Mỹ dùng từ 15 đến 20 máy bay B.29 ném bom xuống đường 41 quãng giữa sông Hồng và Tuần Giáo. Tình hình bế tắc ở Điện Biên Phủ buộc Navarre phải nghĩ tới một hành động hạn chế của không quân chiến lược Mỹ. Ély trả lời: "Radford không chấp nhận giải pháp này. Hoặc tất cả hoặc không."
Trong khi chờ đợi, Ély gợi ý Navarre về khả năng sử dụng 15 máy bay hạng nặng B.29 của Mỹ do phi công Pháp ở Đông Dương điều khiển. Đến lượt Navarre trả lời khước từ, vì một lý do đơn giản: phi công Pháp không sử dụng được những máy bay lớn hơn máy bay B.26 mà người Mỹ đã cung cấp.
Những người cầm đầu nước Mỹ vẫn tin sớm muộn sẽ có sự đồng tình của Anh. Ngày 20 tháng 4, Dulles quyết định mời đại sứ các nước Anh, Cambốt, Lào, Pháp, Philippines, Tân Tây Lan, Thái Lan , Úc và ngụy quyền Việt Nam tới họp. Chính quyền Anh đã chỉ thị cho Rogers Makins , đại sứ tại Washington, không tham dự cuộc họp này.
Trước những phản ứng không thuận lợi ở cả trong nước và ngòai nước, phái can thiệp Mỹ được Phó Thổng Thống Nixon ủng hộ, vẫn xúc tiến kế họach. Giới quân sự Mỹ tiếp tục liên hệ với bộ tham mưu Pháp chuẩn bị cuộc Hành Binh Kền Kền. Đầu tháng 4, Đại Tướng Partridge, chỉ huy không lực Mỹ tại Viễn Đông, tới Sàigòn bàn bạc với người đồng nhiệm Pháp, Tướng Lauzin và Tổng Chỉ Huy Navarre. Cùng đi với Partridge có Trung Tướng Caldera, người sẽ trực tiếp điều khiển cuộc hành binh. Caldera phát hiện một số trở ngại về mặt kỹ thuật. Tại Đông Dương không có lọai rada dẫn đường tầm ngắn, rất cần để hướng dẫn cho những máy bay hạng nặng thả bom vào một kẻ địch đã bao vây rất gần, chỉ một sai sót nhỏ về điều khiển thì hàng trăm tấn bom có thể tiêu diệt toàn bộ quân đồn trú, chứ không phải là Việt Minh! Caldera nhiều lần dùng máy bay trực tiếp quan sát Điện Biên Phủ ban đêm, cố tìm giải pháp khắc phục nhược điểm này.
Trong cuốn "Những Bí Mật Quốc Gia" (Secrets d' État) Raymond Tournoux đưa ra một sự kiện theo tác giả đã được thu thập "từ những nguồn tin có thẩm quyền, và sau đó không ai cải chính":
"Ngày 14 tháng 4 năm 1954, tại Paris, Ngoại Trưởng Mỹ Dulles nói bằng tiếng Pháp với Georges Bidault Ngọai trưởng Pháp):
Nếu bây giờ chúng tôi cho ngài hai trái bom nguyên tử?
Bidault đã khẳng định điều này trong cuốn "Từ cuộc kháng chiến này đến cuộc khác" (D'une résistance à l'autre), bằng cách dẫn lại câu trả lời của mình với Dulles: "Nếu ném bom [A] xuống Điện Biên Phủ, người phòng ngự cũng như người tiến công đều hứng chịu hậu quả như nhau. Nếu đánh vào tuyến giao thông bắt nguồn từ Trung Hoa, sẽ có nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến tranh toàn bộ. Trong cả hai trường hợp, quân đồn trú ở Điện Biên Phủ, còn xa mới được cứu nguy, mà sẽ lâm vào tình trạng nghiêm trọng hơn."
Ngày 24 tháng 4, Đô Đốc Radford gặp ngoại trưởng Anh Eden tại Paris, nhân cuộc họp Hội Đồng Khối Bắc Đại Tây Dương (O.T.A.N), Radford, một lần nữa, tìm cách thuyết phục Eden, chỉ it ra nước Anh cũng cho Hoa Kỳ một lời tuyên bố ủng hộ có tính cách tượng trưng. Nhưng Eden nói thẳng với người đối thọai Hoa Kỳ là một chính sách dựa trên cơ sở một cuộc oanh tạc bằng máy bay chóng chầy sẽ đưa Mỹ tới việc can thiệp bằng lực lượng trên bộ như kinh nghiệm tại Triều Tiên đã chứng tỏ, sự can thiệp đó sẽ dẫn người Mỹ tới việc thúc đẩy đồng minh thực hiện một "hành động liên minh", có nghĩa là đưa quân đội của họ vào cuộc chiến. Người Anh sẽ làm tất cả cho Hội Nghị Genève thành công. Ngày 25, Eden trở về Luân Đôn họp hội đồng nội các để giải quyết dứt khoát vân đề này.
Ngày 26/4 (1954), Tướng Caldera trở lại Sàigòn. Caldera đề cập tới việc dùng 80 máy bay ném bom chung quanh thung lũng Điện Biên Phủ và khu vực hậu cần Tuần Giáo, nhưng với những phi đòan hành Mỹ - Pháp kết hợp. Cuộc hành binh sẽ được thực hiện trong 62 giờ và một sĩ quan cao cấp đã từ Sàigòn bay tới Clark Field (Phi Luật Tân) để chuẩn bị. Về thực chất, vẫn là kế họach Chim Kền Kền. Người Pháp lại hy vọng.
Ngày 27/4/1954, Thủ Tướng Churchill tuyên bố ở Hạ Nghị Viện Anh: "Chính phủ Hòang Gia Anh không chuẩn bị lời hứa nào về hành động quân sự ở Đông Dương khi mà chưa biết kết quả Hội Nghị Genève. Lời tuyên bố đã được Hạ Nghị Viện Anh hoan hô nhiệt liệt.
Cùng trong ngày 27/4, Đại Sứ Pháp René Massigli (tại Anh) xin gặp Churchill, tiếp tục nài nỉ hãy nghĩ tới số phận của đoàn quân đồn trú tại Điện Biên Phủ. Churchill nói với đại sứ Pháp: "Tôi đã phải chịu đựng ở Singapore, Hồng Công, Tobrouk (một hải cảng ở Libya, Bắc Phi), người Pháp sẽ có Điện Biên Phủ. Người Anh không thể vì số phận một đoàn quân Pháp đã được định đọat, bỏ lỡ cơ may giải quyết những vấn đề quan trọng của mình với những cường quốc cộng sản tại Hội Nghị Genève.
Ngày 29/4 (1954), tại Washington, (Tổng Thống) Eisenhower họp với (Tướng) Radford, các tham mưu trưởng ba quân và nhiều sĩ quan cao cấp khác xem xét lần cuối mọi mặt tình hình. Radford là người duy nhất ủng hộ một cuộc can thiệp của Mỹ dù là đơn phương để tránh sự thất trận ở Điện Biên Phủ. Các tham mưu trưởng Hải Quân và không Quân tỏ vẻ không mặn mà. Riêng tham mưu trưởng lục quân Ridgway phản đối quyết liệt. (Tướng) Ridgway viện dẫn sự thất bại thảm hại từ cuộc Hành Binh "Bóp Nghẹt" (Strangle) của Mỹ ở Triều Tiên nhằm tiêu diệt con đường tiếp tế để chứng minh sự hạn chế của những hành động bằng không quân trong lọai chiến tranh này. Cũng như (Ngọai Trưởng Anh) Eden, (Tướng) Ridgway cho rằng những cuộc ném bom sẽ dẫn Hoa Kỳ vào một cuộc chiến tranh mới bằng bộ binh tốn kém với lối thóat không rõ ràng ở lục địa Á Châu. (Tổng Thống) Eisenhower không phải không biết nghe lời nói đúng. Ông ta quyết định ngưng xúc tiến kế họach Chim Kền Kền. Nhưng mười năm sau, cũng tại Việt Nam, nhà cầm quyền Mỹ đã quên những kinh nghiệm này.
Chính quyền Pháp thời đó cho rằng tất cả mọi biện pháp cứu nguy cho Điện Biên Phủ đều đã được bàn bạc rất kỹ lưỡng. Một số người Pháp coi nước Anh là ích kỷ. Nhiều người chê trách Mỹ, nói Mỹ đã khôn khéo gạt trách nhiệm cho đồng minh, trong khi quyết định không can thiệp bằng không quân chiến lược vào Điện Biên Phủ đã được đề ra ở cấp cao nhất trong chính quyền Mỹ. Người Anh tự hào mình đã có một thái độ đúng trong thời điểm lịch sử này. Thực ra, ở nước Mỹ, những người thuộc phái diều hâu không phải cứ muốn điều gì đều có thể làm (được)." [6]
Sự kiện này cho chúng ta thấy rõ cuộc chiến Triều Tiên đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc chiến ở Đông Dương trong lúc bấy giờ.
Hiến Pháp Hoa Kỳ quy đình rằng, cứ vào những năm chẵn (mỗi hai năm), Hoa Kỳ có một kỳ bầu cử được tổ chức vào ngày Thứ Ba sau ngày Thứ Hai đầu tiên của tháng 11 để tuyển chọn toàn thể dân biểu vào Hạ Viện và 1/3 của tổng số thượng nghị sĩ vào Thượng Viện, và cứ 4 năm cũng vào ngày Thứ Ba như trên thì có cuộc TỔNG BẦU CỬ Tổng Thống, Phó Tổng Thống, toàn thể Hạ Viện và 1/3 Thượng Nghị Sĩ tại Thượng Viện. Theo như quy định trên đây, tháng 11 năm 1952, Hoa Kỳ có cuộc tổng bầu cử.
Kết quả cuộc bầu cử này là Đại Tướng Eisenhower và ông- Nixon thuộc đảng Cộng Hòa đắc cử chức vụ Tổng Thống và Phó Tổng Tống, ông John F. Kennedy, một tín đồ Da-tô thuộc tiểu bang Massachusetts, ứng cử viên của Đảng Dân Chủ, đắc cử Thượng Nghi Sĩ. Sau khi kết quả cuộc bầu cử được công bố, Tổng Thống đắc cử Eisenhower chọn ông John Foster Dulles làm ngọai trưởng. Ông John Foster Dulles là một tín đồ Ca-tô bảo thủ, ngoan đạo, "sống đạo theo đức tin Kitô". Một số trong những đặc tính của một tín hữu Ca-tô sùng đạo là tinh thần gia đình, tinh thần đồng đạo (coreligionist) hay thiên vị đạo, tuyệt đối vâng lời các đấng bề trên và tuyệt đói tin tưởng vào Tòa Thánh Vatican. Chính ông John Foster Dullesđã đề nghị đưa người em ruột của ông lên giữ chức vụ Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo Trung Ương. Sự kiện này được sách sử ghi lại rõ ràng như sau:
"Sau chiến tranh, ông (Allen W.) Dulles là nhân vật cố vấn trong chính quyền, và năm 1948, ông được chỉ định là trưởng ban một nhóm ba người họach định hệ thống tình báo Hoa Kỳ. Năm 1951 sau khi Cơ Quân Tình Báo Trung Ương được thiết lập, ông được bổ nhậm làm phụ tá giám đốc cho cơ quan này dưới quyền giám đốc của Tướng Walter Bedell Smith. Tháng 2 năm 1953, trong thời người anh của ông giữ chức vụ ngọai trưởng, ông được Tổng Thống Dwight D. Eisenhower bổ nhậm giữ chức vụ Giám Đốc CIA.” [7]
Như vậy kết quả bầu cử tháng 11 năm 1952 ở Hoa Kỳ, Giáo Hội La Mã có thêm ít nhất là ba tín đồ ngoan đạo trở thành những người có thế lực và rất có ảnh hưởng trong chính quyền Hoa Kỳ, nhất là chính sách đối ngọai. Ba người này là ông John F. Kennedy và hai anh em ông Dulles, một người giữ chức vụ ngoại trưởng và một người giữ chức vụ giám đốc CIA.
J.F. Kennedy (trên); J.F.Dulles (trái), và Allen Dulles (phải)
Tính cách quan trọng của chức vụ ngọai trưởng Hoa Kỳ của ông John Foster Dulles được sách sử nói rõ như sau:
"Ông John Foster Dulles (sinh ngày 25/2/1888 tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn và mất ngày 24/5/1959 ở Hoa Thịnh Đốn) là Tổng Trưởng Ngọai Giao trong thời Tổng Thống Dwight D. Eisenhower, kiến trúc sư của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong thời Chiến Tranh Lạnh chống lại Liên Bang Sô Viết sau Đệ Nhị Thế Chiến." ("Dulles, John Foster (b. Feb. 25, 1888, Washington D.C/ - d. May 24, 1959, Washington D.C.) secretary of state under Pres. Dwight D. Eisenhower was the architect of many major elements of U.S foreign policy in the Cold War power struggles with the Soviet Union after World War II.") [8]
Trong bài viết "Bài Học Chiến Tranh Nhìn Từ Hậu Trường Chính Trị Hoa Kỳ", nhà viết sử Lương Minh Sơn ghi lại những việc làm của hai anh em gia đình Ca-tô Dulles khi họ nắm giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền Hoa Kỳ như sau:
"Đầu năm 1954, Ngọai Trưởng Hoa Kỳ John Foster Dulles khuyến dụ Pháp khuyên nhủ Bảo Đại bổ nhiệm Ngô Đình Diệm về Việt Nam làm Thủ Tướng. Ngay sau khi Hiệp Định Genève vừa được ký ở Thụy Sĩ, Allen W. Dulles, Giám Đốc CIA lập tức gửi Lansdale, một cựu Đại Tá Không Quân, và một toán chuyên viên CIA sang Việt Nam với hai nhiệm vu. Nhiệm vụ trước nhất là để thiết lập một tổ chức gài điệp viên ra Bắc, và nhiệm vụ sau đó để "trợ giúp đưa Ngô Đình Diệm, một người Thiên Chúa Giáo La Mã về làm Tổng Thống," [TOU, Trg 7],
Ngày 19/06/1954, Vua Bảo Đại ký sắc lệnh 38/QT chuyển giao toàn quyền quyết định về dân sự và quân sự cho Ngô Đình Diệm. Một tuần sau, ngày 26/06/1954 ông Diệm về nước nắm chức Thủ Tướng. Ngày 07/07/`954, ông ra mắt Hội Đồng Nội Các gồm 16 tổng bộ truởng. Vài năm sau, 14 trong 16 vị tổng bộ trưởng đẫ đứng qua tư thế đối lập hoặc trở thành kẻ thù của ông Diệm.." [9]
Những sự kiện trên đây cho chúng ta thấy rõ kết quả kỳ bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ vào cuối năm 1952 đã đưa một số tín đồ Ca-tô ngoan đạo vào nắm giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyển Hoa Kỳ. Những nhân vật này đã ảnh hưởng đến cuộc chiến Việt Nam và làm nghiêng hẳn cán cân lực lượng về phía Giáo Hội La Mã.
Bàn về cuộc chiến do chính quyền của Tướng de Gaulle, một tín đồ Ca-tô bảo thủ và ngoan đạo, và Giáo Hội La Mã phát động để tái chiếm Đông Dương mà không đề cập đến tinh thần tiến bộ và dư luân nhân dân Pháp ảnh hưởng vào cuộc chiến này là một thiếu sót vô cùng lớn lao.
Lúc đó nước Pháp là thời Đệ Tứ Cộng Hòa theo chế độ đại nghị và đa đảng, có nghĩa là căn cứ theo kết quả bầu cử, đảng nào chiếm được nhiều phiếu nhất hay có nhiều đại biểu nhất được bầu vào trong quốc hội thì vị thủ lãnh của đảng đó sẽ được tín nhiêm thành lập nội các lãnh đạo quốc dân và quản lý việc cai trị đất nước cho đến khi bị quốc hội bất tín nhiệm. Trên sân khấu chính trị nước Pháp trong những năm kể từ năm 1946, tuy rằng có nhiều chính đảng nhưng nổi bật nhất là ba thế lực: (1) Phong Trào Cộng Hòa Bình Dân (Mouvement Republicain Populaire, (2) Đảng Xã Hội, và (3) Đảng Cộng Sản.
Tuy rằng có ba đảng họat động mạnh, nhưng vì trong những năm 1945-1949, nước Pháp dù rằng được coi là nước thắng trận, nhưng vẫn còn phải giải quyết nhiều vấn đề khó khăn do chiến tranh (Đệ Nhị Thế Chiến) gây ra. Trong thực tế, tuy là một quốc gia Đồng Minh thắng trận, nhưng Pháp vốn là quốc gia đã bị Đức Quốc Xã đánh bại và bị chiếm đóng từ trung tuần tháng 6 năm 1940. Tình trạng này khiến cho nhân dân Pháp mang mặc cảm tự ti, thua kém đối với người Đức và nhân dân các quốc gia Đồng Minh. Lợi dụng tình trạng này, thiểu số họat đầu chính trị và nhóm thiểu số tài phiệt có nhiều quyền lợi ở Đông Dương lèo lái đưa nước Pháp phiêu lưu vào con đường tái chiếm Đông Dương để che lấp cái mặc cảm tự ti này và cũng là để theo đuổi tham vọng bất chính của nhóm thiểu số hoạt đầu chính trị này. Sự kiện này được sử gia Hammer ghi nhận như sau:
"...và, trong thực tế, chính sách của chính phủ Pháp đối với Việt Nam đã để mặc cho một nhóm thiểu số nắm giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền thao túng. Đây là những nhà hành chánh chuyên nghiệp, những nguời có nhiều quyền lợi kinh tế ở Đông Dương và những chính trị gia mơ ước quyền lực và có tham vọng đế quốc. Những người này tự do hành động theo ý họ trên sân khấu chinh trị Pháp Quốc thời bấy giờ." [10]
Nhưng rồi cuộc chiến kéo dài làm cho nước Pháp hao tổn cả tiền bạc và sinh mạng. Người dân Pháp phải è cổ ra đóng thuế tài trợ cho cuộc chiến để bảo vệ quyền lợi cho nhóm thiểu số tài phiệt và củng cố quyền lực cho nhóm họat đầu chính trị bất lương trên đây. Trong khi đó, giới trí thức tiến bộ, đảng Cộng Sản và đảng Xã Hội thường xuyên lên án cuộc chiến là phi chính nghĩa. Đồng thời, chính phủ Việt Nam Kháng Chiến cũng nêu cao khẩu hiệu "Liên hiệp với nhân dân Pháp để đánh đuổi bọn Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp." Tất cả những họat động chống chiến tranh của các thành phần trí thức và các đảng phái chính trị trên đây và của chính quyền Kháng Chiến Việt Nam đã làm cho nhân dân Pháp nhìn thấy rõ tình trạng sa lầy của nước Pháp trong cuộc chiến phi chính nghĩa mà các phe Bảo Thủ thân Giáo Hội La Mã đã theo đuổi từ mùa Thu năm 1945. Cũng vì thế mà các phong trào phản đối chiến tranh, đòi triệt thoái quân đội khỏi Đông Dương càng ngày càng trở nên lớn mạnh. Sự kiện này được sử gia Joseph Buttinger trình bày trong sách Vietnam: A Political History như sau:
"Sau 7 năm sử dụng biện pháp quân sự với những tốn phí không biết bao nhiêu tiền của và sinh mạng mà vẫn không đi đến đâu, nhân dân Pháp càng ngày càng thấy rõ lý do chính đáng để đặt ra vấn đề với các nhà lãnh đạo của họ về việc theo đuổi cuộc chiến ở Đông Dương.
Tốn phí cho chiến tranh không những là một gánh nặng cho nhân dân Pháp mà còn làm cho việc phục hồi kính tế sau Đệ Nhị Thế Chiến trở nên trì trệ. Ngay cả vào năm 1953, khi Hoa Kỳ đã đài thọ tới gần nửa chi phí cho cuộc Chiến ở Đông Dương (270 tỉ Phật lăng), nhân dân Pháp cũng vẫn còn phải chi phí một số tiền bằng với số tiền chi phí cho chiến tranh trong năm trước đó. Mọi ngưòi đều cho rằng Hoa Kỳ bao giàn cho cuộc Chiến Đông Dương, dù rằng sự thật là như vậy nhưng cũng không có cách nào đánh tan được dư luận là càng ngày càng có nhiều dân biểu trong Quốc Hội Pháp tin rằng sau năm 1952, nước Pháp không còn đủ khả năng cáng đáng được gánh nặng cuộc chiến này nữa. Lòng ái quốc của nhân Pháp đã đi ra ngòai vấn đề và họ bắt đầu sử dụng từ ngữ của người Cộng Sản để gọi cuộc Chiến Tranh Đông Dương là "cuộc chiến bẩn thỉu". Trên phương diện nào đi nữa, thì việc cho rằng chống đối chiến tranh là do ảnh hưởng tuyên truyền của Cộng Sản cũng trở thành thứ yếu (hạng nhì). Vấn đề là càng ngày càng có nhiều người tin rằng người Cộng Sản đã có lý trong việc chống chiến tranh, vỉ rằng tiếp tục theo đuổi cuộc chiến này chỉ là ý đồ "bảo vệ một cái gì đã mất."
Các nhà lãnh đạo chính trị của nước Pháp cũng chính là các nhà trí thữc. Họ đã nghe theo nhiều tiếng nói của các nhà văn, siinh viên, giáo sư đại học và nghệ sĩ, tất cả đều đòi phải chấm dứt chiến tranh, và họ đã nhìn thấy rõ sự thât cuộc chiến này chỉ là một cách giải quyết có lợi cho một phe và phe khác thì đã hoang phí mất bao nhiêu sinh mạng anh hùng của nhân dân. Họ đã nhận thức được rằng giới trí thưc có rất ít ảnh hưởng về chính trị, nhưng cũng nhìn nhận rằng việc chống chiến tranh của họ là một hình thức nói lên tiếng nói của họ, và đây là một phong trào đang lên của quần chúng. Nói như thế có thể cho là quá sớm và cường điệu. Vì rằng Đảng Xã Hội không còn ủng hộ chính sách của ông Marius Moutet, giai cấp công nhân bây giờ cương quyết ủng hộ việc phải thương thuyết hòa bình, một đòi hỏi mà càng ngày càng có nhiều người ủng hộ, trong đó có cả các nhà lãnh đạo của Đảng Cấp Tiến Và Phong Trào Cộng Hòa Bình Dân (Bảo Thủ Thân Giáo Hội La Mã)
Một bản nghiên cứu các cuộc tranh luận về Chiến Tranh Đông Dương trong Quốc Hội từ năm 1947 cho đến ngày 9 tháng 3 năm 1954, vào lúc mà Quốc Hội Pháp đã đồng ý thương thuyết với Hà Nội tại Hội Nghị Genève, cho thấy rằng việc từ chối, không chịu nói chuyện với ông Hồ Chí Minh lấy lý do là hy vọng sẽ giành được chiến thắng quân sự, dần dần đã bị xói mòn. Những lý do phản kháng hay chống đối việc thương thuyết với ông Hồ Chí Minh đã không còn đứng vững khi những kế họach và các cuộc hành quân của Tướng Navarre cho thấy không những đã không cải thiện được tình trạng suy yếu về quân sự của Pháp ở Đông Dương, mà còn làm cho nó càng trở nên tồi tệ hơn.." [11]
Đồng thời, họ cũng vận động nhân dân chỉ bầu cho những ứng cử viên của chính đảng ủng hộ hay có cùng lập trường chính trị với họ.
Hiểu rõ được tình trạng này, đảng Xã Hội đã khôn khéo vừa hợp tác với Đảng Cộng Sản vừa khai thác tâm lý chán ghét chiến tranh của nhân dân Pháp để thắng cử. Sự kiện nội các Joseph Laniel, thuộc Phong Trào Bình Dân (Bảo Thủ) sụp đổ vào ngày 12/6/1954 để nhường cho ông Pierre Mendès-France thuộc Đảng Xã Hội lên cầm quyền là truờng hợp trên đây.
JosephLaniel (trái); Pierre Mendes-France (phải)
Sử gia Joseph Buttinger viết:
"Ông Mendes-France, người nổi tiếng có chủ trương thương thuyết trực tiếp với Mặt Trận Việt Minh, đã nhiều năm tố cáo chính sách Pháp ở Đông Dương. Khi trình diện nội các của ông với Quốc Hội Pháp vào ngày 17 tháng 6, ông tuyên bố "tôi sẵn sàng và tôi xin long trọng hứa với Quốc Hội rằng đến ngày 20/7 nếu tôi không đạt được một thỏa hiệp đình chiến thì chính phủ tôi sẽ từ nhiệm." [12]
Sự kiện này cho ta thấy rõ ràng là tinh thần tiến bộ và dư luận của nhân dân Pháp đã ảnh hưởng mạnh mẽ vào cuộc chiến Đông Dương.
Nói chung, tình hình thế giới trong những năm 1945-1954 có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếo rất mạnh mẽ đến cả Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican lẫn chính quyền và quân đội kháng chiến của nhân dân ta làm cho cuộc chiến trở nên gay go, ác liệt, kéo dài tới gần 9 năm trời. Nhưng rồi cuối cùng, chính nghĩa đã thắng hung tàn, và quân cường bạo đã phải lùi bước trước ý chỉ kiên cường quật khởi của nhân dân ta.
CHÚ THÍCH
[1] Nguyễn Mạnh Quang, Đệ Nhị Thế Chiến Và Chiến Tranh Lạnh (Tacoma, Washington: Tacoma Public Schools, 1994) tr 207-209.
[2] Daniel J. Boorstin & Brooks Mather Kelly, A History of The United States (Needham Hrights, Massachusetts: Prentice Hall, 1989), p. 584. Nguyên văn “At the same time Stalin solemnly promised not to interfere in the countries along the Russian border in Eastern Europe. He said he would let the people of Poland, Czechoslovakia, Hungary, Romania, and Bulgaria elect their own government."
[3] Joseph Buttinger, Vietnam: A Dragon Embattled (New York: Frederick A. Praeger, 1967), pp. 1071-1072.Nguyên văn:"Donald Lancaster (The Emancipation of French Indochina, pp. 416-17) cites The York Times of November 3, 1950, to indicate that not only was military and economic aid extended to the French as a means of settling the French deficit of payments with the dollar area, but that military aid was initially intended to be restricted to "items that were either not manufactured or else were not readily available in France." Lancaster illustrates the scale of payments by quoting Le Monde, June 2, 1950 for the annoucement that "America dollar aid to the French forces in Indochina would amount, for the fiscal year ending June 1951, to the comparatively modest sum of 23.50 million. Five months later, the United States decided to contribute $300-$400 million to French war effort, "Rrepresenting a two-year programme of aid to French and French Union Forces." The allocation, reported in The New York Times of November 25, 1950, which in June, 1952 had been estimated as represnting 33 per cent of the total expenditure, was "further increased during the latter half od the year [1952] to cover some 40 per cent of the total cost of the war, amounting for 1952 to 569 milliard [billion] francs.")
[4] Phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu, Sđd , tr 101 va 103-104.
[6] Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Điện Biên Phủ Điểm Hẹn Lịch Sử - Hữu Mai thự hiẹn (Hà Nôi: Nhà Xuất Bản Quân Ðội Nhân Dân, 2002), tr. 335-344.
[7] "Dulles, Allen W(elsh)" Encyclopaedia Britannica - Micropaedia (Vol. III), 1980, 698-699. Nguyên văn: "After the war (Allen W.) Dulles served as a government consultant, and in 1948, he was made chairman of a three-man charged with surveying the U.S. intelligence system. In 1951, after the Central Intelligence Agency (CIA) was established as Dulles had recommended, he was appointed deputy director Gen. Walter Bedell Smith. In February 1953, during the tenure of his brother as secretary of state, he was appointed director of the CIA by Pres. Dwight D. Eisenhower."
[8] "Dulles, John Foster" Encyclopaedia Britannica - Micropaedia (Vol. III), 1980, 699.
[9] Lê Hữu Dản. Sự Thật, Đặc San Xuân Đinh Sửu, 1997 (Fremont, CA. TXB, 1997), tr. 24 và 26.
Joseph Buttinger, Ibid., p. 1012. Nguyên văn: "....and, in practice French government policy towrad Vietnam was left to be formulated and implemented by surprisingly small group of men in key positons - professional administrators. men with large economic interests in Indochina, and politicians dreaming of powers and empire - who were able to have their own way because nature of the French political scene."
[11] Joseph Buttinger, Vietnam: A Political History (New York: Frederick A. Praeger, 1968), pp. 354-355. Nguyên văn: "After seven years of fruitless military and political effort, the French people had good reason to question the course chosen by their leaders in Indochina War, so costly in money and lives, grew stronger with each passing year.
The cost of the war not only put a heavy burden on the French people but was also largely responsible for France's lagging economic recovery after World War II. Even in 1953, when the United States defrayed close to half cost of the cost of the war (270 billion francs), the expenses shouldered by the French remained nearly as high as those of the preceding year. The widespread belief that the war was being paid by the United States, even if true, in no way invalidates the belief of a growing number of French legislators that after 1952 France could no longer afford carry the crushing burden of the war. People whose patriotism was beyond question began to use the Communist epithet for the Indochina War: la sale guerre (the dirty war).
Opposition to the war was most vigously articulated by the intellectuals. To what extent this opposition might have been influenced by Communist propaganda soon became secondary. What mattered was that more and more people began to believe that the Communists were right in their opposition to the war, since to continue it was nothing but an attempt to "preserve what was already lost."
France's political leaders, themselves mostly intellectuals, listened to the many voices of writers, students, professors, and artists who were demanding an end to a war that saw so many "profitable deals on the one side and so much useless heroism on the others." They were aware that the intellectuals wielded little political influence, but they also recognized their protest as an expression, possibly premature and overstated, of a growing popular mood. Since the Socialist Party no longer supported the policies of Marius Moutet, the working class now solidly backed the demand for a negotiated peace, a demand that was also being raised with growing force by some leaders of the Radicals and MRP.
A study of parlimentary debates on Indochina from 1947 on shows how to refusal to talk to Ho Chi Minh, based on the expectation of quick military solution, was slowly being undermined, until March 9, 1954, the Assembly agreed to negotiations with Hanoi at Geneva. Resistance to negotiations with Ho Chi Minh broke down only after it had become evident that Navarre's plans and operations, far from improving the French miltary position, had only helped to worsen it."]
[12] Joseph Buttinger, Vietnam: A Dragon Embattled, Ibid., p. 833. Nguyên văn: "Mendes-France , the best known advocate of direct peace negotiation with Vietminh, who had for years denounced French policy in Indochina, headed the new French Cabinet. "I am ready", he said on June 17, in presenting his government to the Assembly, "to resign if by July 20/7 have not obtained a cease-fire in Indochina."