●   Bản rời    

VATICAN:CH47 - Hoàn Cảnh Của Chính Quyền Kháng Chiến Việt Nam Vào Khi Chiến Tranh Bùng Nổ

GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH47.php

30-Sep-2013

CHƯƠNG 47


Hoàn Cảnh Của Chính Quyền Kháng Chiến Việt Nam Vào Khi Chiến Tranh Bùng Nổ


Vào thời điểm chiến tranh chính thức bùng nổ trên toàn lãnh thổ vào ngày 19/12/1946, Việt Nam ở trong tình trạng vô cùng khốn khó: (1), khốn khó gây ra bởi thiên tai, (2) khốn khó gây ra bởi sự di hại của chính sách cai trị bạo ngược cực kỳ dã man của chính quyền Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và Đế Quốc Xâm Lăng Nhật, (3) khốn khó gây ra bởi các thế lực ngoại nhập với những hành động tàn tặc của 200 ngàn Quốc Quân Trung Hoa  ở phía bác vĩ tuyến 16 và những hành đống của Liên Quân Pháp – Vatican ở cả miền Bắc và miền Nam, (4) khốn khó gây ra bởi các đảng Việt Quốc, Việt Cách, và (5) khốn khó gây ra bởi việc Tòa Thánh Vatican  âm mưu  cấu kết với Pháp trong những việc: bổ nhậm cựu Linh-mục Thierry giữ chức vụ Cao Uỷ Đông Dương, cùng với việc Tổng Giám Mục Antoni Drapier xúi giục giai cấp phong kiến phản động cùng bọn cựu quan lại và nhóm tín đồ Ca-tô cuồng tín chống lại chính quyền Hồ Chí Minh bằng cách lập chính quyền tay sai Bảo Đại để dùng người Việt đánh người Việt.

Sách Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 ghi lại như sau:

“Ngày 28/12/1945: HUẾ: Tổng Giám Mục Antoni Drapier, đại diện Roma, tuyên bố:

"Gia đình Bảo Đại là gia đình thân Pháp bậc nhất trong dân chúng Việt Nam (la plus francophile de tous les annamites) và theo ý ông ta, nên cho Bảo Đại lên ngôi như trước ngày 9/3 (À mon avis, il serait avantageux pour le calm de rétablir le Roi comme chef régulier avant le 9 mars; DOM [aix], CP 125). DRAPIER cũng đưa ra giải pháp là có thể sau đó sẽ cho Bảo Long kế vị, và Nam Phương làm Giám Quốc [Phụ Chính]." [1]  

Tình cảnh này của dân ta lúc bấy giờ có thể tóm lược như sau:

I.- Giặc Đói và Nạn Lụt

Vừa mới thoát ra thảm họa chết đói cướp đi mật hai triệu nạn nhân trong mấy tháng đầu năm Ất Dậu thì mùa thu năm đó lại xẩy ra nạn lụt do nước lũ từ sông Hồng và sông Luộc dâng tràn làm hư hại gần hết vụ lúa tháng Mười trong các tỉnh Thái Bình, Hưng Yên và Phủ Lý.

Như đã trình trong Chương 31 trước đây, giặc đói ở nước ta phát sinh ra bởi những hành động cướp đoạt ruộng đất trồng trọt và tài nguyên của đất nước cùng với chính sách thuế khóa và cưỡng bách nhân dân ta phải làm lao nô phục dịch trong các công trường xây cất không biết bao nhiêu dinh thự to lớn cùng vơi hàng ngàn ngôi nhà thờ vĩ đại với những tháp chuông cao chót vót lên đến lưng trời, hàng trăm tu viện, chủng viện và hàng ngàn các công trình xây cất khác. Vấn đề này đã được trình bày khá đầy đủ trong Mục X (Phần III) với chủ đề là Liên Minh Pháp – Vatican Cướp Đoạt Tài Sản và Bóc Lột  Nhân Dân Việt Nam Trong Thời 1862-1945.

Nạn giặc đói này đã làm cho dân ta luôn luôn ở trong thảm cảnh cơ hàn khốn khổ từ những năm cuối thế kỷ 19. Chỉ riêng mùa xuân năm Ất Dậu, nó đã cướp đi tới hai triệu sinh linh của dân ta. Dã man và độc ác hơn nữa là khi nhân dân miền Bắc đang lâm vào tình trạng chết đói nhiều như vậy, thì chính quyền Liên Minh Pháp- Vatican lại tìm cách ngăn chặn, không cho chở gạo từ miền Nam ra tiếp tế cho dân miền Bắc. Nguyên do là vì từ đầu năm năm 1941, lợi dụng chính quyền Bảo Hộ còn phải bận tâm đối phó với quân Nhật, lực lượng nghĩa quân của các tổ chức ái quốc từ các tỉnh miền Nam Trung Hoa trở về Việt Nam, trong đó có ông Nguyễn Ái Quốc (cũng về nước vào ngày 28/1/1941) để cùng với các nhà ái quốc trong nước, nhóm họp tại Pác Bó (Hà Quảng, Cao Bằng) từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941 thành lập Mặt Trận Việt Nam Độc Lập Đồng Minh, gọi vắn tắt là Mặt Trận Việt Minh, gọi tắt hơn nữa là Việt Minh.

[Cũng nên biết là mãi đến ngày 13/8/1942, ông Nguyễn Ái Quốc mới bắt đầu đổi tên là Hồ Chí Minh khi ông trở lại với tư cách là đại diện Việt Minh để tranh thủ viện trợ quốc tế.] [2]

Kể từ đó, Việt Minh hoạt động mạnh trong các vùng  Việt Bắc và Trung Du  như ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hà Giang, Bắc Giang, Vĩnh Yên, v.v…, rồi lan rộng ra toàn quốc.

Vatican vốn là một thành phần trong cả  Liên Minh Bố Đào Nha – Vatican và Liên Minh Tây Ban Nha – Vatican. Cả hai liên minh chính trị này đều có nhiều kinh nghiệm dùng rất nhiều độc kế để đối phó với các phong trào nổi dậy của các dân tộc bị trị ở Châu Mỹ La-tinh và nhiều nơi khác trên thế giới.

Năm 1858 Vatican lại trở thành một thành viên trong Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican mang quân đi đánh chiếm Việt Nam và đô hộ nước ta cho đến chiều tối ngày 9/3/1945 mới bị quân Nhật lật đổ. Trong thời gian này, Liên Minh Pháp – Vatican cai trị nước ta bằng một chính sách vô cùng bạo ngược và hết sức dã man không khác gì Liên Minh Bồ Đào Nha – Vatican và Liên Minh Tây Ban Nha- Vatican đã cai trị ở Phi Châu,  ở Mỹ Châu La-tinh, ở Phi Luật Tân, và nhiều nơi khác ở trên thế giới. Như đã trình bày trong Phần Lời Nói Đầu ở trên, độc kế của Vatican được chính quyền Đông Dương lúc bấy giờ là (1) không cho chuyển vận gạo ra miền Bắc, (2) tiếp tục dùng gạo nấu rượu để lấy rượu làm nhiên liệu thay thế dầu xăng, và (3) nhất định không mở các kho lúa của nhà thờ để giúp đỡ dân ta đang trong thảm trạng chết đói tới hai triệu người.

Chính quyền Việt Minh phát động chiến dịch chống đói: Để đối phó với nạn giặc đói này, chính quyền phải vạch ra kế sách đối phó:

1.- Dùng biện pháp mạnh, tịch thu ruộng đất của bọn thực dân Pháp và Việt gian, phân chia những ruộng đất này cho anh em nông dân giúp cho họ có phương tiện để mưu sinh.

2.- Nêu lên khẩu hiệu một tấc đất là một tấc vàng, không bỏ hoang một tấc đất nào, hô hào toàn dân nỗ lực khai hoang tăng gia sản xuất;

3.- Động viên mọi người tùy theo khả năng mà tích cực tham gia vào việc canh tác sản xuất thực phẩm.

Nói về kế sách chống đói của chính quyền Việt Nam lúc bấy giờ, sách Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam viết:

Chủ Tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân hưởng ứng phong trào chống “giặc đói”, thực hành tiết kiệm, xây dựng các “hũ gạo cứu đói” để giúp đỡ gia đình thiếu ăn trầm trọng. Bản thân người đã tiên phong nêu gương trong việc thực hành tiết kiệm, xây dựng “hũ gạo cứu đói”. Để chống đói lâu dài, chính phủ kêu gọi nhân dân tăng gia sản xuất với khẩu hiệu “tấc đất tấc vàng”, “không một tấc đất bỏ hoang”; ban hanh các chính sách khuyến nông; tịch thu ruộng đất của thực dân và Việt gian chia cho nông dân thiếu ruộng, chia lại ruộng công một cách công bằng, hợp lý; quy định giảm tô 25%…

Nhờ những biện pháp trên, sản xuất nông nghiệp dần dần hồi phục, cả năm 1946 sản lượng lương thực chỉ riêng ở Bắc Bộ đạt tới 1.925.000 tấn, xấp xỉ bằng vụ mùa cả nước năm 1940. Nạn đói bị đẩy lùi, đời sống nhân dân được cải thiện….” [3]

 

II.- Giặc Dốt

Vào thời điểm Bản Tuyên Ngôn Độc Lập được công bố vào ngày 2/9/1945, có tới khoảng hơn 95% dân số ở trong tình trạng mù chữ, không biết đọc không biết viết. Đây là một trở ngại vô cùng lớn lao trong việc sử dụng nhân lực vào công cuộc chống giặc cứu nước và kiến quốc.

Giặc dốt là do chính sách ngu dân của nhà cầm quyền Bảo Hộ gây ra mà thủ phạm chính là  Giáo Hội La Mã với chủ trương cố hữu bất di bất dịch là kìm hãm nhân dân dưới quyền ở trong tình trạng vừa  dốt vừa ngu giống như loài cừu (chiên), loài bò theo đúng sách lược “dân dốt dễ trị, dân ngu dễ lừa”. Sách sử ghi lại rõ ràng là Giáo Hội La Mã quyết liệt chống đối việc phát triển hệ thống trường học công lập mở cửa cho mọi con em trong xã hội giầu cũng như nghèo, sang cũng như hèn, tất cả  đều được đi học. Sự kiện này được sách Tôn Giáo Và Dân Tộc viết như sau:

“Giáo hội cần có một nền giáo dục công giáo độc lập như một môi trường thiết yếu, không những để truyền bá giáo lý mà còn để đào tạo thanh thiếu niên theo tinh thần công giáo.”  [4]

Sách Roman Catholicism cũng ghi nhận:

“Giáo Hoàng Paul XI lên án các trường học công lập.” (Public Schools condemned by pope XI.”  [5]

Ngoài việc muốn nắm độc quyền giáo dục, Giáo Hội còn quyết liệt chống đối các quyền tự do căn bản của người dân như tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, v.v…, bất kể là các quyền tự do này đã được ghi vào trong hiến pháp của các nước tự do dân chủ. Lý do là vì nếu các quyền tự do căn bản này được tôn trọng, thì nhân dân sẽ theo gương các nước dân chủ tiên tiến, nở rộ thành phong trào phê bình và phơi bày những tính cách hoang đường, bịp bợm trong hệ thống tín lý Ki-tô, sẽ đứng lên tố cáo những việc làm tội ác của giáo hội trong gần hai ngàn năm qua, giống như phong trào Nhân Bản, Phong Trào Cách Mạng Dân Chủ, Phong Trào Khoa Học và Lý Trí đã làm. Việc làm chống nhân loại, phản tiến hóa và phản nhân quyền này của giáo hội được Giáo-sư Lý Chánh Trung ghi nhận  như sau:

Đức Giáo Hoàng Grégore XVI (1831-1846) đã gọi tự do báo chí là “thứ tự do tai hại nhứt, đáng ghét nhứt, kinh tởm nhứt mà một số người dám đòi hỏi một cách ồn ào cuồng nhiệt và quảng bá khắp nơi…” [6]  

 

1. Giáo Hoàng Grégoire XVI; 2. Gíao Hoàng PIUS IX

Sau đó, người lên nối ngôi Giáo Hoàng Grégoire XVI (1831-1846) là Giáo Hoàng Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878) cũng triệt để thi hành chính sách phản tiến hóa, phản nhân quyền và phản dân chủ này. Sự kiện này được sách Roman Catholicism ghi lại rõ ràng như sau:

Danh sách những điều sai lầm: Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878) lên án những phong trào đòi tự do tôn giáo, tự do hành động theo lương tâm, tự do ngôn luận, tự do báo chí, lên án cả những khám  phá về khoa học nếu không được sự chấp thuận của Giáo Hội La Mã,….”  [“Syllabus of Errors, proclamed by pope Pius IX, and ratified by the Vatican council, condemned freedom of religion, conscience, speech, press, and scientific discoveries which are disapproved by the Roman Church,…”] [7]

Cho đến ngày nay, Tòa Thánh Vatican vẫn còn theo đuổi cái chính sách thâm độc phản nhân quyền  dân chủ này. Chính vì vậy học giả Joane H. Meehl mới tuyên bố:

Đạo Công Giáo chỉ thịnh hành và phát triển ở những nơi người nghèo và ngu dốt, nó chỉ khắc phục được bằng lối giáo dục  và những phúc lợi về kinh tế” [8]

Trong khi nạn giặc đói chỉ giới hạn từ tỉnh Quảng Trị ra miền Bắc, nạn giặc dốt có mặt ở khắp mọi nơi trên lãnh thổ. Vào năm 1945, có tới trên 95% dân ta mù chữ, và chưa đầy 5% gọi là biết chữ, nhưng cũng chỉ biết đọc biết viết, và kiến thức cũng chỉ đủ làm tay sai cho quân cướp xâm lăng Pháp – Vatican mà thôi.

lop hoc binh dan

Một lớp bình dân học vụ xoá mù chữ sau khi giành được chính quyền về tay nhân dân (1945). Ảnh http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/

École annamite. http://belleindochine.free.fr/Nouveautes.htm

Cho tới năm 1945, cả tổng Tô Xuyên (quê hương của người viết) gồm tám làng (Tô Xuyên, Tô Hồ, Tô Đê, Tô Đàm, Tô Trang, Tô Hải, Thủ Nghĩa, Thanh Mai và xóm đạo Trại Táo - thuộc làng Tô Hồ) với dân số trên 10 ngàn dân mà chỉ có hai trường làng, mỗi trường chỉ có một thày giáo (hương sư) với một phòng học chứa khoảng 40 học sinh dạy chung cả ba lớp (Enfantin, Préparatoire và Élementaire).

Sách sử cho biết vào cuối thập niên 1930, dân số Việt Nam vào khoảng 23 triệu người mà chỉ có 6 trường trung học trong đó 3 trường dành riêng cho người Pháp và 1 trường đại học.  Đây là chính sách ngu dân của Liên Minh Pháp – Vatican với chủ trương kìm hãm dân ta trong vòng ngu dốt. Chính sách này được tiến hành song song với (1) chính sách bóc lột dân ta đến tận xương tận tuỷ (như đã nói ở trong Mục X, Phần III trước đây) và (2) chính sách áp bức, đàn áp dân ta một cách cực kỳ dã man với bằng chứng là chúng đã xây nhà tù nhiều hơn trường học. Về con số nhà tù nhiều hơn trường học, sử gia Jackeline Roussel ghi trong tác phẩm Phong Trào Tranh Đấu Giai Cấp Ở Việt Nam như sau:

Nhà tù nhiều hơn trường học: Bọn đồ đệ của chính sách thuộc địa, lúc nào cũng luôn miệng nói mấy chữ “văn hóa” , “văn minh”.  Nghe bọn chúng nói, thì nước Pháp phải có mặt ở Đông Dương vì trình độ ngu dốt của dân bản xứ, chưa đủ trình độ để cai trị lấy mình.  Theo lời lẽ bác ái cao thượng của chúng, thì Pháp quốc chỉ chăm lo sao cho dân chúng sớm trưởng thành.  Chúng càng nói bao nhiêu thì càng lòi cái dối trá bấy nhiêu. Ta thử xem việc học.

Tỉ số dưới đây, là những con số chính thức từ Phủ Toàn Quyền công bố trong những năm 1930, 1939, 1941: Những con số này cho ta thấy, năm 1930 toàn cõi Đông Dương có 4,806 ngôi trường.  Từ năm 1930 đến năm 1941 (trong 11 năm), bọn cai trị cố gắng làm thêm 850 nhà trường nữa.  Nhưng nếu số trường học đã ít như thế, số nhà tù lại gia tăng nhanh gấp bội, rất tốt đẹp: Năm 1939 có 14,450 nhà tù,.  Năm 1941, có tới 20,852 nhà tù.  Tính ra năm 1941, ta có 1 nhà trường cho 3,245 người dân, và 1 nhà tù cho gần 1,000 dân.  Tỉ số khá vinh dự cho nền văn hóa Pháp! Tất nhiên ta phải nhớ rằng trong hoàn cảnh ấy, tỉ số thất học trên toàn quốc trung bình là 60%, còn vùng thượng du thì phải kể là 100%.

Điều đó chứng tỏ bọn bảo hộ không hề vội vàng lo nâng cao trình độ văn hóa của dân Việt. Hay là dân này không chịu học? Muôn nghìn chứng cớ chứng tỏ tinh thần hiếu học của họ, nhất là chứng cớ về hội “Đông Kinh Nghĩa Thục” đã bác bỏ ngay lí lẽ trên.  Để rõ hơn, không gì bằng dẫn ngay lời nói của Louis Roubaud trong cuốn “Việt Nam”, có câu:

“Một bước mà dân bản địa trèo lên được, là một bước tụt xuống của người Âu… (hạng sau này) họ không chịu được là đôi bên có thể lên cùng một bước thang ngang nhau.  Nói trắng ra, bộ óc thực dân là như thế này: “Một người Việt được học là mất đi một tên cu-li.” Bọn thực dân có cảm tưởng làm một việc ngược với quyền lợi của chúng, nếu chúng mở mang sự học vấn cho dân bản xứ.”

Một nền học vấn chỉ tới trung đẳng và cao đẳng, cố nhiên là chưa mở mang gì.  Trong xứ 23 triệu dân chỉ có 6 trường trung học (trong đó có 3 trường dành riêng cho người Pháp), và chỉ có một trường đại học. Một minh họa cho thấy sự thứ yếu của học vấn: Nha Học Chính Sàigòn trông tồi tàn như một cái chuồng ngựa, đứng bên cạnh dẫy nhà nguy nga, là nơi chế thuốc phiện.

Điều khó khăn nhất mà thanh niên hiếu học Việt Nam gặp phải là con ma nghèo.  Ở Trung Bộ chẳng hạn, trẻ nhỏ tập viết, phải dùng que vẽ trên cát, hay chấm nước viết trên tấm gỗ, vì giấy, bút và mực đắt quá.  Trong một xứ mà, năm 1937, 90% dân kiếm bình quân 80 quan mỗi tháng, sách vở thì cũng đồng giá – hay có khi còn đắt hơn bên Pháp – thì một cuốn sách giá 30 quan, một cuốn sách ở bậc học trung đẳng giá 70 quan (hay có khi là 100, hay 150 quan).  Dân nghèo làm sao mua nổi?

Việc thi hạch lại rào đón kỹ càng để hạn chế bớt học trò được lên trung đẳng.  Thi cấp bằng tiểu học Đông Dương – cũng như các thuộc địa khác – khó khăn, chặt chẽ hơn cả ở chính quốc.  Một điều cũng nói thêm, là mỗi năm, học trò được cấp học bổng du học cực kỳ ít ỏi.” [9]

Để đối phó với tình trạng này, chính  quyền Việt Minh (tiền thân của chính quyền Việt Nam hiện nay) đã đặc biệt quan tâm đến mặt trận chống giặc dốt và đề ra một kế sách hành động để tiến hành từng bước một:

Bước 1.- Thiết lập Nha Bình Dân Học Vụ: Ngay khi vừa mới lên nắm chính quyền, Nhà Nước liền cho ban hành sắc lệnh thành lập Nha Bình Dân Học Vụ vào ngày 8/9/1945 và tích cực kêu gọi nhân dân hăng hái tiếp tay mở các lớp bình dân học vụ để giúp đỡ cho những người mù chữ biết đọc biết viết. Lời kêu gọi này được toàn dân vui mừng đón nhận và hăng say hưởng ứng. Tiến-sĩ Đỗ Thị Nguyệt Quang ghi nhận sự kiện này như sau:

Nhiệm vụ của Nha Bình Dân Học Vụ là quan tâm đến việc xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho thợ thuyền, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác, khẳng định việc học chữ là bắt buộc và không mất tiền.  Sau khi thành lập Nha Bình Dân Học Vụ không lâu, tháng 10/1945, Chủ Tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi chống nạn thất học, phát động trong cả nước phong trào thi đua “diệt giặc dốt”.  Với đường lối đứng đắn của Đảng, với sự chỉ đạo sát sao và cụ thể của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, cả nước đã dấy lên một phong trào xóa nạn mù chữ.  Phong trào đã được toàn dân nhiệt liệt hưởng ứng. Người người đi học, nhà nhà đi học, đâu đâu cũng vang lên tiếng học vần. Có thể nói, trong lịch sử, chưa bao giờ dân tộc ta lại ham học và đi học đông như thế. Hàng triệu người tham gia học tập, kết quả là chỉ sau một năm phát động phong trào xóa nạn mù chữ, tính đến ngày 8/9/1946 cả nước đã có 74.950 lớp học bình dân học vụ, 95.660 giáo viên và 2.520.000 học viên biết đọc biết viết.  Đó cũng là thắng lợi bước đầu khá quan trọng của văn hóa giáo dục Việt Nam.” [10]

Bước 2.- Mở rộng nền giáo dục bằng chính sách cưỡng bách giáo dục lần lần từ Cấp 1 (tới năm chót bậc tiểu học) đến Cấp 2 (hết lớp 9) và Cấp 3 (hết lớp 12).

Bước 3.- Mở rộng các trường đại học lần lần cho đến khi các tỉnh đông dân trong các miền trên toàn lãnh thổ đều có trường đại học có giá trị cả về lượng (bằng cách mở thêm nhiều phân khoa  có những ngành chuyên môn khác nhau) lẫn phẩm (bằng cách đào tạo thêm nhiều giáo sư có cấp bằng tiến sĩ, hậu tiến sĩ và khích lệ các giáo sư đi sâu vào các công trình nghiên cứu trong lãnh vực chuyên môn của họ.

Nhờ những biện pháp tích cực trên đây, dân Việt Nam ta kể như giải thoát được cái nạn “giặc dốt”.

 

III.- Giặc Ngoại Nhập Âu Châu

Tại miền Nam, hàng ngàn quân Anh – Ấn với danh nghĩa là quân Đồng Minh đến Sài gòn vào ngày 12 tháng 9 năm 1945 để giải giới quân đội Nhật, nhưng lại hành động chống lại chính quyền Việt Nam, thả hơn một ngàn tù binh Pháp đang bị Nhật giam giữ, rồi võ trang cho đạo quân Pháp này và hơn ngàn kiều dân Pháp, rồi bao che cho chúng đi tấn công các cơ quan chính quyền Việt Nam tại Sàigòn, đánh phá phố phường, cướp của giết người để ăn mừng chiến thắng đã phục hồi được quyền lực ở miền Nam.

 

IV.- Giặc Ngoại Nhập Á Châu

Tại miền Bắc, gần 200 ngàn Quốc Quân Trung Hoa với danh nghĩa là quân đội Đồng Minh sang nước ta vừa làm những việc tàn tặc và chống lại chính quyền Việt Nam với những hành động ỷ mạnh cưỡng ép chính quyền ta phải chấp nhận những hành động ăn cướp và vơ vét cho đầy túi tham của chúng, vừa ra mặt cấu kết với hai đảng Việt Nam Quốc Dân Đảng (gọi tắt là Việt Quốc) và Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội (gọi tắt là Việt Cách) trong mưu đồ dùng bạo lực cướp chính quyền để làm tay sai cho chính quyền Tưởng Giới Thạch. Sự kiện này được, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp viết trong cuốn Những Năm Tháng Không Thể Nào Quên với nguyên văn như sau:

Sau khi Nhật đầu hàng, Hà Ứng Khâm, tổng tham mưu trưởng quân đội Quốc Dân Đảng Trung Hoa, một tên chống Cộng khét tiếng, đã thúc Lư Hán điều quân vào miền Bắc Việt Nam cho thật nhanh. Kế hoạch “Hoa Quân Nhập Việt” đã được chuẩn bị từ lâu. Bọn quân phiệt Quốc Dân Đảng tin rằng đây là một thời cơ rất thuận lợi để thôn tính miền Bắc Việt Nam. Chúng tính ít nhất cũng đặt được từ vĩ tuyến 16 trở ra, một chính quyền tay sai ngoan ngoãn thực hiện mọi chỉ thị của chúng.

Bọn quân phiệt Quốc Dân Đảng sắp sẵn những con bài, gồm những tên tay sai người Việt ở Trung Hoa như Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam… Chúng thuộc hai tổ chức: Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội và Việt Nam Quốc Dân Đảng, sống từ lâu ở nước ngoài, không có liên hệ gì với phong trào trong nước. Chúng tự nhận là những người Việt Nam yêu nước theo chủ nghĩa quốc gia, nhưng thực ra là một bọn phản động mưu toan dựa vào Quốc Dân Đảng Tưởng Giới Thạch và mũi súng quân Tưởng để kiếm sống. Quân Tưởng đi vào Việt Nam bằng hai đường nên bọn này cũng chia làm hai bộ phận đi theo chúng.

Vì tổ chức luộm thuộm, thiếu phương tiện vận chuyển, phải đi bộ, không có hậu cần đi cùng, đến đâu cũng phải xoay ăn, lại thiếu cả quân số, vừa đi vừa vét quân lính ở dọc đường, nên chúng đi khá chậm.

Phía Vân Nam, Quân Đoàn 93 thuộc đệ nhất phương diện quân của Lư Hán, theo kế hoạch sẽ đi dọc sông Hồng đến Hà Nội, cuối tháng 8 mới tới Lào Cai. Phía Quảng Tây, Quân Đoàn 62, lực lượng của Quân Đội Quốc Dân Đảng Trung Ương, có Tướng Tiêu Văn đi cùng, sẽ đi đường Lạng Sơn, Cao Bằng xuống Hà Nội, mãi đầu tháng 9 mới vượt qua biên giới.

Hai quân đoàn khác, Quân Đoàn 52 của Trung Ương và Quân Đoàn 60 của Vân Nam đi tiếp theo, sẽ chia nhau xuống Hải Phòng, vào Vinh và Đà Nẵng.

Tổng số quân của chúng vào miền Bắc là mười tám vạn người. Các quân đoàn Vân Nam nhiều binh lính ốm đau ô hợp, kém huấn luyện. Những quân đoàn trung ương mạnh hơn, về tổ chức cũng đỡ luộm thuộm. Bốn quân đoàn này được đặt dưới quyền chỉ huy chung của Tướng Lư Hán. Tướng Tiêu Văn, một phó tướng của Trương Phát Khuê, từ lâu theo dõi vấn đề Việt Nam, lãnh trách nhiệm với bọn quân phiệt Quốc Dân Đảng trong việc sắp xếp chế độ chính trị ở miền Bắc.

Nguyễn Hải Thần theo Quân Đoàn 62 vào Lạng Sơn, thì được tin Chính Phủ Lâm Thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã ra mắt trước một triệu đồng bào tại Thủ Đô Hà Nội.

Những tên chỉ huy Quân Đoàn 62 đòi tước vũ khí các lực lượng vũ trang của ta tại Lạng Sơn, Cao Bằng. Bộ đội ta không chịu. Chúng đem quân đến chiếm các doanh trại của Quân Giải Phóng. Bọn Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội núp sau lưỡi lê Quân Tưởng, xông vào trụ sở của nhân dân tỉnh.

Để tránh xô xát lớn, các cơ quan chính quyền, đoàn thể và các lực lượng vũ trang của ta phải tạm giãn ra vùng chung quanh. Nhân dân lập tức thực hiện “vườn không nhà trống”. Thị xã trở nên vắng ngắt.

Bọn Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội đi lùng khắp nơi không kiếm ra đủ số người để làm một cuộc mit-tinh nhỏ cho Nguyễn Hải Thần ra mắt. Chúng đành in một số truyền đơn phản đối việc Việt Minh thành lập Chính Phủ Lâm Thời và nêu lên mười ba điều thảo phạt Chính Phủ Hồ Chí Minh. Không có ai mà phân phát, chúng đem truyền đơn rải khắp đường ngang lối tắt.

Bọn Việt Nam Quốc Dân Đảng do Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường Tam cầm đầu, đi theo Quân Đoàn 93 Vân Nam. Cũng dựa vào mũi súng của quân Tưởng, chúng tới đâu là tìm cách lật đổ của chính quyền của nhân dân ta tại đó. Chúng lập trụ sở, tập hợp bọn phản động ở địa phương, quấy nhiễu, phá phách, cướp của, giết người, Thầy nào, tớ ấy, bọn quân ô hợp của Long Vân hoạt động giống như những tên thổ phỉ.

Tại một số nơi chưa được phổ biến kỹ chủ trương, những cuộc xung đột giữa các lực lượng vũ trang của nhân dân ta với quân Tưởng đã xẩy ra.

Các cơ quan chính quyền và bộ đội ta được lệnh tạm rút ra ngoài một số thị trấn, thị xã ở vài tỉnh miền biên giới và dọc đường xe lửa từ Vân Nam về.

Trong nửa đầu tháng 9, gần hai chục vạn quân Tưởng đã tràn ra khắp các tỉnh miền Bắc như một bệnh dịch. Theo gót chúng là những bọn tay sai tức tối vì thấy khó có cơ hội kiếm ăn to. Trước mắt chúng là lực lượng cách mạng rất lớn, một chính quyền rất đàng hoàng với những cơ sở chịnh trị vứng chắc, được nhân dân hết lòng ủng hộ. Chúng càng trở nên trơ tráo, lộ rõ nguyên hình bọn lưu vong mất gốc, được che chở bằng  lười lê quân đội phản động nước ngoài.

Ngày 11 tháng 9, Tướng Lư Hán đáp may bay đến Hà Nội. Mấy hôm sau, những bản bố cáo dài dằng đặc được dán khắp nơi. Bọn quân phiệt Quốc Dân Đảng Trung Hoa coi như chúng tới một nơi không có chính quyền. Chúng tự cho chúng quyền giữ trị an trong thành phố. Chúng quy định giá trị của tiền Quan kim, tiền Quốc tệ, những thứ tiền từ lâu đã trở thành mớ giấy lộn. Chúng đề ra cả những quy định để kiểm soát xe cộ đi lại trong thành phố.

Lư Hán tới được vài ngày thì A-lét-xăng-đơ-ri cũng xuất hiện ở Hà Nội. Viên tướng chỉ huy quân đội lê dương Pháp tại Bắc Kỳ, đã đem bọn tàn quân chạy trốn sang Côn Minh trước cuộc tấn công của quân đội Nhật đêm mồng 9 tháng 3 năm nay (1945), tại sao cũng đến đây? Tình ý của bọn Tưởng và bọn Pháp ra sao là vấn đề cần được chú ý.” [11]

 

V.- Quân Nội Thù Việt Cách và Việt Quốc

Cũng tại miền Bắc, hai đảng Việt Quốc và Việt Cách từ Trung Hoa theo đoàn “Hoa quân nhập Việt” đánh phá các chính quyền địa phương trên đường từ biên giới tớ Hà Nội. Khi gần 200 ngàn quân Tầu đã tràn vào lãnh thổ Việt Nam, cả  Hoa Kỳ, Trung Hoa, các Tưởng Lư Hán (sau đó Chu Phúc Thành sang thay thế), Tiêu Văn và  Việt Cách, Việt Quốc cấu kết với nhau mưu đồ lật đổ chính phủ bằng yêu sách Cụ Hồ Chí Minh và các bộ trưởng là đảng viên Cộng Sản phải từ chức.  Ai cũng biết rằng, nếu không có sự hiện diện của gần 200 ngàn quân Tầu thì hai đảng Việt Quốc và Việt Cách không có khả năng và không dám có những hành đồng ngang ngược đòi này đòi nọ như vậy. Biết rõ như vậy, Cụ Hồ Chí Minh mới thi hành chính sách lược  “dĩ nhu chế cương”:

1.- Một đối sách trong sách lược này là Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản  Việt Nam ra thông cáo quyết định giải tán đảng Cộng Sản Việt Nam vào ngày 11/11/1945 để hóa giải yêu sách trên đây của đối phương.  Những đảng viên Cộng Sản nếu còn một hoạt động phải rút vào bí mật và sinh hoạt với nhau dưới một danh xưng mới là “Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mác ở Đông Dương”. Dù sao quyết định giải tán Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng làm cho Hoa Kỳ và Tưởng Giới Thạch có thái độ hòa hoãn hơn, mặc dù hai đảng Việt Quốc và Việt Cách vẫn còn tiếp tục chống đối, đòi thêm các yêu sách khác.

2.- Thấy rằng hai đảng Việt Quốc và Việt Cách vẫn còn làm găng,  Chủ Tịch,  Hồ Chí Minh bèn chủ động mời các ông Nguyễn Hải Thần (Việt Cách) và Vũ Hồng Khanh cùng họp để tìm cách hòa giải và đoàn kết để đương đầu với  quân cướp xâm lăng đang hoành hành ở miền Nam. Kết quả là ngày 19/11/1945, ba nhà lãnh tụ này cùng ký một văn bản gọi là nguyên tắc chung tối cao để hợp tác giữa ba chính đảng Việt Minh, Việt Quốc và Việt Cách. Văn bản này gồm có bẩy điểm quy định thể thức thành lập chính phủ đoàn kết rộng rãi, thống nhất quân đội chống  Pháp (đúng ra là Liên Minh Xâm Lược Âu Châu Pháp – Vatican – Anh). Sau đó, vào ngày 24/11/1945, ba nhà lãnh đạo trên đây lại ký một văn kiện nữa gọi là “văn bản chân thành đoàn kết”.

Theo quy định thành lập chính phủ đoàn kết và quân đội thống nhất thì:

a.- Trong  Quốc Hội, Việt Quốc và Việt Cách chiếm 1/3 số ghế, 1/3 thuộc các thành phần không đảng phái và 1/3 thộc về Việt Minh.

b.- Trong Chính phủ: Điểm thứ nhất: Cụ Hồ Chí Minh giữ  chức chủ tịch, cụ Nguyễn Hải Thần giữ chức phó chủ tịch. Điểm thứ hai: Việt Quốc và Việt Cách sẽ giữ 1/3 số bộ trưởng, 1/3 số bộ trưởng thuộc các thành phần không đảng phái và 1/3 sô bộ thuộc về Việt Minh. Điểm thứ ba: Bộ nào Việt Minh nắm giữ chức vụ tổng trưởng thì chức thứ trưởng sẽ thuộc vể Việt Quốc hay Việt Cách hoặc là thành phần không đảng phái. Ngược lại bộ nào do Việt Cách hay Việt Quốc không đảng phái nắm giữ chức bộ trưởng, thì chức thứ trưởng thuộc về Việt Minh. Bộ nào thành phần độc lập (không đảng phái) năm giữ, thì chức vụ thứ trưởng thuộc về  Việt Minh hay một trong hai đảng Việt Cách và Việt Quốc.

Tuy là đã ký văn bản nguyên tắc tối cao để hợp tác, nhưng có nhiều thành phần trong hai đảng Việt Quốc và Việt Cách vẫn còn tiếp tục công kích chính quyền, đòi giữ chức vụ bộ trưởng của 7 bộ quan trọng: quốc phòng, nội vụ, tài chánh, giáo dục, kinh tế, thanh niên, kiều vụ, cùng với 2 chức vụ tổng lý nội các và tham mưu trưởng quân đội. Ai cũng phải nhìn nhận rằng đòi hỏi trên đây của Việt Cách và Việt Quốc là quá đáng. Tình trạng này đã khiến cho những thành quả đạt được trong cuộc thương thuyết giữa ba nhà lãnh đạo trên đây chỉ là lời nói trong giấy tờ, chưa thể hiện ra thành cụ thể. Trong khi đó việc tổ chức bầu cử tuyển chọn 333 đại biểu quốc dân vào quốc hội do chính quyền lâm thời đã  quyết đinh trước đó vẫn phải tiến hành vào ngày 6/1/1946. Gần ngày 6/1/1946, Việt Cách và Việt Quốc lại không chuẩn bị đưa ngưởi ra ứng cử.

Để chấm dứt tình trạng bế tắc này, sau nhiều lần thăm dò và thương thảo, ngày 23/12/1945, ba nhà lãnh đạo trên đây lại cùng ký văn bản “Biện pháp hợp tác gồm 14 điều và một phụ khoản gồm 4 điều” đồng thuận về việc thành lập Chính Phủ Liên Hiệp Lâm Thời và tổ chức Tổng Tuyển Cử Quốc Hội”. Ngày hôm sau, 24/12/1945 ba nhà lãnh đạo này lại ký thêm một văn bản “quy định những biện pháp thương lượng hòa bình để giải quyết những mắc mớ, xung khắc giữa các đảng phái” khác nữa “gồm ba đỉều thương lượng hòa bình để giải quyết những mắc mớ, xung khác giữa các đảng phái” và “cùng thỏa thuận những điều kiện hợp tác” trong đó có mấy điều khoản sau đây:

“1.- Bắt đầu từ ngày 25/12/1945, hai bên không không công kích nhau trên mặt báo nữa.

2.- Chính phủ sẽ đặt thêm hai chức bộ trưởng để nhường cho Việt Nam Quốc Dân Đảng.

3.- Ông Nguyễn Hải Thần sẽ làm Phó Chủ Tịch.

4.- Hôm 1/1/1946 ông Nguyễn Hải Thần và hai ông Bộ Trưởng mới sẽ tuyên thệ nhậm chức.

5.- Chính phủ sẽ mời 50 người Việt Quốc và 20 người trong Việt Cách vào Quốc Hội.” [12]

Nhờ vậy mà tình hình bớt căng thẳng.  Kết quả là:

Quốc Hội vẫn tiến hành bầu cử vào ngày 6/1/1946 tuyển chọn 333 đại biểu vào Quốc Hội và tiến hành tốt đẹp. Trong số các đại biểu này có Cụ Hồ Chí Minh là đại biểu của đơn vị Hà Nội (đắc cử với 98%4 số phiếu, Nguyễn Vĩnh Thụy (Bảo Đại) trúng cử đơn vị Thanh Hóa, Bồ Xuân Luật (Việt Cách) thuộc đơn vị Hưng Yên, Trương Trung Phục  (Việt Cách) thuộc đơn vị Hải Phòng. Đây là Quốc Hội đầu tiên của nước Việt Nam Độc Lập và họp khóa họp đầu tiên khởi nhóm vào ngày 3/2/1945. Theo tinh thần thỏa hiệp của ba nhà lãnh đạo đã thỏa thuận trong ngày 24/12/1945 như đã nói trên, chủ tịch chính phủ lâm thời là Cụ Hồ Chí Minh đứng ra đề nghị Quốc Hội thâu nhận thêm 50 đại biểu do Việt Quốc đề cử (không qua bầu cử) và 20 đại biểu do Việt Cách để cử (không quan bầu cử). Đề nghị này được tuyệt đại đa số đại biểu  nhiệt liệt tán thành. Như vậy là tổng số đại biểu trong Quốc Hội là 403 người.

Quốc Hội cũng quy định Chính Phủ Liên Hiệp sẽ được tổ chức chia phần theo công thức: 1/3 các  bộ dành cho Việt Minh  giữ chức bộ trưởng, các chức vụ thứ trưởng sẽ thuộc về các đảng Việt Quốc, Việt Cách hay trung lập; 1/3 số bộ do Việt Quốc và Việt Cách nắm giữ chức vụ bộ trưởng, các chức vụ thứ trưởng sẽ thuộc về Việt Minh hay trung lập; 1/3 số bộ do các thành viên trung lập nắm giữ chức vụ tổng trưởng, các chức vụ thứ trưởng thuộc về  Việt Quốc, Việt Cách hay Việt Minh.

Cũng trong phiên họp ngày 2/3/1946, Quốc Hội bầu Cụ Hồ Chí Minh là Chủ Tịch Chính Phủ Liện Hiệp, Cụ Nguyễn Hải Thần là Phó Chủ Tịch Chính Phủ, và giao cho  hai Cụ Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch thành lập Chính Phủ Liên Hiệp. Đồng thời, một ban Thường Trực Quốc Hội cũng được thành lập. Ban này gồm có  15 ủy viên chính thức và 3 ủy viên dự khuyết. Cụ Nguyễn Văn Tố, một nhân sĩ yêu nước không thuộc đảng phải nào được chọn làm Trưởng Ban, ông Cung Đình Quỳ (Việt Minh là Phó Trưởng Ban, các ông Dương Văn Dự, Đàm Quang Thiện và Trịnh Quốc Quang thuộc các đảng đối lập làm ủy viên. [13]

Về Tổng Nha Công An, Quốc Hội đề cử ông Nguyễn Dương thuộc thành phần không đảng phái giữ chức vụ Tổng Giám Đốc. Sau một thời gian ngắn, ông Lê Giản (Việt Minh) được đề cử lên thay thế.

Đồng thời, một cơ quan gọi là Quân Ủy Hội (lo về quốc phòng) cũng được thành lành lập: Ông Võ Nguyên Giáp (Việt Minh) được bầu làm Chủ Tịch, ông Vũ Hồng Khanh (Việt Quốc) là Phó Chủ Tịch.

Thành phần chính phủ Liên Hiệp: Như vậy, ngày 3/2/1946, các nhà lãnh đạo  các tổ chức Việt Minh, Việt Quốc, Việt Cách và không đảng phải đã  đồng thuận thành lập xong chính phủ gồm những thành phần như sau:

- Cố Vấn Chính Phủ: Nguyễn Vĩnh Thụy (tức cựu hoàng Bảo Đại)
- Chủ Tịch Chính Phủ: Hồ Chí Minh (Việt Minh, Cộng Sản Đảng)
- Phó Chủ Tịch: Nguyễn Hải Thần (Việt Cách)
- Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ: Huỳnh Thúc Kháng (trung lập)
- Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao: Nguyễn Tường Tam (Việt Quốc)
- Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng: Phan Anh (trung lập)
- Bộ Tưởng Kinh Tế: Chu Bá Phượng (Việt Quốc)
- Bộ Trưởng BộTài Chánh: Lê Văn Hiến (Việt Minh, Đảng Cộng Sản)
- Bộ Trưởng Bộ Y Tế  Xã Hội: Trương Đình Trí (Việt Cách)  ộ Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục: Đặng Thái Mai (Việt Minh, Đảng Cộng Sản
- Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp: Vũ Đình Hòe (Việt Minh, Đảng Dân Chủ)
- Bộ Trưởng Bộ Thanh Niên: Dương Đức Hiền (Đảng Dân Chủ)
- Bộ Trưởng Bộ Công Chính: Trần Đăng Khoa (Việt Minh, Đảng Dân Chủ)
- Bộ Trưởng Bộ Canh Nông: Bồ Xuân Luật (Việt Cách)
- Bộ Trưởng Bộ Lao Động: Nguyễn Văn Tạo  (Việt Minh, Đảng Cộng Sản)
- Bộ Trưởng Bộ Tuyên Truyền: Nguyễn Tấn Gi
- Thứ Trưởng Ngoại Giao:  Nghiêm Kế Tổ (Việt Quốc)
- Thứ Trưởng Canh Nông: Cù Huy Cận (Việt Minh, Đảng Cộng Sản.

QUÂN ỦY VIÊN HỘI:

- Chủ Tịch: Võ Nguyên Giáp (Việt Minh, Đảng Cộng Sản)
- Phó Chủ Tịch: Vũ Hồng Khanh (Việt Quốc) [14]

Trong khi Việt Minh cố gắng nhân nhượng hòa giải với  hai đảng Việt Quốc và Việt Cách tìm cách cùng nhau đoàn kết thành lập Chính Phủ Liên Hiệp Kháng Chiến chống lại kẻ thù ngoại nhập Âu Châu (Pháp – Vatican – Anh) thì Pháp và Trung Hoa đã thương thuyết ở Trùng Khánh và thỏa thuận với nhau ký Hiệp Ước Trùng Khánh vào ngày 28/2/1946 gồm những điều khoản như đã trình bày ở chương trước. (Trùng Khánh là thủ đô của chính quyền Tưởng Giới Thạch trong thời kháng Nhật cho đến lúc đó.)

Theo hiệp ước này, quân Tầu sẽ bắt đầu rút về Tầu vào ngày 13/3/1946 và đến ngày 31/3/1946 thì sẽ rút hết. Thế nhưng, Tưởng Giới Thạch còn muốn nấn ná kéo dài thời gian để bắt chẹt Pháp đòi thêm quyền lợi và các tướng Tầu chỉ huy quân Tầu ở Việt Nam cũng muốn ở lại càng lâu thì càng vơ vét được nhiều hơn. Cũng vì thế mà mãi đến ngày 16 tháng 5, quân Tầu mới rút khỏi Thanh Hóa, tới giữa tháng 6 mới bắt đầu rút khỏi Hà Nội và mãi đến tháng 9/1946 mới rút  hết ra khỏi Việt Nam. [15]   Sở dĩ quân Tầu phải rút về Tầu là do áp lực của chính quyền Hoa Kỳ (sức mạnh của viện trợ) muốn rằng Tưởng Giới Thạch phải dồn hết nỗ lực đối phó thế lực của Mao Trạch Đông đang bành trướng mạnh mẽ ở Hoa Bắc. Nếu không, đám quân Tầu ô này còn nấn ná ở lại Việt Nam.

Về phía Pháp, ngay khi ký xong Hiệp Ước Trùng Khánh, Pháp đã chuẩn bị sẽ đưa quân ra tới cảng Hải Phòng vào ngày 6/3/1946. Vấn đề là vào ngày đó Quốc Quân Trung Hoa, một thứ quân nặng tinh thần thổ phỉ vẫn còn hiện diện ở Hải Phòng trong khi lực lượng kháng chiến của chính quyền Việt Nam ở đây không phải là không đáng nể. Quân Pháp không thể chống cả quân Tầu và quân Kháng Chiến Việt Nam cùng một lúc. Vì thế mà họ cần phải thương lượng với chính quyền Việt Nam để có thể đổ bộ lên Hải Phòng và dàn quân ra đóng ở các vị trí then chốt một cách êm thắm. Thực ra, nội bộ Pháp lúc bấy giờ cũng chia ra làm hai phe:

Phe thứ nhất  chủ trương không cần thương thuyết với Việt Nam là đảng Ca-tô có danh xưng là Phong Trào Cộng Hòa Bình Dân (Mouvement Republicain Populaire = MRP) nặng tinh thần Ca-tô và thập tự quân, khinh thường khả năng chống cự của các dân tộc ngoại đạo, nhất là một dân tộc đã từng bị chúng đô hộ cả gần một trăm năm, trong đó, có  Charles de Gaulle, Georges Bidault, Thierry d’ Argenlieu, René Pleven, v.v…. Phe này cho rằng nếu thương thuyết với chính quyền Việt Nam tức là công nhận chính quyền của Cụ Hồ Chí Minh là một chính quyền hợp pháp và có chính nghĩa. Như vậy là Pháp đã tự làm đi mất cái  lý do chính đáng để đánh đổ chính quyền của Cụ Hồ Chí Minh.

Phe thứ hai chủ trương cần phải thương thuyết với Việt Nam để tạm thời tránh khỏi phải đụng độ với quân Kháng Chiến Việt Nam vào lúc ban đầu. Đứng đầu phe này là Đại Tướng Jean Leclerc, Tư Lệnh Liên Quân Viễn Chinh Pháp – Vatican tại Đông Dương.

Vào lúc đó, nước Pháp vẫn còn ở trong tình trạng có quá nhiều khó khăn:  nhà cửa, đường xá, cầu cống và rất nhiều công trình kiến trúc bị tàn phá vì chiến tranh (Đệ Nhị Thế Chiến), hàng triệu người chết và bị thương khiến cho thân nhân ruột thịt của họ lâm vào cảnh khốn cùng. Sách 75 Năm Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam ghi nhận:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hiện tình nước Pháp gặp rất nhiều khó khăn. Hơn 3 triệu người chết, bị thương và bị bắt, nửa triệu nhà cửa, công trình kiến trúc bị phá hủy hoàn toàn, một triệu rưỡi công trình khác bị thiệt hại nặng, hàng triệu hec ta đất bị bỏ hoang, ngân sách năm 1945 thiếu hụt 55%, đồng Frăng bị mất giá, 6 triệu người không có nhà ở, 40 vạn người thất nghiệp hoàn toàn. Theo báo cáo của Đờ Gôn đọc trước Quốc Hội ngày 2/3/1945, tổng quân số Pháp có 1.2 triệu, phần lớn gồm những đơn vị mới tan rã, hầu hết các sĩ quan và binh lính mới thoát khỏi các trại tù binh của Đức vừa tập họp, trang bị thiếu thốn.” [16]

Tình trạng khó khăn này khiến cho người dân Pháp hướng về Đảng Cộng Sản và Đảng Xã Hội. Chính vì vậy mà Đảng Ca-tô (MRP) không được đại khối nhân dân Pháp ủng hộ khiến cho Charles de Gaulle từ chức tổng thống vào ngày 20/1/1946. Đảng Xã Hội và Đảng Cộng Sản thắng thế trong Quốc Hội và liên hiệp với nhau đưa ông Felix Gouin , người của Đảng Xã Hội (4/10/1880 –25/10/1977), lên cầm quyền và thành lập tân chính phủ. Tân chính phủ nghiêng về chủ trương phải thương thuyết với chính quyền Việt Nam để đưa quân ra Bắc một cách êm xuôi, khỏi phải đụng độ với lực lượng kháng chiến Việt Nam.

Trong khi đó, Cụ Hồ Chí Minh nhìn thấy chính quyền đang ở vào các thế thù trong giặc ngoài trùng trùng vây kín, dù rằng đã hòa giải được với các nhà lãnh đạo của Việt Cách và Việt Quốc dành riêng cho hai chính đảng 70 ghế trong Quốc Hội và thành lập được Chính Phủ Liên Hiệp Kháng Chiến theo công thức 1/3, thì cũng không thoát khỏi cái cảnh từ bề thọ địch.

Làm sao có thể tin tưởng được bọn Tướng Tầu cực kỳ tham nhũng nắm quyền chỉ huy cả gần 200 ngàn quân với tinh thần thổ phỉ hết sức tàn tặc?

Làm sao có thể tin tưởng được các ông trong các đảng Việt Cách và Việt Quốc vốn dĩ là những kẻ  hèn nhát, bất tài, chỉ biết dựa hơi dựa thế vào Quốc Quân Trung Hoa thổ phỉ này để mưu đồ tư lợi không cần biết đến quyền lợi tối thượng của tổ quốc?

Đúng vậy, cái đặc tính kẻ hèn nhát và bất tài của họ đã lộ ra khi còn ở miền Nam Trung Hoa vào tháng 10 năm 1942. Lúc đó, Cụ Hồ Chí Minh còn bị giam ở trong nhà tù của chính quyền Quốc Dân Đảng Trung Hoa. Trương Phát Khuê triệu tập các nhà lãnh đạo của Việt Quốc, Việt Cách và nhiều đảng ái quốc khác nhằm mục đích thống nhất thành một đảng, rồi sau đó họ Trương mới có thể cấp tiền và vũ khí (tất cả là của Mỹ) để vượt biên về Việt Nam hoạt động lấy tin tức tình báo về những căn cứ và hoạt động của quân Nhật gửi cho Đồng Minh. Nhưng tất cả các thành viên trong tất cả các đảng phái này không ai có can đảm trở về Việt Nam cả.. Không còn cách nào khác, Trương Phát Khuê mới phóng thích Cụ Hồ Chí Minh và yêu cầu Cụ nhận lãnh sứ mạng này. Nhờ vậy mà Cụ Hồ được phóng thích và trở về Việt Nam vừa thì hành sứ mạng cộng tác với đồng minh trong những hoạt động chống quân Nhật ở Việt Nam, vừa để củng cố thế lực Việt Minh ở vùng Việt Bắc. Những tình tiết này được cụ Ngô Văn kể lại nơi các trang 192-1983 trong cuốn Việt Nam 1920-1945 mà người viết đã ghi lại trong chương sách nói về Việt Minh Cướp Chính Quyền và Giành Được Độc Lập Cho Dân Tộc (Mục XIII, Phần  IV). Xin ghi lại đây để quý vị dẽ dàng nhìn thấy sự thật này:

Trong khi đó, tháng 10 năm 1942, họ Trương [một lãnh chúa trong chính quyền Tưởng Giới Thạch ở vùng biện giới Hoa Việt - NMQ] lại tái lập những người lãnh đạo các nhóm tổ chức người Việt thường xuyên đối nghịch nhau như Đồng Minh Hội, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Phục Quốc, Việt Minh và bẩy nhóm nhỏ nữa. Trương Phát Khuê áp đặt các nhóm này phải kết hợp lại dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Hải Thần nếu như họ muốn được giúp đỡ. Chính lúc đó, các đảng phái cách mạng liên minh thành Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, gọi tắt là Việt Cách. Không có một đại biểu nào của Việt Minh được bầu vào ban chấp hành.

Họ Trương hứa cùng Nguyễn Hải Thần sẽ xuất cho mỗi tháng 100.000 (100 ngàn) đồng tiền Trung Quốc để tổ chức ở Bắc Kỳ hoạt động phá hoại và tình báo chống quân Nhật.

Các đảng phái thành phần Việt Cách lưu trú ở Trung Quốc không có liên hệ gì mấy ở  trong nước. Chỉ có một mình Việt Minh là hiện diện xuyên qua các “tổ cứu quốc” và du kích quân đóng căn cứ ở giữa những vùng dân tộc thiểu số chống đối chính quyền: Thổ, Mán, Mèo, Tầy, Nùng, ẩn lánh trong các dẫy núi đá vôi, nơi khu rừng sâu khắp hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn…

(Sự kiện này cho chúng ta thấy rằng, ngoài Việt Minh ra, các đảng phái cách mạng chính trị khác ở Trung Hoa chỉ là “những tổ chức hữu danh vô thực” và các thành phần trong các tổ chức này là những là các “nhà chính khách sa lông”, giống như các ông “chính trị gia trong bàn nhậu” trong các tổ chức và hội đoàn của người Việt ở hải ngoại ngày nay - NMQ.) 

Như vậy, chỉ có Việt Minh là có khả năng cung cấp tin tức tình báo đáng tin cậy cho Trương Phát Khuê. Trên danh nghĩa đó, Hồ Chí Minh, mặc dù vẫn còn bị giam giữ, vẫn có thể liên lạc được với các đồng chí còn tự do, và thậm chí còn tham gia, một cuộc đại hội mới của Việt Cách do Trương Phát Khuê triệu tập ở Liễu Châu vào tháng 3 năm 1944. Tại hội nghị, ông Hồ (Chí Minh) cùng Phạm Văn Đồng đại diện Việt Minh. Một lãnh tụ Đại Việt là Nguyễn Tường Tam đang bị giam cũng được tham dự.

Tại đại hội, Viêt Minh bị chỉ trích gay gắt vì hành động riêng rẽ và đầu óc tranh thắng, song Liên Minh để giải phóng Việt Nam vẫn sống còn. Trương Phát Khuê đỡ đầu liên minh thành lập một chính phủ cộng hòa Việt Nam lâm thời gồm các ông Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Hồ Chí Minh, Bồ Xuân Luật… cùng lão Trương Bội Công chủ tịch.

Hồ Chí Minh được tha vào ngày 9 tháng 8 năm 1944, bèn đề nghị cùng Trương Phát Khuê cấp cho một ngàn khẩu súng và 25.000 đồng bạc Đông Dương để chu cấp trong hai tháng đầu (để xây dựng hai cơ sở du kích dọc theo biên giới), và cấp riêng cho ông một giấy thông hành thường kỳ có ghi danh nghĩa là đại biểu Việt Cách có nhiệm vụ ở Việt Nam, và một khẩu súng lục tự vệ. Ông được cấp giấy thông hành và 76.000$. Ngày 20/9/ (1944), ông rời Liêu Châu cùng 18 cán bộ Việt Minh về biên giới Bắc Kỳ.

Trong bức “Thư gửi đồng bào” (tháng 10 năm 1944), Hồ Chí Minh bày tỏ lòng tin tưởng “Trung Quốc sẽ tích cực giúp đỡ cuộc giải phóng dân tộc chúng ta.”

Vào tháng 11, quân du kích Việt Minh tấn công các đồn bót do quân cảnh vệ bản địa đóng  tại biên giới để cướp vũ khí. Chính phủ Decoux ra lệnh đánh trả đũa trấn áp thường dân bản địa, tố cáo họ là đồng lõa. Bọn chỉ huy Pháp xua các đội cảnh vệ bản địa và các liên đội lính chiến Bắc Kỳ triệt hạ các vùng, đốt làng, phá hủy kho thóc, bắn vào những người tình nghi. Chắc chắn trong những cuộc trả thù vô cùng tàn bạo do các đội quân phe Vichy (quân Pháp – NMQ) thực hiện ở Bắc Kỳ (Sainteny) đến điểm cực kỳ dã man cùng những vụ xử án vội vã tiếp đó đã khích cảm J. M Pêdrazani kể lại: “Chỉ trong hai tuần lễ, các toà án đặc biệt của Decoux) kết án tử hình hàng trăm người bị tình nghi.”Cuộc đàn áp không dập tắt được ngọn lửa nổi loạn bùng cháy đỏ trời Thượng Du Bắc Việt.” [17 ]

Trên đây là một trong những nhược điểm trầm trọng của Việt Quốc và Việt Cách. Một số trong những nhược điểm này được chính người trong cuộc là ông Nguyễn Kiên Trung kể lại trong cuốn  Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử với nguyên văn như sau:

Trong trường hợp của họ đã rõ rệt, họ chịu nhận một nhược điểm: họ chống lại một chủ nghĩa mà họ chưa có một chủ nghĩa  khác để thay thế. Nhược điểm thật là nặng nề. Thành thử họ chỉ là những cá nhân biệt lập chống Cộng: họ không đủ điều kiện lý thuyết để lập nên một đoàn thể chống Cộng của riêng họ…”

“Lời chúng tôi nói xa xôi quá. Lời Việt Minh nói gần ngay bên tai mà ấm áp dễ thương quá. Việt Minh nói Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc. Còn chúng tôi đã gào lên, đã hét lên rằng họ điêu ngoa quá. Nhưng đồng bào ta thèm khát những danh từ ấy đã lâu rồi, nên thấy có như có nước trong giữa cơn cháy cổ, hãy uống đã,…..”

Sự thất bại, Trung ạ, đau đớn nhât là không cứ thua Việt Minh về lý thuyết hay tài năng. Chúng tôi thua, phần lớn tại hỗn loạn trong nội bộ. Trung còn nhớ tôi thuật lại rằng Đồng Minh Hội (Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội - gọi tắt là Việt Cách - NMQ) được mặc nhiên coi là cơ cấu trung ương của các đoàn thể chống Việt Minh. Chính bởi thế Đồng Minh Hội là một cái gì hỗn độn quá sức tưởng tượng. Trung đã biết Cụ Nguyễn Hải Thần chỉ là ủy viên giám sát Đồng Minh Hội khi còn ở ngoài (bên) Tầu. Nhưng đến khi về nước, toàn thể các lãnh tụ quốc gia phải nhận không ai có uy tín bằng cụ, đối với quốc dân trong nước cũng như đối với chính phủ Trung Hoa bên ngoài. Tất cả bèn tôn Cụ lên địa vị lãnh tụ tối cao, chủ tịch Đồng Minh Hội, có ông Nhượng Tống làm bí thư cho Cụ, và ông Vũ Hồng Khanh vừa giữ địa vị lãnh tụ Quốc Dân Đảng, vừa kiêm nhiệm Tổng Bí Thư Đồng Minh Hội. Đồng Minh Hội có danh là một tổ chức thống nhất các lực lượng quốc gia chống Việt Minh. Nhưng sự thật, không có gì thật cả. Đồng Minh Hội, trên thực tế, chỉ là đoàn thể riêng của cụ Nguyễn Hải Thần, cũng như Quốc Dân Đảng là của riêng của ông Vũ Hồng Khanh.

Người ta suy tôn Cụ Nguyễn (Hải Thần), đoàn thể nào cũng gọi Cụ là lãnh tụ tối cao, mà chẳng đoàn thể nào tuân theo mệnh lệnh của Cụ hết. Lý do của đương sự: Cụ có uy tín, có đạo đức, nhưng không có tài. Người ta cho rằng những kế hoạch tổ chức, những chiến thuật đấu tranh của Cụ đã bị đối phương bỏ xa quá. Cho nên người ta phải bỏ Cụ, để tiến tới. Và người ta đã có lý, vì quả nhiên Cụ Nguyễn chỉ còn là một uy danh thần túy mà thôi…” [18]

Những bản văn sử trên đây cho chúng ta thấy rõ thực chất của những người lãnh đạo hai đảng Việt Quốc và Việt Cách. Hai chính đảng này không có thực lực, và  những người lãnh đạo của hai chính đảng này chỉ là những chính khách tài tử, làm cách mạng vọng ngoại theo kế sách “chờ sung rụng”. Họ không có một lý thuyết chính trị hay cách mạng gì cả, không có kinh nghiệm đấu tranh cho cách mạng và cũng không có tinh thần dấn thân đi sâu vào quần chúng để xông pha,  sống hòa mình với đại khối nhân dân bị trị, mà chỉ tiếp cận giới hạn trong nhóm thiểu số tiểu tư sản, phú hào và quan lại.

Những hạng người này, không biết gì đến cái đói, cái khổ và nỗi nhục nhằn đau sót những người bị khinh rẻ là dân “man di” “mọi rợ”, những người bị bóc lột đến tận xương tận tủy đến độ phải rơi vào thảm cảnh đói khổ triền miên. Cũng vì thế mà các ông lãnh tụ này không tổ chức được hạ tầng cơ sở ở khắp các đia phương trên toàn lãnh thổ. Cũng vì thế mà hai chính đảng này  không có lực lượng xung kích để sử dụng khi thời cơ chín muồi thì nhào ra chớp lấy để nắm chính quyền. Đây là lý do họ phải thi hành kế sách vọng ngoại “chờ sung rụng” mà gần hai trăm năm trước Lê Chiêu Thống đã làm, và sau họ, ông Ca-tô Ngô Đình Diệm cũng noi theo.

Vì vậy mà khi chính quyền thực dân  Pháp cử ông Sainteny đến thăm dò và muốn thương thuyết với chính quyền Việt Nam để đưa quân Pháp ra thay thế  Quốc Quân Trung Hoa ở phía Bắc vĩ tuyến 16 với danh nghĩa là giải giới quân Nhật ở phần đất này, thì Cụ không bỏ lỡ cơ hội bằng vàng này để thì hành kế sách “nhất thạch nhị điểu”, vừa tống cổ được 200 ngàn quân Tầu tàn tặc thổ phỉ ra khỏi nước, vừa giải thoát được luôn cả hai cái chính đảng với những thành phần lãnh đạo vừ hèn nhát, vừa bất tài, chỉ biết dựa hơi dựa thế quân Tàu để đòi chia phần ăn có, chứ chả làm nên cơm cháo gì cả.

Nói về hai đảng Việt Quốc và Việt Cách, với thực trạng hèn nhát, bất tài vọng ngoại và thành tích dựa thế quân Tầu thổ phỉ để thoả mãn tham vọng quyền lực và làm những điều bất chính (đánh phá các chính quyền địa phương trên đường từ Lạng Sơn về Hà Nội và trên đường Lào Cai về Hà Nội, cùng với quân Tầu hà hiếp nhân dân chiếm đoạt đánh  nhà cửa để ở khi trú quân, cướp của dân lấy lương thực nuôi quân), vấn đề đặt ra là giả thử là hai đảng Việt Quốc và Việt Cách thành công trong việc cướp chính quyền thì cái chính quyền này sẽ như thế nào?

A.- Liệu có thoát khỏi ách thống trị của Quốc Quân Trung Hoa tàn tặc không?

B.- Liệu có thoát khỏi tình trạng tham nhũng và thối nát như chế độ Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch không?.

C.- Liệu có tồn tại được khi mà  Quốc Quân Trung Hoa tàn tặc không còn hiện diện ở Việt Nam?

Đọc lại bài học lịch sử về cái gương của Vua Lê Chiêu Thống, chúng ta sẽ tìm ra được các lời giải đáp của những câu hỏi trên đây.

 

6.- Quân Nội Thù Da Tô

Vào đầu năm 1940, Việt Nam có vào khoảng 1 triệu 700 ngàn tín đồ Da-tô trên tổng số khoảng 25 triệu dân. Trần Tam Tỉnh, Thập Giá và Lưỡi Gươm (Paris: Sudestasie, 1978), tr. 50. Cái nguy hiểm của con số tín đồ Da-tô này là họ đã bị Giáo Hội La Mã nhồi sọ biến thành những người chỉ biết tuyệt đối vâng lời và trung thành với Tòa Thánh Vatican một cách cực kỳ mù quáng, mù quáng đến độ họ dám ngang nhiên nêu lên khẩu hiệu “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa”. Nguy hiểm hơn nữa, là Liên Minh Pháp – Vatican lại có chủ trương khai thác triệt để lòng trung thành này của họ đối với Tòa Thánh Vatican bằng một kế sách vô cùng quỷ quyệt và hết sức tinh vi. Việc bổ nhậm cựu Linh-mục d’ Argenlieu làm Cao Ủy Đông Dương và lời tuyến bố vào ngày 28/12/1945 của ông Tổng Giám Mục Antoni Drapier với tư cách là khâm sứ của Tòa Thánh Vatican tại Huế mà chúng tôi đã đề cập ở trên là một trong những quái chiêu của Giáo Hội La Mã trong kế sách quỷ quyệt này. Kế sách này sẽ được chúng tôi trình bày đầy đủ trong chương sách có tựa đê là Liên Minh Pháp – Vatican Dùng Chính Sách Chia Để Trị Và Đưa Tín Đồ Da-tô Lên Nắm Quyền (Mục XV) ở sau.

Cũng nên biết là vào khoảng cuối thập niên 1850, con số tín đồ Ca-tô người Việt chỉ có vào khoảng 500 ngàn người:

Số giáo dân năm 1664 ở Đàng Trong có khoảng 100.000; năm 1737 ở Đàng Ngoài có  250.000. Cả nước năm 1800 có 320.000, giữa thế kỷ IX, có 50 vạn người công giáo.” [19]

Nếu đem hai con số tín đô Da-tô vào hai thời điểm thập niên 1850 (thời điểm mà Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican bắt đầu tấn chiếm Việt Nam và thập niên 1940 (thời điểm dân ta giành lại được độc lập), chúng ta sẽ thấy mới chỉ có vỏn vẹn 90 năm mà con số tín đồ Ca-tô đã tăng lên từ 500 ngàn lên đến 1.700.000 (gần 350%). Trong thời gian 1850-1940 này, Giáo Hội La Mã đã liên tục nỗ lực thi hành sách lược “cáo đội lốt hùm” bằng cách dựa vào chính quyền Bảo Hộ, sử dụng những phương tiện của nhà nước với những miếng mồi vật chất, chức vụ trong chính quyền và những lời hứa hẹn tốt đẹp để lôi cuốn những hạng người tham lợi “đi đạo lấy gạo mà ăn”, và dụ khị những phường háo danh hay thèm khát quyền lực chạy theo bắt mồi để “theo đạo để tạo danh đời”. Nhờ vậy mà chỉ có 90 năm (1850-1940) con số tín đồ Ca-tô ở Việt Nam đã gia tăng lên tới gần 350%. Sự kiện này chứng tỏ hầu hết tón đồ Ca-tô  người Việt là những hạng người tham lợi, háo danh và thèm khát quyền lực.

Kinh nghiệm cho thấy rằng hầu hết những phường tham lợi, háo danh và thèm khát quyền lực như vậy đều là những người có thể làm cả những việc làm đại nghịch bất đạo như dùng cả cha mẹ và vợ con lót con đường để đạt được mục đích.

Với những hạng người vô liêm sỉ và mất hết lương tâm như vậy, tất nhiên là khi chiến tranh bùng nổ, Liên Minh Pháp – Vatican lại sử dụng kế sách cổ điển của Giáo Hội La Mã, đem miếng mồi “chiến lợi phẩm” ăn cướp được trong những chiến dịch hành quân và chức vụ trong chính quyền bù nhìn do chính chúng dựng nên để dụ khị và câu nhử bọn vong bản phản dân tộc này đi theo chúng chống lại cuộc Kháng Chiến của nhân dân ta.

 

7.- Tổng Kết tình Hình

Điểm lại tình hình Viêt Nam như đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng, vào thời điểm chiến tranh bùng nổ vào ngày 19/12/1946, chỉ còn lại có hiểm họa Liên Minh Xâm Lược Vatican và 1.700.000 tín đồ Ca-tô. Con số tín đồ Ca-tô này đã trở một mối đại họa cho dân tộc và đất nước mà người viết gọi là “vấn nạn Ca-tô”.

Gọi là “vấn nạn Ca-tô” hay “vấn nạn Giáo Hội La Mã”, hoặc “vấn nạn Vatican” là vì hầu hết giới tu sĩ và tín đồ Ca-tô bị điều kiện hóa thành những hạng người vong bản, phản quê hương, chống lại dân tộc và tổ quốc. Chính những người lãnh đạo của họ đã công khai nêu lên khẩu hiệu “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa”, Chu Văn Trình, Văn Sử Địa (Tavares, Florida: Ban Tu Thư, 1989), tr. 80. Rồi khi Vatican chạy chọt với Hoa Kỳ đưa được tên tín đồ tay sai Ngô Đình Diệm lên nắm quyền chính trị ở miền Nam Việt Nam, thì  giáo dân lại bị nhồi sọ bằng khẩu hiệu “Nhất Chúa, nhì Cha, thứ ba Ngô Thổng Thống”. [20]

Hai khẩu hiệu ngu xuẩn trên đây cho chúng ta thấy rõ:

1.- Ưu tiến số một của tín đồ Ca-tô là phục vụ Chúa và tuân lệnh Chúa, tức là phục vụ và tuân lệnh Tòa Thánh Vatican, và thực tế là phục vụ và tuân lệnh các ông linh mục và giám mục trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã.

2.- Cái thứ bậc “Nhất Chúa, nhì Cha, thứ ba Ngô Tổng Thống” của một trong hai khẩu hiệu trên đây cho chúng ta thấy rõ cái tôn ti trật tự từ trên xuống dưới là tôn giáo tức Giáo Hội La Mã phải đứng trên thế quyền (chính quyền). Sự kiện này hoàn toàn khác hẳn với các quốc gia theo chế độ dân chủ tự do với điều khoản “tôn giáo tách rời khỏi chính quyền” được ghi vào trong hiến pháp.

3.- Đối với Vatican cũng như giới tu sĩ áo đen và tín đồ Ca-tô, dân tộc và đất nước hay tổ quốc đều không có chỗ đứng trong thâm tâm họ,  mà chỉ có Giáo Hội và Toà Thánh Vatican (được tàng hình bằng danh từ “Chúa”). Sự kiện này hoàn toàn  trái ngược với truyền thống “Tổ quốc trên hết”, “việc nước trước việc nhà” và “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” của dân tộc ta.

Kinh nghiệm lịch sử trong mấy thế kỷ vừa qua, tu sĩ và tín đồ Ca-tô người Việt luôn luôn   suy tư và hành động đúng như những điều nhận xét trên đây. Vì những lẽ này mà người viết mới gọi nhóm tín đồ Ca-tô ở đất nước ta là một vấn nạn: “vấn nạn Ca-tô” hay “vấn nạn Giáo Hội La Mã” hoặc “ván nạn Vatican: .

Vấn nạn Ca-tô là một cái ung  nhọt do Giáo Hội La Mã ương trồng trên cơ thể Việt Nam. Muốn giải trừ cái vấn nạn này, chỉ có một cách duy nhất là chính quyền Việt Nam phải nên theo gương các nước Âu Châu đã có kinh nghiệm đau thương với Giáo Hội La Mã cả mười mấy thế kỷ như các nước Anh, Pháp, Ý, Đức, v.v…bằng cách ban hành những biện pháp mạnh để giải quyết dứt khoát vấn đề này đến tận gốc. Có như vậy thì mới mong dứt điểm được cái ung nhọt này. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày đầy đủ và khá rõ ràng trong Chương 21 có tựa đề là “Âm Mưu Của Vatican Hiện Nay Ở Việt Nam và Đề Nghi Một Số Biện Pháp Để Đối Phó” [sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam.] (http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_21.php)

Kết luận:

Tóm lại, ngay từ khi vừa lên nắm chính quyền vào ngày 19/8/1945, chính quyền Việt Nam đã phải đương đầu với 7 kẻ thù và phải chiến đấu với cả 7 mặt trận cùng một lúc.

Bảy kẻ thù đó là (1) đạo quân  lính Anh – Ấn nhân danh quân đội Đồng Minh đến Sàigòn giải giới quân Nhật, nhưng lại hành động chống chính quyền Việt Nam, rồi lại bao che và cấu kết với quân Pháp tấn công các cơ quan chính quyền Việt Nám (2) Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican, (3) gần 200 ngàn Quốc Quân Trung Hoa trú đóng từ biên giới Việt Hoa cho đến Đà Nẵng,  (4) giặc đói, (5) giặc dốt, (6) Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh dựa thế quân Tầu đánh phá chính quyền, và (7) 1.700.000 tín đồ Ca-tô  vong bản phản quốc, chỉ biết nhắm mắt nghe theo lệnh truyền của Vatican và cấu kết với Liên Minh Pháp – Vatican chống lại chính quyền và tổ quốc Việt Nam.

Tất cả 7 thứ giặc đều là những thứ giặc nguy hiểm đói với dân tộc và tổ quốc Việt Nam ta. Bỏ ra ngoài hai thứ giặc đói và giặc dốt,  chúng ta thấy còn lại là ba thứ giặc  xâm lăng và những kẻ nội thù:

Ở trong Nam thì giặc xâm lăng là Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican dựa thế quân Anh với danh nghĩa là quân Đồng Minh giải giới quân Nhật tấn công chính quyền và nhân dân ta.

Ở ngoài Bắc thì giặc xâm lăng là gần 200 ngàn Quốc Quân Trung Hoa và giặc trong (nội thù) là  hai chính đảng Việt Nam Quốc Đảng và Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội cấu kết với nhau để đánh phá chính quyền và nhân dân dân ta.

Trên toàn lãnh thổ thì giặc nội thù là phần lớn của 1.700.000 tín đồ Da-tô đã bị mê hoặc và điều kiện hóa bởi chính sách ngu dân và nhồi sọ của Giáo Hội La Mã, khiến cho họ trở thành những phường vong bản phản quốc và phản dân tộc, chỉ biết triệt để vâng lời và tuân hành lệnh truyền của Tòa Thánh Vatican một cách mù quáng.

Chiến tranh bùng nổ vào ngày 19/12/1946 và kéo dài cho tới cuối tháng 7/1954 mới chấm dứt. Đây là một cuộc chiến trường kỳ gian khổ giữa một bên là Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican (cấu kết với (1) bọn phong kiến phản động tàn dư của triều đình bù nhìn Huế, (2) bọn cựu quan lại tàn dư thời Liên Minh Pháp – Vatican đô hộ trong những năm 1862-1945, và (3) phần lớn của nhóm tín đồ Da-tô bản địa để tiến hành cuộc chiến tái chiếm Việt Nam) và một bên là đại khối nhân dân Việt Nam dưới quyền lãnh đạo của Mặt Trận Việt Minh quyết tâm liều chết để bảo toàn nền độc lập vừa mới giành lại được từ trong tay người Nhật.

 


CHÚ THÍCH

[1] Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975- (Tập A: 1939-1946 (Houston, TX: Văn Hóa, 1997), tr 295.

[2] Ngô Văn, Việt Nam 1920-1945 (Armarillo, TX: Hải Mã, 2000), tr. 291.

[3] Học Viên Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh – Phân Viện Hà Nội, Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nôi, 2002), tr. 83.

[4] Lý Chánh Trung, Tôn Giáo Và Dân Tộc (Sàigòn: Lửa Thiêng, 1973), tr. 66.

[5] Loraine Boettner, Roman Catholicism, (Phillipsburg, New Jersey: The Presbyterian and Reformed Publishing Company, 1962), p. 9.

[6] Lý Chánh Trung, Sđd.,  tr. 76 .

[7] Loraine Boettner, Ibid., p. 8-9

[8] Joane H. Meehl, The Recovering Catholic (Promethus Books, 1995), tr. 288. Nguyên văn: Catholicism thrives and grows among the poor and ignorant. It is overcome by education and economic well-being)”

[9] Jackeline Roussel, Phong Trào Tranh Đấu Giai Cấp Ở Việt Nam, do Hà Cương Nghị va Đỗ Văn Bái chuyển dịch).  Tài liệu này do bạn Vũ Huy Quang gửi tặng người viết. 

[10] Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam, 50 Năm Chiến Thắng Điện Biên Phủ (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, 2004), tr. 329.

[11] Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, Những Năm Tháng Không Thể Quên (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, 2001), tr. 31-34.

[12] Vũ Như Khôi, 75 Năm Đảng Cộng Sản Việt Nam (Thanh Hóa: Nhà Xuất Bản Công An Nhân Dân, 2005), tr 212-214 Vũ Ngự Chiêu, Hồ Chí Minh, Nhà Ngoại Giao 1945-1946.   http://nhandanvietnam.org/view.php?storyid=889

[13] Vũ Như Khôi, Sđd., tr. 212-216.

[14] Hoàng Cơ Thụy, Việt Sử Khảo Luận, Cuốn 4 (Paris: Nam Á 2002), tr.. 2070.

[15] Vũ Như Khôi, Sđd., tr 224. 

[16] Vũ Như Khôi, Sđd., tr. 227.

[17] Ngô Văn, Sđd., tr. 292-293. 

[18] Nguyễn Kiên Trung,  Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử (Sàigòn: Nguyễn Đình Vượng, 1960?) tr, 67, 68-69.

[19] Uy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam, Một Vấn Đề Lịch Sử Đạo Thiên Chúa Trong Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam (Hồ Chí Minh: Viện Khoa Học Xã Hội Và Tôn Giáo, 1988, tr. 29.

[20] Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 2003), tr.18.