LIÊN MINH XÂM LĂNG PHÁP – VATICAN GÂY HẤN TẤN CÔNG VIỆT NAM
Chủ đề của Mục XIV là nói về (1) Liên Minh Pháp – Vatican đem quân tái chiếm Đông Dương và cố ý gây hấn để tấn công Quân Đội Kháng Chiến Việt Nam (2) hoàn cảnh chính quyền Kháng Chiến Việt Nam trong những năm 1945-1949, và (3) tình hình thế giới ảnh hưởng đến cuộc chiến Việt Nam. Mục này gồm có:
Chương 45: Tình hình Việt Nam từ ngày 9/3/1945 đến ngày 19/12/1946
Chương 46: Liên Quân Pháp – Vatican gây hấn ở Bắc Bộ và chiến tranh bùng nổ.
Chương 47: Vai trò quan trọng của Vatican trong cuộc chiến 1945-54
-- o0o --
CHƯƠNG 45
Tình Hình Việt Nam Từ Ngày 9/3/1945 Đến Ngày 19/12/1946
Nói về Chiến Tranh Việt Nam Lần Thứ Nhất 1945-1954 (the First Vietnam War), các sách sử đều ghi nhân rằng Pháp có chủ tâm tái chiếm Đông Dương trong đó có Việt Nam. Chủ tâm này được thể hiên ra thành những hành động của Charles de Gaulle, người lãnh đạo chính phủ lưu vong của nước Pháp ở London, triệu tập các viên chức cao cấp của các chính quyền thuộc Pháp nhóm họp tại Brazzaville (thủ đô thuộc địa Congo của Pháp ở Châu Phi) vào ngày 30/1/1944 để khẳng định quyền lực cũng như quyền lợi của Pháp tại các thuộc địa, và nêu ra những lời hứa hẹn mơ hồ về những cải cách chính trị cũng như kinh tế. Những lời hứa hẹn này được tóm lược trong Bản Tuyên Ngôn Brazzaville với mấy điểm chính dưới đây:
1.- Đế Quốc Pháp sẽ vẫn hợp nhất như trước. (The French Empire would remain united).
2.- Mỗi thuộc địa sẽ thiết lập một hội đồng bán tự trị. (Semi-autonomous assemblies would be established in each colony.)
3.- Người dân ở các thuộc địa Pháp sẽ có quyền bình đẳng với người dân Pháp. (Citizens of France's colonies would share equal rights with French citizens.)
4.- Người dân tại các thuộc địa Pháp sẽ có quyền bỏ phiếu trong các kỳ bầu cử tuyển chọn đại biểu vào quốc hội Pháp. (Citizens of French colonies would have the right to vote for the French parliament.)
5.- Dân bản địa tại các thuộc sẽ được tuyển dụng vào làm việc trong các cơ quan chính quyền tại thuộc địa. (The native population would be employed in public service positions within the colonies.)
6.- Sẽ có những dự án cải cách về kinh tế để làm giảm bớt cái bản chất bóc lột của người Pháp ở các thuộc địa. (Economic reforms would be made to diminish the exploitative nature of the relationship between France and its colonies.) [8]
Ngày 6/6/1944, Quân Đội Đồng Minh đổ bộ vào nước Pháp tại vùng bờ biến Normandie, (lấy nước Pháp là đầu cầu tiến vào tiêu diệt chính quyền Đức Quốc Xã ở ngay tại chính quốc Đức). Hơn hai tháng sau, ngày 25/8/1944, chính quyền lưu vong Charles de Gaulle theo đoàn quân này trở về Pháp và biến thành chính phủ lâm thời. Liền sau đó, ngày 12/9/1944, Tổng Thống de Gaulle của chính phủ này liền cho tiến hành kế hoạch tái chiếm Đông Dương. Sự kiện này được sách sử ghi nhận như sau:
“Khi trở về Paris, ngày 12/9/1944, Tướng de Gaulle đưa Tướng Mordan lên nắm giữ chức vụ Đại Biểu Toàn Quyền của Chính Quyền Pháp tại Đông Dương. Đồng thời, Ủy Ban Hành Động Giải Phóng Đông Dương được thành lập đặt dưới quyền điều khiển của Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa René Pleven để chuẩn bị hành động.” [9]
Tiếp theo, ngày 24/3/1945, đúng hai tuần lễ sau khi Nhật lật đổ chính quyền Liên Minh – Pháp - Vatican tại Đồng Dương, de Gaulle đưa ra bản tuyên ngôn (được mệnh danh là Bản Tuyên Ngôn 24/3) với lời lẽ đại cương rằng Việt Nam sẽ vẫn nằm dưới ách thống trị của người Pháp, giống như ông đã khẳng định tại Hội Nghị Brazzaville hơn một năm trước. Lời khẳng định này được sử gia Joseph Buttinger ghi nhận như sau:
“Nói về năm “xứ” Đông Dương thuộc Pháp, De Gaulle đã thẳng thắn nói rằng người Pháp có ý muốn duy trì việc chia Việt Nam ra làm các xứ Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Năm xứ bao gồm cả Cao Mên và Ai Lao (mà mối liên hệ với Việt Nam chỉ là do quyền thống trị của người Pháp mà có) sẽ được quản trị bởi một chính quyền liên bang và một hội đồng với quyền được thông qua ngân sách của liên bang. Nhưng cả hội đồng và chính quyền đều bao gồm những thành phần hỗn hợp, có nghĩa là các thành viên gồm những người Pháp cùng với dân bản xứ, và các vị bộ trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm với vị toàn quyền, người đứng đầu liên bang giống như hồi trước năm 1945. Tác giả của Bản Tuyên Ngôn Tháng Ba tiết lộ cho chúng ta thấy món quà này làm mọi người ngạc nhiên vì chính quyền này có quá nhiều quyền hành mà lại không có cam kết gì hết. Tất cả những điều họ nói về quyền hành của chính quyền này là sẽ được “cải cách và hoàn thiện”. Hình như là tinh thần (Toàn Quyền) Doumer vẫn còn sống nguyên vẹn như ngày nào.” [10]
Sách 75 Năm Đảng Cộng Sản viết rõ hơn:
“Khi Nhật vào chiếm Đông Dương năm 1940, Pháp tìm mọi cách để khôi phục quyền thống trị của mình. Đờ Gôn (de Gaulle) đứng đầu chính phủ lưu vong Pháp tuyên bố “sẽ giải phóng Đông Dương”. Sau khi Nhật đảo chính, ngày 24/3/1945, Đờ Gôn ra tuyên bố về lập trường của Pháp đối với Đông Dương:
“Đông Dương sẽ được thành lập theo kiểu liên bang gồm 5 xứ khác nhau (Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Cao Miên, Ai Lao). Liên Bang Đông Dương sẽ cùng với nước Pháp xây dựng khối Liên Hiệp Pháp mà quyền đối ngoại sẽ do Pháp đại diện”. “Đông Dương sẽ có một chính phủ liên bang, đứng đầu là người trọng tài năm xứ. Bên cạnh viên toàn quyền có một hội đồng nhà nước, trong đó người Đông Dương chiếm nhiều nhất là 50% số ghế. Một quốc hội được bầu ra phải phản ảnh quyền lợi của nước Pháp.” [11]
Sách Việt Sử Khảo Luận nói rõ hơn nữa. (Người viết xin ghi lại những lời cúa bản tuyên ngôn này, chứ không ghi lời phụ chú của tác Hòang Cơ Thụy.)
“Tuyên Ngôn của Tướng De Gaulle ngày 24/3/1945
“Chính phủ Pháp luôn luôn cho rằng Đông Dương sẽ giữ một địa vị riêng biệt trong Cộng Đồng Pháp và sẽ được hưởng trong đó một sự tự do tương xứng với trình độ tiến hóa và bản năng của mình. Tuyên ngôn ngày 8/12/1943 đã hứa hẹn như vậy…
“Liên Bang Đông Dương sẽ cùng với nước Pháp và các nước khác trong cộng đồng, họp thành Liên Hiệp Pháp. Đối ngoại, quyền lợi của Liên Hiệp Pháp sẽ được nước Pháp đại diện. Trong Liên Hiệp ấy, Đông Dương sẽ được một sự tự do riêng.
“Những kiều dân của Liên Bang Đông Dương sẽ là công dân Đông Dương và công dân Liên Hiệp Pháp. Với tư cách ấy, họ sẽ giữ mọi chức vụ liên bang, ở Đông Dương cũng như trong Liên Hiệp Pháp, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, nguyên xứ, miễn là có tài năng tương đương.
“Năm nước thành phần của Liên Bang Đông Dương, khác nhau về văn minh, chủng tộc và các tập quán sẽ giữ những đặc tính riêng của mình, trong lòng Liên Bang.
“Ông Toàn Quyền do chính phủ Pháp bổ nhiệm sẽ là trọng tài cho tất cả [5 nước], theo quyền lợi của từng mỗi nước. Các chính phủ địa phương [của 5 nước] sẽ được cải thiện hay tu chỉnh; những chức vụ trong mỗi nước sẽ được đặc biệt mở cho dân nước ấy…
“Qui chế của Đông Dương, như vừa xác định trên đây, sẽ được hoàn chỉnh sau khi đã hỏi ý kiến những cơ quan có tư cách của Đông Dương giải phóng..” “Ký tên: De Gaulle”. [12]
Theo nội dung của bản tuyên ngôn này của ông De Gaulle, Việt Nam vẫn còn bị chia ra làm 3 xứ giống như 3 quốc gia. Cả 3 xứ này cùng chung số phận với Cao Mên và Ai Lao, vẫn phải nằm trong một hệ thống đô hộ dưới quyền cai trị của ông Toàn Quyền Đông Dương của nước Pháp, giống như thời 1885-1945. Hơn thế nữa, Việt Nam lại còn nằm trong cái gọi là Liên Hiệp Pháp dưới quyền thống trị của nước Pháp. Như vậy là Việt Nam không những vẫn còn bị xé ra làm 3 nước nhỏ, vẫn còn nằm trong ách thống trị của người Pháp như xưa, mà còn bị nhốt trong cái cũi “Liên Hiệp Pháp” mà Cụ Trần Trọng Kim gọi nó là “một thứ cũi chó mạ vàng.” [13] . Nực cười là khoảng hai năm sau, Bảo Đại và băng đảng phong kiến phản động tự phong là “những người Việt Quốc Gia chân chính yêu nước” lại hè nhau chui vào cái cũi chó này để được nuôi ăn làm nhiệm vụ canh giữ căn nhà thuộc địa Việt Nam cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và Liên Minh Đế Quốc Mỹ - Vatican sau này.
Phần trình bày trên đây cho thấy rõ là Pháp đã có chủ tâm tái chiếm Đông Dương từ năm 1944 trước khi Nhật đầu hàng Đồng Minh để phục hồi cái quyền chủ nhân ông tại vùng đất này.
Cũng như Tổng Thống Charles de Gaulle, Vatican cũng đã có chủ tâm tái chiếm Đông Dương. Vì thế mà ngay sau khi Nhật Bản vừa mới đầu hàng Đồng Minh vào ngày 15/8/1945, thì ngày 17/8/1945, Tòa Thánh Vatican và chính quyền Pháp cùng thỏa thuận bổ nhậm một cán bộ trung kiên của Giáo Hội La Mã là cựu Linh-mục Georges Thierry d' Argenlieu làm Cao Ủy Đông Dương (tức là chức vụ Toàn Quyền Đông Dương trong thời kỳ 1887-1945).
Việc bổ nhậm này được coi như là một “thông điệp” gửi cho gần hai triệu tín đồ Da-tô người Việt với thâm ý nhằm khích lệ họ hăng hái nổi lên tiếp tay Đoàn Quân Viễn Chinh Liên Minh Pháp - Vatican trở lại tái chiếm Đông Dương. Cái thâm ý này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh viết thành lời văn rõ ràng trong cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm với nguyên văn như sau:
“Đờ Gôn (De Gaulle) gặp đô đốc Thierry d’ Argenlieu, một tu sĩ Dòng Camêlô, làm cho Cao Ủy Đông Dương, nghĩa là làm Toàn Quyền. Có lẽ ông hy vọng rằng vị linh mục này sẽ thành công trong việc quy tụ dân công giáo lại đi theo ủng hộ mình, như hồi chinh phục lần đầu, cách đó một thế kỷ.” [14]
Về nhân vật Thierry G. d' Argenlieu, sử gia Joseph Buttinger viết trong cuốn Vietnam: A Political History như sau:
cựu Linh-mục
Georges Thierry d' Argenlieu
"Trong cuộc tranh chấp Pháp-Việt, khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 12 năm 1946, khi chiến tranh bùng nổ ở Bắc Việt Nam, người chống lại mạnh nhất việc Pháp nhượng bộ cho Việt Nam là Cao Ủy d' Argenlieu.
D' Argenlieu vốn là đô đốc trong hải quân Pháp trong thời Đệ Nhất Thế Chiến. Năm 1920, ông về hưu và đi tu trong Dòng Carmelite. Khi Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ, ông từ giã tu viện, trở lại phục vụ trong hải quân Pháp. Khi nước Pháp bị Đức chiếm đóng, ông bị quân Đức bắt, nhưng rồi trốn thoát, chạy sang Luân Đôn gia nhập lực lượng Pháp Tư Do. Trước khi được bổ nhậm làm Cao Ủy Đông Dương vào tháng 8 năm 1945, ông phục vụ trong chính phủ Pháp lưu vong và trong chính phủ đầu tiên khi nước Pháp vừa mới được giải phóng. Ông rất thân cận với ông de Gaulle, người mà ông có cùng quan điểm là "tinh thần cứng rắn và ưa thích dùng những phương pháp chuyên chính". Nhưng việc ông được bổ nhậm chức Cao Ủy Đông Dương phần lớn là do sự ủng hộ của tân đảng Ca-tô có danh xưng là MRP (Phong Trào Cộng Hòa Bình Dân) trong thời hậu chiến. Đảng này nằm dưới quyền lãnh đạo của ông George Bidault. Chẳng bao lâu, đảng này trở thành tụ điểm mà người Pháp có truyền thống gọi là "đảng thuộc địa". Đảng này nồng nhiệt tán đồng niềm tin của d'Argenlieu cho rằng, "việc tái lập trật tự ở Việt Nam là nghĩa vụ thiêng liêng của nước Pháp". Họ chân thành ủng hộ điều mà ông d'Argenlieu nói với người Việt Nam rằng "Nước Pháp hành động không phải vì quyền lợi vật chất hay tài chánh mà vì những mục đich nhân đạo." [15] .
Cũng nên biết xảo ngữ “nói ngược” của tín đồ ngoan đạo của Giáo Hội La Mã về cụm từ “Vì những mục đích nhân đạo" (by humanitarian goals) mà Đảng Ca-tô của Georges Bidault dùng để cao rao lừa gạt người đời về những việc làm phi nhân của giáo hội hay của những người Ca-tô giáo.. Vấn đề xảo ngữ “nói ngược” này đã được chúng tôi đã trình bày khá đầy đủ trong phần chót của Chương 11 (Mục IV, Phần II) ở trên. Chúng ta nhớ lại chuyện ông Tổng Thống Ca-tô Ngô Đình Diệm mừng quýnh lên khi vừa mới giết xong ông Ba Cụt, và gọi ông Ca-tô Huỳnh Văn Cao vào Dinh Độc Lập để “chia mừng” về chuyện ông ta đã làm đuợc một việc nhân đạo một cách rất Ca-tô là “đã giúp cho ông Ba Cụt lên Thiên Đường thẳng ro ro.” [16]
Các cường quốc Đồng Minh chiến thắng trong trận Đệ Nhị Thế Chiến là Anh, Mỹ, Pháp, Liên Sô và Trung Hoa (Tưởng Giới Thạch). Trong số 5 cường quốc này, chỉ có Liên Sô là không chống lại Việt Nam nhưng cũng không công khai công nhận và ủng hộ chính quyền Việt Nam ngay tức thì, mà phải đợi mãi đến năm 1950 mới chính thức công nhận. Còn các cường quốc khác đều chống lại chính quyền độc lập của Việt Nam để tạo thế đứng có lợi riêng của họ ở Đông Nám Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Các cường quốc này hầu như không cần biết đến sự kiện là Mặt Trận Việt Minh đã lên nắm chính quyền trên toàn lãnh thổ trong những ngày từ 19/8/1945, đã tổ chức xong bộ máy hành chánh quản trị nhân dân từ trung ương đến các địa phương, và đến ngày 2/9/1945 đã công bố Tuyên Ngôn Độc Lập, giống như Chính Quyền Cách Mạng Hoa Kỳ công bố bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ vào ngày 4/7/1976. Sự kiện này đã được trình bày đầy đủ trong chương nói về Việt Minh Cướp Chính Quyền và Giành Độc lập Cho Dân Tộc trong Mục XIII, Phần IV của bộ sách này. Xin xem Bản Tuyên Ngôn Độc Lập trong phần Phụ Bản ở dưới.
Đối với Pháp, họ vẫn có thái độ trịch thượng nghĩ rằng họ có quyền tái chiếm Đông Dương. Họ cho rằng người Mỹ (ý muốn nói người Mỹ trong thời Tổng Thống Roosevelt) không hiểu gì về tình hình Đông Dương và đã bị Việt Minh lung lạc.
Đối với Anh, họ có quan niệm giống như người Pháp, vì vào thời điểm này (1945) chính họ cũng muốn phục hồi quyền lực của họ tại các thuộc địa ở Á Châu như Ấn Độ (sau này xé ra thành các nước Ấn Độ, Hồi Quốc (Pakistan), Miến Điện, Tích Lan, Mã Lai, Singapore), Hồng Kông, v.v… Họ sợ rằng, nếu để cho Việt Nam được độc lập, thì các thuộc địa này của họ ở Á Châu cũng sẽ theo gương Việt Nam vùng lên đòi độc lập. Nếu như vậy, Đế Quốc Anh ở Á Châu sẽ sụp đổ. Đó là thâm ý của Anh. Thâm ý này được sách 75 Đảng Cộng Sản Việt Nam ghi nhận như sau:
“Nhưng thâm ý của Anh là muốn giúp Pháp chiếm lại Đông Dương, để ngăn chặn phong trào cách mạng thế giới nói chung và ở khu vực có nhiều thuộc địa của Anh nói riêng, để ngăn chặn âm mưu mở rộng thế giới ở Đông Nam Á của Mỹ và Châu Phi. Vả lại Anh không dám để bị lôi kéo vào những vấn đề quân sự ở Đông Dương, diễn biến ở Ấn Độ thu hút sự chú ý của Anh hơn. Với ý đồ trên, ngày 24/8/1945, Anh đã ký một thỏa hiệp với Pháp về nguyên tắc và cách thức khôi phục Đông Dương.” [17]
Đối với Trung Hoa, Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc cũng có nghĩa là quyền lực chính trị của người Pháp ở Đông Dương cũng không còn nữa. Tuy nhiên, khi được Đồng Minh ủy nhiệm cho gửi quân sang Đông Dương để giải giới quân Nhật từ biên giới Hoa Việt cho đến vĩ tuyến 16 (Đà Nẵng), thì lòng tham và cái máu đế quốc thực dân của người Hán lại nổi lên, đặc biệt là đối với chính quyền Quốc Dân Đảng dưới quyền lãnh đạo của họ Tưởng, một chính quyền cực kỳ phản động, siêu phong kiến và vô cùng tham nhũng với chủ trương triệt để chống Cộng. Với cái bản chất như vậy, tất nhiên là họ có ác cảm với chính quyền Việt Nam. Từ đó, họ sẽ có những hành động bất chính, và ra công vơ vét tất cả những gì có thể vơ vét được cho thỏa mãn lòng tham không đáy của họ.
Vào khoảng ngày 10/9/1945, 180 ngàn Quốc Quân Trung Hoa vượt biên tiến vào Viêt Nam qua hai ngày truyến đương Lào Cai và Lạng Sơn tiến vào Hà Nội rồi được phân phố đi đồn trú ở nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam từ biên giới Việt Hoa đến vĩ tuyến 16 (Đà Nẵng). Trong khi trên toàn lãnh thổ Đông Dương chỉ có 60 ngàn quân Nhật trú đóng, Tổng Thống Tưởng Giới Thạch gửi sang Việt Nam một số quân đông gấp 3 lần quân Nhật như vậy, tất nhiên là chính quyền Trung Hoa đã có mưu đồ bất chính.
Dã tâm của chúng là lật đổ chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của nhân dân ta dưới quyền lãnh đạo của nhà ái quốc lão thành Hồ Chí Minh để thành lập chính quyền tay sai của chúng gồm các thành phần thuộc hai đảng Việt Quốc (của các ông Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam, Nghiêm Kế Tổ, v.v…) và Đảng Việt Cách của ông Nguyễn Hải Thần. Trong tình trạng chính quyền vừa mới thành lập, quân đội lại chưa được vững mạnh, không được võ trang đầy đủ, thiếu thốn mọi bề, mà phải đối đầu với một đạo quân đông đảo như thế, Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản cần phải tìm cách giải nguy.
Nhận thức được các mối nguy cơ này, Bác Hồ và Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản liền nghĩ ra kế sách tổ chức “Tuần Lễ Vàng” (tiến hành vào ngày 17/9/1945 đến ngày 24/9/1945) để lấy tiền vừa tiều dùng cho tất cả các chi phí có tổ chức quốc, ngoại giao và các cớ khác của chính phủ, vừa lấy tiền đấm mõm hai tên tướng Tầu Lư Hán và Tiêu Văn đang ở Hà Nội vào thời điểm này. Sách sử ghi lại sự kiện về “Tuần Lễ Vàng” như sau:
“Phần lớn quân đội Quốc Quân Trung Hoa trú đóng ở Hà Nội cùng các vùng chung quanh, có thể đi xa hơn, và thay vì chỉ ủng hộ đòi hỏi phải có tân chính phủ Việt Nam bằng cách dùng vũ lực lật đổ chính phủ hiện hữu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa dưới quyền lãnh đạo của nhà ái quốc Hồ Chí Minh. Ý đồ này đã được Tướng Trương Phát Khuê, tư lệnh Quốc Quân Trung Hoa ở Quảng Tây và viên cố vấn chính trị của ông ta là Tướng Tiêu Văn, một chuyên viên về các vấn đề Việt Nam, cũng là nhân vật quan trọng ủng hộ VNQDĐ (của các ông Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam, Nghiêm Kế Tổ, …) và cũng là người tạo nên Đồng Minh Hội. Một chính phủ của các chính đảng này chắc chắn là không được nhân dân Việt Nam ủng hộ, nhưng các tướng lãnh chỉ huy 180 ngàn Quốc Quân Trung Hoa có thể bảo vệ chính phủ thất nhân tâm này.
Không có một lời giải đáp đơn giản nào cho vấn đề TẠI SAO chủ trương trên đây của các ông tướng Trung Quốc nói trên lại không xẩy ra? Cả chính phủ Trùng Khánh của Tổng Thống Tưởng Giới Thạch và các ông tướng chỉ huy các đạo quân Trung Quốc đang đồn trú ở Việt Nam lúc bấy giờ đều không ủng hộ việc sử dụng quân đội lật đổ chính quyền Việt Minh. Có một sự lạc dẫn cho rằng các ông tướng Trung Quốc không lật đổ chính quyền Việt Minh vì chính quyền Việt Minh không chống đối những hành động bóc lột đất nước, và đã hối lộ các vị tướng Tàu một số tiền lớn.
Sự thực là Cụ Hồ đã không chống lại sự cưỡng bách phải dùng tiền Quan Kim vô giá trị rất tai hại cho đất nước Việt Nam và có lợi cho một nhóm người Trung Quốc tham tàn. Chắc chắn rằng các ông tướng Tàu này đã nhận được những món quà hậu hĩ sau “tuần lễ vàng” do những người dân yêu nước đóng góp cho đất nước.” Joseph Buttinger, Vietnam: A Dragon Embattled – Volume I (New York: Frederick A. Praege, 1967), p. 356. [46]
Đối với Hoa Kỳ, lúc đầu, Tổng Thống Franklin Roosevelt cho rằng “việc người Pháp tiếp tục duy trì quyền lực ở Đông Dương là đi ngược với mục đích mà người Mỹ đã phải chiến đấu trong cuộc chiến vừa qua (Đệ Nhị Thế Chiến). Chính Tổng Thống Roosevelt cũng đã từng tuyên bố rằng người Pháp phải rút lui khỏi Đông Dương:
“Phần lớn người Mỹ cho rằng việc chế độ thuộc địa còn tiếp tục tồn tại ở Đông Dương là mâu thuẫn với mục đích của họ theo đuổi và chiến đấu trong cuộc chiến này. Chính Tổng Thống Roosevelt nhắc đi nhắng lại rằng người Pháp phải rút lui khỏi Đông Dương.” [18]
Tiếc rằng Tổng Thống Roosevelt lại từ trần đột ngột (vì bệnh não) vào ngày 12/4/1945, Phó Tổng Thống Harry Truman lên thay thế. Tân Tổng Thống Mỹ nặng đầu óc thực dân, cũng muốn Hoa Kỳ phải có ảnh hưởng ở lục địa Á Châu và có ý đồ liên kết với Tưởng Giới Thạch vừa để củng cố tư thế của Mỹ ở trên phần đất này, vừa để chống lại thế lực của Cộng Đảng Trung Quốc đang cuồn cuộn dâng lên ở Hoa Bắc và được nhân dân Trung Hoa nhiệt liệt hoan hô, hưởng ứng và tích cực tham gia. Cũng vì thế mà vào khoảng cuối năm 1945 và đầu năm 1946, Mỹ muốn Tưởng Giới Thạch dồn nỗ lực vào việc đối phó Hồng Quân Trung Hoa ở Hoa Bắc, và quay ra ủng hộ Pháp tái chiếm Đông Dương.
Như vậy, ngoài Liên Xô ra, bốn cường quốc thắng trận còn lai là Anh, Pháp, Mỹ và Trung Hoa đều ngấm ngầm có mâu thuẫn với nhau và đều chống lại Việt Nam.
Sau đó, vì quyền lợi riêng, Trung Hoa ký với Pháp Thỏa Hiệp Trùng Khánh 28/2/1946. Theo thoả hiệp này, Pháp trả lại cho Trung Hoa tô địa ở Trung Hoa mà Pháp đã chiếm của Trung Hoa trong thời Bát Quốc Liên Quân hè nhau bắt nạt triều đình nhà Thanh hồi cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 và cho Trung Hoa một số đặc quyền đặc lợi ở Việt Nam. Bù lại, gần 200 ngàn quân Trung Hoa đang trú đóng ở Đông Dương sẽ được rút về Tàu để cho Quân Pháp tiến ra thay thế làm nhiệm vụ giải giới và hồi hương khoảng trên dưới 30 ngàn quân Nhật còn trú đóng từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc.
Cũng vì quyền lợi riêng, Tổng Thống Truman đặt nặng vấn đề giúp Tưởng Giới Thạch chống lại sự bành trướng của Hồng Quân Trung Hoa ở Hoa Bắc, và ngả theo khuynh hướng của nhà lãnh đạo Anh là các đế quốc Âu Châu có quyền tái chiếm các thuộc địa ở Á Châu cũng như ở các nơi khác, cho nên ông đã ủng họ Pháp đem quân tái chiếm Đông Dương. Cũng vì thế mà lá thư của cụ Hồ Chí Minh đề ngày 17/10/1945 gửi cho Tổng Thống Hoa Kỳ Truman bị xếp xó (Xin xem lá thư này trong Phần Phụ Bản ở dưới). Sách Việt Sử Khảo Luận nói rõ Cụ Hồ Chí Minh ít nhât đã gửi cho Tổng Thống Mỹ Truman 8 bức thư, nhưng đều không được trả lời:
“Từ tháng 8/1945 đến tháng 2/1946 (tức 5 tháng), Hồ Chí Minh còn gửi “ít nhất 8 bức thư” cho Tổng Thống Truman và ông Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, xin Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc chính thức can thiệp chống lại cuộc xâm lăng thực dân Pháp. Hoa Kỳ không hề trả lời.” [19]
Trái lại, sau đó, bắt đầu từ năm 1950, Hoa Kỳ bắt đầu công khai viện trợ cho Pháp trong cuộc chiến 1945-1954 tái chiếm Đông Dương, và cho đến năm 1953-1954, Hoa Kỳ đã chi viện tới 80% chiến phí cho Liên Minh Pháp - Vatican theo đuổi “cuộc chiến tranh bẩn thỉu” này.
Theo quyết định của Đồng Minh tại Hội Nghị Teheran, Ba Tư (28/11/1943 –1/12/1943) và Hội Nghị Potsdam, Đức (17/7/1945 – 2/8/1945), ngày 12/9/1945, một tiểu đoàn của Sư Đoàn Gurkhas của quân đội Anh dưới quyền chỉ huy của Tướng Douglas D. Gracey đổ bộ vào Sàigòn với nhiệm vụ giải giới quân đội Nhật và duy trì trật tự ở Việt Nam từ vĩ tuyến 16 (Đà Nẵng) trở vào Nam. Trong khi đó, tại Anh, Bộ Trưởng Ngoại Giao Anh Anthony Eden tuyên bố:
“Theo Thoả Hiệp Potsdam, quân đội Anh - Ấn sẽ chiếm đóng miền Nam Việt Nam cho đến khi người Pháp có thể tái lập được quyền lực ở đây.” [20]
Trong khi quân Anh còn chuẩn bị lên đường đi Sàigàn, Pháp đã lanh tay ra lệnh cho một đạo quân 1,500 người nhẩy dù xuống Nam Bộ. Đạo quân này nằm dưới quyền chỉ huy của Đại Tá H. J Cedile, nhưng bị quân đội Nhật tước khi giới và giam lại tại các trại lính ở gần Sàigòn.
Nói về ngày và con số quân Anh đến Việt Nam, sách 75 Năm Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng ghi nhận gần giống như tác giả The Vietnam War trên đây:
“Ở miền Nam, quân đội Anh gồm hơn một vạn quân của Sư Đoàn 20 Hoàng Gia Anh đa số là người Ấn Độ vào giải giới quân Nhật. Ngày 5 tháng 9 năm 1945 Phái Bộ Anh đến Sàigòn. Ngày 6 tháng 9, 2.500 quân của Lữ Đoàn Gơơckha (Gurkhas), đơn vị đầu tiên của quân Anh đến Sàigòn.” [21]
Cũng nên biết Tướng Gracey có tinh thần thực dân thân Pháp, ông cho rằng:
“Quyền tái chiếm Đông Dương của người Pháp là hiển nhiên. Trước khi dẫn quân sang Việt Nam, ông nói, “chính quyền Đông Dương là của người Pháp. Họ (người Pháp) sẽ kiểm soát được cả quân sự và dân sự trong vòng mấy tuần lễ.” [22]
Tư tưởng biến thành hành động. Vì có thái độ thiên vị Pháp, cho nên, khi chỉ huy quân lính Anh đổ bộ vào Sàigòn, Tướng Gracey đã có hành động bất chính bao che cho gần hai ngàn quân Pháp trà trộn đổ bộ vào Sàigòn cùng một lượt với quân Anh. Sự kiện này được sử gia Joseph Buttinger ghi nhận với nguyên văn như sau:
“Đạo quân Anh đầu tiên tới Sàigòn vào ngày 12/9 (1945) là một tiểu đoàn lính Ấn Độ. Cùng với đạo quân này là đạo quân Pháp đầu tiến, một đại đội đên từ Calcutta, nơi mà người Pháp đã tập họp được vào khoàng 1.800 quân.” [23]
Trắng trợn hơn nữa, ông tướng Anh này còn công khai ban hành lệnh tước khi giới của mọi người Việt Nam, ra lệnh các báo chí của người Việt phải ngưng xuất bản, buộc lực lượng cảnh sát Việt Nam phải nằm dưới quyền chỉ huy của quân đội Ạnh, ra lệnh vị tướng chỉ huy quân đội Nhật tại Sàigòn phải sử dụng quân đội Nhật để duy trì trật tự, và nếu cần, có thể bắn cả vào người Việt Nam, thả tù binh Pháp đang bị Nhật giam giữ và vũ trang chúng để chúng tấn công Việt Nam. Sự kiện này được sử gia Joseph Buttinger ghi lại với nguyên văn như sau:
“Chắc chắn là thái độ của Tướng Grcaey đã làm cho cuộc khủng hoảng ở Sàigòn trong tuần lễ từ ngày 12/9 đến ngày 19/9 trở nên cực kỳ căng thẳng. Ông nhắc đi nhắc lại nhiều lần về cái lệnh trước đó với Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ rằng tất cả mọi người Việt Nam phải bị tước khí giới. Thô bạo hơn nữa, ông còn nhắc nhở vị tướng chỉ huy quân đội Nhật tại Sàigòn phải sử dụng quân đội Nhật để duy trì trật tự và nếu cần, có thể bắn cả vào người Việt Nam.
Việc vị Tướng Nhật không sẵn lòng tuân hành lệnh của vị Tướng Anh đã tạo nên một chuyện hoang đường về việc quân Nhật tích cực ủng hộ chính quyền cách mạng Việt Nam. Nhưng sự thật là vào tháng 3 năm 1945, quân đội Nhật đã ngăn chặn sự phát triển của một chế độ bản địa có thể tồn tại được ở cả miền Bắc và miền Nam. Quân Đội Nhật đã giữ thái độ trung lập một cách nghiêm chỉnh trong cuộc chiến giữa phong trào quốc gia Việt Nam và người Pháp.
Điều mà người Anh đòi hỏi và người Pháp hi vọng nơi người Nhật là một biện pháp can thiệp vào công việc của người Việt Nam mà theo chính sách của Đồng Minh thì quân đội Nhật hoàn toàn đúng khi họ từ chối tuân hành đòi hỏi trên đây của Tướng Gracey….
Ngày 20/9, Tướng Anh Gracey cấm tất cả các báo chí Việt Nam không được xuất bản, ra lệnh cho lực lượng cảnh sát Việt Nam phải chịu sự chỉ huy của quân đội Anh. Và ngày 21/9, ông tuyên bố thiết quân luật.
Hành động sau cùng của ông xẩy ra vào ngày 22/9. Ngày hôm đó, ông giúp Pháp tấn công chính quyền Việt Nam tại Sàigon bằng cách phóng thích đạo quân Pháp nhẩy dù xuống (gần Sàigòn trước đó) và đã bị Nhật bắt giam. Quan trọng hơn nữa, ông còn vũ trang cho 1.400 lính Pháp đã bị Nhật giam trong các trại lính từ ngày Nhật đảo chính Pháp vào chiều tối ngày 9/3/1945.” [24]
Thái độ và hành động này của Tướng Gracey làm cho tình hình Nam Bộ trở nên cực kỳ căng thẳng.
Ngay khi vừa mới được vũ trang, chiều ngày Thứ Bảy, 22/9/1945, đạo quân Pháp này kéo nhau đi đánh phá, giết người, cướp của ở ngay trong các đường phố. Đêm 22 rạng ngày 23, chúng tấn chiếm các đồn cảnh sát, sở an ninh, nhà bưu điện và kho bạc. Ngày Chủ Nhật, 23/9 chúng tấn chiếm tòa thị sảnh Sàigòn, và bắt giữ một số người Việt Nam, nhưng hầu như toàn thể nhân viên trong Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ đều đã chạy thoát. Trong những ngày kế tiếp, chúng xông xáo vào các khu phố đập phá nhà cửa, cướp của, giết người hết sức dã man, có tới hàng trăm người bị đánh đập và bị cầm tù.
Điều tệ hại là trong các cuộc hành quân tấn công và ruồng bố trong các khu phố ở Sàigòn đều có sự cấu kết chặt chẽ với quân lính Anh dưới quyền tư lệnh của Tướng Gracey.
Nói về những hành động của quân Anh trực tiếp chống lại Việt Nam và những hành động trực tiếp giúp thực dân Pháp đánh chiếm Sàigòn, sách 75 Năm Đảng Cộng Sản Việt Nam viết:
“Vừa đến Sàigòn, Graxây (Gracey) đã ra lệnh cho quân Nhật làm nhiệm vụ canh gác trong thành phố và ra thông cáo khẳng định quyền duy trì trật tự của quân đội Anh, đòi giải giáp quân đội Việt Nam, ra lệnh cấm mọi người dân mang vũ khí, chiếm các trại giam, thả những tên Pháp bị ta bắt giữ sau ngày khởi nghĩa khi chúng nhẩy dù xuống Nam Bộ, thả 1.500 lính Pháp thuộc Trung Đoàn Bộ Binh Thuộc Địa số 11 (11 ème RIC) bị Nhật giam giữ, đồng thời vũ trang cho chúng. Ngày 12 tháng 9, Anh còn cho một đại đội Pháp thuộc Binh Đoàn Thuộc Địa Thứ 5 (5 ème RIC) đổ bộ lên Sàigòn làm nhiềm vụ tiền trạm. Cùng ngày hôm đó, Anh dùng vũ lực chiếm đóng trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Nam Bộ, hạ cờ Việt Nam. Từ ngày 23 tháng 9 năm 1945, quân Anh dùng lực lượng của mình và sử dụng quân Nhật, hỗ trợ cho thực dân Pháp gây cuộc chiến tranh ở Nam Bộ.” [25]
Thái độ thiên lệch và hành động can thiệp thô bạo vào nội tình Việt Nam của Tướng Anh Gracey đã khiến cho viên Tướng Tư Lệnh Quân Đội Anh tại Viễn Đông là Đô Đốc Mounbatten phải nhắc nhở ông chỉ nên lo việc thi hành nhiệm vụ giải giới quân đội Nhật, chứ không được có hành động gì chống lại người Việt Nam:
“Quan điểm của Tướng Grcaey đã thể hiện ra hành động vi phạm chỉ thị của thượng cấp của ông rằng lực lượng chiếm đóng của quân đội Anh không được can thiệp vào nội tình Đông Dương, có nghĩa là không được đứng về phe nào trong việc tranh chấp giữa Pháp và Việt Nam. Khi hay tin việc Tướng Gracey không tuân hành đúng theo chỉ thị này, Đô Đốc Mounbatten cảnh cáo ông rằng phải lo việc thi hành giải giới quân đội Nhật, chứ không được có hành động gì chống người Việt Nam.” [26]
Sách 75 Năm Đảng Cộng Sản Việt Nam viết:
“Nhưng cuộc chiến không tiến triển thuận lợi như Anh – Pháp dự tính ban đầu. Sợ sa lầy vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương và trước làn sóng đấu tranh của nhân dân ta, của cả nhân dân nước Anh phản đối hành động can thiệp của quân Anh vào tình hình Đông Dương, đế quốc Anh phải rút quân. Từ ngày 28 tháng 1 năm 1946, quân Anh bắt đầu rút khỏi nước ta, đến ngày 5 tháng 8 năm 1946 thì rút hết. Quân Anh trước khi rời Sàigòn đã trao lại quyền hành, và khi rút đã để lại phần lớn vũ khí, quân nhu cho quân Pháp.” [27]
Trước những hành động của Liên Quân Anh - Pháp hung hãn gây hấn tấn công chính quyền và dân chúng Việt Nam, quân ta yếu thế, không chống cự nổi, phải rút ra khỏi thành phố Sàigòn. Chiến tranh giữa một bên là Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican được sự tiếp tay của quân Anh và môt bên là dân tộc Việt Nam chính thức bùng nổ ở Nam Bộ vào ngày 23/9/1945.
Cùng ngày hôm ấy (23/9/1945), hàng ngàn Pháp kiều tại Sàigòn tổ chức ăn mừng chiến thắng. Đồng thời, chúng lũ lượt kéo nhau thành từng nhóm nghêng ngang đi xục xạo nhiều nơi trong thành phố Sàigòn, gặp bất kỳ người Việt Nam nào, chúng cũng túm lấy đánh đập và chửi rủa.
Trong khi đó, vào tháng 10/1945, chính quyền Pháp hạ lệnh cho một trung đoàn quân Pháp dưới quyền chỉ huy của Tướng Massu đổ bộ vào miền Nam:
“Tướng Massu được điều động chỉ huy trung đoàn chiến đấu đầu tiên đến Vịet Nam vào tháng 10 năm 1945. Bây giờ (vào năm 1963), ông đang chỉ huy quân đội ở miền Đông nước Pháp).” Bernard B. Fall, The Two Vietnams (New York: Frederick A. Praege, Publishers, 1964), p. 69-70. Nguyên văn: “General Massu, who now commands French troops in Eastern France, commanded the first regimental combat team that landed in Vietnam in October, 1945;…”
Đạo quân này được sử dụng để tăng cường cho lực lượng Liên Minh Pháp-Vatican đã có sẵn ở đây để chuẩn bị mở những cuộc hành quân tiêu diệt các lực lượng vũ trang của Chình Quyền Kháng Chiến Việt Nam ở miền Nam.
Cũng theo quyết định của Đồng Minh tại Hội Nghị Teheran, Ba Tư (28/11/1943 –1/12/1943) và Hội Nghị Potsdam, Đức (17/7/1945 – 2/8/1945), Trung Hoa được Đồng Minh giao cho nhiệm vụ giái giới quân đội Nhật ở Đông Dương từ phía bắc vĩ tuyến 16 (Đà Nẵng) đến biên giới Việt Hoa. Theo quyết đình trên đây, chính quyền Trung Hoa gửi sang Việt Nam tới 200 ngàn quân để thi hành nhiệm vụ này. Trong khi trên toàn lãnh thổ Đông Dương chỉ có 60 ngàn quân Nhật trú đóng. Như vậy quân Nhật đóng ở miền bắc vĩ tuyến 16 chỉ có độ 30 ngàn quân. Ấy thế mà Tổng Thống Tưởng Giới Thạch gửi sang Việt Nam tới 200 ngàn quân. Gửi sang Việt Nam một số quân đội quá nhiều như vậy, tất nhiên là chính quyền Trung Hoa phải có dã tâm. Dã tâm này được sách 75 Năm Đảng Cộng Sản nói rõ như sau:
“Trước đó, ngày 24/8/1945, Tưởng Giới Thạch tuyên bố: “Trung Quốc không hề có tham vọng lãnh thổ Việt Nam”,”dân tộc Việt Nam sẽ từng bước đi đến hoàn toàn độc lập đúng theo tinh thần Hiến Chương Đại Tây Dương”. Nhưng kỳ thực, Tưởng dùng đạo “Hoa quân nhập Việt” này thực hiện ba mục đích trực tiếp “Tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, giúp bọn phản động Việt Nam đánh đổ chính quyền nhân dân để lập một chính phủ phản động làm tay sai cho chúng. Đây là âm mưu rất thâm độc của Tưởng nhằm tiêu diệt lực lượng lãnh đạo, phá vỡ khối đoàn kết toàn dân, thủ tiêu thành quả quan trọng nhất của cách mạng, công cụ chủ yếu để tổ chức, điều hành công cuộc xây dựng xã hội mới.
Quân Tưởng vào, ban đầu không thừa nhận chính phủ ta. Tưởng Giới Thạch ra văn bản mười bốn nguyên tắc chiếm đóng các cơ sở quân sự và hành chánh Việt Nam, trong đó, chỉ nói quan hệ với Pháp, tước vũ khí quân Nhật, không đếm xỉa đến chính phủ ta. Chúng ngang nhiên tuyên bố thời gian ở Việt Nam là không hạn định, tự khẳng định quyền giữ trật tự, trị an ở Hà Nội, cấm mọi người dân mang vũ khí, đòi ta phải cung cấp lương thực, thực phẩm, nhà ở, phương tiện vận tải, thông tin… Ngày 3/10/1945 Hà Ứng Khâm tuyên bố “Nếu không có đầy đủ những nhu cầu kể trên, quân đội Trung Hoa buộc phải thi hành những phương pháp cần thiết về việc cung cấp đó”. Bọn Tưởng còn yêu sách ta mỗi tháng đổi cho chúng 2 tỷ đồng Đông Dương. Ta không đáp ứng được, chúng tung tiền “Quan kim”, “Quốc tệ” mất giá ra, tự định giá cả để vơ vét tiền, hàng hóa, gây rối loạn thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, tài chánh, tiền tệ của nước ta. 20 vạn quân Tưởng vào chiếm đóng là một gánh nặng đối với nền kinh tế nghèo nàn của nước ta sau Cách Mạng Tháng Tám.” Vũ Như Khôi, Sđd, 165-166.
Sách Việt Sử Toàn Thư cũng ghi nhận những sự kiện lịch sử này với nguyên văn như sau:
“Ngày 25 tháng 8, Vua Bảo Đại thoái vị, chính phủ Trần Trọng Kim giải tán và một chính phủ lâm thời do ông Hồ Chí Minh làm chủ tịch, ra mắt quốc dân ngày 2 tháng 9. Vài tuần sau, quân đội Trung Hoa, lấy danh nghĩa là tiếp phòng quân của Đồng Minh sang giải giáp và hồi hương quân đội Nhật, chiếm đóng từ Bắc Việt vào đến vĩ tuyến 16 (Touranne). Cũng trong dịp này quân đội Hoàng Gia Anh - Ấn đổ bộ vào Nam Việt. Đó lả cả một sự khó khăn cho chính phủ Hồ Chí Minh vì quân đội Trung Hoa khi ấy đã giúp nhiều cho các yếu nhân Quốc Dân Đảng và Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội (Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam) trở về nước và ra mặt ủng hộ các đảng phái quốc gia. Cuộc xung đột giữa hai ông Hồ Chí Minh và Nguyễn Hải Thần rất kịch liệt, bằng báo chí, bằng những cuộc xô sát đẫm máu. Quân đội Trung Hoa giúp V.N.Q.D.Đ. chiếm cứ nhiều tỉnh ở Bắc Việt đã từng phen làm nao núng Mặt Trận Việt Minh. Sau này, Tướng Tiêu Văn đứng ra hòa giải đôi bên để lập chính phủ Quốc Gia Liên Hiệp, trong đó ông Nguyễn Hải Thần được cử làm Phó Chủ Tịch, ông Nguyễn Tường Tam làm Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao, Trương Đình Trí làm Bộ Trưởng Bộ Y Tế, Chu Bá Phượng coi Bộ Kinh Tế. Trong Quốc Hội, V.N.Q.D.Đ. (kể cả Đồng Minh Hội) giữ 70 ghế. Nhưng đây chỉ là cuộc hợp tác bất đắc dĩ về phía Việt Minh để Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946 thành hình.” Pham Văn Sơn, Việt Sử Toàn Thư (Sàigòn: Thư Lâm Ấn Quán, 1960), tr. 707.
Ngoài dã tâm trên đây, chính quyền Tưởng Giới Thạch lại còn có chủ tâm tạo tư thế mạnh ở Việt Nam để khi thương thuyết với Pháp hầu có thể mà cả đòi hỏi Pháp phải nhượng bộ cho Trung Hoa nhiều quyền lợi vì lúc đó Pháp đã cho người tiếp xúc và thương thuyết với chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Trùng Khánh để tiến đến một thỏa hiệp Pháp – Hoa về Việt Nam.
Hiểm họa gần 200 ngàn (có sách nói là 180 ngàn, có sách nói là 152 ngàn, có sách nó là 240 ngàn) quân Tầu tràn vào lãnh thổ Việt Nam là như vậy. Nhưng rồi, bằng nhiều cách, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã giải trừ được mưu đồ lật đổ chính quyền Việt Nam của Quốc Quân Trung Hoa tại Hà Nội.
Như đã nói ở trên, ngoài âm mưu bất chính trên đây, Trung Hoa đã biết rõ thế nào Pháp cũng tìm các thương thuyết với Trung Hoa về vấn đề Pháp đưa quân ra Bắc. Pháp và Trung Hoa đã dò dẫm và thảo luận với nhau từ nhiều ngày trước. Tới ngày 28/2/1946, hai bên đã thỏa thuận ký thỏa hiệp Trùng Khánh (sẽ được trinh bày đầy đủ ở một tiểu mục khác ở dưới.)
“Vì tổ chức luộm thuộm, thiếu phương tiện vận chuyển, phải đi bộ, không có hậu cần đi cùng, đến đâu cũng phải xoay ăn”, cho nên, mãi tới khoảng giữa tuần lễ thứ hai của tháng 9/1945, quân Tàu mới tới Hà Nội và rải quân trú đóng khắp trong các tỉnh phía bắc vĩ tuyến 16.
Vào thời điểm đầu năm 1946, Liên Minh Pháp - Vatican đã chiếm được phần lớn những thành phố ở Nam Phần và đã thành công trong việc tiến chiếm các tỉnh quan trọng ở miền Nam Trung Phần. Coi như đã rảnh tay ở miền Nam, chúng tính chuyện đổ quân ra Bắc Bộ, nhưng lại sợ rằng sẽ gặp sự chống đối của gần 200 ngàn Quốc Quân Trung Hoa đang trú đóng rải rác ở phía Bắc vĩ tuyến 16, và cũng rất e ngại chính quyền Việt Nam và nhân dân miền Bắc sẽ chống lại mãnh liệt. Cuối cùng,, chúng tìm cách thương thuyết với chính phủ Tưởng Giới Thạch để thay thế quân Tàu trong việc giải giới quân Nhật ở phần đất này.
Thỏa Hiệp Trùng Khánh: Ngày 28/2/1946, Pháp và Trung Hoa cùng ký một thỏa hiệp về vấn đề này trong đó có những điều khoản sau đây:
"1.- Pháp từ bỏ những nhượng địa ở Thượng Hải, Thiên Tân, Hán Khẩu, Quảng Đông và Quảng Châu Loan mà Pháp đã chiếm của Trung Hoa từ thập niên 1880 (France reliquished her old concessions in Shanghai, Tientsin, and Canton, Hankow, and Canton and also territory of Kwanchouwan, which she had annexed in the 1880s.)
2.- Trung Hoa được tự do sử dụng thương cảng Hải Phòng, hàng hóa Trung Hoa chuyển từ biên giới Hoa Việt tới Hải Phòng đều được miễn thuế.(China was given a free port at Haiphong and granted custom- free transit of all goods from her borders to the port.)
3.- Pháp bán đường xe lửa Vân Nam cho Trung Hoa và cải thiện quy chế Hoa Kiều cư ngụ ở Việt Nam. (The treaty also provided for the sale of the Yunnan railway to China, and for a substantial improvement of the status of Chinese nationals residing in Vietnam." [28]
Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946: Cũng vào thời điểm này, Pháp cũng đã thăm dò và chuẩn bị thương thuyết với chính phủ Việt Nam để tìm cách tránh khỏi bị chính quyền và nhân dân ta chống đối khi chúng tiến quân ra Bắc. Trong khi đó, chính quyền Việt Nam lại cũng nhìn thấy việc Pháp thương thuyết với chính quyền Tưởng Giới Thạch để thay thế gần 200 ngàn quân Tầu ở phía Bắc vĩ tuyến 16 là một cơ hội bằng vàng để giải thoát luôn cả hai hiểm họa quân Tầu cùng với hai cục bướu Việt Nam Quốc Dân Đảng (gọi tắt là Việt Quốc) và Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội (gọi tắt là Việt Cách). Vì thế, Cụ Hồ Chí Minh đã lanh tay chụp lây cơ hội này. Sự kiện này được tác già bài viết The Vietnam War đăng trong Wikipedia, the free encyclopedia viết:
.....“Ngay tức thì, các viên chức Pháp tìm cách tái xác nhận quyền lực của nước Pháp ở Việt Nam. Họ thương thuyết với những người Trung Hoa Quốc Gia. Bằng cách đồng ý từ bỏ hết những tô địa của họ ở Trung Hoa, người Pháp khuyến dụ người Tàu để cho họ trở lại miền Bắc và thương thuyết với Việt Minh. Đồng thời, Cụ Hồ cũng lợi dụng cuộc thương thuyết này để loại những nhóm quốc gia đối lập ra khỏi sân khấu chính trị. Cụ nôn nóng muốn sớm thoát khỏi cách ách quân đội Tầu. Lần cuối cùng người Tầu tới. Cụ nói “Người Tầu đã từng thống trị Việt Nam cả một ngàn năm. Tôi thà rằng ngửi phân của người Pháp trong 5 năm còn hơn là phải ăn cứt cúa người Tầu trong suốt cả cuộc đời còn lại của tôi.” [29]
Cái không khí khiến cho Cụ Hồ Chí Minh phải thốt ra câu nói lịch sử đó được sách Việt Sử Khảo Luận kể lại như sau:
“Giáo-sư Paul Mus, cố vấn chính trị của Leclerc, kể theo lời một vị bộ trưởng Việt, cho biết rằng giữa cuộc tranh luận, Hồ Chí Minh bỗng phát bẳn, văng tục rằng: “Thà ngửi ít lâu cứt thằng Tây còn hơn suốt đời ăn cứt thằng Tàu” (Plutôt flairer un peu la croite des Francais que manger tout notre vie celle des Chinois).” (Paul Mus, Vietnam, Sociologie d’une guerre, Paris, Seuil, 1952, tr.85.” [30]
Như vậy là cả Pháp và chính quyền Việt Nam đều muốn có một thỏa hiệp với những điều khoản quy định việc đưa 15 ngàn quân Pháp ra Bắc để thay thế cho gần 200 ngàn Quốc Quân Trung Hoa đang trú đóng tại miền bắc vĩ tuyến 16. Nhờ vậy mà chỉ trong vòng có mấy ngày cả hai bên đã đạt được Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946. Nội dung thỏa hiệp này được sử gia Phạm Văn Sơn ghi lại như sau:
1.- Nước Pháp nhận nước Việt Nam là một nước tự do đứng trong khuôn khổ Liên Bang Đông Dương và Liên Hiệp Pháp.
2.- Sự sáp nhập Nam Việt vào Việt Nam sẽ do một cuộc trưng cầu dân ý định đọat.
3.- Việt Nam có quân đội riêng, nhưng quân Pháp được quyền chiếm cứ trong kỳ hạn 5 năm: mỗi năm số quân đội Pháp phải rút bớt 1/5. Số quân đội Việt Nam không quá 10,000 (10 ngàn) người.
4.- Nước Việt Nam có tài chánh riêng, nhưng phải chịu quan thuế chung và đồng bạc do ngân hàng Đông Dương phát hành sẽ được thông dụng như trước.
5.- Nước Việt Nam có quyền đặt lãnh sự tại mấy nước lân cận.
6.- Nước Việt Nam có quyền tiếp nhận lãnh sự của mấy nước lân cận.
Sau đó, một Phụ Khoản được ký vào ngày 3/4/1946 theo đó 15 ngàn quân Pháp được đưa ra Bắc được trú đóng 5000 ở Hà Nội, 1750 ở Hải Phòng, 850 ở Nam Định, 650 ở Hải Dương, 850 ở Điện Biên Phủ, 225 ở Đà Nẵng, và 2.775 ở các vùng biên giới.. Vũ Như Khôi, Sđd., tr. 231.
Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1945 là một diệu kế “một hòn đã liệng chết hai con chim cùng một lượt” trong đối sách của cụ Hồ Chí Minh để thoát hiểm trong cảnh lưỡng đầu thọ địch (nằm giữa Liên Quân Xâm Lăng Pháp – Vatcian và gần 200 ngàn quân Tầu tàn tặc), vừa tống cổ được bọn quân Tầu tàn tặc này về nước, vừa giải quyết được cái đuôi của nó là hai chính đảng Việt Quốc và Việt Cách. Cũng vì thế mà hai chính đảng này tức tối lồng lộn đưa ra luận điệu xuyên tạc lịch sử, tố cáo cụ Hồ Chí Minh đã bán nước cho Pháp.
Để trả lời những lời chỉ trích và vu khống của Việt Quốc, Việt và các phần tử phong kiến mưu đồ bơi ngược dòng lịch sử tái lập vương quyền cho nhà Nguyễn bằng luận điệu đưa cựu hoàng Bảo Đại lên lập tân chính quyền để thay thế chính quyền hiện tại, sách 75 Năm Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam giải thích rõ ràng như sau:
“Hiện tại, chúng ta đang gặp nhiều khó khăn. Bên trong, bọn phản động chia rẽ. Bọn Việt Quốc, Việt Cách lúc này trước tình cảnh bị Tưởng bỏ rơi, một mặt cầu xin họ Tưởng ở lại, một mặt cố phá cuộc đàm phán giữa ta và Pháp. Chúng kêu gào “Không điều đình với ai hết”, “đánh đến cùng”, “thắng hay là chết”. Chúng vu cáo chính phủ ta là “Việt gian thân Pháp” và hô hào thành lập chính phủ mới dưới sự lãnh đạo của Vĩnh Thụy… Chúng định lợi dụng lúc ta đánh Pháp, bọn đế quốc sẽ vu cáo ta là chống hiệp ước của Đồng Minh, là phiến loạn chống lại hòa bình, cô lập ta, và lập chính phủ bù nhìn. Bọn Tờrốtkít cũng tuyên truyền vu cáo ta là bán nước. Trong khi đó Pháp mở rộng chiếm đóng và có thêm viện binh, lại được Anh, Mỹ giúp sức làm cho cuộc kháng chiến ở Nam Bộ gặp nhiều khó khăn. Ban huấn lệnh của Bộ Tổng Chỉ Huy về phương châm quân sự Nam Bộ chỉ rõ. Quân địch đã áp dụng chiến lược tốc quyết tiến công dồn dập chiếm lính các đô thị và các đường giao thông quan trọng, rồi lan tràn ra khắp thôn quê. Quân ta sau một thời gian chiến đấu anh dũng tại Sàigon, Chợ Lớn và vùng phụ cận, trước sức tiến công mãnh liệt của địch, bị tan vỡ hầu khắp các mặt trận. Việc sản xuất lương thực còn nhiều khó khăn. Lực lượng vũ trang còn yếu kém về nhiều mặt, nhất là trang bị vũ khí, trình độ chỉ huy chiến đấu.
Trong tình hình ấy, nếu ta đánh Pháp khi chúng ra Bắc, lực lượng sẽ tiêu hao, chính trị bị cô lập, tạo thời cơ cho bọn phản động cướp chính quyền, bán nước cho đế quốc. Hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng. Chủ trương hòa cũng có điều nguy hiểm là thực dân Pháp sẽ lợi dụng đưa quân vào miền Bắc, sau đó phát triển lực lượng và bội ước đánh ta, bọn phản động lợi dụng ta hòa với Pháp để vu cáo ta là “bán nước”… Trong hai điều phải lựa chọn một ấy, hòa hoãn với Pháp vẫn là điều đứng đắn. Hòa với Pháp, ta sẽ phá tan được dã tâm của Tưởng và tay sai, và loại bỏ được kẻ thù nguy hiểm này. Đối với Pháp, nếu cuộc chiến đấu phải nổ ra, thì ta cũng dành được thời gian để chuẩn bị thêm lực lượng.” [32]
Nói về những ngày lịch sử vô cùng gay go nghiêm trọng này do những hành động phản ứng của hai chính đảng trên đây đối với Hòa Ước Sơ Bộ 6/3/1945 và những cố gắng của cụ Hồ Chí Minh để hóa giải những luận điệu vu khống trên đây, ông Lê Xuân Khoa viết trong cuốn Việt Nam 1945-1995 -Tập I như sau:
“Ngày 28/2/1945, Trung Hoa ký với Pháp bản Thỏa Ước Trùng Khánh, đồng ý cho quân đội viễn chinh Pháp tới thay thế quân đội Trung Hoa ở miền Bắc Việt Nam để đổi lấy việc Pháp trả lại các đặc quyền và nhượng địa đã chiếm đoạt được từ thế kỷ trước. Ngoài ra, Trung Hoa cũng được Pháp dành cho một số quyền lợi về kinh tế ở Việt Nam. Đại Tướng Leclerc, tư lệnh Đoàn Quân Viễn Chinh Pháp ở Sàigòn, lập tức ra lệnh cho chiến hạm chuyển quân ra Bắc, dự liệu sẽ tới cảng Hải Phòng vào ngày 6 tháng Ba. Để tránh đụng độ quân sự, Hồ Chí Minh vội chấp thuận các điều khoản trong Hiệp Ước Sơ Bộ, theo đó Việt Nam được nhìn nhận là một nước “tự do” trong Liên Bang Đông Dương và Liên Hiệp Pháp, có chính phủ riêng nhưng chỉ được chia một phần quyền cai trị về đối nội. Việt Nam bằng lòng cho 15.000 quân Pháp tới thay thế quân Trung Hoa. Pháp đồng ý tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề thống nhất ba miền đât nước. Ngày ký Hiệp Định Sơ Bộ 6 tháng Ba, Bộ Trưởng Nguyễn Tường Tam không chịu tham dự. Phó Chủ Tịch Quân Ủy Vũ Hồng Khanh phải ký tên cùng với Hồ Chí Minh trên bàn hiệp định. Mặc dầu có sự chia sẻ trách nhiệm như vậy, dư luận đã tỏ ra bất mãn và các đảng phái quốc gia chỉ trích Hồ Chí Minh rất nặng, thậm chí lến án ông là “bán nước cho Pháp”. Ngày hôm sau, Việt Minh phải tổ chức một buổi mít tinh tại Nhà Hát Lớn thành phố để Chủ Tịch Hồ Chí Minh giải thích. Ông kết luận bằng một lời thề “Tôi thề chết chứ không bao giờ bán nước”. [33]
Cũng nên biết thâm ý của hai chính đảng Việt Quốc và Việt Cách là không muốn có Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1945, vì rằng theo hiệp ước này, gần 200 ngàn quân Tầu sẽ phải rút về Tầu. Khi quân Tầu rút về Tầu rồi, hai chính đảng này mất hẳn chỗ dựa để tung hoành ở Việt Nam. Đặc biệt là hai đảng này lại làm mất lòng dân vì trong suốt thời gian từ thượng tuần tháng 9/1945 họ đã dựa thế các đạo quân Tầu tàn tặc này đánh phá chính quyền địa phương của nhân dân ta trên đường từ biên giới Việt – Hoa về tới Hà Nội và đánh phá các lực lượng Việt Minh ở ngay thủ đô Hà Nội bằng đủ mọi cách.
Sau khi xong thỏa Hiệp 6/3/1946, gần 200 ngàn Quốc Quân Trung Hoa lần lần rút về Trung Hoa. Trong khi đó, quân đội Việt Minh đụng độ với quân đội Việt Quốc và Việt Cách ở Hà Nội và nhiều địa phương khác. Vì được nhân dân hết lòng ủng hộ, Quân Việt Minh thắng thế. Việt Quốc và Việt Cách vì đã làm mất lòng dân (như đã nói ở trên), cho nên bị đánh bại, phải tẩu tán hoặc là chạy sang Trung Hoa, hoặc là chạy về giáo khu Phát Diệm nhờ sự che chở của Giám-mục Lê Hữu Từ. Một số sau này ra hợp tác với Liên Minh Thánh Xâm Lăng Pháp - Vatican chống lại quân đội kháng chiến và nhân dân Việt Nam.
Sự kiện những thành phần trong Việt Quốc và Việt Cách chạy về tá túc ở giáo khu Phát Diệm sống nhờ sự che chở của Giám-mục Lê Hữu Từ giúp cho chúng ta nhìn thấy rõ trình độ kiến thức về sử học và chính trị của những người thuộc cái mà họ gọi là các “chính đảng quốc gia”. Ai đời thành lập hay gia nhập một đảng phái ái quốc với chủ đích đánh đuổi Liên Minh Xâm Lăng Pháp – Vatican mà khi thất thế lại chạy về ẩn náu trong một sào huyệt Phát Diệm của giặc Vatican dưới quyền chỉ huy của một tên Việt gian đầu xỏ Lê Hữu Từ. Hành động như vậy thì có khác nào vác đơn đi kiện thằng con (chính quyền Pháp) lại đến nhờ thằng bố (Vatican) ra làm nhân chứng cho mình. Điều này chứng tỏ:
1.- Hoặc là họ không nắm vững được những bài học lịch sử thế giới và cũng không có khả năng chính trị, cho nên mới không biết Vatican là thế lực chủ mưu đánh chiếm và thống trị Việt Nam, không biết rằng Vatican đã ba lần vận động Pháp liên kết với Vatican và xuất quân đánh chiếm Việt để cùng thống trị và cùng khai thác Việt Nam và cùng cưỡng bách dấn ta làm nô lệ. Nếu họ biết như vậy, họ đã không chạy về ẩn náu ở Phát Diệm.
2.- Hoặc là họ chỉ là những tên hề chính trị được sự đồng tình của bọn tu sĩ áo đen nhẩy lên sân khấu chính trị múa may quay cuồng làm công cụ cho Vatican với dã tâm làm giảm bớt con số người dân ủng hộ các phong trào ái quốc chân chính chống giặc xâm lăng của nhân dân ta.
Luận cứ như vậy đúng hay sai, lịch sử sẽ cho chúng ta biết.
Lịch sử đã chứng minh Cụ Hồ không hề bán nước. Trái lại, khi quân Tầu rút về Tầu, những thành phần trong hai chính đảng Việt Quốc và Việt Cách đã từng tố cáo Cụ Hồ Chí Minh “bán nước cho Pháp” lại chạy về tá túc ở trong một sào huyệt của bọn Việt gian làm tôi đòi cho Vatican là Giáo Khu Phát Diệm, rồi sau đó, nhiều người trong hai chính đảng này lại ra cộng tác với chính quyền bù nhìn Bảo Đại của Liên Minh Pháp – Vatican, nhiều người đi làm lính đánh thuê cho giặc. Trong số những người này có ông Vũ Hồng Khanh và rất nhiều người khác. Ông Nguyễn Hải Thần thì chạy sang sống lưu vong ở bên Trung Quốc. Ông Nguyễn Tường Tam cũng chạy sang Tầu lánh nạn. Ít lâu sau, ông về Việt Nam sống trong vùng Liên Minh Pháp – Vatican tạm chiếm ở Đà Lạt, rồi về sống ở Sàigòn. Cuối cùng, khi Vatican đã được Hoa Kỳ cho nắm gần trọn quyền nội chính ở miền Nam, ông bị chính quyền đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm dồn vào thế phải tự tử vào ngày 7/7/1963.
Cả hai ông Da-tô Ngô Đình Diệm và ông Nguyễn Tường Tam đều tự xưng là người Việt Quốc Gia. Cả hai ông này đều hăng say và tích cực chống Cộng. Không biết hai ông này có thân thiết với nhau không. Điều chắc chắn là ông Quốc Gia Ca-tô Ngô Đình Diệm cũng có một thời chạy về ẩn náu ở giáo khu Phát Diệm và cũng có một thời bị chính quyền Việt Minh giam giữ. Ông Quốc Gia Nguyễn Tường Tam đã có một thời cộng tác với chính quyền Việt Minh và nắm giữ Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao. Như vậy là đã có một thời cả hai ông Quốc Gia này đều ở trong tay kiểm soát của chính quyền Việt Minh Cộng Sản. Dù rằng cả hai ông đều là những người có thế lực và đều quyết liệt chống đối cả ông Hồ Chí Minh và Việt Minh Cộng Sản, nhưng cả hai ông đều không bị Việt Minh Cộng Sản sát hại và cũng không bị dồn vào cái thế phải tự tử. Ấy thế mà sau này, khi được Liên Minh Mỹ - Vatican đưa lên cầm quyền ở miền Nam, ông Ngô Đình Diệm lại đành lòng dồn ông Nguyễn Tường Tam vào cái thế phải tự tử với nỗi lòng uẩn ức mà chúng ta biết được qua lời trối lại của ông Nguyễn Tường Tam dưới đây:
"Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử tôi cả. Sự bắt bớ và xử tội những phần tử quốc gia đối lập là một tội nặng, sẽ làm cho nước mất về tay Cộng sản. Tôi chống đối sự đó và tự hủy mình cũng như hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để cảnh cáo những người chà đạp mọi thứ tự do. Ký tên: Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, ngày 7/7/1963.” [34]
Sự kiện này khiến cho người viết nhớ lại việc Văn Chủng đã từng chìm nổi với Câu Tiễn trong nhiều năm khi Câu Tiễn còn thất thế, lại có công lớn giúp cho Câu Tiễn phục hồi được vương quyền và trả được mối thù nếm phân. Khi thành cồng rồi, Văn Chủng nghĩ mình đã có công lao với Câu Tiễn, cho nên mới ở lại làm quan với hy vọng được hưởng vinh hoa phú quý. Vì thế mới bị Câu Tiễn dồn vào cái thế phải tự tử. Văn Chủng chết rồi, Câu Tiễn mới yên lòng ngồi vững trên ngai vàng.
Còn ông Nguyễn Tường Tam không hề chìm nổi với ông Ca-tô Ngô Đình Diệm trong “những năm từng lê gót nơi quê người”, không hề làm quan trong chính quyền của Ngô Đình Diệm, không hề có hy vọng được hường vinh hoa phú quý với chính quyền của ông Ngô Đình Diệm. Vậy thì TẠI SAO ông Ngô Đình Diệm phải dồn ông Nguyễn Tường Tam vào cái thế phải tự tử?
Là người ngoài cuộc, không ai có thể biết được một cách chính xác vì nguyên nhân nào ông Nguyền Tường Tam lại phải tự tử và để lại lời trối trên đây. Thiết nghĩ rằng, chỉ có những người trong gia đình và những người đồng chí thân thiết nhất của ông Nguyễn Tường Tam là ông Trương Bảo Sơn và những người thân thương ruột thịt của hai ông Quốc Gia này mới biết rõ sự thật!
Thì ra những người tự nhận là những người Quốc Gia lại sát hại lẫn nhau và dồn nhau vàoe345www cái thế phải tự tử nhiều hơn là cái thế lực mà họ cho là kẻ thù của họ đã sát hại họ.
Lịch sử cũng cho chúng ta biết cả Tưởng Giới Thạch lãnh đạo chính quyền Quốc Gia Trung Hoa và ông Ngô Đình Diệm lãnh đạo chính quyền Quốc Gia Việt Nam ở miền Nam Việt Nam (1954-1963) đều chống chính quyền Việt Minh Cộng Sản một cách điên cuồng, đều là tín đồ Ki-tô, đều nổi tiếng là gia đình trị, đều lừng danh về tham nhũng, đều là những tay đầu nậu trong việc buôn bán nha phiến [35] và đều có tên trong cuốn Một Trăm Tên Bạo Chúa Độc Ác Nhất Trong Lịch Sử Nhân Loại của sử gia Nigel Cawthorne. [36]
[Nigel Cawthorne là một nhà văn viết truyện thuộc loại hư cấu lẫn phi hư cấu, và là một biên tập viên. Ông đã viết hơn 80 cuốn sách về một loạt các đối tượng và đã đóng góp cho các tờ The Guardian, The Daily Telegraph Daily Mail và The New York Times. Ông cũng xuất hiện trên truyền hình và chương trình BBC Radio 4's Today.]
Trong khi đó, người lãnh đạo Mặt Trận Việt Minh cũng là người lãnh đạo chính quyền Kháng Chiến Việt Nam Kháng Chiến 1945-1954 và chính quyền miền Bắc trong những năm 1954-1969, bị các ông tự phong là những người Việt Quốc Gia lên án là độc tài, là đủ mọi thứ xấu xa, thì lại được tổ chức UNESCO vinh danh là “vĩ nhân văn hóa của thế giới” vào năm 1990, và rõ ràng nhất là KHÔNG CÓ tên trong danh sách 100 tên Bạo Chúa nói trên.
Như vậy thì các ông người Việt Quốc Gia sai lầm hay tuyệt đại khối nhân dân Việt Nam và tổ chức UNESCO sai lầm?
Pháp chủ động đề nghị tổ chức Hội Nghị Đà Lạt và Hội Nghị Fontaibleau: Hiệp Ước Sở Bộ 6/3/1945 được quan niệm khác nhau đối với mỗi phía hay phe liên hệ đến vũ đài chính trị Việt Nam lúc bấy giờ.
Đối với Việt Quốc và Việt Cách, hiệp ước này là bản án khai tử cho họ. Chính vì vậy, họ mới chống đối hiệp ước này bằng mọi giá và bằng mọi cách kể cả việc vu khống cho Cụ Hồ Chí Minh là “phản quốc” và “bán nước”.
Đối với bọn phản động phong kiến và phần lớn của nhóm thiểu số 1.700.000 tín đồ Ca-tô (vào lúc đó), Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946 là nguồn hy vọng cho chúng sẽ có cơ may nhẩy ra cấu kết với giặc đế sống lại cái thời huy hoàng của chúng trong thời Liên Minh Pháp – Vatican Bảo Hộ 1884-1945.
Đối với chính quyền Việt Nam dưới quyền lãnh đạo của cụ Hồ Chí Minh, hiệp ước này mang lại thắng lợi rất lớn: vừa thoát khỏi cái thế bị lưỡng đầu thọ địch nằm giữa hai thế lực ngoại xâm - một đàng là gần 200 ngàn quân Tầu tàn tặc với sự tiếp tay của hai chính đảng Việt Quốc và Việt Cách đang hoành hành tác oai tác quái chống phá chính quyền và hà hiếp cướp bóc nhân dân ta bằng những hàng động đê tiện nhất, dã man nhất, và một đàng là gần 100 ngàn Liên quân xâm lăng Pháp - Vatican được sự tiếp tay vừa ngấm ngầm vừa công khai của 1 triệu 700 ngàn tín đồ Da-tô và tàn dư của bè đảng phong kiến phản động cựu quan lại của chính quyền Bảo Hộ và triều đình bù nhìn Huế do sự xúi giục của Giáo Hội La Mã qua hành động đưa tên cựu Linh-mục Thierry d’ Argenlieu lên nắm giữ chức vụ Cao Ủy Đông Dương kể từ ngày 17/8/1945 và lời tuyên bố trắng trợn của viên khâm sứ đại diện Tòa Thánh Vatican tại Huế là Tổng Giám Mục Antoni Drapier vào ngày 28/12/1945. Vấn đề này sẽ được nói rõ hơn nơi tiểu mục 10 ở dưới.
Đối với Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatcian, Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946 cũng là một thắng lợi lớn vì rằng nhờ có nó, họ có thể đưa 15 ngàn quân vào miền Bắc một cách êm xuôi mà không gặp phải sự chống cự nào cúa Quân Đội Kháng Chiến Việt Nam vào lúc khởi đầu chưa có chân đứng. Sư kiện này có thể làm cho chúng lạc quan và lầm tưởng rằng chính quyền Việt Nam khiếp sợ phải đương đầu với chiến tranh, cho nên mới nhượng bộ như vậy ở tại bàn hội nghị.
Có lẽ vì niềm tin lạc quan này mà Cao Ủy Đông Dương d’ Argenlieu mới nẩy ra ý kiến gửi một giác thư cho chính quyền Việt Nam (do Sainteny chuyển) trong đó ông ta đề nghị được trực tiếp gặp Cụ Hồ ở trên một chiến tầu bỏ neo tại Vịnh Hạ Long để ông đưa ra đề nghị mở một hội nghị họp tại Đà Lạt, tại đó hai bên sẽ thảo luận về phương cách giải quyết tình trạng của Nam Bộ đối với Việt Nam cũng như tình trạng Việt Nam đối với cái gọi là tổ chức Liên Bang Đông Dương và cái gọi là Liên Hiệp Pháp. Đồng thời, d’ Argenlieu còn thỉnh cầu chính phủ Pháp chính thức gửi thư mời cụ Hồ Chí Minh sang viếng thăm nước Pháp như là một vị quốc khách và đề nghị mở một hội nghị tại Pháp để bàn luận cặn kẽ về những vấn đề mà Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1945 chỉ nói một cách đại cương (vi tình thế cấp bách). Sự kiện này được sách Việt Sử Khảo Luận ghi lại với nguyên văn như sau:
“Ngày 17/3, D’ Argenlieu gửi tới Hồ Chí Minh, qua Sainteny, một giác thư bày tỏ: - lòng hân hoan về việc ký kết thỏa hiệp; - Đề nghị hội ngộ trên chiến hạm Emile Bertin sẽ đậu ở gần Hải Phòng ngày Chủ Nhật 24/3(1946); - Ý định của chính phủ Pháp nên mở một cuộc hội nghị dự bị tại Đông Dương, sau đó chính phủ Pháp sẽ hân hạnh mời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đi Paris để hoàn tất cuộc thỏa hiệp thân hữu giữa hai quốc gia.
Hồ Chí Minh nhận lời ngay, lại muốn Sainteny cùng đi theo.
Cuộc hội kiến rất trọng thể như đón một quốc trưởng: tràng đại bác nổ vang, thuỷ binh dàn chào và hoan hô… D’ Aregenlieu tỏ lòng vui mừng thấy sự liên lạc thân hữu được tái lập giữa Pháp quốc và Việt Nam, thì Hồ Chí Minh trả lời: “Thưa ông Cao Ủy, tình thân hữu giữa hai dân tộc chúng ta, vâng, nhưng, sẽ phải biến ra thành tình huynh đệ”. Ông đề đốc cúi đầu và mỉm cười.
Kế đến chuyện đứng đắn, thì Hồ Chí Minh cho biết những khó khăn chính trị của ông, khiến ông muốn đi Paris lập tức để hoàn tất thỏa hiệp.
Để gỡ rối, D’ Argenlieu đề nghị cho một phái đoàn dân biểu Quốc Hội Việt Nam đi Pháp trước, để biểu hiện tình hữu nghị giữa hai dân tộc.
Hồ Chí Minh ưng thuận ngay, rồi hai bên đồng ý rằng: - Phái đoàn thân thiện (good will) gồm 10 ông dân biểu sẽ đi Paris vào thượng tuần tháng 4 (1946), đồng thời sẽ có một hội nghị trù bị ở Đà Lạt gồm 12 phái viên Pháp và 12 phái viên Việt; rồi đến hạ tuần tháng 5 (1946) thì một phái đoàn của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sẽ đi Paris để thương thuyết chính thức lần chót.” [37]
Qua bản văn sử trên đây, chúng ta thấy từ việc đề nghị và việc tổ chức hội nghị trù bị ở Đà Lạt cũng như việc “mời Cụ Hồ đi Paris để hoàn tất một thỏa hiệp thân hữu giữa hai quốc gia” cho đến cả việc ấn định con số đại biểu của mỗi phái đoàn, ngày tiến hành hội nghị ở Đà Lạt và ngày lên đường của phái đoàn đại biểu Việt Nam đi Pháp để dự hội nghị Việt Pháp tại Pháp, tất cả đều do Cao Uỷ Đông Dương d’ Argenlieu chủ động và sắp xếp cả. Cụ Hồ Chí Minh chỉ là người thụ động và ứng đáp mà thôi.
Một cuộc nói chuyện giữa hai lãnh tụ của hai thế lực thù nghịch đang chuẩn bị tiêu diệt lẫn nhau, tất nhiên là kẻ chủ động và sắp xếp tất cả mọi việc cho cuộc găp gỡ để nói chuyện là phải có âm mưu. Chuyện bữa tiệc Hồng Môn Yến do Hạng Võ chủ động và sắp xếp để gặp và nói chuyện với Lưu Bang trong những năm Hán Sở Tranh Hùng trong lịch sử Trung Hoa là bài học giúp cho chúng ta suy gẫm để nhìn ra cái thâm ý của d’ Argenlieu trong những việc làm trên đây.
Hội Nghị Trù Bị Đà Lạt.- Hội nghị Đà Lạt được tổ chức tại Đà Lạt và khởi nhóm vào ngày 18/4/1946. Vì do Cao Ủy Đông Dương d’Argenlieu đề nghị và được tổ chức ở Đà Lạt, một địa điểm nằm trong vùng Pháp kiểm soát, cho nên d’ Argenlieu đóng vai chủ nhà và phải đài thọ tất cả các phí khoản về chỗ ăn và chỗ ở cho phái đoàn Việt Nam.
Theo đúng như d’ Argenlieu đề nghị, phái đoàn Việt Nam gồm có 12 đại biểu và một trưởng phái đoàn như sau:
1.- Nguyễn Tường Tam: Trưởng Phái Đoàn, BT Bộ Ngoại Giao, (Việt Quốc).
2.- Võ Nguyên Giáp: Phó Trưởng Phái Đoàn, Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Phòng.
3.- Bùi Công Trừng: Cộng Sản
4.- Cù Huy Cận: Cộng Sản
5.- Dương Bạch Mai: Cộng Sản
6.- Hoàng Xuân Hãn: Độc lập
7.- Nguyễn Văn Luyện: Độc lập
8.- Nguyễn Mạnh Tường: Độc lập
9.- Phạm Ngọc Thạch: Cộng Sản
10.- Trần Đăng Khoa: Độc lập
11.- Trịnh Văn Bính: Độc lập
12.- Vũ Văn Hiền: Độc lập
13.- Vũ Hồng Khanh: Việt Quốc.
Trong phái đoàn này, không có người của Việt Cách vì rằng Cụ Nguyễn Hải Thần (vị lãnh đạo của Việt Cách) bất mãn với Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946 và đã bỏ chạy sang Trung Hoa ngay sau đó. Có thể Cụ đã tiên liệu rằng, sau khi quân Tầu rút về Tầu, thì cả Việt Quốc và Việt Cách đều sẽ bị thảm bại vì các ông lãnh đạo và cán bộ các cấp của hai chính đảng này đều bất tài, không có tinh thần dấn thân, đặc biệt là đã làm mất lòng dân do sự đi theo và dựa thế quân Tầu tàn tặc tác oai tác quái với nhân dân trong thời gian quân Tầu có mặt ở Việt Nam từ trung tuần tháng 9 cho đến lúc bấy giờ.
Phái đoàn Pháp cũng gồm có 13 đại biểu với những nhân vật:
1.- Max André: Trưởng Đoàn, từ Pháp sang
2.- Pierre Messmer: Từ Pháp sang
3.- Bousquet Từ Pháp sang
4.- Bourgoin Từ Pháp sang
5.- D’ Arcry Từ Pháp sang
6.- Pierre Gourou Từ Pháp sang
7.- Albert Torel: Viên chức Pháp tại Đông Dương
8.- Léon Pignon Viên chức Pháp tại Đông Dương
9.- Clarac Viên chức Pháp tại Đông Dương
10.- Gonon Viên chức Pháp tại Đông Dương
11.- Mer Viên chức Pháp tại Đông Dương
12.- Guillanton Viên chức Pháp tại Đông Dương
13.- Salan Thiếu Tướng ở Việt Nam, có vợ Việt
Cả hai phái đoàn cùng họp phiên họp đầu tiên vào ngày 18/4/1946 tại hội trường Trường Trung Học Yersin dưới quyền chủ tọa của ông Trưởng Phái Đoàn Việt Nam Nguyễn Tường Tam. Sau bài diễn văn khai mạc, hai phái đoàn làm việc phân nhiệm thành từng ủy ban chuyên môn: (1) chính trị, (2) kinh tế và tài chánh, (3) quân sự, và (4) văn hóa.
Những ngày kế tiếp, các ủy ban chuyên môn của hai phái đoàn họp chung với nhau đề bàn luận về những vấn đề thuộc về lãnh vực chuyên môn của họ.
Rắc rối nhất vẫn là vấn đề chính trị, trong đó có vấn đề Nam Bộ đối với Việt Nam, rồi đến vấn đề Việt Nam đối với Liên Bang Đông Dương và Liên Hiệp Pháp cũng như vấn đề đình chiến ngay lập tức (ở Nam Bộ và miền Nam Trung Bộ).
Về vấn đề Nam Bộ, đối với Việt Nam, Nam Bộ phải nằm trong nước Việt Nam,.trong khi Pháp lại chủ trương Nam Bộ là một xứ riêng biệt nằm trong Liên Bang Đông Dương giống như các xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Cao Mên và Ai Lao.
Về vấn đề Việt Nam và Liên Bang Đông Dương, đối với Việt Nam, Việt Nam chỉ gia nhập Liên Bang Đông Đương về phương diện kinh tế, còn về phương diện chính trị, Việt Nam phải là nước độc lập, không dính dáng gì đến Liên Bang Đông Dương, nếu có gia nhập, thì cũng phải có điều kiện, đặc biệt là lúc đó lại chưa có một văn bản pháp lý nào nói về tổ chức Liên Bang Đông Dương cũng như tổ chức Liên Hiệp Pháp. Trái lại, đối với Pháp, Việt Nam phải nằm trong Liên Bang Đông Dương dưới quyền cai trị của vị toàn quyền Đông Dương.
Về vấn đề ngưng chiến lập tức ở Nam Bộ và miền Nam Trung Bộ, Việt Nam cương quyết đòi Pháp phải đình chỉ mọi cuộc hành quân đánh chiếm những nơi mà Pháp chưa chiếm đóng, trong khi Pháp tiếp tục xua quân tấn chiếm hết nơi này đến nơi nọ để mở rộng vùng kiểm soát.
Riêng về vấn đề Nam Bộ, trong khi Hội Nghị đang tiến hành thì Pháp vẫn tiếp tục xúi giục bọn Việt gian tay sai xúc tiến thành lập nước Nam Kỳ. Sách Việt Sử Khảo Luận ghi lại hành động lươn lẹo và việc làm bất chính này của Cao Ủy Đông Dương d’ Argenlieu như sau:
“Ngày 30/10/1945: Đề đốc D’ Argenlieu đến Sàigòn. Ông thành lập một chính phủ Cao Ủy Đồng Dương” gồm toàn Tây, nghĩa là phần nào không đúng với tinh thần Bản Tuyên Ngôn 24/3 của De Gaulle. Trong số các nhân viên. Có De Raymond là “Pháp Tự Do” ở Calcutta tới làm cố vấn chính trị, và Albert Torel là cựu công chức “Pháp cũ” làm cố vấn pháp luật. Tất cả đều có tính chất thực dân hạng nặng.
Từ tháng 11/1945 đến đầu tháng 2/1946 ở Nam Bộ: De Raymond bảo trợ một người Việt có quốc tịch Pháp là “thiếu tá Lang” (le commandant Lang) tên thật là Đinh Văn Hương để lập ra một đảng chính trị tên là “Parti Autonomiste Indochinois” (P.A.I., Đảng Tự Trị Đông Dương) theo đúng tinh thần Bản Tuyên Ngôn 24/3.
Còn có một sĩ quan Pháp là trung úy Bousquet, bạn thân của hoàng tử Vĩnh San, đem sang Nam Kỳ Bản Tuyên Ngôn Chính Trị tháng 7/1945 của hoàng tử để phổ biến.
Còn Cédille, Ủy Viên Cộng Hòa Pháp tại Nam Kỳ, thì bị ảnh hưởng của nhóm thực dân cũ, đặc biệt là bọn cựu kháng chiến Bousquet, luật sư Béziat, quan tòa Veil (Chánh Án Phòng Tòa Thượng Thẩm Sàigòn) nhà báo Henry de la Chevrotière. Họ giới thiệu với Cédille ông Bác-sĩ Nguyễn Văn Thinh, chủ tịch Đảng Dân Chủ (Parti Démocrate), và Nguyễn Tấn Cường, nhà trồng tỉa, phong làm chủ tịch Đảng Nam Kỳ (Parti Cochinchinois, thành lập ngày 16/11/1945).
Họ đi mời các nhân vật Nam Kỳ tham gia một hội đồng tư vấn 80 người, nhưng đa số đều dè dặt từ chối. Rút cuộc, D’ Argenlieu ký một sắc chỉ ngày 4/2/1946 thành lập một “Hội Đồng Tư Vấn Nam Kỳ” (Conseil Consulatif de Cochinchine) chỉ có 12 người gồm 4 Pháp và 8 Nam Kỳ: Bốn nhân viên Pháp là: Béziat, Bazé, Clogne, Gressier. Tám nhân viên Nam Kỳ là: 4 “dân chủ” (Nguyễn Văn Thinh, Trần Thiện vàng, Trần Tấn Phát, Nguyễn Thành Lập), 1 “Nam Kỳ” Nguyễn Tấn Cường, 1 “Đông Dương Tự Trị” Nguyễn Văn Tỷ, 2 “Độc Lập” (Lê Văn Định, Nguyễn Văn Thạch).
Đó là bước đầu tiên của Pháp để tách rời Nam Kỳ ra khỏi Việt Nam.” [38]
Việc làm bất chính này cùng với việc D’ Argenlieu ban hành sắc chỉ ngày 4/2/1946 đều được chính quyền và phái đoàn Việt Nam biết cả và nêu lên trong buổi họp đầu tiên trong ủy ban chính trị.
Về vấn đề Việt Nam gia nhập Liên Bang Đông Dương, đó chỉ là một danh xưng được Tổng Thống Charles de Gaulle nêu lên trong cái gọi là Bản Tuyên Ngôn 24/3/1945, chứ trong thực tế chưa có một văn kiện pháp lý nào nói về cái tổ chức chính trị này. Sự kiện này được Cụ Hoàng Cơ Thụy nói rõ trong sách Việt Sử Khảo Luận với nguyên văn như sau:
“Căn bản pháp lý của cuộc thảo luận (chứ không phải thương thuyết) là Hiệp Định Sơ Bộ Ngày 6/3/1946 Hiệp định ấy chỉ đưa ra những nguyên tắc tổng quát, như “Việt Nam tự do trong Liên Bang Đông Dương” và “Liên Hiệp Pháp”, “trưng cầu dân ý để thống nhất ba kỳ”, “đình chiến lập tức”, v.v.. song không vạch rõ mọi chi tiết thực hiện những nguyên tắc ấy. Bởi vì hôm 6/3/1946, cả hai bên đều thiếu thì giờ để kỹ càng thảo luận mà có lẽ cũng muốn mơ hồ để dễ dàng ký kết.
Mơ hồ nhất là hai tổ chức Liên Bang Đông Dương và Liên Hiệp Pháp, bởi vì chưa có một văn kiện chính thức nào ấn định quy chế hai tổ chức này.
Về Liên Bang Đông Dương, Pháp chỉ mới có Bản Tuyên Ngôn 24/3/1945 của Tướng De Gaulle mà về mặt pháp lý không có một chút giá trị gì.
Về Liên Hiệp Pháp, thì đến ngày 19/4/1946 (đúng ngày họp đầu tiên của Hội Nghị Đà Lạt) ở bên Pháp mới có một bản dự thảo Hiến Pháp mà đến ngày 5/5/1946 Quốc Hội Lập Pháp bỏ phiếu chống! Phải đợi bầu cử một quốc hội lập hiến, quốc hội này sẽ biểu quyết bản dự thảo hiến pháp mới, bản văn này sẽ được quốc dân Pháp chấp nhận hôm 3/10/1946, chừng đó, người ta mới biết quy chế Liên Hiệp Pháp ra sao.” [39]
Trên đây là những việc làm lươn lẹo và bất chính của Pháp, đặc biệt là một mặt Pháp vẫn tiếp tục tách rời Nam Bộ ra khỏi Việt Nam để thành lập “Nước Nam Kỳ” và vẫn tiếp tục tiến chiếm vùng Cao Nguyên Nam Trung Bộ để thành lập “Nước Tây Kỳ”; mặt khác, Pháp lại còn khăng khăng đòi Việt Nam phải nằm dưới quyền thống trị của Pháp trong cái gọi là Liên Bang Đông Dương, một tổ chức mới có trong ngôn từ được nêu lên trong Bản Tuyên Ngôn 24/3/1945 của Tổng Thống De Gaulle mà chưa có một văn kiện pháp lý nào nói rõ cái tổ chức này như thế nào. Rồi Pháp lại còn đòi Việt Nam phải nằm trong cái gọi là “Liên Hiệp Pháp”, một thứ tổ chức cũng mới có trong ngôn từ của chính quyền Pháp và chưa thành hình về phương diện pháp lý.
Khi ngồi vào bàn hội nghi bàn luận với phái đoàn Việt Nam, phái đoàn Pháp vẫn không có thiện chí. Tại ủy ban chính trị, trong phiên họp ngày 24/4/1946, phái đoàn Pháp vẫn còn nói rằng “Ở Đông Dương có 5 nước”. Câu nói này làm cho trưởng ban Ủy Ban Chính Tri Việt Nam không nén được cơn tức giận, đã tuyên bố “đình chỉ cuộc họp vô thời hạn vì Pháp tỏ ra thiếu thiện chí.” Kể từ ngày này, Hội Nghị Đà Lạt rơi vào tình trạng hấp hối, ngắc ngoải, thoi thóp thêm mấy ngày nữa thì tắt thở.
Hội Nghị Fontainbleau: Cũng do Cao Ủy Đông Dương D’ Argenlieu đề nghị và được Cụ Hồ Chí Minh nhiệt liệt tán thành, chính phủ Pháp chính thức mời Cụ Hồ Chí Minh với tư cách là Chủ Tịch Chính Phủ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sang thăm viếng nước Pháp trong cùng thời gian với Hội Nghị Pháp Việt được tổ chức tại nước Pháp để bàn thảo và ấn định những chi tiết cho việc thực thi những điều đã được nêu lên một cách đại cương trong Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946. Như đã nói ở trên, do đề nghị của D’ Argenlieu và đã được chính phủ Việt Nam vui vẻ đồng ý, ngày 28/5/1946, Cụ Hồ ký sắc lệnh đề cử 21 nhân vật nhập vào phái đoàn đi dự hội nghị tại Pháp. Những nhân vật này là:
1.- Nguyễn Tường Tam: Trưởng Phái Đoàn (Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao)
2.- Phạm Văn Đồng: Phó Trưởng Đoàn
3.- Phan An: Thuyết trình viên
4.- Phạm Khắc Hòe: Cố vấn
5.- Bửu Hội: Nhân viên phái đoàn
6.- Chu Bá Phượng: ------
7.- Đặng Phúc Thông ------
8.- Dương Bạch Mai: ------
9.- Hoàng Văn Đức: ------
10.- Hoàng Minh Giám ------
11.- Hồ Đắc Liên: ------
12.- Huỳnh Thiện Lộc: ------
13.- Nguyễn Đệ: ------
14.- Nguyễn Mạnh Hà: ------
15.- Nguyễn Vằn Huyền: ------
16.- Nguyễn Văn Luyện: ------
17.- Nguyễn Văn Tình: ------
18.- Tạ Quang Bửu: ------
19.- Trịnh Văn Bính: ------
20.- Vũ Văn Hiền: ------
21.- Vũ Trọng Khánh: ------
Hai ngày sau, ngày 30/5/1946, ông Nguyễn Tường Tam không đi với lý do là ông bị bệnh sốt rét thương hàn. Ông Phạm Văn Đồng được đôn lên làm trưởng phái đoàn.
Trứớc khi ký sắc lệnh bổ nhậm phái đoàn sang dự hội nghị ở Pháp, ngày 27/5/1946, Cụ Hồ ra chỉ thị thành lập “Hội Liên Hiêp Quốc Dân” (gọi tắt là Liên Việt) vớii mục đích làm hậu thuẫn cho chính phủ và phái đoàn Việt Nam thương thuyết tại Pháp. Cụ Tôn Đức Thắng được đề cử làm Hội Trưởng, và ông Cù Huy Cận làm Tổng Thư Ký. Các hội viên gồm có các ông Trần Huy Liệu, Phạm Ngọc Thạch, Ngô Tử Hạ (Công Giáo), Nguyễn Tường Long (em ruột ông Nguyễn Tường Tam và là thành phần của Việt Quốc).
Song song với việc thành lập Hội Liên Việt, Cụ Hồ còn chỉ định Cụ Huỳnh Thúc Kháng giữ chức vụ quyền Chủ Tịch Nhà Nước và ông Võ Nguyên Giáp làm Phụ Tá.
Ngày 31/5/1946, Cụ Hồ và Phái Đoàn Việt Nam cùng đáp máy bay khởi hành sang Pháp. Sau khi dừng lại ở nhiều chặng đường để du ngoạn, ngày 12/6, máy bay chở Cụ Hồ và phái đoàn Việt Nam đáp xuống tỉnh Biarritz ở miền Nam nước Pháp.
Cụ Hồ và Phái Đoàn Việt Nam vừa tới Pháp, thì nước Pháp lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị. Chính phủ lâm thời của Tổng Thống Félix Gouin (4/10/1884 – 25/10/1977) thuộc đảng Xã Hội liên minh với Đảng Cộng Sản và Đảng Thiên chúa giáo (MRP = Phong Trào Cộng Hòa Bình Dân) vừa mới lên cầm quyền vào ngày 19/1/1946 (thay thế chính phủ lâm thời của Tổng Thống De Gaulle) đến ngày 12/6/1946 bị Quốc Hội bất tín nhiệm, nên phải từ chức. Cũng vì vậy mà Cụ Hồ và Phái Đoàn Việt Nam phải nấn ná ở miền Nam nước Pháp, chờ khi Pháp có tân chính phủ rồi mới có thể tiếp đón Cụ Hồ và tiến hành hội nghị Việt Pháp. Ngày 16/6/1946, Phái Đoàn Việt Nam tới Paris, còn Cụ Hồ vẫn ở lại Biarritz và được mời vào lưu ngụ ở Khách Sạn Sainte – Anne chờ đợi.
Mãi tới ngày 19/6/1946 các chính đảng Pháp mới thỏa thuận đưa ông Georges Bidault (lãnh tụ Đảng Thiên Chúa Giáo) lên thành lập chính phủ. Tân chính phủ thực sự bắt đầu làm việc vào ngày 24/6/1946.
Cung cách thiếu văn hóa của chính quyền Pháp trong việc tiếp đón Chủ Tịch Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa:
Khi được biết rõ tân chính phủ Pháp do ông Ca-tô Georges Bidault lãnh đạo, ngày 22/6, Cụ Hồ bay đi Paris và đáp xuống phi trường Le Bourget. Với bản chất Ca-tô của một chính quyền với truyền thống trịch thượng khinh rẻ các dân tộc thuộc các tôn giáo khác, đặc biệt dân tộc đó vốn đã từng là thuộc địa của Liên Minh Pháp - Vatican và đang vùng lên tranh đấu giành lại chủ quyền độc lập cho đất nước, cho nên, chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi thấy Tổng Thống kiêm Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Ngoại Giao Georges Bidault không ra phi trường đón tiếp Chủ Tịch Hồ Chí Minh của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, mà chỉ có ông Bộ Trưởng Pháp Quốc Hải Ngoại Marius Moutet ra đón mà thôi. Tệ hơn nữa, chính quyền Ca-tô Pháp lại không đưa Cụ Hồ về lưu trú tại dinh quốc khách, mà đưa lại Cụ về ngụ ở Khách Sạn Royal Monceau. Mãi đến ngày 2/7/1946, ông Thủ Tướng Ca-tô Bidault của nước Pháp mới đến Khách Sạn Royal Monceau thăm xã giao Chủ Tịch Hồ Chí Minh; và ngày hôm sau, 3/71946, họ chỉ để cho Cụ Hồ đến đáp lễ xã giao chính quyền Pháp ở Bộ Ngoại Giao tại đường Quai d’ Orsay, chứ không để Cụ đến Dinh Matignon của thủ tướng phủ.
Ngoài hành động thiếu văn hóa trong việc tiếp đón Cụ Hồ Chí Minh, chính quyền Pháp còn có chủ tâm sắp xếp nơi nhóm họp của Hội Nghị Việt Pháp ở Fontainebleau, một địa điểm cách xa thủ đô Paris khoảng 60 cây số với mục đích làm cho Phái Đoàn Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp xúc với các chính đảng và báo chí có cảm tình với Việt Nam như Đảng Xã Hội Pháp và Đảng Cộng Sản Pháp. Phải Đoàn Việt Nam phản đối và đòi phải nhóm họp ở Paris, nhưng chính quyền chủ nhà đã có chủ tâm như vậy thì làm sao cưỡng lại được?
Phái đoàn Pháp được thành lập: Mãi tới đầu tháng 7/1946, chính quyền Pháp mới thành lập xong phái đoàn để thương thuyết với phái đoàn Việt Nam. Phái đoàn Pháp gồm có những thành phần:
1.- Max André: Trưởng Phái Đoàn
2.- D’ Acry: Thành viên
3.- Bourgoin: Thành viên
4.- Bousquet: Thành viên
5.- Gonon: Thành viên
6.- Mesmer: Thành viên
7.- Pignon: Thành viên
8.- Torel: Thành viên
9. - Thiếu Tướng Salan: Thành viên
Chúng ta thấy các thành phần trong phái đoàn Pháp tại Hội Nghị Fontainebleau đều là những thành phần trong phái đoàn Pháp tại Hội Nghị Đà Lạt (18/4-11/5/1946) trước đó.
Trong thời gian Cụ Hồ và phái đoàn Việt Nam lên đường sang Pháp, thì tại Việt Nam, Liên Minh Pháp – Vatican ráo riết đẩy mạnh chính sách chia để trị bằng cách xé nước Việt Nam ra làm nhiều mảnh theo biên giới chính trị (Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ đã có từ thời 1885-1945) và theo biên giới sắc tộc (các sắc dân thiểu số tại các địa phương) với dã tâm biến mỗi mảnh này thành một tiểu quốc và đưa bọn Việt gian phong kiến phản động lên cầm quyền tại các tiểu quốc này để làm tay sai cho chúng. Điển hình cho việc làm bất chính này là việc thành lập Nam Kỳ Quốc và Tây Kỳ Quốc. Sự kiện này được sách Việt Sử Khảo Luận ghi nhận như sau:
“Sau khi Hồ Chí Minh đã khởi hành đi Pháp ngày 31/46, thì ngày 1/6/1946 ở Sàigòn, tại công trường Đức Bà với rất đông quần chúng Pháp - Việt, D’ Argenlieu cho công bố việc thành lập Nam Kỳ Quốc.
Quốc kỳ là cờ vàng ba xọc xanh, tượng trưng cho ba giòng sông Đồng Nai Tiền Giang và Hậu Giang; quốc thiều là 4 câu đầu của Cung Oán Ngâm Khúc của Bà Đoàn Thị Điểm:
Thuở trời đất nổi cón gío bụi, Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên. Xanh kia thăm thẳm từng trên! Vì ai gây dựng cho nên nỗi này.
Chính phủ gồm có:
Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Nội Vụ: Nguyễn Văn Thinh, Phó Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng: Nguyễn Văn Xuân, Tổng Trường Bộ Tư Pháp: Trần Văn Tỷ, Tổng Trưởng Bộ Công Chính, Viễn Thông: Lưu Văn Lang, Tổng Trưởng Tài Chánh: Nguyễn Thành Lập, Tổng Trưởng Canh Nông, Thương Mại, Kỹ Nghệ: Ưng Bảo Toàn, Tổng Trưởng Quốc Gia Giáo Dục: Nguyễn Thành Giung, Tổng Trưởng Lao Động, Xã Hội: Khương Hữu Long, Thứ Trưởng Công An (toàn quốc): Nguyễn Văn Tâm, Thứ Trưởng Công An Sàigòn: Nguyễn Tấn Cường,
Chính phủ “Nam Kỳ tự trị này” đúng hơn nữa là viên Thứ Trưởng Công An Sàigòn Nguyễn Tấn Cường – gây ra phong trào khủng bố dân chúng gốc miền Bắc, hồi ấy còn rất ít nhưng đều bị coi như thân Việt Minh, đã vào khuấy rối, phá an ninh trật tự ở miền Nam. Hễ ai có tiếng nói “cọc cạch” là bị đánh đập tơi bời ở giữa đường phố với khẩu hiệu “Đả đảo rau muống phở tái”. Đây mới thật là biểu hiệu cái ý chí của Pháp là “chia để trị”.
...
Khi máy bay của Hồ Chí Minh đang bay trên bầu trời sa mạc Syrie ngày 1/6/1946, thì Tướng Salan nghe radio hay tin Nam Kỳ Quốc ra đời, bèn thông báo với Hồ Chủ Tịch.
Ngày 5/6(1946), Tổng Trưởng Moutet gửi điện tín cho D’Argenlieu hay rằng (Dev 1988 tr189): “Hội Đồng Liên Bộ họp ngày 4/6(1946) chấp thuận quyết định của ông về chính sách ở Nam Kỳ. Đồng ý rằng phải có một chính phủ Nam Kỳ tự trị để bảo vệ quyền lợi của dân tộc Nam Kỳ… Chỉ cần rằng chính phủ ấy không có vẻ là sáng tạo bởi chính quyền Pháp để làm bình phong cho nước Pháp.”
Leclerc và Thierry D' Argenlieu ở Đông Dương- tháng 10 1945. Ảnh http://www.anai-asso.org/
Thành lập “Tây Kỳ Quốc” (27/5- 26/6/1946): Ngay khi bế mạc Hội Nghị Đà Lạt, D’Argenlieu đã biên thư ngày mồng 8/5/1946 cho Leclerc yêu cầu chiếm nốt vùng cao nguyên Trung Kỳ; Leclerc chú thích vào thư là: “Lúc nào ta muốn cũng có thể, song hiện nay có nên gây khó khăn với Việt Nam không?” (Pouvons quand nous le voulons, mais s’agit de savoir si intérêt actuellement à augmenter nos difficultés avec Vietnam) – Dev 1988 tr 183).
Ngày 27/5/1946, tức là cùng ngày cho thành lập Nam Kỳ Quốc, D’ Argenlieu ký một sắc dụ thành lập “Phủ Ủy Nhiệm các dân tộc Miền Núi ở Nam Đông Dương” (le Commissariat des Populations Montagnardes du Sud-Indochinois, tắt là P.M.S.I).
Rồi ngày 21/6/1946, ông ra lệnh cho Tướng Leclerc phải cho hai đoàn thiết giáp đi chiếm hai tỉnh mọi Pleiku và Kontum, tiến đến quá đeo An Khê mới ngưng. Thế là toàn thể cao nguyên Nam Trung Bộ biến thành một “nước mọi thuộc Pháp” mà người Việt gọi là “Tây Kỳ Quốc”. [40]
Ngoài những hành động bất chính “vô liêm sỉ” trên đây, chính quyền Pháp ở Đông Dương còn đem quân chiếm Phủ Toàn Quyền ở Hà Nôi vào ngày 26/6/1946, ngay khi Lư Hán vừa mới rủt về Tầu.
Hội nghị Fontainebleau - Phạm Văn Đồng đọc diễn văn khai mạc. Ảnh http://www.baotanglichsu.vn
Bế tắc trong Hội Nghi Fontainebleau: Như đã nói ở trên, lập trường của Phái Đoàn Việt Nam là nếu phải gia nhập Liên Bang Đông Dương và Liên Hiệp Pháp thì (1) phải là tự nguyện, (2) chủ quyền độc lập của đất nước phải được bảo đảm không bị vi phạm,.và (3) lãnh thổ của đất nước phải toàn vẹn, nghĩa là không thể chấp nhận được việc Pháp đã tách rời Nam Kỳ và vùng Cao Nguyên Nam Trung Bộ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để thành lập Nước Nam Kỳ và Nước Tây Kỳ. Cũng vì thế mà ngay phiên họp đầu tiên vào ngày 6/7/1946, sau lời chào mừng của ông Max André, ông Phạm Văn Đồng, Trưởng Phái Đoàn Việt Nam, liền đứng lên chỉ trích gay gắt những hành động “vô liêm sỉ” của Pháp trong việc cho ra đời “Nước Nam Kỳ” và “Nước Tây Kỳ” cũng như việc chiếm đóng phủ toàn quyền ở Ha Nội cùng việc tiến chiếm Pleiku và Kontum.
Tuy bị chỉ trích gay gắt, phái đoàn Pháp được lệnh vẫn phải tiếp tục ngồi lại bàn hội nghị cầm chân phái đoàn Việt Nam với mục đích mua thời gian để tăng cường khả năng quân sự ở Đông Duơng chuẩn bị cho việc tấn công tiêu diệt chính quyền và quân đội Kháng Chiến Việt Nam theo sách lược tốc chiến tốc thắng của bộ chỉ huy quân sự Pháp tại Đông Dương. Đoạn văn sử dưới đây cho chúng ta thấy rõ sự kiện này:
“Có lẽ chỉ có chính phủ Bidault – Moutet là chưa muốn (hội nghị) tan vỡ.”…
“Riêng về Đại-tướng Leclerc, hồi đầu chính ông cho rằng quân đội Pháp ở Đông Dương không đủ người và võ khí đánh chiếm được Bắc Bộ bằng võ lực cho nên ông đề nghị giải pháp thương thuyết với Hồ Chí Minh…” Hoàng Cơ Thụy, Sđd., tr. 2109.
“Cùng ngày 3/9/)1946, Moutet biên mật thư cho D’ Argenlieu, cho biết lý do tại sao Chính Phủ Pháp phải tiếp tục thương thuyết: - Một là tình hình ở Nam Kỳ có vẻ rất bất an: quân đội Pháp đi “bình định” nơi nào, khi ra về thì Việt Minh trở lại khủng bố và giết chóc những người An Nam hợp tác; - Hai là quân đội Pháp, ấn định là 85. 000 (85 ngàn), nếu có chiến tranh thực sự với Việt Nam thì phải tăng cường, mà đó là chuyện khó.” [41]
Đồng thời, Phái Đoàn Việt Nam cũng muốn kéo dài thời gian tại bàn hội nghị theo sách lược “hoãn binh chi kế” để tăng cường lực lượng và khả năng chiến đấu chống lại Liên Quân Xâm Lăng Pháp – Vatican:
“HồChí Minh còn e rằng lực lượng quân sự của Việt Minh hồi tháng 8/1946 chưa đủ mạnh để đánh đuổi Pháp ra khỏi Bắc Bộ. Cho nên ông vẫn phải giả vờ đóng vai “Bác Hồ hiền từ” để hòa hoãn với Pháp, đánh lừa cả chính giới và dư luận Pháp, nhất là báo chí thiên tả ở Paris.” [42]
Như vậy là cả hai bên đều cùng muốn kéo dài thời gian ở bàn hội nghị với cùng một mục đích mua thời gian để chuẩn bị tăng cường lực lượng để tiêu diệt lẫn nhau. Thế nhưng, cung cách hành xử của Pháp đã để lộ cho Việt Nam nhìn thấy rõ là ý muốn này. Trong khi đó, Việt Nam lại tỏ ra thẳng thừng và bất cần, cho nên ngay từ phiên họp đầu tiên, ông Trưởng Phái Đoàn Việt Nam là ông Phạm Văn Đồng mới chỉ trích gay gắt những hành động “vô liêm sỉ” của Pháp trong việc cho ra đời “Nước Nam Kỳ”, “Nước Tây Kỳ” cũng như việc chiếm đóng phủ toàn quyền ở Hà Nội và việc tiến chiếm Pleiku và Kontum mà không tỏ ra một chút e ngại hành động như vậy sẽ làm cho hội nghị tan vỡ.
Ngay từ phiên họp đầu tiên của hội nghị, dù rằng ông Trưởng Phái Đoàn Việt Nam Phạm Văn Đồng dùng những lời nặng nề để lên án và chỉ trích chính sách chia để trị và lấn tới của Pháp ở Đông Dương, Phái Đoàn Pháp cũng vẫn phải tỉnh bơ, cố gắng giữ cho hội nghị kéo dài cho đến khi họ đã tăng cường xong khả năng quân sự như đã dự trù. Tới khi đó, thì họ mới để cho hội nghị tan vỡ theo như ý muốn của họ. Chính vì vậy mà Hội Nghị Fontainebleau mới ngắc ngư kéo dài cho đến trưa ngày 10/9/1946 mới tan vỡ thực sự:
“Ngày 9-10 (tháng 9/1946) hai phái đoàn thâu hẹp lại nhóm họp, bàn cãi suốt đêm rồi đến sáng mồng 10 đống ý về một bản “đường lối sống chung” (un modus vivendi), hẹn đến trưa sẽ ký (đề nghị số 4). Nhưng đến trưa (mồng 10) thì Phạm Văn Đồng tuyên bố không đồng ý nữa. Chắc là đã có bàn với Hồ Chí Minh. Đòi phải sửa lại vài đoạn, và nhất là phải ấn định rõ rệt ngày tháng và thể thức cuộc trung cầu dân ý. Max André tỏ vẻ ngạc nhiên và đề nghị bế mạc. Thế là hội nghị thâu hẹp cũng tan vỡ.” [43]
Nội dung bản Tạm Ước 14/9/1946: Tạm Ước 14/6/1946 còn được gọi là modus vivendi 14/9/1946, chuyển sang Việt ngữ là Đường Lối Sống Chung hay Đường Lối Cộng Tồn. Cụ Hoàng Cơ Thụy kể lại việc Cụ Hồ Chí Minh đến tận nhà riêng của ông Bộ Trưởng Pháp Quốc Hải Ngoại Moutet để ký bản thỏa hiệp này như sau:
“Ngày 14/9 Moutet đưa đến cho Hồ Chí Minh một bản “dự thảo cuối cùng” do Pignon được lệnh soạn ra (đề nghị số 5 của Pháp) để sẽ nghiên cứu ngay hôm ấy (ce jour) “giữa Thủ Tướng Chính Phủ - tức Bidault – và Chủ Tịch Hồ Chí Minh (entre le chef du gouvernement et le Président Hồ Chí Minh). Suốt ngày 14, Hồ Chí Minh chưa trả lời. Rồi đến 12 giờ đêm, một ông già mảnh khảnh, mặc áo kiểu nhà binh, đi bộ từ Khách Sạn Royal Monceau (Avenue Hoche) đến một biệt thự gần đó mang số 19 Boulevard de Courcelles là nhà riêng của Moutet, ông này còn thức chờ.
Thế là hai người cùng ký tên, tại Paris, trong phòng giấy của Moutet, hồi 1 giờ sáng ngày 15/9/1946, bản “Đường Lối Sống Chung” (Modus vivendi) gồm một bài tuyên ngôn và một quy ước 14 điểm. Hẹn đến 30/10/1946 sẽ thi hành….
Căn cứ vào bản thông cáo ngày 15/9/1946 của Hồ Chí Minh, xin chia những điều khoản được thỏa thuận ra làm hai loại: loại có lợi cho Pháp và loại có lợi cho Việt Nam.
1.- Những điều có lợi cho Pháp:
A.- Về kinh tế, tài chánh và văn hóa:
Khoản 1: Kiều dân Pháp tại Việt Nam được tự do lập nghiệp như người bản xứ, tự do tư tưởng, giáo dục, thương mại, lưu thông, và nói chung, mọi tự do dân chủ (điều kiện tương phản cho Việt kiều tại Pháp).
Khoản 2: Tài sản và xí nghiệp Pháp ở Việt Nam không bị áp buộc một chế độ nghiệt ngã hơn tài sản và xí nghiệp Việt (tương phản cho tài sản và xí nghiệp Việt trong Liên Hiệp Pháp). Nếu có muốn thay đổi chi về quy chế, phải do sự ưng thuận của nước Pháp.
Những tài sản Pháp đã bị trưng thâu, nay phải trả lại. Một ủy ban hỗn hợp sẽ ấn định cách thức hoàn trả.
Khoản 3: Các trường học Pháp mọi cấp được tự do hoạt động tại Việt Nam với chương trình Pháp. Sẽ được ban những cơ ngơi cần thiết. Học sinh Việt Nam sẽ được vào học. Người Pháp được tự do khảo cứu khoa học, mở các viện khoa học ở Việt Nam. Phải trả lại (cho Pháp) Viện Pasteur và Trường Viễn Đông Bác Cổ.
Khoản 4: Việt Nam dành ưu tiên cho những cố vấn, chuyên viên và giám định viên mỗi khi cần, ngoại trừ trường hợp nước Pháp không cung cấp nổi.
Khoản 5: Sẽ chỉ có một tiền tệ duy nhất cho Việt Nam và các lãnh thổ khác ở Đông Dương. Đó là đồng bạc Đông Dương phát hành bởi Ngân Hàng Đông Dương, đứng trong vùng đồng quan Pháp. Sau này sẽ nghiên cứu một viện phát hành chung cho Liên Bang Đông Dương.
Khoản 6: Sẽ có một liên minh quan thuế giữa Việt Nam và các nước khác của Liên Bang Đông Dương. Một ủy ban hỗn hợp về quan thuế và ngoại thương sẽ nghiên cứu các chi tiết.
Khoản 7: Một ủy ban hỗn hợp sẽ nghiên cứu việc giao thông giữa Việt Nam và các nước khác của Liên Bang Đông Dương và của Liên Hiệp Pháp về các khoản: đường bộ, đường bể, đường hàng không, thư từ, điện thoại, điện tín và radio.
B.- Về ngoại giao:
Khoản 8: Một ủy ban hỗn hợp sẽ nghiên cứu việc để cho Việt Nam được có đại diện lãnh sự (chứ không phải đại sứ) với các nước lân bang.
2.- Những điều khoản có lợi (phần nào) cho Việt Nam.
A.- Vấn đề Nam Kỳ và Nam Trung Kỳ:
Khoản 9: Để có thể, càng sớm càng hay, tái lập trật tự tại Nam Kỳ và NamTrung Kỳ, rất cần thiết cho việc phát triển tự do dân chủ và phục hồi thương mại, hai chính phủ Pháp Quốc và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cùng ấn định những biện pháp sau đây:
a.- Hai bên sẽ chấm dứt mọi hành vi thù nghịch và hung bạo.
b.- Hai bộ tham mưu Pháp - Việt sẽ nghiên cứu các điều kiện thi hành và kiểm soát.
c.- Các tù nhân vì lý do chính trị sẽ được trả tự do, kể luôn những người bị bắt lúc hành quân.
Việt Nam cam kết sẽ không truy tố hay bạo hành bất kỳ ai đã trung thành với Pháp. Pháp cũng cam kết không truy tố hay bạo hành bất cứ ai đã thân thiết với Việt Nam.
d.- Những tự do dân chủ nói ở khoản 1 sẽ được hai bên đều bảo đảm.
e.- Sẽ chấm dứt mọi tuyên truyền bất thân thiện cả hai bên.
f.- Pháp và Việt sẽ hợp tác để trấn áp những thuộc dân của những cường quốc cựu thù.
g.- Một nhân vật do Việt Nam đề nghị và được Pháp chấp thuận, sẽ được cấp ủy nhiệm thư bên cạnh ông Cao Ủy để hợp tác vào việc thi hành hiệp ước này.
B.- Tiến Tới hiệp định thiệt thụ:
Khoản 10: Hai bên chính phủ sẽ cùng nghiên cứu và chấp thuận nhũng thỏa ước riêng biệt để thắt chặt thêm tình thân hữu giữa hai nước, dọn đường cho một hiệp định tổng quát và thiệt thụ. Cuộc thương thuyết sẽ được tái lập càng sớm càng hay, chậm nhất là tháng 1 năm 1947.
C: Ngày thi hành bản Đường Lối Cộng Tồn:
Khoản 11: Tất cả những quy định của bản Đường Lối Cộng Tồn này sẽ được thi hành kể từ ngày 30/10/1946.
Làm tại Paris ngày 14 tháng 9 năm 1946.
Thay mặt Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Pháp: Tổng Trưởng Pháp Quốc Hải Ngoại:
Ký: MOUTET
Thay mặt Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa: Chủ Tịch Chính Phủ:
Như đã nói ở trên, cả Pháp và Việt Nam đều có chủ trương dùng Hội Nghị Fontainebleau với mục đích kéo dài thời gian để tăng cường khả năng quân sự hầu có thể tiêu diệt lẫn nhau, cho nên bản Tạm Ước 14/9/1946 hay Đường Lối Cộng Tồn 14/9/1946 đều bị hai bên coi như là tờ giấy lộn và đều bị cả Pháp và Việt Nam liệng vào sọt rác ngay khi vừa ký xong.
-- o0o --
Các nhà lãnh đạo và nhân viên trong phái đoàn Việt Nam là những nhà trí thức có thực tài, xuất thân từ một quốc gia đã từng bị chính cái thế lực của họ đô hộ cả gần một thế kỷ, đã dành cả cuộc đời để tranh đấu cho quyền lợi tối thượng của dân tộc, đã từng dấn thân, bôn ba, không biết bao nhiêu lần vào tù ra khám mà vẫn không sờn lòng nản chí, chùn chân, vẫn kiên trì bền lòng theo đuổi lý tưởng phục vụ dân tộc cho đến cùng, vẫn liều mình xông pha hòa mình với đại khối nhân dân bị trị, đã từng tiếp cận hay giao dịch với rất nhiều người có kinh nghiệm cách mạng để học hỏi và trau dổi khả năng tranh đấu cho đại cuộc. Họ thuôc lòng lời dạy của Tôn Tử “tri kỷ tri bỉ, bách chiến, bách thắng”. Châm ngôn của họ đưa ra là “Thắng không kiêu, bại không nản” và luôn luôn thực hành theo đúng lời dạy trong Nho giáo “Nhât tân, nhật tân, hựu nhật tân”. Đặc biệt hơn nữa, không bao giờ họ đánh giá quá cao về họ, và cũng không bao giờ khinh thường và đánh giá quá thấp đối phương. Nhờ vậy mà họ nhìn ra được bản chất của sự vật, của hoàn cảnh, của tình thế để họ biết cách ứng xử và biết được con đường của họ sẽ phải trải qua. Những câu nói đối đáp của Cụ Hồ Chí Minh khi nói chuyện với nhà báo Hoa Kỳ David Schoenbrun dưới đây cho chúng ta thấy rõ sự thật này:
“Vâng chúng tôi sẽ phải đi đến chiến tranh. Pháp đã ký hiệp định và phất cờ (chiến thắng). Nhưng đó chỉ là trò hề.”
Schoenbrun trả rằng một cuộc chiến tranh với Pháp sẽ vô hy vọng, Hồ Chí Minh nói:
“Không, không vô hy vọng đâu. Chiến tranh sẽ tàn khốc, mãnh liệt, nhưng chúng tôi sẽ có thể thắng. Bởi vì chúng tôi có một võ khí mạnh như súng đại bác tối tân, đó là lòng ái quốc. Còn về võ khí, sẽ kiếm ra nếu cần.”
“Vậy sẽ là chiến tranh du kích, quấy rối và hao mòn.”
“Sẽ là chiến tranh giữa cọp và voi. Nếu cọp đứng yên, thì voi sẽ đem nanh cứng ra mà húc chết cọp. Nhưng cọp không đứng yên. Nó trốn ở trong rừng ban ngày, ban đêm mới ra. Nó nhẩy chồm lên voi và cấu xé lưng voi ra từng mảnh rồi lại trốn vào rừng sâu. Và chầm chậm chầm chậm, voi sẽ chết vì bạc nhược và lưu huyết. Đó là cuộc chiến tranh Đông Dương sẽ như vậy.”
Yves Gras phê bình: “Lời lẽ quá rõ ràng, cách nhìn quá sáng trong, không thể nào không phù hợp với một dự tính đã nghiền ngẫm từ lâu và đã nhất quyết hẳn hòi. Sự thật cái chiến tranh mà Hồ Chí Minh báo hiệu ấy, chính Việt Minh đang tiến hành ở Nam Kỳ từ một năm trước rồi.” [45]
http://en.wikipedia.org/wiki/Brazzaville_Conference_of_1944. Wikipedia, the free encyclopedia.
[9] Joseph Buttinger, Vietnam: A Political History (New York: Frederick A, Praeger, 1968), p. 205. Nguyên văn: “On September 12 (1944), de Gaulle, back in Paris, made Mordan Delegate General of the French Government to Indochina. Paris also created an Action Committee for Liberation of Indochina which was presided over by the Minister of Colonies, René Pleven.”
[10] Joseph Buttinger, Ibid., p. 212. Nguyên văn: “In speaking of five Indochinese “states,” the French made it clear that they intended to maintain the artificial division of Vietnam into Cochinchina, Annam, Tongking. The five states which included Cambodia and Laos (whose only tie with Vietnam was that of French rule), were to be given a federal government and even a assembly with the right to pass on the federal budget. But both assembly and government to be “mixed,” which meant they were to be composed of indigenous and French members, and the ministers were to be responsible to the French governor general, who was the head the federation as in the past. The authors of the March Declaration revealed a truly amazing gift for being noncommital about the government of the five “:states” in whose hands rested so much power. All they said about them was that they would be “perfected and reformed”. It seemed as though Doumer’s spirit had never died.”
[11] Vũ Như Khôi, 75 Năm Đảng Cộng Sản Việt Nam (Thanh Hóa: Nhà Xuất Bản Công An Nhân Dân, 2005), tr. 171.
[12] Hoàng Cơ Thụy, Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4 (Paris: Nam Á, 2002), tr, 1924. Chú thích: Đông Dương giải phóng có nghĩa là Đông Dương được người Pháp chiếm lại từ trong tay người Nhật.
[13] Bùi Nhung, Thối Nát (Houston, TX: Xuân Thu in lại và phát hành 1980?), tr..99-100
[14] Trần Tam Tình, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Pa ris: Sudestasie, 1978), tr. 61.
[15] Joseph Buttinger, Vietnam: A Political History (New YorK: Frederick A Praeger, 1968), pp. 246-247. Nguyên văn: "In the Franco-Vietnamese contest between March and December, 1946, when the war broke out in the North, the man most firmly opposed to further French concessions was High Commissioner d' Argenlieu. The Admiral had served in World War I, and had retired in 1920 to join the Carmelite Order. He left his monastery when World War II broke out and resumed his naval career. Captured by the Germans after the fall of France, he escaped and joined the Free French in London. Before his appointment to Indochina in August, 1945, he served in French government-in-exile and in the first government of liberated France. He was close to de Gaulle, with whom he shared "a rigidity of mind and a preference for authoritarian methods." But he owed his appointment as High Commissioner largely to the new Catholic party of postwar France, soon became the MRP (Mouvement Republicain Populaire), which, under the leadership of Georges Bidault, soon became a new rallying point as well as an effective lobby for what the French have traditionally called the "colonial party." This group warmly applauded d' Argenlieu's belief that it was "the sacred duty of France to re-establish order" in Vietnam, and approved wholeheartedly his telling the Vietnamese that "France has come guided not by material or financial interest but by humanitarian goals.
[16] Huỳnh Văn Cao, Một Kiếp Người (Chantilly, VA:Thu Minh Huỳnh, 1993), tr. 52-53.
[18] Joseph Buttinger, Ibid., pp. 204-205. Nguyên văn: “Most American felt that a continuation of the colonial regime in Indochina conflicted with the aims for which the war was being fought. President Roosevelt himself had repeatedly stated that the French ought to withdraw from Indochina.”
[20] Joseph Buttinger, Ibid., p. 221.Nguyên văn: “Anthony Eden stated in his memoirs that “in accordance with the Potsdam Agreements an Anglo-Indian force under General Gracey occupied the southern half of the country until French were able to rsume comntrol.”
[22] Joseph Buttinger, Ibid., p. 221. Nguyên văn: “The British occupation troops were under the commander of General Douglas D. Gracey, who regarded the right of the French to reoccupy Vietnam as self-evident. “The question of the government of Indochina is exclusively French, he said before leaving for Vietnam. “Civil and military control by the French is only a question of weeks.”
[23] Joseph Buttinger, Ibid., p. 221. Nguyên văn: “The first troops, a battalion of Gurkhas, arrived in Saigon on September 12. With them came the first French troops, a company from Calcutta, where the French had assembled about 1,800 men.”
[24] Joseph Buttinger, Ibid., p 222-223.Nguyên văn: There can be no doubt that Gracey’s attitude intensified the crisis that gripped Saigon and raced toward its climax during the week of September 12-19. Gracey repeated an ealier order of the British to the Executive Committee for the South that all Vietnamese be disarmed. And he rudely reminded the Japanese commander that he had been told to use his troop to police the city and to maintain order even if this meant firing on Vietnamese.
Japanese reluctance to comply with this order has given rise to the legend of active Japanese support of the Vietnamese revolution. But in fact it was they who prevented the development of a viable native regime in March, 1945, both in the North and the South. The Japanese Army remained strictly neutral in the struggle between the national movement and the French.
What the British demanded and the French expected of the Japanese was a measure of interference in Vietnamese affairs and Allied policy which the Japanese were perfectly right to refuse….
On September 20, Gracey suspended all Vietnamese newspapers. The Vietnamese police force was made an auxiliary of the British Army. And on September 21, Gracey proclaimed martial law.
On Sepmber 22, Gracey took the last step to help the French attack the Vietnamese administration in Saigon by freeing the French parachutists whom the Japanese had captured and interned. Even more important, he armed about 1,400 French troops who had been confined to barracks near Saigon since the Japanese coup of March.”
[26] Joseph Buttinger, Ibid., pp. 221-222.Nguyên văn: “Gracey’ s views so colored his actions that he violated the instructions that the British occupation forces were not to interfere in the internal affairs of Indochina – ie., that they were not to take side in the developing conflict. When Admiral Mounbatten learned that these instructions were not being obeyed, he warned Gracey to stick his job, which was to disarm the Japanese, not to take action against the Vietnamese.”
[29] Theo Wikipedia, the free encyclopedia/ The Vietnam War.Nguyên văn: “French officials immediately sought to reassert control. They negotiated with the Chinese Nationalists. By agreeing to give up its concessions in China, the French persuaded the Chinese to allow them to return to the north and negotiate with the Viet Minh. In the meantime, Hồ took advantage of the negotiations to kill competing nationalist groups. He was anxious for the Chinese to leave. "The last time the Chinese came," he remarked, "they stayed one thousand years … I prefer to smell French turd for five years, rather than eat Chinese dung for the rest of my life.”
[46] Joseph Buttinger, Vietnam: A Dragon Embattled – Volume I (New York: Frederick A. Praege, 1967), p. 356:
:“The Chinese, whose major forces were concentrated in and around Hanoi, could certainly have gone even further, and instead of merely supporting the demands for a new government, oust the existing one by force. Such a move seems to have been seriously considered by the commander of the armies from Kwangsi, General Chiang Fa-kwei, and by his policital adviser, General Siao Wan, who, as recognized Chinese specialist on Vietnamese affairs, had been the chief supporter of VNQDD and the actual creator of the Dong Minh Hoi. A government of these parties would certainly not have enjoined much popular support, but Chinese arms would no doubt have been able to keep it in power.
There is no simple answer to the question why this step was not taken. Neither the Chungking Government, nor the generals in command the armies of occupation favored the use of force to replace the Vietminh government while the Chinese armies were stationed in Vietnam. It is misleading to assume, as some have done, that the Chinese tolerated the Vietnamese Government because it put up no opposition the exploitation of the country and spent huge sums to bribe the generals. It is true that Ho had not protested against exchange rate that was so disastrous for Vietnam and so advantageous for a group of rapacious Chinese, including the generals. There is also no doubt that the generals received handsome presents after the so-called national “gold week” - the collection, as gifts to the state, of all valuable jewelry and other objects made of gold.”