Các Chương trong Mục XIII: (chưa đăng: Lời đầu, Chương 39, 40, 41) 424344
CHƯƠNG 44
Mặt Trận Việt Minh Đã Đáp Ứng Khát Vọng Độc Lập Của Dân Tộc
Đánh đuổi quân cướp xâm lăng để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc là khát vọng của tất cả các dân tộc trên thế giới nếu chẳng may bị quân cướp ngoại thù tràn vào hay đã đặt được nền thống trị quản lý nhân dân. Đây là sự thật lịch sử đã xẩy ra ở trên trái đất này từ ngàn xưa cho đến ngày nay.
Những người thấu hiểu lịch sử thế giới đều nhận thấy rằng:
1.- Bất cứ quốc gia nào NẾU chẳng may bị một thế lực ngoại bang xâm lăng hay thống trị, THÌ nhân dân quốc gia đó sẽ liên tục cố gắng nổi lên tổ chức các lực lượng kháng chiến với mục đích duy nhất là đánh đuổi quân xâm lăng ra khỏi lãnh thổ để bảo toàn lãnh thổ hay đòi lại quyền độc lập cho dân tộc.
2.- Những người lãnh đạo và tham gia lực lượng kháng chiến đều được nhân dân ngưỡng mộ, kính trọng gọi là các nhà ái quốc và hay những vị anh hùng dân tộc.
3.- Tất cả những người dân bản địa đứng về phía hàng ngũ quân thù xâm lược bất kể là chức vụ, địa vị, danh nghĩa hay công việc làm như thế nào đều bị nhân dân khinh bỉ, thù ghét đến cùng độ của thù ghét, và bị gọi là những “quân phản quốc”, thứ người “cõng rắn cắn gà nhà” hay những phường “rước voi về giầy mả tổ”.
Quy luật lịch sử này cũng đều thấy ở bất kỳ địa phương hay quốc gia nào khác. Thử điểm qua vài trường hợp tiêu biểu:
Nước Trung Hoa đã từng bị người Mông Cổ, Mãn Châu, Nhật Bản xâm lăng và các cường quốc Pháp, Đức, Nga, Anh, v.v… dùng sức mạnh quân sự uy hiếp để lấn chiếm một phần lãnh thổ gọi là tô giới. Trong những lần bị quân ngoại xâm thống trị và uy hiếp như trên, đại khối nhân dân Trung Hoa đều quyết tâm chống lại quân xâm lăng bằng những hành động tích cực ủng hộ và hăng hái tham gia bất kỳ tổ chức nghĩa quân kháng chiến nào theo đuổi mục đích đánh đuổi quân xâm lăng để bảo toàn lãnh thổ hay đòi lại quyền độc lập cho đất nước. Nhờ tinh thần yêu nước cao độ như vậy của nhân dân Trung Hoa, Chu Nguyên Chương thành công trong việc đánh đuổi được quân Nguyên ra khỏi đất nước, lập nên nhà Minh được nhân dân Trung Hoa đời đời ghi ơn và tôn thờ. Cũng vì có được sự ủng hộ tích của đại khối nhân dân bị trị, Tôn Dật Tiên đã phát động được cuộc Cách Mạng Tân Hợi 1911 chống lại Nhà Thanh và thành công phá bỏ được nền quân chủ chuyên chính lỗi thời đã được lưu truyền và bắt rễ ở Trung từ mấy ngàn năm trước. Ông được nhân dân Trung Hoa đời đời nhớ ơn và tôn lên làm quốc phụ.
Trái lại, những người Hán có chủ trương xu thời, muối mặt làm tay sai cho quân cướp ngoại thù như Ngô Tam Quế, Uông Tinh Vệ, v.v.. đều bị gọi Hán gian và đời đời bị nhân dân nguyền rủa.
Những người Âu Châu chạy trốn các chế độ đạo phiệt Ki-tô ở quê hương sang Bắc Mỹ lập nghiệp, nhưng vẫn bị người Anh thống trị, bị coi như là một thứ dân thuộc địa, bị đối xử bất công, bị cưỡng bách phải đóng góp tiền bạc qua hình thức thuế để cho giai cấp thống trị thu vơ, hưởng thụ và gửi về làm giầu cho chính quốc Anh. Đứng trước tình trạng bị đối xử bất công như vậy, năm 1776, nhân dân 13 thuộc địa Anh tại Bắc Mỹ vùng lên tổ chức các lực lượng vũ trang, cương quyết đánh đuổi quân Anh ra khỏi Bắc Mỹ và thành lập Liên Bang Hoa Kỳ để cho nhân dân Bắc Mỹ không còn bị đối xử bất công như người dân hạng nhì dù rằng cũng là người dân da trắng gốc Âu Châu và cùng nói tiếng Anh như người Anh ở chính quốc Anh.
Cuộc chiến này kéo dài cho đến đến tháng 10 năm 1781, đại quân Anh dưới quyền chỉ huy của Tướng Anh Cornwallis tại trận đánh Yorktown thuộc Virginia bị vây hãm trùng trùng và càng ngày vòng vây càng xiết chặt bơi ba mặt giáp công: Một đạo quân Mỹ dưới quyền chỉ huy của Tướng Lafayette người Pháp vốn đã có mặt ở quanh vùng Yorktown chịu trận cầm cự và quây phá. Mặt khác, hải quân Pháp từ West Indies, theo vịnh Chesapeake tiến tới tấn công. Đồng thời, 16 ngàn quân Mỹ dưới quyền chỉ huy của Tướng Washington từ New York tiến xuống lao vào trận chiến làm cho quân Anh vốn đã khốn đốn lại càng thêm khôn đốn. Tình trạng quân Anh ở York Town vào trung tuần tháng 10/1781 không khác gì tình trạng quân Pháp ở các cứ điểm Điện Biên Phủ vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5 năm 1954. Cuối cùng, vô kế khả thi, 12 giờ trưa ngày 19/10/1781, Tướng Anh Cornwallis và toàn bộ quân Anh tại cứ điểm này đầu hàng quân Mỹ.
Vì rằng đây là trận đánh quyết định, cho nên sau trận đánh này, chính quyền Anh quyết định thương thuyết nghiêm chỉnh với chính quyền Mỹ tại Hội Nghi Paris. Tại hội nghi này, nước Anh công nhận quyền độc lập của nhân dân 13 thuộc địa tại Bắc Mỹ và công nhận nhiều điều khoản khác.
Trong cuộc chiến này, ông George Wahington là vị tướng cầm quân có công đánh thắng quân Anh trong nhiều trận lẫy lừng cho nên được nhân dân Mỹ nhớ ơn tôn lên làm quốc phụ và bầu làm vị tổng thống đầu tiên của nước Mỹ. Những người dân Mỹ ở 13 thuộc địa đứng về phía quân xâm lăng Anh chống lai lực lượng kháng chiến của nhân dân Mỹ trong đó có tên Benedict Arnold và nhiều người khác bị khinh bỉ và gọi là Mỹ gian. Sau đó, những tên Mỹ gian này được người Anh di tản đến định cư ở miền Đông Bắc Canada. Vấn đề này đã được người viết trình bày đầy đủ nơi các trang 80-81, Chương 1, trong cuốn Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation (Houston, TX: Đa Nguyên, 2004).
Sau khi Cách Mạng bùng nổ vào ngày 14/7/1789, tân chính quyền quyết định dùng biện pháp mạnh như:
a.- Tịch thu toàn bộ tài sản của Giáo Hội La Mã tại Pháp.
b.- Tước bỏ mọi đặc quyền phong kiến trong đó thuế thập phân dành cho Giáo Hội và giới tu sĩ Da-tô.
c.- Tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền
d.- Ban hành hiến chương dân sự dành cho giới tu sĩ theo đó các tu sĩ. Theo bản hiến chương này, các tu sĩ (Ca-tô) phải do chính quyền bổ nhậm (chứ không do Giáo Hoàng ở Vatican bổ nhậm) và phải thề trung thành với hiến pháp.
e.- Thẳng tay trừng trị trừng trị bọn tu sĩ và tín đồ Da-tô cuồng tín ngoan cố chống lại chính quyền Cách Mạng, chống lại tổ quốc và dân tộc Pháp.
Bất mãn vì những biện pháp mạnh này của chính quyền cách mạng, Vatican vận động thành lập Liên Minh Thánh gồm Áo, Phổ, Anh đem quân tràn vào lãnh thổ Pháp để đánh phá tân chính quyền với dã tâm xóa bỏ hết tất cả công trình cách mạng bằng cách tái lập vương quyền cho dòng họ Bourbon, phục hồi quyền lực và những đặc quyền đặc lợi của Giáo Hội như thời tiền cách mạng.
Việc làm này của Giáo Hội La Mã đã khiến cho tổ quốc Pháp lâm nguy. Nhân dân Pháp quyết tâm triệt để ủng hộ chính quyền Cách Mạng, hăng hái lên đường nhập ngũ chiến đầu chống lại Liên Minh Thánh xâm lăng để bảo toàn chủ quyền độc lập của dân tộc. Cho đến ngày nay những người tham gia cuộc kháng chiến chống Liên Minh Thánh xâm lăng này đều được gọi là các nhà ái quốc, những người lập được nhiều chiến công đều được nhân dân Pháp ghi ơn và tôn vinh lên hàng anh hùng dân tộc, và danh tính của họ đều được đặt tên cho các trường học, công viên, công thự, các đường lớn, đường nhỏ ở kinh thành Paris và trong các thành phô khác trên toàn thổ nước Pháp. Những người theo Liên Minh Thánh của Giáo Hội La Mã chống lại nước Pháp đều bị nhân dân Pháp khinh bỉ và gọi là Pháp gian.
Trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, nước Pháp bị Đức Quốc Xã xâm lăng và chiếm đóng từ giữa tháng 6 năm 1940 cho đến mùa hè, khoảng tháng 8 năm 1944. Trong thời gian này, nhân dân Pháp tổ chức các lực lượng kháng chiến, quyết tâm đánh đuổi quân xâm lăng Đức để giành lại quyền độc lập cho đất nước. Ông Charles De Gaulle (1890-1970) là người cầm đầu chính quyền kháng chiến lưu vong ở bên Anh. Khi Đồng Minh đổ bộ vào nước Pháp ở vùng Normandie vào ngày 6/6/1944, theo chân quân Đồng Minh, ông kéo quân về giải phóng quê hương. Cuối cùng Đức Quốc Xã bị đánh bại, nước Pháp lại trở về với nhân dân Pháp. Ông De Gaulle và tất cả những người Pháp tham gia lực lượng kháng chiến chống quân Đức xâm lăng đều được gọi là các nhà ái quốc. Riêng ông De Gaulle được tôn vinh là vị cứu tinh (saviour) của dân tộc, ngang hàng với hai vị cứu tinh tiền bối của dân tộc Pháp là bà Jeanne d’ Arc (1412-1431) và Tướng Bonaparte Napléon (1769-1821).
Tượng Charles De Gaulle ở Paris
Những người Pháp theo Đức Quốc Xã chống lại cuộc kháng chiến chống Đức như Thống Chế Henri Philippe Pétain (1856-1951) và đồng bọn bị nhân dân Pháp khinh bỉ và gọi là những thằng Pháp gian. Riêng tên Pháp gian Pétain dù đã từng là anh hùng của nước Pháp trong thời Đệ Nhất Thế Chiến và dù là vào năm 1945 đã ở vào cái tuổi 89, cũng vãn bị kết án tử hình như thường. Sau đó, vì nghĩ đến công lao của ông đối với nước Pháp từ năm 1940 trở về trước, bản án tử hình được đổi thành án tù chung thân. Ông bị nhốt giam cho đến khi ông qua đời vào ngày 23/7/1951.
Từ thế kỷ 16, phần lớn cá quốc gia trong các lục địa, đảo và quần đảo trên đây bị một trong các đế quốc Tây Nam Nha, Bồ Đào Nha, Hòa Lan, Anh và Pháp chiếm làm thuộc địa. Khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt vào năm 1945, hầu hết nhân dân các nước này đều cố gắng chiêu binh mãi mã, tổ chức các lực lượng vũ trang đánh đuổi quân xâm lăng để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc và hầu hết họ đã thành công. Những người tham gia các lực lượng kháng chiến này đều được gọi là các nhà ái quốc. Những người lập đuợc công trạng lừng lẫy hay nhiều chiến công đều được tôn vinh là anh hùng dân tộc, được nhân dân tôn thờ đời đời, danh tính của họ được dùng để đặt tên cho các trường học,, công viên, công thự, các đường lớn đường nhỏ tại thành phố thủ đô và các thành phố khác trong toàn quốc
So với các nước trên đây, Việt Nam là một nước bị xâm lăng nhiều lần và bởi nhiều đế quốc khác nhau. Mỗi lần bị xâm lăng là mỗi lần dân tộc ta lại cố gắng và kiên trì vùng lên đánh đuổi quân xâm lăng ra khỏi giang sơn để giành lại chủ quyền độc lập cho tổ quốc. Từ thế kỷ thứ 1, chúng ta có hai chị em Bà Trưng nổi lên tổ chức lực lượng kháng chiến đánh đuổi quân Hán xâm lăng vào những năm 39-42 tạo nên trang sử oai hùng cho đất nước. Sau hai bà Trưng, có bà Triệu Thị Chinh chống quân Đông Ngô vào năm 248), có Lý Nam Đế chống quân nhà Lương lập nên nhà Tiền Lý (544-602), có Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân đánh đuổi được quân Nam Hán, giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc vào năm 939 và lập nên triều đại nhà Ngô (939-965)
Lễ rước tượng voi chiến từ đình làng Hạ Lôi tới Đền thờ Hai Bà Trưng ( thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh) http://melinh.hanoi.gov.vn/
Trong thế kỷ 13, ba lần đất nước ta bị quân Nguyên xâm lăng và cả ba lần đều bị quân dân nhà Trần đánh tan.
Trong thế kỷ 15, đất nước ta bị nhà Minh đem quân sang đánh chiếm vào năm 1407 và thống trị bằng một chính sách vô cùng hà khắc và hết sức dã man. Với truyền thống chống quân xâm lăng từ thời Bà Trưng, tất nhiên là dân ta không bao giờ khoanh tay ngôi yên để cho quân cướp ngoại thù tác oai tác quái. Ngay khi giặc vừa tràn vào lãnh thổ và đi đến đâu là ở đó dân ta cương quyết chống lại. Khởi đầu, vì chưa có kinh nghiệm, chưa biết tổ chức và thiếu phương tiện, nên các lực lượng nghĩa quân lẻ tẻ tại các địa phương đề bị thảm bại. Rút được kinh nghiệm của những người đi trước đã thất bại, năm 1418, Bình Định Vương đã biết quy tụ được nhiều nghĩa sĩ, lập chiến khu, tích tụ lương thực, vận động nhân dân, ngihên cứu các chiến thuật và chiến lược, khai thác những lợi điểm như thiên thời, địa lợi và nhân hòa, phát động những trận đánh theo lợi lối chiến tranh du kích để chống lại hơn 300 ngàn quân Minh xâm lăng.
Nhờ có chính nghĩa, nhờ biết sử dụng nhân tài, cuộc kháng chiến dưới quyền đạo của Bình Định Vương Lê Lợi và ông Nguyễn Trãi, cuối cùng, hơn 300 ngàn quân Minh bị đánh tan vào năm 1427, Minh triều rút quân về Tầu và phải công nhân nền độc lập của dân tộc Việt Nam ta.
Cuối năm 1788, nghe lời cầu xin của tên vua đốn mạt Lê Chiêu Thống, Thanh triều sai Tôn Sĩ Nghị đem gần 300 ngàn quân tràn vào Việt Nam tiến vào tới Hà Nội, nói là tái lập vương quyền cho nhà Lê. Nhưng chỉ trong vòng hai tháng, đạo quân ăn cướp ngoại nhập này bị Vua Quang Trung đánh tan trong vòng mấy ngày vào dịp tết năm Kỷ Dậu với trận đánh lẫy lừng Đống Đa vào ngày 5 Tết khiến cho viên tướng chủ soái Tôn Sĩ Nghị phải hoảng hốt lo chạy thoát thân, không kịp mang theo ấn tín.
Đền Vua Quang Trung (Bình Định)
Giữa thế kỷ 19, Liên Minh Thánh Pháp – Vatican đem quân đánh chiếm nước ta lấy cớ là đòi quyền được tự do truyền đạo Da-tô. Triều đình Nhà Nguyễn bất lực, không làm tròn trách nhiệm bảo toàn lãnh thổ và chủ quyền của đất nước, phải ký Hòa Ước Nhâm Tuất 1862 nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho giặc, rồi đến Hoà Uớc Giáp Tuất 1874 nhường toàn bộ Nam Kỳ cho giặc và phải cúi đầu chấp nhận nhiều điều kiện khác của giặc đưa ra. Được đằng chân lân đăng đầu, thấy rõ triều đình nhà Nguyễn bất lực và hèn yếu, liên minh giặc lại đem quân ra đánh Bắc Kỳ, và cưỡng bách triều đình Huế phải ký Hoà Ước Quý Mùi 1883 và Hoà Ước Giáp Thân 1884 giao cả nước cho Pháp và Vatican nắm toàn quyền thống trị.
Những hành động ký các thỏa hiệp bán nước trên đây chứng tỏ Nhà Nguyễn đã làm mất hết chính nghĩa, không còn tư cách để tiếp tục ngồi lại ngôi vị lãnh đạo quốc dân hay quốc trưởng dù chỉ là hư vị như trong chế độ quân chủ lập hiến.
Kể từ đó, nhân dân ta lao vào cuộc chiến vừa đánh đuổi Liên Minh Pháp – Thập Ác Vatican ra khỏi giang sơn để đòi lại núi sông cho dân tộc vừa xoá bỏ triều đình bù nhìn nhà Nguyễn theo đúng truyền thống đã có từ ngàn xưa của dân ta.
Khởi đầu là tổ chức kháng chiến của các nghĩa sĩ ở miền Nam . Đây là các lực lượng kháng chiến của các cụ Trương Công Định (1860-1864) ở Gò Công, Tân An và Mỹ Tho, Nguyễn Trung Trực (1861-1868) ở Tân An và Kiên Giang, Thiên Hộ Dương (1860-1886) ở vùng Đồng Tháp, Thủ Khoa Huân (1862-1865) ở vùng Cai Lậy, Mỹ Tho ,v.v… Kế đó là các lực lượng nghĩa quân kháng chiến ở Miền Trung như lực lượng nghĩa quân của ông Mai Xuân Thưởng ở Quy Nhơn (1860-1867), của Phan Đình Phùng ở Vụ Quang (1885-1895), của cụ Đình Công Tráng ở Ba Đình (Thánh Hóa). Tiếp theo là các lực lượng nghĩa quân kháng chiến ở miền Bắc như các lực lượng kháng chiến của các cụ nguyễn Thiện Thuật ở Bãi Sậy, Hưng Yên (1883-1895? ), của cụ Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, Bắc Giang (1885-1913), của cụ Lương Ngọc Quyến và Trịnh Văn Cấn ở Thái Nguyên vào năm 1917, của Việt Nam Quốc Dân Đảng dưới quyền lãnh đạo của nhà ái quốc Nguyễn Thái Học trong cuộc khởi nghĩa ở Yên Bái vào tháng 2 năm 1930, v.v....
Nối tiếp các tiền nhân trên đây, năm 1930 Đảng Cộng Sản Việt Nam xuất hiện rôi lại thành lập Mặt Trận Việt Minh vào ngày 19/5/1941 để tiếp tục sứ mạng đuổi giặc cứu nước mà các lực lượng nghĩa quân đi trước chưa hoàn thành từ khi Liên Quân Xâm Lăng Pháp – Thập Ác Vatican xua quân tấn công đất nước vào năm 1858. Họ đã hoàn thành được cả hai nhiệm vụ lịch sử (1) đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Thập Ác Vatican giành quyền độc lập cho dân tộc, và (2) đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Thập Ác Vatican đòi lại miền Nam, đem giang sơn về một mối cho tổ quốc.
Qua những phần trên đây, chúng ta nhận thấy rằng trong tất cả các cuộc chiến của các dân tộc bị trị đánh đuổi quân xâm lăng ra khỏi đất nước để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc, tất cả những người lãnh đạo và tham gia lực lượng kháng chiến đều được nhân dân ngưỡng mộ, kính trọng gọi là các nhà ái quốc và hay những vị anh hùng dân tộc và đời đời nhớ ơn bằng cách dùng danh tính của họ đặt tên cho các trường học, công viên, công thự, đường lớn, đường nhỏ trong các thành phố lớn và thành phố nhỏ khắp nơi trong toàn quốc. Vì thế mà lịch sử Việt Nam đã ghi rõ
Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Nam Đế, Ngô Quyền,
Lý Thường Kiệt, Hương Đạo Vương Trần Quốc Tuấn,
Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản, Trần Nhật Duật,
Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn,
Quang Trung Nguyễn Huệ, Ngô Thời Nhậm, Ngô Văn Sở,
Trần Quang Diệu, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu,
Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân,
Mai Xuân Thường, Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng,
Cao Thắng, Đinh Công Tráng, Hoàng Hoa Thám,
Lương Ngọc Quyến, Trịnh Văn Cấn, Phạm Hồng Thái,
Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Cô Bắc, Cô Giang, v.v..
cùng tất cả những người tham gia các lượng kháng chiến dưới quyền chỉ huy các vị anh hùng dân tộc trên đây đều được nhân dân ta đời đời kính mến, tôn vinh là các nhà ái quốc và anh hùng dân tộc.
Để biểu lộ lòng kính mến và tôn vinh này, ngoài việc ghi lại công ơn của các ngài vào trong sách sử, danh tính của các ngài còn được đặt tên cho các trường học, công viên, các toà nhà công cộng, các đường lơn, đường nhỏ trong các thành phố trên toàn lãnh thổ của đất nước. Ngoài ra, dân tộc ta còn ghi ơn các ngài bằng cách lập đền thờ thờ các ngài ở nhiều nơi. Khắp đó đây trong nước, chúng ta thấy nhan nhản những đền thờ các ngài. Thí dụ như đền thờ Đức Trần Hưng Đạo, đền thờ vua Quang Trung, đền thờ hai bà Trưng, đền thờ ông Phạm Ngũ Lão, đến thờ cụ Đinh Công Tráng, đền thờ cụ Nguyễn Trung Trực, v.v…, tất cả là những bằng chứng hùng hồn nhất cho sự kiện này.
Đền thờ Nguyễn Trung Trực (Kiên Giang)
Cũng vì thế mà các nhà lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng như Mặt Trận Việt Minh và tất cả những người tham gia cuộc kháng chiến 1945-1954 do Mặt Trận Việt Minh lãnh đạo đều được dân tộc ta kính mến và tôn vinh là các nhà ái quốc và anh hùng của dân tộc.
Lăng cụ Hồ Chí Minh (ở Ba Đình)
Mời xem thêm các hình ảnh về các đài liệt sĩ ở http://kienviet.net/2012/07/29/kien-truc-dai-tuong-niem-liet-si-bieu-tuong-cua-long-tri-an/
Đồng thời, như đã nói ở trên, tất cả những người dân bản địa đứng về phía hàng ngũ quân thù xâm lược bất kể là chức vụ, địa vị, danh nghĩa hay công việc làm như thế nào đều bị nhân dân khinh bỉ, thù ghét đến tột cùng của khinh bỉ, thù ghét và gọi là những “quân phản quốc”, thứ người “cõng rắn cắn gà nhà” hay “rước voi về giầy mả tổ”.
Đây là quy luật lịch sử và từ ngàn xưa, tất cả các dân tộc các quốc gia trên thế giới hành xử theo quy luật lịch sử này. Việt Nam ta cũng không ngoại lệ.
Cũng theo quy luật lịch sử trên đây, những người Việt Nam đứng trong hàng ngũ quân xâm lăng từ phương Bắc như Trần Ích Tắc, Trần Thiêm Bình, Lê Chiêu Thống, và tất cả những người Việt Nam đứng trong hàng ngũ kẻ thù của dân tộc là Liên Minh Thánh Pháp – Thập Ác Vatican trong suốt chiều dài lịch sử từ cuối thế kỷ 18 cho đến ngày 30/4/1975 mà không biết hối cải đều bị dân tộc ta đời đời khinh bỉ, thù ghét và gọi là những tên “Việt gian phản quốc”, những quân “cõng rắn cắn gà nhà” hay “rước voi về giầy mả tổ”.
Thiết tưởng cũng phải nêu rõ danh tính những tên Việt gian khốn nạn này cho mọi người cùng biết. Đó là
- những tên vua Đồng Khánh, Thành Thái, Khải Định, Bảo Đại;
- những tên quan: Trần Bá Lộc, Lê Phát Đạt tức Huyện Sĩ, Đỗ Hữu Vị tức Đỗ Hữu Phương, Ngô Đình Khả, Lê Hoan, Trần Lục, Nguyễn Hữu Bài, Nguyễn Thân, Hoàng Cao Khải, Hoàng Trọng Phu, Hoàng Gia Mô, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Vi Văn Định, Cung Đình Vận, Nguyễn Duy Hàn, Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm, Phan Văn Giáo, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, Trần Trung Dung;
- những tên giám mục/linh mục Nguyễn Bá Tòng, Lê Hữu Từ, Hồ Ngọc Cẩn, Phạm Ngọc Chi, Mai Ngọc Khuê;
- và tất cả những tín đồ Da-tô đã đứng vào hàng ngũ Liên Minh Thánh Pháp – Thập Ác Vatican chống lại tổ quốc Việt Nam kể từ cuối thế kỷ 18 cho đến ngày nay.
Tất cả đều là Việt gian phản quốc và đời đời bị dân tộc khinh bỉ và nguyền rủa:
Sống chỉ mặt, chết chỉ mồ
Xương dù chôn nát, mặt mo hãy còn.
Tiếc rằng có một số người chưa hẳn đã là người ái quốc, hoặc là tội đồ dân tộc nhưng vì lý do không được rõ ràng vẫn được đẶt tên đường hay trường học. Điển hình cho là trường hợp Alexandre De Rhodes, Petrus Ký,... lại được vinh danh. Phải chăng ảnh hưởng của các thế lực thù địch của dân tộc vẫn còn chen chúc, núp lén đâu đó mà thời cuộc chưa được minh thị sòng phẳng với lịch sử.