●   Bản rời    

Mái Chùa Và Tro Cốt Của Người Chết

Mái Chùa Và Tro Cốt Của Người Chết

Trần Quang Diệu và DĐ

http://sachhiem.net/LICHSU/TR/TQD30_tro.php

06-Jul-2013

...mái chùa là hình nét vô cùng quan trọng, không thể vắng dạng với đời sống nơi hầu hết các vị xuất gia. Vậy mà ông Chân Tuệ lại có thể nhẫn tâm chê bai, miệt thị đại khái là kiến tạo chùa to Phật lớn nhưng có ngày sẽ hư sập đổ nát chứ “có linh thiêng gì đâu?” ... (TQD)

From: Tran Quang Dieu
Subject: TẠI SAO NGƯỜI TA CHỐNG "CÔNG GIÁO"?
Date: Fri, July 05, 2013 10:32 pm

Kính thưa quý vị,

Trong chuỗi Emails, tôi rất trân trọng những điều mà ông Trần Tiên Long và ông Giác Hạnh đã chia sẻ. Ở đây, có thể nói mà chẳng sợ sai, cá nhân tôi đã tổng hợp được tâm chất ở ông Chân Tuệ là một vị trung niên xuất gia với Ngài Hòa Thượng Thích Tâm Châu. Nhưng vì ông Chân Tuệ là người đang ở nhà của ông chứ ông không ở chùa như đa phần các vị xuất gia khác.

Phải chăng vì đấy mà trước đây ông Chân Tuệ đã viết xách mé không hợp với truyền thống lẽ đạo qua các cuộc hành trình khổ nhọc của lịch đại chư tổ PG, trong đó có PGVN rằng mái chùa là hình nét vô cùng quan trọng, không thể vắng dạng với đời sống nơi hầu hết các vị xuất gia. Vậy mà ông Chân Tuệ lại có thể nhẫn tâm chê bai, miệt thị đại khái là kiến tạo chùa to Phật lớn nhưng có ngày sẽ hư sập đổ nát chứ “có linh thiêng gì đâu?”

Là người xuất gia, thậm chí cho đến các vị sự phụ của ông Chân Tuệ là hai vị Hòa Thượng Thích Tâm Giác và Thích Tâm Châu thì vị nào cũng phải, và cũng có ít nhất là một ngôi chùa để các vị cư ngụ, hành đạo và hướng dẫn tha nhân. Vậy thì lý do gì ông Chân Tuệ lại nhẫn tâm xách mé, mỉa mai? “Linh” hay “có linh thiêng gì đâu” (lời của ông Chân Tuệ) đối với những mái chùa, còn tùy cảm ý với sự hướng tâm thâm nhập của từng mỗi mỗi tâm hồn cá nhân về hình bóng ở những mái chùa chứ sao ông Chân Tuệ dám thố tâm khinh thị?

Tôi nói, sở dĩ ông Cư sĩ Chánh Trực trước đây, và hiện nay là “Tỳ khưu Thích Chân Tuệ” mà biết được đến giáo lý Đức Phật là phải nhờ do vô số những vị xuất gia nơi tất cả những Tịnh xá,  những ngôi chùa qua dòng lịch sử trên 2.500 năm thì có lý do gì để ông phải dám tỏ ra xem thường vào lúc ông là người chỉ đang ở nhà riêng của ông!

Đến việc tro cốt của những người quá vãng mà thân nhân người ta xin gởi vào những chùa nào có xây tháp để an trí thì vẫn là quyền, và thâm ân đạo nghĩa mà con người chẳng ai dại khờ để cho người khác phải chê bai bóng bẩy này nọ liên quan đến tiền bạc mà họ có thể chỉ tiêu pha những gói thuốc lá, những thùng bia, những tô phở v.v… trong tháng, trong năm thì vẫn là nghĩa cử của người mà PG gọi là “Cận sự Nam và Cận sự Nữ” (Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di) chứ có chi để ông Chân tuệ phải lên mặt “dạy” cho họ cách thức tiêu xài?

[...] (về nội dung đoạn này, xem ở http://sachhiem.net/THOISU_CT/SH/Tuyenthe_tk.php)

Trần Quang Diệu

 

(SH - Mời đọc thêm "Gởi di ảnh, tro cốt nơi chốn tu hành"

http://viendongdaily.com/goi-di-anh-tro-cot-noi-chon-tu-hanh-wtFflntJ.html)

Bên trong tháp chứa tro cốt – ảnh: Khanh Vy/Viễn Đông

_____________________

From: "qtran" <qtran@ec.rr.com> Date: Wed, July 03, 2013 2:47 pm
Subject: Những_Mánh_Mung _Buôn_Thần_ Bán_T hánh_/ Cám_ơn_Ông_Quang_Diệu, _v à_Tiên_Long

Những Mánh Mung Buôn Thần Bán Thánh

Kính hai ông Giác Hạnh và Trần Quang Diệu,

Tôi đọc bài của ông Thích Chân Tuệ thêm lần thứ ba thì vẫn không thấy tác giả đòi phải hủy bỏ cái truyền thống tốt đẹp để hủ hài cốt trong chùa. Tác giả chỉ cảnh giác một thái độ mê tín cực đoan, dựa vào tha lực hơn là tự lực. Đó là thái độ hoàn toàn nghịch với giáo lý căn bản của Phật giáo. Chỉ trích của tác giả là nhắm vào những con người ỷ lại, chú tâm dựa vào tha lực mà quên bổn phận trước mắt khi còn sống. Đặt hài cốt trong chùa để tưởng nhớ công ơn của người thân yêu là điều tốt, nên làm; nhưng vấn đề là thái độ của chúng ta khi làm những điều đó. Đó là chủ điểm chính yếu của tác giả, ước mong mọi người không phải là miếng mồi ngon của những kẻ buôn thần bán thánh.

Có thể tôi diễn dịch sai ý của tác giả chăng? Nhưng đây là ý tưởng tôi đọc được từ bài viết của tác giả, xin được trình bày như một sự trao đổi học thuật.

Bên Công giáo thì đem tiền đến để xin cha làm lễ cầu hồn. Họ bảo thánh lễ thì vô giá nên giáo dân thường rất biết điều, cư xử rất rộng rãi. Có nhiều nhà dòng còn đăng quảng cáo nộp bao nhiêu tiền thì sẽ được là hội viên vĩnh viễn để được cầu nguyện muôn đời. Chính tôi là người đã chở mẹ tôi đến một nhà dòng ở New Orleans để nộp hơn 1.000 đô, sau trận bão Katrina, để làm cho mẹ tôi vui lòng. Tôi không bao giờ đặt vấn đề này ra để bàn cãi với những người thân yêu mà tôi biết họ chẳng còn gì ngoài cái bánh vẽ ảo tưởng thiên đàng. Đối với những người như vậy, hãy để họ yên với niềm hy vọng của họ. Mất tiền của mà mua được niềm vui hạnh phúc thì cũng đáng. Nhưng vấn đề là lúc nào cũng có những kẻ buôn thần bán thánh, dù núp dưới danh nghĩa tôn giáo nào, nhà thờ hay mái chùa, đang tìm đủ mọi cách moi móc tiền thiên hạ.

Bà Bs. Nguyễn Thị Thanh thường hay lặp lại một lời dạy cho các con chiên, rằng lợi lãi cả và thế gian mà mất linh hồn thì nào được ích gì? Nhưng làm thế nào để khỏi mất linh hồn? Thưa, thì cứ nghe theo những gì “Hội Thánh” dạy. Và “Hội Thánh” là ai? Đối với tôi, họ cũng chỉ là những con người thế tục, đại diện cho một tổ chức quyền lực, và phục vụ cho quyền lợi của tổ chức đó. Cả thế gian còn chưa bằng một linh hồn thì xá gì một quốc gia và dân tộc VN? Đó là lý do tại sao có lời tuyên bố phản dân tộc của Lm Hoàng Quỳnh, rằng thà mất nước hơn là mất Chúa, hoặc của ông VLC, rằng chúng ta nên cám ơn thực dân Pháp.

Rồi mới đây có một con chiên Ca-tô nọ đòi đặt tôn giáo lên trên cả đạo. Đạo thì ai ai cũng phải có, nhất là đạo làm người. Còn tôn giáo thì chỉ là một định chế xã hội, có khi lộn tùng phèo, mâu thuẫn lẫn nhau. Lịch sử đã chứng minh cho chúng ta thấy có nhiều tôn giáo đã mai một, vĩnh viễn chết khỏi dòng sinh hoạt tư tưởng của loài người. Trước khi là người tín hữu của một tôn giáo thì chúng ta đã là con người có đạo. Đạo đây là đạo tại tâm. Vậy chúng ta có cần phải hỗ trợ, hô hào, cỗ vũ cho một não trạng nô lệ tâm linh mà chủ nhân ông là một tổ chức quyền lực quốc tế nằm ở Vatican? Hỏi tức là trả lời vậy!

Trân trọng,

Trần Tiên Long

__________________

From: On Behalf Of Giac Hanh
Sent: Wednesday, July 03, 2013 1:36 PM
To: undisclosed-recipients:
Subject: [DiendanDanToc] Cám ơn Ông Quang Diệu, và Tiên Long

Tro cốt để trong chùa đúng là truyền thống Nguyên Thủy Phật giáo. 

Những gia đình Phật tử Nguyên Thủy thường làm điều này, tại các quốc gia có truyền thống Phật giáo lâu đời, kể cả Trung Quốc cũng cất những tháp nhỏ sau chùa để các hủ tro cốt. Tại Thái, Miến, Việt, Tây Tạng cũng thường có những xá lợi được trưng cho Phật tử thăm viếng hồi hướng. 

Tại Việt nam, chúng ta có mồ mã ông bà chôn sau vườn nơi "đất tổ" cũng là hình thức theo đạo Phật. Nếu con người chết là hết, thì tại sao tất cả những tôn giáo đều phải tôn nghiêm kính trọng các hài cốt? 

Tất cả là tâm linh, tôn giáo và đặc biệt chúng ta theo đạo con người. 

Tuy nhiên, tại những quốc gia nặng tính Công giáo, thì họ quan niệm chôn cất hoặc thiêu rồi hết. Phần tro cốt trong nhà quàn không ai quan tâm nữa thì quăn hết vô thùng rác sao? Gia đình thương lắm thì lấy phần tro cốt thả sông. Nhưng cũng có nhiều loại chôn cất rồi cắm Thánh giá bỏ hoang. Từ những cái bỏ hoang này, họ không còn quan niệm tưởng nhớ thờ cúng để hồi hướng cho người quá cố, đến nổi phong trào văn hóa công giáo tin tưởng rằng những xác chết sống lại từ những mộ phần chui lên là những con ma có xác không hồn gọi là ma cà rồng, hoặc là zombie.

Linh hồn đã bay vút về trời, còn lại cái xác sống dậy đi đây đó ăn óc người rùn rợn như tại Hoa Kỳ, Anh quốc và các nước Âu châu nặng tính công giáo đã thuần phong hóa nó trở thành những tác phẩm giả tưởng và ngày lễ halloween. Trong khi đó Phật giáo và các tôn giáo Á đông chúng ta đã thể hiện rõ ngày tảo mộ làm sạch mộ phần như cắt cỏ quét rác là để con cháu còn nhớ đến tổ tông, thăm chùa thăm hủ tro cốt Ông bà để tướng nhớ và hồi hướng nguồn gốc, lễ thờ cúng giỗ Ông bà tổ tiên, 

Giữa Công giáo và Phật giáo phân định rõ ràng hai cực khác xa. Mai cho chúng ta còn truyền thống lễ tổ, ông bà mà tinh thần độc lập dân tộc vẫn tồn tại không bị các thế lực ngoại bang triệt hại và lần nào họ cũng phải thua cho tinh thần dân tộc gốc Phật giáo, Lão, Nho, thờ cúng Ông bà, thần linh địa phương, anh hùng dân tộc là thế. Chứ nếu chúng ta bị đồng hóa bởi đạo Công giáo thì chẳng bao lâu, đất nước Việt nam bị xé tan thành trăm mãnh. 

Cho nên, tôi kết luận, dù bất cứ ngụy biện nào của nhóm người Công giáo đưa ra, cũng phản khoa học, phản dân tộc. 

Giác Hạnh

___________________

2013/7/3

Phu Huynh

Thời buổi này ma tăng và cái đám ma con quá nhiều so với PHẬT TĂNG và PHẬT TỬ CHÂN CHÍNH. Chỉ cái diễn đàng nho nhỏ này thôi, cũng biết chúng quá lộng hành! Đem hài cốt của người thân mình giao cho lũ quỷ sứ này, thì bọn chúng sẽ đưa linh hồn người thân mình xuống 36 (kiểu) tầng địa ngục, còn phải đóng tiền cho chúng đưa đi nữa! Nên để hài cốt ở nhà mình lo, hay đem chôn ở một chỗ nào mình thích để linh hồn người thân được thanh thản. Đem vào chùa người thân mình sẽ không siêu thoát, vì ngày nào cũng nghe "ma kinh"... Giang san chúng còn bán, thì những chuyện động trời khác chúng sợ gì không dám làm? PHẬT ở tại TÂM, không phải ở tại chùa hay ở tại sư. PHẬT THÍCH CA thành chánh quả ở dưới gốc bồ đề, chứ không phải ở trong chùa sang trọng...  

____________________

From: Tran Quang Dieu
Sent: Tuesday, July 2, 2013 9:47 PM
Subject:
[ChinhNghiaViet] Tro cốt để ở đâu mà phù hợp với luật pháp và vệ sinh môi trường là OK! FW: [DiendanDanToc] Re: Ông Thích Chân Tuệ không nên phá hoại nhà chùa như vậy.

Ông Chân Tuệ vì ông đang tự tu nơi nhà riêng của ông cho nên ông không thể để tro cốt người khác trong nhà. Mà cũng không ai đem đến nhà để nhờ đến ông về điều như vậy. Nó khác hoàn toàn với mái Chùa là nơi sinh hoạt cho mỗi cộng đồng Phật giáo địa phương.  

Vấn đề để tro cốt trong chùa, thậm chí nơi những chốn Hoàng cung từ thuở tám vị đại vương đem quân đến khu rừng Sa La Song Thọ để đòi chia phần Xá Lợi Phật Thích Ca (tro cốt của Phật Thích Ca) đặng mỗi vị đem về vương quốc của mình để thờ phượng, tôn kính là văn hóa nơi truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy như ông Giác Hạnh nói, tôi cho là hợp lý.

Có sao đâu? Hành tinh nơi quả địa cầu thì nước đã chiếm hết 3/4. Diện tích còn lại, dân số nhân loại càng ngày càng tăng. Vì vậy, nếu mỗi  ai ai một khi thân nhân của mình qua đời, đem hỏa thiêu (vệ sinh hơn là chôn), mang vô chùa gởi. Rồi thì: Hằng ngày, hằng tuần, mỗi hai tuần, hay hằng tháng (nếu có thể), người thân là Phật tử về chùa lạy Hồng Danh Sám Hối và sẵn đốt cho phần duy nhất còn lại của thân nhân mình cây nhang, tưởng nhớ, đồng thời trưởng dưỡng hành trình tâm linh ở chính mình thì cố nhiên nó sẽ quý biết bao nhiêu! 

Tại đấy, nếu tự nguyện đôi chút phần tài chánh khi gởi tro cốt thân nhân mình đặng các vị xuất gia (là phải ở chùa) duy trì một nơi sinh hoạt tâm linh trong lý tưởng của mình thì có chi để mà thắc mắc, ồn ào? 

Tôi biết, hủ tro của tướng quân Nguyễn Khoa Nam (Tư lệnh Vùng 4 Chiến thuật) đã được thân nhân bốc mộ, hỏa thiêu rồi mang gởi vào Tu viện Quảng Hương Già Lam, Gò Vấp, Sài gòn để hồn thiêng của người Quân nhân Phật tử Nguyễn Khoa Nam và những thân nhân còn lại có dịp gắn bó, gần gũi với khói hương và tiếng chuông chùa nhẹ rơi vào mỗi chiều tà với ý hướng "mái chùa che chở hồn dân tộc, nếp sống muôn đời của tổ tông" thì ông Chân Tuệ làm gì người ta?

Trần Quang Diệu

__________________

From: qtran@ec.rr.com
Date: Tue, 2 Jul 2013 23:57:25 -0400 Subject: RE: [DiendanDanToc] Re: Ông Thích Chân Tuệ không nên phá hoại nhà chùa như vậy.

Kính thưa ông Giác Hạnh,

Tôi có kinh nghiệm không mấy tốt đối với thày Thích Chân Tuệ. Tuy nhiên, tôi xin được đồng cảm với thày Thích Chân Tuệ trong bài này: Hũ hài cốt là con tin trong chùa. Đúng hay sai? nên hay không nên?

Những chỉ trích, trình bày của tác giả về một truyền thống mê tín dị đoan trong dân gian đều bằng những lập luận rất thuyết phục.

Xin cám ơn tác giả đã cho tôi có dịp được đọc một bài viết rất hay! Tôi đã đọc đi đọc lại đến hai lần.

Trân  trọng,

Trần Tiên Long

________________

From: Giac Hanh
Sent: Tuesday, July 02, 2013 3:44 PM
Subject: [DiendanDanToc] Re: Ông Thích Chân Tuệ không nên phá hoại nhà chùa như vậy.

Để tro cốt trong chùa là truyền thống văn hóa Phật giáo Nguyên Thủy (tiểu thừa). Ông Thích Chân Tuệ không nên phá hoại nhà chùa như vậy. 

Nói như đám Công giáo này (bài viết về Hủ tro cốt trong chùa không nên thờ phượng là do bọn Công giáo đánh phá). Nếu không để tro cốt trong chùa, thì Xá lợi Phật, tượng Phật, Xá lợi các Tăng cũng không cần tới, cả tấm vải của chúa Giê su, hoặc giọt máu của Chúa Giê Su còn xót lại được cất kính trong nhà thờ Vatican cũng phải đêm quăn vô thùng rác. 

Cái bọn phá đạo hại đời này cố tình biến tất cả tôn giáo trở thành "phi tôn giáo". Ai? chỉ có VC không muốn chúng ta tồn tại tôn giáo.

__________________

From: VP. Phật-Học Tịnh-Quang <vp.phtq.canada@gmail.com>
Date: 2013/7/2
Subject: [VP.PHTQ.CANADA] Hũ tro cốt là con tin trong các chùa - Các thầy chùa các ông cha cũng đọa lạc như bao nhiêu người khác - Tâm phải sáng suốt, chân chánh và thanh tịnh. Được vậy, con người sống hạnh phúc, chết bình an. KHÔNG CẦN CẦU NGUYỆN cũng siêu thoát.

From: nha khanh
Date: 2013/6/17
Subject: Hũ hài cốt là con tin trong chùa
To: Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ

KÍNH CHUYỂN VÀ KÍNH XIN GÓP Ý
Hũ hài cốt là con tin trong chùa
Đúng hay sai ? nên hay không nên ?

Những người Việt sinh sống ở hải ngoại, đối với những gia đình đã ổn định đời sống, khi có người thân qua đời nếu chọn chôn cất tại các nghĩa trang với những thảm cỏ xanh, hoa nở tươi tốt, để người thân đến thăm viếng trong những dịp lễ New Year, Father’s Day, Mother’s Day, Vu Lan, Tết Nguyên Đán, cũng rất là hay và đẹp.

Cho nên, với câu hỏi là nên chôn (địa táng) hay thiêu (hỏa táng) cha mẹkhi qua đời thì câu trả lời là điều đó còn tuỳ thuộc nhiều yếu tố, nhất là quan niệm cá nhân về sự sống và chết của con người. Phật Giáo không chủ trương hỏa táng cũng như địa táng. Vì thế việc chọn lựa này là do quyết định của người qua đời, lúc còn sống đã để lại di chúc. Nếu không thì người thân trong gia đình nên bàn thảo để có quyết định chung, tránh sự tranh cãi. Dù thiêu hay chôn thì thân xác của người chết không còn cảm giác nóng hay lạnh.

Khi tứ đại tan rã, hệthần kinh ngừng hoạt động, thần thức đã ra khỏi thân xác để đi tái sanh sang cõi khác. Những trò hề hộ niệm được vãng sanh hiện nay cũng khá phổ biến, bởi do con người không hiểu rõ chánh pháp, dễ bị gạt gẫm. Sau khi hỏa thiêu, thân xác người chết không còn là gì nữa. Vấn đề được đặt ra là có nên chôn tro cốt xuống đất, hoặc gìn giữ để thờ cúng tại nhà, tại chùa, hay đem rải xuống sông biển.

Đạo Phật dạy rằng xác thân chỉ là sự duyên hợp của vật chất, gọi là tứ đại, bao gồm: đất, nước, gió, lửa.Sau khi chết, những thứ này lại trở về với đất, nước, gió, lửa. Phần tro cốt còn lại chỉ là biểu tượng của người qua đời, là người thân mà con người thương yêu. Con người nên kính trọng, tuy nhiên, không nên quyến luyến quanh những biểu tượng này, không nên sống mãi với quá khứ. Một số người thích thờ cúng tro cốt tại chùa hay tại nhà. Một số người khác lại đem chôn, hoặc đem tro cốt rải xuống biển, hay xuống sông, hay rải xuống rừng, hay một nơi nào đó theo ý muốn.

Con người ai ai cũng phải chết, và đi đầu thai qua kiếp khác, hoặc thiênđàng hay địa ngục, đều do nghiệp thiện hoặc nghiệp ác, con người đã làm ra khi sanh tiền. Chính con người quyết định kiếp sau đầu thai chốn nào, cõi nào, lành hay dữ, tịnh độ hay ác đạo, chứ không phải do thượng đế hay thần linh nào khác- cũng không do các ban hộ niệm cầu vãng sanh tào lao hiện nay rất nhiều.

Con người quyết định đời sống kiếp này và kiếp sau bằng các hành động qua thân, khẩu, ý hàng ngày, hàng giờ, hàng phút trong cuộc sống hiện tại.

Là Phật tử chúng ta đừng nghĩ rằng để tro cốt ở những nơi thiêng liêng như chùa chiền, người quá vãng sẽ được an toàn, được nghe câu kinh tiếng kệ và không bị nghiệp lực lôi kéo. Khi còn sống, con người không chịu nghe kinh kệ,không chịu tu tâm dưỡng tánh, khi chết rồi, các hủ tro biết nghe, biết tu hay sao? Thiệt là nằm mơ khi còn trời sáng. Mấy nhà sư còn sống sờ sờ cũng vẫn bị nghiệp lực lôi kéo - nếu đạo lực không vững mạnh. Việc để tro cốt trong chùa không có ý nghĩa gì hơn là sự biểu lộ niềm kính trọng và thương yêu của người thân đối với người đã khuất. Chấm hết.

Hũ tro cốt là con tin trong các chùa

Câu hỏi:

Hiện nay, một số người giàu, có nhiều tiền, muốn báo hiếu cho thân nhân của mình, nên đến các chùa có diện tích đất rộng, bỏ tiền ra mua một miếngđất để xây một cái mồ, rồi đưa xác thân nhân về chôn cất ở đó, hoặc gửi tro vào tháp hài cốt trong chùa. Nhà chùa gặp cơ may này làm giàu, tính giá rất cao cho những người cần nhà chùa làm lễ cầu siêu độ cho các vong linh. Các người này họ rất hoan hỷ được đưa thân nhân về chùa “nằm trong đất chùa, được nghe kinh, được theo Phật”.

Kính thưa Thầy, ý nghĩa của việc làm nầy thật sự là thế nào đối với người quá vãng, với thân nhân của họ và đối với nhà chùa? Chúng con xin Thầy từbi chỉ dạy cho chúng con được rõ.

Câu trả lời:

Đó chỉ là tín ngưỡng trong dân gian, cho rằng người chết được chôn trong đất chùa hoặc gửi nắm tro tàn trong tháp hài cốt thì hằng ngày linh hồn sẽ được nghe kinh, nhờ đó được siêu thoát lên cõi Cực Lạc, Thiên Đàng. Khi còn sống con người theo tổn hữu ác đảng, tạo bao ác nghiệp. Lúc chết thì linh hồn người đó chịu theo Phật hay sao?

Nếu con người thực sự muốn báo hiếu, trước hết nên tự mình tu tâm dưỡng tánh, sau đó nên lo lắng, chăm sóc, hướng dẫn việc tu hành cho cha mẹ, khi còn hiện diện trên trần gian này. Khi cha mẹ qua đời thì nên đem tài sản của cha mẹ bố thí, cứu người giúp đời và hồi hướng công đức và phước đức cho cha mẹ.

Do lòng thương yêu và sự hiếu hạnh - nhưng không học hiểu chánh pháp - khiến cho con người không còn sáng suốt, theo tà pháp, nên nghe quí thầy, quí cô trong chùa, bảo sao làm vậy chứ không có suy nghĩ chín chắn. Quí thầy quí cô này cũng ngu dốt, u mê, đời trước bảo sao, đời sau làm vậy, chẳng rõ chánh tà khác nhau ra sao. Các tăng ni không học hành dẫn dắt theo bao nhiêu người khác đọa lạc -tai hại vô cùng là chỗ này. Đầu tàu lạc đường, hay trật đường rầy, cả đoàn tàu không đến được mục tiêu mong muốn. Bởi vậy bọn trọc đầu đọa lạc dưới địa ngục nhiều hơn người có tóc, chính là nghĩa đó vậy.

Sự tin tưởng thiếu thực tế, không trí tuệ của một số người đã làm giàu cho các chùa và biến các chùa thành một nơi sinh hoạt mê tín chứ không còn là nơi chốn tu hành của tăng ni và cư sĩ nữa. Chùa nào hiện giờ cũng xây tháp hài cốt, khi có thân nhân chết, người ta đem thiêu xác, gửi vào chùa. Khi gửi nắm tro tàn như vậy thì phải tốn bao nhiêu tiền đóng vào và còn phải cúng dường tiền cho chùa rất nhiều hằng năm. Nếu thân nhân không cúng dường tiền thì hũ hài cốt ấy sẽ bị dẹp vào chỗ khuất lấp. Còn ai cúng dường tiền nhiều thì hũ hài cốt sẽ được để trên chỗ sang trọng trong tháp. Nhiều chùa hiện giờ lấy hài cốt làm con tin, để làm tiền người thân một cách phi nhân nghĩa, thiếu đạo đức. Tháp hài cốt là núi tiền, các lễ trai đàn bạt độ mê tín là những mẫu ruộng mầu mỡ xài hoài không hết.

Có nhiều thầy chùa cạo tóc có tiếng là đi tu, nhưng không học hiểu chánh pháp, không rành giáo lý, chỉ lo mua bằng thượng tọa, trèo lên hòa thượng, học tổ chức các lễ trai đàn bạt độ, các lễ vớt vong trên sông trên biển như vớt bèo, các lễ phóng sanh nhưng hại vật, các lễ rải tro trên sông cho người chết được giải thoát. Các loại lễ cúng này hét ra bạc, khạc ra vàng. Thiệt là các trò gạt gẫm của bọn giặc thầy chùa.

Ví dụ: Nhà chùa muốn làm một việc gì thì nhắm vào gia đình của những người, có gửi hài cốt, hoặc chôn cất người thân trong đất chùa. Họ kêu gọi những người nầy đóng góp làm từ thiện, hoặc xây cất chùa, hay bất cứ việc gì trong chùa cần. Nghe kinh được siêu thoát về Cực lạc, Thiên đàng đâu không thấy, mà chỉ thấy những người còn sống phải gánh một gánh nặng của tôn giáo mê tín. Cho nên chùa nào có đất rộng làm nghĩa địa hoặc xây tháp hài cốt là chùa đó giàu to, giàu không mất sức lao động chút nào cả.

Thầy chùa nào biết luyện giọng, biết làm lễ mang màu sắc linh thiêng huyền bí, bẻ tay giậm chân, mặc y áo như kép cải lương rực rỡ xanh đỏ tím vàng, la la, hét hét, ợ ợ, ngáp ngáp, trợn trợn, chui vô màn vô mùng, đứng trên bục cao quơ quơ, rắc rắc, thì người ngu u mê càng tin tưởng và cúng tiền càng nhiều, bởi lẽ ai ai cũng có người thân đã qua đời. Mọi người đều thấy tệ nạn lừa đảo hiện giờ trong các chùa rất lộ liễu, kể cả các hàng gọi là lãnh đạo cao cấp của các giáo hội trong và ngoài nước. Nhà chùa vô hình, vô tình đã biến nơi tu hành thành nơi nhà mồ nghĩa địa, nơi thực hiện sựmê tín của dân gian, gạt gẫm, lừa đảo bá tánh u mê.

Trong lúc con người còn sống mà còn chưa hiểu biết được Cực Lạc, ThiênĐàng ở đâu? Có hay không có? Huống là người chết, nằm trong hũ tro còn nghe thấy được những gì? Nếu người chết rồi quả thật nghe kinh và được sanh về Cực Lạc Thiên Đàng, thì người sống tu hành làm gì cho cực khổ. Khi còn sống, con người cứ lo tạo nhiều tiền nhiều của, bất chấp thiện ác. Khi chết, người đó dặn thân nhân, thỉnh mời hàng trăm thầy chùa, hàng trăm ông cha đến cầu siêu, cầu hồn thì khoẻ quá. Sống ngon chết tốt như vậy ai mà không ham chớ.

Đó là những tệ nạn trong chùa - không phải chính là Phật Giáo -mọi người nên cảnh giác các mánh khoé lừa đảo này. Phật giáo là những giáo lý dạy NGƯỜI SỐNG, ăn hiền ở lành, tu tâm dưỡng tánh, giác ngộ giải thoát, quay đầu hướng thiện (đáo bỉ ngạn) - chứ không dạy con người đợi đến lúc nằm trên giường bệnh mới biết niệm Phật, đợi nằm trong quan tài, trong nấm mồ, trong lò thiêu, hay nằm trong hủ tro, mới chịu nghe kinh kệ. Tất cả đã quá muộn màng. Tất cả là do con người gạt gẫm nhau thôi. []

BBT.VP.PHTQ.CANADA

...

Tất cả những hình thức hay nghi lễ tôn giáo là do người đời đặt ra, rồi người khác lợi dụng, chẳng có giá trị gì cả. Đừng quá bận tâm hay khổ tâm vì những chuyện vô ích đó. Con người phải tự lực tu sửa thân tâm cho được nhẹ nhàng, khinh an. Tâm phải sáng suốt, chân chánh và thanh tịnh. Được vậy, con người sống hạnh phúc, chết bình an.

KHÔNG CẦN CẦU NGUYỆN cũng siêu thoát.

Kính thư,
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
VP.PHTQ.CANADA (cutranlacdao@yahoo.com)

___________________

(Xem bạn đọc khác phản hồi:)

- Nhân đọc "Mái Chùa Và Tro Cốt Của Người Chết" Của Nguyễn Bình