●   Bản rời    

VATICAN:CH05b - Đạo Lý Dân Tộc Và Đạo Lý Ca-Tô: Khác Nhau về Vấn Đề Quản Lý Tôn Giáo

GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH05b.php

06-Mar-2012

 

CHƯƠNG 5


Sự Khác Biệt Giữa Nền Đạo Lý Cổ Truyền Với
Nền Đạo Lý Ca-Tô (mục 3 và 4)


1 2 3 4

III. - Tôn Giáo và Chính Quyền, Và Vấn Đề Quản Lý Tôn Giáo

Quan niệm khác nhau về mối tương quan giữa tôn giáo và chính quyền cũng như cách quản lý tôn giáo trong xã hội theo văn hóa Đông phương và xã hội theo Ki-tô giáo. Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng có liên hệ đến tất cả mọi sinh hoạt của con người trong bất kỳ xã hội theo nền văn minh nào và trong bất cứ thời đại nào. Vì thế mà chúng ta cần tìm hiểu cho thấu đáo vấn đề này. Ở đây, chúng tôi xin giới hạn trong ba yếu tố: đạo lý, chính quyền và tôn giáo.

Về hai yếu tố chính quyền và tôn giáo, thiết tưởng không có gì phải thắc mắc định nghĩa và thực thể, dù ở bất kỳ xã hội nào, Đông Phương cũng như Tây Phương. Thế nhưng, về vấn đề đạo lý, thiết tưởng cần phải được làm cho sáng tỏ vì nó có tính cách chủ quan. Bằng chứng rõ ràng là Nếu tìm hiểu lịch sử và nếp sinh hoạt hàng ngày của  mọi thành phần trong xã hội Ca-tô, chúng ta sẽ thấy trong xã hội này không có đạo lý, chỉ có những tín điều Ki-tô, giáo luật và lời phán dạy của Giáo Hội La Mã mà tín đồ và nhân dân dưới quyền bắt buộc phải tin tưởng và tuân thủ. Ai triệt để tin tưởng và tuân thủ những thứ này, thì được gọi là ngoan đạo và có khi được phong thánh, nếu không thì sẽ bị cho là tà đạo, vô đạo, man di, mọi rợ. Phần trình bày dưới đây sẽ làm sáng tỏ vấn đề này.

A.- Nền đạo lý vị tha của các dân tộc Đông Phương.

Nền đạo lý của các dân tộc Đông Phương theo tam giáo đồng nguyên  có những quy tắc thành văn hay bất thành văn. Tất cả những quy tắc này đều có tính cách vô tư, công bằng, có lợi chung cho tất cả mọi thành phần trong xã hội, không có một quy tắc nào nhằm để phục vụ cho riêng một giới người nào. Vì thế mà nền đạo lý này là nền đạo lý vị tha. Đây là một sự thật bất khả phủ bác và đã được thể hiện ra thành những nếp sống văn hóa mà sách sử đều ghi rõ. Bất kỳ người dân nào có khả năng sử dụng lý trí để tìm hiểu sự vật và sự việc đều có thể kiểm nghiệm được vấn đề này.

1.- Phân biệt đạo lý khách quan và tôn giáo chủ quan:

Ngay từ thời thượng cổ, nền đạo lý vị tha của các dân tộc Đông Phương đã khẳng định rằng những người hành nghề tôn giáo phải biết rõ vai trò cũng như giới hạn của và giá trị của tôn giáo. Sách The Ageless Chinese nói rõ  như sau:  

"Sự tách rời đạo lý ra khỏi tôn giáo không phải là không có  phúc lợi. Đây   là một nét đặc thù của nền văn hóa Trung Hoa.  Người Trung Hoa cho rằng  các tiêu chuẩn đạo đức quan trọng hơn các tiêu chuẩn tôn giáo. Trong  trường hợp có sự xung đột giữa đạo lý và tôn giáo thì tiêu chuẩn đạo lý  phải luôn luôn chiếm phần ưu thế. Người Trung Hoa quan niệm rằng các  tiêu chuẩn đạo lý và tôn giáo không cần thiết phải giống nhau, trái lại  đôi khi còn trái ngược nhau... Trong khi các tiêu chuẩn của một  tôn giáo có vẻ  kỳ dị đối với một hay hay với nhiều tôn giáo khác thì các tiêu  chuẩn đạo lý lại có tính bao quát phổ thông và phải được áp dụng cho tất  cả mọi người. Không nên cưỡng bách những người khác phải theo tôn giáo của  mính. Làm như vậy (bắt người khác phải theo tôn giáo của mình) là "ngoan đạo", có tinh thần tôn giáo, nhưng chắc chắn là  phi luân lý, phi đạo đức. Những người cuồng  tín về đạo giáo cương quyết chỉ trích, lên án và hủy  diệt  tất cả những tôn giáo khác bằng tất cả những phương tiện và biện pháp mà chúng có thể sử dụng được. Đó là một sự suy đồi của xã hội và chúng không  đáng được đồng bào của chúng thương xót. Xã hội muốn tồn tại thì các tiêu  chuẩn đạo ly phải đứng lên trên tất cả các tôn giáo và các tôn giáo phải  tuân hành các tiêu chuẩn đạo đức. Một tiêu chuẩn đạo đức như vậy phải được áp dụng  để điều hành sự  liên hệ giữa các tập thể (như là các giáo phái) cũng như giữa những cá nhân trong một tập thể. Khi đã tách rời đạo đức ra khỏi tôn giáo và coi đạo đức có giá trị  cao hơn tôn giáo, người Trung Hoa thoát khỏi cảnh cuồng tín về đạo giáo,  thoát khỏi cảnh ngược đãi và khủng bố nhau vì lý do tôn giáo. Trong khi đó  các tôn giáo khác nhau vẫn sống bên nhau một cách hài hòa nếu so sánh  với nhiều quốc gia khác (ở  Âu châu).”[1]

Qua các phần trình bày trên đây, chúng ta thấy rằng nền đạo lý vị tha của các dân tộc Đông Phương coi đạo lý là quan trọng hơn hết. Đạo đức đứng trên các hình thức chính quyền, bất kể là chính quyền quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, quân chủ lập hiến hay dân cử. Cuối cùng mới đến tôn giáo.

2.- Chính quyền có nhiệm vụ thay mặt đạo lý để kiểm soát tôn giáo:

Điểm đặc biệt trong nền đạo lý vị tha của các dân tộc Đông Phương là chính quyền được coi như là có trách nhiệm thay mặt đạo lý để kiểm soát, quản lý và xử  lý các tôn giáo. Chính quyền ở xã hội Đông Phương đã từng thẳng tay trừng trị những kẻ lưu manh tự phong là thày cúng, mượn danh thần linh bịa đặt ra những điều huyễn hoặc để mê hoặc, phỉnh gạt và lừa bịp người đời hầu thủ lợi. Vấn đề này đã được trình bày rõ ràng trong Phần 1, Mục 2 ở trên. Đây là truyền thống đã có từ thời thượng cổ ở trong xã hội  Đông Phương.


Ông Tây Môn Báo - ảnh minh họa

Chuyện quan Thái Thú Tây Môn Báo đất Nghiệp Đô ở nước Ngụy (Trung Hoa) trong thời Tiền Tấn đã thẳng tay trừng trị nghiêm khắc bọn thày cúng và đồng cốt ở ven sông Chương Hà là bằng hùng hồn nhất cho sự kiện chính quyền thay mặt cho đạo lý kiểm soát và xử lý tôn giáo.  Chuyện rằng bọn đồng cốt bịa đặt rằng ông thần hà bá ở khúc sông này đòi mỗi năm phải cưới cho ông ta một cô vợ trẻ đẹp. Bọn này cấu kết với cường hào ác bá địa phương để cưỡng bách nhân dân trong vùng phải đóng tiền cho chúng lo việc hôn nhân bố láo như vậy. Để biết rõ chi tiết về chuyên này, xin độc giả tìm đọc Đông Chu Liệt Quốc – Quyển 3 do học giả Mộng Bình Sơn chuyển dịch (Fort Smith, AR: Sống Mới, (không nói năm phát hành), tr. 972-974. 

Việc trừng trị bọn đồng cốt này cũng chứng minh rõ ràng là tôn giáo được coi như là ở hàng thấp nhất trong nếp sống sinh họat văn hóa của các dân tộc Đông Phương.

B.- Quan niệm của Giáo Hội La Mã về liên hệ giữa tôn giáo và chính quyền.

Vì khái niệm tôn giáo trong xã hội Ki-tô luôn luôn ở vị trí độc tôn, đặt trên tất cả các sinh hoạt xã hội, vấn đề đạo đức theo nghĩa khách quan không còn có chỗ đứng, và ngay cả vị trí của chính quyền cũng đặt dưới tôn giáo. Đây là điều trái ngược với văn hóa truyền thống Á Đông.

1.- Xã hội Ki-tô: tôn giáo thay vì đạo lý.

Ki-tô giáo chỉ quan trọng tôn giáo chủ quan và không nhất thiết phải là đạo lý khách quan. Nói cách khác, dường như vấn đề đạo lý không được nhắc đến trong xã hội này. Để làm sáng tỏ vấn đề có hay không có đạo lý trong xã hội Ki-tô hay trong Giáo Hội La Mã, trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu đạo lý là gì.

Theo Hán Việt Từ Điển của học giả Đào Duy Anh, “đạo lý là cái nghĩa lý đương nhiên ai cũng công nhận”, và theo Việt Nam Tự Điển của học giả Lê Văn Đức, “đạo lý là cái lý đương nhiên phải vậy.”

Căn cứ vào các định nghĩa trên đây và căn cứ vào quy tắc đạo lý mà mọi người phải tuân thủ để có thể sống hài hòa với nhau là phải triệt để tuân theo quy tắc "kỷ sở bất dục vật thi ư nhân" (hành xử sao cho vừa mắt ta, ra mắt người), phải thành thật và khiêm cung “tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri giã”(biết thì thưa thốt, không biết thi dưa cột mà nghe), không được gây thiệt hại hay làm tổn thương cho những người khác về sinh mạng, tinh thần  và vật chất. Có như vậy thì  mới hy vọng xã hội được an bình và ổn định.

Trái lại, qua kinh nghiệm lịch sử như đã trình bày trong Phần 2B (Phương Cách Truyền Bá Tư Tưởng) ở trên, Giáo Hội La Mã luôn luôn sử dụng những thủ đoạn bất chính, gian ác và bạo lực để thỏa mãn tham vọng của giáo hội. Một vài sự kiện dưới đây được nhắc lại để thấy rõ ràng là trong Giáo Hội La Mã không có khái niệm về đạo lý, không có công đạo, và cũng không có công bằng theo nghĩa khách quan.

a.- Che giấu tội lỗi. Giáo hội dạy tín đồ rằng, “bổn phận của tin đồ ngoan đạo là  phải giấu kín những chuyện tội lỗi dù có thật, không nên để cho người ngoại đạo được biết[2] .

b.- Bất công và vô lương tâm. Việc nhà thờ xét xử đánh đập nạn nhân mà không xét xử tội phạm trong quyển "Xóm Đạo" của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn là việc hết sức bất công và vô lương tâm. Khi chuyện yêu đương của Thày Bốn Phán (sắp thành linh mục) trên 25 tuổi và nữ tín đồ nai tơ tên Mai (mới 16 tuổi) yêu nhau tha thiết bị lộ ra cho người trong Xóm Đạo Tân Hạ (Trại Định Cư Tân Ha) đều biết, thì Cha Xuân quản nhiệm xóm đạo này và bộ tham mưu của ông ta quyết định lôi bé Mai ra trừng phạt về tội du dỗ thày Bốn Phán, và thày Bốn Phán được coi là vô sự và vô trách nhiệm.[3]

c.- Không tuân theo pháp luật. Chính Giáo Hoàng John Paul II (1978-2005) và đương kim Giáo Hoàng Benedict XVI đã ra lệnh cho các hồng y, tổng giám mục và giám mục cai quản các giáo phận không được báo cáo cho cảnh sát hay chính quyền thế tục biết những hành động tội ác hãm hiếp các trẻ em vị thành niên và nữ tín đồ trong phạm vi quản nhiệm của họ. Vấn đề này đã được nói rõ trong bản văn trích dẫn ở trong Phần 1, Mục B, Tiểu Muc 3 với tựa đề là “Biệt Đãi Giới Tu Sĩ…” ở trên.

-- o0o ---

Vấn đề đặt ra là, không có đạo lý, không theo công đạo, thì mọi người trong Giáo Hội La Mã dựa vào đâu để đối xử với nhau?

Câu trả lời là Ki-tô giáo cư xử với nhau theo (1) những tín lý Ki-tô  ghi  trong kinh thánh, (2) những tín lý do chính Giáo Hội La Mã bịa đặt ra, (3) những giáo luật, và (4) những lời dạy phán dạy của giáo hội mà quan trọng nhất lời phán dạy của đương kim giáo hoàng và của linh mục đương nhiệm quản lý họ đạo của họ. Sư kiện này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh nói rõ như sau:

“Ngoại trừ các cụm nhà thành thị dân chúng sống lẫn lộn, người công giáo thường được tập trung thành làm xóm riêng, tách rời khỏi người lương, sống chen chúc quanh tháp nhà thờ xây theo kiểu Tây, chọc lên trời, cao vượt khỏi lũy tre. Bị đóng khu và được đoàn ngũ hóa bởi hàng giáo sĩ, họ trở thành một lực lượng quần chúng ghê sợ khi cha xứ kêu gọi họ đứng lên bảo vệ đức tín, bảo vệ nhà thờ. Hệ thống ốc đảo đó tách biệt và cô lập phần lớn giáo dân khởi liên hệ với đồng bào, từ khước, tẩy chay bất cứ điều gì không được giáo hôi chính thức phê chuẩn, chẳng hạn sách Truyện Kiều, một kiệt tác thở cổ của Việt Nam, hoặc tài liuệu cách mạng đều cho là ngược với đạo. Các sách của Voltaire, Montesquieu, khỏi nói tới Các Mác (Karl Marx), vừa bị nhà nước thuộc địa cấm, vừa bị giáo luật khai trừ…”[4]

“…. nơi một cộng đồng  Ki-tô hữu đã từng bị giam nhốt trong sự ngu dốt,  và trong một kiểu đạo nói được là thời trung cổ. Trong cái ốc đảo khép kín đó  của giáo dân, những gì gọi là “Bí mật của Đức Mẹ Fatima đều được coi như là tín điều bắt buộc, đang khi nó chỉ dựa vào mớ tuyên truyền nhảm nhí. Nếu những năm 1949-1953, các linh mục đã thề biến giáo dân hiền lành vô tội thành những tên sát nhân cuồng nhiệt,  nhờ khẩu hiệu “tiêu diệt Cộng Sản để làm vinh danh Chúa”, thì họ chẳng khó khăn gì trong việc tạo ra cuộc xuất hành vĩ đãi vào 1954-1955.”  [5]

Các nhà sử học đều cho rằng tất cả những tín lý Ki-tô ghi trong kinh thánh hay do giáo hội bịa đặt ra cũng như các giáo luật và những lời phán dạy của giáo hội không những chủ quan và trịch thương giống như huấn lệnh chính trị và quân sự của một chính quyền đế quốc thực dân xâm lược, mà còn nặng tính cách mê hoặc, phỉnh gạt, lừa bịp, phản khoa học, phản nhân luân, phản quốc, bất nhân, gian tham, tàn độc, vị kỷ, v.v… Vấn đề này sẽ được nói rõ trong Phần 4, Mục B ở sau. Tất cả các thứ này cho chúng ta thấy rằng Giáo Hội La Mã hay đạo Ki-tô hoàn toàn không có đạo lýchỉ có tín điều và lời phán dạy vị kỷ của giáo hội mà thôi.

2.- Vị thế của tôn giáo đối với chính quyền trong xã hội Ki-tô giáo.

Trong xã hội Ki-tô giáo, tôn giáo được đưa lên hàng vị thế cao nhất, đứng trên chính quyền và chỉ đạo chính quyền. Tôn giáo này luôn tìm cách tạo nên chính quyền để điều khiển sao cho bộ máy chính quyền phải phục vụ tôn giáo của họ. Thực trạng này được các nhà sử học và chính trị học gọi là “tôn giáo chỉ đạo chính quyền” hay “thần quyền chỉ đạo thế quyền.” Thực trạng này cũng được nhà văn Ca-tô Nguyễn Ngọc Ngạn ghi lại bằng một câu vè  “Nhất Chúa, nhì Cha,  thứ ba Ngô Tổng Thống”. Câu vè này quả thật đã nói lên cái thứ bậc trên dưới về tôn giáo và chính quyền ở trong các xóm đạo hay trong xã hội Ki-tô  và ở bất kỳ nơi nào mà quyền lực của Vatican vươn tới như ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975.

IV. - Quan Niệm Khác Nhau Về Nghĩa Vụ Của Cá Nhân Đối Với Gia Đình, Xã hội Và Chính Quyền

Như đã trình bày ở trên, trong xã hội cổ truyền Đông Phương, con người được coi như là đối tượng để phục vụ mà ta gọi là phục nhân sinh. Trái lại, trong Giáo Hội La Mã hay đạo Ki-tô, con người cũng như tất cả mọi tổ chức và hoạt động trong xã hội đều được coi như là những công cụ phục vụ cho tôn giáo mà họ gọi là “phục vụ Chúa”, thực ra là phục vụ Giáo Hội La Mã  hay Vatican. Những  cụm từ mà Giáo Hội La Mã thường sử dụng như “phụng sự Chúa”, “làm việc tông đồ”, “con chỉên”, “chủ chăn”, “tôi tớ hèn mọn của Giáo Hội”, “con cái Chúa”, “con cái của giáo hội”, v.v…, là những bằng chứng nói lên sự kiện này.

Vì khác nhau như vậy, cho nên quan niệm về  nghĩa vụ của một cá nhân đối với  gia đình, với bạn bè, xóm làng và với chính quyền của người dân trong xã hội Đông Phương hoàn toàn khác hẳn với xã hội Ca-tô Rôma giáo.

A.- Nghĩa vụ của cá nhân đối với xã hội và chính quyền trong xã hội cổ truyên ở Đông Phương.

Như đã nói ở trên, nền đạo lý vị tha của các dân tộc Đông Phương là một nền đạo lý vị nhân sinh, con người được coi như là đối tượng để phục vụ, cho nên, trong xã hội này, mọi người đều phải có nghĩa vụ hỗ tương đối với nhau tùy theo vị thế của mình. Trong xã hội này, không có một lớp người hay giai cấp nào được tôn vinh như thần thánh, như chủ chăn, đươc ưu đãi đặc biệt, và cũng không có một lớp người nào được coi là nô lệ hay “tôi tớ hèn mọn”, hoặc là  bị gọi là con chiên, con cừu.  Tất cà đều là con người, và tất cả đều được đối xử theo tiêu chuẩn giữa con người đối với con người và đều cớ nghĩa vụ hỗ tương đối với nhau. Sự kiện này được sử gia Dun J. Li ghi nhận như sau:

 “Xã hội là một tập thể nhiều người thuộc nhiều thành phần và địa vị khác  nhau và mỗi người có một trách nhiệm riêng biệt. Tuy nhiên, chính quyền   không có nghĩa là một chế độ độc tài chuyên chế. Theo Khổng Tử thì mỗi  chức vụ của một người có kèm theo một nghĩa vụ. Không làm tròn cái nghĩa  vụ được giao phó cho mình thì ý nghĩa của cái chức vụ của mình sẽ không  còn nữa. Như vậy, một ông vua sẽ không thể gọi là vua được nếu không làm  tròn cái nghĩa vụ đã giao phó cho ông ta. Nếu ông ta dùng quyền hành để   theo đuổi những mục đích ích kỷ thay vì chăm lo phúc lợi cho muôn dân thì  ông ta chỉ còn mang cái tên ông vua thôi, chứ thực sự ông ta không còn là  vua nữa. Nhà lãnh đạo nắm quyền cai trị cũng như người dân bị trị đều có  nghĩa vụ thiên định. Người cầm quyền cai trị muôn dân phải nêu gương tốt cho  muôn dân noi theo. Chỉ khi nào người cầm quyền là người hiền đức thì mới  hy vọng được muôn dân trung thành và tuân phục. Cái nguyên tắc này cũng  được áp dụng trong mối liên hệ tương quan giữa những người trong cùng  một gia đình. Dầu rằng người chồng có quyền thế hơn người vợ, cha mẹ có  quyền hơn con cái, anh có quyền hơn em, nhưng cũng phải có những nghĩa  vụ hỗ tương đối với nhau: người trên phải thương yêu và che chở cho kẻ  dưới, và bổn   phận của kẻ dưới thì phải trung thành và tuân phục người trên.  Bằng cách nào đi nữa thì sự kính trọng và tùng phục của kẻ dưới đối với  người trên cũng không phải là tự động. Khổng Tử đã nói rằng chỉ khi nào  nhà vua biết dùng lễ đối với quần thần và muôn dân thì mới hy vọng họ đem  lòng trung đáp lại. Tương tự như vậy, một người cha tàn ác và bất nhân đối với con cái là  tự làm mất đi cái quyền đòi hỏi con cái phải có lòng hiếu thảo đối với mình.   Mối tương quan đúng nghĩa và chính đáng là phải  áp đặt  nghĩa vụ cho cả kẻ trên và người dưới; kẻ  nào không sẵn lòng hay không có thiện ý hy sinh làm tròn nghĩa vụ của mình thì không có quyền đòi hỏi người khác phải làm đầy đủ nghĩa vụ của họ đối với mình . " [6]

Bản văn sử trên đây cho chúng ta thấy rõ trong nền đạo lý Đông Phương, có một quy ước minh thị rõ ràng về bổn phận hay trách nhiệm hỗ tương giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với mọi người trong gia đfinh  và giữa cá nhân với chính quyền hay nhà lãnh đạo chính quyền. Bản quy ước này nói rõ người nào ở cương vị nào thì có bổn phận của mình ở cương vị đó đối với mọi người khác trong gia đình cũng như trong cộng đồng dân tộc. Những quy ước này được đưa vào chương trình  học để rèn luyện thanh thiếu niên và phổ biến sâu rộng cho mọi người thấu hiểu. Vấn đề này được sách Lễ Ký nói rõ ràng và được sách Khổng Học Tinh Hoa ghi lại với nguyên văn như sau:

Khi nói rằng Thánh-nhân có thể làm cho thiên hạ hợp thành một nhà, Trung Quốc trở thành như một người, không phải nói là Thánh-nhân có thể thực hiện được nguyên bằng ý chí. Muốn đạt được mục phiêu ấy, cần biết rõ nhân tình. Giảng dạy cho họ biết bổn phận và giải thích cho họ biết thế nào là lợi hại.

Nhân tình là gì? Nhân tình là hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục (vui, giận, buồn, sợ, yêu, ghét, muốn). Bảy tình đó chẳng cần học cũng vẫn có.

Thế nào là bổn phận làm người? Bổn phận làm người có mười điều là “Cha phải hiền, con phải thảo, anh phải tốt, em phải ngoan, chồng phải biết điều, vợ phải biết nghe, người trên phải rộng rãi, người dưới phải kính thuận, vua phải nhân, tôi phải trung (Phụ từ, tử hiếu, huynh lương, đệ đễ, phu nghĩa, phụ thính, trưởng huệ, ấu thuận, quân nhân, thần trung, thập giả vị chi nhân nghĩa). Cố gắng tu nhân tích đức, gây niềm hòa hiếu, đó là cái lợi cho con người. Tranh đoạt tàn sát lẫn nhau, đó là cái hại cho con người. Phương pháp bình trị con người của Thánh-nhân tức là dạy dỗ mười bổn phận làm người, dạy họ tu đức lập thân, gây niềm hòa hiếu, tránh mọi sự tranh đoạt.” [7]

Cũng vì thế mà nhân dân các quốc gia theo nền đạo lý vị tha của các dân tộc Đông Phương đều hiểu rằng họ có quyền truất bỏ hay khử diệt những người ở vào cương vị lãnh đạo quốc gia hay phụ mẫu chi dân Nếu những người này không làm tròn bổn phận của họ đối với quốc dân. Vấn đề này đã được nói rõ ở trên (Phần 2 ”Sự Khác  Nhau Về Phương Cách Truyền Bá Tư Tưởng, Muc A, Tiểu Mục 5 ở trên.)

B.- Nghĩa vụ của một cá nhân đối với gia đình, bạn bè,  xóm làng và  chính quyền trong xã hội Ki-tô Giáo.-

Như đã trình bày trong Phần 3, Mục B, Tiểu Mục 1 ở trên, trong xã hội Ki-tô giáo, không có những quy tắc đạo lý vị tha để theo đó mà đối xử với nhau. Trái lại, họ chỉ theo  tín lý Kitô, giáo luật, và theo lời phán dạy của các vị chức sắc các cấp trong Giáo Hội, đặc biệt là những lời phán dạy của đương kim giáo hoàng và của vị linh-mục đương nhiệm quản lý họ đạo tại đia phương mà họ đang sống.  Đáng buồn  là những thứ này đều nặng tích cách hoang tưởng, và ích kỷ. Nói cho rõ hơn là  tín hữu Ca-tô không đặt nặng nghĩa vụ (1) đối với những người thân thương ruột thịt trong gia đình, (2) đối với bạn bè và xóm làng, và (3) đối với dân tộc và tổ quốc. Tất cả phải nhường bước cho nghĩa vụ đối với Giáo Hội La Mã .

Theo các học giả chuyên về giáo dục, tâm lý học và  xã hội học, KHI MÀ người ta đã mất hết (hay không có) tình cảm (1) đối với những người thân thương ruột thịt trong gia đình, (2) đối với bạn bè và xóm làng, và (3) đối với tổ quốc và dân tộc, THÌ HỌ SẼ trở thành hạng người vô văn hoá, mất hết nhân tính và chỉ còn biết hành xử theo thú tính hay theo luật rừng mà thôi. Như vậy là con người trong xã hội Ca-tô được rèn luyện thành hạng người vô gia đình (phản nhân luân), vô tổ quốc (vong bản, phản quốc), ích kỷ (lấn lướt, vơ vào), gian tham, tàn ngược, xảo trá và dã man, còn tệ hơn cả loài súc sinh. Đây là sự thật bất khả phủ bác mà mọi người đều có thể kiểm chứng được bằng chính những lời văn

1.- Trong các sách trong Cựu Ước và Tân Ước như Deteronomy (19:21), Exodus (21: 23-25), Dân Số (25:3-5,31:1-54), Leviticus 24:19-20, 26: 1-43), Phục Luật (6:14, 7:1, 2 và 16, 12: 2-3, 13:6-9. 18: 4 và 20, 20:14-16, 22: 13-21 và 23), Xuất Hành (13:12, 20 11, 22: 20), Matthew (10: 34-36) hayLuke (19:27. 2), v.v… Thí dụ như trong  Matthew (10: 34-36), quý vị sẽ thấy, Chúa Ki-tô Jesus phán dạy rằng rằng:

“Đừng nghĩ rằng ta xuống trần để mang lại hòa bình trên trái đất. Ta không xuống đây để mang lại hòa bình mà là gươm giáo. Vì ta xuống đây để làm cho con trai chống đối cha, con gái chống đối mẹ, và con dâu chống đối mẹ chồng. Và những kẻ thù của một người thì ở ngay trong nhà hắn.”

2.- Tìm đọc những lời dạy phản nhân luân và hành động dã man của Giáo Hội La Mã: Dưới đây là một số trong khu rừng lời dạy và hành động phản nhân luân, tham tàn và man rợ này:

a.-Nếu bố tôi là dị giáo đồ, tôi cũng sẽ chụm củi thiêu sống ông ta luôn..” lời tuyến bố của Giáo Hoàng Paul IV (1555-1559).[8]

b.-Phải tuyệt đối tin tưởng vào các tín lý Ki-tô”, “Phải tuyên đối tuân hành những lời dạy của các đấng bề trên.”

c.-Người Công Giáo Việt Nam đừng thừa nhận quyền lực Nhà Vua và luật pháp nước họ. Họ nói với các “con chiên”: Đức Giáo Hoàng ở La Mã (Rome)  mới là vị vua tối cao duy nhất của họ, họ chỉ tuân phục quyền lực Tòa Thánh Vatican.” [9]

d.-Giữ đạo, chứ không giữ nước.” và “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa.” Đây là lời của Linh-mục Hoàng Quỳnh hô hào giáo dân trong cuộc biểu tình do chính ông cùng với Linh-mục Mai Ngọc Khuê và nhà trí thức Ca-tô Nguyễn Gia Hiến tổ chức vào ngày 27/8/1964 tại cổng chính Bộ Tổng Tham Mưu, Đường Võ Tánh, Gia Định để làm áp lực đòi hội đồng tướng lãnh phải phục hồi quyền lực cho các phẩn tử trong Đảng Cần Lao của chế độ Ngô Đình Diệm.[10]

e.- ”Giáo Hội La Mã đã được Thiên Chúa ban truyền toàn bộ sự thật cần thiết cho sự cứu rỗi và chỉ  giáo Hội mới có quyền giải thích hoặc khai triển sự thật đó. Tất cả những gì ở ngòai sự thật nói trên hoặc trái với lời giải thích chính thức của Giáo Hội. chỉ có thể là sai lầm. Mà Giáo có quyền và có bổn phận tiêu diêt sự sai  lầm để bảo vệ sự thật hầu hoàn thành sứ mạng cứu rỗi của Giáo Hội. Lẽ dĩ nhiên, Giáo Hội chỉ tiêu diệt sự sai làm còn chính con người sai lầm thì vẫn được kính trọng (de homme foi), và những “võ khí” mà Giáo Hội dùng để tiêu diệt sự sai lầm đều là những “võ khí tinh thần” như Thánh Phao Lồ đã viết.” 

f.- Sắc Chỉ Romanus Pontifex bàn hành vào ngày 8/1/1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455) với nội dung:

"...., quyền lợi của Bồ Đào Nha đã được phân định rõ ràng trong sắc chỉ "Romanus Pontifex" do Đức (Giáo Hoàng) Nicholas V (1447-1455) ra ngày 8 tháng Giêng năm 1454. Theo quyền lực Chúa ban và quyền lực của Tòa Thánh,  Đức Giáo Hoàng ban cho triều đình Lisbon (Bồ Đào Nha) "toàn quyền tự do xâm lăng, chinh phục, chiến đấu, đánh giặc và khuất phục tất cả các quân Sarrasins (tức người Ả Rập), các dân ngoại đạo và các kẻ thù khác của Giáo Hội, gặp bất cứ nơi nào: được toàn quyền chiếm cứ tất cả các vương quốc, lãnh địa, vương hầu, đất đô hộ và tài sản của chúng; toàn quyền chiếm đoạt tất cả của nổi và của chìm của chúng và bắt tất cả chúng nó làm nô lệ vĩnh viễn." [12]

g.-“Lịch sử cho thấy rằng, từ khi Giáo Hội trở thành “Quốc Giáo” dưới triều đại Hoàng Đế Constantine  và nắm được những thế lực lớn lao thì “cây gươm tinh thần” của Thánh Phao Lồ đã luôn cám dỗ được biến thành cây gươm thép  thật sự. Kể từ dạo ấy,  mỗi khi hoàn cảnh cho phép, Giáo Hội đã không ngần ngại dùng thế lực để tiêu diệt những tôn giáo khác,  đập phá các đền thờ “tà thần”, đốt sách vở ngoại đạo và đốt luôn bọn người bị xem là  “lạc đạo” nếu không chịu sửa sai.”[13]

h.- Giám-mục Emmanuel Milingo 71 tuổi, nguyên gốc là người nước Zambia (Châu Phi). Ngày 27/5/2001, ông giám mục này đã thành hôn với bà Maria Sung 43 tuổi, một y sĩ người Nam Hàn. Họ đã thành vợ chồng có hôn phối và đã làm phép cưới tại một nhà thờ Thiên Chúa Giáo (thuộc hệ phái khác) tại New York do tu sĩ Sun Myung Moon làm chủ lễ. Khi được tin này, Tòa Thánh Vatican cho người tiếp xúc với Giám-mục Milingo và đòi ông phải đến gặp giáo hoàng vào ngày Thứ Ba trong tuần đầu tháng 8/2001. Khi đến gặp Giáo Hoàng John Paul II, Giám Mục Milingo bị cưỡng bách phải bỏ rơi bà vợ yêu quý của ông trước ngày 20/8/2001, nếu không thì sẽ bị rút phép thông công. Sự kiện này được tờ The News Tribune (Tacoma) loan tin như sau:

"Tòa Thánh Vatican đe dọa sẽ phạt vạ tuyệt thông ông Milingo nếu ông không bỏ rơi người vợ cúa ông vào ngày 20/8; ra lệnh cho ông phải cắt đứt mối liện hệ với giáo phái của mục sư Moon, phải công khai hứa sống đời độc thân, "phải biểu lộ lòng tuân phục đối với Giáo Hòang" (“Vatican had threatened to excommunicate Milingo if he didn’t leave his wife by August 20, sever his ties with Moon’s movement, publicly promise to remain celibate and “manifest his obedience to the Supreme Pontiff." ) Nicole Winfield “Archishop’s wife pleads with Vatican.” The News Tribune [Tacoma, WA]. August 12, 2001: A5.

3.- Tìm đọc những tài liệu lịch sử nói về những hành động phản quốc, tham tàn và dã man của tín hữu Ca-tô và quân lính thập tự::

a.-  Những hành động phản quốc của tín đồ Ca-tô người Pháp và những năm tiếp theo Cách Mạng Pháp 1789 được sách Cách Mạng Và Hành Động ghi lại như sau:

Sau cuộc lẩn trốn của nhà vua tới Varennes, các nước Âu Châu lại sôi nổi. Lần này, Louis XVI cam tâm chấp nhận những điều kiện can thiệp của các nước Âu Châu. Do đó nước Áo và Phổ bắt đầu động binh tới biên giới Pháp - Ở trong nước, nhiều địa phương trung thành với Giáo Hội và nhà vua, cũng bắt đầu nổi loạn. Nhất là miền Bretagne, Normandie, Vendée vốn là những miền sùng đạo, cũng võ tráng bênh vực các tu sĩ không chịu tuyên thệ với cách mạng. – Tình trạng Pháp quốc lúc đó thực hết sức lung lay.”[14]

b.- Những hành động phản quốc của tín đồ Ca-tô người Việt trong suốt chiều dài từ cuối thế kỷ 18 cho đến ngày nay. Tiêu biểu là những trường hợp sau.

b1.-  Ông Da-tô  Petrus Trương Vĩnh Ký viết thư thỉnh cầu vị chỉ huy đạo quân thập ác của nước Pháp còn nằm ở ngoài khơi Việt Nam  gấp rút tiến đánh Việt Nam. Lá thư này được ghi lại trong sách Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1883-1945 -Tập 1 với nguyên văn như sau:

"Tháng 3/1859, Petrus Key viết "Grand Chef et Vous Tous, très honorables officers de la flotte francaise": Ayez pitié de nous; Ayez pitié de nous. Vous êtes nos libérateurs et la main des ennemis nous a touchés! Hala! The wearer knows very well where the shoe pincheth. Nous savons aussi que qui trop embrasse mal étreint; Et cependant nos souffrances nous poussent à invoquer votre puissance et à vous exposer du fond du coeur tout ce que je vient de soumettre à votre prudence et à votre sagesse."[15] .

b2.- Những hành động này được giả Ca-tô Charlie Nguyễn ghi nhận trong Tiểu Mục có tựa đề là “Truyền Thống Phản Quốc Của Công Giáo Việt Nam” (Mục: Vai Trò Chính Quyền Trong Mối  Tương Quang Công Giáo – Dân Tộc) trong sách Thực Chất Đạo Công Giáo Và Các Đạo Chúa, trong đó  có mấy đoạn với nguyên văn như sau::

“Truyền thống phản quốc của Công Giáo Việt Nam  bắt đầu từ những ngày đầu tiên có người theo đạo này trên đất nước ta. Những kẻ đầu tiên nhập đạo chính là những kẻ đã đặt Tổ Quốc ở phía sau lưng chỉ còn biết tôn thờ Thiên Chúa và Giáo Hội La Mã ở phương trời xa. Họ không còn công nhận đất nước Việt Nam là quê hương vì quê hương thật của họ là Nước Chúa ở trên trời. Đồng bào ruột thịt của họ bỗng trở nên xa lạ vì dưới con mắt họ, những người bên lương chỉ là những “con cái của bụt thần ma quỉ” hoặc chỉ là bọn “tà ma ngoại đạo”.

Đất nước Việt Nam biến thành “nơi chim muông cầm thú đáng khinh dể”, còn quê hương thật là nơi họ có thể được “hơp làm một cùng vua Đa-vít” (Kinh Nhựt Khóa của Tổng Giáo Phận Sàigòn, trang 330). Với bản chất phi dân tộc, người Công Giáo không bao giờ muốn hy sinh cho đất nước Việt Nam. Nhưng họ sẵn sàng “tử vì đạo” chỉ vì họ muốn có cơ hội thực hiện lời Thánh Kinh (Matthiew 10: 32): “Ai tuyên xưng danh Ta - Jesus - trước mặt thế gian thì Ta sẽ tuyên xưng danh nó trước mặt Cha Ta ở trên Trời”.

Những kẻ tử đạo chính là những kẻ đặt Tổ Quốc ở phía sau rất xa với những lời hứa vĩnh cửu hão huyền của giáo lý Công Giáo.

Cùng với bản chất phi dân tộc, người Công Giáo đã coi những ngoại nhân mũi lõ mắt xanh đồng đạo như những người thân đáng tin cậy. Trái lại, họ xem đồng bào ngoại đạo như những kẻ thù. Bọn thực dân đế quốc xâm lược hiểu rõ những đặc tính này của người Công Giáo nên bọn chúng đã khai thác triệt để khối nhân lực Công Giáo để phục vụ cho mục tiêu bình định và thống trị của chúng. Chúng ta có thể kể đến một số vụ điển hình:

b3.- Trong cuộc binh biến của Lê Văn Khôi ở Gia Định  vào những năm 1833-1835, có rất nhiều linh mục và giáo dân Công Giáo tham gia.

b4.- Năm 1859, Phao-lồ Hạnh - thuộc đám tàn quân của Lê Văn Khôi, đã dẫn Pháp đánh chiếm đồn Cây Mai.

b5.- Năm 1837 nhiều giáo sĩ thừa sai lãnh đạo giáo dân nổi lên chống lại triều đình ở Hải Dương, Sơn Tây, Nam Định và Hưng Yên (Tâm Thư Đỗ Mậu, trang 98-99).

b6.- Cuối thế kỷ 19, Linh-mục Trần Lục tiếp trợ cho Pháp bình định các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Sau khi được Giám-mục Puginier  ban phép lành, Trần Lục dẫn 5 ngàn giáo dân giúp Pháp tấn công căn cứ Ba Đình của nhà yêu nước Đinh Công Tráng. Do vậy mà căn cứ Ba Đình thất thủ (Thập Giá và Lưỡi Gươm của LM Trần Tam Tỉnh, tr 45-46)

Ngoài ra, Trần Lục còn tuyển mộ cho Francis Garnier từ 12 ngàn đến 14 ngàn lính đánh thuê trong cuộc Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ vào năm 1873 mà đại đa số là dân Công Giáo. (Các Vua Cuối Triều Nguyễn I, Vũ Ngự Chiêu, tr 225-226)...” [16]

4.- Một số tài liệu khác cũng nói lên những sự tân tình của giáo dân địa phương giúp sức cho lực lượng xâm lăng như sau:

a.-  Phúc trình của Đô đốc thực dân Pháp Page: “Không có giáo dân Việt Nam thì nước Pháp như con cua không có càng”, 1859 (Sau khi đức cha Trần Lục dẫn 5000 giáo dân Việt Nam giúp quân thực dân Pháp đánh chiếm chiến lũy Ba Đình của anh hùng Đinh Công Tráng), Đạo Thiên Chúa và Chủ nghĩa Thực dân tại Việt Nam, Cao Huy Thuần..

b.-  “Đức cha Nguyễn Bá Tòng đọc bài diễn văn tỏ lòng cám ơn chính phủ (Pháp), tỏ lòng trung thành con dân Việt-Nam đối với Mẫu Quốc.Trong  Autour des Fêtes du 3 Décembre 1940 à Phát Diệm (trang 33 đến 41) - Trích lại từ “Hội hè Đình đám”, Toan Ánh, 1969, Sài Gòn

c.-  Đức cha Phêrô Máctino Ngô Đình Thục: “Chúng con hết lòng thành kính hiến dâng Giáo Hội và tổ quốc Việt Nam cho Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội” - Diển văn tại Tiểu Vương cung Thánh đường La Vang, Quảng Trị, 1960. Một Phật tử, nhận xét sự kiện này trên một số diễn đàn vào tháng 10/2011 như sau: "Hơn 90% người Việt không theo đạo Chúa có cho phép ông Ngô Đình Thục, dù là anh của tổng thống Diệm, dâng Tổ quốc của mình cho một người đàn bà Do Thái xa lạ không ? Việt Nam trở thành toàn tòng Công giáo lúc nào mà ông muốn dâng tổ quốc cho ai thì dâng ?"

d.-Trần Lệ Xuân, đạo theo, vợ của Cố vấn Ngô Đình Nhu, nói về vụ tự thiêu của Hoà thương Thích Quảng Đức: “Hãy để chúng cháy tiêu và chúng ta sẽ vỗ tay” (Let them burn and we’ll clap our hands – Our Vietnam the War 1954-1975, Langguth A.J., 2000, trang 216), và đó chỉ là “món đồ nướng” (Barbecue) mà “ nếu Phật tử có thiếu xăng và hộp quẹt  thì tôi sẽ cho"  (New York Times, 25-8-1963, trang E1).

e.-  Linh mục Tổng Chỉ huy Tự vệ Giáo khu Phát Diệm Hoàng Quỳnh:Thà mất Nước, không thà mất Chúa”, Nhật báo Hòa Bình, tường thuật lại lời tuyên bố trong cuộc biểu tình của giáo dân tại cổng Bộ Tổng Tham mưu, Sài Gòn 1964.

f.-   Trí thức Công giáo chủ trương “Liên tôn” để chống Cọng Chu Tất Tiến: vu khống rằng “Phật giáo Việt Nam giết hại hơn 100 nghìn người cùng máu đỏ da vàng chỉ vì họ theo đạo Ca Tô”, “Đòn khiêu khích tôn giáo của bọn tay sai Cộng sản”, phổ biến trên các diễn đàn Internet, California, 12/2010.

g.-  Trí thức Công giáo Vũ Linh Châu muốn chạy tội tay sai theo giặc của Công giáo VN nên đề nghị Phật tử cũng nên cảm ơn Thực dân Pháp: “Như vậy, phải chăng việc Nguyễn Ánh giao Hoàng Tử Cảnh cho Giám Mục Bá Đa Lộc để cầu viện nước Pháp là một sự lựa chọn …sáng suốt. Một hành động sinh tử đối với Đạo Phật tại nước ta. Nếu Nguyễn Ánh, thay vì móc nối với Bá Đa Lộc, lại giao Hoàng Tử Cảnh cho một giáo sĩ …Tây Ban Nha, thì Việt Nam đã trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha và dân Việt Nam cũng đã toàn tòng 100% Công giáo giống như Philippines và các quốc gia tại Trung và Nam Mỹ châu rồi. Như vậy, phải chăng các tín đồ Phật Giáo Việt Nam cũng nên nói lời cám ơn Lịch Sử và cám ơn thực dân Pháp? Phải chăng Phật Giáo Việt Nam cũng nên cám ơn Vua Gia Long, cám ơn Hoàng Tử cảnh và cám ơn cả Giám Mục Bá Đa Lộc nữa.” (Diễn đàn Internet - Quốc hận 2011).

Đây là loại ngụy biện đểu cáng. Chỉ có đầu óc nô lệ kiểu “con chiên con cừu”, kiểu “tôi tớ hèn mọn” khấu đầu trước Cha Cố thực dân đang cướp nước mình để cảm ơn, mới có lý luận phản quốc như thế!” [17]

(Để trả lời luận điệu thiếu văn hoa trên đây của chiên Vũ Linh Châu, ngày 29/10/2011, ông Hoàng  Thúc An hoangthucan@gmail.com viết:

“Các tôn giáo Phật - Lão - Khổng, v.v... không có liên quan gì đến việc cấm đạo Bạch quỷ (Kato) của các triều đại Vua - Chúa (vua Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn) mà đó là thi hành trách nhiệm bảo vệ phong hóa nước nhà của các sĩ phu trí thức yêu nước thời bấy giờ, và trên hết là bảo vệ quyền uy chính trị của các triều đại ấy trước những giáo điều cuồng tín chà đạp thuần phong mỹ tục, văn hóa và thách thức vai trò cầm quyền của các vị "thiên tử".Lấy việc tự vệ của một dân tộc so sánh với việc áp đặt một tôn giáo hiếu chiến lên chính trị, văn hóa, xã hội của một dân tộc có hơn 4 ngàn năm văn hiến là lý luận của những tư duy phản quốc (Việt gian), nối giáo cho giặc, hiến dâng tổ quốc cho ngoại nhân. Người đã từng công khai cảm ơn thực dân Pháp cùng các Cố Đạo cướp nước. Và "khuyên" Phật tử phải biết ơn giặc Pháp chỉ vì chúng đã thất bại trong việc cải đạo trước sức đề kháng của nền văn hóa 4 ngàn năm trong âm mưu tiêu diệt văn hóa dân ta giống như họ đã làm với dân Philippines, đến nổi đa phần dân tộc ấy bây giờ không còn được mấy ai biết đến nguồn cội của họ nữa. - hta..”[18]

Để biết rõ hơn nữa về những hành động trời không dung đất không ta của người tín hữu Ki-tô Việt Nam, xin đọc các từ trang 113 đến trang 188, và sách Thập Giá Lưỡi Gươm (Paris: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978) của Linh Mục Trần Tam Tỉnh. Cả hai tác giả Charlie Nguyễn và Linh-mục Trần Tam Tỉnh đều là các nhà trí thức Ca-tô đã phản tỉnh.

Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rõ ràng là tín đồ Ca-tô hoàn toàn không có bổn phận hay trách nhiêm đối với bất kỳ cá nhân nào  trong gia đình và xã hội cũng như đối với dân tộc và tổ quốc, ngoại trừ bổn phận hay trách nhiệm đối với Giáo Hội La Mã. Xin độc giả cho biết, những con người như vậy là hạng người có đạo lý hay không? Phải sử dụng những ngôn từ như thế nào mới nói lên đúng với cái thực chất của hạng người này?

 

(còn tiếp)

1 2 3 4


Chú thích:

[1] Dun J. Li, The Essence of Chinese Civilization (New York: Van Nostran Reinhold Co., 1967), p. 70-71.  Nguyên  văn:"The separation of ethics from religion, a unique feature of the   Chinese culture system, was not without its blessing. In the Chinese  mind, ethical standards were more important than religious standards,  and in case of conflict between them, the former should always prevail.  As the Chinese looked at it, these two standards were not necessarily  the same and were sometimes contradictory... While religious standards  were pecular to a certain religion or religions, ethical stansards were  universal and should be applied to all men. One should not impose his own  religious standards upon others who did not belong to his religion. To  do so might be regarded as religious from his point of view; certainly it  was not ethical. A religious fanatic bent on the condemnation and  destruction of all other religions by whatever means he possessed was a  social degenerate, deserving no mercy from his fellow men. Above  religious beliefs was an ethical standards which all religions must   abide by if society were to survive. Such a standard governed the  relations between groups of individuals (such as religious sects) as  well as individuals themselves. As ethics was separated from religion  and was regarded as superior to religion, the Chinese were remarkably  free from religious bigotry, and persecution on religious grounds, while  not absent altogether, was noticeably mild compared with that of many  other countries.”

[2] Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 2003), tr. 320.

[3] Nguyễn Ngọc Ngạn, Sđd., tr 42-43.

[4] Trần Tam Tỉnh, Thập Gia Và Lưỡi Gươm (Paris: Nhà Xuất Ban Trẻ, 1978), tr. 54.

[5] Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr 104.

[6] Dun J. Li, The Ageless Chinese - A History (New York: Charles Scribner’s Sons, 1978), tr 75-76. Nguyên văn: ”Society was composed of a variety of individuals and each individual  had a special function to perform. However, authority did not and  should not imply despotism. With each name, according to Confucius,  there was a reality; without reality a name would be deprived of its  meanings. Thus a prince (name) could not be rightly called a prince if he  did not perform the functions (reality) assigned to him. If, for  instance, he used his authority for selfish purposes instead of the   welfare of his subjects, he was a prince in name only, but not a real  prince. There was a heavenly imposed duty on the ruler as well as on the  ruled. A ruler should set an example to his subjects. Only when the ruler  was wise and virtuous could the people be expected to be loyal and  obedient. The same principle was also applied to the household. Though  the husband was superior to his wife, parents superior to children, and   elder brothers superior to the young ones, there were mutual obligations  governing each other: love and protection on the part of the superiors  and loyalty and obedience on the part of the inferiors. The respect and   obedience a superior received was not automatic by any means. Only when  a king treated his ministers with li (propriety), said Confucius, could  the ministers reciprocate it with chung (loyalty). By the same token, a   cruel, unloving father forfeited all rights of demanding filial piety  from his son. A correct relationship imposed obligations on both sides; those who were not willing to give should receive either."

[7] Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ, Khổng Học Tinh Hoa. (Saigon: TXB, 1966), tr. 254-255.

[8] Phan Đình Diệm, “Kiến Nghị 6.”  Ngày 15/6/1999. Tanvien@kitohoc.com.

[9] Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam 1858–1897 (Saint Raphael, Pháp: TXB, 1995), tr.17.

[10] Chu Văn Trinh, Văn Sử Địa (Tavares, Florida: Ban Thu Thư Tự Lục, 1989), tr. 80 

[11] Lý Chánh Trung, Tôn Giáo Và Dân Tộc (Sàigòn, Lửa Thiêng, 1973), tr.74.

[12] Trần Tam Tỉnh,  Sđd., tr 14-15.

[13] Lý Chánh Trung, Sđ d., tr. 74-75.

[14] Nghiêm Xuân Hồng, Cách Mạng Và Hành Động (Sàigòn: Quan Điểm, 1964), tr. 46. Xin đọc them Chương 4, sách Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation (Houston, TX: Đa Nguyên, 2004) của tác giả Nguyễn Mạnh Quang.

[15] Vũ Ngự Chiêu, Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1883-1945 - Tập 1 (Houston, Texas: Van Hóa, 1999), tr 130

[16] Charlie Nguyễn, Thực Chất Đạo Công Giáo Và Các Đạo Chúa (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2003), tr . 134-136.

[17] Tài liệu tổng hợp từ: http://virtualarchivist.wordpress.com/

http://my.opera.com/honganthienchua/archive/

http://vn.360plus.yahoo.com/vanphongtran79/article?mid=740&fid=-1 

[18] Hoàng  Thúc An. « Trả lời Vũ Linh Châu , hoangthucan@gmail.com» Ngày 29/10/2011

© sachhiem.net