●   Bản rời    

Ông Ngô Đình Diệm Có Giúp Cho Phật Giáo Trong Việc Xây Cất Chùa Chiền Không?

Ông Ngô Đình Diệm Có Giúp Cho Phật Giáo

Trong Việc Xây Cất Chùa Chiền Không?

Trần Quang Diệu

http://sachhiem.net/LICHSU/TR/TQD08.php

14-Mar-2012

 

Thưa ông Mát tiêu Trần  - (Matthew Trần) ! (SH: xem lá thư đính kèm bên dưới)

Những mớ nội dung mà ông Mát tiêu Trần ca sảng về “chí sĩ Ngô Đình Diệm” của ông “giúp đỡ” Phật giáo là hoàn toàn phịa, kệch cởm và thật là lố bịch ra đó!

Vậy mà cứ lâu lâu, vì lý do cứng họng, đơ lưỡi bởi những nỗ lực cách gượng gạo nhằm đánh bóng lố lăng, trái với lẽ thường, bào chữa những hành vi vô cùng xấu ác của chế độ Ngô triều bị người ta phản bác tan vỡ ra thành những mảnh vụn thì bèn quờ quạng khỉ những chuyện tào lao dị hợm.

Nghĩ thiệt là xấu hổ cho đám hậu duệ của “Ngô chí sĩ” mà lại có những con người bất cần sự thật như con người Mát tiêu Trần nầy.

Tôi bác bỏ hoàn toàn cái thói dựng chuyện theo kiểu Mát tiêu Trần hôm nay:

- Là một nguyên thủ quốc gia thì, một vài hình ảnh mà ông tổng thống có dịp nói chuyện với các đoàn thể trong xã hội, trong đó có đoàn thể tôn giáo là điều không lấy gì làm lạ.

Đấy là tôi muốn nói đến vài tấm ảnh các vị sư người Việt gốc Miên trong một buổi gặp gỡ khi ông Diệm muốn cho tổ chức để ông tuyên truyền, nói năng gì đó với họ mà ông Mát tiêu Trần đã lấy của thiên hạ rồi đưa ra đây.

Các vị sư người Việt gốc Miên nầy, giá mà sự thực họ có tâm hồn luôn theo dõi hướng về quê hương Cao Miên của họ ở bên quê nhà, biết khi ông Ngô Đình Diệm cho gián điệp qua đó để hoạt động, móc nối nhằm lật đổ quốc vương Norodom Sihanouk của họ, nhất là bởi lý do quốc vương Sihanouk đã cho thành lập Đảng Xã hội Phật giáo, nghịch hẳn với mưu chước của Đảng Cần Lao “Công Giáo” của anh em ông Diệm, thì khi gặp ông Diệm, cho dù ông có ngồi chễm chệ ra đó để nói cái gì đi chăng nữa, họ cũng sẽ thầm ghê sợ trong lòng.(1)

Không ai ngây thơ đến nỗi để không biết rằng cho dù có hằng ngàn buổi gặp gỡ như vậy, không có nghĩa là ông Diệm muốn nhắm vào việc “ủng hộ Phật giáo” điều gì cả. Ngược lại, từ một hình ảnh như vậy, khi người ta biết ra rằng ông Diệm từng là ông thầy tu trong nhà thờ Thiên Chúa giáo, ông anh là giám mục, và điều nghiêm trọng là mấy anh em ông Diệm đã ngang ngược tuyên thệ đem dâng nước Việt Nam cho một người đàn bà Do Thái là mẹ của ông Jesus Thiên Chúa giáo La mã, thì một trong những buổi gặp gỡ mấy ông thầy tu Phật giáo như thế, nó sẽ chỉ là một trong những thủ đoạn xấu xa hắc ám và tinh ranh quỉ quyệt chứ có gì là uy phong đĩnh bệ (đĩnh đạc và bệ vệ) đâu? Đem ra phô trương làm gì? Sẽ để chỉ làm cho người ta nhớ lại một cách mãnh liệt cái thời mà nhà Ngô Đình Diệm đã đàn áp Phật giáo lên đến mức khốc liệt vô tiền khoáng hậu trong lịch sử đất nước ta mà thôi ông Mát tiêu Trần ạ!

Bao nhiêu ngôi chùa và trường Bồ Đề được xây dựng, khai mở trong thời mà đất nước đã sạch bóng quân thù ngoại bang Pháp quốc, nếu đem so với những nhà thờ, chủng viện, trường học do đạo Thiên Chúa khuyếch trương lên lúc bấy giờ thì những cơ sở của Phật giáo Việt Nam là không có nghĩa lý, không có thấm béo gì hết! Hiểu chưa ông Mát tiêu Trần? Chưa nói đến cái oái oăm ngang trái cho dân tộc Việt là số lượng “thần dân của thành Rome” đang ở con số chỉ có 7% trong tổng số dân trên toàn quốc.

Tất cả mấy cơ sở tự viện, chùa chiền mà ông Mát tiêu Trần nêu ra ở đây (xin xem điện thư của ông Mát tiêu Trần bến dưới!) và bảo rằng những cơ sở ấy do ông Ngô Đình Diệm ủng hộ để xây nên là kiểu nhận vơ, ẩu tả, viết nói bông đùa, hoàn toàn vô căn cứ, không có cơ sở cụ thể, thuyết phục để chứng minh sự thật. Kể cả việc nói rằng ông Diệm giúp tiền cho Dalai Lama 14 của Tây Tạng.

Hình ảnh mấy nơi như Chùa Xá Lợi, Vĩnh Nghiêm, Nam Thiên Nhất Trụ... lại là những công trình trùng tu sau năm 1975 nữa là khác. Vậy, đem những công trình trùng tu mà những nơi ấy người ta đã giới thiệu ra đây để làm gì?

Cũng với trò viết chuyển vô căn, không giá trị này, tôi đã từng viết phản bác lại điều đó mấy lần rồi, thế nhưng ông Mát tiêu Trần cứ vẫn lì mặt ra đó mà chuyển tới chuyển lui hoài.

Có những moderators trong một vài diễn đàn chơi trò tiểu nhân, giở thái độ trẻ con, gọi là “nhốt” người khác “vào cũi chó”, còn lại, họ tha hồ viết dựng đứng lên những chuyện phi thực, vô căn cứ để rồi tuyên truyền láo xược với những người không có cơ hội để sưu tra, kiểm chứng. Đó là phong cách ngu dân của những thời mà mấy ông giáo hoàng La mã ghét tự do ngôn luận và xuống lịnh cho ra những Thông điệp lên án tự do báo chí. “Tông truyền”, “thánh thiện”, “lòng lành vô cùng” là những trò chơi như thế hay sao?

Tôi xin nói theo sự hiểu biết và việc sưu tầm, nghiên cứu của mình:

- Chùa Vĩnh Nghiêm:

Tọa lạc tại số 339 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Công Lý cũ), quận 3, Sài gòn. Được khởi công xây dựng từ năm 1964, và nó được hoàn thành năm 1971. Hòa thượng Thích tâm Giác là người đứng ra xây dựng công trình này. Kiến trúc sư công trình là ông Nguyễn Bá Lăng, có sự cộng tác của hai kiến trúc sư khác là Lê Tấn Chuyên và Cổ Văn Hậu.

Do đó, nếu bảo rằng tổng thống Diệm đã ủng hộ để xây dựng lên ngôi chùa Vĩnh Nghiêm là quá sức vô lý, vì lúc đó ông Diệm không còn.

- Chùa Việt Nam Quốc Tự:

Tọa lạc ở số 16B trên đường 3 tháng 2 (Trần Quốc Toản cũ), quận 10, Sài gòn. Chùa cũng được xây dựng vào cuối năm 1963 và bắt đầu năm 1964 trở đi, chứ từ những tháng đầu của năm 1963 thì Phật giáo đang trong tình trạng bị chế độ ông Diệm đàn áp một cách hung hăng dữ tợn mà bảo “ủng hộ” là “ủng hộ” cái gì?

- Chùa Nam Thiên Nhất Trụ:

Tọa lạc ở số  511 đường Nguyễn Du, thị trấn Thủ Đức. Mặc dù chùa do Hòa thượng Thích Trí Dũng tạo lập bắt đầu vào năm 1959, nhưng ngày hoàn thành của công trình ấy (như ta thấy ngày nay) là mãi đến năm 1977. Nghĩa là Nam Thiên Nhất trụ có dáng nét ra sao như hiện nay người ta chụp trong ảnh là nó phải trải qua đến cả 18 năm trường (1959 – 1977). Như vậy, kéo dài thời gian với công trình để nó được hoàn tất cũng dính sang luôn dưới thời CS sau năm 1975.

Ông Hòa thượng Thích Trí Dũng là một trong những ông thầy di cư từ miền Bắc, ông rất có uy tín với Phật tử Bắc Việt di cư. Do đó, suốt quá trình xây dựng, phải nói ông đã nhờ vào sự ủng hộ của giới Phật tử này là chính yếu chứ không phải tổng thống Diệm “ủng hộ” gì hết.

Anh em ông Diệm không những đã không có chuyện “do” , “giúp đỡ “, “ủng hộ” để có Nam Thiên Nhất Trụ, mà, ông Hòa thượng Trí Dũng và nhóm Phật tử Bắc kỳ di cư còn có một “Nghĩa Trang Phật tử Bắc Việt” ở ven biên Phi trường Tân Sơn Nhất, cạnh Bộ Tổng Tham Mưu để ông thầy Thích Trí Dũng này còn đồng ý giúp cho vị trí để có chỗ an táng tạm thời thân xác hai anh em ông Diệm và ông Nhu sau ngày 2.11.1963 theo yêu cầu của các tướng lãnh làm cuộc đảo chánh nữa là. (Theo Trần Văn Đôn).

- Chùa Xá Lợi:

Đây là nơi đặt cơ sở trung ương của “Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo” trong phong trào tranh đấu hồi năm 1963 nhằm chống lại lúc Phật giáo bị anh em nhà Ngô khủng bố, đàn áp.

Tọa lạc tại số 89 đường Bà Huyện Thanh Quan, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh (Sài gòn cũ).

Theo “Việt Nam Danh Lam Cổ Tự” của Võ Văn Tường, tái bản lần thứ 4, do Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội – Hà Nội – 1996, trang 282, 283:

“Chùa này được khởi công xây dựng vào ngày 5 tháng 8 năm 1956 dưới sự quản đốc công trường của hai kỹ sư Dư Ngọc Ánh và Hà Tố Thuận thi công theo họa đồ của hai kiến trúc sư Trần Văn Đường và Đỗ Bá Vinh. Chùa được khánh thành vào các ngày 2, 3, 4 tháng 5 năm 1958.”

Tuy chùa này được khởi công và hoàn thành trong khung thời gian mà ông Ngô Đình Diệm cầm quyền miền Nam. Dẫu thế, lịch sử trước sau đều sẽ bác bỏ việc có ai cho rằng do ông Ngô Đình Diệm đã “trợ cấp” tiền để xây lên nó.

Chúng ta hãy theo dõi đoạn sau đây do Vĩnh Phúc phỏng vấn Hòa thượng Thích Tâm Châu để biết rằng ông Ngô Đình Diệm có “trợ cấp” tiền vào việc xây dựng chùa Xá Lợi hay không:

Vĩnh Phúc:

“- Người ta nói chùa Xá Lợi do TT Diệm đã trợ cấp 5 triệu đồng để xây cất?

Hòa thượng Thích Tâm Châu:

“- Cái đó chắc không có.

Vĩnh Phúc:

“- Cụ Mai Thọ Truyền đã được trợ cấp 5 triệu để xây chùa Xá Lợi?”

Hòa thượng Thích Tâm Châu:

“- Dạ cái đó chắc không có! Tôi cũng thân với cụ MTT lắm, mà hồi đó không thấy nói vấn đề đó. Mà tôi tin tưởng là không có!” -

(Vĩnh Phúc, NHỮNG HUYỀN THOẠI & SỰ THẬT VỀ CHẾ ĐỘ NGÔ ĐÌNH DIỆM, nxb Văn Nghệ, USA, 1998, trang 296, 297).

- Chùa Từ Đàm:

Cũng theo “Việt Nam Danh Lam Cổ Tự” của Võ Văn Tường như đã giới thiệu ở trên, trang 144:

Tọa lạc tại phường Trường An, cách trung tâm thành phố Huế 2km về hướng Nam.

Chùa do Hòa thượng Minh Hoằng Tử Dung sáng lập vào cuối thế kỷ XVII, đời Lê Hy Tông. Năm 1703, chúa Nguyễn Phúc Chu ban cho chùa tấm biển “Sắc Tứ Ấn Tôn Tự”. Đến năm Thiệu Trị nguyên niên (1841), chùa đổi tên là Từ Đàm. Chùa đã được trùng tu nhiều lần.”

Đối với chùa Từ Đàm thì không phải khởi công xây cất vào thời ông Diệm là chuyện đương nhiên rồi. Còn vấn đề anh em ông Diệm có “ủng hộ”, có “giúp đỡ”, có “trợ cấp” ít nhiều gì cho việc trùng tu hay không thì hiện giờ ngồi viết, tôi không thấy được tài liệu nào khả tín làm bằng chứng để nói là có hay không có việc anh em ông Diệm “giúp đỡ” tiền để trùng tu.

Mà dẫu cho ông Ngô Đình Diệm có “trợ cấp” tiền để trùng tu một công trình mang nét là một di tích lịch sử có từ hồi thế kỷ 17 thì đó là việc phải nên làm ở một lãnh tụ nếu thực sự “anh minh” chứ sao lại thắc mắc, kể lể, rồi buộc những người hiện nay không thấy biết gì hết (về việc ông Diệm có  “giúp đỡ” hay không?) phải mang ơn mang nghĩa? Chưa nói đến những biến cố ở nơi đây – Chùa Từ Đàm – đã từng là nơi xảy ra những đợt tấn công, đàn áp hung hãn đến nỗi khốc liệt bởi tay chân bộ hạ do anh em ông Diệm ra lịnh.

Thiết nghĩ, có đôi nét mà chúng ta không thể không nói đến, đó là:

Được biết, tổ tiên ông Diệm hẳn nhiên họ là những tín đồ Phật giáo. Đến đời ông Ngô Đình Niệm (tức ông nội của ông Diệm) thì mang lư hương bát nước của cha mình là cụ cố Ngô Đình Dinh (theo vị trí xưng hô ở ông Diệm) gởi vào chùa rồi rửa tội để đi theo Thiên Chúa giáo Vatican La mã.

Tôi còn nhớ khi đọc ở đâu đó, có người cũng nói là hồi đó, hằng năm, đến ngày mùng 2 tết Âm lịch, ông Ngô Đình Cẩn ở Huế có cho người gởi tiền lên chùa để “cúng hương cho cụ cố Dinh”.

Phong tục lễ giáo, công ơn hiếu nghĩa ở người Việt Nam, vấn đề cúng giỗ ông bà cha mẹ là hình ảnh thiết thân không thể bỏ qua, không thể thiếu vắng. Quanh năm suốt tháng, mỗi lúc hoàng hôn tắt nắng,  thậm chí những mái nhà tranh mà con người cả cuộc đời phải lam lũ với nắng sương mưa gió trong cuộc sống ở những nơi thôn dã, họ cũng không bao giờ bỏ qua những cây nhang cần phải đốt lên bàn thờ mà tưởng nhớ đến tổ tiên, đến ông bà cha mẹ. vậy mà, đối với anh em ông Ngô Đình Diệm thì lại quá khoẻ. Ông nội đã mang lư hương của cha già là ông cố của Diệm gởi vô chùa rồi để ở đấy, có những ông thầy, có bao chú tiểu hằng bao thế hệ trôi qua, và sẽ còn mãi mãi họ sẽ thay phiên nhau mà đốt hương cho ông cụ cố Ngô Đình Dinh giùm cho anh em ông Diệm.

Như vậy, ta thử hỏi, giá mà có chút đỉnh nào đấy ở anh em ông Diệm gởi lên chùa giúp phụ vào việc trùng tu hay “cúng hương”, thì, phải nói, nó là nghĩa cử phải có bổn phận trả hiếu phần nào trong muôn một về nghĩa công ơn từ con cháu đối với ông bà cha mẹ mà chùa là nơi trước đây ông Ngô Đình Niệm đã gởi lư hương bát nước của cha mình vô đó chứ không thế ngược ngạo bảo rằng Phật giáo với những ông sư là đơn vị phải hàm ơn anh em ông Diệm. Mà, thực sự chuẩn nghĩa, anh em ông Ngô Đình Diệm mới là những người cần phải ghi ơn khắc dạ cái nơi mà linh hồn ông cố của mình biết đâu vẫn còn vấn vương đâu đó với khói hương trong những lúc chiều tà khi người dân đất Thần Kinh nghe tiếng chuông chùa nhẹ rơi trong đêm vắng!?

Thế mà, trong điện thư của ông con chiên Mác tiêu Trần, ông lại đưa vô đấy những hố huyệt mộ, những nắm mồ có con chó nằm vấn vương theo thân xác chủ của nó để ông ví cho là PG còn thua xa một con chó – có nghĩa ông con chiên Mác tiêu Trần này muốn nói ngược ngạo rằng sao PG không chịu nhớ ơn ông Ngô Đình Diệm mà lại đi làm chuyện “phản bội” thì Mác tiêu Trần quả là thái độ hoàn toàn bất lương và cực kỳ vô giáo dục. 

Thực tế của triều đại Ngô Đình Diệm ra sao đối với quốc gia dân tộc, thực tế của dòng họ Ngô đình đối với dân với nước ra sao trong thời thực dân Pháp đô hộ, thực tế tổ tiên ông Diệm đối với chùa chiền ra sao trong truyền thống tâm linh gắn liền với hồn thiêng sông núi qua bao đời bao kiếp, thực thế rõ bạch như ban ngày có ánh thái dương không bị vướng mây đang rọi chiếu về hành vị hung hiểm, về thái độ độc tài và đàn áp bất nhân bất nghĩa vào Phật giáo Việt Nam trong năm 1963 thì:

Cho dẫu ông Ngô Đình Diệm có thí cho vài đồng xu teng nào đó trong việc xây dựng hay trùng tu chùa chiền (để làm cảnh che mắt lương dân...) thì cũng đều trở nên vô nghĩa, huống nữa là không có, hoặc có -  nhưng chắc nó sẽ chẳng là bao so với những hành vi ông đàn áp, ông âm mưu tiêu diệt.

Một ngày trong tháng 3 năm 2012.

 

Trần Quang Diệu


Chú thích:

1) ”Đúng lúc Ngô Đình Nhu khởi sự đưa ra chủ trương Cần Lao Nhân Vị, dưới hình thức một đảng chính trị của chính quyền, thì một sự kiện hết sức quan trọng được bọn thuộc hạ báo cho Nhu biết: Đó là việc Norodom Sihanouk, quốc trưởng Cam-Bốt khởi sự tung ra một chủ trương gần giống như chủ trương của Nhu, cũng dưới một hình thức Đảng của Chính quyền.

Trong lịch sử Đông Nam Á thường vẫn có những sự trùng hợp ngẫu nhiên hết sức bí ẩn. Hai nhà lãnh đạo hai nước cũng chủ trương một đường lối: đó là đường lối xã hội tự do. Vì cả hai nhà chính trị Việt Nam và Cam Bốt đều ý thức giống hệt nhau rằng con đường tương lai của các dân tộc Á Châu là con đường xã hội. Và chỉ có Đảng có khuynh hướng xã hội mới có cơ phát triển được trong quần chúng...

Nhưng giữa hai con người lãnh tụ lại có một điểm khác nhau hết sức trọng đại, đó là tín ngưỡng.

Nhu muốn chủ trương xã hội dưới hình thức Công giáo.

Sihanouk lại muốn đưa ra một chủ trương dưới hình thức Phật giáo.

Đảng Cần Lao Nhân Vị của Nhu là một đảng xã hội Công giáo (do đó, ngày nay nếu có ai bảo rằng “Cần Lao không liên quan gì đến Công giáo” thì người như vậy họ không hiểu được Cần Lao là gì hết! Mặt khác, rất có thể rằng họ đã hiểu rõ, nhưng họ cố tình lương lẹo, giấu giếm nhằm tách biệt “Công giáo” ra khỏi những hành tung quá sức độc ác mà Đảng Cần Lao “Công giáo” đã từng gây ra trong thời mấy anh em ông Diệm cầm quyền. – tqd), trong khi đảng Sang Kum của Sihanouk rõ rệt là một đảng Xã hội Phật giáo.

Giữa lúc Nhu vừa hoàn thành xong lý thuyết Cần Lao Nhân Vị và sửa soạn thành lập Đảng Cần Lao, thì Sihanouk khởi sự lên đài phát thanh Nam Vang tuyên bố về ý định của ông là thành lập một đảng chính trị có khuynh hướng xã hội (Socialisme) căn cứ hoàn toàn vào tư tưởng triết lý Phật giáo.

Nhu rất khó chịu về việc này vì toàn thế giới lẽ dĩ nhiên đang theo dõi sự thành bại của hai tôn giáo lớn về mặt nhân quần xã hội.

Triết lý nào, giữa Công giáo hay Phật giáo, một khi áp dụng thực tế vào sinh hoạt của cộng đồng quốc gia sẽ thành công hơn? Đây là một thí nghiệm và thi đua ngàn năm một thuở giữa Công giáo và Phật giáo. Nếu đảng Cần Lao của Nhu thất bại thì rõ rệt là Công giáo không thích hợp với đời sống xã hội, không thích ứng được với cuộc sống tập thể đang tìm hướng đi mới trong thế kỷ này. Do đó, Nhu lo lắng ngày đêm. Không những mình Nhu lo mất ăn mất ngủ về việc thí nghiệm vai trò Công giáo vào lãnh vực xã hội và quốc gia, mà cả đến các giáo sĩ cao cấp cũng ý thức được rằng lần này, nếu Đảng Cần Lao thất bại, thì có nghĩa rõ rệt là Công giáo không có khả năng thích ứng với cuộc sống xã hội của giai đoạn lịch sử này.

Suy nghĩ mãi, Nhu vừa một mặt đẩy mạnh Đảng Cần Lao, vừa tìm cách phá ngầm Sihanouk.

Như tất cả mọi người chúng ta đều biết: không ai có thể chối cãi được cái thế tựa của anh em ông Diệm: cái thế Công giáo Việt Nam và Công giáo quốc tế: Tòa Thánh La Mã.

Mọi sử gia đều không thể phủ nhận: nếu không có thế lực Công Giáo La Mã và thế lực Công giáo Mỹ (mà tiêu chuẩn lúc đó là Đức Hồng Y Spellman) thì ông Ngô Đình Diệm dù có tài ba cách mấy, dù đạo đức cách mấy cũng không thể chen chân lọt với đám chính khách Việt Nam thân Pháp để tới gần được Cựu Hoàng Bảo Đại chớ đừng nói tới chuyện được ông Bảo Đại cử về làm Thủ Tướng Chính phủ nữa.

Như vậy, lẽ dĩ nhiên anh em ông Diệm và khối Công giáo đã phải có một hợp đồng hợp tác ký kết, dầu là ký kết bằng miệng chớ không phải ký kết trên giấy tờ. Các điều kiện hợp tác tất cũng phải được đôi bên thỏa thuận cặn kẽ. Cho nên chúng ta cũng không lạ chi khi thấy anh em ông Diệm nắm được quyền hành rồi thì những sự việc ưu đãi một số giáo sĩ Công giáo để phục vụ cho những lợi ích cho Giáo hội là lẽ dĩ nhiên.

Việc Ngô Đình Nhu phải đối đầu với “Kế hoạch Phật giáo” của Sihanouk bên Cam-Bốt tự nhiên cũng là nhiệm vụ căn bản của anh em nhà Ngô vậy.

Như vậy, Ngô Đình Nhu đưa ra Đảng Cần Lao là mặc nhiên nhận lời thách đố với Phật giáo Cam-Bốt nói riêng và Phật giáo Thế giới nói chung.

Đây là một vấn đề sống chết, có liên quan mật thiết đến cả tương lai của Công giáo ở Á Phi và của Thế Giới Tự Do ở vùng bán cầu này.

Nếu kinh nghiệm Phật giáo của Sihanouk thành tựu, tất cả công thức xã hội Phật giáo sẽ từ Cam- Bốt lan tràn qua Việt Nam, Ấn Độ, Miến Điện, Nhật Bản và Triều Tiên. Khi đó Công giáo sẽ ra sao? Chẳng lẽ tôn giáo vẫn tự hào là trưởng thành nhất của nhân loại văn minh, lại sẽ bị đặt xuống hàng thứ hai về lãnh vực nhân sinh.

Điều này khiến chúng ta hiểu tại sao sau khi Cần Lao thất bại. Thế giới Tự Do của Mỹ đã phải dùng đến hạ sách là làm một cuộc đảo chánh quân sự để chận đứng kinh nghiệm thành tựu của Phật giáo Sihanouk. Cả một nền móng của Thế Giới Tự Do sẽ bị lung lay tận gốc rễ nếu cuộc thí nghiệm của Sihanouk bằng Đảng Xã Hội (Sang-Kum) Phật giáo toàn thắng.

Cuộc chạy đua giữa Phật giáo và Công giáo về lãnh vực xã hội và chính trị, giờ đây đã được mở màn với Đảng Cần Lao Ngô Đình Nhu!

Và với bằng tất cả mọi giá, nếu Đảng Cần Lao thất bại vì một lý do nào đó, thì lẽ dĩ nhiên Mỹ và Công giáo cũng không thể để cho Đảng Sang Kum của Sihanouk thành công được!

Điều bí ẩn và tối mật này đã chỉ có Nhu Diệm và một số Giám mục  Việt Nam và La Mã thấu hiểu. Đảng Cần Lao của Nhu đã có một tầm quan trọng hết sức lớn lao là vì vậy.” (Chu Bằng Lĩnh, Đảng Cần Lao, Mẹ Việt Nam, USA 1993, trang 221, 222, 223).

Nghiền ngẫm kỹ lưỡng qua đoạn trích dẫn trên, thì việc ông Ngô Đình Diệm khi nói những chuyện gì đó trong một buổi gặp gỡ với các vị sư Miên, hẳn nhiên ta biết rằng nó không thể có liên quan đến một ý nghĩa quan tâm, giúp đỡ chi cả, mà, đó thực chất chỉ là buổi tuyên truyền ở một kẻ đang có đầy đủ mọi thế lực tuyệt đối, đang nắm mọi quyền sinh sát trong tay, đang nói chuyện với những người công dân thấp cổ bé miệng, đang ở vị trí khác hẳn tôn giáo với nhau giữa vị chủ tọa cùng các thính giả.

Những vị sư Miên này đa phần họ sống ở các tỉnh miền Tây Nam bộ. Tại vùng này, họ mà khi nghe biết được cũng liên quan đến một lực lượng vũ trang trong một tổ chức tôn giáo như Hòa Hảo bằng tướng Ba Cụt - Lê Quang Vinh bị bắt rồi mang ra chém đầu, tất họ đã phải mặc nhiên hiện lên trong đầu của họ với những ý nghĩ rợn người và rởn tóc gáy.

Tác phẩm Đảng Cần Lao của nhà văn Mặc Thu Lưu Đức Sinh – Chu Bằng Lĩnh là một trong những tác phẩm mà tôi hay đọc tới đọc luôi có đến năm bảy lần. Ở đấy, với thói quen, tôi đã dùng cây bút chì thực hiện phần ghi chú riêng cho mình ở trang đầu tiên bỏ giấy trắng nơi mỗi quyển sách, nhằm lưu ý những điểm quan trọng, sẽ trích dẫn cho những khi cần thiết từ trong nội dung mà tác phẩm đã gởi gắm.  

Và, đặc điểm quan trọng, đáng phải được chú ý khác nữa, thiên bút ký Đảng Cần Lao, mãi cách xa quyền thế tối tuyệt của mấy anh em ông Diệm có đến 8 năm trời (1963 – 1971), vậy mà, khi nó (tác phẩm) vừa mới được xuất bản, những kẻ nằm trong bóng tối đã sốt dẻo chi ra đến cả triệu đồng bạc VNCH thời đó để mua đứt, và tác giả bị đe dọa là không được tái bản. Nếu không, lời đe dọa của họ, tác giả có thể sẽ bị thủ tiêu.

Tôi bảo đảm, những độc giả (người đọc) nào mỗi khi đọc được những thông tin mà tác giả đã hé lộ như trên, tất mọi người sẽ hết sức chú ý, tò mò ... và sẽ phải nhất quyết đọc cho bằng thật kỹ lấy nó.

Đấy, có lẽ là lý do mang đầy tầm mức khả tín, thuyết phục. Đấy cũng chính lại là lý do đã khiến cho tôi rất ưa thích căn cứ vào nó để dẫn chứng những đoạn nào cho những chủ đề liên quan mỗi khi có đề cập đến Đảng Cần Lao và chế độ Ngô đình Diệm.

Phải chăng, vì những “mộng ước không thành” (bởi độc hiểm quá cho nên hồn thiêng sông núi xứ Việt không cho phép?), và phải chăng cũng bởi “những mộng ước không thành” như vậy mà ngày nay, dư đảng... sót lại đã thù hằn căm tức Phật giáo (khi mà họ chỉ có phản đối để tự vệ bằng những cả sinh mạng); thù hằn căm tức các tướng lãnh và những quân nhân QLVNCH đã anh dũng, can đảm quyết tâm thực hiện cho được cuộc đảo chánh nhằm lật đổ chế độ?

Vậy thì, lịch sử sau này, chúng ta hôm nay sẽ không ai lấy làm ngạc nhiên khi dư đảng... thường hay nổi những cơn thịnh nộ, tỏ ra rất hung dữ, cộc cằn, chửi rủa lỗ mãng, tục tĩu, dơ bẩn đối với bất kỳ ai mỗi khi họ dám khơi lại đống tro tàn cơ hồ như bối cảnh: tuy đế quốc La Mã đã chết sau một thời gian dài xâm lăng Do Thái và tận diệt sinh lực nhà hiền triết Jesus yêu nước Do Thái của ông, bây giờ, dường như thể  “hồn ma của đế quốc La mã” ấy “đang” vẫn còn “đội vương miện ngồi trên nắm mồ của nó” bằng cách mạt sát, mạ lị như là: “Bọn côn đồ” - đối với những quân nhân đảo chánh. “Bọn chó má GHPGVNTN Ấn Quang” - đối với những tình huống bắt buộc người PGVN phải sẵn sàng quyết tâm, lẫn cả sự hy sinh thân mạng nhằm bảo vệ lý tưởng mà cha ông của họ đã từng gắn liền với quê hương xứ sở có đến những hai nghìn năm (tại VN) đang bị một thế lực tôn giáo ngoại bang, có kinh đô ở nước ngoài thòng tay cho cán bộ, “thần dân” của mình nổi lên âm mưu muốn tiêu diệt.

 

Trần Quang Diệu


--- On Sat, 3/3/12, Fanxico Tran <vneagle_11@yahoo.com> wrote:

From: Fanxico Tran <vneagle_11@yahoo.com>
Subject: Matthew Trần: Tôi xác nhận là Tỗng thống NĐD xài nhiều tiền lắm // PHOTOS !! Dây: bằng chứng không thễ chối kãi là chế dộ DIỆM & NHU dã dàn Fật giáo như thế nào !!
Date: Saturday, March 3, 2012, 5:54 AM

 

Matthew Trần: 

Bọn Gái Diếm aka Giáo Diếm & Fật giáo ghen tỵ ..cứ thắc mắc cụ Diệm kó nhiều tiền !!

Tôi không biết là TT Ngô Dinh Dìệm lấy tiền ỡ dâu? 
Không lý Cụ sai bọn Cần Lao Fật Giáo di cướp nhà băng? 

Nhưng bằng chứng là Cụ dã xài tiền như nước.

Hay xem bằng chứng zưới dây:

- Cụ dã giúp tiền bằng dôla cho dức Dalai Lama, Fật Giáo Tây Tạng nè.
- Trong cuốn "Our Vietnam Nightmare" bà  Maguerite Higgins  cho biết: "1275 ngôi chùa được xây cất, 1295 ngôi chùa được trùng tu dưới trào Ngô Đình Diệm". 
- Theo cụ Đoàn Thêm và cụ Mai Thọ Truyền thì trước khi Tổng thống Ngô Đình Diệm cầm quyền, Nam Việt Nam chỉ có 2206 ngôi chùa, đến năm 1963 số chùa tăng lên thành 4766 ngôi. Nhiều ngôi chùa được quốc gia trợ cấp tiền bạc để xây cất. Mô tã chi tiết là như sau:
- Cụ dã giúp tiền & dất cho Fật Giáo VN xây Chùa Vĩnh Nghiêm nè.
- Cụ dã giúp tiền cho Fật Giáo VN xây chùa Xá Lợi nè.
- Cụ dã giúp tiền cho Fật Giáo VN xây chùa Nam Thiên Nhất Trụ nè.
- Cũ dã cho tên thầy chùa zỗm Trí Quang (GHPGVNTN& Ấn Quang) tiền dễ sữa chữa chùa Từ Dàm nè.
- Cụ dã ra lệnh cho ông Ngô Dình Cẫn tiếp tế gạo & tiền dễ nuôi dám tăng, sư ỡ Chùa Từ Dàm năm nầy qua năm khác ..sau dó, chúng lại fãn Cụ nè.
- Trước khi Tổng thống Ngô Đình Diệm cầm quyền, Phật giáo chưa mở trường học nào, nhưng zưới chế độ Dệ Nhất CH, hệ thống Trung tiểu học Bồ Đề ra đời. Chính Đỗ Mậu --tên fu kéo xe nhà cũa cụ Thượng Ngô Đình Khã, thân fụ cũa Ngô Tỗng Thống, cho biết: năm 1970 Phật giáo có 160 trường trung tiểu học trong cả nước. Đa số trường này được xây cất trước ngày 1.11.1963.

Tuy nhiên, nếu bọn Giáo Diếm & Fật tữ ghen tỵ còn lưu tâm dến vận mạng cũa quốc gia, thì bọn nầy fãi doài Fật giáo bán mấy kái chùa zưới ni cũng như bắt Fật Giáo bồi hoàn tiền mà cụ Diệm dã chu cấp cho Fật Giáo trong quá khứ …dễ xung vào ngân khố quốc gia !!
Fãi hành dộng thay vì kứ bô bô ..thì dâu kó thễ thu hồi kết quã dược?

Fãi không bà kon ??
Matthew Trần 

 

PHOTO !! Dây: bằng chứng không thễ chối kãi dược là chế dộ DIỆM & NHU dã dàn áp --hay nâng dỡ tối da-- Fật giáo như thế nào !!  

Chí sĩ Ngô Dình Diệm dã bõ mình vì bão vệ Tỗ quốc và dã chết vì dám fãn tướng lãnh bị mua chuộc bỡi đồng dôla mà fãn chũ.

 

Tỗng thống Ngô Dình Diệm là vị dại ân nhân cũa GHPGVN cũng như Fật Giáo Tây Tạng trong 9 năm cũa nền Dệ Nhất Cọng Hòa.

[President Ngo Dinh Diem was the primary benefactor of the Vienamese Buddhist Church as well as Tibetan Buddhist Church in exile during his 9 years of the Vietnam First Republic]

Ũy Ban diều tra cũa LHQ, sau khi qua tìm hiễu sự thật tại chỗ, dã fũ nhận các tố cáo vu vơ cũa Fật giáo dầy ác ý trên. 

Chúng ta hãy công bằng zuyệt lại những nỗ lực mà Tỗng Thống Ngô Dình Diệm dã tận tình giúp dỡ Giáo Hội Fật Giáo Vietnam cũng như Giáo Hội Fật Giáo Tây Tạng trong 9 năm cũa Dệ Nhất Cọng Hòa như sau:

Cụ Diệm dã giúp công, cũa dễ GHPGVN xây chùa Xá Lợi to tỗ bố trên đường bà Huyện Thanh Quan, ngang hông trường nữ Trung Học Gia Long (Sàigòn) và

Cụ Diệm dã giúp công & dất dễ xây chùa Vĩnh Nghiêm to tỗ chãng trên
đường Công Lý (Sàigòn)…và

Nam Thiên Nhất Trụ (nhìn từ góc này rất giống chùa một cột)

- Tỗng Thống Ngô Dình Diệm còn cho TT Thích Trí Dũng (tên cán bộ cs chính cống không xứng dáng dễ dược goại là Thượng Toạ) số tiền lớn lao dễ xây "Chùa Một Kột" aka Nam Thiên Nhất Trụ tọa lạc ở đường Ðặng Văn Bi, quận Thủ Đức, Sàigòn. Tên thầy chùa zỗm nầy kòn "trã ân?" TT Diệm bằng kách dào mã bào dệ Ngô Dình Cẫn, lật nắp mộ, dưa vũ khí cũa VC vào dó dễ zấu, sau dó, csBV dã zùng dễ dánh Sân Bay Tân Sơn Nhất (Hàn Giang Trần Lệ Tuyền).
Và  

- Cụ Diệm dã -khiêm nhượng và kín dáo- gỡi số tiền $10,000.00 (bằng $200,000.00 bây chừ 2010) zo tiền thưỡng cũa viện Viện Magsaysay trao tặng Tỗng Thống Ngô Đình Diệm như là vị lãnh dạo sáng chói nhất thời bấy giờ cũa Á Châu .. biếu Dức Dalai Lama cũa Tây Tạng khi vị nầy zẫn mấy chục ngàn tăng sĩ rời bõ nước Tây Tạng qua ẫn náu tại Ấn Dộ & Tích Lan.

Hành dộng bác ái và thân thiện với Fật Giáo Tây Tạng cũa TT Ngô Dình Diệm tạo sự ghen tương, ganh tỵ dối với GHPGVN.

Như vậy là Dức Dalai Lama cũa Tây Tạng dã áp zụng fương châm "khôn ngoan & kao quí" cũa Lm Hoàng Quỳnh là "thà bõ nước chớ không thễ bõ dạo (Fật)".
- Cụ Diệm dã tạo sự zễ zàng cho GHPGVN gỡi các dại dức trẽ di zu học hãi ngoại dễ thành tài .. ví zụ như (ĐĐ/TT) Thích Quãng Liên và (ĐĐ) Thích Nhật Hạnh. Tên sau nầy thay vì lo học hành .. không làm ..lại lo hoạt dộng, tuyên truyền tại hãi ngoại (HK & Fáp) giúp cho csBV dánh fá VNCH.

Thữ hoãi: Trong giai doạn dó, có tôn giáo nào tại Vietnam như: Công Giáo, Tin Lành, Cao dài, Hòa Hảo, BaHai, etc ..dược dãi ngộ như vậy không?

[Người tây fương có câu tục ngữ: “A dog never bite a feeding hand” (loài chó không bao giờ táp bàn tay dút thức ăn vào mõm chúng) nhưng con người ta khác hơn loài chó: Bằng chứng là những tên như Thích Nhật Hạnh, Thích Trí Quang, Thích Trí Dũng thì moại người dều biết: hàm ơn TT Ngô dình Diệm & Dệ I Cọng Hòa nhưng lại trã ân bằng oán thù.]