|
06-Feb-2012 |
LTS: Đây là lá thư hồi đáp những lá thư của một số các con chiên
túc trực ở các diễn đàn để ngăn chận, đánh phá và xua đuổi những
ai dám phát biểu "không tin" Chúa của họ. Chúng tôi chỉ
lưu lại một vài bức thư tiêu biểu cho thái độ chung của họ như lá
thư của nick "Bac Ky Di Cu" aka Chu Tất Tiến. Bài phản
hồi của ông Trần Quang Diệu rất đầy đủ dữ kiện quan trọng để giải
thích cho những ai còn dị ứng với vấn đề chống Thiên Chúa Giáo La
Mã. SH xin trân trọng gửi đến độc giả. (SH)
Dẫn:
1. Thư của tác giả Trần Tiên Long: - TCN:
Tại Sao Tôi Chống Công Giáo?
2. Thư của nick
Bac Ky Di Cu: Tại Sao Bọn Họ Chống Tôn Giáo ?
3. Thư của Hoàng Thụcc An: Nhập
nhằng Công giáo qua Tôn giáo!
--------------
Sent: Thursday, February 02, 2012 11:33 PM
Subject: FW: TCN: Tại
Sao Tôi Chống Công Giáo ?/ gop y
TẠI SAO NGƯỜI TA CHỐNG "CÔNG GIÁO"?
Tôi thấy rằng, chống "Công giáo" như những lý do mà Gs Trần
Chung Ngọc đã bày tỏ trong bài của ông; (SH:
xin bấm ở đây hoặc đọc bài dẫn số 1 ở trên) và cũng chính các
nhân vật trí thức Công giáo như Gs Nguyễn Mạnh Quang, ông Charlie
Nguyễn - Bùi Văn Chấn, Gs Nguyễn Văn Trung ("Tòa thánh có đánh
rắm cũng khen thơm"); bằng một số các sự kiện như chính
Lm Trần Tam Tỉnh đã nêu ra; xa hơn nữa là các vị Lm Phạm Ngộ Hiên,
Nguyễn Hòa Đường,... (với tác phẩm đã trở nên như một bản án
từ dân tộc VN tố cáo đến với Vatican = "Tây
Dương Gia Tô Bí Lục") v.v... là những điều hiển nhiên tất
yếu đối với những người có lương tri biết nghĩ đến dân chúng đồng
bào, đến tổ tiên dân tộc và quê hương xứ sớ.
Người ta chống "Công giáo", không có nghĩa là chống
lại niềm tin tâm linh vào mỗi cá nhân một khi họ đã rửa
tội để
trở thành "con Chúa". Đấy là chưa nói đến ngày
nay đã có hàng chục, hàng
trăm nghìn người đã yêu cầu rút tên họ ra khỏi danh sách rửa tội!
(xem
http://sachhiem.net/TONGIAO/tgT/TinVOA.php) Yêu cầu rút tên ra khỏi danh sách rửa
tội như vậy, mặc nhiên người ta thấy đã là thái độ từ chối,
thái độ chống lại đức tin mà họ đã từng đón nhận.
Ai cũng có thể hình dung ra được đối với những người yêu
cầu rút tên ra khỏi danh sách rửa tội như thế thì không có nghĩa họ "vô đạo" hay
họ là "CS vô thần". Chống "Công giáo" thì đã
có vô số Giám mục, Linh mục, Mục sư, những học giả, giáo sư Thần học,
những con chiên trí thức ở các nước phương tây chứ không phải đợi
tới khi có mấy ông trí thức người Việt như Gs Trần Chung Ngọc,
Nguyễn Mạnh Quang, Charlie Nguyễn v.v... đặt chân ra hải ngoại
mới có chuyện chống!
Ở Hoa Kỳ
Vào những thời điểm CS chưa xuất hiện,
chính một số các nhà lập quốc Hoa Kỳ cũng đã từng từ chối và chống "Công
giáo". Nguyên văn nội dung tài liệu như sau:
Bài của: Stevenson Morris
Dịch thuật: Trương Quang Anh
"Những giới chức có quyền lực thuộc Thiên Chúa giáo định viết
lại lịch sử Hoa Kỳ trong một chiến dịnh áp đặt niềm tin
tôn giáo cho những người Mỹ chỉ muốn yên thân, không quan
tâm tới vấn đề này.
Theo họ và dựa vào sự sửa đổi của Orwells, những nhà lập
quốc Hoa Kỳ là những người theo Thiên Chúa giáo thuần thành, đã
lập nên quốc gia Hoa Kỳ, một quốc gia Thiên Chúa giáo.
Điều đó không đúng.
Những vị tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên và những công dân yêu
nước Hoa Kỳ thường là những người tin tưởng ở lý trí hoặc là
những nhà tự do tôn giáo. Họ tin tưởng phần nào ở một đấng
hóa công được nhân cách hóa nhưng hoàn toàn bác bỏ việc thần
thánh hóa chúa Jesus và những mặc khải trong Kinh Thánh.
Thomas Paine
- Thomas Paine (1737 - 1809), tác
giả những bài nghị luận chính trị ca ngợi nền dân chủ, đã ra
những tuyên ngôn khuyến khích sự ngờ vực những giá trị tinh thần
cũ của xứ sở. Ông viết: "Tôi hoàn toàn không tin tưởng ở
những giáo điều của nhà thờ Do Thái giáo (Cựu Ước), nhà
thờ Gia Tô La Mã, nhà thờ Hy Lạp (Chính Thống giáo), nhà thờ Thổ
Nhĩ Kỳ (Hồi Giáo), nhà thờ Tin Lành hoặc bất cứ nhà thờ nào mà tôi
biết".
George Washington. Tranh vẽ
của Gilbert Stuart Williamstown
- George Washington (22.2.1732 - 14.12.1799. Hai
nhiệm kỳ: 30.4.1789 - 1796), là vị tổng thống Hoa Kỳ đầu
tiên. Ông ta đặc biệt không quan tâm đến những tín
ngưỡng thần linh thuộc thế kỷ 18 được lập ra bởi các tôn giáo.
Tuy ông thường nhắc tới một đấng hóa công như một siêu
lực xa vời và trừu tượng, ông không bao giờ tuyên bố ông
là một người Thiên Chúa giáo cả.
Trên giường bệnh trước khi qua đời, tổng thống
Washington không hề đọc kinh và không gọi một linh mục hay một
mục sư nào tới làm lễ cả.
- John Adams (30.11.1735 - 4.7.1826. Một nhiệm
kỳ: 4.3.1797 - 4.3.1801), tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ, thích
nghiên cứu về luật pháp nhưng cha ông bắt buộc học kinh để
trở thành một giáo sĩ (giống cha của ông Charlie Nguyễn Bùi
Văn Chấn - tqd). Ông viết rằng ông thấy "nơi những
nhà lập pháp những hình dáng đáng kính và những công nghiệp
cao cả, trái lại những giáo sĩ chỉ là những thánh nhân lừa đảo,
những kẻ hết sức ngu xuẩn".
Trong phần cuối của cuộc đời, ông viết: "20 mươi
lần trong cuộc đời đọc sách và tìm hiểu của tôi, tôi đã
phải dứt khoát tin rằng thế giới đã tốt đẹp hơn nhiều nếu
không có tôn giáo Thiên Chúa giáo xía vào".
Tổng Thống Thomas Jefferson
- Thomas Jefferson (13.4.1743 - 4.7.1826. Hai
nhiệm kỳ: 4.3.1801 - 4.3.1809), tổng thống thứ 3, tác giả
Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ thì viết rằng: "Tôi tin
tưởng rằng không có một người nào trong giới trẻ tại Hoa Kỳ lại không
trở thành một người tự do tôn giáo trước khi lìa đời".
(Tự do tôn giáo không hề có khi Gia Tô La Mã cầm quyền ở Âu
Châu suốt hơn 10 thế kỷ. Các sử gia gọi là thời kỳ đen tối (The
Dark age). Người nào bị nghi ngờ không tin chúa jesus thì bị bắt
giữ, tù đày, tra tấn hết sức dã man. Rất nhiều người bị thiêu
sống do Chánh án Torquemeda thuộc Tòa án Dị giáo Tây Ban
Nha ra lệnh).
Tổng Thống James Madison
- James Madison (16.3.1751 - 28. 6. 1836. Hai
nhiệm kỳ: 4.3.1809 - 4.3.1817 - tqd), tổng thống thứ 4, và
là cha đẻ Bản Hiến Pháp Hoa Kỳ thì viết rằng: "Những sự
ràng buộc của tôn giáo (Thiên Chúa giáo) xiềng xích con người và
làm yếu đuối tâm hồn họ khiến họ không tạo được những công
nghiệp cao cả!"
Đó là đoạn tài liệu đã được nhiều người
in ấn, đăng tải ở nhiều nơi. Nhưng đấy, tôi đang
chọn trong sách "Đến Bờ Ảo Vọng" của tác giả Cửu Long
Lê Trọng Văn in tại USA năm 1996, tr 239, 240. Tác giả Lê Trọng Văn viết nhắm
vào việc phản bác giáo hoàng Gioan Phao Lồ II của Vatican
về sách "Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng" (Varcare La Soglia della Speranza) đã
in thành bản Việt ngữ mà Trần Thái Đỉnh đã dịch
năm 1994.
Ở Việt Nam,
từ thời vua Lê Chúa Trịnh,
sang nhà Tây Sơn cho đến triều Nguyễn, nhất là các sĩ phu,
giới trí thức trong những cuộc khởi nghĩa, những phong trào kháng chiến chống
Pháp thì không giai đoạn nào là không có chống "Công
giáo".
Tại sao vậy? Kể ra thì biết làm sao cho cùng!
"Bảy núi tội lỗi" mà
vị Giáo hoàng tiền nhiệm đã đại diện cho dân Chúa để
xin lỗi với cả nhân loại là chuyện chung chung. Tại Việt Nam,
trong khi mấy ông cố đạo ngoại bang vào "rao
giảng tin mừng" lại lôi truyền thống phong tục thể hiện lòng
hiếu thảo của dân Việt ra mà chửi rủa là ma là quỉ (SH: quyển
Phép giảng 8 ngày của Alexandre De Rhodes là một thí dụ. Có thể
xem bảng điện tử ở nhiều nguồn, như http://www.giaophanvinhlong.net/ chẳng hạn).
Ra lệnh cho con chiên xem thường nhà vua, không được thi hành
theo luật vua
phép nước, chỉ có thờ trọng, tuân lệnh, làm theo "đức vâng
lời" một ông vua duy nhất là Giáo hoàng đang ngồi tại
giáo triều với tư cách như một quốc gia là Vatican.
Xúi giục quân giặc động binh sang xâm lăng xứ Việt, rồi cả giáo
sĩ lẫn con chiên thì làm nội ứng cho giặc, tiêu diệt hết mọi tiềm
năng đề kháng ngoại xâm của vua quan, dân chúng xứ Việt. Vận động,
xúi giục giáo dân quần chúng, rồi đứng ra thành lập một "Vương
quốc Kitô giáo ly khai" (dưới triều Minh Mạng) trong lòng đất
nước của người ta - VN. Cho đến âm mưu lật đổ vua Tự Đức thì
bảo sao các triều đại VN đã kể trên họ không chống?
Vậy mà, luật vua phép nước của các triều đại Việt Nam đã
trừng trị những kẻ phản quốc, gây rối loạn quốc gia, đe dọa đến
sự an nguy của tổ quốc, tức là Việt gian nối dáo cho giặc thì
Vatican lại tuyển danh sách, phong hô lên là "thánh".
Lịch sử vong quốc vì biến họa Thiên Chúa giáo bắt đầu
từ năm 1858, qua các cuộc khởi nghĩa của Đinh Công
Tráng, Phan Đình Phùng
v.v... đều bị những giáo sĩ và giáo dân miệt thị là "bọn" (thái độ
miệt thị là "bọn" như vậy, sớm nhất là lúc Việt gian Nguyễn
Thân và Ngô Đình Khả vâng lệnh giặc Pháp, tảo thanh tiêu diệt Phong
trào Văn Thân của cụ Phan Đình Phùng và tướng Cao Thắng trong
cuộc Khởi Nghĩa Hương Khê (1885 - 1896). Cho đến tận lúc
sau này, những chiếc đầu của những nghĩa quân Việt Nam Quốc
Dân Đảng của Nguyễn Thái Học (1930) bị giặc kê lên bệ máy chém
là những quỉ sứ chứ không là những anh hùng nghĩa sĩ của đất nước Việt
Nam?
Người anh hùng của dân tộc VN, Thống chế Nguyễn Tri Phương, không
những chống, mà ông còn mắng thẳng vào mặt quân giặc với đoạn
tài liệu mà người Việt Nam đã rút ra được từ trong Thư khố
của Bộ Ngoại giao Pháp:
“Nguyễn Tri Phương (Thống chế dưới triều Tự Đức) bị
thương nặng (lúc bảo vệ thành Hà nội trong cuộc tấn công
của giặc ngày 20.11.1873), bị bắt làm tù binh. Giám mục Puginier
đến an ủi ông; người anh hùng Việt Nam còn đủ sức trả lời như sau:
“Sao! chính ông, thủ lĩnh các giáo sĩ Pháp, đến đây để thưởng thức
cái giờ hấp hối của tôi ư? Ông không muốn để cho tôi chết được yên
ổn ư? Chắc ông đã được hoàn toàn thỏa mãn, vì nhờ ông, nhờ những
lời chỉ bảo của ông, mà lũ cướp người Pháp ấy đã lấy trộm mất của
chúng tôi xứ Nam kỳ, và sẽ còn lấy trộm cả xứ Bắc kỳ nữa. Nguyện
vọng cao cả của tôi, sau bao nhiêu thảm họa, là được chết đi càng
nhanh càng tốt!”
Sống, đã chiến đấu anh dũng trên khắp
mọi chiến trường như một anh hùng; chết, vị Thống chế cũng muốn chết
như anh hùng. Sau Puginier, Nguyễn Tri Phương trả lời cho Francis
Garnier:
“Một chiến sĩ phải chết, và chết giữa chiến trận
không phải là một cái chết nhục nhã”.
Vị Thống chế 74 tuổi đó từ chối những câu an
ủi, cũng như những ân huệ của kẻ thù, những sự chăm sóc thuốc men
của chúng; ông giật tung tất cả băng bó trên mình, rồi nhịn ăn mà
chết” (Nguyễn Xuân Thọ).
Tổng đốc Phương
Và, những Việt gian như thế này đây:
“1. Tổng Đốc Phương, tức Đỗ hữu Phương, sinh năm 1844
tại Saigon, nguyên chủng sinh tại Penang, thông thạo tiếng Pháp,
được Pháp chọn tham gia phái đoàn của Pháp trong cuộc thương lượng
với triều đình Huế năm 1868. Sau đó Phương tham gia các cuộc tảo
thanh chống Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá. Năm 1872, Phương được
Pháp thăng chức tổng đốc Saigon.
“2. Trần Bá Lộc, sinh năm 1834 trong một gia đình
Công giáo tại Long xuyên. Lộc xin vào đoàn quân Công giáo do Charner
tổ chức chuyên việc lùng quét các nhóm quân kháng chiến. Sau khi
tham gia nhiều trận đánh tái chiếm Rạch Giá, Lộc được Pháp phong
chức tổng đốc Rạch Giá.
Trần bá Lộc.
Y là tên đại Việt gian được Pháp tín nhiệm
trao nhiệm vụ triệt hạ phong trào kháng chiến từ Quảng Nam đến Phan
Thiết.
Với nhiệm vụ này, Trần Bá Lộc đã giết hại khoảng 25 ngàn người
Việt yêu nước.
“3. Trần Tử Ca, nguyên là một người bên lương, sinh
trưởng tại Gò Vấp. Lúc đầu y theo kháng chiến, nhưng sau đó y theo
đạo Công giáo, rời bỏ hàng ngũ kháng chiến theo giặc chống lại Tổ
Quốc. Năm 1862, Ca được Pháp bổ làm tri huyện Hóc Môn. Năm 1865,
y đi theo quân đội Pháp càn quét các tỉnh Miền Tây. Đêm 9-2-1885,
Ca bị nghĩa quân giết chết.
“4. Huỳnh Công Tấn, là một người Công giáo trong
hàng ngũ nghĩa quân của Trương Công Định từ 1861 (hay là gián điệp
được cài vào nghĩa quân củaTrương Công Định? - tqd). Ngày 20-8-1864,
Tấn phản bội, bất thần phục kích giết chết Trương Định tại Gò Công.
Ngày 19-9-1868, Huỳnh Công Tấn cùng với 127 lính tập Công giáo vây
bắt Nguyễn Trung Trực tại đảo Phú Quốc (và ông bị chúng
mang về hành hình tại Rạch Giá - tqd). Như vậy, riêng một mình
y đã sát hại được hai nhà cách mạng kháng chiến nổi tiếng tại Nam
Kỳ. Y được Pháp trao tặng Bắc Đẩu Bội Tinh cho hai chiến công lớn
này.(SH: xem Những
phú hộ lừng danh Nam Kỳ )
“5. Tạ Văn Phụng, tức Phêrô Lê Duy Phụng, nguyên chủng
sinh tại Penang, lấy danh nghĩa là con cháu nhà Lê dấy binh “khởi
nghĩa” tại Bắc Kỳ chống triều đình Huế năm 1858. Tạ Văn Phụng nhờ
các giáo sĩ liên lạc với chính phủ Pháp để xin giúp đỡ. Napoleon
III đồng ý, và cử tên gián điệp Duval sang Việt Nam giúp Phụng với
mục đích biến Bắc Kỳ thành một xứ Công giáo với một chính quyền Công
giáo. Duval đi Macao mua vũ khí và giúp Phụng thành lập những đoàn
quân gồm đa số là giáo dân. Trong các tháng 6 và 7 – 1863, Phụng
khởi binh đánh chiếm một vùng rộng lớn ở đồng bằng Bắc bộ gồm 3 tỉnh
Quảng Yên, Hải Dương và Nam Định. Triều đình Huế cử Nguyễn Tri Phương
đem quân ra Bắc dẹp loạn. Tạ Văn Phụng bị bắt đem về Huế xử tử”
(Charlie
Nguyễn).
Thế đấy, cũng như bao nhiêu nét, bao nhiêu vấn đề, bao nhiêu
sự kiện có liên quan đến đạo Thiên Chúa giáo, khi có người đề
cập đến thì liền bị mắng càn không cần lý do, không cần biết đến phải
trái để đi vu chụp cho người ta nào là "vô đạo", "chống
phá tôn giáo", là "Việt cộng vô thần", là "tiêu
diệt tôn giáo", là "ngăn cản sự hành đạo của dân chúng" v.v... (SH:
xin bấm ở đây hoặc đọc bài dẫn số 2 ở trên)
Đọc mấy lối thóa mạ ẩu xự trên, làm tôi nhớ đến những lối
lên án từ tòa thánh Vatican qua các vị Giáo hoàng trong khía cạnh
muốn bóp nghẹt thông tin và quyền tự do ngôn luận:
"GIÁO CHỦ KHÔNG THÍCH TỰ DO BÁO CHÍ:
Đức giáo hoàng Gregoire XVI đã gọi tự do báo chí là thứ tự
do tai hại nhất, đáng ghét nhất, kinh tởm nhất mà một số người
dám đòi hỏi một cách ồn ào cuồng nhiệt và quảng bá
khắp nơi...
Giáo hội đã lên án chủ nghĩa Tự Do qua 3 bức thông điệp:
- Miraniuos của Gregoire XVI năm 1832.
- Quanta Cura của Pie XI năm 1864.
- Pretatissimum của Léon XIII năm 1888.
(Tôn giáo và Dân Tộc của Lý Chánh Trung , trang 76 mà "Thiên
Hồ! Đế Hồ! - Trời ơi! Chúa ơi!" (Phan Bội Châu) -
của Lê Trọng Văn đã in ở trang 80).
Trần Quang Diệu