●   Bản rời    

VATICAN:CH01a - Đạo Ki-tô Do Thái Ra Đời Vào Khi Nào?

GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

06-Jan-2012

 

1 2 3

 

5.- Đạo Do Thái Phân Hóa Thành Nhiều Hệ Phái

Quy luật thiên nhiên là “vạn vật biến đổi không ngừng”. Vạn vật có thể là vật thể, có thể là sự vật và cũng có thể lả sinh vật. Sự biến đổi của sự vật và sinh vật có thể xẩy ra vì bản chất sinh tồn để thích nghi với môi sinh hay hoàn cảnh mới, nếu không tự thay đổi thì sẽ bị hủy diệt. Các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế, tôn giáo, v.v... cũng không thoát khỏi quy luât này. Sự biến đổi (1) có thể  do ngoại cảnh, bị ngoại lực đánh bại hay tiêu diệt, rồi do một cơ may  của lịch sử  mà trỗi dậy với một sử canh tân hay cải đổi lớn lao để thích nghi với hoàn cảnh mới và (2) cũng có thể là do những mâu thuẫn nội tại rồi sinh ra lủng củng, tranh chấp, thanh toán lẫn nhau rồi phân hóa thành nhiều hệ phái. Từ ngàn xưa, muôn vật ở trong vũ trụ đều vận hành theo một trong hai  quy luật này. Đạo Do Thái cũng  ở vào một  trong hai trường hợp này.

Thực tế, trong quá khứ, Do Thái Giáo đã một lần biến đổi từ Do Thái Giáo Nguyên Thủy (thời ông Abraham) thành Do Thái Giáo Mới (thời ông Moses) với một ông Thượng Đế  hoàn toàn khác hẳn cả về danh xưng và bản chất. Hơn nữa, ngoài những  những Luật Sợ Chúa, Luật Trị Người, Luật Định Cung Phụng Giáo Sĩ, Luật Quy Định Việc Cung Phụng Thiên Chúa, lại còn có nhiều luật lệ chuyên chế khác (cũng đều mang tính cách luật thánh) do sự hứng chí của các nhà thần học hay các ông giáo sĩ và cũng là nhà cầm quyền thêm vào để tăng cường mức độ bóc lột nhân dân và vơ vét cho đầy túi tham. Sau này, hoàn cảnh xã hội thay đổi theo thời gian thì tất nhiên những giáo luật và lời Chúa cũng phải được thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới. Thế nhưng,  kẹt một nỗi là khi ban hành những luật lệ chuyên chế (tự nó đã mang nặng tính cách bất chính, bất nhân và bất nghĩa), các ông giáo sĩ hay các nhà cầm quyền đều nói láo rằng các Ngài đã được các đấng thánh linh "mặc khải" và gọi những luật đó là những "Thánh Luật" hay "lời Chúa". Đã là "Thánh Luật" hay "Lời Chúa" thì  làm sao có thể thay đổi được? Hơn nữa, có thay đổi hay không là do thiện chí của các ông giáo sĩ và những người có quyền lực. Khốn nỗi, những tín điều, giáo luật và lời Chúa trên đây được bịa đặt ra có mục đích là dành đặc quyền đặc lợi cho giới tu sĩ và giai cấp thống trị,  thì làm sao họ có thể thay đổi được! Chẳng lẽ thay đổi để cho họ chịu thiệt thòi hay sao?

Một khi mà những tín lý, giáo luật, thánh luật và lời Chúa không thể thay đổi được trong khi tín đồ vẫn phải sống trong cảnh bất công và vẫn bị giai cấp  giáo sĩ  bóc lột đến tận xương tận tủy, thì tất nhiên họ phải có cái nhìn hoài nghi, nếu không muốn nói là bất tín và khinh bỉ cái hệ thống tín lý, giáo luật, thánh luật và lời Chúa  của giáo hội hay các nhà lãnh đạo của cái tôn giáo nàd. Từ chỗ có cái nhìn hoài nghi hay khinh bỉ và bất tín, tất nhiên là những mẫu thuẫn nội tại bắt đầu nẩy sinh. Có mâu thuẫn nội tại mà không tương nhượng lẫn nhau (compromise) để “dĩ hoà vi qúy”, thì tất nhiên là đi đến chỗ phân hóa. Người viết cũng không biết đích xác đạo Do Thái Giáo Mới này bị phân hóa từ bao giờ. Theo ông Charlie Nguyễn, thì tôn giáo này đã phân hóa ra thành ba hệ  phái vào những năm đầu  thế kỷ thứ 2 trước công nguyên:

1).- Giáo phái  Pharisees.-

Giáo phái này có lập trường chính trị ôn hòa. Khi Đế Quốc La Mã đem quân đến tấn chiếm và thống trị đất nước Do Thái, thì giới lãnh đạo của giáo phái này hợp tác với tân trào, rồi trở nên thành phần tin cẩn của chính quyền đương thời. Nhờ vậy mà họ trở thành giai cấp thương lưu hay trí thức trong xã hội Do Thái lúc bấy giờ. Cũng vì thế mà nhân dân Do Thái lên án giáo phái này là những “quân đạo đức giả”. Không biết họ sử dung cụm từ “đạo đức giả” có phải là để tránh né khỏi phải sử dụng cụm từ “Do Thái gian” hay không. Có điều chắc chắn là nhân dân (đúng hơn là dân tộc) Do Thái rất khinh ghét và ghê tởm bọn người này giống như loài chó ghẻ. Cũng vì thế mà ngay nay, những người còn chịu ảnh hưởng của Do Thái Giáo vẫn thường dùng từ “Pharisees” để ám chỉ  một người nào mà họ tỏ lòng khinh bỉ đối với người đó. Lúc đầu gia đình ông thợ mộc Joseph và Bà Maria (bố mẹ ông Jesus)  thuộc hệ phái này.

2).- Giáo phái Sadducess.-

Giáo phái này không những cuồng tín và bảo thủ mà lại còn  thuộc loại siêu máy móc, máy móc đến độ chỉ biết tin tưởng và tôn trọng những luật lệ thành văn, chứ không tôn trọng tục lệ bất thành văn. Giáo Phái này có tinh thần ái quốc rất cao cho nên họ chủ trương phải đánh đuổi quân thù xâm lược La Mã để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc Do Thái.

3).- Giáo phái Essenes.-

Giáo phái này có tinh thần xã hội đứng về phía dân nghèo và có chủ trương cộng đồng tài sản gần giống như cộng sản. Vì có tinh thần xã hội cho nên giáo phái này coi việc cải tiến dân sinh quan trọng hơn cả việc tranh đấu cho nền độc lập của dân tộc, và kịch liệt lên án hai hệ phái kia. Ông Jean Baptist theo hệ phái này. Thuở còn nhỏ, Ông Jesus theo phái Pharisees, nhưng khi ngoài 25 tuổi, ông đi theo ông Jean Baptist và đổi sang hệ phái này. Đạo Kitô Nguyên Thủy theo chủ trương của giáo phái này. Quý vị sẽ thấy rõ  hơn trong mục nói về đề tài này ở phần sau.

6.- Sự Hình Thành Đạo Ki-tô Do Thái

Khi ông Jesus chào đời, nước Do Thái hoàn toàn nằm dưới ách thống trị của Đế Quốc La Mã và đạo Do Thái đã phân hóa thành 3 hệ phái khác nhau rồi. Dù là phân hóa, nhưng căn bản tín lý, luật pháp cai trị nhân dân, địa vi thượng đẳng của giai cấp giáo sĩ vẫn không có gì thay đổi. Chỉ khác có một điều là chính quyền nằm ở trong tay Đế Quốc La Mã. Tình trạng này khiến cho giai cấp giáo sĩ của hệ phái nào thỏa hiệp với chính quyền Đế Quốc La Mã thì chiếm được ưu thế và được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi. Hệ phái Pharasee đã lanh chân thỏa hiệp với chính quyền Đế Quốc La Mã, cho nên giai cấp giáo sĩ của hệ phái này có thế giá và được ở vào địa vị ăn trên ngồi trước trong xã hội Do Thái vào thời kỳ này.

Thân thế và gia đình ông Jesus.-

Ông Jesus sinh ra và lớn lên ở làng Nazaret trong vùng Galilee vào thời Đế Quốc La Mã thống trị cả vùng ven biển Địa Trung Hải, trong đó có  nước Do Thái, tổ quốc thân thương của ông. Cha ông (cha ghẻ thì đúng hơn)  tên là  Joseph làm nghề thợ mộc và mẹ ông tên là bà  Maria. Ngoài ra, ông còn có một đàn em 7 người (cùng mẹ khác cha). Sự kiện này được sách sử ghi lại như sau:

“Bốn người anh em và nhiều chị em gái của ông Jesus đều được nói đến ở trong kinh sách của ông Mark 6. (Không có căn bản nào trong bản văn  này nói rằng những người anh chị em này là những người cùng cha khác mẹ hay là anh em con chú con bác đối với ông Jesus, và làm như vậy là phản lại động cơ giáo điều chủ nghĩa.) Tất các danh tính bà con của ông Jesus chứng tỏ rõ ràng cái tính chất thuần túy Do Thái của gia đình ông ta.” [1]

"Từ lâu đã có lời đồn đại về sự hiện hữu của anh chị em ruột trong gia đình của Chúa Giêsu, và trong Sách Urantia, chúng ta biết rằng Chúa Giêsu đã thực sự có nhiều anh chị em ruột trẻ hơn Ngài, nói chính xác hơn, có tám người tất cả. Theo thứ tự, các em của Ngài là: James, Miriam, Joseph, Simon, Martha, Jude, Amos, và Ruth." [1a]

Lớn lên, chính ông Jesus cũng tiếp cha làm nghề thợ mộc. Bất hạnh cho ông và cho cả nước Do Thái của ông, ngay từ lúc chào đời, nước Do Thái đã nằm dưới ách thống trị của quân xâm lăng La Mã với sự tiếp tay của bọn Do Thái gian Pharisee, bọn người chỉ biết “phô trương cái đạo đức vỏ để che đậy cuộc sống phóng đãng bỉ ổi." [2] Chính gia đình ông Jesus cũng thuộc giáo phái Pharasee. Nhưng lớn lên, vào khoảng gần 30 tuổi, ông lại theo ông Jean Baptists  thuộc giáo phái  Essenes, rồi theo giáo phái này và quay ra chỉ trích và lên án kịch liệt hệ phái Pharisee. Ông đi lang thang nhiều nơi trong nước Do Thái để giảng đạo Do Thái. Trong lúc hăng say giảng đạo, ông lộng ngôn tự xưng là Chúa Cứu Thế, lại thường hay công kích và lên án bọn tu sĩ thuộc hệ phái Pharisee về những hành động bất chính của chúng. (Pharisee là  một trong ba hệ phái Do Thái Giáo  và thuộc phe thân chính quyền Đế Quốc La Mã đang cai trị nước Do Thái lúc bấy giờ).

Nhân dân Do Thái  lúc đó đang sôi sục căm thù  Đế Quốc La Mã  và bọn Pharisee, cho nên khi thấy ông chỉ trích bọn Pharisee thì bái phục, tin ông là Chúa Cứu Thế thật sự, và mong muốn ông trở thành người lãnh đạo phong trào cách mạng để đánh đuổi quân xâm lăng La Mã. Tiếc rằng ông không phải là nhà chính trị, và cũng không phải là nhà cách mạng, cho nên ông đã không đáp ứng được lòng mong muốn của họ. Đã không đáp ứng được khát vọng của họ, ông lại còn ba hoa nói huyên thuyên toàn những  trên trời dưới đất, viển vông, không tưởng, chẳng có gì là thiết thực, chẳng có liên hệ gì đến đại cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Cung cách ăn nói và việc làm của ông khiến cho họ thất vọng và nhìn ông như một thứ chướng ngại vật  cần phải bứng đi cho rảnh. Sự kiện này được sách Living World History ghi lại như sau:

"Nhiều người Do Thái cũng tin rằng ông Jesus là Đấng Cứu Thế mà họ đã mong đợi từ lâu. Họ thúc gịuc ông đứng ra lãnh đạo lực lượng vũ trang giải phóng nhân dân Do Thái thoát khỏi ách thống trị của người Lã Mã, nhưng ông Jesus lại không quan tâm đến việc này. Ông tìm cách giải thoát con người về phương diện đạo đức và tinh thần. Trong cơn giận dữ và thất vọng, họ quay ra chống ông và lên án ông rồi bắt ông nộp cho các viên chức chính quyền La Mã  để hành hình ông. Vị thống đốc La Mã là Pntius Pilate ra lệnh  đóng đinh ông trên  một chiếc thập tự giá." [3]

Bản chất tự nhiên của con người có văn hóa là thù ghét quân cướp ngoại xâm và những người đồng bang làm tay sai cho quân cướp ngoại thù. Ngược lại, chính quyền đế quốc ngoại xâm và bọn người  bản xứ muối mặt bán rẻ quê hương cho quân cướp ngoại thù cũng chẳng ưa gì những thành phần có nhiệt tâm yêu nước, quyết tâm chống lại quân thù xâm lược. Ông Jesus ở vào trường hợp này. Vì thế mà ông mới bị bọn Do Thái gian Pharisiens toa rập cùng với chính quyền Do Thái bù nhìn dưới quyền viên Thống Đốc La Mã là Pontius Pilate coi như kẻ tử thù. (Hệ phái Pharasee  ở Do Thái lúc bấy giờ thù ghét ông Jesus  giống hệt như các ông truyền giáo đạo Thiên Chúa La Mã cùng đám Việt gian Ngô Đình Khả, Trần Lục, Nguyễn Hữu Bài, Cao Xuân Dục, Trần Lục, Trần Ba Lộc, Lê Hoan, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm, v.v...  thù ghét các nhà ái quốc Việt Nam trong các tổ chức  yêu nước tranh đấu cho đại cuộc đòi lại chủ quyền độc lập cho dân tộc.) Chính vì vậy mà ông Jesus mới bị bọn Pharisiens toa rập cùng với chính quyền Do Thái bù nhìn truy lùng và bắt cho bằng được rồi trao cho chính quyền Đế Quốc La Mã. Ông bị kết án tử hình, rồi bị hành quyết bằng cách đóng đinh ông lên thập tự giá và đem đi cắm trên sườn Núi Sọ phơi trong mưa trong nắng  cả mấy ngày mấy đêm cùng vơi hai tên tội đồ khác.

Đạo Ki-tô Do Thái ra đời.

Ông Jesus chết rồi có nhiều người mến mộ tiếc thương. Họ tôn phong ông là Chúa Ki Tô (Christ hay Christo). Vì  được nhiều người mến mộ và tôn phong lên làm Chúa, cho nên có nhiều người lợi dụng tình trạng này viết sách nói về ông Jesus với chủ tâm vẽ rắn thêm chân để vừa thỏa mãn cái bản chất huênh hoang khoác lác và khoe khoang do ảnh hưởng của Cựu Ước gây ra, vừa để thủ lợi và cũng là để mong được người ta nể trọng. Trong số những người này có các ông Luke, Matthew, John và Mark  Có môt điểm chắc chắn là cả bốn ông Luke, Matthew, John và Mark đều không phải là tông đồ (môn sinh trực tiếp) của ông Jesus. Chắc chắn là cả bốn ông đều được người ta kể lại rồi theo đó mà ghi lại. Văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình. Ở vào cái thuở mà tin tức chỉ được loan truyền bằng miêng, lại được thêm mắm thêm muối cho câu chuyên được đậm  đà thì  làm sao có thể bảo đảm được tính cách trung thực của sự kiện trong câu chuyện. Hơn nữa, trong lúc viết  những chuyện được kể lại, các ngài còn cường điệu, vẽ rắn thêm chân, bịa đặt ra nhiều phép lạ làm cho câu chuyện thêm phần hào hứng. Tình trạng này cũng giống như mấy ông văn nô Da-tô người Việt thuờng víêt báo, viết sách vừa để bốc thơm cá nhân ông Ngô Đình Diệm, bốc thơm vợ chồng ông Ngô Dình Nhu  và chế độ  của ông ta, vừa để lấp liếm chạy tội cho cả Giáo Hội La Mã và bọn cuồng nô vô tổ quốc “thà mất nước, chú không thà mất Chúa” mà chúng ta đã từng thấy  trong cộng đồng người Việt hải ngoại từ cuối năm 1975 cho đến ngày nay.

Những bản văn của các ông Luke, Matthew, John và Mark  sau này được Giáo Hội La Mã ra lệnh sửa lại và thêm thắt cho thích hợp với chính sách khai thác những chuyện hoang đường đã có sẵn, và đặt thêm những chuyện hoang đường khác, đặt thêm những tín lý mới và những phép lạ để dễ dàng phỉnh gạt và lừa bịp người đời hầu thủ lợi cả về chính trị và kinh tài. Bốn bản văn này gom lại cùng với những lá thư của ông Paul (giao dịch với nhóm tín đồ khởi thủy) được gọi là Tân Ước. Cuốn Thánh Kinh có sẵn của Do Thái giáo gọi là Cựu Ước Kinh.

Ngoài bốn ông Luke, Matthew, John và Mark, còn có một vài tông đồ khác, đặc biệt nhất là ông Paul. Ông Paul vốn là một người Do Thái sinh trưởng trong vùng Tiểu Á. Thuở thiếu thời, ông Paul cho rằng những lời thuyết giảng về Ki Tô giáo mâu thuẫn với Do Thái giáo và chính ông đã từng tham dự vào việc đàn áp những người Ki Tô giáo. Chuyện rằng một hôm, ông ta đang trên đường đi tìm bắt tín đồ Kitô giáo, ông nhìn thấy hình ảnh ông Jesus. Kể từ đó, ông trở thành một tín đồ thờ ông Jesus. Cũng từ đó cho đến khi ông qua đời vào năm 67, ông đi chu du qua nhiều các đô thị quanh vùng phía đông Biển Địa Trung Hải để truyền bá cái thuyết thờ Thượng Đế theo quan niệm của đạo Do Thái và cái quan niệm cho rằng ông Jesus là Chúa Cứu Thế  của ông để cứu loài người khỏi cái "tội tổ tông" ba vạ do ông Chúa Cha Jehovah chụp lên đầu  loài người. Cái chủ thuyết tôn vinh ông Jesus lên bậc Chúa và tin tưởng vào lời dạy hão huyền về ngày "Chúa sẽ trở lại trần gian để phán xét" của ông Jesus được gọi là đạo Ki Tô hay đạo Thiên Chúa. (Chữ Christianity do chữ Christ vì người ta tôn ông Jesus là Christ tức là  Chúa Cứu Thế.) 

Kể từ đó người ta gọi ông Jesus là Chúa Kitô.

7.- Đạo Ki-tô Do Thái Ra Đời vào khi nào?

Ai Là Người Sáng Lập?

Đây là hai câu hỏi thiết tưởng cần phải được làm sáng tỏ để cho mọi người cùng biết.

Như đã trình bày trong Mục 6 ở trên, từ lúc bị bắt cho tới khi bị đóng đinh vào thập giá rồi bị phơi thây ở Núi Sọ, ông Jesus không hề hay biết rằng sau này lại có người tôn ông lên làm Chúa Cứu Thế. Hồi đó, dân Do Thái đang căm thù quân xâm lăng  La Mã và bọn Do Thái gian, (nhất là bọn tu sĩ lãnh đạo giáo phái Pharisiens đang ẩn bóng dưới cái dù của quân đế quốc xâm lăng La Mã để được vinh thân phì gia), cho nên có nhiều người quay ra theo đạo Ki Tô, coi như là một cách để tỏ lòng chống lại quân cướp xâm lược La Mã và cũng là một lối thoát để xoa dịu lòng uất hận của họ đối với những bọn lưu manh buôn thần bán thánh đội lốt thày tu. Phần lớn những người Do Thái tiên phong theo đạo Ki Tô là những người có liên hệ máu mủ với Chúa Jesus, đặc biệt nhất là những người bà con về phía bà Maria và những người bà con của các tông đồ đi rao giảng.

 (Vì tôn giáo này phát xuất từ nước Do Thái và lúc đó chỉ có những người Do Thái theo tôn giáo này, cho nên các nhà viết sử mới gọi tôn giáo này là “đạo Ki Tô Do Thái”  (Jewish Christianity)  để phân biệt với "đạo Kitô La Mã" (the Roman Christianity hay The Roman Catholicism)  và các đạo Thiên Chúa khác như Chính  Thống Giáo (Christian Orthodox), Tin Lành (Protestantism), Anh Giáo (Anglicanism) và Hồi Giáo (Islam).

Phong tiec ly tren nui Sinai
Phòng Tiệc Ly trên núi Si-ôn, khẳng định
được vị trí của Bữa Tiệc Ly và Lễ
Hiện Xuống. Giáo sĩ Bargil Pixner
(March 23, 1921 — April 5, 2002)
tuyên bố Giáo Hội ban đầu của các
Tông Đồ được đặt theo cấu trúc hiện hành -
http://en.wikipedia.org/wiki/Jewish_Christian

Khi còn sống, ông Jesus thường xưng với các môn đệ là “Ta” và các môn đệ thường thưa với ông là “Thày”. Suốt  trong mấy năm đi rao giảng "đao Do Thái", ông không hề nói một lời nào ngụ  ý khởi  lập  một tôn giáo nào cả. Sau cả hơn nửa thế kỷ tính từ khi bị chính quyền Đế Quốc La Mã kết án tử hình và bị đóng đinh  trên thập tự giá, ông được các môn đệ tôn lên làm Chúa và gọi là Christ, rồi sau đó mới nẩy sinh ra cái tôn giáo gọi là Kitô Giáo (Christianity) để tôn vinh ông. Do đó, ta có thể kết luận rằng người sáng lập ra Ki Tô Giáo hay Cơ Đốc Giáo (Thiên Chúa Giáo) là các tông đồ của ông Jesus trong đó có ông Peter, chứ không phải ông Jesus. Sự kiện này cũng được ông Trúc Anh ghi lại trong bài viết “Jesus Christ: Sự Thật Mà Bạn Đã Biết Chăng?” đăng trong Văn Nghệ Tiền Phong Số 411 (tháng 3 năm 1993), nguyên văn như sau:

“Hãy lục lọi xới xốc toàn bộ quyển Thánh Kinh lên, các bạn cũng chẳng tìm được nơi nào Jesus tự xưng mình là Đấng Tối Cao của vũ trụ cả. Ngược lại, ngài đã khẳng định trước mặt dân Do Thái rằng ngài không phải Thượng Đế, mà là “Con Của Thượng Đế” (Giăng 10:37). Nhiều người Việt đọc Kinh Thánh vẫn thường lầm lẫn giữa hai chữ Chúa Trời (Dieu, God) và chữ Chúa (Lord, Seigneur) nên càng tưởng Jesus là Chúa Trời.” [4]

Như vậy, rõ ràng là ông Jesus không hề có ý định lập đạo Kitô. Những người sáng lập ra đạo Kitô là những đệ tử hay những người tự nhận là đệ tử của ông ta. Một trong những người này là ông Peter.

8.- Nhận Xét Về Đạo Ki-tô Do Thái

Chúng ta biết rằng, ở vào thời đại cách đây hơn cả 2000 năm, trình độ dân trí của người thời bấy giờ còn thấp kém, lại nặng đầu óc mê tín và tin rằng bất cứ ỏ nơi nào ở trên thế gian này cũng có thần thánh hay hồn ma bóng quỷ ngự trị. Tình trạng này khiến cho người ta càng tin vào những điều nhảm nhí. Đối với những người ngu dốt đã nhắm mắt tin vào những chuyện nhảm nhí và láo khoét ở trong Cựu Ước Kinh thì mức độ tin nhảm nhí của họ càng sâu nặng hơn nữa. Một khi đã có nhiều người tin tưởng sâu nặng vào những điều nhảm nhí thì tất nhiên lại có những bọn người lợi dụng và khai thác lòng tin nhảm nhí này hầu thủ lợi. Phương cách moi tiền thiên hạ một cách hết sức dễ dàng là lập đạo rồi lập đền hay nhà thờ để thờ cúng nhân vật đã có sẵn ở trong các huyền thoại hay trong những chuyện hoang đường tốt đẹp nới về  nhân vật đó. Ông Peter và đồng bọn của ông ta sáng lập ra đạo Kitô để tôn vinh ông Jesus ở vào trường hợp này. Bài viết về những huyền thoại bao quanh ông Jesus của Giáo-sư Trần Chung Ngọc được ghi lại dưới đây cho chúng ta thấy rõ sự kiện này và cái nền tảng tín lý của đạo Kitô là như vậy:

Lý lịch mù mờ của Jesus, do đó, là một lợi điểm để Giáo Hội (La Mã) khai thác và mê hoặc những tín đồ đầu óc thấp kém, vì giáo hội muốn giải thích thế nào cũng được, bịa ra chuyện nào cũng xong, và với phương pháp nhồi sọ tín đồ ngay từ trong sữa mẹ, uốn nắn đầu óc để cho tín đồ tuân phục hệ thống quyền lực trong giáo hội, tín đồ chỉ có việc tin theo, khỏi cần thắc mắc hay bàn cãi.

Từ đó, tín đồ với những đầu óc thấp kém này bị nhồi vào đầu những huyền thoại về tội tổ tông, về tư cách thần thánh của Jesus, về khả năng “cứu rỗi” của Jesus, do đó tin rằng con người sinh ra là có tội, cần sự “chuộc tội” và “cứu rỗi” của Jesus, và tin vào những lời hứa hẹn hão huyền về một đời sau. Hão huyền vì từ xưa cho tới nay chưa có ai từ thế giới bên kia trở về để cho thế gian biết về thực chất của sự “cứu rỗi” đó như thế nào, vì sự “cứu rỗi” này chỉ xẩy ra, nếu có, sau khi chết.  Jesus là một người Do Thái đã chết như mọi người, nhưng được vài tín đồ sùng bái, đơn phương khẳng định ông là con một của Thần Kitô, đã sống lại và bay lên trời, rồi lại trở lại trần gian để phán xét mọi người, sống cũng như chết, và những ai tin vào ông sẽ được ông “cứu rỗi”, cho lên Thiên Đường ở cùng với ông, v.v..., một huyền thoại được kể lại với nhiều chi tiết mâu thuẫn khác nhau bởi những người viết Tân Ước, và lẽ dĩ nhiên chưa ai có thể kiểm chứng được sự “cứu rỗi” này suốt trong hai ngàn năm lịch sử của Kitô Giáo. Trái lại, ngày nay các chuyên gia nghiên cứu tôn giáo và cổ sử trong và ngoài hiáo hội đã bác bỏ hoàn toàn những huyền thoại về Jesus kể trên, như sẽ được trình bày trong những phần phân tích sau đây.

 Niềm tin vào một sự “cứu rỗi” của Jesus vô hại vì nó đáp ứng được một sự khao khát tinh thần nào đó của con người, khi con người phải đối diện với những khó khăn, nghịch cảnh, bất trắc, và tính vô thường của mọi vật ở trên đời này, nên mơ tưởng đến một đời sau tốt đẹp hơn. Nếu những tín đồ này cứ an vui với niềm tin của mình và để yên cho người khác an vui với niềm tin riêng của họ thì thế giới nay đã tốt đẹp biết bao! Bất hạnh thay, như Tiến-sĩ Madalyn O’hair đã viết trong cuốn “Tất Cả Những Câu Hỏi Mà Các Bạn Muốn Hỏi Những Người Mỹ  Vô Thần” (All The Questions You Ever Wanted To Ask American Atheists, Back cover):

 “Cái tiền đề căn bản của Kitô giáo là sự bất khoan nhượng. Tín đồ Kitô không thể chỉ theo tín ngưỡng của mình và để cho mọi người khác theo tín ngưỡng của họ. Jesus Kitô đòi hỏi rằng các tín đồ Kitô phải đi cải đạo người khác (nghĩa là muốn cho mọi người đều phải tin vào Jesus và điều này đã gây nên nhiều sự đau khổ cho nhân loại hơn bất cứ tôn giáo nào khác. Những vị thần của các tôn giáo đa thần sống hòa bình với nhau. Nhưng khi Kitô Giáo xuất hiện với tính chất riêng biệt độc nhất của nó, dựa trên điều răn thứ nhất của 10 Điếu Răn, “Người không được thờ Thần nào khác”, thì sự giết chóc bắt đầu.

(The basic permise of the Christianity is intolerance. The Christian cannot just have his belief and permit everyone else to have theirs. Jesus Christ demanded that the Christian convert and this has caused more grief to mankind than any other religion. The old pegan gods lived side by side. But when Christianity came with its exclusivism, based on the first of the Ten Commandments, “Thou shalt have no other God before me,” the killing began.

Ngày nay, các học giả nghiên cứu Thánh Kinh, ở trong cũng như ở ngoài Kitô Giáo, đều đồng ý là cái câu đòi hỏi tín đổ đi cải đạo người khác trên toàn thế giới, cũng như nhiều câu về những vấn đề khác, mà người ta cho là Jesus nói, thực ra chỉ là sự ngụy tạo thêm thắt và Thánh Kinh của Giáo Hội Gia-tô với mưu đồ Gia-tô hóa toàn cầu, mê hoặc đám dân thấp kém, nhằm mục đích tạo nên quyền lực vật chất và tinh thần cho hàng giáo phẩm Gia-tô gồm từ Giáo Hoàng trở xuống đến hàng linh mục. Đúng là một sự ngụy tạo, vì Thánh Kinh đã viết rõ: Jesus tin rằng chính mình là đấng cứu thế của dân Do Thái, ngày tận thế sắp tới (Mathew 10:23. 16:28, 24:34; Mark 9:1, 13:30; Luke 21:30; Rom 13:11) và Jesu sẽ trở lại thế gian (second coming) một ngày gần đây.

Bao giờ trở lại? Chúng ta có thể trích dẫn 2 đoạn khác trong Thánh Kinh:

Mathew 16:17-18: “Ta sẽ trở lại với các thiên sứ trong vinh quang của cha ta để thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ làm. Ta bảo đảm với các ngươi, vài người đang đứng đây sẽ vẫn còn sống cho đến khi thấy ta đi vào trong vương quốc của ta.” [For the Son of Man will come in glory of his Father with his angels, and the he will reward each according to his work. Assuredly, I say to you, there are some standing here who shall not taste death till they see the Son of Man coming in his kingdom.)

Mark 9:1: Và Chúa nói với các môn đệ: “Ta bảo đảm với các ngươi là vài người đang đứng nơi đây sẽ vẫn còn sống cho tới khi thấy vương quốc của Thượng Đế đầy uy quyền.” (And He said to them, “Assuredly, I sayto you that there are some standing here will not taste death till they see the kingdom of God present with power.”)

Jesus hứa hẹn sẽ trở lại thế gian để phán xét con người, nghĩa là cho ai lên Thiên Đường thì cho,  bắt ai xuống hỏa ngục thì bắt, ngay trong thời mà một số người đồng thời với lúc ông còn sống, nhưng lời hứa này đã trở thành lời hứa suông, và trong 2000 năm qua, tín đồ Gia-tô cứ dài cổ ra ngóng ngày phán xét để lên Thiên Đường cùng Chúa. Nhưng Thiên Đường của Chúa, hay nước Trời lại cũng chỉ là điều giáo hội bịa đặt ra để dụ dỗ đám tín đồ thấp kém, nhẹ dạ, cả tin. Vì những tiến bộ trí thức của nhân loại, Giáo Hoàng John Paul II không còn cách nào khác là phải tuyên bố cùng giáo dân khi đi hành hương ở Rô Ma, ngày 21/7/1999, là chẳng có Thiên Đường nào ở trên trời, tất cả là ở trong tâm con người và ngay trong đời này, chứ chẳng phải ở đời sau. Rồi, một tuần lễ sau, ngày 28/7/1999, Ngài lại tuyên bố là chẳng có Hỏa Ngục nào ở dưới lòng đất, tất cả cũng chỉ do tâm con người trong đời sống hiện tại. Vậy, chuyện Chúa sống lại và xác bay lên Thiên Đường ngồi bên phải Chúa Cha, và khả năng “cứu rỗi” của Jesus  cũng như chuyện đầy đọa những ngưởi không tin theo Jesus xuống Hỏa Ngục rốt cuôc cũng  chỉ là những chuyện hoang đường, bịa đặt như Giáo Hoàng (John Paul II) đã uẩn hàm trong lời tuyên bố (trên đây) của ông. Chính vì  sự thiếu hiểu biết cho nên người ta mơi tin tuyệt đối vào những giáo điều ngụy tạo của giáo hội và những điều phi lý, sai sự thật trong cái thường được gọi là Thánh Kinh. Tin như vậy là không nhận thức được rằng đó  chỉ là một sản phẩm của những người Do Thái mà  mức độ trí thức còn thấp kém viết về lịch sử tín ngưỡng của họ, rồi sau đó được những kẻ buôn thần bán thánh ngụy tạo, thêm thắt vào Thánh Kinh để đạt những tham vọng thế tục cá nhân với tinh thần độc tôn và bất khoan nhượng, tất cả đã trở thành căn bản tín ngưỡng của Kitô Giáo. Và cũng chính vì căn bản độc tôn và bất khoan nhượng này mà Kitô Giáo đã bành trướng ở Âu Châu và trên thế giới bằng những phương sách tàn bạo nhất với mục đích cưỡng ép tất cả mọi người trên thế gian cũng phải tin vào những điều huyễn hoặc của Kitô Giáo. Kết quả sách lược truyền đạo trên đây đã được Linh-mục Ernie Bringa tóm tắt trong nhận xét sau đây:

“Kitô Giáo đã để lại một dấu vết kinh hoàng, khổ sở và chết chóc như đã được ghi trong những trang sử đẫm máu. Và những hiện tượng tàn ác, lố bịch trong sử sách là những thí dụ chủ yếu về một niềm tin bị lạc dẫn, đã được gây ra dưới cái ảo tưởng (đôi khi là cái cớ): đó là sự chỉ đạo của Thượng Đế.” (Christianity has left an appalling trail of misery and death as recorded in the bloodstained pages of history under the delusion (sometimes pretext) of divine guidance.)” [5]

9.- Giáo Hội Ki-tô Do Thái Thời Nguyên Thủy


Pope Miltiades 311-314 -
http://www.popesonparade.com/

Đạo Kitô hay đạo thờ ông Jesus  ra đời vào khoảng hơn 50 năm sau khi ông Jesus thọ hình ở núi Sọ vào năm 33, kéo dài đến giữa  thập niên 310, trải qua 31 đời giáo chủ. Đến đời Giáo Chủ Miltiades (311-314), nội bộ  đại Ki-tô lâm vào tình trạng lủng củng và phân hóa chia thành hai phe. Sẵn có những bất mãn về tính cách kỳ thị của những  tín đồ thuộc dòng dõi bà con của Chúa đối với tín đồ không phải dòng dõi bà con của Chúa, và giũa tín đồ gốc Do Thái và tín đồ phi Do Thái,  phe phi Do Thái lãnh đạo giáo hội, nhân dịp này bèn trở cờ chạy theo chính quyền của Hoàng Đế Constantine (280?-337), rồi dùng bạo lực của nhà nước để tận diệt phe đối nghịch và bách hại dân tộc Do Thái.

Về phương diện tín lý và quyền lực.-

Cho tới giữa thập niên 310, tín đồ đạo Kitô Do Thái tuyệt đối tuân thủ Kinh Torah (5 cuốn đầu của Cựu Ước Kinh) và một số những mẩu chuyện của các vị tông đồ sống đồng thời với ông Jesus kể lại. Tất cả chỉ có thế thôi.

Lúc bấy giờ, toàn bộ các vị chức sắc lãnh đạo giáo hội cho đến tất cả tín đồ Kitô đều là những người dân thường nằm trong đại khối nhân dân bị trị trong Đế Quốc La Mã và gần như thường xuyên bị  chính quyền ngược đãi và bách hại.  Ở trong tình huống như vậy, dù là bản chất của họ có lố bịch trịch thượng, hung hãn và hiếu chiến đến đâu đi nữa thì họ cũng phải tỏ ra hiếu hòa, không hung dữ, không lấn lướt và không hiếu chiến. Có lẽ cũng vì thế mà suốt trong thời kỳ từ khi ra đời  vào cuối thế kỷ thứ 1 cho đến khi biến mất vào cuối thế kỷ thứ 4 hay đầu thế kỷ thứ 5,  tôn giáo này được coi như là hoàn toàn có tính cách tín ngưỡng thuần túy, chăm chú vào việc thờ phượng  ông Thượng Đế (Jehovah) theo quan niệm của Do Thái Giáo mà họ gọi là Đức Chúa Cha và ông Jesus mà họ gọi là Chúa Cứu Thế hay Đức Chúa Con. Tất cả chỉ có thế. Họ không thờ  bà Maria. Điểm đặc biệt là thời đó, chưa có ai được giáo hội phong thánh cả. Phong thánh chỉ là một sản phẩm do Giáo Hội La Mã chế tạo ra sau này mà thôi. 

Có thể nói là những người lãnh đạo của giáo hội thời đó đều là những người lương thiện, và không có tham vọng chính trị. Vì thế,  họ không hề nghĩ đến việc thiết lập giáo triều giống như một triều đình của một đế quốc, và cũng không  biết sử đụng những mánh mung, bịa đặt ra những chuỵện quái đản như Chúa Ba Ngôi, Đức Mẹ Đồng Trinh, Đức Mẹ Vô Nhiễm, Đức Mẹ Đồng Công, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Đức Mẹ hiện ra, Nơi Luyện Ngục (Purgatory) và cũng không có tín điều “giáo hoàng không lầm lẫn” để làm làm phương tiện kinh tài,  moi tiền tín đồ và người đời. Có lẽ vì là những người lương thiện, họ  không biết bịa đặt bảy phép bí tích để làm  trò ma thuật lừa bịp giáo dân. Họ cũng không biết sử dụng sách lược "lộn xòng", "nhận vơ"  và "cáo đội lốt hùm" hoặc "trở cờ theo gió" để "mượn gió  bẻ măng" và "quậy cho nước đục để thả câu"  như Giáo Hội La Mã sau này thường sử dụng.  Họ không chủ trương dùng bạo lực để cưỡng bách những người thuộc các tôn giáo khác phải theo đạo. Họ cũng không đặt ra giáo luật hay tục lệ đòi hỏi những người thuộc các tôn giáo khác nếu muốn thành hôn với tín đồ của họ thì phải  theo đạo,  rồi mới được làm lễ thành hôn. 

Thời đó, không có các tòa án dị giáo, không hề xẩy ra thập ác chiến hay chiến tranh tôn giáo. Họ cũng không hề phong thánh cho một nhân vật nào cả, cho nên từ "thánh" cũng không được sử dụng ở trong xã hội cũng như ở nơi thờ phượng. Cũng vì thế  mà thời đó không xẩy ra chuyền "bán thánh" (simony) và bán thánh tích. Giáo hội chỉ là những nhóm người bình dân  nghèo nàn thuộc giai cấp bị trị, không có quyền thế gì cả, cho nên không có chuyên bán các chức vụ trong giáo hội như thời Trung Cổ. Lịch sử ghi nhận rằng giáo hội và tín đồ Kitô Do Thái chưa hề có một hành động nào được gọi là vi phạm  nhân quyền hay làm nguy hại đến tính mạng và tài sản của  những người dân khác văn hóa hay khác niềm tin tôn giáo với họ.

Cũng nên nói cho rõ, trong thời kỳ này Giám-mục Donatus (người Phi Châu da đen gốc Bantu laị Do Thái) ở Numidia (Bắc Phi) chủ trương lôi cuốn và kết hợp  lớp dân nghèo khổ trong xã hội  thành một lực lượng võ trang để thực hiện cách mạng bạo động cướp chính quyền hầu thiết lập  một chế độ đạo phiệt Kitô mà họ gọi là “chuẩn bị cho một vương quốc của ông Jesus” (to prepare for the coming of Kingdom of Jesus). Vì chủ trương  này phi nhân và tàn bạo quá, giống như chủ trương của Giáo Hội La Mã từ đời Giáo Chủ  Sylvester I (314-335) trở về sau, cho nên mới thất bại thảm thương.

Về phương diện đạo đức cá nhân của các nhà lãnh đạo.-

Trong suốt thời kỳ này có tất cả 32 ông giáo chủ, có nhiều giáo chủ có vợ con, nhưng không có tài liệu nào lên án các ông giáo chủ này có một hành vi nào được gọi là đồi trụy, phóng đãng, hoặc là loạn luân dâm loàn hay bạo ngược và dã man đối với tín đồ cũng như đối với nhân dân cùng sống trong một cộng đồng với họ. Tình trạng này hoàn hoàn khác hẳn với tình trạng của Giáo Hội La Mã từ cuối thế kỷ thứ 4 cho đến ngày nay.

Về phương diện tài chánh.- 

Giáo Hội Kitô Do Thái thời đó không tham lam, không bốc hốt, không làm tiền một cách quá trắng trợn bằng những  hình thức như "lễ vụ", "lễ phí" và "của lễ dâng cúng", không bày đặt ra những trò ma giáo như các phép bí tích và hàng ngàn tín điều quái đản khác để mê hoặc và lừa bịp người đời hầu thủ lợi. Giáo Hội Kitô Do Thái thời đó cũng không bịa đặt ra hàng ngàn chuyện "Đức Mẹ hiện ra" rồi cho thiết lập một ngồi đền thờ ở ngay  nơi được loan tin Đức Mẹ hiện ra rồi biến nơi đó thành một  trung tâm hành hương với mục đích  moi tiền bọn tín đồ vừa ngu dốt, vừa nặng lòng mê tín. Giáo Hội Kitô Do Thái hồi đó cũng không hề dựa vào chính quyền để thu thuế thập phân hay cướp đoạt tài sản quốc gia cùng những mánh mung làm tiền, thu vơ tiền bạc và tích lũy tài sản giống như Giáo Hội La Mã đã làm từ năm 325 cho đến ngày nay. Giáo Hội Kitô Do Thái lúc đó hoàn toàn trông cậy vào sự đóng góp tự nguyện của tín đồ. Cũng nên biết là vì ngu dốt và bị mê hoặc bởi niềm tin hoang đường “ngày tận thế sắp tới nơi rồi”, tín đồ Kitô Do Thái thời đó không coi nặng việc chiếm hữu vật chất và sẵn sàng dâng hiến tiền bạc, của cải cho giáo hội. Sự kiện này được sách “Rich Church, Poor Church” kể lại như sau:

“Thời kỳ nguyên thủy của đạo Kitô (Do Thái) kéo dài từ cuối mùa xuân năm 32 Tây Lịch cho đến mấy chục năm chót của thế kỷ thứ 4 . Vào  khoảng năm 32 Tây Lịch, tín đồ Kitô – chủ yếu là người Do Thái – là một tổ chức gắn bó chặt chẽ với nhau. Vào mấy chục năm chót của thế kỷ thư 1, họ đã  có một trong những quyết định quan trọng về xã hội và chính trị. Vào những khi bị ảnh hưởng từ ngoại cảnh, họ có thái độ đặc biệt về tiền bạc và tài sản như là Luật của Tông Đồ đã quy định, một  tài liệu của giáo hội thời nguyên thủy còn tồn tại. Tài liệu này cho thấy rằng cộng đồng tín đồ Kitô thời nguyên thủy ở Jerusalem và các nơi khác có một luật lệ đơn giản  về kinh tế: Một khi bạn đã gia nhập vào cộng đồng, cộng đồng sẽ làm chủ tất cả tài sản của bạn. Hoặc là  làm chủ tất cả những gì mà bạn trao cho cộng đồng.  Không có phần tử nào trong cộng đồng làm chủ một cái gì. Tất cả mọi thứ tài sản đều do cộng đồng nắm giữ... Những  người chủ đất, chủ nhà bán những thứ này đi và phải nộp tiền bán được cho các Tông Đồ – và họ cần gì thì họ sẽ được cung cấp...”

Tín hữu Kitô thời nguyên thủy có một lý do đặc biệt về quan điểm trên đây: Họ nghĩ rằng sắp tới ngày Chúa sẽ tái thế  để phán xét loài người, ai tín Chúa thì sẽ được Chúa cho lên Thiền Đàng, những người không tin Chúa và những kẻ tội lỗi thì sẽ bị đầy xuống địa ngục. Quan niệm này  đã khiến cho họ nghĩ rằng họ không phải là người của thế gian này. Ngày tận  thế quả thật đã gần kề. Cho nên, không có lý do gì khiến cho  họ phải tích lũy của cải ở nơi trần tục này. Mối bận  tâm duy nhất của họ là chuẩn bị cho ngày Chúa tái thế. Của cải  ở trong cộng đồng hãy để cho những người được các vị Tông Đồ chỉ định quản lý, và tất nhiên là dưới quyền kiểm soát của chính ông Peter. Tuy rằng quyền tư hữu không bị cấm đoán, nhưng nó không thích hợp với lý tưởng của cộng đồng. Chủ trương của họ là toàn thể các nhà lãnh đạo và tất cả các thành phần trong cộng đồng đều tự nguyện chia sẻ tất cả tài sản trong cộng đồng.” [6]

Bản văn sử trên đây cho chúng ta thấy rằng: Thứ nhất, “Luật Tông Đồ” chắc chắn là do các ông Tông Đồ đặt ra cho nên mới có  danh xưng  là “The Acts of the Apostles”. Các Ngài quả thật là các nhà kinh tế học đại tài và có lẽ là những người đầu tiên biết kinh tài bằng cách  khai thác lòng mê tín của người đời. Chỉ sử dụng có một cụm từ “ngày tận thế sắp đến nơi rồi” (Apocalypse at hand) rất ngắn gọn mà cũng đủ sức mạnh “hù dọa” những người ngu xuẩn ít học có máu “mê tín dị đoan” khiến cho họ phải hoảng sợ đến nỗi phải mau mau đem hết của cải và tài sản dâng cúng cho các Ngài để được theo đạo Kitô với hy vọng sẽ "được cứu rổi” và sẽ “được đưa lên thiên đàng” sống đời đời bên cạnh Chúa hầu có thể  được nhìn thấy dung nhan Chúa..Tất cả những chuyện “ngày tận thế đến nơi rồi”, chuyện “được cứu rỗi” và chuyện “được cho lên thiên  đàng” chẳng thấy đâu cả và chẳng bao giờ xẩy ra cả, nhưng nhờ có những chuyện huyễn hoặc này, các Ngài đã thu vơ không biết bao nhiêu tiền của mà không cần phải dựa vào bạo lực hay các chính quyền đạo phiệt như sau này Giáo Hội La Mã đã làm từ thế kỷ thư thứ 4 cho đến ngày nay. Thứ hai, Luật Tông Đồ trong thời nguyên thủy có nhiều điểm giống chủ nghĩa Marx.  Không biết chúng ta có thể gọi Giáo Hội Kitô Do Thái trong thời nguyên thủy này là một tổ chức Cộng Sản được không?

Về phương diện tổ chức.- 

Cho đến năm 325, Giáo phái Kitô Do Thái không có bộ máy cai trị hay hệ thống quyền lực như Giáo Hội La Mã sau này (cũng là ngày nay), mà chỉ là các tổ chức rời rạc giống như các hội đoàn tương trợ của người Việt hải ngoại ở Bắc Mỹ, Âu Châu và Úc Châu hiện nay. Nói cho đúng, giáo phái này chỉ là một phong trào thờ ông Jesus và mỗi một địa phương có một nhóm tụ lại sinh hoạt với nhau, người đứng đầu được gọi là trưởng giáo và cũng có thể hiểu là giám mục. Mỗi một tổ chức tại một địa phương như Alexandria (Ai Cập), Rome (Ý Đại Lợi), Jerusalem (Do Thái), Anatolia (Thổ Nhĩ Kỳ), Damacus (Syria), hoàn toàn độc lập, không có một tổ chức trung ương để quản lý hay điều khiền hoặc chỉ huy các tổ chức địa phương. Tình trạng này được sách Thực Chất Đạo Công Giáo và Các Đạo Chúa ghi lại như sau:

"Các sử gia chân chính trên thế giới cho chúng ta thấy sự thật lịch sử là đạo Kitô chỉ thật sự thành hình từ sau năm 325 mà thôi. Trong ba thế kỳ đầu Công Nguyên không có Kitô Giáo mà chỉ có "Phong Trào Jesus" với rất nhiều phe nhóm đối nghịch nhau... Trong ba thế kỷ đầu Công Nguyên chưa có đạo Kitô hẳn hoi mà chỉ có những nhóm thờ Jesus hổ lốn. Ta có thể gọi là những tín đồ Kitô Giáo Nguyên Thủy (The Early Christians). Sau năm 325, mới có Kitô Giáo thống nhất và phải đợi đến đời con của Constantine là Hoàng Đế Constatius I, Kiô Giáo mới được ông vua sùng đạo này đổi tên thành Công Giáo (Cattolica) vào năm 340." [7]

Như vậy lúc đó chưa có tước hiệu "giáo hoàng", và ngay cả tước hiệu giáo chủ cũng không có. Trước năm 324, vì Rome là thủ đô của đế quốc La Mã, khi tính chuyện lôi kéo tín đồ Kitô để tăng cường thế lực chống lại các phe phái khác, Hoàng Đế Constantine nghĩ đến vị giám mục Miltiades (311-314) ở Rome  là nơi gần nhất để nói chuyện và để truyền lệnh. Vì thế mà khi giáo hội được tổ chức thành hệ thống quyền lực phỏng theo hệ thống quyền lực của bộ máy cai trị của Đế Quốc La Mã, và cũng vì thế chữc vụ giám-mục ở Rome trở thành quan trọng hơn các chức vụ giám mục ở các nơi khác. Người thực sự nắm quyền giáo chủ hay giám mục của các giám mục là Hoàng Đế Constantine. Các ông giám ở Rome trước thời ông Miltiades (311-314) chỉ là giám mục thôi, chứ không phải là giáo hoàng và cũng  không phải là giáo chủ. Sự kiên này được ông Charlie Nguyễn ghi lại như sau:

"Trong 3 thế kỷ đầu Công Nguyên, Kitô Giáo chưa thành hình và cũng chẳng có ai tự xưng là giáo hoàng. Đến đầu thế kỷ 4, tức giai đoạn đầu của thời đại Hoàng Đế Constantine (306-337) thì trong đế quốc La Mã có một số trung tâm Kitô Nguyên Thủy (The Early Christianity) như Lyon  ở xứ Gaul tức nước Pháp ngày nay, Alexandria ở Ai Cập, Anatolia ở Thổ Nhĩ Kỳ, Damacus ở Syria, Jerusalem và Rome. Tại mỗi trung tâm nói trên, có những tu sĩ nổi tiếng được tín đồ tôn xưng làm giám  mục (bishop). Ở Rome cũng vậy, các tu sĩ đứng đầu cộng đồng giáo dân ơ Rome cũng được gọi là "giám-mục ở Rome" (Bishop of Rome). Trong 3 thế kỷ đầu Công Nguyên, Rome không được coi là giáo đô và cũng không có một giám mục nào ở Rome được gọi là giáo hoàng cả.

Vào năm 324, Hoàng Đế Constantine quyết định bỏ Rome và dời đô đến Constantinople, nay là thủ đô Istambu của Thổ Nhĩ Kỳ. Từ sau khi Rome bị các hoàng đế La Mã bỏ trống từ năm 324, thì các giám mục ở Rome bắt đầu âm mưu củng cố quyền hành bằng cách liên kết với các vua chúa của các nước Tây Âu để tách rời quyền lực của hoàng đế La Mã tại Constantinople. Dân dần, Constantinople không còn đủ sức kiểm soát lãnh thổ phía Tây gồm các nước Âu Châu, nên đế quốc La Mã bị tách ra làm hai. Kitô Giáo gắn liền với Đế Quốc La Mã nên cũng bị tách ra làm hai Giáo Hội. Giám-mục ở Rome tự xung là "Thượng Phụ của Giáo Hội Tây Phương" (Patriarch of The West Church) và  giám mục ở Constantinople tự xưng là  Thượng Phụ của Giáo Hội Đông Phương (Patriarch of The East Church."[8]

Tới khi quyền hành của chính quyền đế quốc La Mã không còn đủ khả năng kiểm soát các ông giám mục tại các địa phương được nữa, tất cả các ông giám mục đều khoái tự xưng là giáo hoàng. Như vậy, cùng một lúc có rất nhiều giáo hoàng. Đến cuối thế kỷ 11, quyền lực của Giám mục ở Rome trở thành mạnh thế hơn cả. Lợi dụng thế mạnh này, ngay khi vừa lên nắm quyền vào năm 1073, Giáo Hoàng Gregory VII (1073-1085) liền ban hành quyết định nói rằng chỉ có giám mục ở Rome mới được sự dụng tước hiệu Giáo Hoàng. Sự kiện này được sách  Vicars of Christ viết như sau:

"Trong danh sách của Tòa Thánh Vatican, ông ta (Giáo Hoàng John Paul II) là giáo hoàng thứ 263, nhưng con số này không chắc chắn. Có nhiều khi người ta  không biết người nào mới đúng là giáo hoàng trong số có rất nhiều giám mục tự xưng  là giáo hoàng. Hơn nữa, mãi tới năm 1073, Giáo Hoàng  Gregory VII (1073-1085) mới cấm giáo dân không được gọi bất kỳ ai cũng là giáo hoàng, ngoại trừ  vị Giám Mục của Rome. Trước đó, nhiều giám mục rất khoái tự xưng là giáo hoàng." [9]

Hơn thế nữa, hái năm sau đó, năm 1075, ông giáo hòang thuộc loại siêu bạo chúa này còn ban hành  bản tuyên ngôn "Dictatus papae" quái đản với 27 nguyên tắc thật là ghê gớm. Vấn đề này sẽ được trình bày đầy đủ trong Chương 4 ở sau.

10.- Các Giáo Phái Ki-tô Thời Nguyên Thủy

Ngay từ lúc ban đầu, đạo Kiô Do Thái cũng đã có nhiều giáo phái khác nhau và mỗi giáo phái có một chủ trương khác biệt ít nhiều với chủ trương của các giáo phái khác. Theo  sách Thực Chất Đạo Công Giáo và Các Đạo Chúa của tác giả Charlie Nguyễn, thì Kitô Giáo thời kỳ đầu (từ thế k1 đến thế kỷ 11) có ít nhất là bốn giáo phái mà ông gọi là bốn nhóm  khác nhau:

Thứ nhất là Nhóm Kitô Do Thái (Jewish Christianity). Nhóm này do anh em, họ hàng, bà con  ruột thịt của ông Jesus  khởi lập ở thành phố Jurusalem và tôn ông Jesus là Chúa Cứu Thế. Sau đó, có cả ông Phêrô và ông Phao Lồ gia nhập và trở thành nhân vật quan trọng trong nhóm này. Nhóm này đòi hỏi mọi người phải tuân hành tất cả những luật lệ của đạo Do Thái trong đó có luật đòi hỏi nam tín đồ phải cắt da qui đầu. Các ông James, Phao Lồ và Phê-rô  được coi như là các nhân vật lãnh đạo. Tính tình ông Phê-rô bướng bỉnh và cố chấp cho nên thường gây ra sự bất hòa với ông Phao-lồ. Lúc đó, chính quyền cấm không cho đạo Kitô Do Thái hoạt động, cho nên họ phải sinh họat bí mật và phải phân tán tản mác ở nhiều nơi và sống ở  ngoài nước Do Thái nữa. Sau đó giáo phái này bị phân hóa thành hai phe. Phe theo chủ nghĩa phù thịnh được chính quyền mua chuộc rồi bám chặt lấy quyền lực của nhà nước và lột xác thành Giáo Hội La Mã. Phe bảo thủ lần lần bị Giáo Hội La Mã và chính quyền đế quốc cô lập, bao vây kinh tế, đàn áp và bách hại. Đến đầu thế kỷ thứ V thì biến mất.

Thứ hai là Nhóm Kitô Ngộ Đạo (Gnosticism). Nhóm này hình thành vào cuối thê kỷ I ở Tiểu Á và Bắc Phi, không công nhận Cựu Ước và khinh rẻ ông Thượng Đế Jehovah của đạo Do Thái. Họ cho rằng ông thượng đế này "quá thấp kém thậm chí họ còn gọi Jehovah là thằng quỷ." Tới thế kỷ IV, giáo phái này phát triển mạnh ở  Ai Cập, Ý Đại Lợi, Lưỡng Hà Châu và Ba Tư. Sang đầu thế kỷ thứ V, giáo phái này bị chính quyền đế quốc và Giáo Hội La Mã tiêu diệt. 

Thứ ba là Nhóm Kitô Marcionism. Nhóm này do ông Marcion thành lập vào năm 160. Là một nhà trí thức trong đạo Kitô Do Thái, nhưng ông  nhận thấy Thiên Chúa Jehovah của đạo Do Thái là "một Thiên Chúa ác nghiệt và bất công", chủ trương chiến tranh tàn sát người chỉ vì tức giận. Cũng vì thế mà ông chối bỏ toàn bộ Cựu Ước. Ngay cả Tân Ước, ông cũng chỉ giữ  lại sách Phúc Âm của ông Luke và loại bỏ các sách Phúc Âm khác. Trong thế kỷ thứ II,  giáo phái này phát triển mạnh ở bán đảo Ý Đại Lợi, rồi dần dần lan truyền sang vùng Trung Đông. Cũng như số phận giáo phái Kitô Do Thái, đến cuối thế kỷ IV, giáo phái này lần lần  bị chính quyền đế quốc La Mã bách hại và tiêu diệt hoàn toàn.

Thứ tư là  Giáo phái Kitô Hy Lạp. Giáo phái này xuất hiện ở Hy Lạp cho nên có một số nhà trí thức Hy Lạp trong đó. Đáng kể nhất là các ông Justin Martyr (100-165), Giám-mục Irenaeus, Origen (185-254) và  Tertullian. Chính Tertullian đã bịa đặt ra "Ngôi Lời" mà sau này được các nhà thần học hậu bối tán dương rồi  thêm thắt vào thành ra lý thuyết Chúa Ba Ngôi và được Hôi Nghị Nicaea (khởi nhóm vào ngày 20/5/325) quyết định thành tín điều quái đản này. Giáo phái Kitô Hy Lạp cũng bị chính quyền đế quốc La Mã tiêu diệt vào khoảng cuối thế kỷ IV.

11.- Mâu Thuẫn Trong Đạo Ki-tô Do Thái

Giáo Hội Kitô Do Thái khởi đầu chỉ là một nhóm người có liên hệ máu mủ với với thân mẫu của ông Jesus là bà Maria. Dần dần có thêm tín đồ người Do Thái  khác không có liên hệ máu mủ với bà Maria. Sau đó, lại có thêm những tín đồ phi-Do Thái sống trong những vùng kế cận với Do Thái hoặc ven Biển Điạ Trung Hải. Tuy nhiên, quyền lãnh đạo của giáo hội và  quyền quản lý trong các nhà thờ đều nằm trong tay những người bà con máu mủ với  ông Jesus về phía bà Maria. Bản văn dưới đây cho chúng ta thấy rõ sự kiện này:

Đây là chính sách  của tín đồ Kitô Do Thái. Họ là những người chủ trì các ngôi nhà thờ trong thời kỳ đầu của đạo Kitô trong vùng Trung Đông. Các nhà lãnh đạo của họ luôn luôn là những người bà con trong gia đình Chúa Jesus...  Trong 150 năm đầu, từ ngữ  “desposyni” thiêng liêng nhất được mọi tín đồ Kitô kính trọng. Từ ngữ này là tiếng Hy Lạp có nghỉa  là “thuộc về Chúa”. “Thuộc về Chúa” được dành riêng cho những người bà con máu mủ với Chúa Jesus. Thời kỳ đó, tất cả các nơi trong Giáo Hội Kitô Do Thái đều do một người dòng dõi bà con của Chuá nắm quyền quản trị. Mỗi một người này đều mang một trong những  tên truyền thống của gia đình Chúa Jesus như Zachary, Joseph, John, James, Joses, Simeon, Matthias, v.v.. Nhưng không có ai gọi là Jesus cả. Giáo chủ Silvester cũng như 32 vị tiền nhiệm và tất cả những người kế vị ông, không có ai  nhấn mạnh đến sự kiện có  ít nhất  là ba dòng máu chính thống xác thực từ gia đình Chúa Jesus. (1) Một dòng từ ông Joachim và bà Anna, ông bà ngoại của Chúa Jesus.  (2) Một dòng từ bà Elizabeth (chị em cô cậu hay con dì với thân mẫu của Chúa Jesus là bà Mary) và  chồng bà ta là ông Zachary. (3)  Một dòng từ ông Cleophas và vợ của ông này; ông này cũng là con cô con cậu hay đôi con dì với bà Mary. Dĩ nhiên là có rất nhiều người là con cháu của chồng bà Mary (ông Joseph), nhưng chỉ có những người bà con với ông Jesus về phía bà Mary mới được coi như là “thuộc về Chúa.” [10]

Thời đó, có nhiều tín đồ Kitô không phải là người Do Thái, trong đó có nhiều người Hy Lạp. Những người Kitô Hy Lạp  này từ chối, không chịu theo  tục lệ cắt da qui đầu của đạo Do Thái. Vì thế mà những người Kitô gốc Hy Lạp này thường có xung đột với những người Kitô Do Thái. Thế là cả tín đồ Do Thái Giáo và tín đồ Kitô gốc Hy Lạp đều không ưa những tín đồ Kitô  người Do Thái (có liên hệ máu mủ với Jesus).

Sylvester I

Vì không ưa nhau, cho nên  khi ông Silvester lên làm giáo chủ, tín đồ Kitô người Do Thái khăng khăng đòi hủy bỏ làm lễ thụ phong cho các ông giám mục Kitô người Hy Lạp ở các nơi như Jerusalem, Antioch, Alexandria và yêu cầu chỉ đề cử những tin đồ “bà con của Chúa” nắm giữ các chức vụ giám mục. Đồng thời, theo truyền thống, họ yêu cầu các tín đồ Kitô gửi tiền đóng góp cho Giáo Hội Mẹ của Kitô Giáo ở Jerusalem, nơi mà các ông giám mục đều là “desposyni “ (dòng dõi bà con của Chúa) quản nhiệm.

Việc đóng góp tiền bạc như vậy đã bị đình chỉ từ thời Hoàng Đế Hadrian La Mã  (117-138). Có lẽ vì thâm tâm không ưa thái độ cao ngạo và kỳ thị của họ  (những tín đồ người Do Thái),  Giáo Chủ Silvester đã cương quyết  từ chối lời yêu cầu của họ, lấy cớ rằng Giáo Hội Mẹ bây giờ là ở Rome, và còn nhấn mạnh rằng giáo dân đã đồng ý chấp nhận các ông Giám-mục người Hy Lạp là những người lãnh đạo tinh thần của họ. Nhà viềt sử Malachi Martin ghi lại sự kiện này như sau:

"Sau đó, nhiều thánh đường Kitô Do Thái được dựng nên khắp nơi ở Palestine, Syria, và Lưỡng Hà Châu. Tuy nhiên,  tín đồ Kitô Do Thái luôn luôn bị tín đồ Do Thái Giáo tại các địa phương thù ghét. Ngoài ra,  thường có xung đột (giữa một bên là tín đồ Kitô người Do Thái và một bên là tín đồ Kitô phi Do Thái, nhất là những người gốc Hy Lạp)  về vấn đề những người Kitô phi Do Thái từ chối, không chịu theo tục lệ cắt da qui đầu và cũng không chịu tuân hành 5 cuốn kinh đầu của Bộ Cựu Ước Kinh (của Do Thái Giáo), điều mà tín đồ Kitô người Do Thái khăng khăng đòi phải tuân thủ.

Vì lý do này, tín đồ Kitô người Do Thái yêu cầu giáo chủ Silvester bãi bỏ chức vụ giám mục của  các ông giám-mục người Hy Lạp ở Jerusalem, Antioch, Ephesus, Alexandria, và thay vào đó bằng các vị chức sắc là những người thuộc dòng dõi bà con của Chúa Jesus. Hơn nữa, tín đồ Kitô người Do Thái còn  đòi các tín đồ Kitô ở các nơi ngòai nước Do Thái phải tái lập tục  lệ gửi tiền đóng góp về cho Giáo Hôi Mẹ của Kitô Do Thái Giáo ở Jerusalem, ở đây có các vị giám mục quản nhiệm nhà thờ là dòng dõi bà con của Chúa. Tục lệ này đã bị đình chỉ từ khi có lệnh cấm trong thời (Hoàng Đế La Mã) Hadrian (117-138).

Giáo Chủ Silvester đã thẳng thừng và cương quyết bác bỏ lời yêu cầu này của họ. Ông  nói thẳng với họ rằng Giáo Hội Mẹ bây giờ ở Rome với cả xương cốt của thánh Tông Đồ Peter cũng ở Rome. Ông cũng không quên nói cho họ hay rằng tín đồ Kitô đã bằng lòng chấp nhận các  ông giám mục người Hy Lạp là những người lãnh đạo tinh thần của họ.”[11]

Qua bản văn sử trên đây, chúng ta thấy rằng:

Thứ nhất, vào thời đầu thế kỷ thứ tư, đã có khá nhiều tín đồ  Kitô Do Thái không phải là người Do Thái. Hầu hết những người này ở trong lãnh thồ Đế Quốc La Mã nhưng không nằm trong vùng đất thuộc nước Do Thái ngày xưa. Vì thế  mới  có những người lãnh đạo trong nhà thờ  không phải là người Do Thái.

Thứ hai, Giáo Hội Kitô Do Thái thời nguyên thủy  đặt nặng tính cách “thân thuộc bà con của Chúa Jesus” và coi thường những người không phải là bà con của Chúa, dù cho họ là người Do Thái chính tông. Sự kiện  “bà con của Chúa” nắm giữ các chức vụ "giám mục” cho chúng ta thấy, ngay từ khi khời thủy “Đạo Kitô Do Thái” (Jewish Christianity) mang nặng tính cách “gia đình trị” (nepotistic). Vô hình chung, tình trạng này đã biến những tín đồ Kitô Do Thái không phải là “desposyni” (dòng dõi bà con của Chúa)  thành thứ tín đồ hạng nhì. Như vậy là ngay từ lúc ban đầu, tôn giáo này đã có tính cách bất công và bất bình đẳng giữa những  tín đồ với nhau rồi.

12.- Đạo Ki-tô Do Thái bị tiêu diệt hoàn toàn

Từ những sự kiện trình bày trong Mục 11 ở trên, chúng ta có thể đi đến kết luận, ngày từ thời nguyền thủy:

1.- Đạo Ki-tô Do Thái thiếu hẳn tính cách bác ái “tứ hải giai huynh đệ”. Thực trạng này hoàn toàn khác hẳn với chủ trương của Nho giáo và Phật giáo.

2.- Đạo Ki-tô Do Thái mang bản chất “thiển cận, hẹp hòi, bất công và kỳ thị những người khác về một phương diện nào đó”.

Có thể vì thừa hưởng những đặc tính này mà từ khi thành hình vào năm 325 cho đến ngày nay, Giáo Hội La Mã  đã coi đó như là một  nguyên tắc bất di bất dịch trong việc đối xử với các nhóm dân thuộc các tín ngưỡng hay văn hóa khác? Cũng vì thế mà  trong lịch sử Giáo Hội La Mã đã từng có những tệ trạng “gia đình trị", và mỗi khi tín đồ Kitô được đưa lên cầm quyền làm tay sai cho giáo hội thì cũng khó thoát khỏi được tệ trạng này. Trường hợp rất nhiều giáo hoàng trong thời Trung Cổ, gia đình Borgia thao túng giáo trìều Vatican trong mấy đời và trường hợp ông Da- tô Ngô Đình Diệm cầm quyền ở miền Nam Việt Nam trong thời gian 1954-1963 là một vài trong những bằng chứng nói lên cái thói quen thiếu văn minh này của Giáo Hội La Mã và của tín đồ Gia-tô.

3.- Giáo Hội Mẹ là Giáo Hội Kitô Do Thái có trụ sở ở Jerusalem, chứ không phải là Giáo Hội La Mã có trụ sở ở La Mã như ngày nay.

4.- Giáo Hội Mẹ tức là Giáo Hội Kitô Do Thái thời nguyên thủy có trụ sở ở Jerusalem đã bị Tòa Thánh Vatican khai tử trong thời Giáo Chủ Silvester I (314-335).

5.- Việc Giáo Chủ Silvester bác bỏ thẳng thừng lời yêu cầu của những người Kitô Do Thái về việc bãi chức  các ông giám mục người Hy Lạp làm cho mỗi bất hòa giữa một bên là phe những tín đồ Kitô người Do Thái và một bên là phe của Giáo Chủ Silvester I và tín đồ Kitô không phải là người Do Thái càng ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Mối bất hòa này càng ngày càng trở  nên trầm trọng không thể hàn gắn được và cuối cùng là nó đã đi đến kết thúc theo quy luật lt của lịch sử “kẻ thắng thì là vua, kẻ thua thì bị  tiêu diệt”, và tiến trình vấn đề này như thế nào. Phần trình bày dưới đây sẽ làm sáng tỏ.

Theo sách sử, vào  năm 318, một cuộc họp mặt giữa hai phe được tổ chức tại điện Lateran. Chính quyền đế quốc đã cung ứng phương tiện chuyển vận cho phái đoàn Kitô người Do Thái từ Do Thái đến La Mã để tham dự buổi họp này. Thế nhưng, có những sự hiểu lầm liên tiếp xẩy ra làm cho tình trạng căng thăng giữa hai bên càng trở nên căng thẳng hơn.

Thứ nhất,  lối sống xa hoa sang trọng của Giáo Chủ Silvester I trái ngược hẳn với cảnh ăn mặc xuềng xoàng của các nhân viên phái đoàn Kitô người Do Thái từ Do Thái đến. Sự kiện này làm cho phe Kitô  người Do Thái có cảm tưởng không tốt đối với Giáo Chủ Silvester I.

Thứ hai, Giáo Chủ Silvester I chỉ nói được tiếng Hy Lạp mà không nói  tiếng Aramaic và cũng không hiểu được tiếng Aramaic (ngôn ngữ của những người trong phái Kitô người Do Thái và cũng là ngôn ngữ thông dụng của dân Do Thái thời đó). Ngược lại, những người trong phái đoàn Ki-tô người Do Thái không biết nói tiếng Latin.

Thứ ba, người cầm đầu phe Kitô  người Do Thái là ông Joses, một  người lớn tuổi nhất, lại nhân danh những người “Desposyni" (dòng dõi bà con thân thuộc của Chúa Jesus) thay vì nhân danh những người Kitô Do Thái.

Quan trọng hơn cả là sự khác biệt không thể giải quyết được là các quan điểm về:

- Vấn đề "Desposyni" (dòng dõi bà con  của Chúa Jesus) phải duy trì hay phải xóa bỏ.

- Vấn đề nam tín đồ Kitô không phải là người Do Thái  phải  hay không  phải cắt da qui đầu.

- Vấn đề tín đồ Ki-tô không phải là người Do Thái phải  hay không phải tuân thủ Kinh Torah (5 cuốn đầu của Cưu Ước Kinh) luật của ông Moses.”

Phái đòan Ki-rô người Do Thái vẫn giữ vững lập trường trịch thượng cố hữu trên.

Trong khi đó, phe Giáo Chủ Silvester I (vừa  có quyền lực, vừa đại diện cho phe tín đồ Kitô không phải là người Do Thái) khăng khăng bác bỏ tất cả đòi hỏi của phe tín đồ Kitô người Do Thái. Cuộc họp với chủ đích dung hòa quan điểm của hai bên đã không đạt được mục đích của nó vì phe Giáo Chủ Sivester I có quyền lực thì tỏ ra cao ngạo, tự mãn và bất cần, trong khi phái đoàn Kitô người Do Thái vẫn khăng khăng giữ vững lập trường vừa bảo thủ vừa trịch thượng mà không  nhận thức được tình thế đã thay đổi và  sự thật “Giáo Hội Mẹ ngày nay” là “Giáo Hội Kitô  La Mã” (gọi tắt là Giáo Hội La Mã) với thủ đô ở La Mã, chứ không phải  là Giáo Hội Kitô Do Thái với thủ đô là Jerusalem như trước .

Phe Giáo Chủ Silvester I bây giờ đứng vào hàng ngũ của giai cấp thống trị, vừa có quyền lực vừa giầu có, đã trở thành những người sang trọng có thế giá, thì tất nhiên là “cái mịêng phải có gang có thép”. Vì thế mà sau cuộc họp vào năm 318, Giáo Chủ Silvester I không những không còn quan tâm đến những đòi hỏi của tín đồ Kitô người Do Thái, mà cũng không quan tâm đến toàn bộ Giáo Hội Kitô DoThái nữa. Một phần vì hoàn cảnh và địa vị của ông lúc này đã hoàn toàn khác trước; một phần vì  toàn thể  tín đồ Kitô người Do Thái ở trong toàn bộ Đế Quốc La Mã chỉ là một nhóm thiểu số ít oi (nếu so với tổng số tín đồ Ki-tô trong Đế Quốc La Mã lúc bấy giờ)  mà lại có thái độ trịch thượng, hợm hĩnh đòi đại đa số tín đồ Kitô phi Do Thái phải theo tục lệ “cắt da qui đầu” và tuân thủ kinh Torah của người Do Thái.

Tệ hại hơn nữa, cái tục lệ “chỉ có dòng dõi bà con của Chúa" thì mới được làm giám mục hay quản nhiệm nhà thờ chứng tỏ họ là những người nặng óc ký thị đối với tất cả tín đồ không phải là dòng dõi bà con của Chúa. Rõ ràng là  chính bản thân Giáo Chủ Silvester (không phài là  dòng dõi bà con của Chúa) cũng bị  kỳ thị, bị khinh rẻ và bị coi như là không xứng đáng nắm giữ vai trò lãnh đạo giáo hội. Thực sự, họ đã trở thành cai gai trước mắt, không những gây  khó chịu cho ông mà còn làm mất cả thể diện của cá nhân ông và làm tổn thương đến uy tín của một nhà lãnh đạo của một thế lực đang lên trong buổi giao thời này. Như vậy, tất nhiên là tín đồ Kitô người Do Thái không những phải bị bỏ rơi mà người Do Thái còn phải bị hủy diệt để cho Gíáo Hội Ki-tô không còn cái đặc tính của Do Thái giáo  mà ông đang lãnh đạo.

Có lẽ vì vậy mà thuộc từ “Do Thái”  được thay thế bằng thuộc từ “La Mã”. Cũng vì thế mà sau đó mấy năm, người ta luôn luôn thấy danh xưng “Giáo Hội Kitô La Mã” hay “Giáo Hội La Mã” (The Roman Church or the Roman Catholic Church), và danh xưng Giáo Hội Kitô Do Thái dần dần  lui vào trong bóng tối, rồi chỉ mấy chục năm sau,  không còn ai nghe thấy danh xưng “Kitô Do Thái” (Jewish Chirstianity) nữa.

Cũng từ đó, đạo Kitô Do Thái lại bị chính quyền La Mã truy lùng và giết hại, bị tước đoạt hết tất cả tài sản, khiến cho họ phải sống trong cảnh điêu linh khốn khổ, rồi chết dần chết mòn trong đói lạnh. Vì thế mà con số tín đồ Kitô Do Thái càng ngày càng giảm đi. Cho đến đầu thế kỷ thứ 7 thì không còn ai thấy tín đồ Kitô Do Thái nữa và "những người dòng dõi bà con Chúa” cũng không còn nữa. Sự kiện này được sách the Decline and Fall of the Roman Church ghi lại như sau:

“Tín đồ Ki-tô Do Thái không còn chỗ đứng trong  cơ cấu tổ chức giáo hội mới như vậy nữa. Họ cố gắng để tồn tại cho đến mấy chục năm đầu của thế kỷ thứ 5. Rồi thì họ biến mất từng người một. Một số thì nhập vào Giáo Hội La Mã – luôn luôn là tư cách cá nhân, không bao giờ  có trường hợp cả cộng đồng hay toàn thể các nhà thờ Kitô Do Thái. Một số khác lẩn vào trong khối người theo nghi lễ mới của Giáo Hội Đông Phương  - người Syriac, người Assyrian, người Hy Lạp, người Armenian. Nhưng rất nhiều ngươi đã chết, chết  vì lưỡi gươm (của quân lính La Mã truy lùng họ như những hạng người sống ngoài vòng pháp luật), chết đói (vì bị tước đoạt mất ruộng đất để sinh nhai và không thích nghi  được với cuộc sống ở các nơi đô thị). Một yếu tố khác nữa là  sinh suất của họ lại giảm xuống tới số không. Vào khi  tiêu sử của ông Jesus (khác hẳn với Phúc Âm) được viết bằng tiếng Trung Hoa và lưu hành ở Trung Hoa vào đầu thế kỷ thứ 7 thì không còn tín đồ Kitô Do Thái tồn tại nữa và “dòng dõi bà con của Chúa” cũng không còn nữa. Khắp mọi nơi, Giáo Hoàng La Mã đều chỉ huy và hành sử quyền hành.” [12]

Bản văn trên đây cho chúng ta thấy rằng buổi họp tại Dinh Lateran vào năm 318 không những đã không tạo được một thoả hiệp giữa hai phe bảo thủ và thế lực đương quyền trong nội bộ Giáo Hội Kitô Do Thái, mà lại còn làm cho  tình trạng lủng củng này càng trở nên trầm trọng và quyết liệt đến độ phe đương quyền của Giáo Chủ Silvester I quyết tâm dùng bạo lực thẳng tay đàn áp phe Kitô Do Thái bảo thủ. Có lẽ lúc đầu, phe Giáo Chủ Silvester I mới chỉ có chủ trương tiêu diệt tín đồ Kitô Do Thái vì cho họ là cái gai cần phải nhổ.

Ít lâu sau, thấy rằng chỉ tiêu diệt Giáo Hội Kitô  Do Thái là một việc làm bất chính sẽ gây bất lợi cho thanh thế của Tòa Thánh Vatican. Vì thế mà sau đó, giáo hội mới kiếm cớ để tận diệt cả dân tộc Do Thái với những lý  do bề ngoài "nguời Do Thái giết Chúa" mà giáo hội thường nhồi sọ cho tín đồ của giáo hội. Có như thế thì mới che đậy được tội ác  “đón gió trở cờ, chạy theo đế quyền La Mã mà đành lòng quay lại tàn sát những người đồng đạo” của ông. Cũng từ đó, cái truyền thống đón gíó trở cờ hay chủ nghĩa phù thịnh, tìm cách cầu khẩn cấu kết với thế lực mạnh  đương thời đã trở thành bản chất để sinh tồn và bành trướng thế lực của Giáo Hội La Mã.

Như vậy là trong thập niên 310,  một biến cố vô cùng trọng đại làm đảo ngược thân phận và thế đứng của Giáo Hội Kitô. Từ một  vị thế nằm trong giai cấp bị trị, bị đặt ra ngoài vòng pháp lưật, bị bách hại và bị truy lùng, phải trốn nhui trốn nhủi, sống nhờ vào lòng nhân đạo cũng những người dân khác niềm tin tôn giáo, rồi đùng một cái, cả  Giáo Hội và toàn thể tín đồ nhẩy tọt lên hàng giai cấp thống trị được hưởng những đặc quyền đặc lợi cùng những quyền lực bao trùm khắp trong lãnh đế quốc, chỉ thua có quyền lực của Hoàng Đế La Mã thôi. Tất cả những thứ này trước đó các vị giáo chủ tiền nhiệm của Giáo Chủ Miltiades (311-314) trở về trước chưa bao giờ dám mơ tưởng tới.

(xem tiếp Phụ lục) -->


[1] M.J. Su “The birth and family of Jesus.” Encyclopedia Britannica, Vol.  10, Ed.  1980, page  149. Nguyên văn: "Four of Jesus' brothers and several sisters are mentioned in Mark 6. (There is no basis in the text for making them into half brothers and half sisters or cousins, and to do so betrays a dogmatic motive.) All his relatives' names testify the purely Jewish character of the family: his mother's name was Mary (miriam), his father's, Joseph, and his brothers', James (Jacob), Judas, and Simon names of Old Testament patriarchs.”

[1a] http://www.truthbook.com/index.cfm?linkID=1843 - "There has long been speculation regarding the existence of siblings in Jesus' family, and in The Urantia Book, we learn that Jesus did indeed have younger siblings - eight of them, to be exact. They are, in birth order: James, Miriam, Joseph, Simon, Martha, Jude, Amos, and Ruth."

[2] Đào Văn Tập, Tự Điển Pháp Việt Phổ Thông  (Paris: Cơ Sơ Quê Mẹ, 1986), tr. 895.

[3] Schrier, Arnold & Wallbank, Walter T. Living World History  (Glenview, ILL: Scott Foresman and Company, 1974),  p.118. Nguyên văn: "Many Jews believed, as Jesus Himself  did, that he was the long-awaited Messiah, or Christ. They urged Him to help them win their freedom from Rome by force, but Jesus was not concerned with leading a Jewish rebellion. He sought to liberate men morally and spiritually. In anger, and disappointment, many Jews turned against Him. He was condemned and turned over to Rome officials  for execution, and the Rome governor, Pontitus Pilate, ordered Him crucified."

[4]   Trúc Anh  “Jesus Christ: Sự Thật Mà Bạn Đã Biết Chăng?” Văn Nghệ Tiền Phong Số 411 (tháng 3 năm 1993

[5]   Bùi Kha & Trần Chung Ngọc. LM Trần Lục: Thực Chất Con Người Và Sự Nghiệp (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 1999), trang 74-80.

[6] Malachi Martin, Rich Church, Poor Church (New York:  G.P. Putnam's Sons, 1984), pp. 109-110. Nguyên Văn: “The Proto-period of Christianity lasted from the late spring of the yesr 32.A.D. until the last decades of the fourth century. By  32 A.D., the Christians – mainly practicing Jews – were a cohesive body. By the last decades of the first century, they had made one of their first socio-political decisions. But the intervening time, they had a special attitude to money and worldly possessions, as is related in one of the Church’s earliest extant records, the Acts of the Apostles. It is quite clear from this document that the first community of believers in Jerusalem and elsewhere had a simple economic law: Once you joined up, the community could become possessor of all your worldly goods. Or of as much of them as you decided to hand over.“No member had anything of his own. All things were held in common... owners of lands or houses sold them handed over the proceeds to the Apostles – and whatever each one needed was given to him...

The first Christians had a specific reason for this: They thought there was very little time left before Christ returned to Earth in his divine glory, gave a judgement about human conduct, ended the existence world, and took his faithful believers to Heaven, condemning the faithless and the sinners to eternal torment in “the Hell of the Damned.” Consequently, Christians were to be in the world but not of the world. Apocalypse was at hand.

There was no point, then, in accumulating worldly possessions. Their only preoccupation in life to prepare for the second coming of Christ. The goods of the community were managed by overseers appointed by the Apostles and ultimately under the personal control of Peter himself. Private ownership and possession, while not forbidden, did not fit in with the ideals of the community, which aimed at a total and voluntary sharing of all pssessions by the members and by their leaders.”

[7] Charlie Nguyễn, Thực Chất Đạo Công Giáo Và Các Đạo Chúa (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2003), tr. 29.

[8]   Charlie Nguyễn, Thực Chất Đạo Công Giáo Và Các Đạo Chúa (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2003), tr. 39-41.

[9] Peter de Rosa, Vicars of Christ (Dublin, Ireland: Poolbeg, 2000), p. 14.Nguyên văn:"In  the Vatican 's lists he is called the 263rd pontiff, but the number is not certain. There have times when no one knew who was the rightful pope of several claimants. Moreover, it was only the year 1073 that Pope Gregory VII (1073-1085) forbade Catholics to call anyone pope except the Bishop of Rome. Before then, many bishops were fondly address as "pope" or "papa."

[10]  Malachi Martin,  The Decline And Fall Of The Roman Church (New York: G.P. Putnam's Sons, 1981), p.42-43. Nguyên văn: “This was the policy of the Jewish Christians, who occupied the oldest Christian churches in the Middle East and whose leaders were always from the family of Jesus himself.... The most hallowed name desposyni, had been respected by all believers in the first century and a half of Christian history. The word literally meant, in Greek, “belonging to the Lord.” It was reserved uniquely for Jesus’s blood relatives. Every part of the ancient Jewish Christian church had always been governed by a desposynos, and each of them carried one of the name traditional in Jesus’ family – Zachary, Joseph, John, James, Joses, Simeon, Matthias, and so on. But no one was ever called Jesus. Neither Silvester nor any of the thiry-two popes before him, nor those succeeding him, ever emphazied that there were at least three well-known and authentic lines of legitimate blood descenants from Jesus’ own family..One from Joachim and Anna, Jesus’ maternal grandparents. One from Elizabeth, first cousin of Jesus’ mother, Mary, and Elizabeth’ s husband. Zachary. And one from Cleophas and his wife, who also was a first cousin of Mary.   There were of course, numerous blood descendant of Joseph, Mary’s husband, but only those persons in bloodline with Jesus through his mother qualified as desposyni.”

[11] Malachi Martin, Sđd., tr. 43-44. Nguyên văn: [“After that, Jewish Christian churches were set up all over Palestine, Syria, and Mesopotamia, but they were always hated by the local synagoguee as apostates of Judaism, and always in quarrel with Grseek Christians who refused to be circumcised and observe the Torah – things the the Jewish Christians insisted on. They therefore asked Silvester to revoke his confirmation of Greek Christian bishops in Jerusalem, in Antioch, in Ephesus, in Alexandria, and to name instead desposynos bishops. In addition, they asked that the Christian practice of sending cash contributions to the desposynos church in Jerusalem as the mother church of Christianity, which had been suspended since the time of Hadrian, be  resumed.  Silvester curtly and decisively dismissed the claims of the Jweish Christians. He told them the mother church was now in Rome.“

[12] Malachi Martin, Sđd., tr.44. Nguyên văn: “The Jewish Christians had no place in such a church structure. They managed to survive until the first decades of the fifth century. Then, one by one, they disappear. A few individuals reconcile themselves with the Roman Church – always as individuals, never communities or whole Jweish Christian churches. Another few pass into anonymity of the new Eastern rites – Syriac, Assyrian, Greek, Armenian. But most of them die – by the sword (Roman garrisons hunted them as outlaws), by starvation (they were deprived of their small farms and could not or would not adapt themselves to life in the big cities) by the attrition of zero birthrate. By the time that the first biography of Jesus (apart from the Gospel) is published in Chinese and in China at the beginning of the seventh century, there are no more surviving Jewish Christians. The desposyni have ceased to exist. Everywhere, the Roman pope command respect and exercises authority.”

(xem tiếp) -->


Xem các chương khác:

© sachhiem.net