●   Bản rời    

Gót và Thiên Tai (A.C. Greyling/Lê Dọn Bàn dịch)

Gót và Thiên tai

Lê Dọn Bàn dịch

http://sachhiem.net/SACHNGOAI/snL/LeDonBan/LDB08.php

18 tháng 4, 2011

 

 

God and Disaster

A. C. Greyling

 

 

 

 

 

Người dịch -

Nhân thảm họa động đất tại  nước Nhật, cả thế giới đương ngưỡng phục thái độ của dân tộc này trước thiên tai, thái độ đó xuất phát từ một nền văn minh có cơ sở văn hóa tôn giáo cao thượng và vô thần.  Nên nhắc lại Luận chứng về Tà ác (The Problem of Evil) với những người vẫn tin vào một Gót của Abraham.

Câu hỏi triết học về nhận thức luận đặt ra trước thực tại của những thiên tai, đau khổ như sau  - nhận thức thế giới chứa đựng những sự kiện không nên có chút nào, những tình huống  không đáng mong ước, gây thảm họa, khổ đau cho con người  – phải chăng chúng đem lại cơ sở vững chắc cho luận chứng rằng bất kỳ ai còn tin vào Gót hiện hữu là phi lý.

 

Gót và Thiên tai

Người ta đau buồn nghĩ về hàng trăm ngàn người hoặc đã chết khủng khiếp hoặc bị ảnh hưởng khốc hại bởi trận động đất và sóng thần lớn tại Nhật Bản, một dấu đen trong biên niên sử năm 2011, vì những thiên tai này đến quá nhanh, ngay sau trận động đất mới xảy ra tại thành phố Christchurch ở NewZealand. Những sự kiện này gần như chắc chắn có liên kết về địa chất, nhắc nhở chúng ta về những sức mạnh vô song của thiên nhiên vốn là bình thường đối với chính hành tinh này, nhưng là thù địch với đời sống con người, đặc biệt là khi sống nguy hiểm gần những vết nứt ghép hình của bề mặt trái đất.

Có người nói với tôi rằng đã có những lễ cầu nguyện đặc biệt trong nhà thờ địa phương của họ cho những người Nhật. Điều đầy thiện chí và cơ bản là tử tế này vẫn tiếp tục tiến hành, dù sao đi nữa cho thấy nó phi lý làm sao, theo nghĩa đen của từ này, là niềm tin tôn giáo và sự thực hành. Khi tôi nhìn thấy những đoạn phim truyền hình chiếu những người đi nhà thờ tại Christchurch sau trận động đất bi thảm ở đó, những suy nghĩ như sau dồn đến tôi.

Sẽ là điều rất bất nhẫn khi nghĩ rằng những người đi nhà thờ đã dâng lời tạ ơn vì cá nhân riêng họ đã được thoát nạn; một người sẽ không muốn bị gán cho là ích kỷ và bày tỏ niềm vui khuây khỏa cá nhân ở giữa một thảm họa, trong đó có nhiều người qua “hành động của Gót” [1] đã chịu tùy tiện và đột nhiên bị cướp đi cuộc sống của họ. Nếu những người đi nhà thờ sẽ cầu nguyện cho gót của họ để xin chăm sóc cho những linh hồn của những người đã chết, tại sao họ sẽ nghĩ rằng ông này sẽ làm như vậy, bởi vì chính ông ta đã vừa gây ra, hoặc cho phép xảy ra, khiến xác những người vừa chết đột ngột và dữ dội đã bị cuốn trôi nghiền nát, hay bị dìm sâu dưới đáy biển, vẫn còn chưa tìm lại được?

http://cityroom.blogs.nytimes.com/2011/03/28/prayers-for-japan-reflect-citys-diversity/?partner=rss&emc=rss

Thật vậy, phải chăng những người đi nhà thờ đã ca tụng và cầu xin một thần linh vốn chính là kẻ đã thiết kế một thế giới gây ra những vụ giết người hàng loạt hết sức tùy tiện và thình lình như thế? Một hiện hữu toàn năng hẳn phải biết tất cả những gì xảy đến từ những gì nó tác hành, như thế nó sẽ phải biết nó đã an bài thế giới vật chất với những thành quả kinh hoàng này. Phải chăng những người đi nhà thờ đã ngợi ca cái  “vị” qui hoạch những khổ đau của họ, và cũng cầu xin vị này giúp họ thoát khỏi những gì chính vị này đã có sẵn kế hoạch an bài?  

Có lẽ họ nghĩ rằng gót của họ không chịu trách nhiệm về trận động đất. Nếu họ đã tin rằng gót của họ đã thiết kế một thế giới mà trong đó những điều như vậy xảy ra, nhưng lại để mặc thế giới một mình sau đó, và không can thiệp khi nó trở thành gây nên những chết chóc cho những sinh vật sáng tạo của mình, vậy sau đó họ mặc nhiên đặt câu hỏi nghi ngờ về đạo đức của gót. Nếu ông ta không đủ quyền năng mạnh mẽ để làm một điều gì đó về sự giết người hàng loạt cứ xảy ra theo chu kỳ trên thế giới, và chúng như lãnh đạm bất kể những sinh linh, vậy thì ông ta là gót theo ý nghĩa nào đây? Thay vào đó, ông có vẻ là một con ma không giúp được ai, hay một quái vật nhưng bất lực, vậy cầu nguyện là thật vô ích, và tán tụng khen ngợi là không xứng đáng.

Vì nếu ông ta không có khả năng để ngăn chặn một trận động đất, hoặc ít nhất cứu sống những những nạn nhân của nó, ông ta chắc chắn đã không có khả năng tạo ra một thế giới. Và nếu ông ta là đủ quyền lực để làm cả hai, nhưng lại đã chỉ tạo ra một thế giới ngập tràn nguy hiểm luôn luôn giáng những khổ đau đầy bạo lực và thảm thương một cách tùy tiện xuống những sinh vật biết đau đớn, vậy sau đó ông là đê tiện thấp hèn. Dù bằng cách nào, mọi người nghĩ thế nào đây về những người tin vào một hiện hữu thuộc loại như thế, và những người vẫn đương đi nhà thờ để ca ngợi và tôn thờ nó? Làm thế nào, khi đối mặt với những sự kiện mà lòng tử tế và quan tâm của con người đơn giản ghi nhận như là bi kịch và cần sự giúp đỡ - giúp đỡ mà chính những con người tiến hành để cung cấp cho đồng loại của họ: không có những thiên thần với cánh bồ câu trắng nào xuất hiện từ trời để làm điều đó – Có thể nào họ có thể tin vào một quyển tiểu thuyết gồm những ý tưởng không đâu vào đâu như những ý tưởng của một thần linh? Đây là một câu đố hiểm hóc vẫn kéo dài qua năm tháng [2].

 

A. C. Grayling  

Lê Dọn Bàn tạm dịch- bản nháp thứ nhất

(Apr, 2011)

http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com

(nguyên văn trong: Richarddawkins.Net - Added: Sunday, 13 March 2011 at 7:21 AM - An RDFRS Original: http://richarddawkins.net/articles/602215-god-and-disaster)

 


Chú thích:

[1] Ở phương Tây, bị những tôn giáo độc thần Abraham đè nặng, nên những thiên tai được tự nhiên gán cho là “act of God” – chúng ta cũng có từ tương tự, thí dụ “trời hành” như trong câu hát “trời hành cơn lụt mỗi năm”; chúng ta gọi thiên tai “tai trời ách nước” - hiểu theo nghĩa đó là những vận hành của tự nhiên, “trời” chỉ đơn giản có nghĩa không gì khác Tự Nhiên. 

[2] Giáo sư Grayling chỉ diễn lại một lý luận đã xưa hơn hai nghìn năm – trong  Russell. Có Gót hay không,  tôi có chú thích về The Problem of Evil: Vấn nạn hay Câu hỏi về KhổÁc – như sau:

The Problem of Evil: Vấn nạn hay câu hỏi về KhổÁc – trong tất cả các luận chứng chủ trương vô thần, đây là câu hỏi từng có lâu nhất, bàn cãi nhiều nhất, và làm giới Kitô lúng túng, trả lời loanh quanh bằng nhiều cách nhất.

Vắn tắt, câu hỏi như sau: Quan điểm truyền thống về God là vị toàn trí (omniscient), toàn năng (omnipotent), toàn thiện (benevolent). Có nghĩa là nếu God thật có, hiện hữu, vậy ông phải biết cách, phải muốn, phải có thể làm sao, hay phòng ngừa, tạo lập, xếp đặt thế nào cho mọi tai ương, đau khổ, ác độc,… có trong nhân loại đừng bao giờ xảy ra (như một lời nguyện của Phật ADĐà – Trong cõi của tôi, từ người thường đến bậc trời, dù chỉ còn nghe nhắc đến tên gọi những điều xấu ác, tôi sẽ hoãn không thành Phật – lời nguyện 16). Nhưng khổ đau, tai ương (thiên tai, động đất, dịch bệnh …) là chuyện thông thường, không thuyên giảm, mỗi ngày quanh chúng ta, do đó thực chẳng có một God toàn trí, toàn năng, toàn thiện như đã nói.

Epicurus (341–270 TCN.) là triết gia Greek đầu tiên trong lịch sử triết học phương Tây đặt vấn nạn này – nay còn ghi lại các câu hỏi nghi ngờ của ông về sự hiện hữu của một God – dẫu lúc ấy chưa có God định nghĩa theo các tôn giáo nhận Abraham làm thủy tổ.

Nổi tiếng là Nghịch lý Epicurus (Epicurean paradox) hay Những câu hiểm hóc của Epicurus (The Riddle of Epicurus) – đây là dạng biết đến sớm nhất của Vấn nạn về KhổÁc – các câu nổi tiếng và cho đến nay vẫn được dẫn chứng như sau:

Is God willing to prevent evil, but not able? - Then he is not omnipotent.

Is he able, but not willing? - Then he is malevolent.

Is he both able and willing? - Then whence cometh evil?

Is he neither able nor willing? - Then why call him God?

[Phải chăng God muốn ngừa Xấu Ác, nhưng không thể? – Vậy ông không toàn năng

Phải chăng ông có thể ngừa, nhưng không muốn? – Vậy ông ta xấu bụng hiểm ác

Phải chăng ông ta vừa có thể và không muốn? - Vậy từ đâu Xấu Ác đến đây

Phải chăng ông ta không thể và không muốn? – Vậy còn gọi ông là God làm gì?]

 

Posted by Lê Dọn Bàn at 10:32 AM


 

http://chuyendaudau.blogspot.com/2011/04/got-va-thien-tai.html, April 15, 2011