●   Bản rời    

Cuộc Tranh Luận Về Di Sản Của Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II (John L. Allen)

Abuse crisis fuels debate over John Paul II’s legacy

John L. Allen, Jr., CNN Senior Vatican Analyst

http://religion.blogs.cnn.com/2011/04/27/abuse-crisis-fuels-debate-over-john-paul-iis-legacy/, 4/17/2011

01 tháng 5, 2011

Cuộc Khủng Hoảng Lạm Dụng Tình Dục

Làm Bùng Lên Cuộc Tranh Luận Về Di Sản

Của Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II

(Tập Sách Ngoại)

 

Pope John Paul II đọc diễn từ về những vụ quấy nhiễu tình dục trong giới tu sĩ
ngày 23 tháng 4, 2002

Ảnh trong video clip của CNN

La Mã – Giáo hoàng Gioan Phaolồ II là một vị giáo hoàng (nổi tiếng) như ca sĩ nhạc rock, là một vị đại sứ hiệu quả về niềm tin tôn giáo trong một thời đại có khuynh hướng thế tục. Thế mà vài năm sau khi ông ta chết vào tháng Tư năm 2005, đã có một trào lưu ngầm nghi ngờ và quan tâm (an undercurrent of doubt and concern) đến cách ông xử lý vấn đề Linh mục lạm dụng tình dục, vốn là cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất đã làm rung chuyển Công giáo trong nhiều thế kỷ qua.

Nhà bình luận Maureen Dowd của nhật báo New York Times gần đây đã đúc kết lời tuyên án của những người chống đối vị Giáo hoàng quá cố nầy bằng một câu hỏi: “Làm sao bạn có thể trở thành một vị thánh nếu bạn không che chở nỗi những trẻ em vô tội ?”.

Dù cuộc tranh cãi về vai trò của Giáo hoàng trong cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục có lẽ sẽ không tác động nhiều đến con người thiêng liêng hay thành quả cao lớn của ông ta, thì (cuộc khủng hoảng đó) cũng sẽ trở thành một giai đoạn không tránh được trong lịch sử của Gioan Phaolồ, tiêu biểu cho câu hỏi duy nhất và lớn nhất trong ngày Chủ nhật phong chân phước sắp tới, vốn là bước cuối cùng trước khi trở thành một vị thánh.

Những người chỉ trích (việc phong thánh) đã vạch ra các chánh sách lẫn những trường hợp cụ thể mà họ tin rằng dưới triều Gioan Phaolồ đã chứng tỏ có một  mô hình tìm cách chối bỏ những lạm dụng nầy (a pattern of denial on John Paul’s watch).

Dưới triều Giáo hoàng Gioan Phaolồ 2, trong một vài trường hợp hiếm hoi khi có các giám mục địa phương tìm cách chính thức trục xuất những kẻ lạm dụng (tình dục) ra khỏi tập thể linh mục, trong một quy trình gọi là thế tục hóa (laicization), các giám mục nầy thường bị Vatican yêu cầu phải cẩn trọng - không phải để tha thứ cho hành động lạm dụng mà để bảo vệ hàng giáo phẩm linh mục.  

Những viên chức chính yếu trong giáo triều Gioan Phaolồ cũng dè dặt về các chánh sách đòi hỏi phải báo cáo với cảnh sát hành động lạm dụng.

■ Một Hồng y người Colombia, mà Gioan Phaolồ dự định bổ nhiệm làm trưởng một văn phòng phụ trách các vấn đề Linh mục là ông Dario Castrillón Hoyos, đã từng viết cho một giám mục người Pháp vào năm 2001, để khen thưởng ông giám mục Pháp nầy đã từ chối không phúc trình (congratulate him for refusing to report) một linh mục phạm tội lạm dụng tình dục.

Hồng y Castrillón cũng chính là viên chức đứng đàng sau lá thư nổi tiếng năm 1997 (dưới triều Gioan Phaolồ II) của Vatican gửi cho các giám mục Ái Nhĩ Lan để chống lại chánh sách “bắt buộc phải báo cáo” (cho cảnh sát) của các giám mục nầy.

■ Trường hợp của linh mục đã mất người Mễ Tây Cơ tên là Marcial Maciel Degollado, sáng lập viên dòng tu Legionaries of Christ thường được các phe chỉ trích giáo hoàng trưng dẫn. Theo đó, năm 2006, dòng tu nầy đã xác nhận rằng linh mục Maciel đã phạm tội lạm dụng tình dục các cựu thành viên của dòng tu, cũng như có con vô thừa nhận với nhiều người đàn bà mà ông đã quan hệ lâu dài.

Linh mục Maciel, trong nhiều năm, đã là một người được Gioan Phaolồ ưa thích (a favorite of John Paul) nhờ lòng trung thành với La Mã và nhờ thành công trong việc xiễn dương lòng ham thích làm linh mục.

■ Một trường hợp tương tự như thế liên quan đến Hồng y Hans Hermann Groer, mất năm 2003, tại thủ đô Vienna của nước Áo. Hồng y Groer từ chức năm 1995 sau khi phải đối diện với những lời tố cáo về lạm dụng tình dục, nhưng ông đã không bị Giáo hội trừng phạt gì cả.

Vào tháng 5 năm 2010, người thay thế ông Groer làm Hồng y ở Vienna là Hồng y Christoph Schonborn đã cho biết rằng một viên chức cao cấp của Gioan Phaolồ đã ngăn chận cuộc điều tra (blocked the investigation). (Hồng y Schonborn sau đó xin lỗi vì đã công khai khiển trách một hồng y đồng nhiệm, nhưng ông vẫn không chịu rút lui lời buộc tội).

Những người binh vực cho Gioan Phaolồ II thường đưa ra hai luận điểm:

● Thứ nhất, họ nói rằng Giáo hội đang trong quá trình học hỏi (learning curve) cách đối phó với hiện tượng lạm dụng tình dục của linh mục cho nên phê phán Gioan Phaolồ bằng những tiêu chuẩn hôm nay là không công bằng (unfair to judge John Paul by today’s standards).

Thực ra, chính Gioan Phaolồ II là người phát động quy trình cải cách giáo hội vào năm 2001 qua việc ban hành một số điều lệ nhằm tập trung trách nhiệm (giải quyết) cuộc khủng hoảng vào Bộ Tín lý Đức tin của Vatican, một cơ quan về giáo lý đầy quyền lực lúc bấy giờ do Hồng y Joseph Ratzinger, mà bây giờ là Giáo hoàng Benedict XVI, chủ trì. Gioan Phaolồ cũng chấp thuận một thủ tục nhanh chóng nhằm đưổi các linh mục lạm dụng ra khỏi chức linh mục.  

Nếu những biện pháp đó bị trì trệ từ năm 2001 đến 2005 là chủ yếu có thể giải thích do Giáo hoàng bị bệnh Parkinson kéo dài – đó là giai đoạn mà những đóng góp của ông không còn có tính điều hành nữa (no longer governance), ngoài chuyện trình bày cho thế giới một tấm gương  chịu đựng đau đớn một cách có  phẩm giá.

● Thứ nhì, những người ngưỡng mộ Giáo hoàng Gioan Phaolồ II cho rằng phải hiểu cuộc khủng hoảng tình dục nầy trong bối cảnh của cuộc cải cách Linh mục của Giáo hoàng. Vào năm 1978, khi Gioan Phaolồ được bầu lên, hơn 45,000 linh mục đã cởi áo tính từ Công đồng Vatican 2 (1962-1965).

Gioan Phaolồ đã đảo ngược được tình thế, trình hiện một tấm gương cá nhân về đời sống linh mục và gợi hứng cho một thế hệ mới sẵn sàng đứng lên “qua con người của đấng Giêsu”. Những người binh vực Gioan Phaolồ cho rằng những linh mục nào nắm bắt được nội dung đó thì sẽ ít cơ may phạm tội lạm dụng (less likely to commit abuse).

Theo người viết tiểu sử các giáo hoàng George Weigel thì nếu chỉ nhắm vào những trường hợp cá nhân (tội lỗi) như linh mục Mễ Tây Cơ Maciel mà không lý đến toàn bộ cách tiếp cận đời sống linh mục của Giáo hoàng Gioan Phaolồ là “bất cân xứng một cách lố bịch dù đứng từ quan điểm lịch sử nào”.

Chúng ta không có lý do để tin rằng cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục của Công giáo sắp đến hồi kết. Chỉ mới mấy ngày trước đây, một quan tòa liên bang tại tiểu bang Oregon (Mỹ) đã yêu cầu Vatican trao những tài liệu trong một vụ án liên quan đến một Linh mục bị tố cáo lạm dụng tình dục nhưng đã chết từ năm 1992. Đây là lần đầu tiên một tòa án Mỹ ban hành một án lệnh như vậy, và động tác nầy có thể sẽ dẫn đến một cuộc tranh luận ngoại giao (diplomatic row) vì Vatican là một quốc gia có chủ quyền theo công pháp quốc tế.

Loại động thái như vậy sẽ có thể làm cho cuộc thảo luận về di sản của Giáo hoàng Gioan Phaolồ còn sống mãi trong tâm trí của các nạn nhân, các luật sư, những nhà viết sử và các học giả.

Tuy nhiên, ít nhất cho đến nay, cuộc tranh luận đó hình như không tạo nên rạn nứt gì trong mối nhiệt tình của quần chúng đối với vị cố giáo hoàng nầy. Một cuộc thăm dò của trường Cao đẳng Marist và tổ chức Knight of Columbus trong tuần nay cho biết 74% người Mỹ, và 90% tín đồ Công giáo Mỹ, xem Gioan Phaolồ II l à một ứng viên xứng đáng cho việc phong thánh.

Tại La Mã, người ta cho rằng sẽ có hơn hai triệu người tham dự vào những hoạt động liên hệ đến phong thánh trong tuần nầy; và cả một kỹ nghệ ăn theo gồm sách, tài liệu, lịch, chùm chìa khóa, và những đồ kỷ niệm khác để lưu niệm Gioan Phaolồ II.

Tòa thánh Vatican luôn luôn nhấn mạnh rằng tuyên bố một giáo hoàng trở thành thánh không có nghĩa là phê chuẩn những chọn lựa chính sách của triều đại vị đó. Ngược lại, điều đó có nghĩa là dù vị Giáo hoàng đó có nhiều thất bại gì chăng nữa, tận cùng, ông ta là một người thánh thiện (despite whatever failures occurred, he was at bottom a holy man). Đối với trường hợp của Gioan Phaolồ II, rất nhiều người hình như sẽ sẳn sàng nói “Amen!”

 

 

Trang Tôn Giáo




Đó đây


2024-04-20 - KHÔNG BIẾT NHỤC - Nhóm Việt Nam vinh danh các liệt sĩ Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam - Chủ nhật ngày 17/3/2024, 1 nhóm Việt Nam đến viếng mộ 5.099 quân nhân Hàn chết trong chiến tranh ở Việt Nam. Dòng chữ trên một tấm có nội dung: “Bởi vì các chiến sĩ của các bạn yên nghỉ ở đây, đất nước chúng ta đứng vững với niềm tự hào.” Thật là không biết nhục!!

2024-04-19 - Israel Tấn Công Trả Đũa Iran -

2024-04-19 - 80 Năm Thực Dân Pháp Đô Hộ Việt Nam - Văn minh hay bóc lột? -

2024-04-19 - HOÀNG NAM: DÂN TA ĐÃ QUÁ NHÂN TỪ VỚI HỌ NGÔ - Gửi Hoàng Nam, chủ kênh Challenge Me.

2024-04-18 - "THUẾ THUỘC ĐỊA" - 60 NĂM CHÂU PHI VẪN LÀ BÒ SỮA NUÔI BÉO NƯỚC PHÁP -

2024-04-18 - Ổi Xanh: 274. Ông Võ Văn Thưởng từ chức. Thái độ của HDH và một số YouTuber... bố đời. -

2024-04-17 - Sidney, Úc: 1 Giám mục bị đâm trong lúc làm lễ - Không biết Chúa làm gì mà bắt các giám mục của Chúa phải đổ vỏ! Các đây mấy năm, có viên chức chính phủ đề nghị treo bảng ở các nhà thờ "Đây là nơi nguy hiểm cho trẻ con"

2024-04-16 - Đọc báo QĐND - Bài viết: Không "chính trị hoá" các vụ án kinh tế -

2024-04-14 - Trực tiếp tại Ấp Chiến Lược Bolsa? Quê hương Nhà dâm chủ cuội Nguyễn Văn Đài Rè - Bạn có tin ở đây là Hưng Yên, gần Hà Nội? Cứ tưởng như một thành phố ở Châu Âu!

2024-04-13 - Nhận Diện Cách Mạng Màu Tại Việt Nam -



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-04-21 - KHÔNG BIẾT NHỤC - Một Nhóm Việt Nam vinh danh các lính Hàn trong chiến tranh Việt Nam! - SH sưu tầm -

● 2024-04-19 - “CỬA LÒ - KHÁT VỌNG TOẢ SÁNG” - Nguyễn Tiến Trung -

● 2024-04-16 - Bất bình trước sự san bằng, trộn lẫn CHÍNH /TÀ của những người mù sử: HOÀNG NAM - Chủ kênh Challenge Me - FB Lý Thái Xuân -

● 2024-04-01 - Phim ĐÀO PHỞ & PIANO -Tại sao không nên đánh dấu người yêu nước bằng biểu hiệu của một tập thể thiểu số - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 >>>