●   Bản rời    

VATICAN:Chương Dẫn Nhập tt (Nguyễn Mạnh Quang)

GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CHdannhap2.php

đăng ngày 10 Sep, 2007

«   »

CHƯƠNG DẪN NHẬP

(tiếp theo)


TÍN ĐỒ DA-TÔ CŨNG CHỐNG LẠI

GIÁO HỘI LA MÃ


Nếu các chính quyền quốc gia trên thế giới chống lại Giáo Hội La Mã hoặc là bằng những biện pháp mạnh như các chính quyền Cách Mạng Pháp 1789, Cách Mạng Anh 1691, Cách Mạng Mễ Tây Cơ 1857, Cách Mạng Ý 1870, Cách Mạng Nga 1917, Cách Mạng Cuba 1959, chính quyền Nicaragua (1983), v.v… đã làm, hoặc là bằng cách cắt đứt quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh Vatican như các nước Do Thái, Ấn Độ, Trung Hoa, và tất cả các nước Hồi Giáo, v.v… hoặc là bằng cách ghi và hiến pháp điều khoản “tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền” với mục đích không cho các ông tu sĩ và tín đồ Da-tô đem việc tôn giáo trộn lộn vào chính sự, THÌ tín đồ Da-tô cũng có phản ứng chống lại Giáo Hội La Mã bằng cách từ bỏ nhà thờ hay không đến nhà thờ nữa. Sự kiện này được sách sử ghi lại rõ ràng. Trong cuốn Tâm Thư, nơi các trang 313-322, cụ Đỗ Mậu ghi lại bài viết Cái Nhìn của Đức Cha Gioan Baotixita Bùi Tuần Về Hiện Tình Giáo Hội và đức tin trong thế giới ngày nay:

CÁI NHÌN CỦA ĐỨC CHA GIOAN-BAOTIXITA BÙI TUẦN
VỀ HIỆN TÌNH GIÁO HỘI
VÀ ĐỨC TIN TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY

(Tác giả: Giám-mục Bùi Tuần)

Trước tình trạng suy thoái đức tin, người tín hữu hôm nay phải trở về với đức Ki-Tô và tin mừng của Ngài, đó là một đòi hỏi cấp bách. Nguyễn Đông Khê (Trích báo Ngày Nay, số 311, ngày 15/12/1994.

LTS. Người Mỹ có câu “You are what you eat!” Nói nôm na dễ hiểu thì “Bạn là thứ bạn ăn!” Chính vì vậy mà các thánh nhân, các nhà đạo đức, các vị hướng dẫn tâm linh, đều rất ý thức rõ tình trạng dễ bị lây bệnh của con người! Cổ nhân Việt Nam nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng!” Vậy từ Đông sang Tây, từ Âu sang Á, tựa hồ có chung một quan điểm. Trong lãnh vực tâm linh, Thánh Kinh, đời sống các thánh nhân, gương hy sinh vì nhân loại của tiền nhân, sách thiêng liêng, sách báo phim ảnh lành mạnh, gương sống của những người như mẹ Teresa Calcutta … là nguồn bồi dưỡng tâm hồn cho tất cả những ai khao khát tìm kiếm Thượng đế, tìm gặp đấng là đường, là sự thật, và là sự sống.

Theo chiều hướng ấy, tôi mạn phép trình bầy cái nhìn của một vị Giám mục Việt Nam, Đức Cha Gioan Baotixíta Bùi Tuần, Giám mục phó địa phận Long Xuyên, Việt Nam. Tất cả những ý tưởng của bài viết được sấp xếp và trình bầy dựa trên hai tác phẩm của Đức Cha “Ơn trở về” và “Nói với giáo dân.” Người viết chỉ thêm thắt chút đỉnh về hình thức và sự trình bầy lớp lang cho phù hợp với tựa đề bài ghi lại.

Hai tác phẩm trên đây tạo cho tôi những ấn tượng sâu sắc về hiện tình giáo hội và đức tin, về những nguyên nhân đưa đến tình trạng suy thoái, và nhu cầu trở về nguồn để làm sáng tỏ gương mặt của Đức Ki-tô và Tin Mừng của Người. Đức cha Bùi Tuần viết là viết cho người Việt Nam ở quê nhà, nhưng tôi tưởng không có mấy khác biệt khi nới rộng cái nhìn của Ngài sang tận bên đây, để người Ki-tô hữu Việt Nam hải ngoại được biết đến những ý tưởng sâu sắc và chân thành của một Giám mục, tuy sống trong một đất nước đói nghèo và túng thiếu đến độ mất phẩm giá con người nhưng tâm hồn Ngài luôn khắc khoải băn khoăn về Giáo hội, về đức tin của đoàn chiên đang bị lạc hướng.

-- o0o --

Thế giới hôm nay đang thừa hưởng một nền văn minh vật chất thật dồi dào phong phú và đa dạng. Chính vì vậy mà trào lưu hưởng thụ ngày một gia tăng ở nhiều nơi. Não trạng con người bị lôi cuốn đến một lối sống thoải mái tự do: Tự do lựa chọn, tự do suy nghĩ, tự do tình cảm và tự do hưởng thụ. Trong tình huống đó “nhiều nơi Giáo hội tuy còn đủ mạnh về cơ chế, về tổ chức, về quyền bính, nhưng không đủ mạnh về tinh thần, về sức sống nội tâm, nên đang đi xuống trầm trọng, cam chịu những mất mát to lớn ” Tình trạng suy thoái đức tin ấy có thể nhận diện được qua các dữ kiện sau đây:

1.- Giáo Hội Phi Châu: Đọc lại lịch sử Giáo hội Phi Châu, thế kỷ Năm, toàn vùng đó là Công giáo, với con số tòa giám mục lên tới 160. Thế mà qua một thời gian dài, với nhiều thử thách, với nhiều biến cố, nhất là biến cố Hồi Giáo lan tràn. Công Giáo vùng Bắc Phi đã suy thoái, đã tan dần, đến nỗi thế kỷ 13 chỉ còn ba Tòa Giám Mục, và đến thế kỷ 14, tất cả vùng Bắc Phi đã hoàn toàn là Hồi Giáo, mất hẳn Công Giáo.

2.- Giáo Hội Ba Lan: Ba Lan là một nước hầu như toàn tòng Công Giáo. Thời còn tranh đấu với Cộng Sản (1989) thì giáo hội có đầy uy tín với số người Công Giáo ủng hộ, tán thành, hoan nghênh những hoạt động của các giám mục, linh mục Ba Lan, lên cao tới mức 98%. Nhưng theo thống kê gần đây thì số người Ba Lan đi lễ Chủ Nhật chỉ còn 50%, và con số ủng hộ các Giám mục và linh mục chỉ còn 28%. Thêm vào đó tệ nạn xì ke, ma tuý, đĩ điếm chơi bời ngày một gia tăng. Lý do Hội Thánh Công Giáo Ba Lan không hấp dẫn nữa là vì xã hội Ba Lan đang chuyển mình sang một nếp sống mới, còn Giáo Hội vẫn loay hoay với cơ chế, khuôn khổ và phong cách cũ, nên dân chúng bỏ đi.

3.- Giáo Hội Ba Tây: Ba Tây (Brasil) là một nước Công Giáo lớn ở nam Mỹ. Số người Công Giáo bỏ Hội thánh đã lên tới hơn triệu người. Con số các giáo phái Tin Lành đã lên tới gần 250.

Hồi tháng 10/1991, Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II có viếng thăm Ba-Tây, một tờ báo địa phương đã ra hàng tít lớn “Đức Gioan Phaolồ II không còn hấp dẫn nữa tại Ba-Tây.” Có nhiều thành phố người ta dự đoán phải có một triệu người đến đón đức Thánh Cha. Nhưng thực tế chỉ có một trăm ngàn người và thành phần đông đảo nhất là lực lượng cảnh sát trên mười ngàn người. Cũng dịp Đức Thánh Cha. Cũng dịp Đức Cha tới Ba Tây, chính quyền địa phương cho các trường học và công sở nghỉ việc để đi dự lễ. Nhưng thiên hạ lợi dụng ngày nghỉ đó để đi tắm biển hơn là dịp gặp Đức Thánh Cha. Theo tờ báo đó, sở dĩ có sự suy thoái đức tin ở Ba Tây là vì Giáo hội chưa nói được tiếng nói của mình, thành ra quần chúng sinh nghi mất niềm tin, và chạy sang các giáo phái khác.

4.- Giáo Hội Tây Ban Nha: Trong tạp chí “Nouvelle Évangélisation 2,000” số 6 1989, Đức ông Michael Shechan cho biết “Mấy ngàn năm gần đây, một số lớn giáo dân gốc Tây Ban Nha đã bỏ chúng tôi để sang Hội Thánh Tin Lành. Nay ít nhất có 5 triệu người trở thành Tin Lành trên tổng số 17 triệu người gốc Tây Ban Nha.”

5.- Giáo Hội Tây Đức: Giáo hội Tây Đức không thiếu tự do, không thiếu tiền, không thiếu cơ sở, không thiếu bất cứ sự gì xét là cần. Được trang bị bằng những phương tiện tối tân nhất. Giáo hội Tây Đức đã từng là nơi phát triển đức tin một cách mau lẹ và vững mạnh. Vậy mà trong tạp chí “30 Days in the Church and in the World” số tháng 3 năm 1990, trang 30, tác giả Tommasco Ricci đã viết rằng:

“Tại Đức, không phải chỉ có bức tường Bá Linh sụp đổ, mà những ảo tưởng về một Giáo hội Công giáo Đức cũng đang đổ vỡ ra từng mảnh.” Tác giả trưng dẫn bản điều tra dài 70 trang của viện “Allensbacb” do Hội đồng Giám mục Tây Đức nhờ làm. Theo bản điều tra này thì thời gian gần đây mỗi năm có khoảng 100,000 người Công Giáo Đức từ bỏ hội thánh Công Giáo. Số người đi lễ Chủ Nhật chỉ còn khoảng 10%. Các phương tiện truyền thông càng ngày công khai chế riễu Công Giáo. Họ coi đạo như con tầu đã bị vỡ ra từng mảnh, và các mảnh vỡ đó chỉ còn chỗ trong các thứ bảo tàng đồ cổ. Bản điều tra cũng cho biết thêm về một số chuyển biến tâm lý nữa đối với Công Giáo, đó là nhiều người không những không tin đạo mà còn xa lánh đạo. Trước đây, mặc dù họ không tin, nhưng họ vẫn thích dùng những đồ đạc có tính cách văn hóa trang trí. Cũng như các cô gái đeo bông tai hình thánh giá để làm đẹp chứ chẳng phải vì tin Chúa, Nhưng nay, cả đến loại người dùng đạo như một thứ dầu thơm trang sức này cũng không còn bao nhiêu.

6.- Giáo Hội Nước Pháp: Giáo Hội Pháp có nhiều vị thừa sai nổi tiếng, có nhiều nhà thần học trứ danh, có nhiều đóng góp to lớn cho việc truyền bá đức tin trong thế giới thứ ba. Có những nơi hành hương thu hút khách thập phương. Với những vốn liếng đó, Giáo hội Pháp có vẻ không cho phép xẩy ra một sự suy thoái nào về đời sống đức tin. Thế nhưng, thực tế Giáo hội Pháp hôm nay không thiếu bóng tối. Ngoài phong trào tục hóa và dửng dưng đang làm tăng số người xa rời hội thánh, thì mối đe dọa lớn hiện nay tại Giáo hội Pháp là khủng hoảng về việc học giáo lý của trẻ em. tạp chí “30 Days in the Church and in the World” số tháng 4/1990, cho biết trẻ em Pháp hiện nay khó tìm được giờ để học giáo lý. Trước đây luật Jules Ferry 1882 và sau đó được thủ tướng Michel Debré hỗ trợ năm 1959, đã bảo đảm cho trẻ em được tự do một ngày trong tuần để xả hơi, và có thể học giáo lý. Ngày đó được chỉ định vào ngày thứ Năm, sau đổi sang ngày thứ Tư. Nay nhiều phong trào đòi chuyển ngày nghỉ đó sang ngày thứ Bẩy. Mà ngày thứ bẩy tại Âu Châu đã trở thành ngày nghỉ cuối tuần, để gia đình đi chơi giải trí. Trong một ngày có bầu không khí như vậy, thì cả người lớn lẫn trẻ em đều cảm thấy việc học giáo lý là lạc lõng, không hợp tình hợp lý. Nhất là trong xã hội lỹ nghệ, người ta lại quen tính từng giờ, từng khắc, từng phút, vì mỗi mẩu thời gian đều mang khả năng kinh tế và hưởng thụ. Trong xã hội như thế con người bắt buộc phải vội vã. Nếu cha mẹ vốn đã dửng dưng với đạo, con cái cũng chẳng nhiệt tình với đạo. Luật lệ xã hội càng mở về hướng tự do hưởng thụ, thì việc dậy và học giáo lý sẽ rất khó khăn.

7.- Giáo Hội Hoa Kỳ: Hoa Kỳ là một nước văn minh tiến bộ vào bậc nhất trên thế giới, có những hoàn cảnh thuận lợi cho đức tin vì giáo hội Hoa Kỳ sống trong bầu không khí tự do thoải mái, với đầy đủ phương tiện văn minh kỹ thuật khoa học. Thế nhưng cũng tạp chí “30 Days in the Church and in the World” số tháng 4 năm 1990, có đăng tin đức hồng y Jose Bernadin, tổng giám mục Chicago tuyên bố phải đóng cửa 13 giáo xứ, hai cơ sở truyền giáo và sáu trường tiểu học Công Giáo trong giáo phận của Ngài (trang 38), và tin đức hồng y Szoka, tổng giám mục giáo phận Detroit tuyên bố quyết định đóng cửa 30 giáo xứ thuộc giáo phận của Ngài (trang 42). Lý do đóng cửa cho cả hai giáo phận là vì thiếu người và thiếu tiền.

8.- Rôma: Ai cũng biết Roma là thủ phủ của Hội Thánh Công Giáo. Phải nói là không đâu hoàn cảnh thuận lợi cho đức tin bằng Roma. Với tổng số Công giáo là 2,690,000 trong toàn dân số 2,800,000 người, thủ đô Roma là một thành phố kể như toàn tòng Công Giáo. Giáo phận này có trên 6,000 linh mục, gần 30,000 nam nữ tu sĩ, 620 nhà thờ, trên 800 tổ chức giáo dục và hơn 400 cơ quan từ thiện. Tất cả 293 giáo xứ của Roma đều được sắp xếp chu đáo. Roma có nhiều mồ mả các thánh và nhiều di tích thành phố. Phố phường bày bán la liệt các sách báo đạo, ảnh tượng đạo. Nhiều tên đường tên phố, tên ngân hàng, tên quán ăn, là tên các thánh, tên các Đức Giáo Hoàng, tên các hồng y, đức giám mục giáo phận Roma chính là Đức Giáo Hoàng. Ngài cũng là vua nước Vatican, đồng thời cũng là vị lãnh đạo toàn thể giáo hội Công giáo trên khắp thế giới.

Với biết bao thuận lợi cả về mặt đạo về mặt đời như vậy, Roma cho phép tôi nghĩ rằng mọi người Công Giáo Roma đều sống đạo tốt! Thế mà vào tháng 3 năm 1990, đức hồng y Ugo Poletti, đại diện Đức Giáo hoàng cai quản giáo phận Roma, trong hội nghị các cha sở giáo phận Roma, đã báo động một tình hình thật đáng kinh ngạc, Ngài nói :”Chì còn 15% đến 20% người Công giáo Roma thực hành đều đặn đời sống đức tin, như đi lễ Chủ Nhật.”

9.- Giáo Hội Việt Nam: “Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, số người bỏ Hội thánh Công giáo tuy ít nhưng cũng đáng quan tâm. Tôi chưa hề thấy mục sư Việt Nam nào trở lại theo Công Giáo. Nhưng đã thấy ba linh mục Việt Nam bỏ Công Giáo để sang Tin Lành.” Đức Cha Matagrin, đã đưa ra nhận xét này là trong Giáo hội Việt Nam, còn nhiều người tin Chúa, nhưng ít người là Ki-tô hữu. Ki-tô hữu là có Đức Ki-tô trong mình, là gắn bó với Đức Ki-tô, gắn bó với giáo lý Đức Ki-tô, là trung thành với Đức Ki-tô. Đức Ki-tô là trung tâm điểm của đời mình, nhiều người tin Chúa, nhưng ít người là Ki-tô hữu.

Tất cả những dữ kiện nêu trên đủ để nói lên hiện tình Giáo hội Công giáo và Đức tin trong thế giới ngày nay. Nhìn vào lịch sử trải qua gần 2,000 năm, Giáo hội Công giáo cúng đạt được nhiều tiến bộ: có nơi do người lớn trở lại, có nơi do rửa tội cho con cái của cha mẹ có đạo.Tuy nhiên nếu chỉ đạt được phát triển do con đường sinh sản thì không phải là phát triển đích thực! Vả lại nhiều người trong Hội thánh đã lìa bỏ giáo hội ra đi. Có những ra đi âm thầm, có những ra đi ồ ạt, có những kẻ ra đi đã là “một mất mát lớn lao” vì đã mất một số đáng kể những người có thiện chí, có giá trị và có nhiều khả năng phục vụ Giáo hội Công giáo. Họ ra đi vì thất vọng và bất mãn với Giáo hội Công Giáo. Sự bất mãn và thất vọng ấy sẽ là gánh nặng vừa cho kẻ đi, vừa cho kẻ ở lại.

Những rạn nứt phân ly trong giáo hội ấy có thể gọi được là những bùng nổ trong giáo hội Công giáo toàn cầu. Có những bùng nổ trong một Giáo hội địa phương. Có những bùng nổ trong một giáo xứ, trong một công đoàn. Nhưng thiết tưởng, những rạn nứt bùng nổ không quan trọng cho bằng những “vụ cháy rừng” trong Hội thánh.

Cháy Rừng Trong Hội Thánh hay Nguyên Nhân Suy Thoái Đức Tin Cháy Rừng trong hội thánh là nhiều đức tin bị thiêu hủy, lây lan như cháy rừng. Cháy rừng là cháy ngày, cháy đêm, tháng này qua tháng khác, cháy âm ỷ hết lá đến cành, đến thân cây, đến rễ cây, đến lớp lá rụng đã thành than dưới đất. Đó là sự kiện có đạo nhưng không giữ đạo.

1.- Sự kiện có đạo nhưng không giữ đạo, do tinh thần dửng dưng: Có những người xưng là Công Giáo nhưng không có một chút thiết tha gì với đạo. Họ dửng dưng đến nỗi không còn lui tới nhà thờ, không có học hỏi gì về đạo, không cầu nguyện, và hầu như bỏ luôn các phép bí tích. Dửng dưng với đạo nay đang trở thanh một hiện tượng xã hội có khuynh hướng lan tràn. Nó là một thái độ lạnh nhạt đối với Thiên Chúa và đối với Hội Thánh. Thái độ dửng dưng này là hiện tượng nổi bật tại Âu Châu, nổi hơn cả hiện tượng vô thần.

Một thứ dủng dưng khác cũng đang được nhận thấy khá phổ thông, ngay trong cả giới ngoan đạo tu trì, đó là dửng dưng với Chúa Giêsu trong nguời nghèo, và dửng dưng với tiếng Chúa gọi đi theo Chúa, chia sẻ với Chúa. Biết bao nhiêu người đạo đức hôm nay đang có thái độ dửng dưng của người thanh niên giầu có xưa đã lùi bước khi Chúa gọi hãy từ bỏ của cải, vác thánh giá mình mà đi theo Chúa. Biết bao nhiêu người đạo đức hôm nay đang có thái độ mê ngủ dửng dưng của các tông đồ xưa ở vườn cây dầu, để mặc thầy chí thánh một mình cầu nguyện trong cơn hấp hối cô đơn. Biết bao người đạo đức hôm nay đã tỏ ra rất bén nhậy với những quyền lợi, uy tín danh vọng hẹp hòi và rất năng động cho những quyền lợi ấy, nhưng lại rất dửng dưng lạnh nhạt với trách nhiệm làm cho các người chưa biết Chúa nhận ra Chúa và được gặp Chúa. Chính bản thân họ lại che dấu dung nhan Chúa là đấng hiền lành, khiêm tốn, giầu lòng thương xót. Dửng dưng khô lạt là một chứng bệnh thời đại nơi người đạo đức. Nó khó trị hơn tình trạng sa đọa tội lỗi.

2.- Sự kiện có đạo nhưng không giữ đạo do tinh thần tục hóa. Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II đã nhiều lần nhắc tới căn bệnh thời đại này. Tinh thần tục hóa là các khuynh hướng xấu của con người mắc tội tổ tông. Nếu được ma túy vẽ vời, thêm vào các cám dỗ tinh vi, tinh thần tục hóa có thể sẽ phát triển một cách ung dung nơi người đạo, kể cả nơi người tu trì đạo đức không đề cao cảnh giác. Xưa Chúa Cứu Thế đã bị ma quỷ cám dỗ về tinh thần thế tục, cụ thể là ham danh vọng, của cải, và lợi dụng quyền phép Chúa. Nhưng Người đã thắng.

Cơn cám dỗ ấy vẫn đang tiếp tục trong Hội Thánh, và nhiều người có đạo đã thua. Vì thế, có thể nói, tinh thần tục hóa là một thử thách lớn lao đầy nguy hiểm mà Hội thánh đang trải qua. Ta hãy nhìn qua một số tục hóa hiện nay.

Đang có khuynh hướng phát triển trong hội thánh các vẻ đẹp bề ngoài hơn là phát triển chiều sâu đức ái và đức tin. Đang có khuynh hướng coi trọng kỷ luật Hội Thánh hơn là giới luật yêu thương căn bản của đạo. Đang có khuynh hướng tự đắc với một giáo hội quyền lực phô trương hơn là giáo hội phục vụ âm thầm. đang có khuynh hướng đề cao và chạy theo người giầu sang hơn là kính trọng và đi với người nghèo hèn. Đang có khuynh hướng khuyến khích một giáo hội quần chúng đấu tranh cho tự do hưởng thụ hơn là giáo hội với những cá nhân và cộng đoàn bé nhỏ lặng lẽ là men, là muối, xây dựng đoàn kết và công lý. Đang có khuynh hướng khích lệ hận thù, ghen ghét như là việc đạo đức với mục đích bênh Hội Thánh hơn làm sáng danh Chúa, hơn là khích lệ hòa giải tha thứ, bác ái, là những cách đích thực làm sáng danh Chúa hơn hết, và cũng chính là bộ mặt thật của Hội Thánh.

Trong cuốn “L’Église en procèss” cha Paul Valadier còn nêu lên hai việc có vẻ rất đạo đức, nhưng theo ngài lại có một thứ tinh thần tục hóa.

Việc thứ nhất là thứ tôn sùng đức giáo hoàng quá đáng, coi ngài như trên hội thánh hơn là đứng trong hội thánh, một hội thánh là Dân Thiên Chúa.

Việc thứ hai là đề cao Tòa Thánh một cách quá đáng, khinh thường các giáo hội địa phương, coi Tòa Thánh như là nguồn mạnh và nền tảng của các giáo hội địa phương, đang khi thực sự hội thánh khởi đi từ các giáo hội địa phương (trang 224-226).

Những thứ tục hóa trên đây có lẽ không dễ nhận ra cho bằng những thứ tự lục hóa thuờng xuyên hàng ngày nhan nhản khắp nơi. Như tục hóa bài giảng, tục hóa thánh lễ, tục hóa nhà thờ, tục hóa chức linh mục, tục hóa đời tu, tư cách nói năng đến lý tưởng và đời sống tu trì.

3.- Sự kiện giáo hội Chúa Giêsu hôm nay xem ra không chứng minh được là có bao nhiêu khả năng cải đổi chính mình và xã hội cho nên tốt hơn, biến đổi chính mình và cho xã nên tốt hơn. Biến đổi chính mình và vào xã hội cho nên tốt hơn, đó là một thách đố mà lịch sử đang đặt ra cho Hội thánh chúng ta hôm nay. Nếu người có đạo, các cộng đồng đức tin như các gia đình có đạo, các dòng tu, các họ đạo, các nước có đạo, nhất là các đấng bậc trong đạo, không chứng minh được mình là lương thiện công bằng, bác ái, tha thứ, quảng đại, hiền lành, khiêm tốn, thì lấy gì thuyết phục được người ngoài Công giáo tin vào đạo chúng ta.

Trong diễn văn đầu năm 1990, trước ngoại giao đoàn, Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II đã thẳng thắn nói đến những bóng tối đang bao phủ các nước Tây Âu Thiên Chúa Giáo, đó là tính ích kỷ, tôn thờ khoác lạc, kỳ thị chủng tộc và duy vật thực hành. (Observatore Romano, N05 (2092) Janvier, 1990, trang 5, N09).

Trong thông điệp Sollicitudo reisocialis, Đức Thánh Cha càng bi quan về các nước phát triển Âu Châu, đa số theo Công giáo.

Một là vì đường lối phát triển cũng chỉ phục vụ cho một số tầng lớp nhất định trong xã hội. Hai là nói làm cho con người dễ trở thành nô lệ của cải. – Ba là nó đẩy con người luôn luôn đi tìm hưởng thụ.

Ngoài ra, đường lối phát triển nó đang gây ra cho chính nước phát triển những đặc điểm của tình trạng phát triển, đó là tình trạng thiếu nhà ở, nạn thất nghiệp, cảnh có những người sống ngoài lề hay bị loại trừ khỏi xã hội (số 17,18).

Hơn nữa, đường lối phát triển đó cũng làm cho hố ngăn cách giữa các nước giầu và các nước nghèo càng sâu rộng hơn. (số 14).

Trong cuốn “Vers une Église differente”, Cha Louis Lochet kể lại có trường hợp nhiều thanh niên Nhật, khi đọc sách Công Giáo, đã tỏ ra mến đạo và muốn theo đạo. Nhưng khi sang các nước Âu Châu Thiên Chúa Giáo, thấy tận mắt cảnh sa đọa của dân các nước đó, họ đã tỏ ra thất vọng và thực sự lo ngại cho đất nước Nhật Bản của họ nếu ngày nào đất nước họ chẳng many rơ vào đạo Công Giáo (trang 30).

Cha cũng viết: Ông Mao Trạch Đông đã trở thành Mác-xít, không do thấm nhuần lý thuyết Mác-xit cho bằng do phản ứng lại những bất công và đồi tệ ông thấy ở Âu Châu Thiên Chúa Giáo.

Bây giờ chúng ta hãy nhìn sang các nước khác đa số là Công Giáo. Như Phi Luật Tân và các nước nam Mỹ. Ta sẽ không khỏi mắc cở khi thấy những nước đó đang được nổi vang vì nợ nần, vì những bất công xã hội, và vì những đồi tệ luân lý.

Tại Việt Nam, từ hai năm nay, Hội Thánh đã có những bước tiên về phát triển bề ngoài, nhưng tại nhiều nơi đã có những bước xuống trầm trọng về tinh thần Phúc Âm. Không thiếu những người cod đạo nhưng không giữ đạo. Không thiếu những người có đạo nhưng bỏ đạo. Không thiếu những người có đạo nhưng chẳng tốt hơn ai, Ngay nơi nhiều người tu, tinh thần cầu nguyện, khắc kỷ, trách nhiệm, công bình, bác ái, khiêm nhường cũng chẳng sáng hơn những người khác. Đang khi đó, nơi nhiều người ngoài Công Giáo lại sáng lên những tấm gương đẹp về lương thiện, lương tâm trách nhiệm và tình người đầy khiêm tốn và quảng đại.

Vậy, đứng trước tình trạng suy thoái đức tin ấy, người Công Giáo phải làm gì? Trở về với Đức Kitô và Tin Mừng của Ngài, đấy là một đòi hỏi cấp bách.”[34] .

 

Trên đây là những lời ghi nhận của Giám-mục Bùi Tuần về thực trạng suy thoái đức tin của tín đồ Da-tô và đầu thập niên 1990.

Bản văn dưới của một tác giả người Việt định cư ở Đức ký tên là Dân Việt ở Đức nói về thực trạng suy thoái đức tín của người Âu Châu. Bản văn này được phổ biến trên www.danchimviet.com trong phần “góp ý kiến” trong đề mục “Trí Thức Hải Ngoại Với Phật Giáo Việt Nam” (Phần Kết). Dưới đây là nguyên văn của bản văn này:

Re: Trí thức hải ngoại với Phật giáo VN (Kết)

Dân Việt ở Đức Quốc - Ngày 8/8/2006

Chào các bạn,

Tôi thấy kiến thức của các bạn TCG về tôn giáo của các bạn thật kém. Hôm trước, để tránh những trò láo khoét, ngộ nhận về TCG, tôi đã liệt kế khoảng 50 quốc gia theo TCG, trải dài từ Châu Mỹ La Tinh, sang Phi Châu và trờ về Đông Âu. Những quốc gia đó theo TCG 100% nhưng nghèo thê thảm, có thể nói còn thê thảm hơn những quốc gia chẳng cần biết thiên chúa là gì. Hôm nay, tôi muốn giúp bạn bằng những con số tín đồ TCG bỏ đạo tại Đức Quốc dưới đây, từ năm 1970 đến 2004. (Danh từ tiếng Đức: Jahr = năm, Ev. Kirche = Tin Lành, Katholische Kirche = Catô La Mã).

Tôi thật sự không hiểu vì sao các bạn catô VN lại hãnh diện với con số TCG của những quốc gia nghèo nàn!? Người Đức có dân trí cao, từng làm thế giới kính phục cũng như điên đảo với tư tưởng và hành động của họ mà còn bỏ đạo thì dân Châu Á, Châu Phi v.v. theo đạo với mục đích gì?

Trong thuyết sinh học tiến hóa của bác học Charles Darwin, tôi biết có một sự phát triển ngược không theo lẽ thường là: Càng nghèo, càng khổ, càng ngu, càng kém lý trí thì càng dễ dụ khị. Đó là thực tế, khác hẵn thuyết Darwin bình thường: Khỏe, mạnh, giỏi, khả năng thích ứng, thông minh v.v. thì mới duy trì trong thiên nhiên được. Đằng này càng nghèo, càng khổ, càng ngu, càng kém lý trí thì người TCG càng đông, giáo hội TCG càng thích chinh phục đối tượng này làm hậu thuẩn chính trị.

Statistik (thống kê)

Kirchenaustritte in Deutschland (con số bỏ đạo tại Đức Quốc)

Jahr Ev. Kirche Katholische Kirche

Cũng theo tài liệu trên, nước Đức chỉ có 62% (31% catô + 31% tin lành) dân chúng theo TCG thôi, và con số đi nhà thờ là 5% trên tổng số dân là 82 triệu!”[35].

Dân TCG Việt dĩ nhiên là lúc nào cũng làm gương cho người Đức, đi nhà thờ đông hơn dân Đức, ngồi chật chổ, thật là "hãnh diện" cho mẹ VN trong khi đó dân Đức cả đời đi nhà thờ vài lần (rữa tội, đám cưới, đám ma, giáng sinh).

Nhìn chung, thành phần đi nhà thờ ở Đức mà tôi biết đa số là già cả, con nít hoặc người Đức hồi hương cần giúp đỡ kinh tế, tài chánh, chứ không thấy giới thanh niên hoặc giới hiểu biết đã một làn tìm hiểu về giáo dân Thiên Chúa Giáo đi nhà thờ. Thôi thi tân tòng Việt Nam nên hãnh diện với những con số tín đồ của Phi Châu, Châu Mỹ La Tinh, Phi Luật Tân, Đông Âu.

Nếu có thời gian các bạn nên đọc thêm sách nói về lịch sử rồi lên đây tranh luận cũng không muộn. Nếu các bạn thật sự ở Mỹ, Úc hay bất cứ nơi nào thì tôi đề nghị với các bạn đọc những quyển sách vở lòng, dễ hiểu của học giả người Tân Tây Lan Peter Godman về đề tài xử dị giáo (the inquisition). Hay là các bạn hãy vào google đánh đại chữ: the inquisition vào thì sẽ được kết quả nhanh chóng hơn!

Nên nhớ: Lịch sử của một tôn giáo nói lên tôn giáo ấy tà hay chánh, gian manh hay hiền lành. Lịch sử, một lãnh vực mà người TCG VN sẽ mừng thầm nếu chẳng ai quan tâm đến !!

Re: Trí thức hải ngoại với Phật giáo VN (Kết)

Bùi Văn Phú – Australia – Ngày 8/8/2006

Xin bổ túc thêm với Dân Việt ở Đức Quốc


Không phải chỉ có tín đồ TCG ở Đức bỏ đạo mà tất cả các nước Tây phương đều như vậy cả. Con chiên đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật chỉ trong khoản từ 2-8% mà thôi, đa số là những ông bà gần đất xa trời, còn giới trẻ họ chỉ đi nhà thờ 3 lần trong suốt cuộc đời: Một lần bằng xe nôi, một lần bằng xe hoa và một lần bằng xe tang mà thôi.

Thật là tủi hổ cho một thành phần của dân tộc chúng ta, hảnh diện khi xài lại những tư tưởng phế thải của những nước văn minh Tây phương.

Cho đến ngày nay, lòng uất hận và căm thù của nhân dân thế đối với Giáo Hội La Mã vẫn còn bừng bừng phừng phực lúc nào cũng muốn bùng lên như hỏa diệm sơn. Vì lòng căm phẫn của nhân dân thế giới đối với Giáo Hội La Mã sôi sục như vậy, cho nên từ năm 1994 cho đến nay, Giáo Hoàng John Paul II đi đến đâu cũng xin lỗi các dân tộc nạn nhân của Giáo Hội, tính ra tất cả có đến trên dưới 100 lần rồi. Cũng vì thế mà Ngài đã phải cho tổ chức buổi đại lễ vô cùng long trọng tại Quảng Trường Peter vào ngày 12/ 3/ 2000 để chính Ngài và các vị chức sắc cao cấp trong giáo triều Vatican đứng ra cáo thú với Chúa 7 mối tội ác trùng trùng như 7 rặng Hy Mã Lạp Sơn.

ẤY THẾ MÀ DÂN TA HÂU NHƯ KHÔNG BIẾT
VÀ TÍN ĐÔ DA-TÔ NGƯỜI VIỆT THÌ...

Tất cả những sự kiện lịch sử đã trình bày trên đây về những chủ truơng, chính sách và việc làm tội ác của Giáo Hội La Mã là những sự thật rõ như ban ngày. Ấy thế mà rất nhiều người Việt chúng ta lại không biết một tí gì hết. Tình trạng này đã khiến cho nhiều người Vỉệt không phải là tín đồ Da-tô thường bảo rằng, "Tôn giáo nào cũng chủ trương dạy đời làm điều lành tránh điều ác. Nếu có điều gì xấu xa hay tội ác thì là do cá nhân ở trong đạo đó, chứ không phải đạo của họ chủ trương như vậy". Sự kiện này chứng tỏ họ hoàn toàn không biết rằng những việc làm tội ác của Giáo Hội trong gần hai ngàn năm qua là do Giáo Hội hay đạo Ki-tô La Mã đã chủ trương như vậy.

Đặc biệt là tín đồ Da-tô người Việt thì lại nhất định cho rằng Giáo Hội La Mã không có tội ác gì hết, và Giáo Hội cũng không cần phải xin lỗi dân tộc nào hết. Tình trạng này được tờ Sàigòn Nhỏ số 170, ra ngày 17/3/2000 ghi nhận với nguyên văn như sau:

Tại nhà thờ St Elizabeth ở Columbus, Ohio, anh Holum Lee, 30 tuổi, lại phát biểu rằng: “Tôi cho là không cần phải xin lỗi gì hết”. Cũng vậy, tại một nhà thờ khác ở Orange County, một tín hữu gốc Á Châu cho rằng “tại sao phải xin lỗi, chúng ta phải hiểu rằng khung cảnh lịch sử và hậu trường xã hội thời đó khác với bây giờ, cho nên những việc xẩy trước đây có lẽ cũng là việc đương nhiên và dân chúng thời đó coi là truyện dĩ nhiên bình thường trong bối cảnh của nó. Không thể lấy hiện tại mà áp đặt giá trị luân lý vào việc xẩy ra xưa kia được. [36]

Kinh tởm hơn nữa là họ vẫn còn nhất quyết khăng khăng một lòng cho rằng Giáo Hôi La Mã là "Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền", là "Hiền Thê của Thiên Chúa Làm Người", và đã có công đem "Tin Mừng" về :"Hồng Ân Thiên Chúa" và "ơn cứu rỗi" cho nhân loại trong đó có dân tộc Việt Nam ta. Nguy hiểm hơn nữa là họ:

1.- Vẫn còn tiếp tục tỏ lòng tuyệt đối trung thành với Giáo Hội La Mã, vẫn còn triệt để vâng lời các "đáng bề trên" của họ và luôn luôn sẵn sàng tuân hành những lệnh truyền của Tòa Thánh Vatican ra công quấy phá Việt Nam nhằm tạo cho tình hình nước ta trở nên bất ổn để cho Giáo Hội rình chờ cơ hội thuận tiện nhẩy vào nhào tới thi hành sách lược "thừa nước đục để thả câu" như Giáo Hội đã từng làm trong các thế kỷ 17, 18 và 19.

2.- Vẫn còn tiếp tục khủng bố, vu khống, và tố cáo láo những tác giả có ấn phẩm nói lên những sự thật về những chủ trương, chính sách và việc làm tội ác của Giáo Hội La Mã". Ngày nay, Từ ngàn xưa, ai cũng biết rằng đạo Da-tô hay Giáo Hội La Mã xấu xa đến cùng mức của xấu xa khiến cho nhân dân thế giới phải kinh tởm đến nỗi văn hào Voltaire phải gọi đạo Da-tô là "cái tôn giáo ác ôn" và mọi người phải "lánh xa như lánh hủi, Giáo Hội cũng như bọn văn nô Da-tô coi những người này là thù địch dùng thủ đoạn gán cho họ tội "chống Chúa", "phỉ báng đạo Da-tô", nói xấu đạo Da-tô. Từ khi có bản Tuyên Ngôn Cộng Sản ra đời vào năm 1848, Giáo Hội và bọn Da-tô cuồng tín quay ra dùng thủ đoạn gán cho những nạn nhân của chúng (trong đó có những người dám nói lên bộ mặt thật ghê tởm của Giáo Hội) là "Cộng Sản", "Cộng Sản nằm vùng", "chống Chúa", và loan truyền hay rỉ tai với mọi người rằng những tài liệu lịch sử nêu lên trong những ấn phẩm của họ là "những tài liệu giả". Tuy nhiên, cả Giáo Hội và bọn văn nô Da-tô chỉ "tố cáo suông", "nói suông" để lấp liêm tội ác cho Giáo Hội La Mã, chứ không thể nào đưa ra được những luận cứ có khả năng thuyết phục để chứng minh những tài liệu đó là tài liệu giả, và cũng không có khả năng viết lên một ấn phẩm nào với những luận cứ phản bác những điều mà họ cho rằng "sai" hay "không đúng với sự thật lịch sử".

VẤN ĐỀ LÀ..

TẠI SAO tín đồ Da-tô người Việt vẫn nhất quyết khăng khăng một lòng cho rằng Giáo Hôi La Mã là Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền, là Hiền Thê của Thiên Chúa Làm Người, và đã có công đem Tin Mừng về :Hồng Ân Thiên Chúaơn cứu rỗi cho nhân loại trong đó có dân tộc Việt Nam ta?

TẠI SAO tín đồ Da-tô người Việt lại ưa thích khủng bố, tố cáo láo, tố cáo suông, vu khống, bới móc đời tư và thêm thắt đủ điều xấu xa để hạ giá và làm nhục tất cả những tác giả có ấn phẩm nói lên những sự thật về những chủ trương, chính sách và những việc làm tội ác của Giáo Hội La Mã trong gần hai ngàn năm qua và của các chế độ đạo phịêt Da-tô tay sai của Tòa Thánh Vatican?

TẠI SAO dân ta lại không biết gì về những chủ trương, chính sách và những việc làm tội ác trên đây của Giáo Hội La Mã?

Sự kiện này khiến cho người viết đặt ra một vài vấn nạn dưới đây:

A.- Phải chăng tín đồ Da-tô người Việt đã bị chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ biến thành những hạng người bị điều kiện hóa giống như con chó trong phòng thí nghiệm của nhà bác học Pavlov cho nên họ chỉ còn biết tin nghe những gì Giáo Hội dạy dỗ, rao truyền, và chỉ biết triệt để thi hành các lệnh truyền của Giáo Hội?

B.- Phải chăng dân ta đã bị Giáo Hội La Mã lừa bịp và lường gạt qua chính sách tuyên truyền hết sức tinh vi cho nên mới có rất nhiều người không biết gì về những rặng núi tội ác của Giáo Hội trong gần hai ngàn năm qua?

C.- Ngọai trừ mấy cuốn gian thư, ngụy thư do bọn văn sử nô Da-tô biên sọan theo lệnh truyền của Giáo Hội, phải chăng chúng ta không có một bộ lịch sử Giáo Hội La Mã nào bằng tiếng Việt và được viết bởi các nhà viết sử chân chính?

Binh thư Tôn Tử nói rằng, "Tri kỷ tri bỉ, bách chiến bách thắng". Như đã chứng minh ở trên, Giáo Hội La Mã là một thế lực thù địch dã man nhất và nguy hiểm nhất trong lịch sử nhân loại cũng như đới với dân tộc Việt Nam chúng ta. Ấy thế mà chúng ta lại không biết một tí gì về kẻ thù vô cùng nguy hiểm này của chúng ta. Theo sự hiểu biết của người viết, sở dĩ chúng ta không biết là vì chúng ta không có tài liệu bằng tiếng Việt được phổ biến rộng rãi cho học sinh, sinh viên và đại chúng. Hy vọng rằng bộ sách Lịch Sử và Tội Ác Của Giáo Hội La Mã này có thể giúp cho dân ta có những tài liệu trung thực về Giáo Hội La Mã. Chúng tôi cố gắng biên sọan bộ sách này theo phương cách viết sách giáo khoa để cho độc giả dễ dàng tìm hiểu những sự thật về những chủ chương, chính sách và những rặng núi tội ác của Giáo Hội vốn đã bị bưng bít hay đã bị diễn dịch theo luận điệu tuyên truyền "ăn không nói có, vo tròn bóp méo, quanh co, lươn lẹo, lộn sòng và mập mờ đánh lận con đen" và được phổ biến bằng những sách lược "Tăng Sâm giết người" và "cả vú lấp miệng em" của Giáo Hội như chúng ta đã từng thấy:

1.- Thiên Chúa Jehovah đã được sách Leviticus (26: 1-18) và nhiều sách khác trong Cựu Ước mô tả rõ ràng như ban ngày là một ác thần "đầy lòng gánh ghét và vô cùng độc ác". Ấy thế mà "tên ác thần" này lại được Giáo Hội La Mã biến thành môt ông "Thiên Chúa tòan năng, tòan thiện..." và "Thiên Chúa lòng lành vô cùng.".

2.- Giáo Hội La Mã trong thực tế là một tổ chức tội ác mà văn hào Voltaire đã gọi là “cái tôn giáo ác ôn[37], học giả Henri Guillemin gọi là “Cái Giáo Hội Khốn Nạn” (Malheureuse Église)[38], nhà trí thức Da-tô Charlie Nguyễn gọi là “đạo máu” và “đạo bịp[39], và hàng trăm danh nhân khác khắp nơi trên thế giớ lên án gay gắt bằng những lời lẽ hết sức nặng nề,[40] . vì đã từng gây ra không biết bao nhiêu tội ác chống lại nhân loại trùng trùng như hàng chục rặng núi Hy Mã Lạp Sơn. Chính vì những rặng núi tội ác này của Giáo Hộ La Mã mà trong khoảng 10 năm cuối của cuộc đời, Giáo Hoàng John Paul II đi đến bất kỳ quốc gia nạn nhân nào của Giáo Hội cũng xin lỗi lia lịa, tính ra tất cả có tới trên dưới 100 lần. Rồi cũng vì những rặng núi tội ác này của Giáo Hội mà Ngài đã phải cho tổ chức một buổi đại lễ vô cùng long trọng ở Quảng Trường Peter (kinh thành Rome) vào buổi sáng ngày Chủ Nhật 12/3/2000 để chính Ngài và các vị chức sắc cao cấp trong giáo triều Vatican chính thức đứng ra cáo thú tội ác cùng với Chúa trước sự kiến của hàng trăm triệu khán thính giả ở ngay tại chỗ và qua các kênh truyền hình khắp nơi trên thế giới. Ấy thế mà Giáo Hội vẫn trâng tráo cao rao là “Hội Thánh duy nhất, thánh Thiên, công giáo và tông truyền”, là “Hiền Thê Của Thiên Chúa Hiện Xuống Làm Người” và tín đô Da-tô người Việt cũng thành khẩn tin tưởng rằng “Cái Giáo Hội Khốn Nạn” này là “Hội Thánh, duy nhât, thánh thiện, công giáo và tông truyền”.

3.- Nữ anh hùng Jeanne d' Arc (1412-1431) bị Giáo Hội biến thành một con mụ phù thủy độc ác vô cùng nguy hiểm cho xã hội, rồi đem trói bà vào một cái cọc, chụm củi khô, châm lửa thiêu sống bà cho đến chết vào năm 1431. Rồi gần 500 năm sau, vào năm 1920, Giáo Hội lại phong thánh cho bà và "nhận vơ" bà là một trong những vị nữ thánh của Giáo Hội.

4.- Tên phản thần tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm đã từng phản quốc, phản dân tộc, phả vua Bảo Đại, phản chủ người Pháp (với Nhật) , phản chủ Hoa Kỳ, phản bạn (Đại tá Lansdale và Đại-sứ Hoa Kỳ Nolting), phản bạn (các ông Trần Văn Lý và Tạ Chương Phùng), v.v.. và đã từng bị cụ Trần Văn Lý lên án là hang người "mang mười chữ bất" (bất hiếu, bất trung, bất nhân, bất nghĩa, bất tài, bất trí, bất công, bất minh, bất tín và bất hòa) [41], đã phải "đền tội" trước nhân dân thủ đô vào sáng ngày 2 tháng 11 năm 1963 vì "tội phản chủ Hoa Kỳ", vì "tội bán nước và phản dân" đã bị sử gia Nigel Cawthorne khẳng định là một trong số một 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại ở trong cuốn Tyrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators.[42] Ấy thế mà tên "bạo chúa súc sinh" này lại được Giáo Hội và tín đồ Da-tô người Việt biến thành "nhà chĩ sĩ yêu nước" và "anh hùng dân tộc đã hy sinh vì nước".

Vân vân... và vân vân...

VIẾT THEO LƯƠNG TÂM VÀ KINH NGHIỆM

Trong Quyển Hai của bộ sách Thực Chất Của Giáo Hội La Mã, nơi sau Chưong 16, chúng tôi có đăng một phần bài thơ Nỗi Lòng của người viết ký tên là Viiệt Án Anh trong đó có mấy đoạn dưới đây:

Tôi viết đây không phải vì ghét đạo,

Mà ghét phường mượn đạo để lừa dân,

Mượn nhà thờ để làm chuyện bất nhân,

Nhân damh đạo làm những điều bất nghĩa.

Lũ chúng nó quân bất nhân bất nghĩa,

Chuyên môn dùng danh nghĩa thánh thần,

Bày đủ trò huyễn hoặc để lừa dân,

Người viết sử phải lột trần sự thật.

Tôi viết đây với tấm lòng chân thật,

Viết ra bằng kinh nghiệm của bản thân,

Bằng cuộc đời tìm hiểu sử nhiều năm,

Viết sự thật lẽ thường hay bị ghét.

Ghét hay yêu sá gì tôi cứ viết,

Viết cho đời mau sớm tỉnh cơn mê,

Cho quân gian không còn lối đi về,

Không còn chuyện nhập nhằng đời với đạo.

Không còn chuyện lũ buôn thần bán thánh,

Ẩn mình trong những lớp áo tu hành,

Hầu dễ dàng làm những chuyện lưu manh

Dưới danh nghĩa một danh xưng tôn giáo.

Không còn chuyên mượn danh xưng tôn giáo,

Chuyên lừa dân bằng danh nghĩa thánh thần,

Làm những điều bất nghĩa và bất nhân,

Gươm lịch sử không tha phường gian ác.

(Việt Án Anh 1999)

Bộ sách Lịch Sử Và Tội Ác Của Giáo Hội La Mã được biên soạn căn cứ theo những tài liệu lịch sử mà chúng tôi đã học hỏi, tìm hiểu và sưu tầm từ khi còn là học sinh bậc trung học. Bộ sách này được viết theo lương tâm chức nghiệp của một nhà giáo tốt nghiệp ngành sử học cùng với kinh nghiệm hơn 30 năm dạy môn sử ở các trường trung học ở Việt Nam và ở Hoa Kỳ, và được viết theo kinh nghiệm bản thân của một chứng nhân chìm nổi với quê hương trong suốt chiều dài cuộc Kháng Chiến 1945-1954 chống xâm lăng ở miền Bắc Việt Nam và có mặt ở miền Nam Việt Nam từ 1955 cho đến chiều tối ngày 29/4/1975.

VỀ PHƯƠNG PHÁP VÍÊT SỬ

Trong cuốn Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Tòan Thư 1954-1963 (nguyên gốc có danh xưng là Sứ Mạng và Khổ Nạn Của Người Viết Sử được Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu đề nghị đổi là VNĐNCHTT 1954-1963), chúng tôi dành cả Phần I để trình bày phương pháp, trách nhiệm, đức tính và điều kiện cần phải có của một người viết sử chân chính. Thiết tưởng không cần phải nhắc lại tất cả ở đây nữa, chỉ xin ghi lại phương pháp viết sử mà chúng tôi sử dụng.

Có nhiều phương cách viết sử. Bọn sử nô hay bồi bút chỉ cần làm công việc thâu góp những thông cáo cùng những tài liệu tuyên truyền và luật lệ do chính quyền liên hệ ban hành, rồi căn cứ vào đó để hệ thống hóa và sắp xếp thành từng phần, từng mục và từng chương trong tác phẩm của họ. Mục đích viết sử của bọn sử nô là để ca tụng và vinh danh chế độ độc tài mà chúng tôn thờ. Sư kiện này được một tên văn nô Gia-tô tuyên bố rõ ràng như sau:

"Một sử gia có lương tri, hãy tôn trọng lời khuyên của các bậc tiền bối răn dạy con cháu: "Tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại."[43]

Lời lẽ trên đây chứng tỏ vai trò của bọn văn nô sử nô Gia-tô chỉ là cái loa truyền truyền và phục vụ cho quyền lợi của chế độ và giai cấp thống trị đương thời. Người viết sử chân chính không thể làm như thế được, mà phải viết sử theo phương pháp khoa học.

Có người cho rằng phương pháp sử học bây giờ là "multi-archival" (sử dụng nhiều văn khố quốc gia) và "comperative studies" (đôi chiếu học). Chúng tôi nghĩ rằng dù theo phương pháp nào đi nữa thì, ngoài việc phải thận trọng tham khảo càng nhiều tài liệu khả tín càng tốt để bảo đảm sự trung thực cho những luận cứ, nhận xét và kết luận của các đề tài trình bày trong sách, lý luận phải thuận lý và vững chắc, mỗi luận cứ, đều phải có phần trưng dẫn tài liệu có khả năng thuyết phục. Ngoài ra, người viết sử còn phải dấn thân hòa mình vào đại khối nhân dân bị trị để tìm hiểu những nguyện vọng và nỗi thống khổ của họ. Có như vậy thì mới có thể nói lên được sự trung thực về đời sống của nhân dân và thực trạng xã hội ở trong tác phẩm của mình. Sử gia Ruth Pelzda viết:

"Người viết sử phải đọc nhiều sách sử, báo chí cùng các tài liệu lịch sử khác cũng như phải tìm hiểu nhiều hình ảnh và các dụng cụ hay đồ vật khác. Tất cả những tài liệu này giống như những mảnh vụn dùng làm dữ kiện cho việc tìm ra những lời giải đáp cho một ô đố chữ. Người viết sử phải thâu thập càng nhiều dữ kiện càng tốt để rồi cố gắng sắp xếp những dữ kiện đó thành một câu chuyện về lịch sử của mình." (People who write about history study all these things. They read books, letters, newspapers, magazines, and other written things. They look at photographs and paintings, and they study old objects. All of these things are like pieces of a puzzle. History writers gather as much information as they can find. Then they try to fit all these pieces toghether into a story."[44] .

Người viết theo phương pháp của nhà viết sử Ruth Pelzda trên đây.

VỀ DANH XƯNG VÀ NGÔN NGỮ

A.- Về danh xưng Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp - Thập Ác Vatican hay liên minh giặc Pháp - Thập Ác Vatican: Ngôn ngữ của nhân lọai đã xác định rõ ràng rằng một nước mạnh đem quân đi dánh chiếm và thống trị một nước khác thì nước đó được gọi là đế quốc và quân đội viễn chinh của đế quốc đó là quân xâm lược. Có hơn một quốc gia liên minh hay cấu kết với nhau để đánh chiếm một quốc gia nạn nhân thì cái liên minh đó gọi là liên minh giặc. Đế Quốc Pháp và Đế Quốc Vatican ở vào trường hợp này. Vì thế mà người viết sử dụng danh xưng "liên minh giặc Pháp - Vatican" hay "Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp - Thập Ác Vatican". Chúng tôi sẽ nói rõ những hành động của Giáo Hội La Mã đã tích cực vận động nước Pháp xuất quân đánh chiếm Việt Nam ở trong phần III của bộ sạch này.

B.- Về ngôn ngữ: Có một số tín đồ Gia-tô và bạn bè thân thiết của họ cho rằng viết sử thì không nên sử dụng những lời lẽ nặng nề để lên án Giáo Hội La Mã và cũng không nên dùng từ kép "Việt gian" để gọi những người làm tay sai đắc lực cho quân cướp ngoại thù, dù rằng thực chất là như vậy. Xin thưa rằng, theo thiển ý của chúng tôi, điểm quan trọng nhất của công việc viết sử là phải nói lên sự thật của lịch sử và phải dùng ngôn ngữ chính xác để diễn tả đúng với bản chất hay gía trị tốt hay xấu của sự việc và những tác nhân của sự việc đó. Cũng vì lẽ này mà các nhà viết sử và nhân dân Pháp đã gọi Thống Chế Pétain và những tay sai đắc lực trong chính quyền bù nhìn cho Đức trong những năm 1940-1944 là "Pháp gian". Tương như vậy, Uông Tinh Vệ và những người Trung Quốc làm tay sai đắc lực cho quân xâm lăng Nhật trong thời Đệ Nhị Thế Chiến cũng đều bị gọi là "Hán gian". Ngô Tam Quế cộng tác với người Mãn Châu trong thế kỷ 17 cũng bị người Trung Quốc gọi là "Hán gian". Như vậy thì cha con và anh em ông Ngô Đình Diệm cùng tất cả những người làm tay sai đắc lưc cho chính quyền liên minh giặc Vatican-Pháp và đế quốc Nhật bị gọi là "Việt gian" thì cũng chỉ là quy luật của lịch sử mà thôi. Câu nói "gươm lịch sử không tha phường phản quốc" thiết tưởng là một bài học dạy cho chúng ta tính cách vô tư khi viết sử.

Nói đến việc sử dụng những ngôn ngữ với những lời lẽ nặng nề, người viết xin đưa ra hai trường hợp để chúng ta cùng suy nghĩ. Thứ nhất là một mặt thì Giáo Hội La Mã tự phong là "Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền, là "Hiền Thê Của Thiên Chúa Làm Người" và tín đồ Gia-tô tự phong là "dân Chúa", "dân được Chúa chọn" [ngạo mạn và hợm hĩnh] ; mặt khác thì Giáo Hội lại sử dụng những ngôn từ hạ cấp nhất, hạ cấp hơn cả ngôn từ của những phường đá cá lăn dưa hay những tay anh chị ở chợ Cầu Muối. Bằng chứng là trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã, từ giáo hoàng (thường tự xưng là "hoàng đế của các hoàng đế" và "vua của các vua"), cho đến các ông hồng y, tổng giám mục, gíám mục, linh mục đều sử dụng những lời lẽ nặng nề như "tà giáo", "tà đạo", "mọi rợ", "dã man", "man di", vô đạo" để sỉ vả, hạ giá các tôn giáo khác cùng các thành phần ở ngoài Giáo Hội dù là những thành phần này cũng thờ ông Thượng Đế Jehovah của Giáo Hội (như Do Thái Giáo, Hồi Giáo, và thờ luôn cả ông Jesus như Tin Lành, Anh Giáo, Chính Thống Giáo). Đọc các tài liệu lịch sử, quý vị sẽ thấy rõ sự thật này:

1.- Kinh sách của Giáo Hội cũng thường gọi các tôn giáo khác là "tà giáo".Sách Kinh Nhựt Khoá, trang 707, gọi dân Việt Nam là "chim muông cầm thú". Sách Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo (Phần Nhất) của Linh-mục Bùi Đức Sinh (Saigòn: Chân Lý, 1972), sử dụng không biết bao nhiêu là các từ "man di", "mọi rợ" và "dã man" để nói thẳng hay ám chỉ những người hay nhóm dân thuộc các tôn giáo hay văn hóa khác. Riêng nơi trang 208, ông linh mục tác giả này sử dụng từ "man di" tới hai lần. Sự kiện Giáo Hội La Mã và tất cả tín đồ của Giáo Hội từ Giáo Hòang cho đến những tín đồ thuộc loại bạch đinh sử dụng những từ "tà giáo", "tà đạo", "ngọai đạo", "vô đạo", "man di", "dã man" và "mọi rợ" để nói về các tôn giáo hay văn hóa khác và những dân tộc không thờ ông Jesus là một sự thật hiển nhiên và đều được các nhà viết sử ghi nhận. Trong cuốn Ngàn Năm Soi Mặt (trong phần Phụ Bản:"Các Thánh Lệnh Phân Chía Thế Giới"), sử gia Vũ Ngự Chiêu ghi lại như sau:

"Các giáo hoàng đầu tiên của thời Phục Hưng [Renaissance] dùng thần quyền để phân chia những vùng đất "mọi rợ" mà Portugal [Bồ Đào Nha] và Espania [Tây Ban Nha] bắt đầu đi xâm chiếm ở duyên hải Tây Phi Châu (1416) hay "lục địa đã mất" và Mỹ Châu (thập niên 1480-1490." [45] .

2.- Ông Linh-mục Alexandre de Rhodes gọi Đức Phật Thích ca bằng "thằng" [46] Ông Giám-mục Ngô Đình Thục, ông Ngô Đình Diệm, ông Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn đều gọi các ông tổng trưởng, bộ trưởng và các tướng lành trong chính quyền của chế độ bằng "thằng". Rất nhiều ông Linh-mục và giáo dân Gia-tô ở Việt Nam gọi người dân bên lương chúng ta là "thằng tà đạo". Ngoài ra, họ còn gọi chúng ta là bọn "vô đạo", bọn "dã man", trong khi đó thì họ tự xưng là "dân Chúa".

3.- Giáo Hòang Pius IX (1846-1878) gọi dân Do Thái là "lũ chó". Sự thật này đã được nhật báo The news Tribune, [Tacoma] September 3, 2000] nhắc lại trong bản tin của hãng The Associated Press với tựa đề "Jewish Family Protests Pius' Beatification...", trong đó có một đọan với nguyên văn như sau:

"Các diễn giả khác đọc mấy đoạn văn do chính Giáo Hoàng Pius (IX) viết trong đó có một đoạn ông ta cho rằng người Do Thái không phải là công dân mà chỉ là một “lũ chó.” [“Other speakers read from passages of Pius’ writing, including one in which he allegedly that the Jews were not citizens but “dogs”.."[47]

Dù rằng bị sỉ vả là "lũ chó" thì dân tộc Do Thái cũng đã sinh đẻ ra bà Maria mà Giáo Hội đã gọi là "Đức Mẹ". Đức Mẹ này lại đẻ ra ông Jesus mà Giáo Hội đã vinh danh là Chúa Kitô và chọn làm đối tượng thờ phượng trong cái "đạo cứu rỗi" của Giáo Hội. Ai cũng biết rằng "giống nào sinh đẻ ra giống đó", và không có ngọai lệ nào bảo rằng chó có thể sinh đẻ ra người được. Khi gọi người Do Thái là "lũ chó", Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878) cũng thừa biết gọi như vây là đã gọi tất cả mọi người con dân nước Do Thái từ đời ông thánh tổ Abraham cho đến các ông Moses, Solomon, David, Joseph, bà Maria cùng tất cả con cái (trong đó có ông Jesus) bà con thân quyến của bà ta đều là "chó" cả. Nực cuời hơn nữa là ông giáo hoàng mất dạy này lại được Giáo Hoàng John Paul II phong chân phước vào tháng 9 năm 2000.

Thứ hai, Có thể là vì không muốn để cho Giáo Hội Lã Mã và bọn côn đồ văn hóa của Giáo Hội tiếp tục tình trạng "Vừa ăn cướp vừa la làng" và "Múa gậy giữa rừng hoang" (Vũ trượng hoang viên) trong việc sử dụng ngôn ngữ nặng nề đối với những thành phần thuộc các tôn giáo hay văn hóa khác, cho nên văn hào Voltaire mới gọi đạo Thiên Chúa La Mã là "Cái Tôn Giáo Ác Ôn", học giả Henri Guillemin gọi Giáo Hội La Mã là "Cái Giáo Hội Khốn Nạn" (Malheureuse Église), ông Charlie Nguyễn gọi là "đạo máu", "đạo bịp", và rất nhiều danh nhân, học giả khắp nơi trên thế giới cũng đã phải sử dụng những ngôn ngữ rất nặng nề một cách hết sức chính xác để nói lên sự thật về bản chất cũng như việc làm và cung cách hành xử của Giáo Hội La Mã trong gần hai ngàn năm qua. Đây là một danh sách dài mà chúng tôi đã phải dùng tới cả một chương sách trong Phần VII (phần chót) của bộ sách Lịch Sử Và Tội Ác Của Giáo Hội La Mã để nói về việc này.

NHỮNG THẮC MẮC BÊN LỀ

Sau khi người viết đã xuất bản các cuốn Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa, A Poem For My Children, và Thực Chất Của Giáo Hội La Mã, Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation, có một số tín đồ Da-tô người Việt có học vị (trong đó có mấy người đã tốt nghiệp trường Quốc Gia Hành Chánh) đặt vấn đề với tác giả là "Tại sao không nói gì đến chính quyền miền Bắc Việt Nam hay các chế đô Cộng Sản mà lại chỉ nói đến tội ác của Giáo Hội La Mã và các chính quyền đạo phiệt Gia-tô ở miền Nam?"

Thứ nhất: Về thắc mắc "Tại sao không viết về miền Bắc Việt Nam hay các chế độ Cộng Sản?", nguời viết xin trình bày như thế này:

1.- Đặt ra vấn đề trên đây là không biết quy luật viết một bài luận văn mà học sinh lớp 3 bậc tiểu học khi phải chọn một đề tài cho một bài luận định viết thì chỉ được bàn luận về đề tài đó, không được nói đến chuyện gì khác. Có một chút gì khác trong đó là lạc đề và bị trừ điểm. Bất kỳ một học sinh nào đã học qua bậc tiểu học cũng phải hiểu điều này.

2.- Một học sinh lớp 7 ở bậc trung học (cấp 2) ở Hoa Kỳ cũng biết rằng khi bị cáo A (hay bất kỳ bị cáo nào khác) bị điệu ra trước vành móng ngựa để xét xử về tội giết người đọat của, thì:

a.- Thân nhân của bị cáo không thể đứng ra làm chứng bênh vực cho bị cáo.

b.- Luật sư bênh vực cho bị cáo không thể đứng lên trước tòa nêu lên thắc mắc hay đặt vấn đề với ông chánh án của phiên tòa hay bên nguyên cáo rằng, "Tại sao lại đem thân chủ (bị cáo A) ra xét xử mà không xét xử những người khác cũng đã từng phạm tội ác tương tự như vậy?"

3.-Tất cả những sinh viên bậc cử nhân (undergraduate ) đều biết:

a.- Khi được chỉ định viết bài điểm sách thì phải viết đúng theo phương pháp điểm sách nghĩa là phải nói rõ: Tên tác giả, tên cuốn sách, nhà xuất bản, năm xuất bản, số lượng trang trong sách, sách được phân chia ra bao nhiêu phần, bao nhiêu chương, chủ đề của cuốn sách (thường thường tên sách cũng là chủ đề của cuốn sách), chủ đề của mỗi phần, chủ đề của mỗi chương, nhận xét về nội dung của cuốn sách và phương cách trình bày của tác giả. Có thể nói thêm về phần trình độ học vấn và kiến thức chuyên môn của tác giả. Ngoài ra, không được nói gì khác. Tối kị, không được nói gì đến đời tư của tác giả. Nếu làm như vậy là "điểm mặt" tác giả, chứ không phải là "điểm sách" và sẽ được nói chuyện với pháp luật.

b.- Một tác giả có khả năng hay chuyên biệt về ngành chuyên môn nào và trong giới hạn nào thì chọn đề tài viết về môn đó và trong giới hạn đó. Nếu ôm đồm đi trệch ra ngoài ngành chuyên môn và giới hạn hiểu biết của mình thì sẽ bị lọang quạng và làm trò hề cho thiên hạ. Thí dụ, một người văn sĩ giỏi về lối văn tiểu thuyết, có biệt tài về sáng tác ra những chuyện hư cấu, nhân vật hư cấu, nhưng nếu nhẩy sang lãnh vực viết về biên khảo thì ông ta sẽ loạng quạng và rơi vào cảnh "múa rìu qua mắt thợ". Tương tự như vậy, một người được huấn luyện về ngành kỹ sư, rồi hứng chí nhẩy ra làm chính trị "phòng trà", có biệt tài "rung đùi phun chí lớn", mà lại nhảy ra viết sách theo phương cách biên khảo thì chắc chắn là cũng rơi vào tình trạng này. Đây là trường hợp của ông Nguyễn Gia Kiểng khi viết cuốn "Tổ Quốc Ăn Năn". Đây cũng là truờng hợp của các ông Linh-mục Vũ Đình Họat, Linh-mục Nguyễn Khắc Xuyên, cựu luật sư Nguyễn Văn Chức, Lữ Giang, Cao Thế Dung. Những người này vốn không nắm vũng lịch sử thế giới, không biết gì về những việc làm tội ác của Giáo Hội La Mã và chế độ đạo phiệt Gia-tô Ngô Đình Diệm lại đi viết sách, viết báo chạy tội, bào chữa cho Giáo Hội La Mã và chế độ đạo phiệt Gia-tô này. Làm như vậy là làm trò hề cho thiên hạ, và càng làm cho độc giả nhìn thấy rõ sự ngu dốt và vai trò sử nô của họ.

Nêu lên mấy trường hợp trên đây để cho độc giả thấy rõ trình độ kiến thức tổng quát quá tệ của những người đặt ra vấn đề "Tại sao không nói gì đến chính quyền miền Bắc Việt Nam mà lại chỉ nói đến tội ác của Giáo Hội La Mã và các chính quyền đạo phiệt Gia-tô ở miền Nam?"

Thứ hai: Về vấn đề "Tại sao người viết không viết về các chế độ Cộng Sản, mà chỉ viiết về các chính quyền miền Nam và Giáo Hội La Mã? ", xin giải thích như sau:

a.- Từ khi bản Tuyên Ngôn Cộng Sản (Communist Manìfesto) cúa hai ông Karl Marx (1818-1883) và Friedrich Engels (1820-1895) công bố vào năm 1848 thì các bộ máy tuyên truyền của Tòa Thánh Vatican, của các hội đồng giám mục và của các chính quyền đạo phiệt (Gia-tô) tay sai tại các quốc gia địa phương khắp nơi trên thế giới, trong đó có miền Nam Việt Nam trong suốt thời kỳ 1954-1975, đã phát hành hàng trăm triệu ấn phẩm nói về lý thuyết, về chủ nghĩa và về các chế độ Cộng Sản, trong đó có hàng triệu lời nhận xét, phê bình chỉ trích bằng những ngôn ngữ hết sức là "Gia-tô" rồi. Đồng thời,ngoàii Giáo Hội La Mã biên soạn bằng một tinh thần vô tư, trung thực và thẳng thắn.. Tất cả những ấn phẩm này được viết bẳng đủ mọt thứ ngôn ngữ Anh, Pháp, Trung Hoa, Việt Nam, Nhật, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nhà, Ý, Đức, v..v...

b.- Con số những ấn phẩm này còn nhiều hơn cả con số những ấn phẩm của các bậc trí giả nói về những rặng núi tội ác của Giáo Hội La Mã với những hành động phỉnh gạt và lừa bịp tín đồ và dùng bạo lực để khủng bố, giết người đoạt của, đốt nhà, phá chùa, phá miếu, hãm hiếp đàn bà con gái và tàn sát những người khác đạo trong gần hai ngàn năm qua. Ấy là chưa nói đến những ấn phẩm của hàng ngàn tín đồ Gia-tô người Việt ở hải ngọai từ tháng 4 năm 1975 cho đến ngày nay. Với hàng trăm triệu ấn phẩm nói về Cộng Sản như vậy, nếu người viết có miệt mài nặn óc viết ra được một tác phẩm nói về Cộng Sản thì cũng chẳng khác gì như một hạt cát trong sa mạc. Theo quy luật "cung cầu", chắc chắn ấn phẩm đó sẽ không hơn giá trị của một thùng rác. Biết rõ giá trị của nó không bằng một thùng rác thì chỉ có những người "thiếu thông minh" mới làm mà thôi. Dĩ nhiên là người viết không bao giờ lại đi làm một chuyện như vậy.

TẠI SAO lại viết về Giáo Hội La Mã và các chính quyền tay sai của liên minh giặc Pháp -Vatican và các chế độ đạo phiệt Gia-tô tay sai của Gíao Hội La Mã ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975?

1.- Người xưa thường nói, "Biết đến đâu, tâu đến đó." Tác giả là chứng nhân cuộc Kháng Chiến 1945-1954 từ tháng 8 năm 1945, có mặt ở miền Nam từ tháng 3 năm 1955 đến chiều tối ngày 29/4/1975, lại theo học ngành sử học từ đầu thập niêm 1960 và phụ trách dạy môn sử tại các trường trung học ở Việt Nam cho đến cuối tháng 4/1975. Suốt trong thời gian này, ở miền Nam, ngoài những tài liệu tuyên truyền do bộ thông tin của nhà nước phát hành, chính quyền miền Nam cấm, không cho lưu hành các sách sử nói về các chế độ Cộng Sản và miền Bắc Việt Nam. Đây là một trong những lý do, người dân miền Nam, trong đó có tác giả, không biết rõ dân tình và chính quyền miền Bắc thực hiện được những gì và đã làm những gì có ích cho nhân dân và tổ quốc và những gì đi ngược với quyền lợi tối thượng của tổ quốc. Do đó, người viết thiết nghĩ rằng việc viết sử về miền Bắc xin để cho chính những người đã liên tục có mặt và chìm nổi với đại khối nhân dân miền Bắc đảm nhiệm.

2.- Vả lại, sống ở các nước tự do dân chủ như ở Bắc Mỹ này, người cầm bút có quyền chọn đề tài theo sở thích và khả năng của mình mà không ai có quyền hạch sách. Chỉ có những hạng người bị điều kiện hóa giống như con chó trong phòng thí nghiệm của nhà bác học Pavlov hay mang căn bệnh "ngu dốt di truyền" mới không biết điều này và mới hành động lỗ mãng đi hạch sách người viết rằng "tại sao không nói gì về miền Bắc?"

3- Suốt trong thời kỳ sống ở miền Nam, không có một biến cố chính trị nào mà tác giả không chứng kiến. Những người gây cho tác giả tò mò nhiều nhất để tìm hiểu và viết về Giáo Hội La Mã và các chế độ đạo phiệt Da-tô tay sai của Giáo Hội là các ông giáo sĩ và tín đồ Da-tô người Việt ở miền Nam Việt Nam và ở hải ngoại.

Đầu tiên là hành động của "một linh mục ở Trung yêu cầu Bộ Giáo Duc cấm bán và tịch thu hết bộ Lịch Sử Thế Giới vì trong cuốn II viết về Thời Trung Cổ có nói đến sư bê bối của một vài Giáo Hòang" của hai ông Nguyễn Hiến Lê và Thiên Giang. Do việc yêu cầu ngang ngược của ông linh mục ở miền Trung này mà người viết bắt đầu để ý, theo dõi và tìm hiểu giới linh mục ở miền Nam trong những năm 1954-1975. Nhờ vậy mà người viết mới biết rằng không phải chỉ có một mình ông linh mục ở miền Trung này mới hành động xấc xược và ngược ngạo như vây, hầu như tất cả các ông giáo sĩ Gia-tô của Giáo Hội La Mã ở Việt Nam đều có những tác phong và hành động giống như một thứ lãnh chúa trong thời Trung Cổ ở Âu Châu. Chức vụ và quyền hành của họ càng cao thì tác phong và hành động của họ càng kinh khủng và càng ghê tởm. Giám mục Ngô Đình Thục, Giam-mục Phạm Ngọc Chi và các ông linh mục như Mai Ngọc Khuê (Tân Sa Châu, Tân Bình, Gia Định), Đinh Xuân Hải (Phú Thọ Hòa, Tân Bình, Gia Định), Nguyễn Bá Lộc (Cái Sắn, Kiên Giang), Nguyễn Lạc Hóa (Biệt Khu Hải Yến, Cà Mâu), Trần Đình Vận (Dốc Mơ, Long Khánh), Tô Đình Sơn (Phú Yên), Nguyễn Hiến Thành (Bình Thới, Sàigòn), Vũ Thạch Nghị (Bình Thủy, Cần Thơ), Trần Du, Nguyễn Quang Lãm, Hòang Quỳnh, Cao Văn Luận, Linh-muc Triệu (Bến Dinh, Châu Đốc), Linh-mục Tông (Chương Thiện), v.v... đều kinh khủng cả, không kinh khủng về phương diện này thì cũng kinh khủng về phương diện khác. Hầu như là ở đâu có xóm đạo và linh mục là ở đó có tai họa dồn dập xẩy ra cho người dân lương không biết vào ngày giờ nào. Nói một cách khác quyền lực Giáo Hội La Mã vươn ra tới đâu thì nhân dân ở đó rơi vào thảm cảnh đọa đầy và bộ mặt thật của những người mà Giáo Hội thường phỉnh nịnh gọi là "dân Chúa" mới lòi ra cho những người dân lương thấy rõ. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân đã khiến cho nhà báo Long Ân cho rằng họ đã trở thành hạng người "đã cúi đầu đi trên bốn chân để từ con người để trở về nguồn gốc con người súc sinh."

Tiếp theo, từ khi đến Hoa Kỳ mưu sinh từ đầu tháng 5/1975, người viết đã lăn lộn và hòa mình sống với rất nhiều tín đồ Da-tô nguyên gốc là dân Bùi Chu, Phát Diệm, Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh. Phần lớn những người xuất thân từ Hố Nai, Dốc Mơ, Gia Kiệm, Bùi Môn, Tam Hiệp, Tam Hà và Cái Sắn. Nói chuyện với họ và đọc báo Việt Nam ở hải ngoại, người viết lại được biết rõ hơn về con người của các Ngài giáo sĩ áo đen người Việt ở hải ngoại như các ông linh mục Nguyễn Hữu Việt Châu tức Việt Châu (Louisiana), Trịnh Thế Hùng (Chicago, Illinois), Nguyễn Đức Tiến (California), Đào Quang Chính (Houston, Texas), Nguyễn Hữu Dụ (Houston, Texas), Cao Đăng Minh (Portland, Oregon), Trần Công Nghị (California), Trần Đức Phương (Seattle, Washington). Người bạn đời của người đã viết thư đề ngày 16/12/1997 gửi cho ông linh mục Trần Đức Phương để nói về vai trò và sự liên hệ của ông ta với nhóm tín đồ Da-tô trong cái gọi là "Nhóm Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm" tại Seattle quậy phá buổi hội thảo văn hóa do sử gia Vũ Ngự Chiêu và người viết tổ chức tại nhà hàng Caravan ở thành phố Seattle vào ngày 20/7/1997. Lá thư này có đăng trong cuốn Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963.

Càng tìm hiểu thì lại càng thấy rõ những việc làm cùng những cung cách hành xử và vai trò chính trị của giới giáo sĩ Da-tô tại miền Nam Việt Nam trong thời kỳ 1954-1975 cũng như ở hải ngạoi từ năm 1975 đến nay thật là quái đản và vô cùng ghê tởm. Đặc biệt nhất là từ mùa thu năm 1975, những hành động ngang ngược, chướng tai gai mắt (khủng bố, vu khống, chửi bới và hạ nhục những người cầm bút bất khuất dám nói lên những sự thật về chế độ đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm của một nhóm thiểu số người Việt ở hải ngoại có truyền thống vong bản phản quê hương trong cái gọi là Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm.

Tất cả việc làm ghê tởm này của họ đã trở thành nguồn cảm hứng cho người viết tìm hiểu nhiều hơn về những việc làm của Giáo Hội La Mã trong gần hai ngàn năm qua. Qua nhiều năm tìm hiểu về sách sử nói về Giáo Hội La Mã, chúng tôi biết được khá nhiều những hành động ghê tởm của Tòa Thánh Vatican cũng như của các ông giáo hoàng và giai cấp giáo sĩ Da-tô trong hệ thống quyền lực của cái tông giáo quái đản này. Người xưa thường nói "Biết thì thưa thốt, không biết thi dựa cột mà nghe." Đây là lý do tại sao người viết lại biên soạn bộ sách này.

Ai đã từng học qua lớp 5 bậc tiểu học cũng đều hiểu rằng khi chọn một đề tài làm một bài luận, học sinh không được lạc đề. Ấy thế mà một tín đồ Da-tô là ông Lữ Giang (bút hiệu của khi viết sách của ông Nguyễn Cần, khi viết báo ông Nguyễn Cần dùng bút hiêu là Tú Gàn) đã lạc đề khi biên sọan và phát hành cuốn Những Bí Ẩn Lịch Sử Đàng Sau Cuộc Thánh Chiến (Hoa Kỳ, 1999) mà chúng tôi đã phân tách rõ ràng ở nơi Chương 19, Quyển Hai trong bộ sách Thực Chất Của Giáo Hội La Mã. Không hiểu tại sao một người đã có bằng cử nhân luật và hành nghề thẩm phán nhiều năm ở Sàigon trước tháng 5/1975 mà lại lạc đề như vậy?

Là tín đồ Da-tô ngoan đạo, hơn ai hết, ông Lữ Giang phải hiểu rành về đạo Da-tô. Ngoài ra, ông lại theo học ngành luật và đã hành nghề thẩm phán nhiều năm ở Sàigòn. Như vậy sở trường của ông là Kinh Thánh Kitô và luật pháp trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã và trong hệ thống quyền lực của hai chế độ đạo phiệt Da-tô ở miền Nam Việt Nam trong thời gian 1954-1975. Đáng lý ra ông ta phải chọn đề tài nào đó có liên hệ với Giáo Hội La Mã hay luật pháp của chính quyền bù nhìn Việt Nam làm tay sai cho Giáo Hội La Mã trong thời kỳ 1862-1975. Thí dụ đề tài như "Yếu tố pháp lý trong vấn đế liên minh Pháp - Vatican đưa ra "Giải Pháp Bảo Đại" bằng cách nâng cấp chính quyền "nước Cộng Hòa Nam Kỳ" (do Tướng Nguyễn Văn Xuân, quốc tịch Pháp làm thủ tướng) lên hàng "chính quyền quốc gia Việt Nam" rồi đưa ông vua bù nhìn Bảo Đại (đã chính thức thóai vị vào ngày 23/8/1945) trở lại làm quốc trưởng và chế ra lá cờ vàng ba sọc đỏ làm biểu tượng cho cái chính quyền bù nhìn này", hoặc là: "Vấn đề căn bản pháp lý trong việc Quốc Trưởng Bảo Đại ban hành Dụ Số 10 vào ngày 6 tháng 8 năm 1950".

Đói với những người học sử và chuyên môn về lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại, cũng những sự kiện này, họ có thể đưa ra tiêu đề "Việc sử dụng ông Bảo Đại làm tay sai để khai sinh ra "chính quyền quốc gia Việt Nam " cùng với lá cờ vàng ba sọc đỏ" vào ngày 2 tháng 6 năm 1948 là một sách lược nằm trong chính sách "chia để tri" của Giáo Hội La Mã với chủ trương "dùng người Việt đánh người Việt và dùng người Việt theo đạo Gia-tô để cai trị nhân dân Việt Nam", hoặc là "Yếu tố hòan cảnh lịch sử đưa đến việc Quốc Trưởng ban hành Dụ Số 10 vào ngày 8 tháng 6 băm 1950". Có như vậy thì mới đúng là người viết sách đã biết sử dụng cái sở trường của mình.

Trong cuộc chiến trường kỳ từ năm 1858-1975 giữa một bên là quân cướp xâm lăng Vatican (hết liên minh và cấu kết với Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp thì lai đi với siêu cường Hoa Kỳ) và một bên là dân tộc Việt Nam, gia đình ông Lữ Giang ít nhất là đã có tới hai đời đứng về phía quân cướp xâm lăng Vatican chống lại dân tộc Việt Nam. Sự kiện này chứng tỏ rằng ông Lữ Giang không phải là thành phần trong đại khối dân tộc và cũng không hề chìm nổi với quê hương và dân tộc.

Không phải là thành phần của đại khối dân tộc, không chìm nổi với quê hương đất nước, không theo học về môn sử, lại có thành tích gắn bó với kẻ thù của dân tộc là Giáo Hội La Mã mà lại đi viết sử nói về cuộc Kháng Chiến của Việt Nam trong thời kỳ 1847-1947 thì làm sao mà không lạc đề, rồi viết láo hay tán hươu, tán vượn, nói nhăng nói cuội để ca tụng và suy tôn kẻ thù của dân tộc là Tòa Thánh Vatican và bọn Việt gian tay sai của Giáo Hội La Mã. Âu đó cũng là một bài học cho những người thiếu sáng suốt hay chỉ vi thiển cận mà bỏ cái sở trường của minh, đi dùng cái sở đoản để làm một việc mà mình chỉ biết lơ mơ cho nên mới xẩy ra nông nỗi như vậy. Cùng một hòan cảnh như ông Lữ Giang, cũng vì cái bản chất Da-tô cuồng tín, nhiều tín đồ Da-tô người Việt khác cũng rơi vào tình trạng viết láo và tán hươu tán vượn, nói nhăng nói cuội để bào chữa và chạy tội cho Giáo Hội La Mã và các chế độ đạo phiệt Gia- tô ở miền Nam Việt Nam trong thời gian 1954-1975. Ông cựu luật sư Nguyễn Văn Chức, Linh-mục Vũ Đình Họat là hai trường hợp điển hình cho tình trạng này.

Một tín đồ Da-tô khác thuộc loại "sống đạo theo đức tin Kitô" và "tuyệt đối tin tưởng vào quyền lực Vatican" viết bài "điểm sách", nhưng lại lôi tác giả ra làm đối tượng để "điểm mặt", với dã tâm tìm cách vu khống, bóp méo câu văn, xuyên tạc ý tưởng, cố ý hiểu sai một vài từ ngữ trong tác phẩm, rồi lấy đó làm cái "cớ" để chửi bới và hạ nhục tác giả thay vì làm công việc điểm sách đúng theo phương cách trong chương trình giáo dục của các nước dân chủ tự do đều giảng dạy cho các em học sinh lớp 5 bậc tiểu học (cấp 1) và lớp 8 bậc trung học (cấp 2). Đây là trường hợp ông Da-tô Trương Phú Thứ viết bài "Đọc Sách: A Poem For My Children" đăng tên tờ Văn Nghệ Tiền Phong số 559 phát hành vào tháng 5 năm 1999, nơi các trang 26, 27,86 và 87, và những tín đồ Da-tô khác viết bài chửi bới và hạ nhục tác giả Đỗ Mậu sau khi cuốn Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi được phát hành vào năm 1986, mỉa mai và làm hạ giá sử gia Vũ Ngự Chiêu, vu khống và chụp mũ cho nhóm Giáo Điểm và người viết là "Cộng Sản". Sự kiện này chứng tỏ rằng trình độ kiến thức tổng quát của những người này qua thấp kém, không bằng kiến thức tổng quát của một em học sinh lớp 5 bậc tiểu học ở Hoa Kỳ dù rằng họ thường khoe khoang rằng đã tốt nghiệp trường Quốc Gia Hành Chánh ở Sàigon và lại có bằng cử nhân luật nữa, hoặc là đã từng làm thẩm phán hay dân biểu và thượng nghị sĩ trong chính quyền miền Nam Việt Nam trước ngày 30/4/1975.

Thiết tưởng mấy lời trình bày trên đây cũng đủ giải thích cho những người còn thắc mắc "TẠI SAO người viết không nói gì đến chính quyền miền miền Bắc và các chế độ Cộng Sản?", và "TẠI SAO người viết lại viết về Giáo Hội La Mã và các chế độ đạo phiệt Da-tô ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975?"

Nêu lên những sự thật trên đây là để cho độc giả thấy rằng nói lên những sự thật lịch sử đã bị bưng bít hay bóp méo hoặc là bởi bàn tay của Giáo Hội La Mã, hoặc là bởi các chế độ đạo phiệt Da-tô tay sai của Giáo Hội là một việc làm không những bản thân và gia đình bị những tín đồ Da-tô cuồng tín của Giáo Hội khủng bố mà còn bị vu khống đủ điều để bêu riếu và hạ nhục. Ấ y là chưa nói đến việc chính quyền đạo phiệt Da-tô đương thời khủng bố như những trường hợp của học giả Nguyễn Hiến Lê khi biên sọan bộ sách Lịch Sử Thế Giới, ông Nghiêm Xuân Thiện của tờ Thời Luận, Hoa sĩ Phạm Tăng và ban chủ biên của tờ Tự Do đề bị chế độ đạp phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm khủng bố và đàn áp hết sức dã man.

Ai cũng biết rằng những hành động xấc xược, ngược ngạo thiếu giáo dục trên đây là do chủ truơng của Giáo Hội La Mã chỉ vì muốn nắm độc quyền truyền thông mà tạo nên. Tín đồ Da-tô thuộc lọai "sống đạo theo đức tin Kitô" đã được Giáo Hội nhồi sọ ngay từ khi mới chào đời là phải sử dụng bạo lực để bịt miệng hay khủng bố những thành phần dám viết lên những sự thật về những việc làm bất chính, bất nhân, tàn ngược và dã man của Giáo Hội. Mấy đọan văn dưới đây do Giáo-sư Lý Chánh Trung ghi lại trong cuốn Tôn Giáo Và Dân Tộc cho ta thấy rõ các chủ truơng ngược ngạo và dã man này của Giáo Hội La Mã::

"Trong Giáo Hội Công Giáo thì trái lại, khuynh hướng đóng kín và tự mãn hiện diện ngay trên bình diện tập thể, vì Giáo Hội đã tự ý thức mình như một dân tộc được Thiên Chúa chọn lựa và giao cho sứ mạng cứu rỗi nhân loại. Giáo Hội là con đường độc nhất đưa tới Thiên Chúa: "Ngòai Giáo Hội không thể có sự cứu rỗi" (Hors de L'Église, point de salut).

Hậu quả của quan niệm ấy là tính cách "bất khoan dung" (Intolerance) của Giáo Hội Công Giáo: Giáo Hội đã được Thiên Chúa ban truyền toàn bộ sự thật cần thiết cho sự cứu rỗi và chỉ Giáo Hội mới có quyền giải thích hoặc khai triển sự thật đó. Tất cả những gì ở ngoài sự thật nói trên hoặc trái với lời giải thích chánh thức của Giáo Hội chỉ có thể là sai lầm. Mà Giáo Hội có quyền và có bổn phận tiêu diệt sự sai lầm để bảo vệ sự thật hầu hòan thành sứ mạng cứu rỗi của mình.... Tuy nhiên, lịch sử cho thấy rằng, từ khi Giáo Hội trở thành "Quốc Giáo" dưới triều Hoàng Đế Constantine và nắm được những thế lực lớn lao, thi "cây gươm tinh thần" của Thánh Phao-lồ đã luôn luôn bị cám dỗ biến thành cây gươm thép thật sự. Kể từ đó, mỗi khi hoàn cảnh cho phép, Giáo Hội đã không ngần ngại dùng thế lực để tiêu diệt những tôn giáo khác, đập phá các đền thờ "tà thần". đốt sách vở ngọai đạo và đốt luôn con người bị xem là "lạc đạo" nếu không chịu sửa sai...

Sự bất khoan dung này khiến cho, trong quá khứ, Giáo Hội không bao giờ chấp nhận sự tự do trong nội bộ của mình cũng như trong xã hội loài người nói chung. Trong nội bộ Giáo Hội, người Công Giáo không được quyền có ý kiến riêng mà luôn luôn phải theo lời dạy của giáo quyền. Có một ý kiến riêng là "lạc đạo", như Giám-mục Bossuet đã viết: "Người lạc đạo" (hétérique) là người có một ý kiến theo nguyên nghĩa, một tình cảm riêng. Nhưng người Kitô hữu là người Công Giáo nghĩa là con người phổ biến (universe), con người không có tình ý riêng tư mà luôn luôn tuân theo tình ý của Giáo Hội không chút do dự". Trong xã hội lòai người, Giáo Hội không bao giờ công nhận cho các tôn giáo khác hoặc cho những người không công giáo cái quyền ăn nói ngang hàng với mình, bởi cái lý do giản dị là chỉ có Giáo Hội mới có sự thật mà chỉ có sự thật mới có quyền ăn nói. Người sai lầm chỉ có một quyền: quyền sửa sai.

Trong thông điệp ngày 29/4/1814 gửi Đức Giám Mục địa phận Troyes, Đức Giáo Hòang Pie VII (1800-1823) viết: "Người ta lẫn lộn sự thật với sự sai lầm, người ta đặt vị Hiền Thê thánh thiện và tinh truyền của Đức Kitô (tức Giáo Hội Công Giáo) ngang hàng với những giáo phái lạc đạo và ngay cả với bọn Do Thái bất tín", Đức Giáo Hòang Grégory XVI (1831-1846) đã gọi tự do báo chí là "thứ tự do tai hại nhất, đáng ghét nhất, kinh tởm nhất mà một số người dám đòi hỏi một cách ồn ào cuồng nhiệt và quảng bá khắp nơi..." [48]

Bàn tay không che nổi mặt trời. Sự kiện Giáo Hội La Mã chủ trương nắm độc quyền diễn dịch sự kiện lịch sử, độc quyền truyền thông và chủ trương dùng bạo lực để bịt miệng các nhà viết sử chân chính như trên cho ta thấy rõ tư cách của Giáo Hội La Mã không xứng đáng được gọi là một tôn giáo mà chỉ là một băng đảng ăn cướp, còn tệ hơn băng đảng ăn cướp Bình Xuyên ở Sàigòn trong những năm 1947-1955.

Trong suốt chiều dài dựng nước, mở nước và giữ nước, tiền nhân ta, kẻ trước người sau, hết thế hệ này đến thế hệ khác, lớp lớp người đi lao vào những cuộc chiến chống lại quân cường xâm từ phương Bắc, chống lại liên quân giặc xâm lăng Pháp -Vatican từ Âu Châu. Nhờ vậy mà dân tộc ta mới có được giải giang sơn như ngày nay. Ấy thế mà, từ giữa thế kỷ 19 cho đến ngày nay, trong những cuộc chiến đày gian khổ này, lại có một nhóm thiểu số người cũng là người Việt Nam chạy theo chủ nghĩa "phù thịnh", "xu thời", nhẩy ra xun xoe với quan thày mới, học đòi mang "tội tổ tông" để rồi nhân danh tôn giáo, đành lòng gục mặt tiếp tay cho quân thù xâm lược, rồi lại chê bai, dè bỉu các nhà ái quốc chân chính cùng các lực lượng nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta, và bảo rằng chỉ những kẻ dại dột mới làm cái chuyện "đội đá vá trời" và "châu chấu đá" như vậy. Tôn Thọ Tường,Trần Bá Lộc, Ngô Đình Khả, Trần Lục, Nguyễn Bá Tòng, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm và tất cả những người Việt Nam theo cái chủ thuyết "thà mất nước, chứ không thà mất Chúa'" đều là những kẻ tiêu biểu cho những hạng người xu thời này. Trái lại, các vị anh hùng dân tộc của chúng ta thì lại cho rằng "không thành công cũng thành nhân", và "chó sủa mặc chó", tiền nhân ta vẫn phải tiếp tục "lên đường" đi đòi lại núi sông cho dân tộc làm tròn nghĩa vụ với quê hương. Nhờ vậy mà nước Việt Nam ta ngày này còn tồn tại, dân tộc Việt Nam mới chiếm được một thế đứng vững vàng trong cộng đồng nhân loại, cờ Việt Nam mới hiên ngang, ngạo nghẽ tung bay trước của Tòa Nhà Liên Hiệp Quốc tại New York và người Việt Nam đã được nhân dân thế giới kính nể và kiêng dè.

Không dám so sánh với những việc làm của tiền nhân ta, nhưng người viết nghĩ rằng, chính những sư thật lịch sử đã bị Giáo Hội La Mã bưng bít hay bóp méo bằng cách nắm độc quyền diễn dịch sự thật và độc quyền truyền thông rồi dùng bạo lực để khủng bố những người dám làm trái ý với Giáo Hội là một điều vô cùng thích thú cho người viết tìm hiểu cái nguyên nhân TẠI SAO Giáo Hội lại làm cái việc xấc xược ngược ngạo như vậy. Chính sách dùng bạo lực để khủng bố những người muốn nói lên sự thật lich sử có liên hệ đến những mưu đồ thống trị toàn cầu và nô lệ hóa nhân lọai cùng với những việc làm đại gian đại ác của Giáo Hội không những đã không làm cho các nhà viết sử chân chính sờn lòng chùn bước, mà còn làm cho họ cương quyết nói cho Giáo Hội La Mã và bọn tín đồ Da-tô cuồng tín biết rằng, ho:

1.- Không thể bơi ngược dòng lịch sử để tiếp tục hành động ngang ngược như thời Trung Cổ được nữa,

2.- Không thể nào tái lập được chế độ đạo phiệt Da-tô hay chế độ cha cố ở bất kỳ nơi nào,

3.- Cần phải hủy bỏ hệ thống thần học bịp bợm của Giáo Hội La Mã và phải quăng nó vào sọt rác để khỏi làm ô nhiêm môi sinh của nhân lọai ở trên cõi đời này.

Đã quá trễ rồi! Xin đừng chần chờ nữa!

"Thuốc đắng đỡ tật, sự thật mất lòng". Viết hay nói lên một sự thật của một cá nhân có thế lực tại một địa phương đã là một sự vô cùng nguy hiểm đến sinh mạng và an ninh của người viết. Huống chi là nói lên những sự thật về những việc làm bất chính và tàn ngược của Giáo Hội La Mã, một thế lực đã có kinh nghiệm gần hai ngàn năm về kỹ thuật sử dụng những thủ đoạn lừa bịp, bạo lực và khủng bố. Thế nhưng, dù là đã sát hại tới cả gần ba trăm triệu người, Giáo Hội cũng không thể tiêu diệt hết được những người chống đối và những thành phần thuộc các tôn giáo khác. Giáo Hội càng đàn áp, càng khủng bố thì phong trào chống đối Giáo Hội càng mạnh hơn và càng làm cho các nhà viết sử hăng say viết lên những sự thật về những hành động tàn ngược và dã man của Giáo Hội. Sự kiện này đã nói lên lòng dũng cảm và tinh thần trách nhiệm của các nhà viết sử chân chính. Họ đã cân nhắc thận trọng giữa một bên là trách nhiệm lương tâm khi phải hoàn thành một công việc phải làm và một bên là sức ép của các thế lực ở hậu truờng sân khấu chính trị và chính quyền tay sai của Giáo Hội luôn luôn muốn cưỡng bách họ phải bẻ cong ngòi bút để suy tôn và ca tụng Giáo Hội.

Phùng Quán đã nói: "Dù ai cầm dao dọa giết, cũng không nói ghét thành yêu". Bất kỳ người viết sử chân chính nào cũng phải biết như vậy. Do đó, họ phải cương quyết không lùi bước trước bạo quyền, bất chấp tất cả mọi nguy hiểm và dù cho nguy hiểm đến sinh mạng để làm tròn trách nhiệm lương tâm của họ. Với tinh thần bất khuất ấy, chúng tôi cố gắng biên sọan bộ sách này để giúp cho người Việt Nam biết rõ bộ mặt thật của Giáo Hội La Mã. Khi đã quyết tâm lao vào việc làm này, chúng tôi bất chấp tất cả mọi nguy hiểm hay những khổ nạn do Giáo Hội và bọn cuồng nô vô tổ quốc người Việt làm tay sai cho Giáo Hội gây ra. Mọi chuyện nguy hiểm đến sinh mạng không làm cho chúng tôi chùn bước. Đối với chúng tôi, vấn đề quan trọng nhất là phải trình bày như thế nào để cho độc giả dễ dàng hiểu rõ những sự thật lịch sử mà Giáo Hội La Mã đã cố tình bưng bít và bóp méo trong gần hai ngàn năm qua.

Thiển nghĩ rằng "thánh nhân còn có khi lầm". Cho nên, dù cho có cố gắng bao nhiêu đi nữa, bộ sách này cũng vẫn còn nhiêu thiếu sót. Ước mong được đón nhận những lời chỉ giáo của các bậc cao minh.

Đa tạ,

Nguyễn Mạnh Quang

© sachhiem.net

CHÚ THÍCH

[34] Đỗ Mậu, Tâm Thư (Houston, TX: Đa Nguyên, `1995), tr.r 313 – tr 322.

[35] Nguồn:http://www.kirchenaustritt.de/statistik/.

[36] Sàigòn Nhỏ số 170 ngày 17/3/2000.

[37] Bùi Đức Sinh, Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo - Phần Nhì (Sàigòn: Chân Lý, 1972) tr. 165.

[38] Nhiều tác giả, Vatican Thú Tội Và Xin lỗi? (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000), tr. 92.

[39] Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), tr.228 và 272.

[40] Trần Chung Ngọc, Đức Tin Công Giáo (Garden Grove, CA: Gíao Điểm, 2000), tr. 265-304.

[41] Đỗ Mậu, Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi (Wesminster, California: Văn Nghệ, 1993), tr 591.

[42] Nigel Cawthorne,Tyrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturus, 2004), p. 167-168

[43] Bùi Hoàng Thư. "Bạn Ðọc Góp Ý." Văn Nghệ Tiền Phong số 548 tháng 11 năm 1998: 44 -45.

[44] Ruth Pelz,. Our Region: The Pacific Northwest (Salt Lake City, Utah: Peregrine Smith Inc., 1987), p 128.

[45] Nguyên Vũ. Ngàn Nam Soi Măt (Houston, Texas: Văn Hóa, 2002), trang 389.

[46] Nguyễn Khắc Xuyên & Phạm Ðình Khiêm, Giáo Sĩ Đắc Lộ Và Tác Phẩm Quốc Ngữ Đầu Tiên (Sàigòn, Tinh Việt Ðòan, 1961), tr 83.

[47] The Associated Press. "Jewish family protest Pius’ beatification”] [The News Tribune [Tacoma, Washington] Sunday, September 3, 2000. Vấn đề này sẽ được trinh bày đày đủ hơnhon ở Chuong 3. Mục II, Phần I trong bộ sách này..

[48] Lý Chánh Trung. Tôn Giáo Và Dân Tộc (Sàigòn: Lửa Thiêng, 1973), trang 73-76.

© sachhiem.net