Tại Đông Dương và các thuộc địa của Pháp ở
nhiều nơi khác, Giáo Hội cũng cặp kè với chính quyền của đế quốc Pháp như bóng
với hình. Sự kiện này khiến cho Việt Nam chúng ta trong thời “Trăm năm nô lệ
giặc Tây” rơi vào tình trạng một cổ bốn tròng và cả bốn cái tròng này cùng hè
nhau siết chặt dân ta. Bốn cái tròng này là:
1.- Cái tròng của đế quốc thực dân xâm lược Pháp.
2.- Cái tròng của Giáo Hội La Mã mà các nhà viết sử gọi là “Catholic loop”.
Người viết gọi là vấn nạn Giáo Hội La Mã.
3.- Cái tròng của bọn phong kiến phản động bản địa. Đó là triều đình nhà Nguyễn
và bọn quan lại cấu kết với Liên Minh Pháp – Vatican,
4.- Cái tròng của bọn Việt gian Ca-tô.
Nói một cách rõ ràng hơn, bốn cái tròng trên đây như bốn sợi dây thép xoắn
bện với nhau thành mội sợi dây thép bự chắc nịch siết cổ dân ta. Nói một cách
khác nữa là bốn thế lực này liên kết chặt chẽ với nhau thành một liên minh chính
trị và quân sự quyết tâm củng cố và bảo vệ quyền lực của Liên Minh Đế Quốc Thực
Dân Xâm Lược Pháp – Vatican tại Đông Dương.
A.- MIỀN BẮC:
Các nhà lãnh đạo chính quyền miền Bắc là những nhà cách mạng chuyên nghiệp,
hiểu rõ lịch sử thế giới, hiểu rõ lịch sử Giáo Hội La Mã, thấm nhuần tư tưởng
Cách Mạng Pháp 1789, hiểu rõ tại sao nhân dân thế giới đều chống lại Giáo Hội La
Mã, học hỏi được kỹ thuật Cách Mạng 1917 của nhân dân Liên Sô, cho nên ngay từ
khi mới thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam vào năm 1930, ngoài chủ trương phản đế
(đánh đuổi Liên Minh Pháp – Vatican) và làm cách mạng chính trị loại bỏ chế độ
quân chủ phong kiến lỗi thời của nhà Nguyễn, họ có một chính sách đặc biệt đối
với Giáo Hội La Mã này bằng cách triệt để loại bỏ mọi ảnh hưởng của tôn giáo ra
khỏi chính quyền và cũng không cho phép bất cứ kẻ nào nhân danh tôn giáo dùng
những tín lý láo khoét để mê hoặc và lừa gạt người đời. Nhờ vậy mà nhân dân ta ở
trong vùng Mặt Trận Việt Minh kiểm soát trong thời Kháng Chiến 1954-1945 không
có vấn đề tôn giáo và bọn tu sĩ áo đen tác oai tác quái trong xã hội.
Mùa xuân năm 1954, chính quyền Pháp thương thuyết nghiêm chỉnh với chính
quyền Kháng Chiến Việt Nam tại Hội Nghị Genève 1954 để công nhận chủ quyền độc
lập của Việt Nam và rút quân về nước trong danh dự. Tháng 8 năm 1954, quân Pháp
bắt đầu dần rút khỏi miền Bắc. Khi quân Pháp không còn ở miền Bắc nữa, thì Liên
Minh Pháp – Vatican cũng tan vỡ. Cái tròng Ca-tô hay vấn nạn Giáo Hội La Mã ở
miền Bắc cũng không còn nữa. Đồng thời, tàn dư phong kiến bản địa và bọn cựu
quan lại cấu kết với Liên Minh Pháp – Vatican cũng cuốn gói ra đi hoặc là đến Pháp
lập nghiệp, hoặc là vào miền Nam cấu kết với Liên Minh Mỹ - Vatican tiếp tục
chống lại tổ quốc Việt Nam. Trong khi đó, có tới 600 ngàn trong số 1.390.000
tín đồ Ca-tô nghe theo lời xúi giục của các cha cố di cư vào miền Nam. Phần còn
lại vừa giống như rắn mùng 5, vừa được chính quyền giúp đỡ học hỏi, ý thức được
cái nghĩa vụ người dân đối với cộng đồng dân tộc và tổ quốc, chứ không phải
tuyệt đối vâng lời và triệt để tuân hành những lệnh truyền của các đấng bề trên
của họ. Nhờ thế mà miền Bắc mới dứt bỏ được bốn cái tròng khốn nạn trên đây cùng
một luợt.
B.- MIỀN NAM:
Các nhà lãnh đạo miền Nam quan trọng nhất là hai ông Ngô Đình Diệm và Nguyễn
Văn Thiệu. Cả hai ông này đều là tín đồ Ca-tô và đều do Liên Minh Mỹ - Vatcian
đưa lên cầm quyền để phục vụ quyền lợi cho cả Hoa Kỳ và Vatican. Cũng vì thế mà
suốt trong thời kỳ 1954-1975, ngoại trừ trong một thời gian ngắn từ ngày
2/11/1963 đến ngày 3/9//1967, Miền Nam bị áp đặt nằm dưới ách thống trị của chế
độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm (với danh xưng là Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa) và
chế độ quân phiệt Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu (với danh xưng là Việt Nam Đệ Nhị Cộng
Hòa).
Vì được Giáo Hội La Mã vận động với Hoa Kỳ đưa lên cầm quyền, tất nhiên là cả
ông Ca-tô Ngô Đình Diệm và ông Nguyễn Văn Thiệu đều phải thi hành tất cả 4 biện
pháp đã nêu lên trên đây của Giáo Hội và sự thật đã xẩy ra như vậy.
Thi hành biện pháp 1: Sinh ra, lớn lên, được nuôi dưỡng trong xã hội
Ca-tô, được tiếp nhận sở học qua chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Giáo
Hội La Mã và được rèn luyện thành người cuồng tín phải sống theo tinh thần của
Sắc Chi Romanus Pontifex được ban hành vào ngày 8/1/1454 trong thời Giáo Hoàng
Nicholas V (1447-1455), cho nên ngay khi vừa mới được Liên Minh Mỹ - Vatican đưa
lên cầm quyền ở miền Nam Việt Nam, anh em ông Ca-tô Ngô Đình Diệm đã hăm hở nghĩ
ngay đến việc phải cấp tốc Ki-tô hóa hết tất cả nhân dân miền Nam Việt Nam càng
mau càng tốt trong một thời gian kỷ lục trong vòng mười năm. Lời tuyên bố rất
Ca-tô dưới đây của ông Ca-tô Ngô Đình Nhu là bằng chứng cho sự kiện này:
“Tôi có cả một chương trình, đã bàn tính kỹ với Đức Giám Mục sẽ làn hồi
tiến tới chỗ mà Hội Truyền Giáo hoạt động một thế kỷ mới đạt tới, còn chúng ta
chỉ cầm quyền mười năm thôi là cả miền Nam này sẽ theo Công Giáo hết.”[15]
Vì mang căn bệnh cuồng tín như trên mà anh em ông Ca-tô Ngô Đình Diệm mới
hăm hở hồ hởi tuyên bố như vậy. Cũng vì lòng hăm hở và hồ hởi này mà ngay sau
vừa được Mỹ và Vatican cho lên cầm quyền,anh em ông Ngô Đình Diệm liền tiến
hành kế hoạch Ki-tô hóa miền Nam đúng như ông Ca-tô Ngô Đình Nhu đã
tuyên bố như trên bằng cách:
1.- Chính thức sử dụng danh xưng “đạo công giáo” thay thế cho các danh xưng
“đạo Ki-tô”, “đạo Cơ Đốc”, “đạo Ca-tô”, trong các văn thư hành chánh, trong các
sách giáo khoa ở học đường, trong các cơ quan truyền thông, trong các hoạt động
văn hóa và xã hội, v.v…. Sự kiện này được Linh-mục Vũ Đình Hoạt ghi lại trong bộ
sách Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan với nguyên văn như sau:
"Nếu nói hoặc viết chỉ nguyên Công giáo mà thôi, thì đó phải hiểu và bắt
buộc phải hiểu chứ không thể hiểu khác đi được: đó chính là Giáo Hội La Mã hoặc
Vatican mà Đức Giáo Hoàng là vị lãnh đạo tinh thần tối cao của toàn thể Thế Giới
Công Giáo. Riêng tại Việt Nam kể từ năm 1533 cho đến năm 1954 khi mà các
danh từ Thần Học và Kinh Thánh chưa được Hàn Lâm Viện Hóa, nói cách khác
chưa được Đại Chủng Viện thuần túy Việt Nam dịch thuật các sách giáo khoa và
Phụng Vụ cũng như Kinh Thánh các danh từ cổ như Thiên Chúa Giáo hoặc Gia Tô Giáo
trong các sách vở lịch sử hay "Nhà Đạo" vẫn được hiểu cách chung là Đạo Công
Giáo, vì lẽ khi đó chưa có đạo Tin Lành trên đất nước Việt Nam, và các nhà
truyền giáo cũng chỉ nguyên thuộc Hội Truyền Giáo Thừa Sai Ba Lê (MEP) mà thôi.
Kể từ năm 1954 về sau này khi mà đã có Đại Chủng Viện Việt Nam chuyên môn
dịch các sách Kinh Đạo Thần (Kinh Thánh, Đạo Đức và Thần Học), lúc ấy mới có sự
phân biệt rõ "Công Giáo" (Catholic), bắt nguồn từ Kinh Tin Kính "Tôi tin có Hội
Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền". (Sách lễ giáo dân sở di
trú và tị nạn USCC. Hoa Thịnh Đốn, trang 1370). Vậy kể từ năm 1954 về sau
này, các sách vở Việt Nam, nếu muốn trực chỉ nguyên Giáo Hội la
Mã hoặc Vatican, thì bắt buộc phải dùng danh từ Công Giáo (Catholic), chứ
không thể nào dùng danh từ Thiên ChúaGiáo hoặc Gia- tô hoặc Ki Tô được.
"[16]
2.- Tổ chức một buổi đại lễ vô cùng long trọng và mời vị khâm sứ đại diện Tòa
Thánh Vatican đến làm chủ tế để chính thức và công khai dâng nước Việt Nam cho
Giáo Hội La Mã dưới danh nghĩa là Đức Mẹ Vô Nhiễm. Sư kiện này được Linh-mục
Trần Tam Tỉnh ghi lại trong cuốn Tập Giá và Lưỡi Gươm với nguyên văn như sau:
“Chính phủ Công Giáo" càng ngày càng lộ liễu khi ngành công binh, từng
đoàn quân xa và vật liệu của chính phủ đưa ra xử dụng trong việc cất nhà thờ,
chủng viện, các nhà cho thuê thuộc tòa giám mục, khi các cán bộ nông thôn và
công chính được phái đi lo việc trồng dương liễu và dừa cho đức cha, khi các
binh sĩ được biệt phái thường trực tại văn phòng Công Giáo Tiến Hành, khi các
giám mục có chỗ danh dự đứng bên cạnh tổng thống trong các nghi lễ công cộng,
hay là trong các cuộc duyệt binh, khi chính phủ phê nhận luật gia đình của bà
Nhu, em dâu của Diệm, áp dụng trong một nước mà 90% dân không phải là Công Giáo
- các khoản luật gần giống như trong Giáo luật. Khỏi nói tới việc dựng tượng Đức
Mẹ do tay tổng thống, có giám mục nọ kia phụ vào, tại nhiều điểm ranh giới để
"nhờ Đức Mẹ che chở đất nước khỏi nạn Cộng Sản."
NDD hôn nhẫn Hồng Y Agagianian khi HY
đến dự lễ dâng nước Việt Nam cho Vatican
Quả thế, Đức Mẹ cũng bị đưa vào môi trường của chủ nghĩa hiếu thắng huênh
hoang, nhất là nhân dịp Đại Hội Thánh Mẫu tháng 2 năm 1959, có Hồng Y
Agagianian, sứ thần của Đức Giáo Hoàng qua chủ sự. "Ba trăm ngàn giáo hữu đã đi
theo cuộc rước khổng lồ trong ngày kết thúc, sau đó hồng y đã long trọng dâng
nước Việt Nam cho Đức Mẹ Vô Nhiễm" theo tin tức báo chí thời ấy (xem thêm chi tiết về đại lễ này ở "Phật Giáo Tổng Quan" của Trần Quang Thuận). Để cuộc
rước đó được thành công, ngoài sự tưởng tượng của Roma và Paris, người ta đã huy
động hàng ngàn tên công binh để xây cất một bệ lớn trước nhà thờ chính tòa
Sàigòn, để dựng lên những cổng chào, đồng thời đưa ra hàng trăm xe cam nhông để
vận chuyển hàng chục ngàn giáo dân từ các tỉnh về.
Đức Mẹ cũng được cung kính đặc biệt tại La Vang ở quãng 30 km (cây số) mạn
nam vĩ tuyến 17. Vì những lý do chính trị, ngôi nhà nguyện nhỏ mất hút trong
rừng núi, bỗng trở nên một nơi hành hương cho toàn thể người Công Giáo Việt Nam,
thậm chí là của toàn nhân dân Việt Nam! Được mệnh danh là "thành lũy thế giới tự
do chống Cộng Sản", ngôi nhà nguyện khiêm tốn này vừa được nâng lên hàng vương
cung thánh đường từ sau Đại Hội Thánh Mẫu, đã tiếp nhận vào tháng 8/1961 một
cuộc hành hương khổng lồ nhất trong lịch sử chế độ Diệm. Ngày 16/8/(1961), tổng
thống đích thân phó thác tương lai nước Việt Nam cho Đức Mẹ La Vang. Trước mặt
200,000 người hành hương, đầy đủ các giám chức của Giáo Hội, các bộ trưởng và
công chức cao cấp, phần lớn không phải là Công Giáo, Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục
đã đọc lời kính dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ, sau cuộc rước kiệu không lồ.
Nhằm biến La Vang thành một thứ Lộ Đức Việt Nam, hàng giám mục đã tổ chức
sổ số La Vang để lấy cho được cỡ 10 triệu đồng dành cho việc xây cất nhà thờ mới
với các tượng Thánh Giá và cái hồ "làm phép lạ". Vé số được phân phối cho các
công chức, Công Giáo hay không cũng mặc, bằng cách khấu trừ tiền lương của họ.
Các học sinh nghèo nhất tại các trường miền Nam cũng phải mua vé số. Một số vé
được giao cho các xã phân phối. Tại Sàigòn, một bữa tiệc kiểu Mỹ được tổ chức,
trong đó mỗi khách được mời phải đóng 2500 (2 ngàn rưỡi) đồng (ngang một tháng
lương của công nhân gọi la để đóng góp cho Trung Tâm Quốc Gia La Vang. Danh sách
các ân nhân "tự nguyện" của La Vang rất dài, với những người đứng đầu sổ là Phó
Tổng Thống người Phật Giáo, các bộ trưởng, các tướng tá, mỗi người dâng cúng từ
10 ngàn đến 20 ngàn đồng. Đối với Nhà Nước cũng như Giáo Hội, La Vang không phải
chỉ là một trung tâm tôn giáo mà còn là biểu thị của chế độ chống Cộng..”[17]
Không cần phải giải thích, tất cả những người có trình độ thông minh trung
bình trở lên (IQ từ 90 trở lên), nếu không bị điều kiện hóa bới chính sách ngu
dân và Giáo dục nhồi sọ của Giáo Hội La Mã, đều hiểu rằng đạo Ca-tô được gọi là
Công Giáo (tức là được đưa lên hàng quốc giáo), tất nhiên là các tôn giáo khác
như đạo Phật, đạo Khổng, đạo Lão, đạo Hòa Hảo, đạo Cao Đài, v.v… đều bị coi là
“Tư Giáo”. Cũng nên biết rằng, cũng do Giáo Hội La Mã bố trí, ngày 6 tháng 8 năm
1950, chính quyền bù nhìn Bảo Đại ban hành Dụ số 10 với nội dung chỉ công nhận
đạo Ca-tô là tôn giáo, còn các tôn giáo khác tức là các tôn giáo cổ truyền của
dân tộc bị hạ giá và coi như là một thứ hiệp hội xã hội, tức là không đủ tiêu
chuẩn để được coi là tôn giáo, và như vậy sẽ không được hưởng tất cả quyền lợi
của chính quyền dành cho tôn giáo. Nội dung của Dụ số 10 quái đản này được
ông Ca-tô Nguyễn Văn Châu, tác
giả sách Ngô Đình Diệm Nỗ Lực Hòa Bình Dang Dở, ghi lại như sau:
“Chiếu dụ số 10 do Quốc Trường Bảo Đại ban hành ngày 6 tháng 8 năm 1950 ấn
định quy chế hiệp hội tôn giáo, thật sự là nhắm giúp đỡ Phật giáo và miễn áp
dụng cho các tôn giáo và giáo phái khác mặc dù có những điều khoản bênh vực bảo
vệ của cải bất động sản của Hội Thừa Sai Ba Lê, của cải cúa Giáo Hội Công Giáo
Việt Nam nhưng lại do người Pháp đứng tên nên thuộc quyền sở hữu của Pháp. Nhân
dịp chuyển giao nhà chung đó cho hàng Giám Mục Việt Nam, nhiều vấn đề đã xẩy
ra.”[18]
Ông Ca-tô Nguyễn Văn Châu nói rằng Dụ Số 10 này "thật sự là nhằm giúp đỡ Phật
giáo", nhưng ông Châu lại không nói rõ cái Dụ số 10 quái đản này đã giúp cho
Phật giáo cái gì?
Kể cũng khôi hài, ông Ca-tô Nguyễn Văn Châu nói rằng Dụ Số 10 này nhằm giúp
đỡ cho Phật Giá. Ấy thế mà vào năm năm 1963,
Phật Giáo lại cứ nằng nặc đòi phải hủy
bỏ, trong khi đó thì chính quyền đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm lại cương quyết duy trì nó cho
đến cùng; dù là bị toàn dân vùng lên chống chế độ về vấn đề này, anh em ông Diệm
và đảng Cần Lao Công Giáo vẫn khư khư không sửa đổi. Đúng là ngôn từ của những
người tiếp nhận nền đạo lý Ca-tô.
Theo đúng Biện Pháp 1 đã hoạch định như đã trình bày ở
trên, Dụ Số 10
này là do Giáo Hội La Mã
bố trí cho chính quyền bù nhìn Bảo Đại ban hành, tất nhiên là phải được chính
quyền đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm triệt để áp dụng và khai thác để có lợi cho
Giáo Hội La Mã hay đạo Ca-tô. Sư kiện này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi lại
trong cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm như sau:
"Trước tiên là chỉ thị (dụ) Số 10 của Phủ Tổng Thống, lấy lại các sắc chỉ
của chế độ thuộc địa, nói rằng: "Tất cả các hiệp hội tôn giáo, văn hóa, thể
dục, chỉ trừ Công Giáo, đều không được quyền mua bất động sản, nếu không có phép
riêng của Phủ Tổng Thống". Bản văn của sắc lệnh đặt Công Giáo ra ngoài sắc
lệnh và hạ Phật giáo xuống hàng các hiệp hội văn hóa và thể thao, tất nhiên nó
phải làm bực bội Giáo Hội Phật Giáo. Việc trở lại thời thuộc địa như thế cũng
không làm hài lòng đại bộ phận quần chúng nhân dân. Hơn nữa sắc lệnh khơi lại
sự đố kỵ đối với người Công Giáo, mới đây đã từng liên minh với bọn xâm lược và
hôm nay lại liên minh với bọn chủ mới là Mỹ.Sau nữa, những hành động lặp
đi lặp lại dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ, đưa nhiều người Công Giáo lên các chức
vụ quan trọng trong chính quyền, cho phép giải thích sắc lệnh, vốn đã bất công,
như một cử chỉ "tìm cách Kitô hóa" cả nước trái với ý muốn của mọi người."[19]
Vì không được coi là tôn giáo mà chỉ là một thứ hiệp hội, cho nên các tôn
giáo khác như Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, v.v… bị coi là
không đủ tiêu chuẩn của một tôn giáo. Vì chỉ có một mình đạo Ca-tô mới được coi
là tôn giáo, cho nên tôn giáo này đương nhiên được thừa hưởng tất cả của cải và
bất động sản của Hội Thừa Sai Ba Lê được chuyển nhượng cho nhân dân ta với danh
nghĩa là dâng cúng cho tôn giáo tại Việt Nam. Đây là dã tâm thâm độc của việc
ban hành Dụ Số 10 trên đây. Có như vậy thì mới có thể hợp hóa lý việc chuyển
nhượng khối tài sản khổng lồ (mà Giáo Hội La Mã đã ăn cướp của nhân dân ta từ
năm 1862 cho đến lúc bấy giờ) do các tu sĩ người Pháp tay sai của Giáo Hội đứng
tên được chuyển cho các tu sĩ Ca-tô người Việt đứng tên để chuẩn bị cho cái thế
tư cách pháp lý khi người Pháp phải rút quân về Pháp và công nhận chủ quyền độc
lập của dân tộc Việt Nam.
Chúng ta biết rằng, cũng như ở nhiều nước khác ở trên thế giới, ở miền Nam
Việt Nam, các trường học công lập được chính quyền sử dụng công quỹ quốc gia
tài trợ cho tất cả các phí khoản về đất đai, vật liệu, nhân công để xây trường
ốc, trang bị, thư viện, phòng thí nghiệm, bàn ghế, luơng bổng nhân viên nhà
trường và ban giảng huấn, v.v…. Trong khi đó, các trường tư (gọi là tư thục),
tất cả các tốn phí như trên đều do tiền túi của ban giám đốc nhà trường bỏ ra
đài thọ, và phải xin phép chính quyền có cho phép mới được xây trường và hoạt
động.
Ấy thế mà, ở miền Nam Việt Nam trong những năm
1954-1975, đạo Ki-tô La Mã được
đưa lên hàng quốc giáo, được gọi là Công Giáo
và được chính
quyền dành cho tất cả đủ mọi thứ đặc quyền đặc lợi như:
1.- Nắm độc quyền khai thác tài nguyên đất nước như Giám Mục Ngô Đình Thục
ngang nhiên sử dụng công nhân viên nhà nước vào việc khai thác gỗ rừng ở trong
tỉnh Long Khánh.
2.- Nắm độc quyền tiếp nhận tiền ngoại viện cho các tôn giáo như Giám Mục
Nguyễn Văn Thuận được chính quyền bổ nhậm giữ chức vụ Giám Đốc Caritas để nhận
tiền viện trợ nhân đạo các các nước ngoài, Giám mục Phạm Ngọc Chi nhận 38 triệu
tiền viện trợ Mỹ để lo cho giáo khu cúa ông,.
3.- Và nhiều hoạt động khác nữa, tất cả được Linh mục Trần Tam Tỉnh viết
trong cuốn Thập Giá Và Lưỡi Gươm như sau:
”Ơn Chúa hình như đùng một phát tuôn xuống như mưa trên địa phận của
Giám-mục Phạm Ngọc Chi, giám mục phụ trách di cư những năm 1954-1956, ông đã
nhận được từ cơ quan Viện Trợ Công Giáo Hoa Kỳ 38 triệu đô la, của tổ chức viện
trợ Pháp cũng như Caritas quốc tế còn nhiều triệu khác nữa.”.
[20]
”Vị giám mục này, anh cả của tổng thống, niên trưởng của hàng giáo phẩm,
đã hóa thành trí não tuyệt vời của chế độ. Người ta tìm đến ông để xin xỏ ân
huệ, đặc quyền. Giám mục làm như là hiện thân của Giáo Hội, cũng như ông em là
hiện thân của Nhà Nước. Thật không phải vô cớ mà thiên hạ bàn tán về ”óc hiếu
thắng của Giáo Hội” và chủ nghĩa gia đình trị của họ Ngô. Đáp lời các lời chỉ
trích, Giám-mục Thục nói năm 1963 rằng ”Trên bàn giấy của tôi nằm chồng chất
những lô đơn xin tôi can thiệp cho họ ơn này, ơn nọ; khổ thay, thường chỉ là thế
tục, từ chóp bu của Giáo Hội, băng qua các đồng nghiệp của tôi trong hàng giám
mục(...) và xuống cho tới những tầng lớp thấp nhất của quần chúng, bất phân màu
da và tôn giáo (tôi có thể kể ra tên tuổi đáng kính như Hồng Y Felin và Đức Cha
Rodhain. Tôi không thể dửng dưng được trước lời kêu gọi của họ! Ở vào địa vị
tôi, các ông sẽ xử sự như thế nào?” (ICI, 15/4/1963).
“Từ 1955 đến 1963 là thời vàng son của chủ nghĩa cha chú, với những lợi
ích thật chẳng có bao nhiêu, nhưng với những hà lạm gây nhiều tiếng tăm hơn,
nhất là trong khi dân chúng gồm 90% là ngoài công giáo mà lại bị kiềm hãm dưới
một thứ ”chính phủ Công Giáo”. Khắp nơi, ở thành thị cũng như tại nông thôn,
chiếc áo chùng thâm là biểu tượng của quyền thế. Tại các vùng công giáo di cư,
cha xứ là toàn quyền, là những ông vua tuyệt đối. Giám Mục Ngô Đình Thục cũng
phải thừa nhận những chuyện hà lạm của các nhà độc tài áo đen. Trong một lá thư
gửi cho bạn cũ, ông viết, ”Người ta có cả hàng trăm hồ sơ, tố giác các linh mục
ăn cắp tiền của di cư bằng những danh sách ma, bằng cách tẩy xóa sổ sách, bằng
cách thu xếp để chiếm đoạt tiền bạc của Chương Trình Cải Cách Ruộng Đất, hoặc
bán hàng viện trợ Mỹ (theo các lời tố cáo của chính bà con di cư) hay là giữ
tiêu riêng các khoản tiền mà họ đã nhận để xây dựng nhà ở cho bà con di cư”. Nhà
nước (và Giáo quyền) dễ dãi cứ nhắm mắt làm ngơ các vụ đó, bởi vì linh mục rất
cần cho việc huy động dân chúng trong công cuộc chống Cộng.
Tại thành thị, các linh mục chẳng có bằng cấp, mà vẫn điều khiển các
trường tư thục, được tổ chức những áp phe vơ vét tiền bạc. Hai linh mục được cử
làm viện trưởng của hai trong ba đại học của toàn Miền Nam , trong đó có Đại Học
Đà Lạt. Đại Học này chỉ là Công Giáo nơi danh nghĩa thôi. Đất đai và cơ sở kiến
trúc của nó đều do Nhà Nước (tức là của toàn thể nhân dân) đài thọ. Để có nguồn
thu nhập cho đại học, Giám Mục Thục đã giành độc quyền các vùng đốn cây tại Đình
Quán, là nhữngđiểm ngon nhất nước. Ông cũng xin được thửa đất mông mênh
dọc bờ biển để trồng dương liễu và dứa; công việc này tiến hành nhờ tiền vay
được hàng triệu đồng của chính phủ.” [21]
“Một biến cố cuối cùng, lẽ ra phải đánh dấu tuyệt đỉnh của chủ nghĩa hiếu
thắng, nếu không có vụ khủng hoảng Phật Giáo nổ ra: Tổng Giám Mục Thục đang
chuẩn bị lễ bạc, ăn mừng 25 năm làm giám mục, ngày 26-6-1963. Từ tháng 3, một Ủy
Ban Ngân Khánh đã được thành lập, do Chủ Tịch Quốc Hội làm chủ tịch với nhiều vị
bộ trưởng và nhân vật tên tuổi làm ủy viên. Người ta tổ chức tại Sàigon một bữa
tiệc mỗi thực khách phải đóng 5 ngàn đồng và tại các tỉnh thì tổ chức các cuộc
lạc quyên, vừa xin vừa ép, với những cuộc xổ số do tỉnh trưởng chỉ thị. Người ta
muốn biến cuộc lễ Ngân Khánh của giám mục thành Quốc Lễ. Nhưng cuộc lễ này đã
chỉ được ăn mừng ”trong thân mật”, do cuộc nổi lên của Phật tử”.[22]
Trong khi đó, các tôn giáo khác không những không có quyền được rớ tới các
tài nguyên quốc gia, không những đã không được chính quyền trợ cấp cho một khoản
tài chánh nào để duy trì và phát huy những nét đẹp của tôn giáo và truyền thống
của dân tộc, không những đã không được tiếp nhận một khoản trợ cấp và ngoại viện
nào về tôn giáo nào, mà còn bị kỳ thị trong việc vua
bán bất động sản. Bằng chứng Phật Giáo, Khổng Giáo, Cao Đài và Hòa Hảo nếui muốn mua đất để xây các chùa chiền hay thiết lập
một cơ sở tôn giáo nào khác đều phải xin phép chính quyền và chính quyền có cho
phép thì mới được mua đât và tiến hành xây cất. Sự kiện này cũng được Linh-mục
Trần Tam Tỉnh đã ghi nhận như đã trích dẫn ở trên."Tất cả các
hiệp hội tôn giáo, văn hóa, thể dục, chỉ trừ Công Giáo, đều không được quyền mua
bất động sản, nếu không có phép riêng của Phủ Tổng Thống."
Ngoài ra, chúng ta còn thấy tu sĩ và các tín đồ Ca-tô thân tín nắm độc
quyền kiểm soát các phương tiện sản xuất và tất cả mọi phạm vi sinh hoạt trong
xã hội. Cũng vì thế mà chúng ta thấy:
Bà Cả Lễ và ông Ngô Đình Cẩn nắm độc quyền cung cấp gạo cho miền Trung và tự
ý tăng giá gạo để cắt cổ người dân, nắm độc quyền bao thầu cung cấp thực phẩm
cho các trung tâm huân luyện binh sĩ, các trường sĩ quan và hạ sĩ quan trong
toàn lãnh thổ. Ngoài ra, ông Cẩn còn nắm độc quyền bao thầu các dịch vụ xây cất
các doanh trại và các cở sở của chính quyền.
Giám-mục Phạm Ngọc Chi nắm độc quyền lãnh 38 triệu đô la tiền viện trợ Mỹ để
tùy nghi sử dụng.
Linh-mục Đinh Xuân Hải nổi tiếng về vụ bắt nạt dân và ăn cướp đất của dân ở
Phú Thọ Hòa (Tân Bình, Gia Định). Đó là chưa nói đến nghề ăn cắp hàng hóa Mỹ của
Linh mục Hải và tay chân. Báo chí Sài Gòn một thời gian đã tường thuật rõ ràng
về việc Linh mục Hải sai tay chân dùng thanh gỗ đóng đinh 10 phân đánh túi bụi
lên thân thể một Thiếu tá phòng vệ an ninh phi cảng Tân Sơn Nhất, khi ông Thiếu
tá này phát hiện ra hành động trộm cắp hàng hóa PX Mỹ cùng kẽm gai, cọc sắt từ
phi trường Tân Sơn Nhất ra xóm đạo của Linh mục Hải. Ông Thiếu tá Không quân này
phải nằm điều trị tại nhà thương gần nửa năm trời vẫn chưa bình phục. Trong khi
đó Linh mục Hải và thủ túc vẫn lên mặt vênh váo nhậu Martell với thịt cầy, tuyên
bố "thằng nào không biết điều thì cứ nhìn cái gương thằng Ng. [tên vị Thiếu tá
bị hành hung]."
Linh Mục Mai Ngọc Khuê (Tân Sa Châu, Tân Bình, Gia Đình), một hung thần ở
vùng Lăng Cha Cả, được chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm giao cho nhiệm vụ
(gần như nắm độc quyền) tuyển mộ giáo dân đưa vào các đội biệt
kích thả ra Bắc và đưa
vào làm trong các tổ chức mật vụ, công an, cảnh sát và an ninh quân đội.
Ông linh mục này cũng
là người xách động giáo dân ở Sàigòn biểu tình chống ông Dương Văn Minh từ khi
Tướng Khánh làm “Chỉnh Lý” vào ngày 30/1/1964 cho đến khi chính bản thân ông ta
bị đền tội vì hành động gian dâm với một nữ tín đồ (vợ của một sĩ quan Không
Quân) và bị liệng xác ra đường Võ Tánh, Gia Định.
Linh-mục Vũ Thạch Nghi ở Bình Thủy (Cần Thơ) đồng mưu với môt ông
táhọ Ôn Chỉ huy Trưởng Căn Cứ Không
Quânở Bình Thủy trong vụ ăn cắp một cái xác máy bay đem bán, nhưng bị phát giác.
Linh-mục Nguyễn Lạc Hóa nổi tiếng là một lãnh chúa áo đen ở Biệt Khu Hải Yến
(Cà Mâu).
Linh-mục Tô Đình Sơn nổi tiếng trong các chiến dịch "làm sáng danh Chúa" và
tàn sát hàng chục ngàn đồng bào bên lương ở Phú Yên.
Linh-mục Nguyễn Bá Lộc, một lãnh chúa áo đen khét tiếng ở Cái Sắn về những
hành động bắt nạt dân lương trong vùng và làm học bạ giả, rồi ép hiệu trưởng
Trường Trung Học Nguyễn Trung Trực (Rạch Giá) phải ký tên ở dưới trong những học
bạ này để bán cho khách hàng.
Linh mục Trần Đình Vận khét tiếng là một hung thần ở Dốc Mơ, Long Khánh về
thành tích bắt nạt dân lương và bóc lột đồng bào trong vùng, xây ngôi nhà thờ
lớn nhất miền Nam Việt Nam.
Linh-mục Tông ở Chương Thiện là một trong những hung thần đối với người dân
bên lương ở các vùng chung quanh.
Linh-mục Cao Văn Luận nắm độc quyền trong dịch vụ cho sinh viên xuất ngọai du
học và cấp học bổng cho sinh viên du học.
Linh-mục Trần Dzu và Linh-mục Nguyễn Quang Lãm là hai tên hung thần trong
ngành báo chí, cánh tay nối dài của bộ tuyên truyền của Giáo Hội và của chế độ.
Giám-mục Nguyễn Văn Thuận được bổ nhậm vào chức vụ Giám Đốc sở Caritas nắm
độc quyền tiếp nhận tiền ngoại viện nhân đạo cho nhân dân miền Nam, ăn cắp vỏ
đồng đại bác đem bán lấy một số tiền lên đến 800,000,000 (8 trăm triệu đồng),
cướp đất công ở Nha Trang đẻ xây Chủng Viện Nha Trang.
Bà Ngô Đình Nhu nắm độc quyền bao thầu cung cấp quân nhu và văn phòng phẩm
cho quân đội và chính quyền. Những năm 1958-1960, một cái bút chì lọai số 02 giá
ở ngoài thị truờng là 02 đồng, giá thành tính với chính phủ (tiền viện trợ Mỹ)
là 20 đồng.
Ông Ngô Đình Nhu và sau đó Tướng Kỳ, Tổng Thống Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu nắm
độc quyền buôn bán thuốc phiện và bạch phiến từ miền Trung chuyển vận về Chợ
Lớn, rồi bảo trợ cho nhóm người Tầu biến chế và phân phối cho khách hàng tiêu
thụ. Đặc biệt anh em ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu còn
biến chính quyền miền Nam Việt Nam thành một bộ phận (trong tổ chức nha phiến
quốc tế) với nhiệm vụ cung cấp thuốc phiện sống chuyền vận từ Lào về Sàigòn, rồi
từ Sàigòn không vận tới Marseille để biến chế thành bạch phiến hảo hạng. Sau đó,
sản phẩm này sẽ được chuyển vân sang Mỹ Chau để bán cho dân nghiền ở Hoa Kỳ.
Xin xem lại Chương sách nói về vấn nạn buôn bán nha
phiến (ở miền Nam Việt Nam). Chương sách này đã được đưa lên giaodiemonline từ
cuối năm 2006, vừa mới được bổ túc và sẽ được đưa lên sachhiem.net trong một ngày gần đây.
Tướng Đỗ Cao Trí nổi danh về tội ác cướp đoạt vợ người, ăn cướp, vơ vét của
dân vào những khi hành quân. Theo một nhân chứng, có lần ông Trí còn định bắt
một ông Tướng Tư lệnh Sư đoàn phải nạp tiền; nhưng ông này không chịu.
Tướng Nguyễn Văn Toàn nổi tiếng về tham nhũng, được báo chí miền Nam phong
cho tước "Quế Tướng công" trong thời gian nắm Tư lệnh Sư đoàn 2. Thành tích bức
hiếp gái tơ của "Quế Tướng công" cũng lừng danh thiên hạ.
Tướng Phạm Quốc Thuần lừng danh về mánh mung bán các chức vụ trong chính
quyền trong vùng dưới quyền trị nhậm của ông ta.
Ông Nguyễn Văn Bửu (em chồng của một người chị hay em của ông Ngô Đình Diệm),
tay đầu nậu kinh tài của Đảng Cần lao, nắm độc quyền các đường hàng hải chạy
trong nước và quốc ngoại, cùng dịch vụ khai thác quế, tôm đông lạnh. Sau năm
1963, tài sản của Bửu được Tướng Edward Lansdale ước lượng vào khoảng 400 triệu
Mỹ Kim; nhưng chẳng hiểu lọt vào tay ai.
Bác sĩ Trần Kim Tuyến, Giám Đốc cơ quan mật vụ có danh xưng tàng hình là Sở
Nghiên Chính Trị và Xã Hội Phủ Tổng Thống, một tay kinh tài khác của Đảng Cần
Lao ở miền Nam, nắm độc quyền xuất cảng lông vịt, v.v...
Vụ "Còi Hụ Long An" trong thời chế độ quân phiệt Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu đã đi
vào lịch sử.
Tệ trạng các ông tu sĩ và tín đồ Ca-tô trong chính quyền cũng như ở ngoài xã
hội lộng hành tác oai tác quái trong năm 1954-1975 đều được mọi người dân
biết rõ và được rất nhiều tác giả nói đến trong các tác phẩm của họ. Đó là những
ấn phẩm Thập Giá và Lưỡi Gươm Linh-mục Trần Tam Tỉnh (Paris, Sudestasie, 1978),
Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi của cụ Đỗ Mậu (Wesminster, Caliifornia, Văn Nghệ,
1993), Việt Nam: Một Trời Tâm Sự của cựu Tướng Nguyễn Chánh Thi (Los Alamitos,
California, 1987), Công Và Tội của ông Nguyễn Trân (Los Alamitos, California,
1992), Cõi Phúc Và Giây Oan Tập Một của nhà văn J. Ngọc (Houston, TX., Văn Hóa,
1995), Nhật Ký của Đỗ Thọ (Sàigon, Đồng Nai, 1970), the Polictics of Heroin in
Southeast Asia của tác giả Alfred McCoy (New York: Harper & Row , Publishers,
1972), Vietnam: A History của Stanley Karnow (New York: The Viking Press, 1983),
The Two Vietnams của Bernard B. Fall (New York: Frederick A. Praeger, 1963),
Vietnam: A Dragon Embattled của Joseph Buttinger (New York: Frederick A.
Praeger, 1967), Fire In The Lake của Frances FitzGerald (New York: Vintage
Books, 1972), The Deaths of the Cold War Kings: The
Assassinationss of Diem &JFK (Batimore, MD, 2000), v.v…
Dưới đây là một đọan văn của tác giả Frances FitzGerald viết trong cuốn Fire
In The Lake nói về vai trò của các ông tu sĩ và tín đồ Ca-tô trong chế độ cha cố
Ngô Đình Diệm:
“Trong những năm cầm quyền, Diệm chỉ tìm thấy một đồng minh độc nhất ở
nông thôn là tín đồ Ca-tô mà phần lớn là những người di cư từ miền Bắc. Ngay từ
đầu, ông ta đã dùng hầu hết tín đô Ca-tô để quản lý và điều hành các cơ quan
trong chính quyền và ban phát những đặc quyền đặc lợi cho các làng đạo (trại
định cư của những tín đò Ca-tô di cư từ miền Bắc). Những viên chức trong chính
quyền của ông làm việc chặt chẽ với các linh mục. Vì thế mà những làng đạo này
đã chiếm hầu hết tiền ngoại viện cứu trợ và tiền nông tín dụng. Tín đồ Ca-tô
được ban cho đặc quyền khai thác gỗ rừng ở trong các khu rừng mà theo luật pháp
chưa được phép khai thác, và nắm độc quyền sản xuất những cây kỹ nghệ do các
chuyên viên kỹ thuật Hoa Kỳ mới du nhập vào. Trong thời Liên Minh Pháp – Vatican
thống trị Đông Dương, người Việt Nam có câu châm ngôn “Đi đạo lấy gạo để ăn”.
Trong thời chế độ Diệm, người dân miền Nam Việt Nam cũng vẫn còn tiếp tục hành
xử theo câu châm ngôn này. Đặc biệt là ở miền Trung, nguời ta theo đạo Ca-tô là
để tránh khỏi bị bắt đi “làm phu” hay là để tránh khỏi bị cưỡng bách phải đi vào
các khu dinh điền hoặc là để được hưởng lợi lộc giống như tín đồ Ca-tô hàng xóm
của họ, khỏi bị bắt đưa đi vào các trại dinh điền tại những nơi khỉ ho cò gáy ở
trong rừng sâu hay ở các vùng đầm lầy. Lấy tài nguyên của đất nước và bóc lột
nhân dân để nuôi béo nhóm thiểu số tín đồ Ca-tô là một chính sách thiển cận.
Nhưng ông Diệm không tìm ra được cách nào khác và người Mỹ cũng không đưa ra một
đề nghì nào để giúp ông ta.”
Nguyên văn: “In all the years of his reign, Ngo Dinh Diem found only
one ally in countryside, and that was the Catholics, most paricularly the
northern refugees. From the beginning he staffed his administration heavily with
Catholics and favored the Catholic villagers over all the rest. The Diemist
officials, working closely with the priests, saw to it that the Catholic
villages took the bulk of U.S. relief aid, the bulk of the agricultural credit.
They gave the Catholics the right to take lumber from national reserves and
monopoly rights over production of the new cash crops introduced by American aid
technicians. “Turn Catholic and rice to eat” went the old Vietnamese saying
under the French regime. Under Diem the South Vietnamese continued to follow the
injunction. In central Vietnam particularly, thousands of people, in some cases
virtually whole settlements, turned to Catholic so as escape the government
corvées or to avoid settlements – for the benefits of their Catholic neighbors –
into some hardship zone of jungle or swamps. To feed Catholics at the expense of
the rest of the population was, of course, a shortsighted policy, but Diem saw
no alternative and American offered him none.” [23]
Tình trạng bị giới tu sĩ và tín đồ Ca-tô làm mưa làm gió như trên đã làm cho
miền Nam Việt Nam thời đói làm nẩy sinh ra thành ngữ “Nhất đĩ nhì cha, tam
sư, tứ tướng”.
Thi hành biện pháp 2 có nghĩa là thiết lập một hế thống tổ chực cảnh
sát, công an, mật vụ như thiên la địa võng và ban hành những sắc lệnh và quyết
định để làm công cụ cho kế hoạch Ki-tô nhân dân bằng bạo lực. Có như vậy thì mới
hy vọng biến toàn thể miền Nam thành công giáo hết trong vòng mười năm như lời
anh em ông Ngô Đình Nhu đã tuyên bố.
Về hệ thống tổ chức cảnh sát, công an và mật vụ của chế độ
đạo phiệt Ca-tô
Ngô Đình Diệm đã được trình bày khá đầy đủ trong tiểu mục nói về các nhân vật
lãnh đạo (Chương 83 ở trên). Các cơ quan cảnh sát, công an và mật vụ được đặt
dưới quyền chỉi huy của những nhân vật khét tiếng như Trần Kim Tuyến, Nguyễn Văn
Y, Nguyễn Văn Hay, Lê Quang Tung, Lê Quang Triệu, Trần Khắc Kính, Trần Khắc
Nghiêm, Phan Quang Đông, Dương Văn Hiếu, Nguyễn Thiện Dzai, Ngô Thế Linh, Cao
Xuân Vỹ, Khưu Văn Hai, Đỗ La Lam, v.v... Chính những người này đã sát cánh với
các ông linh mục mà chúng tôi đã nêu đích danh ở trên là những thành phần hăng
say nhất trong việc sử dụng bạo lực của nhà nước để đẩy mạnh các chiến dịch
"làm sáng danh Chúa" ở miền Nam Việt Nam. Họ
thập tự hóa quân đội miền Nam bằng cách dưa những tín đồ
Ca-tô lên nắm giữ những chức vụ chỉ huy. Việc các Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Đặng
Văn Quang, Lâm Văn Phát và nhiều tướng tá khác theo đạo Ca-tô để duy trì chức vụ
chỉ huy và hy vọng sẽ được lên lon hay thăng chức là những bằng chứng rõ ràng
nhất cho sự kiện này. Dưới đây là lời tự thú về việc theo đạo Ca-tô của
Tướng Lâm Văn Phát được sách Chân Dung Tướng Ngụy
Sàigòn (Hà Nội: Nhà Xuất Bản QĐND, 2002) ghi lại ở nơi
trang334 cho chúng ta thấy rõ sự thật này:
"Từ năm 1948- đến 1954, tôi vẫn loanh quanh dẫm chân với cái lon trung
tá giả định vì cái "án" có cha và chị đi kháng chiến làm cán bộ Việt Minh. Sang
thời Ngô Đình Diệm lại cái bảng đen ngầm "gia đình Việt Cộng", trong lúc đó thì
bọn sĩ quan đàn em như Nguyễn VănThiệu, Đặng Văn Quang, Nguyễn Hữu Có...
có thời cơ leo lên vùn vụt. Lúc này, tôi nẩy ra cách thoát thân để được lòng tin
cậy của triều đình họ Ngô. Cuối năm 1957, tôi xin vô đạo Thiên Chúa, xin "cậu
út" Ngô Đình Cẩn nhận làm bố đỡ đầu (parrain) mặc dầu Cẩn chỉ hơn tôi dăm bẩy
tuổi..."
Trong khi đó, những thành
phần thuộc các tôn giáo khác nếu không chịu theo đạo, sẽ
hoặc là bị sa thải, hoặc là bị đưa vào các chức vụ hư
vị không có thực quyền như trường hợp Tướng Dương Văn Minh sau khi
đã thanh toán
xong loạn đảng Bình Xuyên và lực lượng Hòa Hảo của Tướng Ba Cụt, hoặc là bị hạ
sát một cách bí mật như trường hợp Tương Trình Minh Thế.
Về những sắc lệnh và quyết định làm cơ sở cho kế hoạch Ki-tô nhân dân để
cho có vẻ pháp lý làm bình phong cho dã tâm “biến miền Nam thành Công
Giáo hết trong vòng mười năm”, chính quyền Ngô Đình Diệm được lệnh phải ban hành những
sắc lệnh, dụ, hay luật trá hình làm căn bản pháp lý lừa gạt những người ít học
và để bật đèn xanh cho các tổ chức quân đội, công an, mật vụ và cảnh sát như đã
nói trên khởi tiến gấp rút và tiến hành mạnh mẽ kế hoạch Ki-tô hóa nhân dân miền
Nam bằng bạo lực. Những sắc lệnh, sắc luật, dụ hay luật này đều được sách sử ghi
lại rõ ràng. Sách Việt Nam Niên Biểu 1939-1975, Tập I-C: 1955-1963:
“11/1/1956: Sàigòn: Diệm ký Sắc Lệnh số 6 bắt
giữ bất cứ ai có hành động làm hại đến an ninh công cộng.
Theo tài liệu chính phủ, trong năm 1956 có khoảng 20 ngàn cán bộ CS bị
cải huấn tại trại tập trung. Đáng kể nhất là trung tâm Phú Lợi(6.000
người)” [24]
“21/8/1956: Sàigon: Diệm ra Sắc Luật 47: Lên án tử
hình những hành vi phá rối trị an có liên hệ với Cộng Sản.”[25]
“6/5/1959: Sàigòn: Diệm ban hành Luật 10/59 nhằm diệt
Cộng và thiết lập toà án quân sự lưu động để xét sử cán bộ Việt Cộng. Tòa án
này có quyền chung thẩm; dùng Dụ số 47 năm 56 để trừng trị Việt Cộng.”[26]
Tiếp theo là nhiều luật khác ác độc hơn được cho ra đời. Sự kiện này được
sách sử ghi lại đầy đủ và rõ ràng. Giáo sư Lê Xuân Khoa viết về những việc làm
này của chính quyền Ngô Đình Diệm trong cuốn Việt Nam 1945-1975 như sau:
“Ngoài ra, cần phải nhắc đến sắc lệnh số 10/62 hạn chế tự do cá
nhân do Tổng Thống ban hành ngày 16/5, qui định mọi cuộc hội họp hay tụ
họp dù là xum họp gia đình cũng phải có giấy phép của Sở Cảnh Sát địa phương.
Về mặt an ninh, từ tháng Giêng 1956 đã có sắc lệnh 6/56 của Tổng
Thống cho phép các cơ quan an ninh bắt giữ bất cứ người nào có hành động phương
hại đến an ninh quốc gia. Tháng Năm 1959, lại có đạo luật số
10/59 thiết lập Tòa Án Quân Sự Lưu Động để gia tăng hiệu lực ngăn chặn những
hoạt động khủng bố của cộng sản. Tháng Năm 1962, Tổng Thống lại ra Sắc Lệnh
số 11/62 thiết lập Tòa Án Quân Sự Mặt Trận tại ba Vùng Chiến Thuật với thẩm
quyền kết án chung thân mà người bị kết tội không được phép kháng cáo. Các
bản án tử hình đều được trình lên Tổng Thống xem xét và quyết định. Tất cả những
văn kiện pháp lý này đều có lý do là ngăn ngừa và trừng trị những hành động phá
hoại của cộng sản. Đó là một sai lầm chính trị quan trọng của Ngô Đình Diệm
không những làm suy yếu hàng ngũ quốc gia mà còn khiến cho nhiều người yêu nước
ở miền Nam đồng ý hợp tác với cộng sản. Thật khác hẳn với chủ trương liên
hiệp với những lãnh tụ quốc gia, dù chỉ là sách lược tạm thời, của Hồ Chí Minh
sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 để xây dựng và củng cố lực lượng kháng chiến chống
Pháp. Sách lược đó cũng đã được sử dụng thành công chống lại Ngô Đình Diệm mà
kết quả là sự ra đời của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam.
Trong những năm đầu của chính quyền Ngô Đình Diệm, chiến dịch tố cộng và
diệt cộng đã truy lùng và trừng phạt không những cán bộ cộng sản nằm vùng mà
còn cả những người đã đi theo Việt Minh chống Pháp mặc dù họ không phải là đảng
viên cộng sản. Những người này đã không chọn di cư ra Bắc sau khi Hiệp Định
Genève chia đất nước làm đôi, nhưng ngọai trừ một số rất ít, đều không ủng hộ
chính phủ Diệm. Cuối năm 1958, có tin là 1.000 người đã bị giết ở trại tập
trung Phú Lợi khiến Hà Nội tổ chức biểu tình phản đối và đòi Ủy Hội Quốc tế
Kiểm Sóat Đình Chiến (UHQT) điều tra. Thân nhân của nhiều cán bộ ra Bắc tập kết
cũng bị giữ, tra khảo và làm tiền bởi các viên chức địa phương. Tác giả Bùi Tín
nhắc lại những biện pháp hãi hùng đối với những nạn nhân của chiến dịch tố cộng:
“Các chiến dịch tố cộng, diệt cộng, với sắc lệnh 10/5, đưa máy chém
khắp các vùng để trừng trị các lực lượng cộng sản đang ẩn dấu trong dân. Hà Nội
gọi đó là cuộc chiến tranh một bên trong các tài liệu tổng kết.
Các chiến dịch tố cộng ở đồng bằng sông Cửu Long, ở Khu 5, bắt vợ con
những người “cộng sản” (thật ra phần lớn chưa hoặc không phải là cộng sản, chỉ
là những người kháng chiến chống thực dân Pháp) từ bỏ những người chồng đi tập
kết ra Bắc; những người kháng chiến cũ, gia đình họ bị quản thúc, kiểm sóat gắt
gao, gây nên một không khí rất căng thẳng.”
Đối với các đảng phái quốc gia có khả năng trở thành đối thủ trong cuộc
tranh giành quyền lực thì những cuộc thanh trừng đã được chính quyền Ngô Đình
Diệm thực hiện từ đầu năm 1955, trước khi dẹp yên loạn Bình Xuyên và những nhóm
tôn giáo đối lập. Ở miền Trung, vào tháng Ba (1955), Ngô Đình Cẩn đã dẹp xong
các mật khu của Đại Việt tại Ba Lòng (Quảng Trị) và Phú Yên. “Kế tiếp, bắt đầu
tiêu diệt các hệ Việt Nam Quốc Dân Đảng tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,
Kontum và nhiều tỉnh khác, trên 20 người bị bắt giữ, kể cả Trịnh Thể, Nguyễn
Tiến Long, Trần Bích Kiện, Hồ Văn Anh, Phan Thiệp (Quận Trưởng Tam Kỳ) cùng
nhiều giáo viên trường Khải Định Huế….”[27]
Vấn đề đặt ra là hầu như trong tất cả các nước tiền tiến cũng như các nước
đang mở mang hay chậm tiến ở khắp các lục địa Âu Châu, Mỹ Châu, Á Châu, nước
nào cũng cho lưu hành tự do về các sách hay tài liệu nói vể lý thuyết Karl Marx
và các phong trào Cộng Sản ở trên thế giới, nước nào cũng có cộng sản hoạt động,
hoặc là được tổ chức thành đảng, hoặc là quy tụ lại với nhau thành nhóm, công
khai tự nhận là những người cộng sản, không có quốc gia nào ban hành luật
cấm lưu hành các tài liệu hay sách báo nói về lý thuyết Karl Marx hay các phong
trào Cộng Sản, và cũng không có nước nào ban hành luật xử tử những người hoạt
động cho Cộng Sản như chính quyền miền Nam Việt Nam. Sự kiện này cho chúng ta
thấy rõ cái bản chất tàn ngược và dã man của chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình
Diệm nói riềng và Giáo Hội La Mã nói chung.