Giáo Hội có làm như vậy, thì tín đồ (nạn nhân) mới không còn khả năng thông
minh để nhìn ra tính cách cực kỳ phi lý, phi nhân bản, phản khoa học và bịp bợm
trong những tín lý Ki-tô. Có như vậy, tín đồ mới dễ dàng bị mê hoặc, không còn
tỉnh táo để nhìn ra tính cách chuyên chế, độc đoán, phỉnh nịnh, lừa gạt và bóc
lột ở trong những giáo luật, trong lời dạy, trong tập tục hay truyền thống trong
Giáo Hội La Mã. Có như vậy, tín đồ mới không còn đủ thông minh để nhìn ra sự
thật là Giáo Hội La Mã chỉ là một tập đoàn của những phương lưu manh buôn thần
bán thánh mượn danh Thiên Chúa hay Chúa Jesus khoác áo tôn giáo để vừa phỉnh
nịnh và lừa gạt, vừa hù dọa người đời để lùa họ vào cái tròng Ca-tô (Catholic loop)
làm lực lượng xung kích cho Giáo Hội sử dụng để củng cố và bành
trướng thế lực trong mưu đồ bá quyền thống trị toàn cầu và nô lệ
hóa nhân loại.
Vì bị điều kiện hóa như vậy cho nên tín đồ Ca-tô mới cho rằng Nếu KHÔNG tuyệt
đối tin tưởng vào tín lý Ki-tô hay không triệt để tuân hành những giáo luật và
truyền thống của Giáo Hội, THÌ SẼ BỊ Chúa trừng phạt đày xuống hoả ngục đời đời.
Trái lại, Nếu cứ nhắm mắt tin tưởng tuyệt đối vào bất kỳ những gì Giáo Hội rao
truyền và dạy bảo theo cái kiểu “phúc cho ai không thấy mà tin” (lời Giáo
Hội dạy), THÌ SẼ ĐƯỢC Chúa (mà thực ra là Giáo Hội) cho “lên thiên đưởng
hưởng nhan Chúa đời đời”.
Các nhà khoa học gọi những người bị mê hoặc và bị hù doạ như vậy là những
người “bị điều kiện hóa” giống như con chó ở trong phòng thí nghiệm của nhà bác
học Pavlov, vì rằng khi ở trong tình trạng như vậy, họ chỉ biết phát ngôn và hành
động theo lệnh truyền của những người hướng dẫn mà trong đạo Ca-tô gọi là những
người chủ chiên hay các linh mục.
Tại sao Giáo Hội La Mã lại gọi tín đồ của Giáo Hội là con
chiênvà những
người hướng dẫn tín đồ là linh mục?
Chiên là một loài thú thuộc loài ăn cỏ có bốn chân mà người Việt Nam còn gọi
là con cừu. Dân Việt Nam ta có thành ngữ “ngu như con cừu”. Con cừu là
con vật ngu nhất trong các loài thú ăn cỏ. Người ta nuôi nó chỉ để lấy lông làm
len may chăn (mền) hay quần áo, và để ăn thịt. Loài cừu không thể dùng làm những
công việc chuyển vận như kéo xe, kéo cày, kéo bừa như loài ngựa và trâu bò
và cũng không có đức trung thành như loài chó để dùng làm con vật canh giữ nhà
ở.
Qua chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ, Giáo Hội đã biến tín đồ của Giáo
Hội thành những người “ngu như con cừu” để cho Giáo Hội dễ bề mê hoặc và
lừa bịp bằng những tín lý cực kỳ hoang đường, dễ bề bóc lột bằng những hình thức
dâng lễ vật, và dễ bề sai khiến làm những việc thất nhân ác đức như kêu gọi họ
tình nguyện gia nhập vào các đạo quân thập tự khi Giáo Hội phát động chiến tranh
tiêu diệt các dân tộc theo các tôn giáo khác như trong thời Trung Cổ, hoặc là hô
hào họ gia nhập vào đạo quân thứ 5 nằm tiềm phục tại các xóm đạo chờ khi có lệnh
của Giao Hội thỉ nổi lên làm nội ứng chống lại đất nước và dân tộc gốc của họ,
hoặc là thúc giục họ phải tìm đủ mọi mánh mung chèn ép hay cưỡng bách người khác
tôn giáo phải theo đạo Ca-tô khi họ ở vào thế thượng phong hay có quyền trong
tay, v.v… . Những lời kêu gọi hay hô hào thiếu văn hóa và dã man này của Giáo
Hội được thể hiện ra qua Sắc Chỉ Romanus Pontifex được ban hành vào ngày
8/1/1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas IV (1447-1455) mà chúng tôi đã nêu lên
nhiều lần trước đây. Xin ghi lại đây một lần nữa để cho độc có ý niệm liên tục
về vấn đề này, khỏi mất công tìm kiếm:
“Sắc chỉ "Romanus Pontifex" do Đức (Giáo Hoàng) Nicholas V (1447-1455) ra
ngày 8 tháng Giêng năm 1454. Theo quyền lực Chúa ban và quyền lực của Tòa Thánh,
Đức Giáo Hoàng ban cho triều đình Lisbon (Bồ Đào Nha) "toàn quyền tự do xâm
lăng, chinh phục, chiến đấu, đánh giặc và khuất phục tất cả các quân Sarrasins
(tức người Ả Rập), các dân ngoại đạo và các kẻ thù khác của Giáo Hội, gặp bất cứ
nơi nào: được toàn quyền chiếm cứ tất cả các vương quốc, lãnh địa, vương hầu,
đất đô hộ và tài sản của chúng; toàn quyền chiếm đoạt tất cả của nổi và của chìm
của chúng và bắt tất cả chúng nó làm nô lệ vĩnh viễn."[7]
Để duy trì tín đồ luôn luôn ở trong tình trạng ngu dốt, chỉ biết cúi đầu tuân
phục, triệt để tuân hành những lời dạy và lệnh truyền của Giáo Hội, một hệ thống
quyền lực được thiết lập, trong đó, linh mục được trao cho nhiệm vụ hướng dẫn
họ, kiểm soát và kiềm chế họ để họ không được có tình ý riêng tư, nghĩa là không
để cho tín đồ có thì giờ nhàn rỗi để suy nghĩ hay đọc những tư tưởng gì khác với
tín lý Ki-tô hay lời rao truyền và dạy dỗ của Giáo Hội. Đối với Giáo Hội, các
linh mục phải luôn luôn tỏ ra mẫn cán và hết sức đắc lực trong nhiệm vụ này.
Chúng ta biết rằng, trong một quốc gia mà chính quyền và tất cả mọi phạm vi
sinh hoạt trong nhân dân đều do tôn giáo nắm giữ, kiểm soát, và người dân thì
ngu dốt, không biết sử dụng lý trí để hành xử hay bương chải để mưu sinh, thì
quốc gia đó sớm hay muộn cũng trở thành lạc hậu, chậm tiến và nhân dân tất nhiên
là nghèo khổ, khốn khó điêu đứng trăm bề. Cũng vì thế, như trên đã nói, ở cùng
một một lục địa (cùng một hoàn cảnh địa lý) với nhau mà người dân ở các nước
Châu Mỹ La-tinh đều ở vào tình trạng nghèo khổ, lạc hậu, chậm tiến nếu so với
người dân ở Bắc Mỹ như Canada và Hoa Kỳ, người dân ở Phi Luật Tân cũng ở trong
tình trạng nghèo khổ, lạc hậu, chậm tiến nếu so với người dân của các nước Thai
Lan, Miến Điện, Việt Nam, Đài Loan, Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên và Nhật Bản.
Tương tự như vậy, người dân ở các nước Nam Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ý
Đại Lợi (triền miên nằm dưới ách thống trị của chế độ cha cố) đều ở vào tình
trạng lạc hậu, chậm tiến, mức sống thấp kém nếu so với người dân ở các nước Âu
Châu khác nằm ở ngoài vòng kiềm tỏa của Giáo Hội La Mã.
Chính vì tình trạng này mà nhân dân Âu Châu, nạn nhân trực tiếp và sớm nhất
của Giáo Hội La Mã, nổi lên chống Giáo Hội liên tục từ thời Trung Cổ với những
phong trào như:
1.- Phong Trào Phục Hưng (1300-1650).- Phong Trào Phục Hưng còn được
gọi là Phong Trào Văn Hóa Phục Hưng. Đây là thời kỳ các bậc thức giả mạnh dạn
đứng lên chống lại văn hóa Ki-tô, chống lại chủ trương và hành động của Giáo
Hội La Mã trong việc kiểm soát, kiềm tỏa tư tưởng người dân ở Âu Châu, và cổ võ
chủ trương phải làm sống lại cái thời hoàng kim tự do tư tưởng của thời thượng
cổ (cổ đại). Sách lịch sử 10 ở bậc trung học phổ thông tại Việt Nam hiện nay
viết về phong trào này với nguyên văn như sau:
“Phong Trào Văn Hóa Phục Hưng đã đánh bại hệ tư tưởng lỗi thời phong kiến của
Giáo Hội Thiên Chúa Giáo, góp phần quan trọng giải phóng tư tưởng tình cảm con
người khỏi mọi sự kìm hãm và trói buộc của Giáo Hội, đề cao những giá trị tốt
đẹp cao quý của con người. Chủ nghĩa nhân văn ngày càng đóng vai trò chi phối
trong văn học nghệ thuật và cả trong mọi lãnh vực đời sống xã hội.
Văn hóa Phục Hưng là một bước tiến kỳ diệu trong lịch sử văn minh Tây Âu.
Những con người Phục Hưng đã đóng góp trí tuệ cà tài năng tuyệt vời của mình
bằng những tác phẩm và công trình bất hủ. làm phong phú kho tàng văn hóa nhân
loại.”[8]
2.-Phong Trào Đòi Cải Cách Tôn Giáo (The Reformation 1309-1648).
Song Song với Phong Trào Văn Hóa Phục Hưng là Phong Trào Đòi Cải Cách Tôn Giáo.
Phong trào này đòi Giáo Hội phải thay đổi chính sách cai trị và kêu gọi nhân dân
phải đứng lên chống lại Giáo Hội hay ly khai khỏi với Giáo Hội. Những nhân vật
tiên khởi các phong trào này là các ông John Wycliffe (1320-1384), John Huss
(1373-1415), Savonarola Girolamo (1452-1498), Martin Luther (1483-1546), Bruno
Giordano (1548-1600), v.v…Nhờ tinh thần dũng cảm, bất chấp cả sự nguy hiểm đến
bản thân, họ đã hiên ngang dám nói lên tất cả những sự thật của lịch sử và bộ
mặt thật ghê tởm của Giáo Hội. Do những hành động cao đẹp này mà các nhà viết sử
đã dành cho họ một chỗ ngồi hết sức cao trọng trong lịch sử chống lại Giáo Hội
La Mã và chống lại tất cả các bạo quyền đạo phiệt Ca-tô.
3.- Thời Đại Lý Trí (The Age of Reason 1500-1789).- Đây là thời đại mà
các bậc trí giả Âu Châu hăng say hô hào mọi người hãy sáng suốt, dùng lý trí và
lương tri để tìm hiểu sự vật, chỉ tin vào những gì hữu lý, có thật, và chỉ tin
vào những lý thuyết khoa học, chứ đừng tin vào những tín lý Ki-tô nhảm
nhí hoang đường nặng tính cách lừa bịp với dã tâm mê hoặc lòng người, hoặc là
nặng tính cách khủng bố và hù dọa người đời nhằm củng cố quyền lực chuyên chính.
Những nhân vật nổi bật trong phong trào này là các vĩ nhân như các ông
Thomas Hobbes (1588-1679), John Locke (1632-1704), (Montestquieu (1689-1755),
Voltaire (1694-1778), Jean Jacques Rousseau (1712-1778), Georges Jacques Danton
(1759-1794), Francois Robespierre (1758-1794), Saint-Just (1767-1794), Dennis
Diderot (1713-1784), Thomas Paine (1737-1809), Thomas Jefferson (1743-1826), và
sau đó lại có nhiều người khác nữa, chẳng hạn như Lamartine (1790-1869), Victor
Hugo (1802-1885), v.v…. Họ tự nhận là những người theo một tôn giáo mới là “tự
nhiên thần giáo” (deism) và cực lực chống lại hệ thống tín lý Ki-tô nặng tính
cách bịp bợm, phi nhân bản, phản nhân quyền, phản khoa học của Giáo Hội La Mã.
Các nhà viết sử đều ghi nhận rằng họ là cha đẻ ra những tư tưởng cách mạng, đặt
nền móng cho các chế độ dân chủ ngày nay. Cũng vì thế mà chúng ta không lấy gì
làm ngạc nhiên khi thấy rằng trước và sau khi trở thành Hoàng Đế nước Pháp,
Napoléon Bonparte vẫn thường hãnh nhiện tự nhận là đứa con tinh thần của
Voltairie và đứa con của Cách Mạng Pháp 1789.
Phong trào lý trí càng lên cao thì Giáo Hội càng tức tối, càng lồng lộn quyết
tâm hủy diệt họ về cả uy tín lẫn thể xác (nhưng không còn khả năng làm
được như ý muốn) và càng ra công vơ vét tiền bạc và tài sản cho đầy túi tham.
Về uy tín, Giáo Hội ra lệnh cho bộ máy tuyền truyền ở các địa phương
mở chiến dịch chụp mũ và bôi lọ các nhà trí thức này bằng cách gọi họ là “bọn vô
thần”, “vô thần chống Chúa” rồi gán họ đủ mọi thứ xấu xa với mục đích tạo cho
tín đồ và người dân ít học những ấn tượng hết sức xấu xa về họ. Nói về “Vô
Thần”, trong bài viết “Không Thần” và “Có Thần” đăng trên sachhiem.com vào ngày 10/7/2007, Giáo-sư Trần
Chung Ngọc viết:
“Giáo hội cũng tận dụng mọi phương tiện truyền thông tuyên truyền để tẩy
não đám tín đồ thấp kém, cấy vào đầu óc họ một ý niệm là “Vô thần tất nhiên phải
xấu, chỉ có tôn giáo “hữu thần” mới là tốt” trong khi sự thực lại trái ngược hẳn
lại.
Những người vô thần nổi tiếng từ xưa tới nay đều là những bậc thông thái,
có đạo đức, chứ không tàn bạo, ngu đần, vô đạo đức như một số giáo hoàng thờ
thần trong cái tôn giáo thờ thần là Công giáo như lịch sử đã chứng minh. [Sẽ
được chứng minh trong bài viết về “Lịch Sử Một Số Giáo Hoàng”] Và trong
những xã hội Ki Tô Giáo “hữu thần”, tỷ lệ những tội ác như giết người, cướp của,
loạn luân, con giết cha mẹ, cha mẹ giết con, ma túy v..v.. đã vượt trội những xã
hội “vô thần”.
Thật ra, theo định nghĩa thì, Vô thần chỉ có nghĩa là không tin, từ
chối, không chấp nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa (Atheism = Disbelief in or
denial of the existence of God). Thiên Chúa ở đây phải hiểu là Thiên Chúa của
Ki Tô Giáo. Vô thần không có nghĩa là chống Thiên Chúa, vì chống một cái không
hiện hữu là một chuyện vô ích. Nói cho đúng ra, Vô Thần, nếu có chống, là
chống sự mê tín của con người vào một Thiên Chúa do chính con người bày đặt ra.”
Thật vậy, như Voltaire đã nhận định: “Vô Thần là thói xấu của một số ít
những người thông minh” (Atheism is the vice of a few intelligent people) và
trên thực tế, Vô Thần là kết quả tiến bộ trí thức của con người, như Frank E.
Tate đã tuyên bố như sau:
“Suốt cuộc đời tôi, tôi đã tiến bộ từ một người sùng tín đến một người
theo thuyết “bất khả tri” và bây giờ là một người vô thần. Tôi dùng từ
“tiến bộ” vì tôi tin rằng đó thực sự là một sự tiến bộ, tiến từ sự chấp nhận mù
quáng vào một huyền thoại phi lý đã lỗi thời đến sự nghi ngờ và sau cùng đến sự
từ bỏ và không còn tin nữa.
Chính cái huyền thoại đó – cuốn Thánh kinh Do Thái – Ki Tô – là một
cuốn ghi chép kinh hoàng về những cuộc đổ máu, dâm dật, và cuồng tín không
đếm xỉa gì đến đời sống và sự an sinh của những người nào không bày tỏ niềm tin
mù quáng của mình vào những giới luật được trình bày qua những lời lẽ mâu thuẫn
và không thể nào xảy ra được.”
“(During my lifetime I have progressed from being a “believer,” to being
an agnostic and now an atheist. I use the word “progress” because I believe it
to be true progress to go from blind acceptance of an outdated illogical
mythology to doubt and finally to denial and disbelief...
The myth itself – the Judeo-Christian Bible – is a shocking account of
bloodshed, lust, and bigoted disregard for the lives and well-being of all
peoples who do not profess a blind belief in the precepts presented in such
impossible and contradictory terms.)”[9]
Về thể xác, Giáo Hội sử dụng các chính quyền đạo phiệt tay sai để truy
lùng và tru diệt họ như Giáo Hội đã làm đối với những người bị Giáo Hội gán cho
là “tà giáo’, là “phù thủy” từ thế kỷ 4 cho đến lúc bấy giờ, và còn tiếp tục làm
như vậy cho đến ngày nay (nếu có hoàn cảnh). Thế nhưng, vào thời kỳ này, quyền
lực của Giáo Hội ở Pháp, ở Bắc Âu và ở Đông Âu đã bị suy yếu rất nhiều vì thế
lực của Tin Lành càng ngày càng mạnh. Cho nên Giáo Hội không thể tóm cổ và xử lý
họ như Giáo Hội đã tóm cổ và xử lý các ông John Huss (1373-1415), Savonarola
Girolamo (1452-1498), Bruno Giordano (1548-1600) và nhà bác học Galileo Galilei
(1564-1642).
Như đã trình bày ở trên, các tư tưởng gia tự xưng là tín đồ “tự nhiên thần
giáo” bị Giáo Hội gán cho là vô thần, không những đã không làm điều gì xấu xa
hay tàn ác, trái lại, họ còn dám xả thân liều chết hô hào mọi người hãy hành xử
theo lý trí để khỏi bị (Giáo Hội) mê hoặc và lừa bịp bằng những tín lý Ki-tô.
Hơn nữa, qua những tư tưởng cùng việc làm của họ, họ quả thật là ân nhân, là cứu
tinh của nhân loại. Vì vậy mà lịch sử đã tôn vinh họ là những vĩ nhân của loài
người. Những người biết sử dụng lý trí và hiểu biết lịch sử thế giới đều biết rõ
sự thực là như vậy, vì rằng cho đến ngày nay, sách sử đều ghi nhận những người
như Galileo Galilei (1564-1642), Johannes Kepler (1571-1630), Isaac Newton
(1642-1727), John Lock (1632-1704), Voltaire (1694-1778) [tên thật là Francois
Arouet], Dennis Diderot (1713-1784), Montesquieu (1689-1755) Jean Jacques
Rousseau (1712-1788), v.v… như là những vĩ nhân và ân nhân của nhân loại. Chính
vì vậy mà, ngoại trừ Giáo Hội La Mã và nhũng tín đồ Ca-tô cuồng tín hay những
người ít học, những người bình thường và có lý trí đều tỏ lòng khâm phục và
kính trọng họ.
Thiết nghĩ rằng, chẳng cần phải là những bậc vĩ nhân hay các danh nhân đã
được nêu lên trên đây, Nếu KHÔNG có lòng vị kỷ, tham lợi, háo danh, KHÔNG có ý
định hay hành động cưỡng bách người khác phải làm theo ý muốn của mình, KHÔNG có
ý nghĩ hay hành động tàn ngược bắt nạt và sát hại những người khác để chiếm đoạt
tài sản, KHÔNG hãm hiếp đàn bà con gái, KHÔNG chiếm đoạt quyền lực một cách bất
chính như Giáo Hội La Mã đã làm, và đăc biệt KHÔNG cúi mặt gục đầu cam tâm làm
tay sai cho quân cướp ngoại thù, đành lòng chống lại tổ quốc và dân tộc, THÌ
dù là vô thần cũng vẫn phải được coi là lương thiện, hiền lành, đáng được ca
ngợi và tôn vinh là thánh thiện, đáng được nêu gương cho mọi người theo đó mà
hành xử.
Thực ra, những người tự xưng là vô thần hay bị gán cho là vô thần là những
người “không chấp nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa” và “chống sự mê
tín của con người vào một Thiên Chúa do Giáo Hội La Mã bày đặt ra.” Như vậy,
họ hoàn toàn chỉ là những người biết sử dụng lý trí để hành xử. Nhờ vậy, họ mới
biết rõ bộ mặt thật ghê tởm của Giáo Hội. Chính vì biết rõ bộ mặt thật ghê tởm
của Gíao Hội, cho nên Giáo Hội mới coi họ như là kẻ tử thù và tìm đủ mọi cách
tru diệt họbằng bất cứ giá nào
về thanh danh hay uy tín
cũng như về thể xác. Nhưng vì vào thời kỳ này, các chính quyền Pháp, Đức cũng như ở nhiều
nướci
khác ở Âu Châu không còn tuyệt đối tuân phục Tòa Thánh Vatican nữa, cho nên
Giáo Hội không thể trừng trị họ như Giáo Hội đã làm đối với những ngươi như John
Huss (1373-1415), Savonarola Girolamo (1452-1498), Bruni Giordano (1548-1600),
Galileo Galilei (1564-1642) và hàng triệu nạn nhân người Âu Châu khác trước đó
không bao lâu. Cùng một nhận xét như trên, trong cùng bài viết “Không Thần” và
“Có” Thần”, Giáo-sư Trần Chung Ngọc viết:
Tôi nghĩ rằng vài tài liệu như trên cũng đủ để cho chúng ta phân biệt được
thế nào là “vô thần” và thế nào là “hữu thần”. Sau đây chúng ta sẽ thử xem
trong lịch sử thế giới những ai là “vô thần”.
Trước hết là Đức Phật, Đức Khổng Tử, Lão Tử ở Đông Phương trong thế kỷ 6
trước thường lịch. Cùng thời với 3 nhân vật vĩ đại của nhân loại trên, chúng ta
thấy Simonides, một thi sĩ Hi Lạp. Rồi sau đó là Empedocles, Aristotle, triết
gia Hi Lạp; Demosthenes, nhà hùng biện thành Athenes; Epicurus, triết gia Hi
Lạp; Lucretius, triết gia La Mã; Statius, Thi sĩ La Mã. Tất cả những nhân vật
có tên trong lịch sử trên đều sinh ra trước Giê-su. Trong cuốn Đức Tin Công
Giáo, Giao Điểm xuất bản năm 2000, trong phần phụ lục, tôi đã đưa ra danh sách
75 danh nhân trí thức Âu Mỹ có thể xếp vào hạng những người vô thần. Phần này
cũng đã được đưa lên trang nhà Giao Điểm.
Bây giờ chúng ta hãy kể vài nhân vật “hữu thần” nổi danh trên thế giới.
Hiển nhiên các giáo hoàng, hồng y, tổng giám mục, linh mục là những người “hữu
thần” bậc nhất. Mở danh sách các giáo hoàng ra chúng ta thấy có bao nhiêu giáo
hoàng nổi tiếng trên thế giới, thuộc loại “lưu danh muôn thuở” hay “lưu xú vạn
niên”.? Lloyd M. Graham đã viết trong cuốn Những Dối Trá và Huyền Thoại Của
Thánh Kinh (Deceptions and Myths of the Bible): “Đối với hàng triệu linh hồn
bị lạc dẫn...một ngàn năm tội ác và đồi bại (của giáo hội Công giáo) được làm
nhẹ đi qua lời giải thích hời hợt là “chỉ có vài giáo hoàng xấu”. Nếu những
người giải thích như vậy mà lương thiện, họ phải thừa nhận rằng thật ra chỉ có
vài giáo hoàng tốt” (For millions of misguided souls..., a thousand years
of crime and corruption are glossed over with the statement, “There were a few
bad popes.” Were their informers honest they would admid there were a few
good). Sau đây là một thí dụ điển hình: Edward Gibbon (1737-1794), một Sử gia
người Anh đã viết: “Những tội nghiêm trọng nhất đã bị dẹp bỏ, Người đại diện
của Chúa Ki Tô (Giáo hoàng John XXIII, 1414) chỉ bị kết tội là ăn cướp, sát
nhân, hãm hiếp, giao hợp đồng giống, và loạn luân (The most serious charges
were suppressed; the Vicar of Christ (Pope John XXIII, 1414) was accused only of
piracy, murder, rape, sodomy, and incest.) Một số chi tiết về các giáo hoàng
đồi bại này đã được trình bày trong cuốn Đức Tin Công Giáo, chương II, tôi không
nhắc lại ở đây nữa. Ngoài ra chúng ta còn phải kể Hitler, Mussolini, Franco,
Pétain, MacCarthy, Von Papen, Himmler, Goebbels, Palevich v..v.., tất cả đều là
những người “hữu thần”. Nhưng tội ác của họ đối với nhân loại ra sao? Công
Giáo “hữu thần”, nhưng Công Giáo đã gây nên bao nhiêu thảm trạng cho nhân loại?
Riêng về Việt Nam thì những ai là “vô thần” theo nghĩa không biết đến,
không tin, không công nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa của Ki Tô Giáo? Hai Bà
Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quốc sư Vạn Hạnh, Lý Thường Kiệt, Trần Bình
Trọng, Lý Thái Tổ, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Chu Văn
An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng, Hồ Chí Minh
v...v... Những bậc tiền nhân này đã làm gì cho nước Việt nếu không phải là có
công đánh đuổi xâm lăng, bảo toàn chủ quyền, nền độc lập quốc gia, hoặc làm rạng
danh nền văn hóa Việt Nam? Còn những kẻ “hữu thần” là ai? Pétrus Ký, Nguyễn
Trường Tộ, Paulus Của, Trần Bá Lộc, Nguyễn Thân, Trần Lục, Ngô Đình Khả, Nguyễn
Bá Tòng, Lê Hữu Từ, Phạm Ngọc Chi, Hoàng Quỳnh v..v.. Họ là ai? Toàn là Việt
gian bán nước, theo giặc chống lại tổ quốc, hoặc cuồng tín, nô lệ Vatican như
Ngô Đình Diệm?
Ai có thể phủ nhận hay biện minh cho sự kiện bán nước của Công Giáo qua
văn kiện có tính cách khẳng định sau đây của chính Giám mục Puginier, được
trích dẫn trong cuốn Catholicisme et Sociétes Asiatiques của Alain Forrest và
Yoshiharu Tsuboi:
"Giám Mục Puginier viết rằng: "Không có các thừa sai và giáo dân Ki Tô
Giáo thì người Pháp cũng giống như những con cua đã bị bẻ gẫy hết càng. Thí
dụ như vậy, tuy tầm thường mộc mạc nhưng không kém phần chính xác và mạnh mẽ.
Thật vậy, không có các thừa sai và giáo dân Ki Tô Giáo, người Pháp sẽ bị bao
vây bởi toàn là kẻ thù; họ sẽ không thể tin cậy vào một ai; họ sẽ chỉ nhận
được những tin tức tình báo sai lầm, cung cấp với ác ý để phá hoại tình thế của
họ; họ sẽ bị đẩy vào tình trạng không thể hoạt động được gì và sẽ phải hứng
chịu những thảm họa thực sự một cách nhanh chóng. Địa vị của họ ở đây sẽ
không giữ nổi được nữa, và họ sẽ bị buộc phải rời khỏi xứ, nơi đây quyền lợi
và ngay cả sự hiện diện của họ sẽ bị nguy hại."
(Sans les missionnaires et les chrétiens, écrit Mgr. Puginier, les
Francais seraient comme les crabes auxquels on aurait cassé toutes les pattes.
La comparaison, pour être triviale, ne manque pas de justesse et de force. En
effet, sans les missionnnaires et les chrétiens, les Francais se verraient
entourés d'ennemis; ils ne pouraient se fier à personne; ils ne recevraient que
de faux renseignements, méchamment donnés pour compromettre leur situation; ils
se trouveraient donc réduits à l'impossibilité d'agir et seraient rapidement
exposés à des vrais désastres. Leur position ici ne serait plus tenable, et ils
ne verraient forcés de quitter un pays où leurs intérêts et leur existence même
serait compromis.)
Ai có thể phủ nhận hay biện minh cho hành động bán nước của linh mục
Trần Lục, người dẫn 5000 giáo dân đi tiếp tay, hỗ trợ quân đội Pháp để hạ trung
tâm kháng chiến Ba Đình của Đinh Công Tráng? [Xin đọc Thập Giá Và Lưỡi Gươm của
LM Trần Tam Tĩnh].
Ai có thể phủ nhận hay biện minh cho sự kiện là giám mục Lê Hữu Từ đã theo
lệnh chống Cộng của giáo hoàng Pius XII, nhận vũ khí của Pháp khi Pháp trở lại
Việt Nam, tổ chức những “khu tự trị” (sic) Phát Diệm, Bùi Chu để giết dân ngoại
đạo vô tội, đi cướp phá các làng “lương”” dưới chiêu bài chống Cộng sản Vô Thần.
Vậy thì giữa “vô thần” cứu nước và làm rạng danh nước, và “hữu thần” nô
lệ ngoại bang, phản bội quốc gia, người dân Việt nên chọn thứ nào? 93% dân
Việt đã chọn “vô thần”, còn 7% chọn “hữu thần”.Viết như trên
không có nghĩa là tất cả 7% người dân Việt theo Công giáo đều là những người bán
nước, phản bội quốc gia. Phần lớn họ là nạn nhân của một nền thần học ru ngủ
xảo quyệt, không đủ trí tuệ để nhận ra bộ mặt thật của tôn giáo họ, ham hố một
sự “cứu rỗi” không tưởng, tin theo luận điệu bịp bợm của giáo hội như giáo hoàng
là đại diện của Chúa trên trần, “Cha cũng như Chúa” có quyền tha tội hay cầm giữ
tội của họ v..v.., cho nên đã nhắm mắt theo lệnh của những linh mục đầy tớ của
Vatican mà không ý thức được những hành động phản quốc của mình.Họ đáng
thương hơn là đáng trách. Nhưng chính điều này đã chứng tỏ rằng “hữu thần”
hoàn toàn không có gì có thể gọi là đạo đức hơn hay tốt đẹp hơn “vô thần” nếu
không muốn nói là còn kém xa.”[10]
Vì vào thời kỳ này, quyền lực của Giáo Hội ở Pháp, ở Bắc Âu và ở Đông Âu đã
bị suy yếu rất nhiều do thế lực của Tin Lành càng ngày càng mạnh, Giáo Hội không
thể tóm cổ và trừng trị họ như ý muốn của Giáo Hội. Vì thế,
về mặt tấn công, Giáo Hội mới dùng
cái loa tuyền truyền vu khống cho họ đủ điều xấu xa để bêu
riếu, rủa xả miệt thi, chửi bới và nguyền rủa họ với dã tâm gây
cho tín đồ có ấn tượng xấu xa về họ, và về mặt thế thủ, Giáo Hội đưa ra
quái chiêu nhồi sọ tín đồ rằng “Niềm tin tôn giáo không cần đến sự can
thiệp của lý trí và cũng không cần đến sự can thiệp của ánh sáng khoa học.
” Đồng thời, Giáo Hội cũng luôn luôn nhắc nhở tín đồ phải ghi lòng tạc dạ
hai câu nói “Phúc cho ai không thấy mà tin” và “Chỉ cần có
niềm tin (tin vào Giáo Hội) bằng hạt cải, thì có thể bứng cả trái núi quăng
xuống biển.”
Câu nói chót trên đây là lấy trong Matthew (21:18-22) trong chuyện cây vả bị
Chúa Con Jesus “Toàn Năng, Toàn Thiện” và “lòng lành vô cùng” nguyền rủa cho khô
héo chỉ vì nó không sinh trái vào lúc Chúa đang lúc đói lòng đi qua đó. Nguyên
văn của câu nói này như sau: “Đức Chúa Jesus đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng
các ngươi, nếu các ngươi có đức tin, và không nghi ngờ chi hết, thì chẳng những
các ngươi làm được điều đã làm cho cây vả mà thôi, song dầu các ngươi biểu hòn
núi rằng: Hãy cất mình lên và quăng xuống biển, điều đó cũng sẽ làm được. Trong
khi cầu nguyên, các ngươi lấy đức tin xin việc gì bất kỳ, thẩy đều được
cả.”(Matthew (21:21-22).
Nguời Việt Nam ta có câu nói “Cái kim trong giẻ lâu ngày cũng lòi ra”.
Ngụ ý của câu nói này là “Hễ nói láo thì sớm muộn rồi cũng lòi đuôi ra.” Câu
chuyện cây vả trên đây đã phơi bày tính cách bịp bợm trong lời dạy “Chúa Bố
Jehovah, Chúa Con Jesus Toàn Năng Toàn Thiện” của Giáo Hội. Những người biết sử
dụng lý trí không thể nào lại không đặt ra vấn đề là “TẠI SAO Chúa Con Jesus đã
“TOÀN NĂNG” lại bất lực, không thể làm cho cây vả sinh trái cho Chúa ăn đỡ khi
Chúa đói lòng?” TẠI SAO Chúa Con Jesus đã “TOÀN THIỆN” và “lòng lành vô cùng”
lại đang tâm làm cho cây vả khô héo đi chỉ vì nó không sinh trái cho Chúa ăn khi
Chúa đói lòng? Rõ ràng là câu sau đá ngược câu trước.
Thế nhưng, tín đồ Ca-tô, đặc biệt là tín đồ Ca-tô người Việt, đâu có biết sử
dụng lý trí mà đặt ra những vấn đề như trên! Cũng nên biết là thường thường mỗi
một tín lý Ca-tô hay lời dạy của Giáo Hội La Mã cũng đều có chứa đựng một gian
ý hoặc là lừa bịp hoặc là vơ vào ở trong đó.
Giả dụ như tất cả tín đồ Ca-tô đều biết sử dụng lý trí để tìm hiểu những tín
lý Ca-tô, tìm hiểu những giáo luật và lời dạy của Giáo Hội, thì họ sẽ không
ngần ngại gì mà dứt khoát giã từ cái “Giáo Hội Khốn Nạn” này (Nhiều tác giả,
Vatican Thú Tội và Xin Lỗi, (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000), tr. 92, giống
như những trường hợp của các ông Charlie Nguyễn, Giuse Phạm Hữu Tạo, Bác-sĩ
Nguyễn Văn Thọ và hàng trăm triệu tín đồ Ca-tô khác ở Âu Châu, ở Bắc Mỹ và ở
nhiều nơi khác. Nếu như thế, chắc chắn là Giáo Hội La Mã sẽ phải giải thể. Thực
ra, ngày đó cũng không xa lắm đâu!
Kể từ đó, Giáo Hội dồn hết nỗi lực vào việc dạy dỗ tín đồ rằng “đừng nghe
những lời hô hào của các đại tư tưởng gia của Thời Đại Lý Trí”, rằng, “Niềm
tin tôn giáo không cần đến sự can thiệp của khoa học và lý trí.” Cho đến
ngày nay, những lời dạy này của Giáo Hội vẫn còn được nhắc đi nhắc lại ở trong
các nhà thờ Ca-tô giáo cũng như ở trong các công đồng Ca-tô người Việt.
Song song với việc lên án gay gắt, dè bỉu và gièm pha các đại tư tưởng gia
của thời Đại Khoa Học và Lý Trí, Giáo Hội còn kịch liệt lên án các quyền tự do tôn
giáo, quyền tự do giáo dục, quyền sống và quyền làm người của mọi người dân.
Những quyền này đã được các đại tư tưởng gia trong Thời Đai Lý Tri gọi là quyền
tự nhiên của con người và đặt lên hàng đầu trong mục tiêu tranh đấu của họ. Đồng
thời, Giáo Hội cũng dồn hết nỗ lực vào việc lấn chiếm giành độc quyền về
giáo dục để khống chế chương trình học với dã tâm là để nhồi sọ tin đồ, rèn
luyện thanh thiếu niên theo ý đồ của Giáo Hội với mục đích kìm hãm họ trong
vòng tối tăm ngu dốt giống như con cừu mà Giáo Hội gọi là con chiên. Có ngu như
con cừu thì tín đồ mới tuyệt đối tin tưởng vào những tín lý Ki-tô láo khoét của
Giáo Hội. Có như vậy thì Giáo Hội mới có đất nương thân để mà tồn tại.
Tất cả những gì trình bày trên đây đều là những sự thật lịch sử.Tất cả những
sự thật lịch sử này đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách Roman Catholicism
viết
“Danh sách những điều sai lầm: Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878)lên án những phong trào đòi tự do tôn giáo, tự do hành động theo lương tâm,
tự do ngôn luận, tự do báo chí, lên án cả những khám phá về khoa học nếu không
được sự chấp thuận của Giáo Hội La Mã và khẳng định quyền lực của Giáo Hoàng
phải bao trùm lên trên quyền lực của các nhà cầm quyền thế tục.” Nguyên
văn: “Syllabus of Errors, proclamed by pope Pius IX,
and ratified by the Vatican council, condemned freedom of religion, conscience,
speech, press, and scientific discoveries which are disapproved by the Roman
Church, asserted the pope’s temporal authority over all civil rulers.”[11]
Giáo-sư Lý Chánh Trung viết trong cuốn Tôn Giáo Và Dân Tộc như sau:
“Giáo Hội cần có một nền giáo dục công giáo độc lập như một môi trường
thiết yếu, không những để truyền bá giáo lý mà còn để đào tạo thanh thiếu niên
theo tinh thần công giáo.”[12]
Cũng trong tác phẩm này, nơi trang 76, ông ghi nhận:
“Đức Giáo Hoàng Grégore XVI (1831-1846) đã gọi tự do báo chí là “thứ tự do
tai hại nhứt, đáng ghét nhứt, kinh tởm nhứt mà một số người dám đòi hỏi một cách
ồn ào cuồng nhiệt và quảng bá khắp nơi…”[13]
Đồng thời, cũng từ đấy, Giáo Hội càng tích cực sử dụng những mánh mung và thủ
đoạn gian ác để vơ vét, bóc lột và tích lũy tài sản cho đầy túi tham. Ngoài
những thủ đoạn làm tiền bất chính trắng trợn nhất như là Bán thánh (simony), bán
chức vụ (selling office) trong chính quyền, từ đầu thế kỷ 16, Giáo Hội còn đưa
phát minh ra một mánh mung làm tiền mới là bán chứng thư xá tội (indulgences) cho
những tín đồ cuồng tín ngu dốt, lấy tiền chi phí cho bộ máy đàn áp nhân dân của
Giáo Hội, chi phí cho những việc làm phô trương cái oai thế của Giáo Hội để lòe
bịp người đời qua việc xây cất những ngôi nhà thờ vĩ đại với những tháp chuông
cao chót vót lên đến tận lưng trời, và chi phí cho cuộc sống huy hoàng, ăn chơi
đàng điếm, loạn luân, dâm loàn của các giáo hoàng và các ông chức sắc cao cấp
trong Giáo Hội (như đã trình bày đầy đủ trong Mục VI, Phần I trong bộ sách này).
Tình trạng này khiến cho nhân dân Âu Châu còn nằm trong vòng kèm tỏa của Giáo
Hội vốn đã đói khổ điêu linh lại càng trở nên đói khỏ điêu linh hơn nữa và càng
trở nên căm phẫn và thù ghét Giáo Hội nhiều hơn. Lời phát biểu của nhà báo
Jacques René Hebert (Nov. 15, 1757- March 24, 1794) cho chúng ta thấy rõ sự kiện
này:
“Các bạn người Pháp, các bạn hãy nói cho tôi nghe xem có được không. Nếu
cái người mà các bạn gọi là Đức Thánh Cha cướng quyết chống lại luật pháp của
các bạn, các bạn có ngu xuẩn và hèn hạ đến độ phải từ bỏ luật pháp của các bạn
không?. Các bạn hy vọng gì ở một ông Giáo Hoàng? Đ.M Giáo Hoàng, hãy tin ở tôi
đi, bây giờ là đến lượt các bạn; cả trong mười thế kỷ qua, Giáo Hoàng đã áp bức
các bạn quá nhiều rồi.". Nguyên văn: “Tell me, Frenchmen, is it
possible? if that man you call the Holly Father takes it into his head to oppose
your laws, do you dare, are you stupid and base enough, to give them up? What do
you expect from a Pope? Screw the Pope, believe me; it is your turn at last; for
ten centuries the Pope has screwed you."[14]
4.- Thời Đại Cách Mạng Dân Chủ (The Age of Revolutions 1603-1815).-
Tới đầu thế kỷ 17, lòng căm phẫn và thù ghét của nhân dân Âu Châu đối với Giáo
Hội La Mã đã lên tới tận trời xanh. Vì thế mà lúc đó mới phát sinh ra Thời Đại
Cách Mạng Dân Chủ với chủ trương hô hào cổ võ mọi người hãy mạnh bạo đứng lên
làm cách mạng và dùng những biện pháp mạnh để đối phó với Giáo Hội, trừng trị
bọn tu sĩ và tín đồ Ki-tô ngoan cố. Những biện pháp mạnh này là:
a.- Xóa bỏ chế độ đạo phiệt (chế độ cha cố) hiện tại để thiết lập chính quyền
cách mạng dân chủ với một chính quyền của dân do nhân dân bầu lên để phục vụ cho
quyền lợi của đại khối nhân dân bị trị và loại bỏ tất cả mọi mối liên hệ và ảnh
hưởng của tôn giáo.
b.- Tịch biên toàn bộ tài sản của Giáo Hội La Mã.
c.- Tước bỏ tất cả mọi đặc quyền đặc lợi dành cho Giáo Hội La Mã và giai cấp
tu sĩ Ca-tô trong đó có thuế thập phân (tithe).
d.- Tách rời giáo quyền (tôn giáo) ra khỏi thế quyền (chính quyền).
e.- Ban hành một hiến chế dân sự cho giới tu sĩ, trong đó tu sĩ được coi như
là bình đẳng trước pháp luật giống như tất cả người dân khác ở trong nước và
phải có nghĩa vụ đối với đất nước, phải trung thành với hiến pháp, chứ không
phải trung thành với Tòa Thành Vatican hay Giáo Hội La Mã. Tại Pháp, việc này
đưa đến việc thiết lập một Giáo Hội Pháp tách rời khỏi Giáo Hội La Mã giống như
Giáo Hội Anh được thành lập vào giữa thập niên 1530.
f.- Tước bỏ hết tất cả mọi đặc quyền đặc lợi dành cho giới qúy tộc,
g.- Xòa bỏ tất cả mọi tục lệ phong kiến phát sinh từ những truyền thống Ki-tô
giáo mà ra.
h.- Xóa bỏ tất cả mọi bất công trong xã hội để thực thi lý tưởng bình đẳng
(trong xã hội) tự do (cho nhân dân) và bác ái (đối với tất cả mọi người, chứ
không phải chỉ bác ái đối với “dân Chúa” mà thôi).
i.- Trừng phạt nghiêm khác tất cả các phần tử ngoan cố mưu đồ phục hồi quyền
lực của Giáo Hội La Mã.
Tất cả những biện pháp mạnh trên đây đã được Cách Mạng Pháp 1789 triệt để thi
hành và được nhân dân các quốc gia nạn nhân của Giáo Hội noi gương đứng lên làm
Cách Mạng chống lại Giáo Hội và trừng trị bọn người lưu manh buôn thần bán thánh
đội lốt thày tu có mưu đồ phục hồi quyền lực cho Giáo Hội. Vấn đề này sẽ được
trình bày đầy đủ ở Phần VII.
Trên đây là bộ mặt thật của Giáo Hội La Mã và sự thật về những cuộc tranh đấu
của nhân dân Âu Châu đứng lên chống lại Giáo Hội La Mã để đòi lại quyền làm
người. Thế những, với kinh nghiệm gần hai ngàn năm lăn lộn trên sân khấu chính
trị, Giáo Hội có cả trăm phương ngàn kế để luồn lách và cấu kết với cường quyền,
đặc biệt là cấu kết với các đế quốc thực dân xâm lược như Bồ Đào Nha, Tây Ban
Nha, Pháp và Bỉ để bành trướng thế lực sang các lục địa Phi Châu, Mỹ Châu
La-tinh và Á Châu. Đây là nguyên nhân tại sao quyền lực của các đế quốc Bồ Đào
Nha, Tây Ban Nha, Bỉ và Pháp vươn tới đâu thì quyền lực Giáo Hội La Mã vươn tới
đó. Tại Mỹ Châu La-tinh và Phi Luật Tân, chúng ta thấy Giáo Hội La Mã và đế quốc
Tây Ban Nha luôn luôn khắng khít với nhau. Giáo Hội La Mã, và đế quốc Bồ Đào Nha
cũng vai kề vai với Giáo Hội La Mã như vợ với chồng tại Ba Tây và các thuộc điạ
khác của đế quốc này ở Phi Châu, ở Châu Á và ở Châu Đại Dương. Các thuộc địa của
Bỉ ở Phi Châu cũng giống như vậy.