●   Bản rời    

VATICAN:CH62- Hoa Kỳ Nỗ Lực Củng Cố và Bảo vệ An Ninh cho ông Ngô Đình Diệm (Nguyễn Mạnh Quang)

GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH62.php

20 tháng 12, 2008

 

CHƯƠNG 62


HOA KỲ NỖ LỰC CỦNG CỐ QUYỀN LỰC VÀ
BẢO VỆ AN NINH CHO ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM


Ngay khi ông Diệm sắp được đưa về Việt Nam cầm quyền,  Hoa Kỳ đã dồn nỗ lực vào việc củng cố quyền lực và bảo vệ cho ông Ngô Đình Diệm. Hoa Kỳ cũng làm như vậy khi đưa ông Hamid Kazai về cầm quyền ở Afghanistan vào tháng 12 năm 2001 và khi đưa ông Ayad Allawi về cầm quyền ở Irak vào năm 2003. Phải chăng đây là chính sách chung của Hoa Kỳ? Không biết khi  cho thành lập cái gọi là “chính quyền Quốc Gia” và đưa ông Bảo Đại lên làm quốc trưởng cái chính quyền bù nhìn này, Liên Minh Pháp-Vatcican có làm như vậy không?

Hoa Kỳ đã mất công vận động, làm áp lực với Pháp và với ông Bảo Đại cho ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng Việt Nam rồi lại viện trợ vô cùng hào hiệp cho chính quyền Ngô Đình Diệm hơn tất cả các nước khác  trong cùng một hoàn cảnh cũng tiếp nhận viện trợ Hoa Kỳ.

Sư đời, "có đi có lại mới toại lòng nhau." Cá nhân những người phải cậy cục xin xỏ để được đưa lên cầm quyền ở bất kỳ các quốc gia nào được Hoa Kỳ bảo trợ  đều phải chấop nhận những điều kiện của Hoa Kỳ đưa ra. Đây là quy luật lịch sử đã có từ ngàn xưa. Trường hợp ông Ngô Đình Diệm  được Mỹ đưa lên cầm quyền ở Việt Nam cũng nằm trong quy luật lịch sử này và được Giáo Lý Chánh Trung nói trắng ra rằng:

“Nhìn lại 9 năm cầm quyền của ông Diệm,  tôi thành thực nghĩ rằng, ông chỉ là một huyền thoại lớn do người Mỹ và một số tay chân bộ hạ tạo ra để lợi dụng. Người Mỹ lợi dụng ông để thực hiện mưu đồ của họ,  một số tay chân bộ hạ đã lợi dụng ông để bòn rút những nguồn lợi béo bở của đất nước này và của viện trợ Mỹ.”  

“Cái lỗi  căn bản của ông là  đã xem người Mỹ cũng như tay chân bộ hạ của ông là những phương tiện để hoàn thành sứ mạng cứu nước trong khi chính ông mới là phương tiện của người Mỹ và một số tay chân bộ hạ.”[1] 

Ở đời không có gì là cho không cả. "Ông mất cái giò, bà thò nậm rượu." Những điều kiện mà Hoa Kỳ đòi hỏi ông Ngô Đình Diệm y hệt như những điều kiện Hoa Kỳ đã đòi hỏi các nước Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ,  Ý Đại Lợi, Pháp, Tây Đức, Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan khi các quốc gia này ngửa tay xin viện trợ của Hoa Kỳ. Điều kiện chung cho các những người được được Hoa Kỳ đưa lên cầm quyền là:

1,-  Phải làm làm ra thế nào mà nhân dân thế giới cũng như nhân dân bản địa lầm tưởng rằng chính quyền được Hoa Kỳ bảo trợ là một chính quyền dân chủ tự do, người dân có đời sống tương đối sung túc. Hoa Kỳ sẽ  đảm nhiệm việc này bằng cách gửi cố văn tới  đảm trách các công việc:

a.- Sọan thảo hiến Pháp, tổ chức bầu cử.

b.- Chỉ đạo các cơ quan chính quyền, huấn luyện cán bọ hành chính, đào tạo các cán bộ quân giáo dục, chỉ đạo trong các bộ kinh tế, tài chánh, giao thông, xa hội, canh nông.

c.- Chỉ đạo và đôn đốc các chương trình xã hội và chương trình cải cách ruộng đất để làm ra vẻ  chính quyền biết lo cho dân nghèo.

2.- Để cho Hoa Kỳ  sử dụng lãnh thổ làm căn cứ quân sự và đem quân đến trú đóng theo ý muốn của Hoa Kỳ.

3.- Hoa Kỳ sẽ tổ chức, huấn luyện, trang bị và sắp xếp việc bổ nhậm theo ý muốn của Hoa Kỳ.

Tất cả những khoản chi phí cho những việc làm trên đây đều tính vào tiền viện trợ. Những khỏan tiền viện trợ này đều do cơ quan hành pháp Hoa Kỳ đề nghị  phải được Quốc Hội Hoa Kỳ chấp thuận.  Khi chuyển những khoản  tiền viện trợ này sang tay chính quyền tiếp nhận viện trợ đều phải qua tay những người lãnh đạo chính quyền bản địa do Hoa Kỳ đưa lên cầm quyền và nhân viến cố vấn của Hoa Kỳ tại đó đóng vai trò chứng kiến hay giám sát.

Vì bản chất của các chính quyền do Hoa Kỷ thiết lập và  chính sách viện trợ của Hoa Kỳ như vậy, cho nên:

A.- Nếu  những nhân vật được (Hoa Kỳ hay nhân dân) đưa lên lãnh đạo của các chính quyền bản địa là những người ái quốc biết đặt quyền lợi tối thượng của dân tộc và tổ quốc lên trên hết thì họ có thể lợi dụng tiền viện trợ hào hiệp của Hoa Kỳ để tái thiết xứ sở, phát triển kinh tế, mở mang giáo dục, nâng cao dân trí và năng cao mức sống của người dân. Đây là trường hộp các nước Pháp, Hòa Lan, Tây Đức, Hy Lạp và Nhật Bản, v. v.…

B.- Trái lại, nếu những  người  được đưa lên cầm quyền là những phần tử vốn dĩ là hạng người tham lợi, háo danh lại có thành tích phản quốc đã từng làm tay sai cho người ngọai bang để  thỏa mãn tham vọng quyền lực, thì những  khỏan tiền viện trợ của Hoa Kỳ sẽ  chạy vào túi riêng của chính họ và phe đảng. Đây là những trường hợp này đã xẩy ra ở Nam Hàn trong những năm 1948-1960 với tên bạo Chúa Ki-tô Lý Thừa Vãn (1875-1965) được đưa lên cầm quyền, ở  miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1963 với tên phản thần tam đại Việt gian Ca-tô Ngô Đình Diệm (1897-1963) được Mỹ đưa lên cầm quyền, ở  Phi Luật Tân trong những năm 1965-1986 với tên bạo chúa Ca-tô Ferdinand Marcos (1917-1989) lên cầm quyền, và ở Iraq trong những năm 2003-2005 với tên Iraq gian đuợc Mỹ đưa lên cầm quyền. Các nhà viết sử gọi tình trạng này là tình trạng chung của các chính quyền làm tay sai cho một thế quốc thực dân xâm lược.

Đây là một quy luật về chính trị mà chúng ta thấy ở bất kỳ chính quyền bù nhìn hay làm tay sai cho bất kỳ một đế quốc thực dân xâm lược nào. Điển hình là cái chính quyền bản địa do Hoa Kỳ dựng nên ở  Iraq từ năm 2003 cho đến ngày nay. Nói về tình trạng tham nhũng của chính quyền này,  bản tin loan truyền vào ngày 6/8/2006 trên báo điện tử www.nguoivietyeunuoc.org cho biết số tiền thất thóat và tham nhũng trong 3 năm (2003-2006) lên đến từ 4 đến 5 tỉ Mỹ kim. Dưới đây là nguyên văn bản tin này:

4 tỉ đô la dùng cho việc tái thiết Iraq bị thất thoát vì tham nhũng.- Nạn tham nhũng tại Iraq đang là một mối đe dọa đối với tiến trình xây dựng dân chủ tại nước này. Các cuộc thanh tra nhà nước do chính quyền Tổng Thống Bush thực hiện đối với các chương trình tái thiết Iraq ước tính có khoảng 4 tỉ đô la bị thất thoát vì tham nhũng.

Các cuộc thanh tra này cảnh báo rằng nạn tham nhũng tại Iraq đang là mối đe dọa đối với tiến trình xây dựng dân chủ tại nước này. Một cơ quan bài trừ tham nhũng của Iraq cho hay họ đã mở hơn 1,400 hồ sơ của các vụ tội phạm liên quan đến tham nhũng. Tổng giá trị bị thất thoát có thể lên đến 5 tỉ đô la. Ngân khoản dùng để tái thiết Iraq đã bị thất thoát rất nhiều kể từ năm 2003 khi chế độ Saddam Hussein bị lật đổ. Quốc hội Mỹ đã đồng ý chi ra khoảng 19 tỉ đô-la cho công cuộc tái thiết Iraq. Được biết hơn 2/3 số tiền này đã được chi tiêu.

Trong một diễn biến, hôm thứ tư vừa qua,  Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ cho biết một công ty tàu biển của nước này đã trả lại cho chính phủ 4 triệu đô-la, tức là số tiền sai biệt mà công ty này bị cáo buộc là đã nâng giá không chính đáng. Công ty tàu biển đó tên là Eagle Global Logistic, được công ty Halliburton của Hoa Kỳ thuê để chuyên chở hàng hóa quân sự đến Iraq.” J-Captain  (Theo VOA).”[2] 

Trên đây là những điều kiện chung của những người được Hoa Kỳ đưa lên cầm quyên. Trưởng hợp ông Ngô Đình Diệm được đưa lên cầm quyền ở miền Nam là do nỗ lực vận động của Hồng Y Spellman (tức là Vatican) như đã nói ở trong Chương 60 ở trên,  cho nên ông Diệm  được Hoa Kỳ cho tòan quyền xử lý vấn đề nội chính  với điều kiện đừng quá trớn (tàn ngược) làmn cho nhân dân căm phẫn và thù ghét để cho Hoa Kỳ  phải mang cái họa “con dại cái mang.”

Như vậy, ta có thể nói Liên Minh Mỹ - Vatican đã tạo dựng nên chính quyền của ông Diệm và chính quyền của ông Diệm  có nhiệm vụ phải phục vụ cho cả hai thế lực này.  Chưa nói đến việc thi hành nhiệm vụ đối với Mỹ, chỉ nói đến việc phải thi hành nhiệm vụ với Vatican,  chúng ta cũng thấy chính quyền Ngô Đình Diệm không thể nào lại không hành xử theo truyền thống Ca-tô. Truyền thống đó là:

1.- Tiến hành kế họach Ki-tô hóa nhân dân bằng bạo lực trong đó có việc triệt để thi hành chính sách bất khoan dung đối với những thành phần thuộc các tôn giáo và văn hóa khác.

2.- Phóng tay cướp đọat tài nguyên quốc gia,  bóc lột nhân dân bằng tất cả những mánh mung và khả năng có thể làm được, triết để vơ vét của cải và tích lũy tài sản cho đầy túi tham bằng cách kiểm soát chặt chẽ và khống chế tất cả mọi sinh họat trong nhân dân.

3.- Tiến hành chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ để kìm hãm nhân dân trong vòng ngu dốt không biết gỉ về những bước đường tiến hóa của nhân lọai, không biết gì về những rặng núi tội ác tôi của Vatican đã chống lại nhân lọai trong gần hai ngàn năm qua, và chống lại dân tộc ta từ giữa thế kỷ 16 cho đến ngày nay.

Nếu ĐEM ông Hamid Kazai được Mỹ đưa về cầm quyền ở Afghanistan vào tháng 12 năm 2001 và ông Ayad Allawi được Mỹ đưa về cầm quyền ở Irak vào năm 2003 SO SÁNH VỚI  ông Ca-tô Ngô Đình Diệm được Mỹ đưa về cầm quyền ở miền Nam Việt Nam vào tháng 7/1954, chúng sẽ thấy có những điểm giống nhau và khác nhau như sau:

A.- GIỐNG NHAU:  Cả ba người đều  đã chạy chọt xin Mỹ cho về nước cầm quyền và đều đã phải ăn chực nằm chờ ở Mỹ một thời gian rồi mới được Mỹ đưa về cầm quyền chống lại nhân dân và đều bị nhân dân  thù ghét và khinh bỉ vì tội bán nước làm tay sai cho người ngọai bang.

B.- KHÁC NHAU:  Thứ nhất, trước khi được Mỹ đưa về nước cầm quyền, ông Hamid Kazai của Afghanistan và ông Ayad Allawi của Iraq  chưa hề có thành tích phản quốc hay bán nước cho một đế quốc thực dân xâm lược nào cả. Trái lại, trước khi được Mỹ đưa về cầm quyền ở miền Nam Việt Nam, ông Ngô Đình Diệm đã từng là Việt gian  bán nước cho Vatican, cho Pháp, cho Nhật và sau cùng là cho Mỹ.

Thứ hai, ông Hamid Kazai của Afghanistan và ông Ayad Allawi của Iraq đều là người đồng đạo với đại khối nhân dân của Afghanistan và Iraq. Nói cho rõ hơn, họ có cùng một nếp sống văn hóa,  suy tư và hành xử giống như đại khôi của đồng bào của họ. Với thực trạng như vậy,  tất nhiên là khi lên cầm quyền,  họ xiển dương nếp sống của đại khối nhân của nước họ và sẽ không có một chính sách hay hành động bách hại nhân dưới quyền vì vấn đề tôn giáo. Trái lại, đối với nhân dân Việt Nam, ông Ngô Đình Diệm vừa thuộc về một dòng họ có tới ba bốn đời nối tiếp nhau bán nước cho người ngọai bang, vừa thuộc về tôn giáo có thành tích tội ác chống lại dân tộc Việt Nam trong việc  cấu kết với đế quốc thực dân xâm lược Pháp đã tứng đánh chiếm và thống trị Việt Nam trong những năm 1858-1945 gây nên thảm họa nạn đói giết hai tới hai triệu nạn nhân trong mấy tháng mùa xuân năm 1945 và trong việc đem quân sang tái chiếm Đông Dương khiến cho tòan thể  nhân dân Việt Nam phải lao đầu vào cuộc Kháng Chiến 1945-1954 làm hao tốn tới hàng triêu sinh linh,  và không biết bao công trình kiến trúc cũng như tài sản bị tiêu hủy.

Thứ ba, là một tín đồ Ca-tô cuồng tín, ông Diệm có tất cả những đặc tính cúa những tín đồ Ca-tô cuồng tín. Lịch sử cho thấy rằng bất kỳ một tín đồ Ca-tô cuồng tín nào được người ngoại bang đưa lên cầm quyền tại một quốc gia mà đại đa sô nhân dân theo  hệ phái tôn giáo khác hay sống theo nền văn hóa phi-Ca-tô, thì nhân dân quốc gia đó sẽ rơi vào thảm họa bị tàn sát một cách cực kỳ dã man. Cái gương chính quyền của nữ bạo chúa Ca-tô  Mary I tàn sát những người theo Anh giáo trong những năm 1555-1558,  cái gương những người Ca-tô thảm sát người Tin Lành ở Pháp trong vụ thảm sát lịch sử gọi là “St Bartholomew ‘s Day Massacre of 1572” trong thời nữ bạo  Chúa Catherine de Medici nhiếp chính ở Pháp, cái gương những tín đồ Ca-tô tàn sát người Tin Lành ở Ái Nhĩ Lan vào năm 1641, và cái gương tên bạo chúa Ca-tô Ante Pavelich tàn sát người Chính Thống Giáo, Hồi Giáo và Do Thái Giao ở Croatia trong những năm 1941-1945 còn rành rành trong sách sử. Với những bài học lịch sử đau thương này, chắc chắn  là  các nhà sử học và các bậc thức giả đương thời  lúc đó không thể nào lại không nghĩ đến cái thảm họa mà ông Ca-tô Ngô Đình Diệm sẽ mang lại cho nhân dân miền Nam Việt Nam, và họ cũng không thể nào không nghĩ  tới tình trạng ông Ngô Đình Diệm bị đại khối nhân dân Việt Nam khinh bỉ, căm phẫn và thù ghét đến tận xương tận tủy.

Với tình trạng như vậy, việc  đưa Diệm về cầm quyền ở Việt Nam,  quả thật là không khác gì đem một lọai cây lạ giống có nhiều độc tố trồng vào một khu vườn cây Việt Nam.  Người viết không biết những người Mỹ chủ trương đưa ông Diệm về cầm quyền ở Việt Nam có biết như vậy không?

 

MỘT LOẠI CÂY NGOẠI LAI LẠ GIỐNG
CHƠ VƠ TRƠ TRỌI GIỮA KHU VƯỜN VIỆT NAM

Căn cứ vào những sự kiện đã được trình bày trong Chương 60 ở trên,  chúng ta thấy rằng sự nghiệp chính trị của ông Ngô Đình Diệm đã được tạo nên bằng cách nhờ vả vào 3 thế lực là:

1.- Tòa Thánh La Mã

2.- Hoa Kỳ

3.- Hơi hướng đàn bà (Bà Ngô Đình Nhu và Nam Phương Hoàng Hậu).

Xét cho cùng, chúng ta càng thấy rõ hơn thế lực chủ động lo cho Ông Ngô Đình Diệm lên nắm quyền chính trị tại Việt Nam là Tòa Thánh La Mã. Như đã trình bày ở phần trên, tháng 8 năm 1950, Giám-mục Ngô Đình Thục là người của Tòa Thánh La Mã dẫn ông Ngô Đình Diệm ra khỏi Việt Nam với danh nghĩa  là “đi dự lễ năm Thánh ở Vatican”, mà sự thực là đi  thăm Tòa Thánh Lã Mã, đúng hơn là để nhận chỉ thị của Đức Giáo Hoàng Pius XII. Khi sang tới Hoa Kỳ,  ông Ngô Đnh Diệm được Tòa Thánh La Mã bao giàn cho ăn ở trong các tu viện Maryknoll (của Giáo Hội La Mã) ở Lakewood, New Jersey và Ossining, New York, rồi lại được người của Giáo Hội La Mã là Hồng Y Francis Spellman ra công vận động với những nhân vật có thế lực trong chính quyền Hoa Kỳ như các ông John F. Kennedy (Thượng Nghị Sĩ), Mike Mansfield (Thượng Nghị Sĩ), William Douglas (Thẩm phán Tối Cao Pháp Viện), Walter Judd (Dân Biểu Quốc Hội). Khi trở lại Âu Châu, ông Ngô Đình Diệm cũng được Giáo Hội La Mã bao giàn cho ăn ở trong một tu viện của Giáo Hội La Mã ở gần thành Bruges thuộc nước Bỉ.

Những người đàn bà  đã từng "đêm khuya phòng vắng tâm tình đầy vơi" với ông Bảo Đại để rồi "nỉ non ai dễ cầm lòng từ nan" khiến cho ông Bảo Đại phải xiêu lòng bổ nhậm ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng là bà Ngô Đình Nhu tục danh là Trần Lệ Xuân và Nam Phương Hoàng Hậu. Hai người đàn bà sắc nước hương trời này cũng là người của Giáo Hội La Mã vì cả hai người này đều là tín đồ của Giáo Hội La Mã.  Cũng nên biết là vào đầu thập niên 1850,  một tín đồ ngoan đạo của Giáo Hội La Mã là kiều nữ Eugenie của nước Tây Ban Nha, còn mơn mởn đào tơ mới có 27 cái xuân xanh, được bố trí cho thành hôn với Hoàng Đế Napoléon III đã xấp xỉ ngũ tuần, một thành phần xuất thân từ Hội Tam Điểm (chống Giáo Hội La Mã một cách cực đoan). Bà Eugenie nghiễm nhiên trở thành Hoàng Hậu của nước Pháp  và cũng là người tích cực tiếp tay cho các nhà truyền giáo trong việc vận động với triều đình Pháp đem quân đến đánh chiếm Việt Nam.[3] Sách lựợc "Mỹ Nhân Kế" này  lại được tái diễn vào những năm đầu thập niên 1930 giữa bà Nam Phương Hoàng Hậu và ông Bảo Đại cùng với việc vận động đưa ông Ngô Đình Diệm lên làm Thượng Thư Bộ Lại và việc tranh đấu đòi Pháp trả lại cho triều đình Huế một số quyền hành còn lại. Làm như vậy, Vatican có chủ đích chuẩn bị cho kế hoạch "Ca-tô hóa" triều đình Huế, rồi sau đó sẽ tiến hành kế hoạch "Ca-tô hóa" nhân dân Việt Nam từ trên xuống dưới bằng phương tiện của chính quyền. Kế hoạch này bị những người Pháp trong Phe Thực Dân Cấp Tiến vô hiệu hóa. Cũng nên biết trong những năm 1873-1945, đại đa số những chính khách nắm chính quyền ở Pháp cũng như  những người Pháp có thế lực chỉ huy các đạo quân viễn chinh đánh chiếm Đông Dương và chỉ huy trong bộ máy cai trị đại Đông Dương đều thuộc Hội Tam Điểm và say mê tinh thần Cách Mạng 1789. Những nguời này vốn không ưa Giáo Hội La Mã và thường có thái độ khinh bỉ các nhà truyền giáo Ca-tô ở Đông Dương và bọn tín đồ Việt Nam làm tay sai cho họ. Cũng vì thế họ đã chỉ định  Phạm Quỳnh  thay thế Ngô Đình Diệm, và họ lần cho  các ông Nguyễn Hữu Bài và Ngô Đình Khôi (tay sai đắc lực của Phe Thực Dân Bảo Thủ, liên kết chặt chẽ với  Vatican)  về vườn.

Nói tóm lại, tất cả mọi việc vận động, chạy chọt, chuẩn bị và xếp đặt cho ông Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền là đều do bàn tay của Giáo Hội La Mã cả. Giáo Hội La Mã đã mất bao nhiêu công lao và tiền bạc trong việc lo lót cho ông Ngô Đình Diệm để đưa ông ta về nắm quyền cai trị ở Việt Nam. Mục đích duy nhất của Giáo Hội là biến Ngô Đình Diệm thành một thứ bạo chúa Constantine tại Việt Nam  với chủ trương dùng bạo lực cưỡng bách nhân dân Việt Nam phải chấp nhận đạo Ki Tô La Mã là quốc giáo.

Như vậy là ông Ngô Đình Diệm hoàn toàn nhờ vào thế lực của ngoại bang mà chủ chốt là Giáo Hội La Mã và Hoa Kỳ đưa lên cầm quyền.  Ông chẳng phải là một Hoàng Thái tử hưởng quyền thừa kế vua cha  mà nghiễm nhiên được đưa lên ngai vàng trị vì để lo phúc lợi cho dân cho nước. Ông cũng chẳng phải là người từ trong nhân dân dấy lên đem quân khử bạo, trừ gian, diệt trừ quốc tặc để đem lại công bằng và no ấm cho muôn dân. Ông cũng chẳng phải  là người anh hùng từ chốn bưng biền kéo quân về đánh đuổi quân cướp ngoại thù, đòi lại núi sông cho dân tộc. Ông cũng chẳng phải là người ra tranh cử trong một cuộc bầu cử dân chủ tự do để được nhân dân tuyển chọn đưa lên làm nhà lãnh đạo quốc dân trong một thời gian hiến định. Ông chẳng có một thứ chính nghĩa nào theo bất kỳ một hoàn cảnh nào của đất nước hay thể chế chính trị nào trên đây cả. Ông chẳng là cái gì hết. Thực sự,  ông chỉ là người được Giáo Hoàng Pius XII (1939-1958) của Giáo Hội La Mã đỡ đầu, được Tổng Thống Hoa Kỳ Dwight  Eisenhower cùng Ngoại Trưởng Foster Dulles bảo trợ, và được hai người đàn bà sắc nước hương trời tiếp tay bằng những lời ỏn thót nỉ non với Quốc Trưởng Bảo Đại để cho ông về Việt Nam cầm quyền.

Những sự kiện này  đã làm cho toàn thể nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân thế giới đều nhận thấy rằng ông Ngô Đình Diệm là một tín đồ Da-tô cuồng tín được Đế Quốc Vatican và Hoa Kỳ đưa về Việt Nam làm việc cho họ. Nhân dân Việt Nam,  ai cũng đều biết rõ gia đình ông có thành tích công lao với Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican ngay từ giữa thế kỷ 19 trong việc đàn áp và tiêu diệt các phong trào tranh đấu đòi lại quyền tự do cho quê hương và dân tộc. Bản thân ông Ngô Đình Diệm chỉ là tay sai đắc lực cho Đế Quốc Vatican, cho Pháp, chạy theo Nhật, rồi đến Hoa Kỳ. Ông được người của Đế Quốc Vatican  dẫn sang Hoa Kỳ để lo lót chạy chọt với chính quyền Hoa Kỳ cùng với Giáo Hội La Mã làm áp lực với chính quyền Pháp và Quốc Trưởng Bảo Đại cho ông về Việt Nam làm thủ tướng chính phủ. Khi ông về Việt Nam cầm quyền, người Việt Nam đang cầm súng chiến đấu  dù là ở trong hàng ngũ Việt Minh Kháng Chiến hay ở trong hàng ngũ Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican (trong chính quyền tay sai do ông Bảo Đại làm quốc trưởng) hầu như không ai biết đến tên ông.

Tại sao lại như vậy?

Nhân dân Việt Nam ở thế hệ đang chiến đấu lúc bấy giờ không biết đến ông bởi vì suốt thời gian từ khi toàn dân vùng lên đi đòi lại núi sông cho dân tộc thì ông lại lẩn trốn ẩn náu trong các nhà thờ của Giáo Hội La Mã, những trung tâm thâu thập tin tức tình báo chiến lược chống lại  tổ quốc Việt Nam. Như vậy, đối với nhân dân miền Nam, khi ông về tới Saigon, hầu như toàn dân nếu  không thù ghét và coi ông như một kẻ tử thù, thì cũng lạnh lùng, thờ ơ lãnh đạm với ông. Các nhân sĩ miền Nam như các ông Hồ Hữu Tường, Trần Văn Ân, Trần Văn Văn, Trần Văn Hữu, Nguyễn Phan Long, v.v... khinh rẻ ông, không ủng hộ ông. Vì sẵn chị ảnh hưởng sầu nặng của truyền thống Ca-tô  bạo ngược, cho nên  khi thấy rằng không được giới nhân sĩ Miền Nam ủng hộ, anh em nhà Ngô sử dụng sách lược "sát nhất nhân, vạn nhân cụ", ra lệnh cho mật vụ, công an và huy động những người đồng đạo cuồng tín đến khủng bố tinh thần cụ Nguyễn Phan Long để dằn mặt những người có uy tín tại Miền Nam.[4]  

Ngoài ra, Quốc Dân Đảng, Đại Việt Duy Dân và Việt Cách biết rõ  vì mang cái bản chất Ca-tô thi sớm muộn ông cũng tiêu diệt họ. Vì thế mà họ rút vào chiến khu ở ngoài miền Trung chống lại ông. Các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo và  lực lượng võ trang Bình Xuyên chống ông. Tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Quốc Gia cũng chống ông. Những sự kiện này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi lại như sau:

"Một đàng khác, nhờ Mỹ đã thành công hất cẳng Pháp, bắt buộc họ rút hết quân thuộc địa  về. Quân Pháp đi rồi, Ngô Đình Diệm truất phế Bảo Đại, rồi tự phong là Tổng Thống Cộng Hòa Miền Nam. Trong tất cả các cuộc khủng hoảng này,  chú Sam luôn luôn có mặt. (Theo yêu cầu của ông Diệm, chúng tôi (Trung Tá Lansdale, trùm CIA) đến thăm ông ta hầu như mỗi chiều. Trong thời gian đó, sự căng thẳng gia tăng, và nhiều khi cuộc thăm viếng của chúng tôi kéo dài hàng giờ" (Pentagon Papers, tr.20).

Nhưng đàng khác, bên cạnh sự ủng hộ của Mỹ, Diệm cũng cần có lực lượng dân chúng để giúp ông cầm quyền. Nhân dân Miền Nam tỏ thái độ hững hờ hoặc chống đối ông. Các  đảng phái chính trị - tôn giáo hầu như không hợp tác với ông. Quân đội thì còn ở dưới sự chỉ huy của các sĩ quan thân Pháp.  Đảng Cần Lao do em ông Diệm là Ngô Đình Nhu lập ra,  tập họp một nhóm chính trị gia Công Giáo tư sản còn ở giai đoạn trứng nước. Diệm phải dựa vào khối Công Giáo di cư, dễ sai bảo và cuồng nhiệt, sẵn sàng tuân lệnh các cha xứ kéo nhau xuống đường mít tinh ủng hộ. Cuộc xuống đường đầu tiên  xẩy ra vào ngày 21-9-1954.  "Trong không khí bị đầu độc của Sàigòn,  những người di cư khốn khổ ấy dầu sao cũng là một sự khích lệ cho Diệm, khi họ kéo nhau đi biểu tình hô to ủng hộ ông ta với những khẩu hiệu được bôi vẽ vội vàng. Như thế ông không phải cô đơn một mình trong Dinh Norodom (Dinh Độc Lập), như một vài người muốn nói. Người di cư được tập họp theo những mệnh lệnh hết sức đơn giản. Họ biết rằng người cha của họ, người họ cậy nhờ,  người bảo hộ cho họ, đó là Tổng Thống Diệm... Người ta nói với họ rằng tổng thống sắp gặp rắc rối với các đối thủ,  thế là họ kéo nhau tới, một cách hiền hòa, chẳng súng ống gì để nói lên sự ủng hộ gắn bó của họ". Đó là các mô tả tình hình của báo Missi."[5]

Nhiều tác giả khác, có lẽ vì không hiểu biết vai trò của Giáo Hội La Mã trong dòng lịch sử Âu Châu từ đầu thời Trung Cổ và trong dòng lịch sử thế giới từ giữa thế kỷ 15, hay vì một lý do thầm kín nào khác, nên đã không đả động gì đến vai trò của Vatican trong việc vận động Hoa Kỳ đưa ông Diệm về Việt Nam cầm quyền. Trong đó có ông Lê Xuân Khoa, tác gỉa cuốn sách Việt Nam 1945-1995 (Bethesda, MD, Tiên Rồng, 2004).Tình trạng này đã khiến cho ông Lê Đăng Hoàng, tác giả bài viết Một Vài Suy Nghĩ Xung Quanh Bài Viết của Trần Trung Đạo đăng trong talawas.org, tháng 12/2005, phải lên tiếng xác nhận ông Ngô Đình Diệm và chính quyền miền Nam hoàn toàn là do Hoa Kỳ tạo dựng nên. Đoạn văn này như sau:

Người Mỹ luôn luôn tự biết đánh giá sức mạnh của họ, và cả thế giới tự do đều tin rằng nước Mỹ có đủ người và của để lãnh trách nhiệm đó. Nếu ủy nhiệm, theo đúng luật chơi, Tổng Thống Kennedy phải tìm một chính phủ có đủ tư cách pháp nhân đẻ  ký “ủy nhiêm” tiến hành chiến tranh chứ? Ông Diệm do người Mỹ tạo nên, đưa về, dựng lên… tóm lại 100% mác “made in USA” thì làm sao đại diện cho miền Nam được?”[6]

Ông Diệm quả thật như là một giống cây ngoại lai lạ giống, loại cây "Da-tô" hay "Thiên La Đắc Lộ", với nhiều độc tố cùng nọc độc cực mạnh và vi khuẩn dịch hạch (cuồng tín, hung dữ, hiếu chiến, đa sát, bạo ngược, xấc xược, ngược ngạo, trịch thượng, gian tham, ganh ghét, tị hiềm, hiểm độc,  lươn lẹo, tráo trở, phản trắc,  hèn nhát, đê tiện, xun-xoe, đội trên đạp dưới) được Hoa Kỳ mang từ xứ lạ Vatican về trồng trong "khu vườn Việt Nam đầy những cây trái tam giáo cổ truyền". Loại cây ngoại lai lạ giống này trở nên chơ-vơ, trơ-trọi trong khu vườn này. Dù là nó được những bàn tay đặc biệt của người Việt Nam mang quốc tịch Vatican tưới bón bằng một thứ phân bón đặc biệt gọi là "dollars" của Hoa Kỳ, thì sớm muộn rồi nó cũng phải chết vì không thích nghi được với môi sinh Tam Giáo cổ truyền của dân tộc. Thiếu một trong hai thứ này (phân bón dollars của Hoa Kỳ và bàn tay săn sóc của Vatican và Hoa Kỳ  thì nó càng chết mau hơn nữa. Nếu cái cây ngoai lai này còn tồn tại thêm một ngày nào thì những độc tố cực mạnh và vi trùng dịch hạch mang trong nhựa sống của nó sẽ lan truyền ra giết hại hết tất cả các cây cỏ vốn đã có sẵn trong "khu vườn Việt Nam" này, và sẽ không có một loại cây cỏ nào khác có thể trồng ở nơi đây được nữa.

Nói cho rõ hơn, bản chất của ông Ngô Đình Diệm là người cuồng tín, hung dữ, háo sát và bạo ngược. Vốn là người của Đế quốc Vatican, lại được Đế Quốc Vatican và chính quyền Hoa Kỳ đưa về Việt Nam  cầm quyền làm tay sai cho hai thế lực này, chính quyền Ngô Đình Diệm  chỉ có thể được bảo vệ bằng một bộ máy công an, mật vụ và cảnh sát gồm toàn những người Việt Nam Da-tô cuồng tín được tài trợ bằng tiền ngoại viện liên tục của Hoa Kỳ. Trong tình huống như vậy,  dù chính quyền Hoa Kỳ hết lòng cưu mang (tiếp tục viện trợ) và che chở (bằng cách nuôi dưỡng bộ máy công an và mật vụ) thì  sớm hay muộn cái chế đạo phiệt bạo tàn khốn kiếp này cũng phải bị nghiền nát dưới sức mạnh quật khởi của nhân dân ta.

Vì còn triền miên trong cơn mộng du mơ về nước Chúa, những người cuồng tín đồng đạo với ông Ngô Đình Diệm sẽ liều chết bảo vệ chế độ này trong tuyệt vọng. Đó là lý do tại sao khối người Da-tô cuồng tín đã liều chết để duy trì cho được chế độ độc tôn tôn giáo này, một chế độ chống lại ý muốn của toàn dân trong đó có cả những người Kitô chân chính yêu nước như Giáo-sư Lý Chánh Trung, Linh-mục Trần Tam Tỉnh, Bác-sĩ Nguyễn Xuân Thọ, các ông Phan Văn Đông,  Charlie Nguyễn (Bùi Văn Chấn), Trương Thiện, Phạm Hữu Tạo, v.v... Cũng là tín đồ thờ ông Jesus cả,  nhưng họ là những người học cao, đọc nhiều, biết rộng, tâm hồn cởi mở. Nhờ vậy mà họ đã thức tỉnh, đã nhìn ra bộ mặt thật cực kỳ ghê tởm của Vatican, Vì thế mà họ mới biết rằng   ngày nào mà chế độ đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm còn tồn tại thì ngày đó nhân dân miền Nam còn phải mang cái thảm họa "Spanish Inquisition".

Có thể là người Hoa Kỳ cũng biết  biết rõ hết tất cả tình trạng này của ông Diệm, và biết rõ cả bản chất cuồng tín, hiếu chiến của ông cũng như trình độ kém thông minh và thiếu khôn ngoan của ông, cho nên, ngoài việc đổ tiền ra như nước để cung ứng cho sức mạnh đàn áp hay mua chuộc các thế lực đối lập, tạo cho ông một sức mạnh cần phải có để tồn tại. Vì thế mà họ đã phải gấp rút đưa một sĩ quan tình báo thượng thăng là Đại Tá Edward Lansdale sang Việt Nam để dạy dỗ cho ông biết khôn ra, tìm cách cung ứng cho ông một khối dân Da-tô cuồng tín để làm cái loa suy tôn ông lên hàng chí sĩ yêu nước (Vatican) và cũng là tạo thành một thế lực chống đỡ và bảo vệ  ông.

 

HOA KỲ NỖ LỰC BẢO VỆ VÀ DẠY DỖ ÔNG DIỆM
GIỐNG NHƯ NGƯỜI CHA DẠY ĐỨA CON  VỊ THÀNH NIÊN

Theo dõi thời cuộc  trong mấy năm đầu của chính quyền Ngô Đình Diệm, chúng ta thấy Hoa Kỳ  lo lắng, săn sóc  từng li từng tí và dạy dỗ  ông Diệm từ cách cư xử cho đến  lời nói đối với các viên chức trong chính quyền và đối với nhân dân, y hệt như Lữ Bát Vi lo cho Tần Hoàng Chánh khi vừa lên nối ngôi An Quốc Quân làm vua nước Tần. Sự kiện này được Đại Tá Lansdale kể lại trong cuốn Hồi Ký của ông như sau:

Edward Lansdale. Ảnh en.wikipedia.orgBảo Vệ An Ninh.- "Trong một chuyến thăm Ma-ni chớp nhoáng với các sĩ quan của ông (Nguyễn Văn Hinh,) tôi (Đại Tá Edward Lansdale) đã nói chuyện với (Tổng Thống) Magsaysay về hoàn cảnh làm việc của ông Diệm, đặc biệt về việc bảo vệ an ninh tại Dinh Độc Lập. Magsaysay đồng ý rằng nếu ông Diệm cần, ông sẽ cho Đại Tá Napoleon Valeriano sang Saigon ít tuần để giúp đỡ ý kiến về phương thức bảo vệ an ninh cho thủ tướng (Ngô Đình Diệm). Valeriano là tùy viên chính của Magsaysay và chỉ huy tiểu đoàn phòng vệ phủ tổng thống tại Ma Ni. Ông Diệm nhiệt liệt đồng ý. Valeriano  được mời sang Saigon và chẳng bao lâu vấn đề an ninh được chặt chẽ hơn. Khi trở lại Ma Ni, ông ta mời theo một số sĩ quan Việt Nam để học hỏi thêm về tiểu đoàn phòng vệ phủ Tổng Thống Phi."[7]

"Tôi nghênh đón một vài người Phi Luật Tân sang Saigon và được biết rằng họ là những người tiền thám của một nhóm chí nguyện hăng hái, đi tìm sự hướng dẫn để  biết làm cách nào có thể giúp người Việt Nam."[8]  .

Săn sóc sức khỏe:  "Tôi mong muốn tìm được địa điểm nghỉ mát thật tốt cho ông Diệm để ông có thể nghỉ ngơi và bồi dưỡng tinh thần  cũng như giúp cho sự suy tư của ông lắng dịu là những điều cần thiết để một vị nguyên thủ quốc gia làm việc đắc lực."[9] 

Dạy dỗ cung cách hành xử.- "Đến Dinh (Độc Lập), tôi bước vào giữa lúc có cuộc họp giữa ông Diệm và một nhóm sĩ quan Việt Nam. Trong số này, có Tướng Tỵ, Đại Tá Đôn cũng như hai vị chỉ huy mặt trận đánh Bình Xuyên là Minh nhỏ và Minh lớn. Họ đều có vẻ vui mừng. Quân đội đã tiến qua Kinh Đôi ở Chợ Lớn và quân Bình Xuyên đang chạy trốn. Họ hỏi tôi có mừng cho họ không? Tôi trả lời không,  chưa mừng được. Trong lúc họ đang quây quần tất cả ở đây để ca tụng lẫn nhau thì cuộc tấn công của họ qua Kinh Đôi đang bị thảm bại vì họ không chịu cung cấp hỏa lực yểm trợ bằng trọng pháo cho cánh quân này. Tôi lưu ý họ rằng như họ đã biết, tôi bị cấm ngặt không được chỉ dẫn cho họ một điều gì. Tuy nhiên, lệnh cấm ấy không cấm được tôi kể chuyện cổ tích cho họ nghe. Ngày xưa có một vài cấp chỉ huy Việt Nam ngồi uống trà với ông xếp của họ và kể cho ông xếp nghe họ đã thành công tốt đẹp như thế nào trong khi đáng lẽ họ nên di chuyển một trong những pháo đội ở Dinh Độc Lập, hay ở trước tư dinh vị Tham Mưu Trưởng, hoặc ở sân Bộ Tổng Tham Mưu để yểm trợ cho Trình Minh Thế ở Cầu Tân Thuận. Đơn vị của Tướng Thế là đơn vị duy nhất trong toàn  thể mặt trận phải đụng độ với các loại súng lớn được lớp vỏ sắt che chở. Đây cũng là đơn vị duy nhất không được pháo binh yểm trợ. Dân chúng nổi giận khi nghe được chuyện này. Hiện giờ, tôi rất tức giận về việc ấy và mong mỏi các vị sĩ quan hiện diện hãy làm nốt phần kết cục của câu chuyện cổ tích vừa kể. Khi tôi ngưng nói, mọi người im lặng một cách kinh ngạc.

Ông Diệm phá tan sự im lặng ấy bằng cách bảo ông Minh nhỏ đem pháo binh giúp cho Trình Minh Thế ngay lập tức. Ông Minh vội đi ngay, và những người khác cũng ra về. Tôi tỏ ý vui mừng  về vụ tiến quân qua Kinh Đôi.  Họ nhìn tôi  có vẻ do dự. Tôi đã vô cùng tức giận khi tôi xen ngang vào cuộc họp. Tôi đoan chắc với họ rằng tôi vui mừng với các thành quả vừa qua. Tuy nhiên, còn khá lâu họ mới thắng trận này, và bây giờ chưa phải lúc nghỉ ngơi.  Ông Diệm bảo tôi ở lại nói chuyện với ông (ấy). Chúng tôi sang phòng khách nhỏ có chiếc ghế bành lớn để khá xa nhau khó nói chuyện. Vì vậy, tôi mời ông cùng ngồi trên ghế dài.  Ông Diệm mở đầu câu chuyện, nói rằng chưa bao giờ ông thấy tôi nổi giận như lúc này. Dầu sao Trình Minh Thế cũng là một quân nhân là phải chịu hiểm nguy cùng với những người khác ở mặt trận. Tôi không nên quá lo lắng đến công việc của anh ta. Dù Trình Minh Thế là người bạn,  thì ông ta cũng chỉ là một trong những người Việt Nam bạn của tôi và có lẽ ông ta không có học vấn cũng như kinh nghiệm bằng một vài người khác. Tôi bảo ông (Diệm) không nên nói như vậy. Lời nói ấy dẫn đến chỗ khiến ông nói thêm một vài điều gì đó làm cho tôi bực tức trở lại. Trình Minh Thế đã ủng hộ ông trong lúc những  người học thức và có kinh nghiệm còn lưỡng lự. Hiện giờ ông ta đang chịu nguy hiểm đến  mạng sống của mình cho ông Diệm. Tình thân hữu của Trình Minh Thế có giá trị hơn tất cả loại thân hữu chỉ biết phù thịnh . Hơn thế nữa,  kẻ nào đó ngu xuẩn một cách đáng kết tội đã làm quân sĩ của Tướng Thế chưa được huấn luyện đầy đủ, chưa được trang bị đầy đủ, (lại đem) sử dụng vào cuộc tấn công qui mô mà không có hỏa lực yểm trợ. Đó là cách sử dụng rất sai lạc khả năng của du kích quân Liên Minh (Trình Minh Thế). Ông Diệm thay đổi câu chuyện...

Ông Nhu bước thẳng đến trước chỗ tôi và ông Diệm ngồi, yên lặng nhìn chúng tôi một lúc. Cuối cùng ông nói nhỏ nhẹ: "Trình Minh Thế chết rồi" ... bị trúng đạn nơi phía sau tai do một viên đạn súng trường. Suy từ góc độ của đường đạn đi, thì thủ phạm ở một nơi phía sau và trên cao. Binh sĩ tại đây nói rằng thủ phạm phải là một lính bắn tỉa... Ông Nhu ra khỏi phòng... Tôi quay sang bảo ông Diệm "Chúng ta mất một người bạn chân thành". Tôi không thể nói gì hơn. Ông Diệm nhìn vào mặt tôi rồi khóc. Những tiếng nấc lớn làm rung  động cả thân hình ông. Tôi ngồi lại xuống ghế và ôm lấy ông. Ông xin tôi tha lỗi  những điều ông đã nói về Trình Minh Thế trước đấy. Tôi nói thực ra không có gì phải cho tôi tha lỗi, nhưng ông phải luôn luôn ghi nhớ bạn thành thật thì hiếm hoi. Không bao giờ được bỏ rơi những con người bất vụ lợi phục vụ cho tự do. Tôi và ông Diệm ngồi trên ghế im lặng cho đến khi ông Diệm lấy lại được bình tĩnh. Sau đó tôi trở về nhà." [10] 

Cung ứng khối tín đồ Da-tô cuông tín để làm lực lượng nòng cố cho chế độ Diệm.- Để  cho ông Ngô Đình Diệm có một khối dân Da-tô cuồng tín làm cái loa suy tôn ông lên hàng chí sĩ yêu nước (Vatican) và cũng là để có một thế lực chống đỡ và bảo vệ ông, Hoa Kỳ và Vatican đã tung ra chuyện Hoa Kỳ sẽ ném bom nguyên tử để tiêu diệt miền Bắc và phịa ra chuyện Đức Mẹ đã vào Nam để lừa gạt những người Thiên Chúa Giáo cuồng tín, làm cho họ tưởng đó là sự thật, rồi cuốn gói di cư vào miền Nam. Linh-mục Trần Tam Tỉnh viết về sự kiện này như sau:

"Lợi dụng lòng mê tín dân gian, trước dịp Giáng Sinh 1954, người Mỹ lại sử dụng một vũ khí khác. "Một nhà ái quốc mà chúng tôi gọi là Triều Đình,  làm việc tại một sở in lịch bói toán phổ biến rất rộng rãi, nhất là tại các tỉnh Miền Bắc đang còn nằm trong tầm tay của ta. Người ta mời các thầy bói Việt Nam nổi tiếng đến,  tiên đoán về những thất bại nghiêm trọng của một số cán bộ Việt Minh và về việc thống nhất tại Miền Nam". Người ta không biết bộ lịch đó gây ra những hậu quả to lớn biết chừng nào.

Cũng có những tin đồn rằng quân Mỹ sẽ ném bom nguyên tử tiêu diệt Miền Bắc. Nếu các hoạt động phá hoại của bọn Pháp và Mỹ gây ra được ảnh hưởng lên toàn thể dân chúng người Việt, thì cũng có những luận điệu tuyên truyền khác đóng một vai trò quyết định hơn nơi các cộng đồng người  Công Giáo.

Trước tiên, họ sử dụng Đức Mẹ Fatima, mà việc tôn sùng mấy năm gần đây đã được tăng cường, qua việc thành lập Đạo Binh Đức Mẹ, Đạo Binh Xanh, Hiệp Hội Chiến Sĩ Đức Mẹ.  Tất nhiên, Đức Mẹ được giao cho chức năng chính trị là để giải thoát những kẻ tôn sùng Ngài. Người ta đồn rằng Đức Mẹ hiện ra ở Ba Làng, Thanh Hóa, để ra lệnh cho Giáo dân đi vào Nam, bởi vì Đức Mẹ cũng bỏ Miền Bắc Việt Nam. "Việc hiện ra" hình như đã được dàn dựng tài tình bởi một linh mục, ông đã mặc áo Đức Mẹ cho một thiếu niên và đã cho em đứng vào sau bàn thờ Đức Mẹ Fatima. Trước mấy cây nến tung ánh sáng lung linh,  một vài nhà "đạo đức" coi đó là Đức Mẹ hiện ra, nói với họ một giọng dịu dàng nhưng minh bạch rõ ràng rằng, phải từ bỏ đất Cộng Sản bất cứ với giá nào mà tìm lánh sang vùng đất tự do. Đức Mẹ sắp sửa bỏ Miền Bắc. Từ miệng qua tai, tin đồn được loan ra như một vết dầu loang, và được thêm thắt những nét chấm phá mới, kèm theo những lời tiên tri mới,  hoặc những điềm gở tiên báo tai ương sắp đổ tới. Óc tưởng tượng của dân chúng lại bày ra những chuyện linh mục bị tàn sát, những mật báo của Hồ Chí Minh phải tiêu diệt cho hết những người Công Giáo, hay là bắt họ phải bỏ đạo.

"Chạy trốn để cứu lấy mạng sống và cứu lấy đức tin". "Chúa Kitô đã đi vào Nam". "Đức Mẹ đã rời bỏ Bắc Việt". Những khẩu hiệu phi lý đó làm cho người Kitô Tây Phương phải mỉm cười, nhưng lại có tác dụng rất lớn nơi một cộng đồng Kitô hữu đã từng bị giam nhốt xưa  nay trong sự ngu dốt và trong kiểu tin đạo nói được là thời Trung Cổ. Trong cái ốc đảo khép kín đó của Giáo dân,  những gì gọi là "Bí mật của Đức Mẹ Fatima đều được coi như là tín điều bắt buộc, đang khi nó chỉ dựa vào một mớ tài liệu tuyên truyền nhảm nhí. Nếu những năm 1949-1953,  các linh mục đã thề biến Giáo dân hiền lành vô tội đó thành những tên sát nhân cuồng nhiệt nhờ khẩu hiệu "Tiêu diệt Cộng Sản để làm vinh danh Chúa", thì họ cũng chẳng khó khăn gì trong việc tạo ra cuộc "Xuất hành vĩ đại" vào những năm 1954-1955. Hiển nhiên là người nông dân Việt Nam sống gắn bó với ruộng đất của tổ tiên, với  mái nhà, với mảnh vườn, với nhà thờ và làng xóm hơn nông dân ở các nước khác nhiều. Nhưng họ lại dám từ bỏ tất cả mọi sự để bảo vệ đức tin, nhất là khi các cha xứ của họ lại bảo đảm với họ rằng tại Miền Nam có một vị thủ tướng Công Giáo đang chờ đón họ và sẽ cấp cho họ những vùng đất phì nhiêu để làm ăn. Và khối dân chúng một khi đã bước chân ra đi, thì không gì có thể ngăn cản họ lại. Thế là với những áp lực đủ kiểu đủ cách, nhờ một lối tuyên truyền xảo trá, tạo ra một cơn hốt hoảng tinh thần nơi dân chúng Công Giáo, người ta đã thành công đưa vào Nam hàng trăm ngàn nông dân, bởi vì khối di cư Công Giáo sẽ là một lực lượng chính trị to lớn hỗ trợ cho chính phủ Ngô Đình Diệm."[11]

Bỏ tiền ra như nước để mua chuộc các thế lực không ưa hay chống đối cá nhân và chính quyền Ngô Đình Diệm.- Tìm hiểu về những khoản tiền mà Hoa Kỳ đã chi ra để  lo lót mua chuộc các thế lực trong nước để tạo thêm vây cánh cho ông ta  khi còn lao đao  và ngồi chưa yên chỗ trong những ngày tháng mới về Việt Nam,  chúng ta thấy những khoản tiền này lên đến hàng trăm triệu Mỹ Kim rồi. Ở đây, chúng tôi chỉ nói đến những khoản tiền để mua chuộc các thế lực không ưa hay chống đối cá nhân và chính quyền nhà Ngô:

A.- Tiền lo lót với Pháp để cho Ông Ngô Đình Diệm được yên vị nắm quyền, qua hình thức viện trợ cho đạo quân viễn chính Pháp tại Đông Dương. Sự kiện này được ông Lương Minh Sơn viết như sau:

"Đầu năm 1955, trong một cuộc tranh chấp quyền lực với Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Miền Nam Việt Nam, một sĩ quan của Pháp đưa về để bảo vệ Bảo Đại, ông Diệm bị Bảo Đại cách chức vì lý do không còn được tín nhiệm nữa. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đồng ý trả 100 (một trăm) triệu đô la bằng viện trợ cho quân đội Viễn Chinh để Pháp chấm dứt ủng hộ Bảo Đại, nên ông Diệm có tư thế không tuân hành lệnh giải nhiệm. Ngày 23-10-1955, qua sự vận động của tình báo Hoa Kỳ và một số văn bút ở  Saigon, ông Diệm tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý. Trước khi trở về Hoa Kỳ để lánh mặt trong cuộc bầu cử, Đại Tá Lansdale căn dặn ông Diệm, "Trong lúc vắng mặt, tôi không muốn bỗng nhiên nhận được tin ông đắc cử với tỉ số 99.99 phần trăm số phiếu, và kết quả này cho phép ông chính thức truất phế ông Bảo Đại…" [MCC. Trg 62.]” [12]  

B.- Tiền mua chuộc các thế lực trong nước để tạo thêm vây cánh cho ông Diệm lúc mới về cầm quyền. Việc này được sử gia Bernard B. Fall ghi lại như sau:

"Trong một loạt hành động mau lẹ  khiến cho các ông lãnh tụ các giáo phái hoang mang không biết người bạn đồng minh mới thề bồi ngày hôm trước đã bán đứng lấy một số tiền khá lớn hay chưa, khi ông Diệm mua ông Tướng Cao Đài Trình Minh Thế với một số tiền là 2 triệu Mỹ kim. Ông tướng này  là người chủ mưu các vụ gài bom tại các đường phố Saigon vào năm 1952 và đã được ông Graham Greene tả trong cuốn Người Mỹ Thầm Lặng như là những vụ phá họai rất tài tình. Tiền mua ông tướng Cao Đài Nguyễn Thành Phương là 3.6 triệu Mỹ Kim, và còn phải trả thêm tiền lương hàng tháng cho quân lính của ông ta. Số tiền mua ông lãnh chúa Hòa Hảo Trần Văn Soái là 3 triệu Mỹ Kim. Tất cả tiền chi tiêu dùng để mua các ông tướng giáo phái như vậy lên đến hơn 12 triệu Mỹ Kim. Tới khi các ông lãnh tụ tham lam này ý thức được là họ đã bị phỉnh gạt, họ quay ra chống lại, nhưng cuộc chiến của họ không còn chính nghĩa nữa." Nguyên văn:  “In a succession of swift moves that left each sect chief wondering whether his sworn  ally of yesterday had not sold him out for a substantial sum, Diem bought the Cao Dai “General” Trinh Minh The – mastermind of the messy Saigon street bombings of 1952 so well described in Graham Greene’ s The Quiet American $2 million; another Cao Dai “general,”  Nguyen Thanh Phuong, for $3.6 million (plus monthly payments for his troops); and a Hoa Hao warlord Tran Van Soai for $ 3 million more. In all likelihood, the total amount of American dollars spent on bribes during March and April, 1955, by Diem may well have gone beyond $12 million. By the time greedy sect leaders found out that they had been outmaneuvered and began to fight back, theirs was a lost cause.” [13]

Có thể còn nhiều khoản tiền khác nữa mà chúng tôi chưa biết.  Cũng nên biết là từ năm 1955 đến năm 1961,  số tiền viện trợ của Hoa Kỳ cho Miền Nam Việt Nam đã lên đến trên bảy tỷ Mỹ kim.[14]

 

CHÚ THÍCH


[1] Lý Chánh Trung, Những Ngày Buồn Nôn (Sàigòn: Đối Diên, 1971), tr. 135, 136.

[2] Nguồn: www.nguoivietyeunuoc.org Ngày 6/8/2006.

[3] Cao Huy Thuần, Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam (Los Angeles, CA: Hương Quê, 1988), tr. 59-83. 

[4] “Cụ Nguyễn Phan Long.” Người Dân Số 75 tháng 11 năm 1996 [Costa Mesa, CA], tr 29-32.

[5] Trần Tam Tỉnh, Thập Giá và Lưỡi Gươm (Pa ris: Sudestasie, 1978), tr. 120-121.

[6] Lê Đăng Hoàng. “Một Vài Suy Nghĩ Xung Quanh Bài Viết của Trần Trung Đạo.” talawas.org, Ngày 18/4/2005.

[7] Edward Lansdale, Tôi Làm Quân Sư Cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm (Sàigon: Đại Nam, 1972), tr 56.

[8] Edward Lansdale, Sđd., tr. 85

[9] Edward Lansdale, Sđd., tr.  250.

[10] E.G. Lansdale, sđd, tr 199-202.

[11] Trần Tam Tỉnh, sđd, tr 102-104.

[12] Lê Hữu Dản, Sđd., tr 26-27.

[13] Bernard B. Fall, The Two Vietnams (New York: Frederick A. Praeger, 1964), tr. 245-246.

[14] Robert S. McNamra, Hồi Ký: Những Thảm Kịch và Bài Học Việt Nam (San Jose, CA: Nhà Xuất Bản Thế Giới, 1995), tr 44

© sachhiem.net