●   Bản rời    

VATICAN:CH61- Ngô Đình Diệm Dưới Mắt Các Chính Khách Hoa Kỳ (Nguyễn Mạnh Quang)

GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH61.php

20 tháng 12, 2008

 

CHƯƠNG 61


ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM DƯỚI MẮT
CÁC CHÍNH KHÁCH HOA KỲ


 

Khi được đưa sang Hoa Kỳ, tất cả mọi việc từ chỗ ở,  miếng ăn cho đến việc di chuyển và thu xếp những buổi nói chuyện tại các đại học hay gặp gỡ với các nhân vật cao cấp trong chính quyền Hoa Kỳ đều do bàn tay của Hồng Y Francis Joseph Spellman xếp đặt cả. Cũng nên biết là vị hồng y này vừa là bạn thân của Giáo Hoàng Pius XII (1939-1958) và cũng là bạn của Giám-mục Ngô Đình Thục. Đây là một lợi thế của ông Giám-mục Ngô Đình Thục  và ông Ngô Đình Diệm đối với những tín đồ Ca-tô (Thiên Chúa La Mã) trong chính giới Hoa Kỳ lúc  bấy giờ, đăc biệt là trong thời chính quyền  Eisenhower (20/1/1953-20/1/1961) trong các ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp, có nhiều nhận vật có thế giá là tín đồ Thiên Chúa La Mã. Những nhân vật như John  Foster Dulles (Ngoại trưởng), Allan  W.. Dulles (Giám Đốc CIA), Thượng Nghị Sĩ  John F. Kennedy, Thượng Nghị Sĩ Mike Mansfield, Dân Biểu Walter Judd và Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện William Douglas đều là tín đồ Ca-tô (Thiên Chúa La Mã) cả. Thêm nữa, ở ngoài chính quyền, lại còn có những cơ quan truyền thông báo chí do các tín đồ Thiên Chúa quản lý như Christian Century, Christian Science Monitor, the Catholic World và nhiều tờ báo địa phương khác hướng dẫn dư luận để hỗ trợ  cho kế hoạch của Hồng Y Spellman vận động giải pháp Ngô Đìinh Diệm.

Một điều nữa cũng cần nên biết là Giáo Hội có chủ trương rèn luyện hay nhồi sọ tín đồ  để biến họ thành những người thiên vị, mất hẳn đi tính cách vô tư, nhất là phải cân nhắc hay nhận định một vấn đề gì giống như một việc phân xử giữa một bên là người đồng đạo và một bên là  người thuộc một tôn giáo khác  thì họ nghiêng hẳn về phía người đồng đạo với họ. Đặc tính này càng rõ rệt hơn trong phạm vi chính trị.vì rằng  Giáo Hội đã dạy dỗ giáo dân rằng  "Đức Giáo Hoàng ở La Mã (Rome) mới là vị vua tối cao duy nhất của họ, họ chỉ phải tuân phục quyền lực của Tòa Thánh Vatican."[1]

Vì quyền lợi chính trị, vì muốn chiếm được nhiều phiếu của những người đồng đạo, tín đồ Thiên Chúa La Mã hăm hở nhào ra  làm chính trị lại càng tỏ ra nghe theo lời dạy dỗ trên đây thì càng có lợi cho họ (kiếm phiếu của những người đồng đạo). Đặc biệt là tại các nước chậm tiến  như  Phi Luật Tân và Việt Nam, vì bị ảnh hưởng nặng nề bởi của chính sách giáo dục ngu dân và nhồi sọ của Giao Hội, những đặc tính xấu xa như tham lam, ích kỷ, tự cao, tự đại, huênh hoang, khoác lác, háo thắng, háo sát, khát máu, lố bịch, trịch thượng, v.v...đã được Giáo Hội khơi động và nuôi dưỡng  trong lòng tín đồ để chờ cơ hộ thuận tiện sẽ khai thác và lợi dụng.  Chính những lúc có bầu cử là những lúc Giáo Hội khai thác những tính xấu xa này ở trong lòng tín đồ mà Giáo Hội đã có công cấy vào đầu óc họ. Vì thói quen "tuyệt đối vâng lời các đấng bề trên" và “quên mình trong vâng phục”, vì bản chất thiên vị, tham lam và ích kỷ muốn vơ vào cho chính minh và cho những người đồng đạo, cho nên tín đồ Ca-tô lại càng tỏ ra hăng say triệt để tuân hành lời dạy trên đây, không bỏ xót một dấu phẩy. Sự kiện này cũng được  ông Vũ Ngọc Nhạ khẳng định bằng câu nói ghi trong bộ sách Ông Cố Vấn Tập Hai (Phủ Đầu Rồng) với nguyên văn như sau:

"Người Công Giao thì phải vận động cho ứng cử viên người Công Giáo, chứ đâu lại đi vận động cho người ngoại đạo."[2]

Tóm lại, ở Hoa Kỳ lúc bấy giờ,  tất cả các chính khách là tín đồ Ca-tô đều triệt để ủng hộ ông Ngô Đình Diệm vì ông Diệm vừa là người đồng đạo của họ, vừa là  con bài  được Giáo Hoàng Pius XII. Như vậy, ông Diệm được Hoa Kỳ đưa về Việt Nam cầm quyền là do  Hồng Y Spellman tích cực chạy chọt mà được với chính quyền Hoa kỳ ủng hộ, chứ không phải do tài năng, uy tín, thành tích chính trị gì  của ông. Thực ra, lúc bấy giờ,  trong thâm tâm các chính khách Hoa Kỳ (bất kể là tín đồ Ca-tô hay không), và các bậc thức giả  đều tỏ ra khinh bỉ ông anh em ông Ngô Dình Diệm hơn cả người Pháp trước đó khinh bỉ bọn tín đồ Ca-tô  Việt Nam làm tay sai cho họ trong thời gian 1858-1954. Đay là những quy luật về tâm lý trong xã hội người loài người:

Thứ nhất,  Chúng ta biết rằng, những kẻ phải đi  xin xỏ, nhờ vả hay chạy chọt với những người có thế lực để xin  một việc làm tại một xí nghiệp thì những kẻ đó dù cho  có được thâu nhận vào làm  thì cũng luôn luôn bị ông chủ hay giám đốc của xí nghiệp và những người làm trong đó khinh rẻ như là một hạng người vừa bất tài, không đủ khả năng, vừa  hèn hạ, cho nên mới phải luồn lọt đi cửa sau (hậu môn) thì mới kiếm được việc làm. Hành động như vậy tức là không có "tinh thần tự túc, tự tồn, tự cường",  và cũng không có "khả năng tự lực cánh sinh", đi ngược với truyền thống của dân tộc là "Nên ra tay kiếm tay cờ, chảng nên thì chớ, chẳng nhờ cậy ai.”

Ngô Đình Diệm phải cậy cục, nhờ vả  Giáo Hội La Mã và Hồng Y Spellman chạy chọt, năn nỉ với các chính khách Hoa Kỳ làm áp lực với  Pháp và Quốc Truờng Bảo Đại để được đưa về Việt Nam cầm quyền. Tình trạng này của ông Diệm không khác gì tình trạng của những người đi xin việc nói trên. Sự kiện này cho thấy rằng ông Diệm vừa bị coi là một  hạng người bất tài, hèn hạ, hền hạ đến nõi phải luồn lọt chui qua "hậu môn" của người Hoa Kỳ để len lỏi vào cửa quyền và leo lên bước thang danh vọng, vừa bi xem như là hạng người "rước voi về giầy mả tổ.". Hành động này của ông Diệm còn đê tiên và hèn hạ hơn hành động của Lê Chiêu Thống vào cuối năm 1788 chạy sang Trung Hoa lạy lục  Tuần Phủ Tôn Vĩnh Thanh để nhờ tên quan này năn nỉ với triều đình nhà Thanh đem quân sang Việt Nam hầu khôi phục vương quyền cho chính bản thân. (Lê Chiêu Thống chỉ lạy lục của một triều đình nhà Thanh, còn Ngô Đình Diệm phải năn nỉ tới bốn thế lực Vatican, Hoa Kỳ, Pháp và ông Bảo Đại). Đê tiện và hèn hạ như vậy, thì làm sao ông Diệm  thoát khỏi cái nhìn khinh bỉ của các chính khách Hoa Kỳ?

Thứ hai, ông Ngô Đinh Diệm không những bất tài và hèn hạ, mà  còn là  một người mang căn bệnh cuồng tín  về tôn giáo. Vì mang căn bệnh cuồng tín về tôn giáo,   cho nên ông ta trở thành hạng người vừa ngu  vùa dốt. Vì vừa ngu vùa dốt cho nên ông ta không có khả năng thông minh trong việc ứng xử và đối đáp với  các chính khách Hoa Kỳ khi bị dọ hỏi về một giải pháp chính trị cho Việt Nam. Sự kiện ngu dốt này đã biểu lộ ra qua lời tuyên bố rằng "chỉ cần chấm dứt chính sách thực dân Pháp và chỉ cần Việt Nam có một chính phủ do người quốc gia lãnh đạo là có thể đánh bại được Cộng Sản"., rằng ông ta "tin tưởng vào quyền lực của Vatican." và  tin rằng ông ta "đã được an bài để cai trị đất nước". Thử hỏi rằng, nếu có một em học sinh lớp 9 cấp trung học có mặt ở đó chứng kiến cái cảnh này  thì liệu em đó có phải bịt mũi để khỏi phải ngửi thấy cái mùi thum thủm của mấy "lời tuyên bố quai đản cực kỳ ngu xuẩn" này không?

Thứ ba,. các chính khách Hoa Kỳ đều biết rằng Vatican là một đế quốc thực dân xâm lược và chuyên nghề sử dụng bọn tín đồ cuồng tín mất gốc,  vong bản, phản dân tộc làm tay sai để đánh chiếm đất đai để thiết lập chế độ đạo phiệt Ca-tô, rồi dùng bạo lực của nhà nước tiến hành kế họach Ki-tô hóa nhân đân bằng bạo lực,  và sau đó sẽ phóng tay cướp đọat tài nguyền, bóc lột nhân dân, vơi vét của cải, tích lũy tài sản cho đầy túi tham bằng cách khống chế và kiểm soát tất cả mọi phạm vi sinh họat trong nhân dân.

Martin Malachi
Martin Malachi

Ngay từ lúc đầu, người Kitô giáo khăng khăng cho rằng tôn giáo của họ là chân lý, rằng tôn giáo của họ nói về thực tế. Họ đưa ra lập luận rằng tôn giáo của họ là một chân lý toàn cầu,  rằng chỉ có Kitô giáo mới là tôn giáo đích thực. Vì thế cho nên mọi hệ thống triết lý khác và mọi hệ thống kiến thức khác - bất kỳ ngành họat động nào của con người có liên hệ với chân lý – đều phải hài hòa với tôn giáo đích thực là Kitô giáo. Trái lại, đó chỉ là một hệ thống triết lý giả, một kiến thức giả. Tất nhiên là mọi tính cách đạo đức đều từ Kitô giáo mà ra.. Kitô giáo thấm nhập vào tất cả mọi lãnh vực trong đời sống thế tục từ kinh tế, chính trị, tài chánh, nghệ thuật, giáo dục cho đến các cơ cấu khác trong xã hội. Tôn giáo và chính trị, tôn giáo và tài sản, tôn giáo và chính quyền, tôn giáo và nghệ thuật, tôn giáo và sự học hỏi – giữa những liên hệ cơ cấu này, không có sự chống đối nào mà không hòa giải được. Những cơ cấu này không thể tách rời được và cũng không thể giữ nó ở trong tình trạng tách rời nhau.. Các vấn đề như quân sự chính trị, tài sản, nghệ thuật và chính quyền, tất cả đều phải bị tôn giáo thống trị tuốt luốt.Nguyên văn: “From their beginnings, Christians insisted that their religion was true, that it did speak about reality. They drew the logical conclusion from that: that it was universally true. That there could be only one true religion. Theirs.  Hence all philosophy and all knowledge - any branch of human activity that dealt with the truth – had to be, would be reconcilable with the true religion, Christianity. Otherwise, it was a false philosophy, a false knowledge. Automatically,  an all embracing morality from this Christianity. It permeated al aspects of temporal life: economics, politics, finance, the arts, education, social structures. Religion and politics, religion and wealth, religion and government, religion and art, religion and learning – between these there was no irrececoncilable opposition. They were not separate or to be kept separate. Military matters, matters of politics, wealth, art, government – all became dominated by religion.”[3]

Tất cả bọn tín đồ Ca-tô vong bản phản dân tộc đều bị dân bản địa  khinh bỉ, ghê tởm, thù ghét đến cùng độ của thù ghét và gọi là  những quân "phản quốc". Ông Diệm ở vào tình trạng này, tất nhiên là không thể thoát khỏi cái nhìn khinh bỉ và ghê tởm của các chính khách Hoa Kỳ. Tâm lý  của các nhà chính khác và các bậc thức giả trên thế giới đều kính trọng các nhà lãnh đạo quốc gia được nhân dân dưới quyền kính thương và khinh rẻ những người cầm quyền bị nhân dân khinh rẻ và thù ghét.  Đây là quy luật về tâm lý cvà xa hội. Quy luật nàu không chừa một ai cả. Cũng vì thế mà ông Diệm không thể nào thóat khỏi cái nhìn khinh bỉ của nhân dân thế giới, ngọai trừ những tín đồ Ca-tô cuồng tín và những người siêu ngu dốt. 

Thư tư, từ ngàn xưa, những người trong các chính quyền đế quốc xâm lược bao giờ cũng khinh rẻ những người dân bản địa làm tay sai cho họ. Người Mãn Châu khinh rẻ tên Hán gian  Ngô Tam Quế, người Nhật khinh rẻ tên Hán gian Uông Tinh Vệ, người Đức khinh rẻ tên Pháp gian Pétain, người Pháp khinh rẻ bọn Việt gian Ngô Đình Khả, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Bá Tòng, Lê Hoan, Trần Bá Lộc, Trần  Lục, Phạm Ngọc Chi, Lê Hữu Từ,  Hoàng Quỳnh,  khinh rẻ bọn tín đồ Ca-tô bản địa và tất cả những người Việt khác bán nước làm tay sai cho họ. thì tất nhiên là người Hoa Kỳ cũng khinh rẻ bọn tín đồ Ca-tô Việt Nam đã từng  bán nước cho Vatican, cho Pháp, rồi lại làm tay sai và Hoa Kỳ. Là một trong bọn người Việt gian này, dĩ nhiên là  ông Diệm làm sao thoát khỏi được cái nhìn khình bỉ của người Hoa Kỳ?

Những quy luật trên đây đều có thể kiểm nghiệm được.  Dưới đây là  những bằng chứng đã được kiểm nghiệm qua những nhận xét hay lời tuyên bố của các chính khách người ngoại quốc hay các sử gia với những trường hợp như sau:

Trường hợp 1 là những lời tuyên bố của các chính khách người Hoa Kỳ và những lời nhận xét  của các nhà viết sử về con người và cung cách hành xử của ông Ngô Đình Diệm.  Lời nhận xét ngắn và gọn về ông Diệm của Tổng Thống Eisenhower bằng cách dùng  một thành ngữ "Trong đám thằng mù, thằng chột làm vua " cho ta thấy ông ta bị nhà lãnh đạo này của Hoa Kỳ khinh bỉ đến mức nào rồi.

Trường hợp thứ 2 là chính Đại Tá Edward Lansdale, vị cố vấn đặc biệt bên cạnh ông Diệm, người đã coi ông Diệm như một đứa con mới tập tễnh bước vào đời và phải dạy dỗ từng lời ăn tiếng nói cùng cách cư xử với mọi người chung quanh, y hệt như Lữ Bát Vi lo cho Tần Hoàng Chánh khi vừa lên nối ngôi An Quốc Quân làm vua nước Tần,  và đôi khi cũng phải bực mình không chịu nổi với cái mức độ ngu xuẩn của đứa con nuôi mà chính quyền Hoa Kỳ đã giao phó cho ông dạy dỗ. Chương 62 sẽ nói rõ vấn đề này.  

Trường hợp 3  là trong công điện  ngày 5-9-1963 gửi về thủ đô Hoa Thịnh Đốn,  ông Đại Sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge cũng đưa ra lời nhận xét đầy khinh bỉ về con người Ngô Đình Diệm. Lời nhận xét này cho chúng ta thấy rõ cái đặc tính học đòi làm sang, sặc mùi phong kiến với bản chất cuồng tín, ngu dốt và tàn ác của bọn người này:

"Chủ yếu chúng nó là chế độ chuyên chính Á Châu thời Trung Cổ của loại gia đình cổ điển, không hiểu gì cả hay hiểu rất ít về các ngành nghề của chính quyền vì dân. Chúng không thể ăn nói với dân chúng,  không thể gây cảm tình với báo chí, chúng không thể ủy thác quyền hành hay tạo ra niềm tin, chúng không thể hiểu được tư tưởng chính phủ là công bộc của dân. Chúng nó chỉ quan tâm đến an ninh vật chất và sự sống còn của chúng, chống lại bất cứ mối đe dọa nào cộng sản hay không cộng sản."[4]

Trường hợp thứ 4 là trong chuyến viếng thăm Sàigòn vào năm 1961, Phó Tổng Thống  Lyndon Johnson đã cường điệu so sánh ông Ngô Đình Diệm với ông Churchill của nước Anh. Sau đó lên trên phi cơ trở về Hoa Kỳ, ký giả Stanley Karnow hỏi ông  rằng,


Stanley Karnow

Phải chăng ông thực sự so sánh Diệm với ông Churchill như vậy sao?” Phó Tổng Thống Lyndon Johnson đã trả lời liền rằngCái cục cứt! Diệm là thằng bé duy nhất chúng ta có ở đây!”   Nguyên văn: “Carried away by oratorical hyperbole during a visit to Saigon in 1961, Lyndon Johnson, then vice-president, had compared Diem to Churchill. “Did you really mean it?” I asked him aboard his airplane later. “Shit,” he drwaled, “Diem’s the only boy we got there.”[5]

Trường hợp thứ 5 được ông Bùi Văn Hồng Sơn ghi lại với nguyên văn như sau:

Khi phong trào đấu tranh của Phật Giáo đòi tự do tín ngưởng và bình đẳng như Công Giáo mới bùng nổ,  linh mục Jean Renou trên 37 năm kinh nghiệm truyền giáo ở Viễn Đông đã phải lo ngại thốt lên: “Thằng cha nầy (Diệm) điên rồi! Hắn đang hủy họai tất cả những gì chúng ta hòan thành được suốt một trăm năm mươi năm qua."[6]

Nói tóm lại, tất cả mọi việc vận động, chạy chọt, chuẩn bị và xếp đặt cho ông Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền là đều do bàn tay của Giáo Hội La Mã cả. Giáo Hội La Mã đã mất bao nhiêu công lao và tiền bạc trong việc lo lót cho ông Ngô Đình Diệm để đưa ông ta về nắm quyền cai trị ở Việt Nam. Mục đích duy nhất của Giáo Hội là biến Ngô Đình Diệm thành một thứ bạo chúa Constantine tại Việt Nam  với chủ trương dùng bạo lực cưỡng bách nhân dân Việt Nam phải chấp nhận đạo Ki Tô La Mã là quốc giáo.

Như vậy là ông Ngô Đình Diệm hoàn toàn nhờ vào thế lực của ngoại bang mà chủ chốt là Giáo Hội La Mã đưa lên cầm quyền.  Ông chẳng phải là một Hoàng Thái tử hưởng quyền thừa kế vua cha mà nghiễm nhiên được đưa lên ngai vàng trị vì  để lo phúc lợi cho dân cho nước. Ông cũng chẳng phải là người từ trong nhân dân dấy lên đem quân khử bạo, trừ gian, diệt trừ quốc tặc để đem lại công bằng và no ấm cho muôn dân. Ông cũng chẳng phải là người anh hùng từ chốn bưng biền kéo quân về đánh đuổi quân cướp ngoại thù để  đòi lại núi sông cho dân tộc. Ông cũng chẳng phải là người ra tranh cử trong một cuộc bầu cử dân chủ tự do để được nhân dân tuyển chọn đưa lên làm nhà lãnh đạo quốc dân trong một thời gian hiến định. Ông chẳng có một thứ chính nghĩa nào theo bất kỳ một hoàn cảnh nào của đất nước hay thể chế chính trị nào trên đây cả. Ông chẳng là cái gì hết. Thực sự,  ông chỉ là người được Giáo Hoàng Pius XII (1939-1958) của Giáo Hội La Mã đỡ đầu và được Tổng Thống Hoa Kỳ Dwight Davis Eisenhower cùng Ngoại Trưởng Foster Dulles bảo trợ, và được hai người đàn bà sắc nước hương là Nam Phương Hoàng Hậu và Trần Lệ Xuân (bà Ngô Đình Nhu) trời tiếp tay bằng những lời ỏn thót nỉ non với Quốc Trưởng Bảo Đại để cho ông về Việt Nam cầm quyền.

KẾT LUẬN

Phần trìn bày trên đây cho chúng ta thấy rõ  toàn thể nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân thế giới đều nhận thấy rằng ông Ngô Đình Diệm là một tín đồ Da-tô cuồng tín được Đế Quốc Vatican và Hoa Kỳ đưa về Việt Nam làm việc cho họ.  Nhân dân Việt Nam,  ai cũng đều biết rõ gia đình ông có  công lao với Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican ngay từ giữa thế kỷ 19 trong việc đàn áp và tiêu diệt các phong trào tranh đấu đòi lại quyền tự do cho quê hương và dân tộc. Bản thân ông Ngô Đình Diệm chỉ là một tên Việt gian làm tay sai nòng cốt cho Đế Quốc Vatican, cho Pháp, chạy theo Nhật, rồi đến Hoa Kỳ. Ông được người của Đế Quốc Vatican dẫn sang Hoa Kỳ để lo lót chạy chọt với chính quyền Hoa Kỳ  cùng với Giáo Hội La Mã làm áp lực với chính quyền Pháp và Quốc Trưởng Bảo Đại cho ông về Việt Nam làm thủ tướng chính phủ. Khi ông về Việt Nam cầm quyền, người Việt Nam đang cầm súng chiến đấu  dù là ở trong hàng ngũ Việt Minh Kháng Chiến hay ở trong hàng ngũ Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican (có chính quyền tay sai do ông Bảo Đại làm quốc trưởng) hầu như không ai biết đến tên ông. Tại sao lại như vậy? Nhân dân Việt Nam ở thế hệ đang chiến đấu lúc bấy giờ không biết đến ông bởi vì suốt thời gian từ khi toàn dân vùng lên đi đòi lại núi sông cho dân tộc thì ông lại lẩn trốn ẩn náu trong các nhà thờ của Giáo Hội La Mã, những trung tâm thâu thập tin tức tình báo chiến lược chống lại của tổ quốc. Đối với nhân dân miền Nam, khi ông về tới Saigon, hầu như toàn dân nếu không thù ghét và coi ông như một kẻ tử thù thì cũng  lạnh lùng, thờ ơ lãnh đạm đối với ông. Điển hình là các nhân sĩ miền Nam như các ông Hồ Hữu Tường, Trần Văn Ân, Trần Văn Văn, Trần Văn Hữu, Nguyễn Phan Long, v.v... đều khinh rẻ và không ủng hộ ông.

CHÚ THÍCH


[1] Nguyễn Xuân Thọ,  Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam –1858-1897 (Saint Raphael, Pháp, TXN, 1995), tr. 17.

[2] Hữu Mai, Ông Cố Vấn - Hồ Sơ Điệp Viên - Tập 2 [Phủ Đầu Rồng] (Hà Nội: Quân Đội Nhân Dân, 1989), tr. 171.

[3] Malachi Martin, Rich Church Poor Church (New York: G. P. Putnam’s Sons, 1984) p. 90.

[4] Hoàng Ngọc Thành & Thân Thị Nhân Đức, Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thồng Ngô Đình Diệm (San Jose, California:  Quang Vinh & Kim Loan & Quang Hiếu, 1996), tr.280.

[5] Stanley Karnow, Vietnam A History (New York The Viking. 1983), P. 210.

[6] Bùi Văn Hồng Sơn,  “Ý kiến về bài viết Nói chuyện ngàn năm...” (Kết) danchimviet.com  Ngày  26/7/2006.

 


Những bài viết về Ngô Đình Diệm: