●   Bản rời    

VATICAN:CH60-1 Những Tính Toán của Vatican Trong Năm 1950 (Nguyễn Mạnh Quang)

GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH60-1.php

04 Dec, 2008

 

Các bài trong chương 60:  1   2  

 

CHƯƠNG 60


NHỮNG TÍNH TOÁN CỦA VATICAN TRONG NĂM 1950


 

Tháng 4-1949, Hồng Quân Trung Hoa trùng trùng điệp điệp vượt Trường Giang tràn ngập Nam Kinh, tiến vào Thượng Hải và Hán Khẩu. Cuối tháng 9-1949, Quảng Đông rơi vào tay Cộng Quân. Sáng ngày 1-10-1949, đứng trước hàng triệu người trong rừng cờ hồng và biểu ngữ,  Mạo Trạch Đông long trọng tuyên bố thành lập nước "Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa" giữa những tiếng kèn và điệu nhạc như sấm động tưởng như làm tan vỡ cả khung trời xanh biếc trong vùng đế đô đất Bắc Bình. Trong khi đó thì Tưởng Giới Thạch cùng đám tàn quân ba chân bốn cẳng chạy ra hải đảo Đài Loan ẩn náu, suy tư về niềm đau bại tẩu, tiếc nuối cái thời oanh liệt, hét ra lửa, mửa ra khói của ngày nào.

Ngay khi vừa làm chủ lục địa Trung Hoa, Mao Trạch Đông ồ ạt gửi quân kinh viện sang Việt Nam cho chính quyền Kháng Chiến Việt Minh. Nhận được viện trợ dồi dào của Trung Quốc, đầu năm 1950,  Hồ Chí Minh và Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam ra lệnh mở các cuộc hành quân đánh mạnh vào các tiền đồn của Liên Quân Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican tại các tỉnh ven biên Cao Bằng, Bắc Kạn và Lạng Sơn để mở đầu cho giai đoạn Tổng Phản Công. Sự kiện Mạo Trạch Đông đại thắng và hoàn toàn làm chủ lục địa Trung Hoa cùng với việc chính quyền Kháng Chiến Việt Nam bước sang giai đoạn tổng phản công làm rúng động cả nước Pháp và Vatican.

Ngay khi Hồng Quân Trung Hoa vừa tràn vào Nam Kinh thì các nhà lãnh đạo chính quyền Pháp đã nhìn thấy nguy cơ cho số phận quyền lợi của Pháp ở Đông Dương. Để chuẩn bị cho cuộc rút quân bỏ chạy, chính phủ Pháp cử Tướng Revers sang Đông Dương để thanh sát và nghiên cứu một kế hoạch lui quân. Sau khi quan sát, Tướng Revers đưa ra đề nghị rút khỏi vùng Cao Bằng. Sự kiện này được sách Quân Sử ghi lại như sau:

"Đứng trước sự biến chuyển của một tình thế mới, chính phủ Pháp phải cử Tướng Revers  sang Đông Dương để thanh sát và nghiên cứu một kế hoạch đối phó. Kế hoạch của Tướng Revers là đề nghị rút bỏ Cao Bằng và đã được chính phủ Pháp chấp thuận...” [1]

Tiếp theo đó,  Tướng Carpentier, Tự Lệnh Quân Đội Liên Hiệp Pháp tại Đông Dương, ban hành lệnh rút quân, và từ Saigon, ông hối hả bay ra Hà Nội, rồi bay đi Cao Bằng để xem xét tình hình tại chỗ và quyết định “cần phải rút càng nhanh càng tốt

Quân Pháp đang chuẩn bị, thì ngày 18/9/1950,  trước sức tấn công mãnh liệt của Việt Minh, đồ Đồng Khê của Pháp bị thất thủ, Việt Minh chiếm giữ luôn đồn này khiến cho quân đội Pháp ở Cao Bằng bị cô lập.

Carpentier vội vã từ Sàigòn bay ra Hà Nội, rồi bay lên Cao Bằng để xem xét tình hình. Tại đây, ông đã mang theo quyết định rút quân để thảo luận với Đại Tá Constans,  tư lệnh biên thùy Đông Bắc. Carpentier thấy cần phải rút càng nhanh càng tốt vì nghe sau trận Đông Khê, Việt Minh đang chuẩn bị đánh Cao Bằng rồi đến Lạng Sơn…”[2]

Trong khi đó, thấy rằng đồng minh cố cựu Pháp quốc không còn đủ khả năng bảo vệ quyền lợi của Giáo Hội tại Đông Dương, Vatican đưa ra quyết định:

1.- Chuyển nhượng cho tín đồ người Việt Nam đứng tên tất cả bất động sản do các giáo sĩ người Pháp đứng tên. Đây là khối tài sản mà Giáo Hội đã cướp đoạt và chiếm hữu được trong thời đô hộ ở Việt Nam để đề phòng bất trắc. Khối bất động sản khổng lồ này đã được trình bày đầy đủ trong Phần II, Mục X, nơi Chương 29. (Cướp chùa, chiếm đất xây nhà thờ, chiếm đoạt ruộng đất của nhân dân.)

2.- Dồn nỗ lực vào việc vận động Hoa Kỳ thành lập Liên Minh Mỹ-Vatican thay thế cho Liên Minh Pháp-Vatican, và yêu cầu Hoa Kỳ cùng tích cực làm áp lực  với chính quyền Pháp và Quốc Trưởng Bảo Đại bổ nhậm một tín đồ Da-tô Ngô Đình Diệm, tay sai của Giáo Hội, về cầm quyền ở Việt Nam.  

 

LẬP KẾ HOẠCH
CHUYỂN NHƯỢNG KHỐI BẤT ĐỘNG SẢN

 

Khối bất động sản kếch sù này đã được trình bày đầy đủ trong Chương 29.  Để giải quyết việc này một cách êm thắm, Giáo Hội ra lệnh cho chính quyền bù nhìn Bảo Đại ban hành dụ số 10  vào ngày 6 tháng 8 năm 1950. Dụ Số 10 này được người tín đồ ngoan đạo  của giáo hội và cũng là người đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền Ngô Đình Diệm như Giám Đốc Nha Chiến Tranh Tâm Lý và Chủ Tịch Quân Ủy của Đảng Cần Lao là ông Nguyễn Văn Châu ghi lại như sau:

"Chiếu dụ số 10 do Quốc Trưởng Bảo Đại ban hành ngày 6 tháng 8 năm 1950 ấn định quy chế các hiệp hội tôn giáo,  thật sự là nhằm giúp đỡ Phật giáo và miễn áp dụng cho các tôn giáo và giáo phái khác, mặc dù có những điều khoản bênh vực bảo vệ của cải bất động sản của Hội Thừa Sai Ba Lê, của cải của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nhưng lại do người Pháp đứng tên nên thuộc quyền sở hữu của Pháp. Nhân dịp chuyển giao đất đai Nhà Chung đó cho hàng Giám Mục Việt Nam, nhiều vấn đề phức tạp đã xẩy ra."[3]

Ông Da-tô Nguyễn Văn Châu nói rằng Dụ Số 10 này "thật sự là nhằm giúp đỡ Phật giáo", nhưng ông Châu lại không nói rõ cái Dụ số 10 quái đản này đã giúp cho Phật giáo cái gì?

Kể cũng khôi hài, ông Da-tô Nguyễn Văn Châu nói rằng Dụ Số 10 này nhằm giúp đỡ cho Phật Giáo, ấy thế mà Phật Giáo lại cứ nằng nặc đòi phải hủy bỏ, trong khi đó thì chính quyền Ngô Đình Diệm lại cương quyết duy trì nó cho đến cùng. Dù là bị toàn dân vùng lên đạp đổ chế độ, anh em ông Diệm và đảng Cần Lao Công Giáo vẫn khư khư không sửa đổi. Đúng là ngôn từ của những người tiếp nhận nền đạo lý Da-tô. Linh-mục Trần Tam Tỉnh nói về cái cung cách chế độ đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm áp dụng Dụ Số 10 này và nhận xét như sau:

"Trước tiên là chỉ thị (dụ) Số 10 của Phủ Tổng Thống, lấy lại các sắc chỉ của chế độ thuộc  địa, nói rằng: "Tất cả các hiệp hội tôn giáo, văn hóa, thể dục, chỉ trừ Công Giáo, đều không được quyền mua bất động sản, nếu không có phép riêng của Phủ Tổng Thống". Bản văn của sắc lệnh đặt Công Giáo ra ngoài sắc lệnh và hạ Phật giáo xuống hàng các hiệp hội văn hóa và thể thao,  tất nhiên nó phải làm bực bội Giáo Hội Phật Giáo. Việc trở lại thời thuộc địa như thế cũng không làm hài lòng đại bộ phận quần chúng nhân dân. Hơn nữa sắc lệnh khơi lại sự đố kỵ đối với người Công Giáo,  mới đây đã từng liên minh với bọn xâm lược và hôm nay lại liên minh với bọn chủ mới là Mỹ. Sau nữa,  những hành động lặp đi lặp lại dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ, đưa nhiều người Công Giáo lên các chức vụ quan trọng trong chính quyền, cho phép giải thích sắc lệnh, vốn đã bất công, như một cử chỉ "tìm cách Kitô hóa" cả nước trái với ý muốn của mọi người."[4]

 

DỒN NỖ LỰC VẬN ĐỘNG HOA KỲ
THÀNH LẬP LIÊN MINH MỸ VATICAN

 

Với chủ tâm dựa vào Mỹ để duy trì quyền lực ở Việt Nam, tháng 8 năm 1950, Vatican cho người đưa ông Ngô Đình Diệm sang Hoa Kỳ để vận động liên kết với siêu cường này trong một thế liên minh mới mà các nhà viết sử gọi là Liên Minh Mỹ – Vatican hay Trục Washington – Vatican  (The Vatican – Washington Axis)  thay thế cho liên minh cũ Pháp và Vatican. Như vậy là Vatican đã tự động bỏ rơi nước Pháp và Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Pháp- Vatican coi như bắt đầu tan vỡ kể từ đây.

Cũng xin nói rõ là Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican do Vatican chủ xướng,  bắt nguồn từ một Sắc Lệnh Romanus Pontifex được bàn hành vào ngày 8/1/1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455), khởi sự vận động vào đầu thế kỷ thứ 17, cũng do người của Giáo Hội La Mã là Linh-mục Alrexandre de Rhodes đề nghị với nước Pháp kèm theo với bản tường trình thành quả công tác tình báo tại Việt Nam và lá thư yêu cầu Pháp Hoàng Louis XIV phái quân đi chinh phục Đông Dương (đã được trình bày đầy đủ trong Chương 20.) Vì hoàn cảnh khó khăn lúc đó, Pháp Hoàng Louis XIV không đáp ứng được yêu cầu của Giáo Hội lúc bấy giờ. Trong thập 1780,  lại cũng người của Giáo Hội là Giám-mục Pigneau de Béhaine lặn lội từ Việt Nam đem Hoàng Tử Cảnh mới có 5 tuổi đến triều đình Pháp Hoàng Louis XVI, thỉnh cầu viện trợ quân sự cho Nguyễn Ánh để đánh bại nhà Tây Sơn với chủ ý là Vatican và nước Pháp sẽ lợi dụng công ơn viện trợ để:

1.-  Dụ khị Nguyễn Ánh, một khi đã chiến thắng thì phải chiều theo những đòi hỏi Vatican và Pháp. Nếu Nguyễn Ánh chiều theo thì cả Vatican và Pháp lần lần nắm thế thượng phong, áp dụng chính sách được đằng chân lân đằng đầu như Vatican đã từng làm đối với Pháp trong thời Pháp Hoàng Henry IV (1589-1610) (Xem lại Chương 6), dần dần áp đảo triều đình Việt Nam trở thành một thứ chính quyền tay sai cho cả Vatican và Pháp.

2.- Nếu Nguyễn Ánh không thành công hay không chiều theo những đòi hỏi của Vatican và của Pháp, thì các nhà truyền giáo của Giáo Hội tại Việt Nam sẽ xúi giục giáo dân Việt Nam nổi loạn, bất tuân lệnh chính quyền, nhằm tạo nên loạn lạc khắp nơi, và mỗi xóm đạo sẽ là một ổ phiến loạn, lúc bấy giờ Giáo Hội mới công khai nhẩy vào thừa nước đục thả câu, đem quân đến đánh chiếm và thống trị Việt Nam.[5]  Giáo Hội cũng đã làm nhtiến hành ở East Timor mấy năm vừa qua.

Giám-mục Pigneau de Béhaine đại diện cho phe đảng Nguyễn Ánh, tiếm danh là đại diện cho Việt Nam thương thuyết với triều đình vua Louis XVI và đã đạt được một hiệp ước  ký tại Điện Versailles vào ngày 28-11-1787. Theo hiệp ước này, Pháp sẽ viện trợ quân sự cho Nguyễn Ánh 4 chiến hạm, 1750 sĩ quan và binh sĩ, và Nguyễn Ánh phải nhượng cho Pháp và Giáo Hội La Mã một số quyền lợi. Nhưng  Hiệp Ước Versailles vừa ký xong thì nước Pháp rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chánh và kinh tế do bất công trong xã hội gây nên, rồi lan sang lãnh vực chính trị và chuyển thành Cách Mạng 1789. Vì thế mà Pháp không thể viện trợ cho Nguyễn Ánh được.  Pháp bỏ cuộc, nhưng Vatican vẫn không nản lòng và vẫn còn bám lấy Việt Nam. Được Vatican triệt để ủng hộ, Giám-mục Pigneau de Béhaine nhân danh Vatican bỏ tiền ra  mua sắm súng đạn và thuê mướn được một số binh lính đánh thuê đem đến viện trợ cho Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn.

Giáo Hội La Mã thường dạy là phải sống nghèo. Sao ông Giám-mục Pigneau de Béhaine của Giáo Hội giàu thế? Nếu không phải do Vatican cung ứng để mua sắm các chiến tầu,  súng đạn cũng như trang trải tiền trả lương cho quân lính, quân cụ, quân trang, quân dụng và quân nhu trên đây, thì tiền bạc ở đâu để ông giám-mục này mua sắm chiến tầu, khí giới, tuyển mộ quân lính, nuôi quân và trả lương cho lính? Nhưng, lại cũng chữ “nhưng” một lần nữa, "mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên". Công lao và tiền của bỏ ra viện trợ thì có, nhưng những yêu sách của Giáo Hội thì lại không được Nguyễn Ánh (khi thành công là Gia Long), đền bù. Giám-mục Pigneau de Béhaine và Hoàng Tử Cảnh lại sớm lên thiên đường, khiến cho Giáo Hội đã thất bại nặng nề ván bài Béhaine-Nguyễn Ánh.

Tuy nhiên, như đã nói trước đây, kế hoạch xâm thực của Giáo Hội là một kế hoạch dài hạn và trường kỳ mai phục.  Thua keo này, Giáo Hội lại bày keo khác. Cuối cùng,  vào đầu thập niên 1850, Giáo Hội cũng đã thành công trong việc vận động được chính quyền Pháp cùng với Giáo Hội bỏ công bỏ của đem quân đến chinh phục Việt Nam và Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Phap-Vatican thực sự thành hình và tích cực hoạt động kể từ đây. (Xin xem lại Chương 22).

Trở lại vấn đề vận động thành lập Liên Minh Chống Cộng Hoa Kỳ-Vatican,  để cho kế hoạch này được thành công, tất cả những tín đồ của Giáo Hội tại Hoa Kỳ cũng như tại Pháp tùy theo khả năng đều được huy động để góp công vào việc vận động với chính quyền Hoa Kỳ làm áp lực với chính quyền Pháp và Quốc Trưởng Bảo Đại để đưa ông Ngô Đình Diệm về Việt Nam làm thủ tướng. Từ bà Ngô Đình Nhu ra vào thủ thỉ với ông Bảo Đại,  Bà Nam Phương Hoàng Hậu với tình chăn gối trong chốn phong the, khối dân Kitô La Mã người Pháp cùng với đảng Da-tô Mouvement Republique Populaire (MRP) do ông Da-tô George Bidault làm đảng trưởng cho đến các ông Hồng Y Spellman, Thượng Nghị Sĩ John F. Kennedy, Thượng Nghị Mike Mansfield, Dân Biểu Walter Judd, ông Tòa Tối Cao Pháp Viện William Douglas đều được huy động để vận động vào việc làm áp lực với các thế lực liên hệ để cho ông Diệm về Việt Nam cầm quyền.

Việc Vatican cho người dẫn ông Ngô Đình Diệm sang Mỹ giao cho Hồng Y Francis Spellman vận động những tín đồ Da-tô có thế lực trong chính quyền Hoa Kỳ  để đưa ông ta (Ngô Đình Diệm) về cầm quyền làm tay sai cho Giáo Hội La Mã Mã  được rất nhiều sách sử trình bầy đầy đủ. Dưới đây là một số sách sử nói về sự thật lịch sử này:

 1.- Sách Vietnam: A History của Stanley Karnow viết:

Diệm rời Việt Nam vào năm 1950 với danh nghĩa đi dự lễ năm Thánh ở Vatican. Cuối cùng, ông ta  đi Hoa Kỳ  và lưu ngụ hai năm ở Chủng Viện  Maryknoll  ở  Lakewood thuộc tiểu bang New Jersey, làm những công việc rửa chén, lau sàn nhà và cầu nguyện giống như một  người mới đi tu. Quan trọng hơn, ông ta được giới thiệu gặp các vị chính khách nổi như Hồng Y Francis Spellman của địa phận New York, Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện William O. Douglas, Thượng  Nghĩ Sĩ  Mike Mansfield và  Thượng Nghị John F. Kennedy. Ông Diệm biện minh cho trường hợp của ông với một lý luân đơn giản có thể lôi cuốn được cả những người bảo thủ và tự do. Lý luân  đơn giản này là ông chống lại cả cộng sản và thực dân Pháp thống trị  Việt Nam. Như vậy,  ông trở thành người đại diện cho chủ nghĩa quốc gia. Điều hấp dẫn đối với Hồng Y Spellman là  ông Diệm  là  một tín đồ  Kitô La Mã. Nhờ vậy mà Hồng Y Spellman đã  tích cực ủng hộ ông Diệm”. Nguyên văn: (“Diem left Vietnam in 1950, ostensibly to attend the Holy Year celebration at the Vatican. He eventually went to the United States, where he spent two years at the Maryknoll Seminary in Lakewood, New Jersey, washing dishes, scribbing floors, and praying, like any novice, and he even watched a football game at Princeton . More important, he gained introductions to such prominent Americans as  Cardinal Francis Spellman of New York, Justice William O. Douglas, and Senators Mike Mansfield and John F. Kennedy. Diem pleaded his case with a simplistic, if compelling logic that appealed to conservatives and liberals alike. He opposed both Communist domination and French colonialism, thus he represented true nationalism. The added attraction for Spellman was Diem ‘s Catholicism and he became one of his active promoters...”[6] 

2.- Sách Vietnam: A Dragon Embattled viết:

“Sau khi được chính quyền Pháp cho phép đi  dự lễ Năm Thánh ở La Mã, ông Diệm rời Việt Nam vào tháng Tám năm 1950. Trạm đầu tiến, ông ghé Đông Kinh đến thăm  ông Cường Để. Ông này  đã lưu vong ở Nhật từ năm 1906. Đồng thời, ở Đông Kinh, ông Diệm cũng gặp một số người Hoa Kỳ. Họ  dặn dò ông khi đến thủ đô  Washington phải nên  nói những gì với những nhân vật ông được tiếp kiến. Ông Diệm lưu lại ở Hoa Kỳ trong hai tháng 9 và 10 năm 1950. Trong thời gian này,  ông được làm quen với một số chính khách người Hoa Kỳ rất quan tâm đến Việt Nam nhưng lại không hiều rõ tính cách phức tạp về tình hình chính trị và quân sự ở Đông Diương. Luận cứ  đơn giản của ông Diệm là nếu chấm dứt được chế độ thực dân và Việt Nam có được một chính quyền quốc gia thực sự thì Việt Minh sẽ bị đánh bại nhanh chóng. Hồng Y Spellman, người mà Giám-mục  Ngô Đình Thục đem ông Diêm đến giới thiệu, có lẽ là người Hoa Kỳ đầu tiên đang tìm một tín đồ Kitô La Mã như ông Diệm để lành đạo chinh quyền Việt Nam.

Thời kỳ ở La Mã của ông Diệm rất ngắn.  Ở đây, ông được Giáo Hòang XII tiếp kiến,  rồi ông đi Thụy Sĩ, Bỉ và Pháp. Tại các nước này, ông nói chuyện với những người Việt lưu vong. Những vì thấy rằng  đối với Pháp, ông chẳng có cơ may nào, ông trở lại  Hoa Kỳ vào đầu năm 1951 và lưu ngụ  trong các Chủng Viện Maryknoll ở  New Jersey và Chủng Viện  Ossining ở  New York. Thời gian này  kéo dài tới hai năm và thỉnh thoảng ông đi thuyết trình tại các Đại Học ở  miền Đông và miền Trung Tây. Nhiều lần ông đi Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn để nói chuyện với các chính khách người Hoa Kỳ và  chiếm được cảm tình của họ đối  với quan điểm của ông. Trong những chính khách ủng hộ quan điểm và khát vọng cá nhân của ông, có Thượng Nghị Sĩ Mike Mansfield, Thượng Nghị Sĩ John F. Kennedy, Dân Biểu Walter Judd  và Thảm Phán Tối Cao Pháp Viện William Douglas. Nhưng  những việc vận động của họ cho nền độc lập của Việt Nam không được chính quyền của Tổng Thống Truman và  chính quyền của Tổng Thống  Eisenhower  quan tâm, vì rằng lúc đó Hoa Kỳ vẫn còn theo đuổi chính sách viện trợ vô điều kiện cho người Pháp. Chán nản với những biến cố này, ông Diệm quay ra dồn nỗ lực vào việc suy tưởng và cầu nguyện, một phương cách rất  thích hợp với bản chất của ông ta  để tìm ra phương cách  được chấp nhận đưa về Việt Nam cầm quyền hơn là tích cực tổ chức để thu hút sự ủng hộ cho việc làm của ông.

Thực ra,  giả thuyết về việc ông Diêm được đưa lên làm thủ tướng được nhiều người chấp nhận là  lúc bấy giờ   Hồng Y Spellman  với sự tiếp tay của các thành phần trong  Phong Trào Cộng Hòa Bình Dân Kitô La Mã và chính quyền Pháp làm áp lực mạnh với ông Bảo Đại.”

Nguyên văn: “Diem left Vietnam in August, 1950, after having been granted permission by the French to attend  the Holly Year celebration in Rome. His first stop was Japan, where he conferred with and paid homage to the old conservative nationalist Cuong De, in exile  since 1906. In Tokyo, Diem also met Americans who advised him, what contacts he should seek in Washington. September and October, 1950,  were spent in the United States. It was then that Diem first became known to the small group of Americans concerned about Vietnam but unfamiliar with the complexities of the military anf political conditions in Indochina. Diem’s thesis combined  attractive simplicity with compelling logic: If colonialism were  brought to an end and Vietnam to receive a truly nationalist government, the Vietminh could be quickly defeated. Cardinal Spellman, to whom Diem was introduced by Bishop Thuc, was probably the first American to look toward a Vietnamese government headed  by the Catholic Ngo Dinh Diem.

Diem ‘s stay in Rome was brief. He had an audience with the Pope and then left for Switzerland, Belgium, and France, where he talked with prominent Vietnamese in exile. But since there were no prospects for a chance in French policy, Diem returned to the United States (early in 1951),  this time for a stay that was to last two years. He resided at the Maryknoll seminaries in New Jersey, and Ossining, New York. For a while he was moderately active as a lecturer on  Vietnam, mainly at Eastern and Midwestern unniversities, he also made a number of trips to Washington, where he won much sympathy for his views. Among the people who favored both his cause and his personal aspirations were  Senators Mike Mansfield and John F. Kennedy, Representative Walter Judd and Justice William Douglas. But the occasional pleading of these people for Vietnammese independence did not influence  the Truman and Eisenhower Administration, whose policy, in spite of many  verbal reservations, remained one of unconditional aid to the French. Discouraged by external events, Diem concentrated on searching in himself for the strength needed  to lead his country through meditation, which was more  congenial to his nature and talents than activelly organizing support for his cause....

In fact,  it gave the rise the still widely accepted legend  that nomination  of Diem was brought about by strong pressure on Bao Dai and the French and intervention  by Cadinal Spellman via  members of the Catholic Movement  Republicain Populaire....”[7]

3.- Sách Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi (Hoành Linh Đỗ Mậu)- Chuyện Vatican cho người dẫn dắt ông Diệm đi Vatican và Hoa Kỳ để chạy chọt cho lên cầm quyền ở Việt Nam được tác giả Đỗ Mậu ghi lại trong sách Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi đầy đủ hơn cả. Dưới đây là nguyên văn:

“Trở lại năm 1950,  khi tôi bắt đầu một giai đoạn nổi trôi lăn lóc trong những năm tàn khốc của cuộc chiến Pháp Việt từ Trung ra Bắc, thì tháng 8 năm đó, sau một thời gian vận động ngầm của Giám-mục Ngô Đình Thục, ông Diệm và người anh có ảnh hưởng lớn lao trên Giáo Hội Thiên Chúa Giáo Việt Nam này, lên đường đi La Mã dự lễ Năm Thánh để che đậy âm mưu đi Mỹ vận động chính trị.

Lộ trình không đi thẳng đến La Mã mà còn ghé qua Nhật Bản thăm Kỳ Ngoại Hầu Cường Để (một giải pháp hầu như không có giá trị nữa kể từ năm 1945) và nhất là để ông Diệm có cơ hội gặp giáo sư  Wesley Fishe, một cựu sĩ quan tình báo hải quân  thuộc Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ thời Đệ NhịThế Chiến và nghe nói đang là một nhân viên cao cấp của CIA. Buổi họp mặt với viên chức quan trọng này của cơ qua tình báo Mỹ đưa đến kết quả là trường Đại Học Michgan sẽ bảo trợ chuyến đi Mỹ của ông Diệm.

Sau đó, ông Diệm lên đường đi La Mã dự Năm Thánh và yết kiến Đức Giáo Hoàng, rồi từ đó bay đi Mỹ. Qua trung gian của Giám-mục Ngô Đình Thục, ông được Hồng Y Spellman, thuộc dòng Franciscain, tiếp kiến.

Từ Mỹ, ông Diệm lại quay về La Mã mấy ngày rồi mới đi Thụy Sĩ, Bỉ và Pháp để thảo luận với một số chính khách Việt Nam mà phần đông là  Thiên Chúa Giáo đang cư ngụ tại các nước này. Năm 1951, Ông Diệm trở lại Hoa Kỳ hai năm, sống trong tu viện Maryknoll tại Lakewood (New Jersey) và Ossining (New York). Nhờ sự giúp đỡ của Hồng Y Spellman, thỉnh thoảng ông lại được mời đi thuyết trình tại các đại học miền Đông  và Trung-Tây Hoa Kỳ. Ông cũng diễn thuyết tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn.  và với lý luận rằng “chỉ cần chấm dứt chính sách thực dân Pháp và chỉ cần Việt Nam có một chính phủ do người quốc gia lãnh đạo là có thể đánh bại được Cộng Sản” mà ông đã chiếm được cảm tình và lời hứa sẽ yểm trợ của các chính trị gia Mỹ như  Nghị Sĩ Mike Mansfield, John F. Kennedy, Dân Biểu Walter Judd, Chánh  Án Williams Douglas và nhiều chính khách Thiên Chúa giáo khác. Phê bình câu nói của ông Diệm, giáo sư Buttinger cho rằng luận cứ này phối hợp được sự đơn giản rất hấp dẫn và sự hợp lý khó cãi được.

Chính vì sự hấp dẫn không cãi được” đó và quyết tâm của Hồng Y Spellman muốn có một chính phủ Việt Nam do người Thiên Chúa giáo lãnh đạo  mà ông Diệm đã trở thành một “giải pháp” khả dụng và khả thị cho chính sách của Mỹ tại Đông Dương trong tương lai rất gần.. Nhưng cái luận cứ “đơn giản và hợp lý” này đã chứng tỏ tính cách thiếu khoa học và không thực tế của nó khi ông Diệm,  với một chính phủ quốc gia và 9 năm cai trị, ông Thiệu với một chính phủ quốc gia và 11 năm cai trị khác, vẫn không đánh bại được Cộng Sản. Nếu không muốn nói rằng chính phủ quốc gia của ông Diệm đã chính nghĩa hóa sự hiện diện ngụy trang của Cộng Sản tại miền Nam, và chính phủ quốc gia của ông Thiệu đã kiện toàn hóa chiến thắng “tự nhiên thành” của Cộng Sản tại miền Nam. Như vậy,  rõ ràng hai chế độ quốc gia đã quản trị đất nước trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1975 quả thật đã không xứng đáng trên cả hai mặt nội dung cũng như thực tế để mang nhận danh từ này

Theo dõi hành trình  vận động quốc tế của ông Diệm, ta thấy gồm 6 chặng đường.(1) Đi Đông Kinh gặp một nhân viên tình báo Mỹ, (2) đến Vatican gặp Đức Giáo Hoàng, (3) đi Mỹ gặp Hồng Y Spellman, (4) trở lại Vatican không biết làm gì trong một thời gian ngắn, (5) rồi lại trở qua Mỹ gặp tiếp Hồng Y Spellman, (6) sau đó là các chính khách Hoa Kỳ. Sáu chặng đường đó thật ra chỉ gồm trong hai danh từ lẫy lừng Vatican và Mỹ.

Tháng 5 năm 1953,  theo lời mời của một số chính khách Việt Nam lưu vong mà đa số là người Thiên Chúa giáo, ông Diệm tiừ giã Hoa Kỳ về Pháp rồi đi Bỉ và trú ngụ tai tu viện Bénédictine de St. André les Purges. Đúng một năm sau, năm 1954, khi số phận Việt Nam bắt đầu bị cột chặt bởi chiến bại của Pháp tại Điện Biên Phủ vào ngày 7 tháng 5 và cuộc mặc cả tại Hội Nghị Genève thì ông Diệm trở lại Paris và sống tại ngôi nhà ông Tôn Thất Cẩn. Tại đây, với sự yểm trợ đắc lực của người em là Ngô Đình Luyện, ông bắt đầu mở các cuộc thăm dò và vận động trong giới chính khách Việt Nam cũng như với các thế lực quốc tế.

Theo giáo-sư Buttinger thì tại Sàigón,  ông Nhu biết rằng anh mình không đủ khả năng đối phó với những vận động chính trị quốc tế khó khăn và phức tạp, bèn vội vàng phái cộng sự viên thân tín là ông Trần Chánh Thành và Lê Quang Luật qua Paris để tăng cường thêm cho ông Diệm. Ông Trần Chánh Thành nguyên là tri huyện thời Pháp thuộc, sau theo Việt Minh làm chánh án Liên Khu Tư, rồi bỏ kháng chiến về Tề vào năm 1952. Còn ông Lê Quang Luật là một trí thức Thiên Chúa giáo Bắc Việt, người thân tín của Giám-mục Lê Hữu Từ.

Ba mục tiêu vận động quan trọng và quyết định nhất của ông Diệm là (1) đạt được sự yểm trợ của chính quyền Mỹ, (2) tranh thủ được sự thoả thuận của chính quyền Pháp, và (3) cuối cùng là thuyết phục  được Quốc Trưởng Bảo Đại bổ nhiệm làm thủ tướng. Ba vận động liên kết chặt chẽ của hàng triệu người Việt Nam mà sức mạnh vô địch của chính hàng triệu người Việt Nam đó không hề được vận dụng tới.  Thật ra ba bước vận động này tròng vào nhau như ba mắt xích mà trong bối cảnh chính trị quốc tế lúc bấy giờ,  mở được mắt xích thứ nhất là hai mắt xích còn lại sẽ bị tháo tung. Mắt xích thứ nhất, Hồng Y Spellman đã giúp ông Diệm mở ra từ năm 1953 rồi cho nên Bảo Đại và chính phủ Pháp lúc bấy giờ không đồng ý “con người Ngô Đình Diệm”, nhưng dưới áp lực của  Ngoại Trưởng Mỹ Foster Dulles và sự can thiệp mạnh mẽ của Hồng Y Spellman vào chính sách của Phong Trào Cộng  Hòa Bình Dân Thiên Chúa Giáp Pháp (MRP), cuối cùng chính phủ Pháp và Bảo Đại đành phải chấp thuận bổ nhiệm ông Diệm làm thủ tướng.

Trong cuốn hồi ký Le Dragon d’ Annam, trang 328,  ông Bảo Đại đã cố tình không nói rõ những áp lực này dù những vận động chính trị của các nước liên hệ đến chính tình Việt Nam lúc đó, (xem thêm Bên Giòng Lịch Sử 1940-1975, ấn bản Hoa Kỳ, của Cao Văn Luận). Một cách thật tinh tế,  để nói lên áp lực của người Mỹ, ông Bảo Đại đã cho biết rằng “Sau khi gặp ông Foster Dulles để cho ông ta biết dự án của tôi, tôi đã gọi ông Diệm đến và nói rằng: (“Après m’ être entretenu avec Foster Dulles, pour lui faire part de mon projet...”). Sự kiện trước  lúc lấy một quyết định nội bộ quan trọng (chỉ định một thủ tướng) mà vị nguyên thủ quốc gia phải hội ý với Ngoại Trưởng của Mỹ (không như trước do Bảo Đại đã chỉ định 5 thủ tướng không cần phải qua “thủ tục” này) đã chứng tỏ  áp lực của Mỹ quả thật có tác dụng lên quyết định của Bảo Đại. Hơn nữa, ngay ở trang 329 sau đó, Bảo Đại còn viết thêm:

“Thật vậy từ nhiều năm nay, ông ta được nhiều người Mỹ biết và thích nhờ tính cứng rắn.  Dưới mắt họ,  ông Diệm là người hùng phù hợp một cách đặc biệt cho hoàn cảnh hiện tại, vì vậy mà Hoa Thịnh Đốn không ngần ngại gì mà không ủng hộ ông ta. En effet, depuis de nombreuses années, il était connnu des Americains qui appréciaient son intransigeance. À leurs yeux, il était l’homme fort convenant particulièrement à la conjoncture, aussi Washington ne lui ménagerait pas son appui).

Nêu lên nhận định này,  Bảo Đại ngầm cho ta biết sự can thiệp của người Mỹ trong quá trình chọn lựa Ngô Đình Diệm làm thủ tướng của ông là một sự can thiệp có thật. (Những người không hiểu rõ cá tính của ông Bảo Đại và ông Diệm, lại không nắm vững những vận động quốc tế cũng như nội bộ Việt Nam lúc bấy giờ đã nhầm lẫn và không hiểu rõ được sự can thiệp này nên đã hiểu sai luôn những biến cố lịch sử sau đó là lẽ dĩ nhiên).

Sự kiện ông Diệm được Vatican và Mỹ ủng hộ  là một yếu tố quan trọng xoay chuyển lịch sử Việt Nam trong chiến tranh Quốc Cộng nên tôi cần trích dẫn ra dưới đây những đọan sách khả tín của các ký giả, nhà văn nổi tiếng Anh, Mỹ để thêm tài liệu cho các nhà nghiên cứu sử sau này.

Theo John Cooney thì Giáo Hoàng Pius XII (1939-1958) muốn Hồng Y Spellman vận động với Hoa Kỳ tham dự vào chánh tình Việt Nam và ủng hộ cho Ngô Đình Diệm cầm quyền tạ nước này:

“Theo Malachi Martin, một giáo sĩ Dòng Tên đã từng làm việc tại Vatican  trong những năm Mỹ gia tăng sự tham dự vào Việt Nam, thì lập trường của Hồng Y Spellman hợp với ý của Giáo Hoàng (in accordance with the wishes of the Pope...) Giáo Hoàng muốn Hoa Kỳ ủng hộ Diệm vì Ngài bị ảnh hưởng của Giám-mục Thục là anh của Diệm. Ông Martin xác nhận rằng: “Giáo Hoàng lo ngại Cộng Sản sẽ bành trướng thêm làm suy hại đến Giáo Hội. Giáo Hoàng đã nhờ Hồng Y Spellman  khuyến khích người Mỹ can dự vào Việt Nam.” (“The Pope was concerned about Communism making more gains at the expense of the Church. He turned to Spellman to encourage American commitment to Vietnam.”, The American Pope, John Cooney, tr. 241, 242).

Vì vậy Spellman đã bắt tay vào việc điều động kỹ càng một chiến dịch xây dựng chế độ Diệm (carefully orchestrated  campaign to prop up the Diem regime). Spellman và Kennedy cũng thành lập một tổ chức ở Hoa Thịnh Đốn để vận động cho Diệm. Chiêu bài vận động là Chống Cộng và Thiên Chúa Giáo (the rallying cries were anti-Communism and Catholicism). Sách đã dãn, trang 242.

Tháng 10 năm 1950, hai anh em Thục Diệm gặp các viên chức Bộ Ngoại Giao tại khách sạn Mayflower ở  Hoa Thịnh Đốn, có sự tham dự của Dean Rusk . Diệm và Thục được Linh-mục McGuire và giáo sĩ chính trị gia (political churchmen) đặc trách chính sách Chống Cộng tháp tùng, đó là Cha Emmanuel Jacque, Giám-mục  Howard Carroll và Edmund Walsh của Đại Học Georgetown. Mục đích của cuộc gặp gỡ là để tìm hiểu tình hình Việt Nam và để xác định lập trường chính trị của hai anh em Diệm-Thục. Hai anh em tin rằng Diệm đã được an bài để cai trị đât nước  (Both Diem and Thuc believed  that Diem was destined to rule his nation). Sự kiện giáo dân Việt Nam chỉ chiếm mười phần trăm chẳng làm cho hai ông bận tâm. (The fact that Vietnam’s population was only ten percent Catholic mattered little as far as the brothers were concerned...) như Diệm đã nói trong bữa ăn tối rằng hai lập trường không lay chuyển của ông ta đã quá rõ ràng. Ông tin ràng vào quyền lực của Tòa Thánh và ông chống Cộng kịch liệt (He believed in the power of the Catholic Church and he was virulently anti-Communist). Sách đã dẫn, trang 241.

Thật vậy, ngoài cuốn “The American Pope - The Life and Times of Francis Cardinal Spellman” của  John Cooney do Times Books phát hành, trong quyển “Vietnam - Why did We go?” của Avro Manhattan (trang 58, ấn bản 1984), chuỗi sự kiện này cũng đã được trình bày rõ ràng:

“Spellman introduced Diem to William O. Douglas of the Supreme Court. The latter introduced Diem to Mike Mansfield and to John F. Kennedy, both Catholics and senators. Allan Dulles, director of the CIA adopted him -  following the decision of his brother, John Foster Dulles, and of Cardinal Spellman, who was acting for Pope XII, Diem became their choice. He was going to be the head of the government in South Vietnam.

The decision having been taken, Dulles advised France to tell Bao Dai to appoint Diem as prime minister. France having by now decided to abandon Vietnam, agreed. Diem  became premier in June, 1954. The 19th of that same month, Bao Dai invested Diem with dictatorial power. This entailed not only civilian but also military control of the country. Diem arrived in Saigon June 26, 1954 and on July 7 set up his own government. 

Tạm dịch: “Hồng Y Spellman đã giới thiệu ông Diệm với ông William O. Douglas, Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện. Ông này lại giới thiệu ông Diệm với ông Mike Mansfield và ông John F. Kennedy, cả hai đều là Thượng Nghị Sĩ the Thiên Chúa Giáo. Ông giám đốc CIA Allen Dulles cũng đã đỡ đầu cho ông Diệm - tiếp theo quyết định của anh ông ta là (Ngoại Trưởng) John Foster Dulles và của Hồng Y Spellman, người đại diện của Giáo Hoàng Phêrô XII. Ông Diệm đã được họ tuyển chọn, ông sẽ là người cầm đầu chính phủ Nam Việt Nam.

Sau khi lấy quyết định xong, ông (Ngoại Trường Mỹ) Dulles khuyến cáo chính quyền Pháp hãy nói với Bảo Đại bổ nhiệm ông Diệm làm thủ tướng. Vì lúc bấy giờ đã có quyết định bỏ Việt Nam nên Pháp đồng ý. Ông Diệm trở thành thủ tướng vào tháng 6 năm 1954. Ngày 19 cùng tháng đó, Bảo Đại phong cho ông Diệm toàn quyền,  không những quyền kiểm soát dân sự mà còn cả quân sự nũa trên toàn quốc. Ông Diệm về tới Sàigòn ngày 26 tháng 6 và thành lập chính phủ vào ngày 7 tháng 7 năm 1954.”

Bốn “Bà mụ” tôn giáo-chính trị Mỹ nặn ra và cưu mang chế độ Ngô Đình Diệm. Xem Lịch Sử Chế Độ Ngô Đình Diệm Trong 999 Chữ

Francis Spellman (1889-1967) Hồng y trong quân phục Tuyên úy – 
John Foster Dulles (1888-1959), Ngoại trưởng trong nội các TT Eisenhower –
Mike Mansfield (1903-2001), Chủ tịch khối Đa số Thượng viện – 
Edward Lansdale
 (1908-1987), Đại tá Không quân làm tình báo bên cạnh CIA.

Những bí ẩn lịch sử trên đây cho ta thấy ngay từ trước năm 1950 ông Diệm vì không thể cộng tác được với Pháp và cựu hoàng Bảo Đại nữa nên hướng về Hoa Kỳ mà cuộc vận động nhịp nhàng của Vatican và  cơ quan CIA đã đưa ông thành công với chức vụ thủ thướng khi Pháp thất bại tại Điện Biên Phủ. Bây giờ thì ta thấy rõ ràng tại sao trên đường xuất ngoại vào năm 1950 hai ông Diệm và Thục  lại gặp giáo sư  Wesley Fisher tại Nhật Bản, một nhân viên cao cấp của Tình Báo Trung Ương Mỹ, tại sao trong “Bên Giòng Lịch Sử” Linh-mục Cao Văn Luận khoe khoang: “Có thể nói rằng nếu không có Cha Houssa, thì số phận Việt Nam không chừng đã khác”, tại sao khi đến Saigon thăm lính Mỹ, Hồng Y Spellman tuyên bố: “Các anh chiến đấu cho văn minh Thiên Chúa Giáo”. Từ nay ông Diệm trở thành ngươi lính tiền đồn ngăn chặn Cộng Sản cho Vatican và Hoa Kỳ.”[8]

4.- Trong bài viết “Bài Học Chiến Tranh Việt Nam Nhìn Từ Hậu Trường Chính Trị Hoa Kỳ  đăng trong cuốn  Sự Thật (Đặc San Xuân Đinh Sửu 1997), ông Lương Minh Sơn cho chúng ta một cái nhìn rõ ràng và đầy đủ về bàn tay của Giáo Hội La Mã trong việc chạy chọt cho ông Ngô Đình Diệm về cầm quyền ở Viêt Nam. Dưới đây là mấy đoạn văn  quan trọng nói về những việc làm của Giáo Hội ở Hoa Kỳ trong những cố gắng  chạy chọt  với Hoa Kỳ cho ông Diệm về Việt Nam cầm quyền.

Năm 1861, người Pháp đem quân đội và tôn giáo vào để cai trị Việt Nam nhưng năm 1954,  người Pháp chỉ có thể triệt thoái quân đội mà không có một kế hoạch thỏa đáng để cứu vãn tình thế cho giáo dân Việt Nam đã từng đặt niềm tin nơi người Pháp. Trong lúc hồi tưởng về những ngày cuối cùng ở miền Bắc,  Đại-tá Vanuxem của Quân Đội Viễn Chinh (Pháp) đã kể lại những lời lẽ trách cứ của Giám-mục Phạm Ngọc Chi, một người bạn thân của Vanuxem, khi đơn vị của ông sửa soạn rút khỏi giáo phận Bùi Chu, như sau:

“Chúng tôi cứ tưởng rằng chúng tôi xứng đáng được hưởng sự độc lập (1) mà chúng tôi đã có bổn phận góp công giúp đỡ,  nhưng đến khi nhận ra thì đã quá muộn. Những người mà chúng tôi đã trông cậy lại là những kẻ thù đang muốn chúng tôi bị mất linh hồn” [VAN, Tr. 158-159].

Ở Vatican,  Đức Giáo Hoàng Pius XII có lẽ cũng đã dự đoán được tình trạng cực kỳ nguy hiểm cho giáo dân Việt Nam một khi quân đội Pháp rút khỏi miền Bắc, nên kể từ cuối thập niên 1940, Ngài đã khuyến khích Đức Hồng Y Francis Joseph Spellman vận động chính phủ Hoa Kỳ sửa soạn can dự vào Việt Nam. Điều này có thể là một thắc mắc không nhỏ đối với những người chuyên nhìn trên phương diện tôn giáo thuần túy. Tuy nhiên,  dưới khía cạnh chính trị, ngoài nhiệm vụ lãnh đạo đời sống tâm linh của giáo dân trên thế giới, Đức Giáo Hoàng của Thiên Chúa Giáo La Mã (The Roman Catholics) còn có trách nhiệm đại diện cho Hội Đồng Giáo Hội (The Council) và quốc gia Vatican để phản ảnh quan niệm và phát huy ảnh hưởng chính trị của Tòa Thánh đối với thế giới. Thành thử, muốn tìm hiểu về quan niệm và ảnh hưởng chính trị của quốc gia Vatican trong cuộc chiến tranh “Quốc Cộng” ở Việt Nam nói riêng,  và trong cuộc Chiến Tranh Lạnh nói chung, lịch sử cần nhìn lại quan điểm chính trị của một số giáo hoàng, bắt đầu từ Đức Giáo Hoàng XII.

Giáo Hoàng Pius XII tên thật là Eugino Pacell, sanh năm 1876 ở Ý Đại Lợi. Năm 1930, Ngài được cử làm Ngoại Trưởng cho Đức Giáo Hồang XI (1922-1939). Năm 1933, Ngài lập công lớn với Tòa Thánh vì đạt được thỏa hiệp dung hòa với Phát Xít Đức (The 1933 Concordat). Theo thỏa hiệp này, Tòa Thánh coi như sẽ không phát biểu ý kiến về tình hình chính trị của Đức Quốc Xã, chẳng hạn như chuyện Đức Quốc Xã đang chuẩn bị guồng máy chiến tranh  cho Đệ Nhị Thế Chiến. Ngược lại, Đức Quốc Xã coi như sẽ tôn trọng thực thể và chủ quyền của Tòa Thánh. Sau này, trên đường tiến vào thôn tính thủ đô La Mã, thiết đoàn chiến xa Panther của biệt đội SS Phát Xít Đức phải chẻ thành hai đường đi vòng qua Tòa Thánh thay vì có thể san bằng để băng qua, nếu họ muốn.

Trong suốt cuộc Đệ Nhị Thế Chiến, quan điểm của Đức Giáo Hoàng Pius XII về đường lối tiến tới hòa bình là duy trì tư thế trung lập cho Tòa Thánh đối với mọi phe lâm chiến. Tuy nhiên, lịch sử thế giới Tây Phương chỉ trích Ngài nặng nề nhất là vì Tòa Thánh đã không lên án Đức Quốc Xã khi quốc gia này thẳng tay  tàn sát 6 triệu người Do Thái, và vì Tòa Thánh đã không tận dụng khả năng để che chở cho những người Ý gốc Do Thái khi mật vụ SS Đức lùng bắt họ ở Ý Đại Lợi.

Khi một số giới chức lãnh đạo Tây Phương khuyên Joseph Stalin,  chủ tịch Đảng Cộng Sản Nga Sô nên cho người Thiên Chúa Giáo La Mã giảng đạo tự do ở Nga để lấy lòng Đức Giáo Hoàng, Stalin hỏi, “Đức Giáo Hoàng? Đức Giáo Hoàng có mấy sư đoàn?” [WIN], [CDQ]. Năm 1949, Đức Giáo Hoàng Pius XII kêu gọi giáo dân trên thế giới đứng lên chống lại chủ nghĩa Cộng Sản, và đồng thời tuyên  bố “phạt tuyệt thông” (excommunicate) tất cả những giáo dân nào theo Cộng Sản [CUP, Pope Pius XII].

Nhưng, tại sao chính trị lại có tôn giáo, và tôn giáo lại có chính tri?  Tổng Thống Richard M. Nixon  (1969-1974)  đã từng nói: “Mặc dù người Cộng Sản là những người vô thần nhưng chủ nghĩa Cộng Sản lại là một tôn giáo với hơn một phần tư tín đồ trên thế giới,” [NIX, chg. 5]. Thành thử, ngoài vấn đề “an ninh phòng thủ” cho Hiệp Chủng Quốc, sự bành trướng của khối “tôn giáo vô thần” Cộng Sản trong thập niên 1950 còn là một mối đe dọa trực tiếp đến ảnh hưởng của Vatican nói riêng,  và của khối Thiên Chúa Giáo hữu thần nói chung. Giáo-sĩ Malachi Martin,  người đã từng phục vụ trong Tòa Thánh Vatican cũng đã xác nhận. “Đức Giáo Hoàng (Pius XII)  lo ngại Cộng Sản sẽ bành trướng và làm suy hại đến uy tín của Giáo Hội,”[COO, Tr. 241-242].

Nhưng quan điểm của quốc gia Vatican có ảnh hưởng gì đến chiến tranh Việt Nam? các dữ kiện của đầu thập niên 1950 cho thấy Ngô Đình Diệm được Đức Giáo Hoàng Pius XII gởi gắm cho Đức Hồng Y Spellman dẫn qua Hoa Kỳ để vận động chính trị vì quan niệm tôn giáo nhiều hơn là quan niệm cho phép một quốc gia nhược tiểu như Việt Nam được sống lại sau hơn 80 năm bị đô hộ.

Tháng 10 năm 1950, Đức Hồng Y Spellman, Linh-mục McGuire, và ba nhân vật Ủy Viên Chính Trị (political churchmen) của một số giáo phái Thiên Chúa Giáo ở Hoa Kỳ như Cha Emmanuel Jacque, Giám-mục Carroll và Gíáo-sư Edmund Walsh  đưa Ngô Đình Diệm và Đức Cha Ngô Đình Thục đi gặp một số nhân viên  của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tại Khách Sạn Mayflower ở  Washington. Ông Dean Rusk  là một  trong những nhân vật của Bộ Ngoại Giao có mặt trong buổi cơm  tối hôm đó. Sau này, ông Rusk làm Ngoại Trưởng từ năm 1961 đến 1969. Mục đích của cuộc gặp gỡ xã giao này là để chính phủ Hoa Kỳ tìm hiểu về tình hình Việt Nam và để xác định lập trường của ông Diệm và Đức Cha Thục.  Sự kiện 90% người dân Việt Nam  không phải là tín đồ Thiên Chúa Giáo không làm cho ông Diệm quan tâm vì ông đã tuyên bố trong bữa cơm tối hôm đó rằng ông “tin tưởng vào quyền lực của Vatican và ông chống Cộng một cách cực lực,” [COO. Tr. 242].

Với hai yếu tố vì tôn giáo và vì chống Cộng, ông Diêm được Đức Hồng Y Spellman tiếp tục giới thiệu với William O. Douglas, Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện, Thượng Nghị Sĩ Mike Mansfield, Thượng Nghị Sĩ John F. Kennedy, Allen Dulles, Giám Đốc Trung Ương Tình Báo CIA,  và anh của ông Dulles  là Ngoại Trưởng John Foster Dulles [MAN, Tr. 58].  Từ đó, ông Diệm trở thành con đáp số gần như mỹ mãn trong bài toán chính trị của một phe phái có ý muốn can dự vào Việt Nam:

1.- Chính sách đối ngoại đang đòi hỏi Hoa Kỳ phải xây dựng một thành trì chống Cộng ở Việt Nam.

2.- Ngoại Trưởng John Foster Dulles đang muốn tìm một lãnh tụ chống Cộng theo khuôn mẫu đạo đức và xã hội Thiên Chúa Giáo.

3.- Đức Hồng Y Spellman đang cần Hoa Kỳ thay thế Pháp ở Việt Nam, và cũng cần một giáo dân trung kiên như ông Diệm để lãnh đạo công cuộc chống Cộng như lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Pius XII.

Điều còn lại sau cùng cho kế hoạch chính trị hỗn hợp này là làm thế nào để giải thích cho Hội Đồng Chính Phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ  và kinh nghiệm chính trị và khả năng lãnh đạo của ông Ngô Đình Diệm? Tổng Thống Eisenhower cũng chỉ có thể trấn an Hội Đồng Chính Phủ bằng câu nói, “Trong đám mù, thằng chột làm vua,”.[HER]. Điều này cho thấy: một là ông Diệm không có một thành tích chính trị nào đáng kể, hai là ông Diệm không có khả năng lãnh đạo, hoặc ba là người Mỹ hoàn toàn không biết gì về ông Diệm.

Đầu năm 1954, Ngoại Trưởng John Foster Dulles  khuyến dụ Pháp khuyên nhủ Bảo Đại bổ nhiệm ông Ngô Đình Diệm về Việt Nam làm thủ tướng.” [9]

5.- Sách Vietnam Why Did We Go? viết:

“Diệm đã tự cho rằng ông ta đã được Chúa chọn để hoàn thành một nhiệm vụ rõ rệt, và rằng ngày đó sẽ đến khi ông ta sẵn sàng thi hành nhiệm vụ này. Khi đoán được thời cơ đã tới, ông liền đến cầu cạnh Hồng y Spellman. Vị hồng y này lúc đó không những là người tin cẫn của Giáo Hoàng mà còn là người rất thân thiết với nhiều chính khách có thế lực tại Hoa Kỳ. Spellman giới thiệu Diệm với William O. Douglas, thẩm phán của Tòa án Tối cao. Ông này lại giới thiệu Diệm đến Mike Mansfield và John F. Kennedy, cả hai đều là giáo dân Ca-tô và Thượng nghị sĩ. Theo sau quyết định của anh ruột là Ngọai Trưởng  John Foster Dulles (một tín đồ Ca-tô) và của Hồng y Spellman, người thay mặt cho Giáo Hoàng Pius XII  ở Hoa Kỳ, Giám Đốc CIA  Allen Dulles  nhận Diệm làm con nuôi. Thế là Diệm đã được Hoa Kỳ chọn và sẽ được  đưa về cầm quyền ở miền  Nam Việt Nam.

Quyết định xong, Dulles khuyên cáo Pháp ra lệnh cho Bảo Đại bổ nhiệm Diệm làm Thủ tướng. Lúc đó, Pháp, đã quyết định bỏ Việt Nam, nên cũng đồng ý. Ngày 19 tháng 6 năm 1954, Bảo Đại  bổ nhậm Diệm làm thủ tướng với toàn quyền chuyên chính về cả dân sự và quân sự. Diệm về Sàigòn ngày 26/6/1954. Ngày 7/71954, Diệm thành lập xong nội các và chính thức cầm quyền.” Avro Manhattan, Vietnam why did we go? (Chino, CA: Chick Publications, 1984), pp. 57-58.

Nguyên văn:Diem convinced himself that he had been chosen by God to fullfill a definite task, and that a day would come when he would be ready to carry out his mission. When he judged the time to be appropriate, he approached Cardinal Spellman, at this time the confidant not only of the pope, but equally of powerful political figures in the U.S.  Spellman introduced Diem to Wlliam O. Douglas of the Supreme Court. The latter introduced Diem to Mike Mansfield and to John F. Kennedy, both Catholics and Senators. Allen Dulles, Director of the CIA adopted him – following the dicision of his brother, John Foster Dulles and of Cardinal Spellman, who was acting for Pope XII. Diem became their choice; he was going to be the head of the government in South Vietnam.

The dicision having been taken, Dulles advised France to tell Bao Dai to appoint Diem as prime minister. Franc, having by now decided to abandon Vietnam, agreed. Diem became prime minister in June, 1954. The 19th of that same month, Bao Dai invested Diem with dictatorial power. This entailed not only civilian but also military control of the country. Diem arrived in Saigon June 26, 1954 and on July 7 set up his own government.”  

 

Tạm kể  ra bốn tài liệu trên đây để độc giả thấy rằng vai trò của Giáo Hội trong việc chạy chọt  với Hoa Kỳ cho ông Diệm lên cầm quyền ở Việt Nam nhằm để làm tay sai  phục vụ cho quyền lực và quyền lợi của Vatican.

Để cho kế hoạch này được thành công, tất cả những tín đồ của Giáo Hội tùy theo khả năng đều được huy động để góp công vào việc vận động với chính quyền Hoa Kỳ làm áp lực với chính quyền Pháp và Quốc Trưởng Bảo Đại để đưa ông Ngô Đình Diệm về Việt Nam làm thủ tướng. Từ bà Ngô Đình Nhu ra vào thủ thỉ với ông Bảo Đại,  Bà Nam Phương Hoàng Hậu với tình chăn gối trong chốn phong the, khối dân Kitô La Mã người Pháp cùng với đảng Da-tô Mouvement Republique Populaire (MRP) do ông Da-tô George Bidault làm đảng trưởng cho đến các ông Hồng Y Spellman, Thượng Nghị Sĩ John F. Kennedy, Thượng Nghị Mike Mansfield, Dân Biểu Walter Judd, ông Tòa Tối Cao Pháp Viện William Douglas đều được huy động để vận động vào việc làm áp lực với các thế lực liên hệ để cho ông Diệm về Việt Nam cầm quyền.

Về việc tín đồ Da-tô có thế lực  Pháp và đảng Da-tô MRP của Da-tô Georges Bidault vận động cho ông Da-tô Ngô Đình Diệm được đưa lên cầm quyền, sách Việt Sử Khảo Luận kể lại lời cựu Luật-sư Trần Văn Tuyên với nguyên văn như sau:

“Dư luận Việt Nam thường coi ông Ngô Đình Diệm là “người của Hoa Kỳ” và việc ông lên  cầm quyền là do Hoa Kỳ thúc đẩy.

Thực ra,  ông Ngô Đình Diệm không phải là “con ngựa” của Hoa Kỳ mà là “người cưng” của Pháp hay đúng hơn của một đảng Công Giáo Pháp “Mặt Trận Bình Dân (M.R.P.) lãnh tụ là Bidault, bộ trưởng ngoại giao, trưởng phái đoàn Pháp ở Hội Nghị Geneve.

Năm 1953, ông Diệm được nhóm chính trị Công Giáo Pháp - Việt ở Paris mời về Pháp để “tính toán” công việc với Bidault. Khi  Bảo Đại giải tán chính phủ Nguyễn Văn Tâm (tháng chạp 1953), Pháp (của đảng Da-tô MRP - NMQ) muốn vận động cho ông ta về làm thủ tướng Việt Nam. Tuy nhiên,  những người tay chân của ông trong nước đã hành động vụng về hấp tấp, khi họ muốn lợi dụng Phong Trào Đại Đoàn Kết để đưa ông lên cầm quyền (muốn dùng tất cả giáo phái Cao Đài – Hòa Hảo và nhóm Bình Xuyên để làm hậu thuẫn cho ông Diệm chống Bảo Đại). Vận động đó thất bại, Bảo Đại không dùng ông Diệm mà  cử ông Bửu Lộc ra lập chính phủ thay ông Nguyễn Văn Tâm.

Trước những khó khăn nội bộ cũng như trước trách nhiệm nhận chia đôi đất nước,  Bửu Lộc xin từ chức, giữa lúc Hội Nghị Genève tới chỗ bết tắc (trung tuần tháng 6/1954), Bidault lại tấn công Bảo Đại, yêu cầu ông chỉ định Ngô Đình Diệm làm thủ tướng, Bảo Đại ngần ngừ. Ngày 12/6 (1954), Bảo Đại  đánh điện triệu tôi và Đại-tá Lê Văn Kim xuống Cannes để hỏi công việc. Ông ra tận sân bay Nice để đón chúng tôi. Sau khi nghe báo cáo về tình hình hội nghị,  ông hỏi tôi: Bửu Lộc từ chức. Pháp (của đảng Da-tô MRP – NMQ) đề nghị ông Ngô Đình Diệm lập chính phủ. Hoa Kỳ có ủng hộ ông Ngô Đình Diệm hay không?”

Tôi trả lời: “Không thấy các đại biểu Hoa Kỳ nói gì về ông Diệm và   xin về Genève hỏi ý kiến các bạn Hoa Kỳ của chúng tôi trong Hội Nghị Genève.”

Đây là một câu trả lời của nhân viên cao cấp Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ khi tôi hỏi về ông Ngô Đình Diệm: “Ông Diệm và anh ông là Thục có đến thăm Bộ Ngoại Gíao Hoa Kỳ. Sau khi nói chuyện, chúng tôi đều đồng ý là nên để ông giám mục làm chính trị và nhà chính trị làm giám mục thì đúng hơn. (ý nói ông Diệm không xứng đáng). Về ông Bedell Smith, thì cho chúng tôi biết: “Hoa Kỳ không ủng hộ một cá nhân ai cả, sẵn sàng ủng hộ chánh phủ quốc gia chánh thức chống Cộng, dù ai cầm đầu cũng được.”[10]

Về việc Vatican vận động  bà Nam Phương Hoàng Hậu thủ thỉ với Quốc Trưởng Bảo Đại bổ nhiệm ông Diệm là Thủ Tướng được, ông Đại Mạc viết trong Nguyệt San Người Dân số 77 (tháng 1/1997) như sau:

"Lại cũng có ký giả ngoại quốc (Bernard Fall) viết rằng chính bà Nam Phương, do khuyến cáo của giáo hội,  đã bảo đảm với ông Bảo Đại để ông giao chính phủ cho ông Diệm. Ông Diệm đã quỳ lạy thề cùng cả hai người là trung thành với nhà Nguyễn. Sự phản bội của ông Diệm khiến bà Nam Phương giận giáo hội, và đã tự tử để chứng tỏ bà không còn thuộc giáo hội nữa. Ông ký giả lập luận rằng, trong y bạ, bà Nam Phương không hề có triệu chứng về tim. Mà bà lại mất bất ngờ, đến nỗi chính ông Bảo Đại cũng không hay biết gì. Tuy ông Bảo Đại vợ nọ con kia, nhưng vẫn là người chồng cha tốt với gia đình chính thức cũng như rất hiếu đễ với mẹ." [11]

Tóm lại, ngay từ mùa hè năm 1950,  Giáo Hội La Mã đã chạy chọt lo lót với các nhân vật quyền thế trong chính quyền Hoa Kỳ để cùng với Giáo Hội làm áp lực với chính quyền Pháp và Quốc Trưởng Bảo Đại đưa ông Ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng chính phủ của chế độ Bảo Đại.  Sự thật là Hoa Kỳ  đồng ý với Vatican trong việc dùng áp lực với chính quyền Pháp và với Quốc Trưởng Bảo Đại để đưa ông Ngô Đình Diêm về Việt Nam cầm quyền với toàn quyền dân sự và quân sự.  Sự kiện này cho ta thấy rõ Liên Minh Thánh Mỹ - Vatican đã được thành lập kể từ đây. Cái Liên Minh Thánh này được sử gia Chính Đạo tức Vũ Ngự Chiêu gọi là “Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng”. (Houston, TX: Văn Hoá, 2004).

Nhận xét về vai trò của Vatican trong việc vận động Hoa Kỳ đưa ông Ngô Đình Diệm về Việt Nam cầm quyền,  rất nhiều sử gia và chính khách thời bấy giờ đều cùng một nhận xét đại khái như sau:

Nếu không có Hồng Y Francis Spellman và những tín đồ Kitô có thế lực và ảnh hưởng lớn trên sân khấu chính trị ở Pháp như ông Georges Bidault cũng như các chính khách Hoa Kỳ vốn là  những con chiên của Giáo Hội như các ông Thượng Nghị Sĩ John F. Kennedy, Thượng nghị Sĩ Mike Mansfield, Dân Biểu Walter, Thẩm Tối Cao Pháp Viện William Douglas, Ngoại Trưởng John Foster Dulles, Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo Trung Ương (CIA) là ông Allen W. Dulles  đỡ đầu, thì Hoa Kỳ có thể đã đưa một trong các ông Phan Quang Đán, Phan Huy Quát, Trần Văn Tuyên, Nguyễn Tường Tam và Nguyễn Hữu Trí lên làm thủ tướng rồi. Lý do dễ hiểu là ông Ngô Đình Diệm  không những đã  có thành tích phản quôc  đối với nhân dân Việt Nam, mà lại không có tài năng chính trị, không có thành tích cách mạng và cũng không có một uy tín nào đối với nhân dân Việt Nam và nhân dân Hoa Kỳ. Cũng vì thế mà sau khi đưa ông Diệm lên cầm quyền rồi, Tổng Thống Eisenhower mới bị nhiều người cật vấn khiến cho ông  lúng túng mà đành phải tuyên bố rằng "Trong thằng đám mù, thằng chột sẽ làm vua.” 

Hoa Kỳ có ngờ đâu sau khi đưa "cái thằng chột" Ngô Đình Diệm này về làm vua ở Miền Nam Việt Nam  thì nó lại làm hỏng hết cả chương trình viện trợ của Hoa Kỳ cho mục đích chống Cộng và làm mất hết đi cái ý nghĩa cao đẹp của lý tưởng tự do dân chủ mà nhân dân Hoa Kỳ hằng theo đuổi từ khi phát động cuộc chiến Cách Mạng (1776-1783) đánh đuổi Đế Quốc Thực Dân Anh để giành lại quyền tự chủ và quyền tự do bất khả nhượng của Trời đã ban cho. Tất cả cũng chỉ vì "cái thằng chột" Ngô Đình Diệm mang căn bệnh cuồng tín về tín ngưỡng,  chỉ biết nghe lệnh Vatican, theo đuổi “chính sách bất khoàn dung" đối với các thành phần thuộc tam giáo cổ truyền của dân tộc, tiến hành "kế hoạch Da-tô hóa" miền Nam Việt Nam bằng bạo lực, cho nên chính sách viện trợ của Hoa Kỳ cho Miền Nam mới rơi vào thảm cảnh đau thương nhất trong lịch sử ngoại viện của Hoa Kỳ. Sự kiện này được ông Lương Minh Sơn nói rõ như sau:

"Năm 1971, dựa theo tập tài liệu "Hồ Sơ Ngũ Giác Đài", bình luận gia Neil Sheehan có đúc kết một phần nhận định về chính quyền của Tổng Thống Ngô Đình Diệm như sau:  "Ngay từ những ngày đầu, chính cá nhân của Tổng Thống Diệm và quan niệm chính trị của  ông đã làm giảm thiểu hiệu năng của chính quyền... Được trưởng thành trong một gia đình vừa cuồng tín theo Thiên Chúa Giáo, vừa mang nặng tính cách phong kiến của giai cấp quan lại thống trị, ông Diệm là một người độc đoán, cố chấp, thơ lại, đa nghi và câu nệ về phương diện luân lý. Tinh thần của ông là tinh thần của một "Spanish Insquisitor"...," một loại hung thần của Tây Ban Nha thời Trung Cổ , [SHE, Trg 70-72].”[12]

Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rõ ràng là ngày từ năm 1950, Vatican đã sử dụng tất cả những tín đồ  Da-tô của Giáo Hội có thế lực ở Hoa Kỳ, ở  Pháp và cả bà Nam Phương Hoàng Hậu để vận động đưa ông Ngô Đình Diệm về Việt Nam cầm quyền để làm tay sai cho Giáo Hội. Dĩ nhiên, khi đưa ông Diệm về Việt Nam cầm quyền, Hoa Kỳ cũng đã coig ông Diệm như là  một thứ làmttay sai cho Hoa Kỳ và coi miền Nam như là thuộc địa của Hoa Kỳ. Đây là sự thật lịch sử và sự thật này không những các nhà viết sử chân chính đều khẳng định như vậy, mà ngay cả bọn văn nô Da-tô như Tú Gàn (một bút hiệu của cựu thầm Phán Nguyễn Cần) cũng phải nhìn nhận sự thật này bằng  mấy đoạn văn dưới đây: 

Coi miền Nam như thuộc Mỹ:  Cảm tưởng đầu tiên của chúng tôi khi đọc Công Điện mang số Deptel 243 và các tài liệu tiếp theo của chính phủ Hoa Kỳ là Washington coi miền Nam như thuộc địa của Mỹ.

Nước Pháp ngày xưa khi đến đô hộ miền Nam và “bảo hộ” miền Bắc và miền Trung Việt Nam đều có ký hiệp ước với Triều Đình Huế. Đến năm 1887, Pháp hợp Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, và Cao Mên lại thành Liên Bang Đông Dương (Union Indochinoise) do một Toàn Quyền Đông Đương (Gouverneur Général de l’ Indochine) ở Hà Nội cai trị và đặt dưới quyền của Bộ Thuộc Địa (Ministère des Colonies). Các quan lại lở tỉnh đều đặt trực thuộc một Công Sứ (Résident) Pháp.

Đầu năm 1956, do áp lực của Mỹ, Pháp đã phải ký thỏa ước với Việt Nam rút Quân Đội Pháp khỏi miền Nam trước ngày 30/6/1956. Nhưng đến ngày 26/4/1956, Quân Đội Pháp đã rút hết khỏi miền Nam. Ngày 26/4/1956, Pháp tuyên bố bãi bỏ chức Cao Ủy Đông Dương và ngày 28/4/1955 tuyên bố giải tán Bộ Tư Lệnh Pháp tại Đông Dương. Người Mỹ âm thầm vào thay Pháp.

Tuy chính phủ Mỹ không hề ký với các chính phủ Việt Nam một hiệp ước nào về “quyền bảo hộ” như chính phủ Pháp  đã ký trước đây, nhưng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã tự động biến thành Bộ Thụôc Địa để áp đặt mọi chính sách và đường lối lên trên miền Nam và Đại Sứ Mỹ tại Sàigòn nghiễm nhiên trở thành Toàn Quyền Đông Dương hay Cao Ủy Mỹ tại Đông Dương, thường được người Việt gọi là “Quan Thái Thú”. Các lãnh sự Mỹ ở tỉnh cũng đóng vai trò của các Công Sứ Pháp. Một số đã tình nguyện làm lính Khố Xanh (Gardes Indigènes) hay lính Khố Đỏ (Tiraillers) cho Mỹ. Trạm CIA (CIA Station) của Mỹ tại Sàigòn đã hoạt động giống hệt Sở Mật Thám hay Sở Liêm Phóng Đông Dương (Service de Sureté Générale de L’Indochine của Pháp ngày xưa!

Chúng tôi xin nhắc lại: Năm 1963, khi tiếp Đại Sứ Frederick Nolting, ông Diệm , ông Diệm có nói: “Chúng tôi không muốn thành một xứ bảo hộ của Hoa Kỳ.[13]

Qua mấy đoạn văn trên đây, chúng ta thấy được hai điểm: Thứ nhất, ông Da-tô Tú Gàn trách móc người Hoa Kỳ đã coi miền Nam như là thuộc đjia của Hoa Kỳ. Thứ hai,  ông Tổng Thống Da-tô Ngô Đình Diệm nói với Đại-sứ Hoa Kỳ Frederick Nolting rằng: “Chúng tôi không muốn trở thành một xứ bảo hộ của Hoa Kỳ.”  Sự kiện này chứng tỏ  rằng (1) cả hai ông Da-tô Ngô Đình Diệm và Tú Gàn đều không học sử Việt Nam (quốc sử) và sử thế giới, và (2) cả hai ông Da-tô này đều thiếu thông minh.

Vì không học quốc sử cho nên hai ông Da-tô này không biết lấy chuyên ông vua Lê  Chiếu Thống để suy ra thân phận ông Da-tô Ngô Đình Diệm. Vào cuối năm 1788, khi Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc dẹp tên ma đầu chính trị Nguyễn Hữu Chỉnh, Lê Chiêu Thống bỏ trốn Thăng Long chạy sang Tầu cầu cứu nhà Thanh đem quân sang Việt Nam tái lập vương quyền cho ông ta. Đáp lời cầu cứu của Lê Chiêu Thống, Vua Càn Long sai Tôn Sĩ Nghi, Tổng Đốc Lưỡng Quảng, đem 280 ngàn quân Tàu đưa Lê Chiêu Thống về Thăng long cho ngồi vào ngai vàng, nhưng hàng ngày chính nhà vua và Lê Quýnh cùng mấy chục tên lính hầu phải thân hành đến phủ của Tốn Sĩ Nghị ở Tây Long Cung để chầu chực,  chờ  nhận lệnh cho phép làm gì thì mới được làm. Sự kiện này ông Hoa Bằng kể lại trong cuốn Quang Trung Nguyễn Huệ Anh Hùng Dân Tộc 1788-1792 với nguyên văn như sau:

Dẫu được người Thanh “ban” cho danh hiệu hờ,  vua Lê vẫn khép nép e dè, không dám đường hoàng trên văn thư dùng niên hiệu Chiêu Thống, mà vẫn phải để hiệu Kiền Long nhà Thanh (bấy giờ là năm Kiền Long thứ 53 tức năm Mậu Thân 1788).

Hằng ngày,  Chiêu Thống cưỡi ngưỡi đi trước, Lê Quýnh cưỡi ngựa theo sau, với vài chục lính hầu, cong cóc sang Tây Long Cung, nơi Sĩ Nghị đóng, chầu chực công việc quân quốc. Có khi Chiêu Thống tiến yết, Nghị không tiếp, chỉ sai người đứng dưới gác chuông, truyền ra bảo vua Lê rằng: Nay không có việc quân quốc gì, hãy cứ về cung mà nghỉ.”[14] 

Trong những năm 1950-1954, Vatican cho người dẫn ông Da-tô Ngô Đình Diêm sang Mỹ, sang Pháp rồi lại sang Mỹ để khẩn khoản nhờ Mỳ đưa về Việt Nam cầm quyền. Nhưng phải chờ tới khi có hoàn cảnh thuận tiện Mỹ mới thực hiện được. Mãi tới mùa xuân năm 1954, lúc đó, quân dân  Việt Nam sắp đánh bại Liên Quân Xâm Lăng  Pháp – Vatican tại tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, Mỹ mới ra tay hành động, gửi Đại-Tá tình báo Edward G. Lansdale tới Việt Nam dọn đường, rồi tới ngày 26/6/1954 mới đưa ông Diệm về Sàigòn cho ngồi vào ngội vị thủ tướng với toàn quyền về quân sự và dân sự, dĩ nhiên là dưới quyền chỉ đạo của Mỹ.

Trường hợp này của ông Da-tô Ngô Đình Diệm được Mỹ đưa về ngồi vào ghế thủ tướng ở Sàigòn và tổng thống trong những năm 1954-1963 giống y hệt như trường hợp Lê Chiêu Thống được nhà Thanh đưa  về Việt Nam cho ngồi vào ngôi vua ở Thăng Long vào cuối năm Mậu Thân 1988. Có một điều hơi  khác là vào thập niên 1950, người Mỹ tương đối  khôn khéo và tế nhị hơn Tôn Sĩ Nghị:

Tôn Sĩ Nghị đòi hỏi Lê Chiêu Thống hàng ngày phải thân hành đến phủ Tôn Sĩ Nghị để chầu chực việc quân quốc. Người Mỹ khôn ngoan hơn, họ để  cho anh em ông Diệm và các tu sĩ Da-tô được nắm trọn quyền quản lý nhân dân miền Nam miễn là đừng quá trớn khiến cho họ mang tiếng là thủ phạm tạo nên một thứ Spanish Inquisitor ở miền Nam Việt Nam vào giữa thế kỷ 20. Còn họ, họ  lo việc biến miền Nam thành tiền đồn chống Cộng ở Đông Nam Á Châu và biến đạo quân đánh thuê người Việt do người Pháp để lại thành một đạo quân hùng mạnh nhất trong vùng này để đánh thuê cho họ trong việc đối phó với phong trào Cộng Sản đang dâng tràn từ phương Bắc.

Thế nhưng anh em ông Diệm và các ông tu sĩ Da-tô không nhớ lời quan thày Mỹ đã dặn rằng đừng quá trớn. Vì thế họ mới  hăng say theo đuổi  chính sách Ki-tô hóa miền Nam bằng bạo lực, tàn sát hơn 300 ngàn người dân không chịu theo đạo Da-tô ở những vùng hẻo lánh xa Sàigòn, và công khai bách hại Phật giáo ở ngay cố đô Huế, ở ngay Sàigòn và ở nhiều nơi khác trên toàn lãnh thố, Vì thế chính phủ Mỹ mới ra lệnh cho ông Đại Sứ Frederick Nolting đến Dinh Gia Long ra chỉ thị cho ông Tổng Thống Da-tô Ngô Đình Diệm phải ngưng tức khắc chính sách bách hại Phật Giáo và  không được tiến hành kế hoạch Ki-tô hóa nhân dân miền Nam bằng bạo lực nũa. Do đó mới có chuyện ông Diệm nói với ông Đại Sứ Hoa Kỳ Frederick Nolting rằng: “Chúng tôi không muốn thành một xứ bảo hộ của Hoa Kỳ.”

Sự thật rõ ràng là như vậy, mà cả ông Da-tô Tú Gàn, tức Lữ Giang, tức cựu thẩm phán Nguyễn Cần lại không nhìn ra. Phải chăng vì thiếu thông minh hay vì không học quốc sử và không học lich sử thế giới, cho nên ông ta mới không nhìn ra vấn đề này? Dù là ở vào trường hợp nào đi nữa, trong thực tế, ông Tú Gàn  cũng ở vào tình trạng chậm hiều về cái thân phận của ông Da-tô Ngô Đình Diệm, và chính ông Da-tô Ngô Đình Diệm cũng thiếu thông minh, cho nên mới không nhìn ra cái thân phận của ông trong những năm 1954-1963 không khác gì thân phận của Lê Chiêu Thống vào cuối năm Mậu Thân 1788. Hậu quả là anh em ông đã phải đền tội trước nhân dân Sàigòn vào sáng ngày 2/11/1963.

Nếu nắm 1889, người Pháp có thể đưa Thành Thái lên làm vua bù nhìn tại triều đình Huế để làm cảnh trang tri cho nền thống trị của họ  ở Việt Nam, thì năm 1907 họ cũng có thể phế bỏ ông ta khi thấy rằng ông ta trở mòi nghe lời  xúi giục của thằng Việt gian Ca-tô Ngô Đình Khả ngà theo Vatican chống lại người Pháp trong mưu đồ giành thế thượng phong trong bộ máy cai trị tại Việt Nam.  Tương tự như vậy, nếu năm 1954, người Mỹ đã có thể đưa thằng phản thần tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm lên  cầm quyền ở miền Nam để làm tay sai cho họ trong nhu cầu biến miền Nam thành tiền đồn chống Cộng ở Đông Nam Á, thì năm 1963, họ cũng có thế lôi ông xuống hay khử diệt ông khi họ thấy rằng ông đã tỏ ra khăng khăng chỉ biết phục vụ cho quyền lợi của Vatican mà bất cần đến uy tín và quyền lợi của họ, đúng như lời Giáo-sư Lý Chánh Trung ghi nhận:

“Ông đã tưởng mình có thể nhẩy vào vòng tay người Mỹ trong một giai đoạn ngặt nghèo rồi thoát khỏi vòng tay đó khi tình hình sáng sủa hơn, ông đã tưởng có thể chấp nhận làm con cờ trong một ván cờ rồi ngay trong ván cờ đó, có thể tự động đi một nước cờ riêng của ông.

Khi ông nhìn thấy đó chỉ là ảo tưởng thì đã quá trễ: Ông đã chết vì ảo tưởng đó. Và cái chết bi thảm của ông cho thấy một sự thật hết sức tầm thường: Không một con cờ nào có thể tự động đi một nước cờ cho riêng nó, dầu con cờ đó mang tên Ngô Đình Diệm, và không một nước  nhỏ nào có thể lợi dụng một nước lớn, nhất là nước đó mang tên Hoa Kỳ.” [15]

 

CHÚ THÍCH


[1] Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH,  Quyển 4 (Taiwan: Đại Nam Xuất Bản, 1972), tr. 120.

[2] Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, Sđd., tr 121.

[3] Nguyễn Văn Châu, Ngô Đình Diệm: Nỗ Lực Hòa Bình Dang Dở (Nguyễn Vy Khanh dịch). Los  Alamitos, CA: Xuân Thu, 1989, trang 213-214.

[4] Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris: Sudestasie, 1978), tr 138.

[5] Nguyễn Xuân Thọ. Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam 1858-1897 (Santa Ana, CA: Tác giả xuất bản, 1998, trang 17, 86-87 và 361.

[6] Stanley Karnow, Vietnam: A History (New York: Viking Press, 1983), p 217.

[7] Joseph Buttinger, Vietnam: A Dragon Embattled, Vol. II (New York:  Frederich A. Praefer, 1967) pp, 846-848.

[8] Đỗ Mậu, Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi (Wesminster, California: Văn Nghệ, 1993), trang 87-91.

[9] Lê Hữu Dản,. Sự Thật - Đặc San Xuân Đinh Sửu 1997 (Fremont, Calìornia, 1997), trang  23-24.

[10] Hoàng Cơ Thụy, Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 5 (Paris: Nam Á, 2002), tr. 2621-22.

[11] Đại Mạc. “Bảo Đại Đời Tư Và Đời Công" Người Dân số 77 tháng 1/997.

[12] Lê Hữu Dản. Bđd., tr 27.

[13] Tú Gàn. “Ra Lệnh Đảo Chánh”  Sàigòn Nhỏ, Số 568, phát ngày ngày 2/22/2007, phổ biến trên nhóm điện thư SAIGON_9 ngày1/11/2007.

[14] Hoa Bằng, Quang Trung Nguyễn Huệ Anh Hùng Dân Tộc 1788-1792 (Glendale, CA: Đại Nam, không đề năm xuất bản), tr.171.

[15] Lý Chánh Trung, Những Ngày Buồn Nôn (Sàigòn: Đối Diện,  1971), tr. 137.

 

© sachhiem.net