●   Bản rời    

VATICAN:CH15.3 - Tình Trạng Loạn Luân Trong Giới Tu Sĩ Ca-Tô (Nguyễn Mạnh Quang)

GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

03 tháng 10, 2009

Các bài trong chương 15: 1 2 3

CHƯƠNG 15 - 2


NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA VIỆC
CƯỠNG BÁCH TU SĨ PHẢI SỐNG ĐỘC THÂN


 

TÌNH TRẠNG LOẠN LUÂN TRONG GIỚI TU SĨ CA-TÔ

 

Nói về tình trạng loạn luân và dâm lọan trong giới tu sĩ áo đen, sách Vicars of Christ viết:

"Năm 1064, một giáo sĩ xứ Orange ở Pháp đã thông dâm với người vợ thứ hai của thân phụ ông ta. Giáo Hoàng Alexander (1061-1073), không những đã không bãi chức của ông giáo sĩ này, mà vẫn còn để cho ông ta tiếp tục rước lễ. Ngài cho rằng ông giáo sĩ này đã không phạm tội có gia đình chính thức. Hai năm sau, một giáo sĩ ở Padua thú nhận là đã loạn luân với người mẹ ruột. Giáo Hoàng (Alexander) đã đối xử rất tử tế với ông giáo sĩ này và để mặc cho ông giám mục quản nhiệm địa phương tùy ý quyết định nên hay không nên để cho ông ta tiếp tục phụng vụ. Đối với Giáo Hoàng Alexander II (1061-1073), thông dâm hay loạn luân vẫn còn thích hơn là có một giáo sĩ chính thức có gia đình." Nguyên văn:"A priest of Orange in France committed aldultery with his father's second wife in the year 1064, Pope Alexander (1061-1073), instead of dismissing him, refused even to deprive him of holy communion. Liniency was called for because he had not committed matrimony. Two years later, a priest from Padua confessed to incest with his mother. The pope deal very kindly to him and left it to his bishop to decide whether he should continue in the ministry or not. For Pope Alexander II (1061-1073)], adultery even incest was preferable to a priest marrying.") [vii].

Mấy đoạn văn sử trên đây cho chúng ta thấy được những hậu quả tác hại xã hội gây ra bởi việc Tòa Thánh Vatican cưỡng bách giới tu sĩ phải sống độc thân. Đồng thời, những đọan văn sử này cũng cho chúng ta một cái nhìn rõ hơn về bộ mặt ghê tởm của Giáo Hội La Mã với chủ trương "thông dâm hay loạn luân vẫn còn thích hơn là có một giáo sĩ chính thức có gia đình". Ghê tởm như vậy mà Giáo Hội vẫn trâng tráo cao rao tự phong là "Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, ..." và là "Hiền Thê Của Thiên Chúa Làm Người". Trời ôi! "Hiền Thê của Thiên Chúa Làm Người" mà sao lại độc ác, dã man, khốn nạn và vô liêm sỉ đến như vậy! Cũng trong cuốn sách Vicars of Christ, cựu giáo sĩ Peter de Rosa cho chúng ta biết thêm:

"Trong bẩy (7) thế kỷ kế tiếp, người ta thấy Giáo Hội theo đuổi chính sách giằng co, khi thì cứng rắn dữ dằn khi thì buông lơi để mặc cho các tu sĩ được sống với vợ con một cách thoải mái. Giáo Hoàng Leo I (440-461) nói rằng "các giám-mục và các tu sĩ đã có gia đình phải đối xử với các bà vợ của họ như là những người chị em gái." Trong khi đó ở nước Ý, đầy dãy những giáo sĩ có gia đình và có nhiều con mà hầu hết không bị trừng phạt gì cả. Sự thật, trong thực tế chức vụ giáo sĩ là chức vụ thế tập (cha truyền con nối). Nhiều ông giáo hoàng là con của các ông giáo sĩ và giám mục. Trong số này, có các giáo hoàng như Boniface I (418-422), Gelasius (492-496), Agapitus (535-536), Sylverius (536-537) và Theodore (642-649). Nổi bật nhất là Giáo Hoàng Sylverius (536-537), nhờ có cha ruột là Gíao Hoàng Hormisdas (514-523) mà nổi lên như diều, từ một chức phó tế được đưa lên làm giáo hoàng." Nguyên văn: “The next 7 centuries witnessed an incredible see-saw of harshness and relaxation of discipline. Pope Leo I (440-461) said married bishops and priests were to treat "their wives as sisters". Meanwhile, Italy was full of clerics with very large families, most of whom went unpunished. The truth is that the priesthood istself was practically hereditary. Many popes were the sons of priests and bishops. Among them were Boniface I (418-422), Gelasius (492-496), Agapitus (535-536), Sylverius (536-537) and Theodore (642-649). Sylverius rocketed to stardom since he was only a subdeacon when he was chosen as pontiff but, it was admitted, he had a head start: His father was Pope Hormisdas (514-523)”.[viii]

"Ở khắp mọi nơi, luật sống độc thân đều gây tác hại cho đức tính trinh bạch và trong trắng (của giáo dân). Những cố gắng của các ông Jerome (340-420), Ambrose (340-397) và Augustine (354-430) chỉ tạo nên những hậu quả cay đắng hơn. Thánh Jerome thú nhận rằng ông thường thấy nhiều giáo sĩ sống cả đời với bạn gái cùng với nhiều phụ nữ nô lệ xinh đẹp vây quanh, và đời sống của họ chỉ khác những người có gia đình chính thức trên danh nghĩa và trách nhiệm mà thôi. Trong suốt chiều dài lịch sử của Giáo Hội, tình trạng này đều giống như vậy cả. Một ông giám mục lương thiện cảm thấy lo buồn về tình trạng các ông giáo sĩ sống chung hỗn độn với đàn bà mà ông đành phải giả đui khi nhìn thấy các ông giáo sĩ có vợ. Về phần các giáo sĩ, họ bị cưỡng bách phải chọn lựa hoặc là được chính thức lập gia đình thì không được làm giáo sĩ, hoặc là được làm giáo sĩ thì không được chính thức lập gia đình. Cách chọn lựa hay nhất là làm giáo sĩ và sống chung với bạn gái mà không cần phải có hôn thú." Nguyên văn: "Every where the rule of celibacy triumphed at the expense chastity. The efforts of Jerome, Ambrose and Augustine were to produce ever bitter fruit. Jerome was not afraid to admit that he regularly saw clerics who passed their entire lives in female company, surrounded by beautiful girl slaves and living a life that differed from marriage only in name and lack of responsibility. His observations were to be repeated throughout church history. Many an honest bishop became so worried at the promiscuousness of his priests that he turned a blind eye if they had wives. It kept them out of worse mischief. For their part, priests were forced to choose between having a wife and having a carreer. The middle course was to choose a concubine." [ix]

"Tại Avignon, Giáo Hoàng tham lam John XII (955-963) cho phép các giáo sĩ được giữ tình nhân với điều kiện phải đóng một khoản tiền thuế cho Giáo Hội. Ngay cả một vài giáo sĩ trong trắng cũng phải nộp khoản tiền thuế này trong trường hợp họ rơi vào trong vòng tay của một người đàn bà." Nguyên văn: "In Avignon, the avaricious John XXII (955-963) allowed priests to keep their mistresses on payment of a tax. Even the few chaste priests had to pay up just in case they, too, fell into the arms of a woman." [x]

"Năm 1535, Anh Hoàng Henry VIII (1509-1547), lúc đó đang nổi xung với Giáo Hoàng [Paul III (1534-1549)], ra lệnh cho Thomas Cromwell điều tra các tu viện kín. Một trong những nhân viên của Thomas Cromwell là Dr Leighton đến thanh tra tu viện Langdon ở Kent. Khi tông cửa vào phòng của tu viện trưởng, Leighton thấy ông ta đang nằm trên giường với tình nhân. Bộ quần áo để hoá trang làm đàn ông của người tình của ông ta vẫn còn máng trên tủ chén. Toàn bộ bản báo cáo nói rằng 144 căn nhà của Giáo Hội đều khủng khiếp như là thành phố Sodom (một thành phố cổ xưa ở Palestine); vô số các nữ tu viện với những người tự nhận là dâm đãng, lúc nhúc những trẻ thơ; các giáo sĩ, từ tu viện trưởng đến các thày dòng đang dan díu níu kéo cả những con điếm và các bà đã có chồng. So sánh với bản điều tra vào thời Tổng Giám Mục Morton cả nửa thế kỷ trước đó thì vẫn không có gì khác. Khi nhận được bản báo cáo của Cromwell và cũng là khi Giáo Hoàng Paul III rút phép thông công Anh Hoàng Henry VIII, Quốc Hội Anh bắt đầu đàn áp các tu viện." Nguyên văn: "In the year 1535, Henry, now furious with the pope, ordered Thomas Cromwell to look into life in cloister. One of Cromwell's men, Dr Leighton, visited the abbey of Langdon in Kent. Breaking down the abbot's door, Leighton found him in bed with his mistress. The woman's male attire, a disguise, was hanging up in a cupboard. The overall report said that 144 religious houses were equal in viciousness to Sodom; countless convents, served by lews confessors', were full of children, clergy - abbots, monks and friars - were carrying on not merely with whores but with married women. Nothing had changed since Archbishop Morton's inquiry half a century before. After receiving Cromwell's dossier and in the wake of Henry' s excommunication by Pope Paul III, Parliament began suppress the monasteries." [xi]

 

BẢN CHẤT LOẠN LUÂN VÀ PHI LUÂN
ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG TRONG GIÁO HỘI LA MÃ

 

Tịm hiểu Thánh Kinh và lịch sử Giáo Hội La Mã, các nhà viết sử nhận thấy rằng bản chất lọan luân và vô luân bắt nguồn từ trong Cựu Uớc và trong hàng ngũ lãnh đạo của Giáo Hội.

A.- Bắt nguồn từ Cựu Ước. Đó là chuyện thằng Cain cưới vợ và chuyện cha con ông già Lot.

1- Trước hết xin nói về chuyện thằng Cain cưới vợ. Xã hội loài người lúc bấy giờ chỉ có ông Adam và người vợ của ông ta là bà Eva (một người đàn bà độc nhất lúc bấy giờ). Cặp vợ chồng này chỉ mới sinh ra có thằng Cain và thằng Abel (Genesis, 4:1-18). Ấy thế mà lại có chuyên thằng Cain cưới vợ. Xin hỏi Giáo Hội La Mã hay tất cả các ông tu sĩ Ca-Tô từ Giáo Hoàng John Paul Il tới các ông hồng ý, tổng giám mục, giám mục và linh mục rằng thằng Cain này cưới người đàn bà nào làm vợ, nếu không phải là cưới mẹ nó?

2.- Về chuyện loạn luân của cha con ông gìa Lot, sách Genesis (19: 30-38) kể rằng hai cô gái chuốc ruợu ông bố ruột tên là Lot, rồi thay phiên nhau làm tình với bố. Kết quả là cả hai đều mang bầu và đều sinh con với bố.

B. - Bắt nguồn từ trong Tân Ước: Sách Matthew (Matthew 10:33-37) viết rõ ràng sau:

1.- “Ta đến đây không phải mang lại sự bình an, mà là mang gươm dáo. Ta đến để con trai chống lại cha, con gái chống lại mẹ, con dâu chống lại mẹ chồng và làm cho người trong nhà trở thành thù địch chống lại nhau. Kẻ nào yêu kính cha mẹ hơn ta thì không đáng gì đối với Ta, và kẻ nào yêu thương con cái hơn Ta cũng không đáng gì đối với Ta. ” (“Do not think that I came to bring peace on earth. I did not come to bring peace but a sword.” “For I have come to set a man against his father, a daughter against her mother, and a daugher-in-law against her mother-in–law.” “And a man’ s foe will be be of his own household.” “He who loves father or mother more than Me is not worthy of Me. And he who loves son or daughter more than Me is not worthy of Me.” (Matthew 10:33-37).

C.- Bắt ngưồn từ hàng ngũ lãnh đạo là các ông giáo hoàng cùng các vị chức sắc cao cấp trong giáo triều Vatican, và sau đó là giai cấp cán bộ, tức là giới tu sĩ, rồi lan truyền ra trong các họ đạo hay giáo xứ. Những bằng chứng cho sự kiện này chính là những sự thật lịch sử đã được cựu giáo sĩ Peter de Rosa ghi lại trong sách Vicars of Christ và đã được trích dẫn ở trên. Xin ghi lại dưới đây để quý vị dễ dàng nhận ra:

"Khi trở thành Giáo Hoàng vào năm 366, Damasus nêu gương từ bỏ vợ con", "Năm 867, khi được lên ngôi giáo hoàng, Adrian II (867- 872) cũng bỏ người vợ tên là Stefania và người con gái của ông ta", "Hàng ngàn giám mục ra lệnh rằng mọi tu sĩ có gia đình chính thức phải bỏ rơi vợ con và những người vợ của họ phải ăn năn sám hối, vì rằng hôn nhân của họ đã trở thành vô hiệu lực", "nhiều nữ tu viện là những ổ điếm (nhà thổ) nơi mà những trẻ sơ sinh đều bị giết rồi đem chôn ở ngay trong đó", "Về phần các ông tu sĩ Gia-tô thèm khát làm tình (giải quyết vấn đề sinh lý), họ thường bị tố cáo về tội ác loạn luân đến nỗi rằng họ bị cấm không được ở cùng nhà với mẹ, cô hay dì và chị em gái của họ", " một giáo sĩ xứ Orange ở Pháp đã thông dâm với người vợ thứ hai của thân phụ ông ta", "144 căn nhà của Giáo Hội đều khủng khiếp như là thành phố Sodom (một thành phố cở xưa ở Palestine); vô số các nữ tu viện với những người tự nhân là dâm đãng, lúc nhúc những trẻ thơ; Các giáo sĩ, từ tu viện trưởng đến và thày dòng đang dan díu níu và tán tỉnh cả những con điếm và các bà đã có chồng.", " một giáo sĩ ở Padua thú nhận là đã loạn luân với người mẹ ruột.", v.v..." (Xem lại đọan văn ở trên trong chương sách này).

Kinh nghiệm cho thấy rằng người đời thường được dạy bảo hay khuyên răn phải theo gương tốt của tiền nhân hay các bậc đàn anh hoặc của bất kỳ người nào trong xã hội đương thời để làm những việc tốt mà kết quả vẫn có rất ít người làm được. Nhưng nếu những người lãnh đạo hay các đấng bề trên nêu gương xấu rồi ngầm khuyến khích các cấp thừa hành và những người dân dưới quyền theo đó mà hành xử thì sẽ có rất nhiều người làm theo. Trong xã hội của những người Ca-Tô, Giáo Hội dạy giáo dân "phải sống theo tinh thần thánh kinh", "phải tuyệt đối vâng lời Giáo Hoàng và các Đấng Bề Trên", "Phúc cho ai không thấy mà tin", và "Vâng lời qúy hơn của lễ". Sự kiện này được ông Ca-Tô Nguyễn Văn Chức long trọng xác nhận với Giáo Hoàng John Paul II tại Denver, Colorado vào ngày 13/8/1993 với nguyên văn như sau:

...Bổn phận của chúng ta, người công giáo tỵ nạn, đối với Giáo Hội và quê hương... Vì vậy, nếu trong công cuộc loại trừ bạo quyền Cộng Sản, tôn giáo tại Việt Nam là động lực vận hành và thúc đẩy, thì trong công cuộc phục hưng con người sau khi xóa bỏ chế độ Cộng Sản, tôn giáo tại Việt Nam sẽ là nhân tố chủ đạo, chỉ đạo và quyết định. Riêng về phía Thiên Chúa Giáo, quyền Thánh Kinh sẽ là cẩm nang trong sứ mạng phục hưng con người và đạo lý ) tại Việt Nam” [xii].

Với thực trạng như vậy, tất nhiên là giáo dân phải triệt để tuân hành tất cả những lời dạy dỗ và cung cách hành xử hàng ngày của các đấng bể trên trong đó có những bài dạy loạn luân, vô luân, dâm loạn ở trong Thánh Kinh cũng như những tấm gương ở trong cuộc sống hàng ngày của các ông giáo hoàng cùng các đấng về trên khác trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội. Như vậy là ở đâu có quyền lực của Giáo Hội La Mã vươn tới, thì ở đó có tinh trạng loạn luân, vô luân, dâm loạn, nạn con hoang của các ngài "mang chức thánh" để lại, và người nào cũng được khích lệ sống theo tinh thần "Tòa Thánh đánh rắm cũng khen thơm". Vơi chủ trương tạo nên một xã hội như vậy, rõ ràng là Giáo Hội La Mã có chủ trương hủy diệt nền đạo lý và nếp sống văn minh của nhân loại.

Nhân tiện đây, thiết tưởng cũng nên nói về giáo luât của Giáo Hội cướng bách những sĩ tu sĩ (đúng hơn là "đạo sĩ") đã có gia đình phải chính thức từ bỏ vợ con (được quyết định và ban hành vào năm 1123 và 1215) như đã nói trên, người viết xin đặt ra ba vấn đề:

Thứ nhất.- Nếu các ông tu sĩ (đạo sĩ) nạn nhân là những người thực sự "sống đạo theo đức tin Kitô", thì họ phải "tuyệt đối vâng lời các Đấng Bề Trên", tuân hành đúng theo cái lệnh dã man trên đây, không sai một dấu phẩy hay dấu chấm, và nếu họ làm đúng như vậy, theo lý lẽ thông thường (common sense), chúng ta phải xếp họ vào loại người như thế nào?

Trả lời: 1.- Phường bất nhân, 2.- Quân dã man, 3.- Đồ súc sinh, 4.- Cả ba đặc tính trên đây.

Thứ hai.- Nếu bề ngoài họ vẫn làm ra vẻ như là tuyệt đối vâng lời các đấng bề trên, làm ra vẻ tuân hành đúng theo lệnh dã man này của Giáo Hội, nhưng trong thực tế, vì trách nhiệm lương tâm đối với vợ con, vì nhu cầu tâm lý và sinh lý, họ vẫn lén lút về sống với vợ con, vẫn gian lận hay biển thủ hoặc thụt két tiền bạc mà họ quản lý trong phạm vi phần nhiệm của họ đem về nuôi sống vợ con của họ. Trong trường hợp này, cũng theo lý lẽ thông thường, chúng ta phải xếp họ vào hạng người như thế nào?

Trả lời: 1.- Đạo đức giả, 2.- Gian dối, 3.- Tham nhũng, 4.- Gian dâm, 5.- Ngoan đạo, 6.- Tu sĩ tốt 7.- Có tất cả những đặc tính trên đây.

Thứ ba.- Nếu có những tu sĩ (đạo sĩ) nạn nhân bị chi phối bởi giáo luật dã man trên đây mà họ lại tỏ thái độ bất cần, không chịu tuân hành giáo luật quái đản này, liền cởi bỏ áo tu và từ giã luôn cả cái đạo quái đản này. Trong trường hợp này, Giáo Hội và những người "sống đạo theo đức tin Kitô" sẽ có cái nhìn đối với họ ra sao?:

Trả lời: 1.- Mang tội phản đạo, 2.- Rối đạo, 3.- Được nhân dân đời đời kính phục như trường hợp Linh-mục Martin Luther vào cuối thập niên 1510. 4.- tất cả 1, 2, 3 trên đây.



[vii] Peter de Rosa, Sđd., tr.406.

[viii] Peter de Rosa, Sđd., tr 402.

[ix] Peter de Rosa, Sđd., tr. 402.

[x] Peter de Rosa, Sđd., tr.410.

[xi] Peter de Rosa, Ibid., p.413-414.

[xii] Chu Văn Trình, Thái Vân & Trần Quang Anh. Việt Nam Với Cuộc Dấy Loạn Hòa Bình Của Giáo Chủ John Paul II (Mt. Dora, Florida: Ban Tu Thư Sử Địa, 1994), tr 10.

© sachhiem.net