NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA VIỆC
CƯỠNG BÁCH TU SĨ PHẢI SỐNG ĐỘC THÂN
B.- HẬU QUẢ TRỰC TIẾP CỦA CHÍNH SÁCH CƯỠNG BÁCH TU SĨ
PHẢI SỐNG ĐỘC THÂN ĐỐI VỚI CHÍNH BẢN THÂN HỌ VÀ GIA ĐÌNH
Chính sách cưỡng bách giới tu sĩ (một giới
người có nhiều quyền lực, danh vọng và tiền bạc) phải sống độc thân gây nên
những hậu quả giây chuyền mà khởi đầu là tác hại vào tình trạng sinh lý và
tâm lý của nạn nhân (khiến cho họ trở thành những người mất hết lương tâm,
mất hết nhân tính, sống đời lọan và luân dâm loạn), kế đến là gia đình của họ
cũng trở thành nạn nhân, rồi đến những hậu quả khác gây nguy hiểm cho xã
hội Ca-Tô giáo, làm ô nhiễm cả môi sinh nhân lọai, gieo mầm mống hủy họai
nếp sống văn minh của loài người. Phần trình bày dưới đây cho thấy rõ những
tác hại giây chuyền do chính sách dã man này gây ra.
1.- HẬU QUẢ ĐỐI VỚI GIỚI TU SĨ
Không biết trước khi đưa ra quyết định dã
man này, các nhà lãnh đạo Giáo Hội có suy tư hoặc điều nghiên về thất tình
và lục dục cùng các cơ năng trong thân thể con người hay không? Không biết
họ có điều nghiên những "nhân tính" như "lòng bác ái", "tình
thương", "tình thương yêu gia đình", "tìnhthương yêu
giữa vợ chồng" và "tình thương yêu giữa người cha với đàn con"
hay không? Điều này người viết hoàn toàn không biết. Nhưng sự kiện cưỡng
bách các ông tu sĩ (đã có vợ con) phải chính thức từ bỏ vợ con để làm tròn
nghĩa vụ "mang chức thánh" của họ đối với Giáo Hội cho chúng ta thấy
rõ Giáo Hội quả thật là vô cùng bạo ngược, hết sức tàn độc, cực kỳ dã man
và không còn một chút gì gọi là nhân tính. Việc làm này của Giáo Hội cho ta
thấy rõ dã tâm của Giáo Hội La Mã là cưỡng bách con người làm nô lệ và hy
sinh tất cả những nhân tính để phục vụ cho quyền lợi của Giáo Hội (được
ngụy trang bằng danh xưng "phục vụ Chúa").
Quả thật là Giáo Hội đã biến con người thành loài súc sinh trong xã hội loài
người. Nạn nhân đầu tiên của chính sách này dã man này là giới tu sĩ (đã
có vợ con) của Giáo Hội.
Tình yêu lứa đôi giữa trai và gái phát
sinh tự nhiên và là lẽ tất yếu của "quy luật âm dương kết hợp". Trong
thiên nhiên, hầu như tất cả mọi sinh linh đều được chia ra làm hai loại đối
nghịch nhau, nhưng lại có hấp lực thu hút nhau. Các nhà sinh vật học gọi hai
trạng thái đối nghịch nhau này là "đực" (male) và "cái" (female), các nhà
vật lý học gọi là "dương" (positive) và "âm" (negative). Hai trạng thái đực
và cái hay dương và âm khác nhau như ngày với đêm hay trắng với đen. Tuy là
khác nhau, nhưng dương (nam) và âm (nữ) lại có hấp lực thu hút lẫn nhau và
quấn quyện lấy nhau, tức là cần phải có nhau và hòa hợp với nhau thì sinh lý
và tình cảm mới được quân bình. Có như vậy thì cuộc sống mới có thể tồn tại
và chủng tộc mới có thể lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nếu vì bất
cứ một lý do gì mà một chủng lọai rơi vào tình trạng "dương" (nam) không có
"âm" (nữ) hay "âm" không có "dương" để kết hợp sinh con đẻ cái thì chủng
loại đó sớm muộn cũng sẻ rơi vào tình trạng "tuyệt chủng". Trong xã hội loài
người, ngoài trừ một số rất nhỏ quá say mê vì lý tuởng cao đẹp (chắc
chắn không phải là những hạng người thèm khát quyền lực, háo danh và hám lợi),
nếu nam không có nữ hay ngược lại nữ không có nam, thì người đó hoặc là ở
vào tình trạng "bất bình thường" hoặc là sẽ rơi vào tình trạng
ủ rũ, héo hon, còm cõi, rồi tàn lụi sớm hơn thường lệ.
Có thể vì thế mà tạo hóa đã sinh ra muôn
loài, lại cũng sinh ra dương hay nam hoặc là âm hay nữ đối nghịch nhau nhưng
lại
kết dính với nhau từng cặp để sinh tồn và phát triển hay sinh sôi nẩy nở.
Nói cho rõ hơn, có âm thì phải có dương, và ngược lại. Đây là một quy luật,
và quy luật này hầu như được áp dụng cho tất cả mọi sinh linh. Lẽ tất nhiên
là cái gì cũng có ngoại lê. Tuy nhiên, loài người hiển nhiên là không nằm
trong ngoại lệ này, và nếu có thì là do một nhóm người tự đặt ra để chống
lại luật tự nhiên này vì một mục đích riêng nào đó mà thôi.
Quan sát những gia súc như trâu, bò, chó,
lợn (heo) và gia cầm như gà, vịt, v.v..., chúng ta thấy quy luật này được
thể hiện ra rõ rệt. Quan sát kỹ hơn nữa, chúng ta sẽ thấy, tuy rằng các loài
cầm thú này sống theo quy luật "âm dương kết hợp" chỉ là đáp ứng cho
nhu cầu sinh lý thuần túy để cho các bộ phận trong cơ thể được vận chuyển
đều hòa, không bị rối loạn, nhưng chúng không có tình cảm đặc biệt dành cho
nhau, ngòai trừ loài chim bồ câu, loài khỉ và một vài loài khác. Có lẽ cũng
vì thế mà sau khi đã giải quyết xong vấn đề "sinh lý", con đực không có một
chút gì trách nhiệm đối với con mái (cái) và cũng không có trách nhiệm gì
với đàn con do chính nó (con đực) đã sinh ra, để mặc cho con mái chăm lo.
Theo hai định nghĩa của "trinh bạch" và
"độc thân" mà chúng tôi sẽ trình bày trong Chuơng 17 thì các loại gia cầm
và gia thú trên đây "sống độc thân" nhưng không có đức "trinh bạch". Như
đã nói trên, loài chim bồ câu, loài khỉ và có thể một vài loài vật khác nữa
không phải chỉ có nhu cầu giải quyết "sinh lý", mà lại còn có tình cảm
đặc biệt "trung thành" đối với nhau và cùng có trách nhiệm nuôi dưỡng và
truyền dạy cho đàn con của chúng những phương cách kiếm sống để sinh tồn.
Như vậy là trên phương diện nào đó về đạo lý, một vài loại cầm thú này đã có
đức "trinh bạch" theo quy luật "âm dương kết hợp" giống như
con người trong xã hội văn minh và có đạo đức theo đúng nghĩa của đạo đức.
Loài người đã tiến đến trình độ văn minh
cao nhất trong muôn loài. Bỏ ra ngoài các phạm vi khác, ở đây xin giới hạn
trong phạm vi tình cảm. Có thể nói rằng tình cảm con người đối
với con người và đối với thiên nhiên là nguyên ủy đưa đến những tiến bộ về
văn chương và văn hóa, rằng văn chương và văn hóa là nền tảng
cho đời sống tinh thần trong xã hội được gọi là văn minh, rằng
văn minh là những gì của văn chương và văn hóa kết tinh lại hay đúc kết
thành những gì cụ thể giúp ích cho cuộc sống thiết thực của con người. Văn
mịnh nhân loại là sự tích lũy những tinh hoa tốt đẹp về văn chương, đạo lý,
khoa học, kỹ thuật, hệ thống luật pháp nhân bản, phương pháp quản trị nhân
dân, phương pháp chẩn bệnh và trị bệnh trong ngành y khoa, các công trình
kiến trúc cùng các sách sử ghi lại những sự việc đã xẩy ra trong quá khứ. Do
đó, ta có thể nói, phá nát tình người là bước khởi đầu của việc hủy diệt văn
minh nhân loại.
Tình cảm con người có tất cả bẩy thứ mà ta
thường gọi là thất tình. Thất tình hay bảy thứ tinh cảm này là "ái, ố, hỉ,
nộ, lạc, bi, và thuơng". Tất cả đều là bẩm sinh mà ai cũng có. Người nào
không có cả đủ bảy thứ tình cảm này thì hoặc là người "bất bình thường"
hoặc là "người máy (robot), bởi vỉ chỉ có "người máy" mới
không có tình cảm. Một khi đã có đủ bảy thứ tình cảm này thì tất nhiên là
phải có cảm xúc và lòng yêu thương đối với con người cũng như đối với sự
vật và cảnh vật ở chung quanh. Cảm xúc và lòng yêu thương của con người đối
với nhau và đối với sự vật chung quanh cũng là những thứ tình cảm tự phát
qua sự chung đụng hay giao tiếp với nhau mà nẩy sinh ra.
Bỏ ra ngoài những mối cảm xúc khác, chỉ
nói riêng về lòng thương yêu thì lòng thương yêu của con người đối với
những người thân cận nhất (cha mẹ và anh em trong gia đình) là tiên khởi.
Cũng vì thế mà nó chiếm địa vị cao trọng nhất, đáng quý nhất, mãnh liệt nhất
và thiêng liêng nhất nếu so với tất cả các thứ tình cảm khác của con người.
Không phải chỉ riêng con người mới có thứ tình cảm hay lòng yêu thương này.
Nhiều giống cầm thú cũng có thứ tình cảm này mà điển hình nhất là loài khỉ,
loài chó, loài voi, loài chim, và nhiều loài vật khác. Con người mà không có
thứ tình cảm này thì quả thật là không bằng những loài cầm thú trên đây.
Lớn lên, vào tuổi dậy thì, một thứ tình
cảm khác được phát sinh. Thứ tình cảm này được gọi là tình yêu lứa đôi trai
gái. Tình thương yêu này bộc phát tự nhiên và rất hồn nhiên. Từ chỗ hồn
nhiên sẽ tiến đến mãnh liệt, rồi thiết tha, rồi lưu luyến và quấn quyện với
nhau. Khi hai người khác phái đã thực sự thương yêu nhau, thì họ sẽ quyết
tâm sống chết với nhau cho đến trọn đời trọn kiếp và liều chết bảo vệ nhau.
Đây là một thứ tình yêu cần phải có để cho con người được quân
bình hay thăng bằng cả về tâm lý lẫn về sinh lý. Nói cho rõ hơn, thứ tình
yêu này cũng là một thứ nhu cầu thiết yếu của con người vế cả tâm lý và sinh
lý.
Như vậy, tình yêu lứa đôi trai gái là nhu
cầu về tâm lý và sinh lý cần phải có. Loài người càng tiến bộ thì thứ tình
yêu thiêng liêng và cao quý này càng được thơ mộng hóa và thi vị hóa, rồi
thăng hoa để biến thành tình yêu vợ chồng và tình yêu gia đình. Cũng nhờ có
tình yêu vợ chồng và tình yêu gia đình mà nhân loại ngày càng trở nên văn
minh hơn, tiến bộ hơn và biết trân quý tình người hơn. Không có tình yêu vợ
chồng và tình yêu gia đình thì loài người chẳng khác gì loài súc sinh hay dã
thú sống ở giữa rừng hoang.
Ngoại trừ rơi vào tình trạng bất lực,
những người khỏe mạnh với tất cả thất tình lục dục ở trong trạng thái bình
thường mà vì lý do gì (kém
tài, hay bị cuỡng bách) không thể
có được thứ tình yêu này để đáp ứng cho nhu cầu tâm lý và sinh lý thì sẽ
trở thành một loại người bất bình thường. Những người ở vào trường hợp này,
cả tâm lý lẫn sinh lý đều bị rơi vào tình trạng bí bích hoặc bế tắc hay bị
dồn ép. Đây cũng và một lọai người "bất bình thường".
Sinh ra ở đời, từ khi mới chào đời cho đến
tuổi biết yêu, ai cũng ước ao khao khát tìm được một người bạn lòng
(heartmate) và hy vọng sẽ cùng người đó thành vợ thành chồng, rồi sinh ra cả
một bầy con. Ước vọng này ai cũng có và chính nó đã trở thành nền tảng của
mái ấm gia đình với tình thương yêu thiêng liêng và trách nhiệm cao trọng
của vợ chồng đối với nhau và của cha mẹ đối với con cái. Đây là thứ tình yêu
thương vô cùng trân quý, vô cùng vĩ đại, không có gì có thể so sánh được. Vì
thế mà khi bị mất đi hay bị tước đọat mất những thứ trân quý này thì không
có gì đau đớn cho bằng! Tình cảnh đau đớn này được Giáo Hội giáng lên các
ông tu sĩ Gia-tô đã có gia đình khi bị Giáo Hội cưỡng bách phải chính thức
từ bỏ vợ con.
2.- THẢM TRẠNG CỦA CÁC BÀ VỢ VÀ CON CÁI
KHI BỊ NGƯỜI CHỒNG TU SĨ BỎ RƠI
Nạn nhân trực tiếp thứ hai của chính sách
dã man này của Giáo Hội là vợ con của các ông tu sĩ nạn nhân. Khi bị bị bỏ
rơi như vây, họ lâm vào tình trạng điêu linh khốn khổ cả về vật chất lẫn tâm
lý rồi mang niềm tủi nhục và uất hận ở trong lòng. Nhiều người có cả một đàn
con thơ nhỏ dại nheo nhóc, tay xách nách mang, lang thang lếch thếch, không
nơi nương tựa, không nơi trú ngụ. Ở vào tình trạng này, họ lấy gì để sinh
sống, lấy ai lo việc dạy bảo đàn con bé nhỏ dại khờ, bơ vơ giữa chợ đời.
Khỏi cần phải nói, ai cũng có thể nhìn thấy rõ tình cảnh điêu đứng và đau
thương của những người vợ và những đứa trẻ thơ bị cha bỏ rơi để làm tròn
nghĩa vụ đối với "Nhà Chúa". Là người dân sống trong một quốc gia đã trải
qua hơn 30 chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, chúng ta
đã từng chứng kiến không biết bao nhiêu thảm cảnh của những người vợ mất
chồng và những đứa con mất cha. Nhưng những nạn nhân này còn ôm ấp trong
lòng niềm hãnh diện về tình thương tha thiết giữa chồng vợ hay cha con và
hãnh diện về cái chết oai hùng đền nợ nước của người chồng, người cha của
họ. Thà rằng, ở vào hoàn cảnh không may cha mẹ chết sớm khiến cho chúng trở
thành côi cút, thì cũng đành cam phận cuộc đời bất hạnh của chúng. Trong
thâm tâm, những đứa trẻ mồ côi này vẫn còn có thể tưởng tượng ra một hình
ảnh tốt đẹp của cha của chúng với niềm kính thương và quý trọng, có khi còn
hơn cả những đứa nhỏ may mắn có cha có mẹ và được cha mẹ chăm lo săn sóc cho
đến khi trưởng thành hay thành gia thất. Thế nhưng, tình cảnh của những bà
vợ (của các ông tu sĩ Ca-Tô) bị bỏ rơi phải sống trong cảnh "không
chồng", và những trẻ em có cha "mang chức thánh" của
Giáo Hội bị bỏ rơi phải sống trong cảnh "không cha" thì lại
hoàn toàn khác hẳn và tất nhiên là mang mối hận bất tận khôn nguôi. Thật là
hết sức trớ trêu, hết sức tủi nhục! Trong khi người chồng của họ được kính
mến, được trọng vọng như là những bậc tôn quý nhất trong cộng đống tín hữu
Kitô thì những người vợ của họ lại bị bỏ rơi, bị Giáo Hội đem bán cho
người ta dùng làm nô lệ (sẽ nói rõ ở phần sau), bị khinh rẻ và bị đày đọa?
Cai đạo lý bác ái của Giáo Hội La Mã khốn nạn như thế đó! Những đứa trẻ
có bố là linh mục mang chức thánh của Giáo Hội bị bố bỏ rơi (để
làm tròn nghĩa vụ của người "mang chức thánh" đối với Giáo Hội)
phải kéo lê kiếp sống côi cút lang thang ở giữa chợ đời vừa bị đời khinh
rẻ là những "đứa con hoang", vừa phải đi ăn xin hay lăn lộn vào đời đi làm
đầy tớ nô lệ cho người ta để kiếm ăn độ nhật thì còn gi đau tủi cho bằng!
Giáo Hội vẫn thường cao rao là "Hội Thánh duy nhât, thánh thiện, công
giáo và tông truyền", là "Hiền Thê của Thiên Chúa Là Người"
mà SAO LẠI có những hành đống bạo ngược, tàn nhẫn và dã man như thế!
Những đứa trẻ do các ông giáo sĩ và chức
sắc trong hàng giáo phẩm Ca-Tô sinh đẻ ra rồi nhẫn tâm bỏ rơi sẽ ở vào một
trong những tình trạng dưới đây:
a).- Hoặc là sẽ trở thành những đứa con
hoang, bơ vơ côi cút, không nơi nương tựa, phải lăn xả vào đời, sống chung
với những đứa trẻ đồng cảnh ngộ để mưu sinh bằng tất cả những gì mà khả năng
của chúng có thể làm được như là đi ăn xin, móc túi, ăn trộm, ăn cắp, ăn
cướp, cướp giật; nếu là con gái thì làm điếm hay xin vào một nhà dòng nữ tu
để làm nô lệ Giáo Hội, trong đó có cả những việc làm ghê tởm là cung ứng nhu
cầu sinh lý cho các ngài "mang chức thánh" trong hệ thống quyền lực
của Giáo Hội.
b).- Hoặc là chúng sẽ bị Giáo Hội đem bán
cho người ta làm nộ lệ. Đọan văn sử dưới đây là bằng chứng cho sự kiện này:
"(Tòa Thánh) La Mã khăng khăng nhấn
mạnh rằng để cho các giáo sĩ chính thức có gia đình còn tội lỗi hơn là để
cho họ sống chung với tình nhân (vợ không có hôn thú chính thức) vì rằng để
cho họ có gia đình chính thức là đưa đến (gợi ra) dị giáo và là một sư vi
phạm giáo luật. Sư kiện này giải thích được một vài quyết định của Giáo
Hoàng Alexander II (1061-1073)." làm cho nhiều người ngạc nhiên ." Nguyên
văn: "Rome went on insisting it was more sinful to marry than to
keep a concubine because it savoured of heresy and was a transgression of
the law of the church. This explains some surprising decisions of Alexander
II (1061-1073)"
[i]
"Cuối cùng, vào năm 1095, vấn đề này được
Giáo Hoàng Urban II (1088-1099) giải quyết tại Piacenza. Vào năm này, tại
một hội nghị thứ hai, 400 tu sĩ và 30 ngàn giáo dân dứt khoát kết tội việc
tu sĩ chính thức có gia đình (đã thành hôn chính thức). Để chứng tỏ biện
pháp này là động lực từ phúc âm, họ bán các bà vợ chính thức của các
tu sĩ cho người ta làm nô lê,"Nguyên văn: The matter was finally settled by Urban II (1088-1099) at
Piacenza in the year 1095. A second council of 400 clerics and 30,000 laity
condemned clerical marriages once and for all. To prove the evangelical
impulse of this measure, they sold priests' wives into salvery. "
[ii]
c).- Hoặc là được người cha lén lút "ăn
gian tiền nhà chung" đem về nuôi dưỡng. Nhưng đây cũng chỉ được phần vật
chất, còn về phần tinh thần thì thật là ê chề và tủi nhục.
Dù là ở trường hợp nào trong những trường
hợp trên đây, vịệc làm phi nhân này vừa nói lên bộ mặt thật vô cùng dã man
của Giáo Hội La Mã, vừa cho chúng ta thấy rõ tình cảnh khốn cùng của vợ con
của các ông tu sĩ nạn nhân bị Giáo Hội cưỡng bách phải chính thức bỏ rơi.
Giáo Hội La Mã dã man là như vây! Ấy thế mà Giáo Hội vẫn thường cao rao
rằng Đạo Ca-Tô là "đạo bác ái", rằng Giáo Hội là "Hội Thánh duy
nhất thánh thiện, công giáo và tông truyền", và "Hiền Thê Của Thiên
Chúa Làm Người". Thì ra đối với Giáo Hội La Mã và tín đồ Ca-Tô, cái
nghĩa đích thực của "bác ái" và "thánh thiện" lại khốn nạn
như vậy!
3.- HẠNG NGƯỜI BẤT BÌNH THƯƠNG
NHƯNG LẠI CÓ QUYỀN LỰC GÂY HẠI CHO XÃ HỘI
Như đã trình bày ở trên, những nạn nhân
trực tiếp chính sách dã man này là các ông tu sĩ nạn nhân và gia đình họ. Ở
vào trường hợp này, các tu sĩ nạn nhân , về phương diện tâm lý, nếu
còn có lương tâm, tất nhiên là họ phải sống trong tình trạng bị lương tâm
cắn rứt và ở vào cái thế lưỡng nan giữa một bên là trách nhiệm đối với vợ
con, và một bên là "đức vâng lời hay tuyệt đối tuân hành lệnh truyền của
các đấng bề trên" và "lòng trung thành" đối với Giáo Hội". Khi
đã phải tuân hành lệnh truyền của các đấng bề trên mà từ bỏ vợ con thì về
phương diện sinh lý, họ "bị dồn ép" khiến cho tình cảm của họ bị rơi vào
tình trạng mất quân bình và bản thân họ trở thành hạng người bất bình
thường. Vì sự đòi hỏi của sinh lý và mất quân bình về tâm lý,
những người bất bình thường thuộc lọai này mất hết lý trí và
liều lĩnh làm những chuyện phi nhân, thất đức, không còn một chút gì là nhân
tính và liêm sỉ nữa. (Những việc làm phi nhân thất đức này của các ông chức
sắc trong Tòa Thánh Vatican đã được trình bày khá rõ ràng ở
hai Chương 13 và 14).
Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng, phần
lớn nhứng hạng người "bất bình thường" như trên thường trở nên
những người ác độc và dã man. Những hạng người này có tâm lý hận đời. Mang
tâm trạng hận đời, họ muốn phá đổ hết tất cả những hạnh phúc gia
đình của những người khác nếu có cơ hội. Như vậy, họ rất có thể trở thành
những hạng người gây hại cho xã hội. Mức độ gây nguy hại cho xã hội càng lớn
khi mà loại người này có sẵn phương tiện trong tay, đặc biệt là có quyền lực
chính trị, và quyền lực càng lớn thì khả năng gây hại cho xã hội càng
nhiều, càng ghê gớm và càng ác liệt. Đây chính là trường hợp các ông tu sĩ
Ca-Tô trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã và trong các quốc gia bị
áp đặt phải sống dưới chế độ đao phiệt Ca-Tô như trường hợp miền Nam Việt
Nam trong những năm 1954-1975. Bất kỳ người dân Việt nào đã từng sống ở miền
Nam trong thời kỳ này đều có thể kiểm chứng được sự kiện này, ngọai trừ
những tín đồ Ca-Tô "sống đạo theo đức tin Kitô" và những người nằm
trong giai cấp thống trị hay được hưởng những đặc quyền đặc lợi của chế độ.
Chúng ta nhớ lại tại miền Nam trong những năn 1954-1963, quyền lực chính trị
hoàn toàn nằm gọn trong tay những người bất bình thường thuộc
lọai này: Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Cẩn, và tất cả các ông tu
sĩ Ca-Tô trong chính quyền chìm (informal government) của cả hai chế độ đạo
phiệt Ca-Tô Ngô Đình Diệm và quân phiệt Ca-Tô Nguyễn Văn Thiệu với những
khuôn mặt quen thuộc như Giám-mục Phạm Ngọc Chi, Giám Mục Nguyễn Văn Thụân,
các linh mục như Raymond de Jaegher, Mai Ngọc Khuê, Nguyễn Lạc Hóa, Tô Đình
Sơn, Nguyễn Bá Lôc, Đinh Xuân Hải, Cao Văn Luận, Bửu Dưỡng, v.v.. Tất cả
những người này đều là những hạng người "bất bình thường" và
đều nắm quyền sinh sát trong tay đối với người dân dưới quyền. Vi vậy dân ta
mới có câu "Nhất đĩ nhi Cha..." (Cha đây là các ngài "mang chức
thánh" trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã).
Trong lịch sử Trung Hoa, bọn quan họan
cũng là hạng người "bất bình thường" thuộc loại này. Những
người thấu hiểu lịch sử Trung Hoa đều biết rằng trong các triều đại Tần,
Hán, Đường, Tống, Minh, Thanh vào những thời suy vi, những khi quyền chính
lọt vào tay bọn quan hoạn là xẩy ra thảm cảnh triều cương đổ nát, trung thần
bị hãm hại và nhân dân khốn khổ. Đây là cái nạn "quan họan" trong lịch sử
Trung Hoa. Triệu Cao trong đời nhà Tần sau khi Tần Thủy Hòang qua đời là một
bằng chứng. Các nhà viết sử đều có cùng một nhận xét là một khi những hạng
người "bất bình thường" thuộc loại này nhẩy lên bàn độc thao
túng chính quyền thì nhân dân sẽ điêu đứng, lầm than và khốn khổ trăm bề.
Giáo Hội La Mã là một đế quốc thực dân
xâm lược mà tất cả những người lãnh đạo từ giáo hoàng và các vị chức sắc
cao cấp trong giáo triều Vatican cho đến các hồng y, tổng giám mục, giám
mục, và linh mục tại các địa phương đều là những người vốn dĩ có bản chất
tham quyền, háo danh, hám lợi, đi tu với chủ tâm là "đi vào cửa quyền" để
thỏa mãn giấc mộng "công hầu khanh tướng, tranh bá đồ vương (quyền lực)".
Một trong những bằng chứng rõ rệt nhất cho cái bản chất tham quyền của
những người trong giới giáo sĩ và chức sắc trong Giáo Hội La Mã là việc Giáo
Hoàng John Paul II hiện nay (năm 2004) đã 84 tuổi rồi mà vẫn còn bám chặt
lấy ngôi vị giáo hòang, nhất định không từ chức dù rằng đã có rất nhiều tu
sĩ và giáo dân đặt ra vấn đề này với Ngài. Những ai đã từng theo dõi tin
tức thời cuộc trong mấy năm gần đây đều biết rõ sự thật này.)
Thử hỏi, với tình trạng như vậy thì làm
sao Giáo Hội La Mã lại không gây nên những rặng núi tội ác trùng trùng như
Hy Mã Lạp Sơn được?
Cũng vì thế mà chúng ta không lấy gì làm
ngạc nhiên khi thấy rằng từ thế kỷ thứ 4 đến thập niên 1990, Giắo Hội La Mã
đã tàn sát tới hơn 250 triệu nạn nhân (xin xem lại Phần Dẫn Nhập), và nhân
dân thế giới đều quyết tâm chống lại Giáo Hội tới cùng (sẽ được trình bày
đầy dủ ở Phân VII của bộ sách này và Phần III và Phần IV sách Tâm Thư Gửi
Nhà Nước Việt Nam), ngọai trừ bọn cừu non (con chiên) cuồng tín.
4.- NHỮNG HẬU QUẢ DÂY CHUYỀN
Chính sách cưỡng bách giới tu sĩ phải sống
độc thân không những gây nên những hậu quả tác hại vào tâm lý nạn nhân và xô
đẩy vợ con của nạn nhân vào cảnh đọa đầy thảm thương với niềm cay đắng tủi
hờn uất hận bất tận khôn nguôi, mà còn tạo nên hậu quả nguy hiểm cho xã hội
theo quy luật "tác hại dây chuyền" khiến cho những gì cao đẹp và thiêng
liêng trong đời sống tinh thần như tình cảm, đạo đức, văn chương, văn hóa,
văn minh đều bị băng họai. Rút cuộc, trong xã hội Kitô giáo chỉ còn lại
những gì là xấu xa như tham quyền, háo danh, háo lợi, háo thắng, huênh
hoang, khóac lác, khoe khoang, hung dữ, háo sát, lố bịch, trịch thượng,
v.v... Tình trạng này đã khiến cho con người trong xã hội Ca-Tô đối xử với
nhau theo quy luật "cá lớn nuốt cá bé" và "đội trên đạp dưới",
khom lưng, uốn gối, gục mặt xuống "hôn nhẫn" và "hôn hít giầy dép"
các đáng bề trên, và sống theo tinh thần "Tòa Thánh đánh rắm cũng khen
thơm" đúng như Giáo-sư Nguyễn Văn Trung đã mô tả trong bài viết "Một
Số Tình Hình Đặc Biệt Của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam". Tất cả những căn
bệnh xấu xa đê tiện này quấn quyện, đan kết và móc dính chằng chịt với nhau
trong tâm hồn của bọn “cừu non” tự phong là những người "sống đạo theo
đức tin Kitô" từ thế kỷ thứ 4 cho đến ngày nay.
Trên đây là nói về một vài nét tổng quát
trong xã hội người Ki-tô Giáo ở Việt Nam mà người viết đã kinh qua và biết
được qua kinh nghiệm sống trong các trại dịnh cư Tân Lập (Bình
Trưng, Thủ Đức, Gia Định từ tháng 3/1955 cho đến tháng 10/1955),
trai dị cư Dốc Mơ (Kiệm
Tân, Long Khánh từ 1961-1964 và từ 1970-1975),
qua việc tìm hiểu trong sách sử và những ấn phẩm do các tác giả là các nhà
trí thức Ca-Tô ghi lại.
Dưới đây là phần trình bày về những tác
hại dây chuyền ở trong xã hội Ki-tô giáo do chính sách cưỡng bách giới tu sĩ
phải sống độc thân gây ra. Những tác hại đó là:
1.- Nạn loạn luân và dâm loàn trong giới
tu sĩ Gia-tô,
2.- Các dòng nữ tu trở thành trung tâm
cho các ngài tu sĩ áo đen đến giải quyết vấn đề sinh lý,
3.- Nạn trẻ hoang sơ sinh (con rơi của các
ngài mang chức thánh" bị giết hại.
4.- Nạn "con rơi, con hoang" tràn ngập
trong xã hội.
Một trong những thảm trạng trên đây là
những tu viện của các dòng nữ tu biến thành những ổ điếm (nhầ thổ) để cho
các ông nam tu sĩ của Giáo Hội đến giải quyết vấn đề sinh lý. Có rất nhiều
trường hợp các bà nữ tu trong các dòng tu này mang bầu và sinh con, nhưng họ
lại không được phép (hay hoàn cảnh không cho phép) giữ lại nuôi dưỡng. Hậu
quả là những đứa bé tội nghiệp này rơi vào một trong hai trường hợp hoặc là
bị sát hại hoặc là bị quăng liệng ra ngoài xã hội rồi biến thành những em
mồ côi, bơ vơ không cha không mẹ, không có một nơi nương tựa. Cả hai trường
hợp này đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách Vicars of Christ viết::
"Tình trạng nam nữ chung chạ bừa bãi lan
tràn trong khắp các nam và nữ tu viện. (Thánh) Ivo Chartre (1040-1115) cho
biết toàn thể các nữ tu viện chỉ là những nữ tù nhân mang danh là "các dì
phước" mà thôi. Họ thường là những đứa trẻ bị gia đình bỏ rơi và thực sự đã
trở thành những cô gái điếm."Nguyên văn: "Promiscuity was rife in monasteries and convents. The
great Ivo of Chartres (1040-1115) tells of whole convents with inmmates who
were nuns only in name. They had often abandoned by their families and were
really prostitutes."[iii]
"Trong thế kỷ thứ 9, nhiều tu viện là
những sào huyệt của những người đồng tình luyến ái; nhiều nữ tu viện là
những ổ điếm (nhà thổ) nơi mà những trẻ sơ sinh đều bị giết rồi đem chôn ở
ngay trong đó. Các sử gia nói rằng từ khi Đế Quốc La Mã sụp đổ, Tây Phương
không giết các trẻ sơ sinh nhiều như vậy, ngoại trừ ở trong các nữ tu viện.
Hội Nghị nhóm họp ở Aix- la- Chapelle vào năm 836 đã công khai thú nhận điều
này. Về phần các ông tu sĩ Gia-tô thèm khát làm tình (giải quyết vấn đề sinh
lý), họ thường bị tố cáo về tội ác loạn luân đến nỗi rằng họ bị cấm không
được ở cùng nhà với mẹ, cô hay dì và chị em gái của họ. Những trẻ sơ sinh
do hậu quả của các vụ loạn luân thường bị chính các ông tu sĩ giết chết.
Con số này rất nhiều và đã được một vị giám mục người Pháp ghi vào hồ sơ.
tài liệu."Nguyên văn: "In the ninth century, many
monasteries were the haunts of homosexuals, many convents were brothels in
which babies were killed and buried. Since the end of the Roman Empire,
historians say that infanticide was probably not practised in the West on
any great scale - except in convents. The Council of Aix-la-Chapelle in the
year 836 openly admitted it. As to sex-starved secular clergy, they were so
often accused of incest that they were at length forbidden even to have
mothers, aunts or sisters living in their house. Children, the fruits of
incest, were killed by the clergy, as many a French prelate put on record." [iv]
Có một điều hết sức ngạc nhiên là cho đến
ăm 2002, Giáo Hội vẫn còn có chủ trương coi các nữ tu viện là nơi cho các
ngài "mang chức thánh" đến giải quyết sinh lý, và vẫn còn áp dụng
chính sách phá thai và sát hại "những đứa con hoang" do những cuộc
làm tình của các Ngài tu sĩ với các dì phước trong các nữ tu viện của Giáo
Hội. Sự kiện này được Giáo-sư Trần Chung Ngọc ghi lại như sau:
"Có lẽ ta cũng không nên quên rằng, mới
tháng 3 năm ngoái, báo chí thế giới đã phanh phui ra những vụ "Cha cũng như
Chúa" cưỡng hiếp một số "sơ" trong 27 quốc gia kể cả ở Mỹ, Ý, Ái Nhĩ Lan, Ấn
Độ, Phi Luật Tân, Ba Tây, v.v... và cưỡng bách họ phải vào các nhà thương
Công Giáo để phá thai khi họ mang thai. Tòa Thánh đã phải lên tiếng thú nhận
có vấn đề ô nhục này nhưng vẫn lừa dối dư luận quần chúng với luận điệu:
"Chuyện chỉ xẩy ra trong một vùng địa dư mà thôi". Tờ Orange County Register
ra ngày 31 tháng 3 năm 2001 có bài của Chris Hedoes thuộc New York Times
trong đó có vài chi tiết như sau: Ở Malawi, trong một giáo xứ có tới 29 "sơ"
bị các ông linh-mục làm cho mang thai. Khi bà sơ bề trên than phiền với ông
Tổng Giám Mục thì bà ta và các "sơ" mang bầu bị đổi đi nơi khác. (... In Malawi. where 29 sisters in a single congregation "became
pregnant by priests in the diocese". When the sisters' superieur general
complained to the archbishop, she and the sisters were replaced.); "...
linh mục khuyên các "sơ' nên uống thuốc ngừa thai, nói dối họ là để đề phòng
sự truyền nhiễm bệnh AIDS." (priest "recommending that sisters take a
contraceptive, misleading them that the pill will prevent transmission of
HIV). Chúng ta cũng nên nhớ rằng, Giáo Hoàng Gioan PhaoLô II cấm tín đồ
tuyệt đối không được dùng thuốc ngừa thai. Nhưng chúng ta cũng lại biết rằng
Vatican có nhiều cổ phần trong công ty chế tạo thuốc ngừa thai, phải chăng
chỉ để dành riêng cho các "sơ" dùng theo sự khuyên bảo của linh mục bề trên..."
[v]
.
Và cho đến ngày nay (năm 2007), tình
trạng các em sơ sinh của các ngài tu sĩ Ca-Tô với các bà nữ tu (cũng có thể
là với các nữ tín đồ) bị chính các ngài giết chết vẫn còn xây ra.
Ngày Thứ Sáu 12/8/2007, trong mục Nation &
World của tờ Seattle Times bản tin có tựa đề là “Một linh mục giết chết đứa
con của ông ta và lãnh án 55 năm tù”. Đọng lực hay nguyên nhân khiến cho ông
linh-mục này giết đứa con ruột của ông ta vì sợ rằng sự hiện diện hay tồn
tại của đứa con bất hạnh này sẽ có thể làm cho ông ta bị Giáo Hội không cho
ông ta hành nghề linh mục nữa. Việc làm tội ác dã man này bị phát giác. Ông
tu sĩ áo đen này bị đưa ra trước pháp đình, bị tòa xử phạt 10 ngàn tiền phạt
và 55 năm tù. Dưới đây là nguyên văn bản tin này
“Mexico priest who killed son sentenced to
55 years
By The Associated Press
“MEXICO CITY.- A Mexican priest has been
sentenced to 55 years in prison for killing a son he did not want his
superiors to discover, prosecutors said Thursday.
The Rev. Dagoberto
Valle Arriaga confessed to killing his son, Oscar Emmanuel Valle Hernandez,
two years ago, said the attorney general's office for the central state of
Mexico. Valle, who fathered the child with a woman identified as Maria
Felix Hernandez Espinoza, was afraid church officials would learn of the
child's existence and remove him from the priesthood, authorities said
in a statement. Valle was a Roman Catholic priest in the city of Texcoco,
east of Mexico City. A telephone call to the diocese in Texcoco was not
returned Thursday. Valle kidnapped his son in the city of Ecatepec, also in
Mexico state, on Sept. 14, 2005, and brought him to the north-central state
of Guanajuato, where he eventually killed him, the attorney general's office
said.
Vì sợ mang tội với Giáo
Hội và sợ bị Giáo Hội không cho tiếp tục hành nghề linh mục nữa, ông linh
mục này đã phạm một tội ác thuộc hết sức dã man. Người dân Đông Phương
thường nói: “cọp dữ không ăn thịt con” và “dã thú không sát hại đồng loại”,
ấy thế mà (qua các bản văn sử và tin tức trên đây), các ông tu sĩ
áo đẹn này lại đành
lòng giết hại ngay cả những đứa con của mình để che giấu cái tội làm tình
bất chính vào những “khi rửng mỡ”, khi con heo lòng nổi với các bà nữ tu
hay với nữ tín đồ. Rõ ràng là họ còn độc ác và dã man hơn cả các loài dã
thú.
Trên đây là nói về trường hợp các em sơ
sinh con rơi của các ngài linh mục bị sát hại. Dưới đây là những trường hợp
các em bé bất hạnh này bị quăng ra ngoài xã hội trở thành những trẻ em mồ
côi không cha không mẹ. Sự thật này cũng được sách Vicars of Christ ghi lại
với nguyên văn như sau:
“Một bản thống kê cho biết: một xứ có
900 ngàn dân mà có tới 3 ngàn tu sĩ; và cứ 2 trong 5 (40%) đứa con
hoang là con của các ông tu sĩ." ("One amazing statistic emerges: in a
country of 900,000 people, there were 3,000 clergy; and yet two out of
five bastards were born to the clergy.")
[vi]
Một trong mấy đoạn văn trên đây cho chúng
ta biết "cứ 2 trong 5 (40%) đứa con hoang là con của các ông tu sĩ."
(two out of five bastards were born to the clergy ). Không
biết tại sao sử gia Peter de Rosa lại gọi những đứa trẻ này là "con hoang"
(bastards). Người viết thiết nghĩ rằng phải nên gọi chúng nó là "những
đứa con của các ngài mang chức thánh" hay là "những ông thánh con"
của Giáo Hội La Mã. Nói theo ngôn từ của Bà Hồ Xuân Hương, thì "ông thánh
con" này chính là những đàn cá "thồng rồng" của các ngài "mang
chức thánh" mang đến thả vào "những cái giếng thánh tân" của nữ
tín đồ Ca-Tô.
Theo tài liệu trên đây và căn cứ vào tỉ
lệ 2 trong 5 đứa con hoang (dĩ nhiên là trong giáo xứ Ca-Tô mà thôi)
là con của các Ngài "mang chức thánh". Xin quý vi “cừu non” người
Việt dựa theo tỉ lệ này để làm con tính trong giáo xứ của quý vị xem tỉ lệ
này đúng hay sai. Nếu sai, thì tỉ lệ này cao hơn hay thấp hơn? Mong được
tiếp nhận lời giải đáp của quý vị
[v]
Trần Chung
Ngọc. "Ông Đỗ Mạnh Trí Ca Tụng Vai Trò "Mẹ và Thầy" của Giáo Hội."
tháng 8 năm 2002. https://www.giaodiem.com. Ngày 20 tháng 8 năm 2002.