Vài Suy Nghĩ Về Bài Viết "Bùn Và Vàng Mã"

G. Đ - Dương Như Tâm

06 tháng 11, 2010

 

Đó là tựa đề bài viết của tác giả Sông Nhuệ, được đăng ở trang Bạn Đọc, báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 36 ngày 12/9/2010. Được liệt kê vào những ý kiến của bạn đọc, tính chất phổ cập thông tin cũng từ ý nghĩa đó ở ngưỡng tham khảo và cũng chỉ dừng lại ở điểm đó.

Từ nhận định trên, báo Tuổi trẻ Cuối Tuần chọn đăng không có gì sai trái . Nhưng nội dung bài viết đụng chạm đến nhiều vấn đề nhạy cảm, không nhất quán một chủ đề, dễ khiến người đọc sẽ đặt câu hỏi: Viết như thế để làm gì và đăng như thế để làm chi ?.

Từ một đống bùn do ô tô tải nào đó đổ trộm giữa đường phố (?), ”Trời mưa, đống bùn đó nhanh chóng làm lầy lội cả con đường dài, trời nắng thì bụi bốc lên mịt mù cho đến hàng tuần sau…”, Tác giả dẫn người đọc đến vụ đổ đất vào nghĩa trang Đồng Trưa-Hà Đông đêm 28 rạng sáng 29/8/2010 vừa qua, ”thì người ta phải nhìn nhận vấn đề theo một cách khác”(Lời bài viết).

Đến đây thì bài viết đã thành công khi nói đến những truyền thống đạo lý dân tộc với người quá cố, với miếu mạo mã mồ của ông cha ta tự ngàn đời. Tôi rất đồng cảm và thán phục với tác giả khi viết về điều này rằng: ”Nếu bạn đến một nghĩa trang, không thiếu cảnh người này thắp hương cho vong linh gia đình mình và cũng không quên thắp thêm mấy nén nhang cho những ngôi mộ bên cạnh, không ai dẫm lên mộ nhà ai dù đường đi rất chật. Đó là một tín ngượng ăn sâu vào lòng mỗi con người, tất nhiên không chỉ người Việt mà người phương Tây, người Phương Đông nói chung cũng thế”.

Bài viết còn đưa người đọc đi sâu xa hơn vào những thời kỳ vua chúa thời phong kiến với việc đào mồ cuốc mả kẻ thù hay trù yếm tuyệt tài, tuyệt tự một dòng họ, ”Nhưng đồng thời chế độ phong kiến cũng rất nghiêm khắc về tội phá hủy lăng miếu của người khác. Tín ngưỡng này thật sự được nâng lên mức tôn giáo “.

Tiếc rằng phần cuối bài viết, tác giả lại rẽ ngoặc vào một ngõ khác, để lấy chi tiết “vàng mã” bổ sung mà từ đầu bài chỉ toàn nói đến “Bùn”, dù có cố gắng treo vào giữa bảng hiệu đạo lý dân tộc với người đã khuất. Đây toàn văn phần cuối đó: ”Câu chuyện hôm qua có lẽ nguyên nhân của nó là sự thờ ơ, tính thực dụng của con người hôm nay, và nó lại phát triển cùng với sự dị đoan thái quá hiện thời. Có lẽ chúng ta phải nhìn thấy việc đốt vàng mã mà tới 400 tỉ đồng cho một lễ Vu Lan là mặt bên kia của việc đổ bùn thải vào nghĩa trang, và biết đâu anh chàng lái xe đổ bùn xong lại chẳng về nghiêm trang chiêm bái nơi cửa Phật." Tôi nhấn mạnh đoạn kể trên và gạch đích những chổ mà tôi tin chắc rằng những ai có chút tư duy cũng sẽ phải giật mình cho cách đánh giá vội vã, thiếu cân nhấc -nếu không muốn cho là thiếu kiến thức.

Nói đến Lễ Vu Lan là phải nói đến Phật giáo, vì ngày lễ này xuất phát từ điển tích và lịch sử của chính tôn giáo này. Cúng Lễ Vu Lan hằng năm đã trở thành tập tục không chỉ riêng Phât giáo VN mà còn nhiều nước có ảnh hưởng Phật giáo khác ở Á Đông. Việc đốt vàng mã thái quá lại là một vế khác của vấn đề nhận thức của xã hội, theo từng bối cảnh kinh tế khác nhau. Nói “Đốt vàng mã mà tới 400 tỉ đồng cho một lễ Vu Lan” là một cách nói đả kích trực diện và xúc phạm đến Phật giáo cũng như tập tục tín ngưỡng dân tộc. Có lẽ tác giả bài viết lấy “cảm hứng”con số 400 tỉ đó từ thống kê của TS Nguyễn Xuân Diện (viện Nghiên Cứu Hán Nôm). Trước khi đưa ra con số thống kê ấy TS Nguyễn Xuân Diện phân tích rất logic lịch sử ngày Vu Lan-Rằm Tháng Bảy và với tập tục tín ngưỡng dân tộc chung quanh ngày lễ ấy, bên cạnh đó còn phân tích so sánh tục đốt vàng mã xưa và nay;giữa cái được và cái chưa được ra sao rất rõ ràng. Đặc biệt TS Nguyễn Xuân Diện khẳng định dứt khoát tục đốt vàng mã không phải là chủ trương của Phật giáo. Trong một câu nói , có thống kê con số 400 tỉ đó, của TS Nguyễn Xuân Diện, chúng ta hảy cố tìm cho ra một từ Phật giáo hoặc một ngôi chùa Phật giáo:

“Con số thống kê chưa đầy đủ cách nay nhiều năm của ngành Văn hóa đã cho thấy có hơn 40. 000 tấn vàng mã đã được sử dụng trng một năm và riêng tại Hà Nội đã tiêu thụ trên 400 tỉ đồng cho việc đốt vàng mã. Riêng đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), lượng vàng mã đem “hóa” mỗi ngày lên tới hàng tạ, bằng 80-100 triệu đồng thiền thật…”(Nguồn:TiềnPhong. 26. 8. 2010).

Vậy xin mạo muội được hỏi tác giả bài viết rằng “400 tỉ cho một lễ Vu Lan” là lễ Vu Lan gì, Chùa Nào ?Và 400 tỉ đó dùng vào việc gì ?Cũng rất may trong bài viết tác giả không so sánh và “khuyên” Phật giáo dùng số tiền ấy làm từ thiện !

Như vậy, phải chăng những việc làm xấu cho xã hội đều có ít nhiều “ảnh hưởng” từ Phật giáo, cho nên tác giả từ đó bồi thêm một đòn chí tử cho những người con Phật chân chính bằng câu kết thúc hết sức nguy hiểm: ”và biết đâu anh chàng lái xe đổ bùn xong lại chẵng về nghiêm trang chiêm bái nơi cửa Phật “!!!.

Một câu nói nửa châm biếm nửa xúc phạm đến hàng triệu triệu người Phật tử VN . Từ chổ nhầm lẫn việc đốt vàng mã (do Phật giáo chủ trương”chăng ?)nên dẫn đến việc không ngần ngại xác định (dù là Biết đâu)thủ phạm đổ bùn lấp nghĩa trang Đồng Trưa Hà Tây cũng …Phật tử !

Theo tin từ HNMO. Ngay 30. 8. 2010, CQCSDT, CA Quận Hà Đông đã ra quyết định khởi tố vụ án xâm phạm mồ mả theo điều 246 Bộ Luật Hình sự, tạm giử hình sự với các bị can, đó là Nguyễn Văn Đương, Dương Văn Sơn là nhân viên bào vệ của Cty TNHHDVBVTín Nghĩa và Phạm Hồng kỳ-cán bộ Cty cổ Phần cơ giới giao thông An Thành.

Đó là danh tánh ba người đầu tiên được xác định là thủ phạm vụ việc. Rất dễ dàng cho tác giả bài viết tìm đến và tiếp cận để hỏi cho kỷ “sau khi đổ bùn xong có về nghiêm trang chiêm bái cửa Phật “ không ?

 

G. Đ Dương Như Tâm

 

● Xem bài liên quan đến chủ đề:

- Vài Suy Nghĩ Về Bài Viết "Bùn Và Vàng Mã" (G. Đ - Dương Như Tâm)

- “Bùn và vàng mã”: Tác giả Sông Nhuệ cố tình vất rác nhà người (Trần Điều)

● Phản hồi của độc giả

(trên http://www.phattuvietnam.net/3/11788.html):

- tanh thuan - 15/09/2010 16:36

Tôi hoàn toàn nhất trí bài viết của GĐ DƯƠNG NHƯ TÂM.Mong báo TUỔI TRẺ hãy duyệt cẩn thận trước khi cho đăng 1 bài báo có tính xúc phạm như vậy và mong tác giả bài báo cẩn thận đừng"ĐÁNH BÙN SANG AO" như vậy!!!

- Hoang Tri - 15/09/2010 18:47

Vấn đề vàng mã là vấn đề tập tục dân gian không quan hệ gì đế Phật Giáo. Nhưng Phật Giáo vì sự bao dung đã chấp nhận hết tất cả những tín ngưỡng bản địa. Do đó người ta nhiều khi hiểu lầm đó là chủ trương của Phật Giáo. Tục đốt vàng mã nếu không thái quá thì đó là một hành động văn hóa có tính nhân văn, bày tỏ lòng thương của người sống với người đã khuất. Nếu chúng ta so sánh chuyện đốt vàng mã với việc mang bó hoa ra nghĩa trang. Cả hai đều là những hành động văn hóa. Mỗi dân tộc có cách bày tỏ riêng của mình. Tại sao hành động mang bó hoa thì văn minh còn việc đốt vàng mã là lạc hậu? Như thế có phải chúng ta vong thân vọng ngoại không? Có ai thống kê bao nhiêu tỷ đồng cho lễ tình yêu và những dịp lễ tết? Khía cạnh khác của vấn đề đốt vàng mã là khía cạnh kinh tế đã mang lại công ăn việc làm cho hàng chục ngàn phụ nữ, người già và trẻ con trong thời buổi kinh tế khó khăn.

- Hoàng Dương 16/09/2010 01:35

Đọc lại đoạn cuối của bài viết "Bùn và vàng mã" của tác giả Sông Nhuệ đã không cẩn thận trong khi dùng từ cho đúng với tâm tu của những người theo đạo Phật.

Đoạn cuối bài "Bùn và vàng mã" viết quá đơn giản, không viết rõ ràng giữa hành động "sau khi đổ bùn xong" và cụm từ nói đến việc tâm linh "có về nhà chiêm bái cửa Phật không ?" cũng rất chủ quan nên đã dẫn đến sự phản ứng của tác giả G.Đ Dương Như Tâm.

Thực tế trong cuộc sống chẳng thiếu gì người buôn bán, đong thiếu, đo hụt nên thường mua nhiều vàng mã đến đình, đền để xin sám hối với thần, thánh. Không rõ là tác giả Sông Nhuệ viết đoạn cuối có hàm ý giống vậy không ?

Hai từ "biết đâu" của Sông Nhuệ chỉ là nghi vấn chưa phải là nhận định. Nhưng không nên nói đến "cửa Phật" vì đó là nơi tôn nghiêm chỉ dành cho những Chư, Tăng, Ni, Phật tử phát nguyện tu hành. Và, cũng có những Phật tử "trang nghiêm trước Đức Phật sám hối" lỗi lầm mình đã cố tình hoặc vô tình phạm phải. Chứ không phải "bái cửa Phật".

Những người sau khi làm điều sai quấy mà chỉ "bái cửa Phật" thì chắc chắn đó không phải là Phật tử. Và - tác giả Sông Nhuệ kết bài viết của mình bằng những ngôn ngữ như vậy thì cũng chẳng hiểu gì về Phật Giáo. Theo tôi, nếu muốn góp ý với tác giả Sông Nhuệ thì cũng không nên quá gay gắt. "Góp" để "Xây" thì tốt hơn. Đó cũng là cách giúp nhau cùng tu cho đúng mà.

T. Trúc 16/09/2010 09:26

Việc đốt một ít vàng mã cũng là một cách tưởng nhớ đến mgười đã khuất -âm sao dương vậy - một thứ đạo lý của dân tộc Việt Nam rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, thành tâm mà nói, tục lệ này đã càng lúc càng đi quá đà, và gây ra nhiều phản ứng của xã hội. Sự nhận thức của một bộ phận người đốt nhà lầu, xe hơi, dô la, thậm chí cả "người mẫu" v.v.. là quá tốn kém, làm lu mờ luật nhân quả của Nhà Phật. các hành vi này tạo nên hiệu ứng lan tỏa khắp xã hội một cách vô ý thức. Vì xuất phát từ nhận thức, nên việc điều chỉnh cũng phải dựa vào nhận thức. Nói cụ thể hơn là chúng ta làm sao cho mọi người hiểu ý nghĩa của việc đốt vàng mã chỉ có tính chất tượng trưng mà thôi - người chết theo nghiệp mà tái sinh chứ không thể hưởng những thứ vàng mã đốt cho họ được.

Tuy có gốc gác từ Trung quốc, việc đốt vàng mã nay đã là tục lệ của người VN, chú không phải chỉ riêng cho người theo đạo Phật mới đốt, người thờ đạo Ông Bà và ngay cả không có đạo gì cũng đốt.

Qui cho đạo Phật là hàm hồ và tác giả Sông Nhuệ nói " VÀ BIẾT ĐÂU ANH CHÀNG LÁI XE ĐỔ BÙN XONG LẠI CHẴNG VỀ NGHIÊM TRANG CHIÊM BÁI CỬA PHẬT" thể hiện sự bất lương tri thức vì cố gán ghép hay tạo lên hình ảnh người đổ bùn vô đạo kia với đạo Phật hay tạo sự liên tưởng đạo Phật với tục đốt vàng mã. Tại sao không nói là " Vào nhà thờ, vào thánh thất hay vô tư vào quán nhậu v.v.." mà lại vào chùa ?

Việc hạn chế đốt vàng mã rất khó, tôi còn nhớ trước kia Nhà nước chỉ cho phép đốt một hay hai phong pháo gì đó trong đêm giao thừa, nhưng không ai có thể kiểm soát được việc đốt tràn lan ngoài qui định, nhưng khi Nhà nước cấm triệt để thì nạn đốt pháo mới thật sự chấm dứt. Nên nhớ, đốt pháo cũng là một tập tục "trừ tà" và tống khứ sự xui xèo của năm cũ.. một phong tục của người nước ta, và điều này cũng làm cho ta suy nghĩ thêm về tục đốt vàng mã. Vì lợi ích của cả cộng đồng, ta có thể cân nhắc cái lợi và hại của việc đầu tư vào tro bụi..

Hoang Phu 17/09/2010 16:05

thú thật, khi đọc bài viết này tôi mới lấy làm lạ rằng: không biết tác giả của bài viết " bùn và vàng mã" đã đi "du lịch" hết những địa phương của Việt Nam chưa. Thưa với tác giả rằng: " ở Việt Nam có những nơi khi hỏi đến Phật là gì, có biết đến chùa và tu sĩ Phật giáo không? thì họ đếu lắc đầu. Nhưng khi hỏi về lễ lược trong gia đình có đốt vàng mã không thì 100% đều khẳng định là nên đốt vàng mã cho người đã khuất". cho nên việc đốt vàng mã là tập tục của người dân việt nam,và ý thức của việc làm đó hôm nay của người dân chưa được tốt, trong việc xử lý " bùn". vì thế tác giả đừng vội quy kết việc đốt vàng mã và Phật giáo là một, tác giả nhé

nguyễn Văn Chung 17/09/2010 18:57

Nếu người thanh niên ấy biết trang ngiêm đứng trước Phật mà sám hối là mừng rồi.!, bởi phàm làm người ai mà không sai lầm ,Chắc có lẻ người thanh niên ấy ban đêm chùng lén không thấy mồ mã của người chết .Tất nhiên anh ấy sẽ không thoát được luật nhân quả,trước tiên là bị pháp luật trừng trị,thứ hai là bị sự quở trách của âm linh, thứ ba là nguyền rủa bởi người thân của người đã khuất , rồi xã hội nửa ,nặng lắm .!Tôi cầu mong cho anh có cơ hội đến chùa lạy Phật rồi gặp Phật Pháp và sẽ không bị sai lầm nửa.!Còn về chuyện đốt vàng mã.?! Cầu mong cho mọi người Gâp chánh Pháp của Phật Đà ,tự thấy không lợi ít rồi bỏ đi.A DI ĐÀ PHẬT.

nguyễn tấn lên 20/09/2010 13:51

thưa tác giả.Sông Nhuệ'bài bùn và vàng mã'tôi rất đồng tình với tác giả ở chổ tác giả thấy được cái sai của những người đổ bùn vào nghiã trang,từ đó cho thấy con người ta ngày càng thiếu ý thức và thiếu tôn trọng với những người đã khuất.Nhưng đối với việc tác giả gom cả việc đốt vàng mã và Phật giáo vào đễ nói chung như vậy là không đúng.Trước hết tôi xin nói về tập tục đốt vàng mã của người Việt Nam chúng ta.

Tâp tục đốt vàng mã ở Việt Nam có cách đây hàng nghìn năm là do chúng ta bị ảnh hưởng từ Trung Quốc,vì người ta quan niệm rằng con người sống cần vật chất và khi sang thế giới bên kia cũng cần vật chất,vì vậy người ta thường hay đốt vàng mã cho những người đã khuất âu đó cũng là cách tưởng nhớ và cũng là hiếu nghĩa với người quá cố.Và bây giờ tôi xin nói về Phật Giáo.Phật Giáo có cách đây hơn 2500 năm và được du nhập vào Việt Nam hơn 1000 năm,Giáo lí Đức Phật rất rõ ràng Ngài chỉ cho con người cách sống,phải biết thương yêu,biết tha thứ,biết hiếu nghĩa với ông bà cha mẹ,không gây tội lổi với mình,với mọi người,với muôn vật.Ngài luôn nói đệ tử Phật chỉ thờ Phật và học theo Phật Pháp không thờ một vị Trời nào cả.

Từ đó cho thấy tập tục đốt vàng mã và đồng bóng không xuất phát từ đạo Phật.Còn về lễ Vu Lang là lễ cho những người Phật tử học theo đạo hạnh của Ngài Mục Kiền Liên.Theo tôi được biết Ngài Mục Kiền Liên khi đi theo Đức Phật tu học đã đặng được lục thông,lúc đó Ngài liền dùng thần thông ấy để quán chiếu và thấy mẹ mình thành ngạ quỉ đói khát rên la vói lòng hiếu nghĩa Ngài đã đem cơm cho mẹ nhưng mẹ ngài không ăn được,Ngài mới đem câu chuyện ấy thưa với Đức Phật và Đức Phật đã chỉ cho Ngài cách cứu mẹ mình.Đức Phật nói vào rằm tháng bảy hằng năm sau khi mùa an cư kiết hạ của chư tăng đã xong thì hàng Phật tử nên cúng Trai Tăng và nhờ vào nguyện lực của Chư Tăng để cầu nguyện cho Ông Bà Cha Mẹ,Những người còn sống thì được mạnh khỏe an lành,những người đã khuất thì được sanh về cỏi cực lạc.

Từ đó vào rằm tháng bảy hằng năm Phật tử thường hay cúng Trai Tăng,'tôi xin nói rõ cúng Trai Tăng là mang phẩm vật,hoa quả,cơm canh chay vào chùa dâng lên cho Chư Tăng chứ không phải cúng ở nhà và đốt giấy tiền vàng mã'vì vậy tác giả và bạn đọc báo đừng hiểu lầm là tập tục đốt vàng mã có từ đạo Phât.Còn riêng với tác giả tôi chỉ khuyên khi muốn viết gì hay nói gì phải hiểu và suy nghỉ cẩn thận.

Tôi xin tặng cho tác giả một câu để cho tác giả sau này khi thấy chuyện gì bức xúc cũng phải từ từ xét đoán đừng vội vã và cẩn thận trong từng lời nói và chữ viết. Một người nóng mắng ào ào.Chẳng lẽ ta đây cũng vậy sao.Một đứa nóng giận thêm đứa nữa.Thành ra hai đứa cũng như nhau.và câu Học mà không chịu giồi mài.Khác nào cỏ dại mọc ngoài đồi hoang

Chân An Không   21/09/2010 08:47  

Tôi nhất trí với ý kiến trên của các bạn .
- Đề nghị Báo Tuổi Trẻ xem xét kỹ trước khi đăng bài.
-Phật luôn Từ Bi và không chấp. Nhưng lời bài viết của bạn Sông Nhuệ rất bàng quan và vô trách nhiệm, bạn đã vô tình hay cố tình xúc phạm đến lòng tôn kính của các Phật tử . Xúc phạm đến sự cao cả thuần khiết của Đạo Phật. Đạo Phật luôn giáo dục con người hướng tới cái đẹp về đạo đức và giải thoát khỏi khổ đau , chứ không dạy người ta đốt vàng mã.
- Bạn hãy dành chút thời gian đọc kinh Phật để có sự hiểu biết trước khi viết bài.
Nguyện cầu mười phương Chư Phật gia hộ cho bạn cố tâm chánh kiến.

Minh Quý   22/09/2010 00:50

Báo tuổi trẻ đã quá lỏng trong việc duyệt đăng bài. Bài viết này thật sự là một xúc phạm lớn đến tôn giáo. Tôi không biết tác giả Sông Nhuệ có thành kiến gì với đạo Phật không mà lại có bài viết xúc phạm đến sự cao cả thuần khiết của đạo Phật. Chẳng lẽ, tác giả không biết đạo Phật đã mấy ngàn năm đồng hành cùng đất nước cùng dân tộc. Lễ hội Nghìn Năm Thăng Long tới đây cũng không ngoài ý nghĩa tâm linh này. Là một nhà báo, bạn hãy dành nhiều thời gian nghiên cứu lại lịch sử đất nước đã gắn liền với đạo Phật như thế nào. Khi nghiên cứu kỹ, bạn sẽ không có những bài viết hồ đồ như vậy nữa ạ.

Văn Khương   23/09/2010 00:39

Báo Tuổi Trẻ là tờ nhật báo mà tôi rất tin yêu và quý trọng, nhưng lại để lọt bài " BÙN và VÀNG MÃ" của tác giả Sông Nhuệ. Một bài viết đã bộc lộ sự kém hiểu biết về lịch sử văn hóa tín ngưỡng của dân tộc, chẳng hiểu gì về sự thuần khiết và hướng thiện của Phật Giáo, và cố tình xuyên tạc, xúc phạm mạnh đến đạo phật. Thật đáng tiếc!
Đạo Phật rất cần sự thật, rất cần lẽ phải, rất cần nói thẳng, nói thật để xây dựng. Nhưng với những lời lẽ và ý tứ quá hồ đồ, hàm hồ trong bài "Bùn và Vàng mã" của Sông Nhuệ thì không nhằm xây dựng, mà hàm ý rất xấu...
Rất mong BBT báo TT duyệt bài cẩn thận trước khi cho đăng.
Mong nhà báo Sông Nhuệ sẽ có nhiều nghiên cứu hơn, công tâm hơn, gạt bỏ mọi thành kiến, ác ý để có những bài viết hay, góp phần xây sự đoàn kết và hương thiện cho xã hội.

khanhhy_1   26/09/2010 22:10

Không phải đây là lần đầu tiên Báo tuổi trẻ đăng bài có sơ sót hay "ác ý với văn hoá Phật giáo dân gian " đâu bà con ơi!
Chúng ta hãy quan tâm nhiều hơn nữa nền văn hoá truyền thống dân tộc đã, đang và sẽ bị Tây hoá mất! Thí như người ta đang cố tổ chức đám cưới tập thể ở nhà hát, câu lạc bộ, cơ quan...tiết kiệm lắm đó nhưng cũng chính là làm cho mất dần tính huyết thống, họ hàng, rồi cũng giảm nhẹ quan điểm hiếu đạo quý báu vốn có của dân tộc.
Tôi rất trân trọng ý kiến của Hoang Tri _()_

Kẻ Hành Khất   27/09/2010 14:12

Tôi đồng ý với ý kiến của Hoang Tri, mong những cơ quan chức năng giải quyết. Công bố xin lỗi, treo bút với tác giả có bài viết trên. Vấn đề về tôn giáo và tâm linh là vấn đề nhạy cảm nên khi viết về ván đề này nên cân nhắc cẩn thận. Cổ nhân có dạy trước khi nói phải uống lưởi 7 lần huống hồ đây là bài viết. Vấn đề tâm linh không phải là chuyện đen ra để bàn mà hãy thâm nhập vào chúng ta sẻ thấy được nó. Việt Nam là nước đnag phát triển, nhưng chúng ta mất đi cái quan trong là phát triển mà không bảo tồn những gì đang có. Kính cầu chúc an lành. Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát_()_

Văn   27/09/2010 17:11

Sự sơ xuất hay sai lầm của một vài cá nhân không phải là chủ trương của một tòa báo. Theo tôi, báo Tuổi trẻ cũng có nhiều bài báo viết về các sự kiện của phật giáo rất tích cực, ta nên nêu ý kiến xây dựng, tuyệt đối không nên khai thác quá đáng sự đáng tiếc này, vì là người, không ai tránh khỏi sự chủ quan trong một thời điểm nào đó, ngay cả trang web chính luận của Nhà nước mà còn có sai sót nữa là..

Hoang Thanh   27/09/2010 21:29

Vâng ! nói như Bạn Văn cũng có lý ,nhưng nếu nói "sai sót" thì chưa đúng lắm vì đây là cả một bài viết chứ không phải một câu một chữ hay một từ .
Việc các bạn tham gia bày tỏ ý kiến cũng là một động thái cần thiết để báo TT lưu ý thêm hơn,hơn nữa báo chí-thông tin của Phật giáo chúng ta chưa nhiều lắm lắm để có thể cân bằng những phản biện cần thiết với các sai phạm về PG từ ngoài xã hội.Ở đây chúng ta không ai lên án báo TT mà chĩ không đồng tình về việc báo TT cho đăng một bài viết biên kiến như vậy mà không cân nhấc .Tác giả G.Đ Dương Như Tâm ở đầu bài này đã có nói đến điều đó trước tiên rồi .

phuong dung   28/09/2010 07:07

Doc tat ca cac bai viet cua cac ban toi thay nhieu y kien rat hay,co ban thi gop y co ban thi phan no, nhung toi nghi neu ban song nhue khong noi ra dieu nay chung ta se khong biet duoc... van con co nhieu nguoi khong hieu gi ve dao nhu vay.noi nhu hoang tri "cong n viec lam cho hang ngan tre em, nguoi gia, phu nu...."yeu to nay co the khong co gia tr cao. vi lam vang ma luc nay chung toi thay co nhieu nha san xuat lon do ma, van de dot vang ma hien nay nha nuoc ta van con dang dau dau ve viec nay.dan toc ta luon ton trong dao l uong nuoc nho nguon, lam mot viec gi do cho nguoi da khuat trong long tro nen thanh than. tuy nhien viec t vang ma luc nay gan nhu mot viec lam hoi lo than linh vay, th chi con vai ra day duong nua, nhieu nha chua van con xai vang ma nhieu.chung toi nghi phat giao chung ta nen ket hop voi to chuc xa hoi tuyen truyen tac dong moi nguoi thay duoc viec dot vang ma la khong phai la viec lam can thiet de bao dap cho nguoi qua co.

Văn   28/09/2010 09:18

Phật giáo chúng ta đi trên con đường trung đạo. Phản ánh một vấn đề là cần thiết để thể hiện quan điểm của mình, nhưng vượt ngoài giới hạn đó sẽ có tác dụng phản nghịch. Đạo Phật của chúng ta là từ bi, khoan dung, không rơi vào biên kiến. Người có hiểu biết khi ta nói một sẽ hiểu mười, còn nếu như ai đó không hiểu thì bao nhiêu lời nói cũng sẽ thành vô tác dụng mà còn dẫn đến sự đối đầu đáng tiếc về sau. Ta còn phải hiểu có rất nhiều thế lực muốn ta sa đà vào những chuyện như thế này. Ngày xưa cụ Trương Hán Siêu (?) chỉ trích Phật giáo nhưng nhà chùa vẫn khắc bia lời phê phán của ông kia mà! Nói chung chúng ta nên giữ hòa khí với nhau, nêu quan điển một cách có chừng mực chứ không phải không phê phán sự sai trái.

Dien Ngoc   29/09/2010 10:38

Đúng là quá thất vọng cho báo TTrẻ.Có lẽ bộ phận kiểm duyệt bài lơ là chăng ?So với một vài bài viết tích cực ,có lợi cho PG thời gian qua,thì giờ đây để lọt sổ bài "Bùn và Vàng mã" này thì mọi ý nghĩ tốt đẹp về báo TTre coi như tan tành mây khói.

Phuc   29/09/2010 23:38

tôi đã gửi bài viết phản ánh tác giả Sông Nhuệ viết bài "bùn và vàng mã " ác ý đó cho tuổi trẻ cuối tuần đã lâu mà chưa có câu trả lời?bài viết này cũng không tiêu biểu gì nhưng đã vô tình hay hữu ý "vức rác nhà người"mong tuổi trẻ cuối tuần nên có lời đính chính lại ! riêng tác giả Sông Nhuệ chắc cũng sẽ ăn năng về bài viết của mình.

tịnhđứchân   19/10/2010 17:02

Con thật buồn khi có người đánh đồng "Lễ Vu Lan báo hiếu" với tập tục trong nhân gian "Đốt vàng mã cho ngày rằm tháng bảy- ngày xá tội vong nhân". Đây là hai lĩnh vực riêng biệt mà. Xin ai đừng nhầm lẫn nữa( do cố tình hay vô ý)- dù là nhỏ thôi về ĐẠO PHẬT). Để làm gì đâu? khi rồi chúng ta- ai ai cũng phải chết mà, khi sống ai ai cũng chỉ ngày hai, ba bữa cơm, tối ngủ trên một chiếc giường.

 

 

Trang Văn Học Xã Hộiội