NGUỒN GỐC TẾT VIỆT

CHƯNG BÍNH TRUYỆN

蒸餅傳

(Bản "Lĩnh Nam trích quái")

Viên Như

http://sachhiem.net/VANHOC/V/VienNhu_NguongocTet.php

31-Dec-2019

Vua Hùng sau khi phá xong giặc Ân rồi, trong nước thái bình, nên lo việc truyền ngôi cho con, mới hội họp hai mươi hai vị quan lang công tử lại mà bảo rằng: “Đứa nào làm vừa lòng ta, cuối năm đem trân cam mỹ vị đến dâng cúng Tiên Vương cho tròn đạo Hiếu thì ta sẽ truyền ngôi cho”.

Các công tử đua nhau đi tìm các vị trân kỳ trên đất dưới nước nhiều không biết bao nhiêu mà kể. Duy có công tử thứ mười tám tên là Lang Liêu, mẹ hàn vi, bị bệnh qua đời đã lâu, trong nhà lại ít người nên khó bề toan tính, ngày đêm lo lắng, ăn ngủ không yên. Chợt nằm mơ thấy thần nhân bảo rằng: “Trong trời đất không có vật gì quý bằng gạo, lấy nó nuôi thân, thân thể khỏe mạnh, ăn mãi không chán, không có vật gì hơn được. Nên giã gạo nếp làm bánh, hoặc hình vuông, hoặc hình tròn, tượng trưng cho hình của trời đất, ngoài bao bằng lá, trong chôn nhân ngon, ngụ ý ơn nặng dưỡng dục của cha mẹ”. Lang Liêu giật mình tỉnh dậy, vui mừng nghĩ rằng “Thần giúp ta vậy”, rồi theo đó mà làm. Lang Liêu bèn lựa nếp hạt trắng tinh, không sứt mẻ, đem vo cho sạch, rồi lấy lá xanh gói thành hình vuông, bỏ nhân ngon vào giữa, đem nấu chín tượng trưng cho Đất, gọi là bánh chưng. Lại lấy nếp nấu xôi đem quết cho nhuyễn, nhào thành hình tròn để tượng trưng cho Trời, gọi là bánh Bạc Trì.

Đúng kỳ hẹn, Vua hội họp các con lại trưng bày phẩm vật xem qua không thiếu thứ gì, duy chỉ có Lang Liêu đem bánh hình tròn, bánh hình vuông đến dâng. Hùng Vương lấy làm lạ, Lang Liêu trình bày như lời thần nhân đã bảo. Vua nếm thấy ngon ăn không chán, phẩm vật của các công tử khác không làm sao hơn được. Vua khen ngợi hồi lâu, rồi cho Lang Liêu được giải nhất, dùng thứ bánh ấy để cung phụng cha mẹ trong các dịp lễ tết cuối năm, nhân dân tiếp nhận và truyền mãi cho đến ngày nay, lấy tên của Lang Liêu, gọi là Tết Liêu.

Hùng Vương truyền ngôi cho Lang Liêu; hai mươi mốt anh em kia đều chia nhau giữ các vùng đất chung quanh, lập nên bộ đảng, làm thành nước nhỏ. Về sau, ai cũng muốn làm thủ lĩnh, mỗi người dựng rào cây để che kín, phòng vệ. Từ đó mới có tên Sách, Trại, Trang, Phường.

Đó là phần tạm dịch từ nguyên tác sau đây:

NGUYÊN VĂN:

雄王既破殷軍之後,國家無事,欲傳於子,乃會官郎,公子二十二人,謂曰:「我欲傳位,有能如我願,欲珍甘美味,歲終薦於先王,以盡孝道,方可傳位。」

於是諸子各求水陸奇珍之物(一作異味),不可勝數。惟十八子郎僚母氏單寒微,先已病故,左右寡少,難以應辦。晝夜思想,夢寐不安。夜夢神人告曰:「天地之物所貴於人,無過米。所以養人,人能壯也。食不能厭,他物莫能先。當以糯米作餅,或方或圓,以象天地之形,葉包其外,中藏美味,以寓父母生育之重(一作狀)。」郎僚驚覺,喜曰:「神人助我也。」遵而行之。乃以糯米擇其精白,選用圓完無缺折者,淅之潔靜,以青色葉包裹為方形,置珍甘美味在其中,以象(天)地包藏萬物焉。煮而熟之,故曰蒸餅。又以糯米炊熟,搗而爛之,捏作圓形以象天,故曰薄持餅。

至期,王命諸子具陳所獻,歷而觀之,無物不有。惟郎僚獨獻蒸餅、薄持餅。王驚異,問之,郎僚具以夢對。王親嘗之,適口不厭,勝於諸子所陳之物,嘆美良久。乃以郎僚為第一,歲時節候,常以是餅奉事父母,天下效之至今。以名郎僚,故呼謂節料。

初,王傳位於郎僚,兄弟二十一人,分守藩籬,立為部黨,以為藩國。迨後眾將爭長,各立木柵以遮護之,故曰柵、曰村、曰莊、曰坊,自此始.

ÂM VIỆT CỔ:

Hùng Vương kí phá Ân quân chi hậu, quốc gia vô sự, dục truyền ư tử, nãi hội quan lang, công tử nhị thập nhị nhân, vị viết: “Ngã dục truyền vị, hữu năng như ngã nguyện, dục trân cam mỹ vị, tuế chung tiến ư tiên vương, dĩ tận hiếu đạo, phương hà lập vị”.

Ư thị chư tử các cầu thủy lục kỳ trân chi vật (nhất tác dị vị), bất khả thắng số. Duy thập bát tử Lang Liêu, mẫu thị đơn hàn vi, tiên dĩ bịnh cố, tả hữu quả thiếu, nan dĩ ứng biện, trú dạ tư tưởng, mộng mị bất an. Dạ mộng thần nhân cáo viết: “Thiên địa chi vật sở quý ư nhân, vô quá mễ. Sở dĩ dưỡng nhân, nhân năng tráng dã. Thực bất năng yểm, tha vật mạc năng tiên. Đương dĩ nhu mễ tác bỉnh, hoặc phương hoặc viên, dĩ tượng thiên địa chi hình, diệp bao kỳ ngoại, trung tàng mỹ vị, dĩ ngụ phụ mẫu sanh dục chi trọng (nhất tác trạng)”

Lang Liêu kinh giác, hỷ viết: “Thần nhân trợ ngã giả”. Tuân nhi hành chi. Nãi dĩ nhu mễ trạch kỳ tinh bạch, tuyển dụng viên hoàn vô khuyết chiết giả. Tích chi khiết tĩnh, dĩ thanh sắc diệp bao lý vi phương hình, trí trân cam mỹ vị tại kỳ trung, dĩ tượng (thiên)(1) địa bao tàng vạn vật yên. Chữ nhi thục chi, cố viết chưng bính. Dĩ vi nhu mễ xuy thục, đảo nhi lạn chi, niết tác viên hình dĩ tượng thiên, cố viết bạc trì bỉnh.

Chí kỳ, vương mệnh chư tử cu trần sở hiến, lịch nhi quán chi, vô vật bất hữu. Duy lang Liêu độc hiến chưng bính, bạc trì bính. Vương kinh dị, Lang Liêu cụ dĩ mộng đối. Vương thân thưởng chi, thích khẩu bất yếm, thắng ư chư tử sở trần chi vật, thán mỹ lương cửu. Nãi dĩ Lang Liêu vi đệ nhất, tuế thời tiết hầu, thường dĩ thị bỉnh phụng sự phụ mẫu, thiên hạ hiệu chi chí kim. Dĩ danh Lang Liêu, cố hô vị tiết liệu.

Sơ, Vương truyền vị ư Lang Liêu, huynh đệ nhị thập nhất nhơn, phân thủ phiên ly, lập vi bộ đảng, dĩ vi phiên quốc. Đãi hậu chúng tướng tranh trưởng, các vị lập mộc sách dĩ già hộ chi, cố viết sách, viết thôn, viết trang, viết phường, tự thử thủy.

 

GIẢI MÃ

Truyền thuyết này là một truyền thuyết nằm trong dòng chảy của các truyền thuyết khác với mục đích, ngoài việc nói về nguồn gốc Tết, người xưa còn gởi lại cho con cháu một thông điệp khác, đó là tác quyền về dịch học và chữ vuông, có nghĩa là văn hóa ấy từ lâu người ta cho rằng của phương bắc, nhưng thực ra nó vốn do tổ tiên người Việt, sau nhiều ngàn năm chiêm nghiệm tự thân và nhiên giới, đúc kết nên, tuy nhiên vì hoàn cảnh khắc nghiệt của lịch sử mà tổ tiên ta không thể nói thẳng ra được. Nói về nguồn gốc dịch học là phải nói về Hà đồ, có Hà đồ mới có Lạc thư, Lạc thư là thế giới hiện tượng, vì vậy thời gian chỉ có trong hiện tượng mà thôi. Tết là một mốc thời gian đánh dấu năm mới theo tiết, vì vậy người đọc cần nắm bắt chi tiết về cách tính thời tiết theo can chi, tiết khí.

Đặc biệt trong nghiên cứu này, một số vấn đề lấy trống đồng Ngọc Lũ làm cơ sở để giải thích, do đó người đọc cần phải biết Hà đồ trên trống đồng, sau đó biết công thức tính Hà đồ thành Lạc thư, từ đó áp dụng vào trống đồng Ngọc Lũ, biến các hình ảnh đó thành hình ảnh của Lạc thư, từ đó ta mới định vị được vị trí thời gian Tết trên trống đồng Ngọc Lũ.

I. TÊN TRUYỆN.

Ăn uống, ngoài chức năng là cung cấp dinh dưỡng cho con người, theo năm tháng nó cũng thành nghệ thuật, ngày nay gọi là văn hóa ẩm thực, mỗi quốc gia có những món đặc trưng riêng để tượng trưng cho đất nước mình, tất nhiên nó không phải là món ngon vật lạ để đáp ứng những ham muốn tầm thường mà giá trị của nó chủ yếu là ở tinh thần mà thôi. Bánh chưng, bánh giày của nước Việt là một sản phẩm như thế, nguồn gốc của loại bánh này có từ xa xưa, theo truyền thuyết thì từ thời vua Hùng, đây là một sản phẩm vừa có mặt trong truyền thuyết vừa có mặt trong đời sống của người dân Việt, điều này chứng minh rằng chính dân Việt là chủ thể của truyền thuyết này chứ chẳng vay mượn của ai cả. Tuy nhiên câu chuyện lại viết bằng chữ Nho, chữ Vuông hay chữ Việt cổ nên nhiều người cất công sang nước Tàu xa xôi để tìm nguồn gốc của hai loại bánh này. Nói như thế có nghĩa là phần đông người ta không tin truyền thuyết ấy là của người Việt, đây là ý nghĩ thầm kín nhưng hết sức phổ biến của nhiều người có chữ Hớn, bởi vì người ta cho rằng khái niệm trời tròn, đất vuông là của Trung Hoa, cụ thể là kinh Dịch của họ, người Việt chỉ mới được họ khai hóa từ ngày Sĩ Nhiếp sang nước Nam mà thôi, cho nên làm gì biết đến các khái niệm ấy, vì nghĩ như vậy nên khi tìm hiểu cái tên bánh cũng lúng túng.

Trước giờ người ta chủ yếu bàn về cái tên “chưng” ít ai nói đến “giày” hay theo câu chuyện thì có tên “bạc trì”, một truyền thuyết đã được cụ thể hóa vào đời sống, hay ta có thể nói ngược lại một loại hình văn hóa của người Việt đã được truyền thuyết hóa, thế mà cho đến nay các nhà nghiên cứu văn hóa vẫn chưa cung cấp cho dân tộc một giải thích có tính thống nhất và chấp nhận được về nguồn gốc, tên gọi các loại bánh này. Tuy câu chuyện đề cập đến hai loại bánh “Chưng và Bạc trì”, nhưng trong dân gian lại truyền khẩu là “Chưng và Giày”, tuy nhiên tên truyện chỉ là “Chưng bính truyện” tức truyện bánh Chưng mà thôi. Tại sao truyện tập trung vào bánh Chưng mà không nói trực tiếp đến bánh Bạc trì?

Sở dĩ người xưa gọi truyện này là truyện bánh chưng, mà không nói bánh bạc trì, theo tôi vì các lý do sau đây:

A. Bánh chưng vuông tượng trưng cho Lạc thư, người Việt là người Nam, thuộc Thái cực - Dương, tức Lạc thư.

B. Vuông tượng trưng cho Đất – Thổ, Tết nằm tại cung Dần - Giêng, quái Cấn, tức là trục phân chia âm dương Cấn Khôn, cả hai đều thuộc Thổ.

C. Cả hai cặp bánh Chưng - Giày và Tét – Chưng đều có mặt cái bánh chưng, chứng tỏ nó là vai trò chính. Đồng thời qua đây phản ảnh cho thấy người xưa nặng tình với Trời Đất, Tổ tiên hơn là việc vui chơi.

II. NGUYÊN LIỆU CHẾ TÁC CÂU CHUYỆN.

1. Nguyên liệu.

Theo tôi, truyền thuyết này cũng như các truyền thuyết khác, ngoài việc ghi lại nếp sống văn hóa của người Việt cổ, các câu chuyện chủ yếu nói về tác quyền đối với dịch học và chữ vuông, dĩ nhiên khi nội dung với thông điệp như vậy thì nguyên liệu hình thành câu chuyện cũng lấy từ dịch học và chữ vuông. Các nguyên liệu ấy như sau:

Hà Đồ, Lạc Thư, 8 quái, 10 thiên can, 12 địa chi, 5 hành.

Chữ Khoa đẩu có: Hiếu 孝 , Cô 孤 , Tử 子 , Giáp 甲 , Cấn 艮 , Khôn 坤 . Việt 䟠 một dị thể của chữ Việt 越 .

2. Diễn tiến theo câu chuyện với các khái niệm nêu trên.

2.1. Hà Đồ.

Truyện viết rằng:

Vua Hùng sau khi phá xong giặc Ân rồi, trong nước thái bình, nên lo việc truyền ngôi cho con”.

Vua Hùng tượng trưng cho Hà Đồ, lo việc truyền ngôi cho con có nghĩa là Hà đồ biến thành Lạc thư. Trong 64 quẻ Dịch, Hà đồ thuộc phần Thượng kinh  bắt đầu Vua Hùng là quẻ 1- Thuần Càn cho đến quẻ 30 -Thuần Ly là quẻ cuối cùng của Thượng kinh (Cha), bắt đầu quẻ 31. Trạch Sơn Hàm là phần Hạ kinh (Con). Lưu ý với đọc giả là tất cả các chữ Việt chỉ người Lạc Việt đều có kết cấu của các quẻ 31.32.33. Tức là ba quẻ nằm ở trung tâm kinh Dịch.

2.2. Lạc Thư, 10 Thiên can, 12 địa chi.

Text Box:  “Mới hội họp hai mươi hai vị quan lang công tử lại mà bảo rằng: “Đứa nào làm vừa lòng ta, cuối năm đem trân cam mỹ vị đến dâng cúng Tiên Vương cho tròn đạo hiếu thì ta sẽ truyền ngôi cho.”

Tết là thời gian cuối năm, thời gian chỉ có trong thế giới hiện tượng hay Lạc thư mà thôi, cụ thể ở đây là 22 vị quan lang, tức 10 thiên can và 12 địa chi, hệ thống tính thời gian theo dịch học. Tuế chung hay cuối năm có nghĩa là vào cuối tháng Chạp(2) .

“Các công tử đua nhau đi tìm các vị trân kỳ trên đất dưới nước nhiều không biết bao nhiêu mà kể”.

Truyện nói rằng 21 quan lang công tử ai cũng tìm mọi của ngon vật lạ, trên đất cũng như dưới nước, ta hay gọi là sơn hào hải vị. Đây là một cách mô tả sơ đồ vũ trụ, thông thường theo dịch học, người xưa chia sơ đồ vũ trụ thành hai phần, trên là Núi – Dương, dưới là Biển – Âm. Như thế là câu chuyện lấy bối cảnh vũ trụ dịch lý để xây dựng. 21 anh em kia có gia đình, gia nhân đầy đủ nên thi nhau muốn lập công với những món đặc sản. Minh họa 1.

3. Chàng Lang Liêu cô thân:  Quái Khảm, chữ Cô 孤.

Truyện viết:

Duy có công tử thứ mười tám tên là Lang Liêu, mẹ hàn vi, bị bệnh qua đời đã lâu, trong nhà lại ít người nên khó bề toan tính, ngày đêm lo lắng, ăn ngủ không yên”.

Công tử thứ 18, 18 là bát quái hoạt động trong Lạc thư, thuộc Dương, là tổng của 9 cung Âm và 9 Dương. Theo câu chuyện, Lang Liêu là quái Khảm, tượng trưng cho con trai giữa, khi Hà đồ thành Lạc thư thì Khảm thế chổ của Khôn, vì vậy mà nói mẹ Lang Liêu qua đời đã lâu. Mẹ tức là quái Khôn (Khôn vi mẫu – Thuyết quái), giờ đây Hà Đồ đã sinh ra Lạc Thư thì Khôn đã sang ở trục Hữu -Âm, hướng Tây nam nên nói đã chết, nhà của Khôn bây giờ là Khảm, tức Lang Liêu.

Khảm trung mãn, chỉ một hào dương ở giữa hay nói khác hơn là một mình đơn độc, ít người. Có thể người sau viết lại không quan tâm lắm con chữ nên nghĩ viết đủ nội dung là được, chứ theo tôi, câu “Tả hữu quả thiểu -左右寡少” nên viết là “左右孤寡 – Tả hữu cô quả” thì hay hơn, vì Quả 寡có nghĩa là thiếu rồi. Thuyết văn giải tự:

Text Box:  (寡)少也。單獨皆曰寡 – Quả. Thiếu giả. Đơn độc giai viết quả.

 Quả. Ít vậy, đơn độc đều gọi là quả.

Vì vậy mà tôi cho rằng cách diễn tả trong truyện là mô tả chữ Cô孤; các khái niệm trong đoạn văn này cũng cho thấy điều đó.

Chữ 孤 gồm Tử 子 và chữ Qua瓜, về dịch lý thì Tử 子- con trai – Lạc Thư - Dương, Qua瓜 trái dưa – Hà Đồ - Âm(3) . Dương Âm tức Càn Khôn hay bản thể của vũ trụ, còn theo câu chuyện thì chữ Tử 子chính là chi Tý, Chữ Qua 瓜 - trái dưa – tròn, tượng trưng cho bản thể hay Hà Đồ như hình minh họa ở trên. Chữ 子Tý, chi đầu tiên trong 12 chi, nằm ở cung Khảm, nhìn vào hình minh họa ta thấy Tý – Khảm tượng trưng cho Lang Liêu, một hào dương cô độc. Vì giờ Tý nằm giữa âm dương hay AM và PM, tức 12 giờ khuya nên truyện viết “ngày đêm lo lắng”.

Chợt nằm mơ thấy thần nhân bảo rằng: “Trong trời đất không có vật gì quý bằng gạo, lấy nó nuôi thân, thân thể khỏe mạnh, ăn mãi không chán, không có vật gì hơn được. Nên giã gạo nếp làm bánh, hoặc hình vuông, hoặc hình tròn, tượng trưng cho trời đất, ngoài bao bằng lá, trong chôn nhân ngon, ngụ ý ơn nặng dưỡng dục của cha mẹ.

Không có gì quý hơn gạo, ngày nay ta nghe như vậy thấy tầm thường, nhưng nghĩ kĩ thì rõ ràng đây là một nhận thức vô cùng sâu xa. Trước hết ngày xưa ấy không gì bằng gạo, cả một cuộc hành trình dài hàng chục ngàn năm gắn bó với loại lương thực này, ngay cả ngày nay, nếu chiến tranh xảy ra, lúc ấy mới thấy một hạt gạo quý đến chừng nào, vì vậy mà thần nhân mới mách bảo cho. Truyện viết “Nằm mơ thấy thần nhân” là vì Lang Liêu, tức là Tử 子hay Tý子, Tý nằm chung với Giáp 甲 tại hướng chánh bắc. Giáp 甲 tượng là đầu người - 甲象人頭 甲象人頭nên nói thần nhân. Gạo tức là Mễ米hay Mẹ, tức là bản thể của vũ trụ, nơi sinh ra và nuôi nấng tất cả vạn hữu, vì vậy mà chữ Mễ米chính là hình ảnh của bát quái như hình minh họa, chứ có đâu hạt gạo mà lại te tua như vậy.

Dân tộc ta suốt mấy chục ngàn năm đi tìm long mạch hay những con sông và bãi bồi cốt để trồng lúa, lúa chính là sanh mạng của người Việt ngày ấy, công việc này quan trọng và lâu dài đến nỗi nó trở thành một nền văn hóa gọi là văn hóa lúa nước, con chữ cũng không ngoại lệ, các chữ Mộc木, Hòa禾, Miêu苖, đều được hình thành từ sơ đồ dịch học, ngay cả hai cái tên Hà河và Lạc洛 đều viết với bộ thủy, người ta thường dựa vào truyền thuyết mà nói đó là sông, kì thật nó mang đậm hình ảnh của người trồng lúa nước, tức người Việt. Chữ Mễ 米cũng không ngoại lệ. Hạt gạo ngày ấy là kết tinh cả một lịch sử lâu dài, cùng với bao hy sinh mất mát của nhiều thế hệ mới có được hết quả là một bát cơm, vì vậy mới có câu ca dao:

 Ai ơi bưng bát cơm đầy,

 Dẽo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Text Box:  Có thể nói trong hạt gạo có cả một dòng chảy lịch sử của dân tộc; đồng thời nó là kết tinh của trời đất mà thành, cho nên dùng nó để mà làm bánh thì quả đây là một chất liệu vô cùng ý nghĩa. Ý nghĩa không phải là vì nó là gạo mà vì Lang Liêu nhận thức được trong hạt gạo có tổ tiên, có trời, có đất. Nhờ thần nhân báo mộng, Lang Liêu mới làm ra hai loại bánh, một hình vuông, tượng trưng cho đất, có tên là “chưng”, hai là tròn, tượng trưng cho trời, có tên là “bạc trì”. Sao không phải là thần tiên mà là thần nhân, rõ ràng bằng cách dùng từ nhân, người xưa đã cho biết rằng mọi việc từ con người, giấc mộng nhắc cho Lang Liêu biết rằng Tổ tiên cũng cao quý như trời đất, làm người mà không nhớ ơn tổ tiên thì không phải đạo hiếu hay đạo làm người. Đồng thời Vuông tròn tức trới đất, tượng trưng là hai quái Càn,Khôn, nhưng bánh là của con người, ở đây là thần nhân và Lang Liêu, tức là Thiên Địa Nhân. Con người làm ra cái bánh tượng trưng cho Trời Đất để cúng cho tổ tiên, rõ ràng đây là cái bánh văn hóa cốt lõi chứ đâu phải bánh thường, ăn cái bánh này là ăn cái văn hóa của người Việt, cái văn hóa mà người Việt cổ đã mất hàng chục ngàn năm chiêm nghiệm con người và vũ trụ mà đúc kết thành.

Lang Liêu giật mình tỉnh dậy, vui mừng nghĩ rằng “Thần giúp ta vậy”, rồi theo đó mà làm. Lang Liêu bèn lựa nếp hạt trắng tinh, không sứt mẻ, đem vo cho sạch, rồi lấy lá xanh gói thành hình vuông, bỏ nhân ngon vào giữa, đem nấu chín tượng trưng cho Đất, gọi là bánh chưng. Lại lấy nếp nấu xôi đem quết cho nhuyễn, nhào thành hình tròn để tượng trưng cho Trời, gọi là bánh Bạc Trì.

Theo lời thần nhân mách bảo, Lang Liêu làm hai loại bánh đều bằng gạo nếp trắng, một là bánh vuông, bên ngoài bao bằng lá xanh, hai là bánh tròn trắng, trắng vì bánh này không gói gì cả, chỉ nếp thôi. Xanh tượng trưng cho hướng đông, trắng tượng trưng cho hướng tây, cả hai thể hiện trục hoành, trong dịch học trục hoành thể hiện thế giới hiện tượng, nơi có sống chết. Xanh, hướng đông, tượng trưng cho sự sống, hành Mộc, trắng, hướng tây, tượng trưng cho thế giới âm, hành Kim, cho nên ở nước ta khi một người chết, người ta để một cái dao trên bụng và để tang trắng, có nghĩa là đã về Tây. Như vậy cái bánh này chính là hai trục và bốn hướng của sơ đồ vũ trụ, cụ thể là tượng trưng cho Trời – Nam, tượng trưng cho đất – Bắc, Xanh – Đông, trắng – Tây, tức là hai trục tung hoành, đối với bánh thì ở giữa là nhưn ngon ngụ cho ơn dưỡng dục của cha mẹ, còn đối với vũ trụ thì giữa chính là chữ Hiếu, như vậy hiếu đây là hiếu với trời đất, cha mẹ. (Xem minh họa chữ Hiếu ở trên).

Ngũ hành.

4.1. Ngũ hành trong chữ Chưng 蒸.

Text Box:  Chữ Chưng 蒸 (4) này, theo tôi nguyên thủy như hình minh họa, rất có thể người ta đã sửa lại đôi chút cho nó không còn nguồn gốc xưa để người Lạc Việt không thể nhận diện được, hoặc có thể do thuận bút khi viết mà đã trở thành như thế, điều này rõ ràng người phương Bắc không có nhận thức về Dịch học trong con chữ này.

- Dưới bộ Hỏa灬 Lửa.

- Nhất一 Đáy nồi - Kim金.

- Giữa chữ Thủy 水 – Hành Thủy.

- Bộ Thảo艹 Nắp đậy - Hành Mộc木.

- Bánh chưng ở giữa nước –Thổ土.

4.2. Ngũ hành trong nguyên liệu và quá trình hình thành cái bánh.

- Bánh chưng luôn phải gói với lá dong, tức lá mùa đông. [dong] là phái âm của mùa [đông 冬]  thuộc Nhâm, Quý – Hành Thủy – Hướng bắc.

- Lá màu xanh, tượng trưng cho mùa xuân – Giáp Ất – Hành Mộc. Hướng đông.

- Gạo màu trắng, tượng trưng cho mùa thu – Canh Tân – Hành Kim – Hướng tây.

- Nấu bằng lửa, tượng trưng cho mùa Hạ - Bính Đinh – Hành Hỏa – Hướng nam.

- Nhưn ở giữa  Mậu Kỷ - Hành Thổ.

III. TÊN VÀ Ý NGHĨA CỦA BÁNH.

1.  Chưng.

Theo câu chuyện thì bánh có tên là “chưng” và “bạc trì”, tuy nhiên dân gian vẫn gọi là bánh chưng và bánh giày, tất nhiên điều này không phải là ngẫu nhiên mà nó có lý do của nó, cũng như truyền thuyết Phù Đổng Thiên Vương mà dân gọi là thánh Gióng vậy, vì vậy ta xem cái tên “giày” này như là một cái tên chính thức khác bên cạnh tên “bạc trì”. Có một điều lạ là trước giờ người ta bàn nhiều về chuyện bánh chưng, bánh giày, nhưng chủ yếu tập trung vào cái tên “chưng” cụ thể là âm [chưng]. Như câu chuyện đã mô tả, hai loại bánh này là tượng trưng Trời Đất hay Âm Dương, đã là âm dương thì không làm sao chia cắt ra được, có nghĩa là hai cái tên ấy nhất định phải có sự liên quan mật thiết, nếu ta chỉ tập trung giải thích một tên thôi, có thể ta làm sai lệch ý nghĩa cái tên ấy khi so sánh với tên kia. Ví dụ nếu cho âm [chưng] trong bánh chưng có nghĩa là chưng cất như chữ 蒸mà câu chuyện đã dùng, vậy đâu là sự tương hợp cái tên “bạc trì” hay “Giày – giầy”?  Nó có chỉ ra được tính đối lập như âm với dương không? Theo tôi người xưa không bao giờ làm tùy tiện, với quan niệm như vậy xin trình bày cách hiểu của tôi.

2. Nghĩa từ Chưng.

● Đại Nam Quốc Âm Tự Vị (1895-96) tác giả Huỳnh Tịnh Của viết:

1- Bánh chưng: bánh gói bằng nếp hình vuông, còn có tên là địa bính tức bánh tượng trưng cho đất vuông. Bánh được chưng hấp nên gọi là bánh chưng.

2- Bánh chưn: bánh vuông dẹp giống cái bàn chưn, cũng gọi là địa bính.

● Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh là “đun, nấu cách thủy”.

● Vương Lực cổ Hán ngữ tự điển (Trung Hoa thư cục, Bắc Kinh, 2002) đã ghi cho chữ chưng 烝 một trong các nghĩa là “dụng hoả hồng khảo” 用火烘烤, nghĩa là dùng lửa mà nung.

Như thế nghĩa chữ Chưng trong bánh chưng không thích hợp với các nghĩa như đã nêu trên, trừ nghĩa 2 của Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, nhưng không phải với giải thích ấy. Thông thường người ta hiểu “chưng” có nghĩa là làm chín bằng hơi nước, nhưng trong Lĩnh Nam Trích Quái viết “煮而熟之- Chử nhi thục chi” có nghĩa là nấu (Chử) chứ không phải “chưng”. Đồng thời trên thực tế ai cũng biết là luộc hay nấu bánh, chứ chưa hề có chuyện chưng bánh chưng, ngay cả người viết Lĩnh Nam Trích Quái cũng hiểu thế nên mới viết là nấu. Nếu không phải nghĩa là chưng cất, thì từ “Chưng” này có nghĩa là gì? Có liên quan gì đến đất - Âm?

Theo tôi từ Chưng này có nghĩa là cái Chưn, tức cái chân có nhiều yếu tố để củng cố cho cái nghĩa này, tôi sẽ trình bày theo từng ý trong bài này. Theo tôi chữ Chưn ngày xưa có thể là 申(cái chân), ngày nay đọc là Thân, [th] và [ch] đôi khi dùng thay nhau, như trái Thanh – Chanh, Bát Thánh Đạo, Chù thiền – Chùa chiền. Ta thường nói “Đầu đội trời chân đạp đất” vì cái bánh tên là chưn, hình vuông tượng trưng cho đất, thì nhất định khi đặt tên cho cái bánh ấy cũng phải có nét nghĩa liên quan đến đất. Nên nhớ là triết lý âm dương ban đầu con người nghiệm từ bản thân mà ra, sau đó mới tìm thấy tính phổ quát của nó trong vũ trụ, chính vì chưng có nghĩa là Chưn - Vuông - Âm nên các từ theo nó như Giày, Tày, Tét phải là biểu tượng cho dương; đồng thời phải tròn.

Dây buộc bánh chưng.

Khi gói, để bánh khỏi bị bể khi nấu, người ta có thể buộc nhiều dây, nhưng khi đem cúng, người xưa chỉ để có 4 dây mà thôi. Trước hết vẽ ra quái Khôn; đồng thời chia bánh thành 9 cung như hình minh họa; ngoài ra còn vẽ ra trên ấy một con chữ có từ ngàn xưa mà hầu như ít ai quan tâm, chỉ có những người làm ra nó mới biết sự liên quan giữa cái bánh và con chữ chỉ nguồn gốc dịch học, mà cũng là nguồn gốc chữ vuông của người Việt, đó là chữ Tỉnh井, nghĩa là cái giếng. Chữ Tỉnh 井tượng trưng cho Lạc thư – Hậu thiên Bát quái, tức Thái cực, vì người Việt là người Nam thuộc Thái cực – Dương. Chính vì vậy mà tiền nhân nước Việt đã viết truyền thuyết Việt Tỉnh Cương, thường dịch là Giếng Việt. Lạc Thư được sinh ra từ Hà Đồ, vì vậy ta thấy trong chữ Đồ圖  triện thể có chữ Tỉnh井. Có nghĩa là trong Hà đồ đã có Lạc thư, hay trong Âm có Dương

3.  Nghĩa từ Giày (Giầy – dày). Bạc trì bỉnh.

Trong truyện chỉ nói bánh Bạc trì thôi, không nói đến bánh Giày, theo tôi có lẽ đến giai đoạn này, người Việt đã mất đi con chữ với âm [giày] nên người ta lấy tên Bạc trì, hoặc vì một lí do nào đó mà người xưa gọi như vậy, một tên gọi mà cho đến nay chưa ai giải thích được.Ngay cả âm Giày cũng không cố định, có thể vì do từ Giày có nét nghĩa là cái mang dưới chân nên có khi gọi là Giầy hoặc Dày hay Dầy. Ở đây tôi cho rằng Giày là tên của bánh Bạc Trì. Tuy nhiên khi nói đến truyền thuyết này trong dân gian chẳng ai nói bánh Chung, bánh Bạc trì cả, chỉ nói bánh Chưng, bánh Giày thôi, đây là kết quả của một truyền thống lâu dài nên nó vẫn tồn lưu mãi, điều này cho ta biết rằng chính cái tên Giày mới là cái tên chính của cái bánh tròn trắng trong câu chuyện. Theo tôi cho đến thời điểm này người Việt đã để rơi rụng con chữ mang âm là Giày nên thay bằng tên Bạc trì, ở đây tôi đề nghị một con chữ có thể xưa kia nó là chữ Giày, đó là chữ 𠁹(5) .

Như  truyện mô tả:   “Lại lấy nếp nấu xôi đem giã cho nhuyễn, nhào thành hình tròn để tượng trưng cho trời, gọi là bánh bạc trì(6)

Như vậy để làm được bánh giày phải qua công đoạn giã, mà giã thì phải dùng Chày - Dương, tất nhiên là phải để xôi trong Cối – Âm, khái niệm chày cối, tượng trưng cho âm dương được ghi lại trên trống đồng. Sau khi làm thành chiếc bánh rồi, người ta cần một cái tên cho nó, vậy phải đặt tên như thế nào. Tất nhiên cái tên ấy phải nói lên được việc làm của họ; đồng thời phải có tính Dương và dĩ nhiên không thoát khỏi khái niệm phồn thực trong hình thể, cụ thể là cái chày họ đang sử dụng. Từ suy nghĩ đó, họ cần có một cái tên mà nội hàm của nó phải liên quan đến khái niệm chày, không gì hơn là gộp cả hai việc Giã và Chày lại thành một âm để đặt tên cho cái bánh, chữ Giày ra đời theo cách đọc phản Giã – Chày thành Giày Chã (có lẽ từ Chã cũng từ đây mà có). Đây là cách mà người xưa đã sử dụng để tạo ra từ mới, nhưng vẫn mang được nét nghĩa của thành phần mà nó tạo ra. Từ “nón” là một ví dụ khác, từ này chỉ vật đội trên đầu che mưa nắng, nhưng tại sao lại gọi là cái nón? Theo tôi, vì hình dáng của cái nón giống như ngọn núi hay ta gọi là hình núi, ta thường nói “núi non”, đọc phản thành “nón nui”, từ đó ta có từ “nón”, với hình dáng là ngọn núi. Như vậy từ Giày có liên quan đến quá trình chế biến cái bánh tượng trưng cho Trời, chính vì vậy từ Giày cũng mang nét nghĩa của sự giày xéo, chà đạp, làm cho nát và có tính Dương, Giày – Chày(7) . Về sau khi người ta làm ra cái bọc lấy bàn chân (chưn) người ta cũng sử dụng từ Giày như là một danh từ để gọi, từ đó mới có từ giày, như trong “đôi giày”. Nguyên nhân vì nó thể hiện tính khắng khít của âm dương, Giày thì phải ôm lấy chân chứ, như Dương ôm Âm vậy; đồng thời nó là vật dùng để đạp lên hay giày xéo.

Cả hai kết hợp lại cho ta hình ảnh khắng khít một bộ phận của con người, đó là cái “chưn”. Cái chưn này ngoài ý nghĩa là bàn chân, nó còn có ý nghĩa khác đó là sự nghiệp, như ta thường nói “Tiếp bước (chưn) ông cha hay theo bước (chưn) cha ông”. Như thế có nghĩa là làm cái bánh chưn, bánh giày cúng tổ tiên cũng có nghĩa là gởi cho tổ tiên một lời cam kết, đó là chúng con sẽ tiếp nối sự nghiệp của tổ tiên, nếu không theo sự nghiệp của tổ tiên thì làm sao vua Hùng truyền ngôi cho được. Cho nên chữ Việt 越 -䟠 chỉ dân tộc Lạc Việt được kết cấu với chữ Túc 足nghĩa là cái chưn và chữ Việt戉, nghĩa là cái búa vừa chỉ dân tộc Việt, chữ Túc 足còn biểu thị cho quẻ 31.Trạch Sơn Hàm - 澤山咸, quẻ đầu tiên của Hạ kinh hay Phần Nhân, (tức là được truyền ngôi cho như đã nói trên) trong chữ Hàm 咸có chữ Việt戉, vì chữ Mậu 戊cũng là chữ Việt戉 chỉ ngươi Việt(8) . Cho nên trong các Tam hợp có Hỏa gia (nhà của người Nam) gồm Dần (thời điểm Tết) Ngọ - Tuất, trong chữ Tuất戌có chữ Mậu 戊hay Việt戉. Qua đây ta thấy nghiên cứu dịch mà không biết chữ Nho hay chữ Khoa đẩu là một thiếu sót lớn.

Trong quá trình sinh hoạt, từ hai loại bánh với hai cái tên như ta đã biết, theo vùng miền, nó còn có các tên khác, cho dù cũng chỉ để chỉ hai khái niệm âm dương mà thôi, như Chưng - Tét, Chưng - Tày, Tày - Ú.

4. Tét.

Theo truyền thuyết thì chỉ có hai loại bánh, Giày – Chưng, tượng trưng cho Trời Đất mà thôi, tuy nhiên có thể người đời sau nhận thấy thế vẫn còn chưa đủ hay có thể nó đã có mặt trong câu chuyện nhưng ta chưa hiểu, họ đã sáng tạo ra thêm bánh Tét, từ đó ta có thêm cặp Chưng Tét. Vì sao người xưa lại làm thêm bánh Tét, chắc chắn không phải do nhu cầu ăn uống rồi, ta hãy tìm hiểu.

Như đã nói trên, âm Giày (bánh) là cách đọc phản hay thiết của hai âm Giã Chày, và chứa đựng hình ảnh của nó, ở đây là cái chày, nhưng âm Giày lại tượng trưng cho cái bánh tròn, vì vậy người xưa mới làm thêm cái bánh mang chính hình ảnh của cái chày, tất nhiên vẫn có lý tính Dương, người ta gọi là bánh Tét. Theo tôi người xưa làm ra cái bánh Tét có cơ sở dịch học chứ không phải ngẫu hứng, cụ thể nó xuất phát từ quan điểm Hà đồ và Lạc thư.

Hai cái bánh Tròn – Trời – Càn, Vuông – Đất – Khôn, Cần Khôn tức Hà đồ, có thể người xưa nghĩ rằng như thế còn thiếu một khái niệm quan trọng nữa, đó là Lạc thư, từ đó làm ra thêm cặp Chưng – Tét, khái niệm này đến từ quẻ 15. Địa Sơn Khiêm, tức là vạch phân chia âm dương khi Hà đồ thành Lạc thư; đồng thời đây chính là thời điểm Tết. Theo tôi, bánh Chưng là hình ảnh của ba hào âm của quái Khôn, bánh Tét là hình ảnh của hào dương của quái Cấn, như hình minh họa.

Ở trên tôi đã nói bánh Vuông là bánh Chưn, vì Chưn (chân) đạp đất, còn Giày là trời, từ đó có câu “Đầu đội trời chân đạp đất”, cặp Tét – Chưn cũng mang ý nghĩa này. Hình ảnh quái Cấn cho ta khái niệm “Đầu đội trời” vì Cấn có một hào Dương trên đầu, quái Khôn cho ta khái niệm “Chân đạp đất”, vì vuông là đất; chính vì vậy mà chữ Khôn 坤có kết cấu gồm Thổ 土- Đất, Thân 申 – Chân.

Đặc biệt quái Cấn tượng trưng cho Nhân trong Tam tài, đồng thời là người Việt, cụ thể khi ở Hà đồ Cấn nằm ở chi Tuất (thuộc Thổ) quái Cấn ban đầu viết là 斤 cái búa, về sau thay bằng 艮, nhưng lại đưa chữ Việt 戉cái búa vào chữ Tuất戌, vì chữ Mậu 戊cũng là chữ Việt戉. Khi thành Lạc thư, Cấn là thời điểm Tết, như vậy Tết này là của người Việt.

Như vậy bánh Tét  được người xưa sáng tác ra với mục đích thể hiện Lạc thư; đồng thời gởi vào đó Tết là của người Việt.

4. Nghĩa từ Tét.

Bên cạnh các cặp từ Chưng – Giày, ta còn có cặp từ khác đó là Chưng – Tét. Vậy từ Tét trong trường hợp này nghĩa là gì?

Đại Nam quấc âm tự vị của Huình-Tịnh Của ghi:

“Tét: Tước ra, xé ra, tách ra”; rồi “Tét bánh: Dụng dây nhợ mà siết đòn bánh ra từ lát, từ khoanh”.

Bánh Tét là bánh có hình tròn dài như bánh Tày và có vai trò như từ Giày – Tày, do đó nó cũng có nghĩa là Dương – Trời, đối lại với Chưng, có hình vuông biểu tượng cho Âm - Đất. Ta có các từ liên quan như Tước - Tách - Toát - Toét đều chỉ việc dùng một cái gì đó làm cho một vật khác bể ra thành hai hay nhiều phần. Theo tôi giải thích và ví dụ trên chỉ đúng một nữa, vì nếu gọi là bánh Tét là do bánh bị tét bởi sợi dây mà đặt tên thì nó có liên quan gì đến từ Chưng, mà như ta biết, Chưng tượng cho đất - âm, Giày, Tày, Tét tượng trưng cho trời - dương, có nghĩa là cặp từ này phải có mối liên quan chặt chẽ theo âm với dương.

Theo tôi nghĩa của từ này đơn giản đã nằm trong tên bánh - Tét, có nghĩa là cái bánh này dùng để tét, ở đây là tét cái bánh chưng, có nghĩa là Dương tét Âm hay các ông tét các bà, cho nên cái bánh Tét (quái Cấn) mới chia vũ trụ ra làm hai như hình minh họa. Như vậy người ta đã căn cứ vào chức năng của cái bánh mà đặt tên, điều này không phải cá biệt, như cây viết, sở dĩ nó được gọi với cái tên Viết vì nó dùng để viết, lí ra phải gọi là bút mới chính xác. Như đã nói trên, thuyết âm dương, ban đầu xuất phát từ sự chiêm nghiệm phồn thực bản thân, về sau mới thăng hoa thành triết thuyết, nhưng cho dù có phát triển như thế nào thì khái niệm ban đầu vẫn là khái niệm căn bản. Cho nên quái Cấn nằm ở đầu tháng Dần hay Giêng, thời điểm Tết, Cấn tượng là Sơn山– Núi, chữ山là hình ảnh của sinh thực nam, ta thấy điều này trên trống đồng Ngọc Lũ. 

5. Nghĩa từ Tày.

Ngoài tên bánh nói trên còn có bánh Chưng - bánh Tày. Vậy chữ Tày nghĩa là gì mà đi liền với từ Chưng? Ở vùng Phú Thọ và một vài vùng ven Hà Nội, hiện nay vẫn còn gói bánh này, gọi là bánh Chưng Tày hay bánh Tày, còn có tên khác là bánh đòn, giống với bánh Tét miền trung và miền nam. Vậy Tày nghĩa là gì? Theo tôi từ Tày là một từ phái sinh từ Tay (cánh tay). Vì từ chưng trong bánh chưng có nghĩa là chưn, thì việc nó đi liền với tay là chuyện bình thường, chỉ sự liên kết chặt chẽ, như “Anh em như thể tay chưn”, cũng như âm luôn luôn đi liền với dương vậy. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nó bị trầm hóa, từ tay thành tày, cũng có thể do ảnh hưởng bởi từ giày trước đó. Chuyện này rất phổ biến đối với người Việt khi đọc các âm cuối không dấu, như Uber = U bờ, Viber = Vai bờ, Toyota = Tô dô đà. Ngoài ra, sở dĩ tôi cho [tày] là [tay] vì câu chuyện bánh chưng, bánh giày mang ý nghĩa âm dương, dịch lý. Như ta biết trong dich học, lý số của bản thể là 10, ta có thể liên tưởng 10 ngón chân và 10 ngón tay. Tay chân là một cặp đối đãi như các cặp trên dưới, trong ngoài, phải trái, âm dương.

6. Bánh Tày – Ú.

Từ Tét này chỉ có ở miền trung và miền nam, có thể sau khi sử dụng Tét thay Tày, người ta lại sáng tạo nên một cặp từ khác đó là bánh Tày - Ú. Bánh Tày miền trung nhỏ chỉ độ bằng gang tay, thường thì hai cái úp vào nhau, có hình hơi tròn, còn bánh Ú thì giống hình cái vú, có lẽ ú là cách nói trại tù vú mà ra, tượng trưng cho âm. Tày - Dương, Ú - Âm. Tày ú là phái âm của Tay Vú, tức Dương Âm. Ta có thể hình dung ra đều đó trên cơ thể con người, tay thì luôn chuyện động - Dương, Vú thì không chuyển động, nhưng có thể nuôi con - Âm.

7. Dịch lý qua hình thức bánh.

Trong truyện Thần nhân chỉ mách bảo cho Lang Liêu làm hai loại bánh mà thôi, loại thứ nhất là bánh tròn tượng trưng cho Trời, gọi là Bạc Trì, loại thứ hai là bánh vuông tượng trưng cho Đất, gọi là Chưng, nhưng theo dân gian là Giày và Chưng.

Bánh Giày tròn – Trời – Dương.

Bánh Chưng Vuông – Đất – Âm.

Như vậy cặp bánh này thể hiện Hà đồ.

Tuy nhiên theo thời gian, người Việt ta còn sáng tác ra các cặp bánh với hình thức và tên gọi khác, như : Chưng – Tét, Chưng – Tày, Tày - Ú. Phổ biến nhất là cặp bánh Chưng – Tét, hai loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết.

Chưng – Vuông -  Âm, Tét – Tròn dài – Dương.

Như vậy cặp bánh này thể hiện Lạc thư.

Với cặp bánh này nói cho ta biết người sáng tác ra bánh Tét hiểu rất rõ thông điệp của câu chuyện Chưng Bính, có nghĩa là trong truyện chỉ đề cập đến Hà đồ mà thôi, do đó họ sáng tác ra cặp Chưng Tét để tượng trưng cho Lạc thư; đồng thời thế giới hiện tượng, trong đó có con người.

8. Hoán dụ quái, quẻ, chữ qua hình thức cái bánh.

Theo tôi, bánh chưng và bánh tét là một hình thức thể hiện quái Khôn, Cấn, quẻ Sơn Địa Bác và Địa Sơn Khiêm. Về chữ thì chữ Giáp甲, đặc biệt cả hai thể hiện chữ Việt 䟠 chỉ người Lạc Việt.

A. Hoán vị bằng quái.

Tết nằm tại tiết Lập xuân, đây là vạch phân chia âm dương, Cấn -Khôn. Trong hình minh họa ta thấy bánh Tét chính là hào dương của quái Cấn, bánh chưng chính là ảnh của quái khôn. Xem hình minh họa bên trên.

A. Hoán vị bằng quẻ.

Tết chính là thời điểm dương thịnh, đầu tháng Giêng, tức là điểm phân chia âm dương Cấn – Khôn theo Lạc thư, Chấn – Tốn theo Hà đồ. Với bốn quái này ta đọc xuôi ngược sẽ có bốn quẻ, đó là: 32. Hằng, 42. Ích, 23. Bác, 15. Khiêm.

Chấn – Tốn là quẻ Hằng, đây là lý do ngày xưa người ta thường cưới gả vào tháng này (tháng Chạp – Sửu). Đây là quẻ 32 nằm ở trung tâm kinh Dịch và có liên quan đến người Việt. Vấn đề này tôi sẽ nói rõ trong bài Mộ Bộc Dương.

Khôn - Cấn là quẻ Địa Sơn Khiêm. Đây là quẻ 15, quẻ đại diện cho Dịch Quy Tàng mà sách Trung quốc nói rằng đã thất truyến, con số 15 này thể hiện Lạc thư – Thái cực thuộc Dương, người Lạc Việt là người Nam, thuộc Dương, nên Lạc thư cũng chỉ người Việt. Lưu ý rằng Hà đồ thuộc âm, trong Hà đồ âm là phía Bắc, Hà đồ sinh ra Lạc thư cho nên sách nói Đế Minh cháu ba đời của Thần Nông là vậy, vì Thần Nông thuộc phía Bắc, Viêm Đế phía Nam; đồng thời Hà đồ sinh Lạc thư nên gọi Hà đồ là Tiên, vừa có nghĩa là cái có trước, vừa có nghĩa là Tổ tiên, Lạc thư gọi là Hậu, vừa có nghĩa là cái có sau, vừa có nghĩa là hậu duệ. Nếu không biết điều này ta không thể hiểu được các câu: “Xa thư vạn lý đồ” hay “Hồng đồ triệu quốc thống, tòng thử Hoàng Đinh nhi hậu, Việt Điện sổ thiên dư tải định thiên thư”(9) . Như đã nói trên, khi dâng cúng bánh chưng người ta chỉ để bốn sợi dây buộc mà thôi, với bốn sợi dây này làm cho cái bánh Chưng có hình ảnh của quái Khôn. Nhìn vào hình minh họa dưới, ta thấy cái bánh chưn chính là ba hào âm của quái Khôn, cái bánh tét chính là hào dương trong quái Cấn.

B. Chưn + Tét thành chữ Việt 䟠.

Chưn – Túc足 – Cái chân.

Tét – Dương, ở đây là山 tượng của quái Cấn(10) tức chữ Việt 戉.

Cả hai ghép lại thành chữ Việt 䟠 chỉ ngươi Lạc Việt.

Như đã đề nghị trên, bánh Chưng là bánh Chưn, chỉ cái chân, theo tôi xưa là chữ Thân申, vì vậy chữ Khôn坤gồm Thổ 土và Thân申, “Chân đạp đất”, đối lại với khái niệm này là “Đầu đội trời” tức là quái Cấn, trên nhất Dương(11).

A. Hoán vị bằng chữ viết.

Như đã đề nghị trên, từ Tét trong bánh tét là cái bánh dùng để tét, ở đây là nó tét cái bánh chưng. Bánh chưng hình vuông, bánh tét tròn dài, đây chính là hình ảnh của chữ Giáp 甲. Chữ Giáp 甲 gồm Điền 田 – Vuông - Bánh chưng – Đất - Âm, Cổn - 丨(nghĩa là trên dưới thông nhau) – Bánh tét – Dương. Tét là làm cho một vật bể hai, ở đây Tý, Giáp, 1 chính là điểm chia vũ trụ làm hai, hay ta có thể nói đó là điểm Tét, vì vậy mà ta gọi cái bánh tròn dài là bánh tét, vì nó là trục Tung của vũ trụ hay chữ Cổn với nghĩa cho trên. Ngoài ra hình ảnh của cái bánh Tét còn tượng trưng cho hào dương, cụ thể nó thay thế hào dương Text Box:  trong quái Cấn mà tôi sẽ trình bày tiếp theo sau.

Với những gì phân tích trên ta có thể khẳng định Tét là phái âm của Tết, chính vì vậy ngày nay ta vẫn còn tồn lưu những cách nói về Tết như sau: Giáp tết. Tết thì ở cung Giáp, vì Giáp Ất thuộc Mộc, thuộc mùa xuân. Tết nhất, nhất là một hay đầu tiên, Tết Nguyên đán là tiết đầu tiên của 8 tiết. Tết Cả, người ta cho rằng Cả là âm xưa của Giáp. Người xưa đã vẽ chữ Giáp phản ảnh hình thức hai cái bánh, Chưng – Tét

Đồng thời qua đây ta biết rằng người sáng tạo ra cái bánh tét nhất định nắm rất rõ thông điệp của truyện bánh chưng (cả hai thể hiện quẻ Khiêm), nhưng vì hoàn cảnh mà không thể nói ra được, chỉ sử dụng truyền thuyết biến thành tập tục để duy trì nội dung đó mà thôi.

IV. VĂN HÓA CỐT LÕI: ĐẠO HIẾU VÀ DỊCH HỌC.

Ngay từ đầu câu chuyện, vua Hùng đã nói:

Đứa nào làm vừa lòng ta, cuối năm đem trân cam mỹ vị đến dâng cúng Tiên Vương cho tròn đạo Hiếu thì ta sẽ truyền ngôi cho”.

Ngày xưa người ta quan niệm rằng trong tất cả các hạnh, Hiếu đứng đầu - Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên, cho nên vua Hùng mới nói chỉ truyền ngôi cho ai -以盡孝道 cho tròn đạo Hiếu mới truyền ngôi cho. Bởi vì đất nước được thành lập là nhờ công ơn của biết bao thế hệ tổ tiên đã hy sinh mới có được, nay nếu giao cho kẻ chẳng biết ân nghĩa của tổ tiên là gì thì khác nào giao cho giặc, cho nên đạo Hiếu là đạo của người Việt, đã là người Việt không ai không biết và nằm lòng bài ca dao chữ Hiếu. Theo câu chuyện Hiếu là trước hiếu với trời đất, nơi sinh ra vạn vật, kể cả bản thân, thứ nữa là đất nước, nơi ta sinh sống, sau hiếu với tổ tiên, vì không có tổ tiên thì làm gì có đất nước và ngay cả bản thân của mỗi con người. Chính vì vậy mà ngày xưa người Việt đã sáng tác chữ Hiếu 孝với kết cấu mang đầy đủ ý nghĩa này.

Chữ Hiếu 孝 gồm: Trên Thổ 土 - Âm, dưới Tử - Tý 子 là con trai – Dương, tức là quẻ Thái, tượng trưng cho Lạc thư – Dương chỉ người Nam hay người Việt; đồng thời giữa con chữ có vạch ngăn cách âm dương. Đây chính là hình ảnh mà người xưa đã làm thành hai cái bánh Chưng và Tét, và cũng là thời điểm Tết, nó là vạch phân chia âm dương, Hà đồ cũng như Lạc thư.

A. Theo Hà đồ, vạch này nối Chấn – Tốn, tức quẻ Lôi Phong Hằng, Hằng là trai gái lấy nhau.

B. Theo Lạc thư, nó nối Khôn – Cấn, tức quẻ 15. Địa Sơn Khiêm, Khiêm là khiêm cung, Khiêm đối với Trời, Đất, Người đều tốt cả. Đối với đạo Hiếu không gì hơn trời đất, Tổ tiên. Truyện viết “Cuối năm dâng cúng tiên vương -歲終薦於先王” Tiên vương ở đây là Tổ tiên, nhưng chữ Vương 王 thể hiện khái niệm Tam tài, Thiên – Địa – Nhân, vì vậy Hiếu ở đây là trước hiếu với trời đất, sau hiếu với tổ tiên.

Như vậy văn hóa cốt lõi của người Việt là đạo Hiếu, được hình thành từ quan điểm của dịch học.

V. CÁC PHONG TỤC CỦA TUẾ CHUNG VÀ TẾT.

Tháng cuối năm là Chạp hay Sửu, tại thời điểm này người Việt có các phong tục như:  Cưới gả, tảo mộ - tế chạp, đưa ông táo về trời.

1. Cưới gả:

Ngày xưa tháng chạp là tháng người ta thường tổ chức đám cưới với quan điểm năm mới có thêm con dâu để phụ giúp gia đình. Đây chỉ là cách giải thích dân dã mà thôi, trong sâu xa nó xuất phát từ văn hóa dịch học của người Việt, cụ thể theo Hà đồ, tháng Chạp là tháng chuẩn bị Tết, Tết nằm ở vị trí vạch phân chia âm dương Chấn -Tốn, tức là quẻ 32. Lôi Phong Hằng, nghĩa của nó là nên vợ nên chồng, chính vì vậy mà tháng chạp người ta mới tổ chức cưới hỏi, tất nhiên muốn nên vợ chồng thì phải có thương yêu hay cảm trước đã, đây là ý nghĩa của quẻ 31.Trạch Sơn Hàm, tục này được ghi lại trong Hồng Bàng Thị truyện như sau:

國初,民用未足,以木皮為衣…姜根為鹽…未有檳榔,男女嫁娶,以鹽封為先,然後殺牛羊以成禮。以糯飯入房中,相食悉,然後交通.

Nước thuở ban đầu, dân chưa đủ đồ dùng, lấy vỏ cây làm áo… rể gừng làm muối…chưa có trầu cau, nam nữ cưới nhau, trước lấy gói muối làm bằng, sau đó mới làm thịt trâu, dê thiết đãi. Lấy cơm nếp cùng vào phòng, cùng ăn, sau mới giao hợp.

Trước lấy gói muối là bằng以鹽封為先, có nghĩa là trai gái trước phải yêu nhau, tức quẻ 31. Trạch Sơn Hàm, vì chữ Hàm咸có nghĩa là Mặn. Chữ Hàm咸 còn được viết bộ Lỗ鹵 - 鹹  nghĩa là mỏ muối và Hàm, rồi mới thịt trâu dê thiết đãi, trâu dê ở đây là Sửu – Mùi, tức là quẻ 32. Lôi Phong Hằng, mà nên vợ nên chồng, cuối cùng mới giao thông, tức quẻ 33. Thiên Sơn Độn. Ba quẻ 31, 32, 33 là trung tâm của kinh Dịch, thuộc phần Kinh Hạ - Nhân. Đây cũng là các quẻ kết cấu nên các chữ Việt. Xem phần “Tìm người Việt qua chữ Việt”.

Có lẽ từ đó mới có câu:

Tay bưng đĩa muối chấm gừng,

Gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau.

2. Chạp mộ.

Chạp mộ là sửa sang, chỉnh đốn phần mộ, trước khi vui tết, người Việt không bao giờ quên tổ tiên, đây là một văn hóa đẹp, đầy tính nhân văn. Sau khi chạp xong người ta tổ chức tế lễ gọi là tế chạp, báo cáo tổ tiên công việc một năm qua; đồng thời xin tổ tiên phù hộ cho con cháu năm tới.

Tuy nhiên theo tôi phong tục này không chỉ đơn giản như thế, mà nó có từ quan điềm dịch học, cụ thể như sau:

Trong dịch học có hai sơ đồ thể hiện quan điểm về vũ trụ quan và nhân sinh quan của người xưa, đó là Hà đồ, tượng trưng cho bản thể của vũ trụ hay trời đất và Lạc thư, tượng trưng cho thế giới hiện tượng. Họ quan niệm rằng trời đất giao hòa mà sinh ra vạn vật, trong đó có con người, nhưng cuối cùng theo con đường sanh già bệnh chết, mọi hiện tượng đều trở về với bản thể hay trời đất, nơi mà tổ tiên của con người đã trở về và đang có mặt ở đó, tức ở Hà đồ. Tiến trình này được người xưa thể hiện bằng 63 quẻ, từ Thuần Càn đến Thủy Hỏa  ký tế. Ký tế là đến nơi rồi, có nghĩa là hết một vòng đời rồi, nhưng cuộc sống vẫn tiếp diễn, cái này mất đi thì sinh cái khác, người này về với tổ tiên thì con cháu lại sinh ra, cho nên quẻ 64 là Hỏa thủy vị tế, vị tế là chưa tới nơi, bởi vì nó mới bắt đầu cái vòng sinh tử mà thôi, tức Hà đồ lại thành Lạc thư. Cho nên chạp mộ là tượng trưng cho quẻ 63, chạp mộ rồi mới đưa ông Táo về trời, tức là quẻ 64 hay Tết.

3. Đưa ông Táo về trời.

3.1. Khảm Ly hóa Càn Khôn hay ông Táo lên trời.

Khảm Ly hóa Càn Khôn tức là Khảm Ly thế vị trí của Càn Khôn. Trong dịch học có hai sơ đồ, Hà đồ tượng trưng cho bản thể, Lạc thư tượng trưng cho hiện tượng. Vũ trụ ở trạng thái Hà đồ thì Càn Khôn ở trục Tung, Càn – Trời, Khôn – Đất. Khi vũ trụ sinh ra vạn vật, hay Hà đồ sinh ra Lạc thư thì Khảm Ly ở trục Tung, có nghĩa là Khảm Ly thế chổ của Càn Khôn, cho nên khi nói Khảm Ly hóa Càn Khôn có nghĩa là thế giới hiện tượng được sinh ra hay sự sống vẫn tiếp tục. Ông Táo tức là quái Ly, quái Ly thế quái Càn – Trời, tức là ông Táo đã lên trời. Quái Ly khi chưa lên trời thì ở hướng đông, cho nên hiệu của ông Táo là Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Câu chuyện một bà hai ông chỉ là cách người xưa thi vị hóa hình ảnh của quái Ly mà thôi, vì quái Ly gồm hào âm trong, hai hào dương ngoài.

3.2. Tại sao ông Táo lên trời vào ngày 23 tháng Chạp?

Người ta cho rằng ông Táo lên trời vào ngày 23 là vì 2+3 =5, số 5 là số bản thể hay trung cung theo Lạc thư, vì vậy ông Táo chọn ngày này để lên trời. Theo tôi cách giải này không thỏa đáng, vì nếu ông Táo chọn số 5 sao ông không về trời vào ngày mồng 5. Theo nhân gian số 5 vốn không tốt lắm, vì vậy mới có câu “Mồng 5, 14, 23, đi chơi cũng lỗ huống là đi buôn” hay “Mậu Kỷ tổn điền viên” vì Mậu Kỷ thuộc trung cung, thuộc Thổ, lý số 5 theo Lạc thư. Tuy nhiên theo tôi sở dĩ ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp là vì khi Hà đồ sinh ra Lạc thư thì vạch phân chia âm dương Chấn –Tốn của Hà đồ thành Cấn – Khôn của Lạc thư. Vạch Cấn Khôn chính là thời điểm tiết Lập xuân, Tết hay năm mới. Chổ này có hai vấn đề, một là quẻ 15. Địa Sơn Khiêm, tức là quẻ đại diện cho dịch Quy Tàng, đây là tên gọi mà người Lạc Việt dùng để gọi cái sơ đồ mà về sau thành Lạc thư, hai là quẻ 23. Sơn Địa Bác, theo tôi vì vậy mà ông Táo về trời vào ngày 23. Đồng thời quẻ 23 là quẻ của tháng 9, tức tháng Tuất 戌, đây là điều vô cùng quan trọng, bởi vì nó mang tính Việt, vì trong chữ Tuất có chữ Việt 戉, chữ Việt 戉 thể hiện quái Cấn(12) , chỉ con người nói chung, người Lạc Việt nói riêng. Điều này tương hợp với quẻ 15 mà tôi đã nói trên, có nghĩa tất cả đều mang dấu ấn Lạc Việt.

4.  Tết.

Tết là một thời điểm quan trọng đối với người Việt cũng như các dân tộc đồng văn, đây là cái mốc khởi đầu cho một năm mới với những ước vọng tốt đẹp nhất cho mình và cho người, vì vậy người ta thường chúc nhau những lời tốt đẹp vào ngày đầu năm mới, bên cạnh đó họ cũng cầu nguyện cho trời đất có một năm mới mưa thuận, gió hòa. Tuy nhiên nguồn gốc của Tết ở nước ta đến nay vẫn còn nhiều tranh cải, chủ yếu người ta cho rằng lễ Tết của ta học của phương Bắc, quan niệm này đã trở thành phổ biến đến nỗi hầu như đã số người Việt chấp nhận nó như là cố hữu, cho dù trong kho tàng văn học dân gian của người Việt, tiền nhân đã minh định cái thời điểm thiêng liêng và trọng đại đó bằng truyền thuyết Chưng Bính Truyện, nhưng người ta ít quan quan tâm đến điều đó, vì truyện viết bằng chữ Nho, đã là chữ Nho tất là của phương Bắc rồi. Có thể chính vì nghĩ như vậy nên cứ mỗi dịp xuân về là báo hình, báo nói, báo viết đều dày đặc cách giải thích về nguồn gốc phương bắc của ngày lễ trọng đại và thiêng liêng này, cụ thể Tết là đọc trại từ Tiết, một từ Hán Việt, giải thích này cứ lập đi lập lại bởi nhiều người có uy tín trong vấn đề văn hóa của dân tộc đến nỗi nó trở thành mặc nhiên, điều này hết sức tai hại cho dân tộc, nó làm cho người Việt hết thế hệ này đến thế hệ khác cảm thấy tự ti, nhược tiểu.

Đây là một hệ quả của lịch sử, một lịch sử được viết bởi kẻ mạnh, bởi vì thực tế từ ngàn xưa, tất cả văn hóa, chữ viết đó thuộc về người Việt, có nhiều bằng chứng chắc thật để chứng minh cho điều đó, tuy nhiên ở đây ta chỉ xét việc đó thông qua truyện Chưng Bính hay bánh Chưng, bánh Giày và trống đồng Ngọc Lũ mà thôi. Tuy câu chuyện nói về hai loại bánh, nhưng hầu như ai cũng nghĩ về Tết, một truyền thống của dân tộc Việt.

4.1. Ngữ âm Tết – Tiết.

Trước hết ta hãy xem âm [tết], từ lâu ở nước ta hầu như đa số đều nghĩ rằng âm Tết là đọc trại từ âm Tiết 節, tuy nhiên thuyết văn giải tự cho âm chữ節 như sau:

節. 竹約也。从竹即聲。子結切.

Tết. Trúc ước dã, Tùng trúc tức thanh. Tử kết thiết.

Trúc ước vậy. Bộ trúc âm tức. Đọc là. Tử kết – Tết.

Rõ ràng Thuyết văn giải tự cho âm Tết chứ không phải tiết.

竹約也。約、纏束也。竹節如纏束之狀。吳都賦曰。苞筍抽節。引伸爲節省、節制、節義字。又假借爲符卪字。从竹。卽聲。子結切。十二部。Trúc ước dã. Ước, phược thúc dã. Trúc tiết như phược thúc chi trạng. Ngô Đô phú viết. Bao duẩn trừu tiết. Dẫn thân vi tiết tỉnh, tiết chế, tiết nghĩa tự. Hựu giả tá vi phù tiết tự. Tùng trúc, tức thanh. Tử kết thiết.

Trúc ước vậy. Ước là trói buộc vậy. Trúc tiết giống như bị trói buộc. Ngô Đô phú viết. Mụt măng mới nhú. Từ đó có các từ tiết tỉnh, tiết chế, tiết nghĩa. Lại dùng thay chữ phù tiết. Bộ trúc, âm tức, đọc là TẾT.

Như vậy rõ ràng chữ 節âm hiện nay là Tiết, nhưng âm chính của nó là TẾT, một âm thuần Việt.

Một lần nữa tôi đặt ra câu hỏi ở đây là ai viết cuốn Thuyết văn giải tự này, người Việt hay Hán? Với những gì trích dẫn trên ta có thể nói tiền nhân nước Việt đã viết cuốn tự điển này, nếu không cái âm Tết của người Việt ở đâu mà được ghi lại trong tự điển này chính xác đến vậy, thế mà người ta cứ giải thích mãi Tết là đọc trại của Tiết, một từ Hán Việt, mà lại là người có tiếng nói trọng lượng trong vấn đề văn hóa nước nhà nữa mới đáng buồn.

Ở phần III, mục 3. Nghĩa từ Tét, tôi đã nói rằng chức năng của nó là dùng để tét cái bánh chưng hay dương tét âm Ở trên tôi cũng đã nói “tét” là làm chia cách cái gì đó ra làm hai, mà “tét” là phái âm của “tết” vậy tết có nét nghĩa ấy không. Thưa có.

Nhìn vào hình minh họa, ta thấy thời điểm Tết vào đầu tháng Giêng, quái Cấn. Đây là điểm phân chia vũ trụ ra thành hai phần âm dương, hay ta có thể nói tét vòng tròn thành hai. Lưu ý rằng Cấn, tượng là núi, tức sinh thực nam, cho nên trong chữ Tết 節có chữ Cấn艮, còn Khôn là sinh thực nữ.

4.2. Cuốn sách tre.

Ở đây xin bàn về nghĩa của chữ節, trong các tự điển phổ thông đều cho một trong nét nghĩa của chữ 節 là đốt hay đoạn, tuy nhiên với những giải thích của Thuyết văn giải tự, ta thấy chẳng có chổ nào nói 節là đốt hay đoạn cả, chỉ nói trúc tiết tình trạng như bị trói buộc vậy -竹節如纏束之狀, nhưng trước đó lại giải thích 節 là Trúc ước. Ước, phược thúc dã -竹約也。約、纏束也. Theo tôi, Trúc ước 竹約 có nghĩa là một cuộn gồm nhiều thanh tre bó lại, đây chính là cuốn sách bằng tre ngày xưa, ngày nay ta vẫn thường thấy trên phim Tàu đấy thôi, từ đó mới có nghĩa là Phược thúc 纏束Trói buộc. Như vậy 竹約 có nghĩa là cuốn sách bằng các thẻ tre ghi lại sự đổi thay của trời đất trong mỗi tiết người ta cuộn lại thành một bó, cái mà về sau thành Nông lịch, ở đây là sự thay đổi của thời tiết theo từng chu kì, cụ thể là tám tiết. Như vậy chữ Trúc 竹 ở đây không phải là cây tre mà là loại văn bản xuất phát từ thời nhà Chu. Ước約 là những giới hạn hay những điều khoảng đã giới hạn trong văn bản đó, như ngày nay ta có hiệp ước, minh ước. Như vậy Trúc ước là một văn bản bằng thẻ tre ghi lại những mốc thay đổi của thời tiết trong một giai đoạn cụ thể chứ chẳng có đốt tre nào ở đây cả, người phương bắc sau khi tiếp nhận lịch của phương nam rồi không biết nên tưởng tượng ra cái đốt tre, từ đó các sách vở mới có nghĩa và các chữ mang nét nghĩa đó. Vì節 có âm là Tết, nghĩa là bó lại, cho nên ngoài cái nghĩa ngày Tết, người Việt còn dùng với nghĩa bó lại như trong “tết tóc”.

4.3. Thời điểm Tết.

Hà đồ sinh ra Lạc thư hay Bản thể sinh ra hiện tượng. Khi Hà đồ thành Lạc thư thì người ta lấy điểm bắt đầu cho thế giới hiện tượng tại chi Dần, can Ất, quái Cấn, tức là vạch phân chia âm dương Cấn - Khôn, đây là thời điểm Tết, tức là đầu tháng Giêng, vì vậy Tết thì làm bánh Chưng, bánh Tét để cúng Tổ tiên.

Dĩ nhiên Tết cũng theo nguyên tắt bắt đầu từ yếu tố đầu tiên, tức là nó phải là Tết hay Tiết đầu tiên, tức là Tết Nguyên Đán, bắt đầu từ tháng Dần, quái Cấn, có nghĩa là ngày xưa dân ta cũng ăn Tết như hiện nay. Tự dạng các chữ 節元旦 được kết cấu căn cứ vào các yếu tố của điểm bắt đầu này.

Nói như thế thấy khó hiểu quá, vì cuối năm là tháng Tý, sao lại ăn Tết tháng Dần. Người đọc cần để ý, ngày xưa người ta tính một canh giờ bằng 2 giờ hiện nay, có nghĩa là giờ Tý là từ 23 giờ  tới 1 giờ sáng, tức là bắt đầu sau 1 giờ sáng mới tới giờ Sửu, lúc đó mới sang ngày mới, nhưng người ta chọn điểm giữa để định vị - Tý. Đó là giờ và ngày, còn ở đây là Tết, ta biết Tết (Tiết) cuối cùng là Đông chí, Đông chí bắt đầu tại Tý, kết thức vào cuối tháng Sửu, đầu tháng Giêng - Dần mới bắt đầu Tiết Tết mới hay Tết mới và là Tết đầu tiên nên gọi là Nguyên Đán. Đây là lý do vì sao nói tuế chung bắt đầu từ tháng Tý đến hết tháng Sửu, mà năm mới lại đầu tháng Dần, cho nên làm bánh chưng phải gói bằng lá mùa đông. Trong dịch học người ta chia vũ trụ thành hai, một là theo hai trục Tung Hoành, tức Tý Ngọ, đây là cách chia âm dương theo thời gian thuộc Can Chi, tức là thời điểm tuế chung, hai là chia theo trục Đông Bắc – Tây Nam, đây là cách chia âm dương theo Tứ tượng – Bát quái, tức là thời điểm Tết. Cả hai đều chia vũ trụ làm hai hay Tét vũ trụ làm hai. Do đó từ TẾT mang đủ cả hai khái niệm này.

5. Thông tin về Tết trong truyện.

Tất nhiên nói như thế không có nghĩa là truyện không nói đến Tết, cụ thể truyện viết rằng:

乃以郎僚為第一,歲時節候,常以是餅奉事父母,天下效之至今。以名郎僚,故呼謂節料。

Bèn cho Lang Liêu được giải nhất, dùng thứ bánh ấy để cung phụng cha mẹ trong các dịp lễ tết cuối năm, nhân dân tiếp nhận rồi truyền mãi cho đến ngày nay, lấy tên là bánh Lang Liêu, gọi là Tết liệu.

Đoạn này cho biết bánh chưng, bánh dày là thứ được dùng trong ngày cuối năm – Tuế chung và Tết, nhưng có lẽ người xưa thấy nó vẫn chưa đủ để diện tả cái mốc Tết, vì vậy về sau người ta mới sáng tác ra thêm cái cặp bánh Tét – Chưng với ý nghĩa hoán dụ cho hai quái Cấn và Khôn mà tôi đã nói trên, vì vậy Tết người ta chỉ dùng hai loại bánh này mà thôi bánh; đồng thời truyện cũng cho ta biết ngày Tết là ngày đầu tháng Giêng, thông tin này được chỉ ra trong cái tên Lang 郎và 節Tết (tiết), vì cả hai đều có chữ Cấn艮, chỉ quái Cấn, tức là bắt đầu tháng Dần hay Giêng.  

6. Phong tục trong ngày Tết.

A. Lì xì.

Tục lệ lì xì không biết bắt từ khi nào, thông thường người ta cho rằng đó là phong tục của người Trung hoa, tuy nhiên cấu trúc của hai chữ lì xì không phải là cấu trúc của tiếng Hán, mà là cấu trúc của tiếng Việt, tuy nhiên tục lệ này đã thành phổ biến, nó được truyền thuyết hóa bằng câu chuyện bát tiên nằm quanh đứa trẻ, thực chất là bát quái nằm quanh chi Tý子, Giờ子 là 12 giờ đêm nên mới nói là con nít khóc đêm,子 cũng đọc là Tử nghĩa là trẻ con. Theo tâm lí chung, đầu năm ai cũng muốn năm mới phải phát tài phát lộc, vì vậy cuốn Nông lịch nào cũng ghi ngày đầu năm đi hướng nào là đại lợi, hướng nào là bất lợi. Tuy nhiên đại lợi chỉ là cái ước muốn của những người lớn mà thôi chứ không dễ có được, chi bằng cứ có lợi nhỏ cái đã, lợi nhỏ thì dành cho người nhỏ, nên lì xì chỉ dành cho trẻ con mà thôi, nhiều cái nhỏ thành cái lớn, con nít rồi sẽ trưởng thành, lợi nhỏ sau nhiều năm sẽ thành lợi lớn, đó là ý nghĩa của việc lì xì. Về hai âm này có nhiều cách giải thích như “lợi thị”(利是)- (利市) hoặc “lợi sự”利事. Tuy nhiên có người cho rằng hai chữ lì xì là lợi tiểu利小 nghĩa là cái lợi nhỏ, âm Việt Quảng Đông [lì xỉu] biến âm thành lì xì với cái nghĩa đã nói trên.

B. Lễ hội phồn thực.

Đây là một lễ hội có từ thời xa xưa, cái ngày mà người ta tôn thờ phồn thực蕃殖 hay繁殖nghĩa là sinh sôi, nẩy nở. Ngày nay người ta cho rằng đây là một lễ hội phản cảm, nhưng ngày xưa đây là một lễ hội mang tính thiêng liêng, vì nó thể hiện tín ngưỡng của người Việt ngày đó, tín ngưỡng này không phải là của riêng nước Việt mà đây là tìn ngưỡng đầu tiên của nhân loại, vì vậy ta có thể tìm thấy nó khắp nơi trên thế giới. Ở Việt nam ngày nay vẫn còn tổ chức lễ hội này tại vài nơi như Linh Tinh Tình Phộc hay Trò Trám ở xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, Ná Nhèm của người Tày tại xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Cả hai đều được tổ chức vào tháng giêng, Linh tinh tình phộc, không thấy ai nói người Hán dạy ta lễ hội này, như vậy chắc là thuần Việt, lễ hội này đã có từ ngàn xưa, cụ thể nó chính là lễ hội mà người Việt đã khắc lại trên trống đồng Ngọc Lũ.

Theo tôi lễ hội mà người Việt cổ ghi lại trên mặt trống đồng Ngọc Lũ là lễ cầu được mùa, gọi là “Tự Phong niên”, tuy nhiên, vì người xưa muốn thể hiện tác quyền đối với dịch học nên họ đã vẽ nó theo Hà đồ, nhưng lễ hội là sự kiện của con người trong thế giới hiện tượng, cho nên nếu muốn biết lễ hội ấy diễn ra như thế nào, ta phải biến hình ảnh ấy từ Hà đồ thành Lạc thư. Tất nhiên người xưa thừa biết rằng có Hà đồ thì sẽ có Lạc thư, điều mà tôi đã tìm ra và cụ thể hóa bằng công thức, bằng cách dùng công thức này biến Hà đồ thành Lạc thư, như tôi đã thực hiện tại phần V, nếu không tìm ra công thức này thì không bao giờ biết được cách mà người Việt cổ ghi lại thời điểm diễn ra lễ hội này; đồng thời qua đây mới thấy người xưa phát triển dịch học có quy luật chứ không phải sắp xếp tùy tiện.

Trong văn học dân gian Việt Nam có bài ca dao nói về sự bất trắc của thời tiết, căn cứ vào hành của 10 can theo mùa như sau:

Giáp Ất tự phong niên, Bính Đinh phòng Đại hạn, Mậu Kỷ tổn điền viên, Canh Tân ngưu mã động, Nhâm Quý thủy thăng thiên”.

Theo đó Giáp Ất là mùa Xuân, Bính Đinh là mùa Hạ, Canh Tân là mùa Thu, Nhâm Quý là mùa Đông.

Như đã nói trên, hình ảnh tại vòng 6 trên mặt trống đồng Ngọc Lũ là hình ảnh người Việt cổ đang tiến hành lễ cầu được mùa nhân ngày đầu năm mới, tức là “Giáp Ất tự phong niên- 甲乙祀豐年(13), có nghĩa là Giáp Ất (mùa xuân) thì cúng tế cho mùa màng tươi tốt.

Mùa xuân là mùa cây cối đâm chồi, nẩy lộc, đặc biệt ngày xưa ấy mùa xuân là mùa bắt đầu trồng lúa, cây lúa ngày ấy trồng vào tháng 2 gặt vào tháng 8 Nông lịch, cho nên lễ hội “tự phong niên” là cầu cho cây lúa tốt tươi, được mùa, ngày đó mà mất mùa thì khổ vì đói, từ đó sinh nhiều tệ nạn và biến cố khác, kể cả chiến tranh, đối với con người, lễ hội gọi là “cầu đinh” tức là cầu có con trai, muốn như vậy thì trai gái phải lấy nhau, sinh con, đẻ cái, trước hết là duy trì nòi giống, sau là có nhân lực trong việc lao động, sản xuất, bảo vệ đất đai, sơn hà, bởi vì ngày ấy sống đến tuổi trưởng thành rất ít. Chính vì vậy mà sự kiện chính của lễ hội là rước sinh thực nam, hình ảnh trên trống đồng cho thấy điều ấy.

Text Box:  Sinh thực nam tượng trưng cho Dương hay sự phát triển, nhìn vào hình minh họa ta thấy sinh thực nam ở ngay thời điểm Âm suy, tức là Dương bắt đầu thịnh, đầu tháng Giêng, quái Cấn, điều này củng cố thêm ý tưởng chữ Sơn 山được vẽ từ sinh thực nam, đây cũng là thời điểm Tết, tức là bắt đầu tiết Nguyên Đán, có nghĩa là đầu xuân. Như vậy ta thấy sự kiện này không đơn thuần là lễ hội mà còn là tín ngưỡng phồn thực, chính vì vậy mà nó còn lưu lại mãi về sau trong đời sống dân Việt, cụ thể là lễ hội Trò Trám hay còn gọi là "Linh tinh tình phộc" diễn ra vào ngày 11 và 12 tháng Giêng ở xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Lễ hội Ná Nhèm của người Tày ở khu vực cửa đình Làng Mỏ, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn diễn ra vào ngày rằm tháng Giêng. Lễ hội “Ông Đùng bà Đà” diễn ra vào ngày 14-4 âm lịch hàng năm tại Đền thờ bà chúa Muối thuộc làng Quang Lang, xã Thụy Vân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Thời gian diễn ra lễ hội của ba địa phương nói trên khác nhau, nhưng theo tôi ngày 11 và 12 tháng Giêng là có ý nghĩa hơn cả, tuy nhiên nó thuộc một phạm vi khác nên xin không giải thích ở đây thêm dài dòng.

Có một điều vô cùng thú vị và quan trọng đó là lễ hội này cũng giống với một lễ hội của Nhật Bản, đó là豊年祭 – Phong niên tế. Phong niên tế 豊年祭là

một lễ hội của người Nhật, gọi là Hōnen Matsuri, đây là một lễ hội rước sinh thực nam nhiều nơi ở Nhật bản, diễn ra vào ngày 15 tháng 3 hằng năm, mặc dù ngày nay Nhật dùng Tây lịch, nhưng thời gian nói trên vốn là từ Nông lịch chuyển sang, ai quan tâm thì có thể tìm hiểu trên liên lưới. Tự Phong niên - 祀Text Box:  豊年hay Phong niên tế-豊年祭cũng như nhau, Tự祀là cúng, Tế祭cũng là cúng, nên ta thường nói cả hai là Tế tự 祭祀chỉ việc cúng cấp, nhưng trên thực tế nó là lễ hội, tuy nhiên người Việt tổ chức vào ngày 11,12 tháng Giêng, còn Nhật bản là 15/3. Điều này có gì khác không? Có khác nhưng chẳng khác mấy, vì cả hai đều thuộc mùa xuân, có nghĩa là nó là lễ hội được lưu truyền qua câu “Giáp Ất tự phong niên”, chỉ khác nhau là người Việt tổ chức vào đầu xuân, người Nhật tổ chức vào cuối xuân. Có thể người Nhật chỉ quan tâm tới vụ mùa, vì ngày xưa lúa trồng tháng 2 gặt tháng 8, như vậy tháng 15/3 là cuối mùa xuân cây lúa đã bắt đầu phát triển mạnh nên cầu cho nó sinh sôi nảy nở mới được mùa, vì vậy họ dùng chữ Tế祭, còn người Việt tổ chức vào đầu năm nên dùng chữ Tự祀, vì chữ 祀 ngoài nghĩa là cúng, còn có nghĩa là năm, như nguyên tự 元祀 là đầu năm. Tuy quan niệm khác nhau nhưng đều chọn hành Mộc(14) của Can, tức hành của Giáp Ất, tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, thịnh vượng, được mùa.

Ngoài chuyện hai lễ hội giống nhau, còn có một yếu tố hết sức quan trọng nữa đó là thông qua tên gọi này ta có thể khẳng định chữ Sơn 山là một chữ tượng hình của sinh thực nam, cụ thể ở Kawasaki, mỗi năm vào Chủ nhật đầu tiên của tháng Tư, tại đền Kanayama (金山神社Kanayama-jinja) họ tổ chức lễ hội Kanamara Matsuri (かなまら祭り, "Lễ hội dương vật thép". Ở đây ta thấy người Nhật xưa đã chuyển nghĩa tên của ngôi đền thành hình ảnh và vật liệu cụ thể. Tên ngôi đền là 金山, ta đọc là Kim Sơn nghĩa là “Núi bằng sắt” hay “Núi bằng sắt thép”, nhưng người Nhật cổ đã dịch 金- Kana – Thép, 山- Mara – Dương vật, có nghĩa là tên ngôi đền thì vẫn là đọc là  Kana - 金 yama - 山 nhưng tên lễ hội thì nói rõ chữ Sơn山là sinh thực nam, tức Mara, thêm vào đó những người khiên kiệu sinh thực nam thường hóa trang như các cô gái.

Với những gì tôi đã trình bày cho thấy câu thơ “Đem gan cóc tía đối sơn hà” chính là mô tả chữ山 được vẽ ra từ con cóc tía hay dương vật. Cũng chính vì vậy mà tổ tiên người Việt đã khắc lên trống đồng hình ảnh người con gái đội sinh thực nam và 10 chữ山. Đồng thời khi chuyển hình ảnh vòng 6 thành hình ảnh Lạc thư, ta thấy hình cô gái đội sinh thực nam nằm cung Cấn, tượng là山, cũng là đầu xuân, thời điểm mà người Việt cổ tổ chức lễ hội rước sinh thực nam hay “Giáp Ất tự phong niên”.

Text Box:   Đến đây ta có thể khẳng định rằng hình ảnh người Việt cổ khắc lại trên mặt trống đồng Ngọc Lũ là lễ hội phồn thực, cụ thể là rước sinh thực nam; đồng thời lễ hội này cũng được tổ chức nhiều nơi ở Nhật Bản gọi là Hōnen Matsuri hay Kanamara Matsuri, qua đây ta thấy người Nhật có một sự liên quan mật thiết với người Việt trong quá khứ, có thể họ là một nhánh của người Việt từ các nước Ngô chạy sang đó. Nếu không còn lễ hội Phong niên tế豊年祭 của người Nhật thì ta không có bằng chứng để củng cố câu “Giáp Ất tự phong niên” được cụ thể hóa bằng lễ hội phồn thực như những gì đã ghi lại trên vòng 6 mặt trống đồng Ngọc Lũ, đồng thời cũng thông qua lễ hội của Nhật bản ta càng khẳng định thêm rằng chữ Sơn chỉ sinh thực nam, ta cũng cám ơn người Nhật đã duy trì lễ hội đó mãi cho đến ngày nay, một lễ hội mà Tổ tiên nước Việt xem đó vô cùng trọng đại, nhưng ngược lại thì con cháu ngày nay cho đó phản cảm, thậm chí mạt sát, có người còn đòi bỏ đi, cũng như đòi bỏ chữ Nho và nghĩa của nó trong ngôn ngữ nước Việt, ngày nay gọi là từ Hán Việt, một sự chiếm đoạt bằng cách thay tên, đổi họ. Không lẽ vì kẻ lạ chiếm đoạt tài sản của ta bằng cách thay tên, đổi họ cái tài sản đó mà ta đành từ bỏ tác quyền của mình, thậm chí lên án một cách nặng nề như ta thấy hiện nay hay sao! Theo tôi ta phải can đảm chấp nhận nghịch cảnh nhưng không thể từ bỏ tài sản của ông cha, cho dù người ta có đứng tên tài sản đó hàng ngàn năm và dùng sức mạnh của họ để minh định đó là sự thật chăng nữa thì chân lý cuối cùng chỉ có một mà thôi, đó là chữ Nho đó, kinh Dịch đó là tài sản của nước Việt, những gì tổ tiên nước Việt ghi lại trên trống đồng Ngọc Lũ khẳng định điều đó.

            Hình ảnh này hết sức quan trọng, vì căn cứ vào đó mà ta biết Dịch học của Trung quốc, đại diện là Kinh Dịch, chỉ là sự thừa kế không trọn vẹn của người Lạc Việt mà thôi. Vấn đề này tôi đã trình bày trong phần nguồn gốc Dịch học, ở đây chỉ nói khái quát thế thôi.

            Ở đây tôi muốn đưa thêm một hình ảnh khác để minh họa cho nổ lực của tiền nhân nước Việt trong việc cố duy trì văn hóa cốt lỏi của dân tộc mình trong thầm lặng, dù phần này không nằm trong phạm vi nội dung đã đưa ra. Từ sau khi mất đi tác quyền về văn hóa (chữ Nho và kinh Dịch) người Việt đã nói bằng nhiều ngôn ngữ khác, như truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, tranh dân gian, đặc biệt là trống đồng v.v.. một trong những ngôn ngữ đó là hình ảnh cái nón lá. (giờ đây TQ cũng muốn chiếm luôn) Hình ảnh cô gái đội sinh thực nam mà tôi đã lấy từ trống đồng Ngọc Lũ để minh họa trên ngày nay hiện thân thành cô gái đội nón(15) , có nghĩa cái nón là hoán vị của sinh thực nam. Hình ảnh trên trống đồng là hình ảnh theo Hà đồ, thuộc âm, vì vậy hình ảnh này nằm ngay tháng 6, theo quẻ là Liên Sơn Độn, tiền thân của Hà đồ về sau, tức là quẻ đại diện cho dịch Liên Sơn mà theo Trung quốc thì cho rằng đã thất truyền. Cũng hình ảnh này khi chuyển sang Lạc thư, nó nằm ngay đầu tháng Giêng, vạch phân chia âm dương, tức là quẻ 15 Địa Sơn Khiêm, quẻ đại diện cho dịch Quy Tàng, tiền thân của Lạc thư về sau, mà Trung quốc cũng nói bị thất truyền.

          Vì Hà đồ thuộc âm, nên cái nón chỉ có 16 vành, tương đồng với 16 vòng hoa văn của trống đồng Ngọc Lũ, vì vậy thông thường người ta chỉ chằm nón 16 vành, tức là chỉ dành cho con gái - âm, mà thôi, tuy nhiên nếu ai muốn làm cho nam - dương, thì họ làm 18 vành, tức là Lạc thư. Cho nên trong bài thơ “Người con gái chằm nón bài thơ” Nguyễn Khoa Điềm mô tả như sau:

Tôi chưa về con sông quê em

Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên

Bàn tay xây lá, tay xuyên chỉ

Mười sáu vành, mười sáu trăng lên

 

VI. HÌNH ẢNH GIÃ GẠO NẤU BÁNH CHƯNG, BÁNH GIÀY TRÊN TRỐNG ĐỒNG NGỌC LŨ.

Ta thấy hình ảnh trên trống đồng Ngọc Lũ hoàn toàn tương thích với các mốc thời gian Tuế chung và Tết đã phân tích trên. Cụ thể quái Khảm nằm ở can Giáp, chi Tý, tức thời điểm tuế chung, tại thời điểm này người xưa đã khắc vào đó hình ảnh đôi trai gái đang giã gạo bằng Chày – Cối (16) ; đồng thời ở hướng Nam cũng có hai người giã gạo, điều này cho biết những người giã gạo đó là người Nam hay Việt, câu giải thích về người Việt 粤, 越trong Thuyết Văn giải tự cho ta hiểu điều đó:

周書曰。粤三日丁。今召誥 越三日丁。亥當作巳.

Chu thư viết. Việt tam nhật đinh tỵ, kim triệu cáo Việt tam nhật đinh tỵ. Hợi đương tác tỵ.

Sách nhà Chu nói Việt 粤tam nhật đinh hợi, nay nói Việt tam nhật đinh tỵ. Hợi tương tác với tỵ.

Đây là câu chỉ ra nguồn gốc của người Việt còn sót lại trong Thuyết văn giải tự, rõ ràng thông tin này do người Việt viết vào đây, thay vì nói người Việt là người Nam, người xưa lại dùng dịch học để chỉ ra tiêu chí đó, cụ thể câu đã trích dẫn trên. Chữ 三ở đây thực chất là là quái Càn. Theo dịch học thì Càn, Nhật, Đinh đều thuộc hướng nam, tuy nhiên ở đây người xưa cho biết rằng người Việt 粤ở lưỡng Quảng thuộc Âm – Hợi 亥, còn người Lạc Việt thuộc Dương- Tỵ巳. Tỵ Hợi đọc theo quái của Hà đồ tức là Đoài – Cấn hay quẻ Trạch Sơn Hàm, quẻ đầu tiên của phần Hạ kinh; đồng thời là một quẻ chứa đựng thông tin của người Việt. Về vấn đề tôi đã trình bày trong bài “Ngôi mộ 45, cuốn vô tự chân kinh của người Việt”. Ở đây chỉ nói ngắn gọn như thế để xác định những người giã gạo làm bánh trên trống đồng Ngọc Lũ là người Nam bằng tiêu chí dịch học. Còn nói theo thực tế thì trống đồng Ngọc Lũ là của người Việt tất nhiên những người đó là người Việt rồi.

Nhìn vào hình ảnh minh họa, ta thấy đôi trai gái đang giả gạo làm bánh, ở phía nam là chi Tỵ , tương ứng với câu越三日丁巳, ở phía bắc đôi trai gái ở vào chi Hợi, tương ứng với câu粤三日丁亥.

VII. KẾT LUẬN.

Bánh chưng, bánh giày và bánh Chưng, bánh Tét là sản phẩm mang tính quốc hồn, quốc túy, ngày nay tuy ta có nhiều sản phẩm ngon hơn nhưng mỗi khi tết đến xuân về, đã là người Việt thì không thể quên hai loại bánh này được, người ta không quên là vì nó đã trở thành một sản phẩm văn hóa, chủ yếu là để thể hiện văn hóa dân tộc, còn chuyện ăn chỉ là phần phụ mà thôi. Sở dĩ có được tinh thần đó là nhờ vào sự quyền biến của người xưa biến hai sản phẩm tầm thường đó thành hai sản phẩm mang tính tinh thần. Tuy nhiên, theo năm tháng, bên cạnh việc tuyên truyền của kẻ lạ, một số người Việt lại đặt vấn đề, rồi tìm tòi nghiên cứu nhưng với khuynh hướng càng ngày càng Bắc hóa nguồn gốc bánh chưng. Sở dĩ tôi chỉ đề cập tới bánh chưng vì hầu hết các bài nghiên cứu chỉ tập trung vào từ “chưng”, bàn riết rồi quên mất “chưng phải đi với giày” hay “âm phải đi với dương” kết quả là người ta đi quá xa so với truyền thuyết.

Như đã nói trên, hầu như đa số người nghiên cứu câu chuyện này có ý nghĩ rằng “chưng’” là từ Hán Việt cho nên đi với “giày” là khiên cưỡng nên chi họ không để tâm để nghiên cứu, chỉ tập trung vào từ “chưng” mà thôi, mà “chưng” là chữ Hán thì chắc câu chuyện này người Việt xưa cũng học đâu đó của Tàu rồi viết lại với cái tên vua Hùng cho ra Việt mà thôi. Thực ra đâu phải “chưng – giày” là trường hợp duy nhất đâu, ta còn có “quê hương” cũng như vậy, trong từ ghép này Hương là từ gốc Hán còn Quê là thuần Việt chăng, không đâu, cả hai từ Quê và Hương đều là thuần Việt cả đấy thôi. Do quan niệm như vậy mà cho đến nay tên hai cái bánh mang quốc hồn, quốc túy này vẫn chưa giải quyết xong, nếu không nói là trong thầm lặng, phần đa xem đó chỉ là văn hóa của Tàu, điều này có ảnh hưởng nhất định đối với đời sống văn hóa của dân tộc, nhất là đối với thế hệ trẻ ngày nay, giữa khi những tâm hồn non trẻ bị ồ ạt tấn công bởi các giá trị bên ngoài thông qua nhiều kênh thông tin, trong khi đó các bài nghiên cứu xem ra làm cho tinh thần của truyền thuyết càng ngày xa lạ. Mà cũng có thể người ta tìm thấy từ “chưng” trong truyện, còn “giày” chỉ là tên gọi trong dân gian mà thôi chứ trong truyện gọi là “bạc trì bỉnh”, chắc vì chẳng hiểu vì sao gọi cái bánh ấy là “bạc trì” nên cứ quên quách đi cho khỏe, còn “giày” chắc là do giới bình dân nước Việt, ít chữ nói thêm vào nên cũng chẳng quan tâm làm gì. Theo tôi, từ “giày” mới là cái tên chính của cái bánh hình tròn trắng, vì trước khi ghi thành truyền thuyết thì câu chuyện ấy đã truyền nhiều đời trong dân gian rồi, nó cũng như “Thánh Gióng” vậy, vì vậy bỏ “giày” đi “chưn” thì thế nào cũng khập khiểng. Ngày nay người ta thường cho là bánh trái thì phải có tên thanh tao, chứ cái bánh mà lấy cái “chưn” rồi đôi “giày” mà đặt tên e là vô lễ khi đem dâng cúng cho tổ tiên, nghĩ như vậy cũng không phải là không có lý, tuy nhiên từ “giày” trước đây có phải là đôi giày đâu, nhưng về sau người ta lại lấy cái tên ấy đặt cho cái ôm lấy cái “chưn” cho nên kể ra cái bánh với tên ấy mà đem cúng tổ tiên thì cũng ngại thực, vì vậy mà về sau người ta mới sáng tác ra từ “Tày – Tay”, rồi lại tiếp tục sáng tạo ra cái mới khác nữa như Chưng – Tày, Chưng – Tét, rồi Ú – Tày, nhưng cho dù gọi gì chăng nữa thì cặp từ này phải phản ảnh hai khái niệm âm dương, thậm chí cụ thể hóa bằng lễ hội phồn thực. Tóm lại dù tên gọi và hình dáng khác nhau nhưng rõ ràng ý nghĩa của nó thống nhất, đó là nói lên triết lý âm dương, nó không chỉ được biểu thị qua việc làm bánh để tưởng nhớ tổ tiên, mà qua đó khẳng định rằng triết lý Dịch học là sản phẩm của người Việt. Ngay cả các tên bánh Chưng – Giày - Tày – Tét đều là Việt cả; đồng thời đều liên quan chặt chẽ đến tính phồn thực. Do tính khốc nghiệt của lịch sử, người Việt không thể nói ra điều đó trực tiếp được, nên họ tìm mọi cách để ghi lại nguồn gốc của triết thuyết đó thông qua các hình thức văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc mình, như trống đồng, ông Táo, Cóc kiện Trời, Sơn Tinh - Thủy Tinh v.v.. Truyện bánh Chưng và bánh Giày không ngoài mục đích ấy.

Tuy câu chuyện có tên là “Chưng Bính Truyện” nhưng ai cũng biết đây là câu chuyện nói về Tết, một lễ hội hết sức quan trọng và thiêng liêng đối với người Việt và các nước đồng văn, tuy ngày nay người Nhật không ăn Tết vào tháng Nông lịch nữa nhưng vẫn kỉ niệm ngày “Cựu chánh nguyệt”, còn Hàn quốc và Triều Tiên thì trước đây cũng từ bỏ, nhưng ngày nay họ lại phục hồi, tất nhiên họ cũng được giải thích như các nhà văn hóa nước ta, đó là Tết là một ngày lễ năm mới của người Hán. Tuy nhiên, như đã trích dẫn trên, Tết là một từ Việt, nó chẳng phải là một sản phẩm phái âm từ âm Tiết 節như lâu nay ta được tuyên truyền. Âm của 節 là Tết, thì con chữ đó, lễ hội đó tất nhiên của người Việt.

Một câu hỏi có thể đặt ra là: Tại sao tiền nhân nước Việt không nói thẳng ra mà phải dùng một truyền thuyết? Có thể ngày nay ta nghĩ chuyện ấy đơn giản, nhưng ngày xưa ấy, trong một hoàn cảnh khắc nghiệt, chắc chắn chuyện nói ra nguồn gốc dịch học và văn hóa của nước Việt là một điều tối kỵ, người nói ra nhất định phải chịu hậu quả cao nhất, đó là cái chết, ngay cả ngày nay, ở thế kĩ 21 có nhiều điều ta biết mà có được nói, được in thành sách vở đâu. Tôi tin rằng nhất định ngày ấy, trong giới trí thức của dân tộc cũng đã có nhiểu người từng làm việc ấy, và kết quả như tôi đã nêu, chính vì vậy người ta mới vận dụng truyền thuyết để giữ gìn, vì truyền thuyết có cái ưu thế là không cần hiểu, cứ thế mà làm, hơn nữa người ta không cảm thấy lo âu khi người này kể cho người kia, thế hệ này truyền cho thế hệ khác. Đây là một phương pháp, tuy mạo hiểm, nhưng không có cách thứ hai.

Chẳng hiểu vì sao đã quá lâu mà người ta không chịu tra cứu cái tên 節Tết, dù nó đã hiện diện trong cuốn Thuyết văn giải tự hàng ngàn năm qua, giờ đây ta đã có cơ sở đề xác định văn hóa ấy là của dân tộc ta, thiết nghĩ ta cần phải chỉnh đốn lại cách nhận thức về văn hóa của dân tộc mình nói chung, Tết nói riêng, có thể ngày nay con người quá thực dụng vì cơm áo gạo tiền nên ít quan tâm đến điều này, thậm chí có người con đòi bỏ cả Tết truyền thống chạy theo tết Tây, cứ cái đà ấy không biết còn bỏ cái gì trong nền văn hóa của dân tộc nữa. Văn hóa như không khí, ta không thấy nhưng không thể thiếu, nhưng vì ta bơi lội trong đó một cách tự nhiên nên nghĩ rằng nó không quan trọng bằng các giá trị vật chất khác, chỉ đến khi mất đi rồi mới thảng thốt, bàng hoàng.

Với những gì đã trình bày trên, ta có thể khẳng định Tết là một ngày lễ hội do người Việt cổ làm ra căn cứ vào dịch học. Từ dịch học tổ tiên người Việt đã làm nên một lễ hội đầy nhân văn, đó là sự tri ân hay hiếu đạo, không những hiếu với tổ tiên, ông bà mà còn với cả trời đất, một nhận thức vô cùng tinh tế và sâu sắc về sự quan hệ của con người và vũ trụ. Đồng thời thông qua câu chuyện này, tiền nhân nước Việt đã khẳng định dịch học ấy, chữ Nho ấy, văn hóa ấy là của người Việt, vì nó đã được ghi lại trên trống đồng Ngọc Lũ, một loại hình văn hóa vừa vật thể vừa phi vật thể, được đúc ít nhất cũng trên 2000 năm, bởi vì khi Mã Viện sang đàn áp Hai Bà Trưng thì ta đã có rất nhiều trống đồng rồi. Vậy tiền nhân nước Việt học chữ Nho, Dịch học ở đâu mà khắc lên trống đồng nếu không phải dịch học và chữ Nho ấy là văn hóa của người Việt./.

__________________

1. Hình thức hai loại bánh này bắt nguồn từ giấc mộng của Lang Liêu “或方或圓,以象天地之形” những câu tiếp theo chỉ mở rộng hai khái niệm Thiên Địa mà thôi, do đó trong câu以青色葉包裹為方形, 以象(天) 地包藏萬物焉-“- Lấy lá xanh gói thành hình vuông” . Đã là “方形phương hình tất là Địa chứ sao bao gồm cả Thiên, chữ Thiên天 trong câu này, theo tôi là sự nhầm lẫn do trong quá trình nhập liệu của người đời sau chứ nguyên văn trước chắc không có, ta có thể so sánh với câu sau đã nói về cái bánh hình tròn “圓形viên hình” tượng trưng cho Thiên “捏作圓形以象天- Niết tác viên hình dĩ tượng thiên - Nhào thành hình tròn để tượng trưng cho Trời”. Việc nhầm lẫn như vậy là chuyện bình thường, vì vậy trong bản dịch này tôi bỏ chữ Thiên này, cụ thể là以象 天 地包藏萬物焉thành以象地包藏萬物焉.

2. Lưu ý lịch Kiến Dần không có tháng Chạp và Giêng.

3. 「破瓜」比喻女子十六歲。因瓜字在隸書及南北朝的魏碑體中,可拆成二個八字,二八一十六,故當時人以「破瓜」表示女子芳齡.

[Phá qua] tỉ dụ nữ tử thập lục tuế. Nhân qua tự tại lệ thư cập nam bắc triều đích bia thể trung, khả chiết thành nhị cá bát tự, nhị bát nhất thập lục, cố đương thời nhân dĩ [phá qua] biểu thị nữ tử phương linh.

[Phá qua] dụ cho con gái 16 tuổi. nguyên do là vì cách viết chữ Lệ và cách dùng trong văn bia của nam bắc triều, chữ qua có thể tách thành hai chữ bát, hai tám mười sáu. Vì vậy thời ấy người ta dùng [phá qua] để biểu thị số tuổi thơ mộng của con gái.

4. Chữ chưng tượng hình biểu ý này 蒸,烝 dưới bộ hỏa, trên chữ chưng. Theo tôi ban đầu có thể là như thế này: Dưới bộ hỏa – chữ nhất – chữ thủy – chữ nhất (Lẽ nào nấu mà không có nước).Tuy nhiên có thể trong quá trình viết nó đã biến thành chữ như trên. Lý do là viết như thế có thể là cho thuận bút.

5. Chữ này hiện nay không có âm.

6. Theo tôi, có thể hai âm “bạc trì” này vốn là “bạch trĩ” tên gọi một loài chim hình dáng như gà, chỉ vô cực hay trời tức Hà đồ, vì vậy mà có chuyện người Việt dùng truyền thuyết để nhờ Tàu giữ giùm, đó là Bạch Trĩ truyện, tương kế tựu kế mà.

7. Về ngữ âm [C] liên quan đến [G] ta thấy trong Can – Gan, Cóc – Góc, Thuyết văn giải tự cho Giác 覺 – đọc là Cạc. Cổ nhạc thiết 古岳切. Không phải bỗng dưng mà xương tiếp giáp với bàn chưn gọi là xương chày. Như thể ta có thể nghĩ đến một phương án khác, đó là có thể ngày xưa còn gọi là bánh Chày, và cũng từ nét nghĩa giày xéo mà phái sinh ra  âm cày, cạy, đày.

8. https://nghiencuulichsu.com/2019/01/14/quan-the-mo-boc-duong-la-cuon-vo-tu-chan-kinh-cua-nguoi-viet/

9. Bài thơ trên điện Thái Hòa, kinh thành Huế và câu đối ở đền thờ Hai Bà Trưng ở đền Hát Môn.

文 獻 千 年 國,

車 書 萬 里 圖,

鴻 厖 開 闢 後,

南 服 一 唐 虞.

Văn hiến thiên niên quốc,

xa thư vạn lý đồ,

Hồng Bàng khai tịch hậu,

Nam phục nhất Đường Ngu.                   

大義復夫讎猶令東漢當辰嶺南六十五城勞逺略

鴻圖肇國統從此皇丁而後越甸數千餘載定天書.

Đại nghĩa phục phu thù do lệnh Đônh Hán đương thời Lĩnh Nam lục thạp ngũ thành lao viễn lược.

Hồng đồ triệu quốc thống, tòng thử Hoàng Đinh nhi hậu, Việt Điện sổ thiên dư tải định thiên thư.

Cấn tượng là Sơn 山, núi có hình ảnh tam giác như cái búa hay cái Việt戉. Hình ảnh này được ghi lại trong mộ Bộc Dương.

10. Với nghĩa này cho ta biết, quẻ Khiêm là Dần Thân, quẻ Hằng là Sửu Mùi, vì theo câu chuyện người ta giết Trâu – Sửu, Dê - Mùi khi cưới nhau.

11. Chữ 戉 dùng như chữ Việt 越, chỉ người Lạc Việt. Cấn 艮, xưa dùng chữ Cấn 斤cái búa, chữ Việt 戉cũng có nghĩa là cái búa, do đó chữ Việt 戉cũng chỉ quái Cấn 艮.

12. Đây là bài ca dao nói về các hiện tượng thường xảy ra theo mùa căn cứ vào hành của 10 thiên can, toàn văn như sau:

甲乙祀豊年,丙丁防大旱,戊己損田園,庚辛牛馬勤,壬癸水昇天

Giáp Ất tự phong niên, Bính Đinh phòng đại hạn, Mậu Kỷ tổn điền viên, Canh Tân ngưu mã động, Nhâm Quý thủy thăng thiên.

Giáp Ất (Xuân)  cầu cho mùa màng tươi tốt, Bính Đinh (Hạ) đề phòng hạn hán, Mậu Kỷ (trung gian) lo ruộng vườn bị tổn hại, Canh Tân (Thu) thường xảy ra dịch bịnh gia súc, Nhâm Quý (Đông) nước lên trời, ý nói thường bão lụt.

Sách vở Trung Hoa:

甲乙是豐年,丙丁偏大旱,戊己好收田,庚辛人馬勤,壬癸水逢天。

Giáp Ất thị phong niên. Bính Đinh thiên đại hạn, Mậu kỷ hảo thâu điền, Canh Tân nhân mã động, Nhâm Quý thủy phùng thiên.

Giáp Ất (Xuân) là mùa màng tươi tốt, Bính Đinh (Hạ) thường hạn hán, Mậu Kỷ (trung gian) nên mua ruộng, Canh Tân (Thu) người ngựa phải lao động. Nhâm quý (Đông) nước gặp trời (ý nói nước rất lớn, tức bão lụt).

Như vậy câu tục ngữ nói trên có sự khác nhau giữa Việt và Hoa, xin có ý kiến như sau:

Câu tục ngữ này chủ yếu nói về ảnh hưởng bởi Hành của Can đối với đời sống nông nghiệp, chủ yếu xấu, đúc kết như vậy để con người rút kinh nghiệm mà ứng xử, do đó câu của người Việt, theo tôi phù hợp hơn, ví như mùa xuân (Giáp Ất) là mùa trồng lúa, nhưng không phải cứ trồng là tốt nên phải cầu nguyện, mùa hạ (Bính Đinh) là dễ hạn hán nên cần đề phòng, vì lúc này lúa đang trổ bông, ngậm hột, nếu thiếu nước thì mất mùa, nguy to, sau hạ là mùa thu (Canh Tân), cỏ ít nên nguồn lương thực cho đại gia súc thiếu hụt, cộng thêm âm khí càng lúc càng mạnh nên ngựa trâu dễ bị bệnh, mùa đông (Nhâm Quý) thì mưa nhiều nên phải phòng bão lụt. Trong khi đó các câu của Trung Hoa lại không thống nhất nội dung, ví như Giáp Ất thị phong niên, mùa xuân là lúc được mùa của năm, Mậu Kỷ nên mua ruộng vườn, thế thì đâu có nội dung cảnh báo con người, hay Canh Tân nhân mã động, nghĩa là mùa thu con người và ngựa phải làm việc để thu hoạch lúa v.v.. Có thể các câu của Trung Hoa do lâu ngày nên viết lại không đúng với tinh thần cảnh giác các hiện tượng xấu theo mùa để con người cảnh giác mà khắc phục. Điều này chứng minh rằng Trung hoa  không phải là chủ nhân của Dịch học.

13. Theo tôi [mộc] là phái âm của [mọc] một âm thuần Việt, tất nhiên chữ cũng của người Việt. Thuyết văn giải tự giải thích 木. 冒地而生. Mộc. Mạo địa nhi xuất. Mộc. Đội đất mà lên hay mọc lên từ đất. Như vậy rõ ràng đây là giải thích động từ [mọc] vì vậy Mộc là hành của hướng Đông, Đế xuất hồ chấn – Mặt trời mọc ở hướng Đông. Ngày nay ta biết Mộc là cây, có nghĩa là người ta đã sử dụng động từ làm danh từ rồi chết nghĩa nên từ đó ta cứ nghĩ Mộc là từ Hán Việt.

14. Chày – Cối, chữ Nho là Chử 杵Cữu臼. Với việc trùng âm đầu [ch-c] ta có thể chắc chắn rằng Chày cối là cách đọc khác của 杵 臼. Việc biến âm theo thời gian là điều bình thường, ngay cả ngày nay tiếng Việt cũng được phát âm khác nhau giữa các vùng trong nước, nếu các vùng đó biệt lập hoàn toàn, có nghĩa là không có bất cứ một liên kết nào với các vùng khác, tôi tin rằng chỉ vài trăm năm nó sẽ trở thành xa lạ đối với người Việt.

Chày cối là hai công cụ liên quan trực tiếp đến đời sống nông nghiệp như hình ảnh trên trống đồng cho thấy, nó cũng được ghi chép vào kinh Dịch 《繫辭》斷木爲杵,掘地爲臼。杵臼之利,萬民以濟。《禮•雜記》杵以梧。《註》所以擣也。(Hệ từ) Đoạn mộc vi chử, quật địa vi cữu, chử cữu chi lợi, vạn dân dĩ tề. (Lễ. Tạp ký) Chử dĩ ngô. (Chú) Sở dĩ đảo giả.  Chặc cây làm chày, đào đất làm cối, lợi ích chày cối, mọi người đều biết. Chày làm bằng cây ngô đồng. Vì có thể nện, giả vậy.

Ta thấy chử Chày 杵 gồm Mộc 木và Ngọ 午, hội ý là cây phương nam hay cây của người Nam, tức là cái chày là sản phẩm của người Nam hay Việt. Chày ngày xưa người ta thường làm bằng cây ngô đồng 梧桐, có thể vì vậy mà triều Nguyễn dùng cây này tượng trưng bậc đế vương, theo truyền thuyết phượng hoàng chỉ đậu cây ngô đồng, truyền thuyết này có từ thời Phục Hy. Vì vậy khi cho đúc cửu đỉnh, vua Minh Mạng đã cho chạm khắc trên chiếc đỉnh mang thụy hiệu của mình –Nhân đỉnh – các họa tiết thể hiện cây ngô đồng.

 

________________

Chú Thích:

(1) Hình thức hai loại bánh này bắt nguồn từ giấc mộng của Lang Liêu “或方或圓,以象天地之形” những câu tiếp theo chỉ mở rộng hai khái niệm Thiên Địa mà thôi, do đó trong câu以青色葉包裹為方形, 以象(天) 地包藏萬物焉-“- Lấy lá xanh gói thành hình vuông” . Đã là “方形 phương hình tất là Địa chứ sao bao gồm cả Thiên, chữ Thiên天 trong câu này, theo tôi là sự nhầm lẫn do trong quá trình nhập liệu của người đời sau chứ nguyên văn trước chắc không có, ta có thể so sánh với câu sau đã nói về cái bánh hình tròn “圓形 viên hình” tượng trưng cho Thiên “捏作圓形以象天- Niết tác viên hình dĩ tượng thiên - Nhào thành hình tròn để tượng trưng cho Trời”. Việc nhầm lẫn như vậy là chuyện bình thường, vì vậy trong bản dịch này tôi bỏ chữ Thiên này, cụ thể là以象 天 地包藏萬物焉thành以象地包藏萬物焉.

(2) Lưu ý lịch Kiến Dần không có tháng Chạp và Giêng.

(3) 「破瓜」比喻女子十六歲。因瓜字在隸書及南北朝的魏碑體中,可拆成二個八字,二八一十六,故當時人以「破瓜」表示女子芳齡.

[Phá qua] tỉ dụ nữ tử thập lục tuế. Nhân qua tự tại lệ thư cập nam bắc triều đích bia thể trung, khả chiết thành nhị cá bát tự, nhị bát nhất thập lục, cố đương thời nhân dĩ [phá qua] biểu thị nữ tử phương linh.

[Phá qua] dụ cho con gái 16 tuổi. nguyên do là vì cách viết chữ Lệ và cách dùng trong văn bia của nam bắc triều, chữ qua có thể tách thành hai chữ bát, hai tám mười sáu. Vì vậy thời ấy người ta dùng [phá qua] để biểu thị số tuổi thơ mộng của con gái.

(4) Chữ chưng tượng hình biểu ý này蒸,烝 dưới bộ hỏa, trên chữ chưng. Theo tôi ban đầu có thể là như thế này: Dưới bộ hỏa – chữ nhất – chữ thủy – chữ nhất (Lẽ nào nấu mà không có nước).Tuy nhiên có thể trong quá trình viết nó đã biến thành chữ như trên. Lý do là viết như thế có thể là cho thuận bút.

(5) Chữ này hiện nay không có âm.

(6) Theo tôi, có thể hai âm “bạc trì” này vốn là “bạch trĩ” tên gọi một loài chim hình dáng như gà, chỉ vô cực hay trời tức Hà đồ, vì vậy mà có chuyện người Việt dùng truyền thuyết để nhờ Tàu giữ giùm, đó là Bạch Trĩ truyện, tương kế tựu kế mà.

(7) Về ngữ âm [C] liên quan đến [G] ta thấy trong Can – Gan, Cóc – Góc, Thuyết văn giải tự cho Giác 覺 – đọc là Cạc. Cổ nhạc thiết古岳切. Không phải bỗng dưng mà xương tiếp giáp với bàn chưn gọi là xương chày. Như thể ta có thể nghĩ đến một phương án khác, đó là có thể ngày xưa còn gọi là bánh Chày, và cũng từ nét nghĩa giày xéo mà phái sinh ra  âm cày, cạy, đày.

(8) https://nghiencuulichsu.com/2019/01/14/quan-the-mo-boc-duong-la-cuon-vo-tu-chan-kinh-cua-nguoi-viet/

(9) Bài thơ trên điện Thái Hòa, kinh thành Huế và câu đối ở đền thờ Hai Bà Trưng ở đền Hát Môn.

文 獻 千 年 國,

車 書 萬 里 圖,

鴻 厖 開 闢 後,

南 服 一 唐 虞.

Văn hiến thiên niên quốc,

xa thư vạn lý đồ,

Hồng Bàng khai tịch hậu,

Nam phục nhất Đường Ngu.                   

大義復夫讎猶令東漢當辰嶺南六十五城勞逺略

鴻圖肇國統從此皇丁而後越甸數千餘載定天書.

Đại nghĩa phục phu thù do lệnh Đônh Hán đương thời Lĩnh Nam lục thạp ngũ thành lao viễn lược.

Hồng đồ triệu quốc thống, tòng thử Hoàng Đinh nhi hậu, Việt Điện sổ thiên dư tải định thiên thư.

(10)  Cấn tượng là Sơn山, núi có hình ảnh tam giác như cái búa hay cái Việt戉. Hình ảnh này được ghi lại trong mộ Bộc Dương.

(11) Với nghĩa này cho ta biết, quẻ Khiêm là Dần Thân, quẻ Hằng là Sửu Mùi, vì theo câu chuyện người ta giết Trâu – Sửu, Dê - Mùi khi cưới nhau.

(12)   Chữ戉 dùng như chữ Việt 越, chỉ người Lạc Việt. Cấn 艮, xưa dùng chữ Cấn 斤 cái búa, chữ Việt 戉cũng có nghĩa là cái búa, do đó chữ Việt 戉cũng chỉ quái Cấn 艮.

(13) Đây là bài ca dao nói về các hiện tượng thường xảy ra theo mùa căn cứ vào hành của 10 thiên can, toàn văn như sau:

甲乙祀豊年,丙丁防大旱,戊己損田園,庚辛牛馬勤,壬癸水昇天

Giáp Ất tự phong niên, Bính Đinh phòng đại hạn, Mậu Kỷ tổn điền viên, Canh Tân ngưu mã động, Nhâm Quý thủy thăng thiên.

Giáp Ất (Xuân)  cầu cho mùa màng tươi tốt, Bính Đinh (Hạ) đề phòng hạn hán, Mậu Kỷ (trung gian) lo ruộng vườn bị tổn hại, Canh Tân (Thu) thường xảy ra dịch bịnh gia súc, Nhâm Quý (Đông) nước lên trời, ý nói thường bão lụt.

Sách vở Trung Hoa:

甲乙是豐年,丙丁偏大旱,戊己好收田,庚辛人馬勤,壬癸水逢天。

Giáp Ất thị phong niên. Bính Đinh thiên đại hạn, Mậu kỷ hảo thâu điền, Canh Tân nhân mã động, Nhâm Quý thủy phùng thiên.

Giáp Ất (Xuân) là mùa màng tươi tốt, Bính Đinh (Hạ) thường hạn hán, Mậu Kỷ (trung gian) nên mua ruộng, Canh Tân (Thu) người ngựa phải lao động. Nhâm quý (Đông) nước gặp trời (ý nói nước rất lớn, tức bão lụt).

Như vậy câu tục ngữ nói trên có sự khác nhau giữa Việt và Hoa, xin có ý kiến như sau:

Câu tục ngữ này chủ yếu nói về ảnh hưởng bởi Hành của Can đối với đời sống nông nghiệp, chủ yếu xấu, đúc kết như vậy để con người rút kinh nghiệm mà ứng xử, do đó câu của người Việt, theo tôi phù hợp hơn, ví như mùa xuân (Giáp Ất) là mùa trồng lúa, nhưng không phải cứ trồng là tốt nên phải cầu nguyện, mùa hạ (Bính Đinh) là dễ hạn hán nên cần đề phòng, vì lúc này lúa đang trổ bông, ngậm hột, nếu thiếu nước thì mất mùa, nguy to, sau hạ là mùa thu (Canh Tân), cỏ ít nên nguồn lương thực cho đại gia súc thiếu hụt, cộng thêm âm khí càng lúc càng mạnh nên ngựa trâu dễ bị bệnh, mùa đông (Nhâm Quý) thì mưa nhiều nên phải phòng bão lụt. Trong khi đó các câu của Trung Hoa lại không thống nhất nội dung, ví như Giáp Ất thị phong niên, mùa xuân là lúc được mùa của năm, Mậu Kỷ nên mua ruộng vườn, thế thì đâu có nội dung cảnh báo con người, hay Canh Tân nhân mã động, nghĩa là mùa thu con người và ngựa phải làm việc để thu hoạch lúa v.v.. Có thể các câu của Trung Hoa do lâu ngày nên viết lại không đúng với tinh thần cảnh giác các hiện tượng xấu theo mùa để con người cảnh giác mà khắc phục. Điều này chứng minh rằng Trung hoa  không phải là chủ nhân của Dịch học.

(14) Theo tôi [mộc] là phái âm của [mọc] một âm thuần Việt, tất nhiên chữ cũng của người Việt. Thuyết văn giải tự giải thích 木. 冒地而生. Mộc. Mạo địa nhi xuất. Mộc. Đội đất mà lên hay mọc lên từ đất. Như vậy rõ ràng đây là giải thích động từ [mọc] vì vậy Mộc là hành của hướng Đông, Đế xuất hồ chấn – Mặt trời mọc ở hướng Đông. Ngày nay ta biết Mộc là cây, có nghĩa là người ta đã sử dụng động từ làm danh từ rồi chết nghĩa nên từ đó ta cứ nghĩ Mộc là từ Hán Việt.

(15) từ nón là từ nói phản của núi non thành nón (nui) núi là tượng của quái Cấn, tượng trưng cho sinh thực nam.

(16) Chày – Cối, chữ Nho là Chử 杵Cữu臼. Với việc trùng âm đầu [ch-c] ta có thể chắc chắn rằng Chày cối là cách đọc khác của 杵 臼. Việc biến âm theo thời gian là điều bình thường, ngay cả ngày nay tiếng Việt cũng được phát âm khác nhau giữa các vùng trong nước, nếu các vùng đó biệt lập hoàn toàn, có nghĩa là không có bất cứ một liên kết nào với các vùng khác, tôi tin rằng chỉ vài trăm năm nó sẽ trở thành xa lạ đối với người Việt.

Chày cối là hai công cụ liên quan trực tiếp đến đời sống nông nghiệp như hình ảnh trên trống đồng cho thấy, nó cũng được ghi chép vào kinh Dịch 《繫辭》斷木爲杵,掘地爲臼。杵臼之利,萬民以濟。《禮•雜記》杵以梧。《註》所以擣也。(Hệ từ) Đoạn mộc vi chử, quật địa vi cữu, chử cữu chi lợi, vạn dân dĩ tề. (Lễ. Tạp ký) Chử dĩ ngô. (Chú) Sở dĩ đảo giả.  Chặc cây làm chày, đào đất làm cối, lợi ích chày cối, mọi người đều biết. Chày làm bằng cây ngô đồng. Vì có thể nện, giả vậy.

Ta thấy chử Chày 杵 gồm Mộc 木và Ngọ 午, hội ý là cây phương nam hay cây của người Nam, tức là cái chày là sản phẩm của người Nam hay Việt. Chày ngày xưa người ta thường làm bằng cây ngô đồng梧桐, có thể vì vậy mà triều Nguyễn dùng cây này tượng trưng bậc đế vương, theo truyền thuyết phượng hoàng chỉ đậu cây ngô đồng, truyền thuyết này có từ thời Phục Hy. Vì vậy khi cho đúc cửu đỉnh, vua Minh Mạng đã cho chạm khắc trên chiếc đỉnh mang thụy hiệu của mình –Nhân đỉnh – các họa tiết thể hiện cây ngô đồng.

 

Viên Như

Nguồn: tác giả gửi

_________________

 

Trang Thời Sự