LỄ NÔ EN

Trần Trọng Sỹ

http://sachhiem.net/TTS/TG/TranTrongSy09.php

21-Dec-2019

Gần đến ngày Nô En, cả thế giới tưng bừng chào đón mùa Giáng Sinh nhộn nhịp. Mục sư John Ogwyn có một bài viết về Nô En mà tôi cho là rất hay, và có lẽ người Pháp cũng nghĩ như tôi, nên bài viết được dịch sang tiếng Pháp. Tôi mạo muội điểm sách từ bản tiếng Pháp và tham luận thêm về những gì Ogwyn đưa ra để cống hiến bạn đọc trong những ngày lễ sắp tới.(TTS)

THẾ TỤC HÓA NGÀY NÔ EN

Nô En là một thương hải tang điền trải qua nhiều biến thiên nhất trong lịch sử nhân loại.

Từ một ngày thờ thần mặt trời, trở thành ngày sanh của Dêsu, rồi trở thành chiến lược đầu tư cho nước ngọt Coca Cola, và bây giờ trở thành ngày lễ mua sắm của trẻ em và sự sum họp gia đình.

Gần đây có sự tung hứng rầm rộ như thường lệ của báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Dân Trí, VNExpress mỗi khi có dịp PR các giá trị tây phương mà đặc biệt là các giá trị Kytô giáo vào VN, nhằm mục đích đưa ra thông điệp để mọi người cảm thấy lễ Nô En đang được dân tộc VN tưng bừng chào đón.

Thực tế tôi cũng công nhận ngày nay, lễ Nô En tại VN còn tưng bừng hơn cả thời kỳ Ngô Đình Diệm, đúng như lời TBT Nguyễn Phú Trọng từng tuyên bố, Nô En là lễ của toàn thể người VN.

Thực vậy, người VN, từ một dân tộc nghèo đói, bỗng trong vòng chưa tới hai thập kỷ, lắm gia đình bần cố nông biến thành tỉ phú, lắm gia đình đánh cá biến thành đại gia, và nhu cầu ăn xài cũng theo đó gia tăng.

Số người Việt mua xe Audi, BMW có vẻ muốn qua mặt dân Pháp, và cũng buồn cười thay là ngày Halloween, dân Việt Nam, chả liên quan gì với văn hóa Hoa Kỳ, cũng tưng bừng đưa đoàn âm binh ra đường phố với đầy những gương mặt từ đáy mộ được Chúa làm phép sống dậy đi giữa đêm đầu đông... Nên nhớ, Halloween cũng là biến tướng của ngày lễ Các Thánh (La Toussaint - All saints day) Công Giáo, nhưng Công giáo VN không ầm ĩ đưa lên truyền thông, hình ảnh quỷ ma đội mồ đi ngợp đường phố chẳng là cái gì tích cực cho giá trị tôn giáo.

Từ góc nhìn này cho thấy rằng, hễ có dịp ăn chơi, thì dân Việt có tiền sẽ tung tiền ra ăn chơi, vì vậy ngày Nô En đúng là dịp để cả nước ăn chơi, tạo công ăn việc làm cho cung và cầu gia tăng mạnh đối với các thị trường tiêu thụ. Ta thấy người Việt nhập cảng và chào đón lễ tình nhân, lễ phụ nữ, lễ Halloween nao nức còn hơn người Âu Mỹ, âu cũng chẳng phải là chuyện lạ lùng gì, nó chứng tỏ bản sắc kém văn hóa thì bị văn hóa mạnh hơn áp đảo; mà ngày nay, văn hóa đi đôi với sức mạnh của thời trang và đồng tiền.

Đối với người ở bắc bán cầu, Nô En và tết dương lịch chỉ là dịp lễ hội để làm cho mùa đông khơi lên bếp lửa ấm sum họp trong thân tộc đại gia đình, tôi nghĩ nó không xấu, và ở Tây phương, ngay thủ đô Paris, ngày Nô En ngoài đường tưng bừng đèn hoa mua sắm, nhưng nhà thờ thì lại tối im buồn thảm hơn bao giờ. Nói thì các bạn VN khó tin, nhưng nhà thờ bên Pháp gần như không trang hoàng đèn hoa như bên VN, mà chỉ có một hoặc hai cây thông treo vài quả cầu vàng thắt nơ đỏ để ngay trước cửa, và nếu ai chú ý, sẽ thấy nhà thờ đóng cửa im lìm như nhà mồ giữa mùa đông lạnh giá mặc cho thế sự nhộn nhịp đèn hoa vây chung quanh đang trôi chảy với tốc độ gia tăng vì đây là mùa của mua sắm, ăn chơi, nhậu nhẹt và thường cũng là ngày trai gái khi đã ngà say thì họ thường tặng cho Chúa những đấng hài đồng được gieo cấy vào đêm đông lạnh lẽo Chúa Sinh Ra Đời...

Để tặng cho ngày Nô En, tôi xin trích đoạn và giới thiệu bài viết của tác giả John Ogwyn, một mục sư nổi tiếng người Mỹ, được dịch ra tiếng Pháp như sau:

Pour des milliards de personnes de par le monde, la période de Noël est le moment de l’année le plus impatiemment attendu. Bien sûr, pour beaucoup d’autres, Noël est une période déprimante, qui accentue leur solitude et leur isolement familial. La saison de Noël est l’époque où il y a le plus grand nombre de fêtes et de réceptions. Mais c’est également celle qui enregistre le plus grand nombre de suicides.

Dịch:

Đối với hằng tỉ người trên khắp thế giới, mùa Nô En là mùa được chờ đợi nhiều nhất trong năm. Tuy nhiên, với một số đông người khác, Nô En lại là mùa hội gây buồn chán mất can đảm, mùa làm nổi cộm sự cô đơn và sự cách ly với gia đình. Mùa Nô En là thời gian có nhiều cuộc sum họp quây quần. Nhưng đồng thời cũng là lúc được ghi nhận là có nhiều người tự tử chết.

Hết dịch.

Nhập đề như vậy, cho thấy ngay, ngày Nô En, là ngày Giêsu giáng sinh, cách đây hơn 2000 năm, khi Giêsu oe oe chào đời, đã có hằng vạn đứa bé chết vì bị vua Hê Rốt ra lệnh truy sát, và hiện đại, cũng có hằng nghìn người tự sát mỗi năm.

Vậy Nô En là ngày của hân hoan hay là ngày của bất hạnh ?

Tôi sẽ lần luợt giới thiệu và đưa thêm ý kiến cho bài viết của tác giả John Ogwyn trên những điểm quan trọng theo sau:

Depuis des dizaines d’années, beaucoup de gens essaient de «laïciser» Noël, en supprimant toute allusion à Jésus-Christ et à Sa naissance. Aux États-Unis, des décisions judiciaires ont conduit à la suppression des crèches de Noël dans les cours des Palais de justice, et ont dissuadé bon nombre de chorales scolaires à chanter des chants de Noël à connotations religieuses. Mais, autant les références à Jésus-Christ ont été minimisées, autant le Père Noël est devenu le sujet incontournable en cette saison.

Dịch:

Từ hằng chục năm nay, người ta đã cố gắng "tục hoá" ngày Nô En, bằng cách loại bỏ toàn bộ mọi liên hệ đến Giêsu hay đến ngày sinh của ông ta. Tại Hoa Kỳ, những quyết định mang tính pháp luật đã đưa đến việc loại bỏ hang đá giáng sinh khỏi sân Pháp Viện, và cũng đã bài trừ việc cho các ca đoàn hát nhạc Nô En với âm bội tôn giáo. Tuy vậy, những gì liên quan đến Giêsu ngày càng được thu hẹp (hay loại bỏ) và hình ảnh ông già Nô En ngày càng trở nên là chủ thể không thể thiếu vắng cho mùa lễ hội này.

Hết dịch.

Đoạn văn trên cho thấy khi tư bản tấn công Kytô giáo, họ không hô hào bài trừ tôn giáo, mà họ chỉ nắm cái mũi của nó, tiếng Pháp là dévier, đẩy nhẹ nó lệch sang hướng thương mãi ăn chơi tiêu thụ, thế là tiêu tùng ngày Nô En của Chúa !

Des millions d’évangélistes sont profondément inquiets à ce sujet. S’estimant qu’ils sont en guerre contre les forces séculières hostiles, qui cherchent à éliminer tout ce qui touche au Christ et à la Bible, ils veulent « reprendre » Noël aux laïques.

Dịch:

Hằng triệu người tin theo Phúc Âm đã quan ngại sâu sắc đến sự kiện này. Tự cho là họ có bổn phận phải chiến đấu chống lại các thế lực thế tục thù địch đang tìm cách loại bỏ mọi giá trị của Đấng Cứu Thế và của Thánh kinh, và họ muốn "lấy lại" ngày Nô En từ tay của bọn thế tục.

Hết dịch

Vậy cho nên, những người kém lịch duyệt và thiếu sự sâu sắc mới không nhận thức được điều nay, cứ thấy trưng bày đèn hoa ăn chơi nhảy múa đầy đường là vội loa lên rằng đây là Kytô giáo thì bé cái nhầm, đó chính là những mũi dao thọc vào da thịt của các đấng chủ chăn, xót xa nhà thờ trơ lạnh ngày "chúa sinh ra đời" mà đường phố thì tấp nập đèn hoa, tựa như nhìn người yêu mình lên xe hoa về nhà chồng pháo nổ và hoa tung với đêm tân hôn rực nóng, còn mình thì lẻ bóng trong cái xó mùa đông ngồi gặm nhắm nỗi cô đơn chua xót lẽ ra vinh quang kia là của mình. Chưa hết, hãy nghe John Ogwyn nói tiếp:

Des millions d’autres personnes sont tout simplement dégoûtées ou offensées par le mercantilisme déraisonnable, associé à Noël. Noël est devenu aujourd’hui une activité commerciale particulièrement aux États-Unis – et au Canada. Pour la plupart des commerçants, les ventes de Noël représentent une part très importante de leurs marges bénéficiaires annuelles. C’est pourquoi, dès le début du mois de novembre, les mélodies traditionnelles de Noël retentissent dans les centres commerciaux, en Amérique du Nord. Les commerçants essayent de mettre les gens « dans l’ambiance », pour qu’ils commencent très tôt à faire leurs achats.

Dénonçant l’exploitation commerciale de cette saison – et profondément inquiets des tentatives engagées pour supprimer toute allusion à Dieu et à la Bible – de nombreuses personnes religieuses, bien intentionnées, exigent que le Christ soit « réhabilité » derrière les fêtes de Noël. Elles affirment que les laïques ont détourné une fête chrétienne, sacrée, à des fins individualistes.

Dịch:

Hằng triệu người khác chỉ đơn giản cảm thấy buồn nôn hay bị xúc phạm bởi các con buôn bất chấp thủ đoạn lợi dụng ngày Nô En. Nô En ngày nay là hoạt động thương mãi đặc biệt ở Hoa Kỳ và Gia Nã Đại. Đối với hầu hết thương gia, buôn bán Nô En là một đầu mối hết sức quan trọng cho các nguồn lợi tức hằng năm. Cho nên vì sao mà ngay đầu tháng 11, những bản nhạc truyền thống Nô En được phát thanh trên khắp các trung tâm thương mãi tại Bắc Mỹ. Các thương gia cố gắng đưa khách hàng và "không khí lễ hội" để họ bắt đầu mua sắm cho thật sớm.

Tố cáo sự khai thác thương mãi mùa Nô En -- và thấm thía lo ngại về những mưu toan loại bỏ tất cả những gì thuộc về Thiên Chúa hoặc Thánh kinh -- rất nhiều giới chức tôn giáo, đã rất cảnh giác, đòi hỏi rằng Đấng Cứu Thế phải được mặc trở lại đằng sau những (hình thức của) lễ Nô En. Họ xác nhận rằng người thế tục đã biến cải ngày lễ linh thiêng của Kitô giáo cho các mục đích cá nhân.

Hết dịch.

Cho nên báo chí VN in hình, khoe hình cây thông trang hoàng trước các cửa hàng, các khách sạn của Vingroup tại Hà Nội, là cách tích cực đóng góp vào công cuộc thế tục hóa ngày lễ thiêng liêng (một phần vì nghĩ rằng đây là văn minh Kytô giáo mà họ đang muốn truyền bá và phát huy tại VN) mà Vatican không muốn bị tư bản cướp đi.

Nhưng ngày Nô En được Giáo Hội La Mã ăn cắp của ngưòi Païen (tà giáo), nay bị người thế tục lấy lại, tôi thấy đó là việc châu về hợp phố, tưởng Giáo Hoàng cũng từng đã học câu thánh kinh " Rendre à César ce que de César" ( Hãy trả lại cho Sê-za những gì của Sê-za) ngài không nên buồn.

Tiếp đến, là một đoạn văn rất quan trọng:

La société occidentale est de plus en plus décrite comme une société « post-chrétienne », où les élites séculières sont devenues « les nouveaux païens ». Dans un tel environnement, les chrétiens devraient-ils se liguer pour, d’une certaine manière, reprendre Noël ? Dans une société de plus en plus coupée de Dieu, peut-on réduire cette fracture en encourageant les références à Jésus-Christ, pendant les fêtes de Noël ?

Dịch:

Xã hội tây phương ngày càng được mô tả như là một xã hội "tiền Kytô", nơi mà thành phần ưu tú thế tục đã trở thành "bọn ngoại đạo mới". Trong một môi trường như vậy, nguời Kytô giáo phải đoàn kết lại bằng một cách thức nào đó để giành lại ngày Nô En ? Trong một xã hội ngày càng cắt đứt với Thiên Chúa, người ta có thể thu hẹp sự rạn nứt này bằng cách khuyến khích đưa hình ảnh Giêsu trở lại với Nô En ?

Hết dịch.

Ogwin đặt ra câu hỏi có nên trả Nô En lại cho Kytô giáo hay không ? Đây là điều mà chính ông sẽ trả lời ở phần kết.

Các bạn thấy vì sao cả thế giới ăn mừng Nô En ? Ngay cả Nhật Bản, Đài Loan, là những quốc gia gần như chả liên hệ gì với Kytô giáo ?

Câu trả lời cho người mau mắn là, tất cả các quốc gia ngày nay đều muốn gia tăng GDP, mà buôn bán Nô En (les ventes de Noël) chính là một trong những món hàng hằng năm khiến cho GDP gia tăng rất mạnh.

Nhân loại vào thế kỷ thứ XX, ngay chuyện nam nữ giao hợp mà ngày xưa ai cũng đỏ mặt khi nói tới, thì ngày nay lại trở thành một thị trường tiêu thụ rất đắt đỏ cho mọi quốc gia, huống gì là buôn bán Nô En ! Sớm hay muộn, VN sẽ cho buôn bán các sản phẩm XXX tự do và la liệt như Âu Mỹ thôi, Nô En chỉ đi trước các mặt hàng tình dục vài chục năm.

Ngoài ra, vì sao John Ogwyn sử dụng cụm từ "bọn ngoại đạo mới" (les nouveaux paëns) ?

Xin thưa, vì trước khi Kytô giáo có mặt, tất cả các truyền thống văn hóa hay tôn giáo khác, đều đuợc sách vở Kytô giáo gọi chung là ngoại đạo hay tà đạo, điều này được xác minh qua cách thái hống hách vô lại mạ lị các giá trị văn hóa khác của Alexandre de Rhodes khi ông này sang VN. Ngày nay ai không tin vào Thiên Chúa hay Giêsu ở Âu Mỹ, cũng tự vỗ ngực hãnh diện tự gọi mình là lũ ngọai đạo mới mặc dù mục sư John Ogwin dùng nó với đôi chút chua cay mai mỉa, điều này cũng tương tự như người vô thần tự xưng là họ chả tin vào bất kỳ một "tên" thần linh nào cả, đừng bày đặt hăm dọa hay khoe khoang với họ một cách ấu trĩ.

Qua đoạn văn, ngoài việc có một bọn tà đạo mới, ta còn có thể rút ra một tiềm ẩn sâu kín khác của John Ogwyn mà chính ông không nhận ra : Kytô giáo đang xuống cấp trầm trọng tại các quốc gia khai sinh ra nó. Cái đầu tàu ngày nào nâng Kytô giáo lên ngai thống trị, thì cũng chính đầu tàu này, sẽ kéo nó lao xuống dốc diệt vong.

Một bài viết hấp dẫn như vậy, lại được một mục sư nổi tiếng viết, chỉ mới đọc vài đoạn đã lôi cuốn ngay.

Dĩ nhiên, loại bài như thế này, người đọc cùng quan điểm thì mát ruột mát gan, như uống một ly sinh tố đá bào khi trời nóng bức tại Sài Gòn, ngược lại thì như đỉa phải vôi, muốn lộn hết từ dưới lên trên. Nhưng ai đam mê bóng đá cũng vậy thôi, đội thắng thì ngập tràn HP, còn đội thua thì ngay cả cám ơn Chúa cũng không có can đảm để làm, dù hầu hết các đội vô địch thế giới đều là các đội tuyển của những quốc gia trong khối văn hóa Công giáo Rôma.

Hình minh họa: ông già Nô En được hãng Coca Cola sáng chế lần đầu tiên, với màu cờ của thương hiệu Coca năm 1931. Ta thấy bức hình chả có gì là tôn giáo, ông già cho đứa bé uống coca, một bích chương quảng cáo thuần túy thương mãi.

Lễ Nô En cũng đơn giản như lễ Phật Đản, là ngày Giêsu giáng sinh, ngày Phật xuất thế, nhưng ngày Giáng Sinh lại cực kỳ phức tạp không mang ý nghĩa chân chất như ngày sinh của các bực hiền triết khác. Sự phức tạp của ngày Chrismas luôn được các chủ chăn Công giáo che giấu, nhất là tại VN.

Đối với Phật Giáo thì ngày Phật Đản là ngày lễ quan trọng nhất, thì bên Kytô giáo, ngày lễ được rao giảng là quan trọng nhất không phải ngày giáng sinh, vì đây là một ngày bịa đặt. Ngày lễ quan trọng nhất là ngày Chúa Phục Sinh, vì ngày này có ghi trong Tân Ước.

II - NGUỒN GỐC LỄ NÔ EN

Saviez-vous que des fêtes de Noël se tenaient à Rome, bien avant qu’il n’y en ait eu à Jérusalem ? Comment est-il possible qu’une fête, dans la plupart du temps associée à Jésus-Christ de Nazareth, tire ses origines de Babylone et de l’Égypte, plusieurs siècles avant Sa naissance ? Et, comment une telle fête peut-elle être si largement reconnue comme chrétienne ?

Dịch:

Bạn có biết rằng những cuộc lễ Nô En đã được tổ chức tại La Mã trước xa khi lễ này diễn ra tại Jérusalem không ? Làm sao một lễ hội, từ lâu được gắn liền với tên tuổi của Giêsu Đấng Cứu Thế người Nazareth, lại có thể bắt nguồn từ Babylone và từ Ai Cập, hằng vài thế kỷ trước khi ông ta sinh ra đời ? Và, làm thế nào mà một lễ hội như vậy lại nghiễm nhiên được thừa nhận là lễ của Kitô giáo ?

Hết dịch.

Sau đó, có những đoạn tôi không dịch ở đây, như đoạn John Ogwyn giải thích từ Chrismas của tiếng Anh hay Noël của tiếng Pháp có nghĩa là "mass of Christ", tức là lễ Misa của Giêsu, không hề mang ý nghĩa cho một ngày sinh nhật.

Pourtant, même les sources catholiques reconnaissent que Noël ne faisait pas partie des premières fêtes célébrées par l’Église, et qu’elle n’a aucune origine apostolique.

Dịch:

Tuy nhiên ngay kinh điển Công Giáo cũng công nhận lễ Nô En không được cử hành trong Giáo Hội vào thời kỳ đầu tiên, và (như vậy) nó chẳng có một nguồn gốc tông truyền nào !

Hết dịch.

Câu văn của Ogwin mang ý nghĩa gì ?

Đơn giản nghĩa là một sự kiện được bịa đặt sau này, chứ nguyên thủy chả hề có cái gọi là lễ Nô En !

Kinh Tin Kính dạy rằng giáo hội Rôma là giáo hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền, nhưng lễ giáng sinh của Giêsu thì lại không được tông truyền, mà được bắt nguồn từ tà đạo !

Chắc người Công giáo nghe rất nghịch nhĩ, nhưng sự thật là như vậy.

Ngày Nô En đầu tiên cử hành vào năm 245 được mục sư John Ogwyn ghi nhận như sau:

...à la fin de l’an 245, Origène, dans sa huitième homélie du Lévitique, repoussa l’idée pécheresse de l’observance de l’anniversaire de la naissance du Christ “comme s’il s’agissait d’un roi Pharaon”

Dịch:

...vào cuối năm 245, cha Origène, trong buổi giảng thứ 8 về Sách Lê-Vi (một trong ngũ kinh của Cựu Ước - chú thích của TTS), đã đẩy ý tưởng tội lỗi bắt buộc phải ăn mừng ngày sinh nhật của Giêsu "như ăn mừng sinh nhật vua Pharaon (vua Ai Cập, kẻ thù của dân Chúa Do Thái - chú thích của TTS).

Hết dịch.

Theo một số tài liệu khác được tham khảo, thì ngày Nô En đầu tiên được tổ chức tại Rôma năm 336.

Đối với truyền thống Do Thái và Kytô nguyên thủy, việc mừng sinh nhật là một ý tưởng tội lỗi (l'idée pécheresse), nhưng ngày nay chả ai quan tâm đến việc các tông đồ có truyền lại tục lệ mừng giáng sinh hay không. Giáo dân CG đa phần đều biết rất ít về giáo lí cũng như lịch sử tôn giáo mà họ theo, họ chỉ biết tin theo lời của chủ chăn; mà ngay chủ chăn, theo như tôi nghe họ thuyết giảng cho con chiên, chính họ cũng rất mù mờ về kinh thánh hay lịch sử hình thành của Kytô giáo (hoặc họ phải giả khờ qua ải).

Đây là bằng chứng Kytô giáo không kỷ niệm ngày sinh nhật, được một website Kytô giáo https://rcg.org/articles/abcc.html kết luận như sau:

What we have described above is far different than celebrating birthdays with all of the usual pagan traditions! Celebrating the day of one’s birth, as though it were a special occasion, is wrong. It violates God’s command. It keeps people selfishly focused on their temporary, physical lives, when God’s purpose is to give mankind eternal life in His Family. True Christians should be focused on how their lives are preparing them for rulership on this Earth at the Return of Jesus Christ.

Realize that God hates all pagan customs and traditions—birthday celebrations are not an exception!

Dịch:

Điều mà chúng ta giải thích ở trên thật khác xa với việc tổ chức mừng sinh nhật với tất cả truyền thống thông thường của ngoại đạo. Mừng ngày sinh nhật của một người, như thể đó là một thời khắc đặc biệt, là sai trái. Nó vi phạm luật Chúa, nó khiến người ta tập trung một cách ích kỷ vào đời sống vật lý tạm bợ, trong khi mục tiêu của Thiên Chúa là cho loài người một đời sống vĩnh hằng trong gia đình của Ngài. Kytô hữu chân chính sẽ đặt trọng tâm trên cách sống để chuẩn bị cho chính mình đúng theo lề luật của trần gian này vào ngày mà Đấng Kytô tái lâm.

Phải biết rằng Thiên Chúa ghét toàn bộ các tập tục và thói quen của ngoại đạo -- ăn mừng sinh nhật không là một ngoại lệ !

Hết dịch.

Nhiều kinh thánh được bài viết trên trích dẫn để chứng minh Thiên Chúa không ưa việc ăn mừng ngày sinh của bất kỳ kẻ nào. Ai thích tìm hiểu thêm nên vào link tôi đưa mà đọc. Tôi không đi sâu vào chi tiết, mà chỉ trích dẫn kết luận về việc kinh thánh thực sự xem việc ăn mừng Giáng Sinh do cha Origène đề xướng vào năm 245 là hành động tôi lỗi, trái với thánh điển Do Thái giáo và Kytô giáo.

Chúng ta lại đọc tiếp mục sư John Ogwyn:

Le Nouveau Testament révèle clairement certaines dates importantes ; nous lisons, par exemple, que Jésus-Christ est mort le jour de la Pâque. Mais les Écritures ne mentionnent pas la date de naissance de Jésus, et ne disent point que les chrétiens la célébrèrent. En fait, la Bible associe la célébration des anniversaires de naissance aux pratiques des rois païens, et elle ne désigne jamais de telles célébrations comme étant positives. C’est pourquoi, Origène – l’un des premiers « Pères » de l’Église romaine, qui écrivit au 3ème siècle – fut choqué à l’idée même de célébrer la naissance du Sauveur.

Dịch:

Thánh kinh Tân Ước thần khải một cách rõ ràng một số ngày quan trọng; Chúng ta đọc, như chẳng hạn, Giêsu chết vào ngày lễ Phục Sinh. Nhưng các Thánh điển không đề cập đến ngày sinh của Giêsu, và chẳng một chữ tơ hào nào về việc ăn mừng sinh nhật của ngài. Thực vậy, kinh Thánh liên kết việc ăn mừng ngày sinh nhật vào với tập tục của các vua ngoại đạo, và kinh Thánh không bao giờ cho rằng sự ăn mừng như vậy là một điều tốt. Và vì vậy tại sao Origène -- một trong những vị "Cha" nguyên thủy của Giáo Hội Rôma viết ra trong thế kỷ thứ 3 -- đã gây sốc với ngay cả ý tưởng cử hành lễ hội mừng Chúa ra đời.

Hết dịch.

Như đã nói ngay vào đầu, đây là bài điểm sách và giới thiệu sách chứ không phải là bản dịch cho toàn bài viết của mục sư John Ogwyn.

Tôi chỉ dịch song song những đoạn văn quan trọng. Và dựa vào sườn bài của Ogwin mà triển khai những ý tưởng chính. Riêng tôi không đủ kiến thức để viết một bài xuất sắc như của mục sư.

Tiếp theo, Ogwin trình bày về sự tiêu diệt văn hóa ngoại đạo trong vùng Trung Đông bằng cách đánh cắp và chế biến các sản phẩm văn hóa khác khi Kytô giáo chưa đủ sức mạnh để tàn sát và tiêu diệt trọn gói như vào thời kỳ Kha Luân Bố khám phá Mỹ Châu.

Những đánh cắp văn hóa Trung Đông bao gồm:

A => Thần Mặt Trời:

Lorsque l’Église catholique établit une fête en l’honneur de la naissance du Messie, elle s’arrangea pour que celle-ci coïncide avec une fête païenne existante, laquelle célébrait la naissance du dieu soleil.

Dịch:

Khi mà Giáo Hội Công giáo thiết lập một ngày lễ để vinh danh đấng Cứu Thế, thì Công giáo dàn xếp sao cho lễ này trùng hợp với một ngày lễ ngoại đạo đã có sẵn, đó là ngày ăn mừng sự ra đời của thần mặt trời.

Hết dịch.

Văn vẻ thì như vậy, chứ nôm na là đi ngang hàng rào nhà giàu hàng xóm, thấy người ta phơi cái áo đẹp quá, bèn len lén chui lỗ rào, "cầm nhầm" mà mặc vào người.

Thói đánh cắp này vẫn tồn tại đến ngay nay, đơn cử là Alexandre de Rhodes, gần như chả có công lao gì trong việc tạo ra chữ Việt La Tinh, nhưng cứ mặc cái áo ấy vào, rồi cho lâu la thảo khấu văn hóa hô vang lên rằng cái áo này đẹp quá, rực rỡ quá, nhưng khi nhìn lên mặt người mặc áo, ta thấy cái thây ma  tô son điểm phấn của tên cướp, hắn đã mặc cái áo vào rồi, bây giờ chỉ việc gõ trống la làng nữa cho thêm hợp pháp.

Đâu phải chỉ có vụ Việt ngữ La Tinh, ta còn thấy Nhà Thờ Lớn Hà Nội là của ai ?

Mọi người đều biết đó là đất Chùa Báo Thiên do vua Lý tạo dựng gần nghìn năm trước. Quân cưóp đã trâng tráo ủi sập chùa (dù là chùa đã cũ) và cho xây Nhà Thờ. Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II khóc lóc cầu xin thế giới tha thứ 7 đại dương tội của Công giáo, trong đó có tội cướp nước, cướp đất (Mỹ châu không còn một con ruồi bản địa sống sót), cướp văn hóa, thì Nhà Thờ Lớn vẫn trơ trơ chảy giòng nước mắt cá sấu giả nhân giả nghĩa lung linh qua loạt đèn leb, như những giọt nước óng ánh trên hai chiếc tháp cao ngạo giữa thủ đô Hà Nội vào mùa Nô En.

Sự kiện xưng thú của Giaon Phaolồ II lại là một dịp để Giáo Hội ca tụng một mỹ danh mới cho ngài: dám xưng tội giữa toàn thể nhân loại, một sự kiện vô tiền khoán hậu của lịch sử, biểu hiện của dũng khí và lòng can đảm (chic) mà chỉ Đức Thánh Cha Rôma giáo mới có.

Ngày nay thì Nhà Thờ Lớn đèn hoa vào dịp Nô En còn rực rỡ hơn cả nhà thờ Đức Bà Paris. Tại Paris, cây Sapin lớn ngay trước là do thành phố làm, đèn đuốc là do các cửa hàng chung quanh quyên góp mà trang hoàng cho rực rỡ để câu khách mua sắm đúng như các báo lá cải tại VN chụp và khoe lên mạng, và cũng đúng như điều mà mục sư Ogwin nhận xét ở đầu bài: thương gia bán Nô En để làm giàu, hoàn toàn chả linh thiêng thần thánh gì cả. Nên nhớ, nhà thờ bên Âu châu còn không đủ ngân sách để duy trì, có nơi còn phải bán đi để làm nhà hàng, làm nhà trọ, thì tiền đâu mà trang hoàng ngày Nô En rực rỡ như các cửa hàng mua sắm ?

B => Thánh Mẫu:

L’image de « la mère et l’enfant » dans la religion était bien connue du monde païen antique. Dans l’Antiquité, les Babyloniens et les Égyptiens adoraient une « Madone » qu’ils révéraient comme la « Reine du ciel » – un titre que l’Église romaine appliqua, des siècles plus tard à Marie, la mère de Jésus. En Égypte, Isis était la mère et Horus était l’enfant. En Mésopotamie, c’étaient Ishtar et Tammuz.

Dịch:

Hình ảnh "mẹ bồng con" rất được thưởng thức trong thế giới cổ đại của người ngoại đạo. Vào thời kỳ Cổ Đại, người dân thành Babylone, dân Ai Cập tôn thờ thánh mẫu "Madone" mà họ cung kính như "Nữ Hoàng thiên giới" -- một tôn hiệu mà Giáo Hội Rôma áp dụng vài thế kỷ sau cho bà Maria, mẹ của Chúa Giêsu. Tại Ai Cập thì Thánh Mẫu Isis là mẹ và Horus là con. Trong văn minh Mésopotamie thì là Thiên Mẫu Ishtar với thần Tammuz.

Hết dịch.

Thiên mẫu Ishtar của văn minh cổ Mésopotamie trong khu vực Tây Á chung quanh hai con sông Tigris và Euphrates hơn hai thiên niên kỷ trước Tây lịch.

Nếu Công giáo chiếm nốt phần đất Á châu như giáo hoàng Gioan Phaolồ II di chúc cho thiên niên kỷ thứ III này, thì Phật Quan Âm, bà Cửu Thiên Huyền Nữ, bà Chúa Xứ Núi Sam sẽ trở thành Maria hay thánh mẫu châu Á tùy theo vùng miền. Đừng nói là Phật Quan Âm, ngay bà Thái Vương Phi Minh Đức thời chúa Nguyễn Phúc Lan, cải đạo thờ Giêsu, thì ngày nay đã được tôn hàm là Thánh Mẫu Tiền Hô huống gì Phật Quán Âm hay Cửu Thiên Huyền Nữ.

Cái sướng là khi vào Công Giáo nếu có chút danh tiếng, đều không sớm thì muộn sẽ được tôn thành thánh phụ thánh mẫu.

Tóm lại, Công giáo chủ trương quơ hết, y như Trung Quốc, cái gì trong tầm tay thì liếm vào Đường Lưỡi Bò, liếm không được thì nhả ra rình chờ cơ hội khác.

Người ta thường nói, đỉnh cao rất thường gặp gỡ, có 4 đỉnh cao giao nhau giữa đạo Thiên Tử và đạo Thiên Chủ mà tôi tạm liệt kê vào bảng đúc kết như sau (ai sáng kiến thấy gì khác trùng hợp giữa hai đỉnh cao này, xin cứ tự tiện thêm vào) :

Đạo Thiên Tử

 Đạo Thiên Chủ

TQ là trung tâm vũ trụ

Công Giáo là đạo trung tâm Hoàn Vũ

Thiên Tử là hoàng đế Trung Quốc cai trị Trung Hoa và tất cả các nưóc nhỏ chung quanh.

Giêsu là vua của tất cả các vua trên thế gian, ngài ngựở Thiên Cung nhìn xuống trần thế và giao chìa khóa cửa thiên đàng cho Giáo Hoàng.

Vatican là siêu quốc gia, siêu chính trị, siêu ngân hàng trên mặt đất.

TQ thôn tính các quốc gia lân cận, thu thiên hạ về một mối

Công Giáo mở rộng Nước Cha Trị Đến từ hai thiên niên kỷđến vô hạn. Nếu CG quy phục được thiên tử TQ, thì Đường Lưỡi Bò lại nằm trong Đường Lưỡi Chúa.

Quân xử thần tử thần bất tử bất trung. Tại Trung Hoa ngày xưa, và có lẽ ngay thời hiện tại, hoàng đế TQ có thể ra lệnh tru di tam, tứ, cửu tộc.

Chúa muốn sinh mạng của ai, thì kẻ đó không thể thoát, ngay cả khi nổi hứng ngài còn ra tay tiêu diệt toàn bộ thế giới bằng trận lụt kinh hoàng chưa từng có trong lịch sử được ngạo nghễ ghi lại trong thánh kinh.

=> Chúa Ba Ngôi.

Phần này không do mục sư Ogwin viết, tôi chỉ tùy tiện thêm vào, vì rất nhiều học giả cho rằng khái niệm Chúa Ba Ngôi, cũng được Kytô giáo mượn tạm của các nền văn minh khác, mà theo tôi là hoàn toàn chuẩn. Thực ra nói "mượn tạm" là khi chủ nhân còn sống, chứ khi chủ nhân đã chết hay đã bị tiêu diệt, thì nên gọi là cướp đoạt.

Trong kinh Cựu Ước, thực tế không có chỗ của Giêsu, tức Ngôi Hai.

Chúa Trời là duy nhất. Tính duy nhất ấy đưọc diễn ta rất rõ trong kinh (Deutéronome 6:4) như sau:

Écoute, Israël, l'Éternel est notre Dieu, Il est le seul Éternel.

Này, đất nước Do Thái, Đấng Vĩng Hằng là Thiên Chúa của chúng ta. Ngài là Đấng Vĩnh Hằng duy nhất !

Vậy thì nguyên thủy của Thiên Chúa giáo Độc Thần không hề có khái niệm Chúa Ba Ngôi.

Khi Giêsu được tôn làm Chúa, họ nhìn quanh, thấy các khái niệm về Tam Vị như của Ấn Giáo, và nếu đúng như BBC nghiên cứu và thông tin Giêsu từng du học bên Tây Tạng về, thì khái niệm Tam Bảo của đạo Phật hẵn đã được lan xa đến vùng Trung Đông.

Marie Sinclair, nữ bá Tước xứ Caithness (Tô cách Lan) nhận xét trong cuốn Old Truths in a New Light (Sự Thật xưa trong Ánh Sáng mới) như sau:

“It is generally, although erroneously, supposed that the doctrine of the Trinity is of Christian origin. Nearly every nation of antiquity possessed a similar doctrine. [The early Catholic theologian] St. Jerome testifies unequivocally, ‘All the ancient nations believed in the Trinity’ ”

dịch:

Thông thường, mặc dù lầm lẫn, người ta hay cho rằng học thuyết Tam Vị có nguồn gốc từ Kytô giáo. Nhưng gần như mọi quốc gia vào thời cổ đại đều có một học thuyết tương tự. [Nhà thần học sớm nhất] Thánh Jerome xác nhận một cách bất khả nghi rằng, 'Tất cả mọi quốc gia thời cổ đại đều tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi'

Ngày nay chỉ còn có tam vị của Công giáo Rôma, nhưng trước khi Giêsu ra đời đã có nhiều nền văn minh thờ Chúa Ba Ngôi trong vùng lân cận là

 

1 * Tam Vị của người Babylone giống chúa 3 ngôi của Công giáo nhất vì có con chim bồ câu Semiramis cũng được gọi là Chúa Thánh Thần (Holy Spirit).

2 * Tam vị cổ đại Ai Cập có Osiris là Chúa Cha, Isis là Chúa Mẹ và Horus Chúa Con

3 * Ba Ngôi của văn minh tối cổ Sumeria có trước Kytô giáo khoản 4 nghìn năm, théo đó vũ trụ được chia thành 3 vùng, mỗi vùng có một vị thần cai quản. Thần Anu coi trên trời, thần Enlil coi dưới đất và thần Ea coi dưới nước. Tam thần hợp lại gọi là "Tam Vị Đại Thần".

(“The universe was divided into three regions each of which became the domain of a god. Anu’s share was the sky. The earth was given to Enlil. Ea became the ruler of the waters. Together they constituted the triad of the Great Gods” ( The Larousse Encyclopedia of Mythology, 1994, pp. 54-55))

4 * Tam vị Ấn Giáo bao gồm Chúa Trời Brama, Vishnu và Shiva cũng có trước Chúa Ba Ngôi của Công Giáo và điều này ngày nay là kiến thức rất thông thường.

Các lư đồng ở TQ hay VN cũng luôn có 3 chân, ông Táo VN cũng được bắt bằng 3 viên gạch, ba vị vua cổ đại trong văn hóa Á Đông gọi là Tam Hoàng bao gồm: Phục Hy, Nữ Oa và Thần Nông...

Triết học Hy Lạp, qua khẩu ngôn của Aristote, nói về tam vị,  400 năm trước khi Giêsu ra đời, như sau:

Mọi sự vật đều có ba, và số ba này là tất cả: hãy sử dụng số này trong sự cầu nguyện các thần linh; bởi vì, như những người theo học thuật Pythagore nói, mỗi vật và mọi vật đều có ba phần, do bởi cái kết, khoản giữa và sự bắt đầu đều có con số này ở khắp nơi, và những tất cả này tạo thành số Tam Vị.

All things are three, and thrice is all: and let us use this number in the worship of the gods; for, as the Pythagoreans say, everything and all things are bounded by threes, for the end, the middle and the beginning have this number in everything, and these compose the number of the Trinity’

Nhưng tại sao chỉ có Công giáo là có Chúa Ba Ngôi, mà trong số các ba ngôi thì ba ngôi của Kytô giáo lại mù mờ và sinh sau đẻ muộn nhất ?

Dễ hiểu thôi, Công giáo là tôn giáo có đại bác, có ngân hàng, có cả một siêu quốc gia luôn lấn đất giành dân, nên thường ỷ mạnh nuốt yếu, khăng khăng thuyết Ba Ngôi dù không nêu tên rõ, nhưng được viết rất tường tận trong Thánh Kinh, mà cuốn Thánh kinh Kytô giáo thì nếu muốn bạn có thể tìm thấy đìện thoại di động hoặc máy vi tính trong đó.

Sao mà anh em nhà họ Thiên giống nhau như hai giọt nước, anh Thiên Tử thì nhất định rằng Hoàng Sa và Trường Sa được ghi chép trong quốc sử TQ, còn anh Thiên Chủ thì nhất định rằng Tam Vị Nhất Thể là món độc đáo Kytô giáo chả liên quan gì đến văn hóa của tà giáo ngoại đạo.

Chúng ta đọc tiếp tác giá mục sư Ogwin:

La véritable origine de Noël remonte à ces temps anciens, avant d’être adoptée par une Église « chrétienne » apostate. Le solstice d’hiver – le jour le plus court de l’année dans l’hémisphère Nord – était anciennement associé à la naissance du dieu soleil. C’était une période de festivités. Appelée les Saturnales par les Romains, cette fête ressemblait étonnamment à notre Noël moderne, où l’on offrait des cadeaux. Les hostilités cessaient, les offices civils étaient suspendus, et des fêtes étaient organisées. « D’ordinaire, les amis s’offrent des présents les uns aux autres, toutes les rivalités cessaient, il n’y avait pas d’exécution de criminels, les écoles étaient fermées, on ne déclarait pas la guerre, mais tout n’était que gaîté, chahut et débauche »

Dịch:

Nguồn gốc đích thực của Nô En vào thời xa xưa trước khi được Giáo Hội biến cải thành "món Kytô giáo" tông truyền. Ngày Đông Chí - ngày ngắn nhất trong năm trên bắc bán cầu - xưa kia, được gắn kết với sinh nhật của thần mặt trời. Đó là một mùa của các lễ hội được người Rôma gọi là Saturnales. Lễ này tình cờ lại rất giống với Nô En tân thời của chúng ta ở chỗ người ta tặng quà cho nhau. Hận thù dừng lại, văn phòng dân sự nghỉ việc, và lễ mừng được tổ chức. "thông thường, bạn bè tặng nhau quà cáp, tất cả mọi đối nghịch đều dừng lại, các tội phạm không bị hành hình, trường học được nghỉ, người ta không được tuyên chiến, tất cả chỉ là niềm vui, nhộn nhịp và ăn chơi"

Hết dịch.

Coi bộ không khí "Nô En" trước khi Giêsu ra đời mang đầy tính nhân văn, tất cả mọi xung đột đều dừng nghỉ để thư giản vui chơi, Ogwin tìm đâu được cuộn phim sinh động này vào thời cổ đại thì tôi không biết, ông đã diễn tả ngày Nô En cổ đại không khác ngày Nô En được thương mãi hóa của chúng ta, nhưng tôi không nghĩ rằng Nô En ngày xưa lại có thể  mang tính hiếu chiến văn hóa ồ at như sản phẩm của tư bản áp đặt nhờ vào sức mạnh kim tiền của thế kỷ 20, 21.

Ông lại viết tiếp như sau:

III - CHÚA KHÔNG SINH RA VÀO MÙA ĐÔNG:

Non seulement, la fête de « Noël » existait « avant l’ère chrétienne » – avec l’adoration païenne du dieu soleil – mais en outre, elle n’a aucun lien avec la naissance du véritable Messie, Jésus-Christ. Comment le savons-nous ? Bien que la Bible ne nous indique pas explicitement le jour exact de la naissance de Jésus, elle nous fait voir clairement l’époque approximative. De par les Écritures, il devient évident que Jésus ne pouvait pas être né en hiver.

Dịch:

Lễ "Nô En" không những có mặt "trước kỷ nguyên Kytô" cùng với sự kính ngưỡng tà vạy đối với thần mặt trời  - mà trái lại, nó còn chẳng có chút liên hệ nào với sự sinh ra của Giêsu Đấng Cứu Thế. Làm sao mà chúng ta biết được ? Mặc dù Thánh kinh không nói ra một cách minh nhiên ngày sinh chính xác của Chúa Giêsu, kinh lại nói rõ ràng thời kỳ rất gần (lúc Chúa sinh ra). Qua chính các Thánh thư, thì lại hiển nhiên rằng Giêsu chẳng thể nào sinh ra vào mùa đông.

Luc nous dit que la nuit où Jésus est né, les bergers étaient encore dans les champs à surveiller leurs troupeaux (Luc 2 :8). Dans l’ancien Israël, la saison pluvieuse commençait après la Fête des Tabernacles (qui se tient généralement début octobre). En novembre, lorsque le temps devenait froid et humide, les bergers avaient déjà fait rentrer leurs troupeaux des pâturages vers les quartiers d’hiver. Les bergers ne passaient plus la nuit dans les champs avec les moutons, comme ils le faisaient à partir du commencement du printemps jusqu’au début de l’automne.

Dịch:

Luca nói với chúng ta rằng đêm Giêsu sinh ra đời, mục đồng vẫn còn ở ngoài đồng để chăn dắt gia súc (Luca 2:8). Trong đất nước Do Thái cổ xưa, mùa mưa bắt đầu vào tiết lễ Tabernacles ( thông thường được tổ chức đầu tháng Mười). Vào tháng Mười Một, khi mà thời tiết trở lạnh và ẩm ướt, mục đồng đã lùa gia súc vào các bãi chăn trong các khu vực mùa đông. Mục đồng không còn ngủ ngoài trời vào ban đêm với bầy cừu như chúng vẫn thường làm bắt đầu từ đầu xuân mãi đến đầu thu.

Hết dịch.

Như vậy, bất chấp kinh Thánh nói gì, bắt đầu từ năm 245 do cha Origène khởi xướng, Giáo Hội Kytô giáo đã cho cử hành lễ Giáng Sinh cho đến nay. Đây là những sự thực nếu không có các nhà nghiên cứu dám ăn thật nói thật viết ra, thì chúng ta cứ đinh ninh ninh rằng ngày 25 tháng 12 là ngày Chrismas, mà Chrismas cũng mang ý nghĩa sai trật là ngày Chúa Sinh ra đời !

Hên cho anh chị  nào sinh ngày 25 tháng 12, chẳng cần kêu gọi, mọi người đều treo đèn kết hoa ăn mừng, vì đây là vui mừng ngày Đông Chí, ngày cuối cùng mà người xưa lo sợ tưởng đâu mặt trời sẽ tắt chết dần, nào ngờ qua ngày này, mặt trời lại dần dần cho con người ánh sáng của sự sống.

Có một chi tiết mà gần như chẳng ai lưu ý nhưng rất quan trọng, hình ảnh ông già Nô En hoàn toàn không đeo Thánh giá, cũng chẳng mặc giáo phục, nhưng tiếng Pháp vẫn gọi là "le père Noël" (Cha Nô En), còn tiếng Anh thì gọi là Santa-Claus. Các tay tài phiệt Mỹ đã làm cho thánh Nicolas "tiến hóa" thành ông già áo đỏ huyền thoại mà khi nhìn ai cũng hình dung ra lon nước ngọt Coca Cola.

Thánh Nicolas rõ ràng đội mũ và mặc giáo phục có thánh giá trên mũ và trên áo, trong khi ông già Nô En Coca Cola lại hoàn toàn không liên quan đến Kitô giáo tí nào.

Hình thánh Nicolas

Tại  Pháp vào năm 1951 người ta làm một cái hình nộm của ông già Nô En rồi đem "thiêu sống" trước cổng đại giáo đường tỉnh Dijon (như hình phạt ngày xưa dành cho kẻ dị giáo) . Giáo Hội Công Pháp tại Dijon lên án viêc du nhập ông già Nô En vào Pháp. Phong trào tục hóa Nô En của tư bản đã làm đau lòng một số giáo dân khiến họ đem "ông già Nô En" lên giàn hỏa dị giáo. Trong con mắt của người Kytô giáo nhiệt tâm, ông già Nô En là tên phá đạo.

John Ogwyn còn viết khá dài với nhiều dẫn chứng rườm rà khác từ Thánh kinh về việc Giêsu không sinh vào mùa đông, Tôi xin mạn phép không dịch ra đây, ai muốn đọc kỹ hơn, tôi sẽ đưa linh ở cuối bài.

..

IV - CÓ GÌ KHÁC BIỆT ?

Vậy thì có gì khác biệt giữa Nô En thế tục và Nô En thuần Kytô ? Đây là trọng tâm của bài viết mà mục sư John Ogwyn muốn nhấn mạnh. Ông viết:

Presque tous les ans, les journaux et les magazines publient des articles qui font remarquer que les coutumes de Noël ne viennent pas de la Bible, mais de l’antiquité païenne. La plupart des lecteurs, confrontés à cette réalité, disent simplement : « On ne voit pas quelle différence cela fait », et ils poursuivent leurs préparatifs de Noël. Des millions de prétendus chrétiens affirment qu’ils célèbrent la fête en l’honneur du Christ, sans se soucier de l’origine des pratiques païennes qui se cachent derrière Noël.

Est-ce que cela rend Noël agréable aux yeux de Dieu ?

Dịch:

Gần như tất cả mọi năm, báo chí đăng tải những bài viết để nhấn mạnh những truyền thống ngày Nô En chả liên quan gì đến kinh Thánh, mà lại liên quan đến ngoại đạo thời cổ đại. Hầu hết độc giả, chống đối lại thực tế này, đều nói rất đơn giản: "Chả ai thấy gì khác biệt cả", và họ tiếp tục chuẩn bị cho ngày Nô En. Hằng triệu người tự nhận là Kytô giáo dứt khoát ăn mừng ngày lễ để vinh danh Đấng Kytô, chả cần biết nguồn gốc những thực hành ngoại giáo ẩn sau lễ Nô En.

Như vậy có sẽ khiến ngày Nô En làm vui lòng Thiên Chúa hay không ?

Hết dịch.

Và John Ogwyn phân tích qua các sự kiện lịch sử như sau:

Il y a plusieurs siècles, les Écritures devinrent largement accessibles lorsque les croyants protestants se débarrassèrent des chaînes de l’Église romaine médiévale, qui avait le monopole de la Bible. Les étudiants avides de découvrir la Bible décelèrent de nombreuses contradictions, en confrontant les croyances de l’époque avec la parole divine. L’un de ces thèmes concernait la célébration de Noël. À quelle conclusion parvinrent-ils ? Selon la onzième édition de l’Encyclopaedia Britannica : « En 1644, les Puritains anglais interdirent toutes réjouissances ou services religieux [pour Noël] par décret du Parlement, au prétexte qu’il s’agissait d’une fête païenne » (article : “Christmas”). Quand le roi Charles II restaura la monarchie, cette interdiction fut levée, mais elle fut maintenue dans un grand nombre de colonies, en Amérique du Nord. Ce n’est que dans les années 1840, que Noël fut admis comme un jour férié dans le Massachusetts.

Dịch:

Vài thế kỷ trước, Kinh thánh đã trở nên phổ biến khi tín đồ Tin lành thoát khỏi xiềng xích của Giáo hội La Mã thời trung cổ, kẻ giữ độc quyền về Thánh kinh. Học giảháo hức khám phá kinh Thánh phát hiện ra nhiều mâu thuẫn, đối kháng lại niềm tin của thời đại so với lời lẽ trong kinh. Một trong những chủ đề này là lễ Giáng sinh. Họ đã đưara kết luận gì? Theo ấn bản thứ mười một của bách khoa toàn thư Britannica: "Năm 1644, những người Thanh giáo Anh đã cấm tất cả các lễ hội hoặc các dịch vụ tôn giáo [cho Giáng sinh] bởi nghị định của Nghị viện, với lý do đó là một lễ hội ngoại giáo" ( tựa đề : "Giáng sinh"). Khi vua Charles II khôi phục chế độ quân chủ, lệnh cấm này đã được dỡ bỏ, nhưng nó vẫn được duy trì ở một số lượng lớn các thuộc địa ở Bắc Mỹ. Chỉ đến những năm 1840, Giáng sinh mới được thừa nhận như một ngàylễ ở Massachusetts.

Hết dịch.

Ở đoạn trích dẫn này, ta thấy Ogwin nhắc đến sự phân giáo trong thời đại Phục Hưng ở Âu châu, người Phản Cách do có thể đọc trực tiếp kinh thánh, thì họ mới ngã ngửa ra rằng Giáo Hội từ xưa đã giấu giếm tín đồ rất nhiều chuyện, trong đó có chuyện Lễ Nô En. Tôi có một bài viết khá tường tận về thời kỳ lịch sử này, và tiết lộ nhiều gian dối không thể tưởng tượng của Giáo Hội Rôma, với nhan đề Xét Li V Đánh Cuc ca Pascal, ai muốn nghiên cứu kỹ về thời đại phân giáo hãy tìm đọc.

Hai cuốn Thánh kinh Tân và Cựu Ước cho ta rất nhiều sự thật về Kyto giáo.

Đọc xong Cựu Ước, ta thấy tín đồ Kytô giáo luôn xem văn hóa khác là tà vạy, và nếu có giết bọn tà vạy thì hoàn toàn vô tội, lại còn được lòng Chúa, vì ngài cũng giết bất kỳ ai làm xốn mắt ngài. Nói thì rất khó tin, và nghe cứ như là chuyện trẻ con, chuyện tếu cho vui, chuyện bịa đặt nhằm bôi nhọ đạo Chúa, như chuyện Chúa bảo Onan xuất tinh vào chị dâu, Onan không nghe xuất ra ngoài, thế là Chúa giết Onan ! Lúc mới nghe nói về chuyện vừa đại dâm, vừa đại ác này, tôi hoàn toàn không tin, cho rằng có kẻ ghét Kytô giáo bịa ra, nào ngờ khi tìm hiểu sự thực, chuyện Onan đúng là được chép trong kinh Thánh ! 

Công cuộc khai hóa văn minh của người Tây Phương trong lịch sử một cách tàn bạo, từ chủ trương buôn bán nô lệ, chủ trương thực dân, thậm chí đến chủ trương diệt chủng toàn bộ thổ dân châu Mỹ, đều phát xuất từ nền giáo dục "tru diệt tà giáo" của Kytô giáo.

Kinh thánh vốn dĩ là sách cấm, cấm từ trẻ sơ sinh đến ông già. Nhưng các cuộc cách mạng văn hóa Âu châu đã dần đưa ra ánh sáng tất cả những gì được viết trong Thánh Kinh.

Ngày xưa Giáo Hội cấm ai sở hữu kinh Thánh nên dĩ nhiên không ai được tự quyền đọc nó.

Ngày nay ai cũng sở hữu Thánh kinh, nhưng Gíáo Hội không dạy Thánh kinh bao giờ, mà chỉ trích dẫn vài đoạn có lợi cho họ. Khi có người trích dẫn những đoạn bất lợi cho họ, họ tố cáo kẻ ấy là cắt xén nhằm bôi nhọ, tại sao họ không tự nghĩ họ cũng cắt xén, để che giáu những xấu xa, bằng cách bôi son những gì họ muốn ?

Sách Tân Ước nói rất rõ rằng bà Marie không còn trinh tiết sau khi đẻ Chúa Kytô, vì sau khi đẻ, bà phải thực hành bổn phận làm vợ của Thánh Cả Giuse, làm gì mà còn trinh với chả trắng ? nhưng Giáo Hội bắt phải tin rằng bà Maria không những Đồng Trinh, mà còn Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Mãi khi kinh Thánh được người thế tục đọc, họ nổi lên "phản kháng" mới thành đạo Kháng Cách, vì vậy người Tin Lành đa phần không thờ Maria. Ai muốn biết rõ chi tiết xin mời đọc bài viết "Đc M Maria".

Trở lại với đề tài của chúng ta. Ogwin luận về cây thông Nô En như sau:

Posez-vous cette simple question. Ceux qui prétendent être chrétiens devraient-ils prendre la Bible au sérieux ? Dans Jérémie 10 :2, Dieu déclare à Son peuple, sous la plume du prophète : « N’imitez pas la voie des nations [ou des païens]. » Il continue en précisant que « les coutumes des peuples ne sont que vanité », autrement dit elles sont complètement vides et inutiles. Dieu veut que Son peuple suive Ses instructions, et qu’il se détourne des pratiques païennes sans chercher à les imiter. De quelle sorte de coutumes, vaines et païennes, est-il question dans Jérémie 10 ? L’exemple spécifiquement mentionné dans ce chapitre concerne la coutume de couper un arbre, de l’amener dans la maison, de le faire tenir debout et de le décorer (versets 3-4). Cela ne ressemble-t-il pas, étrangement, à un arbre de Noël ?

Dịch :

Hãy tự hỏi mình câu hỏi đơn giản này. Những người tự xưng là Kitô hữu có nên đọc Kinh thánh một cách nghiêm túc không? Trong Giê-rê-mi 10: 2, Thiên Chúa tuyên bố với dân của Ngài, qua ngòi bút của tiên tri, "Đừng bắt chước cách của các quốc gia [hoặc của dân ngoại]. Ngài tiếp tục nói rằng "phong tục của người dân chỉ là phù phiếm", nói cách khác, chúng hoàn toàn vô nghĩa và vô dụng. Đức Chúa Trời muốn dân của Ngài làm theo chỉ dẫn của Ngài, tránh xa các tập tục ngoại giáo không tìm cách bắt chước chúng. Kinh Giê-rê-mi 10 nói về những loại phong tục vô ích và tà vạy nào của dân ngoại ? Ví dụ được đề cập cụ thể trong chương này liên quan đến phong tục chặt cây, đưa nó vào nhà, làm cho nó đứng lên và trang trí nó (câu 3-4). Nó trông không giống một cây Giáng sinh sao?

Hết dịch.

Tôi chụp bản kinh Giê-rê-mi 10 dưới đây để làm bằng chứng:

Mục sư Ogwin đưa kinh thánh Giê-rê-mi chứng minh tập tục thờ thần mặt trời đã có trước khi Giêsu ra đời thật lâu, vì Cựu Ước có tuổi đời lớn hơn Tân Ước xấp xỉ 1500 năm. Điều này chứng tỏ tục lệ chặt cây (thông) về trang trí bạc vàng lên đó để tế thần mặt trời vào ngày Đông Chí 25 tháng 12 là chính xác, và ta cũng có thể dựa vào kinh thánh để kết luận rằng, tập tục trang trí cây Nô En ngày nay có nguồn từ ngoại đạo, người Kytô giáo chân chính không nên làm.

Ogwin đóng thêm cây đinh vào luận cứ của mình :

Jésus déclara : « C’est en vain qu’ils m’honorent, en donnant des préceptes qui sont des commandements d’hommes » (Marc 7 :7). Ceux qui désirent célébrer Noël pour adorer le Christ se retrouvent face à un dilemme : doivent-ils suivre l’exemple d’adoration prescrit dans les Écritures, ou doivent-ils rester accrochés à ces chères coutumes, sans se soucier de leur origine et de leur nature ? Jésus réprimanda de nombreux chefs religieux de Son époque, parce qu’ils rejetaient les commandements de Dieu au profit de leurs propres traditions (verset 9).

Dịch:

Chúa Giêsu tuyên bố: "Thật vô ích khi họ tôn trọng ta, bằng cách đưa ra giới luật do loài người đặt để" (Mác 7: 7). Những người muốn tổ chức lễ Giáng sinh để thờ phụng Chúa Kitô phải đối mặt với một sự bế tắc: họ nên theo cách thờ phượng được quy định trong thánh thư, hay họ nên khư khưbám chặt vào những phong tục đắt đỏnày, bất kể nguồn gốc của chúngcũng như bản chất của chúng ? Chúa Giê-su lên án nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo trong thời của Ngài đã từ chối các điều răn của Thiên Chúa để gìn giữ truyền thống của riêng họ (câu 9).

Hết dịch.

Và mục sư John Ogwyn kết luận bằng một lời kêu gọi hãy trả ngày Nô En lại cho người thế tục, vì thực sự nó chả liên hệ gì đến đạo Chúa:

En conséquence, au lieu de chercher à associer le Christ à Noël, nous devrions admettre qu’Il n’y a jamais été associé ! Noël n’a jamais été une fête chrétienne ! Les véritables chrétiens doivent le restituer aux païens, après tout, Noël leur appartient ! Au lieu de les emprunter au monde qui nous entoure, nous devrions tirer nos coutumes et nos pratiques religieuses de la Bible. Ce faisant, nous adorerons notre Créateur en esprit et en vérité, comme Il nous recommande de le faire (Jean 4 :24).

Dịch:

Do đó, thay vì tìm cách liên kết Chúa Kitô vào lễ Giáng sinh, chúng ta nên phải thừa nhận rằng Ngài chưa hề có liên hệ với nó ! Giáng sinh chưa bao giờ là một ngày lễ Kitô giáo ! Kitô hữu đích thực phải trả lại cho dân ngoại, vì sau hết, Nô En là của họ! Thay vì vay mượn những tập quán từ thế giới xung quanh chúng ta, chúng ta nên rút ra các phong tục và nghi thức tôn giáo từ Kinh thánh. Làm như vậy là chúng ta sẽ tôn thờ Đấng Tạo Hóa của chúng ta trong tinh thần và trong sự thật, như Ngài khuyên chúng ta nên làm (Giăng 4:24).

Hết dịch.

Bài viết của mục sư John Ogwyn chấm dứt ở lời kêu gọi từ bỏ Nô En khá hùng hồn.

Đa phần bạn đọc sẽ cho rằng đây là quan điểm vừa mang tính cá nhân của mục sư Ogwin, vừa đưa ra cái nhìn ít nhiều mang sắc thái Tin Lành có khuynh hướng đả kích Công giáo.

Xin thưa là không hẵn như vậy.

Theo tôi, cả hai bên, Tin Lành và Công giáo, nếu ai có cái nhìn đầy đủ kiến thức về lịch sử và có suy tư độc lập, sẽ ít nhiều thấy rằng, ngày 25 tháng 12 hoàn toàn chả liên hệ gì đến Kytô giáo.

Người Công giáo Pháp từng cũng đã khó chịu khi ông già Nô En lấn sâu vào đất nước họ.

Như tôi đã nêu ra sự kiện đốt hình nộm ông già Nô En vào năm 1951 trước đại giáo đường tỉnh Dijon Pháp ở phần trên, thì Pháp là quốc gia toàn tòng Công giáo Rôma vào thời điềm đầu thập niên 50, nghĩa là lúc Pháp còn đang đô hộ Việt Nam. Dưới đây là quan điểm của Giáo Hội Công giáo Dijon đưa ra, nhân sự kiện đốt hình ông già Nô En vào năm ấy, được đăng trên báo Figaro, mà theo tôi, chính giáo hội đứng sau giựt dây cho giáo dân làm:

Il ne s'agissait pas d'une attraction, mais d'un geste symbolique. Le Père Noël a été sacrifié en holocauste. À la vérité, le mensonge ne peut éveiller le sentiment religieux chez l'enfant et n'est en aucune façon une méthode d'éducation», écrivait l'église de Dijon. «Pour nous, chrétiens, la fête de Noël doit rester la fête anniversaire de la naissance du Sauveur»

Dịch:

Đó không phải là một dự thu hút người đến xem, mà là một cử chỉ tượng trưng. Ông già Nô En đã được đốt như vật tế thần. Trong thực tế, nói dối không thể đánh thức tình cảm tôn giáo nơi trẻ em, cũng không phải là một phương pháp giáo dục. Đối với các Kitô hữu chúng ta, ngày lễ Nô En vẫn phải là ngày lễ kỷ niệm sự sinh ra của Đấng Cứu Thế"

hết dịch.

Giáo hội Dijon cho rằng nói dối về Ông già Nô En là phi giáo dục.

Tôi xin thêm vào lời ấy đôi chút duyên vui: nhưng vẫn nên dối láo đôi chút về ngày sinh của Đấng Cứu Thế.

Viết bài trong mùa Nô En, nên các trang quảng cáo không ngừng hiện lên để câu views và mời gọi mua sắm.

Tôi xin tặng độc giả gần xa một trang quảng cáo mùa Nô En năm nay, thương hiệu bán đồ bình dân nổi tiếng của Pháp, mà nếu ai ở Pháp, đều biết "đồ Conforama" là đồ thế nào.

Chúc các độc giả một mùa Nô En an lành.

 

Trần Trọng Sỹ

Toàn văn bài viết của mục sư John Ogwin được dịch sang Pháp ngữ: "NOËL EST-IL CHRÉTIEN ?"
https://www.mondedemain.org/revues/2004/septembre-decembre/noel-est-il-chretien

___________________

Các bài của Trần Trọng Sỹ: link http://sachhiem.net/TTS/ListTTS.inc.php

Trang Tôn Giáo