Đức Mẹ Maria (Phần I)

Trần Trọng Sỹ

http://sachhiem.net/TTS/TG/TranTrongSy06.php

29-Nov-2018

Ngài có mặt từ Bắc Mỹ đến Nam Mỹ, Từ Âu Sang Á, từ Phi đến Úc, nơi nào có loài người, nơi đó ảnh tượng của ngài được thờ phụng. Ngài có khuôn mặt và dáng dấp dịu dàng như Phật Quan Âm, chỉ đáng tiếc, ngài không hiện vào thế giới bằng con đường hòa bình nhân ái như tâm nguyện của chính ngài,... (TTS)

Chúng ta đã được bài viết Bồ Tát Quan Thế Âm, hôm nay xin mời đọc bài Đức Mẹ Maria. (SH)

N ếu Phật Quán Âm chỉ được biết đến trong các quốc gia theo Phật giáo đại thừa ở Đông Á, thì Đức mẹ Maria lại được toàn thể thế giới biết. Ngài có mặt từ Bắc Mỹ đến Nam Mỹ, Từ Âu Sang Á, từ Phi đến Úc, nơi nào có loài người, nơi đó ảnh tượng của ngài được thờ phụng. Ngài có khuôn mặt và dáng dấp dịu dàng như Phật Quan Âm, chỉ đáng tiếc, ngài không hiện vào thế giới bằng con đường hòa bình nhân ái như tâm nguyện của chính ngài, mà lại theo chân những đoàn quân viễn chinh, hoặc các thuyền cướp biển từng tiêu diệt và xóa sạch Mỹ Châu, những họng súng đại bác từng xâm chiếm và thực dân Á Châu, những đội quân hùng mạnh từng kéo sang Phi châu tìm bắt nô lệ để buôn bán.

Maria là người Do Thái, mẹ của Đức Chúa Kitô Giêsu.

Mặc dầu đạo Chúa được cường thịnh tại Việt Nam nhờ theo chân đế quốc xâm lược Pháp, nhưng từ Maria có lẽ đã được người Bồ đưa vào nước ta từ trước chứ nếu gọi Đức Mẹ theo kiểu Pháp thì phải là Marie. Tuy nhiên điều này chả có gì quan trọng, vì là Marie, Maria, hay theo tiếng Anh là Mary hoặc có nơi là Mariam (theo kiểu người Hồi giáo gọi) hoặc Myriam (theo kiểu Do Thái) cũng là tên của Đức Mẹ cả.

Lịch sử về Đức Mẹ cũng từa tựa như lịch sử mù mờ của Chúa Jésus, không ai có thể biết chính xác được lịch sử của bà, mà chỉ có thể dựa vào Tân Ước để truy tìm các dấu tích về bà.

Là mẹ của một thánh nhân, Maria được tôn thờ trên toàn thế giới nhưng đặc biệt đối với Công Giáo La Mã và Chính Thống Giáo thì Đức Mẹ lại được xem là Mẹ của Thiên Chúa.

Như minh họa trên, ta thấy rằng,

Maria được tôn xưng là Mẹ của Thiên Chúa vào năm 431,
năm 649 bà lại được ban tặng danh hiệu là Hằng Trinh,
năm 1854 bà được giáo hoàng Pius IX phong là Vô Nhiễm Nguyên Tội,
năm 1950 được giáo hoàng Pius XII ban tặng lễ Thăng Thiên Hồn Xác đề bay về trời,
và vào năm 1964 giáo hoàng Phaolồ VI ban tặng danh hiệu là Mẹ của Giáo Hội.

Như ta được biết, Kitô giáo quan niệm Thiên Chúa có ba ngôi, Ngôi thứ Nhất là Chúa Cha, tức là Thần Jéhovah, Ngôi Thứ Hai là Chúa con, tức Jésus, và Ngôi Thứ Ba là Chúa Thánh Thần theo từ Saint-Esprit hoặc Holy-Spirit của Âu Mỹ, có khi là Chúa Thánh Ma theo từ Holy-Ghost của Anh Mỹ.

TRINH NỮ VƯƠNG, MẸ CỦA THIÊN CHÚA

Mặc dù có ba ngôi, nhưng triết lý Kitô lại muốn đồng nhất ba ngôi lại thành một, gọi là Tam Vị Nhất Thể (Trinité, Trinity).

Vậy, nếu Maria là mẹ của Jésus Ngôi Hai, thì cũng đồng nghĩa với Maria là Mẹ của Ngôi Một, tức là Mẹ Thiên Chúa.

Cũng có tranh cãi rằng, Đức Mẹ chỉ là Mẹ của Thiên Chúa Ngôi Hai, chứ không phải là mẹ của Thiên Chúa Ba Ngôi.

Từ triết lí Tam Vị Nhất Thể này, một sự thờ phụng Maria rất đặc biệt được thành hình, đó là sự thờ phụng ngài theo phong cách Hyperdulia như thời cổ đại người ta thờ thần nữ Cybèle trong thần thoại Hy Lạp. Cybèle là "Mère des dieux" (mẹ của chư thần) và hoàn toàn là trinh nữ không bị ô nhiễm. Maria được thờ phụng như vị thần nữ này nên nghiễm nhiên cần phải được tôn vinh là hiện thân Đồng Trinh, mẹ của Thiên Chúa đầy quyền năng.

Maria còn hơn Cybèle, bà được tôn xưng là đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội (Immaculée Conception) mặc dù bà cũng được sinh ra theo hệ sinh học được truyền từ Adam và Eva trở xuống, ngoài ra, trong Tân Ước còn chép rằng Ngài có đến 7 người con, 5 trai 2 gái, tính luôn cả Jésus - dĩ nhiên các anh em này đều là anh em cùng mẹ khác cha.

Kinh Matthew (13: 54-56) chép như sau : Ngài về đến quê hương, rồi dạy dỗ trong nhà hội, đến nỗi ai nghe cũng lấy làm lạ, mà nói rằng: Bởi đâu mà người nầy được khôn ngoan và những phép lạ nầy? Có phải là con người thợ mộc chăng? Mẹ người có phải là Ma-ri, và anh em người là Gia-cơ, Giô-sép, Si-môn, Giu-đê chăng? Chị em người đều ở giữa chúng ta chăng? Bởi đâu mà người nầy được mọi điều ấy như vậy?(Is not this the carpenter's son? is not his mother called Mary? and his brethren, James, and Joses, and Simon, and Judas? And his sisters, are they not all with us? Whence then hath this man all these things?)

Kinh Mark (6:3) cũng chép như sau : Có phải người là thợ mộc, con trai Ma-ri, anh em với Gia-cơ, Giô-sê, Giu-đê, và Si-môn chăng? Chị em người há chẳng phải ở giữa chúng ta đây ư? Chúng bèn vấp phạm vì cớ Ngài. (Is not this the carpenter, the son of Mary, the brother of James, and Joses, and of Juda, and Simon? and are not his sisters here with us? And they were offended at him.)

Rất nhiều tranh luận chung quanh từ 'anh em' trong hai đoạn Phúc Âm vừa được trích dẫn. Tất cả các giáo hội Kitô trừ Tin Lành ai ai cũng giải thích rằng ngôn ngữ sémitique không phân biệt được anh em ruột và anh em chú bác cô cậu, nhưng nếu cho rằng Maria không sinh đứa con nào với Joseph, thì các đứa con tư sinh của Joseph lại hoàn toàn chả liên hệ gì với Jésus cả, thế kinh thánh việc gì phải lôi họ ra rồi kêu tên từng người cho phiền phức rắc rối gây biết bao nghi vấn về sau? Ngoài ra, Josepth đồng ý không ăn nằm với Maria cho đến sau khi Jésus được sinh ra, ông chưa hề hứa là sẽ không bao giờ động chạm đến Đức Bà suốt quảng đời còn lại. Ta cũng nên đặt ra câu hỏi : Nếu Joseph hoàn toàn chưa bao giờ đụng đến Maria, thì hà tất phải gọi ông là chồng trong Thánh kinh?

Người VN có thể gọi mọi người là anh em, hoặc ngôn ngữ Sémitique có thể gọi bừa ai cũng là anh em, nhưng trong Anh ngữ hay Pháp ngữ khi sử dụng từ brothers hay sisters (frères hay soeurs) thì phải là người cùng một dòng máu hoặc từ mẹ hoặc từ cha. Nếu không phải anh em, khi kinh thánh được dịch sang các ngôn ngữ khác, tôi đề nghị nên dịch là Mẹ người có phải là Ma-ri, và người từng cùng sống chung một mái nhà với Gia-cơ, Giô-sép, Si-môn, Giu-đê con của Giu-se chăng? Dịch như vậy, sẽ tránh được sự tranh cãi hằng thế kỷ – Khổ thay, nếu dịch vậy thì lại lộ liễu trắng trợn sự gian manh mà ai ai cũng muốn che đậy.

Theo Wikipédia tiếng Pháp thì Tin Lành chỉ thừa nhận Đức Mẹ Maria của Công Giáo là trinh nữ cho đến sau khi sinh ra Chúa Jésus, và những anh em của Jésus là có thực, để xác minh rằng Maria sau đó không còn là trinh nữ. (Pour la plupart des protestants, Marie était vierge avant la naissance de Jésus, mais a eu d'autres enfants, les frères et sœurs de Jésus cités dans les Évangiles). Điều này cũng hàm ý rằng, Tin Lành không thờ Maria, và không bao giờ chấp nhận ai sinh ra Thiên Chúa. Đối với họ, Thiên Chúa là đấng tự sinh. Nếu Maria là mẹ của Thiên Chúa, hóa ra thiên chúa từ thân xác một người đàn bà trần tục sinh ra. Đây là một khái niệm hỗn xược và quá phi lý, hoàn toàn trái với thánh kinh, họ không bao giờ chấp nhận. Chính vì vậy, một số quá khích Kitô hữu Tin Lành không ngần ngại gọi Vatican là hiện thân của Satan.

Tư liệu Wikipedia này còn cho biết, theo giáo sư Enrico Norelli, chuyên gia cổ sử Kitô giáo phân khoa Thần học tại đại học Genève, thì chính sự mờ ám sinh ra không có cha của Jésus (aldultérin – con ngoại tình do thông dâm) mà giáo hội dựa vào một tài liệu viết bởi người em cùng mẹ khác cha của Jésus tên là Jacque, đuợc tìm thấy giữa thế kỷ thứ I và thứ II, đã tiết lộ về đức trinh khiết của Maria, cũng là mẹ ruột của chính ông, qua đó ông nói về thời thơ ấu của bà từ lúc lên 3 tuổi muốn dâng hiến đời mình thành nữ tu trọn đời trinh nguyên (Virginité perpétuelle), nhằm bịt miệng những người Do Thái chống Jésus vào thời bấy giờ đang bàn tán xôn xao về người con tư sinh của bà. (Selon Enrico Norelli, "au plus tard au IIe siècle, mais vraisemblablement déjà au premier (d'après certains savants, déjà du vivant de Jésus) circulait l'accusation d'une conception adultérine de Jésus. Selon le même auteur, les détails biographiques concernant l'enfance de Marie, confiée aux prêtres dès l'âge de trois ans et vouée à une virginité perpétuelle, détails produits dans le Protévangile de Jacques et qui insistent sur la pureté de Marie, étaient destinés initialement à "réfuter des accusations d'illégitimité de Jésus avancées par des juifs non chrétiens" des Ier et IIe siècles).

Từ lời khấn trọn đời không lấy chồng của đứa bé gái 3 tuổi được con của chính đứa bé ấy kể lại, giáo hội vớ ngay điều này để nâng cấp Maria thành Trinh Nữ Vương mà không hề đặt ra những nghi vấn hoặc suy tính đến những hậu quả về sau. Tôi không đọc tài liệu Protévangile của Jacques, nhưng khi Maria chỉ mới 3 tuổi thì Jaques làm sao mà biết được bà ấy sống như thế nào và muốn làm gì? Một đứa bé lên 3 làm sao biết được chính xác nó muốn làm gì và nó hiểu thế nào là trinh nữ trọn đời để mà khấn với chả nguyện? Thiếu gì bé gái nói với mẹ rằng mẹ ơi con sẽ ở với mẹ suốt đời và không bao giờ lấy chồng. Chả nhẽ sau này cô ấy đến 16 tuổi bỗng dưng sình bụng mang thai mà không cho biết ai là tác giả cái bầu, ta lại đem câu nói lúc còn bé ra để bào chữa rằng cô ta là một cô gái chỉ muốn sống trọn đời trinh tiết thờ mẹ?

Về đức trinh tiết của Maria, có câu chuyện sau đây trong Wikipedia Pháp ngữ chứng minh cho việc ấy :

Jésus sinh ra trong hang đá lúc mà Joseph (chồng Maria) đi tìm bà mụ. Một người bạn của bà mụ tên là Salomé cũng vừa đến kịp lúc khi Chúa vừa mới sinh không bao lâu, bà không tin rằng một người đàn bà còn trinh lại có thể đẻ được con, bà muốn tự mình chứng thực điều ấy, bà đã 'sờ' vào người Maria, và bà liền bị trừng phạt vì thiếu đức tin. Bà nói: "tay tôi bị thiêu đốt  và bị ngoạm mất bởi một ngọn lửa làm nó rời khỏi cánh tay". May mà bà liền sám hối, nên một thiên thần đã hiện ra và kêu bà hãy ẵm Jésus vào lòng, một phép lạ đã xuất hiện : Salomé đã được cứu khỏi bàn tay bị tê liệt.

(Jésus naît dans une grotte alors que Joseph était allé chercher une sage-femme ; une amie de la sage-femme, Salomé, arrivée peu de temps après l'événement, refuse de croire qu'une vierge ait pu mettre au monde un enfant. Elle veut s'en assurer par elle-même ; ayant "touché" Marie, elle est punie de son incrédulité ; elle dit : "ma main brûlée d'un feu dévorant tombe et se sépare de mon bras". Comme elle se repent néanmoins, un ange lui apparaît et lui recommande de porter Jésus dans ses bras. Aussitôt, un miracle a lieu : Salomé est guérie de sa paralysie)

Cái bà Salomé này cũng thuộc loại người đặc biệt có năng khiếu trời ban, làm sao mà chỉ 'sờ' thì có thể biết còn trinh hay không còn?

Đừng nói là sờ, với đàn bà đã đẻ, cho dù lấy mỏ vịt với đèn led soi vào cũng chả làm sao biết có còn trinh hay không, trừ phi Kinh thánh nói rằng Maria sinh Jésus qua hông phải như Hoàng Hậu Maya sinh thái tử Tất Đạt Đa, chứ đã sinh ra nơi mà ai cũng từ đó chui ra, thì làm sao mà biết còn trinh với chả tiết? Nếu chỉ với ngón nghề sờ mó phi lí này, câu chuyện đã tự thừa nhận tính bịa xạo.

Đối với cá nhân tôi, việc thái tử Tất Đạt Đa sinh ra từ hông phải của mẹ ngài chỉ là truyền thuyết mang tính thăng hoa các tịnh hạnh của Sa Môn Gautama. Sự thực khi Phật nhập thế, ngài nhập thế nguyên vẹn làm kiếp người, mang hình hài con người, chịu sinh mệnh trần thế sinh già bệnh chết như tất cả mọi người. Ngài cũng chui ra từ nơi ấy, và khi chết, da thịt xuơng máu cũng trở về với cát bụi. Sen phải đặc biệt mọc cao lên từ trong bùn sình. Hoa không mọc lên từ phân đất thì chắc chắn đó là hoa giả do con người chế ra và cũng không bao giờ héo tàn. Nếu ngài có thể sinh ra từ bên hông, việc gì cần một cha một mẹ mang hình hài con người? việc gì cần thịt da xương máu loài người để hoài thai? Ngài cứ hiện xuống từ cung trời Đâu Suất với hình hài ngài muốn, vừa nhanh vừa gọn vừa tinh khiết trong sạch; và khi ra đi, cũng nhanh cũng nhanh gọn tinh khiết trong sạch như khi đến.

Tôi kính trọng Phật và gọi ngài là Thế Tôn vì ngài và tôi đều là người. Khi ngài là người, câu ngài nói « Ta là phật đã thành, chúng sinh là phật sẽ thành » mới thực sự có ý nghĩa, mới mang thông điệp giải phóng, tự do và bình đẳng đến cho toàn thể nhân loại. Sách Luận Ngữ đã việt hóa có câu: Kính quỷ thần nhi viễn chi. Nếu Đức Phật là vị thần, tôi chỉ xin lịch sự kính cẩn xa lánh. Đối với tôi, một người được sinh ra từ hông phải không còn là người nữa chứ đừng nói được hoài thai từ một bóng ma vô hình, vì sự hoài thai ấy, hoặc đến từ thiên giới, hoặc đến từ hành tinh xa lạ nào đó. Giả thiết thái tử Tất Đạt Đa là thần nhân có thể dùng quyền năng để đi ra từ hông phải của mẹ ngài, thì Hoàng Hậu Maya lại trở thành một phụ nữ không mang nặng đẻ đau, hoàn toàn đánh mất ý nghĩa làm mẹ của bất cứ một người mẹ nào trên mặt đất. Chính vì vậy tôi tin rằng, thái tử Tất Đạt Đa đã được sinh ra như chúng ta, và cũng chính vì vậy mà mọi học thuyết do ngài đề nghị đều mang dấu ấn nhân văn, giáo lý của ngài là gia tài của trái đất, thông điệp của ngài hoàn toàn mang tính người. Bất kỳ ai biết tự tin và thực hành chân lí ấy, tìm đường giải thoát theo con đường ngài vạch ra, biết quy hướng về tự tâm, xa lìa mọi trần cấu ô nhiễm, biết tâm vốn bản lai thanh tịnh có đầy đủ diệu dụng như vũ trụ bao la, thì người ấy sẽ đạt đạo, sẽ tự chứng được lẽ thực, và sống với lẽ thực đó ngay lúc này và tại trần gian này, không cần đợi đến sau khi chết.

Tôi tin rằng có nhiều thiền sư đã đạt đạo, trong số đó có nhiều người da trắng.

Riêng cá nhân tôi, dù chưa hoàn toàn hết bệnh, nhưng thuốc của Phật thực màu nhiệm, uống vào là có ngay sự tự tin mà không ma chướng nào lừa gạt được. Chỉ bấy nhiêu thôi, một người biết tự đứng dậy và bước đi, đã là một giá trị của tự do tuyệt đối không cần chống chiếc nạn nào. Ôi, đó mới chính là phép lạ tuyệt vời nhất mà tôi từng cảm nhận.

Đạo Phật không hứa hẹn thiên đường ảo vọng, nơi mà xác phàm được phép lạ làm sống dậy bay về, để hưởng thụ những lạc thú ngũ dục mà nó từng mơ ước khi còn sống.

Mặc dù không minh nhiên tuyên thuyết về nguồn gốc vũ trụ, vũ trụ quan của đạo Phật phóng ra  tam thiên đại thiên thế giới trong nhiều kinh điển dị biệt, và ngay khi phân chia ra ba cõi chúng sanh với nhiều tầng nghiệp cảm từ dục giới đến vô sắc giới, phật giáo đã cống hiến một vũ trụ quan phức tạp, vô biên hơn hẵn vũ trụ quan được thiên chúa tạo dựng trong 6 ngày là hình ảnh thu nhỏ của vùng Sinai được bao bọc chung quanh là biển của Kitô giáo, nhưng nhân sinh quan của Phật giáo lại không đi xa ngoài vũ trụ bao la để thờ phụng và ca tụng một đấng thần linh mà nhân loại chả ai biết rõ. Chính vì vậy, giáo lí của đạo Phật là giáo lí của mặt đất. Phật Thích Ca Mâu Ni phân biệt giáo pháp nào dạy cho căn cơ nào, và tất cả giáo pháp của mọi trình độ đều thiết yếu đặt căn bản vì nhân loại mà tuyên thuyết.

Đạo Phật chú trọng hai tâm điểm : đối với vũ trụ, thì tâm điểm của Phật là con người, là cuộc sống này, là tiếp hiện, không cầu khẩn nơi một thần quyền xa xôi hay một quyền lực ngoài hành tinh. Đối với con người, thì đạo Phật dạy cầu nơi tự lực, phát triển trí tuệ tự nội (inner sight) mà đạo Phật gọi là vô sư trí tiềm ẩn trong mỗi cá nhân. Đạo Phật xem trọng tự lực, và thiết yếu tự lực chính là tự do tuyệt đối, thiếu tự lực, tự do chỉ là chiếc nạn bằng kim loại quý được ai đó sơn phết và ban tặng. Chẳng ai dám tặng bạn chiếc xe lăn khi bạn là một người đi đứng bình thường không bị tật nguyền.

Cái học có được từ bên ngoài chỉ giúp ta phát triển cái chính ta tự có, nếu vô sư trí không bùng vỡ, nghĩa là cái học chưa đến nơi đến chốn, thì suốt đời phải ngụp lặn trong tri kiến của kẻ khác. Điều quan trọng cốt lõi này được kinh Pháp Hoa diễn đạt trong phẩm Tùng Địa Dũng Xuất. Khi Phật thuyết kinh Diệu Pháp Liên Hoa, có chư Bồ Tát từ nhiều nơi ngoài hành tinh đến tán thán, xin được thờ phụng, gìn giữ, lưu truyền và nhân rộng bộ kinh sau khi Phật nhập Niết Bàn, thì lập tức dưới mặt đất phóng lên rất nhiều vị bồ tát của địa cầu, Phật liền nói việc của mặt đất hãy giao cho mặt đất xử lý.

Bồ tát từ dưới đất phóng lên tượng trưng cho sự tuyên giáo của Phật hoàn toàn không cần ngoại viện của bất cứ nơi đâu. Bồ tát từ dưới đất phóng lên cũng tượng trưng cho trí tuệ của con người từ trong phóng ra, phải được bùng vỡ, như sen mọc từ bùn, vươn cao và thơm ngát, biểu hiện cho tự lực vô sư trí trong mỗi chúng sanh.

Không tự mình phát sáng thì không bao giờ được gọi là trí tuệ. Đạo Phật dạy đến để thấy, chứ không phải đến để tin.

Trở lại với Đức Mẹ Maria.

Trinh tiết của Maria là một đề tài nóng được bàn luận và tranh cãi rất nhiều ở Âu Mỹ thì tại VN nó lại là một đề tài quốc cấm từ thời Pháp thuộc mãi cho đến ngày nay.

Giáo sư Trần Chung Ngọc đã nghiên cứu rất tỉ mỉ các sách vở nói về Đức Mẹ Trinh Nữ Vương Maria, và đây là một đoạn bàn về đức trinh tiết sinh học của bà như sau:

Matthew đã viện dẫn một câu trong Cựu Ước để chứng minh là sự sinh ra của Giê-su từ một nữ trinh phù hợp với một lời tiên tri trong Cựu ước. Ông viết tiếp: “Việc xảy ra đúng như lời God [của Ki Tô Giáo] tiên đoán qua nhà tiên tri: “Này, một trinh nữ sẽ mang thai, sinh hạ một con trai, và họ (they? Ai?) sẽ đặt tên cho hắn là Immanuel”, có nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng ta”.”

Nhưng chính cái chuyện Matthew định chứng minh sự sinh ra của Giê-su đúng với lời tiên tri trong Cựu Ước này lại chứng tỏ Matthew không được thông minh cho lắm, vì ông ta chỉ để hở ra cái đầu còn dấu đi cái đuôi. Ông ta lấy một câu trong Cựu Ước, Isaiah 7: 14, để chứng minh rằng Giê-su sinh ra đúng như lời tiên tri trong Cựu Ước. Ông ta biết rằng dân thường thời đó chẳng bao giờ đọc Cựu Ước, cũng như ngày nay, các linh mục lấy những đoạn trong Thánh Kinh, ngoài toàn bộ vấn đề (out of context), để giảng cho tín đồ vì biết tín đồ không bao giờ đọc Thánh Kinh. Thật vậy, câu trong Isaiah 7:14, “Cho nên, chính Chúa sẽ cho ngươi một dấu hiệu: Này, một trinh nữ sẽ mang thai và sinh ra con trai, và đặt tên nó là Immanuel.” (Therefore the Lord Himself will give you a sign: Behold, the virgin shall conceive and bear a son, and shall call his name Immanuel.) chẳng phải là lời tiên tri chuyện Giê-su sinh ra đời mà là Isaiah nói ra trong một trường hợp khác hẳn. Đây là trường hợp vua Ahaz của xứ Judah (Nam Do Thái) đang bị hai kẻ thù, Syria và Israel (Bắc Do Thái) tấn công. Nhà “tiên tri” Isaiah của xứ Judah thời đó trấn an nhà vua bằng một lời “tiên tri”, rằng hai kẻ thù kia sẽ bị đánh bại. Khi nào? Lời “tiên tri” của Isaiah đã nói lên rõ ràng, Isaiah 7: 14-16, nhưng Matthew đã chỉ viện dẫn Isaiah 7:14 và dấu đi hai câu sau, Isaiah 7: 15,16:

Isaiah 7: 14: Cho nên, chính Chúa sẽ cho ngươi một dấu hiệu: Này, một một người đàn bà trẻ sẽ mang thai và sinh ra con trai, và đặt tên nó là Immanuel.

7:15: Đứa trẻ đó sẽ ăn bơ và mật cho đến khi biết bỏ điều ác chọn điều thiện.

7:16: Nhưng trước khi đứa trẻ ấy biết bỏ điều ác, chọn điều thiện, thì đất nước của hai vua mà ngài đang sợ hãi sẽ bị hoang vu.

Chúng ta thấy ngay chủ đích của Matthew trong việc trích dẫn chọn lọc trên từ Cựu Ước với mục đích truyền bá niềm tin riêng của mình. Truyền thống này kéo dài trong giáo hội Công Giáo cho tới ngày nay với những câu thêm thắt, ngụy tạo trong Tân Ước, cùng những lời diễn giảng cắt xén chọn lọc ngoài toàn bộ vấn đề. Thủ đoạn này cũng thấy xuất hiện đầy trong bản Tông Huấn cho các Giáo hội Á Châu của Giáo hoàng John Paul II. 

(xin xem  http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/CGchinhsu/CGCS7.php)

Giáo Sư Trần Chung Ngọc là tác giả việt ngữ ở hải ngoại nên mới được tự do viết về toàn bộ những góc khuất của Kitô giáo và và tiết lộ những dữ kiện lịch sử mà trước kia không ai biết hoặc có biết cũng không thể hay không dám nói, như trường hợp học giả Nguyễn Hiến Lê từng viết sử về các giáo hoàng Âu châu thời Trung Cổ nhưng đã bị nhà cầm quyền Ngô Đình Diệm cấm in và hăm dọa.

Các bài viết của giáo sư T.C. Ngọc vừa thâm sâu và vừa uyên bác về Maria học (Mariologie), vì vậy, khi đặt bút về Đức Mẹ Maria, tôi có cảm tưởng mình đang làm công việc dư thừa trước những nghiên cứu quá đồ sộ của ông.

Nhân dịp giáo sư Trần bàn về truyền thống trích dẫn, chọn lọc và đôi khi sửa đổi ngôn ngữ một cách gian manh như trường hợp dịch chữ “almah” (tiếng Hébreu, nghĩa là người đàn bà trẻ) thành “parthenos”(Hy Lạp, có thể mang nhiều nghĩa; hoặc đàn bà trẻ, hoặc là trinh nữ) rồi từ " parthenos" lại chuyển qua "virgin" (tiếngAnh, trinh nữ) để mưu toan lừa dối, gạt gẫm người ít học là chuyện không chỉ thời xưa, mà ngay trên các trang mạng của Kitô giáo thế kỷ thứ 21, tôi cũng tình cờ khám phá ra những cái tranh tối tranh sáng thật bất ngờ :

Trên http://www.transcripture.com/vietnamese-american-malachi-2.html kinh Malachi 2:3 bản Song Ngữ được dịch như sau

« Nầy, ta sẽ quở trách giống gieo của các ngươi, rải phân của những lễ các ngươi; các ngươi sẽ bị đem đi với phân ấy. »

(Behold, I will rebuke your seed, and will spread dung upon your faces, even the dung of your feasts; and ye shall be taken away with it.)

Chú ý câu anh ngữ "and will spread dung upon your faces" không được dịch mặc dù ghi rất rõ ràng trong bảng tiếng anh. Câu này có nghĩa là "và sẽ trét phân lên mặt của các ngươi".

Riêng câu kinh "rải phân của những lễ các ngươi" (anh ngữ: even the dung of your feasts) rất tối nghĩa, làm ta có thể hiểu sai cả bản tiếng anh.

Vì sao?

Khi trét phân lên mặt người ta, chúa nói "upon your faces"

Nhưng khi chúa rải phân những của lễ thì chúa dùng giới từ "of".

Tiếng anh rất rõ ràng, upon your faces là lên mặt các ngươi

Còn câu "even dung of your feasts" thì phải nên dịch là "với phân mà chính các ngươi ăn đồ cúng rồi tiêu hóa ra" thì mới chính xác, vì từ "feast" là các bửa tiệc tùng hoặc là đồ cúng. Dịch của lễ nên chả ai hiểu gì hết.

Cùng câu kinh trên, khi ta đọc trên link http://www.transcripture.com/vietnamese-english-malachi-2.html thì nó hơi khang khác một tí, như sau:

«Nầy, ta sẽ quở trách giống gieo của các ngươi, rải phân của những lễ các ngươi; các ngươi sẽ bị đem đi với phân ấy. » (See, I will have your arm cut off, and will put waste on your faces, even the waste from your feasts; and you will be taken away with it.)

Với câu kinh tiếng anh mới này thì không còn thấy "I will rebuke your seed" (ta sẽ quở trách giống gieo của các ngươi) nữa, mà là "I will have your arm cut off" tức là ta sẽ chặt hết tay chân của các ngươi, bản việt ngữ lại cũng mánh mung không chịu dịch. Tiếp đó là câu "and will put waste on your faces" (và ta sẽ trét phân lên mặt các ngươi), cũng lấp lửng gian manh bỏ qua không dịch.

Tôi hiếu kỳ moi bằng tiếng Pháp xem. Vào văn bản pháp ngữ so sánh xem tại sao lại khác biệt nhau thế?

Đây là nguyên văn bản kinh thánh tiếng Pháp trích từ link http://www.enseignemoi.com/bible/malachie-2.html

« Voici, je détruirai vos semences, Et je vous jetterai des excréments au visage, Les excréments des victimes que vous sacrifiez, Et on vous emportera avec eux. »

Bản tiếng Pháp đọc còn kinh khiếp hơn, làm rõ nghĩa hơn : "Je détruirai vos semences" có nghĩa là "Ta sẽ tiêu diệt hết giòng giống của các ngươi, ta sẽ quăng cứt vào mặt các ngươi, cứt của những nạn nhân được các ngươi hiến tế, và các ngươi sẽ được mang đi với cứt ấy".

Bạn có thể tin rằng mình đang đọc cuốn Thánh Kinh nổi tiếng được người Kytô giáo khoe rằng có hằng tỉ tỉ bản in trên thế giới không?

Bạn có thể tin rằng chúa trời đầy bao dung thương xót mà Kitô giáo luôn ca tụng là Thiên chúa, là Tình Yêu (viết hoa), đã sinh ra loài người, sau đó lại tìm đủ cách rủa sả, trù dập, trét phân trét cứt, chặt tay chặt chân và tìm đủ mưu mô để tận diệt đi không !

Đây chỉ là một phần rất chi li của kinh thánh VN mà tôi tin rằng sự dịch thuật đã cố tình che giấu. Thí dụ dịch « rải phân của những lễ các ngươi » lời lẽ sặc nặng mùi văn chương chữ nghĩa của Alexandre de Rhodes, tức là vào thời bán khai việt ngữ, quá tăm tối, ai mà hiểu được?

Hãy đọc lại :

« Nầy, ta sẽ quở trách giống gieo của các ngươi, rải phân của những lễ các ngươi; các ngươi sẽ bị đem đi với phân ấy. »

(Behold, I will rebuke your seed, and will spread dung upon your faces, even the dung of your feasts; and ye shall be taken away with it.)

Tôi dịch cho rõ nghĩa :

« Này ta sẽ rủa sả giòng giống của các ngươi, và sẽ trét phân lên mặt các ngươi, với chính phân mà các ngươi ăn và tiêu hóa ra ; và các ngươi sẽ được đem đi với phân ấy »

Lúc đầu tôi sử dụng chữ "ị", nhưng thấy chữ này thô tục quá không thể là ngôn ngữ của kinh thánh, nên tôi đổì "ị" thành "thải". Sau đó tôi lại đổi "thải" thành "tiêu hóa". Vì sao tôi sử dụng chữ "tiêu hóa" mà không sử dụng chữ "thải"? Vì "thải" không bắt buộc phải đi vào bụng rồi ra bằng hậu môn, có thể chỉ là thức ăn thừa, còn tiêu hóa lại là cách nói lịch sự để diễn tả động từ bình dân là "ị".

Một trường hợp gian manh khác về chữ nghĩa cũng được ông Bùi Kha đưa ra trong việc dịch từ nước cha trị đến cho cụm từ à la conquête de tout l’Orient của linh mục Nguyễn Khắc Xuyên mà theo tôi, phải được dịch là trong sự chinh phục toàn cõi Đông Phương. Bất kỳ một người biết tiếng Pháp nào cũng không thể dịch như ông Xuyên được. Mời xem sự gian manh nói chung về văn hóa và lịch sử của cha cố Công giáo Rôma trên link http://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=7167#_ftnref11

Trở lại với Đức Mẹ bằng một chi tiết tuy nhỏ nhưng đáng lưu ý về đề tài trinh tiết của ngài được wikipedia tiết lộ về thời kỳ Tiền La Mã như sau:

Từ những thời kỳ đầu tiên của Kitô giáo, niềm tin tiết trinh của Maria cùng với sự hoài thai trong bụng một trinh nữ của Giêsu, như được nói đến trong Tân Ước, tính cách thánh và phi tự nhiên, được sử dụng bởi những người dèm pha, với cả mục đích chính trị lẫn tôn giáo, như là đề tài thảo luận, tranh cãi và viết lách, đặc biệt nhằm vào mục đích thách đố với tín ngưỡng về Giêsu, nghĩa là thách đố với người theo Kitô giáo hay toàn thể Kitô giáo nói chung. Vào thế kỷ thứ II, triết gia phi Kitô Celsus, trong một phần của những tranh biện chống đối Kitô giáo với luận thuyết mang tên lời nói thật, cho rằng Giêsu thực tế là đứa con bất chính của chiến binh La Mã tên là Panthera. Linh mục Origen đã đánh tan sự quả quyết (của Celsus) và cho đó là một chuyện dựng đứng trong cuốn phản biện mang tên Chống lại Celsus. Còn Celsus đã dựa vào các nguồn tư liệu Do Thái để có quan niệm của mình ra sao lại là một đề tài thảo luận khác.

(Pre-Christian Rome

From the early stages of Christianity, belief in the virginity of Mary and the virgin conception of Jesus, as stated in the gospels, holy and supernatural, was used by detractors, both political and religious, as a topic for discussions, debates and writings, specifically aimed to challenge the divinity of Jesus and thus Christians and Christianity alike. In the 2nd century, as part of his anti-Christian polemic The True Word, the pagan philosopher Celsus contended that Jesus was actually the illegitimate son of a Roman soldier named Panthera. The church father Origen dismissed this assertion as a complete fabrication in his apologetic treatise Against Celsus. How far Celsus sourced his view from Jewish sources remains a subject of discussion - wikipedia)

Ta không đọc cách làm sao mà linh mục Origen biện chính, để phủ bác « điều dựng chuyện » của Celsus, nhưng nếu ai đưa ra một câu chuyện tương tự vào thời nay, chắc chắn đứa bé phải được đưa đi thử gen di truyền để khỏi mất công tranh cãi. Lời tuyên bố của Celsus, dù nếu không chính xác 100% so với chuyện đứa con được sinh ra từ bào thai một trinh nữ, đứng trên quan niệm khoa học, hoàn toàn khả tín hơn.

Một số tài liệu khác cũng cần được đưa ra để tham khảo, trong tinh thần nghiên cứu để tìm hiểu sự thực ; mà đã là sự thực, thì tài liệu có nghịch nhĩ đến đâu, thiết tưởng chúng ta không nên bỏ qua. Sau đây là tài liệu Talmud, cổ thư của văn hóa Do Thái, mà thế giới ít học giả nào dám trích dẫn, nhưng tôi vẫn đưa ra, nhằm để tham khảo, chứ không nhất thiết phải tin đây là sự thật. Sự thực là những gì ta có được sau khi suy luận, nghiên cứu, và nghiền ngẫm. Ta không nên tin theo thông tin một chiều, hoặc thông tin trái với khoa học. Trong mục đích đó, tôi xin trích dẫn đôi dòng của cổ thư Do Thái nói về Đức Mẹ Maria và Chúa Giêsu như sau :

Các văn bản chứa đựng một số cách viết tên của người cha (Pandera, Panthera, Pandira, Pantiri, hoặc Pantera) một số học giả kết luận rằng tất cả đều ám chỉ cho cùng một người, nhưng một số học giả khác lại cho rằng chúng có thể không liên hệ gì. Một số bản văn chỉ ra rằng người mẹ đã không kết hôn với Pandera, phạm tội ngoại tình và ám chỉ rằng Jesus là một đứa con hoang. Một số bản văn cho thấy tên của chồng Mary là Stada.

Nguồn Talmudic có những đoạn văn xác định "con trai của Stada" hoặc "con trai của Stara" (ben Stada hoặc ben Stara trong tiếng Do Thái), và một số học giả kết luận rằng đây là những liên hệ đến Đấng cứu thế của Kitô giáo.

(The texts include several spellings for the father's name (Pandera, Panthera, Pandira, Pantiri, or Pantera) and some scholars conclude that these are all references to the same individual, but other scholars suggest that they may be unrelated references. In some of the texts, the father produced a son with a woman named Mary. Several of the texts indicate that the mother was not married to Pandera, and was committing adultery and – by implication – Jesus was a bastard child. Some of the texts indicate that Mary's husband's name was Stada.

Some Talmudic sources include passages which identify a "son of Stada" or "son of Stara" (ben Stada or ben Stara in Hebrew), and some scholars conclude that these are references to the messiah of Christianity.). nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Jesus_in_the_Talmud#Mother_and_father 

Trong nhà mồ La Mã ở Bingerbrück, mộ bia của Pantera nằm bên trái. Ảnh en.wikipedia

Cổ thư Talmud của Do Thái thì khỏi bàn, người Do Thái xem Giêsu và Maria là loại hạ đẳng của xã hội, mẹ thì bất chính lăng loàn, con thì hành nghề phủ thủy lường gạt :

Giáo sĩ Do Thái của chúng tôi dạy Giêsu Nazarene có năm môn đồ, và họ là những người : Matthai, Naqqai, Netzer, Buni và Todah.

Đạo sư nói: Giêsu Nazarene đã thực hành phép thuật, lừa gạt và dẫn dắt sự lạc lối dân Israel.

"Giêsu con trai của Stada là Giêsu con trai của Pandira ? "

Rav Hisda nói, "Người chồng là Stada và người yêu là Pandera."

"Chứ không phải người chồng Pappos con của Yehuda và mẹ Stada sao? "

Không, mẹ hắn ta là Miriam, người đã để tóc dài và được gọi là Stada. Pumbedita nói về bà ta: "Bà ấy đã phản bội chồng mình."

Vào ngày Sa-bát và đêm trước của Lễ Vượt Qua, Giêsu Nazarene đã bị treo cổ và một sứ giả được gửi đi thông báo bốn mươi ngày trước đó rằng, "Giêsu Nazarene sẽ bị ném đá vì hắn thực hành ma thuật và xúi giục cùng quyến rũ dân Israel thờ thần tượng. Ai biết bất cứ thứ gì có thể phản biện (giúp hắn) có thể đến nói ra. " Nhưng sau đó họ không tìm thấy bất cứ sự phản biện bào chữa nào nên họ treo cổ hắn vào (đêm trước ngày Sabbath) và đêm trước của Lễ Vượt Qua.

Ulla nói: "Bạn nghĩ rằng Giêsu cần được bào chữa ư? Hắn là một tên mesit (người xúi giục dân Israel thờ thần tượng), người mà Đấng Thương Xót [Thiên Chúa] nói: Không được thương xót và bảo vệ hắn (Deut. 13: 9) Với Giêsu Nazarene thì phải khác. Vì hắn đã thân cận với nhà cầm quyền.

(Our rabbis taught Jesus the Nazarene had five disciples, and these are they: Matthai, Naqqai, Netzer, Buni, and Todah.

The master said: Jesus the Nazarene practiced magic and deceived and led Israel astray.

"Jesus son of Stada is Jesus son of Pandira?"

Rav Hisda said, "The husband was Stada and the lover was Pandera."

"But was not the husband Pappos son of Yehuda and the mother Stada?"

No, his mother was Miriam, who let her hair grow long and was called Stada. Pumbedita says about her: "She was unfaithful to her husband."

On (Sabbath eve and) the eve of Passover, Jesus the Nazarene was hanged and a herald went forth before him forty days heralding, "Jesus the Nazarene is going forth to be stoned because he practiced sorcery and instigated and seduced Israel to idolatry. Whoever knows anything in defense may come and state it." But since they did not find anything in his defense they hanged him on (Sabbath eve and) the eve of Passover.

Ulla said: "Do you suppose that Jesus the Nazarene was one for whom a defense could be made? He was a mesit (someone who instigated Israel to idolatry), concerning whom the Merciful [God] says: Show him no compassion and do not shield him (Deut. 13:9). With Jesus the Nazarene it was different. For he was close to the government.)

Nguồn https://en.wikipedia.org/wiki/Jesus_in_the_Talmud

Để đóng lại sự bàn luận về trinh tiết của Đức Mẹ, hãy nghe những lời tán dương không ngớt của tác giả Kitô giáo Maureen Orth viết trên báo National Geographic như sau :

Chính trong kỳ triệu tập Cọng đồng Giao Hội thứ III tại Ephesus vào năm 431, Bà đã được chính thức vinh danh là Thetokos, ngưòi thai sinh Thiên Chúa. Từ đó không ai còn có thể đươc tôn vinh như Mary. Như là biểu tượng hoàn vũ về tình mẫu tử cũng như đức hy sinh và chịu đựng, Mary thường được xem là nền tảng của sự khát khao ý nghĩa của chúng ta, một liên kết dễ tiếp cận với thế giới siêu nhiên hơn so với giáo lý chính thống được dạy dỗ trong nhà thờ. Áo choàng của Đức Bà cho ta cả sự an ninh lẫn sự hộ trì. Đức Giáo Hoàng Phanxicô, có lần được hỏi Mary có ý gì với ngài, ngài trả lời, "Bà ấy là mẹ tôi." 

(It was in A.D. 431, at the Third Ecumenical Council, in Ephesus, that she was officially named Theotokos, Bearer of God. Since then no other woman has been as exalted as Mary. As a universal symbol of maternal love, as well as of suffering and sacrifice, Mary is often the touchstone of our longing for meaning, a more accessible link to the supernatural than formal church teachings. Her mantle offers both security and protection. Pope Francis, when once asked what Mary meant to him, answered, “She is my mamá.” )

Nguồn https://www.nationalgeographic.com/magazine/2015/12/virgin-mary-worlds-most-powerful-woman/  How the Virgin Mary Became the World’s Most Powerful Woman

Như vậy, Đức Mẹ Maria xem như chính thức là Trinh Nữ từ năm 431 xuyên qua Cộng Đồng Ephesus, nơi Maria theo chân tông dồ James đi ẩn trốn cuộc càn quét của La Mã sau khi Giêsu thọ án tử hình trên thập giá.

VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI

Trên đây là nói về đức Trinh Tiết của Đức Bà, còn thế nào là Vô Nhiễm Nguyên Tội?

Là Maria được sinh ra trong sự thanh sạch mà không hề bị ô nhiễm do tổ tiên của loài người là ông Adam và bà Eva phạm phải khi bị con rắn dụ ăn trái táo mà Thiên Chúa cấm. Nói khác đi một chút, tất cả mọi người sinh ra đều phải chịu tội tổ tông, dù là da đen, da trắng hay da vàng trừ có Đức Mẹ Maria. Tuy nhiên, khi chúa tạo ra loài người, kinh thánh không có một dòng nào nói về da đen, da vàng và da đỏ, hậu duệ của Adam trải qua nhiều nghìn năm, đã tự biến đổi gen ADN mà không cần xin phép Thiên Chúa. Nên nhớ, cha mẹ Maria đều không ai được đặc cách miễn nhiễm tội này, bà thánh Anna, mẹ Maria, và cả chồng của bà, tức cha ruột Maria, được sinh ra từ tinh trùng những người địa cầu như tất cả chúng ta.

Danh hiệu Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Mẹ không phải được có ngay khi sinh ra Jésus, cũng không được ghi lại trong kinh thánh, mà mãi đến thế kỷ thứ X và XI mới được nói đến, nhưng chính thức được công nhận là nhờ giáo lệnh Ineffabilis Deus của giáo hoàng Pie IX sắc phong ngày 8 tháng 12 năm 1854 của hậu bán thế kỷ thứ XIX.

Điều này cho thấy vai trò và quyền hạn của giáo hoàng Công giáo rất lớn, muốn ai là thánh người ấy sẽ biến thành thánh. Quyền này e còn cao hơn cả Thiên Chúa, vì Thiên Chúa không thể xóa tội tổ tông cho ai, còn Giáo Hoàng có thể.

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi của DCCT đã viết về Vô Nhiễm Nguyên Tội như sau :

"Tội nguyên tổ do hai ông bà tổ tiên Adong và Eva đã truyền lại cho con cháu muôn đời. Riêng Mẹ Maria vì là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Đấng cứu Thế, Thiên Chúa đã dành cho Người đặc ân vô cùng quí giá ngay khi Người còn đang trong cung lòng bà thánh Anna,vì công nghiệp của Chúa Giêsu Con Mẹ sẽ sinh ra sau này, Thiên Chúa đã gìn giữ Mẹ Maria nguyên tuyền, trinh trắng, không hề mang tì vết: đó là đặc ân vô nhiễm nguyên tội Thiên Chúa dành riêng cho mình Mẹ mà thôi .

Chính vì thế, không một phút, một giây nào trong đời sống, Đức Mẹ đã phải khuất phục ma quỉ, đã ở trong tình trạng tội lỗi. Dù khi thụ thai, dù lúc sinh con, Mẹ Maria luôn thuộc trọn về Chúa, nghĩa là lúc nào Mẹ cũng đầy tràn ân sủng của Chúa Thánh Thần, lúc nào Mẹ cũng đầy tràn ân phúc. Mẹ không hề mắc tội dù tội riêng mình làm vì Thiên Chúa đã tuyển chọn Mẹ, Mẹ phải là Đấng hoàn toàn nhất để xứng đáng làm Mẹ Ngôi Hai làm người. Mẹ là “Evà mới “ như Giáo Hội đã ca tụng Mẹ"

Qua những biện luận như vừa nêu, Mẹ không hề mắc tội dù tội riêng mình làm vì Thiên Chúa đã tuyển chọn Mẹ, nghĩa là đã có ô dù che, muốn làm gì cũng vô tội, vượt qua luật nhân quả.

Giáo lý các tôn giáo độc thần thường rất hãnh diện về quyền năng vượt mọi luật lệ vũ trụ. Người Kitô kính trọng Thiên chủ chẳng hề kém người Trung quốc thời phong kiến đối với hoàng đế thiên triều được gọi là Thiên tử, khi vào diện kiến vua, gọi là được diện thánh, Kitô giáo cũng mong ước hưởng nhan thánh sau khi chết.

Có thể tóm tắt luận lí của Kitô giáo để chứng minh Đức Mẹ Đồng Trinh và Vô Nhiễm Nguyên Tội bằng phương trình thần học như sau: a=b, vì a=z, và vì z=y, nên y=m, khi y=m thì nghiễm nhiên s=x, sau đó ta phải đồng ý rằng x=p, và vì vậy mà p=a, nên a=b !

Cần mở ngoặc thêm rằng, tất cả danh từ và hình dung từ nào viết về Thiên Chúa đều phải viết hoa, thí dụ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đồng Trinh, Trinh Nữ Vương Hòa Bình, Mẹ Ngôi Hai, Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Đức Mẹ Tà Pao, Đức Mẹ La Vang...Vì sao vậy? Vì chỉ đơn giản khi ta viết hoa những cụm từ ấy và bằng cách lập đi lập lại chúng, ta đã nghiễm nhiên chứng minh rằng Đức Mẹ vốn là Đồng Trinh và Vô Nhiễm Nguyên Tội theo nguyên tắc Tăng Sâm giết người trong Cổ Học Tinh Hoa.

Khi cần cho Jésus đến từ Thiên Chúa, bà mẹ của Jésus phải có cùng gen với Jésus, nghĩa là không liên hệ đến loài người có ADN từ Adam và Eva như kinh Thánh đã ghi, nên giáo hội bèn phán ra  phiên bản cho rằng Maria được đặc cách Vô Nhiễm Nguyên Tội, dù bà Thánh Anna vẫn là phiên bản phàm phu tục tử có ADN Adam và Eva.

Theo nguyên lý của di truyền học, con cái sẽ mang ADN của cha mẹ sinh ra chúng. Maria có ADN vô nhiễm nguyên tội do phép lạ của Thiên Chúa, thì những đứa con mà Maria có với Joseph có được thừa hưởng nửa giòng máu Vô Nhiễm Nguyên Tội hay không, thưa nhà di truyền học sư tổ Gregor Johann Mendel, người mà Kitô giáo ca tụng đến tận mây xanh chỉ vì ông tin vào thượng đế?

Thực ra, Đức Mẹ có Vô Nhiễm Nguyên Tội hay không, điều ấy cũng chẳng có gì quan trọng, ai thắc mắc hãy lên mà hỏi Thượng Đế, riêng giáo hội có dư quyền lực để thừa nhận Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Vị linh mục này viết tiếp :

"Với đặc ân vô nhiễm nguyên tội, đặc ân được gìn giữ hồn xác vẹn toàn, Mẹ Maria là “Evà mới “, Evà mang sự sống, chứ không mang cái chết, chỉ có tội mới đem lại sự dữ, mang lại cái chết cho con người , còn Mẹ vì là người vẹn toàn được Thiên Chúa ấp ủ,bao bọc như Chúa gìn giữ con ngươi mắt Chúa, nên Maria đã trở nên mẫu gương trung thành tuyệt đối cho ta về đức trinh khiết Mẹ dành trọn vẹn cho Thiên Chúa."

Một dấu ngoặc ở đây để đưa ra câu hỏi: các giáo hoàng có quyền ban cho Maria chức năng Vô Nhiễm, mà sao các ngài lại không thể tự ban cho mình chức năng ấy? Vả lại, theo thần học thì các vị đại diện  chúa đều có quyền tha tội; mà mọi tội lỗi, căn bản đều đến từ tội tổ tông, nếu không có tội tổ tông thì đâu có sự dữ, nên khi các linh mục miễn tội, sao sự dữ vẫn cứ đeo bám kẻ xưng tội đã được đại diện chúa xá miễn, và sự dữ ấy cũng bám luôn cả giáo hoàng, hồng y, tổng giám mục, linh mục?

Ngài linh mục say sưa tán dương sự thanh khiết miễn nhiễm của Đức Mẹ : "chỉ có tội mới đem lại sự dữ, mang lại cái chết cho con người", nhưng không hề giải thích sao một bực Trinh Thánh như vậy, hoàn toàn không có tội, lại phải sống như sau :

"Maria được biết đến là một người sống cuộc đời bình thường của một con người, phải lao động, phải đau khổ, phải mệt nhọc. Đang khi đó, dục vọng bao hàm khuyến khuyết về mặt luân lý, vì dục vọng có thể đưa con người tới tội lỗi bằng cách khích động những cảm xúc mạnh mẽ của con người, để nó hành động trái ngược với Luật của Thiên Chúa, kể cả khi con người không chính thức làm điều sai trái vì không ưng thuận.http://nhongiaoly0933572562.blogspot.fr/2015/12/phuc-am-lc-1-26-38.html

Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo viết:

"Ðức Trinh Nữ Diễm Phúc Maria, đã được gìn giữ khỏi mọi tỳ ố nguyên tội ngay từ lúc thụ thai, do ân sủng và tình thương đặc biệt của Thiên Chúa toàn năng, nhờ công nghiệp của Ðức Giêsu Kitô Ðấng Cứu Ðộ loài người (DS 2803). Mẹ có được "sự thánh thiện tuyệt vời có một không hai" "ngay từ lúc tượng thai" hoàn toàn là do Ðức Ki-tô: Mẹ đã "được cứu chuộc cách kỳ diệu nhờ công nghiệp Con Mẹ". Hơn bất cứ thụ tạo nào khác, Chúa Cha đã thi ân giáng phúc, cho Mẹ "hưởng muôn vàn ân phúc của Thánh Thần, từ cõi trời, trong Ðức Ki-tô". Người "đã chọn Mẹ trong Ðức Ki-tô, trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người".

Các Giáo Phụ Ðông Phương gọi Mẹ Thiên Chúa là Ðấng Rất Thánh (Panaghia) và tôn vinh Mẹ là "Ðấng không hề vương nhiễm một tội nào, như một thụ tạo mới do Chúa Thánh Thần nắn đúc và tác tạo" (x. LG 56). Nhờ ân sủng Thiên Chúa, Ðức Maria suốt đời vẫn tinh tuyền không hề phạm tội riêng nào."

Thiên chúa đã chọn Đức Mẹ trước cả khi tạo ra vũ trụ, thì hóa ra, ngài đã biết trước rằng sau khi bốc đất hà hơi nặn ra Adam rồi móc xương sườn Adam làm phép ra Eva, ngài đã chắc mẫm rằng hai con vật thụ tạo này sẽ ăn trái cấm, sẽ bị ngài phạt tội tổ tông, và sau này ngài, với tấm Lòng Chúa Thương Xót bao la vô bờ bến, sẽ sai con một của mình giáng trần chịu đinh trên thập giá để cứu chuộc cho nhân loại, nên cần một Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên Tội hoài thai con ngài trước khi có vật chất và vũ trụ.

Nếu lập luận này đúng như sách giáo lí Công giáo dạy, thì tội tổ tông là do chính Thiên Chúa thiết kế trước khi ngài thiết kế loài người. Tội tổ tông, như vậy, không hề là một thứ "ý chí tự do" mà các nhà thần học tán dương tung hứng. Theo thần học Kytô giáo, con người do Thiên Chúa tạo đựng, đồng thời Thiên Chúa cũng ban cho con người tự do lựa chọn thái độ sống của chính mình qua việc quyết định ăn trái cấm. Trái cấm tượng trưng cho tự do. Trái Cấm cũng tượng trưng cho tội lỗi. Nếu Thiên Chúa đã biết chắc là con người sẽ ăn trái cấm, đã chuẩn bị trước một trinh nữ sẽ sinh ra con một của mình để cứu chuộc tội lỗi của loài người, thì hóa ra, tự do là miếng mồi được để trong cái bẫy mà chắc chắn loài người sẽ tham ăn mà chui vào. Thiên chúa đối với loài người, theo giải thích thần học của Hội Thánh Công Giáo, tựa như anh nông dân đặt bẫy để bắt chuột đồng, anh đoán chắc đường đi của chuột, và ma mãnh đặt một cái bẫy có mồi thơm ngon trên đường đi ấy, thế là chuột chui đầu vào mưu kế thâm độc của anh. Sau khi bắt được lố chuột, tự cảm thấy mình quá thông minh, anh nông dân mỉm cười khoan khoái cho rằng mình quá sáng tạo.

Một câu hỏi mà tôi chưa bao giờ nghe ai thắc mắc: giả thiết Adam và Eva không ăn trái cấm, loài người sẽ có mặt trên trần gian này không?

Nếu Adam và Eva tuân giữ đúng luật chúa không ăn cây thiện ác, mắt của họ không mở, không nhận biết mình lõa lồ, nghĩa là không cần hổ thẹn, không cần che đậy tính phái, thì họ có thèm muốn ái dục nam nữ không? Chương một của Sáng Thế Ký chỉ nói tổng quát là thiên chúa sinh ra loài người và muôn vật vào ngày thứ sáu, cho sinh sôi nẩy nở, nhưng chương ba lại đưa ra việc hai người nguyên thủy ăn trái cấm, chúa quở phạt người nữ phải chịu đựng thai nghén sinh sản đau đớn; thành ra, chúng ta hoàn toàn mù mờ về sự sinh sản đầy mặt đất của loài người, là do tội tổ tông mà sinh ra để chịu cơn trừng phạt của chúa, hay loài người vẫn sinh sản, nhưng không đau đớn, không chịu sự dữ và sống đời đời, nếu Adam và Eva không ăn trái cấm?

Việc ăn trái cấm đã xảy ra, loài người sinh sản với sự dữ và ai cũng phải cày bừa lao động mới có ăn, đúng như chương ba của Sáng Thế. Việc này không cần bàn.

Nhưng giả thiết Adam và Eva không ăn trái cấm, có quan hệ tình dục và sinh sản con cháu đầy vườn địa đàng thì ngày nay loài người sống với ơn phước vĩnh cửu. Trong hơn 6000 năm, từ lúc Adam được thụ tạo cho đến nay, với thế hệ này chết, thế hệ kia sinh, chiến tranh, bệnh tật, đói khát, mà dân số trái đất đang chiếm hơn 6 tỉ, vậy trong 6000 năm với không có mọi sự dữ kể trên, thì ngày nay chúng ta có dân số bao nhiêu?

Một câu hỏi nữa : Với sự tiến bộ vượt bực của khoa học hiện đại, ngay những quặng mõ, tài nguyên tiềm ẩn dưới mặt biển vẫn có thể thăm dò, nhưng khoa học có tìm thấy dấu vết vườn địa đàng (Eden) cổ xưa, nơi chúa sai thần Cherubims tuốt gươm sáng lòa trấn giữ cây sự sống, sợ loài người khôn ngoan lại hái trái ấy mà ăn, thì chúng sẽ ngang hàng với thiên chúa?

GIÊSU LÀ CON MỘT?

Bây giờ nên bàn đôi nét về lập luận Jésus là con một của chúa trời. Ngài thương nhân loại đến nỗi cho con một của mình xuống thế, chịu đóng đinh để chuộc tội tổ tông. Điều này khẳng định thiên chúa chỉ có duy nhất một người con.

Vậy ai đã sinh ra loài người? Nếu Jésus là con duy nhất, thì loài người, bắt đầu từ Adam và Eva truyền đến chúng ta là gì đối với Thiên Chúa? Adam và Eva được trực tiếp do Chúa tạo ra mà không được gọi là con, trong khi Jésus phải chui qua "cung lòng" bà Maria, lại được cho là con một, không biết có học giả nào đặt ra câu hỏi này chưa? !

Những sự kiện này tạo ra các nghi vấn như sau:

● Một là, phải chăng đối với Thiên Chúa, con ruột là con phải ở cung lòng chui ra, còn được chế tạo bằng đất sét thì không có giá trị? Nhưng tạo vật đất sét vô giá trị lại sở hữu cái cung lòng có khả năng sinh ra Thiên Chúa. Vì nếu Chúa Thánh Thần biết tự sinh sao lại cần phải phủ bà Maria để Đức Bà đẻ Chúa bằng ngõ cái cung lòng? Chẳng lẽ cái cung lòng quan trọng với Thiên Chúa đến mức không có nó không được, như người thế gian hay sao? Quả thực mâu thuẫn này dẫn đến mâu thuẫn khác không bao giờ chấm dứt. Tôi vào thư khố của Vatican đọc những giải thích vì sao Jésus được xem là con một và tôi kết luận rằng không có gì cần phải đọc, hãy cứ tin Jésus là con một của Thiên Chúa. Chấm hết.  http://www.vatican.va/archive/FRA0013/__P1F.HTM

● Hai là, Thiên chúa chế ra loài người chỉ trong nháy mắt, nhưng tại sao lại không có khả năng triệu tập dân Do Thái, rồi từ trên không, đẩy đứa Con Một Jésus nhẹ như mây giáng trần trước sự chứng kiến của lịch sử? để chả ai tranh cãi rằng Jésus là con của Joseph hay con của Ngôi Ba hay của tên lính La Mã Panthera theo một số tin đồn làm ô danh Thiên Chúa?

● Ba là, nếu việc chui vào "cung lòng" của một người đàn bà thực sự cần thiết đối với Thiên Chúa, thì tại sao sau đó, lại tìm đủ mọi cách, mọi biện luận để chứng minh rằng, hai mẹ con Jésus đều là từ Thiên Chúa mà đến, là sản phẩm của thiên giới, chẳng phải da thịt phàm tục của trần gian nên về sau hai thể  xác này đều bay về trời, không thể dùng đầu óc, tư duy của trần gian mà hiểu biết được?

Từ sự trang trọng với thân xác như được trình bày, đối với Kitô giáo, sự sống đời đời của thân xác, sự trinh khiết của da thịt quan trọng hơn sự sống đời đời và sự trinh khiết thuần túy tâm linh. Trong Kitô giáo bạn không thể nói: có chúa trong lòng tôi, tôi không cần đến nhà thờ, vào thánh đường, hay đi gặp các vị chủ chăn. Nếu bạn nghĩ như thế, bạn là ngoại đạo. Không hề và không thể có chuyện yêu chúa kính chúa trong tâm, - tâm suông chẳng có giá trị gì cả, mà phải ăn thịt, uống máu của chúa. Thịt và máu ấy chỉ người đại diện của chúa dưới trần thế mới có được, nên phải đến nhà thờ. Phải trao cả xác và hồn cho chúa, thiếu một trong hai, là dị giáo.

Đức Mẹ có lễ Mông Triệu (Assumption), Đức Jésus có lễ Thăng Thiên (Ascension), hai lễ này để thờ lạy ngày xác của Jésus và Maria bay về trời.

Để chứng minh hai nhân vật này bay lên trời, giáo hội đưa ra hai ngôi mộ trống. [Mộ trống của Jesus - Mary]

Tôi không ngạc nhiên khi nghe linh mục Martino Nguyễn Bá Thông giảng với con chiên rằng làm tình rất sướng là nhờ ân sủng của Thiên Chúa. Sự giao hợp hai thân xác đàn ông và đàn bà là ý nghĩa Adam tìm lại cái xương đã mất của mình qua sự giao hợp với Eva nên được sung sướng như tìm lại được chính mình. Trong tín ngưỡng Kitô, không có thân xác thì con người không thể hưởng thụ, nên nếu lên Thiên Đàng chỉ với phần hồn thì Thiên Đàng đâu còn là nơi đến đầy hứa hẹn hấp dẫn nữa.

LM Martino Nguyễn Bá Thông: Tình Dục thì rất sướng!

Chính vì vậy mà tôi cũng không ngạc nhiên khi đọc thấy thống kê các con số kinh khiếp về tội tình dục mà các linh mục Công giáo đã gây ra trên toàn thế giới đến ngay cả cấp Hồng Y, và trong lịch sử trung cổ, cả đến cấp Giáo Hoàng. Việc thăng thiên thân xác của Jésus và Mẹ Maria nằm trong truyền thống hưởng thụ xác thịt này.

Thực khó tưởng tượng được chúa phải quản lí thế nào cái thiên đường mà ngài trú ngụ nếu ngài rước hằng tỉ thân xác của người trần gian về. Xác mà không ăn uống hưởng thụ, thì cần gì xác? Và ăn thì phải sản xuất, phải tiêu hóa. Nếu ăn phép lạ do chúa ban nên không cần sản xuất và tiêu hóa, thì cần quái  gì phải mang cái xác đi thật xa lên đây cho mệt? Chúa chỉ cần rước cái bóng như bóng cinéma những tín đồ do chúa ưng ý tuyển chọn chẳng phải đỡ tốn kém năng lượng hơn hay sao? Còn nữa, khi trở lại với thân xác thanh xuân, trai vẫn là trai, gái vẫn là gái, thì có cần các sinh hoạt tính dục nữa không? Nếu không cần, thì mang các của nợ ấy lên thiên đàng làm gì?

Nhân tiện tôi xin hỏi, và trước khi hỏi, tôi phải xin lỗi các đấng chủ chăn, thưa các ngài, các của nợ theo với thân xác được về trời dùng để làm gì?   Nếu có sex, thì có sinh sản không? còn nếu không sex sao lại cần mang lên? Ngoài chuyện sex, có cần chúng để làm cơ quan chức năng đào thải chất ô uế ra không? các chất ô uế ấy được chúa quản lý thế nào? Trên thiên đàng vợ chồng vẫn yêu nhau, nếu không sex, sao gọi là vợ chồng? Nếu có sex, thế là vẫn có các đơn vị gia đình nhỏ bé ngày ngày dắt nhau đến hôn chân chúa, thì tránh sao cho khỏi gia đình tôi gia đình anh nhìn sang nhau, so sánh chỗ ngồi trước chỗ ngồi sau, dù là trước đấng trọn lành thiên chúa tối cao? Có cần câu chuyện Abel và Cain được tái  luân hồi ở đây không thưa các tiến sĩ thần học?

Thực là phi lí nếu chúng ta có thể chế tạo ra được một loại phi thuyền bay nhanh hơn tốc độ ánh sáng, đến các thiên hà xa xôi cách trái đất hằng nghìn năm ánh sáng, nhưng vẫn "nặng nhọc" mang theo một chiếc xe có bình xăng cùng với dự trữ đầy đủ nhiên liệu cho những cuộc hành trình trên các hành tinh xa xôi ấy, và nói rằng, vì ở trên các thiên hà, ta vẫn sống cái hạnh phúc đời đời của thế gian, và vẫn cần có ôtô để di chuyển !

Tóm lại, khi tạo ra thân xác, hoặc rước xác thân về thiên đàng, những đặc tính cùng với các nhu cầu vật lý của thân xác vẫn phải có những luật định của nó. Nếu chúa vượt lên trên lý tính của vũ trụ thì ngài không cần phải trao giải thưởng hồn và xác được phục sinh, bắt tín đồ phải tin vào ngày phán xét tối hậu, tin vào sự cần thiết phải có hai phần xác hồn bất phân ly trong sự sống đời đời.

(còn tiếp)

Trần Trọng Sỹ

___________________

Các bài của Trần Trọng Sỹ: link http://sachhiem.net/TTS/ListTTS.inc.php

Trang Tôn Giáo