Công Giáo VN và Thượng Đế Theo Thánh Kinh

Giáo Hoàng Và Thế Giới

Trần Trọng Sỹ

http://sachhiem.net/TTS/TG/TranTrongSy.php

23-Jun-2014

LTS: Đã từ lâu, độc giả của sachhiem.net lo ngại không biết sẽ có một truyền nhân của Giáo Sư trần Chung Ngọc. Hôm nay chúng tôi hân hạnh được giới thiệu một cây viết mới, mà chúng tôi nghĩ rằng xứng đáng nhận lãnh bảo kiếm của Giáo Sư Trần Chung Ngọc. Ngẫu nhiên mà hai người đều là họ Trần. Chúng tôi tin rằng bạn đọc sẽ phần nào đó tìm lại cảm xúc khi đọc những loạt bài của tác giả Trần Trọng Sỹ. Loạt bài này có tựa đề "Công Giáo VN và Thượng Đế Theo Thánh Kinh" khá dài. Chúng tôi chia làm 3 phần:

Phần I: Giáo Hoàng Và Thế Giới
Phần II: Nếu toàn dân VN đều là con chiên của Chúa!
Phần III: Thượng Đế và tác phẩm của Ngài
Trân trọng kính mời (SH)

Ngài nói đúng sự thực về Hồi giáo mà ngài vẫn phải xin lỗi trước công chúng, ngược lại ngài nói bậy về Phật giáo nhưng ngài đã hoàn toàn bình an không cần tỏ ra sợ sệt và hoàn toàn không chịu bất kỳ một áp lực nào. Phật giáo đã hoàn toàn im lặng về thái độ của vị hồng y danh tiếng trí thức Vatican. Phật giáo cũng hoàn toàn im lặng trước sự phê bình của giáo hoàng J. Paul 2. Nhưng trí thức Phật tử thì họ không thể im lặng, họ đã lên tiếng, trong số đó có nhiều trí thức VN. (Trần Trọng Sỹ)

Phần I: Giáo Hoàng Và Thế Giới

Sau chiến tranh lạnh, Samuel Huntington nhận xét rằng loài người sẽ tạo thành nhiều khối văn hóa khác biệt. Các biên giới chính trị sẽ nhường chỗ cho khác biệt về tôn giáo, màu da và văn hóa. Ông dự đoán kịch bản Hồi Giáo hợp tác với Trung Quốc (TQ), Nhật cùng nhau chống lại Tây phương gồm Hoa Kỳ (HK), Âu Châu, Ấn Độ và Nga...

Kịch bản của Huntington có nhiều phần sai hơn là đúng khi hải quân và không quân TQ và Nhật Bản gờm nhau trên không và dưới biển chung quanh hòn đảo bé tí mà cả hai bên đều tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Chỉ cần một tia lửa là chiến tranh có thể bùng lên và lan rộng.

Nga vẫn luôn chống Tây phương mặc dù không muốn thân với TQ, nhưng vì quyền lợi cả kinh tế lẫn chính trị, Nga bắt buộc phải tỏ ra thân thiện với TQ, cường quốc mới đang lên.


Samuel Hungtington

Huntington không có gì mới mẻ khi trình bày về sự va chạm giữa các nền văn minh. Điều ông nói  đã xảy ra gần hai thiên niên kỷ khi Thiên Chúa giáo độc bá Âu Châu, tiếp theo là sự khai sinh ra Hồi Giáo và Phản Thệ giáo kéo theo rất nhiều cuộc thập tự chinh đẫm máu, những bách hại cực kỳ dã man cho những ai không thờ chiếc thánh giá, hoặc chống lại giáo hoàng.

1 ▪ Mầm móng chia rẽ dân tộc

Riêng tại VN, từ khi có mặt của Thiên Chúa giáo thì sự khác biệt đã nẩy sinh lắm chia rẽ dân tộc mà hình như ngày càng trầm trọng.

Gần đây, sau 1975, một số người Công giáo cho rằng CS thân thiện với Phật Giáo (PG) và đàn áp Công giáo, tước đoạt rất nhiều tài sản của giáo hội.

Sự thực thì CS hoàn toàn bình đẳng với mọi tôn giáo và khá cứng rắn với tôn giáo khi tiếp quản miền Nam, họ đã quốc hữu hóa mọi tài sản ngoại vi của tôn giáo, và dĩ nhiên, mọi người đều chịu thiệt thòi như nhau chứ không riêng Công giáo.

Phật giáo bị mất đại học Vạn Hạnh, toàn thể các trường bồ đề và các cô nhi viện cũng như các trạm y tế xã hội. Chắc chắn là phía tòa thánh Tây Ninh cũng có mất mát, và PG Hoà Hảo cũng không thể đi ra ngoài danh sách. Nếu bảo rằng tài sản của Phật giáo sao có thể so sánh với tài sản của Thiên Chúa thì đây lại là một vấn đề khác cần được mổ xẻ.

1975-1990 là khoảng thời gian mọi tôn giáo sánh vai đoàn kết để đối mặt với nhà nước CS từ trong nước ra ngoài nước. Đây là thời kỳ êm ái nhất giữa Công giáo và Phật giáo kể từ khi Công giáo theo chân thực dân Pháp du nhập vào VN. Có lẽ đây cũng là chính sách được Tòa Thánh La Mã ra lệnh cho Giáo Hội VN phải bắt tay với các tôn giáo khác để chống Cộng. Trong thời điểm này, ta ít thấy đôi bên ném đá hoặc nói xiên xỏ nhau (thông thường là bên Công giáo tấn công, bên Phật giáo tự vệ).

Sau khi khối Liên Xô sụp đổ, người đầu tiên viết sách phê bình Phật giáo lại là Giáo Hoàng Jean Paul II (Gioan Phao Lồ 2) trong cuốn Crossing the Threshold of Hope. Ông phê bình gọi Phật giáo là tiêu cực, là không thể nào đến gần Thượng Đế bằng thái độ bi quan yếm thế, xa lánh cuộc đời. Tóm lại, giáo hoàng hiểu rất ít về đề tài mà ông đang đề cập, ông còn tỏ ra rất xem thường những trí thức theo Chúa và những trí thức không theo Chúa khi trình làng một cuốn sách mà đọc xong lại thấy chả có gì đáng đọc. Theo Trần Chung Ngọc, ngay một linh mục Công giáo như Thomas Hand, cũng cảm nhận được sự thiếu trình độ của giáo hoàng khi viết về đạo Phật, ông mong muốn giáo hoàng " were able to speak about Buddhism from experience. You can't speak about anything as obviously profound as Buddhism without getting into it."  (xin miễn dịch, vì hầu hết độc giả của những đề tài này đều có thể đọc trôi chảy tiếng Anh)

Trong phần trình bày ở đây, tôi không đề cập đến chi tiết về nội dung phê phán của giáo hoàng, vì đã có rất nhiều trí thức VN làm việc này cách đây 10 năm trước, lúc mà vấn đề còn đang nóng bỏng. Ở đây tôi chỉ bàn luận đôi nét về thái độ phê phán.

Trừ khi muốn gây ra xung đột tôn giáo, một lãnh tụ tôn giáo công khai phê phán một học thuyết khác so với học thuyết của mình là không nên, có thể dẫn đến nguy cơ thánh chiến. Cũng may nạn nhân là Phật giáo, tôn giáo chưa làm ai trầy một vết thương, đổ một giọt máu. Nếu là Hồi giáo thì e rằng không những đổ máu, mà là đổ rất nhiều máu.

Tôi tin Jean Paul 2 hay bất kỳ một giáo hoàng nào khác cũng chả ai dám nói xấu công khai Hồi Giáo, vì Hồi Giáo của hôm nay và La Mã của hôm nay chỉ cần một sơ hở là sẽ có chiến tranh tôn giáo, và chắc chắn Thiên Chúa sẽ bị đánh tan tác vì giáo hoàng không còn quyền lực như thời trung cổ có thể khởi động thánh chiến, và kết quả là con chiên ở các quốc gia Bắc Phi sẽ được đem làm món chiên cho các cuộc xách động cực đoan jihad.

Năm 2006, giáo hoàng Bénédict XVI chỉ nói một ít sự thực, chứ không phải là xuyên tạc, về lịch sử hiếu chiến đẩm máu của Hồi Giáo. Thế là cả thế giới rúng động, các nhà thờ ở các quốc gia Ả Rập bị đốt cháy, các linh mục làm việc tại Somalie bị bắn chết, Khối Hồi giáo đòi sẽ phát động thánh chiến tiêu diệt “những người thờ cây thánh giá”, giáo dân Hồi giáo yêu cầu chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ bắt nhốt giáo hoàng ngay lúc ông công du nước này. Vatican xanh mặt, giáo hoàng sau đó lập tức xin lỗi Hồi giáo trước báo chí, thậm chí ngài còn quay mặt về La Mecque mà cầu nguyện chung với các lãnh tụ Hồi Giáo trong một đền thờ Hồi giáo!  Đó là hậu quả phê bình tôn giáo khác, dù trên thực tế phê bình của ngài phản ảnh đúng sự thực. Chính đức giáo hoàng này, năm 1997 khi còn là Hồng Y Ratzinger, đã ví đạo Phật một với hình ảnh rất dơ dáy làm cả thế giới, nhất là giới có học, phải sửng sốt: spiritual, autoeroticism hay nói cách khác là thủ dâm tinh thần (spiritual masturbation)!

2 ▪ Giáo Hoàng nói bậy về Phật giáo không sợ ai.

Ngài nói đúng sự thực về Hồi giáo mà ngài vẫn phải xin lỗi trước công chúng, ngược lại ngài nói bậy về Phật giáo nhưng ngài đã hoàn toàn bình an không cần tỏ ra sợ sệt và hoàn toàn không chịu bất kỳ một áp lực nào. Phật giáo đã hoàn toàn im lặng về thái độ của vị hồng y danh tiếng trí thức Vatican. Phật giáo cũng hoàn toàn im lặng trước sự phê bình của giáo hoàng J. Paul 2. Nhưng trí thức Phật tử thì họ không thể im lặng, họ đã lên tiếng, trong số đó có nhiều trí thức VN.

Ở cương vị lãnh tụ tôn giáo lại đi phê phán giáo học của một tôn giáo khác, Jean Paul 2 đã làm một cấm kỵ mà ngay cả hàng ngũ trí thức Công giáo cũng khó chấp nhận được huống hồ có biết bao trí thức tây phương đã từng lên án nặng nề những trang sử đẫm máu trong 17 thế kỷ độc quyền của  giáo hội La Mã kể từ Constantin đến đầu thế kỷ 20.

Trong đời sống bình thường, khi không biết mà lên lớp là thái độ của kẻ vừa ngu dốt mà lại vừa thiếu lịch sự và tự trọng.

Bạn chỉ cần ra một hãng xe Renault hay Citroën hoặc Mercedes mà hỏi hiệu xe nào tốt hơn thì mọi nhân viên bán hàng đều sẽ nhã nhặn trả lời rằng mỗi hiệu đều không thể so sánh, sự so sánh chỉ có thể được thực hiện giữa các phiên bản khác biệt của cùng một nhà sản xuất. Và chắc chắn rằng, dù không nói ra, kẻ ấy sẽ cuời thầm đây là một câu hỏi chỉ có thể được phát xuất từ một người kém lịch duyệt và thiếu óc suy đoán.

Chỉ là một nhân viên bán hàng thôi, mà còn có được giáo dục như vậy, huống hồ là một nhân vật có tầm cỡ quốc tế chứ chưa dám nói là giáo hoàng!

Người tự trọng không bao giờ phê phán về điều mình không biết hoặc biết quá ít.

Thực vậy, căn bản triết lý của hai tôn giáo quá xa cách, dĩ nhiên sự thực hành lại càng quá khác biệt, một bên là giáo lý mạc khải, bên kia là giáo lý tự chứng; một bên xin được cứu vớt, bên kia cho rằng chẳng ai có thể cứu được mình ngoài sự phấn đấu và nỗ lực nội tại.

Tôi chưa hề thấy một nhà khoa học tầm cỡ nào dám phê bình đức Phật, ngược lại đã đọc vô số tác phẩm khoa học và lịch sử lên án gắt gao thần học Thiên Chúa giáo, thậm chí, tôi xin lỗi, có người còn mạt sát học thuyết của Thiên Chúa là ngu xuẩn là mê tín, chưa kể đến lịch sử ô nhục của Giáo hội. Lần đầu tôi bị sốc mạnh khi đọc như Voltaire, Diderot nói về giáo hội... nhưng nếu có ai đem phổ biến các lời chưởi rủa kia, của các triết gia, các khoa học gia, các trí thức, nhân danh sự tiến bộ của khoa học, nhân danh đức hiếu sinh của lịch sử nhân loại, thì lập tức giáo dân cho là ngụy tạo. Họ sẽ phản ứng lại bằng cách chụp mũ, ném đá, chưởi rủa một cách rẻ tiền, hoặc bôi nhọ một cách xảo quyệt những ai nói sự thật về Công giáo. Nếu là ngày hoàng kim của La Mã thì dù cho có nổi danh như Descartes, cũng chả dám hé răng mà chống lại Chúa, vì chống lại Chúa thì thà là trở mặt với Staline hay Hitler còn may ra có cơ hội sống sót, chống Chúa là chết. Câu nói trứ danh cogito của Descartes Je pense donc je suis, chất vấn, trăn trở về hiện hữu chính là nghi ngờ tính toàn năng của Thiên Chúa! Chúa đã sinh ra con người, ban sự hiện hữu cho con người, sao còn bày đặt hồ nghi thánh ân của Chúa? May mà lúc ấy giáo hội chưa ai nhận ra, và cũng khôn hồn cho Descartes !

Đừng nói là đức Đạt Lai Lạt Ma, thiền sư Nhất Hạnh, một kẻ tầm thường theo Phật mà ít đi chùa như tôi chẳng có bao học thức, cũng chưa từng cho phép mình phê phán trước công luận về Thiên Chúa giáo kiểu như giáo hoàng phê phán Phật giáo. Ngược lại tôi nghĩ là nếu tôi phê bình đạo Phật, có lẽ Phật giáo sẽ hoan hỷ lắng nghe và khuyến khích, đơn giản chỉ vì tôi là Phật tử.

Nhưng đó là chuyện đã qua.

3 ▪ Sự sụp đổ của khối CS là chiến thắng của riêng Giáo Hội La-Mã

Chuyện mà bài viết này muốn nói như sau. Sau khi thế giới CS sụp đổ ở Liên Xô, hiện tượng đáng chú ý là giáo hội La Mã không cần đoàn kết với các tôn giáo khác. Vì sao? Hình như đối với Vatican, sự sụp đổ của khối CS là chiến thắng của riêng Giáo Hội, của văn hóa hữu thần trên văn hóa vô thần. Mặc dù bị  Russell, nhất là Russell, Voltaire, Darwin, Thomas Jefferson, Leon Tolstoy chê bai nhổ nước bọt lên án tính cách tàn ác, phản khoa học của giáo hội, Vatican vẫn cứ tin  giáo hội là đại diện của văn minh Tây phương hùng mạnh giàu có, bất chấp là chính họ đã đem lên giàn hỏa những đứa con khoa học nhất của Chúa như cha Giordano Bruno, một tu sĩ triết gia dòng Dominicain, và khuyến cáo nhà toán học kiêm thiên văn vật lý học Galilée, bạn thân của giáo hoàng Urbain 8, không được tiếp tục con đường của Copernic nhưng ông này vẫn cứng đầu. May nhờ cái tình giữa ông và giáo hoàng mà ông thoát được giàn hỏa, nhưng vẫn bị giam lỏng ở Arcetri, một ngôi làng nhỏ ở Florence Ý và chết tại đây.

Còn nhiều nữa, ai muốn nghiên cứu về tội ác cũng như tính phản khoa học của đạo Thiên Chúa thì hãy tìm đọc Charlie Nguyễn hoặc Trần Chung Ngọc, hai trí thức VN, một theo Công giáo một theo Phật giáo. Họ viết sách mục đích để soi sáng cho những ai chưa bị mê hoặc bởi đức tin này. Ai đã lỡ có đức tin Công giáo hay Tin Lành, thì chắc chắn họ sẽ không bao giờ bỏ đạo, suốt đời tình nguyện thờ phụng Chúa. Những người này sẵn sàng bỏ cả quê hương ông bà để bảo vệ đức tin, hay để thi hành mệnh lệnh của giáo hoàng.

Sách của hai trí thức nêu trên chỉ cần cho những ai chưa thành con chiên, cần đọc để tránh cạm bẫy có thể sẽ mắc phải khi bị dụ đạo. Cũng theo các học giả này, các cha cố và giáo dân không bao giờ đọc hết kinh thánh, họ chỉ được dạy những trích dẫn tốt đẹp về Chúa ba ngôi hoặc những đoạn kinh đã được nghiên cứu cẩn thận về yêu thương nhân ái.

Trở lại với sự sụp đổ của quốc tế CS, đó có thể là niềm vui của toàn thể nhân loại, nhưng đặc biệt là giáo hội và con dân Thiên Chúa.

Kể từ cách mạng Pháp, đối thủ làm giáo hội lo lắng và sợ hãi nhất chính là chủ nghĩa quốc tế cộng sản. Khi Liên Sô tan rã, họ lập tức tháo gỡ chiêu bài đoàn kết không cần liên minh với các tôn giáo khác. Satan đã chết, con rắn đã bị đuổi ra khỏi vườn đia đàng, trong con mắt của giáo hội, vườn địa đàng từ nay chỉ toàn là cừu non. Họ đã tiên đoán đến một VN hậu CS trong đó, giáo dân giàu có sẽ từ Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Âu và Úc ào ạt kéo về VN theo lệnh của giáo hoàng để kinh doanh và để cầm quyền. Châu Á sẽ là bàn đạp cho La Mã trong thiên niên kỷ thứ 3 kinh qua VN và Philippines.

Một chính quyền từ Mỹ về phải là chính quyền Công giáo.

Chỉ cần thế là nhóm hậu thân Ngô Đình Diệm lại nắm vận mệnh quốc gia, hơn nữa, một quốc gia đã được CS thống nhất, không gì tuyệt vời hơn!

Đó là mộng ước của giáo hội La Mã và con chiên VN của họ.

May cho Việt Nam, mơ ước ấy vẫn còn lâu mới thành, nhưng chúng ta phải cẩn thận và nhất là can đảm trưng bày âm mưu thực dân bằng văn hóa của nhóm người rêu rao phải bỏ tết Âm Lịch, ca ngợi Alexandre de Rhode sau thất bại bằng vũ lực của thực dân Pháp, và cả của Mỹ (hồng y Spellman không hề có ý tốt khi lập ra nền đệ nhất cộng hòa tại VN).

Chỉ nhường một bước là nhóm này sẽ lấn tới, họ sẽ đề nghị bỏ cái này, dẹp cái kia, tôn vinh ông này, hạ bệ bà nọ, và từ từ, chúng ta theo tây phương 100% lúc nào không biết, rồi khi được đề nghị bỏ hết các giá trị châu Á như trí thức CG Nguyễn Gia Kiểng hoài vọng, thì ta sẽ ngoan ngoãn tin rằng, ta đang được Âu Mỹ hóa; mà không biết rằng, Âu Mỹ đang từ bỏ Chúa, đang cố gắng thờ ơ dần với Vatican, đồng thời khuyên khích duy trì các nền văn hóa đa dạng. Giáo hội hiện tại trong con mắt của người phương Tây chỉ còn thuần túy là một thế lực chính trị. Vai trò chỉ đạo tâm linh của Vatican rất mờ nhạt trong lòng các thế hệ trẻ. Thực tế này không thể che dấu những ai hiện đang sống ở Âu Mỹ.

4 ▪ Theo khoa học chính là gìn giữ gốc rễ văn hóa

Ngày nay theo khoa học lại chính là gìn giữ gốc rễ văn hóa, vì trong tương lai, cũng theo khoa học, Phật giáo sẽ là tôn giáo phù hợp nhất cho sự tiến bộ của khoa học. Đây là nhận định của hầu hết các khoa học gia nổi tiếng trên thế giới mà đặc biệt là Einstein, Oppenheimer và ngay cả nhà vật lý nguyên tử người Đan Mạch mà Công giáo VN hãnh diện là khoa học gia của họ: Niels Borh. Các bài viết đã trích quá nhiều Eisntein hay Oppenheimer, tôi xin trích vài dẫn chứng khác nói về Phật giáo, như Michel Hulin, triết gia Pháp:

"Il conviendrait de replacer l'intérêt pour la philosophie bouddhiste au sein du contexte très critique dans lequel se trouve actuellement la philosophie en Occident. Depuis deux siècles, toutes les grandes catégories autour desquelles la philosophie occidentale s'était structurée ont été battues en brèche. Ce que Kant appelle les trois idées transcendantales a été laminé: le sujet comme moi substantiel; le monde comme organisation des phénomènes dans le temps et dans l'espace; Dieu comme pensée organisatrice de l'ensemble du réel. Ayant rongé ses propres racines, la pensée philosophique européenne se trouve aujourd'hui dans une certaine détresse. Elle a développé un complexe d'infériorité par rapport aux sciences positives auxquelles elle a abandonné l'effort d'interprétation du monde. D'un côté, elle a évolué vers un certain nihilisme; de l'autre, elle s'est repliée vers des questions plus modestes et techniques, comme l'analyse du langage.

"Voilà, parmi bien d'autres aspects, l'une des raisons pour lesquelles la philosophie bouddhiste exerce un grand attrait actuellement en Occident. Le bouddhisme échappe en effet à ces critiques démystifiantes: pour lui, il n'y a pas de sujet substantiel (l'homme est en devenir permanent); il se place dans une échelle de temps et d'espace illimité; il est sans l'idée d'un Dieu créateur. De plus, il ne prétend pas fournir d'explication globale et totalisante du monde. D'une certaine manière, le bouddhisme permet de remettre l'interrogation philosophique en contact avec les questions du sens et du salut, questions délaissées par la pensée philosophique occidentale contemporaine."

http://www.lexpress.fr/informations/en-quoi-le-bouddhisme-est-il-moderne_618997.html#Yy410X4PoKGKxQ4J.99

Tạm dịch:

“Nên đặt để cái lợi ích cho triết học Phật giáo vào trong khung cảnh khủng hoảng mà triết học Tây phương hiện đại đang đương đầu. Trong hai thế kỷ, tất cả những phạm trù lớn mà triết học Tây phương đã dựa vào đó để hình thành đều tan vỡ thành những mảnh vụn. Cái mà Kant gọi là ba ý niệm tiên nghiệm đã mỏng dần: chủ thể như là cái tôi có thực đã có sẵn; thế giới như là một tổ chức của các hiện tượng trong không và thời gian; Thượng đế như là tư duy cấu trúc cho tất cả tổng hợp của thực tại. Căn rễ của chúng đã bị gặm mòn, tư tưởng triết học Tây phương ngày nay đang phải đối diện với phần nào tuyệt vọng. Nó đã xây dựng một mặc cảm thua kém bên cạnh những khoa học tích cực mà nó đã từ bỏ cố gắng giải thích về thế giới. Một mặt, nó đã nuôi dưỡng một thứ hư vô chủ nghĩa, mặt khác, nó tự thu mình lại với những nghi vấn khiêm tốn và mang tính kỹ thuật, như phân tích ngôn ngữ.

Thì đây, một trong những lý do mà triết học Phật giáo tạo ra sức hấp dẫn, trong nhiều mặt đáng chú ý của nó, cho người Tây phương hiện nay. Thực vậy Phật giáo đã đứng bên ngoài những phê bình mang tính tỉnh thức (vì nó đã tỉnh thức từ lâu, ng. dịch): đối với nó (đạo Phật), không có một chủ thể chết cứng (con người luôn là cái đang hình thành không ngừng nghỉ); nó tự đặt trong mình trong cái quy mô thời gian và không gian vô hạn; Nó không có khái niệm về thượng đế đấng tạo hóa. Hơn nữa, nó không quan tâm đến việc cung cấp một giải thích tổng thể hay toàn triệt về vũ trụ.. Có thể nói, Phật giáo cho phép đặt lại vấn đề triết học trong tiếp cận với những nghi vấn về ý nghĩa và về giải thoát, những nghi vấn mà tư tưởng triết học Tây phương đương đại đã bỏ quên."

Thú nhận về bế tắc của triết học Tây phương và cái nhìn ngưỡng mộ đạo Phật của các triết gia Âu Mỹ không bao giờ gây chú ý cho đa số quần chúng, nhất là quần chúng châu Á. Tôi đọc trên các trang mạng, các giáo dân CG không ngớt thóa mạ là PG chưa hề tạo ra một nhà khoa học, điều này cũng chẳng khác tố cáo bệnh viện không đào tạo ra kỹ sư. Họ quên rằng PG hay CG, cả hai hoàn toàn là suối nguồn của tâm linh chứ không phải là trường đại học để đào tạo các nhà khoa học. KH phát triển ở Tây phương nên dĩ nhiên có nhiều nhà khoa học Thiên Chúa giáo, đạo mà cha mẹ tổ tiên của họ theo, cũng như đạo mà tổ tiên ông bà VN theo là Phật hay Khổng giáo.


Isaac Newton

Giáo hội La Mã hoàn toàn chưa đào tạo ra một nhà khoa học nào; trái lại, họ đã từng giết chết và hăm dọa các nhà khoa học. Newton là nhà khoa học mà lúc nào CG cũng đem ra khoe, thực ra Newton là người Anh, nằm bên ngoài tầm kiểm soát của La Mã thời bấy giờ, và ông cực lực phản đối Chúa ba ngôi của CG đồng thời cũng rất coi thường giáo hoàng. Ngược lại, ông tin vào Chúa Trời, tin đến nỗi đã nghiên cứu Thánh kinh và đưa ra giả thuyết về sự chấm dứt thế giới loài người vào năm 2060, có thể sớm hơn, năm 2034. Nhiều người hiểu sự chấm dứt này là khởi đầu của một kỷ nguyên mới với sự trở lại trần gian của Chúa Giêsu để thiết lập cõi nước Chúa trên mặt đất.

Nhưng quan trọng không phải là CG có nhiều hay ít khoa học gia, mà nó là tôn giáo phi khoa học, nó đã làm trở ngại cho tiến trình phát triển của khoa học và cho cả tiến trình hạnh phúc của nhân loại từ thế kỷ thứ 3 đến đầu thế kỷ thứ 20. Ngay cả điều mà Newton nói về sự trở lại của Chúa cũng hoàn toàn phi khoa học, mặc dù việc này được ghi chép theo tính cách bên lề chứ không phải là chính sử của KH. Hãy đợi xem; nếu vị Messi tương lai nói giống đức Thích Ca, đó là Phật Di Lặc; nếu ngài nói giống Giêsu, chừng đó ngài sẽ là con của Chúa Trời.

CG hay Thiên Chúa giáo không thể xóa bỏ Kinh Thánh. Cựu ước hay tân ước đều đầy dẫy nhưng tư tưởng thù óan, giết chóc, ghen tị, dâm đãng, chia rẽ, phân biệt chủng tộc, giai cấp. Sai lầm không phải do ông cha này, ông cố đạo nọ, thậm chí đến giáo hoàng này hay Thánh Cha kia tạo nên; sai lầm, bản chất của nó, đã đầy dẫy trong Thánh kinh. Một nhắc nhở khác cho những ai cho rằng KH là của Thiên Chúa giáo: KH đã có ở Hy Lạp trước khi có Công giáo La Mã, nhưng đã bị La Mã tiêu diệt sạch sẽ không còn dấu vết.

5 ▪ Ai tin vào Thiên Chúa đều đa phần là người ít hiểu biết


Michel Eyquem de Montaigne

Những trí thức bực nhất của loài người đều cho rằng ai tin vào Thiên Chúa đều đa phần là người ít hiểu biết, như Michel de Montaigne nhận xét:

“Les hommes avec une compréhension simple et une faible instruction font de bons chrétiens.”

“Những người với sự hiểu biết đơn giản và ít học là những giáo dân Ki Tô tốt”

Tacitus (58-120) sử gia, thượng nghị sĩ La Mã nhận xét về Ki Tô giáo:

«Le christianisme est une superstition pestilentielle.»

“Ky Tô giáo là một sự mê tín hôi thối”

Tổng thống Hoa Kỳ James Madison cũng chỉ trích không tiếc lời Ki Tô giáo như sau:

“During almost 15 centuries has the legal establishment of Christianity been on trial. What has been its fruits? More or less in all places, pride and indolence in the clergy; ignorance and servility in the laity; in both, superstition, bigotry, and persecution”.

“Trong gần 15 thế kỷ, cơ sở hợp pháp của Ki Tô giáo đã được phán xét. Hoa trái của Ki Tô giáo là gì? Ở khắp nơi, không nhiều thì ít, sự lười biếng và hãnh diện của giới giáo sĩ, sự ngu tối và quỵ lụy của giới tín đồ, sự mê tín, cố chấp và bạo hành trong cả hai giới”.

KH chỉ bắt đầu xuất hiện trở lại khi con người cũng bắt đầu nghi vấn về vũ trụ, về các hiện tượng thiên nhiên, và về chính con người, nghĩa là đã bắt đầu hoài nghi về các lý thuyết của kinh Thánh. Nguời ta gọi đó là kỷ nguyên ánh sáng. Newton là người rất tin vào Thượng Đế, nhưng vẫn được liệt vào nhóm các khoa học gia Deism, mà Deism được định nghĩa như sau: is the belief that reason and observation of the natural world are sufficient to determine the existence of a Creator, accompanied with the rejection of revelation and authority as a source of religious knowledge. Deism gained prominence in the 17th and 18th centuries during the  Age of Enlightenment – especially in Britain, France, Germany, and the United States.

Trái với CG bị Âu Mỹ Lên án, Phật giáo đang ngày càng ăn khớp và có uy tín với giới trí thức và khoa học gia tây phương như Eistein, Stéphane Hawking, Carl Sagan, Francis Crick, Steve Allen hoặc những khám phá khoa học mới hay trào lưu tư tưởng mới ngày càng gần với giáo lý đạo Phật như Oppenheimer, Niels Borh, Trinh Xuan Thuan, Claire Petitmengin, Michel Bitbol.

Hãy nghe nhà sinh vật học Francisco Varela, tiến sĩ đại học Havard, giám đốc CNRS trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp, giáo sư Ecole polytechnique nói về Phật giáo như sau, được nhà báo Lenoir Frédéric đăng trên tuần báo L'EXPRESS của Pháp năm24/10/1996 :

6 ▪ Khoa học và Phật Giáo: Bộ đôi ăn ý

-Eistein nói rằng Phật giáo là tôn giáo duy nhất tương hợp với khoa học hiện đại, ông có đồng ý với quan điểm này không?

-Chắc chắn như vậy, Từ 10 năm nay, cùng với nhiều khoa học gia trên toàn thế giới, tôi thường gặp đức Đạt Lai Lạt Ma: Chúng tôi chưa bao giờ có một tí cản trở nào về phương pháp luận, bởi vì Phật giáo, và cả ngài nữa, đều có cách tiếp cận rất thực tiễn, thực dụng và từng trải qua đời sống. Hơn nữa, có cùng một nền tảng khái niệm giữa khoa học và Phật giáo chung quanh ý niệm về tương tức và vô thường. Bất kỳ hiện tượng nào đều được xem như cái nút thắt trong một mạng lưới nhân quả và vì vậy nó không thể nào là một thực thể độc lập. Nhận thức này đi ngược với nhận thức của những tôn giáo lớn «mạc khải», xác định sự có mặt của những thực thể bất biến (Thượng Đế, linh hồn) bên ngoài luật nhân quả.

-Trong phạm trù nào mà sự so sánh giữa khoa học và Phật giáo đáng chú ý ?

-Phật giáo chú tâm trước tiên sự hiện hữu con người. Vì vậy phải tìm trong những khoa học quan sát về cơ thể và tâm linh của con người. Do đó nên đặc biệt chú trọng đến các ngành khoa học về thần kinh sinh vật, thần kinh tâm sinh lý , nghĩa là một nghiên cứu khoa học hiện đại về hiện tượng tâm lý nói chung (nhận thức, trí nhớ, mộng, cảm xúc) hiện đang rất thịnh hành. Người tây phương đã đi rất xa trong nghiên cứu về nhân quả của các hiện tượng thiên nhiên, nhưng các bực sư phụ tinh thần Phật giáo còn rành hơn họ rất nhiều trong hiểu biết tâm linh con người. Trong ngay lãnh vực này thì Phật giáo đặc biệt rất đáng chú ý cho khoa học đương đại.

(...

SCIENCE ET BOUDDHISME: UN COUPLE QUI MARCHE

Entretien avec Francisco Varela*

- L'EXPRESS: Einstein disait que le bouddhisme était la seule religion compatible avec la science moderne. Partagez-vous ce point de vue?

- Certainement. Depuis dix ans, avec d'autres scientifiques du monde entier, je rencontre régulièrement le dalaï-lama: nous n'avons jamais eu le moindre problème méthodologique, car le bouddhisme est, lui aussi, une approche pragmatique empirique et expérimentale de la vie. De plus, il y a une plate-forme conceptuelle commune entre la science et le bouddhisme autour des notions d'interdépendance et d'impermanence. Tout phénomène est considéré comme un noeud dans un réseau de causalité et ne peut donc avoir de substance propre. Cette vision s'oppose à celle des grandes religions "révélées", qui affirment l'existence de substances immuables (Dieu, l'âme) échappant à la loi de causalité.

Dans quel domaine la comparaison entre science et bouddhisme est-elle la plus significative?

- Le bouddhisme s'intéresse avant tout à l'existence humaine. C'est donc dans les sciences d'observation du corps et de l'esprit humain qu'il faut chercher. C'est particulièrement le cas des neurosciences et des sciences cognitives, c'est-à-dire l'étude scientifique contemporaine du phénomène mental (perception, mémoire, rêve, émotions, etc.), actuellement en pleine expansion. Les Occidentaux sont allés très loin dans l'étude de la causalité des phénomènes naturels, mais les maîtres spirituels du bouddhisme sont bien plus forts qu'eux dans la connaissance des phénomènes de l'esprit. Le bouddhisme tout entier repose sur cette méthodologie d'exploration minutieuse de la vie intérieure et du mental. Les méditants bouddhistes avancés sont des experts de la connaissance de l'esprit humain. Dans ce domaine précis, le bouddhisme intéresse tout spécialement la science contemporaine.…....)

Chúng ta có thể còn trích dẫn rất nhiều nữa, và lẽ dĩ nhiên, càng tiến về phía trước, khoa học sẽ càng phải học hỏi nơi đạo Phật những mới lạ thực bổ ích, chẳng hạn Antoni van Leeuwenhoek , nhà bác học người Hòa Lan, nếu đọc kinh Phật vào những năm 1670s , ông sẽ ngạc nhiên là chẳng phải ông khám phá ra các vi sinh vật bằng kính hiển vi do ông sáng chế, mà đức Phật đã tuyên thuyết điều này gần 2000 năm trước ông, nhưng ngài chỉ nói ra vì lòng từ bi chứ không phải muốn tự hào về một phát minh hay khoa trương một kiến thức.

Phải đặc biệt nhấn mạnh rằng Francisco Varela đã nhìn đạo Phật là tôn giáo đầy nhân tính, không cần phép lạ, không cần toàn năng gì cả, chỉ là một Le bouddhisme s'intéresse avant tout à l'existence humaine. Phật giáo không lý giải con người từ đâu đến, nhưng chính hiện hữu của con người quan trọng hơn bất kỳ đề tài nào khác.

Một bác sĩ về tâm thần học Pháp Jean-Claude-Zandman cũng nói về đạo Phật  như sau:

"Le point commun de la psychanalyse et du bouddhisme est l'abord résolument psychologique et pragmatique de l'être humain en tant qu'être souffrant. Bouddha est certainement un médecin de l'être, comme Freud. Leur projet n'est toutefois pas identique: Freud vise à atténuer les souffrances de l'homme, à le libérer de ses névroses, non de son angoisse existentielle. Bouddha est plus ambitieux: il enseigne comment se libérer de toute souffrance, par le détachement.”

Tạm dịch:

Điểm chung giữa phân tâm học và Phật giáo trước tiên là sự dứt khoát mang tính tâm lý thực dụng về con người là con người đau khổ. Đức Phật là một y sĩ của con người đau khổ ấy, cũng như Freud. Nhưng dự kiến của họ không giống nhau: Freud nhắm vào giảm bớt sự đau khổ của con người, giải thoát họ ra khỏi những cơn loạn kinh, mà không thoát ra được nỗi lo triền miên của kiếp người. Đức Phật có tham vọng nhiều hơn: ngài rao giảng cách làm sao giải thoát ra mọi đau khổ, bằng cách từ bỏ tất cả.

Phật giáo không có tham vọng và cũng không cần trở thành quốc giáo, như lịch sử đã từng ghi nhận. Vào hai triều đại Lý, Trần, khi quốc gia nguy khốn thì đạo Phật có mặt, khi đất nước thanh bình phồn vinh thì Phật giáo trở về làng xóm hay lên núi cao ẩn cư, nhường cho Nho giáo nắm chính quyền. Ngày nay ở VN không còn Nho giáo hay Lão giáo, mà chỉ có đạo Lương hay là đạo thờ ông bà, cùng với Cao Đài, Hòa Hảo, Phật giáo và Công giáo chung sống. Ngặt nỗi, Công giáo luôn muốn tiêu diệt các tôn giáo khác nhờ dựa vào chính quyền, như thời Pháp thuộc hoặc thời VNCH.

(sẽ đăng tiếp phần 2)

Nguồn: tác giả gửi

___________________

Các bài của Trần Trọng Sỹ: link http://sachhiem.net/TTS/ListTTS.inc.php

Trang Tôn Giáo